Chánh sách bành trướng lãnh thổ

của Trung Quốc với các lân bang

Lâm Văn Bé

Bành trướng lãnh thổ là một sách lược ngàn năm của Trung Quốc và vẫn tiếp diễn hôm nay. Từ một vùng đất nhỏ hẹp vùng sông Hoàng Hà gồm người Hán tộc, Trung Quốc đã lần lượt xâm chiếm Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng để tạo dựng thành một đế quốc khổng lồ với hơn 9.2 triệu km2. Mặc dù với chánh sách đồng hóa và đàn áp tôn giáo khắc nghiệt của Trung Quốc đã khiến người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) gốc Hồi giáo, hậu duệ của người Turk ở Tân Cương và người Tạng ở Tây Tạng liên tiếp nổi dậy và đã bị Trung Quốc đàn áp đẫm máu, Trung Quốc vẫn không từ bỏ mộng làm bá chủ vùng Đông Nam Á và Trung Nam Á.
Bài viết lược khảo những cuộc tranh chấp và bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc với các quốc gia lân bang từ nửa thế kỷ qua, đặc biệt trong bối cảnh dự án «Một Vành Đai, Một Con Đường» do Tập Cận Bình đề xướng năm 2013.

Sách lược bành trướng lãnh thổ
Trong cuộc tranh chấp và bành trướng lãnh thổ với các lân bang, Trung Quốc đã dùng nhiều sách lược từ xâm nhập bất hợp pháp đến di dân theo kiểu tàm thực, từ chiến tranh du kích đến chiến tranh toàn diện, kể cả chiến tranh tâm lý như hù dọa và xách động.
Tại các vùng biên giới ít người cư trú và canh phòng lỏng lẻo (thí dụ như vùng Hy Mã Lạp Sơn), Trung Quốc cho nông dân, tiều phu, kể cả các đản súc vật (trâu bò, dê cừu) lén lút xâm nhập vào lãnh thổ lân bang để sinh sống, rồi đưa quân đội đến lập lều trại, tổ chức cơ quan cai trị theo chánh sách «người dân đi trước, nhà nước theo sau». Theo cơ quan tình báo Ấn Độ, chỉ trong một thập niên qua, Trung Quốc đã xâm nhập theo kiểu nầy khoảng 2000 km2 vào lãnh thổ Ấn Độ.
Tại các vùng biên giới đông người, Trung Quốc thiết lập các cơ sở thương mại (thường là chợ trời) lấn sâu trong vùng đất xâm chiếm để cư dân Trung Quốc qua lại buôn bán, rồi lần lần định cư thành làng xóm. Để hợp thức hóa đất đai vừa xâm chiếm, Trung Quốc nhổ các cọc biên giới đem cắm sâu vào nội địa của lãnh thổ địch. Trường hợp như Việt nam có 7 tỉnh giáp ranh với Trung Quốc (4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang giáp ranh với Vân Nam, 3 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh giáp ranh với Quảng Tây) đã bị Trung Quốc xâm chiếm dưới hình thức nầy.
Tại các quốc gia lân bang yếu hèn với Trung Quốc (như Việt Nam, Lào, Cambot), Trung Quốc áp dụng chánh sách tàm thực, dựa vào các thỏa ước ký kết với các chánh phủ thuộc loại khuyển mã để đưa dân chúng và công nhân Trung Quốc nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp vào «nhượng địa » để tự do sinh sống và khai thác tài nguyên.

Ngoài các sách lược như trên, Trung Quốc thường dùng các bản đồ gian dối để biện minh cho chánh sách xâm lược và bành trướng lãnh thổ. Bản đồ là một công cụ để khích động sự căm hờn, lòng ái quốc của người dân Trung Quốc chống lại các quốc gia mà Trung Quốc cho là đã xâm chiếm Trung Quốc trong quá khứ, và sử dụng như văn kiện để Trung Quốc thực hiện cuộc xâm lăng. Với chiêu bài «Sự sỉ nhục của Trung Quốc» (Humiliation of China), Trung Quốc đã liên tiếp tung ra nhiều bản đồ gian dối, in trong sách giáo khoa, phổ biến trong các cơ quan chính phủ và hiệp hội, vẽ lại các bản đồ Trung Quốc với những phần đất Trung Quốc viện dẫn là đã bị ngoại bang cướp đoạt mà Trung Quốc cần đòi lại.
Thí dụ như «Bản đồ Sỉ Nhục Quốc Gia Trung Quốc» (Map of China’s National Humiliation) do Đại Học Hong Kong xuất bản năm 1927 bao gồm một vùng đất lớn gẩn gấp hai lãnh thổ Trung Quốc hiện nay. Tương tự như vậy, năm 1954, dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc công bố một bản đồ khác gồm 3,2 triệu km2 đất đai vùng lân bang trong đó có Liên Sô 1,6 km2, Ấn Độ 130 000 km2, Miến Điện 70 000 km2, Pakistan 7 500 km2, Mông Cổ, Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia, Lào, Kampuchia, Việt Nam, nếu tính thêm cả vùng lãnh hải thì lên đến hơn 10 triêu km2.

C:\Users\LAM VAN BE\Downloads\humiliation 2017.jpg

Résultats de recherche d'images pour « tranh chấp vùng biên giới hy mã lạp sơn »

Tháng 5-2009, Trung Quốc gởi công hàm đến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và kèm theo một tấm bản đồ có vẽ 9 đoạn đứt khúc (còn gọi là "đường chữ U” hay "đường lưỡi bò”) đòi cộng đồng quốc tế thừa nhận "vùng biển lịch sử” của họ trong phạm vi nằm trong "đường lưỡi bò” bao gồm đảo và biển thuộc Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai và Đài Loan. Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng Tài La Haye (Hòa Lan), chiếu theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 đã tuyên bố Philippines thắng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý cũng như Trung Quốc không có «quyền lịch sử» với các vùng biển ở Biển Đông. Dù có phán quyết, Trung Quốc vẫn tiếp tục tung hoành ngang ngược trong vùng Biển Đông trước sự hèn nhát của Việt Nam và những lời tuyên bố đe dọa linh tinh của các phía.
Tháng 8-2017 Trung Quốc lập khu hành chánh Tứ Sa gồm 4 quần đảo là : Đông Sa (Dongsha, Pratas, gần Hồng Kông), Trung Sa (Zhongsha, bãi Macclesfield & Scarborough của Philippines), Tây Sa (Xisha, Hoàng Sa), Nam Sa (Nansha, Trường Sa) của VN, đặt trụ sở tại đảo Phú Lâm (Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Vinh Hưng trực thuộc Hải Nam).

Biên giới Trung Quốc với các lân bang
Trung Quốc có 20 341 km ranh giới (theo Frederic Lasserre. L’éveil du dragon), 22 141 km (theo Sébastien Colin. La Chine et ses frontières) với 14 quốc gia, dài nhất thế giới. Các ranh giới nầy đã được ấn định trong thời gian từ 1858 đến 1945 bởi các đế quốc Tây Phương và Nhật Bổn, thời kỳ mà Trung Quốc gọi là « thế kỷ sỉ nhục» (Century of Humiliation). Tưởng cũng nên biết là sau khi thua 2 cuộc Chiến Tranh Nha Phiến (1839-1842 và 1856-60) , nhà Mãn Thanh phải lần lượt nhường cho Tây Phương và Nhật Bổn nhiều vùng đất : Hồng Kông và 5 hải cảng vùng châu thổ sông Dương Tử cho Anh, bán đảo Sơn Đông cho Đức, vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây cho Pháp, vùng Đông Bắc cho Nga và Nhựt.
Trừ hai hiệp ước giữa Trung Quốc và Nga ký kết năm 1689 và 1727, tất cả thỏa ước hay quy định biên giới với các nước lân bang đều bị Trung Quốc đòi xét lại dựa vào những yếu tố lịch sử, địa lý, nhân văn. Thí dụ như hiệp định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ký năm 1887 và 1895 với Pháp ; giữa Lào và Trung Quốc cũng ký năm 1895 với Pháp ; giữa Ấn Độ và Trung Quốc ký với Anh và Tây Tạng năm 1895, 1904,1906 và 1914 đều bị Trung Quốc phản đối. Đó là lý do mà Trung Quốc viện dẫn để chủ động những cuộc chiến tranh biên giới triền miên với các quốc gia lân bang.

C:\Users\LAM VAN BE\Pictures\2017-10-16 biên giới TQ\biên giới TQ 001.jpg

 

Chiều dài ranh giới và thỏa ước Trung Quốc với lân bang

Quốc gia

Chiều dài (km)

Năm ký thỏa ước

Népal

1 236

1961,1963

Bhoutan

560

chờ đợi từ 1998

Ấn Độ

2 204

chờ đợi từ 1996

Miến Điện

2 186

1965,1994

Lào

425

1991,1994

Việt Nam

1 282

1999, 2008 *

Bắc Hàn

1 334

1962, 1964

Mông Cổ

4 673

1962, 1964, 1984

Nga

2 978

1991, 2004, 2008

Kazakhstan

1 533

1994, 1996, 1998

Kirghzstan

858

1996, 1999, 2002

Tadjikistan

414

1999, 2002, 2010

Afghanistan

80

1963, 1965

Pakistan

523

1963, 1965

Nguồn : L’éveil du dragon/ Frédéric Lasserre. Presses de l’Université du Québec, 2007, p. 215

*Chú thích : Năm 2008, VN và TQ đã đóng 1971 cột móc, VN mất 720 km2 so với trước đó; không kể trong vịnh Bắc bộ, VN mất 3200 lãnh hải vuông (11 000 km2). Nói chung, trừ trường hợp Ấn độ chưa ký thỏa ước, tất cả các quốc gia đều bị mất đất sau khi ký thỏa ước với Trung Quốc và số diện tích bị mất so với số diện tích Trung Quốc đòi thay đổi từ 4% (Tadjikistan) đến 50% (VN, Lào), 52% (Nga), 60% (Pakistan). (Sébastien Colin. La Chine et ses frontières, p. 73).

 

Sơ lược các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với các quốc gia lân bang
Trong các quốc gia kể trên, chỉ trừ Pakistan là lân bang duy nhất không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Các quốc gia khác đều có xung đột hay chiến tranh biên giới với Trung Quốc.

1. Vùng Bắc Á:

  Nga
Biên giới chung giữa Nga và Trung Quốc kéo dài gần 3 000 km. Năm 1969, Trung Quốc và Nga tranh chấp vùng đảo Zhenbao (Nga gọi là Damansky) trên sông Usuri và một số đảo khác trên sông sông Amur và Argun. Cùng năm ấy, Trung Quốc có chiến tranh với Tadjikistan vì tranh chấp núi Pamir (giáp Tân Cương), cả hai cuộc tranh chấp nầy khiến tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Liên Sô rạn nứt. Đến năm 2005, tranh chấp biên giới Nga-Trung tạm ổn định sau khi Nga lần lượt ký các thỏa thuận nhượng lại các khu vực trên cho Trung Quốc và hợp tác chiến lược để chống lại Mỹ. Tuy nhiên, sự kiện Trung Quốc đưa dân ồ ạt đến cư trú vùng thảo nguyên ít dân của Nga, thí dụ như thị trấn Chita, phía Bắc của Mông Cổ, vùng Vladivostok ở cực Đông Bắc khiến Nga luôn có thái độ dè chừng với Trung Quốc.

Mông Cổ
Với một diện tích bao la (1.5 triệu km2) phần lớn là sa mạc và thảo nguyên mà chỉ có 3 triệu dân, nhưng có rất nhiều mỏ khoáng sản, đặc biệt là uranium (1.3 triệu tấn sản lượng), Mông Cổ đã lần lượt lệ thuộc Trung Quốc rồi Nga cho đến năm 1992 mới thoát khỏi chế độ cộng sản. Nằm giữa hai đế quốc, Mông Cổ cố giữ sự thăng bằng nhưng thực tế, Trung Quốc áp đảo Mông Cổ về kinh tế lẫn chính trị. Viễn ảnh trở thành một tỉnh của Trung Quốc như Nội Mông làm dân Mông Cổ lo sợ.

