Bắc thuộc lần thứ năm

Đảng cộng sản VN tiếp tay với Tàu cộng đẩy dân tộc Việt Nam vào họa diệt chủng!


Quảng Bình: Công an đàn áp đẫm máu

cuộc biểu tình lớn chống Formosa


CTV Danlambao - Sáng ngày 7/7/2016, hơn 3 ngàn người dân thuộc Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã bất ngờ xuống đường biểu tình chống Formosa, đồng thời yêu cầu Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà phải từ chức.
Bắt đầu từ 9 giờ sáng, đoàn biểu tình tuần hành ôn hoà tiến về uỷ ban nhân dân huyện Quảng Trạch để nêu nguyện vọng chính đáng. Họ vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu bảo vệ môi trường và chống lại hành vi bao che cho Formosa đầu độc biển.





Photo: Thuan Van Bui

Đến khoảng 11 giờ trưa, khi bà con còn cách trụ sở uỷ ban huyện khoảng 2 km thì bị chặn lại. Hình ảnh phổ biến trên các mạng xã hội cho thấy, nhà cầm quyền Quảng Bình đã huy động một lực lượng đông đảo, bao gồm CA, cảnh sát cơ động, an ninh thường phục, đoàn viên thanh niên cộng sản… để đối đầu với nhân dân.


Huy động cả quân đội đối đầu nhân dân?. Photo: Thuan Van Bui

Thậm chí, cả quân đội và các thành phần mặc áo đoàn viên thanh niên cộng sản cũng đã được huy động để chống biểu tình.
Ngay sau đó, lực lượng CA, cảnh sát cơ động đã bất ngờ ra tay đàn áp đẫm máu người biểu tình. Nhiều tiếng súng đã vang lên cùng hàng loạt lựu đạn cay được ném thẳng về phía bà con ngư dân tay không tấc sắt.
Theo ghi nhận, ít nhất hai người dân đã bị đánh gây thương tích trầm trọng và phải nhập viện, hàng chục người khác cũng bị đánh đến mức đổ máu.
Theo tin từ Facebook Hung Tran: Anh Phạm Đức bị công an đánh quá nặng, anh bị não và đang phải chuyển vào bệnh viện Huế vì viện Ba Đồn không thể chữa trị cho anh. Gia đình anh nghèo khổ lại thêm thời gian qua biển nhiễm độc anh không thể làm ăn được. Mong cộng đồng giúp đỡ anh trong lúc khó khăn này. Đặc biệt mọi người ở Huế xin đến trực tiếp bệnh viện.
Mọi sự giúp đỡ xin liên lạc với Hung Tran hoặc qua sđt con trai anh Đức: +84 984 776 621


 

Người dân bị CA đánh đổ máu. Photo: Facebook Thuan Van Bui

Trong một video phổ biến trên mạng xã hội, có thể thấy cảnh nhiều ngư dân phẫn nộ đã dùng gạch đá đáp trả, khiến lực lượng CA đàn áp phải rút lên trên cầu.
Tuy vậy, cuộc đối đầu không cân sức cũng nhanh chóng kết thúc, bà con ngư dân sau đó đã phải rút lui trước lực lượng cảnh sát cơ động đông đảo, trang bị vũ khí đến tận răng.
Hình ảnh khói mù mịt từ các quả lựu đạn cay ném ra xối xả không khác gì cảnh tượng thời chiến.
Cũng như bao địa phương khác, người dân giáo xứ Cồn Sẻ và bà con ngư dân Quảng Bình là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vụ việc Formosa thải chất độc gây ô nhiễm môi trường biển.
Sau khi xảy ra hiện tượng cá chết, đời sống bà con ngày càng khó khăn và khủng hoảng. Hầu hết những người dân nơi đây đều sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, nhưng nay thì biển đã chết, bà con không biết làm gì để lo cho gia đình, trẻ em có nguy cơ phải bỏ học…
Trong khi đó, giới chức địa phương lại không hề hỗ trợ ngư dân. Trái lại, khi bà con xuống đường biểu tình nêu lên nguyện vọng ôn hoà thì lại bị đàn áp đẫm máu.
7.7.2016

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com


Dân làng Đông Yên: tấm gương về

những anh hùng cảm tử vì dân tộc Việt Nam

 

Vì Dân (Danlambao) - Sau khi được tiếp xúc, được đãi ăn, được lo ngủ, được che chở và bảo vệ. Tôi viết những điều dưới đây, bằng tất cả sự cảm phục, biết ơn và kính trọng nhất đối với bà con Đông Yên - Vũng Áng. Mọi người đã khiến cho ngọn lửa đấu tranh dân chủ trong tôi bùng cháy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Và tôi mong, sẽ truyền ngọn lửa ấy cho tất cả bạn bè, cho những người đọc được bài này!


