Đấu tranh thay đổi hay thay thế chế độ CSBV?

Mai Thanh Truyết

Câu hỏi cho hôm nay:”Ngày mai, tương lai Việt Nam có tươi sáng, có trở thành một cường quốc hay không tùy thuộc vào thể chế chính trị có thay đổi thành dân chủ hay không?”
Đây là một sự thật rất rõ ràng mà có lẽ không người dân Việt Nam nào không thấy. Nhưng trước khi có dân chủ thì phải thoát khỏi ách độc tài toàn trị của cộng sản và chính vì vậy mà có phong trào đấu tranh với ĐCSBV. Tuy nhiên, công cuộc đấu tranh với ĐCSBV thường xảy ra với những cuộc vận động chưa dứt khoát mà thường hay giao động giữa hai mục tiêu: thay đổi và thay thế chế độ CSBV.
“Thay đổi” và “Thay thế” là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau vì nó đòi hỏi những phương pháp đấu tranh khác nhau. Vì thế hai vấn đề mang tầm vóc chiến lược này cần phải được phân định rõ ràng và suy xét cẩn thận. Một khi mục tiêu đã được thống nhất thì phong trào đấu tranh sẽ cùng hướng về một điểm và sẽ tạo sức mạnh tổng hợp.
Một phương cách để tìm hiểu hai khuynh hướng là bằng cách đối chiếu quan điểm và lập luận giữa hai khuynh hướng thay đổi và thay thế. Từ sự đối chiếu sẽ hiện ra những điểm khôn ngoan hay sai lầm trong những hành động thực hiện. Phần tiếp theo được xếp theo hình thức đối đáp giữa hai khuynh hướng trong từng vấn đề hay quan điểm:

1- Quyền lực của ĐCSVN quá lớn chưa thế lực nào có thể đánh đổ.
- Khuynh hướng thay đổi:
Chế độ CSBV hay quyền lực của ĐCSBV quá lớn, quá bao trùm chưa thể lật đổ họ được. Những vấn đề căn bản trong khuynh hướng thay đổi có thể liệt kê như sau:

  • Về chính trị, ĐCS có mặt, chi phối và kiểm soát mọi ngõ ngách trong cuộc sống của người dân VN. ĐCS tuy ngày nay bị thoái hóa nhưng “uy tín” và thành phần cảm tình với ĐCS vẫn còn quá đông.
  • ĐCS đã ý thức được những mầm mống có thể gây nguy hại cho họ nên đã tìm cách nắm giữ tất cả các thành phần có thế lực trong xã hội như giới trí thức, giới doanh gia tư nhân, giới xã hội dân sự, báo chí.
  • ĐCS đã học được những bài học cách mạng hoa lài và nắm giữ quân đội rất chặt, đồng thời cũng học từ TC về việc thành lập những cơ quan đặc biệt chống biểu tình hùng hậu và đánh trả một cách sắt máu.
  • Tinh thần đối kháng của người dân Việt Nam chưa thấy thể hiện. Số lượng người dân thờ ơ và an phận còn quá nhiều. Đối diện với tất cả những trở ngại này, người dân tay không làm sao có thể chống lại? Cho dù có cả triệu người biểu tình cũng sẽ chẳng làm đổ được một nhà cầm quyền có quân đội chống lưng.

- Khuynh hướng thay thế:
Chế độ độc tài nào cũng nắm gọn mọi quyền lực trong tay để có thể kiểm soát dân chúng.

  • Họ chỉ có một phương pháp cai trị duy nhất là bằng bạo lực vì quyền cai trị của họ không đến từ dân chúng.
  • Chính sự độc đoán này là yếu điểm của họ. Yếu điểm đó là không danh chính ngôn thuận và không hợp lòng dân, hay nói cách khác ĐCSBV không có chính nghĩa.
  • Họ chỉ có thể đánh lừa dân chúng qua tuyên truyền hay mua chuộc dân chúng qua việc ban phát đặc quyền đặc lợi cho một tầng lớp nào đó để làm hậu thuẫn.
  • Tất cả những cách thức lấy lòng dân này là sự cố gắng gượng ép cần luôn luôn phải có động lực thúc đẩy. Và nếu động lực thúc đẩy yếu đi thì những thành phần đi theo sẽ giảm đi hay biến mất.