Triều Tiên (Bắc Hàn)
Là đồng minh cộng sản của Trung Quốc, Triều Tiên chia sẻ với “đàn anh” 1.334 km đường biên giới, chủ yếu bằng 2 con sông Yalu (Áp Lục) và Tumen (Đồ Môn) theo hiệp ước ký năm 1962. Tranh chấp cũng từ 2 con sông này, bao gồm giới tuyến giữa sông, các hòn đảo trên sông và đặc biệt là ngọn núi Paektu cao nhất trong vùng. Paektu được cả người Triều Tiên lẫn Đại Hàn xem là núi thiêng của dân tộc. Tất cả những tranh chấp chưa bao giờ được chính thức đàm phán vì Triều Tiên, tuy là đàn em cộng sản nhưng có những hành động gây rối phiền phức cho uy tín của Trung Quốc như những vụ thử bom gần đây.

2. Vùng Trung Á:
Trung Quốc đạt được thắng lợi dễ dàng trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước Trung Á vốn thuộc Liên Sô cũ. Ngoài quyền lợi kinh tế và đất đai, đặc biệt hệ thống đường dẫn dầu và khí đốt khổng lồ từ biển Caspienne đi xuyên qua, các quốc gia nầy (tên quốc gia có vần cuối là chữ - tan, đa số là dân Hồi giáo ) còn là các địa điểm chiến lược trong kế họach đi về phía Tây theo sách lược Con đường tơ lụa mới và là những căn cứ quân sự để đàn áp các phong trào ly khai của người Uyghur ở Tân Cương.
Résultats de recherche d'images pour « asie centrale »

Kyrghyzstan
Trung Quốc đòi chủ quyền phần lớn Kyrgyzstan với lý lẽ những vùng đất này bị nhượng lại cho Nga vào thế kỷ 19 theo những thỏa ước thiếu công bằng. Theo thỏa ước ký năm 1999, Kyrgyzstan nhận 40% diện tích tranh chấp, còn Trung Quốc lấy 9 km2 thuộc vùng núi Uzengi-Kush nằm ở phía Nam khu vực Issyk Kul.

Kazakhstan
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Kazakhstan bắt đầu từ thời Liên Sô, liên quan đến khu vực rộng 680 km2 gần đèo Baimurz và 280 km2 gần sông Sary-Charndy.Thỏa ước ký năm 1998 đem lại cho Trung Quốc 20% diện tích này, bù lại Trung Quốc giúp Kazathstan xây dựng hạ tầng cơ sở, đầu tư vào việc khai thác những mỏ dầu lớn nhất của Kazakhstan và đưa dân Trung Quốc sang làm ăn. Để tránh áp lực quá độ của Trung Quốc, Kazathstan gần đây liên kết với Liên Minh Âu châu và hạn chế di dân Trung Quốc.

Tadjikistan
Sau một cuộc xung đột, thỏa ước năm 1999 đem lại cho Trung Quốc một khu vực rộng 1.000 km2 ở núi Pamir. Diện tích này khoảng 4% so với yêu sách của Trung Quốc dựa vào «các bằng chứng lịch sử cổ đại».

Afghanistan
Bất chấp hiệp ước song phương năm 1963, Trung Quốc vẫn xâm lấn Afghanistan và đang chiếm tỉnh Bahdakhshan. Bởi lẽ người Taliban ủng hộ người Uyghur ly khai ở Tân Cương nên Trung Quốc tăng cường đầu tư vào giao thông, thương mại và kinh tế Afghanistan để giúp chính quyền Kabul đối phó với Taliban. Điều nghịch lý là Mỹ càng ổn định Afghanistan, Trung Quốc càng được dễ dàng trong kế hoạch phát triển hệ thống dẫn dầu từ Afghanistan qua Pakistan để tiếp tế cho nhu cầu của Trung Quốc.

3. Vùng Hy Mã Lạp Sơn

Bhoutan
Là một vương quốc nhỏ đã có tranh chấp với Trung Quốc vùng cao nguyên Doklam ở phía Đông và thung lũng Jakarlung ở phía Tây Bắc, và bang giao với Trung Quốc càng thêm lạnh nhạt sau khi Tây Tạng bị Trung Quốc sát nhập năm 1951. Mặc dù những cuộc thương thuyết biên giới với Trung Quốc từ năm 1984 không đem lại kết quả, nhưng vì Bhoutan là vị trí chiến lược của Trung Quốc để liên lạc với Pakistan là quốc gia đồng minh nên TQ dùng nhiều biện pháp khuynh dão kinh tế Bhoutan, nhưng Bhoutan vẫn gần Ấn Độ vì cùng văn hóa và liên hệ lịch sử.
Trung Quốc, Ấn Độ, tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc và Ấn Độ, xung đột biên giới Trung Ấn

Népal
Népal là quốc gia thường được biết đến với đỉnh Everest và Đức Phật, Népal là quốc gia nằm giữa hai nước khổng lồ là Trung Quốc và Ấn Độ. Vì lịch sử và văn hóa, Népal lệ thuộcẤn Độ về kinh tế từ nhiều thế kỷ qua, nhưng Trung Quốc đã dùng tiền để mua chuộc Népal thoát ra khỏi ảnh hưởng của Ấn Độ. Nhiều dự án thiết lập hạ tầng cơ sở đã được Trung Quốc tài trợ, nhứt là sau trận động đất năm 2015. Népal trở thành chiến trường của Trung Quốc và Ấn Độ.

4. Vùng Đông Nam Á

Nhật Bổn
Trung Quốc đã bình thường hóa ngoại giao với Nhật từ 1972 và hiện nay là một trong những quốc gia có nhiều thương vụ với Trung Quốc ở Châu Á. Tuy nhiên, mối bang giao giữa hai nước luôn căng thẳng vì mối thù xưa và những tranh chấp mới. Năm 2005, dân Trung Quốc bạo động đốt phá các cửa hàng người Nhật và biểu tình phản đối Nhật vì lẽ Nhật không chịu xin lỗi Trung Quốc về những hành vi bạo ngược họ đã gây ra cho dân Trung Quốc trong thời chiến tranh mà còn tiếp tục biểu lộ sự xúc phạm trong các sách giáo khoa. Ngoài ra, Nhật và Trung Cộng còn tranh chấp chủ quyền đảo Điều Ngư (Senkaku ,Trung Quốc gọi là đảo Diaoyu Tai), một vùng ven duyên của cả hai quốc gia có nhiều quặng dầu khí. Trong cuộc tranh chấp nầy, Mỹ đứng về phía Nhật bởi lẽ hiện nay Mỹ có 50 000 quân trên hàng chục căn cứ ở Nhật trong đó Okinawa là căn cứ của Đệ Thất Hạm Đội. Tuy gần đây, ngoài mặt các lãnh đạo hai nước có các cuộc thăm viếng, nhưng cả hai vẫn ôm giữ mối thù không hóa giải.

Việt Nam, Lào
Việt Nam hiện nay như một chư hầu của Trung Quốc. Sau bài học Trung Quốc đã giáng trên đầu của đàn em Việt Nam năm 1979 và sau đó tự do xây căn cứ, đi lại trơng vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chánh phủ VN đã cho phép Trung Quốc khai thác tài nguyên, thương mại trên đất nước Việt Nam như quốc gia không chánh phủ. Đất nước Việt Nam hôm nay có nhiều khu da beo là nhượng địa cho Trung Quốc. Tại các khu kỹ nghệ do Trung Quốc và Đài Loan đặc quyền khai thác. Người Trung Quốc trên Việt Nam có mặt khắp nơi, khắp ngang cùng ngỏ hẽm, sống «thoải mái» hơn tại chính quốc của họ.
Công nhân Trung Quốc thuê mua phụ nữ Việt nấu ăn, làm osin và làm vợ. Đa số công nhân Trung Quốc cưới vợ Việt Nam để có thẻ cư trú, sinh con và nếu là con trai thì đưa về Tàu.

https://vietfact.com/wp-content/uploads/2017/11/49893-17021551_1104818369630568_2319351571667458375_n.jpg
Một lớp học trẻ con lai mẹ Việt cha Tàu (Internet)

Chỉ trong vùng Dak Nong, nơi có hơn 10 000 công nhân TQ khai thác bauxite, trong 10 năm qua, đã có khoảng 3.000 trẻ em mẹ Việt cha Tàu và họ đòi chánh phủ mở trường dạy tiếng Tàu.
Không kể vùng Tây Nguyên đã nhường cho Trung Quốc khai thác bauxite và đốn rừng, vùng Bình Dương lập khu kỹ nghệ chế xuất từ hơn 10 năm qua, Trung Cộng còn có những những khu kỹ nghệ tại các vị trí chiến lược tại các vùng ven biển như: Vũng Áng (Hà Tỉnh), Cửa Việt (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên), Đà Nẳng, Bãi Chuối (đèo Hải Vân), Vĩnh Tân (Bình Thuận), U Minh (Cà Mau ), Duyên Hải (Trà Vinh). Ngoài ra, nhiều nhân công, con buôn đến Việt Nam như du khách rồi ở lại làm ăn buôn bán, chánh quyền từ trung ương đến địa phương làm ngơ vì sợ Trung Quốc hay ngậm miệng vì ăn chia. Đài VOA, trong bài viết ngày 31/05/2016 tựa là Báo động Trung tâm nhiệt điện Duyên Hải sắp trở thành căn cứ của Trung Quốc đã mô tả chi tiết Trung Quốc đã đưa hàng ngàn công nhân Trung Quốc đến huyện Duyên Hải tỉnh Travinh xây 4 nhà máy nhiệt điện và một hải cảng với vốn đầu tư mỗi nhà máy hơn 1 tỷ USD. Nằm trực tiếp trên Biển Đông, Trung Tâm Nhiệt Điện nầy là một căn cứ chiến lược có thể phối hợp với cảng Sihanoukville của Miên khi có chiến tranh. Cũng giống như Trung Tâm Nhiệt Điện ở Trà Vinh, Trung Tâm Nhiệt Điện ở Vĩnh Tân (Bình Thuận) nằm sát biển, các trung tâm nhiệt điện cách xa khu thị tứ, việc vận chuyển điện đến người tiêu thụ khó khăn, tốn kém, nhưng đó không phải là thiệt hại chính yếu mà nguy hại to lớn là các trung tâm nhiệt điện nầy thực sự là các căn cứ quân sự và Trung Quốc đưa dân đến lập làng xóm vì những nơi nầy người Việt thưa thớt.

