Người phụ nữ ngày nay và đời sống thầm kín


Nguyễn thị Cỏ May

Ai cũng biết phụ nữ là một bộ phận quan trọng của nhân loại, chẳng những chiếm tỷ số suýt soát với đàn ông (49,6%/50,4%), mà còn nắm trong tay một thứ quyền lực chính Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng thừa nhận. Nói tỷ số suýt soát, chớ thật ra, nếu đi vào chi tiết, sẽ thấy phụ nữ đông hơn đàn ông. Ở tuổi nhỏ, con trai chết nhiều hơn con gái. Qua khỏi 25 tuổi, thì con gái còn lại đông hơn con trai. Lúc già, cứ 10 người thì có tới 8 bà trăm tuổi. Nếu hỏi nguyên nhân, thì các ông đã biết quá rồi ! Rất đơn giản: quen xài lớn nên khánh kiệt sớm !
Vậy từ đây phải đổi lại cho đúng «phái nữ là phái mạnh» !

Nhưng trong xã hội, cho tới ngày nay, qua nhiều kỳ Đại Hội thế giới về Nữ quyền, người phụ nữ vẫn còn bị thua thiệt. Họ vẫn liên tục đòi quyền bình đẳng thiết thực nhất, đó là lương bổng, sự thăng tiến nghề nghiệp phải bằng nam giới khi cùng làm một công việc như nhau.
Sau đòi hỏi lương bổng bình đẳng, phụ nữ còn luôn luôn là nạn nhân của nhiều thứ bạo hành. Từ xã hội tới gia đình. Không chỉ ở các nước độc tài chậm tiến cộng sản, mà cả ở các nước dân chủ tự do và phát triển Âu châu.
Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới tính (UN Women), tại Lễ mít- tinh hưởng ứng Chiến dịch “16 ngày hành động xóa bỏ bạo lực với phụ nữ”, báo cáo riêng ở Việt Nam, ngày nay, hãy còn 58% phụ nữ bị bạo hành trong gia đình và cả nơi công cộng.
Vẫn theo  UN Women», bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đang là vấn đề nóng trên toàn cầu. Kết quả điều tra của UN Women thì cứ 3 phụ nữ trên thế giới, có 1 người là nạn nhân của bạo hành mà thủ phạm không ai khác hơn là đàn ông.
Nhưng đây là đời sống phụ nữ về mặt xã hội. Còn về mặt riêng tư thầm kín, đời sống của người phụ nữ có trọn vẹn hạnh phúc như họ ao ước hay có thay đổi nhiều không?

Phụ nữ ngày nay không muốn lấy chồng
Đúng vậy, tuy biết rằng lấy chồng là việc lớn của đời người phụ nữ nhưng không phải ai cũng dũng cảm vung bút ký tên vào "bản án chung thân" để trở thành "BÀ", tức gái có chồng, hoa có chủ !
Vậy lý do nào khiến họ sợ lấy chồng ?
Nếu 30 năm trước đây, ở châu Á chỉ có 2% phụ nữ ở độ tuổi kết hôn sống độc thân thì ngày nay, tại Nhựt, Singapore, Tàu, Hồng Kông, Đài Loan số phụ nữ trên 30 tuổi sống độc thân đã vượt quá 20%. Ông Gavin Jones, Giáo sư của Đại học Singapore, nhận xét “Đó là sự thay đổi lớn trong một thời gian ngắn”.
Sự thay đổi lớn đó là họ lo nghĩ đến, có khi bị ám ảnh, một ngày nào đó sẽ thôi nhau. Nhứt là phụ nữ trong gia đình có cha mẹ xa nhau. Hoặc họ thấy cảnh người phụ nữ bị quá thiệt thòi khi có chồng, có con.
Theo đuổi sự nghiệp cũng là lý do khiến người phụ nữ không quan tâm tới việc lấy chồng. Nếu không, họ sợ lấy phải ông chồng chẳng ra gì, uổng một đời con gái.
Sau cùng, lý do làm cho phụ nữ không muốn lấy chồng lại rất lãng mạn. Người phụ nữ đẹp nhất lúc yêu, nên ích kỷ, họ không muốn đánh mất cái đẹp lúc đang yêu. Lấy chồng là ván đã đóng thuyền, gạo đã nấu thành cơm rồi.
Khi đang yêu, tình yêu làm cho người phụ nữ trở nên hấp dẫn và đẹp hơn bao giờ hết. Không chỉ riêng trong mắt người yêu, mà cả trong mắt những người chung quanh nữa. Yêu càng nhiều thì càng đẹp, tội gì phải bỏ để đi lấy một người!

