Print

Từ Bauxite đến Tu viện Bát Nhã

Mai Thanh Truyết

Kể từ đầu năm 2009, câu chuyện Bauxite bắt đầu nở rộ từ trong nước và ra hải ngoại. Dự án khai thác quặng bauxite do chính Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lịnh số 167 ngày 1/11/2007 và đã bắt đầu khởi công từ đầu năm 2008 ở công trường Bảo Lâm (Bảo Lộc) và giữa năm 2008 ở công trường Nhân Cơ, Đắk Nông, nhưng chỉ chính thức công bố vào đầu năm 2009 mà thôi. Mặc dù có biết bao góp ý từ những nhà chuyên môn trong nước và hải ngoại, cùng kinh nghiệm của những quốc gia đang khai thác như Liên bang Nga, Nam Mỹ, Phi Châu, Trung Cộng và Úc Châu. Từ đó đến nay, người Việt tại hải ngoại góp ý nhiều bài viết trên báo chí, trên mạng lưới toàn cầu cũng như trên đủ loại truyền thông khác như paltalk, truyền hình, truyền thanh của những nhà chuyên môn, ký giả và những người còn lưu tâm đến Đất và Nước Việt Nam về vấn đề trên. Quyển “Từ Bauxite đến Uranium: Tiến trình Đô hộ Việt Nam của Trung Cộng” đã xuất bản vào tháng 4/2009 và tái bản 2013 do GS Trần minh Xuân. TS Phan Văn Song và người viết.

Hiện nay, tại Tân Rai và Nhân Cơ, có hai hình ảnh nổi bật nhứt là hai dãy nhà cao từng sừng sửng trên bầu trời, cao nhứt ở hai vùng nầy. Đó là hai tòa nhà "Bạch cung" Chinalco, một ở Nhân Cơ, tổng hành dinh của địa điểm khai thác và 5 địa điểm khai thác khác, chiếm diện tích tổng cộng 1.800 Km2, 1/3 diện tích của tỉnh Đắk Nông. Dãy nhà thứ hai ở Tân Rai, thuộc xả Lộc Thắng, Lâm Đồng chiếm diện tích khai thác là 2.297 Km2.

Kết luận của người viết là Trung Cộng, qua sự đồng thuận của đảng CS Bắc Việt đã sử dụng hai vùng khai thác bauxite nầy chỉ là Diện và Điểm là một âm mưu của TC nhắm tới là chính thức và hợp thức hóa sự hiện diện của công nhân, chuyên viên, và thậm chí những người quân nhân tình báo chiến lược để chiếm đóng và khai thác tất cả lợi điểm của vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam từ kinh tế, chính trị, quân sự, và khoáng sản ở nơi nầy.
Câu chuyện Bauxite đã được chúng tôi khơi nguồn từ năm 2009, và quan điểm dứt khoát của chúng tôi là hình thái khai thác trên chỉ là một cuộc xâm lăng không tiếng súng của TC.
Có thể nói, tất cả góp ý về việc khai thác quặng bauxite ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam là một việc làm hoàn toàn không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường cùng hiệu quả kinh tế của việc khai thác, cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là những người thiểu số. Tất cả đểu khuyến cáo là không hiệu quả kinh tế và mức độ ô nhiễm môi trường rất cao. Chính Trung Cộng bị buộc phải đóng cửa trên 100 nhà máy khai thác bauxite trong đó có một nhà máy vừa mới khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không giải quyết được áp lực của người dân và sức ép của luật môi trường.
Tuy nhiên, trong vòng chưa đầy một tháng, tháng 6 năm 2009, hai sự kiện nổi bật là sự kiện đánh phá nhà thờ Tam Tòa ở Quảng Bình và nhứt là việc đánh đập tăng ni và tống xuất ra khỏi tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng đã làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước cũng như trên thế giới.

Câu hỏi được đặt ra là, tại sao những sự kiện đánh phá tôn giáo lại nở rộ ra trong thời điểm nầy?
Tất cả chúng ta điều biết CSBV đang nhức nhối và gánh chịu rất nhiều áp lực từ phía người dân trong nước và hải ngoại vì những việc làm "sai trái" trong khi chấp nhận cho Trung Cộng (TC) tiến chiếm đất biên giới miền Bắc, để mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, để TC cấm cột mốc ở Đão Bảy Cạnh, đão lớn nhứt ở Côn Sơn, lãnh hải bị thâu hẹp và ngư dân đánh cá Việt Nam bị xua đuổi và bị đánh chìm tàu, cùng sự kiện để cho người Hán xâm nhập vào Việt Nam không cần hộ chiếu…
Nhưng một sự việc quan trọng nhứt là, CSBV lại để cho TC khai thác dưới danh nghĩa là khai thác Bauxite ở cao nguyên Trung phần Việt Nam qua công ty Chinalco. Việc làm nầy tạo ra cơ hội cho TC đem nguồn nhân sự đóng cùng khắp ở Việt Nam đặc biệt là ở Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đắk Nông), và Nông Sơn (Quảng Nam).
Trong một số bài viết trước, chúng tôi đã chứng minh là TC đến các vùng vừa kể trên không phải để khai thác bauxite mà là khai thác quặng mỏ uranium.
Ngày 21 tháng 4 năm 2009, tại Công ty NWT Uranium Corp. ở Toronto, Canada, Ông Chủ tịch Tổng Giám Đốc John Lynch đã công bố bản tin sau khi họp với đối tác là Việt Nam rằng, Công ty đã đồng ý trên nguyên tắc về việc chia sẻ, khai triển và khai thác quặng mỏ Uranium ở Việt Nam. Quả thật đây là một chỉ dấu cho thấy giả thuyết có nguồn nguyên liệu phóng xạ ở cao nguyên Trung phần Việt Nam là có thật. Chính nhờ đó mới có những giao kết thăm dò và khai thác giữa Việt Nam với các đối tác khác. Và TC, đã nắm bắt cũng như biết nguồn nguyên liệu nầy, vì vậy cho nên mới thực hiện dự án khai thác quặng mỏ bauxite để đánh lạc hướng thế giới thêm một lần nữa.
Theo ước tính sơ khởi của công ty NWT thì cao nguyên có trữ lượng là 210 ngàn tấn quặng oxid uranium (U3O8) với nồng độ trung bình là 0,06%. Và ở một tài liệu khác cho biết hàm lượng quặng mỏ oxid uranium ở mỏ than Nông Sơn, Quảng Ngãi là 8.000 tấn quặng và có cùng một nồng độ trung bình với oxid uranium ở Cao nguyên.
Theo ước tính của Hội đồng Năng lượng Thế giới (World Energy Council), trữ lượng Urranium trên thế giới là 13,792 triệu tấn, trong đó Việt Nam chứa 1,7% tức 237.300 tấn. Riêng tại vùng Nông Sơn, sự phân bổ được ghi nhận qua ước tính RAR (Resonable Assured Resources) như sau: tại Bến Giang (Đông Nam Nông Sơn) 1.337 tấn, Khế Hòa và Khế Cao, 6.744 tấn, và An Điền có trữ lượng 500 tấn quặng với nồng độ 0,034% Uranium.

