Cuộc chiến Tối Cao Pháp Viện
 
Vũ Linh

Cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc cho đến cách đây hơn một tuần tưởng như sẽ là cuộc chạy đua rắc rối nhất, khó tiên đoán nhất, vì có nhiều yếu tố chẳng dính dáng gì đến chuyện vận động tranh cử, nhưng lại chi phối hoàn toàn kết quả bầu cử. Đại khái là có những yếu tố mới lạ hết sức quái lạ như dịch COVID, bạo loạn Bờ Lờ Mờ, bỏ phiếu bằng thư, chưa kể vai trò của cá nhân ông thần Trump với cá tính quá độc đáo khiến cả triệu người mê và cả triệu người ghét, vứt bỏ hết những chuyện sách lược, ý thức hệ,…
Các chuyên gia tối tăm mặt mũi không biết tiên đoán làm sao.
Ấy vậy mà tuần qua lại xẩy ra một biến cố kinh thiên động địa khiến cuộc chạy đua này còn rối rắm thêm gấp vạn lần.
Bây giờ thì các thầy bói mù đều… mù thật hết.
Biến cố đổi đời đó chính là việc bà thẩm phán Ruth Bader Ginsburg của Tối Cao Pháp Viện (TCPV)  qua đời.
Chẳng ai biết chuyện gì sẽ xẩy ra trong sáu tuần tới. Chỉ biết tình hình sẽ rối loạn hơn nhiều. Ngày Thứ Hai đầu tuần, ngày đầu tiên thị trường mở cửa sau tin bà Ginsburg qua đời, chỉ số chứng khoán Dow Jones rớt ngay 1.000 điểm tuy sau đó có phục hồi, tới cuối ngày chỉ rớt có 500 điểm. Tiếp tục rớt cả tuần qua.

- Chính trị Mỹ biến chuyển không ai lường được. Cách đây chừng năm ba năm, trong đám dân ngu khu đen, chẳng ai biết TCPV là cái cơ chế gì, làm cái trò trống gì. Nhìn vào đó, thiên hạ chỉ thấy một nhúm chưa tới một chục ông bà quan tòa. Thì quan tòa là quan tòa, xử các vụ tranh tụng, có gì ghê gớm?
Thế nhưng bây giờ, một bà quan tòa TCPV qua đời, thế giới chính trị Mỹ tưởng chừng như tsunami đã dâng lên tới cột cờ trên nóc Tòa Bạch Ốc rồi. Vì sự kiện này đã đảo lộn tiến trình tranh cử tổng thống, mang đến một yếu tố có thể nói quyết định cho cuộc tranh cử, mà chẳng ai biết theo chiều hướng nào, thuận lợi cho đảng nào, ứng cử viên nào, cho dù các bình loạn gia của cả hai phe đều ồn ào tiên đoán sẽ có lợi cho phe ta, phe địch lung tung.

-  TCPV đã hiện diện trong thể chế chính trị Mỹ từ những ngày đầu khai quốc chứ không phải vừa được thành lập vài ba năm trước. Vai trò của TCPV tương đối cũng giới hạn, trong phạm vi diễn giải Hiến Pháp và bảo đảm các quyết định của hành pháp cũng như của lập pháp hoàn toàn tuân thủ theo Hiến Pháp, không sai trật một ly. Trong những năm đầu khai quốc, TCPV chỉ có 6 người, có quyết định huề 3-3 cũng chẳng ai khiếu nại.
Cho đến cách đây vài năm, Hiến Pháp vẫn còn được coi như một thứ mỏ neo cột chặt chính trị Mỹ vào vài nguyên tắc căn bản, bất di bất dịch, chỉ có thể tu chính một cách hết sức khó khăn và nhiêu khê (2/3 Hạ Viện liên bang, 2/3 Thượng Viện liên bang, và 2/3 các tiểu bang). Trong cả hơn 200 năm qua, hành pháp cũng như lập pháp, đảng này đảng nọ, tất cả đều răm rắp tuân thủ, không ai dám hó hé gì.

- Thế rồi chính trị biến đổi, manh nha từ những chuyển động của thập niên 1960, bộc phát mạnh từ thời TT Clinton nhưng nổ bùng dưới thời TT Obama và nhất là trong ba năm qua, khi phong trào cấp tiến bắt đầu chuyển hướng kiểu ‘xét lại’, xét lại toàn bộ văn hóa chính trị Mỹ, chất vấn giá trị của Hiến Pháp, đưa đến cái phong trào thời thượng hiện nay gọi là ‘văn hoá xóa bỏ’, cancel culture.
Cái khuynh hướng gọi là ‘tân cấp tiến’ hay neo-liberal cho rằng Hiến Pháp là một tài liệu được viết ra cách đây gần 300 năm khi nước Mỹ còn là thuộc địa của Đế Quốc Anh mới dành được độc lập, còn đi xe ngựa chưa biết xe hơi, máy bay, hỏa tiễn là gì. Chủ nghĩa CS chưa ai biết là gì. [Việt Nam ta khi đó còn chìm đắm trong chiến tranh Trịnh Nguyễn, chưa có Nguyễn Huệ nữa.] Do đó, là một tài liệu tuyệt đối lỗi thời, vô giá trị. Các chính trị gia và các quan tòa cần phải biết du di, một mặt vẫn cần tôn trọng Hiến Pháp coi đó như nền tảng không có thì tất cả đều trôi sông lạc chợ, mặt khác, cũng phải đủ uyển chuyển để diễn giải Hiến Pháp theo chiều hướng phát triển của văn minh, văn hoá Mỹ, theo bánh xe tiến hóa của nhân loại.

- Cái khuynh hướng đó dĩ nhiên bị khối bảo thủ chống đối, vẫn kiên trì dùng Hiến Pháp làm cái mốc không thay đổi được, và việc thực thi chẳng những phải hoàn toàn dựa trên việc diễn dịch ra tiếng ‘quốc ngữ’ văn bản của Hiến Pháp, mà còn phải cố gắng tìm hiểu ý muốn của các Cha Già Khai Quốc, xem họ muốn gì qua lời văn họ viết trong Hiến Pháp.
Trên nguyên tắc, việc thi hành cứng ngắc Hiến Pháp nghe vô lý nhưng sự thật lại hợp lý. Hợp lý ở chỗ tuy ‘lỗi thời’ nhưng vẫn có thể tu chính được. Nghĩa là muốn thay đổi bất cứ điều gì thì cứ tu chính đi. Nếu không tu chính được thì có nghĩa là đa số dân và đa số các tiểu bang không muốn thay đổi. Và nếu không tu chính, không thay đổi thì cái gì đang có vẫn còn giá trị và vẫn phải tuân thủ theo thôi. Không thể tự ý diễn giải theo ý kiến cá nhân của mỗi người, kể cả các ông quan tòa. Nếu các ông bà quan tòa có quyền diễn giải Hiến Pháp theo ý mình, thì các chính khách, các quan chức, và cả dân thường như quý vị và tôi, cũng có thể diễn giải theo ý mình được luôn. Trong xã hội dân chủ Mỹ, quan làm được gì thì dân cũng làm được việc đó. Thế thì luật lệ còn gì nữa? Ai tôn trọng?
Nhìn dưới khía cạnh này thì hiểu rõ được vai trò của TCPV quan trọng như thế nào, vì đó là cơ quan duy nhất và tối hậu có quyền quyết định việc nào vẫn còn trong giới hạn cho phép của Hiến Pháp và việc nào đi quá xa không chấp nhận được. Và tiếng nói quyết định của TCPV nằm trong tay 9 vị thẩm phán.

