Những câu chuyện dọc đường

Dân chủ

Một con đường cho Việt Nam? (Bài 1)

Phan Văn Song

Tháng Giêng 2018, người bạn, người đồng chí, người đồng tâm qua Pháp thăm bà chị Hai bệnh nặng. Một cuối tuần, cùng tôi, hai thằng rủ nhau đi thăm một người bạn ở tận miền Nam. Đường xa, 600 cầy số, đi về ngàn hai, thằng tui lái, bạn Truyết, phải, chắc quý thân hữu cũng đoán ra là Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, người bạn với tôi từ những năm 1968, lúc Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua tham dự Hòa đàm Paris, tôi đi tìm Truyết để nhờ Truyết đưa Thầy Huy đi gặp anh em ở những vùng miền Đông Bắc Pháp, nơi Tuyết là thổ địa. (Cá nhơn tôi lo vùng Tây Nam). Bạn nhau đã gần 50 năm, thăng trầm, từ năm 1968 ấy, đến về nước trước sau những năm 1971/1972 hoạt động trong ngành Giáo dục ở Việt Nam. Sau ngày mất năm nước 1975, vẫn ở lại Sài Gòn, bí mật tiếp tục nghéo tay nhau. Rồi tôi vào tù, rồi Truyết vào tù, Chúa Phật thương hai đứa cho ở chung phòng với nhau một thời gian. Rồi bặt tin nhau, rồi gặp lại nhau và từ đó nghéo tay đi chung một con đường đến ngày nay…
Trên chặng đường dài xuôi Nam nước Pháp, chuyện trò hàn huyên, hai đứa mới ý thức là đã lâu không có dịp tâm tình với nhau. Từ lúc gặp lại hoạt động với nhau, ít khi có dịp hai thằng nói chuyện riêng với nhau. Bàn chuyện riêng thì có, tính chuyện riêng cũng có, nhưng nói, trao đổi tâm tình, nói thật những suy nghĩ… thì hình như lâu lắm, mới có dịp ngồi gần 7 tiếng đi, 7 tiếng về như vậy. Đây là dịp hai đứa « rà » lại tất cả những quan niệm, quan điểm, chủ thuyết… Mặc dù 50 quen nhau, gần 30 năm hoạt động cạnh nhau … đồng tâm đấy, đồng bộ đấy, nhưng biết đâu có những « lệch lạc » biết đâu có những « so le » ; đôi đủa kia cũng cần phải gỏ lại, so lại cho đồng đều mà, chỉ thế thôi !
Hai bài viết đầu năm Yêu nước, và Công dân phát xuất từ đấy, và sẽ có những bài tiếp theo…
Đây là ít nhiều cảm nghĩ của hai anh em chúng tôi… về những quan niệm, quan điểm, lập trường …
Xin được chia sẻ cùng quý thân hữu:

Tết Mậu Tuất nầy, được cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại tại Pháp, đón mừng Xuân trong một bầu không khí khá đặc biệt :
Khác hẳn các năm xưa, vẫn truyền thống kẹo mứt, bánh chưng bánh tét. Nhưng, thoang thoảng đâu đây, một cái gì không vui lắm, thoang thoảng đâu đây, một cái gì nghèn nghẹn nơi cổ…
Có phải, vì có những hiện tượng hoàn toàn không giống những năm khác : tại sao năm nay, Đảng Cộng Sản Hà nội lại tổ chức rầm rộ Mừng Chiến Thắng Tết Mậu Thân 1968 ? Vì SỢ cái « NGỤY tánh », cái « Khí Khái Nam Kỳ Tánh » làm « lạc đường » cán bộ đảng viên trong nước ? Yêu Việt Kiều, thích Việt Kiều, khúc ruột ngàn dặm, nhưng cái ngang cái bướng, cái Ghét thằng Tàu Chống thằng Tàu của bọn Ngụy Cờ vàng đáng ghét quá ! Do đó phải chọc nóng Chia rẽ. 50 năm Mậu Thân đúng dịp...
Và, vì năm nay tròn đúng 50 năm của Tết Mậu Thân 1968 mà Quân Cộng Sản Bắc Việt gọi là cuộc Tổng Tấn Công ?
Hay là đặc biệt, để xóa hay biện hộ cái « Thảm Sát Huế » ?
Do đó, ở Hải ngoại chúng ta, một bầu không khí khác lạ, lẫn lộn trầm buồn với cái vui của ngày đón năm mới !
Vui thì vẫn vui đó, hát thì vẫn hát đó, nhưng vẫn trộn lẫn đây đó, với cái u hoài đầy nước mắt tưởng, nhớ các nạn nhơn đồng bào người Việt, hay gia đình vợ cùng chồng vị Bác sĩ cùng ba đồng nghiệp người Đức, hay hai tu sĩ Thiên chúa Giáo người Pháp, … tất cả đều đã bị trói thúc ké, đập đẩu bắn bỏ, vùi đắp chôn vội ở Gia Hôi, Đâp Đá, ĐáMài… nay tuy vẫn là những địa danh, nhưng đối dân Huế ngày nay và với chúng ta là tên của những hố chôn tập thể !Và cũng do đó, cùng là một ngày sang trang năm mới, nhưng Tết Việt Nam ta năm nay không khí khác hẳn với cái nhộn nhịp của cái Tết của người Tàu, trình diễn ồn ào ở những nơi cộng cộng trên đất người (Paris quận 13 chẳng hạn).

