Một kỷ niệm về Đại tá Hồ Ngọc Cẩn

Nghiêm Hữu Hùng

dai ta ho ngoc can
Đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị Việt cộng xử bắn tại Cần Thơ ngày 14 tháng 08.1975

Tôi thuộc lòng bài thơ "Après la bataille" của Victor Hugo và luôn xem đó là hành trang vào đời khi nhập ngũ: "Làm cách nào đối xử với con người cả bạn lẫn thù với lòng nhân". Tuy nhiên những gì xảy ra ngoài chiến trường nhiều khi khác hẳn với thơ Victor Hugo, nhân vật chính (mon père ...) trong bài thơ là một vị Tổng chỉ huy, có toàn quyền quyết định về hành động của mình còn tôi chỉ là Y Sĩ Trung Úy, một cấp bậc rất nhỏ, ngoài phạm vi chuyên môn ra, có rất nhiều hoàn cảnh không thể tự mình quyết định được như câu chuyện sau đây:
Thời Chiến Tranh Việt Nam, thông thường các sĩ quan cao cấp đối xử với bác sĩ rất tốt, cả hai bên đều tỏ lòng quý trọng lẫn nhau. Nhưng cũng có rất nhiều nghịch cảnh, một chuyện ai cũng biết là đôi khi có vài binh sĩ vì sợ chết nên đã "tự huỷ hoại thân thể" bằng nhiều cách như:
- Chích mủ xương rồng vào ngón tay để gây gangrène (mất ngón trỏ bàn tay phải thì sẽ được giải ngũ vì không thể bóp cò súng)
- Tự bắn vào lòng bàn tay
- Đào một cái hố, thò bàn chân vào trong rồi ném kíp lựu đạn xuống hố, tự hủy hoại bàn chân v.v.
Đại khái có rất nhiều cách mà chỉ trong thời gian ngắn một bác sĩ có thể phân biệt được vết thương nào là thật, vết thương nào tự tạo.
Tuy nhiên cái khó nhất là xử sự ra sao với tình trạng hủy hoại thân thể.
Trong phần lớn trường hợp, dù biết tôi cũng bỏ qua không báo cáo, vẫn cho xe cứu thương hoặc gọi trực thăng tải thương.
Lần đầu tôi phải đối phó với sự trớ trêu là tháng 8 năm 1974 khi đi hành quân tăng phái cho Tiểu Khu Chương Thiện, lúc đó Tỉnh Trưởng là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn (Đại Tá Cẩn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 bị Việt Cộng kết án tử hình và xử bắn tại Sân Vận Động Cần Thơ).
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn lớn hơn tôi khoảng 5 tuổi, có vẻ mặt thư sinh và nho nhã, xuất thân từ Thiếu Sinh Quân, nhưng trái với những huyền thoại về một chiến binh can trường, cách nói chuyện của ông lại rất từ tốn và chín chắn, tuy ông vẫn lấy làm tiếc là không được học cao nhưng là một quân nhân đúng nghĩa, thương binh sĩ, chiến đấu hết mình và rất trọng người có học.
Ông tỏ ra rất quý mến tôi, mỗi buổi chiều thường mời ăn cơm chung và những lúc rảnh rỗi ông bỏ ra cả giờ để tâm sự về cuộc đời.
Nhưng một buổi sáng giao tình của chúng tôi đột nhiên trở nên căng thẳng khi ông "mời" tôi đến thăm "chuồng cọp", nơi giam giữ các quân nhân bị kỷ luật và các quân nhân tự hủy hoại thân thể.
Đại Tá Cẩn chỉ một anh lính bị vết thương hoại tử (gangrène) ở mắt cá chân rồi hỏi tôi, rất lịch sự:
"Xin bác sĩ cho biết trường hợp này nếu đưa vào bệnh viện sẽ phải cưa chân tới đâu?"
"Tôi thấy là phải tải thương anh ta ngay, còn cưa chân tới đâu thì bác sĩ ở bệnh viện mới quyết định đươc". Rồi tôi cũng gần như quên chuyện này vì quân nhân đó là thuộc cấp của ông ta, không thuộc quyền tôi.
