Tự do cho

Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Cao Nguyên 

Bọn chúng đã rắp tâm kết án cô
Một người mẹ trẻ đơn thân đang chăm nuôi hai con còn rất nhỏ
Một người Việt Nam yêu nước
Yêu hoà bình công lý tự do
Người đã "vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình
để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn"
trên chính quê hương cô đang sống
Một bản án bất công 10 năm tù giam
Như nhiều bản án đã được biết trước
Cho những người yêu nước,
những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận và quyền con người
Trên đất nước khổ đau hơn mấy mươi năm qua
Những Lê thị Công Nhân, Việt Khang, Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần...
Những Điếu Cày, Minh Hạnh, Nguyễn Ngọc Già, Bích Khương, Trương Duy Nhất..
và rất nhiều người trẻ tài năng đầy nhiệt huyết
Sống can đảm và hiên ngang không cúi đầu trước bạo lực cường quyền đê tiện
Xin hiệp lời cầu nguyện
cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Vững lòng vượt qua cơn khổ nạn
Sẽ có một ngày không xa
Những ước mơ của Cô sẽ được tái hiện
Cường quyền phải cúi đầu nhường bước
Trả lại nhân quyền tự do cho dân ta
Trả lại tự do cho cô
Tự Do cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
6/30/17
ĐĐSN
Cao Ngọc Cường

"Con xin cảm ơn mẹ và các con, các luật sư đã cố gắng bảo vệ cho tôi. Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm
lại con vẫn sẽ làm như vậy và con tin mẹ và các con sẽ không bao giờ phải hối hận mà sẽ tự hào vì con. Tôi mong muốn xây dựng một xã hội và đất nước tốt đẹp. Một quốc gia chỉ tự cường khi nó luôn gắn liền với nền tảng một xã hội mà người dân có tự do và hạnh phúc. Người dân chỉ có tự do và hạnh phúc khi có tự do ngôn luận và quyền tự do biểu đạt những điều mình mong muốn. Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn"
(Lời nói cuối cùng của Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sau phiên toà lố bịch vừa qua của nhà cầm quyền Việt Nam lập ra nhằm kết án Cô để răn đe các blogger những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận và được dùng như một lá bài "nhân quyền" để trao đổi với Hoa Kỳ và phương Tây.)

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett năm 2010 dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận.
Mẹ Nấm cũng là một trong những thành viên sáng lập “Mạng Lưới Blogger Việt Nam” kêu gọi nhà cầm quyền hủy bỏ Điều 258 trong Luật Hình Sự kết án tù người dân chỉ vì họ bị vu cho tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”
Bà từng tham gia các cuộc phổ biến ở nơi công cộng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Bà cũng từng lập một hồ sơ liệt kê các vụ chết bất thường của người dân khi mới bị bắt vào trụ sở công an mà phần lớn đều đổ cho người ta “tự tử.”
Ngày 29 Tháng Ba, Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được phu nhân Tổng Thống Mỹ Melania Trump vinh danh và trao giải Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm năm 2017 trong một buổi lễ tại Bộ Ngoại Giao vì đã chứng tỏ “lòng can đảm, nghị lực và khả năng lãnh đạo trong công cuộc giúp tăng tiến cuộc sống của những người khác.”


Tuyên bố của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về bản án

10 năm tù đối với blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

1. Bản án 10 năm tù của chế độ áp đặt lên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh một lần nữa khẳng định rằng những hoạt động ôn hòa để cải thiện tình trạng Nhân Quyền tồi tệ; bảo vệ môi trường bị hủy hoại và sức khỏe người dân bị đe dọa; chấm dứt tình trạng công dân bị tra tấn, đánh đập đến chết trong các đồn công an, nhà tù, các trụ sở công quyền do công an quản lý; bảo vệ chủ quyền quốc gia; xây dựng tự do dân chủ tại Việt Nam là đi ngược lại chủ trương và chính sách của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Bản án này cũng một lần nữa cho thấy nhà nước CSVN đã xem thường dư luận quốc tế, tiếp tục vi phạm những hiệp ước ký kết với quốc tế về nhân quyền.

2. Bản án nặng nề nhất đối với một người phụ nữ hoạt động nhân quyền và dân sinh, một người mẹ có hai con nhỏ đã thể hiện rõ rệt bản chất vô nhân của nhà cầm quyền. Dưới sự thống trị và chỉ đạo của đảng cộng sản, công an lẫn quan tòa vốn là những đảng viên cộng sản đã đứng trên luật pháp, lạm dụng quyền lực, sử dụng các định chế quốc gia để khủng bố, trả thù công dân bất đồng chính kiến.

3. Bản án 10 năm tù không chỉ là bản án riêng đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mà còn là một thông điệp khủng bố, đe dọa tinh thần mà chế độ muốn răn đe những công dân yêu nước, những người hoạt động nhân quyền tại Việt Nam. Mọi hành động cải thiện xã hội, đời sống con người, môi trường sống đều bị cáo buộc là "lợi dụng" để tuyên truyền chống đối chế độ và bị tuyên án nặng nề.

4. Nạn nhân gánh chịu bản án 10 năm này với những hệ quả bi thảm về tinh thần, đời sống không chỉ là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vốn là người có ý chí sắt đá và nghị lực can trường. Những nạn nhân đó còn là con gái Nguyễn Bảo Nguyên (Nấm) 11 tuổi, con trai Nguyễn Nhật Minh (Gấu) 5 tuổi và người mẹ già Nguyễn Tuyết Lan của Quỳnh. Các thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ làm tất cả những gì cần làm để góp phần với gia đình Quỳnh chăm sóc nuôi Nấm và Gấu như vẫn đang làm trong suốt 8 tháng qua từ ngày Quỳnh bị bắt giam vô lối và như đã từng làm với tất cả các thành viên trong gia đình MLBVN.