- Tiếng nói tối hậu cao nhất này cực kỳ quan trọng vì trong một hai chục năm qua, cuộc chiến ý thức hệ giữa hai khối cấp tiến và bảo thủ ở Mỹ đã leo thang rất mạnh, được thể hiện qua các chính sách, các bổ nhiệm nhân sự, nhất là nhân sự trong ngành Tư Pháp.
Ai cũng biết nước Mỹ này là nước thượng tôn luật pháp, tất cả chuyện lớn nhỏ gì cũng có thể thưa kiện được, đưa đến tình trạng số luật sư ở Mỹ đúng là vô địch không có xứ nào nhiều bằng. Nghĩa là bất cứ chuyện gì thì cuối cùng cũng phải mang nhau ra tòa nhờ ông bà quan tòa giải quyết. Đưa đến tình trạng từ thời TT Clinton, các tổng thống ý thức ngày một rõ họ có thể xoay chuyển hướng đi của chính trị và xã hội Mỹ qua ngã Tư Pháp, bằng cách bổ nhiệm các quan tòa. Các TT cấp tiến Clinton và Obama do đó lo bổ nhiệm quan tòa cấp tiến, các TT Bush con và Trump lo bổ nhiệm quan tòa bảo thủ.

- Phải nói ngay cho rõ, trong ngành Tư Pháp, bảo thủ có nghĩa là tôn trọng tuyệt đối Hiến Pháp và các luật hiện hành, trong khi cấp tiến là du di diễn giải luật theo nhu cầu thay đổi của thời cuộc, theo quan điểm cá nhân của quan tòa.
Cần ghi nhận TCPV không thụ lý những vụ án không có liên quan đến Hiến Pháp, nhưng các luật sư mánh mung luôn tìm cách cài Hiến Pháp vào bất cứ vụ án nào để có thể lên tới TCPV. Lấy ví dụ cụ thể, một quan tòa cấp tiến ủng hộ phá thai sẽ nói Hiến Pháp Liên Bang trên căn bản tôn trọng quyền tự do cá nhân, do đó, phá thai là một quyết định cá nhân, phải được tôn trọng theo đúng Hiến Pháp. Ngược lại, một quan tòa bảo thủ không chấp nhận phá thai sẽ nói trong Hiến Pháp Liên Bang không có chữ nào nói về phá thai hết, do đó phá thai là chuyện nội bộ của các tiểu bang, và liên bang không có quyền ra luật chấp nhận hay cấm đoán gì hết.

- Như vậy, ta thấy rõ vai trò cực kỳ quan trọng của các quan tòa, đặc biệt là quan tòa TCPV. Nhất là trong tình trạng chính trị hiện nay khi nước Mỹ chưa bao giờ phân hoá nặng như bây giờ, chưa bao giờ hố ngăn cách ý thức hệ bảo thủ / cấp tiến sâu đậm như bây giờ.
Đã vậy, tình trạng lại tồi tệ hơn nữa trong vài năm qua khi mà phe đối lập DC nhất quyết chống TT Trump đến cùng, bất cứ quyết định nào của TT Trump cũng đều bị thưa kiện, trong khi TT Trump cũng nhất định không bao giờ chịu thua, đi đến tình trạng đã có cả mấy chục vụ kiện, mà hầu hết đều phải lên tới TCPV để có quyết định tối hậu.
Mà cán cân bảo thủ / cấp tiến trong TCPV hiện nay lại mong manh hơn bao giờ hết.

- Trước khi bà Ginsburg qua đời thì cán cân đó trên nguyên tắc thiên về bảo thủ với tỷ lệ 5-4,  nhưng trên thực tế có vẻ là 4-1-4, với ông Chánh Án John Roberts là lá phiếu đứng giữa, rất khó lường, khi nghiêng bên bảo thủ, khi ngả qua cấp tiến. Nhưng dù sao thì phần lớn khối bảo thủ vẫn thắng, bằng chứng là hầu hết các phán quyết cấp tiến của các tòa dưới thường bị TCPV bác bỏ.
Ở đây phải nói thêm để hiểu ông Roberts cho rõ. Ông này trên căn bản là bảo thủ, nhưng ông hiểu trong vai trò chánh thẩm phán, ông có trách nhiệm bảo vệ uy tín của TCPV và ông cố tránh không để TCPV luôn luôn biểu quyết một chiều theo khối bảo thủ, mà sẵn sàng thỉnh thoảng phải ‘hy sinh’, biểu quyết theo phe cấp tiến. Nhiều người bảo thủ suy nghĩ đơn giản không hiểu những tính toán sâu xa của ông Roberts nên nhiều khi hấp tấp công kích ông quá đáng.  
Với sự ra đi của bà Ginsburg thì cán cân trở thành 4-1-3, với phe bảo thủ vẫn nắm lợi thế, cùng lắm là huề nếu phe cấp tiến lôi kéo được ông Roberts, chứ không thua.

- Trong câu chuyện này, có một anh tỵ nạn Mỹ con viết “Có huề 4-4 cũng chẳng sao vì muốn thắng tại TCPV, trước sau gì cũng phải cần 5 phiếu, bất kể TCPV có 9 hay 8 thẩm phán… Huề thì cứ theo phán quyết của tòa dưới thôi”. Đây là lập luận tiêu biểu của trí thức văn phòng vừa đọc sách xong, không hiểu biết gì về thực tế ngoài thư viện. Thực tế, TCPV có tiếng nói tối hậu trong những vấn đề có những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, không phải là chuyện đổ xí ngầu, thua lần này, đổ lại thắng lần sau. Những vấn đề mà TCPV sẽ phải thụ lý là trước tiên, rất có thể là kết quả bầu cử, nếu huề 4-4 thì sao đây? Đánh tù tì giữa ông Trump và cụ Biden sao?

- Sau đó là những chuyện có những hậu quả vĩ đại trong ít nhất vài ba chục năm tới, như Obamacare, di dân, phá thai, thuế má,… Quan trọng đến mức nhiều người đã cho rằng cho dù TT Trump bị đe dọa thất cử, ông vẫn phải bổ nhiệm một thẩm phán bảo thủ vì tương lai lâu dài của xã hội Mỹ. TT Trump cùng lắm là ngồi thêm 4 năm nữa, một thẩm phán bảo thủ có thể ngồi đó tới 40 năm.
Hơn nữa, cũng phải hiểu khi huề tại TCPV thì phán quyết của tòa dưới giữ giá trị, mà tòa dưới, tức là tòa cấp kháng án liên bang thì lại do các quan tòa cấp tiến được các TT Clinton và Obama bổ nhiệm thống trị gần như hoàn toàn. Nôm na ra, với sự ra đi của bà Ginsburg, phe bảo thủ lâm nguy nếu không có ông Roberts ủng hộ. Chắc ăn nhất cho khối bảo thủ là chiếm đa số 6-3. Ngược lại, chắc chết nhất cho khối cấp tiến là để chuyện này xẩy ra. Đây là cuộc chiến sinh tử của cả hai khối. Tuyệt đối không có chuyện huề cả làng cho vui.
Những diễn giải dài dòng trên cần thiết để hiểu tại sao việc thay thế bà Ginsburg là việc cực kỳ quan trọng, chẳng những chuyện thay thế bằng ai mà ngay cả thay thế khi nào cũng đã trở thành những yếu tố sinh tử cho cả hai khối bảo thủ và cấp tiến, vì nó sẽ định đoạt hướng đi tương lai lâu dài của cả nước Mỹ.
Thay thế bằng ai dĩ nhiên là yếu tố then chốt quan trọng nhất.

- Đây là cơ hội ngàn năm một thủa để phe bảo thủ CH có thể củng cố tư thế bảo thủ trong TCPV. Bổ nhiệm một thẩm phán bảo thủ thì cán cân sẽ là 6-3 hay 5-1-3, nghĩa là cho dù chánh án Roberts nghiêng qua bên cấp tiến cũng chẳng sao, phe bảo thủ vẫn thắng và phe cấp tiến từ bị thương đến chết.
Tất nhiên cả hai phe đều phải sống chết đánh nhau, bên bảo thủ CH để chiếm lợi thế qua một cơ hội cực kỳ hiếm hoi, bên cấp tiến DC để khỏi bị chôn vùi vĩnh viễn.
Phải nói ngay, cả hai bên đều bị áp lực chính trị hết sức nặng nề. Ví dụ TT Trump tuyên bố “Sắp tới bầu cử rồi, tôi sẽ không bổ nhiệm ai hết mà sẽ để tổng thống nào được bầu lấy quyết định”. Đó sẽ là bản án tử hình chính trị mà ông tự kết cho mình. Hàng triệu cử tri bảo thủ sẽ bất mãn, coi như ông đã phản bội trách nhiệm họ trao cho ông khi bầu ông làm tổng thống, sẽ không thèm đi bầu cho ông và ông sẽ thua 100%. Nôm na ra, TT Trump không có lựa chọn nào khác là phải bổ nhiệm một thẩm phán bảo thủ thay thế bà Ginsburg ngay bây giờ, trước bầu cử.

