Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

chưa chấm dứt

Nguyễn Quang Duy

Cuộc bầu cử 2020 thật ra chưa chấm dứt vì ngày 5/1/2021 sắp tới tiểu bang Georgia sẽ bầu cử lại 2 ghế Thượng Nghị Sĩ và từ rạng sáng ngày 4/11/2020 đã xảy ra quá nhiều bất thường ở mức độ Thượng Viện Mỹ, Bộ Tư Pháp và một số Quốc Hội tiểu bang phải vào cuộc điều tra để làm rõ vấn đề.
Đảng Cộng Hòa đã tiến hành việc kiện tụng nên mặc dù ông Biden tuyên bố đắc cử Tổng thống nhưng đó chỉ là kết quả tạm thời dựa trên giả thuyết cuộc bầu cử vừa qua thực sự công bằng và minh bạch, không có gì gian dối hay lường gạt.

Kết quả sơ khởi tại Thượng Viện
Mặc dù đảng Dân Chủ đã chi hằng trăm triệu Mỹ kim chỉ để giành thêm vài ghế tại Thượng viện nhưng “làn sóng xanh” không hề xảy ra.
Riêng tại tiểu bang South Carolina ứng viên đảng Dân Chủ đã nhận đóng góp lên đến 109 triệu Mỹ kim nhưng vẫn không thể thắng được Thượng Nghị Sĩ Lindsay Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện chỉ có 70 triệu Mỹ kim để chi cho bầu cử.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, Chủ tịch Thượng viện và Thượng nghị sĩ Susan Collins tiểu bang Maine là hai nhân vật khác mà đảng Dân Chủ đã công khai tuyên bố sẽ loại trừ, nhưng cuối cùng cả hai vẫn thắng cử một cách khá dễ dàng.
Trong khi Đảng Dân chủ giành được hai ghế ở tiểu bang Colorado và tiểu bang Arizona, thì họ lại mất một ghế ở tiểu bang Alabama.
Hiện chỉ còn tiểu bang Alaska là chưa chính thức công bố kết quả cuộc bầu cử, nhưng đảng Cộng Hòa tin rằng họ sẽ giữ được chiếc ghế này.
Như vậy chính thức đảng Dân Chủ đang giữ 48 ghế, còn đảng Cộng Hòa giữ 49 ghế và họ tin rằng cũng giữ được ghế tại tiểu bang Alaska.
Nếu ông Trump tái đắc cử đảng Cộng Hòa vẫn đủ phiếu để thông qua các đạo luật hay quyết định bổ nhiệm thẩm phán, các vị tướng và các viên chức chính phủ.
Còn nếu ông Biden thắng cử thì đảng Dân Chủ cần thêm ít nhất 2 ghế nữa tại Thượng Viện, nếu không đủ họ sẽ thuộc phe thiểu số và đảng Cộng Hòa sẽ ngăn chặn mọi thay đổi hay mọi quyết định mà đảng Cộng Hòa không đồng ý.
Vì thế 2 ghế thượng viện đang tranh cử nước rút tại tiểu bang Georgia vô cùng quan trọng, đảng Dân Chủ phải thắng cả 2 ghế này thì mới có thể “thay đổi nước Mỹ” như ý họ muốn.

Tranh cử nước rút (runoff election)
Theo luật bầu cử tại tiểu bang Georgia, các ứng cử viên Thượng Viện phải nhận được ít nhất 50% phiếu để tuyên bố thắng cử.
Nếu không ai nhận được hơn mức 50% số cử tri đi bầu thì 2 người có số phiếu cao nhất sẽ tranh cử nước rút vào ngày 5/1/2021 sắp tới.
Ghế thứ nhất do Thượng nghị sĩ David Perdue đảng Cộng hoà bầu cử lại. Ông Perdue chỉ thiếu chừng vài ngàn phiếu để có trên 50% số phiếu, nên vẫn phải tái tranh cử với ông Jon Ossoff, thuộc đảng Dân Chủ.
Chiếc ghế thứ 2 do Thượng nghị sĩ Kelly Loeffler, đảng Cộng hoà, được bổ nhiệm vào năm ngoái khi Thượng nghị sĩ Johnny Isakson về hưu nay phải bầu lại.
Trong cuộc tranh cử 3/11/2020, bà Loeffler thua phiếu mục sư Raphael Warnock đảng Dân chủ, nhưng vì có tới 20 ứng cử viên ra tranh cử nên thật khó đoán kết quả cuộc bầu cử.
Trong một cuộc biểu tình do cánh tả cấp tiến tổ chức tại tiểu bang New York gần đây Thượng nghị sĩ Lãnh đạo phe thiểu số thuộc đảng Dân chủ ông Chuck Schumer đã công khai tuyên bố đảng Dân Chủ phải thắng cả 2 ghế này thì mới có thể “thay đổi nước Mỹ”.

Nước Mỹ không dễ thay đổi
Một ngày sau khi ông Biden tuyên bố thắng cử tổng thống, ngày 8/11/2020 Thượng Nghị Sĩ Joe Manchin thuộc đảng Dân Chủ tại West Virginia cho báo chí biết cử tri đã từ bỏ đảng Dân chủ bởi chủ trương cấp tiến xã hội chủ nghĩa của một số thành viên và ông khuyên các thành viên này nên chủ trương ôn hòa hơn.
Ông hứa với cử tri nếu đảng Dân Chủ chiếm được cả hai ghế ở tiểu bang George nghĩa là Thượng Viện mỗi bên 50 ghế ông sẽ đứng về phía đảng Cộng Hòa để ngăn chận mọi “thay đổi cấp tiến”.
Ông không ủng hộ việc mang thêm người vào Tối Cao Pháp Viện chính trị hóa tư pháp, không ủng hộ cắt giảm cảnh sát, không ủng hộ tăng thuế, không ủng hộ thông qua y tế miễn phí hay đại học miễn phí, ông xin cử tri tin ông sẽ không nhượng bộ với cánh tả xã hội chủ nghĩa.

Cánh tả gây thảm hại ?
Về phía Hạ Viện, theo tin CNN dân biểu đảng Dân chủ Abigail Spanberger tiểu bang Virginia cũng cho rằng tỷ lệ tái đắc cử rất thấp của bà là do các chính trị gia cánh tả Xã Hội Chủ Nghĩa gây ra.
Cử tri của bà không đồng ý với phong trào thiên tả Black Lives Matter về việc cắt ngân sách cho cảnh sát.
Một số dân biểu đảng Dân Chủ thất cử đã công khai chỉ trích cánh tả xã hội chủ nghĩa đã khiến họ bị thất cử, ngược lại cánh tả cho rằng những dân biểu này đã không theo đường lối cấp tiến nên bị cử tri cấp tiến trừng phạt.
Đảng Dân Chủ ít nhất đã mất 6 ghế dân biểu Hạ Viện, có thể họ sẽ vẫn giữ được Hạ Viện với một chênh lệch rất nhỏ chỉ vài ghế.
Để trở thành Chủ tịch Hạ Viện bà Nancy Pelosi cần có 218 phiếu ủng hộ, nhưng thất bại trong cuộc tranh cử lần này không chắc bà sẽ được bầu lại.
Tất cả các ghế của đảng Cộng Hòa đều đã giữ được và họ thắng thêm từ 6 đến 12 ghế, vì thế vị chủ tịch Hạ Viện kế nhiệm có thể sẽ cần phiếu từ đảng Cộng Hòa ủng hộ.