Tu viện Bát Nhã
Vào năm 2005, trong chuyến về Việt Nam lần thứ nhất của Thiền sư Nhất Hạnh, Thượng tọa Đức Nghi đã thỉnh mời thiền sư và tăng thân Làng Mai lên thăm tu viện Bát Nhã và Thượng tọa đã tuyên bố cúng dường tu viện Bát Nhã cho thiền sư Nhất Hạnh.” Xin nhắc lại là Thượng Tọa Đức Nghi đã từng đến San Diego, nam California, thăm tu viện Lộc Uyển của Thiền Sư Nhất Hạnh trước đó, và hứa sẽ khôi phục lại trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội do Thiền sư Nhất Hạnh lập năm 1964 và dâng tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng cho Thiền Sư Nhất Hạnh.
Việc xây dựng tu viện Bát Nhã sau đó được thực hiện từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 1 năm 2008. Chi phí mua đất và xây dựng từ 20-4-2005 đến 11-3-2008 là 14 tỉ 162 triệu đồng tiền Việt Nam do phật tử trong và ngoài nước đóng góp.
Và vào ngày 27, 28, 29 tháng 6 năm 2009, 200 thanh niên thuộc xã hội đen của công-an VC sai bảo, tới Thiền-Viện Bát-Nhã đâp phá đồ đạc, vứt bỏ đồ ăn, cúp điện nước, khóa hết cửa ra vào. Mọi sự hỗ trợ bên ngoài đều vô vọng vì con đường độc đạo từ Bảo-Lộc vào Bát-Nhã đều có đám thanh niên tụ tập để kiểm tra!!!
Rồi, vì một lý do thầm kín nào đó, ngày 1 tháng 9 năm 2009, Thượng tọa Đức Nghi đã gửi Bản Kiến Nghị tới 3 nơi: Hội đồng trị sư Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Ban Trị sư Tỉnh hội Phật Giáo Lâm Đồng và Ban Đại diện Phật Giáo thị xã Bảo Lộc mà nội dung có những đoạn như sau:”Cách đây trên 3 năm, con đã nhiệt tình bảo lãnh để Làng Mai tu tập tại tu viện Bát Nhã. Được Giáo Hội Trung ương cho phép, văn thư số 212 ngày 22-5-2006, Ban Tôn Giáo Chính phủ cho phép, văn thư số 525 ngày 7-7-2006. Ban đầu con cứ tưởng Làng Mai tôn trọng Giáo hội Phật Giáo Việt Nam và Nghị định 22 của Ban Tôn giáo Chính phủ, cứ tưởng tôn trọng lời đề nghị của con tại Làng Mai 2006, lời đề nghị của con tại chùa Từ Hiếu năm 2007, lời đề nghị của con tại tu viện Bát Nhã năm 2008.Cả 3 lần trực tiếp gặp Sư ông Làng Mai (Thích Nhất Hạnh) để nói lên thực trạng của tu viện Bát Nhã. Giáo hội Làng Mai chưa được phép sinh hoạt tại Việt Nam, con chỉ đứng đơn xin tu theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhã. Nên mọi việc xảy ra con chịu trách nhiệm trước Giáo Hội và Nhà Nước. Con muốn tương lai tu viện Bát Nhã sẽ lên tới 1.000 tu sinh, nhưng những lời đề nghị của con lên Sư ông và quý vị giáo thọ không ai lắng nghe cả. Đã 3 năm qua, con đã hơn 10 lần bị kiểm điểm vì vi phạm Hiến chương Giáo Hội và Nghị định 22 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ.

… Kể từ hôm nay, ngày 01 tháng 09 năm 2009, con xin rút lại tất cả những văn thư con xin phép cho Làng Mai tu tập. Con không bảo lãnh, không chiụ trách nhiệm mọi việc sẽ xảy ra của Làng Mai tại tu viện Bát Nhã trong thời gian tới.”

Sau đó, tình trạng của trên 400 “tu sinh” tại đây được cho biết là phải rời tu viện Bát Nhã. Những tu sinh này sau đó phải đến cu ngụ tại chùa Phước Huệ, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Nhưng họ vẫn bị truy đuổi khỏi chùa này.
“Thầy” Nhất Hạnh vội vã viết thư cho Chủ tịch CS Nguyễn Minh Triết lá thư:”Tôi không biết hiện giờ Chủ Tịch đang ở đâu, nên nhờ mạng Phù Sa gửi một bản thư này đến Chủ Tịch. Đây là một tiếng chuông chánh niệm. Cửa Phật là cửa rộng, những lúc hiểm nguy ai cũng có quyền tới nương nhờ. Ngày xưa trong Cách Mạng chống Pháp, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã từng tới ẩn náu tại chùa và các thầy các sư cô luôn luôn tìm mọi cách để đùm bọc che chở. Bây giờ cảnh sát và công an của Chủ Tịch đã đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa (Tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc) và các vị ấy tìm tới tỵ nạn nơi một chùa khác (chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc). Tôi xin Chủ Tịch kịp thời ngăn chận hành động sai trái chống luân thường đạo lý này”.

Đến cuối năm 2009, khoảng gần 400 tu sĩ Làng Mai cư ngụ tại chùa Phước Huệ bị yêu cầu phải rời khỏi chùa này chậm nhất là vào ngày 31 tháng 12. Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào lúc đó đã phải nộp đơn lên Tổng thống Pháp Sarkozy xin cho 400 tu sĩ Làng Mai ở Bát Nhã được tị nạn ở Pháp.
Và cuối cùng 400 tu sinh cũng bị tống xuất sau khi “Thầy” xin CS BV can thiệp không được.
Lý do vì sao các tu sinh bị tống xuất khỏi tu việc Bát Nhã.


Có nhiều lý do có thể được giải thích sau đây:

Qua hai hướng suy nghĩ trên về vấn đề đàn áp tu viện Bát Nhã trong giai đoạn thực hiện dự án khai thác dự án của CSBV, từ đây chúng ta có thể liên kết vào sự kiện khai thác bauxite hay uranium của TC tại vùng nầy, hay nếu nói theo ngôn ngữ của Việt Nam hiện tại thì hai vấn đề trên có "liên hệ hữu cơ" mật thiết với nhau.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải có thái độ thích ứng với sự kiện đã xảy ra.

