BIÊN KHẢO


Từ Sàigòn tới thành phố Hồ Chí Minh

nhấn vào để coi rõ hơn


Giáo sư Lâm Thanh Liêm tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Sorbonne- Paris. Trước 1975, ông là giáo sư kiêm trưởng ban Địa lý trường Đại học Văn Khoa Sàigòn, nguyên Tổng thư ký Viện Đại học Saigon. Ông đã giảng dạy tại Viện Đại học Vạn Hạnh, Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức, Viện Đại học Huế, Viện Đại học Cần Thơ và trường Đại học Sư Phạm Sàigòn.
Sau 30/4/75, ông bị cưỡng bách "học tập cải tạo"trong thời gian 3 năm (1975-1977). Sau đó ông làm việc trong ngành nông nghiệp cho tới năm 1979 thì sang Pháp đoàn tụ với gia đình.
Hiện hưu trú tại Pháp sau một thời gian làm Chuyên gia khảo cứu (chercheur) của Trung tâm Quốc gia Khảo cứu Khoa học Pháp (CNRS) và giảng sư của Đại học Sorbonne Paris IV.
Ái hữu ĐHSP Sàigòn hân hạnh gởi đến độc giả tác phẩm biên khảo sau đây của Giáo sư Lâm Thanh Liêm.


MỞ ĐẦU

TÌNH HÌNH SÀI GÒN SAU NGÀY CHẾ ĐỘ MIỀN NAM BỊ SỤP ĐỔ

Sau khi nắm chính quyền tại Sàigòn ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhà cầm quyền Hà Nội quyết định thay đổi tức khắc danh từ thủ đô miền Nam trở thành Thành phố Hồ Chí Minh.
Danh từ nầy được chánh thức hóa, sau đại hội đảng lần thứ tư, nhóm họp tại Hà Nội từ ngày 14 đến 20 tháng chạp năm 1976, Nước Việt Nam được thống nhất dưới danh hiệu Cộng Hòa Chủ Nghĩa Việt Nam, lấy Hà Nội làm thủ đô (800 .000 dân, kể cả ngoại ô). Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố địa phương, tập trung 1.860.000 dân.
« Vùng thành phố Hồ Chí Minh » gồm thành phố Sài gòn và ngoại ô (2.680.000 dân), cùng 6 huyện nông nghiệp bao quanh (bản đồ số 1) : Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Đức, Hốc Môn, Củ Chi và Duyên Hải.
Tính đến tháng giêng 1976, vùng thành phố Hồ Chí Minh có 3.5 triệu người, 3.4 vào tháng mười năm 1979, 3.564.000 năm 1981 và 3.563.900 năm 1984 (theo số liệu thống kê của Hà Nội năm 1985).

___________________________________________________________________________

 

PHẦN THỨ NHẤT

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ, PHONC CẢNH VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Mệnh danh là " Hòn ngọc Viễn Đông ", Sàigòn đã từng được giới du khách tây phương ca ngợi là một thành phố tráng lệ, duyên dáng, năng động kinh tế (dynamisme économique). Từ thời kỳ Pháp thuộc đến nay, không một thành phố nào của Việt Nam có thể so sánh với thủ đô miền Nam . Thành phố Sàigòn vẫn bảo toàn ưu thế tuyệt đối đó hiện nay; Thành phố bậc nhất về số dân và hoạt động kinh tế (thủ công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp), thương cảng bậc nhất trên toàn quốc. Mặc dù bị áp đặt chế độ cộng sản từ năm 1975, nếp sống của dân Sài gòn vẫn còn giữ mãi đặc tính độc đáo, khác hẳn với đời sống của các thành phố khác, kể cả thủ đô Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là thành phố »chạy áp phe », hàng hóa tràn ngập, quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với thế giới bên ngoài, khác hẳn với tất cả thành phố khác của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẳng, Qui Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ vv…) Tuy nhiên thủ đô miền Nam lại không có một lịch sử lâu dài.

I) SƠ YẾU LÝ LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Gốc là một làng đánh cá của người Miên, làng nầy được xây cất tại nơi tiếp lưu của rạch Bến Nghé và sông Sàigon, gần vị trí của tòa đô chánh Thành phố hiện nay. Chẳng bao lâu, làng nhỏ bé nầy nắm giữ một vai trò kinh tế quan trọng, trở thành nơi cư ngụ Hoàng Gia Miên vào năm 1628 (bản đồ số 2). Người Miên gọi làng này là Prey Nokor (có nghĩa là thủ đô miệt rừng).

Những người Việt đầu tiên khẩn hoang ruộng đất sống tập trung ở miền Đông vào năm 1628, tại Biên Hòa, cách Sàigon 30 cây số về phía Đông Bắc. Phần đất nầy là căn cứ điểm xuất phát của nhóm lưu dân Việt xâm nhập bằng đường lối hòa bình vào lãnh thổ Miên.
Dần dần, người Việt lấn đuổi dân Khmers về miền Tây Nam phần. Người Miên phải rời bỏ làng mạc và ruộng đất, sống ẩn náu trong các vùng rừng rậm hoặc các vùng đầm lầy. Chính sách kháng cự thụ động của họ đã giúp người Việt xâm chiếm lãnh thổ Miên, tiến dần về phía miền trung ương Nam phần.

Triều đình Huế chính thức sát nhập Biên Hòa vào lãnh thổ Việt Nam năm 1658, Gia Định năm 1690, Sài gòn năm 1698. Sự bành trướng của các nhóm lưu dân Việt về phương Nam đưa đến hậu quả sau cùng là dân tộc Miên phản ứng lại mạnh mẽ, nhưng sự chống kháng của họ đã bị người Việt trấn áp. Nhân cơ hội đó, Triều Đình Huế sát nhập phần đất nằm giữa Tiền Giang và Hậu Giang vào lãnh thổ Việt Nam.
Chánh sách khẩn hoang ruộng đất và di dân Việt vào miền Nam bị gián đoạn trong thời kỳ khởi nghĩa Tây Sơn (1773-1802).
Hoàng đế Gia Long (1802-1819) đã thắng trận, dẹp được quân Tây Sơn, tiến vào Gia Định thành và thiết lập tại thành phố một trung tâm thương nghiệp.
Sau đó, Gia Long tái chiếm kinh đô Huế và giao phó cho Lê văn Duyệt nhiệm vụ trấn giữ miền Nam. Lê văn Duyệt là một vị trung thần nhà Nguyễn tài ba, biết cách quản trị, cai trị và bình định lãnh thổ mới vừa xâm chiếm.
Các vị vua nối nghiệp Hoàng đế Gia Long hoàn thành chính sách xâm chiếm đất Miên ở miền Tây, sát nhập Sóc Trăng vào Việt Nam năm 1840.

Khi người Pháp đến Nam Kỳ năm 1858, Sài Gòn thật ra không hẳn là một thành phố, mà là các làng mạc tập trung rải rác tại các vị trí của thành phố ngày nay. Một nhân vật Pháp, Léopold Pallu de la Barrière, trong quyển sách tựa đề « Lịch sử cuộc viễn chinh ở Nam kỳ năm 1861 » (Histoire de l’expédition en Cochinchine en 1861), đã mô tả Sàigon vào năm 1861 như sau :

«...đường phố băng xuyên qua vùng trũng thấp, nhà phố ẩm thấp, nói chung khá nghèo nàn, đó là Gia Định thành mà chúng ta gọi ngày nay là thành phố Sàigòn. Chắc có lẽ một ngày nào đó, nó sẽ trở thành một thành phố tráng lệ và đông dân cư, tại những nơi mà hiện người ta còn thấy dấu vết của làng mạc bị chiến tranh diệt chủng tàn phá... »
Một nhân chứng khác, Rodolphe Lindan, tùy viên của tòa đại sứ Phổ (Prusse) ghi nhận vào năm 1861 như sau :
« Sàigòn không tương xứng với danh nghĩa kinh đô hoàng gia. Đó chỉ là một làng mạc nghèo nàn, gồm nhiều chòi nhà lá, không một công ốc nào, và không một biệt thự tư nhân nào đáng dược du khách lưu ý. Để giải thích một thành phố như thế, đã trở thành một trung tâm của một chánh phủ và một trung tâm thương nghiệp thịnh vượng, người ta phải nhớ rằng ngành thương mãi lúa gạo hiện vẫn nắm giữ vai trò quan trọng tại Nam kỳ, hầu hết do các nhóm lưu dân Trung Hoa nắm giữ. Họ sinh sống tập trung ở một thành phố riêng biệt, thành phố người Hoa cách Sàigòn 6 cây số ».

Thành phố người Hoa nầy là Chợ Lớn, được thành lập sau thành phố Sàigon.
Một nhóm lưu dân Trung Hoa đã đến Nam kỳ năm 1680 và đã có công xây dựng thành phố vào năm 1778. Nhóm lưu dân Trung hoa cư ngụ trước tiên tại Biên Hòa. Dần dần họ nắm giữ ngành thương nghiệp và ngành vận tải đường sông. Sau đó, họ đến ẩn náu dọc theo rạch «Bến nghé» (được đổi lại danh hiệu là rạch Trung Hoa), để lánh nạn giặc Tây Sơn.
Ở cách sông Sài gòn 6 cây số, vị trí của thành phố Trung Hoa thật lý tưởng, vì sông Sài gòn là đường thủy, thương mãi chuyển vận hàng hóa dễ dàng. Người Hoa đặt tên thành phố của họ là «Tài Ngon». Danh từ nầy có nghĩa là «Cây Gòn»(một giống cây mọc thật nhiều ở Nam Kỳ lúc bấy giờ và bông cây gòn được dân Việt và Hoa dùng để dồn gối và nệm). Người Pháp đọc trại danh từ «Tài Ngon», biến danh từ nầy thành «Sài gòn».

