Hồ Tràm Strip: hiểm họa Trung cộng

trong một đại dự án mờ ám

Lê Anh Hùng

Trung Quốc mà không nham hiểm, quỷ quyệt thì họ không còn là chính họ. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng ngạc nhiên là cả một bộ máy an ninh khổng lồ ở Việt Nam lại không nhìn thấy những âm mưu thâm độc của Bắc Kinh trên khắp dải đất hình chữ S, mà chỉ nhăm nhăm thẳng tay đàn áp bà con dân oan, những nạn nhân bị đẩy vào đường cùng buộc phải vùng lên đòi quyền sống, cũng như giới đấu tranh dân chủ, những người sẵn sàng hy sinh tất cả vì tương lai đất nước.

Dự án Hồ Tràm Strip cùng các vị trí xung yếu khác ở Nam Bộ mà Trung Quốc đã hoặc đang tìm cách kiểm soát. Ảnh: Lê Anh Hùng

Công ty Asian Coast Development Ltd. (ACDL) được thành lập ngày 18/7/2006 tại thành phố Toronto, bang Ontario, Canada và hiện đặt trụ sở tại Vancouver, bang British Columbia.
Ngay sau đấy, ACDL bắt tay vào chuẩn bị các thủ tục cho việc đầu tư xây dựng một dự án nghỉ dưỡng kiêm sòng bài ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Và thật kỳ lạ, một doanh nghiệp mới toanh với vài thành viên, vốn liếng chưa sẵn sàng,[i] chưa có bất kỳ hoạt động gì mà chỉ hơn một năm sau, ngày 12/3/2008, ACDL đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một siêu dự án với tổng mức đầu tư cam kết lên tới 4,2 tỷ USD tại Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam vào thời điểm đó. Tổng diện tích dành cho dự án lên tới hơn 162ha, kéo dài hơn 2,2km dọc theo bãi biển Hồ Tràm.
Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án gồm các khu A, B, C, D, E với năm khách sạn năm sao có tổng cộng 9.000 phòng, một trung tâm hội nghị quốc tế, một khách sạn căn hộ, một khu biệt thự cao cấp cho thuê, một sân golf và hai khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài tại khu A và khu B.
Ngày 7/7/2010, tạp chí BCBusiness của Canada cho biết: Theo Tổng GĐ ACDL Lloyd Nathan, ACDL không dính dáng gì với Stanley Ho, vua sòng bài Macao, mặc dù ông ta từ chối bình luận về việc liệu có ai đó trong gia đình Stanley Ho tham gia vào MGM Grand Hồ Tràm hay không. Tạp chí này viết tiếp: “Câu hỏi có lẽ là quan trọng nhất và hầu như bị lãng quên trong âm mưu phức tạp này là: tiền ở đâu ra? Nathan vẫn im lặng về số vốn mà ACDL đã huy động được, chỉ nói rằng giai đoạn thứ nhất – MGM Grand Hồ Tràm 550 phòng 400 triệu USD – đang diễn ra đúng kế hoạch để khai trương vào đầu năm 2013.
Tờ Asian Pacific Post tại Vancouver ngày 28/4/2010 đăng bài “An alliance of the rich, the powerful and the suspicious” (“Liên minh của kẻ giàu, kẻ mạnh và kẻ khả nghi”), trong đó có đoạn: “Một gia đình Á Châu [Stanley Ho] hùng mạnh dính líu đến mafia Trung Quốc, một cựu thủ tướng Canada và một công ty phát triển khu nghỉ dưỡng đến từ Vancouver [ACDL] thì có điểm gì chung? Câu trả lời nằm trên một bãi biển hoang sơ ở Biển Đông vốn một thời là nơi đồn trú của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống cộng sản rồi trở thành bãi tập kết cho các ‘thuyền nhân’ Việt Nam đào thoát khỏi Tổ quốc.”
Tờ The Wall Street Journal ngày 23/5/2008 đưa tin: “Hồ Tràm sẽ là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam từ trước tới nay – đó là khẳng định của Michael Aymong, Chủ tịch ACDL, nhà đầu tư chính của dự án, với 30% cổ phần. Đối tác chính trong dự án là quỹ đầu tư mạo hiểm Harbinger Capital LLC ở New York, với 25% cổ phần.”
Câu hỏi không thể không đặt ra ở đây: 45% cổ phần còn lại trong ACDL là của ai nếu không phải là ai đó trong gia tộc Stanley Ho, nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tham gia của Philip Falcone, ông chủ của quỹ đầu tư mạo hiểm Harbinger Capital Partners? (Pansy Ho, con gái ông trùm Stanley Ho, có quốc tịch Canada nên có thể thành lập công ty ở đây.)
Tờ Vancouver Sun ngày 10.12.2012 cho biết: Michael Aymong là một doanh nhân Vancouver dính líu đến một loạt công ty đại chúng tai tiếng; ông ta từ chức Chủ tịch ACDL vào tháng 4/2010.
Kể từ khi thành lập đến nay, Hồ Tràm Strip là dự án duy nhất của ACDL; họ không hề có bất kỳ hoạt động kinh doanh gì ở Canada hay ở nơi nào khác.