Người con Việt phải làm gì?
Chắc chắn, mỗi người chúng ta dù ở trong nước hay ngoài nước đều có trách nhiệm và bổn phận trước việc tiến chiếm Cao nguyên Trung phần của TC qua sự tiếp tay của thái thú biết nói tiếng Việt là CSBV.
Do đó, người Việt hải ngoại và quốc nội cần nên cảnh giác và thận trọng trong mục tiêu tranh đấu ngõ hầu nhận thức rõ đâu là Diện và đâu là Điểm như sự việc dựng chuyện khai thác quặng bauxite, nhưng thực sự là khai thác quặng mỏ uranium. Và việc đàn áp tu sinh Bát Nhã chính là để che đậy hành động bán nước của những người cầm quyền hiện tại mà thôi.
Bất tuân dân sự sẽ là một chiêu thức tuyệt vời của toàn dân Việt trong điều kiện đấu tranh bất bạo động trước tiến trình toàn cầu hóa hiện nay.
Sau cùng, để kết luận, CSBV đã cố tình dựng lên vụ Bát Nhã là tạo ra một phát súng nhắm vào hai hướng:
Một là làm sai lạc hướng đấu tranh của người Việt còn nặng tình với quốc gia.
Và hai là nhằm vào việc xóa tan mầm mống phật giáo trong lòng dân tộc.
Hai việc trên chắc chắn sẽ được khắc ghi vào những trang sử đen tối nhứt của Việt Nam thời hiện đại qua câu chuyện Bắc thuộc lần thứ 5 nhằm thực hiện những điểu khoản ký kết của CSBV ghi trong Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990.
Mai Thanh Truyết
Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)
9-2017

 


Ts Mai Thanh Truyết:  Lối thoát nào cho Việt Nam?


Nhất Hạnh và mặt trái đàng sau

Lữ Giang

Đài BBC ngày 30.8.2017 cho biết Thiền sư Nhất Hạnh đã về thăm quê hương sau một thập niên xa cách. Chuyến bay đưa Thiền sư đã hạ cánh tại Đà Nẵng vào trưa hôm thứ Ba 29/08. Trong chuyến về Việt Nam lần này, “Sư Ông” sẽ về thăm Tổ đình Từ Hiếu, Huế - nơi “Sư Ông” bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942.
Báo Tuổi Trẻ trong nước ngày 29/8 cho biết “tham gia đoàn đón thiền sư tại Đà Nẵng có Thượng tọa Thích Thanh Phong, trưởng ban kinh tế tài chính Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm Tp.HCM”.
Thiền sư Nhất Hạnh về đến Đà Nẵng
Thượng tọa Thích Thanh Phong là một sư quốc doanh, hay nói rõ hơn, một sư công an, có tên thật là Phạm Đức Phong, sinh năm 1968 tại Hưng Yên, được đưa từ chùa Quán Sứ Hà Nội vào Sài Gòn năm 2000, Ủy viên Thường trực HĐTS Trung ương GHPG nhà nước, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHTNVN, được nhiều bằng khen và giấy khen. Nhiệm vụ của ông là theo dõi các hoạt động của Thiền sư Nhất Hạnh.
Một câu hỏi được đặt ra là ngoài việc thăm tổ đình Từ Hiếu, Thiền sư Nhất Hạnh còn có sứ mạng nào khác không? Trước khi tìm câu trả lời, chúng tôi xin nhắc lại vài nét về Thiền sư Nhất Hạnh.

VÀI NÉT VỀ THIẾN SƯ NHẤT HẠNH
Lý lịch của Thiền sư Nhất Hạnh vẫn không được công bố như các vị tăng sĩ nổi danh khác, có lẽ vì có nhiều điều không muốn nói ra. Sau khi sưu tra tại Thừa Thiên, chúng tôi được biết Thiền sư Nhất Hạnh có tên thật là Nguyễn Đình Bảo sinh ngày 11.10.1926 tại làng Thành Trung, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên. Khi viết sử, ông lấy bút hiệu là Nguyễn Lang. Thân Phụ là người gốc Thanh Hóa, mẹ người làng Lệ Lộc, quận Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Ông là con thứ trong một gia đình 5 con. Ông có người em là Nguyễn Đình An dạy học ở Nha Trang trước 1975. Hiện ở Long Điền còn có tổ đình dòng họ Nguyễn Đình của ông, nên chúng tôi xác định được ông tên là Nguyễn Đình Bảo chứ không Phải Nguyễn Xuân Bảo.

1. Bị Hòa Thượng Trí Thủ đuổi ra khỏi chùa
Năm 1942 ông vào tu ở chùa Từ Hiếu, thôn Dương Xuân Thượng III, Phường Thủy Xuân, Huế, do Hoà thượng Huệ Minh trụ trì. Chùa này lúc đầu là "Thảo Am An Dưỡng" do Hòa Thượng Thích Nhất Định lập và về sau được vua Tự Đức ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Vì sư tổ của Tổ đình Từ Hiếu là Hòa Thượng Thích Nhất Định, nên khi đặt Pháp danh cho các tăng sinh tại đây, các vị chủ trì thường dùng chữ “Nhất” để làm chữ đệm. Có lẽ cũng vì thế, Nguyễn Đình Bảo đã được ban cho Pháp danh là Nhất Hạnh.
Cuối năm 1947, Phật học đường Trung Việt được lập tại chùa Báo Quốc do Hòa Thượng Thích Trí Thú làm Giám viện. Tăng sinh Nhất Hạnh được đến học tại đây, nhưng không hiểu vì lý do gì sau một thời gian ông bị thầy Trí Thủ đuổi ra. Ông Võ Văn Ái, người thường sát cánh với Thiền Sư Nhất Hạnh đã tiết lộ: “Việc thứ hai xẩy ra vào cuối thập niên 40, thời ông là học tăng tại chùa Bảo quốc, Huế. Chẳng biết Phạm lỗi gì rất nặng, nên bị đuổi ra khỏi chùa. Cố Hoà thượng T.T. (Trí Thủ) gửi thư đến các chùa từ miền Trung vào tới Nam ra lệnh cấm không được chứa chấp ông. Thế nhưng ông vẫn giữ bộ áo tăng sĩ, không ra đời. Tôi nghĩ những hành động đi riêng sau này của ông đối với Phật giáo Việt, Phải chăng là một cách “trả thù” sự ép chế trước kia?” (Lê Thị Huệ, Phỏng vấn nhà thơ, nhà tranh đấu nhân quyền Thi Vũ Võ Văn Ái, Câu hỏi và trả lời 43).
Thiền Sư Nhất Hạnh không bao giờ tự nhận mình là Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng. Những danh xưng này do người khác gán cho ông mà thôi. Ông không phải là tăng sĩ.