5. Bạo lực, nhà tù và mọi bản án tù đày đều không thể giết chết được khát vọng tự do và hoài bão phục vụ tổ quốc của những công dân yêu nước. Nó đã không cầm tù được tinh thần và ý chí của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: "Tôi mong muốn xây dựng một xã hội và đất nước tốt đẹp. Một quốc gia chỉ tự cường khi nó luôn gắn liền với nền tảng một xã hội mà người dân có tự do và hạnh phúc. Người dân chỉ có tự do và hạnh phúc khi có tự do ngôn luận và quyền tự do biểu đạt những điều mình mong muốn. Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn"; và khẳng định của Quỳnh khi nói với Mẹ: "Con xin lỗi mẹ và 2 con vì những gì con làm đã làm khiến tình mẫu tử mẹ con bị chia cắt lâu dài, nhưng con không ân hận về những gì mình đã làm. Và nếu như phải lựa chọn lại, con sẽ vẫn làm như vậy."
Những thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp tục ngọn lửa sáng ngời và con đường của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - người đồng sáng lập Mạng Lưới và là người chị, người em, người bạn đồng hành có rất nhiều tình nghĩa và luôn luôn sống chết với anh chị em.

6. Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp nối ý chí bất khuất và tinh thần dấn thân của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và kêu gọi mọi công dân Việt Nam hãy vượt qua nỗi sợ hãi để cùng nhau phấn đấu nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam sẽ không còn có một công dân nào phải gánh chịu những phiên tòa rừng rú và bản án oan nghiệt như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và những người bất đồng chính kiến khác. Bản án của chế độ áp đặt lên blogger Mẹ Nấm đã không giết chết được khát vọng và ý chí của chị. Nó cũng sẽ không bao giờ thủ tiêu được khát vọng và ý chí của chúng ta.

Ngày 29 tháng 6 năm 2017
Mạng Lưới Blogger Việt Nam

http://mangluoiblogger.blogspot.com


Bản án 10 năm đối với Mẹ Nấm:

trò kiếm vốn để đi buôn chính trị của CSVN

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Thủ đoạn bắt người, bỏ tù để dùng đó làm món hàng đổi chác trong thương thảo quốc tế của CSVN không có gì mới. Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ là nạn nhân mới nhất trong ván bài mặc cả của CSVN đối với Hoa Kỳ để ra vẻ có một nhượng bộ về nhân quyền nhằm đổi lấy đầu tư của Mỹ.
Khi vinh danh Mẹ Nấm là một trong những phụ nữ quốc tế can đảm, khi đích thân bà Melania Trump có mặt tại buổi lễ vinh danh do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức, Mẹ Nấm đã trở thành "món hàng đắt giá" để CSVN đem rao bán với Hoa Kỳ.
Suốt gần 8 tháng, kể từ khi bắt giam Mẹ Nấm vào ngày 10/10/2016, CSVN đã dùng Mẹ Nấm để "gom góp vốn liếng làm ăn". Đó là: (1) bỏ tù không định thời hạn, (2) không cho gia đình gặp mặt và (3) không cho phép chính thức có luật sư.
Ba "cái vốn" trên được tạo dựng trên những khổ đau của người tù và những lo lắng khôn nguôi của người thân trong gia đình của Quỳnh.
Ba "cái vốn" trên đã được đem lên bàn đổi chác khi Nguyễn Xuân Phúc vận động để được qua Hoa Kỳ gặp Donald Trump.
Ba "cái vốn" trên đã được Hoa Kỳ đòi hỏi và CSVN đương nhiên chấp nhận.
Kết quả: Nguyễn Xuân Phúc kiếm được hơn 20 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 10 tỉ đô la.
2 ngày sau khi rời Mỹ với 20 hợp đồng, 10 tỉ đô la, Nguyễn Xuân Phúc "trả nợ" cho Hoa Kỳ bằng cách "tháo vốn": Ngày 02/06/2107, ra lệnh các cai tù công an Khánh Hòa cho phép Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết thư gửi cho 2 luật sư Võ An Đôn và luật sư Nguyễn Khả Thành để chính thức mời biện hộ cho mình; Chấm dứt tình trạng cầm tù vô thời hạn và đưa Mẹ Nấm ra xử vào ngày 29.06.2017; Cho phép bà Nguyễn Tuyết Lan vào thăm con gái vài ngày trước phiên tòa.
Tất cả vốn liếng kiếm được bằng thủ đoạn đày đọa công dân yêu nước đã được CSVN xài hết trên bàn cờ đổi chác sau chuyến đi Hoa Kỳ của Nguyễn Xuân Phúc vào cuối tháng 5.
Ngày 02/06/2017, vốn mới được tạo ra cho sự nghiệp buôn người để kiếm đô la của đảng. Đó là bản án 10 năm đổ lên đầu Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. 10 năm tù đóng vào cuộc đời của người được vinh danh phụ nữ can đảm cũng được dùng để làm tổn thương danh dự của bà vợ ông tổng thống Hoa Kỳ nếu Donald Trump không nhượng bộ để rửa mặt cho vợ. Với cái "vốn 10 năm tù đày", CSVN sẽ mở đường cho cuộc đổi chác đợt hai: đề nghị Hoa Kỳ chấp nhận cho cả 3 mẹ con sang Mỹ sau khi CSVN trục xuất Quỳnh.
Màn đổi chác này sẽ không thành công nếu bản án chỉ kéo dài 2-3 năm. Mẹ Nấm là người hoạt động ôn hòa, mềm dẻo nhưng rất cương quyết, không bao giờ bỏ lại quê hương tang tóc sau lưng để tìm một lối thoát riêng cho cá nhân. Mẹ Nấm cũng là một người mẹ thương 2 con mình một cách tha thiết và sâu đậm. An ninh cộng sản biết rõ 2 điều trên.
Do đó, chỉ có bản án dài 10 năm tù thì CSVN lẫn Hoa Kỳ mới có hy vọng thuyết phục Mẹ Nấm đồng ý ra khỏi tù để xum họp với 2 con nhỏ và chấp nhận sống đời lưu vong.
Ngày 29 tháng 6 năm 2017 chỉ là khởi đầu cho giai đoạn 2 của cuộc thương thảo làm ăn giữa Hà Nội và Washington.
"Món hàng" đổi chác là tự do và tình mẫu tử của một người mẹ với 2 đứa con nhỏ.
"Món hàng" đó mang tên: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Nguyễn Bảo Nguyên - Nguyễn Nhật Minh.
30.06.2017


Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com


Nha Trang – Thiên thần và ác quỷ

Viết cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Phạm Tín An Ninh

Thành phố Nha Trang, quê hương xinh đẹp của tôi đã bị bọn ác quỷ CS cướp đoạt kể từ ngày 01.4.1975. Cũng từ ngày ấy, Nha Trang chỉ còn trong tôi như là mảnh đất của kỷ niệm. một nơi chốn đẹp đẽ trong cổ tích. Với tôi, thành phố này đã biến thành một vùng đất chết, kể từ khi nhạc sĩ Minh Kỳ, người viết bản nhạc "Nha Trang" (mà cả một thời trước 75 Đài phát thanh Nha Trang dùng làm nhạc hiệu mở đầu như là một biểu trưng, vang vang mỗi ngày trên thành phố biển), đã bị giết một cách dã man, oan khuất trong trại tù "cải tạo" An Dưỡng Biên Hòa, nơi mà cá nhân tôi cũng từng bị nhốt hơn một năm trước ngày chuyển tù ra Bắc.
Sau hơn 40 năm, bọn ác quỷ và đám con cháu của chúng giờ đây đã trở thành những tên tư bản đỏ, sống phè phởn trên xương máu của người dân Nha Trang hiền lành, với bằng đủ thứ bạo lực xích xiềng, biến thành phố này trở thành địa điểm dành cho người Nga và đám Tàu Cộng vô liêm sĩ nhất hành tinh, huênh hoang xem Nha Trang như một thành phố trên nước Tàu bọn chúng.
Ngày 29.6.2017, bọn ác quỷ lại tạo thêm một chứng tích nhơ nhớp và hèn mạt, khi dùng thứ luật rừng rú kêu án 10 năm tù đối với một người đàn bà, mà gia tài chỉ có 2 đứa con thơ và một bá mẹ già, cùng với một tấm lòng yêu nước, hiên ngang, bất khuất: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Cả một bọn ác quỷ với đầy đủ guồng máy bạo lực, tà quyền, quân đội, công an và cả một bọn côn đồ trá hình mà lại khiếp sợ trước một người đàn bà cô thân, ốm yếu, nghèo nàn, trong tay không có một tấc sắt, chỉ duy nhất có một trái tim yêu nước. Chỉ có loài ác quỷ mới khiếp sợ trước ánh sáng. Bởi chỉ có ánh sáng chân lý mới làm cho bọn chúng hiện rõ nguyên hình là những con quái vật, những con thú hút máu người.
Bản án 10 năm dành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sinh sau ngày 30.4.75, con gái của một Thương Binh VNCH và một bà mẹ là cựu nữ sinh Trường Thánh Tâm thuở trước, là biểu hiện một sự khiếp sợ của loài ác quỷ trước một Thiên Thần, tỏa ánh đuốc mầu nhiệm đốt cháy bức màn che đậy cuối cùng vốn đã mục rửa, để bọn ác quỷ hiện nguyên hình, trong viễn ảnh bị tiêu diệt bởi hơn 90 triệu người dân chân chính.
Trong nỗi khiếp sợ, chúng đã quên mất lời dạy từ ông tổ Karl Marx của chúng : Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!" Và cuộc đấu tranh của những người dân lương thiện, dù bắt đầu trong muôn vàn khó khăn, nhưng ngày càng phát triển, âm ỉ trong lòng muôn dân, dần dà sẽ tạo thành ngọn sóng thần cuốn trôi cả thành trì của loài ác quỷ, sẽ là những nhát cuốc đào mồ chôn bọn chúng!
Khốn kiếp và thối tha hơn, trước một bản án ngu xuẩn và man rợ như vậy mà hơn mấy nghìn tờ báo lề phải câm họng, tất cả chỉ dành để tường thuật phiên tòa đại gia- chân dài, và đăng đầy những lời ca ngợi một cô hoa hậu gái bao như là một nữ anh hùng! Cô hoa hậu hãnh diện và tỏ ra đắc thắng với việc nhận hơn 16 tỷ đồng của một đại gia trong một hợp đồng tình dục! Những người còn lương tri, chắc phải lợm giọng với một loại địa ngục của loài ác quỷ bày ra như thế!
Là người sinh ra và lớn lên ở Nha Trang, chúng tôi rất hãnh diện có một đồng hương Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, có một đồng môn Nguyễn Thị Tuyết Lan, người mẹ can đảm, thương con và luôn hưởng ứng, cổ võ mọi việc làm của cô con gái yêu nước, can trường.
Với tôi, những tuyên dương của các Tổ Chức Nhân Quyền, cả giải thưởng" Những Người Phụ Nữ Quốc Tế Can Đảm Năm 2017" của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dành cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, không làm cho bọn ác quỷ khiếp sợ bằng lời nói cuối cùng của Như Quỳnh trước khi nhận bản án tù 10 năm quái gỡ và man rợ:
"Con xin lỗi mẹ và 2 con vì những gì con làm đã làm khiến tình mẫu tử mẹ con bị chia cắt lâu dài, nhưng con không ân hận về những gì mình đã làm. Và nếu như phải lựa chọn lại, con sẽ vẫn làm như vậy."
Cho tôi xin cúi đầu cảm phục Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một đồng hương Nha Trang sinh sau tôi cả một thế hệ. Xin cám ơn em đã cho tôi một niềm tin tuyệt đối. Nhất định loài ác quỷ trên thành phố Nha Trang và cả trên quê hương Việt Nam chúng ta, sẽ sớm bị cáo chung, bởi ánh sáng của ngọn đuốc em thắp lên mãi tỏa sáng, được tiếp nối và luôn bất diệt!
Chúc em bình an và có thừa nghị lực, kiên cường trong bất kỳ nghịch cảnh nào. Nhà tù chỉ có thể giam thân xác bé nhỏ của em, nhưng không thể giam được ý chí sắt đá và tấm lòng to lớn của em. Và xin được gởi đến bà Mẹ Quỳnh Lan, cô nữ sinh trường Thánh Tâm ngày xưa, lòng thán phục và ngưỡng mộ của những người Nha Trang xa xứ. Xin cầu nguyện hồn thiêng sông núi và anh linh của bao đời tổ tiên, của liệt vị anh hùng tử sĩ luôn phò trợ cho Như Quỳnh, Mẹ Quỳnh Lan và hai cháu.