Điểm bất thường bắt đầu
Bình thường người thua cuộc tổ chức họp báo trước để chúc mừng người thắng cuộc, nhưng lần này chừng 1 giờ sáng ngày 4/11/2020 khi kết quả sơ khởi cho thấy ông Trump dẫn trước khá xa, nhất là ở các tiểu bang chiến trường Wisconsin, Michigan và Pennsylvania, ông Biden lại mở họp báo tuyên bố đảng Dân Chủ đang trên đà thắng cử.
Ngay sau đó bà Nancy Pelosi cũng họp báo ngầm tuyên bố đảng Dân Chủ đang trên đà chiến thắng ở Hạ Viện, như đã phân tích bên trên đến nay vẫn chưa có kết quả và đảng Cộng Hòa mặc dù tin họ đã giữ được Thượng Viện nhưng vẫn chưa chính thức tuyên bố.
Đến gần 3 giờ sáng 4/11/2020, dựa trên các kết quả bầu cử sơ khởi tại các tiểu bang do đảng Cộng Hòa cầm quyền và kết quả cử tri bỏ phiếu trong ngày tại các tiểu bang do đảng Dân Chủ cầm quyền, ông Trump mở họp báo và tuyên bố thắng cử.
Nhưng đến gần 5 giờ sáng kết quả tại hai tiểu bang Michigan và Wisconsin đã đảo ngược.
Mạng xã hội nhanh chóng phát hiện tại đơn vị bầu cử Shiawassee, Michigan, con số bầu cho ông Biden đột nhiên tăng thêm 153,710 phiếu hơn số cư dân trong vùng cả chục lần.
Tờ New York Times liên lạc ngay với giới chức bầu cử tại Michigan mới rõ con số đúng là 15,371 phiếu, lỗi do đánh máy sai thêm vào một số 0 ở số cuối, thêm cho ông Biden 138,339 phiếu.
Tổng thống Trump ngay sau đó mở cuộc họp báo tuyên bố là có gian lận bầu cử tại các tiểu bang Michigan, Wisconsin, Georgia và Pennsylvania, đảng Cộng Hòa bắt đầu khởi kiện và cho biết có thể dẫn đến tranh tụng lên đến Tối Cao Pháp Viện.
Ban vận động tranh cử của ông Trump đã đưa ra một tuyên bố cho biết tất cả các lá phiếu hợp pháp phải được đếm và tất cả các lá phiếu bất hợp pháp không được tính vào, ông Trump sẽ đeo đuổi quá trình này thông qua mọi khía cạnh của luật pháp.

Việc kiện tụng
Nhiều Thượng Nghị sĩ đảng Cộng Hòa công khai tuyên bố họ đã thắng ở Thượng Viện, Hạ Viện, một số tiểu bang như Florida, Texas và ông Trump đã nhận được trên 70 triệu phiếu hợp pháp nên họ tin rằng đã có lừa đảo trong cuộc bầu cử vừa qua.
Ngày 9/11/2020, đảng Cộng Hòa đã nộp đơn kiện gian lận bầu cử tại một số tiểu bang, trong đó có Pennsylvania, Michigan và Nevada.
Ngay sau đó, Thượng Nghị sĩ Ted Cruz đảng Cộng Hòa Texas cho biết Thượng Viện sẽ mở cuộc điều trần lắng nghe các nhân chứng và xem xét các chứng cớ có liên quan đến gian lận bầu cử.
Cùng ngày Bộ trưởng Tư Pháp William Barr đưa ra một bản ghi nhớ ủy quyền cho các công tố viên liên bang trên toàn quốc điều tra những cáo buộc đáng kể về các dấu hiệu bất thường trong cuộc bầu cử vừa qua.
Cũng trong ngày 9/11/2020, 10 Bộ trưởng Tư Pháp của 10 tiểu bang, gồm: Missouri, Louisiana, Alabama, Arkansas, Florida, Kentucky, Mississippi, Nam Carolina, Nam Dakota, và Texas, đã đệ trình bản tóm tắt thân hữu (amicus) lên Tối cao Pháp viện bày tỏ ủng hộ vụ kiện gian lận bầu cử do đảng Cộng hòa tại bang Pennsylvania khởi xướng.
Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang Missouri, ông Eric Schmitt là người khởi xướng bản tóm tắt cho báo chí biết Tòa án Tối cao Pennsylvania đã viết lại luật và đã xâm phạm quyền hạn của cơ quan lập pháp khi phán quyết rằng các lá phiếu gửi qua thư nhận được vài ngày sau ngày bầu cử vẫn có thể được tính.
Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang Louisiana ông Jeff Landry cho báo chí biết Tòa án Tối cao Pennsylvania giống như “trọng tài thay đổi luật chơi ngay giữa một trận bóng đang diễn ra” và “các thẩm phán không phải là người viết luật, trách nhiệm đó thuộc về cơ quan lập pháp”.
Tại tiểu bang Pennsylvania phía hành chánh thuộc đảng Dân Chủ đã vượt quyền sửa luật khi chưa được Quốc Hội thuộc đảng Cộng Hòa đồng ý thông qua. Trước bầu cử vụ kiện có đưa lên Tối Cao Pháp Viện nhưng đã được gởi trả lại tiểu bang.
Quốc Hội tiểu bang Michigan thuộc đảng Cộng Hòa cũng đã tiến hành mở cuộc điều tra về những dấu hiệu khác thường trong cuộc bầu cử ngày 3/11/2020 tại tiểu bang này.
Đồng thời tại tiểu bang Wisconsin, có thể tại tiểu bang Nevada và tiểu bang Arizona sẽ tiến hành đếm lại phiếu.
Việc kiện tụng tòa án chỉ mới bắt đầu, cả hai bên cần có bằng chứng cụ thể, có nhân chứng xác thực và cần thông qua tranh cãi của hai bên nên cần một thời gian mới có được kết quả.
Các tranh tụng không phải giữa ông Trump và đảng Dân Chủ, mà là tranh tụng của đảng Cộng Hòa vì kết quả bầu cử công bằng và minh bạch là vô cùng cần thiết, có rõ ràng thì cử tri mới tiếp tục tin tưởng mà trao phó trách nhiệm lãnh đạo đất nước cho đảng Cộng Hòa tiếp tục gánh vác.

Liên danh Biden – Harris công bố đắc cử Tổng thống
Dựa trên kết quả sơ khởi, ngày 7/11/2020, ông Biden đã tuyên bố đắc cử Tổng thống, nhưng ông Trump không chấp nhận cho rằng phải đợi kết quả tại tòa.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, Chủ tịch Thượng viện trả lời báo chí ông không chúc mừng chiến thắng của Liên danh Biden – Harris vì kết quả bầu cử thuộc Cử tri đoàn, hiện còn quá nhiều tranh chấp về tư pháp và về chính trị nên không có gì phải vội vã chúc mừng.
Theo Luật Định ngày 14/12/2020, các tiểu bang sẽ chuyển lên liên bang phiếu bầu Cử tri đoàn và ngày 5/1/2021, Quốc Hội Liên Bang sẽ mở phiếu bầu.

Bạo loạn xảy ra ?
Dân chủ ở Mỹ là dân chủ gián tiếp, cử tri bầu cho Cử tri đoàn, kết quả bầu cử là từ các chính trị gia thông qua Cử tri đoàn, cuộc bầu cử lần này lại đầy tranh cãi nên có thể có rất nhiều chuyện bất ngờ xảy ra.
Cả năm nay tại nhiều thành phố lớn do đảng Dân Chủ cầm quyền và ngay cả ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington D.C.) liên tục xảy ra những cuộc biểu tình gây bạo loạn, cướp của, đốt phá, bắn giết lẫn nhau, vì thế quyết định từ tòa án hay từ các chính trị gia nếu không được cánh tả đồng ý rất dễ dẫn đến bạo loạn.
Ngược lại, cánh cực hữu cũng không chịu thua khi quyết định từ tòa án hay từ các chính trị gia không được thuyết phục được họ.
Cho đến ngày 20/1/2021, Tổng thống Trump mới hết nhiệm kỳ 2017-21, vẫn còn trách nhiệm phải bảo vệ trị an cho nước Mỹ và dân Mỹ.
Ngày 9/11/2020, ông Trump loan báo sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, trả lời phỏng vấn của tờ Military Times ông Esper cho biết: “… Ông Trump là tổng tư lệnh được bầu bán một cách hợp lệ và ông đang tận dụng tối đa điều đó…"
Nếu có bạo loạn xảy ra ông Trump có thể sử dụng Đạo luật Chống Nổi loạn 1807, sử dụng Lực lượng Vệ binh Quốc Gia, một số lực lượng nội an và cảnh sát để bảo vệ trị an.
Rõ ràng ông Trump đã sửa soạn tất cả những gì ông ấy có thể làm được một cách hợp pháp, để hoàn thành trách nhiệm mà cử tri Mỹ đã giao phó cho ông năm 2016.