Phương pháp đấu tranh dùng để lật đổ chế độ CS là bất bạo động. Với phương pháp này, việc sở hữu bạo lực chẳng đem lại lợi thế nào cho nhà cầm quyền vì bạo lực chỉ có thể chống lại bạo lực.
- Làm sao có thể đem xe tăng ra bắt người công nhân phải đi làm việc?
- Làm sao cảnh sát có thể bắt bỏ tù những người rút tiền của mình ra khỏi nhà băng?
- Sức mạnh của quân đội sẽ không góp gì được cho thế lực của nhà cầm quyền nếu phương pháp bất bạo động được sử dụng khôn khéo.
- Vì thế quyền lực của nhà cầm quyền sẽ không lớn khi cuộc đấu tranh được chuyển sang môi trường bất bạo động và việc lật đổ một nhà độc tài là chuyện khả thi.

2. Dân chúng Việt Nam chưa đủ hiểu biết để có thể thiết lập một thể chế dân chủ ổn định.
- Khuynh hướng thay đổi:

  • Dân chúng Việt Nam chưa đủ ý thức, hiểu biết về dân chủ nên chưa biết tranh đấu cho quyền công dân.
  • Nếu thực hiện dân chủ ngay lập tức ở Việt Nam thì sẽ chỉ tạo nên đảng phái chia rẽ, xâu xé nhau và làm đất nước yếu kém đi.
  • Cách tốt nhất là thực hiện dân chủ từng bước để bảo đảm sự chuyển tiếp ổn định. Hơn nữa, trong giai đoạn khởi đầu phát triển kinh tế, Việt Nam cần phải có ‘một chút’ độc tài mới có thể phát triển được, như đường đi của các nước Nam Hàn, Đài Loan, Singapore.
  • Về nhân quyền, các thứ quyền làm người này chỉ nên giao cho người dân từng bước với giáo dục và thông tin để người dân có thời gian thực tập, tránh khỏi việc lạm dụng và đưa đến tình trạng rối loạn xã hội. Các quốc gia Âu Mỹ cũng đã trải qua cả trăm năm mới có sự trưởng thành dân chủ ngày này. Phương cách thả lỏng dân chủ từng bước là cách thực hiện dân chủ ổn thỏa nhất.

- Khuynh hướng thay thế:
Nguyên tắc dân chủ bảo đảm một thể chế chính trị của dân, do dân và vì dân. Đây là một thể chế đem công bằng đến cho mọi người dân và không ai, không đảng phái hay nhóm người nào đứng trên ý dân.

  • Nguyên tắc này đã được thực hiện tại đa số các nước trên thế giới và không thể sai lầm. Chỉ có thể chế độc tài CS là sai lầm và hiện còn tồn tại ở Việt Nam và 4 quốc gia trên thế giới.
  • Quan điểm dân chủ phải được thực thi từng bước để giữ cho xã hội ổn định và một cách chuyển đổi thích hợp cho phát triển kinh tế vững chãi của các nước chậm tiến là một ngụy biện.
  • Về thể chế chính trị, tất cả các cuộc thay đổi từ độc tài sang dân chủ đều là sự thay đổi tức khắc, không từ từ từng bước, vì sự mâu thuẫn giữa độc tài và dân chủ không thể có sự trộn lẫn, hoặc 100% dân chủ hoặc 100% độc tài mà thôi.
  • Về phát triển kinh tế thì một số nước như Nam Hàn, Đài Loan hay Singapore đã sử dụng quyền lực nhà nước để điều hướng kinh tế hầu tạo sức mạnh cạnh tranh cho các công ty quốc nội đối với các công ty quốc tế. Chuyện nhà nước nhúng tay vào kinh tế không thể được xem là độc tài nếu mục đích nhắm tới là đẩy mạnh tiềm lực kinh tế quốc gia. Chính sách điều hướng kinh tế của các chính phủ dân chủ là góp tay hỗ trợ, khuyến khích phát triển theo hướng hoạch định. Doanh nghiệp nào thuộc lãnh vực quan tâm của chính phủ sẽ được sự hỗ trợ. Chính phủ dân chủ không nhúng tay vào việc điều hành các doanh nghiệp như hình thức quốc doanh ở các chế độ độc tài.
  • Vấn đề trật tự xã hội liên quan tới nhiều lãnh vực khác như giáo dục, an ninh, luật pháp. Bảo vệ nhân quyền là bảo vệ cho mọi người dân được nhà cầm quyền tôn trọng và đối xử công bằng. Chỉ có một chính quyền dân chủ mới bảo đảm nhân quyền cho người dân. Một chính quyền độc tài không bao giờ cho người dân có quyền làm người vì khi cho người dân một vài quyền nào đó thì người dân sẽ không phục tùng chính quyền nữa.