Đời sống thầm kín
Người ta hỏi «Vợ chồng hay đôi uyên ương có thể sống chung với nhau mà không cần phải ân ái được không?». Kết quả điều tra phổ biến ở Anh cho biết cứ 1 phụ nữ trên 2 sống không cần chăn gối với người cùng giường.
Giáo sư David Spiegelhalter, nhà thống kê ở viện đại học Cambridge University, báo nguy về tình hình dân số Anh quốc, vì các cặp vợ chồng nước này bây giờ trung bình chỉ còn làm tình 3 lần/ tháng. Trong khi nghiên cứu thực hiện năm 2000 là 4 lần/ tháng, và hồi năm 1990s là 5 lần/ tháng. Lý do được giải thích phần lớn vì khoa học kỹ thuật làm bận rộn các cặp với Internet, và điện thoại smartphone.
Một nghiên cứu khác cũng phổ biến trên báo Anh cho biết có 52% phụ nữ ở Anh không thiết tha đời sống chăn gối lắm. Vì chàng không còn như lúc trước nữa. 29% các bà thấy mình nay mập quá.
Hậu quả là có 72% phụ nữ từ chối ái ân với những lý do như mệt, bị stress.
Theo Tiến sĩ Catherine Hood dạy môn Tâm lý học ở Oxford, phụ nữ ngày nay thờ ơ chuyện gối chăn vì mặc cảm sẽ không tiến tới được hạnh phúc lứa đôi thật sự. Sau cùng chỉ có 6% phụ nữ có chồng, khi làm tình, không nghĩ đây là bổn phận của người vợ đối với chồng.
Thời gian thay đổi, tập quán cũng thay đổi theo. Từ năm 1960 cho tới những năm sau này, đời sống tình dục của phụ nữ đã thay đổi rất nhiều. Cụ thể cứ nhìn ở số bồ bịch của họ thì hiểu.
Trước đây, đàn ông có nhiều bồ là chuyện bình thường. Trái lại, ngày nay, chính các bà mới là người có nhiều bồ hơn (Điều tra của Viện ICM).
Báo cáo của ICM còn nói rõ phụ nữ trẻ ngày nay có bồ 3 lần nhiều hơn bà nội/ ngoại trước kia. Trong những năm 60, phụ nữ độ tuổi 24, trung bình, có 1,6 bồ thì ngày nay, các bà, các cô không ngần ngại khoe mình, trung bình, có tới 5,67 người bồ.
Sự tiến bộ này do cuộc bạo loạn tháng 5/68 ở Pháp phá vỡ kỷ cương xã hội trên cơ sở văn hóa Thiên Chúa giáo, tiếp theo, sự hợp thức hoá phá thai, ngừa thai ra đời. Từ đây, người phụ nữ được giải phóng, đem lại cho họ sự tự do về thân thể và đời sống tình dục. Năm 2000, trả lời điều tra của ICM, 10% trong số phụ nữ được hỏi nhìn nhận có hơn 10 người bồ, họ sống thử và rút kinh nghiệm để sau cùng tìm được một người ưng ý.
Theo tập chí Men’s Health (Bích Vân ghi lại trên Internet), ở Berlin, Đức, có hơn 77% phụ nữ tuổi từ 18 tới 36 rất chịu khó hẹn hò, tán tỉnh đàn ông. Thậm chí, 78% người đẹp còn mở lời gạ tình đàn ông trước. Nhờ đó, anh chàng nào ế thường tới Berlin để dễ kìếm được người phụ nữ cho mình.
Nhưng ngon lành hơn Berlin, ở Thành phố về Miền Trung nước Đức, Koln, 81% phụ nữ xắn tay áo, tấn công thẳng vào các ông trước. Và chỉ lời qua, tiếng lại, có ngay 1,7% chị em sẵn sàng gật đầu theo lời mời “đi xa” hơn với chàng.
Bà Angelika Faas, chuyên viên nghiên cứu về đời sống lứa đôi, giải thích hiện tượng xã hội ở Đức, cho rằng công việc và cuộc sống tẻ nhạt hằng ngày đã ảnh hưởng một phần nào đến tâm tánh nên trong những lúc nhàn rổi, các bà nảy sanh những ý muốn mâu thuẫn. Mà xưa nay, đàn bà nào lại không hợp lý với chính họ?

