2018-04-30: Ngày Quốc Hận thứ 43, luận bàn Văn hóa Việt Nam

Trí thức tân thời, Kẻ Sĩ thời nay


Phan Văn Song


Tuần qua thằng tui, Phan Văn Song, cùng 19 người anh em quan tâm đến đất nước quê hương thường viết quan điểm thời sự hay tình hình chánh trị, chia sẻ với các bà con thân hữu trong và ngoài nước … được nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội trao thưởng... gắn những cái huy chương nào “phản động bội tinh”, nào “phá hoại đất nước bội tinh”, hay cả “giây biểu dương lật đổ chánh quyền”…
Thật quá hân hạnh! quá to lớn! Với chỉ 19 thằng, mà tụi tui là một đạo quân, một nguy hiểm, chết người, làm chết dân hại nước (Việt Cộng) ...lật đổ chế độ (Việt Cộng), lật đổ một “chánh quyền” (Việt Cộng) gồm toàn những “đỉnh cao trí tuệ loài người” đã từng đánh đuổi ba cường quốc Pháp, Nhựt, Mỹ, giải phóng cả một dân tộc Đại Việt, 4 ngàn năm văn hiến, thoát khỏi ảnh hưởng Tây phương để đem trở về cho Hán tộc, cho Văn Hóa Tàu – trên 1000 năm đô hộ, VẪN không xóa được văn hóa và văn hiến Đại Việt!
Sau khi, (tưởng tượng) thắng mặt trận tư tưởng, bắt nhốt gần hết, tuyên án phạt tù gần hết các chiến sĩ “anh em Dân chủ”, các “bloggers” viết lời chỉ trích, chê bai “nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội” hay ngạo bán, mạ lỵ, chê bai, các lãnh tụ Nhà nước và Đảng Cộng Sản ta, chê rằng trong nước, thì tuyên bố xôm tụ, lúc lên mặt dạy dân, khi chỉ tay hăm dọa, răn đe, côn an dùi cui... nhưng trái lại khi ra nước ngoài thì, ngáo ngáo, ngơ ngơ,niễn niễn nhe răng cười trừ... Thí dụ, sau một Hội nghị, các lãnh tụ, nguyên thủ, đại diện các quốc gia bảo nhau cầm tay nhau nối vòng tay lớn thì, “đồng chí lớn phe ta, quê một cục, độc diễn” dơ tay chào khán giả, chỉ vì không hiểu anh ngữ (vốn thuộc dân quen nói “madzề in ViệtNam, Hé Lè Ne, U sờ Ê, Một Rắc, Một Răn …!)... Hay đi hội nghị (cũng lão nầy!) thì ngủ gục, há mồm ngáy to...(Láo thật! Mấy thằng tư bản khốn nạn, phản động ghét Xã hội Chủ nghĩa, tư tưởng Bác và Cách Mạng Việt Nam ta, đáng lý thúc cùi chỏ thức mình dậy, lại để mình ngủ, chụp hình bằng iphone phóng lên mạng, và mấy thằng Việt gian hải ngoại mất dạy bắt được hình phóng lên mạng mạ lỵ Đảng ta!).
Và sau khi,(cũng tưởng thượng) thắng mặt trận Văn Hóa, bằng nhốt tù xong lại trục xuất cậu bé Việt Khang chỉ vì một bài hát… Bây giờ ra lệnh cho một lô nhà báo cuội – hay chỉ một tên ký một lô tên cuội - “chiến tranh chánh trị, đấu tranh tư tưởng văn hóa”... viết bài phản biện phân tách chống những ai, như anh em chúng tôi, chỉ trích, phê bình; dù kẻ chỉ viết bài khoa học bày tỏ cái lo lắng cho tương lai một môi trường ô nhiễm ở Việt Nam, đến người chỉ nói về cái thiệt hại của cái chế độ gọi là Dân Chủ Xã hội Chủ Nghĩa... vì cái chủ nghĩa Dân Chủ ấy chẳng có gì là Dân Chủ, do độc đảng, độc tài; vì cái chủ nghĩa Xã hội ấy chẳng có gì là Xã hội cả, lý do là nó lường gạt người dân. Thoạt đầu chủ nghĩa ấy bảo rằng phải đấu tranh giai cấp, công nhơn thợ thuyền vô sản-chống chủ nhơn tư bản bóc lột, tá điền, nông dân vs địa chủ, vs cường hào ác bá ... nhưng thật sự ngày nay, chỉ thấy người đảng viên bo bo giữ chặt đặc quyền, đặc lợi, vs-chống người không đảng viên, và nay có cả hiện tượng phe người miền Bắc chống phe người miền Nam… và do đó một sự trả thù Bắc Nam... và cường hào, ác bá ngày nay chính là đảng viên, chính là viên chức nhà nước Đảng Cộng Sản Hà nội cầm quyền (ref: Đinh La Thăng &Co)
Tuần nay, xin phép quý thân hữu, không viết bài, chỉ mượn lời các tác giả trong và ngoài nước, đã có ý kiến với bộ máy Chiến tranh Chánh trị hay gì gì đó của Nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội!
Đặc biệt là tuần nầy là không đụng đến chánh trị nữa, chỉ nói chuyện về Văn Hóa! “Vì sau tháng tư 75, trong các trại tù khổ sai và qua mười bài gọi là “học tập cải tạo“, bọn anh em “thua trận đi tù” chúng tôi, bị cán bộ Việt cộng thường xuyên nhồi sọ, rêu rao rằng ta – tức là chúng - theo đường hướng do Lênin chỉ đạo, hiện sống ba dòng thác cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hoá tư tưởng” (Trích Trần Văn Tích - Cộng Sản vĩnh viễn là Cộng Sản, bài viết ngày 23 tháng 4, 2018).

Do đó thử đo lường dòng thác thứ ba nầy.

1. Văn hóa nhìn bởi một người Việt hải ngoại
Tuần qua bạn Từ Thức viết một bài về Gramsci và mặt trận văn hóa. Từ Thức cho biết:
“Trước GRAMSCI, có người nghĩ văn hoá giải thích tất cả. Sau Gramsci, người ta BIẾT văn hóa giải thích tất cả, quyết định tất cả. Antonio Gramsci, một lý thuyết gia chính trị Ý, ít được nhắc tới ở VN, trước đây là cẩm nang của những phong trào chính trị, cách mạng trên thế giới, ngày nay là tác giả gối đầu giường của các chính trị gia, thuộc mọi khuynh hướng, từ cực tả tới cực hữu, ở Âu Châu.

Gramsci (1891-1937) đã hệ thống hóa lý thuyết dùng văn hóa để giải thích xã hội, chính trị và, từ đó, coi văn hóa là võ khí để đấu tranh. Những yếu tố khác, đứng đầu là kinh tế, chỉ là thứ yếu.
Muốn thay đổi xã hội, không thể hà tiện một cuộc cải cách văn hoá từ gốc rễ. Phải thay đổi tư duy, nếu muốn thực sự thay đổi xã hội. Nếu không, sẽ chỉ là những cuộc nổi loạn, những cuộc đảo chánh. Gramsci : "Cái khủng hoảng nằm trong hiện tượng thế giới cũ đang chết trong khi thế giới mới chưa thành hình. Trong tình trạng tranh tối tranh sáng đó, người ta chứng kiến những hiện tượng bệnh hoạn dưới mọi hình thức"(La crise consiste dans le fait que le nouveau monde se meurt et que le nouveau tarde à apparaître, et dans ce clair-obscur surgissent les phénomènes morbides les plus variés).

