Độc tài hữu, độc tài tả

Chu Chi Nam & Vũ Văn Lâm


Bà Aung San Suu Kyi phát biểu tại Thái Lan, đàng sau là cờ hiệu trang trong của đảng đối lập Die National League for Democracy (NLD) tức cờ Liên Minh quốc Gia vì Dân Chủ tại Miến Điện của bà.

Hình dưới: Tổng thống Thein Sein, người tiên phong mở rộng nhiều cải cách cho đất nước Miến Điện chụp hình với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton.

 

MIẾN ĐIỆN CỦA BÀ AUNG SAN SUU KYI VÀ VIỆT NAM

hay là bài phân tách, so sánh Miến Điện của bà Aung San Suu Kyi và Việt Nam

Gần đây, cuộc bầu cử tự do, dân chủ ở Miến Điện đã đưa Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ (die National League for Democracy (NLD)) Miến điện « của bà Aung San Suu Kyi đến chiến thắng. Chiến thắng này đã được công nhận từ quốc nội đến hải ngoại, qua điện văn chúc mừng Bà của Tướng Sein Thein, đương kim Tổng thống Miến Điện, của Tướng Tổng tư lệnh quân đội Miến, và nhiều điện văn chúc mừng từ nhiều vị Nguyên thủ và Thủ tướng các quốc gia, trong đó có Tổng thống Obama.
Đây là một chiến thắng to lớn, không những cho dân tộc Miến Điện mà còn cho cả vùng Đông Nam Á.
Từ đó có nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao tiến trình dân chủ có thể xẩy ra ở Miên điện, mà lại không xẩy ra ở Việt nam ?
Để giải thích sự kiện này, có rất nhiều nguyên do. Nhưng đại để và tương đối, chúng ta có thể thâu tóm qua những nguyên do chính sau đây:
Nguyên do thứ nhất bắt nguồn từ chế độ độc tài hữu Miến Điện, trong khi đó ở Việt nam là chế độ độc tài tả, độc tài toàn diện cộng sản.
Chế độ độc tài tả, cộng sản là một chế độ độc tài toàn diện, cực quyền ( totalitarisme), đi từ A tới Z, kiểm soát mọi hành động của đời sống con người và xã hội, từ lãnh vực triết học, tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đến thông tin, tuyên truyền, vì nó chủ trương độc khuynh, chỉ chấp nhận quan niệm triết học duy vật của Marx, vì nó chủ trương độc đảng, nắm hết quyền từ kinh tế, kinh tế quốc doanh, đến giáo dục, văn hóa. Trong khi đó, thì độc tài hữu, chỉ là độc tài chính trị hay quân đội, nó vẫn chủ trương đa khuynh, chấp nhận mọi nền tảng triết lý, tôn giáo, không chủ trương độc đảng, dù một đôi khi chỉ có một đảng nắm quyền, nhưng bên cạnh vẫn có những đảng khác, nó vẫn thi hành chính sách kinh tế tự do, tôn trọng quyền tư hữu, tự do kinh tế ; nền giáo dục vẫn là một nền giáo dục phóng khoáng, cởi mở, tôn trọng những giá trị văn hóa cổ truyền, nhưng đồng thời vẫn cởi mở chấp nhận những luồng tư tưởng từ bên ngoài. Trong khi Marx chủ trương phá hủy mọi giá trị trước đó và đã được áp dụng bởi những chế độ độc tài cộng sản được giản dị hoá qua quan niệm « Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo ».
Ở điểm này, chúng ta cần nêu rõ một số lập luận, của một số trí thức, đã cố tình tráo trở, lẫn lộn giữa độc tài hữu và độc tài tả, vì trình độ trí thức còn thấp kém, chưa có thể phân tích, đi vào chi tiết, hoặc là lập luận của một số trí thức cộng sản, cố tình lẫn lộn, để bào chữa cho chế độ của mình.