Trở về với thân phận người phụ nữ Việt Nam ngày nay
Đánh giá một con người không phải dễ. Đánh giá người phụ nữ lại càng khó hơn. Nhưng ngày nay, người phụ nữ Việt Nam đã có một cái giá rõ ràng, như một món hàng trên thị trường!!! Theo một bảng quảng cáo của một văn phòng dẫn mối hôn nhân niêm yết ở Đài loan, giá một gái Việt Nam còn trinh là 4600 euros. Văn phòng “hướng dẫn hôn nhân” là cách nói để che giấu dịch vụ thật sự là “mua bán người”.

Mua bán phụ nữ ! Điều này, luật pháp các nước văn minh nghiêlay chong dai loanm cấm. Ở Việt Nam làm ăn được công khai nhờ con buôn cấu kết với chính quyền.

Đời sống ở Việt Nam, nhất là ở nông thôn, quá cơ cực nên nhiều phụ nữ muốn lấy chồng ngoại quốc, giàu có, để mong bản thân thoát khỏi cảnh nghèo khó, đồng thời giúp đỡ được gia đình.
Gái Việt Nam xinh đẹp, dịu dàng, đảm đang, có tiếng xưa nay.

Tấm bảng quảng cáo trên tường ở một đưởng phố Đài loan viết rõ “Bạn hãy cưới một gái Việt Nam, giá 20 triệu tiền Đài loan, 41700 tiền Trung cộng hay 4590 euros”.
Ở Việt Nam, các bà mối đi về miền quê săn lùng các cô gái, thuyết phục đi lấy chồng ngoại quốc. Các cô ưng thuận sẽ được đi học một khóa giúp làm cho đẹp hơn, đi đứng, nói năng văn minh hơn.
Gom được khá đông người rồi, huấn luyện xong, văn phòng dịch vụ tổ chức những chuyến du lịch trong vòng 6 ngày qua Việt Nam để các “chú rể ” tiếp xúc với các “cô dâu”. Mỗi lần gặp gỡ như vậy, có không dưới 300 cô gái Việt Nam chờ lấy chồng người nước ngoài.

lay chong dai loan  lay chong dai loan
Các cô gái đều còn trinh. Đó là sự bảo đảm của văn phòng dịch vụ môi giới. Dĩ nhiên các “chú rể ” không có quyền kiểm tra sự trinh tiết của các cô ứng viên mà phải tin tưởng ở lời quảng cáo.
Bảng quảng cáo cho biết thêm “Khi đồng ý cưới, đám cưới sẽ tổ chức hợp lệ trong vòng không quá 3 tháng. Ngoài giá niêm yết, không đòi hỏi thêm một món tiền nào khác. “Chú rể” sẽ được hoàn tiền lại đủ nếu trong năm đầu tiên “Cô dâu” bỏ trốn khỏi nhà.
Người phụ nữ ở các nước tự do dân chủ và phát triển bận tâm tới đời sống tình cảm, ân ái của mình. Họ được luật pháp bảo vệ đầy đủ nhưng họ vẫn cảm thấy như chưa được trọn vẹn. Họ luôn luôn cảm thấy thiếu một cái gì. Và họ đi tìm bằng nhiều cách.
Người phụ nữ ở Việt Nam lại không cần gì hết, chỉ cần có miếng ăn cho bản thân, cho gia đình, thì cái gì trao đổi được cũng sẵn sàng đem ra trao đổi.
Và cũng chỉ ở xứ Việt Nam xã hội chủ nghĩa là có Hội Phụ nữ Giải phóng và nhờ đó, người phụ nữ Việt Nam được giải phóng theo định hướng xã hội chủ nghĩa!

Nguyễn thị Cỏ May

 


 

Phụ nữ Việt thành hàng khuyến mãi ở Đài Loan

Ngày 3/10, tờ Trung Hoa Thời báo tại Đài Loan cùng lúc đã đăng tải hai bài báo phê phán gay gắt các Công ty môi giới hôn nhân tại Đài Loan đã xúc phạm nhân phẩm phụ nữ các nước nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. Các cô gái muốn lấy chồng Đài Loan bị biến thành hàng quảng cáo, hàng khuyến mãi tại lãnh thổ này.

