Print

Tương lai Việt Nam

trước tiến trình toàn cầu hóa

Mai Thanh Truyết

Đà gia tăng dân số toàn cầu trong những năm gần đây đang đi dần đến mức báo động. Nhiều quốc gia đã chứng minh sự cố gắng trong vấn đề kiểm soát và hạn chế sinh sản gắt gao như Trung Cộng và Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ và đa số các quốc gia vùng Phi châu, Á châu không thể kiểm soát được vấn đề trên, do đó mức gia tăng nhân khẩu đã đạt đến mức báo động. Hiện tại, dân số trên thế giới đã vượt qua con số 7 tỷ. Việc dân số gia tăng kéo thêm một số nhu cầu và vấn đề khẩn thiết mới cho con người như thực phẩm, y tế, giáo dục, phát triển và môi sinh... các nhu cầu và vấn đề trên có liên quan hỗ tương chặt chẽ với nhau như việc phát triển để gia tăng lương thực có thể tạo ra những di hại về ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường sống.
Do đó, không thể có cái nhìn riêng rẽ và độc lập trong việc áp dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển mà không lưu ý đến những mối liên quan đến yếu tố ảnh hưởng lên con người. Arpad Goncez, tổng thống Hung Gia Lợi đã phát biểu trong buổi khai mạc hội nghị "Khoa học cho thế kỷ thứ 21: Một kết ước mới"(Science for the 21st century: A new commitment) tại Budapest rằng: Chỉ có một khoa học, một hành tinh Địa cầu và một "Giống Người" (Humankind)...
Đó là mẫu số chung của mọi quốc gia sống trên hành tinh nầy. Hội nghị đã quy tụ trên 150 quốc gia trên thế giới với mục đích kêu gọi toàn cầu có cùng một hướng nhìn về tương lai về các liên quan giữa phát triển khoa học-xã hội-môi sinh.
Neal Lane, cố vấn khoa học của tổng thống Clinton đã gọi các khoa học gia là Công dân toàn cầu (Global citizen). Mọi động tác nào của con người, quốc gia, hay từng vùng trên thế giới đều thay đổi ít hay nhiều đến chu kỳ sinh-địa-hoá học của hệ sinh thái thiên nhiên. Sự xáo trộn nầy sẽ gây tác hại trực tiếp hay gián tiếp lên con người ở khắp nơi trên thế giới. Một thí dụ cụ thể là thủy ngân và arsenic, hai hoá chất cần thiết cho việc tách vàng ròng từ các quặng mỏ đã hiện diện trong lòng đất và các mạch nước ngầm trong tất cả các vùng đã khai thác.

1. Tương lai toàn cầu
Vì vậy, nhà dự phóng phát triển cho tương lai ở bất cứ quốc gia nào cũng phải có tầm nhìn toàn cầu và đắn đo cân nhắc nguyên nhân-hậu quả cùng các hệ lụy của từng công nghệ áp dụng. Giải quyết được một vài vấn nạn cho quốc gia trong ngắn hạn mà tạo ra những tác hại đến hệ sinh thái trong tương lai không phải là giải pháp thích ứng hay tối ưu cho phát triển.
Thế kỷ thứ 21 sẽ mở màn cho một cuộc tập hợp vĩ đại không những chỉ ở cấp vùng, cấp châu mà cần phải phối hợp mở rộng cho toàn thể địa cầu. Mọi quốc gia dù đang hay đã phát triển, giàu hay nghèo... đều phải có cùng một tiếng nói và góp phần vào việc bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Một sự tập hợp giữa các nhà khoa học, kỹ thuật trong tinh thần nhân bản, có cùng mẫu số chung về những vấn nạn ảnh hưởng đến toàn cầu...sẽ là một bước ngoặt tích cực mới cho thế kỷ nầy.
Như chúng ta đã biết, tiến bộ khoa học và việc khai triển các công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu hạn chế đà gia tăng dân số cũng như cải thiện và nâng cao đời sống của người dân ở các nước đang mở mang. Đây cũng là nguyên nhân phát sinh ra nhiều hậu quả mà ba hệ lụy chính được đan cử ra sau đây:

Trên thực tế, mặc dù đã được chia ra làm ba vấn nạn căn bản kể trên, nhưng tất cả đều có liên quan và đan kết chặt chẽ với nhau.
Mọi biện pháp phòng vệ, ngăn chận, hay làm chậm lại tiến trình ô nhiễm cần phải được nghiên cứu kỷ lưỡng yếu tố nguyên nhân-hậu quả của từng vấn nạn một.
Một giải pháp cho vấn nạn nầy có thể là nguyên nhân của vấn nạn kia... Một thí dụ cụ thể là tại Hoa Kỳ, các khoa học gia đã đồng ý cho thêm vào trong xăng chất trợ oxy MTBE (Methyl tert-Butyl Ether) vào thập niên 1980 nhằm mục đích làm giảm thiểu lượng khí thải hồi vào không khí khi xử dụng xăng để làm chậm lại tiến trình hâm nóng bầu khí quyển trên toàn cầu. Nhưng sau hai năm áp dụng, lượng thán khí thải hồi tuy có giảm bớt, nhưng ngược lại chất MTBE, nhân tố gây ra bệnh ung thư cho con người lần lần xâm nhập vào lòng đất và đã có chỉ dấu về sự hiện diện của hoá chất nầy trong mạch nước ngầm.
Do đó, EPA, cơ quan bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ đã phải đình chỉ việc dùng hoá chất trên và thay vào bằng một chất trợ oxy khác là Ethanol (chất rượu làm từ bắp có thể uống được). Một dấu hỏi được mở ra đây là việc gì sẽ xảy ra trong tương lai sau khi áp dụng phương pháp trên nhiều năm sau đó? Hiện tại sau trên 20 năm áp dụng, vẫn chưa có một báo cáo nói lên sự nguy hại trên và Ethanol vẫn được pha vào trong xăng với liều lượng là 10%. (Riêng tại Ba Tây, số xe chạy bằng "xăng" Ethanol (100%) đã chiếm một tỷ lệ gần 50%).

2. Hiện tượng hâm nóng toàn cầu
Với hàng triệu động cơ vận hành mỗi ngày, hàng triệu máy cắt cỏ, máy thổi lá chuyển vận, nhiều triệu lon/chai của đủ loại nước ngọt, bia tiêu dùng..., thán khí (CO2) thênh thang đi vào bầu khí quyển cùng với thân nhiệt và thán khí thoát ra từ buồng phổi của trên 7 tỷ con người. Và thêm nữa, các quy trình công nghệ sản xuất chế biến, việc sử dụng lò sưởi trong mùa đông, cùng các công nghệ khai thác quặng, khí v.v...đã đóng góp không nhỏ vào lượng thán khí trong không khí.
Hiện tượng hâm nóng toàn cầu khởi sinh từ các nguyên nhân kể trên.
Các khoa học gia đã ước tính rằng nếu không có biện pháp làm giảm thiểu lượng thán khí thải hồi thì lượng khí trên sẽ tăng gấp đôi trong vòng 50 năm tới nếu giữ cùng một nhịp độ phát triển như hiện nay.
Trong thiên nhiên cây xanh là nguồn trợ lực chính hấp thụ thán khí, nhưng với đà phá rừng ở Phi châu, Á châu, Nam Mỹ, e rằng con số ước tính trên sẽ bị thâu ngắn lại. Hàng năm, loài người đã thải ra độ 40 tỷ tấn thán khí (ước tính năm 2010) và số lượng nầy đã được cây cỏ hấp thụ độ 50%.
Nhưng số lượng trên ngày càng tăng dần với đà phát triển. Thống kê ghi nhận rằng từ năm 1902 đến 1990 nhiệt độ bầu khí quyển tăng lên khoảng 1oC; nhưng trong khoảng thời gian chỉ có 3 năm, từ 1995 đến 1998, nhiệt độ tăng lên đến mức độ báo động là 0,25oC.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi nhiệt độ trong bầu khí quyển tăng lên?
Trước hết, khối lượng băng hà ở Bắc cực và Nam cực sẽ tan dần và lần lần thu hẹp diện tích đất sinh hoạt của loài người. Trên các đại dương, chỉ cần nhiệt độ tăng thêm 1,5oC thì hầu hết các vùng sinh thái của san hô và phiêu sinh vật sẽ bị hủy diệt, làm cạn kiệt nguồn lương thực biển vì tôm cá không còn nơi trú ngụ, sinh sản (nhiệt độ trung bình ở các vùng biển nhiệt đới là 30,5oC). Hai hiện tượng trên đang xảy ra trên trái đất của chúng ta với vận tốc đáng ngại!
Có nhiều biện pháp để ngăn chận và giảm thiểu việc tăng trưởng lượng thán khí trên toàn cầu:

Cả hai phương pháp nầy đã đi dần đến hoàn chỉnh và có thể được đem ra áp dụng trong vài năm nữa. Tuy nhiên biện pháp dùng thiên nhiên để hấp thụ thán khí vẫn là phương pháp tối ưu nhất.


Nếu làm được các việc trên hy vọng chúng ta có thể giải quyết được vấn nạn sinh tử của nhân loại nói trên.

3. Vài suy nghĩ cho toàn cầu
Như đã nói ở các phần trên, vấn nạn ảnh hưởng đến môi sinh trên toàn thế giới trong thời gian tới cùng với những biện pháp phòng ngừa và hạn chế ô nhiễm đều có tính cách liên đới ảnh hưởng lên mọi quốc gia. Xu hướng toàn cầu hóa trong lãnh vực nầy sẽ không có biệt lệ nào khác.
Tuy nhiên, sự phân bố không đồng đều về mặt phát triển kỹ thuật, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế-chính trị của đa số các quốc gia đang phát triển không cho phép họ có tầm dự phóng xa hơn những vấn đề sống còn trước mắt. Do đó, các nước hậu kỹ nghệ cần phải thông cảm và có thật tâm giúp đỡ về nhân sự, tài chánh và kỹ thuật...để các nước đang phát triển có điều kiện theo kịp đà tiến hoá và cùng góp tay chia sẻ việc bảo vệ môi sinh để cùng tồn tại.
Giai đoạn thực dân bốc lột, vét đoạt tài nguyên của những nước nghèo sẽ không còn thấy trong thế kỷ thứ 21 nầy nữa.
Trong chiều hướng suy nghĩ đó, vài đề nghị gợi ý sau đây nói lên những bước cần nên làm đối với các nước hậu kỹ nghệ và những nước đang phát triển.

4. Trường hợp Việt Nam
Từ giữa thập niên 80, chính sách kinh tế "Mở cửa" và "Đổi mới" tiếp ngay sau đó, đã khai mào cho một chu kỳ tăng trưởng mới cho toàn quốc, đặc biệt ở thành phố Sài Gòn và các vùng lân cận trong đó hầu hết các khu công kỹ nghệ đều tập trung vào và chiếm hơn 40% tổng sản lượng quốc gia.
Tuy nhiên, có những mặt tiêu cực sau đây:
- Nhiều dịch vụ phát triển quá nhanh chóng và không được điều nghiên kỹ lưỡng như việc thiết lập các trung tâm giải trí, khách sạn, sân golf...chỉ để phục vụ cho người giàu và người ngoại quốc tạo thêm ranh giới cách biệt giữa tuyệt đại đa số quần chúng.
- Một số tư bản mới (đỏ) đã hình thành, từ đó phát xuất ra nhiều mâu thuẫn và hệ lụy tiêu cực trong hệ thống quyền lực - kinh tế - chính trị.