Trung Quốc thực sự đã làm chủ Việt Nam mà không cần đánh chiếm. Dương Kiết Trì (Jang Jiechi) cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc (2007-2013) đã viết một bài dài về vấn đề nầy với giọng ngạo mạn tựa là : Cần gì phải đánh chúng nó được Vũ Đông Hà dịch đăng trong Dân Làm Báo ngày 09/03/2016. Sau đây là đoạn mở đầu :

«…Tại sao phải đánh chúng khi hơn 700km2 vùng biên giới phía nam của ta đã được chúng dâng cho ta, một nửa Thác Bản Giốc đã được ta cắm cờ 5 sao, Ải Nam Quan đã trở thành Hữu Nghị Quan mà chúng vẫn cực kỳ coi trọng đại cục hữu nghị giữa hai đảng và nâng niu gìn giữ để trao lại cho những thế hệ mai sau của chúng.
Súng đạn nào mãnh liệt bằng phong bì tống vào miệng chúng để sau đó Đại Hán ta ngồi ngay trên nóc nhà Tây Nguyên, đào mồ xới mả đất Mẹ của chúng, thải chất độc vào môi trường của chúng và Bộ Chính trị của chúng vẫn khăng khăng đấy là chiến lược đã quyết, là chính sách công nghiệp hóa hiện đại đất nước không thể ngừng.
Xe tăng đại pháo nào bằng hàng ngàn công trình xây dựng để những sư đoàn Trung Hoa trong bộ áo công nhân có mặt trên xứ sở của chúng, kéo dài từ mũi Cà mau cho đến Hữu Nghị Quan.
Phi cơ, chiến hạm sao bằng 90% gói thầu của chúng ta đang khống chế nền kinh tế của chúng, hàng hóa thặng dư made in China đang ở trên thân thể chúng, bàn ăn của chúng, bao tử của chúng, nhà cầu của chúng.
Tại sao phải đánh chúng khi chỉ cần đóng đường biên giới là dân của chúng không đủ tiền mua quần áo mặc, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, xe dream là giấc mơ thấp hèn của chúng không còn chạy đầy đường, cắt xăng dầu là cả nước chúng tối đen và chỉ cần một cú nổ là Tây Nguyên của chúng sẽ nhuộm bùn đỏ.
Chúng ta không phải đánh, không phải bắn một viên đạn nào mà vẫn có thể làm sụp đổ thị trường chứng khoán của chúng, làm tán gia bại sản những tên đồng chí tư bản đỏ mà tài sản vốn liếng có được là nhờ vào và đang lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Hoa made in Vietnam.
Chưa bao giờ trong lịch sử bành trướng, chúng ta có được một đám thái thú địa phương làm tay sai đắc lực và hiệu quả như chúng. Khi chúng ta có mặt ở biển Đông ngay trước cửa nhà chúng, chúng đã ra lệnh hải quân của chúng không được bén mảng sợ làm phiền lòng ta. Khi cần đốt phá, cướp của, giết người để bôi đen những tên biểu tình yêu nước, công an mật vụ của chúng ngoan ngoãn nghe lời ta tạm lánh. Khi cần cấm ngặt từng tên yêu nước năng nỗ xuống đường phản đối chúng ta, chúng đã nhiệt tình như những con chó Tứ Xuyên quên ăn quên ngủ canh gác ngày đêm. Tại sao chúng ta phải đánh chúng và sau đó phải cai trị dân của chúng? Tại sao ta phải làm công việc đối phó với 90 triệu dân của chúng trong khi giống cẩu phương nam này làm giỏi hơn chúng ta?
Chúng ta không cần đánh bởi chúng đã đánh dân của chúng thế chúng ta.
Chúng ta cũng không cần phải cướp vì chúng đã tự cướp nước của chúng để dâng để bán và sẽ tiếp tục dâng, tiếp tục bán cho chúng ta…» (xem tiếp trên Dân Làm Báo)

Tương tự như vậy, nước Lào của đồng chí Cộng Sản Pathet Lào cũng bán đứng nước Lào cho Trung Quốc. Ký giả Sébastien Faletti của báo Le Point (Pháp) đã mô tả thành phố Boten, một thị trấn nghèo của Lào giáp ranh với tỉnh Vân Nam có đoạn như sau :« Boten có 3000 dân mà 85% là người Trung Quốc. Duan Yenping, nữ Giám Đốc Khuyến mãi của công ty địa ốc Heifeng Group, công ty phụ trách phát triển Boten thành một đô thị hiện đại đã phát biểu : Chúng tôi đã đuổi người Lào đi nơi khác, họ chậm chạp quá, không có khả năng. Trong vòng 3 năm tới, sẽ có 30 000 người TQ đến cư ngụ và sau đó 100 000. Chúng tôi sẽ san bằng 7 ngọn đồi để có thêm 10 000 mẫu đất. Chúng tôi sẽ xây một khu thương mại với các cửa hàng duty free, hệ thống khách sạn cho 10 000 du khách, chưa kể một trường đua ngựa 500 mẫu, lớn nhứt Á Châu. (Les nouvelles ambitions de la Chine. Le Point, no.2343, 3 octobre 2017).

5. Vùng Nam Á
Pakistan
Là quốc gia duy nhứt trong vùng không có tranh chấp với Trung Quốcvì là 2 nước đồng minh đã ký thỏa ước biên giới năm 1963, theo đó Trung Quốc nhượng 1.942 km2 đất cho Pakistan, bù lại Pakistan công nhận nhiều khu vực ở Bắc Kashimir và Ladakh của Ấn Độ thuộc về Trung Quốc.

Ấn Độ
Điểm nóng tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước là vùng Aksai Chin và Arunachal Pradesh. Với Aksai Chin, Trung Quốc xem đây là một phần của thị trấn Hòa Đoàn thuộc khu tự trị Tân Cương, còn Ấn Độ xem là vùng đất của quận Ladakh thuộc tiểu bang Jammu và Kashmir. Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép 38.000 km2 tại đây. Aksai Chin ít có tài nguyên và dân cư nhưng lại có vị trí chiến lược bởi nối Tây Tạng với Tân Cương và tuyến đường qua Pakistan. Với Arunachal Pradesh, Trung Quốc chiếm giữ 90.000 km2 viện dẫn thuộc vùng nam Tây Tạng. Trung Quốc và Ấn Độ đã có một cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu năm 1962 và cho đến nay cả 2 phía đều tiếp tục quân sự hóa vùng tranh chấp.
Résultats de recherche d'images pour « chiến tranh trung ấn »

Tây Tạng cũng là một vấn đề giữa Ấn-Trung bởi lẽ sau khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng năm 1951 và khi Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng để phản đối cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1959, Ấn độ đã cho phép đức Đạt Lai lập tu viện ở Dharamsala trên đất Ấn mà tu viện nầy là biểu tượng của sức đề kháng của dân Tây Tạng trước sự xâm lăng của Trung Quốc. Tuy Ấn Độ trao đổi thương mại với Trung Quốc, nhưng những hiềm khích xưa vẫn tiềm ẩn chưa kể những « chuổi ngọc trai » của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương khiến Ấn Độ lo ngại phải tăng cường lực lượng quân sự để bảo vệ vị thế của Ấn Độ trong vùng Ấn Độ Dương .

Căn cứ « Xâu chuỗi Ngọc Trai» (Collier de Perles) của Trung Quốc
Trung Quốc đã bị Mỹ và Anh bao vây trên con đường chuyên chở dầu hỏa từ Phi Châu và Trung Đông về Trung Quốc, đặc biệt trong vùng Biển Đông.
Những eo biển quan trọng (Suez, Ormuz, Malacca) đều ngoài vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Để bảo vệ con đường huyết mạch nầy, Trung Quốc đã hợp tác với một số quốc gia trong vùng Ấn Độ Dương để thiết lập một số căn cứ gọi là « xâu chuổi ngọc trai» nối liền miền Trung Đông đến Biển Trung Hoa.
Xâu chuổi Ngọc Trai nầy đe dọa an ninh và quyền lợi kinh tế của Ấn Độ, đó là nguyên nhân của sự căng thẳng ngấm ngầm và bộc lộ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Những căn cứ nầy là:
Résultats de recherche d'images pour « collier des perles de la chine »

  • Tại Pakistan, Trung Quốc hợp tác trong việc xây dựng cảng Gwadar, cách biên giới Iran 72km, gần eo Ormuz, nối liền với vịnh Persique
  • Tại Bangladesh, Trung Quốc xây một hải cảng khổng lồ (Chittagong)
  • Tại Sri Lanka) : Trung Quốc xây một cảng container (Hambantota).
  • Tại Miến Điện (Birmanie, Myanmar) : Trung Quốc thiết lập một trung tâm liên lạc tàu ngầm và tàu chở dầu từ Ấn Độ Dương đến Malacca (Sittwe)
  • Tại Cambot : Trung Quốc cũng đã ký một thỏa ước xây một con đường sắt từ biên giới Hoa Nam ra Sihanoukville.
  • Tại Thái Lan, tuy là nơi có nhiều căn cứ của Mỹ, Trung Quốc cũng có dự án thương thuyết với Thái Lan để xây một con kinh xuyên qua bán đảo Kra để tránh lệ thuộc vào eo Malacca.

Image associée

Dự án đào kinh Kra đã có từ thế kỷ trước nhưng thường được cả hai chính phủ Thái Lan và Trung Quốc nhắc đến từ nhiều năm nay, ít nhất trong nhiệm kỳ hai chính phủ Thái vừa qua. Mặc dù dự án gặp sự đối lập trong nước (đảo chánh, cựu nữ thủ tướng bị đi tù vì bị kết tội tham nhũng, thực và hư) và áp lực của các quốc gia đang hưởng lợi trong vùng eo biển Malacca (Singapore, Mã Lai, Nam Dương…) nhưng Trung Quốc kiên trì thuyết phục Thái Lan thực hiện dự án, nhất là trong bối cảnh Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường. Trường Đại Học Bắc Kinh, và Công Ty Đầu Tư Grand Dragon International của Trung Quốc luôn tích cực hỗ trợ khảo sát và cung cấp thông tin cho các tổ chức ủng hộ Kinh đào Kra. Vì quyền lợi lưỡng tương giữa Trung Quốc và Thái Lan, Kinh đào Kra sớm muộn gì cũng sẽ thực hiện.
Lâm Văn Bé
(01/12/2017)

 

* Xem thêm trên Google cùng đề tài, cùng tác giả

  • Khi Trung Quốc là nhà máy khổng lồ của thế giới
  • Trung Quốc một cường quốc nửa vời
  • Trung Quốc một cường quốc cô đơn


Đại học bèo, tiến sĩ dỏm ở Việt Nam

Lâm Văn Bé

Chuyện đại học Việt Nam lạm phát và yếu kém, tiến sĩ dỏm, tiến sĩ giả là đề tài mà mọi người từ dân đến quan đều biết, bị bêu rếu từ hàng chục năm nay. Nhưng gần đây, chuyện mấy ông bà tiến sĩ bỗng dưng nổi đình nổi đám khi ông tiến sĩ Bùi Hiền đề nghị sửa đổi tiếng Việt, phá hủy kho tàng ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam đã kết tụ từ mấy thế kỷ qua, sự việc đã dấy lên một làn sóng căm phẫn và nhục mạ giới tiến sĩ vừa ngu vừa điên, chưa kể luận cứ cho rằng loại tiến sĩ như Bùi Hiền chỉ là bọn thả bong bóng cho Trung Quốc trong sách lược Hán hóa tiếng Việt .
Trong bối cảnh của môt cuộc phản đối tập thể như vậy, giới tiến sĩ Việt Nam bị đem lên giàn hỏa và nhiều nguồn tin, đúng và sai, nhiều lời nhục mạ, thanh và tục, tràn ngập trên các diễn đàn. Trước đây, chúng tôi có viết hai bài nhận định về giáo dục và đại học Việt Nam và tuy 10 năm đã qua rồi, giáo dục và đại học VN vẫn cứ trì trệ, chẳng những không cải thiện để đáp ứng nhu cầu của một quốc gia tự nhận là «tiên tiến» biểu hiện bởi các đầu tư của ngoại quốc với các tòa nhà chọc trời, các phố thị «hoành tráng», mà trái lại còn phát sinh thêm nhiều điều quái gở chẳng giống ai. Bài viết nầy cập nhật hóa và bổ túc cho hai bài trước.

Đại học lạm phát
Trên thế giới, không một quốc gia nào có số đại học mới thành lập chiếm kỷ lục trong một thời gian rất ngắn như ở Việt Nam. Năm 1997, VN có 123 trường đại học và cao đẳng, năm 2005, con số nầy tăng lên 276 và đến năm 2015 tăng lên đến 442 trường. Chỉ trong 18 năm (1997-2015), VN tăng thêm 319 cơ sở giáo dục và nghiên cứu đại học, chiếm tỷ lệ 260%. Gần đây nhứt, chỉ một năm, từ 2015 đến 2016, có thêm 12 đại học trong đó có đến 5 đại học tư thục. Ngoài con số thống kê chính thức của Bộ Giáo Dục Đào Tạo (GDĐT) như trên, còn phải kể thêm các học viện, các trường cao đẳng quốc phòng, cao đẳng công an, cao đẳng nghề trung cấp, tổng cộng các cơ sở đại học và cao đẳng vào năm 2016-2017 lên đến khoảng 641 trường (theo Wikipedia).