Nhưng hai, ba hôm sau Đại Tá Cẩn lại mời tôi tới thăm "chuồng cọp". Tôi ngạc nhiên tới mức không còn phản ứng gì khi thấy vẫn là anh lính cũ mà vết thương đã nặng hơn nhiều, sốt cao và gangrène đã tới gần đầu gối, Đại Tá Cẩn vẫn nói rất từ tốn nhưng có vẻ hơi lạnh lùng:
"Bác sĩ cho biết nếu bây giờ tải thương thì cưa chân tới đâu?"
Tôi trả lời:
"Xin đại tá cho tải thương ngay đi, vì cầm chắc phải cưa tới đầu gối".
"Vậy tôi nhờ bác sĩ mỗi ngày ghé qua đây một lần, khi nào cưa tới háng thì báo cho tôi biết". Bây giờ thì tới lượt tôi nổi nóng:
"Đại tá có đùa với tôi không đấy? Là y sĩ tôi không thể mất nhân tính như vậy được".
Mặt ông ta đột nhiên đỏ bừng và chuyển thái độ xưng hô:
"Anh có biết là chưa có một ai trong Tỉnh này dám trái lệnh tôi không?"
Và cũng là lần đầu tôi lớn tiếng với một sĩ quan cao cấp:
"Tôi biết, người đầu tiên dám trái lệnh ông là tôi, ngay từ bây giờ ông có thể kiếm bất cứ ai không dám trái lệnh ông mà hỏi, tôi sẽ không làm việc với ông nữa".
Rồi cả hai chúng tôi đều quay mặt bỏ đi không nói với nhau thêm lời nào.
Một điều tôi biết chắc chắn là ngoài chiến trường những Sĩ Quan cao cấp và có toàn quyền như Đại Tá Cẩn, nếu muốn giết một quân y sĩ như tôi rất dễ dàng, có thể sai bất cứ một thuộc cấp nào làm rồi đổ cho chiến tranh là xong.
Tối hôm đó khi trở về phòng ngủ, mấy người lính Quân Y và người cận vệ lo ngại lắm, tổ chức gác vòng trong vòng ngoài nhưng tôi chỉ biết cám ơn và nói với họ:
"Nếu họ muốn giết mình thì canh gác được tới bao giờ?"
Tôi ngồi viết một bản tường trình nhờ người cận vệ cất giữ để "nếu có gì xẩy ra" sẽ trao cho gia đình tôi.
Qua hai ngày như thế, tới đêm thứ ba thì bỗng nhiên Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đích thân tới phòng tôi mời lên tư dinh để "nhậu chơi" với thái độ rất hòa hoãn và lịch thiệp.
Trong bữa tiệc rượu chỉ có hai người, ông tâm sự:
"Bác Sĩ có thể xem thường tôi nhưng thử nghĩ xem, tôi là một quân nhân thuần túy, phải trừng phạt họ để cảnh cáo chứ tôi cũng biết đau lòng, và nếu ai cũng hủy hoại thân thể thì lấy ai đánh Việt Cộng?
"Khi đất nước mất rồi thì chúng nó "cưa đầu" tất cả anh em mình, thành ra cái chân của một thằng hèn đâu có nghĩa lý gì?"
Tôi thật sự cảm động với thái độ hết sức lý lẽ của ông ta nên cũng đáp lại:
"Tôi cũng suy nghĩ nhiều mấy ngày hôm nay, tôi hiểu và cảm phục Đại Tá nhưng mong Đại Tá cũng hiểu cho là những gì tôi được dạy dỗ từ trong gia đình tới học đường đều là đúng và tôi không thể thay đổi cách suy nghĩ được".
Đaị Tá Hồ Ngọc Cẩn đã đứng dậy bắt tay tôi rồi nói:
"Tôi thành thật xin lỗi việc vừa qua, sáng mai nhờ Bác Sĩ tải thương binh này sang Quân Y Viện”.
Câu chuyện đã gần 40 năm mà mỗi tháng tư đến, tôi vẫn nhớ tới Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn như chuyện mới xảy ra hôm qua và rất khâm phục thái độ “quân tử” của ông.
Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn tiếc là ngày đó mình còn quá trẻ đầy tự ái và cao ngạo. Đúng ra tôi phải tìm đến trước để nói chuyện với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn thì mới phải lẽ!
Mong hương hồn Đại Tá xem đây là một lời tạ lỗi của tôi, dù có hơi muộn màng.
Bs Nghiêm Hữu Hùng


