Từ Tết Mậu Thân đến Tết Bính Thân: 48 năm trôi qua cùng với tội ác của đảng và nhà nước cộng sản VN ngày càng chồng chất.


THỐNG KÊ SỐ NẠN NHÂN ĐÃ BỊ VIỆT CỘNG

GIẾT HẠI & BỊ BẮT ĐƯA ĐI BIỆT TÍCH

TRONG TẾT MẬU THÂN 1968 TẠI HUẾ


Liên Thành

Sau ngày 26 tháng 2 năm 1968, nhiều cơ quan truyền thông, báo chí, truyền hình, các hãng thông tấn ngoại quốc, đã đưa ra nhiều bản thống kê chênh lệch con số đồng bào Huế bị Việt Cộng sát hại trong thời gian Tết Mậu thân 1968. Hãng thông tấn nầy loan tin 3000 ngàn người bị việt Cộng giết, hãng khác loan tin 4000 người bị Việt Cộng sát hại. Thậm chí có một vài cơ quan hoặc báo chí không biết lấy tin tức và dữ kiện từ đâu, đưa ra con số là 7000 hoặc 8000 người.
Sự thật thì tất cả các con số trên chỉ là phỏng đoán và không dựa vào điều tra của các cơ quan thẩm quyền của chính phủ VNCH. Điều này không cần thiết và có tạo thêm nghi vấn đối với dư luận quốc tế, nhất là đám phản chiến tại Hoa Kỳ.
Riêng phúc trình của Bộ Chỉ Huy Cánh sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế gởi cho Đại Tá Tỉnh Trưởng Lê Văn Thân, gởi cho ông Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia Vùng I, và gởi vào Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia tại Sàigòn, con số nạn nhân là:
5327 người bị Việt cộng giết, 1200 người mất tích vĩnh viễn, hoàn toàn không có tin tức, cũng không để lại một vết tích nào cả.
Con số 5327 người chết và 1200 người mất tích nầy từ đâu ra? Tin được không?

Ngoài Bộ Chỉ Huy Tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế, chúng tôi có 13 Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quận, gồm có 3 quận Thị xã Huế, 10 quận thuộc tỉnh Thừa Thiên, và 73 Cuộc Cảnh Sát phường và xã.
Với hệ thống truyền tin tối tân nhất trong thời kỳ đó được trang bị từ cấp Cuộc (xã) trở lên nên, mọi tin tức, mọi sự việc xảy ra có tầm mức quan trọng ở bất kỳ nơi thôn ấp hẻo lánh nào trên toàn cõi lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế đều được ghi nhận và gởi về Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế ngay tức thì. Sau đó chỉ trong khoảng thời gian ngắn nhất, những tin tức đó được trình theo thứ tự lên cấp chỉ huy cao hơn là Tỉnh Trưởng, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Vùng I tại Đà Nẵng, và Vị Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia tại Sàigòn.
Sau Mậu Thân, theo chỉ thị của Bộ Tư Lệnh tại Sài Gòn, BCH CSQG Thừa Thiên/Huế chúng tôi đã thành lập một bộ phận theo dõi và thống kê tình trạng đồng bào bị Việt Cộng sát hại cũng như bị mất tích, tin tức được thường xuyên cập nhật để trình lên các giới chức liên hệ. Bộ phận nầy được đặt tại Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực, và chính Đại Úy Trần Văn Trinh, Trung Tâm Trưởng chịu trách nhiệm, hằng ngày báo cáo lên tôi và các giới chức thẩm quyền cao hơn. Đại Úy Trần Văn Trinh hiện định cư tai tiểu bang WA, Hoa Kỳ.
Ngoài ra tôi cũng đã gởi một văn thư cho các Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Quận chỉ thị cho họ phối hợp chặt chẽ với các quận, xã địa phương giúp đỡ đồng bào, thân nhân những nạn nhân đang tìm kiếm vết tích tin tức của những người thân của họ đã bị Việt Cộng bắt đi.

Mỗi khi phát giác được một hầm chôn tập thể nào, dù nhỏ, dù lớn, mọi chi tiết đều được ghi nhận và gởi về Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực Tỉnh, và tại cấp tỉnh chúng tôi cập nhật vào bản thông kế sau đó báo cáo ngay cho Văn Phòng Tỉnh Trưởng, cho Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực Khu và Bộ Tư lệnh để trình lên các giới chức thẩm quyền.
Tóm lại con số 5327 thường dân bị giết và 1200 thường dân bị Việt Cộng dẫn đi mất tích là con số trung thực, chính xác, của Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế do tôi ký trình lên thượng cấp: Tỉnh Trưởng, Giám Đốc CSQG vùng I và Tư Lệnh CSQG tại Sàigòn, sau khi đã tổng kết tất cả mọi báo cáo từ 73 cuộc Cảnh Sát, 13 Bộ chỉ huy Cảnh Sát Quận trên toàn lãnh thổ Tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế.
Con số 5327 và 1200 là những con số mà anh em BCH CSQG Thừa Thiên- Huế chúng tôi không bao giờ có thể quên!