Chế độ Cộng Sản đang chết, nhưng chế độ dân chủ chưa thành hình, xã hội khủng hoảng băng hoại. Người ta chứng kiến những hiện tượng bệnh hoạn mỗi ngày, trước mắt: bộ trưởng Y tế đồng lõa làm thuốc giả; "học giả" cải đổi chữ quốc ngữ cho giống tiếng Tàu; một đám no cơm ấm cật nhẩy múa tại nơi và ngày mà đáng lẽ là nơi và ngày tưởng niệm những đồng bào đã bị giặc Tàu thảm sát; nhà nước võ trang cướp đất của dân; quân đội thay vì chống ngoại xâm giữ nước đã tổ chức đội ngũ dư luận viên để "chiến đấu chống kẻ tử thù" là những người còn có chút lòng với đất nước, những cảnh sư quốc doanh nhẩy nhót trác táng một cách thô bỉ, và, ở hải ngoại, những tổng thống tự phong thi nhau múa may, quay cuồng.
Một thí dụ điển hình nhất là chuyện cô giáo bị bắt quỳ. Một "chuyện dưới huyện " nhưng cho thấy cả một xã hội băng hoại. Một cán bộ quèn, nghĩ có thể Đảng là có quyền sinh sát, một cô giáo không còn tự trọng, một hiệu trưởng sẵn sàng cộng tác làm chuyện thô bạo để bảo vệ nồi cơm, những đồng nghiệp bịt tai, bịt mắt, bịt miệng để được yên thân, một nền giáo dục lạc hậu, thầy giáo bạo hành (bắt học sinh qùy) thay vì hướng dẫn, dạy dỗ...
Những hiện tượng mà Gramsci gọi là "monstrueux" (quái dị) của thời tranh tối tranh sáng, xẩy ra mỗi ngày, trước mắt.
Nếu thời gian tranh tối tranh sáng kéo dài quá lâu, những hiện tượng đó dần dần trở thành bình thường. Trong một xã hội bệnh hoạn, không chuyện gì đáng ngạc nhiên nữa, không còn cái gì trơ trẽn, lố bịch nữa. Người ta hết cả khả năng bất bình và trở nên VÔ CẢM".

Từ Thức cũng cho biết  "Gramsci phân biệt xã hội ra 2 thành tố mà ông gọi là:
1. Société politique, hay pouvoir politique (xã hội chính trị, quyền lực chính trị) và
2. Société civile (Xã hội dân sự).
Pouvoir politique, hay quyền lực chính trị, bao gồm các cơ chế nhà nước , bộ máy chính quyền: chính phủ, quân đội, công an, cảnh sát.
Société civile, hay xã hội dân sự, là tất cả những gì thuộc địa hạt tư nhân, lãnh vực tinh thần, sở hữu của mỗi cá nhân, địa hạt của văn hoá, tôn giáo, tri thức, đạo đức, nhân sinh quan, triết lý sống tiềm tàng trong một xã hội. Tóm lại: tư duy của một dân tộc.
Lật đổ một chính phủ, một tập đoàn cầm quyền, chiếm pouvoir politique, chỉ là một cuộc đảo chánh.
Muốn bền vững, muốn thay đổi xã hội, phải đấu tranh và chiến thắng trên địa hạt văn hóa, phải nắm société civile, phải thay đổi tư duy. Phải đặt một nền tảng văn hóa mới.
Gramsci giải thích tại sao cách mạng "vô sản "chỉ thành công ở Nga nhưng thất bại ở Âu Châu. Bởi vì trong xã hội Nga, và nói chung, xã hội Đông Phương, nhà nước là tất cả, xã hội dân sự còn sơ khai , chỉ cần chiếm vài cơ sở huyết mạch là chiếm được quyền lực.
Trái lại, các nước Tây phương, xã hội dân sự, nói khác đi, quyền lực văn hoá phức tạp, sâu xa (với văn chương, nghệ thuật, triết học..), xã hội dân sự phong phú (với các hội đoàn, các nghiệp đoàn, báo chí, đảng phái…), nắm được chính quyền không dễ, áp đặt một chế độ mới là chuyện không thể xẩy ra". (Hết trích).

2. Nhìn bởi một người Việt trong nước
Từ Thức ở hải ngoại nói chuyện người, một tác giả (ký tên "Viết từ Việt Nam") bàn chuyện ta.
Một bài viết, cũng trong tuần qua, do một tác giả (bắt buộc phải dấu tên) trong nước viết, ví trí thức Việt Nam là những người thèm thịt chó, và ví chánh trường Việt Nam như một mâm thịt chó. Người ăn thịt chó thèm thịt chó, nên nếu được ai mời ăn cái gì khác cũng không thích, chỉ thích thịt chó luộc, mắm tôm lá mơ, rượu đế thôi! Bạn ấy tự hỏi: “Ở Việt Nam có trí thức hay không? Trí thức Việt Nam đang ngồi chỗ nào trong câu chuyện chính sự?"
Đó là những câu hỏi nổi cộm hiện nay, khi mà số lượng giáo sư, tiến sĩ tại Việt Nam nhiều tựa lá mùa thu, trong khi đó, hầu hết các sách lược cho tương lai Việt Nam lại có nguy cơ rơi vào tắc tịt.
Có người ví von chính trường Việt Nam như một mâm thịt chó, và trí thức Việt Nam có người thèm thịt chó, có người ăn gượng gạo, có người không muốn ăn. Vậy vấn đề mâm thịt chó và trí thức Việt Nam diễn tiến ra sao?
Thử xem lại, vấn đề gần gũi nhất, quan trọng nhất đối với người trí thức chính là giáo dục. Trí thức Việt Nam đã làm được gì cho nền giáo dục? Xin thưa là họ không những không làm được gì mà có nguy cơ trở thành những kẻ xôi thịt, những kẻ ăn bám hoặc những kẻ ù lì mang mầm mống phá hoại.
Vì sao lại nói các trí thức Việt Nam có nguy cơ trở thành mầm mống phá hoại và nói như vậy khi đứng ở góc nhìn nào? Trước tiên, phải xét vấn đề tiếng nói của người trí thức trong mối tương quan chính trị Việt Nam, nói về sức nặng của trí thức trong mối tương quan đó.
Thử nhìn lại suốt gần 50 năm, nền chính trị Việt Nam do ai quản lý, ai lãnh đạo và ai cai trị? Đương nhiên, trí thức Việt Nam không có mặt trong hệ thống quản lý, lãnh đạo và cai trị. Có chăng là tới thời điểm bây giờ có ông Nguyễn Phú Trọng với học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ nhưng cái học hàm học vị của ông này không phải là học hàm học vị của trí thức, những thứ tri thức ông ta thụ đắc để có học hàm học vị không phải là tri thức quí của nhân loại mà là Mác Lê, một loại “hoại tử tri thức". Nghĩa là nền văn minh nhân loại đã vứt thứ tri thức ấy vào sọt rác rất lâu rồi, bởi nó có nguy cơ gây họa cho nhân loại". (Ngưng trích).

3. Rà xét thiệt giả qua bằng cấp, học hàm, học vị, trình độ văn hóa giáo dục Việt Nam:
Và cũng trong thời gian gần đây, trong nước bổng có một phong trào kiểm kê lại xem bằng cấp thực giả thế nào đó!
Việt Nam vừa cho công bố quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cho 1.131 ứng viên, ít hơn 95 người so với danh sách ban đầu.
Thông tin này chánh thức được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước công bố vào ngày 5/3 và được truyền thông trong nước loan đi. Tin trong nước cho biết:
"Theo ông Bùi Văn Ga, phó chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư cho biết, việc rà soát 1.226 hồ sơ ứng viên đã xác định 1.131 hồ sơ đủ tiêu chuẩn và đảm bảo điều kiện công nhận đạt chuẩn, không có đơn thư tố cáo. Còn 95 hồ sơ còn lại thuộc diện có đơn thư tố cáo và hồ sơ cần được xác minh thêm.
Đây cũng là con số kỷ lục trong hơn 40 năm qua, khiến cho dư luận lo ngại về chất lượng xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.
Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có công văn yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát nghiêm túc lại quá trình xét duyệt để đảm bảo chất lượng". (Hết trích).
Sau khi điện thoại liên lạc rà hỏi, chúng tôi được cô học trò quý trong nước, gởi ra một bài bình luận. Xin được dùng bài ấy để thay lời kết, chia sẻ cùng quý thân hữu.
Tuần nay, chúng tôi xin nhắc lại, không viết lời bàn, chỉ biết chia sẻ cùng quý thân hữu những ý kiến của các thân hữu, bạn bè bà con.
Xã hội dân sự bắt đầu từ những ý kiến gặp gở nhau, chia sẻ cùng nhau... Dân Chủ tham dự, Dân Chủ thực sự, Cách mạng Xã hội bắt đầu từ những trao đổi tư tưởng...