Bảng 1- Số trường đại học và cao đẳng Việt Nam

Loại trường

1998

2005-06

2010-11

2015-16

2016-17

           
Đại học   125 188 223 235

Công lập

 

100

138

163

170

Tư thục

 

25

50

60

65

Cao đẳng   151 226 219

406 *

Công lập

 

142

196

189

366

Tư thục

 

9

30

30

40

Tổng số

123

276 414 442

641

Công lập       352 (80%)

536 (84%)

Tư thục      
  1. (20%)

105 (16%)

*Chú thích : Năm 2016-17, không có số thống kê trường cao đẳng. Con số 641 đếm theo danh sách các trường cao đẳng đăng trong Wikipedia
Nguồn : - Moet.gouv.vn. Số liệu chung về đại học, cao đẳng
- Dossier du Campus-France, no 36, Avril 2017

Ngày 7/6/2010, Bộ Trưởng GDĐT Nguyễn Thiện Nhân phát biểu trước Quốc Hội là trong số 270 trường mới thành lập, thực sự chỉ có 94 trường tân lập hoàn toàn, số còn lại là trường nâng cấp từ trường thấp hơn (trung cấp, cao đẳng, học viện trở thành đại học). Một vài thí dụ trong số hàng trăm « đại học nâng cấp», một sáng kiến ưu việt của các đỉnh cao trí tuệ bộ Giáo Dục:

  • Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (ghi rõ :kiểm sát ) trực thuộc Viện Kiểm Sát, nguyên là trường trung cấp đào tạo nhân viên cho Viện Kiểm sát nhân dân (1970) được nâng lên là Cao Đẳng (1982) rồi Đại học (2005).
  • Trường Đại học Nội VụHà Nội trực thuộc Bộ Nội Vụ gốc là Trường Trung học Văn Thư Lưu Trữ Trung Ương (1971) được nâng cấp là trường Cao đẳng Văn Thư Lưu Trữ (2005) rồi Đại Học Nội Vụ (2011).
  • Trường Đại học Sao Đỏ, trực thuộc Bộ Công Thương, nâng cấp từ Trường Cao đẳng Công Nghiệp Sao Đỏ ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
  • Trường Đại học Việt-Hung : gốc là Trường Trung học hữu nghị Việt - Hung (Hung Gia Lợi) được nâng cấp thành Cao Đẳng Việt-Hung (2005) rồi Đại học Việt Hung (2010).

Và cứ tiếp tục truy tìm lịch sử các trường Cao đẳng, Đại học, người đọc sẽ thấy Việt Nam hôm nay có khoảng 300 đại học nâng cấp kiểu nầy, và dĩ nhiên khi trường được nâng cấp, giáo sư cũng được nâng cấp theo học tại chức để có bằng Thạc Sĩ, Tiến Sĩ. Đó là một trong số những nguyên nhân khiến bằng tiến sĩ Việt Nam rẻ như bèo và sinh viên tốt nghiệp thiếu khả năng.
Một cách chi tiết, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng niên khoá 2016-17 được phân chia như sau:
TrườngCông lập: tổng cộng 550
Đại học và Học viện trực thuộc Bộ Giáo Dục Đào Tạo và/hay các Bộ, Ngành đào tạo, các tổ chức, đoàn thể gổm:

  • 2 đại học quốc gia là Đại học Quốc Gia Hà Nội và ĐHQG Thành phố HCM, trực thuộc Bộ Giáo Dục Đào Tạo.
  • 103 đại học, 29 học viện thực thuộc Bộ GDĐT hay các Bộ, Ngành chuyên môn, tổ chức, đoàn thể (tổng cộng : 132).

Ngoài những đại học trực thuộc các Bô chuyên môn, VN còn có các đại học trực thuộc đoàn thể như Đại học Công Đoàn trực thuộc Bộ GDĐT và Tổng Liên Đoàn Lao Động VN.

  • Đại học và Trường đại học cấp vùng trực thuộc Bộ GDĐT và các Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của trường. Có 8 đại học và trường đại học cấp vùng (ĐH Đông Bắc, Thái Nguyên, Vinh, Huế, Đà Nẳng, Quy Nhơn, Tây Nguyên, Cần Thơ).
  • Đai học và trường Cao Đẳng, Học Viện Quân sự : 27 , trực thuộc Bộ GDĐT và Bộ Quốc Phòng.
  • Đại học và trường Cao Đẳng, Công An : 11, trực thuộc Bộ Công An.
  • Đại học địa phương : 28, trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố, thị xã.
  • Đại học, Dự Bị đại học Dân tộc : 4, dành cho người thiểu số.
  • Cao đẳng chuyên nghiệp : trực thuộc Bộ GDĐT, và/hay Bộ, Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh, thành phố
  • Trung Du và Miền Núi phía Bắc : 38
  • Đồng bằng Sông Hồng : 49
  • Bắc Trung Bộ : 15
  • Duyên hải Nam Trung Bộ : 20
  • Tây Nguyên : 10
  • Đông Nam Bộ : 27
  • Đồng Bằng Sông Cửu Long : 27

        Tổng cộng: 186

  • Cao đẳng Nghề (Cao đẳng Thực hành): trực thuộc Bộ, Ngành, Ủy Ban Nhân Dân
  • Khu vực Hà Nội: 26
  • Khu vực TPHCM: 14
  • Khu vực phía Bắc (từ Hà Tỉnh trở ra): 76
  • Khu vực phía Nam (từ Quảng Bình trở vào): 64

         Tổng cộng: 180
         TrườngTư thục: tổng cộng 105

Từ sau khi có chánh sách mở cửa đầu thập niên 1990,các đại học tư thục (trước năm 2006 gọi là đại học dân lập) mọc lên nhanh chóng. Cho đến năm 2016-17, VN có 65 đại học và 40 trường cao đẳng tư thục. Thông thường, thành lập một đại học là một biến cố giáo dục quan trọng, đem lại niềm tự hào cho một quốc gia, nhưng với VN, mở thêm một đại học là xuất hiện thêm một tập đoàn kinh doanh, mở rộng thêm một vết rạn nứt của ngôi nhà đại học cổ lỗ rêu phong và đến nay ngôi nhà đã đến hồi sụp đỗ. Tại nhiều quốc gia, các đại học thường là những tổ chức phi lợi nhuận, nhưng tại VN, lập một đại học là lập một công ty dùng giáo dục hỗ trợ cho công việc làm ăn.
Điển hình như bài giới thiệu Trường Đại học Tư Thục Quốc Tế Hồng Bàng đăng trên trang mạng của trường như sau:«Đại Học Quốc Tế HỒNG BÀNG (tên gọi tắt HIU) là trường đại học đào tạo đa ngành nghề với hơn 40 hướng chuyên sâu trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng có nhu cầu xã hội cao. Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG) là chủ đầu tư của trường ĐHQT Hồng Bàng. NHG sở hữu hệ thống giáo dục khép kín từ bậc Mầm non đến Tiến sĩ với các cơ sở trải dài rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh lĩnh vực đầu tư mũi nhọn là Giáo dục-Đào tạo, NHG cũng là chủ đầu tư các hệ thống Nhà hàng – Khách sạn, Bất động sản…».
Bởi lẽ là một cơ sở tìm lợi nhuận, tiền học phí cứ gia tăng, thiếu cơ sở và phương tiện sư phạm, giảng viên thiếu khả năng, đại học tư thục là một thứ chợ trời. Tham nhũng và bè phái, bản chất căn bản của chế độ là nguyên nhân chính yếu của nạn lạm phát và đại học yếu kém.

Trong bối cảnh lạc hậu và bát nháo của giáo dục đại học như vậy, du học là giấc mơ cho các sinh viên Việt Nam để hi vọng đổi đời. Đối với đám con ông cháu cha và con cháu các đại gia làm ăn với chế độ, họ mong đạt được một cấp bằng hay một chứng chỉ của bất cứ một đại học nào tại bất cứmột quốc gia nào ngoài VN để hợp thức hóa các ngôi vị của cha ông truyền lại. Đối với các sinh viên trung lưu không thân thế mong được du học để trở về tìm được một chỗ làm tốt trong các xí nghiệp ngoại quốc hay may mắn hơn thoát được vĩnh viễn cái quốc gia ngự trị bởi một chế độ độc tài. Người ít khá giả hơn, vì không có phương tiện du học đành tìm lối thoát bằng cách du học tại chỗ trong các trường đại học tư thục ngoại quốc tại Việt Nam, hoặc do ngoại quốc đầu tư vốn 100%, hoặc do ngoại quốc hợp tác về tài chánh và đào tạo với chánh phủ Việt Nam.

Hiện nay, tại VN có ít nhứt 5 trường đại học và cao đẳng ngoại quốc: trường RMIT /Royal Melbourne Institute of Technology (Úc), trường Cao đẳng quốc tế Kent / Kent International College (Úc),Đại học Mỹ tại VN / American University in Vietnam, Đại học Y Khoa Tokyo, và Đại học Fulbright tại VN /Fulbright University in Vietnam. Ngoài ra còn có một số đai học hỗn hợp VN và ngoại quốc như Đại học Việt-Đức (Vietnamese-German University), Đại học Việt-Nhật (Vietnamese-Japan University), Đại học Việt-Pháp (tên gọi của Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, University of Science and Technology Hanoi USTH) là những đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo Dục Đào Tạo nhưng ban giám đốc hỗn hợp, ban giảng huấn là người ngoại quốc và ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh.

Mặc dù ra rả chửi đế quốc tư bản, nhưng Cộng sản rất «háo» tư bản. Có khoảng 20 trường đại học và cao đẳng tư thục gắn thêm trong bảng hiệu chữ quốc tế (như Đại học quốc tế Hồng Bàng) hay một địa danh ngoại quốc (như Cao đẳng Y-Dược ASEAN…). Đa số các trường nầy được xem trong số các đại học «ăn khách» ở Việt Nam và cấp bằng của các trường nầy là một bảo đảm, thực và hư, cho giới trẻ. Dĩ nhiên, học phí (và chi phí linh tinh) các loại trường nầy vượt khỏi khả năng của giới không quyền thế: từ 2000 đến 20 000 mỹ kim một năm, trong khi học phí các đại học, cao đẳng loại nâng cấp khoảng trên dưới 2000 MK, tương đương với lương đồng niên của một công nhân. Tốt nghiệp các trường nâng cấp nầy thì may lắm mới tìm được một việc làm của một cổ xanh. Thì ra trong thiên đường cộng sản, sau 70 năm, con quan thì lại làm quan, con sãi ở chùa thì vẫn quét lá đa.

Trái với đa số các đại học tư thục Việt Nam yếu kém vì chạy theo lợi nhuận, đa số các quốc gia Á Châu có một lịch sử lâu dài phát triển hệ thống đại học tư thục do các giới kỹ nghệ và hiệp hội phi lợi nhuận tài trợ cùng với sự đóng góp của nhân dân qua học phí. Với chánh sách nầy, các đại học tư thục đã phát triển theo nhu cầu phát triển kinh tế quốc gia, chính phủ dùng ngân quỹ công tài trợ cho giáo dục trung tiểu học miễn phí và những người tốt nghiệp đại học tiếp tục đóng góp cho các đại học mà họ đã tùng học. Tinh thần yêu nước của toàn dân và chánh phủ đã giúp nền giáo dục công và tư các nước nầy phát triển hài hòa với sự phát triển toàn diện của quốc gia. Với một quốc gia mà tham nhũng lên ngôi, giáo dục từ tiểu học đến đại học mỗi ngày một thêm lụn bại.