- Ngược lại, các chính khách DC mà tuyên bố sẵn sàng chấp nhận cho TT Trump bổ nhiệm người thay thế thì cũng có quyền chuẩn bị đi mua cần câu cho những ngày về hưu cận kề.
Bây giờ có phải là lúc bổ nhiệm hay không khi chỉ còn có sáu tuần nữa là tới ngày bầu?
Đây là vấn đề then chốt đang được tranh cãi.

- Trước hết phải nhắc lại một tiền lệ mới xẩy ra. Năm 2016, 9 tháng trước khi có bầu cử tổng thống tìm người thay thế TT Obama mãn nhiệm, thẩm phán Antonin Scalia bất ngờ đột tử. TT Obama mau mắn bổ nhiệm một quan tòa cấp tiến, ông Merrick Garland thay thế. Phe CH nắm đa số tại Thượng Viện khi đó, từ chối không mang vấn đề ra thảo luận để phê chuẩn hay không. Sau đó, ông CH Trump đắc cử, bổ nhiệm quan tòa bảo thủ Neil Gorsuch và ông này mau mắn được thượng viện phê chuẩn.
Khi đó dĩ nhiên bên CH đưa ra cả vạn lý do để không phê chuẩn ông Garland, căn bản là gần ngày bầu cử, cần phải để dân Mỹ quyết định qua việc bầu tổng thống, rồi tân tổng thống bổ nhiệm, chứ một tổng thống sắp sửa về hưu không thể lấy quyết định quan trọng như vậy được. Phe DC cãi lại, trách nhiệm của tổng thống và thượng viện vẫn còn đó cho tới ngày mãn nhiệm, không có lý do gì không bổ nhiệm và phê chuẩn.

- TNS McConnell hiện nay đang bị tố cáo là “tráo trở“. Đây chỉ là tố cáo một chiều phe đảng. Trên căn bản, có thể nói cả hai bên đều vỏ quýt dầy, móng tay nhọn, đều “tráo trở” như nhau.
Những độc giả nào theo dõi tin thời sự đã thấy rõ cái giả dối gian trá của các chính khách của cả hai chính đảng. Năm 2016, phe DC một hai đòi phê chuẩn, CH chống phê chuẩn. Bây giờ, tình hình đổi ngược, CH đòi phê chuẩn, DC chống. Cả hai bên đều uốn lưỡi nói ngược lại hết. Phe DC bây giờ lôi những lập luận của phe CH năm 2016 để chống việc bổ nhiệm, trong khi phe CH lôi những lập luận của phe DC ra để đòi bổ nhiệm.
- TNS McConnell nói ngược, không sai. Nhưng DĐTC xin đưa ra dưới đây vài câu tuyên bố của các chính khách DC năm 2016 để quý độc giả đọc… cho vui!

- Bà TNS Amy Klobuchar: “Hiến Pháp rất rõ ràng. Thượng Viện có bổn phận phải thảo luận đề cử của tổng thống, và quyết định biểu quyết thuận hay không. Chúng ta -thượng viện- có bổn phận phải chu toàn trách nhiệm, thảo luận và biểu quyết”.

- Bà TNS Hillary: “Theo Hiến Pháp, tổng thống có trách nhiệm đề cử thẩm phán TCPV với sự chấp nhận của thượng viện... Hiến Pháp không hề ghi những trách nhiệm này không còn nữa trong năm có bầu cử”.

- Bà TP Ginsburg: “Trong Hiến Pháp, không có điều khoản nào ghi tổng thống hết còn là tổng thống trong năm có bầu cử… Việc phê chuẩn tân thẩm phán là job của thượng viện phải làm khi còn tại vị”.
https://www.foxnews.com/.../flashback-in-2016-ginsburg...

- Cụ Biden: Trường hợp cụ Biden hết sức bí hiểm vì cụ thay áo đổi mũ nhanh hơn các tay kịch sĩ trong hậu trường tuồng hát bộ. Năm 1992, cụ cảnh cáo TT Bush cha không được đề cử tân thẩm phán trong năm bầu cử nếu tổng thống và thượng viện thuộc hai đảng khác biệt. Đó chính là trường hợp của TT Obama năm 2016, nhưng khi đó cụ Biden đổi giọng, nhấn mạnh tổng thống có quyền đề cử và thượng viện có bổn phận phê chuẩn bất cứ trong trường hợp nào. Bây giờ, cụ phán TT Trump không có quyền đề cử và thượng viện không có quyền phê chuẩn tân thẩm phán trong năm bầu cử. Nôm na ra, theo cụ Biden, tất cả tùy thuộc đảng nào quyết định, đảng DC phe ta thì tất cả đều ô-kê, đảng thủ nghịch CH thì tất cả đều không được.
Nói chung, năm 2016, tất cả các chính khách DC đều đòi hỏi thẩm phán phải được đề cử ngay vì đó là trách nhiệm của tổng thống và thượng viện. Xin mời quý độc giả coi đây:
https://youtu.be/fh1QfY_FTWU

- Đi sâu vào lý luận thì ông McConnell không phải là không có lý. Ông này nói không thể so sánh tình trạng năm 2016 với tình trạng năm 2020. Năm 2016, tổng thống thuộc đảng DC, thượng viện được dân trao đa số cho đảng CH năm 2012 để kềm chế hay lịch sự hơn, cân bằng quyền hạn của tổng thống theo đúng nguyên tắc tam quyền phân lập. Trong tình trạng phân hóa đó, với ngày bầu cử cận kề, cần để cho dân Mỹ quyết định qua việc họ sẽ bầu tân tổng thống và tân thượng viện, đúng như cụ Biden đã từng nói năm 1992. Năm nay, không có sự phân hoá đó khi mà tổng thống và thượng viện đều cùng một đảng, tức là người dân cho phép đảng CH quyết định, thì đảng CH phải chu toàn trách nhiệm, lấy quyết định, cho đến khi mãn nhiệm. Cả tổng thống lẫn thượng viện hiện nay vẫn còn tại chức, vẫn còn trách nhiệm, chưa thể cuốn gói về vui thú điền viên cả ba bốn tháng trước trong khi vẫn còn ăn lương.
Tóm lại, lá bùa hộ mạng của TT Trump bây giờ chính là ông McConnell, mà nhiều người nông cạn trước đây đã lớn tiếng chỉ trích là không hậu thuẫn TT Trump hết mình. Không khác gì trường hợp ông Roberts ở TCPV. Trò chơi chính trị ở cấp thượng đỉnh cao hơn xa những nhận định tầm thường phiến diện.
Thực tế chính trị Mỹ là cả hai đảng, chẳng đảng nào bỏ qua cơ hội để chiếm ưu thế, chửi qua chửi lại chỉ là tùy mình đứng ở đâu thôi, hoán chuyển lập luận là chuyện cơm bữa. Chỉ những người ngây thơ nhất mới tin lời các chính trị gia.

Bỏ qua những tranh cãi lý lẽ phe đảng, thực tế lịch sử như thế nào?
* Trong lịch sử Mỹ cũng đã có 25 thẩm phán được đề cử vào TCPV trong năm bầu cử, thượng viện đã phê chuẩn 21 vị. Chẳng ai thắc mắc chuyện ‘vịt què’, hết thời, ngồi chờ ngày bàn giao.
*Tuy nhiên từ năm 1880 tới nay, chưa có một vị nào được bổ nhiệm trong năm cuối khi tổng thống và thượng viện khác đảng (là chuyện TT Obama đòi hỏi năm 2016).
*Năm 1980, có cuộc bầu tổng thống. Đương kim TT Carter bị thảm bại dưới tay thống đốc Reagan. Một tuần sau khi kết quả bầu cử chính thức xác nhận TT Carter là ‘lame duck’, tức là ‘vịt què’, ông đề cử ông Steven Breyer làm thẩm phán liên bang. Ít ngày sau, thượng viện lame duck vẫn thảo luận và phê chuẩn ông Breyer, chẳng ai thắc mắc chuyện tổng thống hay thượng viện ‘vịt què’ gì hết. Lót đường cho ông Breyer sau đó được TT Clinton bổ nhiệm vào TCPV cho tới ngày nay.