Dân Chủ
Có Dân Chủ là có tất cả yếu tố để thực hiện một chánh quyền lành mạnh, một cơ cấu quản trị tốt ?
Có thật vậy không ?
Trong những bài viết qua, chúng tôi thường đề cập đến Con người và Môi trường song hành với Đạo Đức là những yếu tố khả dĩ Phát triển và Quản lý tốt một quốc gia tiên tiến.
Hiến pháp chỉ là một bản văn, tuy cần thiết nhưng vẫn chưa đủ (nécessaire et non suffisant) bảo đảm cho những Tự do thật sự và một nền Dân chủ thực hữu của quốc gia.
Rất nhiều chế độ độc tài trên thế giới vẫn dùng bản Hiến pháp làm chiêu bài để vay mượn danh nghĩa chánh thống cũng như tánh cách hợp pháp. Những nước có chế độ độc tài toàn trị do độc đảng cầm quyền, như Cộng sản Hà Nội, vẫn thường tự gọi là những “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân”. Thậm chí, thế giới lúc bấy giờ cũng vẫn dùng chung một từ tổng hợp là “Khối các Dân chủ Nhân dân”.
Ngày nay, ngay tại các quốc gia tiên tiến, nơi có những Tự do căn bản được áp dụng, nhưng phần lớn việc điều hành quyền lực từ các cơ quan hành chánh hay pháp lý vẫn gợi cho những người quan tâm đến tình trạng nhơn quyền và Dân chủ không ít nghi ngờ, khiến phải suy nghĩ và e ngại.

1. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện (Démocratie directe, démocratie représentative) 
Khái niệm Dân chủ là một khái niệm trong sáng, nhưng dễ bị lạm dụng khi áp dụng những phương cách thực hiện, trong những thể chế ngày nay.
Định nghĩa của Abraham Lincoln “Dân chủ là do Dân cầm quyền, cho Dân và vì Dân”, bởi thế, chúng ta gọi là Dân chủ trực tiếp. Nghĩa là:
- Người Dân phải cầm quyền trực tiếp, không qua một trung gian nào cả.
- Người Dân cũng vừa là Người Cầm quyền và cũng là Người bị trị (Gouvernant et gouverné).
Nói như vậy, những người xử dụng công quỷ cũng là những người quyết định thâu thuế, và trả thuế. Về mặt lý thuyết thì tạm hiểu, nhưng làm sao áp dụng trên mặt thực hành. Hiện nay, một vài thị xã, hay làng xã của Thụy sĩ, vẫn áp dụng cách thức “Trưng cầu dân ý trực tiếp” về một vài tài khoản thuế vụ có tính cách địa phương.
Những quốc gia tiên tiến ngày nay, đa số áp dụng Dân chủ dưới hình thức Dân chủ đại diện (démocratie représentative). Một tấm bình phong cách ly người dân và người cầm quyền (tạm gọi là quan chức cầm quyền, hay gọi chung là nhà cầm quyền): đó là những đại diện dân, do dân bầu, và phát biểu thay dân về những nguyện vọng của người dân.
Đó là một Dân chủ gián tiếp, người dân không có những quyết định hành xử, quản lý đất nước, người dân chỉ tham dự bầu những đại diện thay mình. Thực tiển, dễ thực hiện, nhưng rất có nhiều hạn chế nguy hiểm, càng ngày càng lộ rõ. Bởi lẽ:

