Lần giở lại hồ sơ cũ

 

 

 

hồ chí minh

 

Cho tới nay, người có nhiều tên, có nhiều năm sanh khác nhau, mang nhiều huyền thoại, phải nói khó có ai hơn được Hồ Chí Minh ở Hà nội . Sách vở, báo chí, đủ các loại phương tiện tuyên truyền về ông, nếu gom lại được, là cả một khối lượng không có chổ chứa . Dân chúng trên thế giới, cả dân phi châu, mặc dầu không học lịch sử Việt nam, có thể biết hoặc một lần nghe qua tên Hồ Chí Minh .

Nhưng những hành động thật của Hồ Chí Minh phương hại đến dân tộc Việt nam, sự thật về cuộc đời của ông, về bản chất con người của ông, thì ít có người biết rỏ bởi Chánh quyền ở Việt nam bưng bít, che dấu để biến ông trở thành một con người không tì vết, trong suốt như pha-lê . Hơn nữa, chính Hồ Chí Minh cũng tìm cách che dấu những hành động của ông, đời tư của ông . Những điều được phổ biến về ông đều do bịa đặt, thêu dệt ra nhằm đánh bóng ông thành một thứ thần tượng cộng sản cho mục đích tuyên truyền chánh trị mà thôi .

Khi đề cặp tới Hồ Chí Minh, người dựa vào những thông tin chánh thức, kẻ phủ nhận nên Hồ Chí Minh trở thành một thứ hiện tượng quái gở của giai đoạn lịch sử chiến tranh việt nam vừa qua . Và cũng nhờ đó mà Hồ Chí Minh được tồn tại .

Nay chúng tôi nhắc lại hai chi tiết trong thời hoạt động của ông vào đầu thập niên 1940 như ông có bị Tưởng Giới Thạch cầm tù không ? Và thật tình ông có phải là tác giả Tập Thơ Tù ( Ngục Trung Nhật ký) không ? ( Những chi tiết khác về đời tư của ông như ông có học ở Quốc Học Huế không, thật sự học tới lớp mấy, có tham dự cuộc biểu tình chống thuế ở Huế năm 1908, có dạy học ở Trường Tư Dục Thanh, Phan Thiết, không ? Chúng tôi sẽ giở lại tập hồ sơ đó vào một dịp khác ) .

Trả lời những câu hỏi nhỏ này, chúng tôi xin nhường lại cho độc giả và cũng rất mong được độc giả chia sẻ với chúng tôi sau khi đã đọc qua những tài liệu của chúng tôi trích dẩn dưới đây .

 

Bị Tưởng Giới Thạch bỏ tù

 

Theo Hồ Chí Minh Biên niên Tiểu sử, tập II (1930-1945), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà nội, 1993, thì đầu tháng 1, năm 1943, Hồ Chí Minh bị giải đến nhà ngục Quế Lâm . Trong thời gian này, Hồ Chí Minh viết những bài thơ số 104 nhan đề « Đáo Quế Lâm » (Trở lại Quế Lâm), bài thơ số 105 tựa « Nhập lung tiến » (Tiến vào nhà giam), in trong Tập Ngục Trung Nhật ký, bản chụp bút tích, trang 37, còn lưu tại Viện Hồ Chí Minh, Hà nội và Hồ Chí Minh, Nhật ký trong tù, Nhà xuất bản Văn Học, Hà nội, 1990, trang 236 – 239 .

Vì bị Biện Công sảnh Quế Lâm của Ủy Ban Quân sự tình nghi là chánh trị phạm nên Hồ Chí Minh lại bị giải từ Quế Lâm về Liễu Châu để giao cho Cục Chánh trị Đệ tứ Chiến khu tra xét ( Hồ chí Minh Biên niên tiểu sửvà Nhật ký trong tù, sđd ) .

Đầu tháng 2/43, Hồ Chí Minh bị giải đến Cục Chánh trị Đệ tứ Chiến khu của Quốc Dân đảng Trung quốc ở Liễu Châu và bị giam tại nhà giam của Cục này (theo Ngục Trung nhật ký,sđd, Những mẫu truyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên, Sự Thật, Hà nội, 1984, trg 96 ) .

Từ tháng 2 tới tháng 4/43,tại nhà giam của Cục Chánh trị Đệ tứ Chiến khu Quốc dân đảng, Hồ Chí Minh viết các bài thơ số 108 « Đáo Đệ tứ Chiến khu », bài thơ số 109 « Chính trị Bộ cấm bế thất », bài thơ số 110 « Mông ưu đải », bài thơ số 111 « Triêu cảnh », …bài thơ số 119 « Tích Quang âm » ( Ngục Trung Nhật ký, sđd, trg 38 – 39, 40 - 42 và Nhật ký trong tù, sđd, trg 244 – 251, 252 – 267 ) .

Tháng 5 đến tháng 7/43, trong nhà giam của Cục Chính trị Đệ tứ Chiến khu, Hồ Chí Minh viết thêm các bài thơ số 120, 121 và 122 ( Ngục Trung nhật ký, sđd, trg 42 – 43, Nhật ký trong tù, sđd, trg 268 – 273 ) ..

