Cuộc cách mạng tháng tám 1945 mang ý nghĩa:

Một sự cướp công kháng chiến

Fb Nguyễn Thị Hồng

Trước đây, trong sử đảng và sách giáo khoa VN đều gọi cuộc cách mạng tháng tám 1945 là "CƯỚP CHÍNH QUYỀN" về tay nhân dân, sau vì thấy có gì đó kém văn hoá, nên Ban Tuyên Láo và cho sửa lại là " GIÀNH CHÍNH QUYỀN" về tay nhân dân, thế nên CƯỚP hay GIÀNH đều mang một ý nghĩa như nhau về nội dung của cuộc cách mạng thấng tám, chỉ khác nhau vè sự trưởng thành của tư tưởng chính trị.

Những lời đọc của Hồ chí Minh được ghi trong bản tuyên ngôn độc lập của nước VNDCCH vào ngày 2.9.1945 tại quảng trường Ba Đình, chỉ là những lời lừa đảo, đánh tráo lịch sử về việc chống Pháp và Nhật, một sự việc hoàn toàn bá láp không phù hợp với bối cảnh của Hồ chí minh và tình hình chính trị của VN trong thời gian từ 1940 tới ngày 2.9.1945.

Theo sử đảng, Hồ chí Minh về nước để lãnh đạo trực tiếp cuộc mạng vào đầu năm 1941. Và Việt Minh (VM) tức Việt Nam độc lập đồng minh hội được Hồ chí Minh thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941. Thật ra VM chỉ là một mặt trận chính trị, tập hơp những người yêu nước, không phải là lực lượng vũ trang. Vì trong thời gian từ lúc VM được thành lập cho tới, ngày 2.9.1945, hoàn toàn không có thành tích nào về chống Pháp hay Nhật để gọi là giành độc lập cho VN.

(Xem: http://lybichthuy.blogspot.com/2016/09/thuc-chat-v-e-cuoc-cach-mang-mua-thu.html)

VM không có đụng một trận nào với Pháp hay Nhật VM chỉ có thành tích giết người yêu nước và ngầm tiêu diệt các đảng chính trị của người Việt quốc gia và các giáo phái có võ trang. Trước ngày 22/12/1944, hồ chí minh không có lực lượng võ trang nào  để hoạt động về quân sự, cho đến khi một toán VN tuyên truyền giải phóng ra đời và được OSS (tiền thân của CIA Mỹ) huấn luyện và trang bi cho một ít súng ống - lúc đó mới trở thành lực lượng võ trang chính thức của Việt Minh. Đội Tuyên Truyền Giải Phóng Quân tức là tiền thân của Quân Đội Nhân Dân ngày nay - đó là 3 tiểu đội do Võ Nguyên Giáp chỉ huy được Mỹ trang bi cho một số vũ khí ban đầu gồm có: 2 súng thập (súng ngắn 10 viên), 17 súng trường, 14 mã tấu. Với lực lượng võ trang yếu kém như vậy, thì làm sao VM có khả năng đánh Pháp Nhật để giành độc lập??

Việt minh ra đời trong lúc quân đội Nhật và quân đội Pháp có mặt cùng một lúc trên quê hương VN. Trong lúc lực lượng vũ trang của VM còn đang tập bắn súng thì Nhật đã đảo chính Phắp năm chính quyền ở VN, Lào và Campuchia vào ngày 9.3.1945. Như vậy cõ nghĩa là Nhật đã chấm dứt 100 cai trị của thực dân Pháp cho dân tộc VN, chớ không phải do công trạng của VM, Hồ chí Minh hay đảng cs Đông Dương.
Nhưng, Hồ chí Minh đã bố láo khi đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập trong ngày 2.9.1945, đều là những lời bịp bợm, xảo trá đổi trắng thay đen, đánh tráo lịch sử nhằm ca ngợi thành tích khống của Việt Minh và họ hồ, về cái gọi là sự thành công của cuộc cách mạng tháng tám.. Trích lời của Hồ chí Minh trong ngày 2.9.1945 :
"Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa..."




BAN TUYÊN LÁO và các LÁO SĨ trong hội đồng lý luận trung ương từng giải thích về ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng tám trong sử và các sách giáo khoa như sau:
* Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm.
* Xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm.
* Đập tan ách phát-xít Nhật
* Giành chính quyền về tay nhân dân, nhân dân trở thành chủ nhân đất nước.

Riêng bản tuyên ngôn này, Hồ chí Minh đã chôm nhiều đoạn văn trong bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và tuyên ngôn nhân quyền của Pháp rồi ghép lại thành bản tuyên ngôn độc lập cho VNDCCH. Họ Hồ cũng không có khả năng để viết ra bản tuyên ngôn độc lập để đọc trong ngày 2/9/1945.
Bốn thành tích được bác và đảng tự phong đều là những thành tích khống, và đó chính thật là bản chất thật của Hồ chí Minh và đảng cộng sản VN.

SỰ THẬT CỦA CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM RA SAO?
Quân Nhật đã tràn vào VN từ tháng tháng 6/1940. Và quân Nhật đã đảo chánh Pháp vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 9 tháng 3 năm 1945.
Như vậy, từ tháng 3/1945 chế độ quân chủ phong kiến đã bị cáo chung và chế độ thực dân cũng bị kết thúc bởi quân Nhật. Như vậy, Hồ chí Minh và Việt Minh không có một công trạng gì trong việc xoá sổ hai thế lực chính trị này trên đất nước VN.
Sau khi quân Nhật nắm chính quyền toàn bộ Đông Dương và muốn Việt Nam trở thành đồng minh sau chiến tranh, Nhật đã tuyên bố trả độc lập cho Việt Nam, Lào và Cam Bốt.
Ngày 11-3, vua Bảo Đại ra “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, hủy bỏ Hòa ước Patenôtre 1884 ký với Pháp, khôi phục chủ quyền đất nước. Ngày 17/3/1945 Bảo Đại tuyên chiếu: từ nay sé đích thân lãnh đạo theo cấu trúc: Dân vi quí,và chỉnh đốn lại quốc gia. Đại sư Nhật Yokoyama được cử làm Khâm Sứ thay cho Khâm sứ Pháp tại Huế. Xem: http://lybichthuy.blogspot.com/2017/05/b-tuy-en-ng-on-oc-l-ap-ng-ay-1131945.html



Ngày 12-3 Cao Miên tuyên bố độc lập.
Như vậy, vào thời điểm này, chế độ phong kiến quân chủ đã bị xóa bỏ trên đất nước Việt Nam, và sự đô hộ của Pháp cũng không còn tồn tại. Như thế việc xóa bỏ chế độ quân chủ phong kiến đã hoàn toàn không phải do công trạng của Hồ chí Minh và Việt Minh.
Ngày 17/4/1945 Vua Bảo Đại uỷ nhiệm cho học giả Trần trọng Kim lập chính phủ để điều hành quốc gia. Đây là một  chính phủ quân chủ lập hiến, có một nghị viện đầu tiên tại Việt Nam và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Nội các do ông thành lập đều là các nhà trí thức luật sư, bác sĩ, kỹ sư (một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư) như dưới đây:
Trần Đình Nam (1896-1974) y sĩ Đông Dương, Bộ trưởng Nội vụ.
Trần Văn Chương (1898 – 1986), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng Ngoại giao.
Trịnh Đình Thảo (1901-1986), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng Tư pháp.
Vũ Văn Hiền (1911-1963), Tiến sĩ Luật, Bộ trưởng tài chính.
Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), Giáo sư, Thạc sĩ toán học, Bộ trưởng giáo dục và Mỹ thuật.
Vũ Ngọc Anh (1901-1945), Bác sĩ Y khoa, Bộ trưởng Y tế và Cứu tế.
Lưu Văn Lang (1880-1969), Kỹ sư bách nghệ được vua Bảo đại mời làm Bộ trưởng Công chính, nhưng đến giờ chót ông từ chối vì tuổi cao.
Hồ Tá Khanh (1908-1996), Bác sĩ Y khoa, Bộ trưởng Kinh tế.
Nguyễn Hữu Thí (1899-?), Y sĩ, thương gia, Bộ trưởng Tiếp tế.
Phan Anh (1911-1990), Luật sư, Bộ trưởng Thanh niên.