Bị giặc Tây Sơn tàn phá, Sài gòn tái phát triển dưới thời trị vì của Hoàng đế Gia Long. Chẳng bao lâu, thành phố trở thành một trung tâm thương nghiệp bậc nhất ở Nam kỳ. Giao thương giữa Sài gòn và các miền hậu phương rất thịnh vượng, do đó Tổng trấn Lê Văn Duyệt quyết định chỉnh trang thành phố Trung Hoa :
-Thiết lập một giang cảng, trải đá dọc theo rạch Trung Hoa, xây cất nhiều nhà kho chứa hàng hóa, ở hai bên bờ rạch.
-Đồng thời, thực hiện nhiều kinh đào, để thoát nước các vùng trũng ẩm thấp, các đầm lầy, biến các vùng nầy thành ruộng lúa.
Các kinh đào và rạch Trung Hoa lúc bấy giờ cũng được sử dụng làm lộ trình chuyển vận lúa gạo và các nông sản khác của Nam kỳ về thành phố Trung Hoa. Tại đây, các nông sản được biến chế trước khi đem ra bán ở các chợ búa Sài gon hay xuất cảng qua thương cảng Sài gòn.
Chắc có lẽ dưới thời kỳ của Tổng trấn Lê Văn Duyệt, thành phố Trung Hoa được đổi lại danh xưng : Chợ Lớn, danh từ được lựa chọn chính xác, để chỉ định vai trò đặc biệt của thành phố Trung Hoa chuyên bán đủ loại hàng hóa và hiện nay, nó vẫn nắm giữ vai trò quan trọng nầy.


Bản đồ số 3: Nước bao bọc chung quanh, Sàigòn-Chợ lớn và ngoại ô tạo thành một hòn đảo nhỏ.

Năm 1861, Chợ Lớn có 40.000 dân, 500 nhà lợp ngói năm 1866, đúng là một thành phố xây cất theo kiến trúc của các thành phố lớn Trung Hoa (nhà cửa thường thấp và tối tăm). Ban đêm,đèn dầu phọng soi sáng thành phố Chợ Lớn.
Như vậy, trước thờ Pháp thuộc , có hai thành phố khác biệt nhau : người Việt sống tập trung tại Sài gòn và người Hoa tại Chợ Lớn. Giữa hai thành phố, có một nghĩa trang rộng lớn (bản đồ 3).
Sau khi xâm chiếm và biến Nam kỳ thành thuộc địa, nhà cầm quyền Pháp biến đổi hẳn thành phố Sài gòn.

Dường như Đề đốc Le Page là người đầu tiên có công xây cất thành phố, vào năm 1859, chỉ định vị trí bệnh viện, nhà cửa, gian hàng thương mãi.
Thương cảng Sài gòn, do công trình của Tổng trấn Lê Văn Duyệt để lại, được thiết lập tại chổ tiếp lưu của sông Sài gòn và rạch Trung Hoa. Giang cảng củng được nới rộng thêm .
Giới thương gia Pháp đến lập nghiệp tại thành phố mới vừa được xây cất năm 1861, đồng thời, các nhà cố đạo cũng đến đây để truyền giáo. Tu viện, dòng Sainte Enfance và dòng kín (Carmel) được xây cất.
Nhưng sáng lập viên của thành phố Sài gòn chính là Đề đốc Bonnard. Mới vừa đến nhậm chức cuối tháng 11 năm 1861, Bonnard yêu cầu đại tá Coffyn thiết lập một dự án, để thành phố có thể tiếp nhận 500.000 dân, đồng thời dự án nầy cũng dự trù nối liền hai thành phố Sài gòn và Chợ Lớn. Bản đồ thành phố đệ trình vào tháng tư năm 1862, đề đốc Bonnard chấp thuận dự án và công trình xây cất cũng bắt đầu ngay vào năm đó.
Dần dần, hai thành phố phát triển và sau cùng dính liền với nhau tại nghĩa trang trước kia ngăn cách hai thành phố.
Từ khi nước Việt Nam độc lập vào năm 1954, người ta chỉ gọi « Sài gòn », thủ đô miền Nam, để chỉ định cả hai thành phố nói trên.
Chợ Lớn vẫn là một trung tâm thương nghiệp và công nghiệp, sản xuất, bán và xuất cảng các sản phẩm chế biến, qua trung gian của thương cảng Sài gòn.
Sài gòn giữ sắc thái của một thành phố Âu châu, gồm các cao ốc, các gian hàng, trường học và cơ sở hành chánh.


II) PHONG CẢNH VÀ VỊ TRÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố được xây cất phía hữu ngạn, trong một khúc eo sông Sài gòn, nằm giữa hai miền có địa thế và hoạt động kinh tế khác biệt nhau, nhưng bổ túc lẫn nhau (bản đồ số 4) :
- Miền đông thuộc thế « đất cao », cao độ trung bình từ vài thước đến 30 thước so với mặt biển. Miền nầy có 3 loại đất chánh : phù sa cổ, « đất xám » và « đất đỏ ». Các vùng đất đỏ thật phì nhiêu (gốc đá hỏa sơn tạo thành). Miền Đông được nổi tiếng về các loại canh tác kỹ nghệ (cao su, đậu phụng, thuốc lá, mía..
- Miền Tây thuộc địa thế « đất thấp » của đồng bằng sông Cửu long, chủ yếu do đất phù sa tạo thành, cao độ trung bình khoảng vài thước so với mặt biển. Được mệnh danh là « bồ lúa », miền Tây chuyên về các loại canh tác cổ truyền như lúa, các loại cây lương thực khác (khoai mì, khoai lang, bắp, vv..).
- Nằm giữa hai vùng có đất đai trù phú và các hoạt động kinh tế khác nhau, thành phố Hồ Chi Minh được thiên nhiên ưu đãi, nhờ đó, nền kinh tế phát triển tốt đẹp. Sự thịnh vượng của thành phố lại được thúc đẩy mạnh mẽ thêm nữa, nhờ vai trò thủ đô miền Nam. Sài gòn là thành phố được thiết lập trên ngã tư đường giao thông quan trọng.
- Quốc lộ 1 chạy dọc theo bờ biển Đông, nối liền thành phố với thủ đô Hà Nội.
- Quốc lộ 1 nối liền thành phố Hồ Chí Minh với Nam Vang.
- Quốc lộ 4 chạy xuyên qua các tỉnh miền Tây được nổi tiếng về ngành sản xuất lúa gạo.
- Quốc lộ 20 nối liền thành phố Hồ Chí Minh với thành phố nghỉ mát Đà Lạt.
- Xa lộ Sàigon-Biên Hòa, duy nhất ở Việt Nam, chạy xuyên qua vùng kỹ nghệ phía ngoại ô Đông Bắc thành phố. Khu kỹ nghệ nầy được thành lập vào đầu thập niên 60.
Các trục lộ giao thông do chánh quyền Pháp thực hiện được chỉnh trang và nới rộng thêm trong thời kỳ chiến tranh xâm lược của Cộng Sản miền Bắc (1965-1975). Quân lực đồng minh Mỹ đã thực hiện công trình nầy, để giúp đỡ chánh quyền miền Nam có các phương tiện giao thông tân tiến, đồng thời các quốc lộ cũng được xử dụng làm các trục giao thông chiến lược, đáp ứng nhu cầu chiến tranh.
- Đường xe lửa « Thống nhất » được xử dụng từ năm 1977, nối liền thành phố Hồ Chí Minh với Hà Nội, xuyên qua các thành phố nằm dọc theo bờ biển Trung nguyên Trung phần
- Sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Vàm cỏ đông, sông Vàm cỏ tây và sông Sài gòn ăn thông với nhau, nhờ hệ thống kinh rạch chằng chịt. Sông ngòi và kinh rạch của đồng bằng Cửu Long tạo thành hệ thống giao thông đường thủy thiên nhiên lý tưởng.
- Cảng Sàigon chỉ tiếp nhận các tàu hàng trọng tải 12.000 tấn, vì lòng sông Sàigon hẹp và nông cạn (12m bề sâu). Cảng dầu nhà Bè được thiết lập bên bờ hữu ngạn của sông Đồng Nai, cách cảng Sàigon 15 cây số về phía hạ lưu, tiếp nhận tàu dầu trọng tải 18.000 tấn.

Trong thời chiến, cảng Sàigon không đủ khả năng bốc dở nhanh hàng hóa. Do đó, quân lực Hoa Kỳ xây cất thêm « tân cảng Sàigòn », cách cảng Sàigon độ 10 km về phía thượng lưu. Tân cảng thuộc lãnh vực quân sự, các dụng cụ trang bị bốc dở hàng tối tân. Chiến tranh Việt Nam, thay vì kiềm hãm sự tăng trưởng của thành phố, lại là cơ hội thuận lợi thúc đẩy mạnh đà phát triển kinh tế của thủ đô Sàigòn .




PHẦN THỨ HAI

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA SÀIGÒN

Sự phát triển nhanh chóng của thành phố Sàigòn có thể chứng minh bằng các số liệu thống kê dân số dưới đây:

- Sàigòn vào năm 1884: 15000 dân.
- Sàigòn và ngoại ô:
* Năm 1923: 117.000 dân
* Năm 1936: 256.000 -
* Năm 1946: 492.000 -
* Năm 1967: 1.376.000 -
* Năm 1975: 1.825.000 -

Trong khoảng thời gian 30 năm, dân số thành phố Sàigòn-Chợ Lớn và ngoại ô tăng gần gấp 4 lần: 492.000dân năm 1946, 1.825.000 dân năm 1975 (chưa kể dân số ngoại ô của Gia Định, cách Sàigòn 3 cây số về phía Bắc). Sàigòn-Chợ Lớn-Gia Định tập trung tổng cộng 2.680.000 dân, trước năm 1975.

Căn cứ trên các số thống kê và các bản đồ Sàigòn Chợ lớn, chúng ta có thể phân biệt 4 giai đoạn phát triển của thành phố.

I) BỐN GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ.