Victor Hugo (1802 – 1885) đại văn hào Pháp

Nhà văn hào Pháp, ông Victor Hugo, có viết: « Bắt con đại bàng làm con chim chích, buộc con thiên nga làm con vịt trời, bỏ tất cả vào một giỏ, rồi xóc, để cho ai cũng như ai. Đó là cộng sản. Và đó cũng là điều mà tôi không thích. » Quả là một nhận xét chính xác. Đáng là một bài học cho những trí thức non nớt và những trí thức cộng sản.
Những nước độc tài tả, chúng ta phải kể là Liên sô, các nước Đông Âu, Trung cộng, Bắc Hàn, Bắc Việt Nam. Những nước độc tài hữu như Tây ban nha, Bồ đào nha, Nam Việt nam, Nam Hàn và Đài Loan.
Vào năm 2000, nhân kỷ niệm sự sụp đổ của chế độ Liên sô và một số nước Đông Âu, cùng một số nước độc tài hữu như Tây Ban nha, Bồ đào nha, Nam hàn và Đài loan xẩy ra cũng vào khoảng đồng thời, một cuộc hội thảo mang chủ đề phát triển kinh tế và xã hội, trong đó có chủ đề: « Tại sao những nước độc tài tả lại khó khăn phát triển kinh tế và xã hội hơn những nước độc tại hữu. » Buổi hội thảo này được tổ chức tại Madrid, thủ đô của Tây ban nha, dưới sự bảo trợ của ông vua Jean Carlos của xứ này. Có rất nhiều nhà kinh tế, nghiên cứu về phát triển xã hội tham dự. Đặc biệt là sự có mặt của ông Mikhail Gorbatchev. Chính trong cuộc hội thảo này, ông đã tuyên bố: « Tôi đã bỏ ra hơn nửa đời người tranh đấu cho lý tưởng cộng sản. Nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn tuyên bố rằng: Cộng sản chỉ biết tuyên truyên và nói dối».


Đúc kết cuộc hội thảo, người ta đi đến kết luận: Những nước bị độc tài hữu, chỉ là độc tài trên ngọn, ở mức độ quân phiệt hay gia đình trị, còn độc tài tả toàn diện cộng sản là độc tài từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Người ta có thể ví độc tài hữu như một trận cuồng phong, có thể làm trốc gốc một vài cây lớn, nhưng nền tảng, nhà cửa, cây cỏ vẫn còn. Trong khi đó thì độc tài tả cộng sản, không những là một trận cuồng phong mà đồng thời là một trận động đất, nền tảng, nhà cửa bị đảo lộn, tan nát.
Cuộc hội thảo còn đưa ra kết luận là xã hội dân sự và giai tầng trung lưu giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một xã hội. Với độc tài tả cộng sản, giai tầng trung lưu bị tiêu diệt, như ở Việt Nam, "Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ", xã hội dân sự không còn nữa. Trong khi đó, với độc tài hữu, giai tầng trung lưu và xã hội dân sự vẫn còn đó, chỉ bị nằm rạp xuống, sau khi độc tài qua, thì họ lại đứng dậy và có thể kiến thiết lại xứ sở.
Ông Boris Eltsine, Tổng thống Nga, sau 10 năm cầm quyền, từ năm 1990 tới 2000, thực thi mọi cải cách vẫn không vực dậy được xứ này, đã phải than: «Nước Nga, trong thời gian dài bị cai trị bởi cộng sản, giai tầng trung lưu, một giai tầng năng động, tháo vát, chỉ cần một con dao đi vào rừng là họ có thể kiếm củi, dựng lên nhà, trồng trọt; chỉ cần một số tiền nhỏ, là họ có thể mở tiệm, sinh sống độc lập. Giai tầng này không còn nữa, nên nước Nga phát triển khó khăn».
Trong khi đó thì cũng trong khoảng 10 năm, những nước độc tài hữu như Tây ban Nha, Bồ đào Nha, Nam Hàn, Đài loan, sau chế độ độc tài, họ không những phát triển, mà họ còn phát triển nhanh, không thua gì những nước tây phương, như trường hợp Nam Hàn và Đài loan hiện nay.