Thay lời kết:
Kính thưa thầy,

“Ai là học trò, còn gọi là SĨ thì phải nhớ câu: “Nhất Sĩ nhì Nông, hết gạo chạy rộng, nhất Nông nhì Sĩ”, nôm na ai ngồi mãi thì cũng phải có lúc chạy, con người ngồi yên lâu ngày thì “liệt” mất thôi, chạy sẽ mở rộng tầm nhìn, nhìn thêm biết bao màu sắc của học trò đang lấp lánh dưới ánh mặt trời hay ánh đèn hiện đại .
Ngày trước, thường chỉ cánh mày râu mới được đi học. Phu sĩ hay sĩ phu lúc nào cũng được trân quý: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, nhưng “ ai ơi đừng lấy học trò, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”, nàng phải vất vả cơm gạo chờ chàng vinh quy bái tổ thì: “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau “. (không phải rớt sau cái “bịch” đâu nghen)
Học trò may mắn đố đạt là bậc Thức giả, được gọi Học sĩ , có đức độ mọi người tôn trọng Nhân sĩ, làm nhiều việc nghĩa là Nghĩasĩ, mãi ham học nhiều quá, quên cả việc kiếm cơm , đành chịu cảnh đói nghèo trở thành Hàn sĩ .Thời Vua chúa , thi đỗ đầu kỳ thi Đình gọi là Tiến Sĩ, được vua quý yêu cho giữ chức quan trọng thuộc Tứ trụ triều đình được gọi: Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ, Văn Minh Điện Đại Học Sĩ , Võ Hiển Điện Đại Học Sĩ, Đông Các Điện Đại Học Sĩ .
Ngày nay, những quốc gia văn minh thường lập ra các Viện Hàn Lâm để mời các học giả danh tiếng làm Viện sĩ để tham gia nghiên cứu đỉnh cao từng ngành chuyên môn,
Đó là văn, còn võ thì cũng có khoa thi Tiến Sĩ Võ rất gay go để được đậu, gọi là Võ Tiến Sĩ . Bằng thanh niên trai tráng có sức mạnh, dũng cảm hơn người được gọi Tráng sĩ, Dũng sĩ, theo tiếng gọi non sông tòng quân chiến đấu là Binh sĩ, Chiến sĩ, khi hy sinh vì đất nước, được tôn vinh là Liệt sĩ.
Văn nhân thi hào tiếng tăm thì là Văn sĩ, Thi sĩ, những bức danh họa do Họa sĩ từ nhiều trường phái khác nhau được lưu giữ ở Bào tàng các nước. Thế giới luôn hâm mộ những Nhạc sĩ thiên tài với những bản giao hưởng tuyệt tác để đời, những Nghệ sĩ điện ảnh hay âm nhạc các ngành luôn là thần tượng của các giới hâm mộ và Ca sĩ là một phần quan trọng không thể thiếu trong đó.
Để mưu bá đồ vương, người xưa cần đến những Mưu sĩ , còn trong dân gian vẫn có những Thuật sĩ khá thông thạo các phép thuật theo nhu cầu thời đại. Lại có những người có học nhưng tánh tình kém điềm đạm, nói ngang nói ngông, xếp vào Cuồng sĩ.
Thời xưa, làm nghề chăm sóc sức khỏe thì gọi là Y sĩ, hàm chỉ ngành Đông Dược gọi Đông Y sĩ, thời văn minh có trường lớp đào tạo các chuyên khoa căn bản thì ngành Y chia ra; nghiên cứu về thuốc là Dược sĩ, chăm sóc sức khỏe con người là Bác sĩ các khoa, về thú vật thì có Bác sĩ thú y, và Nha Sĩ chuyên về răng hàm mặt đang trên đà phát triển vì liên quan đến diện mạo con người “cái răng cái tóc là gốc con người”.
Tú tài, Cử nhân ngày nay đã thường, phải học cho được Thạc sĩ trước khi tiến đến hoàn tất Tiến Sĩ, may ra mới được chỗ đứng trong thời buổi văn minh hiện đại.
Ngày nay, quân đội có nhiều cấp Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh sĩ, nhưng chỉ Hạ Sĩ Quan thì có các cấp bậc khi gọi đều có Sĩ là Hạ sĩ, Trung Sĩ và Thương Sĩ, ai còn nhớ nhà binh có những ông Thượng Sĩ già rất oách trong chức vụ Thường Vụ Đại Đội. Còn Sĩ Quan thì không thể gọi là Quan Sĩ được và chỉ có cấp Úy, Tá và Tướng. Tại sao thế? Có ai giải thích dùm cho với.
Ngành lập pháp hiện đại có hai viện: Thượng viện thì có Thượng Nghị sĩ, Hạ viện thì có Hạ Nghị sĩ. Chung chung gọi là quý ông, quý bà Nghị Sĩ.
Nhưng,
“Ra trường danh lợi vinh liền nhục
Vào cuộc trần ai khóc lẫn cười”
Thế là từ quan về ở ẩn làm Ẩn sĩ. Lên non tầm Đạo thì thành Đạo sĩ. Đường đường ở nhà gọi Cư sĩ. Cũng có chút tâm đạo, thích xuống tóc tu hành ở chùa thì xuất gia vào chùa gọi Tăng sĩ, nương theo vết chân của Đức Thích Ca Mâu Ni, tu tập hạnh Khất sĩ. Thích làm con chiên và tu theo Công Giáo thì có thể tập hạnh làm Giáo sĩ truyền giáo, hoặc công hạnh hơn thế nữa trở thành Đức Cha..
Bậc Từ Bi Trí Huệ cứu giúp đời khổ nạn được tôn xưng là ĐẠI SĨ.
Bậc nuôi chí lớn, luôn nghĩ tới lợi ích Quốc gia Dân tộc được mọi người tôn vinh là CHÍ SĨ.
Và trong thời hiện đại nếu ai không theo kịp đà văn minh thì được gọi là CỐ LỖ SĨ.
Kính gởi Thầy.

Mong toàn dân tộc Đại Việt ta là những kẻ sĩ Chống Tàu Diệt Cộng để không biến thành cổ lổ sĩ !
Mong lắm !
Hồi Nhơn Sơn 30 tháng tư 2018
Ngày Tang Quốc Hận thứ 43
Phan Văn Song


2018-04-13: Tháng Tư Đen thứ 43, bài học Mất Quyền Tự Chủ

SỢ Dân hay SỢ Tàu?