2. Một “thị trường chánh trị”
Cái nguy hiểm ngày nay, là do sự bành trướng của một hiện tượng được gọi là “thị trường Chánh trị”. Định nghĩa này được nhóm “public choices”, một nhóm các nhà nghiên cứu, kinh tế gia, chánh trị gia hay xã hội học Âu-Mỹ, theo dõi những cách thức xử thế, quyết định từ các vị lãnh đạo công cộng của quốc gia (nhà cầm quyền, các vị lãnh đạo các nhóm chánh trị, các vị dân cử và các công chức). Những quyết định ấy thường khi thiếu sự chính xác, không trung thực, bởi lẽ, thay vì các quyết định phải được thoát thai từ kết quả trao đổi giữa hai nhóm người, của hai đối tác, đúng theo luật “cung - cầu”, theo luật “kinh tế thị trường”, thì ngày nay, những quyết định ấy lại là những mặc cả, trả giá, thương thuyết, có khi là một hợp đồng, có thể win-win, công bằng, giữa người cầm quyến và người bị trị, nhưng đã làm mất những “thông tin chính xác, trung thực”, dẫn đến “cái chung chung”, thiếu hẳn phần “trách nhiệm”.
“Thị trường chánh trị” là thị trường của những ứng cử viên với các đại diện dân, một bên, và đối với (versus) cử tri đoàn, một bên.
Trên thị trường này, ứng cử viên và các dân cử nắm quyền chủ động. Cũng như một anh nhà buôn, họ để nghị những “món hàng công cộng” (công viên, trường học, giảm tô thuế, ủng hộ Dân chủ ở VN …) hay những “món hàng chánh trị” (những người mới nhập cư dễ dàng nhập lấy quốc tịch để xử dụng lá phiếu lấy những quyết định cho địa phương, làng xã, nơi mình sanh hoạt và cư ngụ … đổi lấy lá phiếu của người đi bầu của cử tri gốc Việt, gốc Hispanic ở Mỹ, gốc Á-rạp, gốc Phi Châu ở Pháp…
Và người nào đề nghị nhiều, hứa hẹn nhiều, thì kẻ ấy có cơ may lượm nhiều lá phiếu.
Xin lấy vài thí dụ : các nhà làm chánh trị hứa sẽ bảo vệ con người, tài sản và quyền lợi con người. Nhưng có ai nói đến bảo vệ bằng cách nào, tổn phí là bao nhiêu ? Khi cần lá phiếu, các ứng cử viên thường có những lời hứa với chương trình thực hiện (sẽ) rất dài. Và cùng trong một lúc đó, các người đi bầu, người cử tri, người dân thường, cũng họp nhau lại thảo những đòi hỏi dài, xin thêm phương tiện hổ trợ, tiền bạc, nhơn danh “phúc lợi công cộng” (intérêt général), nhưng thật sự, đó chỉ là những đòi hỏi rất hạn hẹp có tính cách địa phương và đặc biệt.
Và cuối cùng, mọi người cùng ngóng cổ chờ quyết định của Nhà nước, vì sự mặc cả, giữa những người muốn “giảm tiền thuế ”, và những nhóm muốn xin “thêm tiền, để thực hiện những đặc lợi và đặc quyền”, hai nhóm này đều là công dân, và cả hai đòi hỏi đều có lý cả. Vậy phải làm thế nào? Chúng ta thường thấy, theo thông lệ, những nhóm đứng ra đòi hỏi thường là những “nhóm có tổ chức”, biết xuống đường đấu tranh, biết la hét để đòi hỏi. Còn nhóm người bị đóng thuế, như tất cả chúng ta, thường thụ động, im lặng, tuy có rên rỉ đấy, nhưng vẫn phải trả thuế đều đều. Khối thiểu số ồn ào sẽ lấn ép khối đa số thầm lặng.
Những nhà làm chánh trị ở các quốc gia tiên tiến xử dụng cái mâu thuẫn ấy để kiếm phiếu, sẵn sàng hứa thực hiện tất cả những yêu cầu, hứa sẽ giảm các loại thuế, tạo một không khí an lành và gợi cho người dân cảm tưởng là có một “ai đó” sẽ hào phóng chi tiền.
Giáo sư trường luật Aix –Marseille Frédéric Martiat từng mô tả hiện tượng ấy vào năm 1968 : “Nhà Nước là cái ảo tưởng xã hội (une fiction sociale) trong con người mà lúc nào cũng mong được sống bám vào những kẻ khác” (L’Etat est une fiction sociale à travers la quelle chacun s’efforce de vivre aux dépens de tous les autres). Và (do đó), Nhà Nước Bảo Hộ ra đời. (Et, l’Etat Providence naquit).

