Toàn văn Tuyên bố chung

Thượng đỉnh liên Triều

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un nắm tay nhau đưa lên cao sau khi ký Tuyên bố chung Thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4/2018 tại Bản Môn Ðiếm ở khu phi quân sự chia cắt hai miền Nam-Bắc Triều Tiên.

VOA Vietnamese

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un nắm tay nhau đưa lên cao sau khi ký Tuyên bố chung Thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4/2018 tại Bản Môn Ðiếm ở khu phi quân sự chia cắt hai miền Nam-Bắc Triều Tiên.
Trong thời khắc chuyển giao lịch sử quan trọng trên bán đảo Triều Tiên, phản ánh khát vọng lâu dài về hòa bình, thịnh vượng và thống nhất của người dân Triều Tiên, Tổng thống Cộng hoà Triều Tiên (Nam Triều Tiên) Moon Jae-in và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) Kim Jong Un đã họp Thượng đỉnh liên Triều tại Nhà Hòa Bình ở Bản Môn Ðiếm ngày 27/4/2018.
Hai nhà lãnh đạo trịnh trọng tuyên bố trước 80 triệu người dân [hai miền] Triều Tiên và toàn thế giới rằng sẽ không còn chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên và một kỷ nguyên hòa bình mới đã bắt đầu.

Lãnh đạo hai nước, chia sẻ cam kết chắc chắn sẽ sớm chấm dứt chia rẽ và đối đầu lâu nay từ thời Chiến tranh Lạnh, quyết tâm hướng tới kỷ nguyên mới về hòa giải dân tộc, hòa bình và thịnh vượng, cải thiện quan hệ liên Triều và tuyên bố tại địa điểm lịch sử Bản Môn Ðiếm:

1. Nam và Bắc Triều Tiên sẽ nối lại quan hệ huyết thống của người dân hai nước nhằm đem lại tương lai thịnh vượng và thống nhất do người dân Triều Tiên lãnh đạo bằng việc tạo dựng mối quan hệ liên Triều toàn diện và đột phá. Cải thiện quan hệ liên Triều nhằm đáp ứng khao khát của toàn dân tộc và sự cấp thiết của thời đại khiến cho mối quan hệ này không thể tiếp tục bị kìm chế hơn nữa.
(1) Nam và Bắc Triều Tiên khẳng định nguyên tắc tự quyết định vận mệnh của dân tộc Triều Tiên và đồng ý thúc đẩy thời khắc quyết định để cải thiện quan hệ liên Triều bằng cách thực thi đầy đủ các thỏa thuận và tuyên bố hiện có mà hai nước đã thông qua.
(2) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý sẽ tiến hành đối thoại và đàm phán cấp cao trong nhiều lĩnh vực và thực thi những biện pháp tích cực để đạt được các thỏa thuận đạt được tại Thượng đỉnh.
(3) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý thiết lập một văn phòng tùy viên chung với đại diện thường trú của cả hai bên đặt tại Gaeseong để có thể cung cấp tham vấn xác thực giữa hai chính phủ cũng như thúc đẩy trao đổi và hợp tác giữa nhân dân hai nước.
(4) Nam và Bắc và Triều Tiên đồng ý khuyến khích hợp tác, trao đổi, thăm hỏi và liên lạc ở tất cả các cấp một cách tích cực hơn nhằm hồi sinh tinh thần hòa giải và đoàn kết dân tộc. Ở Triều Tiên, hai bên sẽ khuyến khích bầu không khí hòa bình và hợp tác bằng cách tổ chức các sự kiện chung của cả hai nước, như ngày 15/6 với sự tham gia của chính phủ, quốc hội, các đảng phái chính trị và các tổ chức dân sự. Trên bình diện quốc tế, hai bên nhất trí thể hiện sự đoàn kết, trí tuệ và tài năng chung bằng cách cùng tham gia vào các sự kiện thể thao quốc tế như Đại hội thể thao châu Á 2018.
(5) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý nhanh chóng giải quyết các vấn đề nhân đạo do việc chia đôi đất nước gây ra và sẽ tổ chức cuộc họp Hội Chữ thập Đỏ liên Triều để giải quyết nhiều vấn đề, bao gồm việc đoàn tụ các gia đình ly tán. Trên tinh thần đó, hai bên đồng ý đẩy mạnh chương trình đoàn tụ các gia đình ly tán nhân dịp đánh dấu Ngày Giải phóng Dân tộc 15/8 năm nay.
(6) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý tích cực tham gia các dự án mà hai bên đã ký kết trong Tuyên bố ngày 4/10/2007, để thúc đẩy sự cân bằng về phát triển kinh tế và thịnh vượng chung cho dân tộc. Bước đầu, hai bên đồng ý tiến hành các bước đi thiết thực hướng tới việc nối kết và hiện đại hóa các tuyến đường bộ và đường sắt dọc theo hành lang vận tải phía Đông và giữa Seoul và Sinuiji.

2. Nam và Bắc Triều Tiên sẽ cùng nỗ lực hạ giảm căng thẳng quân sự và loại trừ nguy cơ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên.
(1) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý chấm dứt mọi hành động thù địch trên bộ, trên không và trên biển – là những nguyên nhân gây căng thẳng quân sự và dẫn đến xung đột. Trên tinh thần đó, cả hai bên đồng ý biến khu phi quân sự [DMZ] thành khu hòa bình bằng một quyết tâm thực sự bắt đầu bằng việc chấm dứt mọi hành động thù địch, bao gồm việc chấm dứt phát thanh tuyên truyền, rải truyền đơn tại khu vực dọc theo Đường Phân giới Quân sự, bắt đầu từ ngày 1/5.
(2) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý lập kế hoạch biến khu vực xung quanh Đường Biên giới phía Bắc ở Biển Tây thành vùng biển hòa bình để tránh nguy cơ va chạm quân sự ngoài mong muốn và đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt cá của ngư dân của cả hai miền.
(3) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý xúc tiến các biện pháp quân sự để đảm bảo việc liên lạc, thăm hỏi, trao đổi và hợp tác diễn ra tích cực. Hai bên đồng ý tiến hành các cuộc gặp thường xuyên giữa giới chức quân đội hai nước, bao gồm các cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng để có thể đối thoại và giải quyết ngay lập tức các vấn đề về quân sự giữa hai bên. Trên tinh thần đó, hai bên đồng ý tiến hành các cuộc đối thoại quân sự đầu tiên ở cấp tướng lãnh vào tháng 5.