Phan Văn Song

"Parler de ses peines, c'est déjà se consoler - Than khóc kể lể là đã tự an ủi rồi"
(Albert Camus 1913 -1960)

Tuần qua, ngày 5 tháng 04 năm 2018, sáu thành viên “Hội Anh Em Dân Chủ” đã bị “Tòa án nhơn dân" của Đảng Cộng sảnHà nội đương quyền tuyên án từ 7 đến 15 năm tù giam kèm theo nhiều năm tù quản chế.*
Sáng sớm ngày 6 tháng Tư năm 2018, một bài báo của anh Nguyên Hoàng Bảo Việt, nhà thơ và nhà báo Việt Nam độc lập, đại diện Ủy Ban Nhà Văn bị Cầm Tù và Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đước đăng trên trang nhứt Ấn bản Thời Sự Quốc Tế của Tập san Văn Chương ACTUALITÉ (tòa soạn ở Paris), mang tựa đề“Parodie de justice au Vietnam pour six dissidents sacrifiés" (Buổi kịch tòa án dỏm của ngành Luật Việt Nam xử sáu nhà con chiên bất đồng chánh kiến)...tố cáo cùng công luận quốc tế những vi phạm nhơn quyền của Đảng Cộng Sản Hà nội đương quyền tại Việt Nam ngày nay nầy.
Bài báo cũng đã được nhiều người đọc và phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội toàn cầu.
Trung Tâm Văn Bút Pháp và nhiều văn hữu Văn Bút Quốc Tế cũng đã mau chóng chuyển tiếp.
Đây là vụ án đầu tiên năm 2018 và cũng là lần đầu tiên Nhà cầm quyền Hà nội-Việt Nam xử tội “Hội Anh Em Dân Chủ – Les frères et Soeurs de la Démocratie”! (chắc chắn rằng sẽ còn những vụ án khác nữa, dài dài, liên quan đến Hội Anh Em Dân Chủ nữa, chưa hết đâu!)
Đây, cũng là một hành động để giằn mặt công luận quốc tế và dư luận người Việt trong và ngoài nước và cũng để thanh minh với Giáo chủ chủ nghĩa và Chủ tịch của chế độ Đỏ toàn cầu là Tân Hoàng đế Xi Pinjing tại Beijing. Và cũng do đó, Đảng Cộng Sản Hà Nội đã tuyên phạt nặng nề 6 anh chị em Chiến sĩ Dân chủ, tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm tù quản chế!
Năm người trong số sáu người bị kết án đã từng là những tù nhân ngôn luận và lương tâm nổi tiếng. Nạn nhân thứ sáu là bà Lê Thu Hà, bị phạt tù giam lần đầu tiên.

Xin trích lời bài báo:
“Tất cả sáu thành viên Hội Anh Em Dân chủ đã bị trừng trị nặng nề bởi một tòa án thiếu công minh, đằng sau những cánh cửa đóng kín, không có bằng chứng thuyết phục, cũng không có các thẩm phán độc lập và vô tư. “Những Trọng Tội" đối với bạo quyền Cộng Sản là:
- cổ xúy cho dân chủ;
- tố cáo tham nhũng và bất công xã hội;
- chỉ trích lạm dụng quyền thế và bảo vệ những người bị tước đoạt tiếng nói và không được tự vệ. Họ đã bị kết án tù cực kỳ nặng nề chỉ vì "các hoạt động nhằm lật đổ chánh quyền nhơn dân", tuy với lời buộc tội ban đầu chỉ là "tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa" thôi!
Báo chí thế giới và các nhà ngoại giao quốc tế không được phép dự khán trực tiếp, cho dù là Đảng Cộng Sản Hà nội gọi là "phiên xử công khai". **
Cùng với tác giả, chúng tôi kêu gọi và mong dư luận người Việt trong và ngoài nước cùng công luận thế giới nhớ đến những người dũng cảm nầy:
1) Luật sư Nguyễn Văn Đài (49 tuổi), luật sư nhơn quyền, hội viên bị Hội Luật sư Hà Nội khai trừ (sau khi bị bắt lần đầu năm 2007), nhà phiên dịch, tác giả nhựt ký điện tử, đồng chủ nhiệm và chủ bút tập san Tự Do Ngôn Luận, đồng sáng lập Ủy ban Nhơn Quyền Việt Nam và Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 4 năm tù giam 2007-2011. Bị bắt lại từ ngày 16 tháng Mười Hai năm 2015 và bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018. Trong một bản Nhận Định được thông qua ngày 25 tháng Tư năm 2017, Nhóm Công tác Liên Hiệp Quốc về sự Giam cầm độc đoán kết luận rằng việc giam cầm ông Nguyễn Văn Đài là tùy tiện và thúc giục nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội trả tự do cho ông ngay lập tức và vô điều kiện.
2) Nhà báo Trương Minh Đức (58 tuổi), nhà báo độc lập, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhơn quyền, hoạt động chống tham nhũng, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 5 năm tù giam 2007-2012. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.
3) Mục sư Nguyễn Trung Tôn (47 tuổi), tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhơn quyền, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ. Từng trải qua 2 năm tù giam 2011-2013. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.
4) Nhà Luật học Nguyễn Bắc Truyển (50 tuổi), nhà luật học, tác giả nhựt ký điện tử, người bảo vệ nhơn quyền, đồng sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ, một thành viên hoạt động của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Từng trải qua 3 năm 6 tháng tù giam 2006-2010. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 11 năm tù giam và 3 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.
5) Nhà giáo Lê Thu Hà (35 tuổi), nhà giáo, nhà phiên dịch, hội viên và phụ tá điều hành Hội Anh Em Dân Chủ. Bị bắt từ ngày 16 tháng Mười Hai năm 2015 và bị kết án 9 năm tù giam và 2 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.
6) Nhà văn Phạm Văn Trội (46 tuổi), nhà văn bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhơn quyền, đồng sáng lập Ủy ban Nhân Quyền Việt Nam và Hội Anh Em Dân chủ. Từng trải qua 4 năm tù giam 2008-2012. Bị bắt lại ngày 30 tháng Bảy năm 2017 và bị kết án 7 năm tù giam và 1 năm tù quản chế ngày 5 tháng Tư năm 2018.

“Các nạn nhân bị cáo buộc và kết tội theo luật an ninh quốc gia mơ hồ được quy định trong
- bộ luật Hình sự, như điều 79 (các hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân),
- 87 (làm suy yếu chính sách đoàn kết dân tộc),
- 88 (tuyên truyền chống lại nhà nước), 245 (gây rối trật tự công cộng) và
- 258 (lợi dụng quyền tự do và dân chủ để làm suy yếu lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân). Họ cũng bị bắt giữ tùy tiện, giam nhốt quá lâu trước khi xét xử không chính đáng. Họ bị hạn chế tiếp xúc với luật sư trong các vụ án không công minh".

Cũng qua bản văn nói trên, thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt chẳng những đã cực lực tố cáo trước công luận thế giới sự kiện Công Lý tiếp tục bị Cộng sản Hà Nội biến thành trò hề để nhạo báng ở Việt Nam, mà còn tố cáo thêm tình trạng đối xử kém văn minh, vô nhơn đạo đối với các tù nhơn.
“Những án tù nặng nề và bất công đều đã được đảng Cộng sản phán quyết trước. Trong các trại lao động cưỡng bức, họ bị đối xử độc ác, vô nhân đạo hoặc sỉ nhục. Như bị nhốt trong các buồng quá đông tù nhân, vệ sinh tồi tệ, thiếu dinh dưỡng trầm trọng và còn bị biệt giam. Những tù nhân bị bệnh không có điều kiện để được chăm sóc y tế. Rất hiếm có chuyện tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm rời khỏi trại giam trước khi mãn hạn tù. Chưa hết, họ còn bị kềm kẹp trong thời gian quản chế rất lâu, kéo dài nhiều năm. Không quên những trường hợp tù nhân bị buộc phải lưu vong ở ngoại quốc hoặc đày ải xa, rất xa gia đình của họ (hàng ngàn cây số). Sau khi được phóng thích, họ luôn luôn bị sách nhiễu về thể chất lẫn tinh thần. Chẳng hạn như bị bắt giữ lại và thẩm vấn nhiều lần, cấm du hành ngoại quốc hoặc tịch thâu sổ thông hành và bị canh chừng nghiêm ngặt trong tình trạng quản thúc tại gia".
Bài báo được viết tại Genève ngày 6 tháng Tư năm 2018 nhơn danh Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ-Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse-Vietnamese League for Human Rights in Switzerland”