Trong giai đoạn đầu của khuynh hướng thay thế, thiết nghĩ hãy khoan đòi những tiêu chuẩn dân chủ cao. Khi chưa có quyền Tự do thực sự mà muốn có Dân chủ toàn vẹn thì nền Dân chủ đó có thể đưa đến giả hiệu ngay. Trước hết hãy nâng cao Dân trí trong những nỗ lực giành các quyền Tự do hiến định: Quyền Tự do Thông tin-báo chí, và Quyền Tự do lập các Hội dân sự, nghề nghiệp, Ái hữu… mà tuy trên danh nghĩa đã có, nhưng nay phải dành cho có được thực chất.
Chính quyền “thay thế” cần phải dựa trên thế hợp pháp mà gở từng bước, tiến tới quyền làm chủ đích thực của người dân. Có được hai loại Quyền nói trên mới mong tiến lên đòi Quyền thứ ba là Quyền ứng cử và bầu cử, để cải biến dần các cơ quan quyền lực và tiến tới một chính thể Dân chủ pháp trị văn minh phù hợp với Dân tộc.
Một khi chưa có khả năng huy động quần chúng để làm “Cách mạng” lật đổ CSBV trực tiếp, thì đây là cung cách duy nhất để thoát khỏi đêm dài toàn trị. Đây chính là con đường HOÀ BÌNH.
Kiến tạo Dân trí và Xã hội dân sự làm nền tảng, chính là tích cực tạo điều kiện để thời cơ xuất hiện.
Con đường diễn biến như vậy tuy có chậm. Kkhông phải vì chúng ta muốn chậm mà không cách nào làm nhanh hơn được! Nhưng bù lại cũng có ưu điểm là vững bền và hợp với tình tự dân tộc và không có sự can thiệp của “thế lực thù địch” mà người dân phải lo sợ.

3. Yếu tố ngoại lai hiện tại.
Theo Hà Sĩ Phu:”Tôi đã nhận được câu hỏi rằng Mỹ sẽ có chương trình gì để thay đổi chính phủ Việt Nam và tôi đã trả lời thẳng rằng đó không phải là chính sách của Mỹ. Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Lợi ích của Mỹ là muốn thấy một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Việt Nam thành công thì điều đó cũng nằm trong lợi ích của Mỹ”.
Qua chiều hướng trên, chúng ta thấy gì?
Rõ ràng là Hoa Kỳ không muốn tìm cách “thay thế” CSBV ở Việt Nam mà chỉ muốn “thay đổi” một số “chính sách cai trị” của ĐCS!
Về phía Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn chịu thuần phục Tập Cẩn Bình trong chuyến “triều cống” ngày 12 tháng giêng vừa qua, nói lên tính cách nộ lệ của CSBV qua 15 Hiệp ước từ quốc phòng, kinh tế, chính trị, và thương mại ký ngày 15/1/17.
Như vậy, những người con Việt phải làm gì? Trước khi tham gia vào bất cứ một cuộc đấu tranh nào, ngay cả trong cuộc sống, nếu không muốn thắng thì không nên bước vào. Sự quyết tâm và ý chí quan trọng hơn tính khả thi của vấn đề.
Và sự quyết tâm trong đấu tranh chống CS là:
Lật đổ, hủy bỏ chế độ CSBV, không phải tìm cách thay đổi nó.

  • Có sự quyết tâm dứt khoát trên sẽ giúp chúng ta loại trừ được tâm trạng mất tự tin hay yếm thế và dẫn đến tính ỷ lại.
  • Sự trợ giúp bên ngoài của ngoại quốc chỉ là phụ thuộc. Chúng ta phải tự lực cánh sinh.
  • Sự quyết tâm còn giúp những người con Việt tránh được những tư tưởng ủy mị, dễ tin như tin vào sự thành thật của ĐCSBV đối với quốc gia, dân tộc trong suốt hơn 70 năm qua!

Mai Thanh Truyết
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Ngày Valentine Quyết tâm 2-14-2017

_________________

Phụ lục:

Một số góp ý trên diễn đàn và Dân Làm Báo dưới đây:

Cọ
Tôi không thấy có một tín hiệu nào khả dĩ có thể mang lại hại vọng thay thế ĐCS Việt Nam, dù là từ bên trong hay bên ngoài. Từ bên trong ư? ĐCS đã tồn tại cùng đất nước ngày gần một thế kỷ, đó là nhờ sự ủng hộ của đại đa số người dân VN, cho đến nay, có thể số người muốn thay thế không phải là ít, nhưng vẫn chỉ là thiểu số. Còn bên ngoài thì sao? Quốc gia được coi là mạnh nhất thế giới đã phải chi không biết bao nhiêu tiền của nhưng suốt hơn 40 năm qua cũng không có kết quả gì. Kết luận là, dựa vào bên ngoài để mong thay thế ĐCS chỉ là hoang tưởng. ĐCS chỉ có thể thay đổi chứ không thể bị thay thế, và sự thay đổi đó phải xuất phát từ mong muốn của đại bộ phạn nhân dân và chính bản thân ĐCS.