Chính hai mặt tiêu cực nầy đã là một trong nhiều nguyên nhân tạo nên khủng hoảng xã hội gần đây nhất và làm giảm dần mức tăng trưởng kinh tế từ 10% ở những năm đầu xuống đến 4% năm 1999, và sau đó không tăng trưởng được như dự tính, mặc dù Việt Nam vẫn còn quá nhiều nhu cầu sinh hoạt căn bản cần phải cung cấp cho người dân.
Việc tăng trưởng kinh tế-kỹ nghệ quá nhanh so với tốc độ trước khi có chính sách đổi mới, nhưng không đủ nhanh so với nhu cầu của quốc gia, tạo nên những biến động ảnh hưởng lên môi trường ở những vùng được phát triển mạnh.Tại các nơi trên, bầu không khí ngày càng ô nhiễm thêm. Thán khí cùng với nhiều kim loại độc hại như chì, thủy ngân và một số hợp chất hữu cơ nhẹ đã được ghi nhận. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng đặc biệt ở các vùng tiếp nhận trực tiếp nguồn nước thải từ các nhà máy và hệ thống cống rãnh.
Nhìn chung tình trạng môi sinh ở Việt Nam đã đến mức báo động, nhất là ở các thành phố lớn mặc dù mức độ khai triển kỹ nghệ chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của dân chúng toàn quốc mà chỉ tập trung vào một số thành phố lớn mà không lưu tâm hay quy hoạch đồng bộ tuỳ theo điều kiện của từng địa phương. Hiện nay vẫn còn khoảng 50% dân chúng tập trung ở các vùng nông nghiệp đang còn trong thời sơ khai của thời đại phát triển kỹ nghệ.
Nguyên nhân của việc trì trệ phát triển cho những năm gần đây cũng như hiện trạng ô nhiễm ở Việt Nam có thể được tóm tắt vào những ghi nhận sau đây:

Nhận diện được một số nguyên nhân căn bản đưa đến sự kiện chậm phát triển cho Việt Nam những năm gần đây, chỉ cần một ít động não, việc truy tìm giải đáp cho bài toán trên cũng không khó vậy.