Bản đồ xưa ấn hành năm 1861 cho chúng ta thấy một vài chi tiết quan trọng, trước khi thành phố phát triển trong giai đoạn 1.
Thật vậy, bản đồ nầy cho thấy trung tâm thành phố cổ xưa được thiết lập tại vị trí của làng đánh cá người Miên, ở ngã ba sông Sàigòn và Bến Nghé (tức rạch Tàu). Nguyễn Ánh đã phải ẩn náu tại làng đánh cá nầy nhiều lần, trong thời kỳ khôi phục giang sơn, chống lại Tây Sơn.
Sau khi thắng trận và trở thành Hoàng đế, Gia Long cho thành lập trung tâm thương mãi Sàigòn, bên cạnh hào thành (Citadelle) được xây cất trên vùng "đồi" phù sa cổ (tương ứng với các khu Đại học Văn khoa, Dược khoa và Nông nghiệp hiện nay) chế ngự các miền bao quanh nhờ hòa bình được vãn hồi. Thương mãi Sàigòn Chợ lớn tái phát triển mạnh mẽ với các miền hậu phương.
Tổng trấn Lê Văn Duyệt cho xây cất, về phía Nam và phía Đông Nam thành phố, dọc theo bờ hữu ngạn của sông Sàigòn, bến cảng Sàigòn và các nhà kho chứa hàng hóa. Đồng thời, các làng mạc, vườn cây ăn trái được thành lập phía dưới chân đồi, giữa hào thành và trung tâm thành phố cổ xưa. Giới thương gia Pháp đến cư ngụ tại vùng sau cùng nầy vào năm 1861. Chẳng bao lâu, các công ty thương mãi, ngân hàng, khách sạn, gian hàng mọc lên như nấm dọc theo các trục giao thông nối liền hào thành với cảng Sàigòn.
Lúc bấy giờ, các phương tiện giao thông và chuyển vận bằng đường bộ thật hiếm hoi. Có hai trục lộ trải đá, song song với rạch Tàu (Arroyo Chinois), nối liền hai thành phố. Việc giao thương giữa hai thành phố một phần lớn do các ghe bầu đảm nhận, sử dụng lộ trình ăn thông với sông Sàigòn.
Sông nầy là đường giao thông huyết mạch chuyên chở lúa gạo từ miền Tây đến Sàigòn Chợ lớn. Thương mãi lúa gạo hầu hết do người Hoa nắm độc quyền, chặt chẽ quan hệ với các người đồng hương của họ ở các tỉnh Nam kỳ.

1) Giai đoạn tăng trưởng thành phố lần thứ nhất từ năm 1861 đến trước đệ nhất thế chiến.

Khi người Pháp đến Nam kỳ, Sàigòn được cải biến nhanh chóng. Theo phương án của Coffyn, thành phố gồm có 3 rạch bao quanh (bản đồ số 4): rạch Tàu, rạch Thị Nghẻ và sông Sàigòn. Một kinh đào được dự trùnối liền hai rạch kể trên. Như vậy, kinh rạch và sông Sàigòn bao quanh cả hai thành phốSàigòn Chợ lớn và ngoại ô, biến cả hai thành phố nầy thành một hòn đảo nhỏ. Vì sông rạch bao quanh ba mặt thành phố nên Sàigòn nắm giữ trước tiên vai trò của một thành phố quân sự, trong khi ấy, Chợ Lớn là một thành phố thương mãi. Ưu thế thương mãi của thành phố Chợ lớn được nổi bật một cách rõ ràng sau khi Pháp cho xây cất các trục giao thông bằng đường bộ và đường thủy nối liền cả hai thành phố Sàigòn và Chợ lớn.
Căn cứ trên hai bản đồ năm 1861 và năm 1882, chúng ta có thể phác họa giai đoạn tăng trưởng lần thứ nhất của hai thành phố. Khởi đầu, hai thành phố phát triển độc lập.
- Thành phố Sàigòn được nới rộng tứ phía, từ trung tâm thành phố cổ xưa. Sự tăng trưởng của nó nhờ địa thế bằng phẳng (tương ứng với các thềm phù sa cổ của sông Sàigòn), nhờ hai trục giao thông và chuyển vận nối liền Sài gòn Chợ lớn với các quốc lộ phía Bắc thành phố và nhờ hệ thống đường phố chạy dọc theo rạch Tàu. Sở Công chánh thực hiện công trình đầu tiêntrong việc xây cất thành phố Sàigòn. Công tác được tiến hành nhanh chóng và thành phố lớn rộng về ba phía:
* Về phía Đông Bắc đến rạch Thị Nghè.
* Về phía Bắc và phía Tây đến đường phố Xô Viết Nghệ Tĩnh (đường Hồng Thập Tự cũ) và Nguyễn Thái Học.
Sàigòn không mở rộng về mặt phía đông và mặt phía Namvì sông Sàigòn và kinh Tàu là chướng ngại vật thiên nhiên. Dần dần, các công ốc xâm chiếm vị trí của các làng mạc. Sau cùng, hào thành được sát nhập vào thành phố. Các đường phố Sàigòn được xây cất theo hướng chánh Đông Bắc Tây Nam, có khuynh hướng nối liền với thành phố Chợ lớn.
- Thành phố Chợ Lớn được mở rộng từ trung tâm thành phố cổ xưa. Trung tâm thành phố được xây cất dọc theo bờ hữu ngạn của rạch Tàu (bản đồ số 2) và có nhiều kinh đào nhỏ bao quanh, ăn thông với rạch Bến Trâu. Chính người Hoa đã thực hiện hệ thống kinh đào để thoát nước ứ đọng ở các vùng trũng thấp nầy thành ruộng lúa. Đồng thời, họ cũng sử dụng hệ thống kinh đào làm đường chuyển vận lúa gạo và các loại nông sản khác từ các miền hậu phương đến tận Chợ Lớn.
Vì xây cất trên một vùng trũng thấp nên việc mở rộng thành phố gặp nhiều chướng ngại vật: Nghĩa trang ở phía Bắc và rạch Tàu ở phía Nam. Do đó thành phố chỉ được nới rộng theo chiều dài về phía Đông và phía Tây. Chính ở phía hai mặt này của thành phố có nhiều vùng đất tương đối "cao " (gốc đất lấy từ kinh đào đổ dọc theo hai bờ kinh và gốc đất phù sa cổ của rạch Tàu) rất thuận lợi cho việc mở rộng thành phố theo chiều hướng Đông Tây, dọc theo kinh rạch, hệ thống đường phố của Chợ lớn song song với hệ thống kinh rạch.
Công tác xây cất thành phố Sàigòn Chợ lớn bị gián đoạn trong thời kỳ đệ nhất Thế chiến vì 3 nước Đông dương mất quan hệ với mẫu quốc.

2) Giai đoạn tăng trưởng lần thứ nhì của thành phố giữa hai đại thế chiến.

Nhờ hòa bình được vãn hồi, giới tư bản Pháp đầu tư tài chánh vào Nam kỳ. Giới trồng tỉa đồn điền, tìm kiếm các vùng "đất xám" và "đất đỏ", rất thích hợp cho việc thành lập các đồn điền cao su.
Sự kiện nầy thúc đẩy chánh quyền thuộc địa Pháp thực hiện khẩn trương hệ thống quốc lộ và thiết lộ. Đồng thời, các vị Toàn Quyền cũng đặc biệt chú trọng đến công trình thủy nông ở đồng bằng Cửu Long, vào cuối thế kỷ 19, nhằm mục đích biến đất phù sa mới của đồng bằng nầy thành ruộng lúa.
Do đó, vào cuối thời hậu bán thế kỷ 19, có hai mặt di dân khẩn hoang ruộng đất, xuất phát từ phía trung ương Nam Kỳ, về hai hướng tương phản nhau :
- Một mặt di dân đổ xô về miền Đông, khai khẩn đất xám và đất đỏ để tạo lập các đồn điền cao su và các loại canh tác kỹ nghệ khác (trà, cà phê, thuốc lá, đậu phọng, mía,...)
- Một mặt di dân về miền Tây, khai khẩn đất phù sa để mở rộng diện tích đất trồng lúa.

Nền kinh tế Nam Kỳ thật thịnh vưọng. Giang cảng Sàigòn xuất cảng điều hòa từ 1.300.000 đến 1.400.000 tấn gạo và các phó sản (trong số nầy khoảng 50.000 hoặc 60.000 tấn gạo của Cao Miên), cao su (hai nguồn lợi chánh của Nam Kỳ). Các nhà máy xay lúa, các kỹ nghệ nhẹ biến chế tập trung tại Chợ Lớn, kết hợp với vai trò thương mãi ngày càng phát triển mạnh mẽ, quan hệ chặt chẽ với thành phố Sàigòn. Sàigòn nắm giữ nhiệm vụ hành chánh, tài chánh, ngân hàng và giang cảng thương nghiệp. Sự thịnh vượng của hai thành phố thu hút nhân công từ các tỉnh đổ dồn về thủ đô Nam Kỳ, để sinh cơ lập nghiệp. Hiện tượng di dân nầy lại được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, nhờ chánh quyền thuộc địa cho thiết lập thêm nhiều trục lộ và thiết lộ. Hệ thống xe điện nối liền Sàigòn Chợ Lớn, và một thiết lộ nối liền thủ đô đến Mỹ Tho (dài 72 cây số) được khai thác từ năm 1885, chương trình « Doumer » thực hiện hệ thống « Thiết lộ xuyên bán đảo Đông Dương » nối liền Hà Nội với Nam Vang, xuyên qua Sàigòn, được khai thác năm 1936.