3. Nam và Bắc Triều Tiên sẽ tích cực hợp tác để thiết lập một nền hòa bình lâu dài và bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Việc chấm dứt tình trạng đình chiến bất thường hiện nay và thiết lập một nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên là một sứ mệnh lịch sử không thể trì hoãn hơn nữa.
(1) Nam và Bắc Triều Tiên tái khẳng định Hiệp ước không có những hành động thù địch nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ lực dưới bất kỳ hình thức nào và đồng ý tuân thủ chặt chẽ hiệp ước này.
(2) Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý giải trừ vũ khí theo từng đợt ngay khi căng thẳng quân sự hạ giảm và tạo được những bước tiến vững chắc trong việc tạo dựng niềm tin quân sự giữa hai bên.
(3) Vào dịp đánh dấu 65 năm Hiệp ước đình chiến, Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý thúc đẩy các cuộc gặp ba bên, gồm hai miền Triều Tiên và Mỹ, và có thể là cuộc họp bốn bên bao gồm cả Trung Quốc để đi đến tuyên bố chấm dứt chiến tranh, thiết lập một nền hòa bình vĩnh viễn.
(4) Nam và Bắc Triều Tiên xác nhận mục tiêu chung là phi hạt nhân hóa hoàn toàn, tiến tới một bán đảo Triều Tiên không có hạt nhân. Nam và Bắc Triều Tiên chia sẻ quan điểm rằng, các biện pháp do Bắc Triều Tiên khởi xướng rất có ý nghĩa và thiết yếu cho việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đồng ý thực thi vai trò và trách nhiệm của mỗi bên trong vấn đề này. Nam và Bắc Triều Tiên đồng ý tích cực mưu tìm sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng quốc tế vì mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Hai nhà lãnh đạo đồng ý, thông qua các cuộc họp thường xuyên, các cuộc điện đàm trực tiếp, sẽ tiến hành các cuộc đối thoại thường xuyên và thẳng thắn về những vấn đề quan trọng của dân tộc, củng cố lòng tin lẫn nhau để tạo dựng động lực tích cực cho quan hệ liên Triều nhằm đem lại hòa bình, thịnh vượng và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.
Trên tinh thần đó, Tổng thống Moon Jae-in đồng ý đi thăm Bình Nhưỡng vào mùa thu năm nay.

Ngày 27 tháng 4, 2018
Tại Bản Môn Ðiếm

https://www.voatiengviet.com

_________________

Comments:
Thật khó có thể biết điều gì xảy ra tiếp theo sau những hình ảnh lịch sử có thể nói “đẹp” nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh này, khi hai nguyên thủ Nam-Bắc Triều Tiên gặp gỡ nhau trong không khí cởi mở và thân thiện, mang lại thông điệp nhiều ý nghĩa cho một khả năng dẫn đến một tiến trình hòa bình thật sự sau nhiều thập niên triền miên căng thẳng. Những bức ảnh này gợi đến lịch sử cuộc xung đột hai miền Nam Bắc Việt Nam. Thật là một bi kịch lịch sử của dân tộc nói chung, khi ý muốn bắt tay với Bắc Việt của hai ông Diệm-Nhu nhằm tìm con đường thoát khỏi chiến tranh, đã không thành hiện thực. Bộ máy lãnh đạo cộng sản Bắc Việt, thời Lê Duẩn, cũng chẳng muốn “đổi ý thức hệ” để “lấy hòa bình”. Hà Nội sẵn sàng tắm máu đồng bào để “giải phóng” miền Nam hơn là chịu cùng bước qua vĩ tuyến 17 để bắt tay Sài Gòn, bằng tình đồng bào, trong một đất nước đau thương tan nát bởi khói lửa binh đao.

Điều đáng nói là sau khi đạn bom ngưng nổ, “cuộc chiến Việt Nam” vẫn tiếp tục dày xéo dân tộc, vẫn tạo ra những xung đột dạng này hay dạng khác giữa người dân bên này và bên kia vĩ tuyến 17 dù trong thực tế “vĩ tuyến chiến tranh” không còn tồn tại. Sau chiến tranh, hận thù vẫn không nguôi và Bắc Việt thậm chí trút sự thù hận dai dẳng và nhỏ nhen lên trên đầu cả những người đã chết. Thật là bi thảm và nghiệt ngã cho dân tộc. Sau ngần ấy năm chiến tranh, dân tộc lại oằn oại hàng chục năm, cho đến nay, trong nghi kỵ và căm ghét hẹp hòi.

Trong chiến tranh, cơ hội để tìm kiếm hòa bình là rất mong manh và rất hiếm hoi nhưng trong thời bình mà không biết khai thác vô số cơ hội để hàn gắn vết thương chiến tranh là một nghịch lý khủng khiếp đến mức tàn bạo. Tôi chán phải nói đến những điều này. Không ít người cũng mệt mỏi khi nghĩ đến điều này. Bây giờ, tôi chỉ mong, chỉ mơ một điều, rằng, tất cả hãy dũng cảm đập nát oán thù, còn bao nhiêu đạn dược trong đầu hãy bắn nát vào những oán thù, hãy đứng lên rũ bỏ oán thù và cùng với nhau tiến đến việc xây dựng đất nước, hơn là tiếp tục ưỡn ngực phô bày những tấm huy chương nhuộm máu đồng loại. Sau hơn 40 năm, điều đó còn chưa làm được thì bao giờ đất nước này mới thôi cảnh trầm luân!
Mạnh Kim



Triều Tiên có thể mở cửa với phương Tây,

tránh cải cách theo mô hình Trung Quốc

Hồng Thủy

Nhà báo Katsuji Nakazawa của tạp chí Nikkei Asia Review ngày 30/4 bình luận, ông Kim Jong-un đang xây dựng một mô hình kinh tế - xã hội đặc thù của Triều Tiên, chứ không chấp nhận nhập khẩu mô hình cải cách của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc.
Trong buổi nói chuyện với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 27/4, khi ông chủ Nhà Xanh ngỏ ý muốn thăm núi Paektu ở miền Bắc, ông Kim Jong-un đã buộc miệng:
"Tôi cảm thấy xấu hổ về cơ sở hạ tầng giao thông thấp kém".
Ông Kim Jong-un thừa nhận với ông Moon Jae-in, hệ thống đường sắt của Triều Tiên đã lạc hậu quá xa so với Hàn Quốc.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên cho hay, các thành viên đoàn Bắc Triều Tiên tham dự Olympic mùa Đông Pyeongchang tháng Hai năm nay đã báo cáo lại với ông, họ rất ấn tượng với chuyến tàu cao tốc đưa họ đi từ Seoul tới Pyeongchang.


Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đàm đạo tại Bàn Môn Điếm ngày 27/4 - ảnh: Đa Chiều.