Long Điền trả lời Cọ
1- "Từ bên trong ư? ĐCS đã tồn tại cùng đất nước ngày gần một thế kỷ, đó là nhờ sự ủng hộ của đại đa số người dân VN, cho đến nay, có thể số người muốn thay thế không phải là ít, nhưng vẫn chỉ là thiểu số".
Không phải một chế độ được tồn tại lâu dài ắt hẳn là do nó được lòng dân mà do nó đàn áp sắt máu và do người dân vô cảm trước sự cầm quyền gian ác. CSVN là một trong nhiều chế độ độc tài như thế: TC, Cuba, Bắc Hàn là các thí dụ điển hình.
2- "Còn bên ngoài thì sao? Quốc gia được coi là mạnh nhất thế giới đã phải chi không biết bao nhiêu tiền của nhưng suốt hơn 40 năm qua cũng không có kết quả gì".
Có lẽ bạn nhầm rồi chăng. Nhiều vị TT Mỹ sau 1975 ủng hộ Nhân Quyền nhưng không muốn lật đổ 1 QG độc tài như CSVN. Điển hình là TT Obama kêu gọi ủng hộ NQ tại VN nhưng đả làm ngơ trước các vụ đàn áp NQ của CSVN. Nhiều hành động của chính quyền Hoa Kỳ bị giới truyền thông chân chính cho là tiếp tay với bọn độc tài để chia chác quyền lợi nhằm "ổn định địa chính trị" duy trì trật tự thế giới không bị xáo trộn bằng các cuộc Cách Mạng tại các QG độc tài.

Quang Minh
"Khai dân trí" là chìa khóa chống độc tài. Dân trí ở đây không phải là học hàm học vị mà là mọi người phải biết quyền của mình là gì, điều nầy ai cũng học nhanh được nếu được phổ cập, mà cũng không ai có quyền cấm cản nếu không muốn bị chế tài theo luật Magnitsky và chế tài quốc tế khác. Khi người dân xác định được quyền của mình thì đồng nghĩa với dân trí được khai thông, chìa khóa dân chủ đã có, người dân tất sẽ biết họ sẽ phải làm gì.

Hoàng Trường Sa
Thay đổi hay thay thế chế độ CSVN ư? Tôi nghĩ là phải THAY THẾ. Bởi vì chế độ cộng sản VN hiện nay được lãnh đạo bởi một đảng PHẢN QUỐC, hại dân, và BÁN NƯỚC. Thay đổi là bất khả. Một đảng yêu nước, nếu có những sai lầm, khiếm khuyết thì có thể thay đổi để hoàn thiện. Nhưng một đảng BÁN NƯỚC như ĐCSVN thì không cách gì có thể sửa chữa để hoàn lương và trở về với dân tộc. Không thể nào thay đổi một đảng (hay một cá nhân) bán nước thành một đảng (hay cá nhân) yêu nước được. Tội BÁN NƯỚC, dâng TÀU hơn 15 ngàn kilômét vuông đất dọc biên giới Việt Trung, dâng Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông cho TÀU qua Công hàm ô nhục Phạm Văn Đồng, là không thể nào tha thứ được. Đảng CSVN phải bị đào thải và phải đền tội trước Tổ quốc, dân tộc, và lịch sử VN. Một cựu lãnh tụ Liên Xô (hình như ông Mikhail Gorbachev) đã nói rất đúng: "Cộng sản không thể sửa đổi, nó phải bị đào thải".