- Tình trạng hiện nay là TT Trump cuối tuần này sẽ đề cử và sau đó thượng viện sẽ thảo luận, chưa biết có kịp trước ngày bầu cử hay không, nhưng chắc chắn là sẽ có biểu quyết trước 31/12/2020 là ngày thượng viện khóa này mãn nhiệm.
Phe DC chống đối, cho là quá cận ngày, chỉ còn trên dưới 40 ngày, không kịp sưu tra người được TT Trump đề cử. Họ chỉ quên mất trong trường hợp của chính bà Ginsburg, từ ngày TT Clinton đề cử tới lúc phê chuẩn, chỉ có 42 ngày.
Phe DC đe dọa nếu họ thua vụ bổ nhiệm thẩm phán TCPV lần này, thì nếu họ chiếm được thượng viện qua cuộc bầu cử, họ sẽ đổi luật, tăng số thẩm phán TCPV lên 13 hay 15 và bổ nhiệm ngay một loạt thẩm phán cấp tiến để áp đảo phe bảo thủ. Nghĩa là phe DC lại hăm dọa thay đổi luật chơi khi thua. Cũng như năm 2016 họ đòi bỏ cử tri đoàn bầu tổng thống.
Dù sao thì chuyện này nói dễ nhưng làm hơi khó.
Trước hết, họ phải chiếm được đa số ít nhất 51 ghế tại thượng viện, là điều không có gì chắc chắn. Hơn nữa, cho dù phe DC chiếm 51 ghế, cũng chưa chắc tất cả sẽ đồng ý thay đổi số thẩm phán TCPV. Sau đó, cụ Biden cũng phải thắng cử chứ TT Trump tái đắc cử sẽ không bao giờ ký luật mới đó. Cụ Biden trước đây cũng đã tuyên bố ông không muốn thay đổi số thẩm phán, nhưng cụ này theo chủ nghĩa thời cơ, đổi áo như chong chóng. Ngoài ra, còn phải coi dư luận quần chúng. Năm xưa, TT Roosevelt bất mãn vì bị TCPV bác luật mới của ông, đã muốn tăng thẩm phán lên 13 vị, nhưng bị cả nước chống, vì dân Mỹ muốn duy trì tính độc lập của TCPV, không muốn TCPV trở thành vũ khí chính trị hay con rối của bất cứ đảng nào, nên TT Roosevelt phải bỏ ý định. Cuối cùng đó là con dao hai lưỡi vì làm vậy, đến khi CH chiếm được thượng viện và Tòa Bạch Ốc, họ vẫn có thể đổi luật, trở về 9 vị hay tăng lên 21 vị, ai biết được sẽ đi đến đâu?

- Hậu quả việc thay thế bà Ginsburg sẽ như thế nào trên cuộc bầu cử. Khó ai biết chắc, khối cử tri bảo thủ có thể thấy tầm quan trọng của việc khối bảo thủ cần dành cơ hội hiếm có, chiếm đa số tại TCPV, và sẽ hăng say đi bầu, chẳng những cho TT Trump, mà còn cả cho các nghị sĩ CH đang tranh cử nữa. Theo CNN, trong chuyện này, đảng CH có lợi thế hơn.
Ngược lại, cũng có thể cử tri DC sẽ lo sợ xanh mặt, và sẽ hăng hái bảo vệ quyền lợi của họ mạnh hơn, có thể hăng hái đi bầu cho cụ Biden hơn, cụ thể là một ngày sau khi bà Ginsburg qua đời, đảng DC đã khai thác tối đa, gióng chuông báo động để gây quỹ và đã thu được 100 triệu đô trong một ngày.

- Ở đây, có chuyện tiếu lâm: một cụ bà cuồng chống Trump tuốt bên trời Âu la hét “Bà Ginsburg vừa mới mất còn chưa chôn là Tr ta đã hí hửng đòi bầu ngay người khác thay thế, hành động ấy cho thấy rõ con người bất nhân của Tr!”. Hình như bà này không biết là bên xứ Mỹ này, cá nhân tới rồi đi, guồng máy chính trị vẫn chạy đều. Năm xưa, TT Kennedy bị ám sát chết, PTT Johnson tuyên thệ nhậm chức ngay, trước mặt bà Jacqueline Kennedy, còn mặc cái áo đẫm máu của ông chồng.
Hình như bà Tây giấy này cũng không biết phe DC khai thác cái chết của bà Ginsburg ngay vài phút sau khi tin bà chết được loan ra để đi moi tiền thiên hạ (gây quỹ được 100 triệu đô trong đúng một ngày sau). Chắc tại cụ bên trời Âu chỉ biết một nửa tin tức, giống như với tất cả mọi chuyện xẩy ra bên Mỹ, không biết gì về chuyện gây qũy. Thây kệ, chỉ cần biết một nửa sự thật là đã đủ lý do để chửi rồi mà, phải không? Ai cần biết hết sự thật?
Tóm lại, hậu quả ra sao, 6 tuần nữa, ta sẽ có câu trả lời.
 Vũ Linh


Tận cùng của khốn nạn

người lính già oregon

1. Tin Bà Già Giết Giặc, tức BGGG (ý quên, bà già ủng hộ việc giết thai nhi do tiền của dân đóng thuế), Ruth Bader Ginsburg, 87, vừa xuống tuyền đài chầu Diêm Vương đã làm Đảng DC (Dân Chủ, hay Du Côn?), cầm đầu bởi Mụ Già Điên Witch Nancy Pest và Khứa Lão Xí Trai Ugly Chief Clown Chuck Schumer, hoảng hốt, mặt mày tái mét, vì đó là cơ hội ngàn vàng cho T.T Trump đề cử, một cách hợp hiến, hợp pháp, thêm một thẩm phán (TP) bảo thủ Tối Cao Pháp Viện Mỹ (SCOTUS), nâng tổng số 6 (bảo thủ) vs 3 (cấp tiến). Cho nên Đảng Ta phải ráo riết tung mọi thế võ độc địa nhất, mọi thủ đoạn đê hèn nhất, để ngăn chận ông làm nhiệm vụ mà Hiến Pháp quy định cho một tổng thống, bất cứ lúc nào. Chưa kể sự cần thiết và cấp bách cho  SCOTUS hội đủ 9 ghế, để Tòa có danh chính ngôn thuận mà xét xử và phán quyết về những vụ kiện, hoặc rắc rối –có thể xảy ra sau ngày bầu cử.

Nhưng sáng thứ bảy 9/19, ông Trump đã tuyên bố với báo chí, trước khi đi gặp gỡ các cử tri ở Ohio, đại khái rằng: “Bà ấy chết rồi sao? Bây giờ tôi mới hay.” Thật như vậy ư, hay chỉ là một màn ngây thơ cụ, để câu giờ, suy nghĩ cho kỹ câu trả lời. Bởi  cái tin tối quan trọng như thế mà ông không được báo cáo sớm, thì theo ngu ý, phải nên lôi cái đám cộng sự viên của ông ra mà đánh đòn. BGGG Ginsburg là chúa ghét T.T Trump. Biết thế, cái đám Fake News bèn hỏi ông bất thần, để gài độ.. Nhưng ông đã nói về bà, cũng không nguyên văn, như sau: “She is an amazing woman... She has done an amazing job... Her life was amazing...etc.” Không có chữ nào khác ngoài “amazing” (làm kinh ngạc), đồng nghĩa với tĩnh từ “incredible”, trung tính, nhưng trong context ở đây, có ý khen, vừa phải. Ông lại còn ra lệnh các công sở ở DC treo cờ rũ. Thứ hai, 9/21, ông loan báo, vì tôn trọng lễ an táng của BGGG, ông dời ngày loan báo tên người được đề cử đến thứ bảy, thay vì thứ tư tuần này. Còn GOP tại Thượng Viện (TV) hoàn toàn đồng ý với ông.