Một tuần trước đó, khi Bắc Triều Tiên tuyên bố sẽ ngừng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo, đóng cửa cơ sở thử hạt nhân Punggye-ri, ông Kim Jong-un đã quyết định "chôn một mỏ vàng" mà ông biết, việc này sẽ "trêu ngươi" Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trung Quốc trông đợi xuất khẩu mô hình cải cách
Đảng Lao động Triều Tiên vừa đề ra chiến lược mới, kết thúc quá trình "vừa phát triển vũ khí hạt nhân, vừa xây dựng kinh tế" để tập trung toàn lực phát triển kinh tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết:
"Trung Quốc hoan nghênh điều này. Chúng tôi hy vọng Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên sẽ đạt được những thành tựu trong việc phát triển kinh tế và cải thiện sinh kế của người dân."
Bắc Kinh cũng đã từng đề xuất với Bình Nhưỡng, hãy từ bỏ chương trình hạt nhân và áp dụng "cải cách và mở cửa" theo mô hình Trung Quốc, bởi theo họ điều đó sẽ tạo ra phép lạ.
Trung Quốc sẽ cảm thấy thoải mái nếu Bắc Triều Tiên lựa chọn theo khuyến cáo của mình.
Năm nay đánh dấu 40 năm Đặng Tiểu Bình khởi xướng cải cách và mở cửa tại Trung Quốc mà ông gọi là "chủ nghĩa xã hội đặc thù Trung Quốc".
Hy vọng này đã nhen nhóm ở Bắc Kinh khi ông Kim Jong-un chọn thăm "Trung Quan thôn" - một khu công nghệ cao ở Bắc Kinh - nơi được mệnh danh là thung lũng Silicon của Trung Quốc, ngày 27/3.
Mặc dù quan hệ giữa ông Kim Jong-un với Trung Nam Hải đã thay đổi nhanh chóng, ấm lên sau chuyến thăm bất ngờ, nhưng thực tế mối quan hệ Trung - Triều lại rất phức tạp.
Trong khi Bình Nhưỡng thừa nhận đã đến lúc phải dốc toàn lực phát triển kinh tế, họ chưa bao giờ thực sự có ý định nhập khẩu mô hình cải cách, mở của mà Trung Quốc chào hàng.

Sự cảnh giác thường trực của Bình Nhưỡng
Một học giả Trung Quốc cho hay, trong nhiều năm Triều Tiên rất sợ, nếu họ cải cách mở cửa theo mô hình Trung Quốc, họ có thể bị nền kinh tế hàng xóm nuốt chửng.
Sự thận trọng với Trung Quốc đã bắt đầu từ thời Chủ tịch Kim Nhật Thành, cho đến nhà lãnh đạo Kim Jong-il đã thúc đẩy Triều Tiên khám phá các lựa chọn thay thế khác.
Tháng 9/2002, nhà lãnh đạo Kim Jong-il cho mở đặc khu hành chính đầu tiên tại thành phố chiến lược Sinuiju nằm bên này sông Áp Lục, bên kia biên giới là Đan Đông, Liêu Ninh, Trung Quốc.
Tuy nhiên, đồng tiền chính thức được sử dụng để thanh toán tại đặc khu Sinuiju là đồng đô la Mỹ, không phải nhân dân tệ. Đặc khu này có một nửa lãnh đạo là các công dân nước ngoài.
Tất nhiên ông Kim Jong-il không tham vấn Trung Quốc, cũng chẳng nhận sự giúp đỡ từ Trung Quốc.
Yang Bin, một người Hà Lan giàu có sinh ra ở Nam Kinh, được bổ nhiệm là quan chức cấp cao của đặc khu hành chính Sinuiju lúc 39 tuổi.
Lãnh đạo Trung Quốc khi đó rất bất mãn. Ông Giang Trạch Dân đã phản đối kế hoạch này của Triều Tiên.
10 ngày sau khi Yang Bin được Triều Tiên bổ nhiệm làm trưởng đặc khu hành chính Sinuiju, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ ông tại Thẩm Dương với lý do "trốn thuế".
Bắc Triều Tiên kêu gọi Trung Quốc thả Yang Bin và trao trả cho Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đã truy tố và kết án ông 18 năm tù.
Thời gian này, thay vì hợp tác kinh tế với Trung Quốc, ông Kim Jong-il đã tìm tới Nhật Bản.


Thủ tướng Nhật Bản Juichiro Koizumi bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il trong chuyến thăm Bình Nhưỡng ngày 17/9/2002, ông Shinzo Abe khi đó cũng tháp tùng (người thứ 3, bên trái), ảnh: Nikkei Asia Review.

Một kế hoạch đã được công bố trong cùng tháng Thủ tướng Junichiro Koizumi đến thăm Triều Tiên và hội đàm với ông Kim Jong-il sau khi trúng cử.
Ông Kim Jong-il đã xin lỗi Thủ tướng Nhật Bản về những vụ bắt cóc công dân nước này, thậm chí ông còn đặt chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo lên bàn trao đổi với Thủ tướng Junichiro Koizumi.
Dự án đặc khu hành chính Sinuiju được thiết lập nhằm giúp mối quan hệ Nhật - Triều trở nên trơn tru hơn, đồng thời nỗ lực thúc đẩy hợp tác thương mại với Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và Hàn Quốc.
Vụ Trung Quốc bắt giữ Yang Bin đã gây ra sóng gió lâu dài trong quan hệ Trung - Triều.
Khoảng năm 2015, sau khi ông Tập Cận Bình và Kim Jong-un đều đã lên nắm quyền được một thời gian, đã có kế hoạch tái khởi động dự án Sinuiju trong khuôn khổ hợp tác Trung - Triều.
Tuy nhiên sáng kiến này bị đình trệ khi ông Kim Jong-un thúc đẩy các vụ thử hạt nhân ở Punggye-ri gần biên giới với Trung Quốc.