2. Được đi du học Hoa Kỳ
Cuối năm 1948 ông rời Huế và lên Đà Lạt cư trú ở chùa Linh Dơn do Hòa Thượng Thích Từ Mãn trụ trì. Ông và Đại đức Thích Thiện Minh mở lớp Sơ đẳng Phật học dạy về Phật giáo. Sau đó ông xuống Nha Trang học trung học. Năm 1956 ông vào Sài Gòn học Đại Học Văn Khoa và cư ngụ ở Phật Học Đường Nam Việt, số 243 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, Saigon. Từ năm 1964 Phật Học Đường này trở thành chùa Ấn Quang. Sau khi tốt nghiệp Đại Học Văn Khoa, ông xin đi du học Mỹ.
Ông Huỳnh Văn Lang, hiện ở Orange County, lúc đó là Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái, cho biết năm 1961 có hai sinh viên Phật Giáo được Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho đặc cách đi du học không phải qua Hội Đồng Du Học, đó là Đại đức Thích Trí Không (Trần Quang Thuận) và Thiền sư Nhất Hạnh.
Tôi biết Trần Quang Thuận được đi là nhờ ông Tôn Thất Hối, bạn đồng liêu với ông Diệm giới thiệu. Sau này ông Hối là bố vợ của Trần Quang Thuận. Thích Trí Không được đi du học Sri Lanka rồi sau qua Anh. Sau khi xuất, Trần Quang Thuận làm việc cho CIA nhưng bị sa thải năm 1963 sau khi tổ chức vụ thiêu sống Thích Quảng Đức bị bại lộ.
Thiền sư Nhất Hạnh được ông Tôn Thất Thiết, Chánh Văn Phòng của ông Diệm giới thiệu. Thiền sư đã học về môn tôn giáo đối chiếu(comparative religion) tại Princeton University ở tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ, và tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại đây.

3.- Trở thành Thiền Sư Đại Vọng Ngữ
Để tạo uy thế cho chính mình, năm 1964, Thượng Tọa Thích Trí Quang đã mời Thiền sư Nhất Hạnh về nước để làm Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh mới thành lập và giúp ông thống nhất Phật giáo. Nhưng Hòa Thượng Trí Thủ, lúc đó là Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, đã bác bỏ, viện lý do Nhất Hạnh không phải là tăng sĩ vì đã bị ông đuổi năm 1948. Ông đòi đưa Thích Minh Châu từ Ấn Độ về. Cơ quan an ninh nói Thích Minh Châu là một đảng viên đảng CSVN và đang hoạt động cho Hà Nội tại Ấn Độ với hồ sơ đầy đủ, nhưng Viện Hóa Đạo nhất quyết xin đưa ông về và cam kết không cho ông hoạt động cho Cộng Sản nữa. Lâm vào thế kẹt, Thủ Tướng Nguyễn Khánh đã phê vào hồ sơ: “Cứ cho về và theo dõi”!
Không được làm Viện trưởng Đại Học Vạn Hãnh, tháng 9 năm 1965 ông đi lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội (School Of Youth For Social Service), lúc đầu tại chùa Từ Nghiêm. Mục tiêu của trường được ghi rõ là “Lớp học giáo lý và các buổi hội thảo về chấm dứt cốt nhục tương tàn”, tức tuyên truyền phản chiến với những câu hát như “Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi thì ta ở với ai?...” Tại đây ông đã gặp cô Fleurette Cao Ngọc Phượng, người Bến Tre, sinh năm 1938, và cô ta trở thành “Sư Cô” của ông. Sau đó ông đi làm phản chiến.
Trong bài “Ngày em hai mươi tuổi” Thiền sư Nhất Hạnh có ghi lại: “Tôi rời đất nước năm 1966, vào tháng năm. Lúc đó chiến tranh Việt Nam đã đi tới mức khủng khiếp. Tôi nghĩ rằng mình phải ra đi để cất lên tiếng kêu gọi hòa bình...” Ông đến Pháp. Cuối tháng 5 năm 1966, khi ông đang thuyết trình ở Pháp thì được tổ chức Fellowship for Reconciliation và Cornell University ở New York, hai tổ chức Phản chiến của Mỹ, mời qua thăm Mỹ. Ngày 1.6.1966 ông đã được đưa ra trước diễn đàn Quốc Hội Mỹ đọc một bản tuyên cáo nói về lập trương 5 điểm của Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang gióng 5 điểm đòi hỏi của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Từ đó ông bắt đầu xử dụng vọng ngữ một cách trắng trợn để mô tả cuộc chiến của Mỹ và VNCH chống lại Cộng Sản. Mọi người có thể tím thấy các lời vọng ngữ này tràn ngập trong cuốn “Vietnam, Lotus in a Sea of Fire, a Buddist proposal for peace”(Việt Nam, Hoa Sen trong Biển Lửa, một Đề Nghị Hòa Bình của Phật Giáo), trong tuyên bố của Giáo Hội Ấn Quang tại Hội Nghị Thế Giới về Tôn Giáo và Hòa Bình họp tại Kyoto từ 16 đến 22.10.1970, trong bài diễn văn về vụ Mỹ tàn sát tại Bến Tre…
Sau vụ 911, ngày 25.9.2001 một nhóm phản chiến Mỹ đã đưa Thiền sư Nhất Hạnh đến nói chuyện về sự tàn ác của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tại nhà thờ Riverside Church trước hàng ngàn cử tọa người Hoa Kỳ. Bài thuyết trình láo phét của ông về vụ Mỹ dội bom xuống Bến Tre trước năm 1975 khiến 300.000 người chết, đã làm nhiều người Việt phẫn nộ, biểu tình chống ông. Dân số Bên Tre lúc đó chỉ có khoảng 80.000, nhưng ông dám nói Mỹ đã giết tại đây tới 300.000 người! Khi biết rõ sự thật, ông không hề đính chánh hay xin lỗi. Từ đó ông được gọi là Thiền Sư Đại Vọng Ngữ. Kinh Pháp Cú, ở Phẩm Thế Gian, câu 176, có nói: “Những ai vi phạm đạo Nhất thừa, những ai ưa nói lời vọng ngữ, những ai không tin tưởng đời sau, thì chẳng có điều ác nào họ không làm được.”

THAM VỌNG CỦA THIỀN SƯ NHẤT HẠNH
Thiền sư Nhất Hạnh là một cư sĩ, không phải là tăng sĩ nên ông theo Pháp môn Tịnh độ, nhưng ông biến cải Pháp môn này lại thành “em>Pháp môn Tiếp Hiệnp”, thường được gọi là “Pháp Môn Làng Maip”, áp dụng cho cả tăng sĩ lẫn cư sĩ. Trong Thông Điệp đầu năm 2002 dưới đầu để “Phật giáo dân tộc - Đạo Bụt hiện đại” ông nói rõ mục đích của Pháp môn Tiếp Hiện của ông là: “em>tất cả các Chùa, Viện, Niệm Phật Đường và tư gia thuộc môn phái thực hiện được những bước tiến sau đây trong đường hướng xây dựng một nền Phật giáo dân tộc và một đạo Bụt hiện đại.” Ông mơ tưởng đưa Phật giáo Việt Nam trở lại thời nhà Lý, chính quyền và giáo quyền là một.
Phương pháp của ông là khởi đầu từ hỗn hợp giữa Yoga, Tài chi và Pháp luân công để tiến tới Thiền định rồi Thanh tâm tịnh. Pháp môn này sẽ dần dần thay thế các Pháp môn khác ở trong và ngoài nước để biến Phật giáo Việt Nam thành một tổ chức thống nhất. Đây là Phương pháp Mỹ cũng đang tìm cách áp dụng tại Trung Quốc để làm thay đổi xã hội ở đó.