- Ngày 20-7, Nhật trao trả cho chính phủ Trần Trọng Kim các nhượng địa Pháp gồm: Hà Nôi, Hải Phòng và Đà Nẳng, kể từ 12 giờ cùng ngày. Ông Vũ Trọng Khánh được cử giử chức Thị Trưởng Hải Phòng, và Nguyễn Khoa Phong làm thị trưởng Đà Nẳng.
- Ngày 10.8.1945 Nhật xin hàng đồng minh vô điều kiên sau khi bị Mỹ thả 2 trái bom nguyên tử.
- Ngày 19-8, hưởng ứng lời kêu gọi mừng độc lập của chính phủ Trần Trọng kim, nhân dân hàng chục vạn người nô nức kéo về Hà Nội đứng đầy quảng trường. Lực lượng Việt Minh đã cho người trà trộn, phát cờ đỏ sao vàng cho người dân, đồng thời dùng vũ lực cướp diễn đàn, hạ hoàng kỳ và treo cờ đỏ sao vàng lên, kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh. Có nhiều người lớn tuổi còn sống, đã từng nói, lúc đó họ không biết Hồ chí Minh là ai? với họ nhân vật này hoàn toàn xa lạ.
Trong sách giáo khoa lịch sử còn ghi: "cuộc mít tinh nhanh chóng biến thành cuộc biểu tình cướp chính quyền". Cho dù cướp hay giành, thì đó cũng là hành động chiếm lấy bằng bạo lực, một thứ vốn không phải của mình. Thế mới có sự truyền tụng trong dân gian câu " Việt Minh cướp công kháng chiến của toàn dân". Nhưng vẫn tâng công về mình một cách hết sức thô bỉ và nghịch lý.
- Ngày 14/8/1945 Nhật trao Nam Kỳ cho triều đình Huế. Vua Bảo Đại tuyên chiếu huỷ bỏ các hiệp ước đã ký với Pháp về sự đô hộ Bắc, Trung và Nam Kỳ của Pháp.  Chế độ thức dân hoàn toàn chấm dứt trên toàn cỏi VN.
- Ngày 15.8.1945 Nhật Hoàng kêu gọi quân Nhật nhận sự đầu hàng và chờ ngày bàn giao cho đồng minh để về nước. Miền Bắc sẽ do quân đội Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giói Thạch nhận sự bàn giao của Nhật, Sài Gòn sẽ do phái bộ quân sự Anh Ấn nhận bàn giao .
- Ngày 2/9/1945  Nhật ký văn bản đầu hàng, cũng là ngày hcm đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình. Người dân Hà Nội lúc đó không biết hcm là ai.
- Ngày 9/9/1945 quân Tưởng Giới Thạch tới Hà Nội để giải giáp quân Nhật.
- Ngày 15/10/1945 quân Pháp trở lại Sài Gòn.
- Ngày 23/10/1945 Hồ chí Minh thoả hiệp với cụ Nguyễn Hải Thần của Việt Nam Cách mạng Đồng Minh Hội  để lập một chính phủ Liên Hiệp vì Viêt Minh quá yếu và hcm không được sự hậu thuẩn của tướng Lư Hán nên phải dựa vào các chính đảng quốc gia để thành lập Chính Phủ Liên Hiệp Quốc Cộng.
- Ngày 19/11/1945 một chính phủ liên hiệp được thành lập gồm VM, Việt cách và Việt quốc. Nhưng sau đó vài tháng, "hồ" chỉ thị cho võ nguyên giáp truy sát các người yêu nước, và những lãnh đạo các Giáo Phái, các chính đảng quốc gia,... nên các chính đảng quốc gia phải rút khỏi Chính Phủ Liên Hiệp và chạy sang Tàu để lánh nạn.

Như vậy ý nghĩa về cuộc cách mạng tháng tám như bác và đảng tuyên truyền, đều là một sự đánh tráo các khái niệm về lịch sử đấu tranh của các phong trào chống Pháp của dân tộc có trước đó - một sự cướp công kháng chiến của nhân dân dân VN, không mang ý nghĩa là giành chính quyền về cho nhân dân VN. Đây là một sự kiện cướp chính quyền trong tay Thủ Tướng Trần Trong Kim.
Họ "Hồ" vì thiếu chính nghĩa nên VNDCCH do Hồ chí Minh thành lập vào ngày 2.9.1945 đã không có được một sự công nhận nào trên thế giới, ngay như Stalin của Liên Xô cũng không công nhận.
Trên thế giới, duy nhất chỉ có VNDCCH là một quốc gia không được cộng đồng thế giới thừa nhận cho tới đầu năm 1950, sau khi Mao Trạch Đông chiếm được Lục Đia, thì TQ là quốc gia đầu tiên công nhận VNDCCH, thật nhục như con cá nục.

BỐI CẢNH QUÂN NHẬT CÓ MẶT Ở VN
Ngày 21 tháng 9 năm 1940,  Pháp yếu thế vì mới thua Đức phải ký hiệp định đình chiến giữa Pháp và Đức được ký kết tại Compiègne, và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 6, đánh dấu sự đầu hàng của thực dân Pháp trước quân đội Phát Xít Đức.


Trong thời gian này Pháp yếu thế nên nhượng bộ Nhật, một đồng minh của Phát Xít Đức - nước Pháp bị chia hai, đưa đến việc phải cho phép Nhật đóng 6 ngàn quân ở Bắc kỳ, được quyền sử dụng 4 sân bay, đồng thời được quyền chuyển 25 ngàn quân qua Bắc kỳ để vào Vân Nam, được quyền sử dụng cảng Hải Phòng để vận chuyển một sư đoàn thuộc quân đoàn 21 của Nhật.  (Nguồn: https://vi.wikipedia.org)

Theo thỏa thuận Kato-Darlan ký tại thành phố Vichy (Pháp) tháng 7/1941 chia ra: miền Bắc VN do Pháp đảm trách về an ninh, quân sự và ở miền Nam thì do Nhật nắm. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam bị chia cắt Nam - Bắc theo một thỏa thuận quốc tế ký kết tại Pháp.



Đến khi quân Nhật rút khỏi Singapore 1944, quân Nhật lấy Sài Gòn làm đại bản doanh cho Nguyên soái Terauchi Hisaichi, Tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Phương Nam. Tóm lại từ tháng 9/1940 trên đất nước VN có hai quân đội ngoại quốc hiện diện đó là quân Pháp và Nhật.

Một số hình ảnh quân đội Nhật ở VN:


CUỘC ĐẢO CHÍNH CỦA QUÂN NHẬT Ở VN
Nhật bắt đầu thi hành chiến dịch mà họ gọi là 'Minh Hào Tác Chiến' (Bright Moon - Trăng Sáng). Đó là chiến dịch Nhật đảo chính Pháp vào sáng ngày 10/03/1945 , quân Nhật tràn vào dinh thự của Toàn quyền, Đô đốc Jean Decoux ở Sài Gòn, bắt ngay ông ta và các quan chức cao cấp Pháp;

Tại Hà Nội, tướng Eugene Mordant trèo tường trốn vào thành Hà Nội (khu Cột Cờ) sau khi quân Pháp đọ súng với quân Nhật. Mordant là thủ lĩnh phe de Gaulle ngầm chống Nhật ở Việt Nam, nhưng ông ta đã nhanh chóng trèo ra phố, đi chân đất trốn vào nhà dân rồi đầu hàng. Người kế nhiệm ông, Tướng Georges Ayme, tiếp tục chỉ huy lính kháng cự rồi thua quân Nhật. Sau trận đánh ở Hà Nội, có 87 người Âu, 100 người Việt bị giết. Quân Nhật cũng có hơn 100 lính tử trận;
Căn cứ vào tài liệu mang tính lịch sử trên, cho thấy trước ngày đọc bản tuyên ngô  này, Hồ không hề có một cuộc chạm súng nào gọi là với quân Pháp và để giành cái gọi là độc lập cho VN. Ban Tuyên láo xảo trá tuyên bố là Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ chí minh đã đánh thắng Pháp và Nhật để giành độc lập cho VN (?!). Sự thật thì lúc đó Nhật đầu hàng đồng minh sau khi bị Mỹ ném 2 trái bom nguyên tử, diễn tiến như sau:

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki - Đưa đến việc Nhật đầu hàng đồng minh ngày 15 tháng 8 năm 1945, và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đó cũng là ngày Hồ chí Minh nhảy ra đọc bản tuyên ngôn độc lập ở Ba Đình, cũng là ngày Hồ chí Minh cướp chính quyền trong tay của chính phủ Trần Trọng Kim (Quốc Gia VN).

QUÂN NHẬT VÀ QUÂN TRUNG HOA DÂN QUỐC HIỆN DIỆN Ở VN
Theo sử đảng, họ "Hồ" trở về Việt Nam để lập căn cứ chống Pháp vào ngày 28 tháng 1 năm 1941. Như vậy lúc Hồ chí Minh về nước thì quân Nhật đã vào VN và đã chiếm miền bắc VN.

Quân Nhật vào lúc 9 giờ tối ngày 22 tháng 9/1940, sư đoàn 5 tinh nhuệ trực thuộc quân đoàn 21 Nhật tràn qua biên giới từ Long Châu vào Việt Nam qua ngả Đồng Đăng và giao tranh quyết liệt với quân Pháp tại đây. Tới tối ngày 26 tháng 9/1940, quân Nhật đã chiếm sân bay Gia Lâm, trạm xe lửa từ biên giới Vân Nam vào Lào Cai và Phủ Lạng Thương trên tuyến đường sắt từ Hà Nội-Lạng Sơn. 900 quân Nhật chiếm cảng Hải Phòng, 600 quân khác đóng tại Hà Nội trước sự bất lực của Pháp.
Đến khi quân Nhật đầu hàng đồng minh sau khi ăn 2 trái bom nguyên tử của Mỹ, nên quân đội đồng minh của Mỹ lúc đó là quân của Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa Dân Quốc), đưa 20 vạn quân của Tưởng tiến vào miền Bắc để giải giới quân Nhật.
Cuối tháng 8 năm 1945, 20 vạn quân Tưởng do Lư Hán làm tổng chỉ huy, Tiêu Văn làm phó tư lệnh vượt biên giới Việt-Trung tiến vào Việt Nam. Quân đoàn 62 và 53 tiến từ Quảng Tây, dưới sự chỉ huy của Tiêu Văn, đã chiếm Cao Bằng, Lạng Sơn, và những vị trí quan trọng dọc theo bờ biển tới Hải Phòng, còn quân đoàn 93 và 60 của Lư Hán từ Vân Nam tiến vào Lào Cai và dọc theo sông Hồng tới Hà Nội. Ngày 9 tháng 9, quân Tưởng tới Hà Nội. Ngày 14 tháng 9 năm 1945, Lư Hán đến Hà Nội. Ngày 28 tháng 9 năm 1945, lễ đầu hàng của quân Nhật được tổ chức bởi Trung Hoa Dân Quốc.

Chúng ta nên nhớ là Nhật hàng Đồng minh chứ không phải đầu hàng Việt minh. Và Nhật trao trả độc lập cho triều đình Huế chứ không phải trao trả cho Việt minh hay Hồ chí Minh.