Theo tường thuật trong hai bài báo, các cô gái người nước ngoài đã bị biến thành hàng hoá với lời rao bán tàn nhẫn. Địa điểm tổ chức buổi rao hàng là phía trước miếu Thiên Hậu, đảo Bành Hồ nổi tiếng là nơi trung chuyển phụ nữ trong các đường dây môi giới hôn nhân với đàn ông Đài Loan và các đường dây buôn bán phụ nữ đưa vào những điểm tệ nạn.
Tại buổi rao hàng, những cô gái nước ngoài trong gia đình có người bệnh tật, cụ thể là có người thân bị bệnh thần kinh hay gặp vấn đề về trí tuệ, đã bị rao với câu: "Mua hai người một lúc được giảm giá 40%". "Hàng" bị đem khuyến mãi công khai tại đây được ghi nhận là có những cô gái quốc tịch Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á khác. Bà Ngô Thiệu Văn - Thư ký Hội Phụ nữ Indonesia tại Đài Loan - đã kịch liệt phản đối kiểu rao hàng xúc phạm nhân phẩm phụ nữ như trên: "Không thể buôn bán phụ nữ như một vật phẩm".
Trong khi đó, ở các vùng nông thôn Đài Loan, hiện người ta thường nghe những câu rao như: "Cô dâu Việt Nam, giá bán 18 vạn Đài tệ" (gần 90 triệu đồng Việt Nam). Thực ra, theo người viết bài báo trên, những câu rao như thế đã phổ biến khá rộng rãi tại Đài Loan trước thời điểm hai bài báo phản ánh khá lâu. Tuy nhiên, dư luận bất bình khi gần đây trên kênh 4 truyền hình tại Đài Loan đã xuất hiện những lời quảng cáo môi giới hôn nhân với phụ nữ nước ngoài như: "Bảo đảm là gái trinh, nếu không trả lại". Nhiều cô dâu, theo điều tra trong hai bài báo trên, sau khi lấy chồng về vùng nông thôn xa bị biến thành những công cụ tình dục, hoặc trở thành những người lao động tận lực.
Hai tổ chức đăng lời rao bán là Quốc tế Hôn hữu xãLiên Nghi xã. Theo điều tra, Quốc tế Hôn hữu xã đầu năm ngoái đã hợp pháp hoá trở thành một tổ chức kinh doanh dịch vụ môi giới hôn nhân, tập hợp khoảng 200 công ty môi giới hôn nhân với người nước ngoài, có đăng ký kinh doanh. Từ đó, mỗi ngày trên kênh 4 truyền hình thường phát ra các mẩu quảng cáo môi giới hôn nhân với người nước ngoài.
Đặc biệt trong số những người được rao trên truyền hình, các cô gái Việt Nam chiếm tỉ lệ không nhỏ, vì hiện nay các cô gái Việt Nam vẫn được những công ty xúc tiến môi giới nhiều hơn cũng được phía nhà chồng Đài Loan thích hơn vì đa phần ngoan, chịu đựng và nhịn nhục.
Giới trí thức Đài Loan đã đặt vấn đề: Nếu tiếp tục để tồn tại tình trạng trên thì Đài Loan sẽ không tránh được tiếng xấu là "đảo bán người". Chính vì thế, cơ quan nội chính Đài Loan đang chịu áp lực lớn, buộc phải xem xét lại các chính sách đối với các công ty môi giới hôn nhân với người nước ngoài. Ông Giản Thái Lang - người giữ chức phó của cơ quan này - cho rằng, kiểu rao hàng như thế đã vi phạm luật về quảng cáo trên truyền hình.

Theo Lao Động

http://vietbao.vn/Xa-hoi/Phu-nu-Viet-thanh-hang-khuyen-mai-o-Dai-Loan
_____________


Hỗn loạn chợ môi giới lấy chồng Đài Loan

Hơn 100 cô gái nhốn nháo tại ngã tư Tạ Uyên - Nguyễn Chí Thanh (phường 15, quận 5, TP HCM), rồi lần lượt xếp hàng vào khách sạn Hoàng Hậu để vài chàng Đài Loan coi mắt. Và rồi từng tốp 3-5 cô gái buồn bã trở ra, leo lên những chiếc xe máy lao đi. Đó là khung cảnh của chợ môi giới lấy chồng Đài Loan.