DANH SÁCH MỘT SỐ NẠN NHÂN BỊ THẢM SÁT- MẤT TÍCH
Như đã trình bày ở phần trên, trong suốt 26 ngày chiếm Huế, dân chúng Huế đã bị Việt cộng sát hại quá nhiều. Ngay những ngày đầu và tuần tự trong những ngày sau trong suốt 22 ngày, sau đó hai ngày cuối cùng là ngày 25, 26, tháng 2/1968 bọn chúng mới chịu ngưng tay chém giết vì phải tìm đường thoát thân trước sự tấn công vũ bão của Quân Lực VNCH.
Có thể nói thành phố Huế đầy dẫy xác chết, nằm sấp, nằm ngữa, nằm nghiêng, từ bờ cây bụi cỏ, từ đường lớn đường nhỏ, đâu đâu cũng thây người đã sình thối. Huế điêu tàn, Huế xác xơ, Huế là bãi thây ma, Huế là địa ngục trần gian, địa ngục có thật
Tuy rằng danh sách những nạn nhân tôi liệt kê duới đây chẳng thấm vào đâu với số 5327 nạn nhân bị Việt cộng giết hại, và 1200 thường dân bị bọn chúng bắt đi mất tích, nhưng ít nhất cũng là một số chứng tích đáng kể mà tôi đã giao cho Luật Sư Đoàn Quốc Tế làm chứng từ truy tố Đảng Cộng Sản và đồng bọn tay sai ra tòa án Quốc Tế về tội ác chiến tranh và tội diệt chủng trong thời gian sắp đến:
- Thượng Nghị Sĩ Trần Điền bị bắt tại Dòng Chúa Cứu Thế, Quận III Thị xã Huế, sau đó tìm được xác ông tại Vùng Lăng Xá Bàu Quân Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên.
- Ông Phó Thị Trưởng Thị xã Huế Trần Đình Thương. Bị hạ sát ngay trước cổng nhà, trước công viên Bến Ngự, Quận III Thị xã Huế.
- Ông Lê Văn Phú Quận trưởng Quận II. Bị bắt tại nhà, bị bắn ngay ngoài đường gần nhà thuộc Quận II Thị xã Huế.
- Ông Lê Văn Cư Phó Giám đốc CSQG Vùng I. Bị bắt tại nhà, bị bắn ngay tại đường gần nhà thuộc Quận II Thị xã Huế.
- Ông Trần Văn Nớp, Trưởng Ban Nhân Viên BCH/CSQG/ Thừa Thiên-Huế, bị bắt tại nhà và bắn chết tại nhà.
- Thiếu Tá Từ Tôn Kháng, Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn Thừa Thiên. Bị bắt tại nhà và bắn ngay trong sân nhà.
- Thiếu Tá Bửu Thạnh, Ủy viên Tòa án Quân Sự Mặt Trận, bị bắt và bị bắn tại nhà.
- Ông Nguyễn Khoa Hoàn, Chánh Án tòa Thượng Thẩm Huế. Bị bắt và bị bắn tại nhà.
- Ông Nguyễn Văn Đãi, Phụ Tá Đại Biểu Chính Phủ bị bắt tại nhà đưa ra Bắc
- Ông Bửu Lộc Phó Tỉnh Trưởng Thừa Thiên bị bắt tại nhà và dẫn ra Bắc.
- Ông Lê Văn Thi, nguyên giáo sư Trường Quốc Học, đương nhiệm là Tiến Sĩ Nguyên Tử Lực nhà máy điện nguyên tử tại Đà Lạt về Huế ăn Tết, nhà ở Câu Lòn, bị bắt tại nhà. Phụ thân của thầy năn nỉ đám Việt Cộng xin tha cho Thầy, ông cụ cũng bị bắt đi. Sau đó tìm được xác cả hai cha con, trong tình trạng bị chôn sống.
- Linh mục Bửu Đồng bị bắt sau đó tìm ra xác tại Phú Xuân.
- Linh mục Dom Romain Guillaurn ông bị bắn ngay tại Dòng Thiên An. Linh mục Urbain, Linh mục Guy, cả 2 bị bắt tại Dòng Tu Thiên An, sau đó tìm được xác tại một nơi gần lăng Vua Đồng Khánh với những vết đạn bị bắn ở đầu và cổ.
- Cô Hoàng Thị Tâm Tuy, bị bắt tại nhà đường Tô Hiến Thành, Gia Hội. Sau đó tìm ra xác cô và 4 phụ nữ khác chung một hố, bị trói 2 tay, miếng nhét đầy giẻ. Thân thể không có vết tích dấu đạn.
- Góa phụ Dương Thị Có, khoảng 55 tuổi, có 4 con dại. Bị bắt ngày 22/2/1968 bị chánh án Tòa Án Nhân Dân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, tuyên án tử hình, bị bắn chết chôn trong trường Gia Hội. Ngày 26/2/1968 thân nhân tìm ra xác tại đó.
- Nguyễn Văn Thắng sinh viên, Trần Bình Trọng sinh viên mới lập gia đình, mời đi học tập, sau đó tìm ra xác 2 người chung hố với 10 nạn nhân khác tại trường Gia Hội.
- Nguyễn Văn Đông CSQG 42 tuổi bị bắt tại nhà vào ngày 17/2/1968 sau đó bị chôn sống tại trường Gia Hôi. Tìm ra xác vào ngày 26/2/1968.
- Nguyễn Thị Lào, giặt áo quần cho lính Mỹ tại căn cứ Dạ Lê, Quận Hương Thủy. Bị bắt sau đó tìm ra xác tại trường Gia Hội. Hai tay bị trói, miếng bị nhét giẻ, tình trạng bị chôn sống.
- Ông Soạn, nhà ở Tô Hiến Thành Gia Hội. Đoàn Thanh Niên Vũ Trang của Nguyễn Đắc Xuân giao cho ông công tác đào hầm dể chôn sống tù nhân, nhưng cuối cùng ông cũng bị trói hai tay và có dấu 3 phát đạn bắn vào đầu chôn tập thể trong một hầm có khoảng 58 xác chết.
- Tại Cồn Hến phát hiện một hầm chôn tập thể có khoảng 100 tử thi, tất cả đều có vết đạn bắn vào đầu.
- Lê Văn Rớt, chồng bà chủ quán Bún Mụ Rớt đã ra trình diện, nhưng mấy ngày sau bị bắn chết tại trước quán bún Mụ Rớt. Bọn sát nhân nghi ông Lê Văn Rớt là cảnh sát chìm. Nhiều nhân chứng nhận dạng có Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn thị Đoan Trinh, tên thầy bói Diệu Linh trong vụ bắn ông Lê Văn Rớt.
- Tại Nhà thờ Phủ Cam cộng quân ập vào bắt đi 300 thanh niên, bọn chúng giải 300 thanh niên nầy lên giam tại Bộ Chỉ Huy An Ninh của bọn chúng đóng tại Chùa Từ Đàm. Sau đó vài ngày xua dần lên núi. Sau nầy tìm được 428 xác chết tại khe Đá Mài, trong đó đã nhận dạng được 300 xác thanh niên Phủ Cam.
- Ông Võ Thành Minh một Trưởng Hướng Đạo, người mà năm 1954 cắm lều thổi sáo cầu nguyện cho Việt Nam tại hồ Geneva Thụy Sĩ khi Việt Cộng và Pháp ký thỏa hiệp đình chiến 1954. Mậu Thân 1968 tại vùng Từ Đàm ông lo cứu thương cho đồng bào trong vùng Từ Đàm. Ông bị bắt và sau đó thân nhân tìm ra xác ở vùng phía tây Nam Giao trong tình trạng bị chôn sống.
- Ông Nội nhà tại đường Phan Bội Châu. Ông Trần Mậu Tý bị Nguyễn Đắc Xuân bắt và xử bắn tại bờ tường gần cửa Đông Ba.
Có thể nói đây là vụ giết người mọi rợ, tàn bạo và dơ bẩn nhất, một hành động vong ân bội nghĩa của tên ác quỷ Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh làm cho dân tộc Đức và cả thế giới rúng động nguyền rủa, khi Hoàng Phủ Ngọc Phan bắt ba vị giáo sư y khoa người Đức đem đi chôn sống.

