Bị hăm dọa sau khi

phát hiện tàu xả chất thải xuống biển

 

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-11-28

Anh Nguyễn Đức Hùng một cư dân của Thôn Hưng Yên 1, Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh Tỉnh Hà Tĩnh sau khi phát hiện một tàu chở chất thải đổ xuống vùng biển trong vịnh Sơn Dương đã quay clip video và post lên trang Facebook của anh hôm 20/11.

Anh Nguyễn Đức Hùng một cư dân của Thôn Hưng Yên 1, Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh Tỉnh Hà Tĩnh sau khi phát hiện một tàu chở chất thải đổ xuống vùng biển trong vịnh Sơn Dương đã quay clip video và post lên trang Facebook của anh hôm 20/11.
Ảnh chụp từ video clip

Anh Nguyễn Đức Hùng một cư dân của Thôn Hưng Yên 1, Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh Tỉnh Hà Tĩnh sau khi phát hiện một tàu chở chất thải đổ xuống vùng biển trong vịnh Sơn Dương đã quay clip video và post lên trang Facebook cá nhân của anh nhưng sau đó bị công an Hà Tĩnh hăm dọa, buộc anh phải gỡ bỏ clip này xuống.

Liên quan Formosa?
Mặc Lâm tìm hiểu thêm câu chuyện qua lời kể của anh sau đây, trước tiên anh Hùng cho biết:

Nguyễn Đức Hùng: Em tên Nguyễn Đức Hùng em đang ở Giáo xứ Đông Yên Thôn Hưng Yên Kỳ Anh Hà Tĩnh. Lúc 17 giờ ngày 20 tháng 11 năm 2016 tức là chiều Chúa Nhật bọn chúng em đi trên biển thì gặp chiếc tàu mang số hiệu HN1111 đang xả thải trên vùng biển Sơn Dương cách đào Sơn Dương 3,2 hải lý. Sau khi chúng em gặp thì chúng em có quay phim chụp hình sau đó chạy lại sát con tàu để tỏ thái độ bức xúc và trao đổi với người ta và nói với tàu đó là không được xả chất thải bừa bãi nhưng nó vẫn tiếp tục xả thải xuống biển.
Chất mà tàu này xả ra tính về nguy hiểm thì mình chưa biết được chứ còn trước mắt mình thấy thì chất thải xả ra nó có màu đen ngòm và rất thối chịu không được. Chúng em có nói với tàu này ngưng xả thải nhưng nó vẫn xả. Do đó chúng em có quay video clip và mang cái clip này lên trang Facebook cá nhân của em
Mặc Lâm: Xin anh cho biết con tàu xả thải bất hợp pháp này là của Việt Nam hay tàu nước ngoài?
Nguyễn Đức Hùng:  Theo cá nhân em nhận xét thì con tàu đó là của Việt Nam nhưng cái huy hiệu HN1111 nó làm giả thôi thực ra tàu này nguyên gốc của nó nằm ở Formosa, nó chuyên chở cát để cho thợ lặn đổ cát xuống để người ta đổ bê tông lớn làm cầu cảng. Nó không bao giờ ra khỏi Formosa hay ra ngoài khơi nhưng chiếc tàu HN1111 này nó chỉ mang số hiệu giả để nó xả thải ngoài biển Đông vì vậy cho nên em biết được nó là tàu Việt Nam.
Mặc Lâm: Sau khi anh đăng tải cái clip này thì phía chính quyền có phản ứng gì hay không?
Nguyễn Đức Hùng:  Sau ngày đăng tải lên thì nhiều người biết tới. Cộng đồng mạng quốc tế cũng như trong nước đều biết và chia sẻ rất nhiều. sau một ngày đăng tải lên thì bị áp lực rất nhiều phía nhất là công an Hà Tĩnh và công an Kỳ Anh. Có hai anh công an tới hỏi thì em viết trên trang Facebook thế nào thì em trả lời như vậy. Sau cuộc gặp thì hai anh nói là bên công an sẽ xác nhận nếu như đúng thì sẽ xử lý theo luật pháp còn nếu sai, không chính xác thì em phải coi lại suy nghĩ của em khi đem lên Facebook.
Sau cuộc gặp thì chiều hôm ấy có gặp ông Đại tá Đặng Hoài Sơn là trường công an Kỳ Anh có gọi phone cho anh của em bảo là phải gỡ bỏ cái video clip đó xuống nhưng em không gỡ và em nói là em thấy đúng sự thật thì em đem lên chứ em chẳng làm gì mà chống phá ai hết. Ông ta nói hình ảnh video mà em để trên Facebook mà không lấy xuống thì em là một người phản động, Kích động người này người khác để chống phá nhà nước thì em nói em chẳng làm gì để bị coi là phản động.
Giữa ông và em không bao giờ quen biết nhau mà ông nói em phản động thì phản động cái gì? Ông ta nói phải gỡ xuống còn không nghe thì ông sẽ bắt giam em theo cách của ông, và ông sẽ tìm mọi cách để bắt em. Em nói nểu em làm sai điều gì thì cứ vào thẳng nhà em mà bắt, còn nếu không thì ông nên coi lại lời nói của ông, còn nếu đe dọa kiểu gì thì em chấp nhận kiểu đó
Mặc Lâm: Tới hôm nay đã 7 ngày rồi, sau những lời đe dọa đó công an hay chính quyền có mời anh lên làm việc tiếp hay không?
Nguyễn Đức Hùng:  Ông ta chỉ mới đe dọa bằng lời nói thôi chứ còn giấy tờ hay điện thoại ông gọi cho anh của em từ 20 tháng 11 chứ chưa có vấn để gì xảy ra chỉ có lời hăm dọa của ông tìm mọi cách để bắt em còn nói chung công an chìm nổi thì lúc nào cũng có. Em chỉ lòng vòng trong giáo xứ chứ nếu bước chân ra khỏi giáo xứ thì kiểu gì cũng có người theo dõi sau lưng.
Mặc Lâm: Xin cám ơn anh.