Trở về Miến Điện và Việt Nam, và để trả lời câu hỏi : Tại sao Miến Điện đã bắt đầu tiến trình dân chủ, mà Việt Nam vẫn chưa ? Câu trả lời, đó là vì Việt nam là độc tài tả cộng sản, Miến Điện là độc tài hữu.
Hơn thế nữa, giới lãnh đạo quân phiệt Miến Điện vẫn là những người hành động "Trên còn có Trời, Phật, dưới còn có đất", vì họ vẫn là người theo đạo, 90% dân Miến theo đạo Phật, tất nhiên trong đó có cả các tướng tá. Trong khi đó thì giới lãnh đạo Việt Nam, theo chủ nghĩa duy vật, hành động "Trên không có Trời, dưới không có đất", làm bất cứ chuyện gì để giữ quyền. Có thể nói chính quyền cộng sản Việt Nam, từ ngày thành lập cho tới ngày hôm nay là một chính quyền gian manh, giảo quyệt, ác ôn, côn đồ nhất thế giới, hơn cả Liên sô trước đây.
Ngoài ra các tướng lãnh Miến Điện vẫn còn là những con người yêu nước, mặc dù tham nhũng nhưng còn biết phân biệt lợi hại, trắng đen, không như những người cộng sản, đầu tiên đã được tẩy não qua quan niệm của Engel  "Người cộng sản có thể làm bất cứ điều gì, kể cả vô đạo đức, miễn sao đạt được thành công"; sau đó còn được nhồi nhét thêm qua câu nói siêu thực nghiệm của Đặng tiểu Bình "Mèo trắng mèo đen không cần biết, miễn là mèo bắt được chuột“. Cộng sản Việt Nam, bắt đầu bằng Hồ chí Minh cho đến con cháu sau này, rặt một điều noi theo. Họ Hồ bắt đầu bằng công hàm bán nước của Phạm văn Đồng, dâng Hoàng và Trường Sa cho Trung cộng; đến Lê Duẫn "Đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô và Trung Cộng"; rồi tiếp theo là đàn con cháu: Nguyễn văn Linh, Lê khả Phiêu, Nông đức Mạnh, Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng… lần lượt dâng đất, nhượng biển cho Trung cộng.


Chụp hình kỷ niệm sau khi ký mật ước Thành Đô đầy ô nhục giữa chóp bu việt cộng và quan thày Bắc Kinh năm 1990.