tet mau than tet mau than
Đây, chiến thắng Mậu Thân của bọn cộng sản!
Bốn mươi năm sau, 2008, cộng sản chúng ăn mừng trên những xác người vô tội. Chúng “vinh quang” trên vô số xác người, còn sau Mậu Thân, chính phủ VNCH và lương dân Huế phải lo Truy Tầm & Cải Táng Nạn Nhân.

ÁC QUỶ HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN CỰU SINH VIÊN Y KHOA PHÁ TRƯỜNG HỌC, GIẾT ĐỒNG MÔN, CHÔN SỐNG THẦY.
ÁC QUỶ NGUYỄN THỊ ĐOAN TRINH CỰU SINH VIÊN ĐẠI HỌC DƯỢC KHOA SÀI GÒN GIẾT NGƯỜI NHƯ CỎ RÁC.
Một bộ phận thuộc đoàn Vũ Trang Thanh Niên của Nguyễn Đắc Xuân trong đó Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh là hai nhân vật chính sắt máu và tàn bạo nhất. Bọn chúng đã lục soát khu Đại Học Y Khoa Huế, đã bắn bể một số máy móc, dụng cụ, trong phòng thí nghiệm y khoa và một số sinh viên y khoa.
Tại phòng thí nghiệm nầy, bọn chúng đã bắt gặp một số sinh viên y khoa đang trốn tại đây. Thấy vậy, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn thị Đoan Trinh đã bắn xối xả vào những sinh viên đang núp trốn. Hãy đọc một vài dòng tường thuật của một nạn nhân chứng kiến cảnh giết người của Phan và Trinh:
Trời ơi, thật là khủng khiếp, chỉ một đoạn đường từ cổng sau BV tới sân trường VK mà không biết bao nhiêu là xác người, áo quần vung vãi khắp nơi”.
“Hoàng Phủ Ngọc Phan vừa đánh anh Văn bằng báng súng vừa chửi. “Chuyến ni mi trốn nữa, mi gặp lại tau là mi chết! Văn run rẩy lắp bắp, dạ lạy anh, em không dám nữa mô.”
“Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi. Mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bọn lính Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng, đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ…”
(Xin độc giả xem lời tường thuật của nạn nhân là anh sinh viên Văn và bà Thái Hòa ở đoạn sau chi tiết hơn).

Và đây là lời khai của các nhân chứng khác: Nguyễn Đắc Xuân là người bắn loạt đạn AK đầu tiên vào người bạn cũ Trần Mậu Tý. Kế tiếp y quay mũi súng bắn vào ông thương gia tên Nội. Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Thiết bồi thêm hai băng AK vào thi thể của Trần Mậu Tý và ông Nội đang nằm gục nơi góc tường thành. Máu hai người tuôn ra xối xả trước sự chứng kiến của nhiều đồng bào và của vợ của ông Nội.
Trong suốt thời gian 22 ngày cộng sản làm chủ Huế Nguyễn Thị Đoan Trinh với bộ đồ màu hồng, vai mang AK 47 lưng mang súng lục, cỡi xe Honda tảo thanh lùng sục khắp cùng đường phố, gặp ai y thị cũng chặn hỏi giấy tờ tùy thân. Nếu chẳng may đó là thành phần quân nhân, công chức, cán bộ chính quyền, cảnh sát quốc gia, thì kể như người đó hồn lìa khỏi xác
Điển hình: Tại đường Cường Để thuộc vùng Tây Lộc, anh Võ Văn Tửu là Phó Thẩm Sát Viên Cảnh sát, Đồn trưởng đồn Cảnh Sát Ga, đêm mùng 2 Tết anh Tửu bị kẹt tại nhà. Trốn tránh từ nhà nầy sang nhà kia đâu đuợc 7 ngày, qua ngày thứ 8 đang di tản với gia đình thì ma nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh bất thần xuất hiện, hất hàm hỏi
- Ông Tửu Đồn Trưởng đồn Cảnh Sát Ga phải không?
- Dạ phải.
Lập tức một loạt AK nổ dòn. Anh Võ Văn Tửu gục ngã trước sự kinh hoàng ngơ ngác của vợ con. Nữ Ma đầu Nguyễn thị Đoan Trinh lên xe rồ máy chạy không buồn ngoảnh lại.
Rất nhiều đồng bào trong các vùng trên là nhân chứng hành động sát nhân tàn bạo của hai con ác quỷ Nguyễn Thị Đoan Trinh và Hoàng Phủ Ngọc Phan.
Bút mực nào có thể tả xiết sự tàn bạo của hai con ác quỷ này? Tàn ác không thua bọn SS của Đức Quốc Xã, và Pol Pot, Ieng Sary nhưng hai tên Nguyễn thị Đoan Trinh và Hoàng Phủ Ngọc Phan vẫn sống nhởn nhơ ngoài vòng luật pháp. Còn nữa, Nguyễn Thị Đoan Trinh nay lại là một thương gia giàu có tại Sài Gòn!

tet mau than

Sau Mậu Thân, Huế có những nấm mộ ven đường. Mộ nào do Nguyễn Thị Đoan Trinh, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường là thủ phạm?