http://www.rfa.org/vietnamese

 


Hết “tàu lạ” đến “tàu quen” đâm tàu dân

Tàu cá ngư dân bị chính tàu của Kiểm ngư Thanh Hoá đâm chìm

Hạ Trắng (Danlambao) - Vào khoảng 8h30 phút ngày 16/11/2016, tàu của ngư dân Thanh Hóa đang dò cá tại khu vực tọa độ 19,33.500 Bắc – 105,5.432 độ Đông thì bị một chiếc tàu sắt của Kiểm ngư mang biển kiểm soát TH-0002/KN đâm thẳng vào mạn phải.
Ngư dân Dương Văn Đồng kể lại rằng "Cú đâm mạnh làm vỡ mạn tàu, sau đó chiếc tàu này còn quay lại húc lần nữa làm hư hỏng hoàn toàn". Hai ngư dân đã bị thương và hậu quả của hai cú đâm liên tiếp dẫn đến tàu ngư dân bị chìm.
Ông Hoàng Văn Tân, Phó chánh thanh tra Sở NN-PTNT Thanh Hóa đã xác nhận có xảy ra vụ việc trên và ông mô tả đây là một vụ “va chạm”. Nguyên nhân dẫn đến việc tàu mang số hiệu TH-0002 của Thanh tra Sở NN-PTNT Thanh Hóa đâm tàu ngư dân là vì tàu cá này có dấu hiệu vi phạm, như: không ghi số hiệu tàu, chuẩn bị đánh bắt trên vùng biển bị cấm hành nghề lưới vây.
Khi thanh tra ra tín hiệu dừng tàu để kiểm tra thì chiếc tàu cá này bỏ chạy. Tàu thanh tra truy đuổi và đâm thủng tàu cá của dân. Thông tin cho hay, trong quá trình kiểm tra, thuyền trưởng tàu cá “không xuất trình được đăng ký, đăng kiểm và giấy phép khai thác thủy sản nên lực lượng thanh tra đã lập biên bản, tuy nhiên ngư dân không ký”.
“Sau khi thống nhất, thanh tra đã để cho tàu cá của ngư dân quay trở về cảng Lạch Bạng, còn tàu của thanh tra về cảng Lạch Hới vào lúc khoảng 12h cùng ngày”(?).
Tuy nhiên, đến khoảng 16h30, đoàn Thanh tra của Sở NN-PTNT nhận được tin báo từ trạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản Lạch Bạc rằng tàu cá của ngư dân Dương Văn Đồng đã bị chìm ngoài biển.