Lưu vong hành
"Loài nấm độc sau cơn mưa" không cách gì "thay đổi" thành nấm lành được. Chỉ duy nhất là tuyệt diệt (tiệt diệt) nó.
Mấy năm trước đây, có thằng ba trợn ở Houston đi ve vãn bọn đầu lãnh ba đình và hô hào cách mạng trắng (kiểu 3 cùng - hay là 3 khùng) hầu dần dần "thay đổi" bọn việt cộng! Không dè cả lũ (luôn cả bọn "âm binh rải đậu") chưa tới bảy - ba - hai mươi mốt đã chết yểu.
Thực ra "cách mạng trắng" chính là phương thức làm ra thuốc chích ngừa dịch bệnh bấy lâu nay trong y khoa. Chỉ có điều là phòng thí nghiệm thừa khả năng khống chế để vi trùng (vi khuẩn, vi sinh) không trở nên mạnh hơn thôi.
Ở hải ngoại, bọn việt cộng đang áp dụng "cách mạng trắng" rất thành công vì chúng có tiền mà một số sẵn sàng bán mạng để lấy tiền như:
- những bài viết biện hộ cho việt cộng ải Nam Quan, thác Bản Giốc là thuộc trung cộng.
- chống Trump vì VN mất TPP.
- bí mật chi tiền cho những tờ báo "chống cộng" và chửi những người chống cộng.
- chi tiền cho bọn làm ăn, qua lại VN để chia rẽ hay thành lập 1 cộng đồng khác tại địa phương.
- mời ca sĩ, tổ chức ca nhạc vô thưởng vô phạt với vài bài hát của bọn nhạc nô bên VN.
- đưa bọn tiên, sư, cha chúng nó sang xin tiền làm từ thiện, lập chùa, làm nhà thờ, gây quỹ giúp người nghèo bên VN nhưng luôn nhắc nhỡ là chỉ tôn giáo, không chính trị!
Mới gặp ông mấy tháng trước đây, mong ông vẫn tràn đầy sức khỏe hầu nhiều ít góp công sức cho công cuộc đấu tranh của đồng bào trong nước.

Tonydo
Những gì Việt Cộng làm cho dân Miền Nam trước 1975 thì ngày nay ta cứ thế mà theo, đó là cách dễ nhất cho chúng ta và Việt Cộng cũng sợ nhất.
Gậy ông đập lưng ông!
Phải có cảm tử quân, phải gây bất ổn cho chúng nó ăn không yên, ngủ không đẫy giấc.
Trước mắt, phải chia thành những nhóm nhỏ, bí mật tối đa, ra đòn thật lẹ. Nay một đồn công an, mai một xe của đồng chí ủy viên bộ chính trị bốc cháy, mốt bom nổ xé nát không gian trong cuộc họp trung ương v.v.
Sẽ chẳng còn hội hè đình đám, không 2 tháng 9, 19 tháng 8, 30 tháng 4 v.v. Việt Cộng sẽ sống trong nơm nớp lo sợ.
Hãng xưởng ngoại quốc cũng rủ nhau "biến"... và sự nghi ngờ giữa các đồng chí với nhau càng ngày càng lớn. Kinh tế sụm bà chè và loạn lạc sẽ xẩy ra.
Đó là lúc chúng ta sẽ tổ chức những đơn vị lớn, có chiến khu hẳn hoi. Trận quyết định sau đó sẽ nổ tung. Việt Cộng tiêu tùng!