v

Chờ đến phiên mình vào coi mắt

Từ sau Tết Tân Tỵ, đàn ông Đài Loan sang Việt Nam lấy vợ thưa dần, trong khi số lượng các thiếu nữ muốn lấy chồng ngoại không giảm. Vài ba ngày lại diễn ra một đợt coi mắt. 5, 6 người Đài Loan tha hồ lựa chọn trong số hàng chục, hàng trăm “ứng cử viên”. Đợt ồn ào ở nhà hàng Ngân Sương, công an phường 15, quận 5 đã vào cuộc nhưng cũng không thể tìm thấy dấu hiệu gì của sự phạm pháp. Và tất nhiên không xử lý được. Chủ nhà hàng chỉ thừa nhận mình có “bán” một bữa tiệc với chỗ ngồi và các món ăn. Còn thực khách là ai và họ làm gì trong buổi tiệc ấy, nếu không phạm pháp thì đâu thể cấm họ được.
Tiếp xúc với các cô gái đi coi mắt, họ rất dè dặt, có cô thì lịch sự nói: “Đến đây chơi thôi, không có chuyện gì”, có cô gạt phăng: “Đi đâu kệ người ta hỏi làm gì?”. Nhiều cô đã kịp khoác lên mình những bộ trang phục theo mốt của dân thành thị nhưng trông dáng điệu thì biết là gái quê. Đa số họ còn rất trẻ.
Theo những người am hiểu thì trước đây, "hội chứng" lấy chồng Đài Loan đã bùng nổ, song, cách coi mắt, chọn đối tượng của các đôi nam nữ khi ấy còn e dè, thậm chí được che đậy khéo léo bởi những bữa tiệc sinh nhật, tiệc cưới của người quen. Từ hơn một năm nay, nhiều nơi trên địa bàn TP HCM xuất hiện những "hội thi kén vợ" công khai, thậm chí gây ồn ào mất an ninh trật tự. Bên cạnh những địa điểm bắt chợt, thỉnh thoảng mới diễn ra một lần, các "phiên chợ tình" ở khu vực cư xá Bình Thới (phường 8, quận 11) được xem là thường xuyên và quy mô nhất.
Công an phường từng có những báo cáo cho thấy số "ứng cử viên" của mỗi lần coi mắt tại đây lên đến 200-300 cô. Những ông mai, bà mối đã sục sạo về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và tạm ứng trước tiền cho những cô gái lấy chồng Đài Loan. Sau đó, họ dắt các cô lên TP HCM, cho tá túc tại các khu nhà cho thuê chờ ngày mở "hội coi mắt". Đầu tháng 5, trong vòng hai tuần lập lại trật tự tại khu cư xá Bình Thới, cơ quan chức năng đã xử phạt hàng chục xe Honda ôm chở 3-4, gần 50 cô gái tụ tập không có chứng minh nhân dân.
(theo Thanh Ni
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hon-loan-cho-moi-gioi-lay-chong-dai-loan
___________

 

Nỗi đau câm nín của các cô gái lấy chồng Đài Loan

Tâm sự của một cô gái trẻ lấy chồng người Đài Loan, phải chăng là một bài học cho những người mẹ và những cô gái còn tuổi thơ ngây.

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-01-10

Đám cưới tập thể lấy chồng Đài loan - hình minh họa
Đám cưới tập thể lấy chồng Đài loan - hình minh họa

Lời cảnh báo của người trong cuộc
Ba em nuôi vịt nhiều nên mắc nợ, mẹ em đi bán mà đâu có nuôi nỗi ba đứa em đâu, đi bán ở chỗ người ta thì bị người ta đuổi, rồi nhà cửa thì không ổn định, nhiều chuyện rất là buồn. Ba mẹ mắc nợ ngày nào người ta cũng lại đòi tiền nên em suy nghĩ em thấy người ta đi lấy chồng qua đây rồi về cũng có tiền cho cha mẹ. Em nghĩ nếu mà em qua đây được em có thể đi làm giúp gia đình phần nào đỡ phần đó.
Và người con gái hai mươi mốt tuổi đó, chưa bao giờ ra khỏi Châu Thành, Tây Ninh, năm 2005 lần đầu tiên lên Sài Gòn để cùng ông chồng Đài Loan bốn mươi bốn tuổi đi về Đài Trung.
Bảy năm dài nhẫn nhịn, ê chề, sợ hãi và chịu đựng, đóng vai một người vợ hạnh phúc trong hai lần đưa con về thăm cha mẹ, cô quyết định nói lên sự thật đời mình:
Với lại về trong người em không có được hạnh phúc cũng không có được hãnh diện không có được cái gì hơn người ta nên em cũng không dám ra ngoài đường.
Mục đích của em là muốn đừng có người nào thiếu suy nghĩ và dại dột giống như em, với lại đừng có quá tin những người làm mai làm mối qua bên đây. Một mình em khổ thôi, em không muốn người khác khổ giống như em nữa.
Cô đã bị gạt khi nghe lời bà Dung, một người bà con bên nội, móc nối với Thanh, một cô dâu Việt Nam ở Đài Trung về thăm nhà. Bà Dung và cô Thanh làm mai người đàn ông bốn mươi bốn tuổi, bạn của chồng Thanh ở Đài Trung, mà không bao giờ nói cho cô biết đó là một gã đàn ông bê tha, rượu chè, cờ bạc, thậm chí đã có lúc ngồi tù vì say sưa và làm điều xằng bậy với phụ nữ.

