Ba phụ nữ Kurde bị ám sát tại Paris

Nhữ Đình Hùng

 

Ba phụ nữ Kurdes đã bị hạ sát trong hội-quán của cộng-đồng người Kurdes ở Paris (trung tâm thông tin Kurdistan). Thi-hài của họ đã được tìm thấy trong đêm thứ tư rạng ngày thứ năm. Không kể các thương tích khác, mỗi người đều bị bắn một phát đạn vào đầu, điều khiến người ta nghĩ đến việc hành quyết. Một cuộc điều tra đang tiến hành để tìm hiểu về hoàn cảnh chính xác của thảm nạn này. Theo một nguồn tin cảnh sát, các hoạt động trong khối người Kurde đã có nhiều sôi nổi, nhất là các việc thanh toán chung quanh việc tài trợ cho PKK, cảnh sát và tư pháp của Pháp có những hồ sơ liên quan đến đảng này vì những việc đòi nộp 'hụi chết'.

Trong việc giết ba phụ nữ Kurdes,có nhiều ngờ vực khác nhau.Hoặc là thanh toán nội bộ vì có thương thuyết giữaThổ Nhĩ Kỳ và PKK (đảng lao động (cộng sản) Kurdistan,đảng này bị cấm hoạt động ở Thổ.Hoặc là do nhóm cực hữu 'Sói Xám' của Thổ nhằm phá vỡ thương thuyết giữa Thổ và PKK.Hoặc do Syrie nhằm tạo căng thẳng giữa PKK và Thổ để giảm áp lực của Thổ đối với Syrie.Hoặc do Iran...Nhiều hướng điều tra khác cũng đang được xem xét nhưng nếu đay là một vụ thanh-toán về chánh-trị,các nhóm hoạt động quả đã có một bước quá đà...Tổng trưởng nội vụ Manuel Valls từ chối việc bình luận nếu đây là một việc có động cơ chánh trị.
 

 


 

Từ trái sang : Sakine CANSIZ, Fidan DOGAN, Leyla SOYLEMEZ

 

Ba người phụ nữ bị giết là Fidan Dogan, Sakine Cansiz và Leyla Soylemez. Sakine Cansiz là cán bộ của PKK tuổi khoảng 50, Fidan Dogan 28 tuổi là đại biểu của Nghị Hội Quốc Gia Kurdistan (KNK) đặt căn cứ ở Bruxelles và Leyla Soylemez 25 tuổi là một thành viên hoạt động. Có thể Sakine Cansiz là mục tiêu bị nhắm vào vì là đồng sáng lập viên của PKK,đã từng bị giam giữ nhiều năm ở Thổ Nhĩ Kỳ trước khi sang tị nạn tại Pháp. Bà này có nhiệm vụ thông tin về những điều xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, tố giác các việc bắt giữ độc đoán, các vụ ám sát không được soi sáng. Bà trở thành một tiêu biểu của cộng đồng Kurde tại Pháp. Trong khi đó, Fidan Dogan được coi như 'người cống hiến cuộc đời cho nhân dân Kurde để mưu tìm một giải pháp hoà bình cho vấn đề Kurde'.

 


Cộng đồng Kurde và đảng viên PKK tập họp trước trụ sở thông tin Kurde tại Paris

 

Abdullah Öcalan

 

Sau khi hay tin ba người này bị giết chết,cộng đồng Kurde đã tập hợp trước toà nhà có văn phòng thông tin Kurde và hô to các khẩu hiệu 'những người này không chết','chúng ta đều là PKK','Thổ Nhĩ Kỳ sát nhân,Hollande đồng loã'...
Việc ám sát ba người này xảy ra sau khi thủ lãnh PKK, Abdullah Öcalan, đang bị giam giữ ở Thổ, chấp-nhận việc ngưng thù nghịch kéo dài từ 1986 cho đến nay.Chánh quyền Thổ coi vụ ám sát ba người này là một thanh toán nội bộ của PKK. Ngược lại,cộng đồng Kurde coi đây là do Thổ Nhĩ Kỳ chủ mưu nhắm triệt hạ những người chông lại việc thoả hiệp với Thổ.Tại Pháp hiện có khoảng 150.000 người Kurde à 90% là gốc ở Thổ.

 

Nhữ đình Hùng tổng hợp/ 11.01.2013

 

 

  • PHỤ ĐÍNH

 

Lịch sử Dân tộc Kurde là một dân tộc bị Tây Phương chà đạp, và ngăn cản thành lập một quốc gia thống nhất vì có quá nhiều nguồn lợi thiên nhiên như dầu khí và thủy lợi. Từ năm 1923 đến nay, dân Kurde không lúc nào ngưng cuộc tranh đấu " dựng nước ". Sadam Hussein trước đây đã giết khoảng 200 ngàn dân Kurde.
Sau trận đệ nhất thế chiến 1918, đế quốc Ottoman bị phe đồng minh "phân chia". Năm 1920, Hiệp ước Sèvres ( ở Pháp) dự trù cho ra đời một quốc gia Kurde trên lãnh thổ của Đế Quốc Ottoman. Nhưng Hiệp ước Lausanne năm 1923, Trung Đông bị chia cắt ra thành nhiều nước, không tôn trộng quyền lợi của dân Kurde có ý ngầm làm cho Quốc Gia Kurde yếu đi vì có quá nhiều nguồn lợi thiên nhiên : dầu khí, và thủy lợi.Do đó , nước Kurde bị chia ra thành 4 vùng ghép vào các nước khác : Syrie và Liban do Pháp quản trị, Irak do Anh. Nuớc Thổ Nhĩ Kỳ chiếm cứ phần lớn vùng Kurde. Churchill, thủ tướng Anh cho không quân Hòang gia Anh san bằng bình địa nhiều thành phố Kurde bằng bom hóa học ( Ypérite) nhất là tại thành phố Souleimaniye.
Sau đây là diện tích các vùng Kurde (Tổng cộng Kurdistan: 503 000 km2, khoảng 40 triệu dân), và dân số Kurde bị sát nhập vào các quốc gia như sau
-210 000 Km2 vào Thổ Nhĩ Kỳ với trên 13 triệu dân Kurde;
-195.000 km2 vào Iran với 9 triệu dân
-83.000 km2 vào Irak với trên 13 triệu dân
-15.000 km2 vào Syrie với 3,5 triệu dân

Remzi Kartal
Đó là chưa kể dân Kurde đang tỵ nạn tại nhiều nước trên thế giới ( Canada, Mỹ,Úc), nhiều nhất là ở Âu Châu ( 1 triệu người).
Từ năm 1995, một quốc hội lưu vong Kurde được thành lập với Yasar Kaya làm chủ tịch. Sau đó, Quốc Hội lưu vong Kurde biến thành Nghị Hội Toàn Quốc Kurde ( Kongra Gelê Kurdistan) với chủ tịch đương nhiệm là Remzi Kartal.

 



Phần tô màu hồng là nới có dân Kurde sinh sống từ trước đến nay.