*
Trước khi Formosa đến Vũng Áng, đây là vùng đất màu mỡ. Ngư dân ra biển chỉ cần quăng lưới là có cá tôm. Trên bờ thì sỏi đá cũng bán được tiền. Biển ở đây có một loại sỏi mà thương lái thua mua với giá 350đ/kg (xem hình 1,2). Nghĩa là nếu trẻ con không có tiền ăn quà vặt thì chỉ cần ra biển hốt 10 kí sỏi đem bán là có tiền mua kem, thanh niên không có tiền điện thoại thì ra biển hốt 100 kí sỏi là có 20 nghìn nghìn mua thẻ cào rồi còn dư 15 nghìn tiền ăn sáng.

Bờ biển ở đây rất đẹp, cát trắng trải dài nhiều cây số, nên đã có thế lực muốn qui hoạch toàn bộ khu vực này để làm khu du lịch nghĩ dưỡng (và có thể là mục đích khác)... Thế nhưng ngoài việc đền bù không thỏa đáng, cái cách mà chính quyền làm việc với dân, rồi nhất là việc chủ đầu tư mang rất nhiều nhân công Trung Quốc đến khiến cho người dân không đồng tình. Đã có máu đổ khi nhà thầu đem máy móc đến giải tỏa.
Bị quấy rối, đập phá liên tục, nhiều người không chịu nổi đã chuyển đi. Đến khu tái định cư cách đó rất xa (dưới chân đèo Ngang), nhưng vẫn phải đưa thuyền về đây đánh cá, do ở nhà mới không biết làm gì để sống. Còn 166 hộ dân với hơn 800 nhân khẩu vẫn ở lại. Con cái của họ 2 năm nay không được đi học.
Những người ở lại, càng bị quấy phá, gây rối càng khiến họ đoàn kết để bảo vệ nhau. Bây giờ, nếu công an, người lạ vào đây mà không có giấy tờ, không được giới thiệu rõ ràng thì "chắc chắn có chuyện". Vì đa số những người này xuất hiện là có mục đích xấu với dân làng.
Cuộc sống đang yên lành bỗng trở nên khó khăn bởi cái nhà máy kia, chưa nói tới vụ biển chết, hằng ngày chúng thải bao nhiêu khói độc ra không khí. Rồi sự tiếp tay của chính quyền khiến con cái họ không được học hành đàng hoàng (2 năm nay 155 em nhở không được tới trường). Vậy mà họ vẫn trụ lại!
Và khi cá chết, biển nhiễm độc, họ cũng biết mình đã và đang nhiễm độc, họ biết càng trụ lại càng mau chết. Vì nguồn nước sinh hoạt cũng chỉ lấy từ mạch nước ngầm tại địa phương. Nguồn nước này vẫn chưa có cơ quan nào đến kiểm tra, đánh giá suốt 3 tháng nay!
Nếu là chúng ta, chắc chắn sẽ có người nhận tiền đền bù rồi dọn đi. Nhưng không, HỌ VẪN Ở LẠI!
Họ ở lại vì ai các bạn biết không?
HỌ - Ở - LẠI - VÌ - TÔI, VÌ - BẠN, VÌ -DÂN - TỘC - NÀY đấy!
Từ trẻ sơ sinh đến cụ già, từ đứa bé đang học đánh vần đến anh thanh niên tới tuổi cập kê, cô nàng đang tuổi thanh xuân đến bà mẹ hằng ngày bán bưng, từ ông ngư dân đến người trí thức việc làm ổn định, TẤT CẢ ĐỀU CHỌN Ở LẠI.
Tất cả đã vứt bỏ tương lai của mình để bảo vệ tương lai của chúng ta!
Nhiều năm trước, qua truyền thông trong nước, tôi vẫn nghĩ họ không đi vì muốn có tiền, muốn nhận nhiều tiền đền bù hơn. Nhưng không, gặp họ, tôi hiểu rằng họ ở lại là do không muốn Trung Quốc thâu tóm toàn bộ vịnh Vũng Áng. Rồi bây giờ, kẻ ác xả độc muốn giết dân, lấy vịnh. Cái chết cận kề, họ vẫn chọn ở lại, phải ở lại để giữ lấy vị trí chiến lược mà bọn giặc muốn đầu tư làm cảng nước sâu.
Nếu có được cảng nước sâu theo ý đồ của chúng tại dãy đất hẹp nhất Việt Nam này thì đất nước ta sẽ ra sao?
Buổi tối, vẫn có người ngủ trước cổng vào làng để đề phòng "kẻ lạ" vào quấy phá dân. Đặc biệt là nhiều nam thanh niên ở đây ra bờ biển, trải tấm chiếu manh để ngủ (hình 3). Ngủ để giữ biển, khi có "tàu lạ" tiếp cận bờ biển ở đây, họ sẽ báo động và sẵn sàng tử thủ.