Tháng 5 đến tháng 8/43, Hồ Chí Minh chưa được tự do, nhưng được nhà tù đối đải tử tế : ăn uống khá hơn, được đọc sách báo . Lợi dụng sự dể dải của nhà tù, Hồ Chí Minh gởi báo, sách về Việt nam trong đó Hồ Chí Minh lồng theo một vài tin tức ( có thật không ?) . Tài liệu trích dẩn còn nói Hồ Chí Minh lúc này dịch sách « Tam Dân chủ nghĩa » của Tôn Dật Tiên và sách « Trung quốc đích mệnh vận » của Tưởng Giới thạch ra tiếng việt nên dưới mắt người trung quốc, Hồ Chí Minh là một học giả cao tuổi, lễ độ, ít nói .

Trong quyển Nhật ký trong tù, ấn bản tiếng anh « Prison Diary » do nhà Văn Nghệ, Hà nội, xuất bản năm 1992, thơ của Hồ Chí Minh lên tới 133 bài . Bài thơ số 133 như sau :

 

Hạnh ngộ anh minh Hầu chủ nhiệm
Như kim hựu thị tự do nhân .
Ngục trung nhật ký tòng kim chỉ,
Thâm tạ Hầu công tài tạo ân

Hoàn, 29 / 08 / 1942 – 10 / 09 / 1943

 

Bài thơ số 133 xác nhận cho tới tháng 09/43, Hồ Chí Minh mới vừa được thả ra nên cảm ơn vị Chủ nhiệm tên Hầu .

 

Hồ Chí Minh làm Báo Việt nam Độc lập

 

Trên đây là phần trích dẩn tài liệu chánh thức cho thấy Hồ Chí Minh bị Trung hoa Quốc Dân đảng cầm tù từ 29/08/1942 cho tới 10 / 09 / 1943 .

Vậy mà hôm 05/02/2010, để kỷ niệm sanh nhựt lần thứ120 của Hồ Chí Minh, báo điện tử Bee.net.vn phổ biến bài thơ của Hồ Chí Minh là tác giả phân tích tình hình thế giới . Bài báo viết : “ Ngày 05/02/1943 ứng với ngày mùng 1 Tết Quí Mùi, bài thơ “ Mừng Năm mới ” được đăng trên Báo Việt nam Độc lập, số đầu năm dương lịch, đã đến với nhân dân trong không khí sôi sục Cách mạng . Bài thơ phân tích tình hình thế giới và đón chờ cơ hội :

 

“ Một nghìn chín trăm bốn mươi ba
Năm mới tình hình hẳn mới …”

 

Cũng trên Báo Việt nam độc lập, số 152, ngày 11 / 02 / 1943 và số 163, ngày 01 / 06 / 1943, người ta còn thấy Hồ Chí Minh viết bài về tình hình thế giới và làm thơ cổ vũ cho “cách mạng giải phóng ” :

 

“… Vậy nên ta phải đồng lòng
Trước lo cứu nước, mới mong cứu nhà
Ngày giải phóng nay đà sắp tới,
…. Rồi đây cách mệnh thành công,
Hiếu trung trọn vẹn, lưu danh muôn đời ….”
(Bác Vọng, 01/01/1943)

 

Theo đây thì 2 bài thơ của Hồ Chí Minh đăng báo Việt Nam Độc Lập ngày 1/1/1943 , tuy không đề tên tác giả , nhưng theo lời nói đầu của Báo Việt Nam Độc Lập 1941-1945 , cơ quan tuyên truyền của Việt Minh tỉnh Cao Bằng , NXB Lao Động , Hà Nội 2000 , thì Hồ Chí Minh là Tổng Biên tập, viết bài nhiều nhất, minh họa các bài, vẽ tranh tuyên truyền, viết tay, tham gia in trên đá . Vậy Hồ Chí Minh phải ở ngay tại Cao Bằng mới thật sự làm được hết những công việc của một Tổng Biên tập được .

Chuyện khẳng định rỏ ràng này chứng minh không thể chối cải là Hồ Chí Minh có mặt ở Cao Bằng ngày 1/1/1943 , và không thể bị giam cầm trong tù ở Liễu Châu cùng thời gian đó được như “ Ngục Trung nhật ký, Nhât ký trong tù và Những mẫu truyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch ” đã viết .

Xin lưu ý thêm bản in toàn bộ Ngục Trung Nhật Ký , NXB Văn Hóa , HN 1960 chỉ có 113 bài , nhưng bản in Nhật Ký Trong Tù , Prison Diary , NXB KHXH , HN 1992 lại có tới 133 bài . Và thêm một chi tiết rất đáng chú ý là có đến 30 chữ Hán khác nhau trong 2 văn bản ( Nhật Ký Trong Tù , Prison Diary , NXB KHXH , HN 1992 , trang 169-176) . Ngoài ra trong sách Nhật ký trong tù, Prison Diary, trang 167, có ghi rỏ dưới bài thơ thứ 133 “Kết luận” :

 

HOÀN
29-8-1942
10-9-1943

 

Vậy Hoàn là ai ? Có phải Hoàn là tên tác giả đích thực của Ngục Trung Nhật Ký ?