Quan hệ Trung - Triều đã cải thiện, ông Kim Jong-un tìm cơ hội từ Donald Trump
Những ngày qua dư luận đã chứng kiến sự thay đổi chóng mặt của quan hệ Trung - Triều, tuy nhiên sự cảnh giác của Bình Nhưỡng với láng giềng không thay đổi, hợp tác kinh tế Trung - Triều sẽ không đến dễ dàng.
Biết rằng Trung Quốc có thể thống trị về kinh tế, tài chính trong quan hệ với Triều Tiên, nên ông Kim Jong-un đã quyết định quay sang Donald Trump, người ông dự định sẽ gặp vào đầu tháng Sáu.
Ông Kim Jong-un đang tìm kiếm 2 sự bảo đảm từ Tổng thống Donald Trump, một là Washington sẽ không can thiệp vào chính phủ của ông, hai là bình thường hóa quan hệ với Bình Nhưỡng.
Nếu Donald Trump gật đầu, nguồn vốn từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc có thể nhanh chóng đổ vào Triều Tiên.
Chỉ cần Kim Jong-un đủ khéo léo, ông có thể nhận được sự chuyển giao công nghệ từ phương Tây như Trung Quốc đã từng nhận được.
Khi ông Kim Jong-un vượt qua các thách thức này, dừng chương trình hạt nhân và tên lửa, điều này sẽ được ông Tập Cận Bình chào đón, bởi lựa chọn này tốt hơn nhiều một cuộc chiến tranh giữa Mỹ với Triều Tiên.
Nhưng ngay sau đó, Trung Quốc sẽ thấy "nguy cơ" Mỹ và Triều Tiên, có thể thêm Hàn Quốc, sẽ giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên mà không cần Bắc Kinh.
Tổng thống Donald Trump dường như đã nhận thức được sự khéo léo của Kim Jong-un.
Bên cạnh một số phát biểu chừa đường lùi cho mình, trong tuần qua ông đã tiếp tục ca ngợi những nỗ lực của ông Tập Cận Bình để thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. [1]
Cùng chung nhận định này, nhà nghiên cứu Zeng Enyi (dịch âm), từ Viện Nghiên cứu Thống nhất Hàn Quốc ngày 28/4 nói với phóng viên Đa Chiều tại Seoul:
Trọng tâm chính sách cải cách của ông Kim Jong-un là cải thiện đời sống dân sinh, khả năng cải cách toàn diện tại Triều Tiên là rất lớn.
Đương nhiên, ông Kim Jong-un sẽ không nhập khẩu mô hình cải cách của Trung Quốc, mà cải cách của các nước xung quanh sẽ cung cấp cho Triều Tiên những bài học khác nhau.
Bà Zeng Enyi tin rằng, ông Kim Jong-un sẽ cải cách toàn diện để cải thiện đời sống cho dân, chứ không phải do áp lực cấm vận của Mỹ buộc ông phải mở cửa.
Điểm khác biệt giữa ông Kim Jong-un với cha và ông nội mình là ông có kinh nghiệm của bản thân từ thời du học.
Mặc dù dư luận thế giới bên ngoài xem Triều Tiên dường như cô lập với thế giới, nhưng thực chất Triều Tiên đang tích cực hội nhập quốc tế và thời đại.
Triều Tiên có thể tham khảo bài học cải cách mở cửa của Trung Quốc hay bài học đổi mới của Việt Nam, nhưng chắc chắn sẽ không sao chép.
Cải cách của Triều Tiên sẽ xuất phát từ thực tiễn, thực trạng mọi mặt đời sống và bối cảnh của Triều Tiên hiện nay. [2]

Nguồn:
[1]https://asia.nikkei.com/Editor-s-Picks/China-up-close/Kim-initiates-socialism-with-North-Korean-characteristics
[2]http://news.dwnews.com/global/news/2018-04-28/60055022.html

Hồng Thủy

https://baomoi.com



Cuộc gặp gỡ liên Triều:

Chấm dứt chiến tranh và

giải giới vũ khí nguyên tử

 


Hội nghị thượng đỉnh lịch sử trên bán đảo liên Triều

New York Times – Hôm thứ sáu 27/4 hai nhà lãnh đạo Nam Bắc Triều Tiên đã đồng ý với nhau là cần phải gỡ bỏ toàn bộ các loại vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên và trong năm nay sẽ tiếp tục bàn thảo với Hoa Kỳ nhằm chấm dứt chính thức chiến cuộc Triều Tiên (1950-1953)
Tại cuộc hội thảo thượng đỉnh lịch sử, hai nhà lãnh đạo Moon Jae-in và Kim Jong Un hứa sẽ bàn về chuyện ra đời một hiệp ước hòa bình nhằm thay thế cho thỏa thuận ngừng bắn năm 1953, khiến trên nguyên tắc kỹ thuật, hai vùng vẫn còn chiến tranh từ trên 6 thập niên qua.
Một hiệp ước hòa bình chính là yêu cầu mà Bình Nhưỡng từng yêu cầu để đánh đổi chuyện họ phải giải giới vũ khí nguyên tử của mình.
Trong bản tuyên bố chung có chữ ký của hai lãnh tụ tại làng Bàn Môn Điếm ở khu phi quân sự giữa hai miền, có đoạn: “Nam và Bắc Triều Tiên xác nhận mục tiêu chung là phi nguyên tử hóa bán đảo Triều Tiên thông qua việc giải giới vũ khí nguyên tử”
Được biết Chủ tịch Kim Jong Un có nói chuyện thêm đến 30 phút với TT Moon trong một khu vực nhiều cây cối của Bàn Môn Điếm vào cuối ngày hôm nay và thêm: “Tôi đến đây là nhằm chấm dứt cho lịch sử đối kháng của chúng ta”
Cuộc gặp gỡ lịch sử và những lần bắt tay nhau cùng với các nụ cười của hai lãnh tụ Triều Tiên được theo dõi trực tiếp rộng rãi trên thế giới, vì nó chính là tiền đề của gặp gặp gỡ quan trọng sau này giữa TT Trump và Chủ tịch Kim, vốn là hai nhân vật đã làm cả thế giới sợ hãi về viễn ảnh chiến tranh nguyên tử vì ngôn ngữ mạnh mẽ thóa mạ nhau của họ.
TT Trump đã thận trọng chào đón cuộc gặp gỡ Moon-Kim sáng thứ sáu 27/4 với bức điện Twitt như sau: “Những chuyện tốt đẹp đang diễn ra, nhưng chỉ có thời gian mới cho biết thực hư ra sao”
Trong một tweet khác, TT Trump cảm ơn Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc vì “sự giúp đỡ tuyệt vời” này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ca ngợi sự dũng cảm của hai nhà lãnh đạo, và nói rằng họ hoan nghênh “cuộc hành trình mới” cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Yoon Young-chan, phát ngôn viên của ông Moon, cho biết ông Kim thừa nhận điều kiện đường xá nghèo nàn ở nước ông, một sự thừa nhận đáng ngạc nhiên đối với một thành viên trong gia đình trị ở Bắc Hàn. Ông Kim cũng tiết lộ rằng những người Bắc Hàn đến tham dự ở Nam Hàn trong Thế vận hội mùa đông vào tháng Hai đều ngưỡng mộ cơ sở vật chất ở đây.
Sau khi ông Moon nói về việc muốn thăm Bắc Hàn, ông Kim nói, “Sẽ rất xấu hổ,” ám chỉ đến những cơ sở vật chất nghèo nàn của Bắc Hàn.
Ông Kim cũng xin lỗi ông Moon vì đã làm rối loạn giấc ngủ của ông bằng các vụ thử nghiệm hoả tiễn của Bắc Hàn trong thời gian vừa qua.
“Tổng thống Moon, tôi nghe nói ông thường không ngủ ngon giấc vì phải tham dự các buổi họp của Hội đồng An ninh Quốc gia vào sáng sớm, và ông đã hình thành thói quen dậy rất sớm. Tôi cam đoan sẽ không quấy rầy giấc ngủ buổi sáng của ông thêm nữa”, ông Kim Jong-un nói.
Ông Moon nói đùa: “Bây giờ tôi có thể ngủ yên bình.”
Hai nhà lãnh đạo đồng ý vào thứ Sáu rằng ông Moon sẽ thăm Bình Nhưỡng vào mùa thu. Tuyên bố của họ cũng nói rằng trong vòng một năm, họ sẽ thúc đẩy một hội nghị ba bên với Hoa Kỳ, hoặc một diễn đàn bốn bên cũng bao gồm Trung Quốc, với mục đích “tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên” và dự định “thay thế việc đình chiến với một hiệp ước hòa bình. ”