TÓM LẠI:
Bằng vào các chứng minh cụ thể phía trên, cho thấy những gì họ Hồ đã tuyên đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945, là những việc bốc phét nặc mùi tuyên láo để phỉnh gạt đồng bào VN trong nhiều thập niên qua. Đây chỉ là một góc nhỏ trong chiều dài lịch sử của cái gọi là Quân Đội Nhân Dân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy để phục vụ, bảo vệ đảng tính từ ngày 22.12.1944 cho đến nay. Đảng không hề có một được một Crédit nào trong ngân hàng chống Pháp và Nhật để gọi là cứu nước, trước khi thành lập  VNDCCH vào ngày 2.9.19945. Đảng là một khung trời phịa! phịa từ nhỏ tới lớn, phịa hay như truyện "Cây đuốc sống Lê Văn Tám"; "anh hùng Tô Vĩnh Điện" lấy thân mình chèn pháo... Cái xạo của đảng và Ban Tuyên Láo là thứ ba xạo xuyên thế kỷ.
Thế nên từ 1945 đến nay, người  dân chỉ coi đảng csVN là một đảng cướp Crédit trong việc giành độc lập. Hành trình giành độc lập của Hồ chí minh là những ngày bám đít Mỹ, Pháp, Stalin, Mao và các đảng phái quốc gia. Người dân VN thực sự hổ thẹn với một người có cái tên Hồ chí minh, một con người không thể hiện được tính tự quyết của một con người có liêm sĩ. Từ Hồ cho đến cái đảng do Hồ thành lập đều có một bản chất như nhau, một thứ mị dân chuyên nghiệp. Tồn tại được cho tới nay chỉ nhờ vào sự bịp bợm, tuyên truyền láo khoét, chưa bao giờ bác và đảng thành thật với người dân của mình.

Độc lập VN đã có, từ trước khi họ Hồ lợi dụng ngày biểu tình của công chức Hà Nội để cướp quyền bính trong tay chính phủ Trần Trọng Kim. Vì thiếu khả năng giành độc lập nên Hồ chí minh dùng thứ tài ma mảnh của Mafia quốc tế, thức hiện những mưu ma chước quỷ của một tên gián điệp tam trùng cho: Mỹ, Stalin, Mao. Từ các di sản Hồ chí Minh, nên đất nước VN ngày hôm nay đã có quá nhiều tên lãnh đạo bán nước làm tay sai cho Bắc Kinh để được vinh thân. Một thứ Lê chiêu Thống thời đại.
16.8.2020
Biên khảo lịch sử
Hậu duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng

https://www.facebook.com/nguyen.thihong



19-8-1945, ngày Việt Minh cuớp chính quyền

Bảo Giang

“Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Cộng sản là tập thể chỉ biết tuyên truyền và dối trá”   (Mikhai Gorbachev)

Ở Liên Xô, nhờ Mikhai Gorbachev, giờ đã bước vào đời sống của những con người. Ở đó hẳn nhiên là không còn chạy đua với gian trá (?). Trong khi đó, ở Việt Nam, càng lúc càng tồi tệ hơn. Đặc biệt, mỗi khi nhắc đến ngày này (19-8-1945) là nhắc đến hàng trăm câu hỏi không được trả lời thỏa đáng. Thí dụ như: Có ai đã nhìn thấy bản thảo của “tuyên ngôn độc lập” ngày 2-9-1945 chưa? Rồi người đọc tuyên ngôn ở Ba đình ngày 2-9-1945 là ai? Ba Tàu hay người Việt Nam? Tại sao cho đến hôm nay, giữa thời của Internet bùng nổ mà vẫn còn rất nhiều ngờ vực xung quanh người đọc bản tuyên ngôn độc lập, Nguyễn tât Thành hay Hồ Quang dưới cái tên Hồ chí Minh?

Tôi biết là bạn còn có nhìều thắc mắc hơn thế. Tuy nhiên, bài viết này không nhằm giải quyết những thắc mắc này. Thay vào đó, tôi chỉ tạm đưa ra vài câu hỏi ấy, cùng những ghi nhận chung quanh sự việc đã xảy ra mà thôi.

I. Diễn tiến của vụ việc 19/8/1945
Ai cũng biết, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, vua Bảo Đại đã nắm lấy cơ hội và tuyên bố Việt Nam là một quốc gia Độc Lập vào ngày 11-3-1945. Đồng thời tuyên bố xé bỏ mọi hoà, hiệp ước với Pháp mà tiền triều nhà Nguyễn đã ký với Pháp trước đó.

Việc làm này tạo ra một mốc điểm căn bản trong cơ chế Pháp lý của Việt Nam. Trước hết, minh định tính Độc Lập với trọn bộ chủ quyền của đất nước thuộc về dân tộc Việt Nam từ ngày 11-3-1945. Thứ đến, là giải tỏa bớt những nỗi ô nhục và tang thương của triều Nguyễn trước công luận.
Tuy nhiên, với chủ trương nào đi chăng nữa, trong cương vị của một vi vua tại nhiệm, Điều công bố của vua Bảo Đại lúc đó là thành sự và có đủ lý lẽ pháp lý và lịch sử của đất nưóc. Không một văn bản nào có thể chối bỏ được gía trị thành sự của bản công bố này.
Từ đó, việc vua Bảo Đại chỉ định ông Trần trọng Kim làm Thủ Tướng để thành lập chính phủ vào ngày 17-4-1945 chỉ là công việc tiếp nối cần phải làm, không có gì phải bàn cãi. Theo đó, việc người dân thành phố kéo nhau xuống đường biểu tình để mừng chính phủ mới ra đời là một bước tiến thiết thực với hai ý nghĩa chính yếu mà ai cũng có thể nhìn thấy là:

1. Công bố cho thế giới biết Việt Nam là một quốc gia Độc Lập và có chủ quyền. Từ đây không còn lệ thuộc vào đế chế của Pháp
2. Bảo cho bọn thực dân Pháp biết rằng, từ đây chúng không còn chỗ đứng trên đất Việt và xác định Việt Nam đã có một chính phủ hợp pháp. Mọi chuyện di chuyển của quân đội cũng như phía dân sự của Pháp phải được chấp thuận từ chính phủ Việt Nam.

Ngoài ra, việc công bố này còn cho thấy là Việt Nam đã xác định, không phải chỉ thông báo cho Pháp, nhưng còn cho thế giới biết là Việt Nam đã hoàn toàn dành lại chủ quyền, là một quốc gia Độc Lập. Tất cả những hoà, hiệp ước bị ép buộc ký với Pháp trước kia, nay đã hoàn toàn bị xé bỏ. Nguời Việt Nam từ đây không còn bị lệ thuộc vào những bản văn ấy. Nói cách khác, Việt Nam là một chủ thể hoàn toàn Độc Lập với diện tích, dân số và hình thể rõ ràng.

Tuy nhiên, có một điều bất tường là sau đó mấy tháng, sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, vào ngày 17-8-1945, giữa lúc người dân thành phố Hà Nội xuống đường để ủng hộ và chào mừng chính quyền mới sau ngày Độc Lập của Tổ Quốc thì tập đoàn Việt Minh đã nhân cơ hội cho người trà trộn vào đoàn biểu tình và trương cờ Phúc Kiến lên để biến cuộc biểu tình tuần hành mừng chính phủ Trần Trọng Kim ra đời, thành cuộc nổi loạn, cướp đoạt lấy chính quyền. Đã thế, sau ngày 19/8/1945 lại dẫn đến ngày 2/9/1945, Hồ chí Minh đứng lên tuyên bố Việt Nam Độc Lập! Hãy hỏi xem, những tuyên bố này thành sự hay bất thành sự?

A. Tuyên bố của vua Bảo Đại ngày 11-3-1945
Ai cũng biết vào ngày 11/3/1945 vua Bảo Đại đã nhân danh là người tại nhiệm trong vị thế là quốc trưởng của Việt Nam, tuyên bố Việt Nam Độc Lập. Ông đã ký hủy bỏ toàn bộ những bản văn nhận sự bảo hộ của Pháp mà tiền triều đã ký với thực dân Pháp trước đó.
Điều công bố bởi người tại nhiệm, không bị gián đoạn này, tự nó xác định, hóa giải và phế bỏ tất cả mọi hòa, thỏa hiệp mà tiền triều đã ký kết với Pháp. Chính bản công bố này đã tạo lập và xác định một thế đứng riêng biệt cho Việt Nam, từ đây không còn lệ thuộc trong liên hiệp Pháp nữa. Cũng chính bản văn này đã xác định việc chấm dứt tình trạng bị bảo hộ bởi thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam, và mở ra con đường tự chủ cho xứ sở. Nó có khả năng miền nhiễm, giải trừ tất cả các bản văn đồng thể hay đối nghịch.

B. Bản tuyên ngôn của Hồ chí Minh
Việc làm của Hồ chí Minh vào ngày 2/9/1945 theo tiêu chuẩn pháp lý không khả dĩ khá hơn việc Dương văn Minh làm đảo chánh vào ngày 1-11-1963 để cướp lấy chính quyền ở miền Nam là bao. Sau cuộc đảo chánh, lật đổ chính phủ trước. Họ cũng có khả năng thành lập chính phủ. Nhưng tuyệt đối không có đủ tư cách để công bố về nền Độc Lập của quốc gia Việt Nam. Như thế, Hồ chí Minh cũng không có ngoại lệ. Y có thể thành lập chính phủ CS sau khi cướp được chính quyền. Nhưng tuyệt đối không có một tư cách nào để tuyên bố về nền Độc Lập của Việt Nam. Ấy là chưa kể đến phần trình diễn là đạo văn trong bản Tuyên Ngôn Lập Quốc của Hoa Kỳ.