42 năm ngày cộng sản xử bắn Đại tá Hồ Ngọc Cẩn

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn (1938 - 1975), ông xuất thân từ trường Thiếu sinh quân và tốt nghiệp khóa Sĩ quan Hiện dịch Đặc biệt tại Nha Trang vào đầu thập niên 60 và là Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, mặc dù có lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng, Hồ Ngọc Cẩn vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại Việt cộng.
Hết đạn, Hồ Ngọc Cẩn bị bắt và biệt giam. Ngày 14 tháng 8 năm 1975, ông bị Chính quyền cộng sản tử hình bằng cách xử bắn tại Sân vận động Cần Thơ.
Câu nói bất hủ của Đại tá Cẩn trước "tòa án" cộng sản sẽ mãi mãi được ghi vào lịch sử cho tinh thần kiên cường, bất khuất của người lính VNCH trước kẻ thù man di mọi rợ:
"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo Cộng sản. Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm”.


Lời kể của một nhân chứng về

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn


Đại tá Hồ Ngọc Cẩn

Tôi mãi nhớ không bao giờ quên ngày xử bắn ông Hồ Ngọc Cẩn. Mới tờ mờ sáng loa phóng thanh Cần Thơ kêu gọi mỗi gia đình phải đi 2 người mít tinh nhưng không ai biết đi làm cái trò trống gì, chỉ biết theo sự hướng dẫn của Bò Vàng công an Phường đến sân banh Quang Trung Cần Thơ.
Trong lúc đó chúng tôi thấy một chiếc xe jeep chạy đến, trên xe có một người bị trói hai tay phía sau, cổ đeo dây chuổi tràng hạt của người Công Giáo hai chân bị khoá dây xích. Nhưng không ai biết ông là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, khi vào sân banh thì dân chúng không vào hết, chỉ đứng lây quây trước cổng và cạnh sân banh dọc theo đường Quang Trung, dân chúng dự định bỏ về nhà thì họ tuyên bố xử ông Đại Tá Tỉnh Trưởng Chương Thiện thì dân chúng lại đổi ý, có người muốn biết ai là Tỉnh Trưởng Chương Thiện, riêng tôi muốn biết họ đang làm gì, cả đám đông chen nhau ùa vào, thấy tình hình không ổn họ đóng cổng sân banh lại, nhưng dân chúng lại leo vách tường dọc đường Quang Trung tràn vào đông nghẹt sân banh.
Trước khán đài họ treo biểu ngữ Toà Án Nhân Dân, nhưng khi bắt đầu xử thì họ kéo biểu ngữ Toà Án Nhân Dân xuống mới lòi biểu ngữ Toà Án Quân Sự, thiệt là tráo trỡ ngay ban ngày giữa chốn ngàn người. Khi xử Ông Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn chẳng khác gì người Do Thái xử Chúa Giêsu cách đây hơn 2000 năm. Ông Hồ Ngọc Cẩn đứng chính giữa, bên phải là Đai Uý Chiêu Hồi, bên trái là mội người ăn trộm tại Cần Thơ ba người đều bị bịt mắt. Khi họ kể hết tội lỗi nơi này sang tội lỗi nơi kia trực tiếp hay gián tiếp ông đã giết bao nhiêu ngàn chiến sĩ yêu nước và buộc Ông nhận tội.
Họ lại cho một người Cách Mạng Miền Nam đem micro phone cho Ông trả lời. Ông rất bình tỉnh, nét mặt tươi vui không lộ vẽ hằn thù oán ghét, Anh Dũng hiên ngang trả lời chậm rõ từng chữ: "CÁC ANH CÓ CHÍNH NGHĨA CỦA CÁC ANH, CHÚNG TÔI CÓ CHÍNH NGHĨA CỦA CHÚNH TÔI. VÌ CHÍNH NGHĨA BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG THÌ KHÔNG CÓ TỘI". Nên nhớ lúc đó họ để loa phóng thanh toàn Thành Phố Cần Thơ ai cũng nghe Ông Hồ Ngọc Cẩn trả lời. Thấy không ổn họ liền thay kế hoạch không cho Ông trả lời và tuyên án kết tội xử tử. Trước khi xử bắn họ hỏi cả ba người có muốn gì không? Người ăn trộm chỉ khóc lu bù. Ông Đại Uý Chiêu Hồi xin được về quê chôn cất tại Huyện Cờ Đỏ, họ chấp thuận. Còn Ông Cẩn xin Được Mở khăng bịt Mắt, họ lại hỏi tại sao ông muốn như vậy.
Ông Hồ Ngọc Cẩn trả lời: "Tôi muốn nhìn thấy đồng bào của tôi trước khi chết".
Một người Cách mạng miền Nam đội nón tai bèo đứng gần được lệnh mở khăn che mắt Ông Hồ Ngọc Cẩn. Lúc đó chỉ có những người ở hàng đầu trong đó có tôi là nhân chứng, mọi người ngồi bẹp xuống đất cách khoảng 6-8 mét mới nghe Ông Cẩn và người Đại Uý Chiêu Hồi nói lời cuối. Khi tràng súng thứ nhất Ông Hồ Ngọc Cẩn quỳ một gối, nhưng nét mặt vẫn tươi vui đưa ánh mắt nhìn quanh công chúng. Khi tràng súng thứ nhì Ông Hồ Ngọc Cẩn quỳ hai gối, nét mặt Ông vẫn tươi vui nhìn đồng bào như một anh hùng tử đạo hiên ngang trước pháp trường. Tràng súng thứ ba, có lẽ vì mất máu nhiều và bị đói khát lâu ngày nên kiệt sức Ông gục đầu xuống. Cuối cùng họ cho một phát ân huệ ngay đầu coi như mạng ông kết liễu từ đó. Ông Hồ Ngọc Cẩn mãi mãi là vị Anh Hùng trong lòng người dân Cần Thơ và cả Miền Tây.