1. SỢ Dân?
Ông Đàn Anh, anh bạn già, nhà báo Vi Anh, ngụ xa thằng tui, tận bên Nam Cali xứ Mỹ, tuốt bên kia nửa vòng trái đất, hôm tuần qua, khởi bài viết tưởng niệm Tháng tư Đen thứ 43, tưởng niệm Quốc Hận thứ 43 của anh, bằng một đoạn văn mở đầu bài viết, quả thiệt là “xanh dờn”, nhưng cái câu đắc tâm của thằng tui, làm tui “đã nhứt, mết nhứt” là câu: “Quốc Hận là sự kiện lịch sử Ông Trời cũng không đổi được”. Xin được phép ông Đàn Anh trích cả đoạn văn khởi đầu bài:
“Đã bắt đầu vào tháng Tư, năm 2018. Thế là bắt đầu thêm một Quốc Hận, Quốc Hận thứ 43, kể từ 30 tháng 4 năm 1975. Quốc Hận là Quốc Hận, là sự kiện lịch sử Ông Trời cũng không đổi được. Lịch sử sẽ vô ích nếu Con Người không vận dụng, nếu Con Người không nhớ để rút kinh nghiệm, để ôn cố tri tân. Để chống lại kẻ gian ác, để kẻ gian ác không thể tái diễn tai họa cho quốc gia dân tộc nữa. Nhớ và tưởng niệm Quốc Hận vì thế là bổn phận của cá nhân và nghĩa vụ của xã hội trong dòng lịch sử, trên phương diện nhân sinh quan và vũ trụ quan”

Do đó, vì cái tháng Quốc Hận đã bắt đầu, tạo cái lo ngại của Nhà cầm quyền Cộng Sản, tuy coi dzậy – mà hổng phải dzậy, mới ngó qua thì ổn định đấy, “trị dân” ngon lành đấy, “độc tài” dữ dội hùng hổ đấy, công an, dùi cui, đàn áp xem dữ dằn, phùng mang trợn mắt đó… thế nhưng kẹt mánh đủ mọi phía. Cũng bởi cái tội “ham tiền”, nếu không nói là tham nhũng! Cũng bởi cái chế độ mà cái gì cũng có giá, cũng có ăn chịu, mua chuộc, từ một chức vụ, đến chổ đứng đường của anh cảnh sát để thu thuế người đi đường qua lại, một loại trạm thu thuế lưu thông, một BOT lưu động… Cho nên, nếu có luât có lệ, thì luật lệ sẽ hết linh, vi luật lệ bị mua bán, bị trả giá, … mà cũng chẳng có luật lệ cái khỉ khô gì nữa, vì tất cả đất nước Việt Nam ngày nay quản trị bởi tiền bạc, mua bán, tất cả đều có giá cả, từ cái văn bằng, qua đến các chức vụ, từ cái mua bán trao đổi dịch vụ thương mãi đã đành đến đấu thầu công tác công trường… tất cả đều quản trị bởi luật rừng, đều là luật tiền, luật mua bán… Cái chế độ mà người Việt tỵ nạn ở hải ngoại chống cộng bêu xấu chê bai gọi là chế độ “Xin Cho” thực sự mà nói, rằng là “không có Xin Cho” mà chỉ là “Chế độ Mua Bán”. Chế độ Việt Nam ngày nay là “chế độ Mua Bán luật lệ; là Mua quan Bán chức”.

Do đó, để thằng dân phải nể nang, phải biết ai là người làm chủ thực sự của đất nước! Nhà cầm quyền Cộng Sản Hà nội phải cần tung ra những cái “dấu hiệu rõ ràng”, chứng minh cho công luận quốc tế, và cho dư luận người Việt trong và ngoài nước thấy rõ “ai là nhà cầm quyền”…
Phải chứng minh là Đảng Cộng Sản Hà nội thực sựlàcó quyền, và LÀ cóquyền thực sự !
Cái hành động gratuit-không tốn xu nhỏ nào hết là phải wánh thẳng tay những thằng phản động nào dám chỉ trích đó thôi! Do đó mới có việc phiên Tòa xử nhanh, xử lẹ, thẳng tay wánh nặng 6 anh chị em Chiến sĩ Dân chủ vào thời điểm nầy!
Ai tưởng đấy là ngon lành chứ thực sự, chủ đích là vì SỢ Dân thôi!
Và cũng để “vá víu, đính chánh, lấy phong độ trở lại” cứu gỡ những hành động “bị chê” là “yếu thế, hết thời..."  như những vụ trục xuất vừa qua các cựu bất đồng chánh kiến, các chiến sĩ Dân chủ như Việt Khang chẳng hạn…

Hay SỢ Tàu?
Mà Sợ Tàu cũng phải! Vì chỉ từ đầu năm 2018 nầy thôi !
- Nào dám cho phép hàng Không Mẫu Hạm Vinson Mỹ vào cảng Đà Nẳng.
- Nào dám đi thăm Ấn Độ, kẻ thù truyền thống với Tàu, là kẻ kình địch, là đối thủ số một ở Đông Nam Á Châu.
- Nào dám, chẳng những, hết để Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc viếng thăm thế giới tư bản, vì là đứng đầu chánh phủ là chuyện ngoại giao bình thường!
- Lại dám đằng nầy, cho Nguyễn Phú Trọng, chỉ là một Tổng Thư Ký một Đảng phái, dù rằng một Đảng cầm quyền đi nữa, đi thăm các lãnh tụ các quốc gia tây phương tư bản thật quả là quá đà! Không tôn trọng truyền thống, hệ thống quân giai, một nước Cộng Sản chư hầu gì cả! Trước khi khai mạc một cuộc công du nào cũng phải khai mào bằng qua Beijing “khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca” (Kiều) xin cái chiếu khán-visa cho phép !
Đàng này không làm! Thật là láo, là hỗn !
Do đó, (phải) “wánh”, phạt tù 6 vị chiến sĩ Dân chủ nầy, cũng là, gratuitement - một cách rẻ tiền, chạy tội, chứng minh lòng thành với chủ nghĩa, với Bắc Triều! Lòng thành với Giáo chủ Tàu Tập Cận bình - Xi Jinping!
Thế thôi! That’s it!

Để kết luận
Như Tây thường nói: "On ne peut pas toujours et avoir du beurre, et l’argent du beurre, et en même temps la beurrière – Không thề đòi cùng một lúc có bơ để ăn, có cả tiền mua bơ và cả cô bán bơ nữa".
Vừa vừa thôi đi chứ! Đánh du mãi, Mỹ Mỹ, Tàu Tàu… ù ơ dzí dzầu… Coi chừng có ngày đứt giây!
Việt Cộng đi đêm mãi, cũng có ngày gặp ma!
Tháng Quốc hận, nói chuyện ma quỷ cũng đã 43 năm rồi. Chán quá!
Mong năm tới gặp nhau ở chợ Bến Thành Sài gòn, vắng bóng ma quỷ.

Hồi Nhơn Sơn, Tuần thứ hai, Tháng Tư Đen thứ 43
Phan Văn Song

Ghi chú:
Thành thật cám ơn anh Nguyên Hoàng Bảo Việt với bài báo tố cáo “Màn kịch toà án nhân dân dỏm xử 6 Chiến sĩ Dân chủ” đăng trên mạng toàn cầu.