Nhờ đó, Sàigòn và Chợ Lớn có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2, quan trọng hơn gia đoạn 1. Dân số Sàigòn-Chợ Lớn tăng từ 117.000 dân năm 1923 lên đến 600.000 dân, trước đệ nhị thế chiến (trong số nầy có 200.000 người Hoa ở Chợ Lớn), chưa kể đến 50.000 dân của thành phố Gia Định. Nhịp độ gia tăng dân số Sàigòn-Chợ Lớn quá nhanh, vượt hẳn mức dự trù trong kinh tế phát triển thành phố :
- Sàigòn mở rộng đến tận bờ rạch Thị Nghè và rạch Bùng Binh. Hai rạch nầy là đường ranh giới đã được Coffyn đự trù trong dự án của thành phố. Không thể tăng trưởng vượt khỏi rạch Thị Nghè rạch Bùng Binh, vì không có cầu và nhiều trũng thấp, nhiều đầm lầy, nên thành phố Sàigòn chỉ phát triển về phía Tây Nam, giữa rạch Tàu và đường xe lửa. Dần dần, ruộng lúa, vườn cây ăn trái biến mất, trở thành các khu phố. Làng mạc cũ được sát nhập vào thành phố. Nhiều cầu được xây cất xuyên qua rạch Thị Nghè, rạch Tàu,v.v… trong thời kỳ giữa hai đại Thế chiến. Do đó, thành phố có cơ hội bành trướng, vượt khỏi đuờng ranh giới sơ khởi, sát nhập làng Thị Nghè phía Đông Bắc và xã Khánh Hội phía Nam vào Sàigòn.
- Chợ Lớn mở rộng thêm trong giai đoạn 2, dọc theo đường xe lửa, lấn dần nghĩa trang (bản đồ số 6). Địa thế của Nghĩa trang " cao ". Thuộc đất phù sa cổ, khô ráo, tạo điều kiện lý tưởng cho công trình chỉnh trang nới rộng thành phố về phía Bắc. Trái lại, việc nới rộng Chợ Lớn về phía Nam (vượt khỏi rạch Tàu) và về phía Tây, đến tận sông Bến Trâu) gặp nhiều trở ngại vì tại những vùng lầy, có nhiều trũng thấp và ruộng lúa.
Do đó, thành phố chỉ phát triển theo chiều dài, dọc theo kinh rạch, có đất " cao " (gốc phù sa cổ hoặc gốc đấ lấy từ kênh đào, được trải dọc theo hai bên bờ kinh), rất thích hợp cho việc xây cất nhà cửa, kho chứa hàng hóa hay hãng xưởng v.v...
Đường xe lửa và đường phố, song song với rạch Tàu, nối liền Chợ Lớn với Sàigòn tạo điều kiện thuận lợi để hai thành phố dần dẩn " xích lạỉ gần nhau ". Sự kiện nầy bắt đầu từ những năm của thập niên 20 : Thành phố Sàigòn tiến dần về phía Tây Nam và thành phố Chợ Lớn mở rộng về phía Đông (bản đồ số 3). Tuy nhiên hai thành phố vẫn còn cách biệt nhau. Giữa hai thành phố, vẫn còn nhiều làng mạc, vườn cây ăn trái, đầm lầy, ruộng lúa. Công trình thoát nước, lấp bằng các trũng thấp, ao đầm, ruộng lúa đòi hỏi nhiều vốn đầu tư. Vì đệ nhị Thế chến, chính quyền thuộc địa không nhận được viện trợ tài chánh của mẫu quốc, nên công trình chỉnh trang, nới rộng thành phố không thể thực hiện được.

3) Gia đoạn tăng trưởng thành phố lần thứ ba, từ năm 1945 đến 1955

Trong giai đoạn tăng trưởng thành phố lần thứ ba, điều đáng được nhấn mạnh là có hiện tượng « bùng nổ » dân số Sàigòn Chợ Lớn. Theo sự ước lượng của Viện Quốc Gia Thống Kê Sàigòn, thì dân số Sàigòn Chợ Lớn kể cả ngoại ô tăng từ 492.000 dân của năm 1946 lên đến 1.900.800 năm 1955. Như vậy dân số của thủ đô đã tăng gấp 4 lần trong mười năm.
Hiện tượng gia tăng dân số đột ngột lẽ dĩ nhiên là do chiến tranh giành lại độc lập của Việt Nam gây nên (1945-1955). Vì nông thôn bất ổn, nên nông dân ở các tỉnh phải rời bỏ làng mạc, nhà cửa, ruộng vườn, đổ dồn về thủ đô miền Nam để lánh nạn. Ngoài ra, cần kể đến 850.000 đồng bào di cư miền Bắc và việc tập kết quân nhân, công chức về miền Nam tỵ nạn Cộng Sản, theo tinh thần của hiệp định Genève này 20-7-1954.
Trước các đợt di cư từ miền Bắc và các tỉnh về thành phố Sàigòn Chợ Lớn, chính quyền nỗ lực thực hiện công trình chỉnh trang, nới rộng thành phố , vào cuối những năm 40. Công trình nầy được tiến hành nhanh chóng vào thập niên 50 : nhiều cầu được xây cất xuyên qua rạch Tàu, kinh Đôi, song song với công trình thoát nước, lấp bằng các ao đầm, ruộng lúa vv… ở các vùng ven thành phố. Nhờ đó, thành phố được nới rộng tứ phía, ngoại trừ phía Đông, vì sông Sàigòn, rộng ngót một cây số, là ranh giới thiên nhiên. Hơn nữa, không có cầu bắt qua sông và địa thế ẩm thấp, nước ngập lụt hàng năm, vào mùa mưa : việc nới rộng thành phố Sàigòn về phía xã Thủ Thiêm không thể thực hiện được.

Thành phố phát triển về 4 phía:
- Về phía Bắc, vượt khỏi rạch Bùng binh và rạch Thị Nghè, lấn dần các quận phía Nam của tỉnh Gia Định (Tân Bình, Phú Nhuận, Nình Thạnh). Sự phát triển của thành phố về phía Bắc có liên hệ chặt chẽ với các trục giao thông nối liền thành phố Sàigòn với các quốc lộ phía Bắc và Đông Bắc (hướng Tây Ninh, Thủ Đức và Biên Hoà).
- Về phia Nam, đến tận kinh Tàu (canal de dérivation Chinois), sát nhập xã Khánh Hội vào thành phố Sàigòn.
- Về phía Tây Nam, giữa đại lộ Trần Hưng Đạo và rạch Tàu.
Cùng với sự phát triển của Sàigòn, Chợ Lớn được nới rộng tứ phía :
- Về phía Nam và phía Tây, vượt khỏi kinh Dôi và sông Bến Trâu, biếc các vùng ruộng lúa thành các khu phố lao động, các kho chứa hàng hóa, các hãng xưởng.
- Về phía Bắc và phía Đông, lấn dần nghĩa trang. Làng mạc lần được sát nhập vào Thành phố. Nhiều khu phố lao động và nhiều cư xá được xây cất tại các khu đất trống nằm giữa hai thành phố. Sau cùng, Sàigòn và Chợ Lớn dính liền với nhau, tại vùng Nghĩa Trang.
Trong giai đoạn tăng trưởng thành phố lần thứ ba nầy, điều đáng được nhấn mạnh là nhiều khu « nhà ổ chuột » xuất hiện ở ven biên Thủ đô :
- Các « nhà sàn » và « nhà ghe » tập trung dày đặc trên rạch Tàu, ở quận 4, chạy dài từ cầu Quây đến Chợ Quán, gần Cầu Chữ Y.
- Hai loại cư trú nầy cũng được tìm thấy tại quận 6, dọc theo bến Phú Lâm và Lò Gốm , nhất là tại quận 8, dọc theo bến Hàm Tử, Bình Đông (trên rạch Tàu), bến Phạm Thề Hiển (trên kinh Đôi) và dọc theo hai bờ kinh nối liền rạch Tàu và kinh Đôi vừa kể trên.

4) Giai đoạn tăng trưởng thành phố lần thứ tư, từ năm 1955 đến năm 1975

Chúng ta có thể phân chia giai đoạn phát triển thành phố lần thứ tư nầy ra làm 2 thời kỳ :
a) Thời kỳ « suy giảm thị dân »(dépeuplement urbain) từ 1956 dến 1960:
Theo cuộc điều tra của Viện Quốc Gia Thống Kê Sàigòn năm 1955, dân số Sàigòn được ước lượng 1.900.800 dân năm 1958. Con số nầy bị giảm xuống còn 1.383.000 dân năm 1958. Như vậy có trên nửa triệu người đã rời khỏi thành phố, trong khoảng thời gian ba năm. Hiện tượng « suy giảm thị dân » có thể được giải thích bằng nhiều lý do :
- Vấn đề hồi hương của kiều dân Pháp (dân sự và quân nhân) và các người Việt có quốc tịch Pháp, sau ngày ký kết Hiệp Định Genève năm 1954.
- Việc hồi hưong của những người tị nạn chiến tranh khi hoà bình ở nông thôn đã được vãn hồi.
- Chính sách giải tỏa thành phố Sàigòn được Tổng Thống Ngô Đình Diệm đề ra.