 

Bảng 2- Tỉ lệ đại học tư thục và công lập tại các một số quốc gia Á Châu (2012)

Quốc gia Tư thục (%) Công lập (%)
Hàn Quốc 81 19
Nhật Bổn 79 21
Singapore 64 36
Phi Luật Tân 63 37
Indonesia 62 38
Cambot 60 40
Mã Lai 43 57
Lào 26 74
Thái Lan 18 82
Hong Kong 17 83
Viet Nam 15 85

Nguồn:Unesco. Institute for Statistics. Higher Education in Asia, 2014, p.21

Còn nhớ trước 1975, không kể Nhật Bổn, các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, Phi Luật Tân, Singapore, Mã Lai là những quốc gia đồng đẳng hay kém hơn VN, nhưng đến nay, sau 42 năm cai trị, đảng Cộng sản VN đã đưa đất nước và giáo dục đến chỗ tụt hậu.
Trong bảng xếp hạng QS World University Ranking 2018, khảo sát dữ kiện chuẩn hóa của 4388 đại học trên thế giới để xếp hạng 959 đại học tốt nhứt, nhiều đại học công và tư của các quốc gia vừa kể đã nằm trong top 50 các đại học thế giới. Đan kể: Singapore có hai đại học Nanyang Technological University (NTU) đứng hạng 11, National University of Singapore (NUS) hạng 13; Hong Kong có 4 đại học: University of Hong Kong hạng 26, HK University of Science & Technology hạng 30, Chinese University of HK hạng 46, và City University of HK hạng 49; Nhật Bổn có University of Tokyo hạng 28; Kyoto University hạng 36; Hàn Quốc có Seoul National University hạng 36 và KAIST University hạng 41. Trong bảng xếp hạng thế giới, không có Việt Nam.
Trong bảng xếp hạng các đại học ở Á Châu QS Asia University Ranking 2018, trong số 400 đại học được xếp hạng, Việt Nam chỉ có hai đại học là ĐH Quốc Gia Hà Nội hạng 136, ĐH Quốc Gia TPHCM hạng 141 và 3 đại học: Hanoi University of Science &Technology trong nhóm hạng 291-300 và Đại học Huế, ĐH Cần Thơ trong nhóm 300-400. Tóm lại, trong tất cả các đaị học ở Á Chậu, Việt Nam chỉ hơn Miên và Lào.

Quản trị đại học mánh mung
Cơ cấu
Tổ chức các đại học, như trên đã nói, đặt dưới quyền quản trị chồng chéo của nhiều cơ quan lãnh đạo khác nhau. Ngoài chính phủ trung ương gồm Bộ GDĐT và nhiều bộ chuyên môn khác, các đại học địa phương, công cũng như tư, còn phải chịu sự chi phối của chính quyền tỉnh hay thành phố. Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh có quyền « bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, cách chức, giáng chức vị trí người đứng đầu trường đại học, cao đẳng ở địa phương. Có quyền công nhận hay không công nhận hội đồng quản trị, hiệu trưởng các đại học tư trên địa bàn, giám sát chất lượng cơ sở đào tạo đại học đóng trên lãnh thổ…» (Tin mới VN, ngày 21/04/2010).
VN hôm nay trở lại thời kỳ thuộc địa ngu dân thuở xưa bởi lẽ các cơ sở giáo dục cao cấp hay trung ương lại đặt dưới quyền sinh sát của các chủ tịch UBND tỉnh, mà đa số là những cán bộ ít học hay thất học, chỉ vì phe cánh hay trung kiên với đảng được cất nhắc làm lãnh chúa ở các địa phương, thì thử hỏi trong một hoàn cảnh như vậy, đại học VN bảo sao mà không lạc hậu?
Các địa phương tranh nhau mở trường, nhiều chương trình đào tạo giống nhau, các trường tranh chấp nhau, nhiều ngành học không xứng danh đặt trong học trình đại học, hay phát triển một cách đại qui mô ở khắp các địa phương. Có 27 đại học quân sự, 11 đại học công an, không kể các học viện có qui chế như trường đại học, cao đẳng, có quyền cấp văn bằng hậu đại học. Chuyên lạ trên thế giới, trường cao đẳng, đại học Công An đào tạo tiến sĩ và ngành công an ở Việt Nam có rất nhiều tiến sĩ.
Trên 63 tỉnh và thành phố của cả nước, mỗi nơi, ngay cho ở «vùng sâu, vùng xa» đều có ít nhất 2 trường đại học hay cao đẳng. Nhiều đại học có tên ngộ nghĩnh: Đại học Dân lập, Đại học Mở, Đại học FPT, Viện Đào Tạo Răng-Hàm-Mặt, Đại học Phòng cháy Chửa cháy, Đại học Công an nhân dân, Học viện Hậu Cần… Hãy đọc định nghĩa của vài đại học dưới thời Đảng cộng sản cầm quyền. Đại học Mở là cơ sở đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các điểm vệ tinh, còn đại học tư thục gọi là đại học dân lập theo chủ trương xã hội hóa giáo dục của đảng và nhà nước VN.

Tên gọi các trường lung tung
Đại học đã lạm phát, mà danh xưng các cơ sở đại học cũng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn. Theo tổ chức của Bộ GDĐT, môt Đại học có nhiều trường đại học, khoa, viện trực thuộc. Thí dụ như Đại học Đà Nẳng có 11 cơ sở trực thuộc như Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Kinh tế…, Khoa Y Dược, Viện Nghiên Cứu Đào tạo Việt-Anh… Sử dụng các danh từ bất nhất bằng các tên gọi như đại học, trường đại học, viện, học viện tạo ra những nhầm lẫn cho mọi giới, và phải chăng đó là sở trường đánh lận con đen của thế giới cộng sản. Thí dụ tại Hà Nội có ít nhứt 4 trường có tên gần giống nhau: Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, trường Đại học Hà Nội, trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Viện Đại Học Mở Hà Nội. Chuyện tương tự như vậy tìm thấy tại nhiều địa phương khác, tại các trường chuyên ngành, cao đẳng. Thí dụ: Trường Đại Học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao Thành Phố HCM, Trường Đại Học Thể Dục Thể Thao Thành Phố HCM (phải để ý từng chữ mới phân biệt được).
Về danh xưng Viện cũng không thống nhứt, có khi là một cơ sở độc lập tương đương với một đại học hay một trường đại học, có khi chỉ là một đơn vị trực thuộc. Thí dụ Viện Đại Học Mở Hà Nôi được xem quan trọng như Đại học Quốc Gia Hà Nội vì là đại học đã có quyền tự trị, có hơn 30 000 sinh viên hàng năm các ngành, hệ đào tạo như hệ chính qui, tại chức, từ xa, với một lực lượng ban giảng huấn hùng hậu: 29 Giáo sư, 123 Phó GS, 322 tiến sĩ, 487 thạc sĩ (theo Wikipedia) trong khi tại Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Viện chỉ là môt đơn vị phụ thuộc (có 7 viện nghiên cứu).
Danh xưng người chỉ huy cũng bất nhất: người đứng đầu hai đại học quốc gia được gọi là Giám đốc, đứng đầu đại học, trường đại học, phân khoa gọi là Hiệu trưởng; đứng đầu viện là Viện trưởng (nhưng viện trong đại học thì gọi là hiệu trưởng) và các học viện chuyên môn như Học Viện Biên Phòng, Học Viện Hậu Cần thì người điều khiển là Giám đốc.

Giáo sư «rởm» tuyển chọn giáo sư «thật»
Giảng viên là danh từ gọi chung các người dạy ở đại học. Chức danh giáo sư là một học hàm hay học vị chỉ dành cho các tiến sĩ hay thạc sĩ có thẻ đảng viên, như vậy một tiến sĩ không tất nhiên là giáo sư nếu không vô đảng và không lọt qua hội đồng tuyển chọn.Muốn có chức danh Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS) phải làm đơn xin ở Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước được thành lập từ năm 1976. Ngoài tiêu chuần về kiến thức, thành tích, muốn đạt được chức danh nầy phải có « lòng trung thành với tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần phục vụ nhân dân và thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước (quyết định 162/CH ngày 11/09/1976).
Trong lần phong chức đầu tiên (11/09/1976) chỉ có 29 nhà giáo, nhà khoa học được phong chức GS mà trong đó có nhiều vị chỉ có Tú Tài. Về Sử học có: Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Huyên, Phạm Huy Thông, Nguyễn Khánh Toàn; Về Văn học có: Đặng Thái Mai, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu, Hồ thị Phượng; Về Triết học có: Trần Đức Thảo; Về Toán học có: Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Trần Quang Nhật; Về Y học có Đặng Chung, Hồ Đắc Duy, Vũ Công Hòe, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỹ, Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, Trương công Trung, Đinh Văn Thắng, Hoàng Tích Trí, Tôn Thất Tùng, Trần hữu Tước; Về Cơ khí:Trần Đại Nghĩa…
Từ năm 1989 trở về sau, ngoài yếu tố văn bằng còn có thêm các yếu tố thông thạo hai ngoại ngữ, thời gian giảng dạy, số bài nghiên cứu đăng trong tạp chí quốc tế.
Tính chung, từ năm 1980 đền 2015 có 11 619 GS và PGS ( khoảng 1700 GS và 10 000 PGS), đặc biệt năm 2016 số người trình diện ở Nhà Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội chiếm kỷ lục: 65 GS và 638 PGS ( theo Wikipedia và Tuổi Trẻ online ngày 26/12/2017). Điều lưu ý là trong số GS tiến sĩ nầy có những tiến sĩ giấy như Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng (Chính trị), Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thiện Nhân (Kinh Tế) và vô số tiến sĩ, thạc sĩ có học vị GS và PGS trong các bộ kể cả Bộ Công An, Quốc Phòng và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố. Từ một học hàm, chức danh GS, PGS trở thành một phẩm hàm, một phần thưởng cho các người trung thành với đảng, với phe nhóm, và sau khi nhận được chức danh, nhiều GS, PGS xao lãng việc nghiên cứu, giảng dạy, lợi dụng chức danh để làm hoạt đầu chính trị, kinh doanh thương mại.

Thực ra, từ căn bản, chuyện tuyển chọn chức danh GS, PGS đã có nhiều điều bất cập mà giới trí thức có tâm và có tầm đã lên tiếng phản đối nhưng chỉ là chuyện đàn gảy tai trâu. Trước tiên là các thành viên trong Hội Đồng không đủ khả năng để tuyển chọn mà báo giới gọi là Giáo sư «rởm» xét ứng viên giáo sư «thật». Sau đó là những tiêu chuẩn máy móc, không minh bạch của Hội Đồng Tuyển Chọn dễ đưa đến quyết định chủ quan, thiên vị. Những tiêu chuẩn để chấm điểm là: bài báo + sách + hướng dẫn NCS + Số giờ giảng dạy + Thâm niên giảng dạy + Tỷ lệ phiếu yêu/ghét. Điều hi hữu chỉ có ở đại học Việt Nam: được gọi là công trình khoa học gồm cả thư mục tài liệu tham khảo, giáo trình, sách hướng dẫn nghiên cứu sinh và chấm điểm theo thang điểm: monography: 0-4 điểm, sách giáo khoa: 0-3 điểm, bài báo: 0-1 điểm…

GS Hoàng Tụy, nhà toán học số một của VN, đã góp phần vào việc nghiên cứu thuyết Tối ưu toàn cục (Global optimization), được nhiều đại học quốc tế mời làm giám khảo trong các kỳ thi tiến sĩ về Toán, nhà giáo được cả nước kính nễ, đã viết nhiều bài chỉ trích cái tệ nạn tham nhũng, bất tài của Hội đồng tuyển chọn. Ông viết: «… Oái ăm nhất là việc xét duyệt danh sách đề cử GS, PGS ở mấy cơ quan lớn như Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Viện Khoa học VN (ngày nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ), đều do phòng tổ chức ở đấy quyết định mà phụ trách phòng này ở cả ba cơ quan không may đều là cán bộ chính trị trình độ học vấn chỉ đến cấp hai phổ thông…Ngay cả nhiều lãnh đạo cấp cao của hai ngành giáo dục, khoa học khi được trao quyền xét duyệt thì cũng tự cho mình hiểu biết hơn người, cho nên đặt ra nhiều tiêu chuẩn định lượng có vẻ chặt chẽ chính xác mà thật ra máy móc đến ấu trĩ. Đã thế Hội đồng xét duyệt lại bị lãnh đạo bởi những người chẳng những yếu kém chuyên môn mà còn thiếu cả công tâm.
Tôi nhớ có một trường hợp có bằng tiến sĩ ở Pháp, chuyên về Tối ưu, đã giảng dạy mấy năm ở đại học, có nhiều công bố quốc tế được các chuyên gia Tối ưu ở Viện Toán đánh giá cao, nên khi đưa ra xét để phong PGS thì toàn Hội đồng cơ sở nhất trí ủng hộ, thế mà đưa lên Hội đồng ngành thì bị bác chỉ vì một thành viên Hội đồng Chức danh Nhà nước nhất quyết chống lại, vì cho rằng chưa đạt một vài tiểu chuẩn vớ vẩn. Đó là xét PGS cho một trường hợp về Tối ưu, mà ý kiến ủng hộ của cả một tập thể gồm những chuyên gia Tối ưu hàng đầu cả nước vẫn không có giá trị gì trước ý kiến một cá nhân chẳng hiểu tí gì về Tối ưu. Chuyện phi lý bất công như vậy nhưng hệ thống cứng nhắc đến mức dù nhiều nhà khoa học hàng đầu có ý kiến vẫn không sao thay đổi được…

Có một thực tế đáng buồn là một số người, kể cả những người có chức có quyền cũng cố gắng «vo» cho mình một chức danh GS, PGS để cho «oai» và để đánh bóng cái lý lịch cá nhân… (Hoàng Tụy. Tiêu chuẩn GS, PGS. Tiền Phong 24/04/2017)
Nói tóm lại, chức danh giáo sư, trên nguyên tắc, chỉ dành cho những nhà nghiên cứu uyên thâm một lãnh vực, có công khám phá được những sự việc, học thuyết mới mà những sáng tạo nầy được truyền dạy cho môn sinh hay các giới thẩm quyền để ứng dụng cho công ích, thì trái lại, tại Việt Nam chức danh giáo sư, phó giáo sư là một tước phẩm được kèn cựa mua bán. Đó là lý do khiến đại học Việt Nam mục nát, dẫy đầy các tiến sĩ già nua, bất tài, bất xứng làm rào cản các tài năng trẻ, thành tâm phục vụ đất nước nhưng không chịu theo đảng để làm chuyện ruồi bu.