Ông Tân khẳng định rằng vụ “va chạm” không đến mức thủng thuyền, đồng thời đặt câu hỏi “trong quá trình vào bờ không biết họ xử lý thế nào”. Ông này cũng cho biết rằng “Hiện chúng tôi đang tiến hành xem xét vụ việc, nếu lực lượng thanh tra vi phạm quy trình công tác, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm”.
Tuy nhiên, đến sáng ngày 22/11/2016, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư Hà Lê khẳng định, “va chạm” với tàu cá của ngư dân là tàu thanh tra hoạt động đánh bắt thủy sản chứ không phải tàu của lực lượng kiểm ngư.

Có lẽ không cần xác định rõ thủ phạm đâm tàu cá của ngư dân là tàu Thanh tra hay tàu Kiểm ngư (mặc dù mang biển số tàu Kiểm ngư), nhưng lần này, kẻ tấn công ngư dân Việt Nam không phải là “tàu lạ” như vô số lần trước, mà là “tàu quen” mang nhãn hiệu Ma-dzê-in Việt Nam (hẳn hoi).
Qua lời tường thuật của nhân chứng, nạn nhân Dương Văn Đồng, thì sau khi đâm “tàu dân” lần thứ nhất, “tàu quen” đã chạy ra xa (chắc để lấy đà) rồi quay lại đâm tiếp lần thứ hai. Cú đâm thứ hai khiến hai ngư dân trên tàu là anh Hoàng Văn Huy và anh Lê Văn Nhi bị hất văng xuống biển. Mọi người trên tàu phải vứt can nhựa xuống dưới nước để cứu những người này. Gây án xong, “tàu kiểm ngư lùi ra xa cách mấy chục mét, không ứng cứu”. Nhưng nước ngấm vào tàu rất nhanh và anh Đồng phát đi tín hiệu gọi ứng cứu, tàu kiểm ngư mới tiếp cận và bơm nước ra khỏi tàu, nhưng kết quả không khả quan. Trong lúc tàu đang bị chìm dần, cán bộ kiểm ngư vẫn một mực bắt anh Đồng ký vào các biên bản phạm tội.

Anh Dương Văn Đồng. Ảnh Vietnamnet

“Sau đó, cán bộ kiểm ngư yêu cầu đưa tàu về cảng để xử lý. Khi đã thống nhất phương án đưa tàu vào bờ thì tàu kiểm ngư bỏ đi. Tàu của tôi được tàu của anh em lai dắt...”
“Tuy nhiên, tàu đi được khoảng 2, 3 hải lý (tương đương 5km) thì nước ngập sâu và chìm dần, các thuyền viên phải sang tàu khác để vào bờ.” Anh Đồng kể.
Theo ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục kiểm ngư thì việc “húc vào mạn tàu cá, nếu có, là hành động "không thể chấp nhận được". Khi xảy ra những vụ việc sai phạm, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản cho người dân thì các cơ quan chức năng thường phản ứng một cách chiếu lệ và sử dụng các khái niệm nước đôi, tối nghĩa nhằm đánh tráo sự thật.
"Ngay cả trong tình huống tàu bị kiểm tra có hành vi chống đối, chống người thi hành công vụ, hoặc thậm chí tình huống nguy hiểm nhất là chống đối đe dọa an toàn tính mạng của lực lượng làm nhiệm vụ, người thi hành công vụ cũng không được sử dụng tàu húc vào tàu vi phạm đến mức làm chìm tàu như vậy” - ông Lê quả quyết.
Với những gì ông quan chức này phán, thì anh ngư dân Dương Văn Đồng và đồng nghiệp cứ liệu hồn. Tốt nhất là đừng có “ho he” gì. Một tàu cá bị đâm chứ đến mấy tàu bị đâm cũng nên ngậm miệng. Không ngậm miệng, thì chuyện bóc lịch trong tù với bản án “chống người thi hành công vụ”, đe dọa tính mạng của lực lượng làm nhiệm vụ đang treo lơ lửng trên đầu. Bị đâm chìm tàu, bị đe dọa, bị trọng thương là nhẹ lắm rồi.
Ngư dân Việt Nam mưu sinh dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đúng là lắm gian truân, có thể nói là từ chết đến bị thương. Chắc không có nơi nào như trên đất nước Việt Nam mà hết “tàu lạ” đến “tàu quen” đâm tàu dân ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia mình.