Thiết tưởng không cần phải nhắc lại là chúng tôi cũng đã từng vạch mặt việc Trung Quốc lập công ty ma Silver Shores Ltd. ở California rồi lấy pháp nhân công ty ma ở Mỹ này đầu tư vào dự án khu nghỉ dưỡng và sòng bài rộng 30ha nằm bên bờ biển Đà Nẵng và ngay trước mặt sân bay quân sự Nước Mặn. Chưa hết, các ông chủ Trung Nam Hải còn cho nặn ra công ty ma Cattigara One ở Singapore rồi dùng pháp nhân công ty ma này để đầu tư vào 2 dự án đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng khác là dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối trên đèo Hải Vân và dự án khu nghỉ dưỡng Lập An ở thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế.
Khu vực dự án Hồ Tràm Strip quan trọng như thế nào?
Hồ Tràm chỉ cách trung tâm Sài Gòn – trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của Miền Nam – theo đường bộ chừng 120km, nhưng khoảng cách theo đường chim bay thì còn ngắn hơn thế rất nhiều. Đây là địa điểm đổ bộ lý tưởng của đội quân Bắc Việt trong cuộc chiến tranh Việt Nam hơn 40 năm trước. Vì thế, xung quanh khu vực này quân Mỹ từng cho gài rất nhiều mìn, và theo cựu Chủ tịch ACDL Michael Aymong thì công việc đầu tiên của họ ở đây chính là rà phá mìn.
Người TQ sẽ còn xây dựng nhiều toà pháo đài như thế này dọc theo hơn 2,2km bờ biển án ngữ mặt phía Đông của Sài Gòn. Ảnh: Lê Anh Hùng
Người TQ sẽ còn xây dựng nhiều toà pháo đài như thế này dọc theo hơn 2,2km bờ biển án ngữ mặt phía Đông của Sài Gòn. Ảnh: Lê Anh Hùng
Với các căn cứ quân sự trá hình ven biển như dự án Hồ Tràm Strip, Trung Quốc có thể kiểm soát được hoạt động của quân đội Việt Nam cả trên biển lẫn trên đất liền. Các toà nhà với chiều cao hàng chục tầng của dự án Hồ Tràm Strip trở thành những đài quan sát khổng lồ, giúp đối phương theo dõi mọi di biến động quân sự của Việt Nam đến tận Trường Sa cũng như khu vực Sài Gòn. Họ có thể lắp đặt các thiết bị nhằm gây nhiễu loạn hoạt động thông tin liên lạc của hệ thống phòng thủ bờ biển và lực lượng phòng không - không quân.
Khi chiến sự nổ ra, các khu vực xung quanh và thậm chí cả Sài Gòn đứng trước nguy cơ phải phơi mình hứng chịu các đợt ném bom và tấn công bằng hoả tiễn từ lực lượng không quân và tên lửa Trung Quốc trên các căn cứ và chiến hạm ngoài khơi, đặc biệt là nhằm vào các cơ sở quân sự và cơ quan đầu não, trước khi bị tiếp quản bởi lực lượng đổ bộ từ Hồ Tràm ồ ạt đánh lên và lực lượng TQ nằm vùng, hoặc quân đội Campuchia, từ bên kia biên giới Việt – Campuchia đánh sang.
Nguy cơ này lại càng lớn bởi Trung Quốc đã và đang chiếm lĩnh được rất nhiều vị trí xung yếu dọc theo bờ biển VN để sẵn sàng cho phương án chia cắt VN thành nhiều phần khi hữu sự, trong bối cảnh Campuchia đã trở thành đồng minh công khai của Trung Quốc, còn Lào thì đang ngả dần về phía Bắc Kinh. Hiện người Tàu cùng các “dự án” của họ đã hiện diện nhan nhản ở cả Lào lẫn Campuchia, đặc biệt là dọc theo tuyến biên giới với Việt Nam.
Sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ
Giống như những dự án Trung Quốc trá hình khác, trong dự án Hồ Tràm Strip, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ sự ủng hộ đặc biệt khi xuất hiện trong ít nhất là hai diễn biến quan trọng.
Đầu tháng 3/2008, trước khi dự án được trao chứng nhận đầu tư, ông Dũng đã dành cho các nhà đầu tư ACDL một cuộc tiếp đón trọng thị.
Tháng 4/2012, đích thân Thủ tướng Dũng đã chỉ đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh giấy phép đầu tư để ACDL đưa sòng bài tại khu A1 đi vào hoạt động, mặc dù nhà đầu tư không thực hiện đúng như cam kết ban đầu, liên tục điều chỉnh nhiều lần và các công trình thì chưa hoàn thiện.
Thủ tướng Dũng mà rất nhiều người ca ngợi là “chống Trung Quốc” này cũng dành cho Formosa Hà Tĩnh một tình cảm đặc biệt: đồng ý với mọi quyết định của Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải liên quan đến việc cho ra đời một “tiểu quốc” của Đại Hán trên đất Việt Nam; bảo lưu thời hạn cho Formosa Hà Tĩnh thuê đất 70 năm, thay vì 50 năm theo luật định; xuất 300 tỷ VNĐ từ ngân sách quốc gia để xây nhà cho công nhân Trung Quốc; hay thậm chí đích thân đến dự lễ khánh thành của một tổ máy trong nhà máy nhiệt điệt Formosa, v.v.
Với dự án Silver Shores ở Đà Nẵng thì ông Nguyễn Tấn Dũng đích thân chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét để nhà đầu tư “made in Trung Nam Hải” này mở rộng thêm bàn chia bài. Dự án Bauxite Tây Nguyên cũng là một minh chứng thuyết phục nữa cho tinh thần “quyết liệt chống TQ” của ông ta.[ii]