Thật vậy, Tổng Thống Diệm cho ban hành nhiều biện pháp từ năm 1955 đến năm 1957, nhằm mục đích khuyến khích dân « Sàigòn » gốc điền chủ (đã rời bỏ đất đai làng mạc trong thời chiến) quay trở về nông thôn, đồng thời Tổng Thống Diệm cũng tìm cách hãm bớt hiện tượng di dân cố hữu từ các tỉnh về thủ đô :
- Theo dụ số 7 năm 1955, tất cả ruộng lúa bỏ hoang sẽ trở thành sở hữu của nhà nước, nếu điền chủ vắng mặt, không nhìn nhận ruộng hoang nầy thuộc quyền sở hữu của họ. Ruộng bỏ hoang sẽ được chánh phủ tái phân cấp phát không cho các tá điền.
- Theo dụ số 57 năm 1956, Tổng Thống Diệm thực hiện chính sách cải cách điền địa, giúp giới tá điền nghèo khó trở thành chủ điền. Ruộng bị truất hữu của giới đại điền chủ (có trên 100 mẫu tây) được nhà nước bán lại cho tá điền , dưới hình thức tín dụng (được trả góp lại cho chánh phủ trong 12 năm. - Ngoài những biện pháp vừa nêu trên, Tổng Thống Diệm thực hiện chánh sách dinh điền và khu trù mật.
Dinh điền có mục đích khuyến khích đồng bài di cư miền Bắc và nông thôn nghèo khó (đặc biệt nông dân bần cùng ở miền Trung nguyên Trung phần) đến sinh cơ lập nghiệp, tại các trung tâm nông nghiệp vừa mới thành lập. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất từ 1 đến 2 mẫu. Mỗi gia đình có quyền khẩn hoang đất thêm 3 mẫu, tổng cộng họ có quyền sở hữu 5 mẫu tây.
Khu trù mật là những cộng đồng nông nghiệp được thành lập, để tập trung các nông dân cư ngụ rải rác ở các thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông (do đó chánh quyền không thể kiểm soát họ được), về sinh cơ lập nghiệp tại những Trung tâm Nông nghiệp. Chiến lược nầy nhằm mục đích giúp chánh phủ cô lập dân với Việt cộng (tựa như cá không có nước không thể sinh tồn được).
Khu trù mật to lớn hơn khu dinh điền. Đó là loại cư trú chuyển tiếp giữa thành thị và nông thôn, có hạ tầng cơ sở của một thành phố: một trung tâm thương mãi (có chợ búa, tiệm buôn), một khu hành chánh (có chi nhánh bưu điện), một cơ sở xã hội (có bảo sanh viện miễn phí, nhà giữ trẻ), một trung tâm văn hóa (phòng thông tin, trường tiểu học và trung học, chùa và nhà thờ.
Khu trù mật có đèn điện. Mỗi gia đình định cư được chánh quyền cấp phát một mảnh đất gồm có một vườn rau được trồng xen kẽ với cây ăn trái (để đảm bảo tự túc lương thực). Chính phủ cho nông dân vay nhẹ lãi, giúp họ mua đất trồng ở gần nơi cư ngụ. Họ được hướng dẫn phương pháp đa canh (polyculture). Ngoài việc trồng lúa, nhà nước khuyến khích nông dân trồng các loại cây cho nhiều lợi tức như dừa, đậu phọng, thuốc lá, khoai mì, mía... và cây ăn trái... để thúc đẩy phát triển các thủ công nghiệp địa phương (lò đường, kỹ nghệ làm dầu ăn, biến chế bột khoai mì v.v...). Thủ công nghiệp là yếu tố hữu hiệu, tạo thêm công ăn việc làm để giảm bớt đà di dân từ nông thôn ra thủ đô Sàigòn hoặc ra các thành phố.
Lúc ban đầu, chính sách giải tỏa thành phố bằng cách tạo lập các cực thu hút kinh tế địa phương (Pôle d'attraction économique locale) không được các giới chính trị Sàigòn tin tưởng mấy. Tuy nhiên, sau một thời gian độ vài năm, người ta nhận thấy có nhiều sự tiến bộ về mặt kinh tế ở các khu dinh điền và khu trù mật: nền nông nghiệp thịnh vượng, thương mãi phát đạt, đời sống và sức khoẻ của dân định cư được cải tiến tốt đẹp. Nhờ đó, chính phủ đã thành công trong khoảng thời gian ngắn ngủi tạo lập được 198 trung tâm nông nghiệp theo kiểu khu dinh điền và khu trù mật:
- 72 trung tâm trên cao nguyên Trung phần.
- 37 trung tâm ở trung nguyên Trung phần.
- 97 trung tâm ở Nam phần.
Các khu dinh điền và trù mật đã đón nhận 50.080 gia đình định cư, tổng cộng có 250.400 dân (trong số đó có 80.325 đồng bào di cư miền Bắc và 70.075 người gốc Trung nguyên Trung phần). Những người định cư ở các khu dinh điền và khu trù mật đều là những người tình nguyện.
Tóm lại, chính sách cải cách điền địa, đi đôi với việc tạo lập khu dinh điền và khu trù mật, đã giúp Tổng thống Diệm giảm bớt đà di dân từ nông thôn ra thành phố Sàigòn một cách có hiệu quả.

Song song với chính sách hướng dẫn dân di cư từ các tỉnh đến khu dinh điền và khu trù mật, chính phủ thực hiện chương trình chỉnh trang thành phố, để giải tỏa bớt dân thủ đô Sàigòn. Giao thương và vấn đề lưu thông xe cộ tấp nập, vào những giờ làm việc lúc ban sáng,buổi trưa và buổi chiều, làm cho các đường phố chính nối liền Sàigòn với Chợ Lớn bị tê liệt, xe hơi đủ loại, xe gắn máy, xe đạp vv... tràn ngập đường phố. Các công trình chỉnh trang thành phố, bị gián đoạn trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập, được chính phủ miền Nam tiếp tục, sau hiệp định Genève năm 1954:
              * Xe lửa điện và trục thiết lộ Sàigòn-Mỹ tho bị hủy bỏ. Nhờ đó, các đường giao thông huyết mạch, đại lộ Trần Hưng Đạo, đường Điện Biên Phủ (đường PHanh Thanh Giản cũ) và đường Xô Viết Nghệ Tỉnh (đường Hồng Thập Tự cũ) được nới rộng thêm, đàm bảo việc lưu thông dễ dàng giữa hai thành phố, tiến về phía Bắc thủ đô. Sau khi cầu Phanh Thanh Giản được xây cất, và cầu Thị Nghè được mở rộng thêm, đường Điện Biên Phủ và đường Xô Viết Nghệ Tĩnh được nối dài đến xa lộ Sàigòn-Biên Hoà. Xa lộ nầy được xây cất, nhờ Hoa Kỳ viện trợ kinh tế, kỹ thuật và chuyên môn.
              *Đường xe điện Sàigòn-Gò Vấp bị xóa bỏ. Đường Bùi Hữu Nghĩa được xây cất tại vị trí của đường xe lửa nầy, nối liền Sàigéon với thành phố Gia Định. Đồng thời, nhờ viện trợ Hoa Kỳ, chính phủ nới rộng các đường phố hướng Bắc Nam ( các đại lộ Lý Thái Tổ, Nguyễn văn Cừ, Cách Mạng Tháng Tám vv...). Nhờ đó, việc giao thương và sự lưu thông xe cộ giữa thành phố Gia Định và Sàigòn đến tận bến cảng Sàgòn trở nên dễ dàng. Một chương trình xây cát nhà ở và cư xá nhằm mục đích hữu sản hóa giới tiểu công chức và giới công chức trung cấp cũng được tiến hành. Công trình nầy do Tổng Nha Kiến Thiết và Thiết Kế Đô thành Sàigòn đảm trách. Các ao đầm, các ruộng lúa hay các nghĩa trang ven biên Thủ đô (tại quận 3, chạy dàì từ cầu Công Lý đến cầu Bông, và dọc theo các đường phố nối liền Sàigòn với Chợ Lớn ở quận 3 và quận 5) được lấp bằng. Tại những vị trí nầy, Tổng Nha Kiến Thiết và Thiết Kế Đô thành Sàigòn cho xây cất nhiều cư xá. Nhờ việc tiến hành các công tác chỉnh trang thành phố kể trên, Sàigòn được nới rộng, đồng thời thành phố Gia Định và các quận dính liền với thủ đô cũng phát triển: quận Tân Bình, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận. Các đường xe buýt công cộng được thành lập, nối liền những quận nầy với thủ đô. Dân "Sàgòn" có lợi tức thấp (thợ thuyền, tiểu công chức, vv..) thích sống ở các vùng ven biên Sàigòn, về phía Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc, vì tiền phố và nhà cửa ở các vùng ngoại ô nầy không đắt mấy. Do đó, họ rời thành phố Sàigòn, về sinh sống ở ngoại ô. Dân số của các xã ven biên thủ đô (quận Gò Vấp, quận Tân Bình và quận Bình Thạnh) gia tăng cực kỳ nhanh chóng. Từ 64700 dân năm 1951, dân dố các xã ven thủ đô tăng vọt lên đến 236.000 người năm 1959.Theo cuộc điều tra của Viện Quốc Gia Thống kê Sàigòn, thủ đô dần dần bị giảm dân số, để tăng cưòng cho dân số các vùng ngoại ô.
Đà di dân các tỉnh về Sàigòn giảm bớt hẳn, sau một thời gian ngắn ngủi từ năm 1954 đến năm 1960.Hiện tượng di dân nầy tái bộc phát vào đầu thập niên 60. Nhịp độ di dân từ nông thôn đổ dồn về Sàigéon (quan trọng hơn thời kỳ chiến tranh giành độc lôp) do chiến tranh xâm lược Cộng Sản gây nên (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chánh thức thành lập vào ngày 20-12-1960).