Khi loa phóng thanh tuyên bố Ông Hồ Ngọc Cẩn bị xử tử chết tại sân banh Quang Trung tỉnh Cần Thơ. Ông Bảy Từ đến hỏi ý kiến Ông Khen Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ nhà thờ họ đạo An Thạnh đồng ý cho Ông Bảy Từ là bà con quen biết với Ông Cẩn lên nhà thờ giật chuông tử cho mọi người Công giáo trong xứ đạo đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn Ông Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn được sớm về Thiên đàng theo nghi thức Công giáo. Nhóm bò vàng (công an) phường Hưng Lợi cho gọi ông Chủ tịch Khen Hội đồng Giáo xứ nhà thờ An Thạnh đến đồn công an làm việc, nêu rõ lý do tại sao nhà thờ liên tục giật chuông không ngừng ngay sau khi trên loa tuyên bố Ông Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn bị xử bắn chết. Ông Khen Hội đồng Giáo xứ nhà thờ An Thạnh trả lời cho họ biết đó là thông lệ, là luật đạo. Hễ ai là người Công giáo mới qua đời đều được giật chuông tử để cho mọi người trong xứ đạo cầu cho linh hồn đó được Chúa sớm rước về Thiên đàng. Đám công an, họ tức lắm nhưng họ lại sợ cả khối người Công giáo nên bỏ qua. Sau khi xử bắn họ đem xác Ông Hồ Ngọc Cẩn liệng bên lề đường ngay Dị tỳ người Tàu (nghĩa trang) cạnh nhà máy lọc nước, trước Trung tâm Nhập ngũ Quân khu 4 đường Mạc Tử Sanh, sau ngày chiến thắng miền Nam họ đổi thành đường 30 tháng tư, vì đó là đường họ tiến vào có vài người tiếp quản Tỉnh Cần Thơ. Họ kêu mấy người đàn ông thanh niên ở đó trong tổ Ông Khen đến chôn Ông Hồ Ngọc Cẩn. Nhưng khi ông Tổ Trưởng Khen và mấy anh thanh niên đến họ không cho đào sâu để chôn. Chỉ để xác ông Hồ Ngọc Cẩn ngay trên mặt đất, rồi đào đất xung quanh vừa phủ lấp lên xác Ông Hồ Ngọc Cẩn thì mấy ông Bò vàng (công an) phường Hưng Lợi nói là xong, không cho phủ đất lên thêm nữa. Họ canh hai ngày đến ngày thứ ba thì bắt đầu hôi thúi, mấy ông Bò vàng (công an) phường Hưng Lợi không còn canh nữa. Sáng sớm ngày thứ tư, dân chúng đi bộ ngang thấy đất bị bới ra và xác Ông Hồ Ngọc Cẩn không có ở đó. Ông Khen lại bị đám Bò vàng (công an) cho mời đến đồn làm việc. Ông Khen giận dữ trả lời tay đôi với họ rằng: giết Hồ Ngọc Cẩn là mấy ông giết, chôn cạn Hồ Ngọc Cẩn cũng mấy ông muốn, canh xác Hồ Ngọc Cẩn cũng mấy ông coi. Bây giờ xác Hồ Ngọc Cẩn biến mất là tại mấy ông không tôn trọng người chết để hôi thúi cả một vùng trời, thì ai đó làm phước đem đi nơi khác chôn cất đàng hoàng, không còn hôi tanh cho dân chúng đi ngang không phải tránh né. Dân địa phương đồn rầm lên Ông Hồ Ngọc Cẩn sống lại và đi về Tỉnh Chương Thiện rồi. Đó là chuyện rất vui mừng cho bà con cô bác tại Cần Thơ khi nghe tin đồn về xác Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Sau vài ngày, dân lại đồn lính của Ông Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã lén đem xác Ông Hồ Ngọc Cẩn chôn nơi nào đố ai biết? Mà dẫu có biết cũng chả ai thèm nói cho họ, tức cũng chả làm gì nhau.
Những thứ bịa đặt dưới đây nên xoá đi. Sử sách phải tường thuật cho thật thà không nên láo khoét. Nếu muốn biết thêm chi tiết, vào Paris Match của đầu thập niên 80 sẽ thấy bài viết và hình ảnh ngày xử bắn Ông Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Tôi nhắc lại một lần nữa những thứ rác rưởi dưới đây nên cắt bỏ đi vì nó sẽ làm sĩ nhục và mất giá trị của người Anh Hùng đất phương Nam. Tôi là Châu con Ông Khen đã có mặt trong ngày xử tử Ông Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, lúc đó tôi 17 tuổi còn trẻ còn khoẻ nên trèo vào hàng rào sân banh và chen lên hàng đầu chứng kiến từng giây phút.
Thời gian đó chỉ có tụi "cách mạng ba mươi" tung hoành khắp miền Nam, chứ không có một tên bộ đội hay công an miền Bắc nào hành xử tàn bạo như vậy nên mới có câu: công an, bộ đội còn tha, Ba mươi giết hết, lột da đóng giày. Không tin thì về Cần Thơ phường Hưng Lợi năm 2014 hỏi những người từ 55 tuổi trở lên họ vẫn còn nhớ không quên đâu.
Đây là email của tôi: ctpkqqa7@gmail.com