Hạ Trắng
danlambaovn.blogspot.com

http://danlambaovn.blogspot.com


Tỉnh Bắc Ninh và Hải phòng

phố xá toàn chữ Tàu hết !





Không chỉ vi phạm về kích cỡ, vị trí chữ tiếng Việt, tiếng Trung trên biển hiệu quảng cáo, nhiều cửa hiệu treo biển hiệu chỉ toàn chữ tiếng Tàu. Có những đoạn phố khiến có cảm giác không phải ở Việt Nam do nhiều biển hiệu quảng cáo chỉ toàn chữ Tàu…


Người dân địa phương cho biết, phần lớn các sản phẩm đồ gỗ của làng nghề hiện nay xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều thương lái Trung Quốc trực tiếp tìm đến làng nghề giao dịch nên biển hiệu thường phải ghi chữ Trung Quốc.

Theo điều 18 (luật Quảng cáo 2012)quy định về tiếng nói, chữ viết, rất nhiều biển hiệu ở các khu phố thuộc phường Đồng Kỵ, xã Phù Khê, Hương Mạc (thị xã Từ Sơn) đang vi phạm quy định này.

Biển hiệu với hầu hết là chữ Tàu đặt trên đường 271, đoạn qua phường Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) chỉ người biết tiếng Tàu mới có thể hiểu.


Cũng trên mặt đường 271, đoạn qua phường Đồng Kỵ, biển hiệu này không có chữ nào tiếng Việt.



Biển hiệu trong khu công nghiệp Đồng Kỵ chỉ dành cho người biết tiếng Trung.



Nhà hàng ven sông Ngũ Huyện Khê thuộc dự án khu đô thị Mạnh Đức (thị xã Từ Sơn) với biển hiệu quảng cáo không có một chữ tiếng Việt nào.



Bảng quảng cáo Ven sông Ngũ Huyện Khê, thị xã Từ Sơn, toàn chữ Trung Quốc với vị trí, kích cỡ đều vi phạm luật quảng cáo.

Biển hiệu ở ven sông Ngũ Huyện Khê.
Nguồn: Internet


Cộng sản VN cướp đất

của dòng Lasan Huế

Thông báo khẩn: Hôm nay 22.11.2016, Nhà cầm quyền Huế kéo đến quyết liệt ép buộc các thầy thuộc dòng Lasan Huế phải rời đi.
Chúng tôi sẽ cập nhật tin tức về vụ việc này...

Dưới đây là bài bản tin hồi tháng 9.2016 về việc cộng sản cướp đất của dòng Lasan Huế
Cảnh báo: Mong cộng đồng quan tâm và chia sẻ thông tin về cộng sản có thể cướp đất và tài sản của Dòng La San tại Huế vào cuối tháng 09.2016.
Hiện giờ nơi này chỉ có 1 Thầy trông coi. Nhưng có người báo với thầy cuối tháng này họ sẽ cưỡng chế.
Trước đây các bạn trẻ và sinh viên đến đây để sinh hoạt nhưng bị nhà cầm quyền ngăn cản. Vì khu đất đang bị chiếm dụng nên các Linh mục và mọi người không được dâng Thánh lễ tại đây
Sau năm 75 chính quyền thuê đất lại của Dòng, nhưng sau đó không trả mà cướp luôn.
Dòng La San là một Dòng Tu chuyên về Giáo dục, Y tế, trước năm 1975, Dòng La San có nhiều cơ sở Giáo dục và Y tế thuộc chủ quyền của mình. Sau 75 thì cộng sản chiếm và đuổi các Thầy ra khỏi tu viện.
Những cơ sở của Dòng La San tại Đà Lạt, Sài Gòn, Huế đã bị cộng sản cướp đi với cái gọi là "quốc hữu hóa". Sau năm 1975 thì Dòng La San bị kiệt quệ cả về cơ sở và con người.
Trước năm 1954, Dòng La San có sự hiện diện ở miền Bắc, biến cố tị nạn cộng sản 1954 từ Bắc vào Nam thì Dòng La San cũng là nạn nhân.
Nguồn : Lê Sơn