2018-04-06: 43 tháng Tư Đen, từ uất hận đến nhục nhã:

Mất Nước, Mất Nhơn quyền, Mất Nhơn phẩm

Phan Văn Song

I. Nhơn Quyền, một quan niệm còn xa lạ ở Việt Nam?

I.1 - Nhơn Quyền, quyền tự nhiên, quyền cổ điển ở Phương Tây?
Quyền Tư Tưởng, Quyền Đi Lại, Quyền Thông Tin, Quyền Ngôn Luận… và nhiều nữa, tất cả những "quyền xưa" ấy, "quyền cổ điển" ấy, "quyền ai cũng biết rồi, khổ lắm nói mãi" ấy, ngày nay, do ở sống ở Âu Mỹ Úc... chúng ta, không nói đến, không nghĩ đến. Chúng ta sử dụng các "quyền" ấy một cách tự nhiên, chúng ta thản nhiên sống với những "quyền" ấy. Trong những sanh hoạt hằng ngày, trong cả những cử chỉ hằng ngày, chúng ta chỉ cảm nhận được, biết được, và chỉ phẫn nộ, hay đấu tranh đòi hỏi, khi một ai đó dám "xâm phạm".

Ngày nay quần chúng sống ở Pháp, ở Âu châu, ở Mỹ châu, ở Úc châu lại đấu tranh, tranh luận cho các quyền… của các thành phần "thiểu số" trong xã hội. Xã hội Âu Mỹ hay Úc nay, được phân thành nhiều thành phần đa dạng, với nhiều đòi hỏi đặc biệt, với các đặc quyền đặc lợi. Theo chẵng những hàng dọc, trên dưới, giai cấp, giàu nghèo, bằng cấp, "cổ trắng" hay "cổ xanh", nhưng còn theo hàng ngang, theo cộng đồng, tùy mầu da, tùy chủng tộc, tùy thời gian tỵ nạn, tùy hội nhập, cư ngụ, tùy vùng… và còn chia theo Tôn giáo, chia theo tập quán, tình dục (đồng tình luyến ái), chia theo cả mập ốm, béo gầy … Ngày nay, người Âu Mỹ rất sợ "kỳ thị", đủ mọi thứ… từ gốc gác, tên tuổi, già trẻ... đến, nhơn danh sức khỏe, cấm hút thuốc, cấm ăn mỡ, cấm uống rượu… Những quyền đặc biệt các thành phần "thiểu số" ấy phải được phát biểu,ít ra phải được đem ra tranh luận, biểu quyết, thậm chí biến thành là những đề tài đấu tranh, tranh luận để tranh cử, bầu cử…

Thử thí dụ về "quyền Đàn bà" (dưới cái đề tài chung chung "Đàn bà", nhiểu tiết mục khác nhau cho nhiều quyền khác nhau, và đấu tranh khác nhau). Khi thì "Nam nữ bình quyền" đơn thuần: Nam nữ bình quyền trong - nghể nghiệp - lương bổng - chức vụ… Nhưng có khi là những quyền lợi bảo vệ đặc biệt cho cái "đặc biệt" của người Đàn bà: sanh đẻ, nuôi con, quyền thụ thai như ý muốn - lúc nào, thời gian nào - cả quyền phá thai nữa – cả quyền thụ thai có con nhưng không có đàn ông (Thụ thai Nhơn tạo, từ ngữ dịch sai, thụ thai lúc nào cũng Nhơn Tạo, hổng có Nhơn làm sao có thai?). Và đặc biệt từ năm 2017, một ngọn bão "chống Ép tình" đang nổi lên khắp nơi. Thoạt đầu riêng các ngành điện ảnh, truyền hình do vì tuyển nữ nhơn viên bằng ngoại hình, sắc đẹp … Chiến dịch " Hãy tố cáo các con lợn các bạn biết – Dénonce ton porc" báo hại những tay Vua tuyển minh tinh, người đẹp, những tay Vua "tạo minh tinh màn ảnh, TV", chiến dịch tràn lan lây luôn qua cả các nhà chánh trị… đã một thời lợi dụng nghề nghiệp, thừa gió bẻ măng "non", "ép duyên" các nữ thí sanh… Báo hại các cha nội "làm lớn" có bàn tay méo mó nham nhở, ham rờ, ham mó, ôm, hun, hít bậy, cở Bác Hồ nhà ta, vốn "độc thân chánh trị – nục, chất dờn dồn não" khoái ôm hun ẩu, rờ bậy, các nữ thiếu nhi khăn đỏ… đều thân bại danh liệt… trừ Bác!

I.2 - Nhưng xa lạ với Phương Đông
Còn đối với các quốc gia chậm tiến, trong ấy có cả Việt Nam chúng ta, có những cuộc đấu tranh nhằm nào cho những "bảo vệ nhơn phẩm người phụ nữ" không? Nào chống lại những tập tục hủ lậu như: cưởng hôn, tảo hôn, ấu hôn? Hay mua trinh, giá trị của màn trinh, cắt đầu âm hộ, may âm hộ...? Hay mua bán phụ nữ…? Có cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ vai tròngười đàn bà trong gia đình không? Nào bịt mặt, bịt đầu, không được ra đường một mình (kiểu Hồi Giáo) hay "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" kiểu Khổng giáo hủ Nho…. Ngày nay, nếu Quyền "làm lễ hôn phối giữa người đồng tính" tạo xì căng đan cho mọi xã hội, thì Quyền phải "có nhà ở" cho mọi công dân, Quyền một người ngoại quốc "di trú» được bầu cử, Quyền được "lánh nạn"… là những quyền "đáng để chúng ta suy nghĩ"! Thế giới phương Tây ngày nay đưa nhiều ý kiến, nhiều quan điểm đấu tranh về Nhơn quyền.
Nhiều đến nỗi một anh bạn người Syrie, tỵ nạn chánh trị không hiểu được, anh than với tôi rằng: "làm sao dân Syrie chúng tôi, đang làm cách mạng Dân chủ, đòi hỏi tôn trọng Nhơn quyền được? Khi các anh, (nói chuyện với người viết) bảo trong Nhơn quyền có cả việc cho cô vợ cái quyền ngồi ngang với ông chồng, dám bàn cải với chồng, dám không nghe lời chồng? Và khi các anh cho phép các thằng "đồng tình luyến ái được quyền sống tự do? cái mà Chúa cấm (Chúa của Hồi giáo), nay lại đòi làm lễ hôn phối nữa!» Khi chúng tôi, người viết trả lời rằng, đàn bà là 50%, có khi 60% của nhơn loại, và những người đồng tình luyến ái cũng là con người, cũng là Con Chúa, cũng là anh em chúng ta, và nếu họ cần yêu người đồng tính, họ chỉ tìm hạnh phúc với người đồng giới tính, là biết đâu, đó là do ý Chúa. Nếu thật sự các anh là những người ngoan đạo, thi các anh phải thương yêu tất cả…như tình yêu Thiên Chúa thương yêu tất cả nhơn loại. Anh bạn người Syrie đến nay vẫn không hiểu chúng tôi nói gì!

Dân chủ việc đầu tiên là nghe ý kiến người khác, và nếu mình không đồng ý vẫn tôn trọng ý kiến người khác, Dân chủ là những dị biệt, những bất đồng sống cạnh nhau, không bắt buộc phải hòa hợp với nhau? trao đổi, thông cảm, tương kính, và phục vụ cho một cộng đồng chung, vì đó là trật tự xã hội.
Người viết xin kể với quý độc giả câu chuyện trên để chứng mình rằng quan niệm Dân chủ còn rất xa vời với nhiều dân tộc, nhiều văn hóa khác nhau. Người bạn Syrie của tôi là một anh chiến sĩ Dân chủ đáng khen, đáng nể phục, chống độc tài Bachar al-Assad, anh thường kể cho tôi biết những giấc mơ Dân chủ của anh, anh có những giấc mơ dân tộc Syrie được những Quyền con người, Quyền công dân,... Nhưng anh vẫn loay hoay, vẫn không hiểu tại sao Nhơn quyền lại đi chấp nhận quyền đàn bà, và quyền người đồng tình luyến ái! Và ngày nay, tỵ nạn ở Pháp, từ hơn cả năm nay, trong một gia đình người Pháp tiến bộ… anh vẫn tiếp tục trình bày say sưa những mâu thuẫn ấy, mặc dù anh có kiến thức đại học, mặc dù anh là một chiến sĩ Dân chủ, mặc dù ở Syrie, chống độc tài, vào sanh ra tử… và mất một chân. Tỵ nạn dưỡng thương ở một gia đình người Pháp ủng hộ phong trào kháng chiến Syrie quen với chúng tôi, nên thường đến thăm, vì cùng họ đạo, và do đó biết anh bạn người Syrie nầy.