XÓA BỎ GIÁO HỘI ẤN QUANG: SỨ MẠNG KHÔNH THÀNH!
Xóa bỏ Giáo Hội PGVNTN, thường đươc gọi là Phật Giáo Ấn Quang, ở trong nước là chủ trương và kế hoạch của nhà cầm quyền CSVN. Thiền sư Nhất Hạnh chỉ “tương kế tựu kế” vì nó Phù hợp với muc tiêu và chủ trương của ông. Điều kiện: Nhà cầm quyền cho phép Thiền sư Nhất Hạnh thiết lập Làng Mai Bát Nhã tại Lâm Đồng với điều kiện ông thuyết phục được Hòa Thượng Quảng Độ và các chức sắc của GHPGVNTN giải tán giáo hội này và sát nhập vào Giáo hội Phật Giáo Nhà Nước. Ông hy vọng với hạt mầm gieo được ở Lâm Đồng, ông sẽ làm cho Pháp Môn Làng Mai lan ra cả nước, 400 thành 800, 800 thành 1.600... Chúng tôi gọi đó là “Chiến thuật vết dầu loang”.

1. Một kế hoạch chu đáo
Để chuẩn bị cho việc khai thác Thiền Sư Nhất Hạnh, nhà cầm quyền CSVN đã cho Sư Cô Thích Đàm Lan và Thượng tọa Đức Nghi qua Làng Mai ở Pháp “thọ giáo” với Thiền sư Nhất Hạnh, và mời Đoàn Thiền Sư Nhất Hạnh và Sư Cô Chân Không về thăm Việt Nam.
Thượng Tọa Đức Nghi đã đến San Diego, nam California, thăm tu viện Lộc Uyển của Thiền Sư Nhất Hạnh. Thượng tọa còn hứa sẽ khôi phục lại trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội do Thiền sư Nhất Hạnh lập năm 1964 và dâng tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng cho Thiền Sư Nhất Hạnh. Tu viện này đã được đổi tên thành tu viện Làng Mai Bát Nhã.
Ngày 7.7.2006, Ban Tôn Giáo Chính Phủ đã ban hành công văn số 525-TGC-PG chấp thuận cho phép Làng Mai Bát Nhã tu học theo Pháp môn Làng Mai.
Với những sự “nới lỏng” như trên, Làng Mai tưởng mình đã “trúng mối” nên giúp Thầy Đức Nghi Phát triển Làng Mai Bát Nhã với hy vọng từ đó sẽ phát triển “Pháp môn Làng Mai” ở trong nước. Tăng thân Làng Mai kêu gọi Phật tử trong và ngoài nước giúp đỡ 2 tỉ 800 triệu để Thầy Đức Nghi đứng tên mua 8 mẫu đất nhằm mở rộng cơ sở Làng Mai Bát Nhã, cấp cho Thầy Đức Nghi 12 tỷ 509 triệu để xây dựng tăng xá, ni xá và các loại thiền đường, và 90 ngàn Mỹ kim để xây dựng nhà dưỡng lão trên khuôn viên tu viện Bát Nhã, v.v. Thấy “thời cơ đã đến”, Thiền sư Nhất Hạnh quyết định về Việt Nam thực hiện “diệu kế” của mình.

2. Thi hành “sứ mạng” thất bại
Đoàn Thiền sư Nhất Hạnh đã được nhà cầm quyền cho về thăm Việt Nam hai lần để thi hành “sứ mạng”: Lần thứ nhất vào đầu năm 2005 dưới hình thức một Đoàn Múa Lân đi trình diễn để hấp dẫn Phật tử. Ngày 11.1.2005, Ông Phạm Thế Doanh, Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ khẳng định: “Giáo Hội Phật Giáo sẽ tạo mọi điều kiện, cũng như đảm bảo an ninh cho đoàn trong thời gian ở Việt Nam.”
Trong chuyến đi này, Thiền sư Nhất Hạnh đã thất bại trong việc xin tiếp kiến Hoà Thượng Quảng Độ và gặp Thượng Toạ Tuệ Sỹ, nhưng ông đã thuyết phục được các tăng sĩ và Phật tử của hai giáo hội ở Huế cùng “bồ tát” chung, với hy vọng sẽ dần dần tiến tới sáp nhập. Tuy nhiên, khi ông đi rồi, mỗi bên ai về nhà nấy.
Thất bại trong lần thứ nhất. Đoàn trở lại Việt Nam đầu năm 2007 dưới hình thức “Trai Đoàn Giải Oan”.Thiền sư Nhất Hạnh hy vọng rằng với danh nghĩa “cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh...”, các tăng sĩ và Phật tử thuộc hai giáo hội sẽ cùng đến và ông sẽ CỘT cả hai bên lại với nhau. Nhưng Phe GHPGVNTN cũng không đến.

3. Làng Mai bị trắng tay
Vì Thiền sư Nhất Hạnh không thực hiện được sứ mạng giao phó, ngày 29.10.2008 ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ đã công bố văn thư số 1329/TGC-PG lên án các hoạt động của các tăng thân Làng Mai:
Ba lần về Việt Nam, tăng thân Làng Mai (Nước Pháp) đã thực hiện một số việc như: tấn phong giáo phẩm không thông qua GHPGVN, đề cập sai lệch những vấn đề chính trị của đất nước, đưa lên internet (Website Làng Mai) một số thông tin sai sự thực và thực tế ở Việt Nam. Những việc làm ấy là vi phạm pháp luật Việt Nam.”
Ngày 13.11.2008, công an xã Đambri, Lâm Đồng, đã áp dụng biện pháp cưỡng hành để trục xuất 400 đệ tử xuất gia và tăng sinh tu học theo Pháp môn Làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã. Trong số này, có 40 ni cô đến từ Huế và một số tu sĩ từ nước ngoài vào.
NHẤT HẠNH TRỞ VỀ VIỆT NAM LÀM GÌ?
Mục tiêu chuyến đi Việt Nam lần này của Thiền sư Nhất Hạnh đươc nói là về thăm Tổ đình Từ Hiếu, nhưng nhiều người tin rằng mục tiêu của ông là thử tìm xem có con đường nào khác để đưa Pháp Môn Làng Mai xâm nhập vào Việt Nam trước khi ông từ bỏ cuộc đời này. Đó là ước vọng của ông. Nhưng đa số không tin ông có thể làm được chuyện đó vì cả nhà cấm quyền lẫn các chức sắc GHVNTN đều biết rất rõ mục tiêu và chiến thuật của ông.
Ngoài ra, có nhiều dấu hiệu cho thấy người Mỹ đã nhận ra rằng Thiền sư Nhất Hạnh khó hoàn thành được sứ mạng trước khi qua đời, vì mục tiêu và chiến thuật của ông đã bị bại lộ. Trong thập niên gần đây, một số tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã được giúp đỡ để tiến hành kế hoạch mà họ muốn ông làm trước đây. Lá bài Nhất Hạnh không còn là lá bài duy nhất nữa.
Ngày 7.9.2017
Lữ Giang