Image may contain: 2 people , text


Nông dân nghèo lại thêm mạt

vì "bò chính phủ"

November 25, 2016

Bà Mang Thị Min phải đưa “bò chính phủ” vào nhà để chăm như chăm con mọn, phải nấu cháo để bón cho bò. (Hình: Tuổi Trẻ)

VIỆT NAM – Cuối tuần vừa qua, 20 gia đình nghèo ở xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận cùng xin trả lại “bò chính phủ.” Nếu nguyện vọng này không được chấp nhận, mỗi gia đình sẽ ôm thêm nợ.
20 gia đình vừa kể cùng thuộc các sắc tộc thiểu số, cùng “nghèo mạt rệp” nên được ưu tiên vay vốn “xóa đói, giảm nghèo.” Cách nay hai tháng, chính quyền xã Phước Vinh đã gọi họ lên trụ sở, yêu cầu ký văn tự nhận vay 24 triệu/gia đình trong vòng ba năm, không phải trả lãi, rồi dẫn họ đến trại bò Trọng Giảng ở trong vùng để dẫn bò về nuôi.
Hệ thống công quyền gọi những con bò được mua bằng tiền trích từ dự án “xóa đói, giảm nghèo” là “bò dự án.” Người nghèo thì gọi loại bò này là “bò chính phủ.”
Trong hai tháng vừa qua, 20 con “bò chính phủ” chỉ chịu ăn cỏ vài ngày đầu rồi… tuyệt thực. Nếu “bò chính phủ” mà lăn ra chết thì vỡ nợ nên nhiều gia đình đưa bò vào nhà chăm sóc, nấu cháo bón cho bò ăn nhưng sức khỏe của những con “bò chính phủ” càng ngày càng suy kiệt.
Do 20 gia đình nghèo này kêu cứu, chính quyền xã Phước Vinh đã cử nhân viên thú y đến hỗ trợ. Những nhân viên thú y tiết lộ, “bò chính phủ” mà 20 gia đình nghèo vay vốn để mua bị “lở mồm, long móng,” chứng bệnh khiến các loại gia súc có móng guốc (như heo, bò,…) bị lở miệng, loét móng, kiệt sức rồi chết. “Lở mồm, long móng” được tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) xếp vào loại bệnh nguy hiểm hàng đầu đối với động vật vì lây lan rất nhanh và có thể nhiễm sang người. Bởi những đặc điểm vừa kể, khi phát giác gia súc bị “lở mồm, long móng,” các nhân viên thú y sẽ khuyên tiêu hủy gia súc bị nhiễm virus.
Dẫu hợp đồng vay tiền mua bán bò ghi rõ, chủ trại bò Trọng Giảng chịu trách nhiệm về con bò ông ta bán trong vòng 12 tháng, nếu bò không sinh sản hoặc mắc bệnh thì ông ta sẽ nhận lại bò, hoàn lại tiền, song theo bà Mang Thị Min – một trong 20 nạn nhân của “bò chính phủ” thì nay, chủ trại bò từ chối thực hiện cam kết, vì bò không mắc bệnh mà bị “lở mồm, long móng!”
Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền xã Phước Vinh, huyện Ninh Thuận dùng “bò chính phủ” đẩy những gia đình thiểu số nghèo đến mạt lộ.
Cách nay đúng một năm, hồi Tháng Mười Một năm ngoái, 60 gia đình thiểu số nghèo ở xã này đã từng kêu cứu vì phải ký giấy vay 20 triệu đồng/gia đình từ dự án “xóa đói, giảm nghèo” nhưng chỉ được cầm 15 triều đồng và bị buộc phải dùng 15 triệu đồng đó mua “bò chính phủ” cũng tại trại bò Trọng Giảng. Đáng nói là toàn bộ hoạt động này diễn ra dưới… sự giám sát của chính quyền huyện Ninh Phước!
Sau khi nhận “bò chính phủ,” 60 gia đình thiểu số nghèo được nhận “ơn mưa móc của chính phủ” phát giác, họ đã phải vay tiền mua những con bò vừa già, vừa yếu, đã đẻ nhiều lứa với giá quá đắt. Cả 60 gia đình cùng yêu cầu trả lại “bò chính phủ,” hủy hợp đồng vay từ dự án “xóa đói, giảm nghèo.” Chính quyền xã Phước Vinh dứt khoát không chấp nhận. Dưới sức ép của công luận, chủ tịch huyện Ninh Phước chỉ hứa sẽ “kiểm tra lại” và sẽ yêu cầu chính quyền xã Phước Vinh không được ép dân mua bò theo chỉ đạo của họ nữa. (G.Đ)