_____________

...Người dân Cần Thơ lén đưa thi thể cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn về… và phủ một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa… mà cố Đại Tá đã suốt đời phục vụ cho lý tưởng của Việt Nam Cộng Hoà.
Đại Tá Cẩn bị giải lên chỗ hành hình, mấy tên khăn rằn hung hăng ghìm súng bao quanh người chiến sĩ. Trước khi bắn người, tên chỉ huy cho phép người được nói. Đại Tá Cẩn trong chiếc áo tù vẫn hiên ngang để lại cho lịch sử lời khẳng khái: “Tôi chỉ có một mình, không mang vũ khí, tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn tôi xin được mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối”. Dĩ nhiên lời yêu cầu không được thỏa mãn. Đại Tá Cẩn còn muốn nói thêm những lời trối trăn hào hùng nữa, nhưng người đã bị mấy tên khăn rằn nón cối xông lên đè người xuống và bịt miệng lại. Tên chỉ huy ra lệnh hành quyết người anh hùng. Điều duy nhất mà bọn chúng thỏa mãn cho người là không bịt mắt, để người nhìn thẳng vào những họng súng thù, nhìn lần cuối quốc dân đồng bào. Rồi người ngạo nghễ ra đi.
Cùng ngẩng cao đầu đi vào chiến sử Việt Nam với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn tại sân vận động Cần Thơ là người anh hùng Thiếu Tá Trịnh Tấn Tiếp, Quận Trưởng quận Kiến Thiện, bạn đồng khóa với Đại Tá Cẩn. Thiếu Tá Tiếp đã cùng các chiến sĩ Địa Phương quân chi khu chiến đấu dũng cảm đến sáng ngày 1/5/1975 thì ông bị sa vào tay giặc. Thiếu Tá Tiếp là một sĩ quan xuất sắc, trí dũng song toàn. Ông đã từng gây rất nhiều tổn thất nặng nề cho quân địch, nhờ tổ chức thám sát chính xác, có lần ông đã gọi B-52 dội trúng một trung đoàn cộng quân và hầu như xóa sổ trung đoàn này. Cộng quân ghi nhớ mối thù này, người anh hùng của chúng ta sa vào chúng, thì chúng sẽ giết chết ông không thương tiếc. Hai người anh hùng cuối cùng của miền Tây đã vĩnh viễn ra đi. Đất trời những ngày đầu mùa mưa bỗng tối sầm lại.
Một nhân chứng đứng ở hàng đầu dân chúng kể lại rằng, trong những giây phút cuối cùng, Đại Tá Cẩn đã dõng dạc hét lớn: “Việt Nam Cộng Hòa muôn năm! Đả đảo Cộng sản”! Năm sáu tên bộ đội nhào vào tấn công như lũ lang sói, chúng la hét man rợ và đánh đấm người anh hùng sa cơ tàn nhẫn.
Người phụ nữ nhân chứng nước mắt ràn rụa, bà nhắm nghiền mắt lại không dám nhìn. Bà nghe trong cõi âm thanh rừng rú có nhiều tiếng súng nổ chát chúa. Khi bà mở mắt ra thì thấy nhiều tên Việt Cộng quây quanh thi thể của Đại Tá Cẩn và khiêng đem đi.
Đúng ra, phải vinh danh Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn là Chuẩn Tướng Hồ Ngọc Cẩn, vì người đã anh dũng chiến đấu trên chiến trường và vị quốc vong thân. Nhưng Tổng Thống Tổng Tư Lệnh, Tổng Tham Mưu Trưởng đã bỏ chạy từ lâu, Tư Lệnh Quân Khu IV đã tử tiết, lấy ai đủ tư cách trao gắn lon và truy thăng Chuẩn Tướng cho người. Anh linh của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã thăng thiên. Tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử đến ngàn đời sau. Xin người hãy thương xót cho dân tộc và đất nước Việt Nam còn đang chìm đắm trong tối tăm và gông xiềng cộng sản, xin hãy ban cho những người còn đang sống khắc khoải sức mạnh và quyết tâm. Để cùng nhau đứng dậy lật đổ chúng, hất bọn chúng, tất cả bọn tự nhận là con cháu loài vượn đó vào vực thẳm lạnh lẽo nhất của địa ngục.

http://www.lyhuong.net

http://tinhomnay1.blogspot.com.au
 

Nợ "ấm ớ"

Nghiêm Hữu Hùng

Trước hết xin cám ơn DTK và các bạn đã góp ý cho câu hỏi về NỢ.
Cũng xin thưa ngay với các bạn là chữ "NỢ ẤM Ớ" tôi viết ở trên hoàn toàn đứng đắn, không hề có chút dụng ý giễu cợt nào, chỉ vì không biết dùng chữ nào khác để diễn tả câu chuyện dưới đây:
"Tôi không hề nợ ông bạn này một thứ gì, tiền cũng không mà "ân tình" lại càng không. Thế mà tôi đã phải xuống nước năn nỉ ông ta, nhận là mình nợ, và đã ... trả nợ ông ta gấp cả chục lần cái mà mình không hề NỢ!"
Câu chuyện tuy hơi dài dòng, nhưng đối với những bạn đã đi tù 'cải tạo' lâu như Trần Cao Hoài, Phạm Gia Đại và Phương Canada có lẽ dễ thông cảm hơn.