Khoảnh khắc hai nhà lãnh đạo nắm tay bước qua ranh giới quân sự (Ảnh: Reuters)

Ông Kim và ông Moon cũng hứa sẽ cải thiện quan hệ giữa hai nước, bằng cách mở một văn phòng liên lạc tại thị trấn biên giới Kaesong của Bắc Hàn và sắp xếp một cuộc hội ngộ vào cuối năm nay của các gia đình cách nhau bởi chiến tranh.
Cuối tuần qua, ông Kim Jong un đã tuyên bố chấm dứt tất cả các thử nghiệm hoả tiễn tầm xa và nguyên tử, sẵng sàng gặp gỡ TT Trump trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng 5 hoặc tháng 6. Bây giờ mục đích chính của ông Kim thay đổi lập trường để tập trung “chiến lược mới” là phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, theo nhiều người bảo thủ ở Nam Hàn cho rằng, việc Kim Jong Un tuyên bố từ bỏ vũ khí nguyên tử là để thoát khỏi lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc vốn làm cho nền kinh tế Bắc Hàn rơi vào trạng thái kiệt quệ.
Trần Vũ
April 27, 2018


Hội nghị thượng đỉnh lịch sử

trên bán đảo liên Triều

CNN – 9h30’ sáng ngày 27 tháng 4 năm 2018 (giờ địa phương), Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un đã đặt chân lên đất Nam Hàn, bắt đầu hội nghị thượng đỉnh liên Triều lịch sử.
Cuộc đón tiếp diễn ra trang trọng tại Bàn Môn Điếm (Panmunjeom). Ban đầu, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in bắt tay Chủ tịch Kim Jong-un bắt tay nhau khi đứng hai bên đường ranh giới. Ông Kim Jung-un trở thành lãnh đạo miền Bắc đầu tiên bước qua đường ranh giới hai miền trong 65 năm qua.
Ông Kim cam kết rằng: “tôi sẽ trao đổi cởi mở với ông Moon Jae In mọi vấn đề nảy sinh để thúc đẩy quan hệ liên Triều; đạt được hòa bình, thịnh vượng và thống nhất bán đảo Triều Tiên”.


Kim Jong un được chào đón khi đặt chân tới Nam Hàn. Photo Credit: CNN

Cuộc họp chính thức sẽ bắt đầu lúc 10h30 giờ địa phương tại nhà Hòa bình của Nam Hàn trong làng đình chiến Bàn Môn Điếm
Thành phần dự mỗi bên là 1+6+6. Ghế 2 trưởng đoàn to hơn ghế đoàn viên, trên đỉnh lưng ghế có khắc hình Bán đảo Triều Tiên.


Cú bắt tay lịch sử của hai lãnh đạo liên Triều. Photo Credit: CNN

Bàn đàm phán có độ rộng 2018mm tượng trưng cho sự kiện được tổ chức trong năm 2018, chiếc bàn có hình chiếc cầu được nối từ 2 mố cầu, ý nói sự hàn gắn. Trong phòng có bức tranh lớn vẽ hình núi Kumgang, một trong các biểu tượng của hợp tác hai miền về du lịch.

Photo Credit: CNN

Ông Moon cảm thấy rõ áp lực khi cả thế giới đều theo dõi cuộc gặp lịch sử này. Ngay sau cuộc gặp, ông sẽ có cuộc điện đàm để thông báo với Tổng thống Mỹ Donald Trump về kết quả cuộc gặp. Ông Trump dự kiến có cuộc gặp với Kim Jong Un vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 này.

April 26, 2018



Có gì trong Tuyên bố Bàn Môn điếm?

Triá»u Tiên
Lãnh đạo hai miền Triều Tiên ôm nhau thắm thiết sau cuộc họp thượng đỉnh lịch sử ngày 27/4/2018. (Ảnh: YTN News)

Seoul và Bình Nhưỡng sẽ tìm kiếm các cuộc đàm phán đa phương nhằm ký kết một hiệp ước hòa bình, giảm bớt căng thẳng quân sự và hợp tác hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, theo tuyên bố Bàn Môn điếm (Panmunjeom) của 2 nước, được đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh lịch sử ngày 27/4.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, cũng nói rằng lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ đến thăm Bình Nhưỡng vào cuối năm nay, và một cuộc hội ngộ của các gia đình Triều Tiên do chiến tranh làm ly tán sẽ được sắp xếp.
Sau đây là những nội dung tóm tắt của Tuyên bố Bàn Môn điếm, theo báo Hàn Quốc Korea Herald:

I. Hai miền Nam và Bắc sẽ cải thiện quan hệ để tìm kiếm sự thịnh vượng chung và thống nhất.
Hai bên đồng ý tìm kiếm sự thống nhất, và thực thi mọi biện pháp đã được đồng ý trước đó.
Hai bên sẽ mở các cuộc đàm phán cấp cao, và các cuộc đàm phán sẽ thực hiện thỏa thuận của cuộc họp thượng đỉnh.
Hai bên sẽ thiết lập một văn phòng truyền thông tại Kaesong.
Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Hai bên sẽ mở các cuộc đàm phán Hội Chữ thập đỏ để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề nhân đạo.
Hai bên sẽ thực hiện các dự án đã nhất trí trong Tuyên bố ngày 4/10/2017.

thượng Äá»nh liên Triá»u
Lãnh đạo Triều-Hàn chuẩn bị ký tuyên bố chung

II. Hai miền Triều Tiên sẽ hợp tác để giảm căng thẳng quân sự
Hai bên sẽ ngăn chặn mọi sự thù địch.
Hai bên sẽ thiết lập một khu vực hòa bình ở Biển Tây gần Đường ranh giới phía Bắc
Hai bên sẽ thực hiện các biện pháp để đảm bảo các dự án trao đổi, tổ chức các cuộc đàm phán quân sự

III. Hai miền sẽ hợp tác để thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên
1. Hai bên đồng ý không sử dụng hành động quân sự
2. Hai bên đồng ý giảm chi tiêu quân sự để giảm sự căng thẳng quân sự.
3. Hai bên đã đồng ý tìm kiếm một cuộc đàm phán Nam-Bắc-Mỹ để đưa ra một hiệp ước hòa bình.
4. Hai bên tái khẳng định mục tiêu mang lại hòa bình thông qua việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Triều Thiên