Cuộc bầu cử chỉ chấm dứt khi…
Rõ ràng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 chưa chấm dứt, điều mà đa số mong đợi một kết quả bầu cử thực sự công bằng, minh bạch và chuyển tiếp sang nhiệm kỳ 2021-25 một cách ôn hòa bất bạo động.
Bầu cử tự do, công bằng và minh bạch là điều kiện cần và đủ để bên thắng cử dù là liên danh Trump – Pence hay liên danh Biden – Harris có được thế chính danh lãnh đạo nước Mỹ và lãnh đạo thế giới.

11/11/2020
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi


Ai sẽ là Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-25 ?

Nguyễn Quang Duy

Không có nơi nào trên thế giới bầu cử theo phương thức cử tri đoàn như ở Mỹ và không có cuộc bầu cử nào tại Mỹ có quá nhiều vấn đề như cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
Đến nay cả hai bên đều tuyên bố thắng cử và tràn ngập thông tin trái ngược nhau, như vậy chuyện gì sẽ xảy ra và ai sẽ là Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-25?

Đảng Cộng Hòa thắng cử ?
Mặc dù đảng Dân Chủ đã chi hằng trăm triệu Mỹ kim để quyết dành thêm ghế tại Thượng viện nhưng làn sóng xanh đã không xảy ra.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện và thượng nghị sĩ Lindsey Graham chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện đều tái đắc cử và đảng Cộng Hòa theo ước tính vẫn giữ được Thượng Viện.
Như thế, trong vòng 2 năm tới ngay cả nếu ông Biden chính thức thắng cử đảng Cộng Hòa sẽ ngăn chặn mọi thay đổi do đảng Dân Chủ đưa ra.
Ở Hạ Viện, đảng Dân Chủ vẫn giữ đa số nhưng mất từ 5 đến 12 ghế, cách tả Dân Chủ Xã Hội đang vận động để truất phế bà Nancy Pelosi khỏi vai trò chủ tịch Hạ viện đưa người của họ lên.
Nếu trong vòng 2 năm tới đảng Dân Chủ không giữ được ổn định Hạ Viện có thể sẽ mất vào tay đảng Cộng Hòa.
Dựa trên kết quả sơ khởi này, không kể ai thắng cử tổng thống, rõ ràng cử tri Mỹ muốn duy trì tam quyền phân lập, muốn hành pháp và lập pháp kiểm soát lẫn nhau và giải quyết những tranh chấp chính trị ai là người thắng cử tổng thống lần này.

Ông Trump thắng Florida và Texas
Trái ngược với các cuộc thăm dò cử tri của báo chí và chi tiêu cho việc tranh cử, tại Florida riêng tỉ phú Michael Bloomberg đã chi hằng trăm triệu Mỹ Kim, nhưng ông Trump đã thắng cử một cách khá vẻ vang tại hai tiểu bang Florida và Texas.
Trước ngày bầu cử bà Harris Kamala ứng cử viên phó tổng thống đã dành khá nhiều nỗ lực để vận động tại hai tiểu bang này.
Vì ở đây có đông cử tri gốc Nam Mỹ và Phi Châu đảng Dân Chủ tin rằng nhờ yếu tố “sắc tộc” của bà Harris Kamala cử tri gốc Nam Mỹ và Phi Châu sẽ bầu cho bà.
Nhưng kết quả đã trái ngược ý muốn của đảng Dân Chủ, số cử tri gốc Nam Mỹ và Phi Châu bầu cho ông Trump theo ước tính đã cao hơn các cuộc bầu cử trước rất nhiều và ngược lại càng ngày càng ít người bầu cho đảng Dân Chủ.
Ở Mỹ các tiểu bang giữ quyền tổ chức bầu cử nên Florida, Texas và cũng như hầu hết các tiểu bang có thống đốc thuộc đảng Cộng Hòa, mặc dù cũng có nhiều cử tri bỏ phiếu qua thư nhưng kết quả bầu cử đã công bố ngay trong đêm bầu cử 3/11/2020.

Ông Trump tuyên bố thắng cử...
Dựa theo kết quả bầu cử sơ khởi tại các tiểu bang do đảng Cộng Hòa cầm quyền và kết quả cử tri bỏ phiếu trong ngày tại các tiểu bang do đảng Dân Chủ cầm quyền, vào rạng sáng 4/11/2020, ông Trump đã dẫn trước khá xa nên ông mở họp báo và tuyên bố thắng cử.
Nhưng chỉ vài giờ sau hai tiểu bang Michigan và Wisconsin là hai tiểu bang có thống đốc thuộc đảng Dân Chủ các phiếu bầu qua thư được tính chung vào kết quả đã đảo ngược.
Tờ New York Times nhanh chóng đưa tin tại đơn vị Shiawassee, Michigan, con số bầu cho ông Biden đột nhiên tăng thêm 153,710 phiếu hơn cả số cư dân trong vùng cả chục lần.
Giới chức bầu cử tại Michigan nhanh chóng đính chính con số đúng là 15,371 và đổ lỗi do đánh máy sai thêm vào một số 0 ở số cuối.
Tổng thống Trump ngay sau đó mở cuộc họp báo tuyên bố là có gian lận bầu cử tại các tiểu bang Michigan, Wisconsin, Georgia và Pennsylvania, đảng Cộng Hòa bắt đầu khởi kiện và cho biết có thể dẫn đến tranh tụng tại Tối Cao Pháp Viện.
Ban vận động tranh cử của ông Trump đưa ra một tuyên bố cho biết ông Trump "sẽ không bao giờ từ bỏ chiến đấu vì bạn và đất nước của chúng ta."
Theo bản tuyên bố tất cả các lá phiếu hợp pháp phải được đếm và tất cả các lá phiếu bất hợp pháp không được tính vào, ông Trump sẽ theo đuổi quá trình này thông qua mọi khía cạnh của luật pháp.
Từ đó các thông tin tràn ngập về kẻ thắng người thua, nhưng ngay cả nếu không có khởi kiện và tranh tụng, do cách thức bầu cử ở Mỹ kết quả thắng thua là quyết định của đa số cử tri đoàn, nghĩa là còn cả tháng nữa mới có kết quả chính thức.

Tiểu bang tổ chức bầu cử
Ở Mỹ theo Hiến Pháp luật bầu cử do tiểu bang soạn và thi hành, bởi vậy mỗi tiểu bang luật mỗi khác ngay cả việc định nghĩa cử tri là ai.
Tại một số tiểu bang bất luận ai đang sống ở đó dù là công dân Mỹ hay sống bất hợp pháp đều có thể đi bầu. Đây là một lý do đảng Dân Chủ liên tục cho rằng mỗi lá phiếu đều phải được tính bất kể họ là ai.
Lý do khác là tại tiểu bang do đảng Dân Chủ nắm gần đây còn đổi luật các phiếu gửi bằng thư có dấu bưu điện của Ngày bầu cử (3/11/2020) có thể được nhận đến hết ngày 6/11/2020 ở Pennsylvania và ngày 12/11/2020 ở Bắc Carolina, thay vì chỉ nhận phiếu qua bưu điện vào ngày bầu cử như thông lệ và ở các tiểu bang khác.
Đảng Cộng hòa đã kiện lên tòa án tiểu bang và sau đó kháng cáo lên Tối cao pháp viện nhưng không thành công nên đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục kiện.
Vì thế ông Trump mới kêu gọi ngừng đếm phiếu tại tiểu bang Pennsylvania và các tiểu bang do đảng Dân Chủ nắm quyền hành pháp.
Tất cả những gì đã, đang và sẽ xảy ra đều đã nằm trong tính toán của cả hai đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa, bởi vậy mỗi bên đều có một lực lượng luật sư lên đến hằng ngàn người đang ngày đêm làm việc.
Hiện có 5 tiểu bang bao gồm Wisconsin, Michigan, Pennsylvania, Bắc Carolina và Nevada đã và đang xảy ra kiện tụng từ việc ngừng đếm phiếu, đếm phiếu lại, đến việc gian lận và vi phạm Hiến Pháp.