Người Trung Quốc đã công khai xuất hiện hay chưa?
Harbinger Capital Partners của tỷ phú Mỹ Philip Falcone là một quỹ đầu tư mạo hiểm, với một nhúm người, chứ không phải là một công ty chuyên hoạt động trong ngành du lịch giải trí - nghỉ dưỡng. Ông ta có thể rút khỏi dự án Hồ Tràm Strip bất cứ lúc nào để chuyển giao cho gia tộc Stanley Ho, người từng hợp tác với nhà cầm quyền Bắc Kinh và là Ủy viên Thường trựcHội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc khoá IX.
“Treo cờ America & Canada, bán thịt China.” Ảnh: Lê Anh Hùng
“Treo cờ America & Canada, bán thịt China.” Ảnh: Lê Anh Hùng

Khi dự án đi vào hoạt động bình thường, tỷ suất lợi nhuận không còn tăng giảm đột biến nữa, Falcone sẽ bị thôi thúc để rút vốn và tìm đến những dự án mạo hiểm nhưng đầy hứa hẹn khác. Ông ta cũng có thể tiếp tục ở lại làm “bình phong” cho nhà Stanley Ho, như thoả thuận tiền đầu tư của họ, miễn sao có lợi là được. (Bản thân Falcone hiện đang bị Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái [SEC] Mỹ cấm tham gia hoạt động chứng khoán 5 năm, từ 2013 đến 2018, kèm theo khoản phạt 18 triệu USD vì những khuất tất trong việc điều hành Harbinger Capital Partners.)
Thậm chí, người Trung Quốc đã công khai xuất hiện ngay khi Harbinger Capital Partners vẫn còn hiện diện trong dự án Hồ Tràm Strip. Trong một thông cáo báo chí vào tháng 7/2014, ACDL đã loan báo việc NewCity Capital LLC trở thành đối tác tài chính mới của dự án. Ông chủ của hãng đầu tư cổ phiếu tư nhân NewCity Capital LLC là Chien Lee, một người Mỹ gốc Hoa có hàng loạt cơ sở kinh doanh ở Macao (Trung Quốc).
_____________
Ghi chú:

[i] Ngày 6/10/2008, tức hơn 7 tháng sau khi được trao chứng nhận đầu tư,Reuters đưa tin là ACDL hy vọng sẽ thu được 1 tỷ USD khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng ở thị trường Hồng Kông trong 2 năm tới. Ngày 22/11/2008, Michael Aymong cho Bloomberg News biết là họ sắp đạt được khoản vay 780 triệu USD cho dự án. Hai kế hoạch này cuối cùng đều không diễn ra.
[ii] Từ năm 2008 đến nay, ông Nguyễn Tấn Dũng bị tố cáo là tay sai ngoan ngoãn dưới sự điều khiển của Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải cũng như Bắc Kinh. Dù 8 năm đã trôi qua nhưng vụ tố cáo đặc biệt nghiêm trọng đó vẫn chưa được nhà chức trách Việt Nam giải quyết đúng pháp luật. Ông Hoàng Trung Hải nay đã trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Bí thư Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Thủ đô.