______________

Comments:
Vậy là Kim đã bước qua dãi phân cách trong cảnh tay bắt mặt mừng với vị tổng thống miền Nam. Cảnh tượng đó, dù chưa biết ngày sau sẽ ra sao nhưng có lẽ vẫn tốt hơn nhiều so với cảnh chiếc xe tăng chở nguyên một đám người rừng ủi sập cổng Dinh Độc Lập cũng một ngày của cái tháng tư chết tiệt này 43 năm trước.
Số phận của Hàn Quốc quả may mắn hơn miền Nam xứ Việt rất nhiều, họ không có cái dãy Trường Sơn âm u nơi thổ phỉ dùng làm sào huyệt ẩn náu và đánh phá, họ không phải rải quân chống đỡ những cú thọc sườn của bọn giặc cướp chui ra từ những đám rừng rậm Miên, Lào. Họ chỉ việc tập trung quân trấn giữ đường ranh Nam - Bắc cho thật vững vàng là có thể giúp Seoul yên tâm mà đi con đường giãy chết để có một Nam Hàn như hôm nay.
Quả là phước ba đời ông vãi xứ Nam Hàn đã không được người anh em phía Bắc tiến vào giải phóng, chứ nếu ngày đó mà được giải phóng như miền Nam xứ Việt thì chắc giờ này hoặc là thế giới chẳng ai biết đến điệu nhảy như ngựa chạy Gangnam Style là gì, hoặc là thằng ca sĩ Psy sau khi hát xong mấy câu "Hey sexy lady" gì gì đó thì đã bị đưa đi cải tạo tư tưởng mút mùa lệ thủy mất rồi.
Phước ba đời dân chúng xứ Nam Hàn đã không phải nghêu ngao "Như có bác Kim trong ngày vui đại thắng" khi lê la đầu đường xó chợ để đòi đất, phước ba đời đám trẻ nít xứ Nam Hàn đã không phải sáng nào cũng nghêu ngao "Đêm qua em mơ gặp bác Kim".
Nếu trời xui đất khiến hai bên thống nhất trong hoà bình thì chắc chắn dân chúng xứ Nam Hàn sẽ phải chịu thiệt như dân Tây Đức xưa, sẽ phải nhường cơm sẻ áo cho những người đang chết đói nơi xứ Bắc, và sẽ phải học cách chịu đựng những thói hư tật xấu của những người anh em vốn đã bị nhiễm trong hơn nửa thế kỷ phải sống dưới tay những kẻ độc tài.
Nhưng có lẽ số phận của dân chúng xứ Nam Hàn sẽ vẫn may mắn hơn nhiều so với số phận của dân chúng xứ Nam Việt. Họ có lẽ sẽ không phải đi cải tạo, đi kinh tế mới, không bị đánh tư sản, không bị phân biệt đối xử, không phải bỏ nước ra đi trên những con tàu rách nát, và chắc hẳn sẽ không phải lúc nào cũng hát tôn vinh những thằng lãnh đạo vừa tham vừa ngu, nói ra câu nào thì y như rằng dân chúng sẽ nhắc lại câu đó mà chửi vô đầu.
Có lẽ... mà thôi... nói thêm nữa cũng không thay đổi được lịch sử, chỉ tổ thêm buồn... mẹ bà nó cái trang lịch sử khốn nạn này!
(Lượm trên net)



Em gái của Kim Jong Un mới đích thực

làm thay đổi cục diện Bắc Hàn?