Đằng trước và đằng sau

Trần Hoài Thư

 dang truoc
Cảnh sát SWAT Daryl Hudeck bế mẹ con chị Catherine Phạm sau khi cứu gia đình họ từ ngôi nhà bị ngập nước (Photo Credit: David Phillip – AP)

Một tấm hình gây xúc động lớn trong trận bão lụt Harvey vừa qua là tấm hình chụp một cảnh sát viên thuộc SWAT bế hai mẹ con người Việt Nam giữa biển nước lụt mênh mông. Đặc biệt là hình ảnh đứa bé ngủ ngon lành trên lòng mẹ.
Chuyện này được ký giả Hương Giang (AP) tường thuật qua bài “Bão Harvey: Hình SWAT bế mẹ con phụ nữ gốc Việt đầy sức mạnh” được post rộng rãi trên Internet. Chúng tôi xin trích lại một đoạn trong bài báo:
“Tấm hình bé Aiden Phạm 13 tháng tuổi ngủ ngon lành trên ngực mẹ, và hai mẹ con được một cảnh sát đặc nhiệm SWAT bế khỏi vùng nước lụt mênh mông đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt, gây xúc động mạnh.
… Tấm hình được ký giả hình ảnh kỳ cựu của AP ghi lại đã trở thành biểu tượng của bão Harvey, lột tả được mức độ thảm khốc của cơn bão đang tàn phá tiểu bang Texas cũng như những nỗ lực cứu hộ không mệt mỏi.
“Tôi đang để mắt và khi trông thấy một thành viên đội SWAT bế cô ấy, và rồi tôi nhìn thấy đứa bé, không thể tin vào mắt mình, đứa nhỏ nằm yên lành trên ngực mẹ, không hề khóc”, nhiếp ảnh gia David Phillip nhớ lại khoảnh khắc vào chiều Chủ Nhật khi ống kính “chộp” được hình ảnh đầy sức mạnh. “Trông rất dịu dàng, rất đặc biệt”. (Hương Giang)
Đây là tấm hình mà người nhiếp ảnh viên chụp trước mặt người cảnh sát và hai mẹ con.

Cũng có tấm hình được chụp đằng sau lưng. Như tấm hình dưới đây:

dang truoc

Ta thấy gì ở tấm ảnh? Một đám trẻ chạy theo người lính. Anh là hướng đạo. Anh là người dẫn đường. Anh vừa chạy, bước chân chạy song song với nạn nhân, như luôn luôn đề phòng cô bé bị ngã quỵ. Và anh luôn luôn quay mặt về cô bé như nói:
“Gắng chịu đựng cơn đau, em bé. Anh ở bên em, đừng sợ.”
Tấm hình không ghi âm thanh, nhưng nhìn tấm hình, ta có thể thấy trái tim của người lính đập như thế nào.
Cuối cùng, anh gởi đứa bé cho đám phóng viên. Người lo chụp hình lia lịa như Nick Út, người thì lo chăm sóc, hay cố xin phương tiện cứu thương, như tấm hình dưới đây:
dang truoc

Trong hình ta thấy cảnh người phóng viên da trắng đang lo chăm sóc cho con bé, bên cạnh là người lính đã mang nó thoát vùng bom đạn. Người phóng viên da trắng đã quên bổn phận nghề nghiệp của của anh ta. Nếu anh bỏ mặc con bé, chỉ lo chụp, lo bấm, lo ghi nhận hình ảnh, thì tiếng tăm anh có thể lẫy lừng như tiếng tăm của Nick Ut cũng nên. Nhưng anh không màng. Lúc này là lúc cứu sống một mạng người. Là tạm thời rửa vết thương hay tìm cách làm thoa dịu cơn đau phỏng của nó. Chỉ có Nick Út là chụp, là bấm lia lịa trước những cảnh tượng có một không hai trong cuộc đời làm phóng viên nhiếp ảnh của ông. Ông phải lợi dụng cơ hội ngàn vàng.
Còn người lính miền Nam đưa Kim Phúc đến bến bờ an toàn đã làm xong nhiệm vụ của anh, và anh trở lại đơn vị. Tiểu đội dàn hàng ngang đàng sau để bảo vệ đám trẻ, cũng vậy. Để tiếp tục cuộc hành quân. Chúng ta không biết số phận của người lính ấy ra sao? Có thể sau đó anh nằm xuống. Hay cũng có thể bị thương tật. Hay có thể may mắn vô sự. Để rồi sau đó, anh mới hay biết được đứa bé gái mà anh bảo vệ, đã làm cả thế giới phải kinh hoàng. Và Nick Út – người nhiếp ảnh viên chụp tấm hình – được giải thưởng Pulitzer – giải thưởng cao quý nhất về bộ môn nhiếp ảnh.
Anh không hề thắc mắc bận tâm.
Trong bài báo, tác giả Hương Giang tiên đoán trong tương lai, khi con chị Catherine Phạm đủ trí khôn:
“Một ngày nào đó, chắc chắn chị Catherine Phạm sẽ kể cho con nghe về cơn bão, nước lụt tràn vào nhà, hai mẹ con được cảnh sát Houston đưa thuyền ứng cứu, cũng như cảnh sát Daryl Hudeck đã đưa họ đi an toàn như thế nào. Trong hình, Cảnh Sát Đặc Nhiệm Daryl Hudeck đội mũ bóng chày, khuôn mặt lộ vẻ mệt mỏi, đang bế hai mẹ con chị Catherine Phạm ra khỏi khu vực nước ngập ngang đầu gối gần xa lộ 610, phía Tây Nam Houston.”
Tuy nhiên có một người phụ nữ mà tên tuổi nổi danh như cồn nhờ bức hình Napalm girl lại không bao giờ nhắc đến những người đã cứu chị như người cảnh sát SWATT đã bế hai mẹ con người Việt Nam tại Houston. Chị chỉ nhắc đến công lao to lớn của người nhiếp ảnh viên là Nick Ut.
Nhưng mà không sao. Miễn là lòng chúng tôi yên ổn là được rồi.
Ít ra chúng tôi không hổ thẹn với công việc chiến đấu của mình.

