Ai Cập : Hoãn loan báo kết quả bầu cử tổng thống

Nhữ Đình Hùng/tin tổng hợp/22.06.2012

Nhóm Huynh-đệ hồi-giáo ở Ai-Cập,trong ngày thứ năm 21.06.2012,đã đe dọa thẩm-quyền quân-sự ở nước này 'sẽ phải đối-phó với nhân-dân' nếu như ứng cử-cử-viên của Huynh-đệ hồi-giáo Mohamed Morsi không được thừa-nhận đắc-cử!

Sau cuộc bầu cử vòng hai diễn ra trong cuối tuần qua,cả hai ứng-cử-viên Morsi (của huynh-đệ hồi-giáo) và Chafiq (cựu thủ tướng trong chế độ cũ của ông Moubarak,được quân-đội ủng-hộ) đều tuyên-bố đã đắc-cử.! Ủy ban kiểm phiếu đã quyết-định triển-hạn việc loan-báo kết quả bầu-cử,điều này đã tạo ra tình-trạng căng thẳng và bất ổn ở Ai-Cập!Lý do đưa ra để hoãn việc tuyên bố kết-quả cuộc bầu là để có đủ thì giờ xem xét các khiếu-nại về những bất-thường trong cuộc bầu cử do hai bên đưa ra!

Không những chỉ phản-đối việc triển-hạn công-bố kết-quả cuộc bầu-cử,nhóm Huynh-đệ hồi-giáo còn chống lại các quyết-định của Hội-Đồng Quân-Lực Tối Cao (CSFA=conseil suprême des forces armées) đang cầm-quyền đã cho phép họ đảm nhiệm quyền lập-pháp tiếp sau việc giải-tán quốc-hội vì có hà tì trong luật bầu cử;quốc hội này có đa số thuộc phe hồi-giáo. Quyết-định của hội-đồng quân-lực tối-cao đã đặt tổng-thống đắc cử, dù thuộc phe nào, ở dưới sự kiểm soát của quân-đội. Hội đồng quân-lực tối-cao cũng đã tự ban cho mình nhiều quyền-hạn trong lãnh-vực bảo-vệ an-ninh, trong việc kiểm-soát thủ-tục soạn-thảo tân hiến-pháp cho Ai-Cập. Trên thực tế, từ khi thu hồi độc lập cho đến nay, Ai-Cập luôn luôn đặt dưới ảnh-hưởng của quân-đội..
Phe hồi-giáo đã tổ chức cuộc biểu-tình tại công-trường Tahrir đòi hỏi phải thừa nhận việc ông Morsi đắc-cử. Ông Mahmoud Ghozlan,một nhân viên của bộ chánh trị của huynh đệ hồi giáo đã cảnh cáo sẽ có đụng độ giữa quân-đội và nhân-dân nếu như ông Chafiq được thừa nhận đắc cử!


aicapbieutinh
Phe Hồi Giáo biều tình đòi công nhận Ông MORSI đắc cử tổng thống
tại công trường Tahrir Ngày 22 .06 .2012

Tổ chức Human Rights Watch (HRW) bày tỏ sự quan-ngại về vấn đề nhân-quyền ở Ai Cập trước việc bộ tư-pháp Ai Cập cho phép các sở tình-báo vào quân-cảnh được phép bắt giữ các thường dân,nói rằng việc mở rộng thẩm quyền dành cho các tướng lãnh để bắt giữ và xét xử các thường dân vượt xa ngoài thẩm quyền mà họ có dưới thời Mobarak.Nhắc lại giới quân sự Ai Cập hứa sẽ bàn giao thẩm quyền cho dân sự vào cuối tháng sáu nhưng với các 'biến cố' hiện nay,việc này chưa hẳn sẽ được thực-hiện! Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã nhắc nhở điều này với giới thẩm quyền quân sự Ai Cập trong ngày thứ tư 20.06,nói rằng một số hoạt động của giới quân sự trong những ngày qua đã gây trở ngại một cách rõ ràng. Bà Clinton cũng nói quân đội nên có một vai trò thích đáng, đó không phải là việc can thiệp, khống chế hay làm hư hỏng thẩm quyền hiến-định.