Thêm một âm mưu hiểm độc của tình báo Hoa Nam ở Hà Nội?

Lê Anh Hùng


Toà nhà 8B Lê Trực vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” sau 8 tháng bị “xử lý”.

Vụ sai phạm ở toà nhà số 8B Lê Trực của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Kinh Đô (Kinh Do TCI Group) đã khiến báo chí tốn rất nhiều giấy mực. Với chiều cao 69m, vượt quá 16m (tương đương 5 tầng) so với giấy phép xây dựng, toà nhà mang tên Discovery Complex II cao gần gấp đôi lăng Hồ Chí Minh và sừng sững như một toà tháp canh khổng lồ nhòm xuống khu trung tâm đầu não Ba Đình, có thể giám sát mọi động tĩnh xung quanh khu vực đặc biệt nhạy cảm về an ninh chính trị này.
Mặc dù vụ việc bắt đầu được báo chí nêu lên 10 tháng trước, Bộ Xây dựng thì đã chính thức kiến nghị Thủ tướng xử lý nghiêm vụ việc được 9 tháng, và gần 8 tháng đã trôi qua kể từ thời điểm việc xử lý sai phạm bắt đầu diễn ra, nhưng toà tháp canh đó vẫn cứ “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 30/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ lại một lần nữa phải lên tiếng: “Hà Nội có nghiêm túc ‘đập’ nhà 8B Lê Trực không, hay vẫn cứ để trơ trơ như thế?”
Không phải ngẫu nhiên mà chủ đầu tư dự án tại địa chỉ 8B Lê Trực lại dám ngang nhiên thách thức cả công chúng lẫn hệ thống công quyền như thế:Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải, người phê duyệt dự án trong vai trò Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô, nay đã trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
Đây không phải là dự án duy nhất nhạy cảm về an ninh của Kinh Do TCI Group, mà tập đoàn đầy mờ ám này còn ít nhất 2 dự án đặc biệt nhạy cảm về an ninh khác trên địa bàn thủ đô.
Dự án thứ nhất là Capital Garden tại ngõ 102 Trường Chinh, bao gồm 2 tòa tháp với khu trung tâm thương mại là khối đế 2 tầng, khu căn hộ chung cư cao cấp từ tầng 3 đến tầng 25; diện tích lô đất của dự án là 5.065m2. Dự án thứ hai là Hoàng Quốc Việt Towers, gồm 2 tòa tháp, trong đó tòa tháp văn phòng cao 46 tầng và tòa tháp chung cư cao 50 tầng với 5 tầng hầm, 5 tầng trung tâm thương mại, 4 tầng cây xanh và tiện ích và 40 tầng căn hộ (theo giới thiệu trên trang web của Kinh Do TCI).
Dự án Hoàng Quốc Việt Towers nằm ở góc đường Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, tức chỉ cách trụ sở mới đồ sộ của Bộ Công an vài trăm mét.
Trong khi đó, dự án Capital Garden sắp sửa hoàn thành và vị trí của nó cũng chỉ cách khu vực Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân vài trăm mét theo đường chim bay.

Vị trí 2 toà tháp Capital Garden và Bộ Tư lệnh PKKQ trên bản đồ.
Vị trí 2 toà tháp Capital Garden và Bộ Tư lệnh PKKQ trên bản đồ

Nguy hiểm hơn, dự án này lại do một nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn Xây dựng Quảng Châu (GMC) làm nhà thầu chính (đơn vị thi công là Cty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình).
Tập đoàn Xây dựng Quảng Châu (Trung Quốc) là nhà thầu chính của Capital Garden. Ảnh chụp từ website của Kinh Do TCI Group.
Tập đoàn Xây dựng Quảng Châu (Trung Quốc) là nhà thầu chính của Capital Garden. Ảnh chụp từ website của Kinh Do TCI Group.