Một tờ rao vặt dán trên tường quảng cáo môi giới cô dâu Việt Nam tại Đài Loan. (ảnh minh hoạ)
Một tờ rao vặt dán trên tường quảng cáo môi giới cô dâu Việt Nam tại Đài Loan.

Chị đó ở bên Đài Loan, lấy chồng Đài Loan ở gần bên nhà chồng em. Chồng chị đó ngày nào cũng uống rượu giống như chồng em vậy, không có đi làm. Rồi chị làm mai cho em, chị nói qua đây nó làm sao kệ nó, mình có tiền được rồi. Em hỏi chị tại sao chồng em lớn tuổi mà chưa có vợ, chị nói chồng em có hiếu lắm, lo cho cha cho mẹ không có thời gian quen với bạn bè nên không có vợ.
Kết quả là chỉ trong vòng hai tháng, người đàn ông gấp đôi tuổi ấy theo cô Thanh sang Việt Nam làm đám cưới với cô:
Em chưa có lên thành phố lần nào, lần đầu tiên em đi ra mắt chồng em là em lấy luôn.
Ngoài sính lễ vòng vàng để lại cho cha mẹ, số tiền mặt năm triệu đồng của chồng đưa thì cô trao hết cho bà Dung gọi là trả ơn công khó làm mai.
Tại vì bà mai nói với em là chồng em nó chịu người khác. Em mới nói nếu mà suông sẻ chồng em cưới em thì số tiền năm triệu đó em sẽ cho bà mai.
Mãi sau, về Đài Trung, cô mới khám phá người chồng Đài Loan của cô cũng đã chi một số tiền trả ơn cho cô Thanh.

Sự thật đau lòng
Lúc chồng em về Việt Nam cưới em nó không uống rượu, nó uống sữa tươi không hà. Em nghe người ta kể đi kiếm chồng Đài Loan rất khó, nếu mà coi được thì chịu chứ để lỡ cơ hội. Thì em thấy ổng cũng được, em suy nghĩ là giúp cho cha mẹ mình là điều quan trọng nhất, còn già không sao, nhiều khi em nhỏ tuổi thì nó thương em hơn. Ổng biết cách làm bề ngoài lắm cho nên nhìn cũng không ra được.

Tin tức lo ngại về các cô gái đi lấy chồng Đài Loan vẫn xuất hiện trên báo chí.Báo Phụ Nữ
Tin tức lo ngại về các cô gái đi lấy chồng Đài Loan vẫn xuất hiện trên báo chí. Báo Phụ Nữ