Tử tế đến thế, mà ông vẫn bị Đảng Ta chê bai, mắng bậy. Ví dụ con AOC (Alexandria Ocasio-Cortez), thuộc nhóm Tứ Quái (The Squad), mất dạy và thiên Cộng dữ dội nhất, đệ tử cuồng nhiệt của Khứa Lão Bạc Nhược Bernie Sanders (hai lần tranh cử, lúc thắng thế trong nội bộ, đã bị Đảng Ta bắt “nhường ghế” cho hai ứng viên khác, Crooked Hilly năm 2016, và Sleepy Bi Đen năm nay, mà Khứa Lão vì hèn nhát không dám phản đối) đã múa mỏ chỉ trích ông Trump, người đáng tuổi ông, tuổi cha của nó, cho ông là kẻ immoral (vô đạo đức), nói hăng đến nỗi văng cả bọt mép, vì miệng nó hô như cái mái hiên nhà, bởi theo nó, ông đã không tôn trọng di chúc của người quá cố (không muốn có ai ngồi trên cái ghế của bà trước khi có một tổng thống mới). Làm dân biểu, mà con ranh này ngu quá, vì (1) không biết rằng di chúc cá nhân bằng miệng, hay bằng giấy, cho gia đình không có ký lô pháp lý nào đối với người cầm đầu một chính phủ, hoặc với quan tòa, và (2) như T.T Trump tuyên bố, một di chúc không văn bản, cũng chỉ là “hearsay” (nghe nói): người ta có thể đặt câu hỏi, có thật BGGG đã nói như vậy không? (3) Con ranh không nhớ, hoặc không biết, rằng bà già này đã rất bệnh vào cuối trào anh Lọ Obozo, tức trước bầu cử 2016, và anh Lọ đề nghị bà nên từ chức, để anh ta bầu người mới (thuộc phe Cấp Tiến, dĩ nhiên). Nhưng BGGG từ chối, vì quá mê và tiếc cái ghế có mùi thơm hơn múi mít mà bà đã ngồi (ngủ gục suốt 10/27 năm), và có lẽ, bà tin chắc như bắp rằng, theo những polls của lũ Fake News Thổ Tả, Crooked Hilly sẽ ẵm ngon lành cái ghế tổng thống. Vô ra nhà thương như đi chợ, BGGG vẫn ráng lết cho đến sau ngày 3/11 với hy vọng, kỳ này, Sleepy Bi Đen làm tổng thống. Nhưng Thần Chết đã phụ lòng bà, đến lôi bà đi sớm hơn dự kiến...

Bà già này chả “vĩ đại” gì cả, như phe Cánh Tả Cấp Tiến và con Hăng Rô AOC (cộng thêm vài đứa nhà báo dỏm gốc An Nam Mít, tuy tuyên bố mình là GOP và pro-Trump, cũng nhảy theo hít xái) đã a dua nhau đút ống đu đủ thổi bà lên mây xanh. Tại sao tôi nói vậy? Vì bàn tay của bà cũng như của một số đồng viện, đồng đảng ở SCOTUS đã nhuốm máu, dù không trực tiếp như lũ tội phạm man rợ tại Planned Parenthood, của hàng triệu thai nhi vô tội, yếu đuối, không tự bảo vệ được, bị giết và bị chặt bán từng bộ phận (cf. bài “Planned Parenthood, một lò phá thai khổng lồ” của NLGO).
Trái lại, một số thành viên của Đảng Ta tỏ vẻ căm hận BGGG đã đi bán muối không đúng lúc, nghĩa là, nói theo ngôn ngữ của lũ khỉ Trường Sơn, “chết vô tổ chức” hay “chết không theo phương án” hay “chết không người lái”. Đã thế, bọn thành viên này lại còn kết tội bà đã tạo dịp ngàn năm một thuở cho Trump, kẻ thù bất cộng đái thiên của chúng, để trở thành một trong những tổng thống hiếm hoi, nếu không là duy nhất, trong lịch sử Mỹ, đã bổ nhiệm ba thẩm phán tối cao, toàn bảo thủ, chỉ trong một nhiệm kỳ.

2. Biết rằng Trump và TV Cộng Hòa sẽ không bỏ lỡ cơ hội này – được tạo nên do ý Trời - và biết chả làm gì được trước quyết tâm và quyền hiến định bổ nhiệm của ông tổng thống, và lo sợ trước viễn ảnh thua cuộc (vì Trump càng ngày càng được dân ủng hộ, và Con Gà Trống Thiến Bi Đen càng ngày càng lú lẫn, hết xí quách, và Con Gà Mái Dầu Kalama càng ngày càng gáy nhức óc, nhơn nhơn, kiêu căng một cách ngu đần), Đảng Ta tức điên người, tức cành hông, tức lồng lộn, tức ói máu. Bèn (1) bày trò thậm thụt đi đêm đi ngày, làm công tác dân vận chiêu hồi với ban tam ca GOP cà giựt, chuyên xé rào, trở cờ, gồm Lisa Murkowski (Alaska), Susan Collins (Maine), và đặc biệt Mitt Romney (Utah), một tên tổ sư phản thùng,  là TNS Cộng Hòa duy nhất đã bỏ phiếu yes để truất phế T.T Trump vào cuối năm 2019; (2) vin vào cái cớ rất con nít là lời di chúc của BGGG, mà không ai được đọc thấy nguyên bản; (3) nhắc lại việc anh Lọ Obozo, trong mùa bầu cử 2016 giữa Hilly và Donald, và TV lúc ấy đang nằm trong tay Cộng Hòa, đã đề cử một TP mới để điền vào cái ghế của TP Antonin Scalia vừa qua đời. Hai bên Lừa và Voi cãi nhau ồn ào như mổ bò trên sàn TV. Cuối cùng Đảng Ta và anh Lọ chịu thua, rút lui, vì cũng như BGGG, tên nào cũng nghĩ rằng Hilly sẽ thắng. Ngu ráng chịu, khiếu nại làm chi, để nhục thêm.

Quái đản hơn, Mụ Phù Thủy Già Nancy lên tiếng dọa rằng mụ sẽ luận tội để truất phế (impeach) Trump, một phùa nữa, nếu ông đề cử một tân thẩm phán. Và Khứa Lão Xí Trai Schumer cũng tán đồng với mụ. Một lũ mặt dày bịt và điên rồ quá cỡ, không bút nào tả hết, đã đi xuống tận cùng của sự khốn nạn. Khiến dân biểu GOP Hạ viện Kevin McCarthy, sáng hôm qua 23/9, phải lên tiếng cảnh cáo, “nếu bà có ý định làm như thế, chúng tôi sẽ impeach bà trước tiên”. Còn T.T Trump thách thức: “Impeach đi. Dám không?”   
Dĩ nhiên, không đứa nào trong Đảng Ta dám cả. Cả bọn chỉ chửi đổng, để tỏ ra ta đây cũng ngon cơm như ai, cho sướng cái lỗ miệng, và cho đỡ tức thôi. Vì chúng dư biết rằng chống lại ý Trời là thân bại danh liệt cả lũ. Và cái chết “không người lái” của BGGG Ruth Ginsburg hơn một tháng trước ngày bầu cử cũng là do số Trời. Giày dép còn có số, huống chi con người.