Qua kiến thức anh người Syrie, tôi đo lường được các khoảng cách khổng lồ giữa ý thức chánh trị và quan niệm Dân chủ của thế giới thứ ba chậm tiến và các quốc gia tiên tiến Âu Mỹ. Chúng tôi tự hỏi: "những đấu tranh chống độc tài, những cách mạng màu các quốc gia cựu Sô Viết, những cách mạng hoa lài, những nổi dậy A rập, những mùa xuân A rập có phải thật sự là những đấu tranh đòi Dân chủ, đòi Nhơn quyền, đòi quyền Tự quyết cho người dân? Hay chỉ là những bạo động cướp chánh quyền của nhóm nầy chống nhóm nọ, của phe nầy chống phe kia, giành giựt quyền lợi. Dân chủ, Nhơn quyền chỉ là hảo danh, chỉ là hư danh? Tự do, Độc lập chỉ là những bánh vẽ, những chiêu bài rỗng tuếch bán cho người dân, những nạn nhơn muôn thuở của muôn cuộc Cách mạng, của muôn cuộc Chiến?". Hỏi để mong quý vị trả lời giùm.
Chúng tôi, người viết không dùng từ ngữ "tự do", đặt sau từ ngữ "quyền" vì đối với cái suy nghĩ của những công dân các quốc gia tiên tiến, dùng từ "tự do" với từ "quyền" biến thành điệp ngữ "pléonasme", đúng hơn là điệp ý "redondance"!
Đòi Quyền, là đủ rồi… Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhơn Quyền đã nói chữ quyền là đủ rồi. Quyền là cái điều tự nhiên của Con Người. Tại sao phải thêm chữ Tự do, chỉ vì anh cấm cái quyền tự nhiên của tôi. Quyền Ngôn Luận, Quyền Tư tưởng, Quyền Đi lại, Quyền Phản biện, Quyền Tranh cãi, và… Quyền Suy nghĩ!
Tóm lại Quyền một Con người, Quyền một Công dân của một Xã hội, của một Quốc gia!

II. Lịch sử Nhơn Quyền:

II.1 - Tôn Giáo:
Hôm nay, ta ôn cố để nói rằng những cái "quyền mà ta cho là xưa" là cổ điển ấy, cũng không tự nhiên mà có. Nó là cả một gia tài trong một gia phả đấu tranh, một lịch sử dài phát xuất từ gốc judéo-chrétien – do thái cơ đốc giáo, và đặc biệt do các cuộc đấu tranh của các phái Cơ đốc Tin lành.

Những người đầu tiên đòi nhơn quyền, đòi quyền tư tưởng cho những người ngoài Thiên Chúa giáo là những nhà truyền giáo người Tây Ba Nha Giòng Tên – Jésuites, Thiên Chúa giáo La mã, trong thời kỳ xâm chiếm các thuộc địa ở Nam Mỹ: Anton de Montesinos, Francisco de Vittoria và đặc biệt Bartolomé de Las Casas, ba vị ấy lập ra nhóm "Trường phái Salamanque". Chính ba nhà truyền giáo ấy đã đứng ra bảo vệ những thổ dân Nam Mỹ (Indios - Việt Ngữ dịch sai là Mọi Da đỏ) không để các nhóm di dân gốc Âu châu khai thác họ và biến họ thành những người nô lệ. Những Quyền mà F. de Vittoria bảo vệ và đòi hỏi cho thổ dân Nam Mỹ là Quyền được (tự do) đi lại, Quyền tư hữu, Quyền có thể tậu nhà, tậu gia sản, đất đai, Quyền bình đẳng như một công dân khác và Quyền không được một ai đuổi họ ra khỏi nơi họ cư ngụ, nhà vườn, tài sản (thử so sánh: việc Đoàn Văn Vươn hay việc các công dân khiếu kiến đất đai ở Việt Nam Công sản và ở Trung Hoa Cộng sản ngày nay).
Những tư tưởng của F. de Vittoria đã giúp linh mục Giòng Tên - Jésuite Francisco Suarez (1548-1617), một nhà hiền triết, một nhà thần học, một luật gia, được người đời thường so sánh với Saint Thomas d’Aquin (1225-1274). Francisco Suarez với Luận án Tractatus de Legisbus ac de Deo legislatore – Luân về Luật và Chúa, Người làm Luật, Ngài được xem là cha đẻ của Luật Quốc tế, Ngài cũng tuyên bố rằng các lãnh thổ của dân bản địa Indio từ nay là đất bất khả xâm phạm, không một vương quyền nào kể cả Vua Y Pha Nho, kể cả ông Giáo Hoàng, không một di dân gốc Âu châu nào có quyền xâm phạm, người bản địa Indio sanh đẻ trên đất nước mình có mọi Quyền như một di dân Âu châu Thiên Chúa giáo.

II.2 - Anh Quốc, Mỹ Quốc, Pháp Quốc:
John Locke (1632 -1704), một nhà triết học, hưởng tinh thần và giáo huấn của cha mẹ, một gia đình Tin lành ngoan đạo, ủng hộ phe ông hoàng Tin Lành Anh Giáo Guillaume d’Orange-Nassau (1650-1702) trong cuộc tranh chấp Ngai Vua Anh Quốc từ 1660 đến 1689. Khi lên được ngôi năm 1689 Ngài lấy tên là Vua Guillaume III. Trước đó Ngai Vua Anh quốc do Charles II (1660-1685) và Jacques II (1665-1688), gốc Thiên Chúa Giáo La mã.
John Locke phục vụ cho Vua mới, đặt những viên đá đầu tiên cho một "Nhà Nước Pháp Quyền»: "mỗi người đều được hưởng những quyền do xã hôi do Nhà Vua (Nhà Nước) tạo lập, tôn trọng và khởi xướng". Tư tưởng của John Locke đã giúp đở tạo thành Bản Tuyên Ngôn Nhơn Quyền đầu tiên của lịch sử nhơn loại, năm 1689: the Bill of Rights.

Bill of Rights nhìn nhận một số quyền cho người công dân và người thường trú trong một nền quân chủ lập hiến và quan trọng hơn cả, ngăn chận một phần các quyền hạn của Nhà Vua để trao trả cho người dân qua nhóm đại diện là Quốc hội.
Nếu chúng ta có dịp đọc kỹ bản văn Bill of Rights nầy, chúng ta sẽ thấy sự ảnh hưởng sâu xa của cuộc nội chiến Tôn giáo đã xâu xé lịch sử Anh Quốc suốt thế kỷ thứ 17. Thật vậy đây là một bản văn do phe thắng trận viết. Cũng vì phe thắng trận là phe Tin Lành, nên người Tin Lành nhấn mạnh rằng từ nay, sẽ không chấp nhận những đàn áp Tôn giáo do Triều đình (bất cứ Tiều đình nào, thuộc bất cứ Tôn giáo nào) đàn áp người Tin Lành hay người Thiên Chúa La mã (Tự do Tôn Giáo, Tự do Thờ phượng). John Locke rất chú ý, và nhấn mạnh nhiều lần những điểm nầy.
Bản văn Bill of Rights nầy làm nền tảng cho Tuyên Ngôn Virginia tháng 6 năm 1776, cho Tuyên Ngôn Độc Lập Huê kỳ ngày 4 tháng 7 năm 1776, do Thomas Jefferson thảo và Tuyên Ngôn Quyền Con người và Quyền Công dân Pháp tháng 8 năm 1789.