Cái háo danh GS, PGS-tiến sĩ tại Việt Nam hôm nay lại còn bành trướng trong các ngành nghề như GS-TS-Kỹ sư, đặc biệt trong Y giới. Có gì quái lạ, ngu xuẫn hơn khi ông bác sĩ thật lại đi mua bằng tiến sĩ giả để được xưng tụng và trong các nhà thương nhan nhản xuất hiện trên túi áo, trên danh thiếp những chữ tắt dài dòng kịch cởm đại khái như: PGS-TS-BS Hồ Đại Ngu và dưới mắt đương sự cùng với dân gian, ông phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ «oai» hơn và giỏi hơn ông bác sĩ không có tiến sĩ. Quả tình, chế độ cộng sản làm ngu dân và dạy người dân lường gạt lẫn nhau. Ông bác sĩ bỏ ra vài ngàn mỹ kim mua bằng tiến sĩ giả, ông chạy được chức PGS, ông kiếm được một chức vụ trong nhà thương hay trong một cơ quan, ông «chém» bịnh nhân gấp 5-7 lần hơn đồng nghiệp không có bằng tiến sĩ giả. Còn ông TS-Kỹ sư có bằng tiến sĩ giả chạy được chức Trưởng sở Công chánh, ăn ciment cốt sắt xây cầu vừa khánh thành thì cầu sập. Cứ thế mà tiến sĩ ở VN đông như bọ xích.

Giảng viên Cử nhân dạy sinh viên Cử nhân
Niên học 2015-16, tổng số sinh viên là 2,2 triệu gồm 1,9 triệu sinh viên đại học (87%) và 300 000 sinh viên cao đẳng (13%). Số sinh viên học theo 3 hệ thống: chính quy (đi học ở trường đầy đủ theo học trình), vừa làm vừa học ( học từ phân nửa học trình đến tượng trưng vài tuần), đào tạo từ xa (học on-line). Số sinh viên trên được đào tạo bởi 93 851 giảng viên gồm 14 231 tiến sĩ (15%), 52 791 thạc sĩ (56%), 25 407 cử nhân (27%) và 1 422 trình độ linh tinh (2%). Số giảng viên trên chia ra 80% dạy ở trường công lập và 20% trường tư thục.
Trong số sinh viên trên, khoảng 25% tốt nghiệp (503 640 sinh viên) gồm 87% từ trường đại học và 13% trường cao đẳng. Nếu tính theo hệ thống học, thì có 82% theo hệ chính quy và 18% theo hệ vừa làm vừa học và đào tạo từ xa (cách đây 5 năm thì số sinh viên loại vừa làm vừa học đến 25%).

Bảng 3 - Thống kê sinh viên và giảng viên

Số liệu

2015-16

2016-17

  Đại học +Cao đẳng Đại học
Sinh viên    

Đại học

1 753 174 (80%) 1 767 879
Công lập (1 520 807)

(1 523 904)

Tư thục

(232 367)

( 243 975)

Cao đẳng 449 558 (20%) Chưa công bố (nd)
Công lập (392 025)  
Tư thục ( 57 533)  
Tổng cộng ĐH+CĐ 2 202 732  
Công lập (1 912 732) 87%  
Tư thục (289 900) 13%  
Hệ đào tạo ĐH+CĐ  
Chính quy 1 800 762 (82%)  
Vừa làm vừa học (314 676) (14%)  
Đào tạo từ xa ( 87 294) ( 4%)  
Tốt nghiệp 503 640  
Đại học (352 789) (87%) 305 601
Cao đẳng (150 871) (13%) nd
Chính quy 80%  

Vừa làm vừa học +Từ xa

20%  
Giảng viên 93 851 72 792
Tiền sĩ 14 231 (15%)  
Đại học (13 598) 16 514 (22%)
Cao đẳng ( 633 ) nd
Thạc sĩ 52 791 (57%)  
Đại học (40 426) 43 127 (59%)
Cao đẳng (12 365) nd
Cử nhân 25 407 (27%)  
Đại học (14 897) 12 519 (17%)
Cao đẳng (10 510) nd
Trình độ khác 1 422 (1%)  
Đại học (670) 632 (2%)
Cao đẳng (752) Nd

Nguồn:Bộ GĐDT. Số liệu chung về đại học (2015-16, 2016-17) & về cao đẳng (2015-16 )(không kể trường thuộc khối An ninh, Quốc phòng)

Xem bảng thống kê 2015-16 đại học +cao đẳng) như trên cho thấy trong ban giảng huấn chỉ có 15 % là tiến sĩ và đa số là thạc sĩ (57%), đặc biệt có đến 27% giảng viên có bằng cử nhân dạy sinh viên cử nhân. «Đại học Cửu Long là một trường đại học tư thục của Việt Nam ở tỉnh Vĩnh Long. Trường được thành lập vào ngày 05/01/2000 và là trường đại học dân lập (nay đã chuyển sang loại hình tư thục) đầu tiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giảng Viên hiện nay là những sinh viên của trường học khá được giữ lại trường để học tiếp Thạc sĩ do trường đào tạo rồi làm giảng viên giảng dạy cho trường…» (Wikipedia . Trrờng Đại học Cửu Long)

Giáo sư không có trình độ, lối giảng dạy theo kiểu thầy đọc trò chép, chương trình giảng dạy không ứng dụng vào đời sống, thi nhập học và thi tốt nghiệp bằng hối lộ và tham nhũng, tất cả các tệ hại nầy đã đưa đến hậu quả tất nhiên là “có những sinh viên tốt nghiệp đại học mà vẫn chưa biết tra cứu một quyển sách chuyên đề hay tra tự điển. Những kiến thức sinh viên nhận được đều lấy từ sách vở và do giáo viên cung cấp. Sinh viên không biết tự tìm tòi, nghiên cứu.” (Giáo duc đại hoc. www.tgvn.com.vn 16/3/2010). Mặc dù một vài năm gần đây, một vài đại học có cải tiến phương pháp giảng dạy khoa học hơn, nhưng đại đa số vẫn còn dạy và học theo kiểu thầy đồ.
Điều cũng dễ hiểu, các sinh viên nhập học là những học sinh trung học kém, được đào tạo từ một hệ thống giáo dục lạc hậu, nói theo danh từ cộng sản thì nếu «đầu vào» kém thì «đầu ra» ắt phải kém hơn. Hột giống xấu thì nếu cây có mọc được cũng không có trái hay trái thúi. Các trường học thường chia sinh viên thành 3 nhóm: nhóm thứ nhứt khoảng 20% là các sinh viên chăm chỉ học tập, nhóm thứ 2 khoảng 30% là các sinh viên học bình thường, nhóm thứ 3 khoảng 50% là sinh viên học cầm chừng, lười biếng. Thế nhưng kết quả một số ngành có hơn 50% tốt nghiệp bởi lẽ trường sợ đánh rớt thì sinh viên bỏ học, mất thu nhập, trường mất uy tín.

Hậu quả là sinh viên có bằng nhưng không khả năng nên không tìm được việc làm thích ứng đành phải đi làm cổ xanh mà cũng không có khả năng làm một cổ xanh. Ngoài ra còn có các sinh viên theo hệ thống vừa làm vừa học, học từ xa (on-line) chỉ học phân nửa học trình của hệ chính quy ( hệ chính quy: cử nhân phải học 4 năm hay 180 tín chỉ, cao đẳng 3 năm hay 120 tín chỉ) thì cũng được cấp phát văn bằng. Một nền giáo dục đại học chợ trời như vậy chỉ sản xuất được những người nửa thầy nửa thợ. Thống kê của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội cho biết hồi tháng 12 năm 2017, VN có 225 000 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp trong tổng số 1.1 triệu người dân không có việc làm. Người tốt nghiệp thất nghiệp đi học cấp cao hơn, và tình trạng như vậy càng trầm trọng theo năm tháng.

Tự trị đại học
Đại học VN đã mất quyền tự trị, đặc tính truyền thống của tổ chức đại học. Đảng Cộng Sản nắm quyền đại học ở mọi cấp: tất cả quyết định về đường lối quản trị, chương trình giảng dạy đều phải có sự chấp thuận của Bí thư đảng ủy, ban giảng huấn lệ thuộc vào Công đoàn và tất cả sinh hoạt của sinh viên được huy động bởi Ban Bí thư Đoàn Thanh niên.
Trong một báo cáo tháng 11/2008 của Trường Lãnh đạo Kennedy thuộc Đại Học Harvard (Harvard Kennedy School, ASH Institute) tựa là Vietnamese Higher education: crisis and response đã viết:
“Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng đại học VN ngày nay là sự thất bại nghiêm trọng trong vấn đề quản lý. Trước hết là vấn đề tự trị đại học. Các đại học VN vẫn chịu một sự quản lý tập trung cao độ. Chính phủ trung ương quyết định số sinh viên được tuyển, tiền lương của giáo sư, ngay cả việc thiết lập hội đồng khoa và việc điều hành.
Tham nhũng là phổ quát và ai ai cũng biết là bằng cấp, học hàm, học vị đều có thể mua bán. Hệ thống tổ chức nhân sự không rõ rệt, việc bổ nhiệm thăng thưởng dựa trên những tiêu chuẩn phi học thuật (non-scholastic) như thâm niên, lý lịch gia đình và chính trị, và các liên hệ cá nhân. Các người lãnh đạo thường là các người đã tốt nghiệp từ Liên Sô hay Đông Âu, không nói được tiếng Anh và không có thiện cảm với những người được đào tạo từ các đại học Tây phương.” (Memorandum Higher Education Task Force / Thomas J.Valley & Ben Wilkinson, p.3-4).
«Báo cáo cập nhật hóa đại học Việt Nam» của Vietnam Education Foundation gồm một số chuyên viên Việt- Mỹ (người ký tên báo cáo là Tiến sĩ Isaac F. Silvera, giáo sư danh dự Đại học Harvard) công bố vào tháng 07/2014 cũng có những nhận định tương tự (có thể đọc online).

Ngoài việc giáo sư thiếu khả năng, chương trình giảng dạy phải rập theo đường lối của đảng, giáo dục hoàn toàn bị chính trị hóa mà việc học tập lý thuyết Cộng Sản và tư tưởng Hồ Chí Minh đứng hàng đầu trong các môn học, ngành học. Tất cả sinh viên mọi ngành đều phải học từ 20 đến 30 đơn vị học trình về 5 môn chính trị:
- Triết học Mác-Lênin
- Kinh tế chính trị Mác-Lênin
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tính chung, trong khoảng 2000 giờ học của 4 năm học trình Cử nhân, số giờ học linh tinh về chính trị, sinh hoạt tập thể trong nhiều ngành có thể chiếm đến 1 năm.