Ngày mùng 5 Tết, với sự hướng dẫn của tên Lê Huy Chước nhân công bệnh viện Trung Ương Huế, cũng là cơ sở nằm vùng chỉ điểm, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh cùng một số đoàn viên trong đoàn Vũ Trang Thanh Niên, hay gọi là Lực lượng An Ninh Bảo vệ Khu Phố của Nguyễn Đắc Xuân, kéo đến khu cư xá của giáo sư Đại Học Huế, tìm bắt 3 giáo sư Đại học Y khoa người Đức:
1- Bác Sĩ Raimund Discher
2- Bác sĩ Hort Gunther Kranick và bà vợ.
3- Bác Sĩ Slois AQlterkoster.
Ba vị bác sĩ giáo sư Y khoa người Đức nầy họ đến giảng dạy tại trường Đại học Y khoa Huế theo chương trình của chính phủ Đức giúp đỡ trường Đại Học Y Khoa Việt Nam. Ngoài giờ dạy học ra, họ còn là những bác sĩ cần mẫn, tận tụy với nghề nghiệp, săn sóc và cứu sống hằng ngàn bệnh nhân tại Bệnh Viện Trung Ương Huế. Ngoài ra họ còn nỗ lực tân trang lại phòng khám bệnh cho bệnh nhân bị bệnh cùi, xây thêm một Bệnh Viện Tâm Thần. Với tinh thần cao thượng của người thầy thuốc phục vụ tha nhân và đồng loại như vậy, xin hỏi đảng Cộng Sản Việt Nam và các tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Đắc Xuân, hãy trả lời trước công luận thế giới, hãy trả lời với dân tộc Đức, những vị bác sĩ người Đức nầy họ đã làm gì nên tội? họ mang tội gì? họ bị kết tội gì? mà các người bắt đem đi chôn sống? Đồ tể Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Đắc Xuân, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam, bọn bây hãy trả lời đi!
Ngày định mệnh oan nghiệt xảy đến cho 3 vị bác sĩ người Đức là ngày 5 tháng 2 năm 1968 khi những tên Lê Huy Chước, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh cùng 2 tên Công An Vũ Trang của Đại Tá Công An Nguyễn Đình Bảy tự Bảy Lanh kéo đến khu cư xá của ba vị bác sĩ nầy.

tet mau than  tet mau than tet mau than
Hoàng Phủ Ngọc Phan, tên giết người man rợ, phá trường học, giết đồng môn, chôn sống thầy. Hiện hắn và bài trùng của hắn là Nguyễn Thị Đoan Trinh vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật

Bọn chúng bắt 3 ông, thấy thế vợ của bác sĩ Hort Gunther Kramick đòi đi theo chồng thì bọn chúng liền lùa cả 4 người lên một chiếc xe bus nhỏ hiệu Volkwagen chở đi trước sự chứng kiến một số đông đồng bào ở trong khu cư xá.Mọi người đều nhận diện rõ tên Hoàng Phủ Ngoc Phan, và nữ sát thủ Nguyễn Thị Đoan Trinh cỡi xe Honda vai. Ba vị bác sĩ Đức và bà vợ của Bác sĩ Kramick bị bọn chúng giải đến giam tại chùa Từ Đàm, sau chuyển qua giam tại chùa Kim Tiên, rồi chuyển qua giam tại Chùa Tường Vân, và cuối cùng vào đầu tháng 4/1968 mới tìm ra xác của ba vị bác sĩ và vợ của bác sĩ Kramick tại một ngôi mộ nằm cách chùa Tường Vân hơn 1 cây số trong khu tam giác chùa Tường Vân- đồi Vạn Niên- chùa Từ Hiếu.
Khám nghiệm tử thi cho thấy họ bị đánh đập dã man, nhiều vết thương ở đầu và mình, và nhiều viên đạn bắn xuyên qua đầu và gáy.
Hoàng phủ Ngọc Phan, Tên sát nhân mặt người dạ thú, phá trường học, giết đồng môn, giết bạn bè, chôn sống thầy dạy, chôn sống đồng bào mình mình.