C. Thành sự bằng sự cưỡng đoạt ngôn từ và bạo lực trấn áp
Rõ ràng, Hồ chí Minh không có đủ tư cách để tuyên bố về chuyện độc lập của Việt Nam sau khi CS cướp được chính quyền vào ngày 19-8-1945. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì Việt Minh đã cướp được chính quyền nên mới khả dĩ cường điệu áp đặt vấn đề pháp lý trọng đại lên tổ quốc Việt Nam mà thôi. Tuy nhiên, ngay sau khi chế độ cộng sản này sụp đổ tại đây, việc này sẽ được xác minh lại theo nguyên tắc của pháp lý. Nghĩa là Việt Nam là một quốc gia đã có Độc Lập từ ngày 11-3-1945 theo lời công bố của vua Bảo Đại đang tại vị. Có thể vì có đôì chút hiểu biết về pháp lý, nên những văn bản chính thống của tổ chức này ngay từ những ngày đầu cũng công bố là Việt Minh đã “ cướp được chính quyền”.

Đã thế, người nắm vai chủ tịch nước và chủ tịch đảng CSVN sau khi cướp được chính quyền là Hồ chí Minh lại là một đảng viên đảng cộng sản Trung cộng. Y không phải là một đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Như tôi đã viết trưóc đây, đảng viên cộng sản có lời thề là trung thành với đảng và tổ quốc của mình khi gia nhập đảng. Theo đó, khi nhập đảng CS/TC Hồ chí Minh chỉ phải thề trung thành với đảng và nhà nước Trung cộng mà thôi. Từ đó, đảng viên Hồ chí Minh phải thi hành những chỉ thị của nhà nước Trung cộng. Đảng viên Hồ chí Minh không có nhiệm vụ phải trung thành với đảng và nhà nước CS Việt Nam. Có chăng chỉ là sự quan hệ cùng đảng phái!

Để có thể làm rõ nét hơn về chuyện này, tưởng cũng nên nhắc lại rằng: Ngay trong phiên họp đầu tiên của chính phủ Trần trọng Kim vào ngày 4-5-1945, nội các mới đã soạn thảo Hiến Chương và ra quyết định lấy lại quốc hiệu nước là Việt Nam đã có từ thời Gia Long (1802). Điều này còn hàm ý xác định là sự vẹn toàn của lãnh thổ Việt Nam từ đây sẽ bao gồm cả Bắc- Trung – Nam, thay vì dưới cái tên Đại Việt (tên trong thời bảo hộ) với ba miền Nam-Trung-Bắc đã phải sống dưới ba định chế Pháp thuộc, pháp lý, khác nhau.

Đã thế, ngày 2-6-1945 lá Quốc Kỳ mới của Việt Nam Độc Lập chính thức chào đời và xuất hiện chung trên cả ba vùng miền Bắc Trung Nam, thay cho hiệu kỳ từng vùng lúc trước. Lá cờ này là tiền thân của Quốc Kỳ mà sau này quốc dân Việt Nam đã sử dụng tới năm 1975 tại miền nam Việt Nam theo thể chế Việt Nam Cộng Hòa. Rồi sau ngày 30/4/1975, khi CS chiếm được miền nam, Cờ Vàng đã đi theo người Việt Quốc Gia trên mọi nẻo đường tỵ nạn Cộng sản. Đến hôm nay, nhiều quốc gia, nhiều tiểu bang tai Hoa Kỳ vẫn công nhận đó là biểu tượng của người Việt Nam yêu chuộng hòa bình.
Như thế, đứng về phương diện luật pháp, cái gọi là “Cách mạng mùa thu” thực chất chỉ là một cuộc đảo chánh, nhắm cướp đoạt lấy chính quyền của CP Trần Trọng Kim mà thôi. Ngoài ra không còn một khả năng nào khác.

Khi nói về chuyện này, Bùi Tín, một chính trị viên trong QĐND Việt cộng với quân hàm đại tá của bình đoàn cướp chính quyền vào năm 1945 đã xác định như sau “Sau 70 năm, nhìn lại không thể gọi biến cố đó là Cách mạng tháng Tám được. Gọi vậy là “ngoa ngôn”, là “đại ngôn”. Nó không thể được gọi như vậy!

Phần cựu hoàng Bảo Đại thì tự đấm ngực cho rằng: ”Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn". (Cựu Hoàng Đế Bảo Đại)

Trong khi đó, Tô Hải, một thanh niên đã từng tham gia vào cuộc xuống đường này, sau đó, đi theo và phục vụ Việt Minh cộng sản nhiều năm và trở thành đảng viên nòng cốt của đảng. Đến lúc cuối đời đã có nhận định cay đắng về cái ngày ấy là: “Chỉ đơn cử 2 ngày 17 và 19/8/1945 là đã có sự lẫn lộn rồi. Thì ra 17/8 là cuộc Mít tinh của công chức biểu tình ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Còn ngày 19/8 là ngày Mít tinh ủng hộ Việt Minh. Bọn thanh niên chúng tớ ngơ ngác về chính trị, cứ thấy Mít tinh là ào ào đổ ra đường chẳng hiểu ai lãnh đạo?"

Và một bản tường thuật tại chỗ, quan trọng nhất chúng ta không thể không nhắc đến là: “Trước Nhà Hát Lớn, 15 giờ ngày 17-8, trời kéo cơn mưa, nhưng hàng vạn công chức đã sắp thành đoàn đứng chặt đường Paul Bert, kéo dài suốt Hàng Trống. Dân chúng tới xem, chen chúc trên các ngả phụ cận, Bobillot, Amiral Courbet. Trên bao-lan Nhà Hát, cờ ba vạch gãy Quẻ Ly được từ từ đưa lên, trong tiếng đồng ca vang dội Tiếng gọi Thanh-Niên… Mây xám giãn dần; chợt thấy giọng ai như của L. béo ngập ngừng qua ống phóng thanh: “mặt trời tỏ, một điềm vui… Hôm nay chúng ta họp mặt tại đây để `mừng cho chủ- quyền đã thâu hồi toàn-vẹn, và hoan hô Chánh-phủ Trần-Trọng-Kim… Hoan-hô! V.N. độc-lập muôn năm!”( Đoàn Thêm)

II. Thêm những bằng chứng cho một cuộc cướp vĩ đại
Trước, sau chuyện cướp tại Hà Nội vào ngày 19-8/1945, trên toàn cõi Việt Nam đều xảy ra những cuộc cướp tương tự, đáng kể như:

a) Vụ trộm cướp trong hoàng cung triều Nguyễn xảy ra sau ngày 19/8/1945
Của cải trong cung bị Việt Minh lấy đem ra chợ bán và bốn tấn bạc người Nhật trả cho Triều Đình Huế biến đâu mất? Đây là những của cải trong cung mà Phạm Khắc Hoè đã làm kiểm kê kèm theo biên bản để giao cho nhà cầm quyền Việt cộng mà Bộ Trưởng Lê Văn Hiến là đại diện đứng ra ký nhận. Kết qủa, không ai biết là nó còn đầy đủ hay đã bị thủ tiêu, tẩu tán ngay sau đó. Chỉ thấy sau này cựu Thủ Tướng Trần Trọng Kim đã ghi lại trong hồi ký của ông là: “ Ở trong hoàng thành, Việt Minh cho người vào lấy những bảo vật và y phục của các vua chúa đời trước đem ra chợ bán. Khi quân Nhật sắp hàng có đưa trả lại cho chính phủ Việt Nam bốn tấn bạc bằng thoi chở vào để trong cung, số bạc ấy không biết về sau ai lấy mất.

b) Ai đánh cắp tiền trong Kho Bạc ở Nam Kỳ?
Một điều ít ai biết là tình trạng thất thoát của cải và tiền bạc này cũng xảy ra ở Nam Kỳ. Theo Bác Sĩ Trần Ngươn Phiêu trong hồi ký Gió Mùa Đông Bắc của ông: […]” tối ngày 5 tháng 9, để tìm cách trấn an dân chúng, Trần Văn Giàu đăng đàn diễn thuyết ở rạp hát Nguyễn Văn Hảo, nhưng không thuyết phục được dân chúng phải chấp nhận những gì y nói, nhất là khi Giàu cho biết là Kho Bạc hiện thiếu 7 triệu đồng. Dân chúng hoang mang: 7 triệu đồng ai lấy mà bây giờ mới thấy thiếu?”.

c) Câu chuyện cướp 17 tấn vàng của Ngân hàng Việt Nam vào ngày 30/41975
Theo Bùi tín có mặt tại DĐL vào gần trưa 30-4-1975 đã tường thuật như sau: “Trưa 30-4-1975, trong phòng lớn của Dinh Độc lập, sau khi tôi gặp và hỏi chuyện tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu, Ông Nguyễn Văn Hảo ghé tới nói nhỏ với giọng miền Nam «Thưa tôi là Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách về kinh tế tài chính, có chuyện cần trình bày riêng với các ông». Tôi cùng ông Hảo đến ngồi bên chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. ông Hảo nói ngay: «Chúng tôi vừa trao đổi với nhau, muốn nhờ ông báo ra ngoài đó là bọn này đã giữ lại hơn 16 tấn vàng không để họ mang đi, hiện để trong ngân khố, mong ngoài đó cho người vô nhận». Tôi bàng hoàng rồi hỏi lại cho rõ câu chuyện và gủi điện về Hà Nội “Gửi riêng Thủ trưởng Tổng Cục Chính trị – Tuyệt mật. Hôm nay 30-4-1975 Phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo… báo tin cho tôi là đã giữ lại trong ngân khố hơn 16 tấn vàng, mong ta cho người vào nhận. Bùi Tín».
Đầu tháng 5-1975 tôi (BT) cũng được tướng Đào Đình Luyện, chỉ huy không quân, cho biết nguyên một chuyến chuyên cơ IL 18 đã chở số vàng thu được từ Sài Gòn ra Hà Nội. Tuy nhiên, trong các phiên họp của chính phủ, của quốc hội sau 30-4-1975, không có một chi tiết nào về hơn 16 tấn vàng được chính quyền miền Nam chính thức giao lại. … Năm 1987, khi có dịp gặp ông Trường Chinh ở Đà Lạt, tôi kể lại chuyện này, ông cho biết: «Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, nay còn gì nữa đâu!». (Bùi Tín).