Dự án Capital Garden sắp hoàn thành.
Dự án Capital Garden sắp hoàn thành


Hai toà tháp Capital Garden (bên phải) nhìn từ bên trong cổng chính Bộ Tư lệnh PKKQ.
Hai toà tháp Capital Garden (bên phải) nhìn từ bên trong cổng chính Bộ Tư lệnh PKKQ


Với chiều cao hơn 115m (25 tầng), 2 toà tháp Capital Garden có chiều cao vượt trội so với các toà nhà khác trong khu vực và có thể giám sát được mọi động tĩnh bên trong Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân. Từ vị trí bao quát với khoảng cách gần như thế, đối phương có thể sử dụng kỹ thuật nghe lén bằng tia laser hoặc các kỹ thuật tinh vi khác để theo dõi các cuộc trao đổi, điện đàm diễn ra bên trong Bộ Tư lệnh PKKQ.
Khi chiến sự xẩy ra, Bộ Tư lệnh PKKQ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà đối phương muốn tiêu diệt, và thật nguy hiểm nếu họ kiểm soát được một toà cao ốc mà từ đó họ có thể hoặc là gây nhiễu hệ thống phòng thủ, thông tin liên lạc, hoặc thậm chí là sử dụng súng phóng tên lửa để tấn công.
Xem ra dự án Capital Garden tại 102 Trường Chinh lại là một chiến tích ngoạn mục khác của đội quân tình báo Hoa Nam ở Hà Nội.

Nguồn: Lê Anh Hùng/VOA

http://www.voatiengviet.com


Nhật, Pháp đưa ra bằng chứng

công nhận Hoàng sa, Trường Sa của VN

Việt nam là cựu thuộc địa của Pháp. Trong thế chiến thứ 2, Nhật có một thời gian khá lâu ở VN. Hai nước này có nhiều bằng chứng cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN.

Về tính liên tục của sự chiếm hữu thực sự, Tiến sĩ Trần Công Trục đưa ra một số mốc lịch sử hết sức cụ thể, có ý nghĩa: Với tư cách là đại diện Nhà nước Việt Nam về đối ngoại trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Cộng hòa Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo Hiệp ước Patenotre năm 1884, Chính quyền thuộc địa Pháp đã tiến hành các hoạt động đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục bảo vệ, quản lý và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cụ thể, sau một thời gian tổ chức các cuộc nghiên cứu, khảo sát tại thực địa của các nhà khoa học và những cuộc trao đổi giữa những chính khách Pháp có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngày 8/3/1925, Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ thuộc địa của Pháp.
Ngày 19/3/1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa cho Công ty Phosphat của Bắc Kỳ.
Ngày 13/4/1930, Thông báo hạm Malicieuse do thuyền trưởng De Lattre điều khiển ra quần đảo Trường Sa theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương dựng bia chủ quyền, đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ thuộc.
Ngày 23/9/1930, Chính phủ Pháp gửi thông báo ngoại giao cho các cường quốc về sự kiện đóng giữ quần đảo Trường Sa theo đúng thủ tục.
Ngày 31/12/1930, Phòng Đối ngoại Phủ Toàn quyền Đông Dương gửi báo cáo lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp về những hoạt động đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ cận, cũng như các tư liệu khảo cứu về pháp lý bảo vệ cho sự kiện đóng giữ này.
Ngày 4/1/1932, Chính phủ Pháp gửi Công hàm tới Công sứ Trung Quốc tại Paris khẳng định chủ quyền của Pháp đối với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc tế. Trung Quốc từ chối đề nghị này.
Ngày 18/2/1937, Pháp lại chính thức yêu cầu Trung Quốc áp dụng phương thức trọng tài quốc tế để xác định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa; Trung Quốc lại khước từ.
Ngày 26/11/1937, Pháp phái kỹ sư trưởng J. Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ, nghiên cứu các điều kiện định cư ở quần đảo này.
Năm 1938, Pháp phái các đơn vị Bảo an đến đồn trú trên các đảo và xây dựng một hải đăng, một trạm khí tượng được Tổ chức Khí tượng Thế giới cho đăng ký với số hiệu là 48859 ở đảo Phú Lâm, một trạm vô tuyến điện TSF trên đảo Hoàng Sa.
Ngày 15/6/1938, Pháp xây xong trạm khí tượng ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa.
Ngày 30/3/1938, vua Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi trước đây.
Ngày 15/6/1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brevie ký Nghị định 156-S-V thành lập đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
An Nam Đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Paracels (Cát Vàng, Hoàng Sa) nằm trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: ĐNĐT
Tháng 6/1938, một đơn vị lính Bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền đã được dựng tại đảo Hoàng Sa có khắc dòng chữ: “Republique Francaise-Empire d’Annam-Achipel de Paracel 1816-Ile de Pattle 1938”.
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông vào các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng.
Ngày 4/4/1939, Chính phủ Pháp gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 15/8/1945, Nhật thua trận phải rút khỏi Đông Dương và
ngày 26/8/1945, quân đội Nhật phải rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Sau khi Nhật rút đi, mở ra một thời kỳ mới vô cùng phức tạp.
Tiến sĩ Trục cho biết, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946, đầu năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 2/9/1945, không còn ràng buộc vào Hiệp định Patenotre 1884, song Pháp cho rằng, theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946,Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Theo Hiệp định ngày 8/3/1949, Pháp dựng lên chính quyền thân Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu. Tuy nhiên, trong thực tế quân đội Pháp vẫn làm chủ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng trong năm 1949, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số 48860, Trạm Ba Bình số 48419.
Ngày 14/10/1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo Đại.
Từ ngày 5/9 đến ngày 8/9/1951, Hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký kết Hòa ước với Nhật. Tại phiên họp toàn thể mở rộng ngày 5/9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, hội nghị đã bác bỏ đề nghị của Ngoại trưởng Gromyco (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam.
Ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị này có bình luận gì về tuyên bố này.
Ngày 8/9/1951, Hòa ước với Nhật được ký kết. Điều 2, Đoạn 7, của Hòa ước đã ghi rõ: “Nhật Bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và Sprathly” (khoản f).
Ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết đã công nhận một nước có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi (Điều 4). Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam.
Tháng 4/1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.Trước những hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Quốc tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối.
Ngày 24/5 và 8/6/1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh, quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa “luôn luôn là một phần của Việt Nam” và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.
Ngày 13/7/1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Từ ngày 17/1 đến 20/1/1974, Trung cộng huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liên hiệp quốc và cộng đồng quốc tế.