CHÙA TỪ ĐÀM, TRUNG TÂM THẨM VẤN, PHÂN LOẠI TÙ DÂN SỰ CỦA CỘNG QUÂN TRONG TẾT MẬU THÂN 1968
Trong suốt 22 ngày làm chủ tình hình Huế, Cộng quân đã dùng Chùa Từ đàm làm nơi giam giữ, thẩm vấn, phân loại các tù dân sự mà lực lượng an ninh của khu ủy Trị Thiên của Tống Hoàng Nguyên, lực lượng Công An Thừa Thiên-Huế của Nguyễn Đình Bảy và đoàn Vũ Trang Thanh Niên của Nguyễn Đắc Xuân bắt từ các nơi trong thành phố Huế được giải về giam giữ tại chùa Từ Đàm để Ban An Ninh, Ban Thẩm Vấn của bọn chúng tra khảo xử tội.
Một số nhân chứng sau nầy đã khai báo rõ ràng với Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế rằng họ bị bắt tại các nơi trong thành phố Huế, sau đó cộng quân đã giải họ lên giam giữ tại chùa Từ Đàm. Họ bị bộ phận an ninh của Việt Cộng đánh đập thẩm cung. Cũng đã có những vụ xử bắn ngay tại chùa Từ Đàm, xác nạn nhân được chôn trong khuôn viên chùa.
Được hỏi cơ may nào những nạn nhân nầy trốn thoát được, số nhân chứng trên cho biết rằng trong những ngày bị giam giữ tại Từ Đàm, có nhiều đêm trong vùng Bến Ngự, Nam Giao, Từ Đàm bị pháo binh bắn liên hồi, hàng ngũ bọn Việt Cộng rối loạn, đó là lúc nếu can đảm liều mạng thì có thể trốn thoát. Một số khác trốn thoát được nhờ khi cộng quân giải họ từ chùa Từ Đàm đi lên núi, lợi dụng bóng đêm họ lách mình trốn vào bụi rậm.
Chùa Từ Đàm trở thành trung tâm thẩm vấn khai thác hành hạ tù nhân và là pháp trường xử bắn kẻ vô tội trong suốt 22 ngày cộng quân chiếm Huế. Đây là một sự thật không thể che đậy. Thật là đau lòng, bọn vô thần và đám cơ sở nằm vùng đã dùng nơi thờ cúng tôn nghiêm biến thành lò sát sinh vấy máu dân lành vô tội.
Xin đơn cử một vài trường hợp điển hình:
Ba bác sĩ người Đức giáo sư Đại Học Y khoa Huế là:
Bác sĩ Raimun Discher
Bác sĩ Hort Gunther Kramick
Vợ của bác sĩ Hort Gunther Kramick
Bác Sĩ Slois Alterkoster
Bốn công dân người Đức nầy bị giam giữ tại chùa Từ Đàm và sau đó bị đem đi chôn sống.
Gần 400 thanh niên làng Phủ Cam cũng bị giam giữ tại chùa Từ Đàm trước khi dẫn họ lên Khe Đá Mài, vủng núi Quận Nam Hòa, phía tây thành phố Huế và hạ sát họ tại đó.
Nhiều Quân Cán Chính, VNCH và anh em Cảnh Sát thuộc BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế bị bắt, cộng quân giải họ về giam giữ tại chùa Từ Đàm, sau khi thẩm cung, một vài người đã bị bọn chúng xử bắn hoặc chôn sống ngay trong khuôn viên của chùa. Xin đơn cử một trường hợp điển hình:
- Anh Trần Văn Em là nhân viên Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế. Nhà của anh Trần Văn Em chỉ cách chùa Từ Đàm khoảng ba trăm mét, Anh Trần Văn Em bị bắt tại nhà vào ngày mùng 4 Tết và bị cộng quân đem vào giam tại chùa Từ Đàm. Theo lời vợ anh Trần Văn Em kể lại, khi anh bị bắt chị đã chạy theo vào chùa Từ Đàm đem thêm áo lạnh, thuốc men, và thực phẩm cho anh. Ngày hôm sau chị trở lại, bọn an ninh từ chối không cho chị gặp mặt chồng nữa.
Sau ngày cộng quân rút khỏi chùa Từ Đàm, vợ anh Trần Văn Em đã tìm ra xác của anh Trần Văn Em ngay tại một hầm xác 3 người tại bờ rào của chùa Từ Đàm, trong đó có xác của Trung Sĩ Thọ phục vụ tại phòng I của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I BB. Nhà của Trung Sĩ Thọ cách nhà của anh Trần Văn Em chỉ một bờ rào. Hai người bị bắt cùng ngày mùng 4 Tết.

Sau Mậu Thân, rất nhiều đồng bào Huế ngạc nhiên, hỏi tại sao Cộng quân lại dùng chùa Từ Đàm làm nơi giam giữ tù nhân, tra khảo, và giết người tại đó? Trong chức vụ của người phụ trách an ninh tình báo tại Thừa Thiên Huế, chúng tôi xin trả lời câu hỏi đó như sau:

Tình báo chiến lược Cộng Sản Hà Nội đặt vấn đề cài cán bộ vào tôn giáo là một chiến lược quan trọng hàng đầu, và vì vậy chúng đã cài đặt được rất nhiều cán bộ vào lãnh vực này. Đặc biệt là Phật giáo Ấn Quang tại Miền Trung. Trí Quang, Đôn Hậu, Chánh Trực là những cán bộ hoạt động nổi trong các phong trào quần chúng đấu tranh nổi dậy tại đô thị, tỷ dụ như cuộc đảo chánh lật đổ nền đệ I Cộng Hòa 1963, qua các cuộc biểu tình lên đường xuống đường, bạo động xảy ra triền miên từ sau 1963-1966 và đặc biệt qua cuộc làm loạn vào năm 1966 tại Miền Trung của Trí Quang và Đôn Hậu.
Tình báo Hà Nội cũng đã gài cán bộ hoạt động âm thầm, bí mật chìm sâu trong Phật giáo Ân Quang tại Miền Trung, điển hình là Thích Thiện Siêu trụ trì chùa Từ Đàm. Thích thiện Siêu cùng Thích Trí Quang sau 1963 đã biến Chùa Từ Đàm thành trung tâm quyền lực nhất nước, chùa Từ Đàm là Dinh Độc Lập thứ 2 tại miền Nam Việt Nam từ sau 1963-1966.
Thích Thiên Siêu trụ trì chùa nầy thực sự là một cán bộ tình báo của cục tình báo cộng sản chứ không phải tu hành gì cả, vì lý do đó mà chùa Từ Đàm đã được tổ chức và chuẩn bị để trở thành một trung tâm thẩm vấn giam giữ tội nhân Mậu Thân. Thích Thiện Siêu chịu trách nhiệm tổ chức trung tâm thẩm vấn này. Hoạt động trong tổ tình báo nầy gồm có:
- Đoàn Công Lập, Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên Huế (1966-1968) .
- Bác Sĩ Hoàng Bá, có phòng mạch nằm trên đường Phan Chu Trinh gần cầu Nam Giao.
- Thích Thiện Siêu Trụ trì chùa Từ Đàm
Trạm giao liên của bọn chúng là phòng mạch của Bác sĩ Hoàng Bá.
Ngoài ra Thích Thiện Siêu và Đoàn Công Lập còn dùng chùa Trúc Lâm làm nơi trao đổi tin tức, gặp mặt. Vị trí chùa Trúc Lâm nằm quá Cầu Lim về phía bên tay trái từ đàn Nam Giao đi lên, cạnh ngôi mộ lớn của ông Hồ Đắc Trung.
Tôi phải nói rõ từng chi tiết như vậy để trả lời câu hỏi tại sao cộng quân lại dùng chùa Từ Đàm làm nơi giam giữ thẩm vấn tù nhân mà không là nơi khác?
Thứ nhất vì Thích Thiện Siêu là một cán bộ tình báo Việt Cộng nên Từ Đàm từ lâu đã là cơ sở căn cứ lõm của tên này, thứ hai chùa chiền biểu tượng của tôn giáo mà chính phủ cũng như quân lực VNCH không bao giờ muốn tấn công oanh tạc, rất an toàn, do đó chùa Từ Đàm là nơi lý tưởng để đặt làm trung tâm thẩm vấn
Tôi cũng đưa ra đây lý lịch của Thích Thiện Siêu, để quý độc giả có thể kết luận Thích Thiện Siêu là ai?