http://www.nguoi-viet.com

 


Công an "xin lỗi" người bị rút khóa xe,

dắt bộ 10 km về nhà

November 25, 2016

Hình ảnh từ clip mà ông Hải căn cứ để tố nhóm công an xã, dân phòng đã chặn xe sai quy định. (Hình: Báo Thanh Niên cắt từ clip)

ĐỒNG NAI (NV) – Đang chạy xe máy đúng luật trên đường, bất ngờ một nhóm dân phòng và công an xã lao ra chặn xe. Khi “làm luật” không được, cả nhóm giật chìa khóa xe, bỏ mặc người dân giữa đêm khuya cách nhà gần 10 cây số.
Theo báo Người Lao Động ngày 25 Tháng Mười Một, ông Trần Quốc Hanh, trưởng công an xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, đã thay mặt công an xã đến xin lỗi ông Nguyễn Trường Hải (33 tuổi), ngụ xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, về việc công an chặn xe, rút chìa khóa không lý do, buộc ông phải đẩy xe về nhà cách đó khoảng 10 km.
Trước đó, một đoạn clip lan truyền mạnh trên mạng xã hội có nội dung một nhóm công an, dân phòng vô cớ chặn xe, rút chìa khóa xe của người dân đi đường.
Báo Thanh Niên dẫn lời kể của ông Hải cho biết, vào đêm 13 Tháng Mười Một tại xã Lộ 25, ông Hải đang chạy xe máy trên đường liên huyện Trảng Bom-Thống Nhất thì bất ngờ có ba dân phòng và hai công an của xã Lộ 25 lao ra chặn xe.
Thấy lực lượng chốt chặn cầm đèn pin, gậy ba trắc ra chặn xe mà không có bảng tên, không cho xem giấy tờ, kế hoạch thực hiện chuyên đề và cũng không nêu lý do chặn xe nên ông Hải không xuất trình giấy tờ.
Biết làm tiền không được, tức giận một người trong nhóm tiến lại giật chìa khóa xe của ông Hải rồi cả nhóm lên xe máy rời đi. Không có chìa khóa xe, ông Hải phải dắt bộ xe máy gần 10 km đến giữa đêm mới về tới nhà. Diễn biến vụ việc được ông Hải dùng điện thoại quay lại và đưa lên mạng xã hội tố cáo. (Tr.N)

http://www.nguoi-viet.com/


Thi đi làm cu-li !

Vào thập niên 1960, Đại Hàn là một quốc gia Á Châu có hoàn cảnh giống hệt như nước CNXH, với mức sống ngang ngửa hoặc thấp hơn mức sống của người dân miền Nam VN.

Sau hơn nửa thế kỷ, xứ tư bản giãy chết Đại Hàn đã có những Hyundai, Dawoo, Samsung, LG, ... đang quậy tung thế giới thì cái "thiên đàng" CS của VN đang mở cuộc thi cho con dân VN dành nhau đi ... làm cu li.

Với cái tình cảnh thi cử một chọi 10 này, làm gì lại chẳng có tình trạng muốn đi làm nô lệ chắc là sẽ không quên thủ tục "đầu tiên là tiền đâu" !!!

 

Hàng chục nghìn người chen chân thi tiếng Hàn

Với tỷ lệ chọi 1/10, kỳ thi tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc gay gắt không kém thi đại học.