Bạn đã thấy họ yêu nước như thế nào chưa?
Ý thức dân tộc, ý thức của những người ở đây là vậy, nhưng đổi lại, họ được gì?
Hãy nhìn những căn nhà bị đập bỏ vì chính quyền muốn giải phóng mặt bằng; những bức tường đã không còn nguyên vẹn do đập nhà này rồi phá luôn nhà bên; cột kèo liêu xiêu, có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Mà, cả gia đình vẫn ăn, vẫn ngủ ở đấy (hình 4,5). Hãy nhìn những lớp học hoang tàn do bị đập bỏ để giải tỏa, bàn ghế chỏng chơ mà vẫn có người lót giấy báo nằm ngủ (hình 6,7). Hãy nhìn đứa bé đang tuổi đến trường phải ngồi bơ vơ trước cửa nhà (hình 8).








Bạn đã thấy họ kiên cường chưa?
Tôi không muốn đề cập tới việc bất mãn, cũng chẳng nói tới cộng sản trong bài này, tôi chỉ nhắc tới nhà cầm quyền!
Chính quyền ơi, các ông đang làm gì dân tôi vậy?
Hãy nhìn những lá Quốc kỳ, Đảng kỳ (hình 9) mà ngư dân cắm lên trên tàu bè, trên tấm bạt che lưới đi! Ba tháng trước, dân cắm cờ là vì rất tin vào các ông, chết đến nơi mà dân vẫn cắm cờ để khẳng định chủ quyền bờ biển! Chết đến nơi họ vẫn muốn giữ nước, giữ Đảng cho các ông! Thế nhưng các ông im lặng, để 3 tháng nay, cờ đã rách, lòng dân đã hết! Các ông muốn giữ Đảng thì phải thương dân chứ!


Lòng tự tôn dân tộc của các ông ở đâu? Trái tim các ông ở đâu? Lí trí và tình yêu Tổ Quốc của các ông ở đâu?
Bây giờ Formosa gập đầu xin lỗi, gập đầu trước báo chí và truyền thông là xong hả?
Bồi thường 500 triệu đô, bao nhiêu trong đó sẽ tới tay dân khi mà ba tháng nay chưa hề có ai đến thăm hỏi, động viên người dân?
Xin lỗi mà huy động quân đội, công an làm gì?
Công an là bảo vệ dân, quân đội là bảo vệ Tổ quốc chứ không phải bảo vệ bất kỳ tập đoàn, thế lực hay chế độ nào cả!
Những kẻ đầu độc, những kẻ tiếp tay, những kẻ im lặng, tất cả các người phải quỳ xuống chân từng nạn nhân để xin lỗi họ! Tất cả các người phải đi tù vì tội diệt chủng!
Viết tới đây tự nhiên nước mắt chảy không ngừng, không thể tiếp được nữa, mời các bạn tự cảm nhận!
Đừng share bài này, hãy copy và đăng lại trên facebook của các bạn, giống như những gì tôi đang đăng. Như vậy sẽ có nhiều người đọc hơn!
Có thể ghi nguồn "Vì Dân" hoặc không ghi cũng được. Tôi không cần nổi tiếng, tôi viết là để đánh vào trái tim các bạn, thức tỉnh lương tri của các dư luận viên, thức tỉnh lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Việt Nam!
Tin rằng làng Đông Yên sẽ có một chỗ thật trang trọng trong sách giáo khoa lịch sử Việt Nam sau này!
30.6.2016