5. Thay lời kết
Trở về đất nước thân yêu của tất cả chúng ta, Việt Nam hiện tại là một dân tộc non trẻ, thông minh, chăm chỉ, hiếu học, cần cù, và có tinh thần cầu tiến. Trên 90% dân số đều biết đọc biết viết. Con số nầy quá cao so với các nước đang phát triển và có điều kiện xã hội tương tự như của chúng ta, nhưng ngược lại lợi tức đầu người vẫn còn thấp kém so với các quốc gia trong vùng.
Tại sao có sự nghịch lý kể trên?
Dĩ nhiên là phải có cái gì bất ổn cho đất nước. Đương nhiên nhà cầm quyền hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng ngày càng đi xuống hiện nay. Trên 42 năm sống trong hoà bình, thiết nghĩ cũng đủ dài để thiết lập một xã hội ổn định cho Việt Nam.
Nhưng tiếc thay điều đó không xảy ra.
Theo bảng xếp hạng của UNDP, trong vòng 11 năm, từ năm 1991 đến 2002, chỉ số phát triển người (HDI) của Việt Nam từ mức dưới trung bình (0,498 năm 1991) tăng lên mức trung bình (0,688 năm 2002). Thứ bậc HDI của Việt Nam xếp thứ 109/173, còn GDP bình quân đầu người xếp thứ 128/173. Vào năm 2015, HDI giảm còn 0,666, xếp hạng 116/143 chứng tỏ rằng phát triển của Việt Nam giảm so với 13 năm trước đó, nghĩa là Việt Nam không đi đúng hướng trong việc phát triển quốc gia. Vì không đi đúng hướng cho nên hiện tại, 2017 đã có gần 300.000 kỹ sư tốt nghiệp vẫn không có việc làm thích hợp với kỷ năng của mình!
Hiện tại, trong nhiều lãnh vực kinh tế-kỹ thuật-khoa học-môi sinh, thế giới đang biến thành một quốc gia lớn, một trật tự mới đang hình thành. Trong bối cảnh đó, càng ngày càng thấy rõ ràng là mọi người đều có trách nhiệm. Những gì xảy ra tại Tây Tạng, Vân Nam đều trực tiếp ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long.
Rốt ráo hơn nữa, mọi người Việt đều có trách nhiệm về tình trạng thụt lùi của Việt Nam.
Càng thiết tha, càng gắn bó với quê cha đất tổ càng thấy mình có trách nhiệm.
Trách nhiệm là nhận thức thực tiễn, và trên căn bản đó có những thái độ và hành động tích cực hơn cho đất nước.
Nói lên tiếng nói, tạo một âm vang, khuếch đại một xu hướng, tạo dựng sức ép, mỗi người mỗi cách, không sao kể xiết.
Nhìn lại đất nước, với hơn 65% lực lượng lao động thuộc thành phần trẻ tuổi, chúng ta đã có một trợ lực lớn có khả năng đưa đất nước lên cao. Tuổi trẻ Việt Nam, sau một giai đoạn ngắn tiếp cận với phong cách hành xử và giao thương quốc tế đã hiểu thêm và hiểu cặn kẽ về tự do-dân chủ. Từ đó tinh thần quốc gia dân tộc tăng trưởng nhanh chóng trong thành phần nầy.
Tuổi trẻ Việt Nam mong muốn có một đời sống kinh tế-tinh thần-tâm linh tương xứng với các đóng góp của chính mình.
Những rào cản ngăn cách trong tôn giáo-địa phương không còn là một chướng ngại để rồi cùng ngồi lại với nhau, không như các thế hệ cha ông trước kia.
Những cảm xúc trong tư tưởng, vết hằn trong quá khứ sau cuộc qua phân của đất nước phải nhường bước cho lối nhìn tích cực về triển vọng tương lai của quê hương.
Do đó, các mỹ từ vì thế hệ mai sau, vì chủ nghĩa anh hùng...không còn là một xúc tác tốt để hấp dẫn tuổi trẻ Việt Nam nữa.
Tuổi trẻ Việt Nam trân trọng bốn ngàn năm văn hiến của tiền nhân, nhưng tuổi trẻ hôm nay không vì niềm tự hào đó mà dừng chân lại để chiêm ngưỡng quá khứ.
Đừng cho đó là một cản ngại lớn cho sự bền vững của chế độ mà nên cùng nhau thay đổi đường lối và chính sách thích hợp với xu hướng toàn cầu. Cùng tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường làm việc thích ứng với tính năng động và hiếu học của tuổi trẻ.
Có như thế, cơ hội phát triển và triển vọng tương lai đồng đều cùng đời sống kinh tế-tinh thần có hy vọng được nâng cao sẽ là hai động cơ chính thức thúc đẩy tuổi trẻ mạnh bước tiến lên.
Cũng xin dừng rập khuôn tin tưởng vào văn hoá "coca cola" của Hoa Kỳ để mong được phát triển nhanh và đổi lấy một xã hội bất ổn về tinh thần và tạo ra xã hội băng hoại! Văn minh và văn hóa Việt trong thập niên 60 của thế kỷ trước chính là hướng phát triển thể hiện tinh thần dân tộc đặc thù của người Việt chúng ta trong tương lai.
Tuổi trẻ Việt Nam đang lên đường.