Cali. đầu tháng 7/ 2017
Phạm Tín An Ninh


Phiên tòa "không tranh luận"

Luật sư Lê Văn Luân

Sáu vấn đề chủ yếu tôi đặt ra:

Một. Kết luận điều tra và Cáo trạng viện kiệm sát buộc tội bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hoàn toàn dựa vào bốn bản kết luận giám định của 03 (ba) vị giám định viên khác nhau về lĩnh vực thông tin và văn hóa. Tuy nhiên, Luật Giám định tư pháp, Luật Công nghệ thông tin, Luật Viễn thông và Nghị định 132/2013 không quy định thẩm quyền về giám định tư pháp của Bộ Thông tin truyền thông và cấp địa phương là Sở TTTT. Nên nếu không có thẩm quyền giám định thì việc giám định có giá trị pháp lý hay không?

Hai. Tôi phát biểu - tôi chỉ thấy có giám định tâm thần chứ không khi nào thấy giám định tư tưởng. Vì như thế là lấy một ý chí chủ quan của một người để đánh giá và áp đặt lên tư tưởng của một người khác. Việc kết luận giám định dùng một loạt các từ ngữ phân tích mang tính bình luận và suy diễn không có bất kỳ quy chuẩn nào để kết luận mà đưa ra các nhận định bằng các từ như: các bài viết "ám chỉ", "sử dụng thủ pháp hoán dụ", "sử dụng cách ví von", "bằng cách ẩn dụ", "bài viết mang tính gợi mở, định hướng", "tuy không nói trực tiếp nhưng ẩn chứa là mưu đồ...",... tôi đọc các bản kết luận giám định mà như đọc một bài phân tích văn chương và ngữ học vậy. Và dùng các suy luận của bản thân để áp đặt và suy diễn tư tưởng của người khác. Hơn nữa, trong những bản kết luận này thì chính những người giám định lại thường mâu thuẫn với chính mình, khi có giám định thì vừa câu trước nói "Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vận động một số người Việt ở nước ngoài cùng tham gia ký tên...", nhưng sau đó bên dưới lại khẳng định "họ ở nước ngoài thì không liên quan gì đến chế độ chính trị ở Việt Nam" - sự phủ nhận vai trò công dân là người Việt Nam ở nước ngoài. Hay đoạn trên thì vừa phủ nhận bà Quỳnh không đủ tài liệu, chuyên môn để đánh giá về trình độ dân trí (là ngu). Nhưng ở một đoạn khác lại chính mình khẳng định rằng, việc tam quyền phân lập, tư tưởng đa nguyên, đa đảng chỉ phù hợp với các nước có trình độ phát triển cao. Tức là nước ta không đủ trình độ để áp dụng tư tưởng đó, nghĩa là nhận định của bà Quỳnh lúc trước về trình độ dân trí (thấp) là đúng. Rồi có vị giám định thì cho rằng khơi gợi quá khứ, kích động biểu tình chống Trung Quốc là có tư tưởng bài Tàu. Còn một vị giám định khác thì coi Mỹ là một thế lực âm mưu chính trị đen tối, với ngôn từ coi Hoa Kỳ như kẻ thù, trong khi chính giám định của vị này đã khẳng định Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995. Hay chính Hiến pháp năm 1980 còn ghi rõ Trung Quốc là kẻ thù. Vậy những tư tưởng ấy mới đúng là cực đoan hay không? Vậy làm sao có thể coi họ là người giám định để giám định tư tưởng của người khác.

Ba. Kết luận giám định đã kết luận hành vi cấu thành mặt khách quan của tội phạm tại Điều 88 BLHS và đã làm thay chức năng chứng minh tội phạm của tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án (Hội đồng xét xử). Không thể dùng kết luận giám định để kết tội hành vi đó về mặt khách quan, mà giám định chỉ được kết luận đối tượng bị xâm hại và mức thiệt hại. Và càng không thể dùng những kết luận bằng ngôn từ phân tích suy diễn như "ám chỉ", "ví von", "phải hiểu rằng bài này hàm ý muốn nói đến"...một cách văn chương mà không có bất cứ quy chuẩn hay cơ sở pháp lý nào như thế.

Bốn. Bà Quỳnh đấu tranh cho tư tưởng đa nguyên, đa đảng nhưng không có nghĩa phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Vì ngay bản Hiến pháp năm 1946 cũng không hề có quy định nào về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản nhưng đảng có mất đi vai trò lãnh đạo trong suốt thời gian từ đó đến nay hay không? Không. Nếu có đa đảng thì các đảng thay nhau lãnh đạo nếu dân tin tưởng chứ không có nghĩa phải xoá bỏ vai trò của một đảng nào. Bà Quỳnh đấu tranh để yêu cầu xóa bỏ điều 258, điều 88 BLHS là điều bình thường vì đó là quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp đã ấn định, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã ghi rõ quyền kiến nghị lập pháp của người dân. Và hệ thống pháp luật của ta thay đổi rất nhiều lần, mỗi lần thay đổi đều kéo theo việc bãi bỏ, sửa đổi hay thêm vào những điều luật mới. Vậy đấu tranh xóa bỏ một điều luật cũng là điều tất nhiên của một công dân.