Hỏi xem số vàng ấy nay ở đâu? Hay nó đã vào tay bọn cướp và đã bị chúng tiêu tán từ lâu rồi. Ai sẽ đứng ra đòi nợ cho người dân nước Việt đây?

III. Việt Minh, những kẻ đánh cướp lịch sử
Sử của nhà nước Việt cộng ghi rằng: “Cách mạng tháng 8 đã đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập, đem chính quyền về cho nhân dân”.
Xem ra điều công bố này hơi bị buồn nôn và vô cùng láo lếu. Gọi là láo lếu vì nó hoàn toàn không đúng với sự thật. Để chứng minh điều tôi vừa viết, bạn hãy nhìn ngược về trước ngày 17-8-1945. Hỏi xem, vào lúc ấy Việt Minh đã có một cuộc chiến nào với Pháp hay chưa? Hay vào lúc ấy, toàn bộ quân Pháp đã bị Nhật loại bỏ và bị giải giới từ ngày 9/3/1945 rồi? Kế đến, VM lại càng không hề đuổi Nhật. Lý do, Nhật đã đầu hàng Đồng minh sau khi hai qủa bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki.

Trước đó, ai cũng biết, sau khi đánh gục Pháp và muốn giữ lại một vị thế nào đó sau chiến tranh, Nhật đã giúp Vua Bảo Đại rút Việt Nam ra khỏi Liên Hiệp Pháp và tuyên bố hoàn toàn Độc Lập vào ngày 11/3/1945. Chính nhờ vào thời điểm này mà Việt Nam đã xóa bỏ mọi hiệp ước ký với Pháp. Rõ ràng Việt Minh không có bất cứ một can dự nào vào những biến cố lịch sử kể trên, ngoài việc đi tìm kiếm và thủ tiêu những người Việt quốc gia yêu nước như trường hợp của nhà văn Khái Hưng, học gỉa Phạm Quỳnh và hai cha con Tổng đốc Ngô đình Khôi…
Tuy nhiên, vào ngày 17-8-1945, nhân cuộc tuần hành của dân thành phố ủng hộ chính phủ TTK, Việt cộng đã thừa cơ cướp lấy diễn đàn của đoàn biểu tình và sau đó là đi cướp lấy các cơ sở thuộc quyền của Chính phủ Trần Trọng Kim. Và còn tồi tệ hơn thế, Việt cộng đã lừa nhân dân đi cướp chính quyền cho Đảng CS chứ không phải là dành chính quyền về cho nhân dân. Bằng chứng, suốt từ ngày khởi đầu ấy cho đến nay, chính quyền được chúng khoác cho cái danh nghĩa gọi là của nhân dân, nhưng chưa từng có một người dân nào giữ được cái chức quận trưởng, xã trưởng, phường trưởng… nói chi đến Tỉnh trưởng, bộ trưởng. Trái lại, từ trên xuống dưới, hàng dọc, hàng ngang đều là các đoàn, đảng viên Tàu cộng và Việt cộng.

Như thế, Việt cộng không những chỉ là những kẻ đánh cướp lịch sử của dân tộc Việt Nam, nhưng còn là những kẻ đánh và cướp đoạt lấy toàn bộ công quyền, tài sản của đất nước nữa.

IV. Biết con không ai bằng cha
Cổ nhân ta thường nói: “Biết con không ai bằng cha”. Xem ra trường hợp này cũng rất đúng nếu Hồ chí Minh là Nguyễn tất Thành. Bởi lẽ, chính Nguyễn Sinh Sắc đã không thừa nhận đứa con trai út Nguyễn Sinh Cung, ông xác định “không muốn nghe nói đến đứa con hư của mình […] Nó tôn thờ thứ chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhà vua, mà còn đả phá luôn cả gia phong, tức uy quyền của người gia trưởng.” (Theo Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de L‘Indochine au Vietnam, Paris, 1990).

Điều này có lẽ đúng, Bởi người xưa họ giữ nề nếp rất kỹ. Nếu biết con làm những việc vô luân, phản nghịch, chẳng mấy cha mẹ dám nhận kẻ đó làm con, vì sợ bị đồng tội, hay lây vạ cho cả dòng họ. Dĩ nhiên, hành động của ông Nguyễn sinh Sắc lúc đó là… sợ. Mới chỉ nghe nói Nguyễn tất Thành theo cộng sản (1929), Y chưa có cơ hội gây ra sự tàn bạo trên đất Việt, nhưng đã bị Pháp kết án tử hình khiếm diện. Và đây có thể là lý do ông Nguyễn sinh Sắc sợ bị vạ lây nên viết ra như thế. Tuy nhiên, đó cũng là cái lẽ thường tình vì ông còn phải bảo vệ những người khác còn đang ở trong nước. Nhưng nếu còn sống, chắc chắn là ông ta sẽ không dám nhìn mặt Hồ chí Minh khi biết Y xuống tay giết chết 172000 người Việt Nam vô tội, trong đó có cả những người ruột thịt đã bảo trợ, bao che cho chính gia đình ông.

May là Trời đã thương và cho ông đi trước nên không phải nhìn hay nhận lấy lưỡi dao mã tấu cay nghiệt từ bàn tay tắm máu của Hồ chí Minh.
31/08/2019
Bảo Giang
http://www.danchimviet.info/



19 Tháng Tám 1945:

Việt Minh đã cướp Chính quyền như thế nào?  

Trần Gia Phụng

Ngày nay, các biến cố tháng 8 năm 1945 thường được sách báo của cộng sản gọi là “cuộc cách mạng tháng 8”. Tuy nhiên, vào lúc đó, chính người cộng sản (Việt Minh) tự hào là đã “cướp chính quyền”. Điều nầy sách vở cộng sản còn lưu truyền và những thường dân lớn tuổi hiện còn sống xác nhận. Mở đầu chuỗi biến cố nầy là cuộc cướp chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.

TÌNH HÌNH Ở MIỀN BẮC
Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng ngày 14-8-1945. Đệ nhị Thế chiến kết thúc.
Trong lúc tình hình Hà Nội và Bắc Bộ xáo trộn, chính phủ Trần Trọng Kim cử bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn ra Bắc, thay mặt chính phủ giải quyết tại chỗ những vấn đề khẩn cấp. Sau khi gặp các yếu nhân Hà Nội, Hoàng Xuân Hãn gởi điện về Huế, đề nghị lập một cơ cấu chính trị mới gọi là Ủy ban Giám đốc Chính trị miền Bắc (Comité directeur de la politique du Nord).
Ngày 16-8-1945, chính phủ Trần Trọng Kim đề cử thành phần Ủy ban nầy như sau: Nguyễn Xuân Chữ (chủ tịch) và bốn ủy viên là Phan Kế Toại, Trần Văn Lai, Đặng Thai Mai, Nguyễn Tường Long. Tuy nhiên, ngoài bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, bốn ủy viên kia đều vắng mặt. (Nguyễn Xuân Chữ, Hồi ký, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1996, tr. 280).
Lý do là vì Việt Minh đã tung cán bộ cộng sản đe dọa từng người. Phan Kế Toại không xuất hiện (có thể đã theo Việt Minh, con là Phan Kế Bảo, một cán bộ Việt Minh), Trần Văn Lai bận việc ở tòa đô trưởng, Đặng Thái Mai hoàn toàn không ra mặt, Nguyễn Tường Long bị bệnh chưa làm việc được.