Liệu Tối Cao Pháp Viện có phân xử không ?
Tối Cao Pháp Viện chỉ phân xử khi có liên quan đến Hiến Pháp, nên đến nay chưa biết vì lý do gì ông Trump thông báo muốn kiện nên không thể đoán trước kết quả kiện tụng.
Từ thời lập quốc các tổ phụ nước Mỹ không ai bầu cử qua bưu điện, muốn đi bầu có khi họ phải đi cả ngày đến thị trấn gần nhất để bầu, biết đâu chừng bà Amy Coney Barrett theo triết lý nguyên thủy làm đúng với bản Hiến Pháp và thời đại những nhà lập quốc Mỹ phán rằng bầu cử qua thư là bất hợp hiến và được bốn thẩm phán bảo thủ ủng hộ.
Việc kiện tụng thường kéo dài nhiều tháng và lần này có quá nhiều kiện tụng, mà thời gian chính thức thông báo kết quả bầu cử còn chỉ 1 tháng, nên không chắc có thời gian kiện tụng sẽ lên đến Tối Cao Pháp Viện và ngay cả có thể xử được ở các tòa án tiểu bang.

Cử tri đoàn
Bầu cử Mỹ là bầu cử gián tiếp nên theo Luật Liên bang các tiểu bang phải hoàn tất kiểm phiếu và phải chính thức bổ nhiệm cử tri đoàn trước ngày 8/12/2020.
Để đến ngày 14/12/2020, cử tri đoàn từ các tiểu bang sẽ gặp nhau tại thủ đô Washington chính thức bầu kín một vị Tổng thống và một vị Phó Tổng Thống.
Theo Luật Liên bang năm 1845, nếu kết quả bầu cử không rõ ràng các chính trị gia tiểu bang có quyền tự quyết định ai thắng cử và bổ nhiệm cử tri đoàn để kịp thời lên thủ đô bầu cử.
Tại các tiểu bang đang tranh chấp gồm Wisconsin, Michigan, Pennsylvania, Bắc Carolina và Arizona, các Quốc Hội cả Thượng viện lẫn Hạ viện đều do đảng Cộng Hòa nắm giữ.
Kết quả sẽ nghiêng về phía liên danh Trump – Pence, Quốc Hội các tiểu bang nói trên sẽ bổ nhiệm cử tri đoàn đảng Cộng Hòa lên thủ đô bầu phiếu.
Tại các tiểu bang Wisconsin, Michigan, Pennsylvania và Bắc Carolina, các Thống Đốc lại thuộc đảng Dân Chủ có thể không đồng ý Quốc Hội các tiểu bang nên ra tuyên bố liên danh Biden – Harris thắng cử và bổ nhiệm cử tri đoàn đảng Dân Chủ lên thủ đô bầu phiếu.

Quốc Hội Liên Bang
Ngày 2/1/2021, các tân thượng nghị và dân biểu Quốc Hội Liên Bang vừa thắng cử sẽ tuyên thệ nhậm chức, ngay sau đó ngày 5/1/2021, lưỡng viện Quốc hội họp mở các phiếu cử tri đoàn của tất cả các tiểu bang và chính thức tuyên bố ai thắng cử.
Nhưng Thượng viện khi đó nếu đã thuộc về đảng Cộng Hòa còn Hạ Viện lại do đảng Dân Chủ nắm nên không bên nào đồng ý với bên nào về kết quả do các tiểu bang bầu chọn.
Các Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa vừa trải qua một trận chiến kinh hoàng do đảng Dân Chủ đã chi hằng trăm triệu Mỹ kim với quyết tâm hạ gục, uy tín và sinh mạng chính trị của họ đã gắn chặt với ông Trump nên quyết định cuối cùng sẽ thuộc về ông Trump.

Khẩn cấp chống bạo loạn cấp quốc gia ?
Rất có thể ông Trump sẽ không đợi đến ngày 20/1/2021, nhiệm kỳ của ông Trump chính thức kết thúc, theo Đạo luật Tiếp nhiệm Tổng thống 1947, chức tổng thống sẽ được tạm quyền trao cho Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Dân Chủ là bà Nancy Pelosi.
Khi Quốc Hội Liên Bang thất bại tuyên bố ai chiến thắng tình hình căng thẳng khắp nơi, nhất là tại các tiểu bang do đảng Dân Chủ nắm giữ, ông Trump có toàn quyền tuyên bố ban hành lệnh khẩn cấp chống bạo loạn cấp quốc gia.
Tiếp theo ông Trump tuyên bố hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử 3/11/2020, tạm thời tiếp tục giữ vai trò Tổng thống Mỹ và Hành pháp Liên Bang tước quyền các tiểu bang đứng ra tổ chức bầu cử tổng thống.
Quân Đội chính quy mặc dầu do ông Trump làm Tổng Tư Lệnh đã thấy trước trò chơi chính trị nên từ tháng 9/2020 đã chính thức tuyên bố việc bảo vệ trị an không phải là vai trò của Quân Đội.
Quân đội sẽ tiếp tục giữ vai trò bảo vệ lãnh thổ và đại dương, sẵn sàng chiến đấu khi ngoại bang lợi dụng tình trạng gây thiệt hại quyền lợi nước Mỹ.
Tổng thống Trump sẽ sử dụng Lực lượng Vệ binh Quốc Gia và một số lực lượng nội an khác như lực lượng đặc trách biên giới, lực lượng bảo vệ các cơ quan chính phủ để bảo vệ trị an.
Các lực lượng cảnh sát mặc dù thuộc thành phố nhưng trong những tháng ngày qua đã gắn bó với ông Trump nên sẽ cùng với các lực lượng quân sự liên bang và tiểu bang giữ gìn trật tự công cộng.
Sẽ có một số bạo loạn xảy ra nhưng do đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp chống bạo loạn quốc gia nên ông Trump có toàn quyền gởi lực lượng đến giúp giữ trị an cho cuộc bầu cử tổng thống.
Trong tình trạng khẩn cấp chống bạo loạn ông Trump có quyền ký sắc lệnh tạm giam bất cứ ai không tuân theo luật khẩn cấp quốc gia.
Ông Trump gần đây tuyên bố “với ông thắng thì dễ nhưng thua thì thật khó” và như chúng ta đã biết ông sẵn sàng làm bất cứ việc gì mà ít người dám nghĩ tới, nhất là khi ông tin rằng đã bị đối xử bất công khi ông “chiến đấu vì bạn và đất nước của chúng ta".

Trò chơi chính trị đã được thấy trước…
Ngày 23/10/2020 tạp chí The Economist đăng bài bình luận về sự chính trực trong bầu cử Mỹ do giáo sư Luật học Đại học Amherst ông Lawrence Douglas viết về một kịch bản xảy ra từ ngày bầu cử Mỹ 3/11/2020.
Tờ Luật Khoa Tạp Chí đã dịch bài bình luận dưới nhan đề “Nếu ông Trump không chịu chấp nhận kết quả bầu cử thì sao?”, ông Lawrence Douglas đã nhận ra trò chơi chính trị nên thấy trước những chuyện đã và đang xảy ra.
Bạn đọc muốn tìm hiểu về luật pháp và về lịch sử Mỹ để thấy đây không phải là lần đầu tiên các chính trị gia chơi trò chơi dân chủ kiểu Mỹ xin vào trang Luật Khoa để xem bản dịch bài bình luận (Nếu ông Trump không chịu chấp nhận kết quả bầu cử thì sao?).
Lịch sử chính trị Mỹ thường xuyên phân cực nhưng mọi tranh chấp chính trị đều được công khai để người dân Mỹ có quyền đánh giá đúng sai và quyền chọn lựa một lãnh tụ xứng đáng nhất để lèo lái nước Mỹ qua những cơn biến động.
Có thể ông Trump và ông Biden hai quân tướng trên bàn cờ chính trị biết rõ nước cờ của nhau sẽ tìm ra một giải pháp để kết thúc cuộc chơi nhanh chóng và ít tốn kém hơn để cả hai bên cùng thắng và người Mỹ sẽ là người chiến thắng, rất mong và rất mong…

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
7/11/2020


Suy nghĩ của Khờ

Võ Bất Thuyết

Thưa quý anh chị em (ACE),
Non một tuần trước, Khờ đã gửi đến quý ACE tâm thư "Khờ nghĩ gì sau ngày bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ hôm qua..." (bên dưới).  Khờ cảm ơn một số ACE đã góp ý; hầu hết tán đồng suy diễn của Khờ.  Có vài ACE khuyến khích Khờ trình bày thêm suy nghĩ của Khờ về tương lai...
Khờ xin trình bày hiện tình của cuộc Tổng Tuyển Cử (tiết mục #1, 2, 3), sau đó là suy nghĩ của Khờ (#4).