Năm. Về mặt cấu thành của Điều 88 thì đây là tội xâm hại lợi ích của Nhà nước CHXHCNVN chứ không có liên quan đến đảng hay cá nhân cán bộ, lãnh đạo nào ở tội này. Việc kết luận những bài viết gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của đảng là không có cơ sở. Vì mới đây chính ông Tổng bí thư còn phát biểu rằng hơn 90% cử tri tin tuyệt đối vào đảng. Và mời kiểm sát viên tra cứu thông tin này để thấy rằng cáo buộc như trên là vô lý, không có cơ sở pháp lý nào. Không thể cho rằng việc phân tích và nhận định những sự kiện lịch sử là xuyên tạc, bởi trong các bản kết luận giám định cũng nói rõ về việc bối cảnh lịch sử lúc đó là chiến tranh với ai, như thế nào, với quốc gia nào, và tôi nhắc lại lời ông Chủ tọa lúc sáng phần thẩm vấn có nhắc tới là "chiến tranh của VNDCH lúc đó là chống Mỹ với âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh, tức dùng người Việt giết người Việt". Vậy thì đúng là cuộc chiến tang thương, tương tàn theo nhận định của bà Quỳnh rồi. Ông cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng thừa nhận rằng đó là ngày "triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn". Hơn nữa, tại sao bà Quỳnh không dùng từ giải phóng cho sự kiện đó, vì chính trong bản kết luận giám định cũng nêu rõ sau 1954 thì Hiệp định Geneva đã phân định Việt Nam thành hai quốc gia bởi vĩ tuyến 17, nên nếu có hai quốc gia độc lập tồn tại thì sao gọi là giải phóng? Theo tôi bà Quỳnh không gọi như vậy cũng là điều dễ hiểu và có căn cứ theo nhận thức của bà Quỳnh.

Sáu. Việc bà Quỳnh nhận giải thưởng của tổ chức Civil Rights Defenders của Thụy Điển là hành vi dân sự thông thường, được ký hợp đồng trao thưởng năm 2015, mà những bài viết được đem ra xem xét là từ năm 2012 đến 2016. Và chính kết luận điều tra đã nêu rõ số tiền bà Quỳnh nhận được đã tiêu dùng vào việc cá nhân. Nên không có căn cứ gì để nại ra hợp đồng này là hợp đồng liên quan đến các hành vi mà tòa đang xem xét.
Còn vài quan điểm nữa tôi đưa ra tranh luận nhưng không thể diễn tả lại ở bài viết này.
Đến lượt vị đại diện viện kiểm sát đối đáp. Vị kiểm sát viên liền khẳng định luôn với tôi: tôi không tranh luận bất kỳ vấn đề gì liên quan đến bốn bản giám định mà luật sư Lê Văn Luân vừa nêu" - tôi thảng thốt về điều này vì có lẽ đây là tiền lệ chưa từng có về một tuyên bố như vậy. Và kiểm sát viên đối đáp với luật sư An Đôn và Khả Thành.

Lời cuối cùng chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nói trước tòa:
Con xin cảm ơn mẹ và các con, các luật sư đã cố gắng bảo vệ cho tôi. Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm lại con vẫn sẽ làm như vậy và con tin mẹ và các con sẽ không bao giờ phải hối hận mà sẽ tự hào vì con. Tôi mong muốn xây dựng một xã hội và đất nước tốt đẹp. Một quốc gia chỉ tự cường khi nó luôn gắn liền với nền tảng một xã hội mà người dân có tự do và hạnh phúc. Người dân chỉ có tự do và hạnh phúc khi có tự do ngôn luận và quyền tự do biểu đạt những điều mình mong muốn. Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn.
Chị bị tuyên án 10 năm tù giam.
Chị, trước khi rời đi với chiếc còng khóa trên đôi tay, đã giơ lên vẫy chào tôi cùng ánh mắt đặt niềm tin trong sự cảm ơn và mỉm cười rất tươi.

Trích từ FB Luan Le
https://www.facebook.com/luatsuluanle


Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù

BBC Vietnamese

Phiên tòa ngày 29/6
Phiên tòa ngày 29/6

Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa tuyên án 10 năm tù cho blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước" tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 29/6.
Luật sư Võ An Đôn, một trong ba luật sư có mặt tại phiên tòa, cho BBC hay bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày.
Theo ông Đôn, gia đình bà Quỳnh và nhiều người đã biết trước từ cách đây hai tuần bản án sẽ là 10 năm tù.
"Những vụ án có liên quan đến an ninh quốc gia thì luật sư có cũng như không. Chỉ nói mà chẳng ai nghe hết", ông nói với BBC.
Tại cuộc họp báo trong khi phiên tòa đang diễn ra, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói phiên tòa xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang diễn ra công khai, đúng theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

"Bản án mang tính chất răn đe"
Về bản án 10 năm tù mà bà Quỳnh phải nhận, luật sư Đôn cho rằng "bản án này mang tính chất răn đe rất là mạnh đối với những người có quan điểm trái ngược với chính quyền".
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh yêu cầu 5 luật sư bào chữa, nhưng có mặt tại tòa chỉ có ba luật sư.
Các luật sư đã yêu cầu hoãn phiên tòa để luật sư phối hợp bào chữa nhưng hội đồng xét xử không chấp thuận.
Trước phiên tòa, luật sư Đôn nói ông đã viết đơn yêu cầu được gặp bị cáo nhưng yêu cầu này bị hội đồng xét xử từ chối.
Luật sư Võ An Đôn cho BBC biết tại phiên tòa, "các luật sư bào chữa đều chứng minh rằng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là không có tội".
"Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ viết bài trên Facebook thể hiện quan điểm cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp Việt Nam quy định tại Điều 25 trong hiến pháp cũng như những công ước mà Việt Nam ký kết."
Trong vòng 15 ngày tới, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có quyền kháng cáo. Nếu bà kháng cáo, tòa án sẽ mở lại phiên tòa phúc thẩm, mà theo luật là trong vòng hai tháng, ra tòa án Nhân dân cấp cao tỉnh Đà Nẵng xét xử.
Ông Đôn cho biết sau khi tòa tuyên án, ông đã khuyên bà Quỳnh "phải kháng cáo".