Tiến sĩ lạm phát
Tiến sĩ dỏm, tiến sĩ giả
Một hiện tượng ngộ nghĩnh rất phổ quát ở VN là chế độ vừa làm vừa học và học từ xa. Có khoảng 20% người có bằng mà chẳng phải học đủ chương trình. Con số trên đã phơi bày một thực trạng yếu kém của cấp bằng và của bộ máy công quyền bởi lẽ với gần nửa triệu cán bộ công chức vừa đi học, vừa đi làm, thì thời giờ đâu để làm việc phục vụ dân chúng và thời giờ đâu để học có cấp bằng. Bằng cấp không tương xứng với học trình, đó là bằng cấp dỏm.
Tệ hại hơn, nhiều người không đi học mà vẫn có bằng, thường là thạc sĩ, tiến sĩ. Chuyện lạ mà có thật ở VN. Báo chí VN tường thuật Ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao tỉnh Phú Thọ đậu bằng tiến sĩ do một trường đại học ở Mỹ cấp, dù ông không nói được tiếng Mỹ và chẳng bao giờ đi học. Ông cho biết là ông tốn 17 000 mỹ kim để đi Hawaï 2 tuần để nhận bằng từ đại học South Pacific University là một đại học đã bị tòa án tiểu bang Hawaï đóng cửa từ năm 2003 nhưng vẫn tiếp tục hoạt động để bán văn bằng. Cũng cần biết là số tiền 17 000 mỹ kim là do ngân sách của tỉnh Phú Thọ «hỗ trợ».
Chuyện ông tiến sĩ có bằng Mỹ không biết tiếng Mỹ đã phơi bày một bi hài kịch về học vị tiến sĩ ở VN. Nhiều trưởng cơ quan, đảng viên cao cấp đã có bằng tiến sĩ hay thạc sĩ theo kiểu học cho có lệ tại sở làm để rồi được các đại học VN cấp văn bằng dưới áp lực chính trị, tình cảm hay mua văn bằng của đại học ngoại quốc. Chuyện ông tiến sĩ giấy lại phơi bày thêm một khía cạnh đạo đức của xã hội VN vì có tờ báo cho là bằng cấp của ông Ân là bằng thật chớ không phải bằng giả bởi không phải do ông ngụy tạo ra, ông có đến Mỹ trình luận án của ông tựa là «Bảo tồn văn hóa phẩm tỉnh Phú Thọ» qua một thông dịch viên, đại học Mỹ đã cấp văn bằng tiến sĩ và chỉ có chánh phủ Mỹ mới có quyền hủy bỏ văn bằng. Như vậy, cùng lắm có thể nói bằng tiến sĩ của ông Ân là tiến sĩ dỏm chớ không phải là tiến sĩ giả. Đó là thứ ngôn ngữ và lý luận lật lọng điển hình của Bộ Giáo dục nói riêng và cả guồng máy cai trị đảng cộng sản nói chung. Chuyện tranh cải tương tự cũng xảy ra với trường hợp ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Yên Bái cũng có bằng tiến sĩ tuy không đi học, không biết tiếng Mỹ, sau 6 tháng nhận trợ cấp của chánh phủ 74 triệu đồng. Ông cũng cho biết có 10 đồng chí của ông nhận được bằng tiến sĩ của đại học ma nầy. Ông «tiến sĩ 6 tháng» nầy sau đó được bổ nhiệm chức Phó Bí Thư Đảng ủy Doanh nghiệp Trung ương (tương đương với Thứ Trưởng).
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ Trưởng GDĐT tuyên bố: «Từ 2001 đến 2004, Bộ cũng đã tiến hành rà soát trên cả nước và phát hiện hơn 10 000 trường hợp quan chức có bằng cấp giả » (Blog Mai Thanh Hải). Qua những tin tức phát xuất từ báo chí và cơ quan nhà nước vì đại nạn bằng giả bằng dỏm không còn giấu diếm được, chúng tôi nghĩ là từ sau khi chiếm miền Nam đến nay, có ít nhất phân nửa cán bộ nhà nước, đặc biệt là các cấp lãnh đạo sử dụng văn bằng đại học giả hay dỏm.

Lò đào tạo tiến sĩ
Ở Việt Nam có một lò đào tạo tiến sĩ đang bị điều tra là Học Viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã Hội, mỗi năm đào tạo trung bình 350 tiến sĩ. Bị tai tiếng từ lâu vì nhiều sai phạm chưa từng thấy trong bất cứ đại học nào trên thế giới, nhưng mãi đến năm 2017, Bộ Giáo Dục Đào Tạo mới buộc lòng cử thanh tra đến khui « hũ mắm thúi» nầy. Sau đây là một vài sai phạm động trời trong cả khối sai phạm mà ban thanh tra đã công bố liên quan đến việc tuyển sinh viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh tiến sĩ, chương trình giảng dạy, phân công giáo sư hướng dẫn và cấp phát văn bằng.
- Thí sinh không có đủ trình độ để theo học trình . Điển hình: Những người có thạc sĩ các ngành Chánh Trị, Hành Chánh, Chủ nghĩa Xã Hội được xét học Tiến sĩ cả 4 ngành Luật: Luật hiến pháp, Luật hình sự, Luật kinh tế, Luật tội phạm.
- Giáo sư hướng dẫn không có kiến thức của ngành, môn hướng dẫn. Thí dụ:GS Kinh tế hướng dẫn nghiên cứu sinh ngành Quản lý Giáo dục, GS ngành Nhân học hướng dẫn nghiên cứu sinh ngành Dân Tộc học.
- GS hướng dẫn quá nhiều học viên: thí dụ một vị hướng dẫn 44 học viên thạc sĩ thuộc 3 ngành khác nhau ( 29 ngành Luật, 10 ngành Chính sách công, 5 ngành Công tác Xã hội). Theo quy định, một giáo sư được quyền hướng dẫn cùng lúc không quá 5 NCS, Phó giáo sư không quá 4, và tiến sĩ không quá 3.
- Chương trình đào tạo không bảo đảm kiến thức tối thiểu cho học viên: từ 2015 đến 2017, Học Viện đã tuyển hơn 1100 nghiên cứu sinh tiến sĩ nhưng chương trình đạo tạo chưa hoàn tất nội dung. Một số chương trình cấu trúc để áp dụng đồng loạt cho nhiều ngành đào tạo khác nhau.
- Hội đồng giám khảo có người không cùng ngành chuyên môn với sinh viên trình luận án, luận văn.
- Khai gian số giáo sư hướng dẫn.
- Bôi sửa văn bằng: từ năm 2016, Học Viện tự in phôi bằng. Số phôi bằng được in năm 2016 là 400 phôi bằng tiến sĩ và 1700 phôi bằng thạc sĩ. Kiểm tra số cấp phát văn bằng cho thấy có hiện tượng bôi xóa, sửa chữa trên số, nhiều mục chưa có đầy đủ thông tin theo quy định.
Theo thông tin công bố trên trang mạng chính thức của Học Viện, trung bình mỗi ngày Học Viện ra lò một tiến sĩ (đọc tập hồ sơ Thông tin lò đào tạo tiến sĩ giấy gây xôn xao/VNExpress ngày 13/1/2018) độc giả sẽ còn phát hiện nhiều điều kinh tởm hơn).

Phải hiểu rằng trong chế độ bưng bít và gian dối Cộng Sản, cuộc điều tra nầy là chuyện chẳng đằng đừng và báo cáo chỉ trình bày một phần sự thật. Không phải chỉ tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội mà trên cả nước có gần 100 trường sản xuất thạc sĩ, tiến sĩ mà số lượng và phẩm chất những cấp bằng những năm gần đây rẻ như bèo.

Hãy nhìn lại số thống kê thạc sĩ và tiến sĩ trong ban giảng huấn các trường đại học (không kể cao đẳng) hai niên khóa 2015-16 và 2016-17 để thấy sự gia tăng bất bình thường.

Bảng 4: Giảng viên Thạc sĩ và Tiến sĩ niên khóa 2016 -16 và 2016-17

Cấp bằng 2015-16 2016-17 gia tăng
Thạc sĩ 40 426 43 127 2791 = 6.9%
Tiến sĩ 13 598 16 514 2916 = 21.5%

Nguồn: Bộ GDĐT. Số liệu chung về đại học
So với thống kê công bố bởi UNESCO, số thạc sĩ và tiến sĩ VN ít hơn rất nhiều

Bảng 5- Số tuyển sinh thạc sĩ (Master) và tiến sĩ (PhD) cho 100 000 dân (2011)

Quốc gia Master PhD
Hàn Quốc 162.9 23.9
Thái Lan 128.6 4.5
Brunei 73.8 1.2
Nhật 66.4 12.5
Indonésia 22.5 1.6
Viet Nam 13.3 0.4
Lào 8.6  

Nguồn. Unesco. Higher Education in Asia, 2014, p. 32

Nếu tính theo toàn thể dân số VN năm 2011 (90 triệu dân), thì vào năm 2011, căn cứ vào thống kê nầy số tốt nghiệp thạc sĩ là 11 970 người và tiến sĩ là 360 người. Cho dù 6 năm sau (2017), số thạc sĩ và tiến sĩ tốt nghiệp có gia tăng, nhưng không thể nào gia tăng gấp 2 lần thạc sĩ và gấp 8 lần tiến sĩ chỉ trong vòng một năm. Thống kê cộng sản luôn thổi phồng nhưng trường hợp nầy thì vượt kỷ lục gian dối. Báo chí và dân chúng chế nhạo, thường sửa tên Bộ Giáo Dục là Bộ Vô Giáo Dục.

Luận án tiến sĩ không xứng danh
Đọc qua tựa hay bài tóm tắt 5392 luận án tiến sĩ đã được chấp nhận từ năm 2010 đến tháng 01/2018, (nguồn: moet. gov.vn. Giáo dục Đại học. Luận văn Tiến sĩ) người viết kinh ngạc về trình độ thấp kém, nghèo nàn, kịch cỡm của các luận án tiến sĩ Việt Nam. Trang giấy có hạn, chúng tôi chỉ có thể nêu lên một nhận định tổng thể như vậy và kết luận là đại đa số các luận án tiến sĩ về các khoa học nhân văn, xã hội, chính tri, kinh tế không xứng danh là luận án tiến sĩ. Rất nhiều luận án có đề tài vụn vặt với những cái tựa ngộ nghĩnh điển hình như:
- Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã,
- Ghi-ta trong đời sống giới trẻ hiện nay tại Hà Nội
- Hành vi nịnh trong tiếng Việt
- Hành vi ngôn ngữ chửi thề trong tiếng Việt
- Lịch sự trong Phòng vấn báo chí
- Phát huy tục chơi Diều ở đồng bằng Bắc bộ
- Sử dụng cà phê hòa tan của người tiêu dùng VN
- Pháp luật về thi đua, khen thưởng ở VN hiện nay
- Hứng thú rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm
- Sự thích ứng với hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học mới vào nghề
- Câu «bị động» trong tiếng Anh và các phương thức dịch sang tiếng Việt

tac-gia-luan-an-ninh-trong-tieng-viet-duoc-khuyen-khich-viet-sach

Những «nghiên cứu» trên trích từ các lãnh vực sau đây: (chữ nghiêng là tựa của luận án)
Kinh tế - Quản Lý: 1483 luận án xoay quanh các hoạt động, quản trị kinh tế, tài chánh, hành chánh, luật pháp các cơ quan công và tư, từ trung ương đế địa phương (tận cùng đến xã).
Những luận án thường bắt đầu hay trong tựa có những chữ như: Nâng cao chất lượng, Hoàn thiện, Giải quyết, Quản lý rủi ro, Thủ tục, Dịch vụ, Tác động... Những tựa sau đây là điển hình của hàng chục đến hàng trăm luận án có đề tài tương tự:

  • Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp (khoảng 20 luận án các địa phương từ vùng, tỉnh trên khắp nước.
  • Rủi ro trong chăn nuôi lợn của nông dân tỉnh Hưng Yên ( khoảng 100 luận án về chăn nuôi lợn, ngựa, thủy hải sản,…trồng lúa, ngô, mía, tiêu, chè, cao su…. Phát triển và rủi ro thị trường các sản phẩm nầy từ trung ương đến các địa phương…)
  • Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ An ( khoảng 20 luận án về đề tài nầy)
  • Tác động thuế tài nguyên của tỉnh Ninh Bình (và hàng chục tỉnh, thị xã, công ty….)
  • Sinh kế các hộ nông dân tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (và các địa phương khác từ vùng, miền, đến tỉnh, huyện, xã…)
  • Hệ thống bán lẻ trên địa bàn TP Đà Nẳng (và các công ty bán sỉ, bán lẻ các ngành, các địa phương, ngoại thương…)
  • Sử dụng nguồn tài chinh trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ở VN (và các cơ quan chính phủ từ trung ương đến địa phương)
  • Quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương ( và các cơ quan lớn nhỏ trên khắp nước)
  • Thủ tục xét hỏi tố tụng và tranh luận tại Tòa Sơ thẩm ở VN
  • Cơ quan cảnh sát điều tra trong luật hình sự ở VN (và cách tổ chức, quản trị các cơ quan luật pháp. tôi phạm các loại, nhưng chỉ có vài luận án về trưng dụng đất đai, nhà cửa, tham nhũng, nhưng tuyệt nhiên không có luận án nào về tự do báo chí, nhân quyền….)