Trần Hoài Thư

 


Nhân vụ Thượng nghị sĩ Nam Cali Janet Nguyễn lên tiếng tố cáo tên đại phản chiến Mỹ Tom Hayden, và vì thế, đã bị ba lãnh đạo cà chớn Thượng viện TB California bịt miệng, và áp lực bắt rời phòng họp, tiện nhân thấy còn có một tên đại phản chiến khác, gốc An Nam Mít, hiện đang sống tại Los Angeles, cũng đã góp phần không nhỏ vào sự thất bại của quân Mỹ và VNCH và cái chết của Miền Nam chúng ta, nhưng không được nhắc nhở nhiều. Tên đó là Nick Út, tác giả bức ảnh "The Napalm Girl" nổi tiếng. Bức ảnh đã được phong trào phản chiến và bọn nhà báo thiên tả và thổ tả Mỹ và quốc tế, và VC lợi dụng triệt để trong âm mưu tuyên truyền, có lợi cho chúng.
Người Lính Già Oregon.

 

XEM LẠI BỨC ẢNH “THE NAPALM GIRL”

nguời lính già oregon

Về Nick Ut, tên nhiếp ảnh gia Việt Nam đại phản chiến thân Cộng (hiện đang sống tại Los Angeles, năm 2015 đã về Việt Nam, và cùng với The Napalm Girl Phan Thị Kim Phúc, từ Canada, để lãnh bằng khen của Việt Cộng, nhờ công lao hãn mã tuyên truyền chống chiến tranh VN) nhiều bài báo đã viết, khen có, chê có, và tôi không muốn lặp lại ở đây. Vắn tắt như sau: Út là nhiếp ảnh gia của AP, giữa rất nhiều nhiếp ảnh gia quốc tế khác tại Việt Nam, trong số có David Hume Kennerly –người đã được mời đến phát biểu, trong Hội Nghị Chiến Tranh Việt Nam cuối tháng 4 năm nay (2016) tại Texas, cùng với Nick Ut, về “sức mạnh của hình ảnh”. Về tài nghệ, Ut là nhiếp ảnh viên thuộc hạng hai, không được nhắc nhở mấy, cho đến khi “chụp” được “The Napalm Girl” –bức ảnh đã mang cho y giải Pulitzer năm 1973. Tôi để “chụp” trong ngoặc kép, với nghĩa “may mà vớ được”, vì theo suy luận và cảm nghĩ cá nhân, chủ quan, tôi không tin “The Napalm Girl” của Nick Ut là bức ảnh chụp xác thực (authentic).
Tôi cũng đã xem cuốn video quay đoạn một phi cơ VNCH dội bom Napalm trong khu vực một thánh thất Cao Đài, và người dân chạy tán loạn, nhưng tuyệt nhiên không thấy cảnh năm em bé hoảng hốt chạy và những người lính lững thững đi theo sau, như đã được thu y nguyên vào ống kính của Nick Ut trong bức ảnh ở trên – đã làm rúng động thế giới và bị Việt Cộng lợi dụng tuyên truyền chống chiến tranh và chống VNCH.

Bức ảnh đã được ráp nối?
Ảnh cô bé Kim Phúc trần truồng là thật, cũng như ảnh những nhân vật khác (năm người lính và bốn em bé) là thật, nhưng có thể đã không được chụp trong cùng một không gian và thời gian, mà là hai bức riêng biệt. Phải chăng hình Kim Phúc được ráp vào từ một bức ảnh khác, khiến cô bé trở nên riêng lẻ, lạc lõng, nhưng lại rất nổi bật, trong một bối cảnh chung rất chìm, rất quen, nghĩa là không có gì đặc biệt làm người xem xúc động? Nói cách khác, nếu không có Kim Phúc, bức ảnh sẽ rất bình thường, hoặc, tệ hơn, rất tầm thường. Vì sao?

a) Hậu cảnh (background) của bức ảnh chung (có Kim Phúc) là một vùng khói đen mịt mờ bởi bom Napalm do máy bay VNCH thả xuống một ổ VC tại Trảng Bàng năm 1972. Nhìn trên bức ảnh, đoạn đường từ vùng khói đó đến chỗ Kim Phúc khá xa. Trong khi bốn đứa trẻ khác mặc quần áo đường hoàng, thì, người ta có thể đặt câu hỏi, từ đâu và từ hướng nào, lại lọt vào hình ảnh của một Kim Phúc trần truồng như thế? Lại nữa, nếu cùng xuất phát từ một nơi, và từ một thời điểm,thì tại sao bốn em khác không bị phỏng, mà chỉ một mình Kim Phúc?

b) Dáng vẻ của những người lính (không rõ mặt) bước phía sau, rất chậm rãi, bình tĩnh, nếu không muốn nói quá thản nhiên, như đi tuần tiễu. Vì họ đã quá quen với trận mạc, nên không sợ? Có lẽ. Nhưng trước cảnh một bé gái trần truồng bị phỏng, khóc lóc như thế, mà họ vẫn dửng dưng, tà tà bước theo, không chạy đến giúp đỡ, hoặc ít ra tò mò hỏi han, thì quả là vô cảm, chưa nói là tàn nhẫn – điều mà do kinh nghiệm cá nhân, tôi không bao giờ tin, bởi đã có biết bao trường hợp và hình ảnh cho thấy những người lính Mỹ và VNCH ra tay cứu giúp, bảo vệ thường dân khi họ gặp hoạn nạn.

c) Trong hình, nhìn từ góc độ gần nhất, Kim Phúc là người thứ hai, ở giữa, về mặt kỹ thuật và khoảng cách, phải thấp nhỏ hơn bé trai thứ nhất là đúng. Nhưng bé gái hàng thứ ba, mặc áo trắng, phía sau, thì lại cao lớn hơn, chụp rõ nét hơn, so với Kim Phúc (hàng thứ hai), thì hơi lạ và gây thắc mắc. Ấy là chưa nói hai cánh tay của Kim Phúc dài quá khổ so với thân hình của em và cánh tay của bốn em kia. Dị tật bẩm sinh, hay bởi lý do nào khác? Nhân tiện, xin nói thêm: Vấn đề ghép hình trong nhiếp ảnh là chuyện bình thường, đã có từ lâu. Lấy một ví dụ: bức ảnh Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh, tại Đại hội Cộng sản Tours, Pháp, tháng 12 năm 1920, đã được chứng minh là một bức ảnh ngụy tạo, hoặc ghép. Xin đọc quyển Les photos truquées, Un siècle de propagande par l’image, của Gérard Le Marec, Editions Atlas, Paris, 1985, tr. 93 (về HCM). Nhưng đó phải là một đề tài cho một bài khác.