1. Tiến Trình Sau Ngày Bầu Cử Nov 3
Cho đến hôm nay, liên danh Biden+Harris đã được "projected" thắng cử (có 270+ phiếu Đại Cử Tri).  Projected Results chỉ là kết quả sơ khởi do các tổ chức truyền thông và thăm dò (polling organizations) tổng kết.  Các Tiểu Bang sẽ chính thức công bố Official Results.  Nhưng cũng vẫn chưa phải là Final Results.  Quá giữa tháng 12, Đại Cử Tri Đoàn sẽ chính thức bỏ phiếu xác nhận liên danh nào đắc cử.  Lúc đó mới chính thức có President Elect, nhưng vẫn chưa chung cuộc cho đến khi President Elect tuyên thệ nhậm chức vào đầu tháng 01 năm 2021.

2. Suốt tiến trình dài đó, có thể có những bất ngờ không?
Bốn năm trước, liên danh Trump+Pence đắc cử với 300+ phiếu Đại Cử Tri, đảng Dân Chủ đã tìm cách để lật ngược thế cờ; thí dụ đã đưa ra một nhóm rất đông Bác Sĩ/Chuyên Viên Tâm Lý "chẩn đoán mò" là ông Trump bị bệnh tâm thần (bị điên), không thể làm Tổng Thống được, với hy vọng một số Đại Cử Tri sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump.  Họ đã thất bại.
Năm nay, chuyện lật ngược thế cờ có thể xảy ra hơn, vì rất nhiều cử tri và đoàn thể tin có sự gian lận bầu cử do đảng Dân Chủ chủ trương, hay vì chuyện bê bối của cha con ông "President Elect" Joe Biden, ..., có thể làm Đại Cử Tri của một vài Tiểu Bang chán chường và "xé rào" (một số Tiểu Bang cho phép Đại Cử Tri "xé rào") --việc nầy hiếm khi xảy ra vì đảng thắng cử tại các Tiểu Bang tuyển chọn thành phần "trung kiên" làm Đại Cử Tri, nhưng ai biết được!--.  Nếu liên danh Biden+Harris chỉ hơn liên danh Trump+Pense một vài phiếu Đại Cử Tri thì cũng đáng cho họ lo ngại lắm!
Ngoài ra, dù Đại Cử Tri Đoàn đã bỏ phiếu xác nhận ông Biden là President Elect, nhưng ông Biden chưa tuyên thệ nhậm chức thì cũng có thể có "biến cố"; thí dụ ông Biden phải vào bệnh viện và bị chứng nhận lú lẫn (hoặc một thí dụ gây chia rẽ trầm trọng có thể tạo nội chiến, không ai muốn thấy: ông President Elect Biden bị còng tay, tạm giam giữ vì tội tham nhũng với bằng chứng rất thuyết phục theo luật pháp hiện hành).  Lúc đó Hạ Viện sẽ chọn một Ứng Cử Viên thay thế và mỗi Tiểu Bang một phiếu bầu người sẽ làm Tổng Thống (và Thượng Viện sẽ bỏ phiếu bầu người làm Phó Tổng Thống).  Chỉ sau khi President Elect tuyên thệ nhậm chức rồi, nếu không thể thi hành nhiệm vụ Tổng Thống thì Phó Tổng Thống mới đương nhiên được đôn lên thay thế.

3. Hy vọng nào còn cho liên danh Trump+Pence?
Hiện nay, liên danh Trump+Pence đang ở thế (rất) bất lợi; hai ông và các viên chức vận động bầu cử của hai ông đang nỗ lực vào 2 lãnh vực:  Xin đếm lại phiếu tại một số Tiểu Bang, và tìm chứng cớ cụ thể về gian lận bầu cử để trình tòa.  Đây không phải là chuyện dễ thực hiện.
Nếu không thể thành công với hai nỗ lực trên, họ phải vận động ngăn chận tiến trình Đại Cử Tri Đoàn bỏ phiếu hay/và President Elect tuyên thệ nhậm chức.  Đây cũng không dễ gì!
Tài chánh và nhân lực là chuyện nhỏ, nhưng có nhiều yếu tố khác nữa, như thời giờ!  Việc lội ngược dòng nước lớn mầy rất gay go, đầy khó khăn.
Tuy nhiên nhiều người ủng hộ liên danh Trump+Pence đã và đang làm mất thêm thời giờ quý báu của liên danh với những giả thuyết; thí dụ "đưa vào thêm 6,000 phiếu nhưng vô sổ 23,000 cho liên danh Biden+Harris", "cả chục xe vận tải phiếu bầu liên danh Trump+Pence bị đổ vào hố rác", ...!  Thêm vào đó những kịch bản tạo đầy hỏa mù làm sai lạc nhận định; thí dụ "TT Trump đã giăng bẫy và đảng Dân Chủ đã sập bẫy", do một người ủng hộ nào đó đã tưởng tượng để tự an ủi chính mình, rồi phổ biến thành ra "xạo"!

4. Suy nghĩ của Khờ
Dĩ nhiên Khờ thất vọng, không phải vì Khờ "cuồng Trump", mà vì Khờ thấy một liên danh đã làm việc tích cực cho đất nước lại thua một liên danh chẳng ra gì!  Nhất là Khờ tin có sự gian lận (nhưng không biết đến mức độ nào).  Gian lận bầu cử thường xảy ra khắp nơi, nhiều khi còn trắng trợn hơn (nhưng không tai hại bằng) ngay bây giờ.  Thí dụ bà Ngô Đình Nhu ứng cử Dân Biểu tại một vùng của tỉnh Long An (nơi một anh bạn của Khờ nhiều đời sinh sống); tổ tiên của bà từ Biên Hòa đã "di căn" ra miền Bắc làm quan, bà không liên hệ gì với tỉnh Long An, bà ứng cử Dân Biểu tại đó mà không một lần đến đó để "thăm dân cho biết sự tình"; không thèm đến vận động, bà vẫn thắng hơn 100% số cử tri, các viên chức địa phương phải bỏ bớt phiếu bầu cho bà đi, để bà thắng hợp lý hơn: 99,8% hay 99,6% gì đó!!!
Thế hệ của chúng ta đã hứng chịu cái thảm họa 30 tháng 4 năm 1975.  Còn biến cố nào có thể thảm khốc hơn?!  Ở tuổi 30 Khờ đã để tang cho quê cha đất tổ 20 năm trước Khờ xin quốc tịch Hoa Kỳ (vì muốn gặp mặt Mẹ già đau nặng đang hấp hối).  Chuyện Tổng Thống Trump (nếu thật sự) thất cử cũng không thể làm ông già 75 tuổi như Khờ phải uất ức chết như tướng Chu Du của Đông Ngô thời Tam Quốc.
Thật ra, từ trước ngày bầu cử khoảng 10 ngày, Khờ đã mấy lần nói với bà xã là Tổng Thống Trump có thể thua (thất cử).  Khi một thế cờ có quá nhiều quân cờ và nước đi (yếu tố), xác suất càng phức tạp, khó tính; nếu thêm yếu tố không ngờ được (gian lận, lừa đảo) thì vô phương kết luận trước, không như các tiên đoán của những người chỉ theo "đại lộ" một cách quá giản dị, bỏ qua các "tiểu lộ" của những yếu tố khác nữa.
Khờ vẫn sẽ survive.  Và chúc quý ACE cũng sẽ survive!