CHÍNH PHỦ BẢN LỀ
Để xây dựng thành công một thể chế dân chủ, trước mắt đòi hỏi chúng ta phải có một cái nhìn thực tế về quá trình xây dựng nên nền dân chủ đó. Thực tế ở đây là:
- Không phải chúng ta muốn dân chủ là có dân chủ ngay. Xây dựng dân chủ là một quá trình giằng co liên tục đầy máu và nước mắt giữa nhân dân và chế độ độc tài đương quyền để giành lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân. Nó đòi hỏi sự dấn thân và hy sinh của toàn xã hội, không phải là bổn phận hay trách nhiệm của riêng một cá nhân hay một đoàn thể nào.
- Dân chủ không phải là một thực thể có sẵn, nó là kết quả của một quá trình xây dựng do đó cần phải có thời gian. Sự quyết tâm và sự trưởng thành về nhận thức chính trị là hai yếu tố sẽ quyết định thời gian xây dựng dân chủ của một dân tộc lâu hay mau, ngắn hay dài.
- Dân chủ phục vụ cho cọng đồng không phục vụ cho cá nhân do đó đừng đòi hỏi dân chủ phải thỏa mãn ý muốn riêng lẻ của mỗi cá nhân hay mỗi đoàn thể.
- Dân chủ là một thể chế, nó giống như một con người dù tốt cách mấy cũng phải có khuyết điểm bởi vì là con người, là thể chế thì không thể hoàn hảo một cách lý tưởng.
Lịch sử của nhân loại rất hiếm có một dân tộc nào may mắn có được một nhà nước dân chủ ngay từ khi lập quốc.
- Người Mỹ được người Anh công nhận chủ quyền vào năm 1783 mãi cho đến 1788, phải mất đến 5 năm mới thông qua được hiến pháp Hoa Kỳ và đến 1789 mới có được Thượng Viện, Hạ Viện và Tổng Thống đầu tiên của nền Cọng Hòa.
- Người Pháp làm cách mạng dân chủ năm 1789 nhưng phải đến 84 năm sau, năm 1873 nền đệ tam cọng hòa Pháp mới được chính thức thành lập sau khi người Phổ cuối cùng rút ra khỏi nước Pháp.
- Cách mạng dân chủ Tiệp Khắc bùng nổ vào ngày 16 tháng 11 năm 1989 và phải 7 tháng sau dân tộc này mới tổ chức được cuộc bầu cử tự do, dân chủ, đa đảng vào tháng 6 năm 1990 để thành lập chính phủ mới.
- Tương tự như Tiệp Khắc quân đội Romania đã quay súng lật đổ chế độ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa do Nicolae Ceausescu đứng đầu vào tháng 12 năm 1989 và phải đến năm 1991 hiến pháp mới mới được phê chuẩn qua cuộc trưng cầu dân ý để chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng.
- Hàn Quốc được thành lập vào năm 1953, là một quốc gia khi mới thành lập đã có xu hướng dân chủ tuy nhiên mãi tới năm 1987 tức là phải trải qua 34 năm thăng trầm, khi hiến pháp nước này được sửa đổi thì người dân Hàn Quốc mới giành được quyền trực tiếp bầu cử người lãnh đạo quốc gia cho mình.
- Gần đây nhất tại Miến Điện, sau một thời gian dài 50 năm bị cai trị bởi chế độ độc tài quân phiệt, chính phủ ông Thein Sein phải mất 4 năm từ 02/2011 đến 11/2015 mới tổ chức được cuộc tổng tuyển cử có tự do tranh cử đầu tiên trong vòng 25 năm qua.
Đưa ra một vài dẫn chứng cụ thể như trên để chúng ta thấy rằng một quốc gia trong quá trình chuyển đổi từ một thể chế độc tài, dù dưới bất cứ hình thức nào, qua thể chế dân chủ dù bằng phương pháp hòa bình, lật đổ hay đảo chánh đều phải kinh qua một thời gian chuyển tiếp được điều hành bởi một tổ chức nhà nước trung gian thường được gọi là CHÍNH PHỦ BẢN LỀ.
Chính phủ bản lề có thể được thành lập từ:
- Một cuộc chính biến (thay đổi chính quyền bằng thủ đoạn chính trị): biến cố chính trị do các thành viên của chế độ đương quyền làm nên nhằm thay đổi chính quyền theo chiều hướng của mình.
- Một cuộc đảo chánh (Thay đổi chính quyền bằng sức mạnh quân đội): Dùng quân đội giải tán nhà nước hiện hành, thành lập chính phủ do quân nhân nắm quyền.
- Một cuộc tổng nổi dậy (thay đổi chính quyền bằng sức mạnh của nhân dân): nhân dân tự đứng lên làm cách mạng, ôn hòa hay bạo động lật đổ chính quyền sau đó đưa những người được tín nhiệm trong các phong trào nổi dậy lên nắm chính quyền.
- Một cuộc nội chiến (thay đổi chính quyền bằng chiến tranh): Sau khi kết thúc chiến tranh, phe thắng trận thành lập chính quyền để điều hành quốc gia.
CHÍNH PHỦ BẢN LỀ chưa phải là một chính quyền của thể chế dân chủ, bởi vì nó không được dựng lên bằng lá phiếu của người dân. Thành viên của chính phủ này chỉ là những người đại điện cho một khuynh hướng chính trị muốn thay đổi chính thể quốc gia, đổi mới cơ cấu, nhân lực nhà nước để điều hành đất nước tốt hơn theo chủ quan của họ. Thời gian tồn tại của chính phủ bản lề lâu hay mau, dài hay ngắn tùy thuộc vào những yếu tố cơ bản sau:
- Tinh thần hướng tới dân chủ của chính bản thân nó.
- Áp lực của nhân dân.
- Áp lực của cộng đồng quốc tế.
- Hoàn cảnh thực tế của quốc gia trong thời điểm đó.
Trách nhiệm của chính phủ bản lề bao giờ cũng khó khăn hơn một chính phủ bình thường, bởi vì ngoài nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành guồng máy quốc gia, ổn định xã hội, bảo vệ an ninh trật tự cho nhân dân, bảo vệ tổ quốc chính phủ bản lề còn có một trách nhiệm cấp thiết khác phải làm là từng bước xây dựng nền móng dân chủ cho thể chế kế tiếp, thông thường bằng những biện pháp sau:
- Ban bố các sắc lịnh thay thế và hủy bỏ các điều khoảng sai trái phản dân chủ, hạn chế tự do, bóp nghẹt dân quyền và nhân quyền trong hiến pháp, hệ thống luật pháp của chế độ cũ.
- Lần lược thả tất cả những người tù chính trị, tù lương tâm, những người chống đối chế độ củ bị giam giữ lâu nay.
- Giải tán Quốc Hội của chế độ củ.
- Tổ chức bầu cử Quốc Hội mới với sự tham gia trực tiếp ứng cử và bầu cử của toàn dân để thảo ra bản hiến pháp và luật pháp mới đúng theo nguyện vọng của nhân dân.
- Tổ chức tổng tuyển cử để bầu ra nguyên thủ quốc gia do hiến pháp mới quy định.
- Bàn giao trách nhiệm lãnh đạo Quốc Gia cho chính phủ mới do nhân dân bầu lên.
Sau 70 năm cai trị, đảng cọng sản đã mang lại cho tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam hai điều tồi tệ nhất trong lịch sử nước nhà đó là:
- Một thể chế chính trị độc tài, độc đảng: Chế độ cọng sản.
- Một nhà nước hoàn toàn lệ thuộc và ngoại bang: Nước Tàu.
Để làm nền tảng cho tiến trình xây dựng một thể chế dân chủ trong nay mai, CHÍNH PHỦ BẢN LỀ dù được lập nên bằng bất cứ phương pháp nào, dưới bất cứ hình thức nào và do bất cứ lực lượng nào thì mục tiêu chiến lược của nó phải hướng tới là:
- Hủy bỏ sự độc quyền cai trị của đảng cọng sản Việt Nam trong 70 năm nay.
- Từng bước giảm nhẹ sự lệ thuộc vào ngoại bang nhất là nước Tàu trên các mặt văn hóa, tư tưởng, chính trị, kinh tế, xã hội... Có như thế tổ quốc Việt Nam mới được cường thịnh, dân tộc Việt Nam mới có được thực sự độc lập, tự do, hạnh phúc như 90 triệu người Việt đang mong đợi.
Trách nhiệm lịch sử này ai sẽ đứng ra gánh vác? đảng cọng sản Việt Nam hay dân tộc Việt Nam? Câu trả lời sẽ quyết định vận mệnh của đảng cọng sản Việt Nam trong tương lai: Được hạ cánh an toàn hay là tội đồ của dân tộc.
Lê Dủ Chân
09/18/2015