Portland, Thứ Năm 24/9/2020
NLGO


   
Cuộc chiến tâm linh
    
Xuân Trường

Ngày 18/9/2020, Thẩm phán Tối cao Pháp viện – Ruth Bader-Ginsburg – một biểu tượng của những người theo chủ nghĩa
tự do trên khắp nước Mỹ đã qua đời ở tuổi 87.
Chưa khi nào nước Mỹ đương đại lại có sự phân cực khủng khiếp như vậy sau cái chết của bà.
Đối với những người Mỹ có Đức tin, họ coi sự ra đi của bà đã mở ra một cơ hội hối cải cho nước Mỹ. Còn những người theo
phái tự do cấp tiến lại khóc than cho một biểu tượng đã hết mình đấu tranh cho quyền kết hôn đồng tính và nạo phá thai…

Quyết định chưa từng có
Khi Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận việc Tổng thống Bill Clinton đề cử Ruth Bader Ginsburg (RBG) vào Tối cao Pháp viện bằng một cuộc bỏ phiếu 96-3 vào ngày 3/8/1993 – quyết định đó đưa bà Ginsburg vào con đường “hợp pháp” mang tính lịch sử. Vì bà đã thực hiện một quyết định chưa từng có trong một phiên điều trần xác nhận của Thượng viện vào thời điểm ấy.
Tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện, trong phiên điều trần kéo dài 4 ngày chất vấn, RBG phát biểu:
“Điều cần thiết đối với sự bình đẳng của phụ nữ với nam giới là cô ấy phải là người quyết định, lựa chọn của cô ấy sẽ được kiểm soát. Nếu bạn áp đặt những hạn chế cản trở sự lựa chọn của cô ấy, bạn đang gây bất lợi cho cô ấy vì giới tính của cô ấy”.  
Có thể nói, RBG đã “làm nên” lịch sử bằng cách tán thành quyền phá thai được hợp pháp hóa trong phiên điều trần xác nhận của Thượng viện năm 1993.
Ngày 18/9/2020, Thẩm phán RBG qua đời vì bệnh ung thư tuyến tụy ở tuổi 87. Trong suốt 27 năm phục vụ ở cương vị Thẩm phán, bà là thành viên cao cấp nhất – đại diện cho phe tự do cấp tiến ở Tối cao Pháp viện, và đấu tranh mạnh mẽ cho các vấn đề xã hội bị chính trị hóa như chăm sóc sức khỏe, quyền bỏ phiếu, nhập cư, hôn nhân đồng tính và quyền phá thai.

Cơ hội hối cải của nước Mỹ
Đối với những người theo Đức tin ủng hộ Sự Sống,Ruth Bader Ginsburg (RBG)  bị coi là một “tội phạm” sau nhiều thập kỷ khuyến khích phá thai, bằng phương thức “bạo hành” y tế đối với trẻ em.  
Ruth Bader Ginsburg (RBG)  đã ra đi một cách “thanh thản” vì tuổi già bệnh tật, nhưng hơn 60 triệu thai nhi đã bị giết hại một cách dã man do chính sách nạo phá thai mà bà mạnh mẽ vận động trên toàn nước Mỹ.
RBG đã từ chối cho hàng chục triệu trẻ em quyền được sống, cũng như hàng triệu
thai nhi đã bị giết chết bởi bạo lực y tế, vì bà là người ủng hộ cách thức phá thai kinh hoàng, man rợ và tàn nhẫn nhất, còn được gọi với thuật ngữ là Partial birth abortion.  
Hình thức phá thai này thường áp dụng cho các thai nhi sau tuần thai thứ 16, được thực hiện bằng phương pháp intact dilation and extraction (IDX) (được gọi là giảm áp sọ trong tử cung). IDX cũng còn được gọi là “partial-birth abortion”.
Thủ thuật này đòi hỏi việc giảm áp phẫu thuật với đầu thai nhi trước khi lấy ra. Nghĩa là, khi thai nhi còn sống trong bụng mẹ, các nhân viên y tế đã dùng dao cắt đứt cột sống của thai nhi đưa phần thân ra trước, còn lại phần đầu ở trong. Sau đó họ hút bỏ toàn bộ não của thai nhi và sau khi thai nhi chết thì lôi hoàn toàn ra ngoài…
Thủ thuật vô nhân đạo này đã được bà Ginsburg từng ủng hộ, và những người cánh tả ủng hộ quyền phá thai đã ngưỡng mộ bà như là biểu tượng tường thành đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ.
Bà Ginsburg từng thổ lộ sẽ sống tới năm 90 tuổi, và những người cánh tả cực đoan cũng nuôi hy vọng bà sống thọ lâu hơn nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Nhưng mọi việc hoàn toàn đảo lộn ngoài tính toán của các thế lực Nhà nước Ngầm.
Cái chết của bà – chỉ cách đúng 45 ngày trước cuộc bầu cử năm 2020 – giờ đây đã mở một “cánh cửa” cho vị trí của một ứng
viên thẩm phán do Tổng thống Trump chỉ định, để chấm dứt nạn “diệt chủng” thai nhi trong suốt gần 50 năm qua, đi ngược lại Hiến pháp của một quốc gia Cơ đốc giáo ngay từ buổi đầu thành lập.
Hàng chục triệu thai nhi vô tội đã bị tước bỏ mạng sống, để làm "thỏa mãn” tư tưởng của những người theo cánh tả cực đoan, được che giấu sau bức bình phong của những mỹ từ như “Tự do”, “Bình đẳng”, “Quyền lợi”, “Giải phóng”, “Bãi bỏ”… – những kẻ không coi trọng mạng sống của người khác.
RBG là tác nhân của cái chết, sự hủy diệt và nỗi thống khổ của các hài nhi vô tội. Và đó chính xác là lý do tại sao các phương tiện truyền thông cánh tả đã tôn vinh bà như một anh hùng. Đơn giản, bởi khi tại nhiệm bà đã thực sự ủng hộ “việc làm” của Ác quỷ, – hủy hoại Mầm sống và còn làm rất tốt.

Dù RBG đã phạm phải tội ác diệt chủng thai nhi, nhưng những người Công giáo có đức tin tại Mỹ đã kêu gọi cầu nguyện cho bà và gia đình. Lila Rose, người đứng đầu nhóm Hành động ủng hộ Sự sống (Live Action) viết: “Hãy yên nghỉ, Ruth Bader Ginsberg. Chúng ta hãy cầu nguyện cho linh hồn của bà ấy và gia đình bà ấy. Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho đất nước của chúng ta”.
Nhóm Ủng hộ Sự sống Quốc gia (American United for Life) dù cho rằng việc phá thai của RBG đã để lại một di sản đáng tiếc, nhưng họ vẫn thể hiện sự bao dung: “… Chúng tôi vô cùng đau buồn trước cái chết của bà ấy, đặc biệt là vào thời điểm này trong lịch sử quốc gia của chúng ta”.
“Phá thai được hàng triệu người Mỹ hiểu là sự tàn ác và bạo lực. Các thế hệ tương lai sẽ không thể vui trước văn hóa thờ ơ đối với cuộc sống con người mà Thẩm phán Ginsburg đã duy trì … Phá thai không mang lại hạnh phúc cho phụ nữ, và phá thai không cần thiết để giúp phụ nữ thành công”.
Nhóm Sinh viên vì Sự sống (Students for Life) đã tweet: “Tối nay, Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg đã qua đời, và những suy nghĩ của chúng tôi hướng về gia đình của bà ấy”.
“Hợp tác với Sinh viên Hành động vì Cuộc sống, chúng tôi kêu gọi Tổng thống Trump nhanh chóng tiến hành một vị trí trước sự ra đi của bà ấy”.
Các phản ứng ôn hòa này của những theo cánh hữu hoàn toàn trái ngược với những gì đang diễn ra trên chính trường nước Mỹ.

Đảng Dân chủ hoảng loạn
Một ngày sau cái chết của RBG, nước Mỹ tiếp tục chứng kiến một mức độ điên rồ mới. Các trích dẫn, phát ngôn và hành động từ các chính trị gia Đảng Dân chủ, những người theo cánh tả và vô chính phủ đã phơi bày hết mặt u tối lẫn sự quái đản, đã cung cấp cho chúng ta một cơ hội quan sát hoàn hảo về các chính trị gia Đảng Dân chủ đang theo đuổi mưu kế, bạo lực kể từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Họ đã hành động như thể những người loạn trí, giận dữ mà “mất khôn” trong  suốt gần 4 năm qua, và sẵn sàng “phá nát”
quốc gia vì họ không thể chịu thua trước Tổng thống Trump.
Trước khi đi sâu vào những phản ứng điên rồ của Đảng Dân chủ cánh tả này, cần xem xét lại một số bối cảnh trong quá khứ.
Năm 2020, cái chết của bà Ginsburg có thể đưa cán cân của Tối cao Pháp viện nghiêng về phái cánh hữu với tỷ lệ 6-3, nếu Tổng thống Donald Trump đề cử một thẩm phán thế vào chỗ trống mà RBG để lại trước cuộc bầu cử tháng 11.