________________

Phụ lục:
- Phóthườngdân • a day ago
Bài viết chính là câu trả lời cho tình trạng người chết vì ung thư tại VN hiện nay lên đến hơn 300 người mỗi ngày. Bòn Tàu cộng trả tiền cho bọn CSVN mang bao nhiêu là hóa chất vào đầu độc dân mình, sao dân ta cứ im lặng chịu đựng???
- Hai Lúa • 14 hours ago
(Trích: "Cũng xin dừng rập khuôn tin tưởng vào văn hóa "coca cola" của Hoa Kỳ để mong được phát triển nhanh và đổi lấy một xã hội bất ổn về tinh thần và tạo ra xã hội băng hoại!" Hết trích).
Thật tình, tôi không hiểu ý của tác giả! Hình như tác giả muốn nói rằng nước Hoa Kỳ, nơi có "nền văn hóa coca cola", là một "xã hội bất ổn về tinh thần và tạo ra xã hội băng hoại!" ?? Mong tác giả và bạn đọc giải thích giùm ý của tác giả. Xin cảm ơn trước.
- Saigonnho Hai Lúa • 8 hours ago
Anh hỏi “văn hoá coca cola" là thứ văn hoá gì mà sao lại tạo ra sự bất ổn về tinh thần ,và tạo ra xã hội băng hoại? Thế nhưng có người lại cố tình đưa ra câu "trong thời gian chiến tranh MỸ -VIỆT" lái sang chủ đề khác mục đích là đánh thẵng vào tác giả Mai Thanh Truyết? anh thì hoàn toàn đúng bởi đây chính là lần đầu tôi nghe đến "văn hoá coca cola" còn ngoài ra anh không có ý xuyên tạc tác giả còn ngừoi còm dưới thì "mượn gió bẽ măng " thừa "nước đục thả câu "là một người lính VNCH tôi chúa ghét bọn hàng hai mở cửa đồn cho địch vào bắn giết anh em ! (thanks anh !) '
- Lê Cửu Long • 8 hours ago
- (Còm sĩ): "Dư luận viên à. Hồi xưa, chú mày có thấy Mỹ chiếm vùng biển, vùng đất nào của miền Nam không?"
- (Dư luận viên): "Dạ em không thấy, nhưng mà đảng của em thấy, thấy nên mới nói".
- Thế bây giờ chú mày có thấy giặc Tàu chiếm hết biên giới, biển, đảo của VN không?"
- Dạ thấy, thấy rõ là đàng khác. Đảng của em cũng nói thế mà".
- Thế tại sao đảng của chú mày không hô hào "chống Tàu cứu nước"? Sao không chịu lập "Mặt Trận Giải Phóng Việt Nam" đi?
- Dạ, không thể được ạ, không dám đâu ạ.
- Sao thế?
- Dạ, đảng của em đã lỡ đuổi Mỹ đi rồi, giờ đâu có nhờ ai giúp được ạ?
- Thế chú mày có thấy câu nói của Thủ tướng Lý Quang Diệu "Chỉ có kẻ ngu mới đi chống Mỹ" là đúng không?
- Dạ, cũng ... hơi bị ... đúng ạ.
- Năm Nổ • 10 hours ago
Toàn cầu hóa nghĩa là gì?
Definition of globalization:”the act or process of globalizing: the state of being globalized; especially: the development of an increasingly integrated global economy marked especially by free trade, free flow of capital, and the tapping of cheaper foreign labor markets (Merriam-Webster)”.
Nói chung, đây là chủ trương kinh tế tự do giao thương free trade, tự do vận chuyển vốn đầu tư free flow of capital và tìm kiếm nguồn nhân công rẻ cheaper foreign labor markets. Thế thôi.
Đừng bàn chi xa xôi, hảy xem trường hợp VN (VC) thì được gì? Dĩ nhiên VN được lợi nhờ nhân công rẻ, cty ngoại quốc vào VN mục đích cũng từ đó. Chứ VN có cái gì? Tài nguyên dồi dào? Kỹ thuật tân tiến? Cũng đìu đìu vậy thôi. Trên răng dưới... dép.
Tôi hỏi quý vị, VN gần TQ chung màu cờ sắc áo, chung chủ nghĩa và lý tưởng ý thức hệ, cửa ngỏ VN&TQ bỏ trống. Vậy VN và TQ có phải toàn cầu hóa không???
Phải. Đúng quá. VN và TQ đúng là mẫu mực toàn cầu hóa không chê vào đâu được. Có đìu, chỉ cần 1% gam chất xám thì quý vị thấy ra cái tình huynh đệ thắm thiết này chỉ có 1 chìu thui.