Mon, Nov 9,2020
NY_khờ

____________________

Khờ nghĩ gì sau ngày bầu cử
Tổng Thống Hoa Kỳ hôm qua...

Thưa quý ACE,
Sau đây là suy diễn của Khờ sau ngày Bầu Cử Tổng Thống hôm qua, xin quý ACE đọc và cho ý kiến.

1. Kết quả chính thức chưa có, nhưng liên danh Tổng Thống Donald Trump và Phó Tổng Thống Mike Pence đang dẫn trước tại các tiểu bang chưa kiểm xong phiếu, nên Khờ nghĩ Tổng Thống Trump sẽ thắng một cách khá chật vật, nếu không có những trò gian lận (như tự nhiên phát hiện nhiều bin đựng phiếu bầu ở xó xỉnh nào đó, phải được đếm thêm). Rồi những tiểu xảo đòi đếm lại phiếu bầu tại các tiểu bang TT Trump thắng chỉ khoảng 5%...  Kết quả chính thức sẽ có sau vài tuần lễ nữa!?

2. Kết quả sơ khởi cho thấy một viễn kiến của Khờ sẽ trở thành sự thật: Đảng Dân Chủ sẽ "thống trị" Hoa Kỳ dài dài, không một ứng cử viên đảng Cộng Hòa nào sẽ vào được Tòa Bạch Ốc, có lẽ cho đến cuối thế kỷ nầy!
Suốt 4 năm qua, TT Trump và PTT Pence.đã tích cực làm việc, thực thi hầu hết lời hứa khi họ ra ứng cử năm 2016, nhưng đã quá chật vật thắng (có thể thua) liên danh đối thủ thuộc đảng Dân Chủ gồm Joe Biden và Kamala Harris! Joe Biden là một ông già lú lẫn, chỉ "be there" (không làm gì hết) mấy chục năm nay, có một gia đạo xấu xa, thiếu đạo đức (tán đồng con trai bỏ vợ để lấy người chị dâu ngay sau khi anh ruột của hắn mới chết) và là một kẻ bị tình nghi phạm tội rất nghiêm trọng!  Kamala Harris là một phụ nữ được nổi tiếng nhờ từng là tình nhân trẻ tuổi của của một ông già đã có vợ nhưng đầy quyền thế, để được ông ta nâng đỡ thăng tiến trong đời sống!!!
Liên danh Trump+Pence đã tích cực đi vận động tranh cử khắp nơi.  Liên danh Biden+Harris chỉ vận động tranh cử một cách "tà tà".  Thế nhưng, nếu vào các ngày ngay trước ngày bầu cử, các ông Trump và Pence không "xả thân" vận động thì có lẽ đã thất cử rồi, không phải chờ kết quả như bây giờ!  Và nếu đảng Dân Chủ có được một liên danh khá hơn Biden+Harris một chút thì có lẽ họ cũng đã thắng cử rồi!
Nhờ đâu liên danh Biden+Harris đạt được kết quả ngoài sự tưởng tượng như thế?!  Rõ ràng là nhờ guồng máy đảng Dân Chủ với số đảng viên đông đảo hơn, với chánh sách mỵ dân, với sự thao túng trong giới truyền thông, với lối tuyên truyền lừa dối lặp đi lặp lại để người nghe tin là sự thật...
Trong tương lai, đảng Cộng Hòa khó có thể có một liên danh "mạnh" hơn, sáng giá hơn Trump+Fence; mà nếu có đi nữa, cũng không thể chống lại cái guồng máy đảng Dân Chủ!

3. Đáng lẽ Khờ chấm dứt dòng suy diễn của mình tại đây, nhưng có rất nhiều người đổ tội Tổng Thống Trump đã tạo nên sự chia rẽ trầm trọng tại Hoa Kỳ nên phải gánh chịu hậu quả!
Xin lỗi, những người nghĩ như thế đều mù quáng cả!  Ông Trump mới vừa đắc cử tháng 11/2016, chưa nắm quyền để làm một việc gì gây hấn, mà đã bị biểu tình chống đối khắp nơi, "Not My President!", bị đòi truất phế... liên tục, kéo dài suốt 4 năm qua!  Ai giật dây cho làn sóng chống đối, chia rẽ đó? Chẳng lẽ thắng bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tháng 11/2016 là có tội tạo nên sự chia rẽ sao?!  Vậy nếu năm 2016 ông Trump dâng cái danh vị "President-Elect" cho bà Hillary Clinton thì chắc ông Trump đã trở thành một vị Thánh Sống của những người đang tố ông gây chia rẽ hiện giờ!!!

Khờ và quý ACE đã là những người cao niên, không còn bao nhiêu năm nữa rồi sẽ phải vĩnh viễn ra đi để lảng tránh cái viễn ảnh đất nước nầy bị thao túng tan hoang. Chỉ thương cho con cháu...

Wed, Nov 4,2020
NY_khờ

Nguồn: Internet


 

Luôn giữ niềm tin và hy vọng

           
Người Lính Già Oregon
 

Cuộc bầu cử 3/11 năm nay minh chứng cho câu nói quen thuộc, là “lịch sử tự lặp lại không ngừng chính nó” (History repeats itself ceaselessly). Nếu chúng ta nhớ lại vụ Al Gore (DC) năm 2000 kiện đếm phiếu lại tại Florida, kéo dài hơn bốn tuần lễ, cũng căng thẳng không kém, cho đến khi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán quyết bắt ngưng và cho Bush Con (CH) thắng cử. Hoặc xa hơn, vào năm 1864, cách đây hơn một thế kỷ rưỡi, cuộc tái tranh cử của TT Abraham Lincoln vs tướng George McClellan, khi quân nhân các TB được gửi phiếu bầu qua thư, và các phiếu này bị gian lận, những thủ phạm vào tù. Còn việc đám Fake News Thổ Tả cực kỳ chống Trump, kể cả Fox News (đã bán linh hồn cho quỷ Tàu Cộng) nhất loạt tuyên bố Bi-Đen thắng cử nhắc chúng ta chuyện tờ Chicago Daily Tribune, cũng Thổ Tả cực kỳ vào thời đó, trong số tháng 12/1948, đã chạy một tựa đề lớn, cho rằng Dewey đánh bại tổng thống đương nhiệm Dân Chủ Truman (“Dewey defeats Truman”), khiến Truman cười ha hả, giơ tờ báo cho mọi người xem, và chế giễu mãi. Chưa kể, không ai quên, tờ Newsweek, số đặc biệt tháng 11/2016, trước đêm kết quả bầu cử được chính thức công bố, đã gọi Hillary là Madame President.
Những chuyện đó đọc nghe quen quen. Tuy nhiên, người dân Mỹ và thế giới chưa bao giờ chứng kiến một sự gian lận nào trắng trợn, ghê tởm và đê tiện, như trong cuộc bầu cử 3/11/2020 vừa qua. Sự gian lận ấy đã do Đảng K-Rats Khốn Nạn hiện nay bày mưu tính kế, nghiên cứu kỹ lưỡng, gần một năm trước, để loại TT Trump ra khỏi cuộc chơi, sau những thất bại ê chề trong vụ Mueller điều tra phù thủy (witch hunt) Nga nhúng tay giúp đỡ Trump năm 2016, vụ luận tội ruồi bu để truất phế ông cuối năm 2019, vụ cả thế giới và nước Mỹ bị đóng cửa, khiến nhiều người chết, kinh tế xuống dốc thê thảm, bởi đại dịch Covid19 xuất cảng từ Tàu Cộng, trong khi bọn K-Rats đui chột, cứ ngày đêm lôi ông Trump ra, mà đổ lỗi, kết án ông.
Tất cả mưu toan trên đều đã bị thảm bại. Bọn chúng bèn nghĩ đến cuộc bầu cử 2020, và thấy trong đó một dịp may bằng vàng. Ráng kiếm một ứng cử viên cứng cựa ra giao chiến với TT đương nhiệm Trump. Nhìn quanh, nhìn quẩn, nhìn trước, nhìn sau, chúng không tìm ra một ứng cử viên nào coi được, đủ sức đấu với Trump. Không còn chọn lựa, chúng phải đưa ra con gà trống thiến Bi-Đen, mắt nhìn lom lom như thằng ăn trộm gà, miệng cười đểu giả, và óc lú lẫn. Trước lòng dân cuồng nhiệt ủng hộ Trump ‒điều chúng không thể chối cãi được qua hình ảnh của những cuộc rally ở các TB‒  chúng biết Bi- Đen khó thắng. Bèn nghĩ ra cách gian lận. Và những cách gian lận ấy đã xảy ra thực sự, qua các báo cáo và bằng cớ chính xác. Đê tiện và tinh vi đến nỗi các nước đã, và đang, là Cộng Sản, như Nga, Tàu, Cuba, Bắc Hàn, Venezuala, Việt Nam, gồm toàn một lũ tội phạm đểu cáng, lưu manh hạng gộc... mà cũng phải đỏ mặt tía tai, gãi đầu mắc cỡ, không ngờ bị bọn Dân Chủ Mỹ, đứng đầu là những tên như Pelosi, Schumer, Lọ Obozo,  Bill và Hillary Clinton, qua mặt cái rột.
Trong bài viết ngắn ngủi, có tính cấp bách này, NLGO tôi không muốn nhắc lại những gì quý vị đã biết, và biết rõ, hơn tôi, qua những tin tức tràn ngập trên báo chí Hoa Kỳ và thế giới. Kể cả việc Fake News tuyên bố rằng Bi-Đen là “President-elect”. Xin đừng ngạc nhiên hay giận dữ, vì tuyên bố của Fake News cũng là một chiêu bài tuyên truyền tâm lý chiến cho kế hoạch gian lận của chúng nó. Tôi muốn gửi đến các bạn bè, thân hữu quý mến hai lời nhắn (messages). Như sau:
 