31913858 2070114843204842 7673150608370565120 n

ksorrung

Tin Thế Giới

Trước những biến chuyển không ngờ của Bắc Hàn, mọi tâm điểm đều xoay quanh các nhân vật trung tâm là Donald Trump, Moon Jea In, Kim Jong Un, Tập Cận Bình... mà quên đi nhân tố giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy hòa bình cho bán đảo Triều Tiên đó là Kim Jo Jong, ái nữ của cố chủ tịch Kim Jong Il, em gái ruột của Kim Jong Un.
Kim Jong Jo là con gái cưng của Kim Jong Il, cũng như anh trai mình là Kim Jong Un, Jo đã được bí mật đưa sang Thụy Sỹ để học hành. Năm 2001, Kim Jong Jo về nước và đã hoàn thành các lớp học đặc biệt tại trường Đại học Kim Il Sung.
Trong quãng thời gian từ năm 2001 cho đến lúc chủ tịch Kim Jong Il từ trần, Kim Jong Jo luôn kề cạnh bên cha mình và đã được cha tiết lộ hết mọi bí mật về âm mưu sâu độc của Trung Quốc trong chính sách cô lập Bắc Hàn, biến Bắc Hàn thì kẻ gác cổng trung thành cho Bắc Kinh.
Thuở còn sống, Kim Jong Il luôn ca ngợi con gái Kim Jong Jo là "thiên tài chính trị", khi Kim Jong Il qua đời, quyền lực của Kim Jong Jo được xem là số 2 của Bắc Hàn, chỉ xếp sau liền kề người anh ruột đầy quyền lực Kim Jong Un.
Cũng như anh trai mình, Kim Jong Jo chưa hề đặt chân đến Bắc Kinh, xung quanh Jo là một mạng lưới bảo vệ dày đặc của các cận vệ trung thành với gia tộc họ Kim nhằm ngăn chặn nguy cơ bị đầu độc và ám sát của tình báo Hoa Nam như chúng đã từng làm với cố chủ tịch Kim Jong Il. Chính vì luôn kề cạnh và được cha tin yêu, Kim Jong Jo đã được cha ruột Kim Jong Il kể hết mọi thâm cung bí sử trong mối quan hệ giữa Bắc Hàn với Bắc Kinh và hướng dẫn cho cô tìm đường thoát Trung một cách vừa êm thắm vừa chống sốc cho Bắc Kinh.
Nỗi ám ảnh gieo vào đầu của anh em Kim Jong Un và Kim Jong Jo không phải đến từ việc bị tình báo Nam Hàn, Mỹ, Nhật ám sát mà đến từ nguy cơ ám sát, đầu độc của Hoa Nam. Vì vậy từ khi lên thay cha làm chủ tịch Bắc Hàn, anh em Un và Jo không dám đến Bắc Kinh để diện kiến Tập Cận Bình. Để qua mặt được bọn hung thần Hoa Nam, anh em Un - Jo phải tạo dựng những kịch bản theo cách "khổ nhục kế" để thoái thác việc đến Bắc Kinh như "tình hình sức khỏe của Un, thỉnh thoảng Un vắng mặt trong những sự kiện trọng đại, có thời điểm Jo đã thay Un điều hành đất nước vì Un bị bệnh...". Song song với việc "giả dại qua ải" là việc "thanh lý môn hộ" của anh em Un - Jo, hàng trăm tướng tá trung thành với mẫu quốc Trung Hoa đã bị Un - Jo xử tử vì tội phản bội đã làm cho Bắc Kinh nóng mặt mà không thể can thiệp, cứu bồ.
Nghe theo kế sách thoát Trung được cha truyền thụ trước lúc lâm chung rằng "muốn thoát khỏi sự lệ thuộc, can thiệp sâu của Trung quốc thì phải tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân", tại sao như vậy ? Tại vì khi đã sở hữu được vũ khí hạt nhân có mức hủy diệt kinh hoàng thì hãy lấy nó ra để mặc cả với Mỹ và Đồng minh đồng thời biến nó trở thành vũ khí tự vệ để răn đe cả Bắc Kinh nếu Bắc Kinh trở mặt muốn dạy cho Bắc Hàn một bài học vì tội "phản trắc" như đã từng làm với cộng sản Việt Nam vào năm 1979. Trước thái độ bất phục của Un - Jo và trước chiêu bài leo thang hạt nhân của Bắc Hàn cũng như nỗi ấm ức, tức tối về chiến lược "tìm diệt phe nhóm thân Trung" của anh em Un - Jo, Bắc Kinh đã rớt mặt nạ để thể hiện là kẻ phản bội khi đã đồng thuận ký vào lệnh trừng phạt của LHQ áp lên Bình Nhưỡng cũng như đã sốt sắng cắt viện trợ cho Bắc Hàn. Việc "tạo cớ và kiếm cớ thoát Trung" của Un - Jo xem như đã thành công cùng với cơ hội chín muồi đã đến đó là Thế Vận Hội Mùa Đông diễn ra ở Pyeongchang, Kim Jong Jo đã đã tạo mốc lịch sử khi đặt chân tới Nam Hàn trong bối cảnh hai miền Nam - Bắc về lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Cần phải nói thêm, kể từ khi Un - Jo có ý định thoát Trung theo di nguyện của cha mình, tình báo hai niềm Nam - Bắc Hàn đã liên lạc và hợp tác chặt chẽ với nhau hơn, đây chính là cầu nối quan trọng để Bắc Hàn thoát Trung.
Sau khi Kim Jong Jo trở về từ Pyeongchang, một quyết định táo bạo để thoát Trung đã được Kim Jong Un bí mật chuyển cho Moon Jea In và cánh cửa hòa bình đã được mở ra. Tuy nhiên, để chống sốc cho Bắc Kinh trước khi cuộc gặp mặt lịch sử giữa Un với Moon diễn ra tại Bàn Môn Điếm, Un lại một lần nữa giả dại qua ải khi thân chinh đến Bắc Kinh để hội kiến Tập Cận Bình, theo nhận định của cá nhân thì chuyến đi này có hai mục đích, vừa làm mát lòng họ Tập, vừa "trả quà trước lúc chia tay", tức sẽ mang theo những thỏi uranium và công thức sản xuất hạt nhân đểu để trả lại cho Thiên triều trước khi đưa Bắc Hàn hòa nhập vào thế giới văn minh. Có một điểm rất khác thường đó là tại sao trong lần công du đầu tiên đến Bắc Kinh, trong nhóm bầu đoàn thê tử của Kim Jong Un không có em gái Kim Jong Jo nhưng tại cuộc hạnh ngộ ở Bàn Môn Điếm thì Jo luôn kè, theo sát anh trai mình ? Bởi vì rút kinh nghiệm từ lần cuối cùng đặt chân đế Bắc Kinh của Kim Jong Il, khi trở về chẳng bao lâu thì ông này tắt thở vì "bệnh hiểm nghèo", lần này cũng vậy, để tránh hậu họa và cảnh báo Bắc Kinh đừng giở trò bẩn thỉu, hạ độc Kim Jong buộc Kim Jong Jo phải ở nhà giữ tay hòm chìa khóa hạt nhân, nếu Kim Jong Un lành ít, dữ nhiều thì Jo sẽ nhấn nút để san phẳng Bắc Kinh, kế phòng thủ này đã làm cho Hoa Nam xanh mặt, không dám manh động ra tay hạ độc thủ Kim Jong Un. Thêm một tình tiết thú vị nữa đó là thông điệp của món quà mà Moon đã tặng cho Un tại Bàn Môn Điếm đó là một USB, chưa biết rõ trong USB này chứa những bí mật gì nhưng cũng chính những điều bí ẩn này đã buộc Vương Nghị tức tốc sang Bình Nhưỡng lần đầu tiên trong vai trò ngoại trưởng để mong thu thập những tin tức liên quan.
Việc Bắc Hàn "xuống gà" chưa từng thấy ngoài nhiều nguyên nhân nhưng có một nguyên nhân quan trọng đó là "báo thù" cho cái chết của cố chủ tịch Kim Jong Il là cha ruột của Kim Jong Un do bàn tay đạo diễn của cô em gái Kim Jong Jo với sự hỗ trợ tích cực của tình báo Nam Hàn - KCIA và tình báo Mỹ CIA. /.

05/05/2018
FB Tran Hung

https://www.facebook.com/TinhthanTVB



Ông Kim Jong-un trở về Triều Tiên

sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử

Dân Trí

Sau một ngày họp thượng đỉnh bận rộn với nhiều hoạt động tại Khu phi quân sự liên Triều ở lãnh thổ Hàn Quốc hôm nay 27/4, nhà lãnh đạo Kim Jong-un và phu nhân đã trở về Triều Tiên.

Sau hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân đã cùng nhau tới dự tiệc tối ở tầng 3 của Nhà Hòa Bình.
Sau hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân đã cùng nhau tới dự tiệc tối ở tầng 3 của Nhà Hòa Bình.


Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại buổi tiệc mừng.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại buổi tiệc mừng.


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng có bài phát biểu tại sự kiện.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng có bài phát biểu tại sự kiện.


Tiệc tối là một trong những hoạt động chính thức cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh liên Triều, diễn ra hôm nay tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở biên giới giữa hai miền.
Tiệc tối là một trong những hoạt động chính thức cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh liên Triều, diễn ra hôm nay tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở biên giới giữa hai miền.


Bà Kim Yo-jong (bên trái), em gái ông Kim Jong-un và hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Tuyên truyền đảng Lao động Triều Tiên, ngồi cùng bàn tiệc với nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Bà Kim Yo-jong (bên trái), em gái ông Kim Jong-un và hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Tuyên truyền đảng Lao động Triều Tiên, ngồi cùng bàn tiệc với nhà lãnh đạo Triều Tiên.


Hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên nâng ly chúc mừng kết quả tích cực của hội nghị thượng đỉnh.
Hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên nâng ly chúc mừng kết quả tích cực của hội nghị thượng đỉnh.


Ông Kim Jong-un nâng cốc cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và đệ nhất phu nhân Kim Jung-sook.
Ông Kim Jong-un nâng cốc cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và đệ nhất phu nhân Kim Jung-sook.


Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol Ju cũng tới Hàn Quốc để tham dự tiệc tối.
Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol Ju cũng tới Hàn Quốc để tham dự tiệc tối.


Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên gặp nhau trong 11 năm qua.
Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên gặp nhau trong 11 năm qua.