b/Thời kỳ tăng trưởng thủ đô từ năm 1961 đến năm 1975 (bản đồ số 6).
Chiến tranh xâm lược của Cộn sản Bắc Việt thật tàn khốc và đa diện. Từ năm 1960 đến năm 1963, Tổng thống Diệm gặp nhiều khó khăn, về phương diện chính trị nội bộ, thừa cơ hội nầy, Mặt trận Giải phóng miền Nam tìm cách bành trướng ảnh hưởng tại các vùng nông thôn, teho chiến thuật cố hữu " lấy nông thôn bao vây thành thị ". Thật vậy, sau khi Tổng thống Diệm bị ám sát chết ngày 1-11-1963, tất cả chương trình chỉnh trang và giải tỏa Thủ đô Sàigờn đang tiến hành, đều bị đình chỉ, đồng thời chính sách dinh điền và khu trù mật cũng bị tạm ngưng. Tướng Dương Văn Minh nắm chính quyền, với cương vị Chủ tịch Hội Đồng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ra quyết định bãi bỏ chính sách "Ấp Chiến lược", cho rằng khu dinh đìền và khu trù mật không được lòng dân. Tất cả công trình của Tổng thống Diệm nhằm mục đích giảm bớt cáv làn sóng người di cưt từ các tỉnh về thành phốSàigòn và cô lậpn "con cá Việt Cộng ra khỏi nước", trở thành vô ích. Vì hệ thống tự vệ trong các khu dinh điền, khu trù mật và ấp chiến lược không còn hữu hiệu nữa, nên Măt trận Giải Phóng Miền Nam đã thành công cài người vào các xã ấp (được dổi lại danh hiệu là "Ấp Đời Mớỉ hay "Ấp Tân sinh"). Từ năm 1963 trở đi, vấn đề thiếu an ninh tại nông thôn càng ngày càng gia tăng trầm trọng thêm (Việt cộng phá hoại các trại kiểu mẫu, ám sát công chức xã, ấp,vv…). Sự kiện nầy bắt buộc một số đông nông dân phải rời bỏ làng mạc, ruộng vườn, lánh nạn Cộn sản ở các thành phố. Hiện tượng di dân từ nông thôn về Sàigòn trở nên mạnh mẽ, kể từ năm 1965. Chế độ miền Nam bị lung lay. Trưóc sự đe dọa của chiến tranh xâm lược của miền Bắc, chính phủ Sàigòn phải nhờ đến sự can thiệp quân lực Hoa kỳ và các nước đồng minh khác thuộc "thế giới tự dỏ (Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Nam Triều Tiên, Thái Lan). Quân lực đồn minh ồ ạt đổ quân vào miền Nam (600.000 quân nhân Mỹ từ năm 1968), trong số nầy có 100.000 người (quân nhân và dân sự) cư ngụ thường xuyên ở Sàigòn. Các đợt di dân từ nông thôn ra thủ đô và các thành phố tỉnh đưa đến hậu quả là nạn thất nghiệp, nạn khan hiếm nhà trầm trọng. Do đó, giá nhà đất và tiền thuê nhà tăng vọt. Để đối phó lại những khó khăn nêu trên, chính phủ thiết lập khẩn trương chương trình chỉnh trang và đô thị hoá Sàigòn:
              - Sở Công chánh được giao phó trọng trách cải tiến hệ thống giao thông và vận chuyển, Tổng nha Kiến thiết và thiết kế đô thị Sàigòn, thực hiện các công trình làm đẹp thủ đô và xây cất cư xá, nhà ở.
              - Khu kỹ nghệ Sàigòn-Biên Hoà đượt đặt ư tiên. Khi các xí nghiệp lần lượt được thiết lập tại Thủ Đưc (các Sàigòn 10 cây số) và Biên Hoà, công nhân thích rời thủ đô, cư ngụ ở phía Bắc và phía Đông Bắc Sàigòn, gần chổ làm việc của họ.
              - Các công trình đại qui mô đô thị hóa thủ đô (xây cất cầu cống; đường xá) nới rộng các trục giao thông quan trọng nối liền Sàigòn với các tỉnh do quân đội Hoa kỳ đảm trách. Một phần lớn công trình làm đường được quân đội Mỹ giao cho các công ty tư nhân Hoa kỳ thực hiện. Nhờ phương tiện kỹ thuật tân tiến, việc chỉnh trang đô thành Sàigòn tiến triển nhanh chóng, nhà cửa và đường xáđần dần xâm chiếm các đồng ruộng bao quanh thành phố Sàigòn.
Cùng lúc ấy, tướng Nguyễn Văn Thiệu (trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà, vào tháng 9 năm 1967) phát động chiến lược của Tổng thống Diệm, để đối phó chiến tranh xâm lược của Cộng sản Bắc Việt. Nhiều biện pháp được ban hành, để kiểm soát lại nông thôn:
           1- Chính sác bình định nông thông. Nhờ quân lực Hoa kỳ yểm trơ, Tổng thống Thiệu phát động chiến dịch "Phượng Hoàng" (năm 1969-1970), sau khi Việt Cộng bị thất bại trong cuộc tổng công kích vào các thành phố lớn, năm 1968.
Thật vậy, trong những năm nội bộ chính trị miền Nam bị rối ren, nội các chính phủ bị thay đổi nhiều lần (sau những cuộc đảo chánh), Mặt trận Giải Phóng Miền Nam nhân cơ hội nầy bành trướng ảnh hưởng tại nông thôn. Sau đó, Việt Cộng ồ ạt tấn công vào các thành phố lớn (Sàigòn, Cần Thơ, Đà Nnẵng, Huế, Qui Nhơn vv..); nhân dịp Tết Mậu Thân (tháng 2 năm 1968). Trong cuộc tổng công kích, Mặt trận Giải Phóng Miền Nam đã chuốc lấy sự thất bại nặng nề. Nhiều tổ chức của Việt Cộng trong các thành phố lớn đã bị phát giác và phá vỡ. Thừa dịp nầy, quân lực V.N.C.H. phản công, truy kích tàn qu^n Việt Cộng , đồng thời thực hiện chính sách bình định nông thôn tronog những năm 1969-1970; Nhờ đó, chính phủ miền Nam đã thành công kiểm soát lại thôn dân ở các tỉnh đông dân cư của đồng bằng Cửu Long và Trung nguyên Trung phần.
           2- Tăng cường hệ thống phòng thủ trong các khu định điền, khu trù mật và các ấp đời mới.
          3- Chính sách di dân nông thôn từ các vùng do Việt Cộng kiểm soát về vùng an ninh quốc gia. Những vùng an ninh nầydo chánh phủ thành lập dọc theo các quốc lộ. Tổng thống Thiệu áp dụng chiến thuật tiêu diệt các vùng do Việt Cộng kiểm soát, bằng các dội bom và rải thuốckhai hoang, nhằm mục đich phá hủy rừng rậm, căn cứ của Việt Cộng. Nông dân phải rời bỏ làng mạc, về lánh nạn trong thành phố hoặc định cư tại các địa diểm an toàn vừ kể trên.
          4- Tiếp tục chuơng trình cải các điền địa còn dang dở của thời Tổng thống Diệm. Chính sách lấn đất giành dân đưa đến hậu quả là Lực lương VNCH phải đương đầu với Mặt trận Giải phóng Miền Nam tại nông thôn. Trong những năm 1969-1970, cuộc chiến đấu đẫm máu diễn ra tại đồng bằng Cửu Long, tại Trung nguyên Trung phần và trên Cao nguyên. Nhiều làng mạc mới đây được xây cất gần các thành phố và dọc theo các quốc lộ để đón nhận thêm dân tỵ nạn Cộng sản. Hiện tượn di dân nầy thật ồ ạt, biến các vùng nông thôn kém an ninh thành các vùng đất hoang vu. Ngược lại, thị dân ở miền Nam càng ngàng càng tăng nhanh.

Trong khoảng thiời gian 10 năm, thị dân tăng gần gấp đôi, từ 17,7% năm 1964 lên 30,7% năm 1974, khiến các thành phố bị áp;lực nhân mãn nặng nề. Tại các tỉnh, thị dân của thành phố bậc nhỏ và bậc trung bình tăng gấp 3 và đôi khi gấp 5 lần. Cũng trong khoảng thời gian nầy, thị dân củ thủ đô Sàigòn và nhiều thị x ã như Cần Thơ, Huế, vv.. tăng gấp đôi.
Sàigòn bị áp lực nhân mãn thật trầm trọng. Các hạ tầng cơ sở của thủ đô không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của tính thế mới. Các đợt di dân tỵ nạn Cộng sản, sau năm 1965, khó tìm thuê hoặc mua nhà ở Thủ đô. Do đó, những người nghèo khó phải xây cất nhà sàn, nhà lá, chòi lá vv..trong các khu phố lao động, xâm chiếm lề đường, phía sau vĩa hè của cư xá, phố xá, trong đường hẻm. Vì có nạn khan h iếm nhà phố, nên tiền phố giá nhà tăng vọt. Ở các khu phố lao động, nhà thầu tìm các thương lượng với chủ nhà, mua lại đất với giá cao. Sau khi bán xong nhà đất, giới lao động nầy rời thành phố Sàigòn, cư ngụ ở ngoại ô. Tại vị trí các khu lao động kể trên, nhà thầu cho xây cất các biệt thự hoặc cao ốc (gồm 5 hay 7 tầng lầu) , cho Mỹ thuê. Trước những đợt di dân tỵ nạn Cộng sản vào thủ đô từ năm 1965 đến năm 1975, thành phố Sàigòn mở rộng về ba phía (bản đồ số 6):
          -Phía bắc ngoại ô: Nghĩa trang (nằm giữa Sàigòn-Chợ Lớn), ruộng lúa và vườn cao su Phú Thọ dần dần biến mất. Tại những vị trí nầy, nhiều công ốc (bện viện, căn cứ quân sự, khu đại học vv..), nhiều cư xá của giới khá giả (Cư xá Chí Hoà), giới trung lư (Cư xá Lữ gia ở Phú Thọ) vv..được xây cất bên cạnh các làng mạc cổ xưa. Sau cùng, những làng mạc nầy được sát nập vào thủ đô, trở thành các xóm lao động.
          -Phía tây ngoại ô: Thủ đô Sàigòn bành trướng về phía Tây, vượt khỏi nhà ga cũ ở Phú Lâm, dọc theo đại lộ Hậu Giang (nối liền Chợ Lớn với quốc lộ 4). Tại Phú Lâm, nhà nước cho thiết lập "Xa cảng miền Tâỷ. Tất cả xe hàng, xe đò đều phải đậu tại xa cảng nầy, để bốc dỡ hàng hóavà để hành khách xuống xe.
Nhờ xa cảng miền Tây, thương mãi ở Phú Lâm trở nên tấp nập, do đó, một trung tâm thương mãi mới được thành lập, đồng thời nhiều cơ xưởng, kho chứa hàng hóa, chợ búa, phố xá được xâycất, xâm chiếm dần dần các ruộng lúa, vườn cây ăn trái, vường trồng rau nằm dọc theo quốc lộ 4. Sự phát triển đột ngột của thành phố Sàigòn về phía Bắcvà phía Tây, vượt khỏi ranh giới thủ đô đã được dự trù. Hai thành phố Gia Định gàa Sàigòn sau cùng tiếp giáp với nhau. Các khu đất trống ở quận Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh thuộc tỉnh Gia Định biến thành các khu phố, dính liền với thủ đô. Các khu phố nầy chạy dài từ Thị Nghè (phía Đông Bắc) đến tận Phú Lâm (phía Tây).
          -Về phía Nam: Thủ đô Sàigòn vượt khỏi Kinh Đôi và Kinh Té. Tuy nhiên, sự phát triển về phía Nam không đồng đều giữa Sàigòn và Chợ Lớn:
              * Sàgòn chỉ mở rộng về Cảng dầu hỏa NHà Bè, phía Đông Nam, nhờ hệ thống giao thông công cộng tưong đối hoàn hảo. Nhiều khu lao động mới xuất hiện, xen kẽ với các nhà kho chứa hàng hóa, các hãng xưởng thủ công nghiệp, các tiệm chạp phô, các nhà hàng, tiệm cà phê vv.. Việc mở rộng thành phôa Sàigòn về phía hữu ngạn củ Kinh Té gặp nhiều trở ngại, vì không có cầu bắc ngang qua kinh và hơn nữa, ở phía Nam thành phố, có nhiều trũng thấp, sâu, đầy sình lầy, và ngập nước vào mùa mưa. Do đó, địa thế nầy không thuận lợi cho sự phát triển thành phố về phía Nam.
              *Trái lại, ở phía Nam củ vùng Chợ Lớn, nhiều cầu được bắc ngang qua kinh rạch như cầu chữ Y, cầu Nhì vv.. tạo điều kiện thích hợp cho việc mở rộng thành phố Sàigòn và Chợ Lớn về phía xã Chánh Hưng và Bình Đang thuộc nhà Bè:
Chỉ trong khoảng thời gian 15 năm, dân số của nhiều xã thuộc các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Nhà Bè vv.. tăng gấp 10 lần. Từ 236.000 ngàn năm 1960, dân số ngoại ô Sàigòn tăng vọt lên 2.140.000 người, năm 1974. Nhiều quận mới được thành lập. Sàigòn có 5 quậnn năm 1954, có 11 quận trưóc khi chính quyền miền Nam bị sụp đổ. Kể từ năm 1975 đến nay, thành phố Hò Chí Minh không còn mở rộng thêm nữa. Các công trình chỉnh trang và đô thị hóa còn dang dỡ của thời V.N.C.H đều bị đình chỉ, vì Nhà Nước không có phương tiện tài chánh, để tiếp tục công tác. Hơn nữa, với chinh sách giảm dân thành phố Hồ Chí Minh, chánh quyền Hà Nội đã cho ban hành nhiều biện pháp (từ năm 1975 đến năm 1985), nhằm mục đích ngăn chận hiện tượng di dân cố hữu từ tỉnh về thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời, chính quyền thành phố tìm các "lùa" 1.800.000 dân Sàigòn di vùng Kinh tế mới. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩ Việt Nam, những nguời lao động "buôn gánh, bán bưng", giới tiểu thương, trung thương và giới đại thương gia đều bị xem là những thành phần "không sản xuất", ăn bám, nguy hại, không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa. Trung thương và đại thương gia đều bị quy vào tội "tư sản thương nghiệp và tư sản mại bản". Họ là "kẻ thù củ nhân dân", cần phải tận diệt họ. Trở thành thủ đô địa phương miền Nam từ năm 1975, thành phố Hồ Chí Minh đã mất hẵn đặc tính năng động kinh tế và dân số không còn gia tăng nhanh chóng, khác hẵn với thời Việt Nam Cộng Hoà.