Nguyen Van Mui

http://vietbf.com/forum


Nghiên cứu sinh Trần Thắng chứng minh Trường Sa là của VN

Trong nội bộ Trung quốc bắt đầu có sự phân tán rất mạnh, sau khi chàng trai du học sinh đưa ra công trình nghiên cứu, chứng minh Hoàng sa và Trường Sa là của Việt Nam. Rất nhiều bản đồ cổ của chính nước Trung Hoa chỉ ra rằng. Cực Nam của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Đó là điều không thể chối cãi. PV Đô thị- hút hầm cầu Bình Dương lược dịch [X]
Có tới trên 50 bản đồ Hoàng sa và 170 bản đồ cổ Trung quốc, cùng 4 bộ sách Atlas được chàng trai sưu tầm. Và công trình nghiên cứu của anh được công bố tại DH Yale cuối tuần qua.
Chàng trai nghiên cứu sinh Trần Thắng đã làm cho bất cứ ai tham gia hội thảo phải thán phục. Trong đó có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ đến từ Trung quốc đại lục phải ngả mũ.
Đây được coi là nguồn tư liệu từ chính trong đất nước Trung Hoa. Khi mà Thắng cất công sang tận Trung Hoa để sưu tầm từ 2010.
Được biết cha ruột của Thắng trước công tác tại đội xe hút hầm cầu Bình Dương.
Ông đã có gắng tạo điều kiện cho con mình ra ngoài thế giới.
Trong đó có đến 3/4 là bản đồ cổ của Trung quốc, và 1/4 bản đồ do Phương Tây và Việt nam vẽ gần đây, từ năm 1618 đến 1859. Rất nhiều bản đồ cổ xưa nhất của Trung quốc, có tính liên tục, hệ thống suốt hàng ngàn năm trước và sau công nguyên. Đều chỉ ra rằng điểm cực Nam của Trung quốc dừng lại đảo Hải Nam. Chỉ duy nhất bắt đầu từ năm 1946 chính quyền Tưởng Giới Thạch mới vẽ ra định nghĩa vùng biển 11 đoạn, sau đó dần dần chuyển thành 9 đoạn. Điều đặc biệt hơn nữa, Chính nhà nước Trung quốc vào năm 1933, cũng đã phát hành lãnh thổ chỉ đến đảo Hải Nam.
Nhưng vì thấy bên Tưởng Giới Thạch vẽ cả vùng biển tiếp dưới. Do vậy không để mất mặt trước chính quyền Tưởng. Chính quyền Trung Hoa đại lục đã cho thu hồi hết và ra lại bản đồ mới. Nhưng họ vô tình không thể thu hồi hết những gì mình đã phát hành, có đóng dấu chính quyền.
Các nhà nghiên cứu Trung quốc cũng phải công nhận sự thật. Và trong nội bộ Trung quốc đại lục bắt đầu có dấu hiệu không rõ ràng. Chỉ vì một vài nét bút vẽ thêm vào bản đồ của Tưởng, đã khiến cho chính Quyền Trung quốc đại lục bây giờ phải đối phó với hầu hết các nước xung quanh. Theo công trình nghiên cứu, khi đi sâu vào hồi ký của Tưởng, hoàn toàn có thể nhận ra rằng. Tưởng cảm nhận được tương lại, và yếu thế trong việc đối phó với Công sản do Mao trạch Đông đứng đầu. Ông ta liền suy nghĩ mưu kế lâu dài. Sẽ chuyển hết quân tinh nhuệ của mình ra ngoài đảo Đài Loan.
Nhưng không quên để lại 11 nét bút bằng bút mực. Để tạo cho chính quyền Mao phải giải quyết vụ việc với các nước láng giềng, thay vì chăm chăm đối đầu với mình. Chính mưu kế (thâm độc , hèn hạ - mượn gió bẻ măng) và 11 nét bút nguệch ngoạc của chính quyền Tưởng. Mà giờ đây, toàn hệ thống chính quyền cộng sản Trung quốc phải căng mình đối phó. Họ không thể từ bỏ, vì họ đã chót cố đấm ăn xôi. Giờ bỏ, thì chắc chắn dân chúng sẽ lật đổ chính quyền. Còn nếu họ cố gắng chiếm, thì giờ đây họ phải đối mặt thách thức không chỉ là các nước láng giềng, mà còn rất nhiều nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật... và đặc biệt là dự luận và cộng đồng thế giới.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, cũng phải thốt lên rằng: Người Việt thật quá tài năng!