3. Khủng hoảng của Nhà Nước
Vì mọi chuyện đều phải do Nhà nước giải quyết, chúng ta đã đâm đầu vào một cuộc khủng hoảng kinh khủng. Cuộc khủng hoảng nầy đang diễn ra tại các nước tiên tiến. Nước Pháp ngày nay là một điển hình.
Mong bài nghiên cứu này đóng góp được những suy nghĩ để các nước chậm tiến như Việtnam, ngày mai không vấp phải.
a) Khủng hoảng đầu tiên, là khủng hoảng chánh trị: nếu Nhà Nước là tất cả, các nhà cầm quyền và các nhà làm chánh trị là tất cả, thì “tất cả đó” đều đứng trên Pháp luật (Việt Nam ngày nay, Đảng Cộng sản và Nhà Nước là một, ĐCS đứng trên Pháp luật).
b) Khủng hoảng thứ hai, là những giá trị Đạo đức xã hội hoàn toàn bị xáo trộn. Những thành công đều được đánh giá trên kết quả, mà không cần biết kết quả đó có được là do xảo quyệt, do bè phái, do tham nhũng. Những giá trị thật sự về Đạo đức con người, về giá trị học hành, về hiểu biết, về tri thức đều không được nhìn nhận. (Việt nam ngày nay ?)
c) Khủng hoảng thứ ba, là kinh tế, của công bị tham nhũng đục khoét, lãng phí, quản lý tồi, dĩ nhiên mất hiệu năng sản xuất, cộng thêm Pháp luật bị chà đạp, sưu cao, thuế nặng ... là nguyên nhân đưa đến trì trệ kinh tế. Rồi nạn thất nghiệp gia tăng, mức tiêu thụ giảm lần, tạo nên cái vòng lẩn quẩn, người nghèo vì thất nghiệp càng nghèo thêm, khiến quỹ xã hội thâm hụt nặng, bởi không đủ thương vụ, nghiệp vụ đóng góp. (Việt Nam?)
d) Khủng hoảng thứ tư, là Pháp lý, Nhà Nước không còn đóng vai trò quản lý, và trọng tài những tương quan thương mại hoặc xã hội. Vì Luật pháp bị xâm phạm, bị cưỡng hiếp, không còn được tôn trọng, nên những nhà chánh trị lương lẹo với những dân cử để tham nhũng hay ngồi xổm lên pháp lý, rồi... trẻ con các khu nghèo kéo nhau đi “đốt xe” để ... giải trí. (Ở Pháp vừa qua).
Những khủng hoảng nhỏ biến thành một cuộc khủng hoảng nặng nề về thể chế Dân chủ nơi các Nhà Nước tiên tiến. Hậu quả :
1 - Một cuộc trả lời bằng chân (exit) bỏ nước ra đi.
2 - Trả lời bằng phát biểu (voice) la ó, biểu tình, đình công, bạo động.
3 - Trả lời bằng chịu đựng, sống qua ngày (loyalty), mất ý chí công dân, lơ là quyền phát biểu công dân, lãnh đạm với những cuộc bầu phiếu, bỏ phiếu.
Ba cách trả lời trên không đặt lại vấn đề của Dân chủ đại diện, cũng không làm giảm đi những lố lăng lạm dụng của các tổ chức cầm quyền, có chăng chỉ là những tránh né, chạy quanh. Ngày nay, Dân chủ hay Pháp lý được nói đến nhiều, phải chăng chỉ là một bức màn nhung che những màn ảo thuật chánh trị mà thôi?!

4. Cần một sự chuyển tiếp qua trung gian các xã hội dân sự
Con đường phân chia biên giới giữa quyền lực của giới cầm quyền và xã hội phải được nới rộng.
Để sanh tồn, quyền lực của công lực phải được giảm bớt, những “công hữu” phải được tư hữu hóa. Quản lý những sở hữu hay công nghiệp quốc gia không còn là nghiệp vụ của Nhà nước nữa. Những xã hội dân sự, dần dần nắm quyền quản lý để thay thế. Quản lý khai thác, phân phối tài nguyên quốc gia phải được tư hữu hóa.
Quản lý những sở hữu hay tài nguyên có tánh cách thương mại rất dễ dàng cho các xã hội dân sự. Sản xuất xe hơi, quản trị khí đốt, điện lực, chuyên chở, truyền thông, các tư nhơn và các xã hội dân sự biết làm và còn làm giỏi hơn Nhà nước.
Về những phần hành “dịch vụ công cộng” (Services publics) vẫn là phận sự của Nhà Nước, vì là Công Bộc, như Tổ chức Giáo dục, Tổ chức Y tế, Tổ chức Hưu Trí, Tổ chức Thể Thao, Tổ chức Văn hóa… đành rằng khó khăn, nhưng nếu biết chuyển hướng khéo và quản lý khéo vẫn có thể chuyển dần cho Tư nhơn.
Nhưng, vẫn còn những bộ phận hoàn toàn không thể chuyển nhượng cho thế giới thương mại, như những “tổ chức dịch vụ xã hội tương tế”, hay “dịch vụ phân phối tương trợ”, gọi chung là “dịch vụ xã hội ” (Sercices sociaux) chủ yếu đối với những gia đình nghèo khổ, giúp đỡ người tàn tật, nghiệp vụ cứu thương, cứu hỏa, bảo vệ con trẻ, tổ chức phòng ngừa du đảng, tệ nạn hút sách … Nếu Nhà Nước không làm thì ai đứng ra làm ? Bảo vệ môi sinh, môi trường, Nhà Nước có thể làm luật, nhưng ai kiểm soát ?
Chúng ta có thể trả lời: hãy để cho những “Xã hội dân sự cộng đồng” (des sociétés civiles communautaires). “Xã hội dân sự cộng đồng” là những Hiệp hội, hội đoàn có ý kiến trên một vấn đề đặc biệt: Hội gia đình, Hội bảo vệ các người già, Hội bảo vệ phụ nữ chống tệ nạn bị hành hung, Hội bảo vệ trẻ con … Nhà nước và các Tư doanh không thể lo được. Những hội đoàn ấy tạo sự kiểm soát và đi dần đến quản lý.
Định nghĩa những hội đoàn ấy là “Tương trợ”, “Tự nguyện”, “Bất vụ lợi”, “Hội tương tế” (Solidarité, volontariat, bénévolat, partage, mutualité).
Dĩ nhiên xã hội không thể đòi hỏi những “quý tánh” ấy. Xã hội phải có những khu vực thương doanh (đa số) và phải có những kiểm soát chế tài pháp lý (càng ít càng tốt).
Chúng tôi nghĩ rằng con người, tức là những công dân và những đoàn thể công dân có thể thay thế Nhà nước điều hành tốt xã hội.