VIỆT MINH CƯỚP CHÍNH QUYỀN
Ngày 17-8-1945, Tổng Hội Công Chức do chính quyền Trần Trọng Kim thành lập, tổ chức cuộc mít-tinh tại Nhà hát lớn, Hà Nội, nhằm ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Trong khi các diễn giả của Tổng Hội Công Chức đang nói chuyện ở Nhà Hát Lớn, thì một người nào đó (chắc chắn là cán bộ Việt Minh) ở trên lầu Nhà hát lớn quăng xuống một lá cờ đỏ sao vàng của cộng sản. Thế là cán bộ Việt Minh chụp lấy thời cơ, biến cuộc mít-tinh của Tổng Hội Công Chức thành cuộc biểu tình tuần hành, quay qua ủng hộ Mặt trận Việt Minh. (Theo lời kể của một số người ngày nay lớn tuổi, đã từng tham dự cuộc mít-tinh ngày 17-8-1945 tại Hà Nội).
Ngày 19-8-1945, Việt Minh tiếp tục tổ chức biểu tình, chiếm Bắc bộ phủ (phủ toàn quyền Pháp cũ), cướp chính quyền Hà Nội.
Việt Minh làm chủ được Hà Nội từ ngày 20-8-1945, nhưng những cuộc bạo động vẫn tiếp diễn. Bạo động bắt nguồn từ cả hai phía: Bạo động của Việt Minh tiêu diệt những phần tử đối kháng; bạo động của những đảng phái đối lập chống lại Việt Minh cộng sản. Tại Hà Giang, Vĩnh Yên và Hà Đông, Việt Minh gặp sự kháng cự mạnh mẽ của các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng. (Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Sài Gòn: 1970, tr. 258).
Ngày 21-8-1945, Việt Minh vận động các đoàn thể họp mít-tinh tại Hà Nội, lập ra một kiến nghị gồm ba điểm: 1) Yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và giao quyền cho một chính phủ lâm thời do Mặt trận Việt Minh thành lập. 2) Yêu cầu Mặt trận Việt Minh thảo luận với các đảng phái khác để thành lập chính phủ lâm thời. 3) Yêu cầu tất cả các đảng phái, các tầng lớp dân chúng ủng hộ chính phủ lâm thời để củng cố nền độc lập quốc gia. Bản kiến nghị nầy được chuyển bằng điện tín về Huế. (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Editions Du Seuil, Paris 1952, tr. 137).
Về phía Nhật, tại Bộ tham mưu Quân đoàn 38 của Nhật đóng ở Hà Nội, người Nhật chủ trương rằng quân đội Nhật bại trận, nhưng sẽ không nhượng chỗ cho quân Đồng Minh thắng trận, mà chỉ nhượng cho những ai có khả năng tiếp tục nhiệm vụ lịch sử của Nhật Bản, là giải phóng châu Á ra khỏi tay thực dân da trắng. (Philippe Devillers, sđd. tr. 136.) Vì vậy, khi Nhật Bản đầu hàng, quân đội Nhật tại Đông Dương hạ võ khí, rút lui vào các căn cứ quân sự, chờ ngày bị giải giới, để cho người Việt tự do hoạt động trước khi quân Đồng Minh có mặt.
Trong khi đó, chính phủ Trần Trọng Kim không có Bộ Quốc phòng, không có lực lượng võ trang để giữ gìn an ninh, trật tự và bảo vệ chế độ. Lúc đó, các cơ quan hành chánh theo truyền thống cũ từ thời Pháp thuộc, chỉ có một số lính lệ hoặc bảo an binh giữ trật tự các cơ quan, không được trang bị đầy đủ, chỉ có tính cách hình thức hoặc lễ nghi.
Thời gian nầy là cơ hội thuận tiện cho lực lượng Việt Minh cộng sản tung hoành, không bị ai chận đứng. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao chỉ với một lực lượng nhỏ khoảng dưới 5,000 đảng viên (Philippe Devillers, sđd. tr. 182) mà Việt Minh cướp được chính quyền.

VUA BẢO ĐẠI TRÁNH NỘI CHIẾN
Sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng ngày 14-8-1945, Phạm Quỳnh cùng Trần Văn Chương, (nội các phó tổng trưởng), và Nguyễn Duy Quang, nội các đại thần, đã họp riêng với vua Bảo Đại chiều ngày 15-8-1945. Nội dung cuộc họp không được tiết lộ, nhưng cuộc họp đã bị Phạm Khắc Hòe (lúc đó thay thế Phạm Quỳnh làm tổng lý ngự tiền văn phòng của vua Bảo Đại) biết và bí mật báo cáo với Mặt trận Việt Minh cộng sản. (Phạm Khắc Hòe, Những ngày cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1994, tt. 55-57).
Về phía người Nhật, được tin Việt Minh nổi lên ở ngoài Bắc, viên đại sứ Nhật ở Huế là Massayuki Yokoyama đến gặp vua Bảo Đại, đề nghị vua Bảo Đại dùng lực lượng của Nhật tiêu diệt Việt Minh, vì tuy thất trận trên thế giới, quân đội Nhật ở Đông Dương vẫn còn nguyên vẹn, đủ sức can thiệp và đàn áp Việt Minh – chỉ là một lực lượng nhỏ bé, thiếu trang bị so với quân đội Nhật.
Lo sợ nội chiến xảy ra trước sự lợi dụng của ngoại bang, vua Bảo Đại từ chối đề nghị của Yokoyama. (Theo lời kể của ông Phan Văn Vỹ, nhị đẳng thị vệ thời vua Bảo Đại, người trực gác buổi tối khi Yokoyama đến gặp vua Bảo Đại. Ông cho biết chính ông đã đánh thức và báo tin cho nhà vua, để nhà vua ra tiếp khách).
Một thông tin khác cho biết thêm rằng viên đại sứ Nhật ở Huế xác định với vua Bảo Đại rằng chỉ cần 2 giờ đồng hồ là quân đội Nhật sẽ dẹp tan cuộc nổi loạn ở Huế. (Daniel Grandclément, Bao Dai ou les derniers jours de l’empire d’Annam, Paris: Éditions Jean-Claude Lattès, 1997, tr. 157).
Không phải chỉ nói với vua Bảo Đại, người Nhật còn đề nghị với thủ tướng Trần Trọng Kim. Sau đây là lời thuật của Trần Trọng Kim: “Lúc bấy giờ người Nhật có đến bảo tôi: “Quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân Đồng Minh đến thay. Nếu chính phủ Việt Nam công nhiên có lời mời quân Nhật giúp, quân Nhật còn có thể giữ trật tự”. Tôi nghĩ quân Nhật đã đầu hàng, quân Đồng Minh sắp đến, mình nhờ quân Nhật đánh người mình còn nghĩa lý gì nữa, và lại mang tiếng “cõng rắn cắn gà nhà”. Tôi từ chối không nhận“. (Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một Cơn Gió Bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tr. 93).
Ngày 18-8-1945, Trần Trọng Kim dự tính tập họp các lực lượng quốc gia, lập ra “Ủy ban cứu quốc”, đưa ra bản tuyên ngôn kêu gọi các đảng phái chính trị cùng nhau cổ võ nền thống nhất và độc lập dân tộc. (Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tr. 177). Công việc chưa tiến hành thì tình hình tiếp tục thay đổi nhanh chóng.

VẬN ĐÔNG NGOẠI GIAO QUỐC TẾ
Về đối ngoại, vua Bảo Đại hoàn toàn không biết Pháp đã chuẩn bị tái chiếm Đông Dương ngay từ Hội nghị Brazzaville ở Congo (được xem là thủ phủ của Pháp tại Phi Châu), từ 30-1 đến 8-2-1944. Thiếu thông tin liên lạc, nhà vua cũng không biết được quyết định trong tối hậu thư Potsdam gởi cho Nhật Bản ngày 26-7-1945. (Anh, Hoa Kỳ họp hội nghị Potsdam, ngoại ô Berlin soạn tối hậu thư, Trung Hoa gởi điện văn đồng ý). Theo tối hậu thư nầy, sau khi Nhật đầu hàng, ở Đông Dương, Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) sẽ giải giới quân Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16 và Anh sẽ giải giới quân Nhật ở nam vĩ tuyến 16.
Vua Bảo Đại gởi công hàm ngày 18-8-1945 kêu gọi sự ủng hộ của các cường quốc trên thế giới là Hoa Kỳ, Trung Hoa (lúc đó do Quốc Dân Đảng lãnh đạo), Anh Quốc, nhất là kêu gọi Pháp trao trả độc lập lại cho Việt Nam, đừng tái lập nền cai trị Pháp dưới bất cứ một hình thức nào. Các bản công hàm nầy bằng tiếng Pháp, được các đài phát thanh Nhật ở Sài Gòn, Hà Nội và Tokyo công bố rộng rãi. De Gaulle im lặng vì De Gaulle muốn tái chiếm Đông Dương. Chủ trương thực dân của De Gaulle thể hiện rõ trong tuyên bố Brazzaville (Phi Châu) ngày 8-2-1944, cũng như trong tuyên bố ngày 24-3-1945, quyết định tái lập Liên bang Đông Dương.
Các nước Đồng Minh cũng hoàn toàn im lặng. (Bảo Đại, sđd, tt. 177-179; và David G. Marr, Vietnam 1945, The Quest for Power, University of California Press, 1995, tr. 361.) Lý do sự im lặng của các nước Tây phương bắt nguồn từ sự thay đổi chính sách của Hoa Kỳ về Đông Dương sau khi Tổng thống Hoa Kỳ là Franklin Roosevelt từ trần ngày 12-4-1945 (trong nhiệm kỳ). Phó Tổng thống Harry Truman lên thay, và thay luôn chính sách của Hoa Kỳ về Đông Dương. Truman chủ trương tôn trọng chủ quyền Pháp ở Đông Dương, để Pháp ủng hộ Hoa Kỳ tại châu Âu. Lúc đó Hoa Kỳ muốn đoàn kết các nước Tây Âu chống lại sự bành trướng của Liên Xô. (Robert S. McNamara, In Restrospect, New York: Times Books, 1995, tr. 31; và Spencer C. Tucker chủ biên, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History, Volume three, Santa Barbara, California: 1998, tr. 888).
Tại Việt Nam, tiếp tay với vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương gởi qua Âu Châu một thông điệp, nhờ bạn bè của bà giúp đỡ, lên tiếng kêu gọi các nước trong khối Tự do can thiệp, để kiến tạo hòa bình cho Việt Nam, nhưng vô vọng vì chẳng ai đáp ứng lời kêu gọi của bà.
Trong lúc vua Bảo Đại nao núng vì Pháp không chịu tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, và các nước Đồng Minh không đáp ứng nguyện vọng độc lập của người Việt do nhà vua đưa ra, thì ngày 21-8-1945, Mặt trận Việt Minh gởi điện vào Huế yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị.