Toàn cầu thì toàn cầu chứ chỉ có TQ là xã... thải (chất độc, hàng thiu thúi, dân ngụ cư) sang VN được, ngược lại VN thử sang TQ xem !!!
Cái khốn nạn của lý thuyết tch trong cửa miệng TC là như thế !!! Thấy vậy không phải dzậy !!!
- Nguyên-Thạch • a day ago
Việt Nam phải xóa sạch ĐCS thì mới giảm bớt ô nhiễm.
- Phóthườngdân • 9 hours ago
Bài viết chính là câu trả lời cho tình trạng người chết vì ung thư tại VN hiện nay lên đến hơn 300 người mỗi ngày. Bòn Tàu cộng trả tiền cho bọn CSVN mang bao nhiêu là hóa chất vào đầu độc dân mình, sao dân ta cứ im lặng chịu đựng???
- Nguyễn Phú Trọng • 14 hours ago
Ôi dào. Ông Mai Thanh Truyết nói cái gì mà tôi đây, một người Bắc có ní nuận, chả hiểu gì sất! Mấy cái chuyện đó thì để cho giới khoa học các ông lo, nhé. Tớ đang lo bị các "đồng chí" bao vây tiêu diệt đây nè. May mà tớ vừa ký thêm đến 12 cái 'thỏa hiệp nhường nhịn' với ngài Tập Cận Bình, nên được ngài hứa sẽ cho tớ tiếp tục làm tổng bí thư cho đến khi hoàn thành kế hoạch Thành Đô. Cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh dạy chí phải: "Tôi biết đi với TQ là rất nguy hiểm, nhưng thà mất nước chứ quyết không để mất đảng".
- HOA CÚC • 4 hours ago
Thưa các anh "bộ đội cụ hồ".
Tôi thắc mắc, không hiểu các anh "vào Nam đánh Mỹ cứu nước", đuổi xong Mỹ rồi, thì các anh mang lại cái gì cho đất nước và dân tộc VN nhỉ, các anh nhỉ??
Tôi thấy trên DLB, người ta cứ hỏi: "Tại sao thời còn VNCH, cả nước ta không hề mất một tấc đất tấc biển nào vào tay giặc Tàu như bây giờ?". Các anh có thể trả lời được không ạ?
Thời báo Ba lan xếp hạng Hồ Chí Minh
Tờ Polska Times tức Thời báo Ba Lan hôm 5/3 vừa đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó có Hồ Chí Minh. Theo đó, Hồ Chí Minh qua 24 năm cầm quyền của mình đã gây ra cái chết của 1,7 triệu người Việt qua cuộc chiến tranh đẫm máu.
Cũng như nhiều sự bình chọn trước đó của các trang mạng khác, các nhà độc tài thuộc 3 thể chế chính trị: Phát xít, Cộng sản và Quân phiệt.
Những nhân vật của Polska Time như sau:
* 1 – Ismail Enver, Thổ Nhĩ Kỳ, cầm quyền 1913-1918, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,1 đến 2,5 triệu người; tội ác lớn nhất: diệt chủng người Armenia
* 2 – Kim Nhật Thành, Bắc Triều Tiên, cầm quyền 1948-1994, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,6 triệu người; tội ác lớn nhất: chiến tranh Triều Tiên
* 3 – Hồ Chí Minh, Việt Nam, cầm quyền 1945-1969, chịu trách nhiệm về cái chết của 1,7 triệu người; tội ác lớn nhất: chiến tranh Việt Nam
http://huytoanism.blogspot....
Đả đảo tên bán nước khốn nạn:"Mấy cái đảo hoang ngoài khơi đó của ai thì tôi không rõ lắm, nhưng cũng chỉ là mấy cồn đá hoang toàn phân chim ỉa. Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi" (Hồ Chí Minh, trong HCM toàn tập).
Có thể nói bài viết tác giả đả tham khảo rất nhiều nguồn nhưng chưa đúng đắn cho lắm. Việc nói nước ngoài ngại đầu tư vào Việt Nam là do theo chế độ của Lên Xô là ý kiến thiển cận. Việt Nam là nước thu hút lớn vốn đầu tư nước ngoài và những năm gần đây không ngừng tăng. Là một công dân Việt được dười bầu trời hòa bình sang mai thực dậy đi làm thế là hạnh phúc nhất rồi

Mai Thanh Truyết

http://maithanhtruyet.blogspot.com

https://www.facebook.com/envirovn

 

Đăng ngày 04 tháng 12.2017