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com


Giáo dân Song Ngọc tiếp tục kiện Formosa

RFA
2017-02-13
Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc.
Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc.
Photo courtesy of vnnew.net
 
Nạn nhân thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh gây nên và cũng là giáo dân xứ Song Ngọc, thuộc địa bàn 3 xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vào ngày mai sẽ tiếp tục đến cơ quan chức năng nộp đơn kiện thủ phạm xả hóa chất độc hại làm ô nhiễm biển khiến nguồn sống của ngư dân và nhiều thành phần khác bị tác động nghiêm trọng.
Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc cho biết như vừa nêu. Ông còn nói thêm bản thân ông sẽ đồng hành cùng hơn 600 hộ dân thuộc giáo xứ mà ông đang phụ trách đi nộp đơn kiện.

Vào tháng 10 năm ngoái, giáo dân xứ Song Ngọc đã có đơn gửi đến chính phủ, quốc hội, ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu về việc bồi thường thiệt hại cho những đối tượng chịu tác động; thế nhưng cho đến nay các cấp từ trung ương đến địa phương đều chưa phản hồi đơn mà giáo dân kiện hồi tháng 10 năm ngoái.
Nhà máy thép của Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh tại Vũng Áng thừa nhận xả hóa chất ra biển khiến cá, hải sản chết hằng loạt kể từ đầu tháng tư năm ngoái. Công ty này bồi thường 500 triệu đô la và giao cho nhà cầm quyền Việt Nam để chi trả cho nạn nhân và khắc phục môi trường.
Tuy nhiên theo quyết định của nhà cầm quyền Việt Nam thì chỉ có 7 đối tượng tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế được bồi thường; tuy nhiên nhiều người ở Nghệ An giáp với Hà Tĩnh cho biết họ chịu tác động nặng nề và mất kế mưu sinh nên yêu cầu phải được bồi thường.