GIÃ TỪ NGAI VÀNG
Chính phủ Trần Trọng Kim không có quân đội bảo vệ chính quyền và trật tự xã hội, chấp nhận rút lui, và xin từ chức ngày 20-8-1945. Vua Bảo Đại yêu cầu chính phủ Trần Trọng Kim ở lại xử lý thường vụ và ủy cho Trần Trọng Kim lập chính phủ khác.
Khi được điện tín ngày 21-8-1945 từ Hà Nội của Mặt trận Việt Minh, thủ tướng Trần Trọng Kim đề nghị với vua Bảo Đại: “Xin Ngài đừng nghe người ta bàn ra bàn vào. Việc đã nguy cấp lắm rồi, Ngài nên xem lịch sử của vua Louis XVI bên Pháp và vua Nicholas II bên Nga mà thoái vị ngay là phải hơn cả (*). Vì dân ta đã bị bọn Việt Minh tuyên truyền và đang hăng hái về việc cách mệnh như nước đang lên mạnh, mình ngăn lại thì vỡ lở hết cả. Mình thế lực không có, bọn Việt Minh lại có dân chúng ủng hộ, nên để cho họ nhận lấy trách nhiệm bảo vệ nền độc lập của nước“. (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tt. 92-93).

Ngoài lời khuyên trên đây, vua Bảo Đại nhận thấy chính phủ Trần Trọng Kim bắt đầu tan rã. “Sáng ngày hôm sau 23, chung quanh tôi hoàn toàn trống rỗng. Chẳng thấy Trần Trọng Kim, cũng chẳng thấy bất cứ một Bộ trưởng nào vào điện. Chỉ còn vài người lính phụ trách mở và đóng cửa điện, đi lại sân chầu vắng lạnh. Trong dịp quốc lễ gần đây, chưa tới hai tháng, sân chầu đã đầy ních các quan và kẻ thân hoàng cung. Bữa nay, chỉ còn riêng hoàng tùng đệ Vĩnh Cẩn, còn trung thành đứng cạnh tôi mà thôi“. (Bảo Đại, sđd. tr. 184). Nói một cách khác, nhà vua cảm thấy cô đơn, cô thế và hoàn toàn bị bỏ rơi.
Chẳng những cận thần tránh mặt, nhà vua cũng không được các cường quốc đáp ứng lời kêu gọi của mình. “…Trong khi lời kêu gọi của tôi gởi cho Tổng thống Truman, cho Thống chế Tưởng Giới Thạch, cho Quốc vương Anh, cho Tướng De Gaulle lại im lìm không có hồi âm…” (Bảo Đại, sđd. tr. 184).
Trong lúc cô thế, vua Bảo Đại lại không biết lai lịch Hồ Chí Minh và Việt Minh cộng sản. Cũng như nhiều người Việt lúc đó (theo lời tuyên truyền của Việt Minh), nhà vua tưởng rằng Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh là những người yêu nước, được quần chúng ủng hộ, và được cả các nước Đồng Minh giúp đỡ, nên nhà vua sẵn sàng giao quyền cho Hồ Chí Minh và Việt Minh. Ngoài ra, một điểm quan trọng là, vua Bảo Đại là người bản tính hiền lành, không tham quyền cố vị, không thiết tha quyền lực, không có cá tính mạnh, đến độ nhà vua bị xem là yếu đuối. Suốt trong thời gian cầm quyền, vua Bảo Đại hoàn toàn không ra lệnh giết hay khủng bố, tù đày một người nào. Có thể nói không một người nào tiếp xúc với nhà vua, kể cả những địch thủ của ông, mà trách cứ về tính tình vua Bảo Đại.
Vì tất cả các lý do trên, cuối cùng vua Bảo Đại quyết định thoái vị theo lời yêu cầu của bức điện từ Hà Nội ngày 21-8-1945. Ngày 25-8-1945, vua Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị và thông báo cho đại diện Việt Minh ở Huế biết. Chiếu thoái vị được niêm yết ở Phú Văn Lâu, ở phía ngoài hoàng thành Huế, nơi công bố các chiếu dụ, mệnh lệnh của nhà vua, kết quả thi Hội và thi Đình.
Sau đó lễ thoái vị diễn ra ngày 30-8-1945 tại Ngọ môn, Huế. Nhà vua trao bảo kiếm và quốc ấn, tượng trưng uy quyền của triều đình nhà Nguyễn, cho phái đoàn đại diện Việt Minh từ Hà Nội vào là Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận.

KẾT LUẬN
Triều đại vua Bảo Đại kéo dài trong 20 năm (1926-1945), nhưng từ 1926 đến 1932 là thời kỳ ông còn du học. Vua Bảo Đại chỉ thực sự cầm quyền từ 1932 cho đến 1945. Lúc vua Bảo Đại thoái vị, còn gần hai tháng nữa ông đầy 32 tuổi. Từ nay cựu hoàng dùng tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy.
Như thế là chấm dứt triều đại Bảo Đại (trị vì 1926-1945), chấm dứt nhà Nguyễn (1802-1945), và chấm dứt luôn nền quân chủ ở Việt Nam. Lúc đó, đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh tuy chỉ có khoảng dưới 5000 đảng viên, nhưng là đoàn thể chính trị có tổ chức, nhất là tổ chức hạ tầng cơ sở khắp nước, nên nhanh tay cướp được chính quyền ở Hà Nội cũng như ở các địa phương. Các đảng phái khác ở trong nước cũng như ở Trung Hoa, thiếu chuẩn bị, đành thất thế.
Với tấm lòng yêu nước, đoàn kết và hiếu hòa, vua Bảo Đại chấp nhận thoái vị, tuyên bố trao quyền cho Việt Minh, tạo ra một thời cơ lịch sử rất thuận lợi cho Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh và chính phủ Dân Chủ Cộng Hòa thế kế tục chính thống hợp pháp, chẳng những trước quốc dân Việt Nam, mà cả trên chính trường quốc tế.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, Hồ Chí Minh và Việt Minh để lộ bản chất cộng sản, đi ngược lại với ý nguyện của dân tộc, nên sau khi thoát khỏi sự kiểm soát của Việt Minh, gặp lại Trần Trọng Kim ở Hồng Kông tháng 8-1947, lời đầu tiên cựu hoàng Bảo Đại nói với cựu thủ tướng Trần Trọng Kim là: “Chúng mình già trẻ đều mắc lừa bọn du côn“. (Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một Cơn Gió Bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tr. 146).

Trần Gia Phụng
(Trích: Bảo Đại (1913-1997) – Nxb. Non Nước, Toronto. 2014).


(*) Ghi chú: Louis XVI là vua nước Pháp, trị vì 1774-1792. Tuy cách mạng Pháp xảy ra năm 1789, nhưng đến năm 1792 Louis XVI mới chính thức bị lật đổ và bị lên máy chém năm 1793. Nicholas II, hoàng đế cuối cùng của nước Nga, trị vì 1894-1917, bị truất phế sau cách mạng cộng sản năm 1917. Ông ta và toàn gia đình bị cộng sản Nga bắn chết năm 1918.
Nguồn: Dân Làm Báo (www.danlambaovn.blogspot.com)



Quả lừa lịch sử:

HCM/CSVN-CSTQ cướp chính quyền VN

Thiên Nam
 

"Giải mã Nhân Vật HCM chính là Giải mã Lịch sử (bất hạnh) của Dân Tộc VN
Chúng mình già trẻ lớn bé đều mắc lừa bọn du côn" (Vua Bảo Đại) (1)

Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức

    
17.8.45: Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức để chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bổng chốc trở thành biểu tình của Mặt Trận Việt Minh: "Quả lừa lịch sử" bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây! (8)

HCM là người VN yêu nước với tư tưởng Độc Lập Dân Tộc phải gắn liền với Cách Mạng và Xây Dựng XHCN? HCM là người VN làm Tình Báo cho CSTQ hay là Tình báo TQ gỉa danh người VN với Sứ Mệnh "Cướp Chính Quyền VN về cho CSTQ" - Một vụ Buôn Vua Lã Bất Vi thời hiện đại?

Cái gọi là Cách mạng mùa thu thực chất chỉ là 1 cuộc cướp nhanh chóng chánh quyền của CP Trần Trọng Kim sau khi vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 11.3.1945 và giao cho Trần Trọng Kim thành lập nội các vào ngày 17.4.1945: Ngày 17.8.45 từ một buồi Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức để chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bổng chốc trở thành biểu tình của Mặt Trận Việt Minh: "Quả lừa lịch sử" bắt đầu chính là từ đây ! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây.

VN đã được 2 lần trao trả độc lập từ Nhật-Pháp qua vua Bảo Đại (Người có đầy đủ thẩm quyền nhất để đại diện cho dân tộc VN và cũng là Chủ nhân thật sự của Đất-Nước VN. Tại sao Nhật cũng như Pháp đã không thể bàn giao đất nước VN lại cho một Người CS vô sản như HCM là điều có thể hiểu được). Cả hai lần Độc Lập VN điều bị HCM phá hoại và đã đưa đẩy đất nước VN vào 2 cuộc chiến đuổi Pháp đánh Mỹ đẫm máu hoàn toàn không cần thiết và có thể tránh được sau đệ nhị thế chiến (Ở châu Á có cả thẩy 14 nước đều được lần lượt trao trả độc lập mà không cần phải đánh nhau với Đế Quốc Thực Dân Đô Hộ).