***
Ngày 22 tháng 5 năm 1980, sau gần 4 năm tù và nhiều lần chuyển trại, tới Hóc Môn thì tôi nhận được "lệnh tha" và được phóng thích 2 ngày sau đó, tình cờ vào đúng sinh nhật của tôi.
Sở dĩ tôi nằm tù 4 năm, lâu hơn các 'chuyên viên' khác một năm vì từng bị kỷ luật.
Cuộc sống ở Hóc Môn tương đối nhàn hạ, nhờ dư đất nên một số "cải tạo viên" giỏi về mưu sinh, đã trồng rau, bầu, bí, mướp v...v hoặc nuôi gà, vịt, để "cải thiện".
Nhân vật "chủ nợ" cuả tôi trong câu chuyện, là một ông Thiếu úy, gốc Hạ sĩ quan đi lính từ thời Tây, hơn tôi khá nhiều tuổi, dân Nghệ An, có cái tên rất lạ và dễ nhớ là "N.V. RA". (Nguyễn Mậu Tùng có thể còn nhớ ông này)
Ban đầu ông Ra có biệt danh là "Ra-ăng-ten", về sau được gán thêm một biệt danh nữa là "Ra...Vịt", không phải tên Tây, mà chỉ vì ông nuôi một đàn vịt 7, 8 con. (Đây là một 'đặc ân' cuả tên trưởng trại giam dành cho "Ra Vịt", nhờ công tác chính cuả ông là làm "ăng ten", chuyên báo cáo 'tư tưởng' và hành động cuả các trại viên cho bọn cán bộ).
Đời sống thiếu thốn trong tù và gốc gác "chó ăn đá gà ăn muối ", cùng quê hương với Hồ chí minh, nên ông Ra xem đàn vịt là một gia tài cực lớn, sẵn sàng hy sinh tính mạng mình để bảo vệ... mấy con vịt!
Thú thật cho tới ngày hôm nay tôi cũng chưa từng gặp người đàn ông nào "đẹp... người, đẹp... nết" hơn ông "Ra Vịt". Nhan sắc cuả ông thuộc loại tổng hợp cuả "hồn thiêng sông núi"! và ông rất hãnh diện về nhan sắc trời cho này, cặp mắt ti hí và đôi môi 'chả trâu' cuả đồng chí thủ tướng Phạm văn Đồng, được gắn trên khuôn mặt dài như mặt ngựa cuả đồng chí Lê Duẩn.
Tuy thế ông vẫn hơi tiếc là bộ răng vẩu làm ông thiếu đi... cái uy cuả đồng chí tổng bí thư!
Nhưng không may cho tôi, ông "Ra ăng-ten" lại là "tổ trưởng" và nằm ngay cạnh tôi. Sống bên ông này thật đến khổ, vì ban đêm ông nhốt mấy con vịt ngủ chung trong màn, sợ vịt đi lạc hoặc bị đánh cắp. Tôi mất ngủ vì mùi vịt hôi, ám khắp người mà trong trại giam lại thiếu nước tắm! Mùi thì lâu rồi cũng quen, nhưng lũ vịt cứ lục đục và cạp cạp cả đêm thì chịu, không quen được.
Ở cạnh ông, tôi tự nhiên phải... tịnh khẩu vì lý do tự vệ. Nói cho ngay, ban đầu "Ra Vịt" đối với tôi cũng khá dễ chịu, ông ta bị 'cô lập' vì chẳng ai dại gì mà 'dây với hủi', chỉ còn mình tôi phải ngồi chịu đựng để nghe ông ta độc thoại.
Câu chuyện đắc ý nhất ông kể cho tôi nghe cả trăm lần:
"... Sở dĩ tui có tên RA là vì ở 'quê Bác', đàn bà không hiểu sao đều... đẻ khó, nên khi má tui sanh tui, bố tui cứ đứng cạnh mà hét... đụ mạ mày, RA mau đi!"
Nuôi vịt trong tù là một công việc cực kỳ vất vả, vì đất Hóc Môn khô cằn, rất khó kiếm đồ ăn cho vịt. Mỗi ngày ông Ra phải chầu chực xin chút cơm thừa cuả bọn cán bộ, nhưng coi bộ cũng rất hiếm hoi, vì bọn việt cộng thường liếm đến hạt cơm cuối cùng để khỏi phải rửa bát! Những ngày thiếu cơm, vì lo vịt đói, ông Ra phải chầu chưc ở cầu tiêu cuả trại, dùng chiếc vợt múc giòi bưng lên cho vịt cuả ông... xơi.
Chắc chắn nhiều người chưa được chứng kiến cảnh mỗi khi ông khệ nệ đặt điã giòi xuống, đàn vịt đã rùng mình... bỏ chạy.
Ngoài công việc nuôi vịt, ông "Ra ăng-ten" còn một thú vui khác là mỗi đêm trước khi ngủ, ông móc trong ba-lô tấm hình cô con gái cưng, ngắm nghía rồi chìa cho tôi xem, xuýt xoa khen ngợi vẻ đẹp cuả con gái vì trông cô ta... giống y hệt bố!!!
Dù xấu tính nhưng kể ra "Ra...Vịt" cũng có tầm nhìn xa không thua gì... bác Hồ, chỉ những sĩ quan còn trẻ và độc thân - trong đó có tôi - mới được ông mang hình con gái ra khoe và đối xử "nương tay" đôi chút, dành cho những công việc ít cực nhọc và không báo cáo những 'phát ngôn linh tinh'. Xem như một cách... đầu tư để kén rể!
Tôi đang sống yên lành nhờ cái mác "độc thân", bỗng một hôm "Ra...Vịt" chuyển sang xem tôi là kẻ thù "không đội trời chung"! Chỉ vì một buổi sáng, chẳng hiểu sao khuôn mặt luôn khó đăm đăm cuả ông ta tự nhiên nhẹ nhõm hơn, và ông " ban ơn" cho toàn đội được nghỉ "lao động" một ngày. Thái độ xoay chiều 180 độ này được một anh bạn trẻ vui tính giải thích:
"Đêm qua nghe tiếng vịt kêu, thức dậy đi đái, qua chỗ ông Ra, nhìn vào mùng thì thấy ông ta đang..."ấy" vịt! nên sáng ra mặt mũi mới... tươi tỉnh thế!"
Nhiều anh tò mò còn vạch đít vịt để xem nó có bị... bệnh trĩ, giống như ông Ra, chủ của nó không?!