Theo Nhật Ký Trong Tù , Prison Diary , NXB KHXH , HN 1992, bài thơ ở trang 133 “ Kêt luận ” tạ ơn Hầu Chủ nhiệm cho thấy Hồ Chí Minh được trả tự do ngày 10/9/1943 . Nhưng theo Giáo sư Lê Hữu Mục ở Montréal, Canada, tác giả Tập biên khảo “ Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký ” (do ỦyBan Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh ở Paris ấn hành lần đầu tiên năm 1989 chỉ để phổ biến nhằm chống lại UNESCO làm lễ sinh nhựt lần thứ 100 cho Hồ Chí Minh, do Nhà báo Từ Nguyên thực hiện ) Văn Bút VN Hải Ngoại , Canada, xuất bản năm1990 , ở trang 19 , thì cuối năm 1942 , Hồ Chí Minh được tướng Trương Phát Khuê tha về . Vậy phải bỏ tất cả các bài thơ trong Ngục Trung Nhật Ký sáng tác từ 1/1/1943 đến 10/9/1943 vì không phải của Hồ Chí Minh . Còn những bài kia, có chắc là của ông ta sáng tác không ? Thật rất khó tin là của Hồ chí Minh vì bản chất của ông là thường lấy của người ta làm của mình .

Về điểm này, chúng tôi bổ sung một chi tiết rất quan trọng về sự thật Hồ Chí Minh có phải là tác giả tập thơ “Ngục Trung nhật ký ” không ?

Ngày 18/10/1998, trong một buổi thuyết trình ở Ban Việt Học của Trường Đại Học PARIS 7 (Paris V), Giáo sư người nhật tên Kenichi KAWAGUCHI, Associate Professor, TOKYO University of Foreign Studies thuật lại rằng trong một lần đến Hà Nội nghiên cứu về Hồ Chí Minh và tác giả của Ngục Trung Nhật Ký, ông được một vị thẩm quyền (ông xin dấu tên) của Viện Văn Học VN cười nói với ông là “ Hồ Chí Minh không phải là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký, nghiên cứu l àm gì cho mất thì giờ ”. Nhưng rất tiếc ông này lại từ chối ghi lại bằng văn bản chính thức lời của ông phủ nhận . Chúng tôi nghĩ trong một ngày không xa những sự thật kinh hoàng của chế độ ở Hà nội sẽ được phơi bày ra ánh sáng .

Ông Vũ Châu Quán, tác giả tập biên khảo “ Bác Hồ với báo Việt Nam Độc Lập, NXB Thanh Niên, Hà nội, 2008, có trích đăng lại khá nhiều bài thơ của Hồ Chí Minh làm ở Cao Bằng trong giai đoạn 29-8-1942,10-9-1943, và có nhận xét hết sức khôi hài theo tinh thần xã hội chủ nghĩa : “ Từ tháng 8 năm 1942 , Bác sang Trung Quốc công tác, có để lại một số bài thơ ở nhà , sau này đã đăng tiếp trên báo ” ( xem trích dẩn trên đây) . Người ta tự hỏi không biết làm sao Hồ Chí Minh có thể tiên đoán được vận mệnh của mình hay tưởng tượng trước về hoàn cảnh của mình sẽ được ở tù để mà làm “ thơ tù ” ?.

Ai cũng thấy rằng ngày Tết tây 1/1/1943, Hồ Chí Minh không thể vừa ở Cao Bằng làm thơ Chúc mừng Năm mới để động viên tinh thần dân chúng Việt Nam lại vừa ở tù ở Liễu Châu, Trung Quốc !

Vậy phải nói lên sự thật rõ ràng là Hồ Chí Minh ngụy tạo hoàn toàn câu chuyện ông bị Tưởng Giới Thạch cầm tù ở Trung Quốc từ 29/8/1942 đến 10/9/1943 .Tất nhiên Hồ Chí Minh không thể nào là tác giả của tập thơ Ngục trung nhật ký được !

Vì sao HCM ngụy tạo chuyện bị Tưởng Giới Thạch cầm tù ở Trung Quốc từ 29/8/1942 đến 10/9/1943 ? Phải chăng Hồ Chí Minh muốn có “ bằng cắp ở tù ”để tạo cho mình thành tích hoạt động chính trị (carisme) vì từ lúc “ xuống tàu tìm đường cứu nước ”, Hồ Chí Minh chỉ tận tâm với sự nghiệp làm gián điệp cho Staline mà thôi . Hay Hồ Chí Minh chủ tâm nói dối là hoàn toàn do bản chất giảo hoạt của người có sẳn thiên chức cộng sản ?

Phải hiểu đây quả thật là một nghi án chính trị và văn học cực kỳ quan trọng của lãnh tụ cộng sản ở Việt Nam từ 1943 đến nay .

Ts Nguyễn văn Trần

a