Để kết luận :
Những khủng hoảng hiện nay tại các nền dân chủ tiên tiến chứng minh cho chúng ta thấy cần phải có một nền dân chủ tham dự (une démocratie participative).

Hồi Nhơn Sơn, Xuân Tha Hương thứ 38 (09/03/2018)
Phan Văn Song

(còn tiếp)


Khai bút: Bài luận đầu năm

Yêu Nước

Phan Văn Song


… “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” …
(Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan 1805-1848)

Chỉ với hai câu trong tuyệt tác Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan đã tả tất cả cái lòng yêu nước, yêu quê hương đất nước. Nhưng tại sao đau lòng khi nhớ nước? Tại sao mỏi miệng khì thương nhà ? Phải chăng nữ sĩ muốn nói đến cái tâm trạng của những kẻ sĩ thời bấy giờ bó tay, thất thế trước thời cuộc, phải phục vụ làm tôi cho một chế độ mà không phải do bà và thân thuộc hay người cùng xứ bà chấp thuận ? Phải bỏ xứ Bắc Hà vào Nam, tâm trạng “Hoài Lê” là tâm trạng chung của những kẻ sĩ Bắc Hà thời ấy không phục nhà Nguyễn.
Hai cặp chữ “Nhớ Nước-Thương Nhà” biểu hiện tình Yêu Nước.

Yêu Nước:
Yêu nước, chúng ta, anh em bạn bè chúng ta, dân tỵ nạn cộng sản bỏ nước ra đi, có người sống ở ngoài nầy, thời gian lâu hơn thời gian ở trong nước. Thế mà vẫn u hoài, vọng nhớ cố hương. Tuy ở hải ngoại, xứ người, làm ăn sanh sống xứ người, quê người nay đã là nước mình, thế nhưng, suốt ngày, vẫn nói với nhau hai chữ Yêu Nước, hai chữ Thương Nhà. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương Nhà mõi miệng cái gia gia..."
Phải chăng chúng ta ở ngoài nầy, cũng như nữ sĩ, Bà Huyện Thanh Quan, hoài Lê “nhớ nước đau lòng con quốc quốc… Tất cả chúng ta hoài chế độ Việt Nam Cộng Hòa củng “nhớ nước đau lòng con quốc quốc “ vậy!
Và, bao năm qua, chúng ta vẫn tiếp tục, không bằng lòng, và chúng ta vẫn tiếp tục, bất mãn, với nhà nước đương quyền Việt Nam, với cái Đảng Cộng Sản Hà Nội đang đảng trị, đang độc trị dân Việt Nam, nhưng cũng “bày đặt” mở miệng ra nói Yêu nước. Và còn “dám” nhơn danh hai chữ Yêu Nước, Đảng Cộng Sản Hà Nội độc tài cai trị dân Việt Nam, với Công An, với dùi cui, với độc tài bất chấp dân chủ, bất chấp tôn trọng nhơn quyền!

Vậy thì, Yêu nước có nhiều kiểu hay sao?
Cũng như tình nhân đạo, cũng như nghĩa đồng bào!
Cũng cùng trong một khoảng một thời gian chiến tranh, cùng một biến cố, một chiến trận. Cùng trong cuộc (tổng) tấn công bất ngờ của quân Cộng Sản Bắc Việt, thừa dịp Lễ truyền thống Tết Nguyên Đán, thừa cơ hội hai phe hưu chiến, thừa dịp quân đội Cộng hòa Nam Việt nghỉ Tết, năm Mâu Thân 1968, xảy ra hai dữ kiện quan trọng điển hình đại diện “cái nhìn” chánh trị và “đạo đức chánh trị” của hai miền đất nước với hai quan niệm chánh trị và quan điểm chánh trị khác nhau!