Trong một tuyên bố được đưa ra vào tối ngày 18/9, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell xác nhận rằng, “Người được đề cử của Tổng thống Trump sẽ nhận được một phiếu bầu trên sàn của Thượng viện Hoa Kỳ”.
Tất nhiên các thành viên đảng Dân chủ tại Thượng viện đã bày tỏ sự phản đối đối với bất kỳ đề cử nào, với lý do ông McConnell đã từng phản đối đề cử Merrick Garland của Barack Obama vào tháng 3/2016.
Năm 2016, Đảng Dân chủ và những người theo chủ nghĩa tự do đã phẫn nộ khi ông Mitch McConnell từ chối không xem xét người được Tổng thống Barack Obama đề cử, với lý do đây là “năm bầu cử” và “chính phủ bị chia rẽ”.
Ngày 22/2/2016, lãnh đạo Đa số tại Thượng viện Mitch McConnell tuyên bố:
“Một số không đồng ý và muốn Thượng viện chỉ cần thông qua một cuộc bầu chọn trọn đời khác từ một tổng thống đang sắp mãn nhiệm”
“Tất nhiên, việc đề cử người kế nhiệm nằm trong thẩm quyền của tổng thống ngay cả trong trường hợp rất hiếm gặp này – hãy nhớ rằng Thượng viện đã không lấp đầy chỗ trống phát sinh trong một năm bầu cử khi chính phủ bị chia rẽ kể từ năm 1888 , gần 130 năm trước – nhưng chúng ta cũng biết rằng Điều II, Mục II của Hiến pháp trao cho Thượng viện quyền giữ lại sự đồng ý của mình, nếu xét thấy cần thiết.
Trong những ngày này, cả nước Mỹ như bị cuốn vào guồng quay sôi sục của những người cánh tả, khi họ sử dụng toàn bộ phương tiện truyền thông dòng chính để cố gắng tô vẽ câu chuyện “Mitch McConnell là một kẻ đạo đức giả”.
Tất cả đều nằm trong kế hoạch gây áp lực để buộc ông McConnell không được xác nhận ứng cử viên của Tổng thống Trump, với lý do vì đây là “năm bầu cử”.
Tuy nhiên, khi truyền thông cánh tả đưa tin về vấn đề này, họ đã cố tình bỏ qua tham chiếu “chính phủ bị chia rẽ” mà ông McConnell đã nhắc đến trong năm 2016. Khi ấy, Tổng thống Barack Obama thuộc đảng Dân chủ và Thượng viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số.
Cần nhắc lại một điều, Thượng viện là viện duy nhất của Quốc hội có thẩm quyền trong toàn bộ quá trình xác nhận vị trí Thẩm phán Tối cao Pháp viện, còn Hạ viện thì không có bất kỳ tiếng nói gì trong toàn bộ quá trình xác nhận ấy.
Nhưng năm 2020 này, nước Mỹ có một vị tổng thống thuộc đảng Cộng hòa, và một Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Đây là hai bộ phận chính phủ duy nhất có vai trò trong việc đề cử và xác nhận các thẩm phán. Do đó, không có hiện tượng “chính phủ bị chia rẽ”, nghĩa là không có tổng thống của Đảng Dân chủ và Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát như năm 2016.
Tất nhiên, Đảng Dân chủ và phe cánh tả quá hiểu rõ điều này, nên họ càng trở nên điên loạn hơn và không ngồi im để Tổng thống Trump ứng cử vị trí thẩm phán thứ ba – một kỳ tích xảy ra trong một nhiệm kỳ Tổng thống. Năm 2017, Tổng thống Trump đã đề cử Neil Gorsuch thay thế thẩm phán Antonin Scalia (qua đời năm 2016), và năm 2018, ông đề cử Brett Kavanaugh thay thế thẩm phán Anthony Kennedy (nghỉ hưu).
Khả năng nước Mỹ sẽ lại phải chứng kiến một cuộc chiến điên loạn ở cấp độ dữ dội hơn, như đã từng chứng kiến cơn điên loạn trong quá trình xác nhận Brett Kavanaugh tại Thượng viện, sau khi ông được Tổng thống Trump đề cử vị trí Thẩm phán của Tối cao Pháp viện.

Phẫn nộ và loạn trí
Năm 2018, những người cánh tả tự do đã làm gián đoạn quá trình xác nhận của Thượng viện đối với ông Brett Kavanaugh. Bên trong Thượng viện, những người cánh tả ngồi dự  các phiên điều trần xác nhận đã tạo nên một cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có trong lịch sử.
Họ đứng, ngồi, la hét, khóc lóc, giận dữ, liên tục thách thức và làm gián đoạn các bước thủ tục để xác nhận ông Kavanaugh lên vị trí thẩm phán trọn đời.
Ở bên ngoài tòa nhà Thượng viện, hàng nghìn người biểu tình tự do la hét và cuồng nộ, một số mặc những bộ trang phục hầu gái để phản đối.
Quá trình Thượng viện xác nhận ông Kavanaugh cho thấy, những người theo chủ nghĩa tự do cấp tiến đã không thể kiểm soát hành vi điên rồ của mình.
Video những người theo chủ nghĩa tự do cấp tiến đã không thể kiểm soát hành vi điên rồ của mình:
Một đoạn clip ngắn cho thấy những người theo chủ nghĩa tự do cấp tiến đang đập vào cánh cửa bị khóa của Tối cao Pháp viện, giữa lúc ông Brett Kavanaugh tuyên thệ nhậm chức. Khi ấy, một phụ nữ không thể kiểm soát tâm trạng của mình, đã lấy tay cạy tấm cửa thép nặng nề như thể đang cố xé toạc chúng.
Video biểu tình bên ngoài tòa nhà Thượng Viện (Clawing at the door like zombies)