Sáng 9/10, hàng nghìn thí sinh có mặt tại Đại học Lao động Xã hội (Hà Nội) để dự kỳ thi tiếng Hàn lần thứ 11 do Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cùng Cơ quan phát triển nguồn lực Hàn Quốc (HRD Korea) tổ chức. Kỳ thi diễn ra trong 2 ngày 8 – 9/10 tại Hà Nội, Vinh (Nghệ An) và TP HCM với hơn 21.600 lao động dự thi. Đây là kỳ thi đầu tiên sau khi Việt – Hàn ký kết lại Bản ghi nhớ bình thường về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam theo chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là EPS) hồi tháng 5/2016.

Hà Nội có hai điểm thi tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại học Lao động xã hội với trên 10.000 lao động phía Bắc, từ Ninh Bình trở ra. Người dự thi chủ yếu là lao động trẻ trên dưới 20 tuổi.

Thí sinh dự thi buổi sáng phải có mặt trước 7h. Nhiều người ở các tỉnh lân cận Hà Nội chọn cách đi xe máy từ sớm. Trần Thị Nhật Lệ (quê Bắc Giang) đang học trung cấp tiếng Hàn ở Bắc Ninh có mặt từ sớm. Cô gái 20 tuổi đi thi để biết năng lực của mình đến đâu rồi mới quyết định đăng ký hồ sơ đi xuất khẩu lao động. “Đi Hàn Quốc cũng khó lắm vì nhiều người đăng ký, tỷ lệ chọn rất thấp”, Lệ nói.

Lực lượng thanh niên, an ninh kiểm tra thẻ dự thi của thí sinh trước khi vào trường thi. Nhiều thí sinh đến trường thi rất sớm, trò chuyện cùng nhau cho bớt căng thẳng. Nếu vượt qua kỳ thi tiếng Hàn, kết quả thi và hồ sơ của họ sẽ được lưu trong 2 năm tại hệ thống của ban tổ chức để chủ sử dụng lao động có thể lựa chọn. Những người đủ điều kiện, có nguyện vọng đi Hàn Quốc làm việc nhưng không đỗ kỳ thi này có thể tiếp tục tham dự kỳ thi vào tháng 11.

Ngoài thẻ dự thi và những vật dụng cần thiết, thí sinh không được mang điện thoại vào phòng thi.

Thí sinh xem sơ đồ phòng thi. Với chỉ tiêu chọn 2.100 lao động, kỳ thi có tỷ lệ “chọi” 1/10, gay gắt chẳng kém thi đại học. Nhiều người không kiên nhẫn chờ, trèo ngược rào để xem bảng danh sách, sơ đồ phòng thi.

Thí sinh xếp hàng vào phòng thi. Ông Đặng Sỹ Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết phía Hàn Quốc ra đề, chấm thi. Đề thi được bảo mật, vận chuyển từ Hàn Quốc sang Việt Nam và phát tại phòng thi nên không tổ chức, cá nhân nào can thiệp được vào kết quả bài thi. Người lao động cần lưu ý để tránh bị “cò mồi” lừa đảo bằng cách dụ dỗ mua đề, thay đổi điểm bài thi.

Trước khi vào phòng, thí sinh phải bước qua cổng từ để kiểm tra xem có mang theo điện thoại di động, máy nghe nhạc, từ điển điện tử, các thiết bị điện tử vào phòng thi không.

Dù được phổ biến quy chế, nhiều thí sinh vẫn cố tình bọc giấy bạc để mang điện thoại vào trường thi.

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đi kiểm tra phòng thi. Các thí sinh sẽ làm bài trắc nghiệm gồm hai phần đọc và hiểu, mỗi phần 25 câu. Mỗi người được phát một phiếu trả lời và không được thay thế, sửa đổi thông tin trên phiếu.

Thanh tra Bộ thu được cả điện thoại bọc lốp cao su ném lên phòng thi cho thí sinh. Theo quy chế, những thí sinh gian lận sẽ bị hủy bài kiểm tra và cấm dự thi trong vòng 2 năm.

 

Đăng ngày 28 tháng 11.2016