Chúng ta chỉ cần so sánh vài hành động cụ thể giữa giới lãnh đạo Miến Điện và cộng sản Việt Nam thì câu hỏi nêu trên sẽ được sáng tỏ.
Vị trí địa chiến lược của Miến Điện và Việt Nam đối với Trung cộng khá giống nhau. Từ năm 1965 Mao Trạch Đông đã từng nói: “Chúng ta nhất định phải giành lấy Đông Nam Á, kể cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore… Một khu vực như Đông Nam Á rất giàu có, ở đó có nhiều khoáng sản, nó hoàn toàn đáng bỏ công của ra để giành lấy nó. Trong tương lai, nó sẽ rất có lợi để phát triển công nghiệp Trung Quốc. Như vậy, sẽ có thể bù đắp toàn bộ những thiệt hại. Sau khi chúng ta giành được Đông Nam Á, ở khu vực này sẽ có thể tăng cường các lực lượng của chúng ta…” Sau tuyên bố "Cân bằng chiến lược và xoay trục sang châu Á" của Hoa kỳ thì vị trí chiến lược của Miến Điện đối với Trung cộng trở nên càng quan trọng. Vì Trung cộng có thể giải tỏa bớt áp lực của Hoa kỳ (khi chiến tranh hoặc căng thẳng xảy ra) tại eo biển Malacca bằng cách vận chuyển dầu từ Trung đông qua lãnh thổ Miến điện, hơn nữa Miến lại là nước giầu tài nguyên, có cả quặng mỏ và khí đốt.
Trước dã tâm đó, giới lãnh đạo Miến Điện đã sáng suốt tìm cách thoát ly và giảm ảnh hưởng từ Trung cộng. Chính quyền Miến đã mạnh dạn dùng quân đội chận đứng dã tâm cho quân lính trà trộn vào dân để tràn vào những vùng biên giới thì ngược lại cả ban lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam muối mặt qua Thành đô ký mật ước bán đất, nhượng biển cho Trung cộng. Miến ra sắc lệnh cấm bán gỗ cho tỉnh Vân Nam thì giới chức cộng sản VN cho Trung cộng mướn đất, phá rừng vô tội vạ. Vì các cuộc biểu tình chống đối của người dân, chính phủ Miến đã đình chỉ dự án xây đập Myitsone nhằm cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam, trong khi đó cộng sản VN, trước những cuộc biểu tình của nhân dân, trước những kiến nghị, can ngăn của mọi thành phần trong xã hội, vì lợi ích cá nhân, đảng đoàn vẫn thản nhiên ký sắc lệnh cho Trung cộng khai thác Bô xít tại Trung nguyên, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa chiếm mất vị trí chiến lược hiểm yếu của đất nước.
Gần đây, Trung cộng gia sức thực thi chiến lược xâm lấn Biển Đông, bồi đắp những đảo nhân tạo tại Trường Sa thuộc hải phận của Việt Nam, cộng sản VN chỉ lên tiếng lấy lệ, còn quan chức của các tỉnh miền trung thì "vô tư“ bán cát cho Trung cộng. Mỗi lần Tàu cộng bắn giết ngư dân Việt Nam thì nhà nước và báo chí chỉ vu vơ ám chỉ là "tàu lạ, nước lạ"; thậm chí cộng sản VN còn đang có dã tâm loại bỏ môn sử khỏi học đường để xóa bỏ mọi tội lỗi bán nước và tham vọng bá quyền xâm lăng của Bắc phương. Những tội lỗi nêu trên của đảng CSVN chỉ là một phần nổi được nhiều người nhắc tới, đảng CSVN đã phạm một lỗi lầm trước sau chưa từng có trong lịch sử Việt, là đã nhẫn tâm tiêu diệt mọi thành phần, nhân sĩ, kể cả những người cộng sản không cùng đường lối với mình. Hành động vô lương "Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc trốc tận rễ" qua những cuộc cải cách ruộng đất, đánh tư sản mại bản… đã tạo ra những trận cuồng phong đảo lộn cả quốc gia dân tộc. Nhiều người vô tình hay cố ý hùa theo cộng sản cho là Việt Nam chưa cần Dân chủ vì trình độ người dân còn thấp. Họ đã cố ý quên đi nguyên nhân chính đưa đến thảm trạng này là do cộng sản VN đã tận diệt, đọa đày hàng hàng lớp lớp những thành phần trí thức, sĩ phu yêu nước, kể cả những thành phần không được vừa lòng đảng qua những cuộc thanh trừng "Nhân văn giai phẩm" hay "Thuộc thành phần hữu khuynh".  Cộng sản VN đã trở nên côn đồ và tàn ác nhất trong lịch sử các nước CS vì chưa có một đảng cộng sản nào cho công an gỉả danh côn đồ hành hung, khủng bố, thậm chí còn hèn hạ cho người thẩy đồ dơ, mắm thối vào nhà những người bất đồng chính kiến.