Chả biết lời đồn bắt đầu từ ai, nhưng ông ta cứ cả quyết tôi là tác giả, vì nằm ngay kế bên.
Đó là chưa kể, tôi may mắn hơn, thời gian đó được gia đình bên Mỹ gửi tiền về "thăm nuôi" đều đặn, nhưng tôi lại lờ ông ta đi, không "biết điều" chút nào.
Cũng từ đó ông ta thù tôi ra mặt, tất cả công việc nặng nhọc nhất đều trút lên đầu tôi, kèm theo là những lời báo cáo tôi thuộc thành phần "tư sản, ngoan cố, học tập không tiến bộ..."
Kể ra đối với những người đói khổ kinh niên, nếu có bần tiện hoặc xấu tính một chút cũng là điều có thể hiểu được. Nhưng tôi nhất định không cho ông ta một chút gì chỉ vì khinh ghét loại người sẵn sàng chà đạp lên mạng sống cuả người khác, miễn dành được chút quyền lợi về phần mình.
Trở lại câu chuyện "NỢ"
Ngày tôi nhận được Lệnh Tha, cùng với vài chục anh em khác, theo thông lệ những người may mắn được về trước sẽ gom góp địa chỉ những anh em còn ở lại, giúp liên lạc và nhắn tin tới gia đình họ và sẽ để lại tất cả vật dụng và tiền bạc cho các bạn thân. Thường cũng có một buổi 'Liên Hoan' nhỏ được âm thầm tổ chức mừng bạn được tha sớm.
"Giặc lái" Mai Văn Kỳ, biệt danh "Kỳ rỗ", người bạn tù thân nhất của tôi tình nguyện công tác này. Kỳ Rỗ là một "tay chơi", vô cùng liều lĩnh nhưng hiểu đời và rất tốt bụng. Anh ta liên lạc với một thằng bộ đội nhóc con, (bắt đầu biết lợi dụng thời cơ và ăn hối lộ) nhờ mua một bi-đông rượu đế và một con vịt để trổ tài đánh tiết-canh "đãi" tôi.
Dĩ nhiên giá con vịt và bi-đông rượu này ít nhất phải gấp 3 lần giá trị thực. Nhưng trong tù, miếng ăn giá trị hơn tiền. Mua bán, trao đổi được thực hiện hai bên hàng rào kẽm gai cuả trại giam và một lời hứa miệng với thằng bộ đội nhận tiền mua giúp:
"Nếu lỡ các anh bị bắt thì chớ khai em ra! Các anh sẽ bị nguy hiểm hơn em nhiều".
Tôi không biết chuyện mua bán đãi đằng này, nếu biết tôi đã cản "Kỳ Rỗ" vì chứng kiến cảnh đàn vịt cuả "Ra ăng-ten" ăn giòi, thấy... ớn quá.
Hệ lụy là ở chỗ đúng hôm đó, đàn vịt cuả "Ra...Vịt " bị mất 2 con và lúc chúng tôi bắt đầu vào tiệc thì bị "Ra ăng-ten" bắt gặp.
Tình ngay lý gian: cả đám chúng tôi chẳng có ai nuôi vịt! Mà lại không thể khai ra lý do tại sao có vịt mà ăn!
"Ra ăng-ten" nổi cơn lôi đình.
Chưa bao giờ tôi thấy một người đàn ông "Khóc cho con vịt vừa... nằm xuống" thật tình, và hung dữ đến thế!
"Ra...Vịt" nhào đến như muốn xé xác tôi kèm theo những lời chửi thề cực kỳ tục tĩu:
"Đụ mạ ! Bọn trí thức 'ngụy quân' chúng mày toàn là một lũ... ăn cắp".
"Tao sẽ báo cáo cán bộ cho chúng mày bị nhốt rục xương..." v.v...
"Kỳ rỗ" nổi điên vác ngay con dao vừa cắt cổ vịt định... cắt cổ "Ra...Vịt". Cũng may chúng tôi kịp can lại.
Tình thế thật khó cho tôi vì nếu tên ăng-ten này báo cáo cho tụi việt cộng thì chắc tôi cũng không có ngày về. Nhất nhật tại tù...
Sau cùng, một vị Tu Sĩ, Tuyên Úy Phật Giáo, suốt đời ăn chay, đã bình tĩnh đứng ra... 'nhận tội' trộm vịt do quá... thèm tiết canh vịt !
Chúng tôi gom góp tất cả tiền có được, đưa cho ông "Ra...Vịt" để đền và 'dâng' nốt đĩa tiết canh và con vịt luộc cho ông ta vì cũng chẳng còn hứng thú gì.
Nhìn cảnh "Ra...Vịt" ngồm ngoàm nhai như sắp chết đói, tôi bỗng thấy buồn nên an ủi anh ta:
"Anh Ra ạ, gia đình tôi bên ngoài dư ăn, khi nào anh được thả, nhớ ghé nhà tôi, tôi sẽ cho anh đủ tiền để ăn thịt vịt một tháng".
Điều kỳ lạ là anh ta không tin lời tôi hứa, bắt tôi viết 'cam kết' này lên giấy là tôi đã... NỢ anh ta một tháng thịt vịt.
Khoảng 2 năm sau, một hôm "Ra...Vịt" đạp xích lô (nghề mới của anh ta) đến nhà tôi đòi hỏi tôi 'thưc hiện' lời cam kết trong 'giấy nợ'.
"Một lời hứa là một lời hứa!" suốt một tháng trời, mỗi buổi chiều, tôi và "Kỳ Rỗ" chễm chệ ngồi trên xích lô do "Ra...Vịt" đạp ra nhà lòng chợ, ngồi nhậu rượu đế với thịt vịt.
Tôi rất hài lòng về việc làm này, nhờ đọc ở đâu đó lời khuyên:
"Nợ là phải trả, nếu kiếp này không trả được thì kiếp sau sẽ phải trả".
Trong câu chuyện này tôi không nợ "Ra... Vịt" một thứ gì hết: Tiền cũng không mà "ân tình" lại càng KHÔNG.
Nhưng tôi cứ "tạm ứng" ra mà trả cho anh ta món "NỢ ẤM Ớ" này, vì "duyên khởi trùng trùng":
Kiếp sau tôi có gặp lại anh ta thì cũng chả sao, cùng lắm thì lại khoác tay nhau ra quán nhậu thịt vịt với rượu đế, chẳng hận thù gì.
Nhưng LỠ chẳng may mà gặp phải con gái cuả anh ta thì... BỎ MẸ.