Luật sư bất đồng chính kiến Lê Công Định bày tỏ phẫn nộ trên Facebook: "Không phải chế độ này có thể tồn tại thêm ít nhất 9 năm nữa để có thể giam cầm chị Mẹ Nấm hay không, mà chắc chắn trong cuộc đời của mình, chị sẽ có dịp nhìn thấy sự cáo chung của chế độ đã kết án chị."

Greg Rushford, một nhà báo độc lập người Mỹ, nhận xét với BBC sau phiên tòa:
"Điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam, hình sự hóa tự do ngôn luận, đã là vi phạm các ràng buộc pháp luật quốc tế của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump đã từng tôn vinh blogger Mẹ Nấm vì là người phụ nữ dũng cảm. Tôi thấy Tổng thống Donald Trump cũng nên phát biểu phản đối sự bất công này."
Phiên tòa ngày 29/6

Gia đình không được tham dự
Sáng ngày 26/9. bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nói với BBC bà không được trực tiếp tham dự phiên tòa mà phải theo dõi qua tivi ở một phòng riêng.
Bà mô tả rằng "trong phần tranh luận họ không cho Quỳnh trình bày hết ý".
"Họ quy chụp giáo điều. Trong bản cáo trạng thì họ ghi vậy nhưng lúc xét xử họ lấy mọi thứ ra để nói. Họ nói con tôi lợi dụng Hoàng Sa, Trường Sa, nói con tôi chống Trung Quốc làm ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế hai bên. Đó là nói láo! Họ nói con tôi tuyên truyền không đúng về Formosa làm ảnh hưởng đến người dân. Và truy tố con tôi vì tàng trữ bài thơ của Bùi Chát và bài hát của nhạc sĩ Tuấn Khanh"
hàng rào
Hàng rào dựng chắn đường vào trụ sở tòa án tỉnh Khánh Hòa (Ảnh của Dương Đại Triều Lâm)

Bà Lan cũng cho biết phiên tòa vừa kết thúc thì bà được tin cháu gái, em họ của bà Quỳnh bị bắt lên phường vì chụp ảnh cổng tòa án. Bà phải vội lên phường yêu cầu công an thả cháu mình.

Quá kinh khủng
Trịnh Kim Tiến, cũng là một blogger thân thiết với blogger Mẹ Nấm, người cùng bà Lan đến phiên tòa sáng nay cho BBC biết:
"Thực sự đây là một mức án quá gây bức xúc, sự phi luân, đốn mạt. Đây là sự thù hằn theo kiểu riêng tư chứ không phải lợi dụng chức quyền để bức tù người phụ nữ đơn thân.
Không có bằng chứng xác thực, vô cùng mơ hồ, vô lý. Đây là một mức án quá kinh khủng cho một người phụ nữ đơn thân với hai con nhỏ. Họ coi thường dư luận, coi thường người dân, như thể ý kiến người dân không có gía trị gì hết. Nếu như chị Quỳnh mà bị tuyên án tám đến 10 năm thì bất kì ai cũng bị đi tù chỉ vì nói lên sự thật.
"Mức án này là mức án hành vi vô nhân đạo",  Trịnh Kim Tiến nói thêm.
tổng lãnh sự Mỹ
Tổng Lãnh sự Mỹ bà Mary Tarnowka và ông Charles Sellers Trưởng phòng Tham tán chính trị thăm bà Nguyễn Tuyết Lan tháng 11/2016

Mẹ Nấm là ai?
Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Công an tỉnh Khánh Hòa khi bắt bà Quỳnh cáo buộc bà đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân..."
Trước đó bà cũng đã bị bắt nhiều lần vì tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại Biển Đông, và phản đối tập đoàn Formosa của Đài Loan trong vụ việc cá chết hàng loạt tại miền Trung.
Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam, thành viên của các tổ chức "Người Việt yêu nước" và "Tuyên bố công dân tự do".
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett năm 2010 dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận.
Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự trao cho cô Giải thưởng Của Năm. Tháng Ba năm 2017, cô được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.

http://www.bbc.com/vietnamese


Mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh:

Phiên tòa "đều là phi lý bất công"

June 28, 2017
Khôi Nguyên


Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và con gái (bé Nấm) chụp hồi 2011. (Hình: Uyên Vũ/Người Việt)

NHA TRANG, Khánh Hòa (NV) – Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người được chính phủ Mỹ vinh danh là phụ nữ can đảm trên thế giới, vừa bị nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra tòa án tại Nha Trang về cáo buộc chống phá chế độ vào sáng 29 Tháng Sáu, giờ Việt Nam.
Theo tường thuật của Facebooker Trịnh Kim Tiến, người cùng đi với bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, đến phiên tòa: ‘Một hàng rào được thiết lập từ rất xa nơi diễn ra phiên tòa và bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã được cho vào bên trong. Tuy nhiên, bà Lan có được vào tham dự trực tiếp phiên tòa hay không thì chưa rõ.’
Còn Trịnh Kim Tiến dù đã gởi đơn yêu cầu được tham dự phiên tòa được thông báo là ‘công khai’ nhưng cô không được cho vào.
Trước khi bước ra khỏi nhà Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan nói rằng, cũng như các phiên tòa xử những người bất đồng chính kiến đã có sẵn bản án, bà không hy vọng gì có sự công tâm ở phiên tòa này. Tuy nhiên theo bà, ít ra phiên tòa này phản ảnh được một thực trạng xã hội là ‘luật chỉ dành cho những người lương thiện mà thôi và các bản cáo trạng đều là phi lý bất công.’
Bà Tuyết Lan nói thêm: ‘Vinh dự gì khi (họ) dùng cả một bộ máy truyền thông để đáng một gia đình bé nhỏ, một người mẹ đơn thân, một bà già với hai em nhỏ không thể dùng miệng mình để cải chính. Vậy thì họ dùng mọi thủ đoạn để đánh một người hoàn toàn không có gì hết để bảo vệ mình, ngoại trừ những chính kiến và tiếng nói họ.’
Bản “Quyết định đưa vụ án ra xét xử” của tòa án tỉnh Khánh Hòa nói rằng bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 38 tuổi, với bút hiệu “Mẹ Nấm,” sẽ bị đưa ra tòa án ở Nha Trang với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước…” theo “Điểm a, b, c Khoản 1 của Điều 88 Bộ Luật Hình Sự” của chế độ mà bản án có thể đến 12 năm tù.
Thông báo của tòa án tỉnh Khánh Hòa cho hay, ‘phiên tòa xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh dự kiến diễn ra trong hai ngày, 29 và và 30 Tháng Sáu. Có 4 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo, là Luật sư Võ An Đôn và Luật sư Nguyễn Khả Thành (Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên), Luật sư Nguyễn Hà Luân và Luật sư Lê Văn Luân (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