Nguyên do không kém quan trọng là bà Aung San Suu Kyi, những người thân cận của bà ở trong nước và ở ngoài nước.
Bà Aung San Suu Kyi là con gái của tướng Aung San, người đã có công thành lập quân đội Miến Điện hiện đại và cũng có công giành lại độc lập cho đất nước từ đế quốc Anh và phát xít Nhật. Cha bà bị mất trong một cuộc ám sát của phe đối lập, từ đó bà sống với mẹ và từ năm 1960 rời khỏi nước đến sống tại Ấn Độ khi mẹ bà, bà Khin Kyi, được bổ nhiệm làm đại sứ Miến Điện ở Delhi. Sau khi học xong trung học, bà sang Anh theo học tại Đại học Oxford về triết học, chính trị và kinh tế. Nơi đây, bà lập gia đình với ông Michael Aris, một học giả nghiên cứu về Tây Tạng và có với ông 2 người con.
Năm 1988 được tin mẹ bị bệnh phải vào điều trị tại nhà thương, bà trở về Miến Điện để chăm sóc người mẹ bị bệnh nặng. Trong lúc này Miến Điện đang trong cơn biến động chính trị lớn. Hàng chục nghìn sinh viên, nhân viên văn phòng và nhà sư đã xuống đường biểu tình đòi cải cách dân chủ. Ngay tại nhà thương nơi mẹ bà điều trị bà đã tận mắt thấy hàng ngày cảnh tượng những người biểu tình bị chính quyền đàn áp dã man. Trong một buổi nói chuyện tại Yangon ( lúc đó còn là thủ đô của Miến Điện ) bà tuyên bố “Với tư cách là con gái của cha tôi, tôi không thể làm ngơ trước những gì đang diễn ra” và bà tham gia, dẫn đầu phong trào biểu tình chống lại tướng Ne Win, kẻ độc tài nắm quyền vào thời đó.
Ngày 27.09.1988 Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ (die National League for Democracy (NLD)) được thành lập và bà được bầu vào chức vụ chủ tịch Liên Minh. Cuộc đấu tranh bị đàn áp tàn bạo, bà bị quản thúc tại gia và nhiều nhân vật nồng cốt trong Liên minh bị bỏ tù.
Tháng 5.1990, chính quyền quân sự tổ chức cuộc bầu cử quốc gia, đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng trên 80% số phiếu, tuy nhiên, chính quyền quân phiệt không công nhận kết qủa cuộc bầu cử và tiếp tục đàn áp các phong trào tranh đấu của sinh viên.
Bà được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991, con trai đã thay mặt bà đến nhận. Chủ tịch ủy ban trao giải tuyên dương bà là “Một điển hình về sức mạnh của những người không có quyền hành”.
Trong thời gian bị giam, bà Suu Kyi nghiên cứu và tập luyện thể lực để vượt qua khó khăn và sự sợ hãi. Bà ngồi thiền, trau dồi thêm ngoại ngữ và chơi đàn dương cầm. Chính quyền quân phiệt Miến có lúc đã cho phép bà đến Anh để thăm chồng khi ông bị bệnh nặng, nhưng bà phải từ chối vì sợ sẽ không được phép quay trở lại đất nước. Giai đoạn bị quản thúc cuối cùng của bà kết thúc vào tháng 11.2010.
Đất nước Miến Điện sau 50 năm dưới sự cầm quyền của chính quyền quân phiệt, từ một nước tương đối phát triển tại Đông nam Á, giầu tài nguyên trở thành một quốc gia nghèo đói, tụt hậu, bị Hoa Kỳ và Âu châu cấm vận. Lúc đầu giới lãnh đạo Miến còn dựa vào Trung cộng và nguồn đầu tư của vài nước Á châu như Thái Lan, Nam Hàn nhưng sau đất nước càng lúc càng bi đát, trong thì bị nhân dân chống đối, ngoài thì Trung cộng chèn ép, cho dân lấn đất, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi sinh, đầu dây mối nhợ của mọi nguồn tham nhũng, nguyên nhân của mọi tai họa. Trước thách thức sống còn của đất nước, giới lãnh đạo quân sự của Miến Điện không còn lược chọn nào khác, là cứu nước và tự cứu, đã phải chấp nhận con đường cải cách, tiến đến Dân chủ và cộng tác với đảng NLD của bà Suu Kyi.
Đầu tháng 2.2011, quốc hội Miến Điện đã bầu ông Thein Sein làm tổng thống dân sự. Sau đó, bà Suu Kyi chấp nhận ứng cử vào quốc hội trong cuộc bầu cử phụ vào tháng 4.2012. Bà và đảng NLD thắng 43 trong số 45 ghế được tranh cử. Vài tuần sau, bà Suu Kyi tuyên thệ tại quốc hội và trở thành lãnh đạo của phe đối lập.

Thực thi quyền tự do ứng cử và bầu cử tại Miến Điện.

Thách thức lớn, liệu Việt Nam sẽ đi theo con đường này trong thời gian sắp tới?