d) Trở lại Nick Ut. Theo tài liệu trên Web, lúc đầu AP không muốn phổ biến hình ảnh Kim Phúc trần truồng, nhất là ở phía thân trước –điều tối kỵ đối với AP vào năm 1972, bất luận tuổi tác, trai hay gái. Nhưng vì nhu cầu tuyên truyền, họ đã làm một luật trừ, với điều kiện không được phổ biến
một “close-up” (gros plan) tức là một bức hình “chụp sát quá”, và riêng lẻ (“with the compromise that no close-up of the girl Kim Phuc alone would be transmitted”). Chữ alone trong câu trích dẫn khiến tôi suy diễn rằng:
(1) nếu Kim Phúc đã “có mặt” trong bức ảnh chung (với bốn em khác) rồi thì AP còn lẩm cẩm đặt điều kiện ấy (alone) làm chi nữa: hoặc phổ biến toàn bộ bức ảnh, hoặc không phổ biến, thế thôi.
(2) hay Nick Ut đã có một close-up của Kim Phúc, chụp một mình, alone, ở đâu đó và lúc nào đó, nhưng bị AP từ chối, bắt sửa lại và ghép vào một bức hình chung đã có sẵn cảnh khói mịt để hiệu quả tuyên truyền chống Mỹ và VNCH được mạnh thêm?

II. Bức ảnh đã được “đạo diễn” (dịch rộng chữ “fixed”, sửa đổi)?
a) Nếu chú ý, người ta sẽ thấy trên hai cánh tay trần, và bàn chân phải của Kim Phúc có những vết trắng lớn. Trong quyển We were there Viet Nam (Eyewitness Battlefield stories, edited by Hal Buell, Tess Press, 2007, khổ lớn), tr. 249, có đăng bức hình “The Napalm Girl” chiếm hết hai trang, và ở một góc nhỏ trang 2, hình của Kim Phúc cũng trần truồng (chụp từ phía lưng), được một tốp lính khác bên đường cứu chữa tạm thời, và để lại những vết thuốc trắng trên lưng, giống như trên tay chân trong bức ảnh của Nick Ut. Nghĩa là Kim Phúc đã được chữa bỏng trước rồi (chứ không phải sau này, theo tài liệu, được Nick Ut chở vào nhà thương), và có thể được tốp lính cho nhập bọn với bốn đứa trẻ đang đi ngang? Dưới sự đạo diễn của nhiếp ảnh gia Nick Ut? Nếu không, làm sao cắt nghĩa những vết trắng có trong bức ảnh do y “chụp”? Lại nữa, không phải tình cờ mà Kim Phúc “được” chạy ở vị thế giữa, tức trung tâm (với cả hai nghĩa đen và bóng) trong khi bốn em khác đều chạy tạt qua hai mép đường? Tôi còn đi xa hơn để nghi ngờ rằng sự hoảng hốt của bé trai hàng đầu đang khóc, cũng như của Kim Phúc, hàng thứ hai, cũng đã được “đạo diễn” –khác với bé gái hàng thứ ba, có vẻ bình tĩnh hơn, và hai bé trai nhỏ, không khóc tí nào (tại sao?). Quả thế, các em, nhất là Kim Phúc, đã thoát xa địa điểm dội bom, dưới sự bảo vệ của những người lính đi phía sau, thì mức độ cảm xúc và sợ hãi của các em sẽ phải giảm xuống, không còn hoảng sợ quá đáng như trên gương mặt bé trai hàng đầu và Kim Phúc hàng thứ hai (đã được chữa bỏng).

b) Cũng trên trang Web, Tổng thống Nixon đã nghi ngờ tính chất xác thực (veracity) của bức hình, và thắc mắc không biết nó có bị “fixed” không, nhưng bài báo không nêu chi tiết cụ thể. Dĩ nhiên, khi một tổng thống nghi ngờ là phải có đủ lý do, phải có ý kiến và bằng chứng của các phụ tá và chuyên viên nhiếp ảnh. Biết được việc này, Nick Ut đã gân cổ trả lời, một cách tự cao tự đại, đại khái, trong bức hình đó, y nói, “một trong những bức hình đáng ghi nhớ nhất của thế kỷ 20, Kim Phúc là bé gái có thật, bằng xương bằng thịt”. Không ai chối cãi sự thật ấy, nhưng Nixon chỉ muốn nói bức hình có thể đã bị “fixed”, chứ không phải Kim Phúc là người... ma. Đơn giản thế thôi.

c) Tại hội nghị Texas, Nick Ut và David Hume Kennerly đã huênh hoang đề cao “sức mạnh của hình ảnh”. Mỉa mai thay, đa số những hình ảnh chiến tranh của những nhiếp ảnh gia tại Việt Nam, như bức hình do Eddie Adams chụp tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Việt Cộng trên đường phố Sài Gòn, năm 1968, hay bức hình của Kim Phúc năm 1972, đã bị triệt để lợi dụng bởi tập đoàn “kẻ cướp và bà già”: (1) phong trào phản chiến tại Mỹ và trên thế giới
(2) chính quyền Nixon, và
(3) Việt Cộng.

napalm
Hình 3

napalm
Hình 4 Nick Ut về Viet Nam

napalm
Hình 5

Đó có phải là sức mạnh tự nó thật, hay chỉ là một phương tiện lừa bịp của bọn bất lương được dàn dựng một cách rẻ tiền và vô luân (biến một bé gái nạn nhân chiến tranh đáng thương, Kim Phúc, thành một công cụ tuyên truyền trắng trợn)?

Còn nữa. Người ta không thấy một bức hình nào được bọn này chụp hay phổ biến rộng rãi về tội ác của VC trong vụ chúng tấn công Huế dịp Tết Mậu Thân 1968, hoặc pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy, ngay sau khi Hiệp định được ký kết, đầu năm 1973. Tại sao? Như thế, rõ ràng, Nixon, và tay sai Kissinger và những chính trị gia đồng lõa với bọn phóng viên, nhà báo, nhiếp ảnh gia (mà Nick Ut là một), báo chí Mỹ, Âu Châu và cả thế giới, đã bán rẻ lương tâm, đồng loạt nhắm mắt lên án nạn nhân, VNCH, thay vì thủ phạm, Việt Cộng.

Portland, 1/9/2016
NLGO

Ghi chú của NLGO:
Ba bức ảnh cuối (3, 4, 5) được trích từ bài của tác giả Đức Hồng, “Có gì để tự hào về bức ảnh Em bé Napalm?” từ Sài Gòn gửi cho BBC (đăng trong Nguyệt San Việt Nam, online, thứ năm 18/6/2015).

 

 

Đăng ngày 14 tháng 09.2017