Vì Dân
danlambaovn.blogspot.com


Giáo dân Cồn Sẻ đụng độ với công an

Các ngư dân VN hiền lành đã cứu vớt các phi công và các máy bay của Quân đội và Nhà nước CS bị bọn Tàu cộng bắn rơi ở biển Nghệ An và vịnh Bắc Bộ chứ không phải bộ đội hay không quân, hải quân của nhà nước. Vậy mà bây giờ Công an, Cảnh sát cơ động, Thanh niên xung phong (côn đồ và công an trá hình) đánh đập, xơi thịt, nhậu thịt những ngư dân đã từng cứu vớt các lực lượng Cộng Sản. Chuyện độc ác quái gở nhất chưa từng bao giờ xảy ra trên qủa đất nầy từ mấy triệu năm nay. Cộng Sản VN cố tình chủ mưu bảo vệ, bênh vực và duy trì Công ty Formosa bởi vì đó là cơ sở, cơ quan đặc công tình báo trá hình của Tàu cộng mượn tay, mượn danh bọn đặc công CS Đài Loan trá hình núp bóng dưới cái tên cơ sở kỹ nghệ kinh doanh thương mại Đài Loan cũng giống như các cơ sở, các cơ quan đặc công ngụy trang, trá hình khác của Tàu cộng tại Ấn Độ, Thái Lan, Mã Lai, Nam Hàn, Anh quốc, Pháp quốc, Đức quốc, Úc Châu, Canada, Mỹ quốc, Hòa Lan, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển v.v... Công ty Formosa ở VN sản xuất, chế biến các chất độc hoá học và kim loại, nhất là chất độc titan và uranium để làm bom nguyên tử cho Tàu cộng chứ không phải thép. Bọn Tàu cộng nói dối, nói lừa là thép. Họ cấm tất cả các viên chức, công an, cảnh sát, bộ đội và thường dân của Việt Nam không được lai vãng đến gần các cơ sở và hàng rào của Formosa. Vì sao như vậy? Vì đó là cơ quan, cơ sở đặc công trá hình và bí mật của Tàu cộng!

Giáo dân Cồn Sẻ đụng độ với công an
Một giáo dân Cồn Sẻ bị công an đánh trong cuộc biểu tình chống Formosa ngày 7.7.2016

Hằng ngàn giáo dân xứ Cồn Sẻ chuyên sống bằng nghề biển và nuôi cá trên sông vào ngày 7 tháng 7 tiến hành biểu tình lên tiếng về tình cảnh hiện nay do thảm họa Formosa xả chất độc ra biến gây hại đến cuộc sống của họ.
Sau cuộc biểu tình, Gia Minh hỏi chuyện linh mục chánh xứ Cồn Sẻ, Phê rô Hoàng Anh Ngợi và được ông cho biết:
Thực tế từ 4 giờ hôm qua đến giờ yên rồi; nhưng không biết ngày mai, ngày mốt rồi những ngày sau đó như thế nào?! Bởi vì đó là việc của dân, không biết có yên được lâu hay không, tôi không thể biết được.
Gia Minh: Tâm tư nguyện vọng của giáo dân, cũng là người dân, hiện nay như thế nào?
LM. Hoàng Anh Ngợi: Bức xúc chuyện cá chết, từ tháng tư đến giờ không đi biển được.
Thêm nữa một số bè cá trên sông trong 4 ngày này bị chết. Những con nào không chết bây giờ đem đi các chợ bán không ai mua. Vợ chồng phải ôm nhau khóc vì lỗ 100 triệu, 70-80 triệu. Ở một miền quê mà lỗ 100 triệu, 70-80 triệu- một khoản tiền rất lớn. Có khi họ làm cả đời cũng không được khoản tiền như thế. Mà ở đây cả hằng trăm bè cá. Bức xúc quá khứ, bức xúc hiện tại chồng đống, chồng chất lên nhau.
Công bố nói Formosa đền 500 triệu đô. Họ nghĩ đền 500 triệu đô thì làm sao đánh đổi được cuộc sống của họ, chưa nói đến 4 tỉnh miền Trung. Lấy gì cho tương lai đây.
Chính phủ có cho tiền đi viện, cho tiền con đi học, có cho tiền để trang trải cuộc sống từ tuần này sang tuần khác, tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác không? Họ đắn đo như vậy. Họ suy nghĩ, lo lắng như vậy.
Nhưng tiếc thay họ không chịu được ôn hòa, nên dẫn đến đánh nhau.
Gia Minh: Ai đánh ai và hậu quả thế nào?
LM. Hoàng Anh Ngợi: Dân đánh công an, công an đánh dân. Tôi sợ dẫn đến hậu quả không hay nên cũng có mặt với bà con. Tôi khuyên bà con đấu tranh trong sự ôn hòa. Nếu có đấu tranh xuống đường thì đừng làm những điều vượt quá sự ôn hòa. Nhưng mà dân không kiềm chế được bức xúc nên dẫn đến chuyện đó.
Gia Minh: Ngoài lực lượng cảnh sát, cơ động, an ninh, chính quyền có ai nghe dân biểu tình trình bày không?
LM. Hoàng Anh Ngợi: Chính quyền có yêu cầu về ủy ban xã để gặp, nhưng dân nói bây giờ không tin gì vào sự gặp gỡ nên họ không về. Chính quyền bảo nếu vậy thì về nhà thờ; dân cũng nói bây giờ không tin gì vào lời giải thích của chính quyền nữa.
Gia Minh: Linh mục có nói dân không tin gì vào chính quyền; nhưng phía chính quyền có nói đưa ra những biện pháp giải quyết thì dân nghĩ sao về giải thích chính quyền Sẻ lo ổn định cuộc sống cho dân?
LM. Hoàng Anh Ngợi: Không biết ổn định cuộc sống như thế nào nhưng đến nay mỗi đầu người mới được mấy chục ký gạo và họ (dân) cũng ăn hết lâu rồi. Bây giờ họ chỉ trông chờ làm ra để ăn chứ trông chờ vào mấy chục cân gạo thì thế nào!
Nghe nói giai đoạn đầu hỗ trợ cho mỗi tàu 5 triệu, nhưng cho đến giớ có thấy 5 triệu đâu. Rồi lâu nay việc cá chết dân cũng muốn gặp chính quyền chứ qua màn hình TV thì không thể đủ được. Dân cũng khao khát muốn gặp chính quyền xã, huyện, tỉnh để xem để xem thử biện pháp gì cho hiện tại, biện pháp gì cho tương lai nhưng chính quyền không gặp; khiến dân mất lòng tin vậy thôi.