Xe của công an rải lực lượng canh chừng khu vực xung quanh tòa án. (Hình: FB Trịnh Kim Tiến)

Trước giờ Blogger Mẹ Nấm bị đưa ra tòa, trên mạng xã hội ở Việt Nam nhiều người đã bày tỏ sự khâm phục sự can đảm đối với phụ nữ này đồng thời nói rằng, bà Quỳnh vô tội.
Trên trang Facebook, nhà thơ Trần Tiến Dũng viết: "Tôi chưa từng gặp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - Mẹ Nấm nhưng tôi chắc chắn bà và những người Việt đấu tranh ôn hoà vì quyền con người là vô tội. Ai có tội? Chính các người định ra điều 88 trong luật hình sự là có tội. Sau phiên toà ngày mai hẳn Mẹ Nấm sẽ bị tuyên án tù, nhưng từ hôm nay và tương lai toà án xử bà chính là tội đồ của lương tri Việt Nam".
Một Facebooker khác, nhà báo Trung Bảo, viết: "Chị Quỳnh đừng lo. Xã hội này sẽ không bao giờ quay lưng với chị, với Nấm, Gấu và cả gia đình chị. Xin hãy ghi nhận ở em sự biết ơn vì những điều dấn thân của chị để cho một xã hội tốt đẹp hơn".
Facebooker Trịnh Kim Tiến, có mặt tại Nha Trang trước đó một ngày đưa lên Facebook nhiều hình ảnh và clip cho thấy công an rải nhiều lực lượng canh chừng phiên tòa.
Trịnh Kim Tiến viết: "Tôi sẽ đi tham dự phiên toà xét xử chị tôi, dù tôi biết các anh sẽ ngăn cản, có thể chuẩn bị những trận đòn chờ đón chúng tôi. Tôi muốn vào trong phiên xử để lắng nghe các anh kết tội người phụ nữ đơn thân, đã đấu tranh cho chính cả cuộc sống của các anh. Tôi biết tôi sẽ không được vào dù các anh nói đó là phiên toà công khai và tôi đã có đơn nộp gửi".
"Chúng tôi, những người dân thường không tấc sắc trong tay, cũng chẳng đủ đông để có thể chống lại bạo lực và áp bức. Chúng tôi đi trong tư thế sẵn sàng chịu đòn bởi một thứ mà các anh luôn phủ nhận – dân quyền."
Còn nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ, trong một bài thơ trên Facebook viết về ‘Mẹ Nấm’ có đoạn: "…Em là sớm mai/em là mặt trời/em là ánh sáng. Em lãng mạn quá trời/khi chúng rung chuông phun nọc!"

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, và tấm bảng động viên con gái trước ngày ra tòa. (Hình: Dân Làm Báo)

Người phụ nữ can đảm
Bà Quỳnh, mẹ của hai con nhỏ, bị chính quyền Việt Nam ra lệnh bắt giam ngày 10 Tháng Mười, 2016, khi bà cùng mẹ một thanh niên tranh đấu dân chủ Nguyễn Hữu Quốc Duy (mới bị kết án ba năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”) tới trại giam để mẹ Duy xin được gặp con trai.
Bà là cái gai trong mắt nhà cầm quyền Việt Nam suốt nhiều năm qua. Các bài viết về thời sự Việt Nam của bà với những nhận xét sắc sảo và mạnh mẽ lên án các chính sách sai trái của chế độ lôi cuốn rất nhiều độc giả. Bà là một trong những thành viên sáng lập “Mạng Lưới Blogger Việt Nam” kêu gọi nhà cầm quyền hủy bỏ Điều 258 trong Luật Hình Sự kết án tù người dân chỉ vì họ bị vu cho tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”
Bản thông báo phiên tòa cho thấy có bốn luật sư được cấp giấy phép bảo vệ pháp lý cho bà gồm hai luật sư Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân ở Hà Nội và hai luật sư Nguyễn Khả Thành, Võ An Đôn ở Phú Yên.
Bà Quỳnh là một trong những người tích cực tham gia các cuộc biểu tình lên án công ty Formosa đầu độc môi trường biển miền Trung Việt Nam, chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông.
Bà từng tham gia các cuộc phổ biến ở nơi công cộng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Bà cũng từng lập một hồ sơ liệt kê các vụ chết bất thường của người dân khi mới bị bắt vào trụ sở công an mà phần lớn đều đổ cho người ta “tự tử.”
Ngày 29 Tháng Ba, Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được phu nhân Tổng Thống Mỹ Melania Trump vinh danh và trao giải Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm năm 2017 trong một buổi lễ tại Bộ Ngoại Giao vì đã chứng tỏ “lòng can đảm, nghị lực và khả năng lãnh đạo trong công cuộc giúp tăng tiến cuộc sống của những người khác.”
Từ khi bà bị bắt giam đến nay, bà không được gặp mặt hai con và các người thân khác nên không ai biết tình trạng sức khỏe của bà ra sao tại nhà tạm giam tỉnh Khánh Hòa.
Bà cũng đã được Tổ Chức Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền (Civil Rights Defenders) trao giải thưởng Người Bảo Vệ Nhân Quyền năm 2015.
Bà từng bị công an canh chừng, khủng bố thường xuyên nhưng vẫn can đảm vận động đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ cho mọi người. Nay thì bà sắp sửa bị chế độ độc tài đảng trị trừng phạt về hành động can đảm của mình. (KN)