- Một ở Sài gòn, Tướng Loan đã xử tử một tên giết người, (không phải tù binh vì bận thường phục - áo sơ mi ca rô, quần xà lỏn – giả dạng thường dân) tên là Bảy Lém, với tội danh là hắn ta đã sát hại nhiều thường dân, không vũ khí, kể cả đàn bà và con trẻ ở một trại gia binh. Tướng Loan bắn công khai, bằng súng lục, rất quân đội, trước thanh thiên bạch nhựt, Tướng Loan dùng binh pháp, thời chiến, quân luật, xử bắn mọi tên côn đồ hôi của, giết người, được áp dụng trên các chiến trường thế giới - “Loi martiale, tir à vue sur les pilleurs et massacreurs, détrousseurs des cadavres de guerre “. Thế nhưng, vẫn có, một anh thợ chụp hình, nhà báo người Mỹ chống chiến tranh, săn ảnh, mơ được Giải thưởng Pulitzer, đã lựa chọn chụp hình nầy để tạo một cú “choc dư luận”, tạo một scandale, để được giải thưởng. Kết cục là tấm hình nầy đã tạo sự rùm beng, làm động lương tâm thế giới, “lương tâm” ấy đã “đánh giá” (sai !) và để Tướng Loan một đời mang tiếng. Hình nầy cũng đã giúp Việt Cộng, tuy đã thua (trên chiến trận) trận đánh bất ngờ nầy, nhưng nhờ bức hình nầy đã tạo sự thắng trận (trên mặt ngoại giao) ít ngiều gì đưa Mỹ đến đàm phán. Hình nầy cũng được bọn phản chiến, trốn lính bên Mỹ lợi dụng để chống chiến tranh, tạo thế mạnh cho phe Cộng Sản quốc tế và cho Việt Cộng Bắc Việt.

- Nhưng trái lại, trong một dữ kiện thứ hai, là ở Huế. Cả thế giới, cả bọn báo chí Âu - Mỹ, cả giải thưởng Pulitzer, đều nhắm mắt làm ngơ, đồng lõa, chấp nhận, lại còn, hoan hô, “cổ võ” cho Việt Cộng Bắc Việt thảm sát, giết 4 Bác sĩ người Đức, hai linh mục người Pháp, các vị linh mục và các con chiên công giáo người Việt, các thường dân Huế, bằng trói thúc ké, xỏ xâu, đập đầu, … xô xuống hố tập thể chôn sống…*. Nhơn danh “lương tâm” “hòa bình yêu nước. Hay vì hèn nhát!

Chuyện đã 50 năm qua rồi nhưng làm sao quên được, trong trận đánh bất ngờ ấy, quân Bắc Việt đã xử trên dưới cả gần 5000 thường dân, bằng, trói tay, đập đầu bằng cuốc xẻng chôn sông. Báo chí thế giới biết, nhưng dù có đăng tin, vẫn không lời tố cáo.
Hai cái nhìn, hai luân lý, hai đạo đức. Một trời, một vực - Deux poids, deux mesures.
Đắng cay, chua chát, uất hận đến thế! Cho miền Nam, cho dân miền Nam, cho chánh nghĩa miền Nam! Cho chế độ miền Nam, cho thể chế Việt Nam Cộng Hòa! cho Nhơn Sanh quan Việt Nam Cộng Hòa! Do đó cũng đáng cho chúng ta hoài niệm, hoài cổ… Ta lựa chọn giữa cái Nhơn Bản, cái Tình Người và cái Chủ Nghĩa Mác-Xít-Lê-Nin-Nít Tiến lên Xã hội Chủ Nghĩa mà Con Người chỉ là Công Cụ, Tình Con Người chỉ là Tình Đồng Chí Phò Bác Phò Đảng (kể cả khi Bác và Đảng đi sai đường!) -Tôi cố tình viết hoa, có dụng đích, đừng sửa sẽ mất ý nghĩa!
Thế mà năm nay, Tết Mậu Tuất để nhớ Mậu Thân, Nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội vẫn trơ trơ cái mặt mo “không hỗ thẹn”, mừng chiến thắng Mậu Thân.

Chiến thắng gì?
Với cái giá tổn thất vừa bộ đội Bắc Việt vừa Việt cộng khoảng 5.000 tử trận, số bị thương không tính được? (David T. Zabecki, “Huê, Battle of (1968)”, đăng trong Encyclopedia of the Vietnam War, a political, Social, and Military History, California: Volume 1, Spencer C. Tucker chủ biên, 1998, tr. 304.)** Và quên sao khoảng thêm 5000 thường dân Huế bị giết oan! Cả tên chóp bu địa phương, Hoàng Phủ Ngọc Tường, người (tôi không gọi là thằng nhé) đã ngồi ghế Chánh Án các Tòa Án Nhân Dân các khu phố, xử tử giết người năm ấy, lúc ấy, vì oan hồn uổn tử dày xét, nên quá mắc cở, quá (?)... viết thơ tuyên bố nói láo nói dối rằng hắn ta không có mặt lúc ấy, đổ thừa cho dân nổi dậy – là dân Huế “tự động thủ”, tự giết nhau… Cả chục nhơn chứng thế vẫn chối quanh!
Đang lúc Trung Ương Đảng ca bài chiến thắng. Thằng cựu Chánh Án các Toà Án Nhân Dân địa phương trách nhiệm thuở ấy, lại đi chối quanh chối quẫn.