Qua bên đây em có bầu bốn tháng em mới biết chồng em uống rượu như vậy, rồi em mới nghe mấy chị ở gần đây kể là chị Thanh đó biết chồng em mới ra tù, hình như uống rượu đánh lộn với người ta rồi có đụng chạm tới một người con gái thành người ta đi thưa.
Cũng từ đó, cô vừa bụng mang dạ chửa vừa phải đối mặt hàng ngày với ông chồng vũ phu, nghiện ngập bê tha của mình:
Đi làm nghề thợ hồ, bao nhiều tiền lương thì đi đánh bài uống rượu rồi về quậy rồi chửi. Về là bắt đầu kiếm chuyện chửi em rồi nắm đầu em, em sợ em chạy. Lúc đó ông già chồng em đi mổ rồi bà má chồng đi theo nuôi, nhà chỉ có em với hai người em chồng và một người em dâu. Em sợ quá em phải vô ngủ chung với em dâu em.
Ngày nào em dâu với em chồng em không có nhà thì em chui xuống gầm giường em ngủ, không dám mở đèn. Có bầu mà chui xuống gầm giường ngủ ở dưới, chồng đi kiếm chửi mà kiếm không thấy thì thôi. Em sợ em có bầu mà vợ chồng cự qua cự lại trúng cái bầu nên em trốn.
Em có bầu mà em phải đi làm, ban ngày đi làm, tối về chui xuống gầm giường bà má chồng ngủ dưới đó, còn nó dắt bạn bè về uống rượu rồi chửi bới tùm lum hết. Nói chuyện với em là bắt đầu có câu chửi thề trước mặt, chửi em dịch ra tiếng Việt Nam nghe kỳ lắm. Hai vợ chồng nhiều khi gây lộn hay gì đi nữa thì má chồng toàn binh chồng em không hà. Đi khám thai về em nói với chồng là con trai thì cảm giác của nó là đặng cũng không mừng mà mất cũng không lo nữa.
Tự nhủ dù sao cũng có con với người ta, cô gái trẻ cắn răng chịu đựng tánh khí thô lỗ thất thường của ông chồng rượu chè, cố gắng đi làm để dành tiền chờ ngày sinh nở, lại phải lo gởi về giúp cha mẹ trả hết nợ:
Lúc mới qua tiếng chưa rành em đi làm ở tiệm dép gần đó. Làm một tháng không bao nhiêu hết, đủ xài với gởi về cho ba mẹ phần nào đó. Bữa đó em lãnh lương được bảy ngàn tiền Đài Loan, em nghĩ chồng em không biết lo sợ nữa đẻ con không có ai lo cho em nên em để dành tiền. Em để bảy ngàn ở dưới sàn giường chồng em ở nhà rảnh không có chuyện gì làm mới lục tung đồ của em ra lấy đi uống bia ôm hết ráo .