http://www.nguoi-viet.com


Việt Nam trong bóng tối nhưng không bị lãng quên

Trần Trung Đạo


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Tại Hội trường Dean Acheson sáng 29 tháng 3, 2017, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc trách chính trị vụ Thomas A. Shannon Jr. tuyên đọc tiểu sử của 13 phụ nữ được trao Giải Phụ Nữ Quốc Tế Can Đảm 2017 (2017 International Women of Courage Award) trong đó có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm.
Giải thưởng được thành lập từ năm 2007 và đến nay đã có trên 100 phụ nữ được vinh danh. Số phụ nữ được giải mỗi năm mỗi khác. Năm 2009 có tám phụ nữ can đảm được vinh danh, nhưng cũng có năm như năm nay, con số lên đến mười ba vị.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là phụ nữ Việt Nam thứ hai được vinh danh. Trước Như Quỳnh, chị Tạ Phong Tần cũng đã được vinh danh vào năm 2013 và chị cũng không có mặt vì lúc đó đang ở trong nhà tù CS.
Để giới thiệu Như Quỳnh, Thứ trưởng Ngoại Giao Thomas A. Shannon, Jr. trịnh trọng tuyên bố:
“Sau hết, chúng tôi vinh danh một phụ nữ, người không thể có mặt tại đây hôm nay: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam và là người khẳng khái phê bình những bất công và vi phạm nhân quyền, một blogger và nhà hoạt động trên liên mạng. Nguyễn đang bị biệt lập tại một trại giam từ tháng Mười năm ngoái sau khi vạch trần sự kiện xả thải, một trong những thảm họa môi trường tệ hại nhất trong lịch sử Việt Nam. Trong khi Nguyễn không thể có mặt cùng với các phụ nữ can đảm khác tại lễ vinh danh này, chúng ta thán phục cô vì đã từ chối để bị im lặng và đã bảo vệ quyền tự do ngôn luận của cô ta. Nguyễn được vinh danh vì quyết tâm của cô để phơi bày những bất công và thối nát, và dùng tiếng nói của mình để bảo vệ các quyền và tự do của con người.”
Hai lần trong đoạn văn ngắn, Thứ trưởng Ngoại Giao Thomas A. Shannon, Jr. đã nhắc đến Việt Nam, quê hương đang bị đày đọa của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Cả hội trường đứng lên vỗ tay ca ngợi một phụ nữ can đảm mà họ chưa biết mặt.

me nam

Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh)
Một lần nữa Việt Nam lại bị xếp bên cạnh những nước lạc hậu, đang chịu đựng chiến tranh hay các áp bức chính trị như Bangladesh, Botswana, Columbia, Niger, Papua New Guinea, Yemen, Ethiopia, Mali, Tanzania, Congo, Syria, Iraq v.v..
10951" Ngày mai, ngày 5 tháng 4, 2017, Luật sư Nguyễn Văn Đài sẽ được trao giải Giải Nhân Quyền năm 2017 của Liên đoàn Thẩm phán Cộng Hòa Liên Bang Đức (Deutscher Richterbund) trong đại hội của tổ chức này ở Weimar, Đức. Sau buổi lễ trao giải, Tổng thống Đức sẽ tiếp đại diện của Luật sư Nguyễn Văn Đài.
10955" Như vậy, chỉ cách vài hôm, dư luận Mỹ và Đức được nghe nhắc đến Việt Nam. Nhưng Việt Nam mà họ nghe không phải là đất nước phong phú tài nguyên với nguồn lao động dồi dào mà là một Việt Nam sau 42 năm “độc lập, tự do, hạnh phúc” vẫn chưa thoát ra khỏi những chỉ tiêu tệ hại nhất của loài người, từ ung thư, tham nhũng đến môi trường, vi phạm nhân quyền và cơ chế chính trị độc tài đảng trị.
10958" Con người hay tên tuổi chỉ mang tính đại diện và biểu tượng. Các hội đồng xét giải của Mỹ và Đức đều biết Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Văn Đài không phải chỉ là hai tù chính trị đang sống trong nhà tù CSVN. Vinh danh họ là một cách để qua đó vinh danh những người đang cùng chịu một nỗi đau và cùng nuôi một khát vọng chưa thành.
10961" Một thời gian ngắn nữa, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Nguyễn Văn Đài, đối với người Mỹ và Đức, có thể sẽ rơi dần vào quên lãng. Nhưng người dân Mỹ sẽ không quên trong số mười ba phụ nữ được vinh danh năm 2017 tại thủ đô Washington DC có một phụ nữ Việt Nam. Tương tự, dư luận Đức sẽ nhớ có một người Việt Nam đầu tiên được trao Giải Nhân Quyền năm 2017 của Liên đoàn Thẩm phán Cộng Hòa Liên Bang Đức.
10964" Lãnh đạo các quốc gia dân chủ luôn cạnh tranh, nhiều khi rất gắt gao, cho quyền lợi của quốc gia họ nhưng có một giá trị mà họ luôn kính trọng và cùng theo đuổi, đó là dân chủ. Dân chủ đã vực dậy nước Mỹ sau một cuộc nội chiến với trên 600 ngàn người bị giết trong bốn năm và chính dân chủ đã giúp phục hưng Tây Đức sau thời kỳ Đức Quốc Xã kinh hoàng.
Dân chủ là ngọn hải đăng của thời đại, và ngọn hải đăng đó đang giúp soi sáng Việt Nam dù chìm trong bóng tối vẫn không bị lãng quên.
Trần Trung Đạo


 

Đăng ngày 30 tháng 06.2017