Năm 2020, cấp độ điên loạn của phe tự do cấp tiến có khả năng tăng lên gấp bội phần. Chỉ một ngày sau cái chết của bà Thẩm phán RBG, các nhân vật truyền thông, những nhân vật nổi tiếng ở Hollywood, những người theo chủ nghĩa tự do trên Internet, và các chính trị gia Đảng Dân chủ đều sử dụng những lời lẽ hăm dọa, để kích động sự điên cuồng của những kẻ vô chính phủ, chủ nghĩa tự do cấp tiến, của các nhóm bạo loạn Antifa, Black Lives Matter (BLM)…
Không thiếu những chính trị gia Đảng Dân chủ khuyến khích biểu tình, bạo loạn và “cực đoan hóa” trong một nỗ lực vô ích nhằm ngăn chặn đề cử của Tổng thống Trump, và sự xác nhận của Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Mọi phương tiện truyền thông đều dẫn dắt hoặc đảm bảo rằng, các bài báo của họ viết về cái chết của RBG đều nhấn mạnh bà như một vị anh hùng, và cho những người cánh hữu (truyền thống) thấy “mùi” của những mối đe dọa bạo loạn.
Giới chính trị gia cánh tả như dân biểu New York Alexandria Ocasio-Cortez đã dùng cái chết của RBG để kêu gọi những người theo chủ nghĩa tự do trở nên “cực đoan hóa”.
Đảng Dân chủ còn tỏ rõ quyết tâm sẽ làm mọi cách để ngăn chặn đề cử cho tới khi có kết quả bầu cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ mới.
Trả lời phỏng vấn Đài ABC, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thậm chí còn cho biết không loại trừ khả năng dùng tới lựa chọn luận tội, để ngăn Tổng thống Trump chọn người thay bà Ginsburg.
Giới truyền thông cánh tả thay vì đưa tin khách quan về bà RBG thì lại “khuyên” Đảng Dân chủ khuyến khích “các cuộc biểu tình đường phố” từ các nhà hoạt động của họ (Antifa, BLM…) như nhà phân tích pháp lý của CNN Jeffrey Toobin đã tweet.
Sally Kohn, nhà bình luận chính trị trên CNN còn tweet: “Nếu Mitch McConnell muốn đánh nhau, ông ấy sẽ có một cuộc chiến” .
Reza Aslan, cựu nhân vật CNN thì hăm dọa ông McConnell khi ông tuyên bố sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu để xác nhận ứng cử viên mới của Tổng thống Trump vào Tối cao Pháp viện: “Hãy bước qua xác của chúng tôi đã. Theo nghĩa đen”.
Giới nghệ sĩ Hollywood: Nữ diễn viên Jane Fonda đang kêu gọi những người tự do cấp tiến “vùng lên” để ngăn chặn Đảng Cộng hòa.
Giám đốc nghệ thuật Rob Reiner thì kêu gọi chiến tranh khi tuyên bố trên Twitter: “Đây là cuộc chiến. Đảng Dân chủ có vũ khí mạnh mẽ. Bây giờ là thời gian sử dụng chúng”.
Nhà văn Aaron Gouveia đáp lại tuyên bố của McConnell bằng: “F * ck no. Hãy đốt cháy tất cả.”
Nhà văn Beau Willimon đe dọa: “Chúng ta sẽ đóng cửa đất nước này nếu Trump và McConnell cố gắng vượt qua một cuộc hẹn trước cuộc bầu cử.”
Có rất nhiều ví dụ cho thấy những người theo chủ nghĩa tự do như Hollywood, truyền thông, các chính trị gia Đảng Dân chủ… đều cố ý “bất cẩn” sử dụng những lời lẽ kích động hùng hồn, để “giục giã” những fan hâm mộ hay đám đông người theo dõi trên ứng dụng mạng xã hội tìm đến quấy rối những chính trị gia, những người theo phái cánh hữu.
Đám đông cánh tả theo chủ nghĩa tự do cấp tiến, vô chính phủ – hưởng ứng lời kêu gọi của các nhân vật nổi tiếng – đã đến tận nhà quấy rối các thành viên đảng Cộng hòa, đặc biệt là các Thượng nghị sĩ vì chỉ có Thượng viện mới bỏ phiếu để xác nhận những người được đề cử vào Tối cao Pháp viện.
Họ tụ tập bên ngoài tòa nhà nơi có căn hộ của lãnh đạo Thượng viện McConnell và la hét “Ruth đã gửi cho chúng tôi đến đây”.
Các nhà hoạt động tự do cũng tụ tập trước cửa nhà của Thượng nghị sĩ Thom Tillis, vì ông từng lên tiếng cản trở sự đề cử của Tổng thống Barack Obama vào năm 2016. Vừa qua, đám đông đã bực bội vì thượng nghị sĩ này đã hoàn toàn phớt lờ họ và lái xe bỏ đi.
Hàng trăm người theo Chủ nghĩa Marx cũng đã tổ chức “cuộc gọi đánh thức” vào lúc 4 giờ sáng bên ngoài nhà của Thượng nghị sĩ Lindsey Graham ở Washington DC, bằng cách gõ nồi niêu xoong chảo…
Chưa đầy ba ngày kể từ khi thông tin về cái chết của RGB tràn ngập các mặt báo, nước Mỹ tiếp tục “được” chứng kiến các hành động phá phách và đe dọa tiếp theo của những người theo chủ nghĩa tự do cấp tiến.

Cơ hội “ngàn năm có một” của Tổng thống Trump
Hãy quên virus Vũ Hán đi, và cả người “anh hùng” thiên cổ George Floyd giờ cũng là chuyện quá khứ của Đảng Dân chủ.
Biểu tình đòi cắt ngân sách và giải tán cảnh sát cũng không còn là mối bận tâm của những người tự do cấp tiến.
Đảng Dân chủ, phe cấp tiến tự do và Antifa, BLM đang trong cơn mê sảng đã quên mất một điều rằng, các cuộc biểu tình và bạo loạn trước đây của họ đã phản tác dụng như thế nào trong con mắt của số đông thầm lặng. Chỉ có điều hiện tại, họ quá hoảng loạn và không có bất kỳ “chiến lược” nào khả dĩ, ngoài đe dọa và kích động bạo lực.
Họ cũng không có gì ngoài “vũ khí” đường phố là Cocktail Molotov (bom xăng), và thứ công cụ dối trá là truyền thông cánh tả, để có thể ngăn Tổng thống Trump đề cử ai đó vào vị trí Thẩm phán.
Bất chấp áp lực đó, Tổng thống Trump đã tuyên bố ông sẽ đề cử ứng cử viên: “Chúng tôi được đặt vào vị trí quyền lực và tầm quan trọng này để đưa ra quyết định cho những người đã bầu chọn chúng tôi một cách tự hào, điều quan trọng nhất từ lâu đã được coi là sự lựa chọn của Hoa Kỳ: Các Thẩm phán Tối cao Pháp viện. Chúng tôi có nghĩa vụ này, không chậm trễ!”.
Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell, người quyết định lịch trình cho việc có bỏ phiếu tán thành hay không, cũng đã tuyên bố sẽ có một cuộc bỏ phiếu về người được đề cử của Tổng thống Trump.

Đây là thời điểm mà Tổng thống Trump nắm bắt cơ hội để thay thế sự vô thần chết chóc của bà Ginsburg bằng một thẩm phán đạo đức lương tri – người sẽ duy trì điều khoản “bảo vệ bình đẳng” của Tu chính án thứ Mười Bốn của Hiến pháp Mỹ, trong đó áp dụng sự bảo vệ bình đẳng đối với trẻ sơ sinh chưa chào đời.
Đảng Dân chủ đấu tranh đòi công lý cho “Người da đen đáng được sống” – Black Lives Matters. Vậy nếu mạng người vô tội nhất, yếu ớt nhất – là những hài nhi bé bỏng chưa được chào đời không được pháp luật bảo vệ, thì mạng sống của ai có giá trị và đáng được sống?
Nước Mỹ vẫn đang trong lằn ranh của một cuộc chiến tâm linh, dưới sự tấn công từ các thực thể ma quỷ Nhà nước Ngầm, những thế lực đã xâm nhập, len lỏi vào các Tòa án, Quốc hội, các phương tiện truyền thông, văn hóa đại chúng, Hollywood… với mục đích đưa nước Mỹ vào con đường hủy diệt.
Nước Mỹ của Những người Cha lập quốc là một quốc gia Tín Thần, và chiến thắng của Tổng thống Donald Trump sẽ là điều cần thiết để đưa quốc gia này trở lại con đường Đạo đức của Đức Tin.

Xuân Trường

Tham khảo:
(1). https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1_thai
(2). https://time.com/5354490/ruth-bader-ginsburg-roe-v-wade/
(3). https://www.mcconnell.senate.gov/public/index.cfm/pressreleases?ID=A3B740CE-F80C-4842-B656-11A1154B55D0
(4). https://www.foxnews.com/entertainment/alyssa-milanos-handmaids-tale-fail-actress-mocked-online-over-brett-kavanaugh-protest-garb
(5). https://www.breitbart.com/politics/2020/09/19/ocasio-cortez-to-followers-on-ginsburg-death-let-this-moment-radicalize-you/
(6). https://www.teaparty247.org/
(7). https://www.foxnews.com/entertainment/celebrities-ruth-bader-ginsburg-supreme-court-seat-fight
(8). https://www.breitbart.com/politics/2020/09/20/watch-protesters-gather-outside-mcconnells-home-ruth-sent-us/
(9). https://1.bp.blogspot.com/-jkyfNvqOwYo/X2jrPacJN1I/AAAAAAAAa7w/k1NYsy
(10). Trump pledges woman for court, pushes Senate to move on pick


Đăng ngày 06 tháng 10.2020