II) ĐẶC TÍNH V0 VAI TRÒ CỦA CÁC QUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Viện Quóc gia Tghống kê Sàigòn đã nghiên cứ các loại cư trú của thành phố Sàigòn. Kết quả của cuộc điều tra nầy được phổ biến vào năm 1962. Tài liệu thật quý báu, cho thấy và đặc tính vai trò của các qu-(n thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ trên bản đồ số 7, người ta nhận thấy các bố trí và vai trò của các quận thành phố Chợ Lớn và Sàigòn khá giống nhau.

1- Các khu vực hoạt động thương mãi.

nhấn vào đây

Cả hai trung tâm thành phố cổ xưa đều là hai khu vực thương mãi quan trọng từ trước đến nay.

           -Tại Sàigòn, các hoạt động thương mãi đặc biệt tập trung quanh chợ "Bến Thành", bên cạnh nhà ga, đối diện với công trường Diên Hồng. Các đại lộ huyết mạch (đại lộ Trần Hưng Đạo, Hàm Nghi, đường Lê Thánh Tôn, Lê Lai vv..) đều qui tụ về chợ Bến Thành, vàa tại đây, bộ hành và xe cộ lư thông tấp nập. Một vài đường phố như đường Đồng Khởi (đường Tự Do cũ), đại lộ Nguyễn Huệ, được nổi tiếng là những đường phố thương mãi: các cửa hàng, các siêu thị, các phòng trà ca nhạc, nhà hàng vv..tập trung kề sát nhau, dọc theo hai bên đường phố, chạy dài từ Vương Cung Thánh Đường đến tận bến Chương Dương. Hiện nay, các phòng trà ca nhạc, các nhà hàng khiêu vũ tư nhân không còn hoạt đệng nữa. Nhà nước đã tịch thu tài sản của các nhà "tư sản mại bản và tư sản thương nghiệp" dọc theo các dường phố thương mãi, biến các phòng trà, nhà hàng khiê vũ vv.. thàanh các cửa hàng quốc doanh, chuyên bán các kỹ vật, mỹ phẩm, và đồ tiểu thụ công nghiệp vv..Các lhách sạn và nhà hàng sang trọng như khách sạn Độc Lập (Caravelle cũ), Cữu Long (Majestic cũ) đường Đồng Khởi, Hữu Nghị (Palace cũ) và Bến Thành (Rex cũ) đường Nguyễn Huệ được cải biến thành khác sạn và nhà hàng, có tổ chức khiêu vũ. Những nơi giải trí nầy chỉ dành riêng cho các khách du lịch ngoại quốc , các "cố vấn" của khối Liên Sô. Họ phải tr"a chi phí bằng ngoại tệ. Khu vực làm "áp phẻ nằm dọc theo sông Sàigòn, từ bến Chương Dương đến Cầu Móng tập trung nhiều cao ốc, nhiều ngân hàng, nhiều công ty thương mãi ngoại quốc dưới thời Việt Nam Cộn Hoà, thương mãi tấp nập. Nhưng hiện nay, khu vực làm "áp phe" nầy trở nên vắng vẻ, vì giới kinh doanh ngoại quốc đã chấm dứt mọi giao thưong với Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Ngân hàng, trụ sở thuơng mãi của người ngoại quốc đều bị trịch thu.

           -Tại Chợ Lớn, thương mãi vẫn còn tấp nập dọc theo đường phố Trần Hưng Đạo, Đồng Khánh, Nguyễn Tri Phương vv.. Sau các đợt đánh "tư sản mại bản và tư sản thương nghiệp" trong những năm 1976, 1798 , 1983, 1985, hầu hết các cửa hàng, các siêu thị, các tiệm buôn đều bị tịch thu, biến thành các cửa hàng quốc doanh, chuyên bán các nhu yếu phẩ (gạo, rau..) cho dân ở các phố. Khác hẳn với các cucủ hàng quốc doanh, hiếm hoi hàng hoá, các cửa hàng tư thương được trưng bày đủ loại mặt hàng nhập cảng (bia hộp, thuốc lá, thuốc men, rượu, xe đạp, xe gắn máy, đồ phụ tùng, radio-cassettes, đồng hồ đeo tay vv..). Những hàng nhập cảng nầy do thân nhân người Việt ở rải rác khắp thế giới (BBác Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ Châu, Úc Châu vv..) gởi quà về giúp đỡ gia đình còn bị "kẹt" ở Việt Nam, đặng bán để sống qua ngày. Người ta có thể mua đủ thứ loại hàng hoá…miễn là có tiền!

2- Các khu phố thuộc giới trưởng giả và giới trung-lưu

Một phần lớn các giới truởng giả và trung lưu cư ngụ tâi quận nhất và quận ba. Các khu phố nầy được xây cất trên "đồi", gốc thềm phù sa cổ của sông Sàigòn, chế ngự bao quanh các kkhu thương mải vừa kể trên. Nhờ vào vai trò cựu thủ đô miền Nam, thành phố Sàigòn có một khu vực hành chánh tập trung trước kia nhiều bộ của nội các chánh phủ, nhiều tòa đại sứ đối diện với dinh" Độc Lập". Khu phố hành chánh nầynằm giữa các khu phố của giới trưởng giả Sàigòn và các khu thương mãi. Các đường phố rộng lớn cắt nhau thẳng góc. Dọc theo phố có hai hàng cây cao (cây me hoặc cây ca sao), tànglá xum xuê, tỏa ra nhiều bóng mát, che phủ các công ốc, các biệt thự nguy nga, tráng lệ, tạo cho khu phố hành chánh và các khu phố của giới trưởng giả Sàigòn một vẻ đẹp độc đáo, uy nghi hoàn toàn tương phản với các xóm lao động.

3- Các xóm lao động

Đa số dân lao động có đồng lương thấp kém (công nhân, tư chức, công chức, tiểu thương) phải sinh sống ở các xóm lao động.Các xóm lao động nầy thường chiếm các vùng biên thủ đô

Tại Sàigòn, các xóm lao động tập trung ở phía Nam và Đông Nam trong các vùng trũng thấp (trước kia là các ao đầm, ruộng lủa đã được lấp bằng) như xóm Câu Muối ( giống tựa như khu “les halies” của Ba Lê xưa kia) thuộc quận nhì, các khu Bàn Cờ, Vườn Chuối ở quan 3 và Khánh Hội ở quận 4. Chính trong các xóm lao động kể trên, có nhiều hãng xưởng tiểu thủ công nghiệp được thiết lập trong các đưòng hẻm, phía sau các cao ốc và nhất là dọc theo hai bên bờ rạch Bển Nghé và Kinh Té. Nhưmg các xóm lao động được nổi tiếng nhất tập trung tại Chợ Lớn (quặn 5 và quận 6). Một phần lớn nhà cửa tại đày là nhà lá, nhà tranh vv..mà người ta gọi là nhà ổ chuột, được xây cẩt chen chúc dọc theo kinh Bển Nghé và Kinh Đôi, và dọc theo các kinh phụ ăn thông với sông Sàigòn. Các khu nhà ổ chuột nằm xen kẽ với các kho chứa hàng hoá, các hãng xưởng ( xưởng dệt, xưởng chế biến các chế phẩm tiêu thụ bằng chẩt nhựa dẽo, các dụng cụ bếp núc, đồ điện, đồ phụ tùng xe đạp, xe gắn máy, thực phẩm w..) và nhất là nhà máy xay lúa hoạt động ồn ào suốt ngày. Các kinh rạch đầy ghe xuồng lưu thông tấp nập, rác rế́n của thành phố đổ dồn về các thủy lộ nầy. Nhiêu đống gỗ, sắt vụn, bao lúa. rác rến nằm ngổn ngang, dọc theo hai bên bờ kinh rạch.

4 - Một khu kỷ nghệ tân tiến.

Khu kỹ nghệ tân tiến được thành lập trong thời kỳ thập niên 60, tại phia Đông Bắc Sàigòn, dọc theo xa lộ Sàigòn - Biên Hoà. Được nổi tiếng nhất là các ngành kỹ nghệ dệt, luyện kim (lò luyện sát, thép, đồng, gang) và các lãnh vực kỹ nghệ nhẹ biến chể (sản xuất được ph́ẩm, các chẩt hoá học, các đò điện w..) Chúng ta có thể đưa ra một vài nhận định, về vi trí và vai trò các khu phố của thành phố Hồ Chí Minh :

a- Sự tương phả rõ rệt giửa các kh̉un ph́ố cư ngụ của giới trưởng giả và các xóm lao-động.