Dân Nghệ An đi kiện đòi bồi thường vụ cá chết

Feb 13,2017


Linh Mục Nguyễn Ðình Thục cùng người dân ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đi kiện Formosa ở tòa án Kỳ Anh. (Hình: GnsP)

NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Hàng trăm gia đình ngư dân thuộc ba xã ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, chuẩn bị tới tòa án thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để đòi bồi thường cho những thiệt hại họ chịu đựng do Formosa gây ra.
Trên mạng xã hội, người ta thấy phổ biến phóng ảnh bức thư mà Linh Mục Nguyễn Ðình Thục gửi nhiều nơi thông báo ông sẽ dẫn 619 gia đình ngư dân của ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ đến thị xã Kỳ Anh ngày 14 Tháng Hai, kiện công ty Formosa. Công ty này xả hóa chất độc hại giết chết một dải biển rộng lớn tại miền Trung, gây thiệt hại cho sinh kế của người dân suốt từ Tháng Tư năm ngoái đến nay nhưng không hề được bồi thường
Tuy dân chúng dọc theo biển của tỉnh Nghệ An trong đó ngư dân huyện Quỳnh Lưu cũng bị thiệt hại từ vụ công ty Formosa xả thải độc hại ra biển, tỉnh Nghệ An lại không nằm trong danh sách được bồi thường. Trong khi đó, chỉ có dân ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế được bồi thường.
Ðầu Tháng Mười năm ngoái, Linh Mục Nguyễn Ðình Thục đứng tên đại diện cho dân chúng ba xã nêu trên, gởi tới nhà cầm quyền các cấp ở Việt Nam đòi bồi thường thiệt hại, kèm theo bản kê khai thiệt hại. Tuy nhiên, cho đến nay, ông cũng như các nạn nhân, “vẫn chưa nhận được phúc đáp của các cơ quan nêu trên và dĩ nhiên là chưa nhận được sự bồi thường nào,” Linh Mục Thục viết trong thư.
Trong khi thông báo ông sẽ cùng các nạn nhân đi kiện, vị linh mục gởi thư ngỏ kêu gọi xin trợ giúp của các giáo xứ trên hành trình đi vào tòa án Kỳ Anh.
Theo tin loan truyền của Facebooker Lê Sơn trên mạng xã hội, “hơn 10 nhà xe vừa báo về với Linh Mục Nguyễn Ðình Thục là hiện tại họ đã bị chặn ngay tại thị trấn Cầu Giát.” Thuê xe hơi đi chung không được, “Cha và bà con vừa thống nhất lại với nhau là ngày mai bà con sẽ đi bộ và mang theo dụng cụ để nấu ăn dọc đường.”
“Nếu quý anh chị em ở gần khu vực Nghệ An-Hà Tĩnh, xin hãy tham đồng hành chung hoặc hỗ trợ thức ăn, nước uống dọc đường cho bà con. Tình hình bắt đầu căng thẳng nhưng người dân quyết tâm cao độ là sẽ vào nộp đơn kiện Formosa bằng được.”
Sau thảm họa do Formosa gây ra, Linh Mục Nguyễn Ðình Thục và ngư dân Quỳnh Lưu đã nhiều lần biểu tình đòi nhà cầm quyền CSVN bồi thường cho dân. Lần gần đây nhất, ông đã sang Ðài Loan, vận động Quốc Hội nước này và các tổ chức nhân quyền quốc tế can thiệp vào việc yêu cầu chính phủ Ðài Loan đóng cửa vĩnh viễn nhà máy Formosa và phải đền bù xứng đáng thiệt hại cho người dân Việt Nam. Họ cũng đã từng tới biểu tình tại cơ sở của Formosa ở cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Ngày 25 Tháng Mười Hai, 2016, chính quyền Việt Nam cho biết, Phó Thủ Tướng Trương Hòa Bình đã “họp ban chỉ đạo về các giải pháp ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân bốn tỉnh miền Trung bị sự cố môi trường ảnh hưởng.”
Theo bản tin chinhphu.vn, ông Bình loan báo: “Không xem xét, kiến nghị mở rộng phạm vi, đối tượng của Quyết Ðịnh số 1880/QÐ-TTg cho đến khi có chỉ đạo mới của thủ tướng chính phủ.” (TN - NV)

 

Đăng ngày 14 tháng 02.2017