I. Khi hoạn nạn mới biết ai trung thành, ai phản bội
A. Tại Mỹ:
1 - Lindsey Graham: Từ trước cho đến vụ Thẩm Phán (TP) Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Kavanaugh, tháng 9, 2018, tôi rất có mặc cảm và dè dặt đối với ông TNS này, vì thấy ông cặp kè với đồng nghiệp “anh hùng” tự phong (vì bị VC bỏ tù, cũng như NLGO và những Người Lính Già khác của VNCH, nhưng chưa ai vỗ ngực tự xưng là anh hùng) John McCain ‒người đã mang theo xuống mồ lòng hận thù đối với TT Trump, cũng như, trong mức độ ít hơn, bà già Ruth Ginsberg. Cho đến khi Graham hết lòng bênh vực Kavanaugh, tôi bắt đầu thấy xiêu lòng. Và khi nghe ông đề cao và ca tụng bà TP Barrett trong buổi điều trần mới đây, tôi hoàn toàn bị chinh phục bởi ông, cũng như bởi các TNS McConnell, Marco Rubio, Ted Cruz...  Quả vậy, vừa mới tái đắc cử tại South Carolina, ông đã chính thức lên tiếng kêu gọi gây quỹ ủng hộ TT Trump trong vụ kiện. Và riêng ông hứa sẽ góp nửa triệu đô cho quỹ pháp lý của Trump.
2 - Rudy Giuliani: Ông là mẫu người điển hình, nếu không muốn nói là hiện thân, của lòng trung thành tuyệt đối. Và tuyệt vời. Từ khi ông Trump mới đắc cử, năm 2016, cho đến nay, ông luôn luôn sát cánh, đồng lao cộng khổ, với tổng thống, kể cả bị kết án, lăng mạ (cf. vụ Hạ Viện điều tra cuộc điện đàm giữa Trump và Zelensky). Tôi nhớ, sau bầu cử 2016, trong một bài viết, tôi đã nghĩ rằng ông o bế Trump vì muốn ẵm chức Bộ Trưởng Ngoại Giao. Đến khi chức này lọt vào tay Rex Tillerson, tôi mới biết mình lầm. Khi Trump gặp hoạn nạn, ông đã bay lên Pennsylvania cùng với toán luật sư Tòa Bạch Ốc để nhập cuộc tức khắc.
3 - Rod Blagojevich: Ông là cựu thống đốc Chicago, Dân Chủ, bị (Obozo) bỏ tù 14 năm, đã được TT Trump ân xá năm nay, sau khi cứu xét lại vụ án tham nhũng của ông. Mới đây, Blagojevich, đã lên tiếng tố cáo, đả kích kịch liệt sự gian lận “truyền thống” của phe Dân Chủ, và bênh vực Trump hết mình. Tôi nghĩ ông làm như vậy, chỉ để biểu lộ lòng biết ơn đối với tổng thống.
4 - Trong khi đó, những thành viên nồng cốt trong nội các đã và đang giữ một sự im lặng rất khó hiểu, kể cả Pompeo. Nhất là William Barr, bộ trưởng Tư Pháp, ù lì, hoặc chậm chạp đến nỗi một số dân biểu và thượng nghị sĩ GOP đã phải gửi thư yêu cầu ông điều tra về những “tội phạm” của cha con Bi-Đen trước kia, và nhất là những vụ gian lận bầu cử hiển nhiên và có bằng chứng bây giờ. Có lẽ, những thành viên này nghĩ rằng mình nên “wait and see”, thận trọng, để không làm “mất lòng” Bi-Đen chăng? Ông Barr đã từng làm bộ trưởng Tư Pháp dưới thời Reagan, còn muốn gì nữa, và danh giá hơn ai hết, thì còn gì để mất?     
5 - Còn tên đại phản thùng  Mitt Romney, theo Morgan Philippes (Fox News) là đảng viên Cộng Hòa đầu tiên đã lên Twitter chúc mừng Bi-Đen thắng cử với lời lẽ nịnh bợ tởm lợm như sau: “Ann and I extend our congratulations to President-elect Joe Biden and Vice President-elect Kamala Harris. We know both of them as people of good will and admirable character [tôi nhấn mạnh]. We pray that God may bless them in the days and years ahead.” Nói đến hắn, NLGO thấy muốn ói.
Còn nữa, nghe tin mới nhất hôm nay, Bush Con (năm 2000, cùng rơi vào hoàn cảnh của Trump) cũng đã chúc mừng Bi-Đen, gọi chiến thắng của lão là “yêu nước” (“a patriotic victory”). Chưa biết thực hư ra sao, tôi lên Mạng Mỹ tìm xem, thì thấy việc ấy quả có thật (cf. Colin Campbell, trong Yahoo News, ngày 8/11). Cũng dễ hiểu thôi, vì tâm địa nhỏ nhen mà ai cũng biết (tẩy chay Trump) của ba cha con y.
 