Cùng trong ngày thứ năm 21.06, có những tin tức nói cựu tổng thống Ai Cập Moubarak 84 tuổi, bị kết án tù chung thân, đang ở trong tình trạng hôn mê kể từ ngày thứ ba và đang được điều trị tại một bệnh viện quân-sự.Trên thực tế,quân đội và cựu tổng thống Moubarak đã có những liên lạc tốt, điều duy nhất quân đội chống lại là việc Moubarak định chuyển quyền lại cho con ông ta!
Chafiq hay Morsi được đắc cử tổng-thống, đây không phải là điều quan-trọng. Quân-đội Ai-Cập vẫn tiếp tục dành quyền điều khiển Nhà Nước. Đây là điều đã diễn ra từ cả trên một nửa thế kỷ và có thể sẽ tiếp tục diễn ra. Nhóm huynh đệ hồi giáo, dù có nắm được chính-quyền, phải thích ứng với điều này!
Thực vậy,quân đội đã ở đằng sau chánh-quyền Ai Cập kể từ thời Nasser cho đến nay.Cuộc 'cách mạng' ở Ả Rập nếu đã có thể đi tới thành công chính là nhờ sự bất động của quân đội. Quân đội, mặc dù có liên hệ tốt với tổng thống Moubarack, đã không chấp nhận việc ông ta dự định chuyển quyền cho con ông ta là Gamal. Do đó,có thể nói quân đội đã lợi dụng sự nổi dậy của dân chúng để loại ông Moubarack khỏi chánh quyền và đồng thời chấm dứt tham vọng của Gamal. Cũng trong đợt sóng nổi dậy của nhân dân Ai Cập, nhóm huynh đệ hồi giáo đã lợi dụng được sự khao khát công lý, tự do, bình đẳng và cải thiện cuộc sống để đặt nền móng cho việc xây dựng một chính quyền hồi giáo. Sau khi chiếm được đa số trong quốc hội qua kỳ bầu cử lập pháp, họ muốn chiếm luôn quyền hành pháp bằng cách đưa ứng cử viên hồi giáo ra tranh cử. Ý định nắm giữ tất cả mọi quyền hạn của phe hồi giáo không thoát khỏi cặp mắt canh chừng của phe quân đội! Và hơn thế việc mong muốn đặt mọi quyền hạn dưới một luồng ý thức hệ không hẳn là điều được mọi người Ai Cập chấp nhận.
Trong khi đó,chánh quyền của chế độ cũ của Hosni Moubarack đã phù hợp với hình ảnh của xã hội Ai Cập:không đi theo một ý thức hệ, có tính cách thế tục bao gồm những khuynh hướng bảo thủ, tiến bộ, theo tôn giáo và hướng về thế quyền. Chánh quyền Ai Cập đã dựa trên quân đội nhưng cũng dựa trên các lực lượng bảo vệ an ninh, tổ chức tư pháp và hành chánh. Có thể nào trong vòng nửa năm,toàn bộ chánh quyền này chấp nhận đứng dưới một hệ thống tôn giáo? Ngay dưới thời Gamal Abdel Nasser (1954-1970),ông này đã không áp đặt được ý thức hệ xã hội chủ nghiã, một ý thức hệ rất hợp trào lưu vào giai đoạn đó.Đó là nhờ quân đội,một thành trì để bảo vệ thẩm quyền Nhà Nước và chống lại mọi mưu toan cưỡng bách thẩm quyền này phải đi theo một ý thức hệ!
*Phân tích về tình-hình hiện nay ở Ai-Cập,Robert Malley, giám đốc chương-trình Bắc Phi và Trung Đông của International Crisis Group đã đưa ra một số nhận xét.

Trước hết về ý định của hội đồng quân-lực tối-cao. Kể từ khi có sự sụp đổ của chế độ của ông Hosni Moubarak, hội đồng quân lực tối cao đã nắm quyền. Ngày chủ nhật 17 tháng sáu,vài giờ sau khi chấm dứt bầu cử vòng hai tổng thống Ai Cập, hội đồng quân lực tối cao loan báo việc giải tán quốc hội mới được bầu và phe hồi giáo chiếm đa số do việc Tối Cao Pháp Viện bác bỏ kết quả của một phần ba số dân biểu. Sự việc này được coi như một cuộc đảo chánh tiệm tiến. Điều này có thể coi là hội đồng tối cao quân lực muốn trở lại tình hình có trước đó. Hoặc là để nắm quyền chủ động, hoặc để có thế để thương thuyết. Nhưng cả hai,nhóm huynh đệ hồi giáo và hội đồng quân lực tối cao đều không biết sẽ đi về đâu, đang tìm điểm tựa và chờ đợi một cuộc đấu sức!
Thứ hai,cách tổ chức không hợp lý vì đã bắt đầu bằng bầu cử - lập pháp rồi tổng thống - tiếp đó là soạn thảo hiến-pháp. Lẽ ra hiến pháp phải được soạn thảo trước.Nhưng chính yếu là một hình thức chia xẻ quyền hạn sau tuyển cử:cần phải có bão đảm là quyền hạn của mọi phe liên hệ sẽ được kể đến.Và cần có một định chế vững chắc và đủ mạnh để quyết định khi có dị biệt,tránh mọi bế tắc.
Thứ ba là sự chia rẽ trong khối đối lập vì có những thành phần đối-lập thiên về dân chủ hơn là về hồi giáo.Người về thứ ba trong cuộc tranh cử tổng thống vòng đầu,Hamdeen Sabbahi (theo Nasser) đã ủng hộ việc giải tán quốc hội.Và hội đồng quân lực tối cao đã biết lợi dụng tình thế!
Về việc có thể có đụng độ giữa quân đội và nhóm huynh đệ hồi giáo, điều này khó có thể nói. Trên nguyên tắc, sẽ không có đụng độ vì quân đội biết rõ sức chống đối của dân chúng đối với chế độ cũ. Quân đội khó có thể đòi hỏi giữ nguyên các đặc quyền đặc lợi như trước đây. Nhóm huynh đệ hồi giáo đã từng bị đàn áp trong quá khứ cũng không mong muốn chịu đựng trở lại tình cảnh của những năm 50.Nhưng,chỉ cần có sự lỡ bước của một bên.

Nhữ Đình Hùng