Qua vài tựa và chủ đề kể trên, tuy số lượng luận án nhiều nhứt so với các lãnh vực khác, nhưng các luận án không xứng đáng gọi là nghiên cứu. Giá trị các luận án vô thưởng vô phạt, và có khi tai hại khi sử dụng tài liệu sai và lập luận theo bác và đảng. Có những luận án mang cái tựa khó hiểu thí dụ như: Tác động của văn hóa tổ chức lên hệ thống thù lao khuyến khích trong doanh nghiệp (văn hóa tổ chức là cái gì ?) hay những luận án không bảo đảm sự chính xác như Quan hệ thương mại Canada-Mỹ trong 2 thập niên đầu thế kỷ XXI .Tác giả có biết đọc tài liệu nào thích đáng (pertinent) bằng Anh Pháp ngữ trong khối tài liệu khổng lồ của các tác giả chuyên gia của hai nước nầy.
Khoa học Xã Hội : 997 luận án thuộc các lãnh vực:
- Ngữ Văn, Văn học: 224
- Giáo dục, Sư Phạm: 352
- Lịch sử, Văn hóa: 282
- Thể dục thể thao: 75
- Tâm lý : 64
Đây là lãnh vực ưu thế nhứt mà cũng có vấn đề nhiều nhứt về giá trị các bằng tiến sĩ của các đỉnh cao trí tuệ cộng sản mà đa số các tiến sĩ nầy xuất thân từ cái lò đạo tạo tiến sĩ bị chính Bộ Giáo Dục Đào Tạo, cơ quan chủ quản hỏi tội. Chúng tôi đặc biệt chú ý các luận án về lịch sử bởi bản chất thiên lệch và gian dối trong việc sử dụng tài liệu và lý luận của các tác giả, đặc biệt những luận án liên quan đến giai đoạn 1945-1975 (thí dụ như: Mặt trận Đường 9-Khe Sanh trong Xuân Hè 1968 ; Lực lượng tăng thiết giáp trong trận tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975..). Có ít nhứt 50 luận án về lịch sử và hoạt động của đảng cộng sản từ trung ương đến mỗi tỉnh (thí dụ: Đảng bộ tỉnh Thái Bình, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc…), hoạt động của những lãnh đạo, kể cả đảng cộng sản Nga-Tàu.

 Y tế- Sức khỏe: 928 luận án
Bởi lẽ hơn phân nửa giới Y-Nha-Dược VN được đào tạo từ Trường Y Khoa Hà Nội và Saigon đã rời VN sau 1975, ngành y khoa Việt Cộng được đào tạo từ Liên Sô, Đông Âu và trong các chiến khu vẫn còn mang bản chất của y khoa dã chiến trong hàng mươi năm nên không mong đợi gì những luận án tiến sĩ giá trị trong lãnh vực nầy có mặt trong các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành trên thế giới. Các luận án xoay quanh cách điều trị, báo cáo các hoạt động của các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương, tình trạng bịnh nhân và một số « triển khai» theo kiểu đọc sách rồi chép lại hay từ những trường hợp đặc thù rồi vẽ vời thêm.

Khoa học các ngành: 1984 luận án gồm:

  • Khoa học Tự nhiên 864 luận án được xem là lãnh vực có những luận văn đúng nghĩa của nghiên cứu.
  • Các ngành khoa học khác: Tổng cộng gồm 1120 luận án chia ra: Kỹ nghệ thông tin (64); Điện (192); Cơ Khí (128); Giao thông Vận Tải: 128; Sinh học:32; địa chất: 64; môi tường (64); Nông Lâm Súc (448).

Giá trị bằng tiến sĩ nói riêng và đại học nói chung là sự sáng tạo, kết quả của những nghiên cứu nghiêm túc với sự hướng dẫn của những người đã có kinh nghiệm và kiến thức uyên bác trong lãnh vực, và những tân tiến sĩ sẽ tiếp tục theo truyền thống nầy để đào tạo những thế hệ tiến sĩ tiếp nối. Tại VN, vì óc khoa cử, tự tôn, háo danh, và tham nhũng, cuộc chạy đua lấy bằng tiến sĩ đã tạo nên một phá sản của ngành nghiên cứu khoa học, đưa đất nước đến chỗ tụt hậu.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt, trước khi về VN phục vụ, là chuyên viên thống kê của Liên Hiệp Quốc và cố vấn cho nhiều ngân hàng quốc tế World Bank, ADB…) đã có nhận định như sau về tiến sĩ VN:
“Có một thời gian những người học ở bên Liên Xô gọi là nghiên cứu sinh, PhD Candidates, đang học để lấy bằng tiến sĩ thì Việt Nam coi họ tương đương với tiến sĩ của Mỹ. Ở Việt Nam thì lúc đầu tiên người ta gọi là phó tiến sĩ, sau đó thành tiến sĩ hết, mà những phó tiến sĩ ấy đã chắc gì có những công trình đàng hoàng, so với Mỹ chỉ là bằng Master tức bằng Cao Học. Rồi những tiến sĩ đó bây giờ được dạy học và hướng dẫn cho những người làm tiến sĩ khác.Thế thì vấn đề nằm ở chỗ Việt Nam có nhiều tiến sĩ vì họ cho rất dễ dàng. Những người đó làm gì có khả năng nghiên cứu? Họ hướng dẫn sinh viên như vậy thì họ sẽ đẻ ra những người cũng không có khả năng mà chỉ có cái bằng thôi."
Cái não trạng học tiến sĩ để làm thầy, làm quan thay vì như tại các quốc gia kỹ nghệ, họ tham gia vào các công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật để kỹ nghệ hóa xứ sở, tạo nên sự phú cường cho quốc gia. Từ 20 năm nay, viện trợ kinh tế và các quỹ ODA, FDI đã đổ vào VN hàng trăm tỉ mỹ kim, nhưng cho đến nay, VN vẫn chưa sản xuất được những vật dụng cần thiết cho đời sống. Cao Miên, một quốc gia kém xa VN trước 1975 thì nay đã sản xuất được chiếc xe con Anglor EV 2013 trong khi hơn 90 triệu dân VN vẫn tiếp tục xài những xe gắn máy của Trung Quốc, Nhật, Đại Hàn. Việt Nam hôm nay vẫn làm thợ lắp ráp, thợ « vịn» , các công trình hạ tầng cơ sở, cao ốc đều do kỹ sư ngoại quốc thực hiện. Bảng thống kê sau đây về sự tham gia của các nghiên cứu sinh tiến sĩ trong 3 lãnh vực: xí nghiệp kỹ thuật, giảng dạy đại học, và công chức chính phủ cho thấy hiện tượng « tiến sĩ văn phòng» của VN.

B. 6 - Tỉ lệ tham gia của nghiên cứu sinh Tiến sĩ trong lãnh vực Xí nghiệp, Đại học và Chính phủ

Quốc gia Xí nghiệp Đại học Công chức
Hàn Quốc 77% 14% 7%
Nhật Bổn 75 19 5
Trung Quốc 62 19 19
Singapore 52 43 5
Phi Luật Tân 39 33 28
Indonesia 36 30 35
Lào 30 34 36
Thái Lan 30 54 16
Mã Lai 12 81 5
Việt Nam 10 32 57

Nguồn:Unesco. Higher Education in Asia, 2014. p. 80

Bảng thống kê trên cho thấy tại 4 quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bổn, Trung Quốc và Singapore, tiến sĩ phục vụ nhiều trong lãnh vực nghiên cứu kỹ nghệ, trái lại tại VN, chỉ có 10% tiến sĩ tham gia vào lãnh vực xí nghiệp, kỹ thuật, phần còn lại đi dạy học và làm công chức. Điều nầy biểu hiện rõ trong số bài nghiên cứu khoa học đăng trong tạp chí quốc tế của VN rất yếu kém về lượng và phẩm so với các quốc gia trong vùng.

Bảng 7. Số đại học có thành tích nghiên cứu, bài nghiên cứu đăng trong tạp chí khoa học quốc tế (Scopus) và số lần trung bình được trích dẫn tại các quốc gia trong vùng (1996-2016)

Quốc gia Số đại học có
thành tích nghiên cứu
Hạng theo
Scimago*
Số bài đăng
(Cìtable doc)
Số lần trích dẫn
(trung bình)
Trung Quốc 387 2 4 525 851 7.16
Nhật Bổn 173 4 2 367 997 14.98
Hàn Quốc 78 12 887 739 11.75
Đài Loan 66 17 556 749 11.97
Singapore 18 32 224 763 16.98
Hong Kong 7 33 223 890 18.19
Mã Lai 29 34 207 498 6.05
Thái Lan 17 43 132 845 10.81
Indonésia 10 55 51 665 7.03
Việt Nam 3* 62 33 937 9.80
Phi Luật Tân 3 69 21 861 14.29
Cambốt   123 2 964 15.90
Brunei   132 2 679 7.23
Lào   137 1 937 12.89

Nguồn: Scimago Journal &Country Rankings (1996 -2016) - All subjects Area

*Bảng sắp hạng căn cứ vào số đại học nghiên cứu và số bài đăng được trích dẫn
*Về các nghiên cứu đăng trong các tạp chí quốc tế được trích dẫn, VN chỉ đứng trên Phi Luật Tân, Brunei (một vương quốc nhỏ chỉ có 5 700 km2 diện tích và 436 000 dân), Miên và Lào. Trung bình mỗi năm chỉ độ 1650 bài (năm 1996: 295, năm 2000: 383; năm 2010: 2065; năm 2016: 5287). Ba đại học VN được xếp hạng thuộc đại học có nhiều nghiên cứu là Đại học Quốc Gia TPHCM (596 bài), Đại học Quốc Gia Hà Nội (600 bài) và Trường Đại học Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội (622 bài).

Kết luận
Tình trạng sa sút của nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt cấp đại học có nhiều nguyên nhân khách quan, do đất nướcc nghèo, đầu tư không đủ, do trình độ non yếu của thầy cô giáo, do ý thức người dân lạc hậu…Đương nhiên tất cả những nguyên nhân nầy đều đúng. Song muốn lay chuyển tình hình phải thừa nhận nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, đó là lãnh đạo, quản lý bất cập, bất cập cả tâm lẫn tầm, và từ trên xuống dưới …(Hoàng Tụy. Xin cho tôi nói thẳng).
Đã 43 năm rồi từ khi đảng cộng sản chiếm Miền Nam, không phải chỉ có giáo dục sa sút mà cả nước Việt Nam sa sút, yếu kém toàn diện. GS Hoàng Tụy đã nhận rõ nguyên nhân của tình trạng sa sút là lãnh đạo, tức là đảng cộng sản Việt Nam. Muốn giải quyết vấn đề, người viết cũng xin được nói thẳng là không còn giải pháp nào khác hơn là phải thay thế lãnh đạo, giải thể chế độ cộng sản Việt Nam để người dân trong và ngoài nước xây dựng lại nước Việt Nam từ đầu.
Lâm Văn Bé
19/01/2018

 

Đăng ngày 04 tháng 06.2018