***

Tướng Nguyễn Ngọc Loan Miền Nam chúng ta, chịu chơi, bắn thằng Việt Cộng, trước mọi người. Ông không “bán cái” cho Tòa Án Nhơn dân, cho “Dân nổi dậy”, cho “ Binh sĩ nổi giận”. Ông là Tướng! Ông làm! Ngon lành! Chịu chơi! c’est le panache du Sud Việt Nam! Đó là cái hào khí của dân Miền Nam chúng ta! Tao bắn đó! Thì đã sao! So what!
Dân miền Nam chúng ta dám làm dám chịu; không có chối, không có bịa.
Trong Nam không có anh hùng dỏm Lê Văn Tám! Huyền thoại vừa bịa, vừa “bựa”.
Dỏm, “dựng đứng lên” để dụ khị dân cảm tử ngu dại bắt chước theo!
Bàn luận về hai chữ Yêu Nước, chúng tôi thường thắc mắc với nhau rằng với những người dân Việt Nam trong nước đòi Yêu nước, đòi hỏi Độc lập, đòi thoát khỏi ảnh hưởng văn hóa của Tàu – và thoát hẳn cơ chế độc tài của Xi Jingpin và Đảng Cộng Sản Tàu! Và đấy là một hiển nhiên đối với chúng tôi, đối với chúng ta, nói rộng ra đối với tất cả những người Việt tỵ nạn Cộng sản Việt Nam chúng ta đang sanh sống tại các quốc gia phát triển, tiên tiến thuộc khối tư do tư bản âu mỹ. Nhưng tại sao vẫn có những người, cũng là dân Việt Nam, cũng là công dân Việt Nam, cũng cùng ngôn ngữ Việt, cũng nhơn danh lòng Yêu nước LẠI muốn có một quốc gia Việt Nam thuộc ảnh hưởng Tàu?

Từ ngữ Yêu Nước, ngày nay, biến thành một từ ngữ bị nhiều lạm dụng nhứt.
Nhơn danh Yêu Nước, Hồ Chí Minh thí chốt giết hại thương vong bao nhiêu thế hệ thanh niên thanh nữ toàn xứ Việt Nam
- Các con em miền Bắc?  Bắt buộc bị nướng làm con thiêu thân đi xâm chiếm miền Nam.
- Các con em miền Nam?  Vì tự vệ, cũng phải bắt buộc bỏ công ăn việc làm, khoác chiến y cầm vũ khí, xả thân lo bảo vệ quê hương, cách sống, quan niệm suy nghĩ, quan điểm nhơn sanh.
Nhơn danh Yêu Nước Hồ Chí Minh giết và thủ tiêu bao nhiêu người ái quốc nhân tài, vì chỉ muốn độc quyền Yêu nước, không chấp nhận Đa nguyên. Không chấp nhận Dân chủ.
Nhơn danh Yêu Nước, Hồ Chí Minh và Đảng Công sản Việt Nam đã chấp nhận bán đứng nhuộm đỏ đất nước cho Trung Cộng, hậu duệ các triều đại Hán Bắc phương bành trướng, bán cả đất đai biên giới, giao cả lãnh hải, thậm chí giao phó bao sanh mạng đồng bào chiến sĩ cho ngoại nhơn Tàu thay mình cầm quân ra trận. Tàu Cộng sử dụng chiến thuật biển người giết bao nhiêu thanh niên miền Bắc Việt Nam chỉ để đánh chiếm một căn cứ không có gì là một tầm vóc chiến lược như Điện Biên Phủ (chiến thắng Điện Biên Phủ là do hai tướng Tàu điều khiển, không phải do Võ Nguyên Giáp).
Nhơn danh Yêu Nước, Hồ Chí Minh chấp nhận phá tan đất nước miền Bắc để thắng Mỹ. May mà Mỹ còn nhơn đạo, chiến tranh hạn chế, có bom nguyên tử nhưng không dùng đến, không đánh sập các đê điều khi mùa lũ, không đánh bom tàn phá Hà nội (thử so sánh với Dresden ở Đức năm 1945  hay Hiroshima, hay Nagasaki Nhựt bổn 1945).