Tháng 5 năm đó, lần đầu tiên bà rời khỏi Miến Điện sau 24 năm. Bà đi khắp thế giới, từ Á sang Âu để biểu dương triển quan Dân chủ và kêu gọi thế giới bỏ cấm vận, đầu tư và ủng hộ đất nước của bà.
Ngày 6.11.2015 vừa qua, hàng ngàn người đã kéo đến trụ sở của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) ở Yangon để ăn mừng chiến thắng, cũng có thể nói chính xác là chiến thắng của bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch Đảng NLD trong cuộc bầu cử. Đây được xem là một bước tiến tới dân chủ của đất nước Miến Điện. Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (LND), do bà Suu Kyi, dẫn dắt, đã chiến thắng, giành 348 ghế tại thượng viện và hạ viện, cao hơn mức cần thiết để chiếm thế đa số 19 ghế
Qua kết qủa trên, chúng ta thấy qủa thật bà Aung San Suu Kyi đã giữ một vai trò rất quan trọng. Đối với dân Miến Điện bà đã trở thành biểu tượng của Hy Vọng, biểu tượng của Bà Mẹ Miến Điện, chứa đựng những đức tính nhân bản của một dân tộc theo đạo Phật.
Trong những năm tháng bị quản thúc bà đã từng ngồi thiền hàng ngày, luyện tinh thần, tập kiên nhẫn và mở lòng bao dung. Trong đấu tranh bà chủ trương bất bạo động và không được trả thù những người trong quân đội đã từng hành hạ, cầm tù bà và những người đấu tranh. Từng bước một, nhẫn nhục và kiên trì, bà đã đi vào lòng người dân, ngay tại Naypyidaw, thủ đô mới của Miến Điện, được dựng lên bởi các lãnh đạo quân sự, là nơi tập trung nhiều binh sĩ, cảnh sát và nhân viên công chức nhất cả nước. Nhưng ngay cả ở đây, nơi mà hầu hết người dân đều làm việc cho chính phủ, lá phiếu của họ trong cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra không dành cho những ứng viên của đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) mà lại cho đảng NLD của bà.
Dù đảng NLD đã giành quyền kiểm soát Quốc hội và có quyền thành lập chính phủ mới, hiến pháp do các tướng lĩnh soạn ra quy định các cơ quan quyền lực nhất trong chính quyền vẫn nằm dưới quyền điều hành trực tiếp của quân đội, trong đó có Bộ Quốc phòng, Bộ Biên giới và Bộ Nội vụ. Ngoài ra sau 50 năm cầm quyền hầu như guồng máy hành chính và kinh tế vẫn còn nằm trong tay quân đội. Khi bà Suu Kyi đến thăm Bắc Kinh hồi tháng 6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hỏi bà rằng ở Miến Điện, quân đội hay đảng NLD mạnh hơn. “Quân đội”, bà đã không ngần ngại trả lời.
Qua những kết qủa đáng mừng, dân tộc Miến Điện cũng mới chỉ vượt qua được những khó khăn, trở ngại tất yếu để bước đến tiến trình đầu tiên của Dân chủ. Nhưng hy vọng với tài trí, với những đức tính tuyệt vời của bà Aung San Suu Kyi, bà và đảng NLD sẽ theo gót chân của thánh Mahatma Gandhi, tổng thống Nelson Mandela, sớm đưa dân và nước Miến Điện thoát khỏi độc tài, nghèo đói, sánh kịp những nước Dân chủ và phát triển trên thế giới. Song song chúng ta cũng học được một bài học đáng suy gẫm của bà và dân Miến Điện là chế độ độc tài, dù là cộng sản hay quân phiệt, chỉ thay đổi khi đứng trước những khó khăn và dưới những áp lực mạnh mẽ của những tổ chức Dân chủ, và nhất là khi lòng Dân đã đổi. Chúng ta thấy rõ là tại Miến Điện, ngay con cháu, gia đình, thân nhân của giới cầm quyền tại Naypyidaw cũng chán ngán chế độ và bỏ phiếu cho đảng của bà Aung San Suu Kyi.
Chu chi Nam và Vũ văn Lâm

Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ

The

Links:

Blog Mười Sáu

Đăng ngày 26 tháng 03.2016