Sau tiệc tối, hai nhà lãnh đạo và các phu nhân đã cùng tham dự một chương trình ca nhạc ngoài trời ở làng đình chiến.
Sau tiệc tối, hai nhà lãnh đạo và các phu nhân đã cùng tham dự một chương trình ca nhạc ngoài trời ở làng đình chiến.


Hai nhà lãnh đạo và phu nhân ngồi ở hàng ghế danh dự.
Hai nhà lãnh đạo và phu nhân ngồi ở hàng ghế danh dự.


Hình ảnh hai nhà lãnh đạo được chiếu lên ở đại sảnh của Nhà Hòa Bình.
Hình ảnh hai nhà lãnh đạo được chiếu lên ở đại sảnh của Nhà Hòa Bình.


Ông Kim Jong-un tạm biệt Tổng thống và Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc.
Ông Kim Jong-un tạm biệt Tổng thống và Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc.

Sau chương trình âm nhạc, nhà lãnh đạo Kim Jong-un và phu nhân lên xe để trở về Triều Tiên.
Sau chương trình âm nhạc, nhà lãnh đạo Kim Jong-un và phu nhân lên xe để trở về Triều Tiên.

Ông Kim vẫy chào sau khi lên xe.
Ông Kim vẫy chào sau khi lên xe.


Trước đó, tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh, hai nhà lãnh đạo đã thông báo các kết quả quan trọng của hội nghị, trong đó có việc hai nước sẽ ký hiệp ước hòa bình để chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953) trong năm nay.

Hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý hợp tác phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý hợp tác phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

Lãnh đạo Hàn - Triều nắm chặt tay nhau trong lễ chia tay
Trên thảm đỏ, Tổng thống Moon và phu nhân tiễn lãnh đạo Triều Tiên lên xe limousine Mercedes Benz đen trở về Bình Nhưỡng. Theo người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc, ông Moon đã mời lãnh đạo Triều Tiên thăm chính thức Nhà Xanh, phủ tổng thống Hàn Quốc, và ông Kim Jong-un đã nhận lời.

Lãnh đạo Hàn - Triều nắm chặt tay nhau trong lễ chia tay
Kim Jong-un là lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên kể từ năm 1953 bước qua đường phân giới quân sự giữa hai miền. Trong một hành động ngoại giao khéo léo, Kim Jong-un sau đó bất ngờ nắm tay Tổng thống Moon Jae-in và mời lãnh đạo Hàn Quốc bước sang phía bắc đường phân giới.

Lãnh đạo Hàn - Triều nắm chặt tay nhau trong lễ chia tay
Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Jung-sook (áo màu xanh) và Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju ôm nhau khi chia tay. Đây là lần đầu tiên đệ nhất phu nhân của hai miền bán đảo gặp gỡ nhau. "Tôi rất mừng khi chồng tôi (Kim Jong-un) nói rằng hội nghị đã thành công. Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ diễn ra tốt đẹp", bà Ri nói. Trong những tháng gần đây, bà Ri Sol-ju thường xuyên xuất hiện cùng chồng trong những dịp quan trọng có liên quan đến tình hình bán đảo liên Triều. Bà cùng tháp tùng lãnh đạo Kim Jong-un trong chuyến thăm Bắc Kinh ngày 25-28/3.

Lãnh đạo Hàn - Triều nắm chặt tay nhau trong lễ chia tay
Sau buổi hội đàm chiều 27/4, lãnh đạo Hàn Quốc - Triều Tiên đưa ra tuyên bố chung, khẳng định sẽ tái lập hòa bình hai miền trong năm 2018. Hai bên đồng ý hợp tác chặt chẽ hướng tới việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên tuy nhiên không đưa ra lộ trình và cách thức cụ thể.

Lãnh đạo Hàn - Triều nắm chặt tay nhau trong lễ chia tay
Đoàn xe đưa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từ khu phi quân sự trở về thủ đô Seoul trong tối ngày 27/4. Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố sẽ thăm Bình Nhưỡng trong mùa thu này. Dự kiến, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.

An Bình



Hình ảnh chuyến thăm TQ của Kim Jong-un
Bằng vai phải lứa, chứ không khúm núm hèn hạ như bọn Việt Cộng

Theo Thời Đại

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 1.
Ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, Ban Bí thư Vương Hỗ Ninh đón tiếp nhà lãnh đạo
Triều Tiên và phu nhân Ri Sol-ju khi ông bà tới Bắc Kinh.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 2.
Sau đó, lễ đón chính thức nhà lãnh đạo Triều Tiên được diễn ra tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 3.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia nghi lễ đón tiếp chính thức.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 4.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 5.
Phu nhân Ri Sol-ju tháp tùng chồng trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Động thái này được đánh giá là cách thể hiện quyền lực mềm của Bình Nhưỡng.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 6.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 7.
Trong buổi hội đàm, hai nhà lãnh đạo Trung Triều cam kết nỗ lực thực hiện phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 8.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 9.
Hai nhà lãnh đạo và các phu nhân tham quan Điếu Ngư Đài trong thời gian diễn ra chuyến thăm của ông Kim Jong-un.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 10.
Lãnh đạo Trung-Triều dùng tiệc trà tại Điếu Ngư Đài. Cố Chủ tịch Kim Nhật Thành - ông nội của nhà lãnh đạo Triều Tiên đương nhiệm được cho đã từng hơn 40 lần xuất hiện tại địa danh này.


Bữa trưa tại Điếu Ngư Đài.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 12.
Trung Nam Hải cũng đã chiêu đãi dạ tiệc long trọng đối với phái đoàn Triều Tiên.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 13.


Lãnh đạo, phu nhân và quan chức hai nước tham dự tiệc tối.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 15.
Chương trình văn nghệ đặc sắc được trình diễn trước các quan khách.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 16.
Ông Kim Jong-un và Tập Cận Bình nâng ly chúc mừng tại dạ tiệc.


KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 17.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 18.
Ông Kim Jong-un tham gia hoạt động bên lề trong thời gian ở thăm Bắc Kinh.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 19.
Hình ảnh ông Kim Jong-un tại ga tàu Bắc Kinh khi kết thúc chuyến thăm trở về Bình Nhưỡng.

KCNA công bố loạt ảnh mãn nhãn về chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh 21.

28/03/2018

 ____________________

Còn lãnh đạo cộng sản Việt Nam thì sao?

 

 le duan
Lê Duẫn: "Chúng ta đánh Mỹ Ngụy là đánh cho Liên xô, cho Trung quốc"

 

nong duc manh cúi lạy ho cam dao
Nông Đức Mạnh đang cúi gập người trước Hồ Cẩm Đào

 

nô lệ tàu

nô lệ tàu

nô lệ tàu

nô lệ tàu

nô lệ tàu
Tập Cận Bình và bọn thái thú Việt cộng

 

im lang

 

Đăng ngày 07 tháng 05.2018