B. Trên thế giới:
1 - Danh sách dài lắm. Còn thực hư ra sao cũng cần kiểm chứng. Riêng NLGO tin chắc rằng, trong cái đám gọi là “đồng minh” Mỹ, có mụ đi ba hàng Merkel (Đức) và hai anh nhóc tì ngựa non háu đá Macron (Pháp) và Trudeau (Canada)  ‒cả ba đều ghét, và hận, Trump bởi những lý do khác nhau. Đứng đầu một quốc gia mà những kẻ này sao cà chớn và ấu trĩ đến nỗi không biết luật lệ bầu cử hợp pháp như thế nào, để hành xử cho đúng với cương vị của mình, nghĩa là sự thắng cử của một ứng cử viên phải được Ủy ban bầu cử toàn quốc chính thức xác nhận, chứ không do báo chí, thổ tả hay không, “dự đoán” (project), sau đó mới gửi công hàm, hoặc điện thoại chúc mừng. Hay có thể bọn họ biết, nhưng vẫn cố tình “chọc quê” ông Trump, mà không lường được hậu quả nguy hiểm, nếu cuối cùng ông thắng thật?
Tuy nhiên, tôi đã rất đỗi ngạc nhiên khi thấy có tên của Boris Johnson (Anh), Scott Morisson (Úc), Suga (Nhật), Modi (Ấn), và Zelensky (Ukraine). Tôi mong có sự nhầm lẫn nào đó. Bởi nếu thật thì vô lẽ cái đám lãnh đạo này trở mặt nhanh quá vậy, còn hơn trở bánh tráng. Vì khôn lỏi chính trị? Vì muốn bắt kịp thời cơ (trên trang Mạng Mỹ, Scott Morisson còn ca ngợi Bi-Đen là người chính trực, “a man of integrity”, nghe mà ứa gan)? Vì tư lợi, muốn làm ăn, kiếm chút cháo, hùn hạp với một cựu tổng thống vô liêm sỉ, có tiền sử tham nhũng, quỳ trước Tàu Cộng? Vì thù ghét cá nhân? Đồng minh gì mà hành động còn tệ hơn địch thù, tư cách còn kém thua những tên anh chị tại bến xe Miền Đông, hay Ngã ba chuồng chó ở VN, dù sao vẫn xử sự một cách mã thượng hơn, theo luật giang hồ! Còn Tập Cận Bình, Kim Ủn Ỉn, Putin, và Phúc Má-Dzề VC, tôi không, hay chưa, nghe lên tiếng: địch thù khôn ngoan hơn, chín chắn hơn, quân tử hơn (một số) tự gọi là đồng minh (Âu Châu), và như vậy đáng phục hơn chăng?
2 - Trái lại, một nguyên thủ quốc gia, TT Mexico Andres Manuelo Lopez Obrador, trong dịp này, bị khối dân Latino thúc giục gọi chúc mừng Bi-Đen, đã từ chối. Không những ông đã muốn chờ kết quả thưa kiện ra sao, để biết rõ ai là người chiến thắng và khỏi bị vấp phải cái lỗi lầm ngoại giao ngu xuẩn (blunder) này, mà còn lên tiếng ca tụng con người và thành quả bốn năm qua của TT Trump. Đó là thái độ khôn ngoan, chính trực của một tổng thống “đồng minh” đúng nghĩa, khác với lũ “đồng minh” giả hiệu, hèn hạ, ở vài nơi trên thế giới. Một kẻ tầm thường, cắc ké như NLGO tôi mà còn cảm thấy phẫn nộ, xót xa cho tình đời, vô lẽ TT Trump, một người có trí nhớ phi thường, một businessman tài ba, lỗi lạc không biết cách đối phó hữu hiệu đối với từng loại người ư?
Tin cập nhật sáng nay cho biết TT Brazil Jair Bolsonaro cũng từ khước lên tiếng chúc mừng Bi-Đen, vì theo ông, “chưa có kết quả chính thức về cuộc bầu cử” và, theo báo chí, lúc nào hai ông Trump và Bolsonaro cũng tương đắc với nhau và xem nhau là “bạn thân”.
 
II. Trong hoạn nạn, chỉ có hy vọng mới giúp ta vươn lên và chiến thắng
Bây giờ là lúc chúng ta, những người ủng hộ, ái mộ TT Trump, không bàn nữa về tổng số phiếu đại chúng và cử tri đoàn mà ông và đối thủ Bi-Đen đã nhận được. Về những phiếu giả, phiếu ma, phiếu trễ, phiếu lậu, phiếu cô hồn, phiếu người già sinh vào thế kỷ trước hay thời nội chiến Mỹ. Về những thủ đoạn gian lận bỉ ổi nhất của bọn thủ lãnh đảng K-Rats. Về những laptops bỏ quên của Bi-Đen Con, và quá khứ tội phạm của cha con hắn. Về sự phản bội của Bi-Đen Cha đối với đồng minh VNCH, sự khinh khi và xua đuổi ác độc của lão ta đối với những thuyền nhân tỵ nạn đến Mỹ (điều mà VC và tay sai ở Mỹ bây giờ đã cố tình lờ đi, và ai cũng biết tại sao). Về những mặt tiêu cực, nếu có, của cá nhân TT Trump, mặc dù cho đến bây giờ ông chưa hề làm điều gì sai trái. Về những phỏng đoán của các nhà chiêm tinh, bói toán, mù thì sờ mu rùa, sáng mắt thì dòm tổng số bánh cookie màu xanh vs màu đỏ được bán ra, của các tay đánh cá bạc tỷ 1 chung 100 ở London nếu Trump thua, ôi thôi, đủ cả. Xin ngưng tất cả. Để cùng đi theo ông, cùng bước với ông trong đoạn đường gian nan hiện tại. Chia sẻ ngọt bùi với ông, cầu nguyện cho ông, đừng bỏ ông, như lời “năn nỉ” của ái nữ Ivanka trong một diễn văn mới đây, làm ứa lệ mọi người. Và đóng góp vào quỹ pháp lý của ông.
Tôi gọi đó là sự trung thành đúng nghĩa mà chúng ta dành cho ông, hay cho một người mà chúng ta yêu mến và ngưỡng mộ.
Tôi biết trên con đường chống Sự Ác, hoặc “con cái của Bóng Tối”, theo lời của TGM người Ý và cựu sứ thần Vatican tại Mỹ Carlo Maria Viganò, hoặc chính xác và bình dân hơn, bọn Quỷ Dữ, TT Trump và chúng ta sẽ gặp vô vàn khó khăn. Một ví dụ, xếp TCPV, John Roberts, được cho là bảo thủ, nhưng không mấy ưa Trump, và trái lại, thường lật lọng, o bế, bỏ phiếu theo phe Cấp Tiến, trong nhiều vụ (cf. Obamacare, Thượng Viện xét xử truất phế Trump), và mới đây hùa theo bốn thẩm phán Cấp Tiến (thành tỷ lệ 4/4, vì bà Amy Barrett vừa mới tuyên thệ nhậm chức, không bỏ phiếu) cho phép TB Pennsylvania gia hạn ba ngày nhận phiếu bầu đến trễ  ‒là điều trái với quy định bởi Hiến Pháp.
 
Ngoài niềm tin vào Đấng Tối Cao sẽ phù trợ TT Trump, đất nước Mỹ, và chúng ta, những người ủng hộ và yêu mến ông, đang cầu nguyện cho ông được vượt qua những thử thách và khó khăn, cho công lý và chính nghĩa được toàn thắng, và cho bình an được trở về với tất cả. Cũng như ông, chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận buông xuôi, đầu hàng. Trong cơn nguy khốn, chúng ta không bỏ ông, cũng như bất cứ người bạn nào, ở lại bên đường.
Và nhất là, không trút bỏ Hy Vọng, được viết hoa như một viên kim cương, như một con người, dù mong manh, dù trước đường hầm đóng kín, dù trên sóng nước gào thét, dù trong rừng sâu đầy thú dữ, dù giữa bóng tối dày đặc bủa vây. Vì Hy Vọng là nguồn cứu độ duy nhất mà Thượng Đế ban cho con người, khi trên đôi tay không còn gì. Qua những kinh nghiệm nhỏ bé cá nhân, tôi đã hiểu được ý nghĩa cao cả và vĩ đại của Hy Vọng, rằng chính nhờ Hy Vọng mà tôi đã sống còn trong mười năm tù cải tạo VC và ba tuần trôi giạt, lênh đênh trên biển khơi, trong giông bão, trên một chiếc ghe vượt biên.
Nói thế, tôi muốn trấn an quý bạn đang lo lắng và thất vọng về viễn ảnh thắng cử của TT Trump. Tôi ao ước quý bạn hãy quên đi lời “xúi dại” của thi hào Dante trong Inferno (Hỏa Ngục): “Hỡi các ngươi sắp bước vô đây, hãy trút bỏ mọi hy vọng”.
Bởi vì Tối Cao Pháp Viện Mỹ không bao giờ là, hoặc trở thành, một Hỏa Ngục. Bởi vì Việt Nam ta có câu nói “30 chưa phải là Tết”, hàm ý khuyên chúng ta nên kiên nhẫn. Chờ đợi và hy vọng. Hấp tấp quá sẽ gây tổn thương tâm lý. Và thời gian sẽ đến đúng lúc để kết thúc cuộc chiến cam go chống Sự Ác, Bóng Tối và Quỷ Dữ và sẽ mang chiến thắng, vinh quang, và vui mừng đến với TT Trump và mọi người có thiện tâm.
 
Portland, Thứ hai 9/11/2020
NLGO

 

 

Đăng ngày 12 tháng 11.2020