Trong các khu phổ cư ngụ của giới trưởng giả, hình thức cư trú điển hình là các biệt thự sang trọng, xung quanh có một mảnh vườn, đây đủ tiện nghi. Nhà cửa ở các khu phố nầy đẹp nhất trong thành phố. Mỗi biệt thự được che khuất một cách kin đáo. nhờ một hàng rào trồng cây hoặc một bức tường cao khoáng hai thước. Phía dưới mỗi của sổ, người ta vẫn còn thẩy máy điều hoà không khi, nhưng hiện nay những máy này không còn được xử dụng nữa. Để tiết kiệm năng lượng, nhà nước cẩm dùng tẩt cả các loại máy tiêu thụ điện (máy lạnh. tủ lạnh, máy đông lạnh w..). Từ tháng 7 năm 1983, điện của các khu phố thuờng hay bi cúp, trung bình 5 buổi ban ngày và 2 đêm mỗi tuàn lễ. Nhà nước hạn chế tối đa vấn đề tiêu thụ điện, bình quân 60Kw/giờ cho mỗi gia đình. Nếu vượt khỏi tiêu chuẫn nầy, người tiêu thụ sẽ bi phạt tiền : giá điện sẽ tăng gấp đôi, Nếu trường hợp còn tái phạm, thì nhà nước sẽ cúp điện vĩnh viễn.

Các khu cư ngụ của giới trưởng giả và giới trung lưu xây cẩt gần vườn Tao Đàn và vườn Bách Thú, hệ thống giao thông công cộng tưong đổi hoàn hảo nhất, đường phố rộng lớn, yên tĩnh, có hai hàng cây cao tỏa bóng mát dọc hai bên lề đường, khác hẵn với các xóm lao dộng, ồn ào náo nhiệt, bi áp lực nhân mãn, không có công viên, không có trồng cày dọc theo các đường phố. Trong các xóm lao động, đường hẻm chật hẹp, ngoằn ngoèo, nhà của lụp xụp, kề sát nhau, không được xây cất ngay hàng thẳng lổi (vật liệu rẻ tiền: mái nhà lợp bằng lá, bằng “tôn” (tôles), vách bằng gỗ đủ loại hoặc bằng giấy dày w..). Bề rộng của nhiều đường hẻm đôi khi không quá một thước, đường cũng không được trải đá hay tráng nhựa, trở nên lầy lội vào mùa mua. Nhiều xóm lao động có loại cư trú tệ hại hơn nữa: nhà sàn, “nhà nổi" hay “nhà ghe”, mái lợp hàng lá hay tranh, vách làm bằng giấy dày, chiếu vv.. được đóng đính vào một sườn gổ. Các loại nhà ổ chuột nầy không có cầu vệ sinh, không có nhà tắm, không đèn điện. Dân lao động sử dụng nước kinh rạch để tắm rửa, giặt quần áo, ngoại trừ nước uổng, nước nấu ăn lẩy từ các vòi nước công cộng. Rác rến, nước dùng trong thành phố chảy thoát về kinh rạch làm ô nhiễm nước dùng của xóm lao động. Lúc nước ròng, nước kinh rạch trở nên vàng hoặc đen, tỏa ra mùi hôi nặc nồng. Dân cư của các xóm lao động sinh sống trong diều kiện vô cùng kém vệ sinh, nhất là ở các xóm lao động nằm dọc theo hai bên bờ kinh rạch.

b- Mật độ dân sốcực cao trong các xóm lao động.

Cuộc điều tra dàn số của Viện Quốc Gia Thống Kê Sàigòn năm 1958 và năm 1967 cung cấp nhiều số liệu quý báu về các loại cư trú và cách xử dụng đẩt đai trong thủ đô Sàigòn. Kết quả của hai cuộc điều tra nầy có thể được đúc kết bằng bản thống kê như sau :

Căn cứ vào các số liệu trên, chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét:
          - Ðất đai dành cho khu vựchành chánh chiếm một diện tích khiêm nhường : 6% tống số diện tích xây cốt trong thành phố. Các công ốc tập trung một phần lớn tại quận 1.
          - Các khu quân sự chiểm 6,3%, tỷ lệ cao, vì lúc bẩy giờ, miền Nam đang bị lâm vào thời chiến. Nhiều căn cứ quânsự được thiết lập rải rác ở các vùng ven đô, tại các địa điểm then chốt, trước khi tiến vào thủ đô Sàigòn.
          - : 2,1%. Từvthập niên 60, chính phủ áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chận các hãng xưởng xây cất trong thành phố, ngoại trừ các xi nghiệp nhỏ có tinh cách “gia đình” và các tiểu thủ công nghiệp. Hơn nữa, giá đất đai trong thành phổ càng ngày càng tăng vọt, không thuận lợi cho giới kinh doanh đầu tư thành lập các hãng xưởng. Theo chính sách giải tỏa thủ đô, nhà nước khuyến khích các kỹ nghệ gia xây cất các xí nghiệp mới, trong khu vưc kỹ nghệ Sàigòn - Biện Hoà.
Khu kỹ nghệ này được thành lập trên vùng đẩt “cao” (gốc các thềm phù sa cổ hay “đất xám") năm phủ lên trên iớp đá cứng rắn, tạo điêu kiện lý tưỏng cho việc xây cất các xí nghiệp tân tiển. Ngoài ra, giá đất khu kỹ nghệ Sàigòn - Biên Hoà không cao, do dó, thu hút kỹ nghệ gia: khoảng 20 xí nghiệp được thành lập năm 1962 và lần lượt nhiệu xí nghiệp khác xuất hiện, vào cuối thập niên 60 (phụ bản danh sách các xi nghiệp được xây cẩt ở Sàigòn và ngoại ô, từ năm 1955 đến năm 1973).
          - Đẩt đai được xứ dụng trong lãnh vực thương-mãi chỉ chiểm 0,5%, tỷ lệ kém cỏi so với diện tich thành phổ Sàigòn, và vai trò thương mãi chiểm ưu thế tuyệt đối, vuợt hẳn các lãnh vực kinh tế khác.           - Ðất đai dành cho các khu cư ngụ của giới trưởng giả chiếm 5,6%, tỷ lệ rất cao, có khoảng 11 ngàn gia đinh truởng giá sinh sống tại những khu sang trọng này. Một số gia đình giàu có đã di tản truớc ngày 30-4-1975. Ða số ga đinh còn “kẹt” ở lại Sàigòn, bi “chánh quyền Cách Mạng" truy nã, nhân các đợt đánh “tư sản mại bản và tư sản thương nghiệp” vào tháng 9-19755 và trong các tháng 3-5 năm 1978. Nhà cửa, tài sản đều bị tich thâu. Một số gia đình, cũng các thân nhân, phải rời khỏi thành phổ Hồ Chí Minh, để sinh cơ lập nghiệp tại các vùng kinh tế mới, trở thành nòng dân. Nhà nước tịch thu các của hàng, các xi nghiệp, các văn phòng. Những cơ sở này trở thành các xi nghiệp quóc doanh. Biệt thự và xe du lich của họ được cắp phát cho giới cán họ cao cấp. Đa số các cáp lãnh đạo này gốc ở miền Bắc vào Nam sau ngày 30-4-1975. Biệt thự được bộ đội canh gác cẩn thận. Họ được nhà nước ban cho nhiều “àn huệ vật chất”, di chuyển bằng xe du lich, có tài xế lái và cận vệ. Họ tạo thành “giai cấp thượng lưu" mới mẻ tại thành phố Hồ Chi Minh. Đa số người của "giai cấp thượng. lưu" này gốc nông dân, dốt nát, quê můa, có trình độ học vấn thấp kém, chưa học xong bậc tiểu học.
          - Đất đai dành cho các khu cư ngụ của gíới trung lưu chiếm 25,3%.
          - Đất đai dành cho các xóm lao động chiếm tỷ lệ thật cao: 54,2%

Xuyên qua bốn giai đoạn phát triển của thành phố Hồ Chí Minh, diện tích tăng vọt gấp đôi, trọng vòng 40 năm. Từ 36 Km2 năm 1936, con số nầy đã vượt lên 70 Km2 năm 1975. Mật độ dân số trung hình của thành phố rất cao: 36.000 người km². Nhưng mật độ nầy không phản ảnh thực tế bi đát .của các xóm laọ động kém vệ sinh. Dân cư sinh sống chen chúc và số dân lao động của thành phổ chiếm gần hai phần ba tổng số dân Sàigòn. Tại các khu nhà ổ chuột quận 5, phía Nam Chợ Lớn, mật độ dân số lên đến 7l.0()0 nguời Km² và 65.000 người ở các Xóm lao động của quận 4, phía Nam Sàigòn.
Sự kiện nầy đặt cho chánh phủ Hà Nội nhiều khó khăn. Làm thế nào đối phó lại tình trạng kinh tế và xã hội bi đác đó, do hậu quả của 30 năm chiến tranh tàn khốc để lại? Làm thể nào giải quyết cùng một lúc:

- Nạn thất nghiệp càng ngày càng trầm trọng tạibSàigòn và các thành phố lớn khác (Cần Thơ, Qui Nhơn, Ðà Nẵng, Nha Trang, Huế́...). Từ khi Hiệp định Ba Lê được ký kết ngày 27-01-1973?
- Vẩn đề chuyển nghề đốivới binh sĩ, công chức của chánh quyền miền Nam và chuyển nghề đối với những người trước kia sinh sống nhờ chiển tranh (nhà hàng, hộp đêm, nhà khiêu vũ vv..), nhờ thương mãi và các dịch vụ khác. Những ngành họạt động kinh tế tư nhân nầy không còn thích hợp nữa, dưới chế độ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện tại.

Việc cải tạo kinh tế , xã hội miền Nam không phải là một việc đơn giản. Trước khi đề cập đến các vẩn đề nầy, chúng ta thử xét qua các khía cạnh dân số và họạt động kinh tế của thành phố Hồ Chí Mính.

 

  

Gs Lâm Thanh Liêm


xem tiếp    1