Vì vậy ngày hôm nay khi nghe Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nói Yêu Nước, chúng tôi rất sợ ! Và chúng ta hãy nhớ những khẩu hiệu định nghĩa Yêu Nước của Cộng sản như “Yêu nước của Cộng sản là Yêu Xã hội Chủ Nghĩa” hay “Trung thành với Nước là Trung với Đảng”.
Làm sao chúng ta có thể tin vào lòng Yêu Nước của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Dân chúng miền Bắc Việt Nam ngày xưa do Cộng sản quốc tế xúi, dám chết để chống Mỹ cứu Nước. Ngày nay, toàn thể người dân Việt Nam có dám chết để Chống Tàu cứu Nước không?
Tôi không dám xúi dân Việt Nam chết để chống Tàu, nhưng tôi chỉ hỏi Quân đội nhân dân, Hải quân nhân dân, vũ khí của Đảng Cộng sản Việt Nam để cướp chánh quyền ở Việt Nam, ăn cướp cơm nhân dân Việt Nam, sống và được nuôi dưỡng bởi nhân dân Việt Nam có dám liều chết bảo vệ nhơn dân và quê hương đất nước Việt Nam không?
Còn đối với chúng tôi, người hải ngoại, “Nhớ Nước-Thương Nhà” có lẽ đúng hơn! Nói như vậy chúng tôi không phủi tay, “mackeno” đâu, mà chúng tôi chỉ làm, khi người Việt Nam, người dân Việt Nam trong nước, nếuthật sự là người Việt Nam, dám đứng lên làm! Bé cổ, thấp miệng thì cũng phải xuống đường biểu tình đòi nhà cầm quyến Cộng sản phải lấy trách nhiệm, hoặc đánh Tàu, hoặc giao quyền cho người khác, cho người dân.
Chúng tôi ngoài nầy chỉ là vũ khí tuyên truyền, là vận động dư luận, vũ khí là kêu gọi bạn bè. Trong nước đừng trông chờ hải ngoại, trong nước đừng mong Mỹ, Nhựt, hay Philippines, hay Nga hay ai đó... Nói dại, rủi phải có đổ máu, rủi phải có thương vong mới mong động lòng trắc ẩn của thế giới! Làm được hay không, dám làm không, tùy các bạn trong nước. Còn hải ngoại chúng tôi, định nghĩa Yêu nước là yêu nơi mình sanh ra, và lớn lên cùng với gia đình cha mẹ. Thế hệ thứ hai con cháu chúng ta sanh và lớn lên ở hải ngoại có cùng một định nghĩa Yêu Nước như chúng ta không?

Để kết luận:
Công dân tạo đất nước, công dân chủ đất nước. Công dân khi lãnh đạo đất nước, công dân khi tuân thủ, chấp hành, đóng góp.
Tất cả với một lòng thật sự yêu nước.
Yêu nước là biết nhớ ơn đất nước,
Yêu nước là đau lòng con quốc quốc khi thấy đất nước lâm nguy, xáo trộn, giặc ngoài biên ải.
Yêu nước là thương nhà mỏi miệng đóng góp, tranh đấu cho Nhơn quyền cho Tự do, cho Dân chủ, cho Độc lập, cho Công bằng Bác ái dù phải mỏi miệng cái gia gia.
Mong người Việt Nam yêu nước ở quốc nội mau thức tỉnh vì giặc đã ngoài biên ải.
Hãy nổi dậy đòi quyền tự chủ để cứu đất nước Việt Nam!
Mong các chiến sĩ Quân đội Nhơn dân, mong các chiến sĩ Hải quân Nhơn dân hãy biết ơn người dân và đất nước nuôi dưỡng phục vụ, hãy lấy tự hào dân tộc cầm súng giữ giang sơn Việt Nam.
Mong những vị, những kẻ cầm quyền, còn tý tự trọng nào, giao trọng trách cho người công dân trách nhiệm, nếu không đảm đang được trách nhiệm Yêu Nước.
Hôm nay là ngày:
Trống Tràng Thành long lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín từng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh
(Chinh phụ Ngâm – Đoàn Thị Điểm 1705-1748)

Hồi Nhơn Sơn, mồng 8 tháng Giêng năm Mâu Tuất 2018 (23/02/2018)
Phan Văn Song

 

Ghi chú:
* “Về phía dân chúng, có 5.800 người chết, trong đó có 2.800 người bị Việt cộng giết và chôn tập thể: 790 hội viên các Hội đồng tỉnh, thị xã và xã bị gán cái tội “cường hào ác bá”, 1892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, hằng trăm thanh niên tuổi quân dịch, một linh mục Việt (Bửu Đồng), hai linh mục Pháp, một bác sĩ Đức và vợ, và một số Phi Luật Tân.” (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, Nxb. Xuân Thu, California,1992, tr. 642.)
** Trong lúc hai bên đánh nhau, thống kê ước lượng cho thấy tại mặt trận Huế, quân đội VNCH có 384 tử trận, 1, 830 bị thương; Bộ binh Mỹ 74 tử trận, 507 bị thương; Thủy quân lục chiến Mỹ 142 tử trận, 857 bị thương, Bộ đội Bắc Việt và Việt cộng khoảng 5, 000 tử trận, số bị thương không tính được. (David T. Zabecki, “Huê, Battle of (1968)”, đăng trong Encyclopedia of the Vietnam War, a political, Social, and Military History, California: Volume 1, Spencer C. Tucker chủ biên, 1998, tr. 304.)
*** Trong bút ký, có đoạn bác sĩ Elje Vannema kể lại rằng: “Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh nầy tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy ban Phật giáo chống chính quyền trước đây.” (PTGDVNHN, sđd. tr. 125.) Tài liệu của nữ bác sĩ Elje Vannema xuất bản năm 1976 và được dịch qua tiếng Việt.

 

Đăng ngày 11 tháng 03.2018