LÝ LỊCH THÍCH THIỆN SIÊU TRỤ TRÌ CHÙA TỪ ĐÀM
Họ và tên Võ Trọng Thường
Pháp danh Tâm Phật. Hiệu là Thiện Siêu.
Sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Dậu (1921)
Quê quán: làng Thần Phù, Huyện Hương Thủy Tình Thừa Thiên.
Xuất gia năm 14 tuổi (1935) tại chùa Quan Thánh tức chùa Ông, sau lưng chùa Diệu Đế.
- 1947 được cử trụ trì chùa Từ Đàm.
- 1963 Hội Trưởng Tỉnh Hội Phật Giao Thừa Thiên.
- 1963 tham gia tích cực vào các cuộc bạo loạn lật đổ đệ I Cộng Hòa.
Theo hồ sơ lưu trử tại Trung Tâm Văn Khố Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế thì đương sự Võ Trọng Thường tức Thích Thiện Siêu là đảng viên Cộng Sản, bị Ty Công An Thừa Thiên (VNCH) bắt giam vào ngày 20 tháng 8 năm 1963, can tội phá rối trị an.
- 1974 Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo PGVNTN.
- 1981 tham gia phái đoàn Phật giáo quốc doanh tham dự hội nghị tôn giáo vì Hòa Bình tại Moscow, Nga Sô.
- Tháng 9 năm 1985 Trưởng Phái Đoàn Phật giáo Việt Nam thăm viếng hai nước Nga và Mông Cổ.
- Bắt đầu từ tháng 4 năm 1987 được bầu vào Đại Biểu Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam liên tiếp 3 khóa: khoá 8, khóa 9 và khóa 10.
- 1989 đại diện Phật giáo Việt Nam tham dự hội nghị Hòa Bình Á Châu tại Mông Cổ.
- 1994 trưởng phái đoàn Phật giáo Việt Nam thăm viếng Ấn Độ.
- 1995 với tư cách thành viên của Quốc Hội, tháp tùng cùng với tên Chủ Tịch Nông Đức Mạnh thăm viếng một số nước Đông Âu và Nghị Viện Âu Châu.
- 1999 Trưởng Phái đoàn đại diện Giáo Hội Phật giáo Việt Nam sang thăm viếng Phật giáo Trung Cộng.
- Năm 2000 nhận lãnh Huân Chương Đập Lập hạng nhì do nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chũ Nghĩa Việt Nam Trao tặng.
Năm 2001 được Ủy ban Tôn Giáo trong Mặt Trận Tổ Quốc của nhà nước CHXHCNVN tuyên dương công trạng.

Lý lịch của Võ Trọng Thường tức Thích Thiện Siêu đã quá rõ, xin một lời công đạo cho ngành tình báo của chính phủ VNCH mà trong đó anh em lực lượng CSQG Thừa Thiên/Huế đã tận lực trong công tác điều tra bám tận gốc bọn cộng sản nằm vùng
Võ Trọng Thường tức Thích Thiện Siêu trụ trì chùa Từ Đàm hắn là ai? Có phải hắn là một tên cộng sản nằm vùng trong Phật giáo hay không? Đúng 100% hắn là một trong những tên cán bộ Tình Báo Công Sản nằm vùng trong Phật giáo Ấn Quang miền Vạn Hạnh (Miền Trung) như Trí Quang, Đôn Hậu, Chánh Trực, Như Ý…Và cũng xin hỏi, trong suốt thời gian cộng quân chiếm Huế tàn sát dân lành vô tội, ai có thể trả lời cho tôi một cách vô tư, công bằng rằng, có bao nhiêu Thượng Tọa, Đại Đức, của Phật giáo Ấn Quang làm loạn năm 1966 bị Việt Cộng hạ sát trong Mậu Thân 1968?
Cá nhân tôi với tư cách là Phó Trưởng Ty Cảnh sát Đặc Biệt trong thời giam Mậu Thân 1968, và sau đó là Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh Thừa Thiên và Thị xã Huế xin trả lời một cách chắc chắn rằng: Không một Thượng Tọa, Đại Đức nào bị Việt Công hạ sát hoặc bắt đi, không một ngôi chùa nào bị Việt Cộng bắn phá trong thời gian cộng quân chiếm Huế vào Tết Mậu Thân 1968. Câu hỏi và trả lời tại sao như thế xin nhường lại cho quý vị và lịch sử.