Niềm tự hào của nước Việt trên đất Mỹ…
Thật đáng ngưỡng mộ!
Ông cũng nhận xét bộ sưu tập của chàng trai Trần Thắng sẽ chỉ ra điểm mẫu thuẫn lớn trong tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
Trao đổi với PV Đô thị, anh Thắng cho biết. Hiện công trình nghiên cứu sẽ được anh dịch sang nhiều thứ tiếng, để truyền bá rộng rãi đến mọi người dân trên thế giới, nếu muốn tìm hiểu. Và đặc biệt là người dân tại chính Trung quốc đại lục, đang khá phân vân trước ngã tư đường. Khi mà họ đang bị chính quyền Cộng sản trung quốc che đậy và dẫn dắt thông tin.
“Việt Nam đã và đang được các học giả quốc tế đấu tranh bảo vệ lợi ích trên Biển Ðông. Chính phủ nước Việt Nam nên lập quỹ về Biển Ðông, giúp điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ ngân sách này, chúng ta có thể dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc”, ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông.
Trần Phước Đạt
Bloomington, MN


Nghiên cứu sinh người Việt triển lãm

bản đồ Hoàng Sa trên đất Mỹ

Lần đầu tiên những bản đồ cổ giúp chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa do nghiên cứu sinh người Việt Trần Thắng sưu tầm được trưng bày ở Mỹ.

Người sưu tầm 100 bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa
20 bản đồ Hoàng Sa, 20 bản đồ cổ Trung Quốc và 2 sách atlas Trung Quốc được triển lãm tại Hội thảo quốc tế "Sự xung đột trong Biển Đông", tổ chức tại ĐH Yale, Mỹ cuối tuần qua. Ðây là 40 bản đồ trong bộ sưu tập 150 bản đồ cổ Hoàng Sa và Trung Quốc, cùng 3 sách atlas Trung Quốc mà ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ, sưu tập từ giữa năm 2012. Những bản đồ này đã được ông Thắng gửi tặng cho Việt Nam và UBND huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng.


nguoi-goc-viet-trien-lam-ban-do-hoang-sa-tren-dat-my
Một bản đồ cho thấy quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng.

20 bản đồ Hoàng Sa do các nước phương Tây và Việt Nam vẽ, từ năm 1618 đến 1859, cho thấy vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong khi đó, 20 bản đồ các nước phương Tây vẽ về Trung Quốc từ năm 1626 đến 1980, cho thấy miền Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Hai sách bản đồ Atlas, một cuốn do Nhà nước Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh năm 1933, cuốn còn lại do Phái bộ truyền giáo Trung Quốc phát hình tại Anh năm 1908 cũng chỉ rõ lãnh thổ nước này dừng lại ở Hải Nam.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, từng nhận xét bộ sưu tập của ông Trần Thắng cho thấy những mâu thuẫn trong tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


nguoi-goc-viet-trien-lam-ban-do-hoang-sa-tren-dat-my-1
Ông Trần Thắng (bìa phải) và Giáo sư Carl Thayer tại Hội thảo.