Sau đệ nhị thế chiến Chủ Nghĩa Phát Xít và Thuộc địa đã thật sự cáo chung cùng với sự ra đời LHQ với chủ trương "Quyền dân tộc tự quyết". Thay thế chỗ của nó là những Nhà Nước CS mà Đức Đạt Lai Lạt Ma cho là: "Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, loài trùng độc sinh sôi nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời" (2). LX lấn chiếm một nửa Châu Âu, và ở Châu Á TQ đánh chiếm Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu, Nam Hàn (Trong vòng 5 tháng Hồng Vệ Binh của Mao đã đánh chiếm 95% lảnh thổ Nam Hàn vào tháng 9.1950, nhưng sau đó lính Mỹ & LHQ đổ bộ vào Nam Hàn đánh bật HVB trở lui lại vĩ tuyến 38 vào tháng 7.1953)... cho nên những cuộc chiến chống chế độ CS sau đệ nhị thế chiến thật sự là chống lại sự bành trướng của Khối XHCN & CSQT. Cái bất hạnh của Dân Tộc VN là đã bị HCM đưa đẩy vào vòng tranh chấp giữa hai thế lực CS và Thế Giới Tư Do với cái vỏ bọc tiến hành chiến tranh dành độc lập VN và giải phóng miền Nam ra khỏi sự chiếm đóng của "Đế quốc Tư bản Mỹ"(Để bạn đọc có dịp so sánh: Nước Đức sau đệ nhị thế chiến cũng bị chia cắt như VN vì thua trận và thật sự mới là một nước bị chiếm đóng bởi Mỹ/Đồng Minh và LX, thế nhưng bà TT Đức đã đến tận nước Mỹ để "cám ơn vô hạn": Thưa Quí vị, cho phép tôi được nói tóm tắt việc này trong một câu: Tôi biết, người Đức chúng tôi biết, chúng tôi cám ơn vô hạn Quí vị, những người bạn Mỹ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ và cả cá nhân tôi sẽ không bao giờ quên Quí vị!" (5) và nhà nước CSVN hiện tại vẫn coi Mỹ như là thế lực thù địch của VN)

Tô Hải kể về cái ngày khởi đầu sa hố đó (Tác gỉa sách "Hồi ký của một thằng hèn"):
"Đúng ngày 17 tháng 8 năm 1945, chúng tôi kéo nhau đến quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội mít-tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim. Cuộc mít-tinh bắt đầu được mấy phút bỗng hàng loạt cờ đỏ sao vàng được tung ra, cờ quẻ ly bị giật xuống và trên bục diễn giả xuất hiện một người đeo poọc-hoọc, đăng đàn diễn thuyết, kêu gọi đồng bào đi theo Việt Minh, đánh Pháp, đuổi Nhật, đòi lại áo cơm, tự do, xóa bỏ gông xiềng... Những khẩu hiệu vừa phát ra đã có hàng ngàn người hô to hưởng ứng. Không một tiếng súng. Không một sự phản kháng từ ai, từ đâu, dù trại lính Nhật ở cách đó chỉ khoảng 300 mét!
Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh như thế đó!
Sau này, loại thanh niên "yêu nước hồn nhiên" bọn tôi đâu có dám lên tiếng khi nghe người ta tự tâng bốc kể công với lịch sử rằng "Đảng đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật dành tự do, độc lập cho đất nước!"
Và các nhà viết sử Nhà nước Cộng sản cũng lờ tịt luôn cái chuyện Việt Minh cướp chính quyền từ chính phủ quân chủ lập hiến Trần Trọng Kim - không khác vụ lật đổ chính phủ Kerensky ở nước Nga trong lúc nội tình nước này đang bối rối.
Thực tế lúc ấy là… chúng tôi có biết gì đến cái đảng cộng sản cộng xiếc, nhất là ông Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau đó còn công khai tuyên bố GIẢI TÁN ĐẢNG của ông ta trước thế giới và đồng bào cả nước! Trong chính phủ có đầy đủ các vị Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh... và cả "cố vấn" Bảo Đại nữa.
"Quả lừa lịch sử" bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây!

Tại sao Việt Nam không độc lập như Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ, Thái Lan, Phi Luật Tân... mà phải qua 30 năm chém giết kẻ thù thì ít... mà chém giết nhau thì nhiều?"… Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho cái chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người âm mưu làm VUA của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc Lập, Tự Do mà ở các nước, người ta đã có từ nửa thế kỷ nay rồi vì may mắn thay, họ không có Đảng Cộng Sản cầm quyền! Bi kịch lớn của triệu tấn bi kịch nhỏ chính là đây! (HKCMTH – tr. 424 - 425)

Bi kịch đã phủ trùm đất nước do lệnh truyền chém giết viện dẫn lý do "đế quốc Mỹ đang xâm chiếm miền Nam, đồng bào bị bóc lột, đày đọa", dù nhiều người sắm vai trong tấn kịch luôn tái tê tự vấn: "Từ nay đến ngày "ngụy nhào… miền Bắc còn bao nhiêu xương rơi, máu đổ? Phía bên kia thì thằng Phát, thằng Đạt, những đứa em tôi; thằng Định, thằng Thọ, những bạn học của tôi... bao giờ sẽ trở thành món "thịt băm" trước cái quyết tâm "còn cái lai quần cũng đánh" của "ta"? (HKCMTH – tr.291 - 292)

Vì họ đã thấy không đế quốc nào xâm lược, không có ai bị đọa đày mà cuộc chiến đã khởi từ mưu đồ độc bá của chỉ một nhóm, thậm chí của chỉ một người:
"Không có ông Hồ, không có cái đảng này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt." (HKCMTH tr. 388).

Mục tiêu thực sự của cuộc chiến đã được nêu hàng ngày bằng mọi lời lẽ có thể tóm gọn trong mấy câu thơ:
Giết! Giết nữa! Bàn tay không phút nghỉ!
Cho đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt!
(Tố Hữu)

Nhạc sỹ Phạm Duy đã thuật lại trong cuộc phỏng vấn của đài RFA:
"Cuộc mít-tinh của các ông các bà công chức đang diễn tiến thì bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ bao lơn của nhà hát xuống, rồi một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu và hát bài Tiến Quân Ca của Văn Cao.
Thế là cuộc biểu tình của Tổng Đoàn Công Chức bỗng nhiên biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh..."
64 năm đã trôi qua, kể từ ngày HCM đọc "Tuyên Ngôn Độc Lập" ở Ba Đình vào ngày 2.9.1945, lý lịch HCM cùng với Vận mệnh ngã nghiêng của dân tộc VN vẩn là điều mù mờ bí ẩn trong thời đại bùng nổ thông tin Internet khi chúng ta phát hiện:
- Hình ảnh và nhân chứng về ngày lịch sử "trọng đại" rất ít và mù mờ, phim ảnh chiếu cảnh HCM đọc TNĐL kéo dài chỉ đúng 1 giây (7) và dưới đây là tấm hình rõ nhất mà chúng ta tìm ra được ở trên Internet:


HCM đọc TNĐL ở Ba Đình vào ngày 2.9.1945

- Bản thảo viết tay của TNĐL cũng chưa hề được công bố, vì thế chúng ta có quyền đặt câu hỏi: Nhân vật đọc tuyên ngôn ở Ba Đình vào ngày 2.9.1945 thật sự là ai? Người VN hay người Tàu gỉa làm người VN?
- Qua 3 bản thảo viết tay của HCM mà chúng ta tìm thấy được trên Internet, thì một học sinh cấp trung học cũng có thể đánh giá "Khả năng viết và diễn tả tiếng Việt của Bác chưa qua khỏi trình độ tiểu học trường làng" hay "Đó là một người ngoại quốc viết tiếng Việt chưa rành" (Các bạn đọc thử tìm trên mạng Internet một tác phẩm viết tay tiếng Việt của HCM mà qua đó mọi người đều công nhận HCM viết rành tiếng Việt !).


Thơ kêu gọi Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946

 


Thơ kêu gọi toàn quốc thi đua yêu nước tăng gia sản xuất 1/5/1948

"Di chúc HCM" (6) chỉ có vỏn vẹn vài trang mà HCM phải cần đến 1460 ngày mới hoàn tất. Đảng CSVN đã cho công bố 4 "dị bản" khác nhau vào năm 65, 68, 69, 89 và mỗi lần thêm bớt, cắt cúp, sửa chữa để thích hợp với nhu cầu tuyên truyền cho từng gian đoạn đến nổi Nhạc sĩ Tô Hải phải vô cùng" hoang mang" đặt câu hỏi:
Một tác giả từng nổi tiếng với hàng ngàn bài báo viết rất đơn giản, dễ hiểu, khúc chiết, rõ ràng, rất đại chúng, từng nêu gương học tập cách viết cho hàng loạt cây bút vô sản lẽ nào viết có hai trang "dặn dò trước khi chết" lại phải kéo dài tới 1,460 ngày!? cái gì đã làm cho ông Hồ khó khăn khi cầm bút thế nhỉ? Có sức ép nào không? Mà lại phải coi là tài liệu "tuyệt đối bí mật" cho đến ngày tuyên bố nữa chứ?

...Lí do gì mà mãi đến năm 1989, nhân kỉ niệm 20 năm ngày mất của bác, bản di chúc mới được công bố đầy đủ? Cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Vậy bản năm 65, 68, 69, bản nào là bản chuẩn? Ðặc biệt là bản cuối cùng lại có chứng nhận, chứng kiến của Tổng Bí Thư Lê Duẩn kí ở trang cuối lại càng gây thêm thắc mắc: vì sao một bản di chúc đọc kĩ thì chẳng có điều gì bí mật? Chẳng có kế hoạch chiến đấu, xây dựng đi theo đường lối ai, đoàn kết với ai, cảnh giác với ai mà đến nỗi phải có tổng bí thư đứng ra làm công chứng. Chẳng lẽ những điều dặn lại con cháu đồng chí là phải giữ gìn, đoàn kết trong đảng như con ngươi của mình, chẳng lẽ những điều mong muốn cho nhân dân có cơm no, áo ấm, được học hành. Chẳng nhẽ những nguyện vọng được an táng như một người dân bình thường lại trở thành những điều tuyệt mật hay sao?

Nguồn: Nhạc sĩ Tô Hải nói chuyện di chúc
...........................

Thiên Nam
http://thiennam2012.blogspot.com
www.geocities.ws/xoathantuong

 

Đăng ngày 27 tháng 08.2020