Sau đây chúng tôi xin trích đăng một đoạn trong bài viết của Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi và Phê-rô Nguyễn Hữu Giải, một chứng nhân của Mậu Thân, viết theo lời kể của một chứng nhân khác của Mậu Thân về chùa Từ Đàm:
“Thế là mọi tráng niên và thanh niên từ 15 đến 50 tuổi đều bị lôi đứng dậy và dẫn đi, dù là học sinh, thường dân hay công chức…. Tiếng kêu khóc thảm thiết vang động cả nhà thờ. Con khóc cha, vợ khóc chồng, cha mẹ khóc con. Ai nấy linh cảm chuyến đi “học tập” này sẽ chẳng có ngày đoàn tụ. Sau này tôi biết thêm là linh mục quản xứ chúng tôi, cha Nguyễn Phùng Tuệ, nhờ ngồi giữa đám nữ tu dòng Mến Thánh Giá với lúp đội trên đầu, nên may mắn chẳng bị Việt Cộng nhận diện. Bằng không thì bây giờ ngài đã xanh cỏ. Việt Cộng ở lại trong nhà thờ suốt đêm hôm đó vài tên, còn những tên khác đi lùng khắp giáo xứ để bắt thêm một số người nữa, cũng từ 15 đến 50, thành thử có nhiều thanh niên hay học sinh gặp nạn.
Sáng hôm sau, lúc 8 giờ, bỗng có hai tên Việt Cộng theo thang sắt trèo lên trần và khám phá ra tôi. Một đứa tên Hồ Sự, du kích gốc Long Hồ, vừa được đồng bọn giải thoát khỏi nhà lao Thừa Phủ (là nhà lao nằm giữa lòng thành phố Huế, ngay sau lưng tòa hành chánh tỉnh). Tên kia là Đỗ Vinh, sinh viên, người gốc làng Sịa. Sau khi lôi tôi xuống, chúng hỏi tôi tại sao lại trèo lên núp (nấp). Tôi trả lời là vì nghe con nít khóc ồn ào, chịu không nổi, phải trèo lên đấy để nghỉ.
Chúng dẫn một mình tôi -lúc ấy chẳng còn hồn vía gì nữa- đi xuống dốc nhà thờ, nhưng đến chắn xe lửa thì quẹo trái, men theo đường xe lửa tới chắn Bến Ngự. Từ đây, chúng dẫn tôi lên chùa Từ Đàm là nơi Việt Cộng đang đặt bản doanh. Chúng rất đông đảo, vừa sắc phục vừa thường phục, vừa bộ đội miền Bắc vừa du kích nằm vùng miền Nam. Vào trong khuôn viên chùa, tôi nhận thấy ngôi nhà tăng 5 gian thì 4 gian đã đầy người bị bắt, đa số là giáo dân giáo xứ Phủ Cam của tôi. Gian thứ 5 (đối diện với cây bồ đề) còn khá trống, để nhốt những người bị bắt trong ngày mồng 7 Tết. Tôi cũng trông thấy ông Tin, chủ hiệu ảnh Mỹ Vân, người rất đẹp trai, đang bị trói nơi cây mít. Một tên VC nói:
Thằng này trắng trẻo chắc là cảnh sát, bắn quách nó đi cho rồi!
May thay, có một người trong nhóm bị bắt lên tiếng:
Tội quá mấy anh ơi, đây là ông Tin chụp ảnh tại Bến Ngự, cảnh sát mô mà cảnh sát!
Nhờ thế ông Tin thoát nạn, được cho về. Tiếp đó, Việt Cộng đưa cho tôi một tờ giấy để làm bản lý lịch. Chúng bảo phải khai rõ tên cha, tên mẹ, tên mình, nguyên quán ở đâu, cha mẹ làm chi, bản thân bây giờ làm chi. Khai rõ ràng chính xác, Cách mạng sẽ khoan hồng. Khai tơ lơ mơ, khai dối láo là bắn ngay tại chỗ. Lúc ấy không hiểu sao Chúa cho tôi đủ sự thông minh và điềm tĩnh nên đã khai hoàn toàn giả, giả từ tên cha mẹ đến tên mình, và giả mọi chi tiết khác, như nghề của cha là kéo xe ba gác, nghề của mẹ bán rau hành ở chợ Xép, bản thân thì đang học trường Kỹ Thuật!?!
May mà bọn Việt Cộng chẳng kiểm tra chéo bằng cách hỏi những người cùng giáo xứ bị bắt đêm hôm trước. Bằng không thì tôi cũng rồi đời tại chỗ!
Chúng tôi ngồi tại chùa Từ Đàm suốt cả ngày mồng 7 Tết, không được cho ăn gì cả. Lâu lâu tôi lại thấy Việt Cộng dẫn về thêm một số tù nhân, trong đó tôi nhớ có cậu Long, 16 tuổi, học sinh, con ông Nguyện ở xóm Đường Đá giáo xứ Phủ Cam. Thỉnh thoảng chúng lại trói ai đó vào gốc cây bồ đề, bắn chết rồi chôn ngay trong sân chùa. Sau này người ta đếm được có 20 xác, trong đó có anh Hoàng Sự, vốn là cảnh sát gác lao Thừa Phủ, bị đám Việt Cộng khi được thoát tù đã bắt đem theo lên đây. Việt Cộng cũng cho một vài kẻ về nhắn thân nhân bới cơm nước lên cho người nhà, nhưng với điều kiện: nhắn xong phải đến lại trong ngày, bằng không bạn bè sẽ bị chết thế. Thế là một số anh em Phủ Cam lên tiếng xin thả ông Hồ (khá lớn tuổi, làm nghề hớt tóc, nhà ở gần cabin điện đường Hàm Nghi) để ông về lo chuyện tiếp tế thực phẩm. Tay Việt Cộng liền hỏi: “Ai tên Hồ?” thì có một cậu thanh niên nào đó nhảy ra nói: “Hồ đây! Hồ đây!” Thế là nó được thả về và rồi trốn luôn, thoát chết. Một vài bạn trẻ cùng tuổi với tôi cũng được cho về nhắn chuyện bới xách rồi quyết không lui, nhờ vậy thoát khỏi cơn thảm tử. Còn ai vì hãi sợ hay thương bạn mà lên lại Từ Đàm thì cuối cùng bị mất mạng như tôi sẽ kể. Các “sứ giả” về thông báo với bà con là ai có thân nhân “đi học tập” hãy bới lương thực lên chùa Từ Đàm. Vậy là vài hôm sau, người ta ùn ùn gánh gồng lên đó gạo cơm, cá thịt, muối mắm, bánh trái ê hề (Tết mà!)… Họ chẳng thấy thân nhân đâu mà chỉ gặp mấy tên cán bộ Việt Cộng bảo họ hãy an tâm trở về nhưng để đồ ăn lại. Nhờ mưu mô thâm độc này mà Việt Cộng tạo được một kho lương thực khổng lồ để ăn mà đi giết người tiếp!!
Lân la dò hỏi và nhìn quanh, tôi thấy trong số thanh niên Phủ Cam bị bắt có rất nhiều người bạn của tôi: anh Trị tây lai con ông Ngọc đàn ở nhà thờ, con trai ông Hoàng lương y thuốc Bắc ở chợ Xép, hai con trai ông Thắng nấu rượu, hai con trai ông Vang thổi kèn, anh Thịnh con ông Năm, hai anh em Bình và Minh con ông Thục mà một là bạn học với Cha Phan Văn Lợi… Tôi cũng nghe nói có hai thầy đại chủng viện mà sau này tôi mới biết là thầy Nguyễn Văn Thứ, nghĩa tử của Cha Nguyễn Kim Bính và bạn cùng lớp với Cha Nguyễn Hữu Giải, rồi thầy Phạm Văn Vụ, đồng nghĩa phụ với cha Lợi…
Khi trời bắt đầu sẫm tối, Việt Cộng bắt chúng tôi ra sân xếp hàng và một tên tuyên bố:
Anh em yên tâm! Như đã nói, Cách mạng đưa anh em đi học tập 3 ngày cho thấm nhuần đường lối rồi sẽ về thôi! Bây giờ chúng ta lên đường!
Rồi chúng bắt đầu dùng dây điện thoại trói thúc ké từng người một chúng tôi, trói xong chúng xâu lại thành chùm bằng một sợi dây kẽm gai, 20 người làm một chùm. Tôi nhớ là đếm được trên 25 chùm, tức hơn 500 người.
Khi chúng tôi bị lôi ra đường (đường Phan Bội Châu hiện giờ), chừng 7g tối, tôi thấy có một đoàn cố vấn dân sự Hoa Kỳ khoảng 14 người cũng bị trói nhưng sau đó được dẫn đi theo ngã khác hẳn. Áp giải chúng tôi lúc này không phải là Việt Cộng nằm vùng, địa phương, nhưng là bộ đội miền Bắc, khoảng 30 tên. Bọn nằm vùng ở lại để đi bắt người tiếp.
Bỗng một kẻ mặc áo thầy chùa xuất hiện, đến cạnh chúng tôi mà nói:
Mô Phật! Dân Phủ Cam bị bắt cũng nhiều đây! Chỉ thiếu Trọng Hê và Phú rỗ!
Trọng (con ông Hê) và Phú (mặt rỗ) là hai thanh niên công giáo, nhưng lại là “tay anh chị” khét tiếng cả thành phố. Về sau tôi được biết đa phần những thanh niên bị bắt đêm mồng 6 Tết tại nhà thờ Phủ Cam và sau đó bị giết chết đều là học sinh, sinh viên, thanh niên nhút nhát hiền lành. Còn hạng can đảm, có máu mạo hiểm hay hạng “du dãng, anh chị” đều đã đi theo binh lính, dân quân để chiến đấu tự vệ hoặc nhanh chân trốn chạy, không tới nhà thờ trú ẩn, nên đều thoát chết. Sự đời thật oái oăm!”
Trên đây một đoạn trong bài viết về Mậu Thân của cha Phan Văn Lợi và Nguyễn Hữu Giải.