Trao đổi với VnExpress, ông Trần Thắng, chủ tịch Viện văn hóa - giáo dục Việt Nam (IVCE), cho biết các học giả tham dự hội thảo đều cho rằng, hiện chưa có sách hoặc công trình nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa được viết bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi. Điều này khiến các học giả quốc tế than phiền rằng họ không có tài liệu để nghiên cứu.
"Việt Nam được một số học giả quốc tế tranh đấu bảo vệ lợi ích Biển Ðông. Chính phủ Việt Nam cũng cần lập ra quỹ về Biển Ðông để tạo mọi điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ nguồn ngân sách này, có thể dùng dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc", ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông.

nguoi-goc-viet-trien-lam-ban-do-hoang-sa-tren-dat-my-2
The Atlas of The World, Johnsons Atlas, New York, 1869, cũng cho thấy lãnh thổ phía nam của Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam. Ảnh: Trần Thắng.

Hiện Trung Quốc và các nước trong khối Ðông Nam Á tăng cường phát triển quân sự, có nghĩa là phát triển "sức mạnh cứng". Cái giá phát triển sức mạnh cứng là hàng tỷ tỷ USD, trong khi giá thành phát triển sức mạnh mềm như đầu tư nghiên cứu Biển Đông chỉ vài triệu USD. "Ðiều quan trọng của sức mạnh mềm là gìn giữ được hoà bình trong khu vực trong các cuộc xung đột về Biển Ðông", ông Thắng nói.
"Tôi nghĩ Chính phủ cần phải công khai giải pháp cụ thể về Biển Đông. Ví dụ như trường hợp Philippines họ chọn giải pháp về môi trường biển và giá trị pháp lý về đường lưỡi bò để chống lại Trung Quốc tại tòa án quốc tế, và giải pháp này được công khai trong nước và cả thế giới", ông cho biết thêm.
Ông Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại University of Connecticut và làm việc cho công ty động cơ máy bay Pratt & Whitney từ năm 2000. Ông đồng thời là Chủ tịch Viện văn hóa - giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York, nhằm phát huy giáo dục Mỹ tại Việt Nam và giới thiệu văn hóa Việt Nam tại các ÐH Mỹ. Năm 2012, ông Trần Thắng sưu tầm 150 bản đồ cổ Trung Hoa, bản đồ Hoàng Sa và 3 sách atlas Trung Hoa chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam.

http://vnexpress.net


"Dân tộc mình lạ quá phải không anh?"  Sắp bị tuyệt chủng mà vẫn vui vẻ ăn nhậu chơi bời chẳng thèm để ý gì tới vận mệnh quốc gia. Cứ để mặc cho đảng và nhà nước lo mọi việc !!!


Phóng sự gây chấn động dư luận Đài Loan của đài truyền hình PTS

Với công tâm và lòng trắc ẩn, người Đài Loan đã làm một phóng sự nói lên sự thật phủ phàng mà trớ trêu thay, chính trên quê hương nạn nhân, người Việt Nam không làm được?! Xem: Vừa xúc động vừa phẩn nộ. Thảm cảnh này vẫn đang tiếp diễn. Trách nhiệm thuộc về ai? Dĩ nhiên do đảng cộng sản VN mà đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Vấn đề giải quyết không dễ dàng. Hỏi, bao nhiêu viên chức cs đã nhận tiền hối lộ cho dự án? Có thể đây là con bài tẩy thủ thân mà Formosa cầm chắc nich trong tay.

Nếu không đứng lên dành quyền sống thì dân tôc Việt Nam sẽ bị diệt vong!!!

https://www.youtube.com/watch? v=_BCiVbbyujk

[Vietsub] “Việt Nam Cá Chết”
www.youtube.com

* * *

Đài truyền hình PTS vừa công chiếu một video phóng sự gây chấn động dư luận Đài Loan về thảm hoạ cá chết tại miền Trung Việt Nam...

https://www.youtube.com/embed/_BCiVbbyujk','frameborder':'0'},'hspace':null,'vspace':null,'align':null,'bgcolor':null}" width="360" height="215">

Đăng ngày 10 tháng 08.2016