Nghiêm Hữu Hùng

http://nsvietnam.blogspot.com


Trung ngôn nghịch nhĩ

Tha Hương

Gởi tất cả những ai đã bán rẻ lương tâm, đập tan liêm sỉ, làm cầu nối cho Việt cộng, Việt gian xâm nhập vào những vùng đất an lành của người VN tị nạn VC tại Mỹ và các nước tư bản trên toàn thế giới.

Mua danh ba vạn dễ không
Mà sao bán chỉ ba đồng hỡi ai ?
Ngán Việt cộng chạy dài tới Mỹ
Tưởng rằng ai biết kỹ cộng rồi
Đâu dè mấy chục năm trôi
Ăn ngon mặc đẹp quên thời bảy lăm
Quên tất cả dã tâm của cộng
Quên quê hương cộng cống cho Tàu
Quên dân cộng đạp nát nhàu
Quên bao nhiêu cảnh cơ cầu đau thương
Quên cả lúc đại dương sóng nổi
Quên con tàu hấp hối gian nan
Quên tương lai nước Việt Nam
Sẽ thành một tỉnh của quan cộng Tàu
Quên dân tộc đang đau vì cộng
Chờ mong ngày ác độc suy vi
Hay là cộng trả bộn tì
Nên mù mờ chẳng thấy gì phải không?
Chẳng thấy cảnh cùm gông khốn khó
Chẳng thấy bày sâu bọ ngổn ngang
Chẳng nhìn thấy nữa Việt Nam
Nếu không, sao lại vội vàng bắt tay ???
Sao mời cộng sang đây ca hát
Để cộng xem rẻ mạt cờ Vàng ?
Cờ vàng, hồn nước Việt Nam
Bao nhiêu dũng sĩ hiên ngang dưới cờ
Đã can cảm cõi bờ gìn giữ
Đã liệt oanh sinh tử coi thường
Bao đời thanh sử lưu gương
Dưới cờ chính nghĩa, quê hương kiêu hùng
Sao giúp bọn nằm vùng đem cộng
Đến nơi đây cho chúng coi thường
Cờ vàng, hồn của quê hương
Lá cờ dân Việt yêu thương, giữ gìn?
Ai mê cộng, ai tin Việt cộng
Cứ tự do về sống với hồ
Đừng nằm vũng, chớ bưng bô
Nhập nhằng vàng đỏ là đồ bất lương!
Nếu còn chút quê hương gắn bó
Thì xa ngay cộng đỏ Ba Đình
Mà quay về với chính mình
Đừng dài tay đảng quang vinh, đủ rồi!!!

Mất lòng thì cũng đành thôi
Trung ngôn nghịch nhĩ là lời cổ nhân!
Tha Hương


january12,2017

http://batkhuat.net

 

Đăng ngày 07 tháng 09.2017