Vì sao chính quyền không gặp dân?
Gia Minh: Vậy cuộc sống thực tế hiện nay của người dân tại Cồn Sẻ ra sao?
LM. Hoàng Anh Ngợi: Đến giờ 3 tháng rồi mà dân không có một đồng từ biển. Trước đây kiếm được 3 triệu nhưng suốt ba tháng nay không có nên họ thấy sự điêu đứng trong cuộc sống.
Dân Cồn Sẻ là người đi biển nuôi người không đi biển. Người đi biển đem cá về cho người không đi biển muối, kiếm được 20-30 ngàn mỗi ngày. Nhà nào đông người thì có khi được 100 ngàn một ngày.
Có người lấy cá của người đi biển, chạy xe máy đến bỏ cho các chợ để kiếm sống.
Bây giờ không đi biển được nữa thì bị đẩy vào thế khổ cực không còn gì để nói nữa thị họ tự phát xuống đường đấu tranh để kêu gọi!.
Gia Minh: Hôm qua, ngày 7 tháng 7 ngư dân xã Cảnh Dương cũng thuộc huyện Quảng Trạch có đối thoại với chính quyền và đưa ra 7 điểm công khai, còn địa phương của linh mục thế nào?
LM. Hoàng Anh Ngợi: Nếu như bây giờ có vị cán bộ nào gặp tôi, tôi cũng nói chính quyền cần về gặp dân để đối thoại. Đối thoại để chính quyền thấu hiểu những khó khăn hiện tại và những khó khăn trong tương lai gần và tương lai xa trong đời sống của dân.
Cán bộ không gặp gỡ dân, không hiểu vì sao không gặp gỡ dân. Chính tôi đề xuất điều này với chính quyền rồi. Phải gặp gỡ dân để đón nhận những thao thức của dân xem thử đâu là giải pháp hiện tại, đâu là giải pháp tương lai.
Xã Cảnh Dương đã làm được điều đó dù không biết tương lai như thế nào nhưng họ cũng làm được bước đó.
Còn chính quyền ở đây không làm là còn có lỗi lớn với dân. Có điều gì đó mà tôi cảm thấy không thể hiểu được mặc dù tôi đã yêu cầu rồi. Yêu cầu rất chính đáng là chính quyền phải gặp dân một chút, gặp dân một buổi, nhưng họ không làm!
Gia Minh: Còn biện pháp chuyển đổi nghề nghiệp và đưa đi xuất khẩu lao động thì ngư dân Cồn Sẻ nghĩ như thế nào?
LM. Hoàng Anh Ngợi: Cho đến nay dân cũng không biết chuyển đổi nghề gì, chính quyền cũng không gặp dân để cho biết hướng dân chuyển nghề gì!
Gia Minh: Nhưng đã có những người dân Cồn Sẻ phải đi nơi khác để làm ăn chưa?
LM. Hoàng Anh Ngợi: Bây giờ trẻ em kể cả tuổi 14-15 tràn vào Sài Gòn rồi, không học hành gì nữa. Tôi đoán rằng (hết) hè năm nay các trường ở đây không có học sinh đi học đâu (mỗi lớp còn chừng dăm em thôi). Tiền đâu mà đi học.

RFA Vietnamese


 

Đăng ngày 08 tháng 07.2016