Cắn răng chịu đựng vì sĩ diện
Nhưng tại sao biết mình bị gạt từ nhiều phía, bị gạt từ quê nhà cho tới quê chồng, cô vẫn cắn răng chịu đựng mà không tìm cho mình một lối thoát. Tất cả, cô nói, chỉ vì vấn đề sĩ diện:
Em nghĩ bỏ con về Việt Nam cũng tội nghiệp rồi sợ mang tai mang tiếng ở bên Việt Nam, thôi ráng nhịn đắng nuốt cay để cho làng xóm người ta đừng có cười mình. Nhiều khi buồn quá em sợ em nghĩ quẩn em cũng có tâm sự chút chút cho ba mẹ nghe. Ba mẹ cũng kêu đi về nhưng em nghĩ lấy chồng không giúp ích gì được cho cha mẹ mà bây giờ mang con về em sợ khổ ba khổ mẹ rồi làng xóm người ta cười chê nên em không về.
Em làm mà không dám ăn xài, để dành gởi về cho ba mẹ trả nợ từ từ, chỉ trả bớt nợ chứ không có giúp được gì tại bên nay em còn nuôi con em đi học nữa. Em ăn xài tiết kiệm mới có gởi về Việt Nam chứ đâu phải lấy tiền nhà nó, nhiều khi em phải nuôi ngược lại nó. Uống rượu hoài nhiều khi thiếu nợ quán bia, đi bao gái thiếu nợ rồi người ta lại nhà người ta đòi.
Bảy năm câm lặng với đứa con trai nay lên bảy tuổi và đã vào Lớp Một. Cô nghĩ mình đã hy sinh quá đủ để có thể được gần con, nhưng nỗi đau và câu hỏi tại sao phải sống trong ê chề khi lòng không muốn vẫn ám ảnh không nguôi. Nếu không có những lời yêu thương từ con trẻ thì chắc cô không vượt qua được với ông chồng lớn tuổi mà chừng như có vấn đề tâm thần:
Có một lần uống rượu xong rồi ông đánh thằng cháu, em binh thì ông nắm đầu em ổng đập vô vách tường. Ổng còn cái tật là uống rượu xong thì chửi lộn đánh lộn với người ta rồi kêu xe cấp cứu một đêm kêu ba bốn lần, kêu công an lại nữa, liên tục vậy đó. Đi lại đẳng cái ông mướn xe tắc xi ông về, hồi uống rượu cái kêu nữa, cứ như vậy làm hoài. Nhiều khi má chồng em nói nó bị ma nhập, bả đi cúng này kia cũng không hết, em không biết nó bị cái gì.
Đẻ con được ba tháng thì em đi theo người ta đi làm, gần như làm hồ vậy đó, em mua sữa cho con, rồi con em cũng từ từ lớn. Ba chồng em trước khi mất ổng có nói là ông mất thì em khổ dữ lắm. Má chồng em hồi dọn nhà đi là em năn nỉ em khóc em kêu đừng có đi nhưng má chồng em không ở tại chồng em uống rượu về quậy hoài.
Chỉ còn đứa con trai là nguồn an ủi duy nhất của người đàn bà trẻ bất hạnh và trơ trọi này. Đã có đôi lần cô định liều dẫn con đi trốn thì mẹ chồng dọa sẽ bắt con cô và đuổi cô ra khỏi nhà vĩnh viễn:
Con em ngoan lắm, nó thương em lắm lận. Nhưng mà thấy em khổ quá, nhiều khi chồng em uống rượu rồi về chửi em ngủ không được em khóc thì nó kêu em mẹ đừng có khóc, mẹ khóc là mắt con cũng muốn khóc theo mẹ, nếu mẹ sống với ba không nỗi mẹ đi ra ngoài mẹ kiếm người khác thương mẹ như vậy là con vui được rồi.
Sáng sớm trước khi đi làm thì em chở con đi học, chiều về nó lại nhà bạn em ăn uống ở đó, về nhà đâu có ai đâu. Nhiều khi nó tủi thân nó hỏi tại sao để nó đi lại nhà người ta ăn cơm chực, ăn ngon cũng không dám đòi ăn thêm. Nó nói chuyện tội nghiệp lắm.
Phải chờ đến bảy năm cô mới quyết định liên lạc với Thanh Trúc để trình bày hoàn cảnh đáng thương của mình. Với cô, gái Việt đi lấy chồng Đài thì số người hạnh phúc chỉ trên đầu ngón tay, còn kém may mắn và bị lạm dụng bị bạo hành thì vô số, ngay cả cô Thanh là người mai mối cho cô cũng nằm trong trường hợp đó.
Vấn đề ở đây, theo cô, là người trong cuộc không bao giờ chịu nói sự thật với gia đình với bà con hàng xóm bên nhà. Bạn bè có hỏi tới thì các cô bảo lấy chồng Đài Loan cũng ấm thân mà còn giúp cha mẹ cải thiện cuộc sống nghèo khó:
Về Việt Nam sống thời đại này là phải có tiền để làm lại từ đầu thì không có bằng bên nay. Mà em sợ về Việt Nam con em thua thiệt người ta, cũng đồng thời em đi lấy chồng bên nay mà giờ em đi về bển sợ làng xóm láng giềng người ta nói.
Bây giờ cô đi làm công trong một công ty sắt mà đồng lương cũng rất eo hẹp, lại phải nuôi báo cô một ông chồng nát rượu:
Em cũng muốn thoát khỏi cảnh này mà em nghĩ hai mẹ con ra đường em sợ đồng lương không đủ nuôi con. Má chồng em có nói nếu mà ly dị thì bả bắt con em. Em có đi hỏi luật sư nếu em ly dị chồng em thì em có bắt được con hay không. Luật sư nói được tại vì chồng em uống rượu như vậy thì không có tư cách nuôi con em. Nhưng mà luật sư nói nếu má chồng muốn bắt con em là có thể được tại vì bà có ruộng, có đất có nhà, nếu ra tòa bà đòi bắt con em là được, ra tòa là em thua.
Đó là tâm sự, là tiếng than não nuột của của một cô dâu trong nhiều cô dâu Việt chân chất, quê mùa và cô đơn ở Đài Trung:
Bởi vậy chị em trước khi đi lấy chồng phải suy nghĩ cho thật là kỹ, đừng dại dột như em nhắm mắt đi qua đây rồi hối hận.
Câu chuyện không mới, chỉ là câu chuyện đau lòng, về một cuộc sống bị đánh mất bởi con đường nhắm mắt đưa chân đi lấy chồng nước ngoài qua môi giới chứ không qua tình yêu. Mong các bậc cha mẹ gả bán con đi xa hiểu cho nỗi khổ và sự hy sinh mà con phải chịu đựng, để thấy có khi nhà cao cửa rộng và những tiện nghi vật chất mà còn gởi về không chắc là những đồng tiền hạnh phúc và bình an của con mình.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/think-2-to-mar-taiw-01102013070815.html


 Đăng ngày 26 tháng 07.2015