tet mau than
Cha Nguyễn Hữu Giải và Cha Phan Văn Lợi

Tóm lại, cộng sản Hà Nội biết dân chúng và chính phủ Miền Nam trọng tín ngưỡng nên chúng đã lợi dụng yếu điểm này để cài điệp viên Việt Cộng vào các cơ sở tôn giáo tu hành và dễ dàng nhất là các chùa. Vì Phật giáo là tôn giáo lớn lại không có hệ thống đào tạo và kiểm soát chặt chẽ như vài tôn giáo khác, do đó những tên Việt Cộng như Thích Trí Quang, Thích Chánh Trực, Thích Thiện Siêu, Thích Như Ý v.v chúng xâm nhập vào các chùa chiền như chốn không người. Chúng mượn chùa chiền để đánh lừa dân chúng quốc gia và như thế rất có sức mạnh để đối đầu với chính phủ VNCH. Nếu chính phủ bắt những tên cộng sản trá hình này, chúng liền tổ chức biểu tình chống đối đàn áp tôn giáo. Bổn cũ chúng soạn đã lại quá nhiều lần, nhưng tín đồ ngây thơ vẫn hoài ngây thơ. Chỉ khổ chính phủ đành phải bó tay. Chính những tên hoạt đầu giả dạng tu hành này chúng là những tên đã làm ô uế cửa Phật và ít nhiều đã góp phần vào việc dâng Miền Nam cho cộng sản.

tet mau than
Chùa Từ Đàm do tên cộng sản Võ Trọng Thường tức Thích Thiện Siêu trụ trì, nơi đặt bản doanh để giam giữ, tra tấn và khai thác tù nhân, một số nạn nhân bị bắn và được chôn ngay trong sân chùa.

(Trích Huế Thảm Sát Mậu Thân 1968. Trang 204-264 - Liên Thành)

http://ubtttadcsvn.blogspot.com

 

 Đăng ngày 07 tháng 01.2016