Những Tuyên Ngôn Huê kỳ đều do hậu duệ hay chính những thuyền nhơn của chiếc thuyền Mayflower cặp đất Mỹ Tự do, tỵ nạn năm 1620, gồm toàn là những Giáo dân Tin lành người Anh. Những dân tỵ nạn người Anh nầy đấu tranh để được độc lập đối với Mẫu quốc Anh. Họ đòi Vương triều Anh phải tôn trọng họ, trao cho họ Quyền Ngôn luận, Quyền Tôn giáo và Tâm linh. Bản kêu gọi lòng bao dung Tôn giáo và sự đãi ngộ ôn hòa đối Tôn giáo trong văn phong, trong lời lẽ của bản kêu gọi phản ảnh sự lo lắng của nhóm Tin lành đối với thái độ gây hấn và đàn áp người Tin Lành của Vương Triều Anh lúc xưa. Làm như Nhơn quyền và những Quyền Con người chỉ được nói đến trong một không khí đàn áp đầy sợ hãi!
Làm như chỉ phải nói đến, chỉ phải đấu tranh, phải bảo vệ Nhơn quyền, chỉ khi nào Nhơn quyền bị xâm phạm.
Ngày hôm nay, Nhơn quyền được nói đến nhiều. Nhiều Hiệp hôi quốc tế được ra đời để bảo vệ Nhơn quyền, để quan sát xem ở đâu Nhơn quyền bị xâm phạm. Và cũng như thành ngữ "Quét nhà ra rác". Càng quan sát, càng bảo vệ Nhơn Quyền, càng nhận thấy. Nhơn quyền bị đàn áp mỗi ngày một nhiều, và ở những nơi chúng ta không tưởng tượng được.

II.3 - Nhưng lại bị Giáo hôi Vatican chống:
Năm 1776, khi các Tuyên Ngôn Huê kỳ được công bố, Tòa Thánh Roma. Roma phản ứng chống ngay, cho đấy là Tà giáo. Roma cho đấy là kết quả của Tin Lành, chống lại Nhà Thờ La mã. Cũng vì lý do đó mà Tòa Thánh Roma kết án ngay bản Tuyên Ngôn Pháp ngày 12 tháng 7 năm 1790. Chính cái điều số 10 là cái điều nguy hiểm nhứt đối với Giáo hội La mã: Điều 10: Tuyên Ngôn Quyền Con Người và Công dân Pháp cho phép công dân Pháp có quyền Tôn giáo và Tín ngưởngkhông bị ràng buộc bởi Nhà Nước.
Giáo hôi Thiên Chúa Giáo La mã chỉ chấp nhận Quyền Tín ngưỡng nầy sau Công đồng Vatican II ngày 7 tháng 12 năm 1965.

III. Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa?
Là một nước Cộng sản chủ nghĩa và Xã hôi chủ nghĩa, Việt Nam không biết Nhơn quyền làgì cả!Cả người công dân Việt Nam cũng không biết "quyền công dân" của họ có những gì, gồm những gì?

Chế độ độc tài, đặt Đảng trên cả Luật lệ, Hiến Pháp, Quốc hội, Nhà Nước… thì là sao biết quyền công dân, quyền con người là gì.

Chế độ Xin/Cho. Mỗi mỗi chuyện, mỗi phải làm đơn Xin. Khi Xin thì được Phép, tức là Cho Phép. Nếu không Xin được thì Mua, mua bằng đút lót, mua bằng bao thư, mua bằng chạy chọt, mua bằng thương thuyết … tất cả đều có giá cả, nói tóm lại tham nhũng.

700 tờ báo, 700 cách để có thể phát biểu ý kiến, nhưng không một tờ báo tư nhơn nào, tất cả chỉ có MỘT ý kiến, MỘT quan điểm do Đảng chỉ đạo, vi tất cả do Đảng Cộng sản kiểm soát. Kiểm soát Ngôn luận, kiểm soát Thông tin chưa đủ, kiểm soát cả Tư tưởng. Thư riêng, blog là những phát biểu ý kiến riêng không có tầm vóc thông tin cũng bị kiểm duyệt, đi tù. Trung Cộng và Việt cộng là hai Nhà cầm quyền đàn áp các người sử dụng mạng thông tin tin học. Đàn áp quyền ngôn luận, đàn áp quyền tư tưởng, đàn áp cả quyền tín ngưởng. Những Nhà thờ Tin lành miền Thượng du Nam Việt, các Linh mục, các Mục sư, các tu sĩ Hòa Hảo, các tu sĩ Phật giáo đều bị kiểm soát, kiểm duyệt, sai trái có thể đi tù… Kiểm soát các Chùa, kiểm soát các Nhà Thờ, các Nhà Nguyện … buộc phải tu hành một kiểu, cúng kiến mộtkiểu… Thậm chí Trung Cộng đánh Ta, như thế, hạ nhục Nhà Nước Việt cộng như thế, mà người Việt Nam tử tế vẫn không có quyền bàn tán, có thái độ, tỏ thái độ, phát biểu thái độ, bất mãn. Biểu tình phản đối chống Tàu là bị "dùi cui", là đi tù, là lãnh án..

Nói tóm lại từ ngày 30 tháng tư 1975, dưới chế độ cầm quyền của Cộng sản, tất cả những quyền con người vắng bóng hoàn toàn trên dãi đất Việt Nam. Người dân chi có những bổn phận đối với Nhà nước Cộng sản, chỉ biết làm ăn, để sanh tồn, để sanh sống. Kiếm ăn, kiếm sống, sanh tồn qua bửa, qua ngày chả khác chi một loài thú vật. Công dân một đất nước không có quyền Trung thành với đất nước, với Tổ quốc, mà chỉ Trung thành với Đảng. Vậy thì quyền công dân ở đâu?

Tình hình kinh tế, vật giá đang leo thang, lạm phát phi mã, dân càng ngày càng nghèo, càng đói. Bất mãn, chống đối càng ngày càng nhiều, nhưng phong trào đấu tranh cho Nhơn quyền vẫn chưa rầm rộ, trái lại phong trào yêu nước càng ngày càng dâng cao, Trung Cộng càng làm nhục ta, lòng dân càng bất mãn. Bất mãn Tàu chưa đủ, phải bất mãn cả với Việt Cộng đã quá hèn kém, không bảo vệ được đất nước, không bảo vệ được dân, để dân ta bị nhục.

Và để thay lời kết:
Mong rằng nỗi nhục sẽ là ngọn lửa đấu tranh đòi Nhơn quyền, đòi Dân chủ đòi Tự do, đốt cháy và lật đổ Cộng quyền.

Hồi Nhơn Sơn, viết cho tháng tư đau nhục 2014 (lần thứ 39)
Hiệu đính tháng tư 2018 (lần thứ 43).
Phan Văn Song



Vì sao tôi bỏ Quân đoàn I ?

Tướng Ngô Quang Trưởng

Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp, tôi vào tới Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp Tổng thống và Thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra không có ai khác. Thường lệ khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị Tư lệnh Quân đoàn và Tư lệnh các quân binh chủng khác. Lần nầy thì chỉ có một mình tôi. Tôi thắc mắc lo lắng.
Nhưng khi Tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân đoàn I ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi. Thật ra, lúc đó tình hình tại Huế, Quảng Ngãi và Ðà Nẵng tuy có hơi nặng nề vì địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư đoàn Dù cùng với Thuỷ Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi trình bày cặn kẽ những ý kiến của tôi lên Tổng thống và Thủ tướng nhưng không được chấp thuận.

Lệnh bất dịch di là: Phải rút khỏi Quân đoàn I càng sớm càng hay. Trở ra Quân đoàn I, tôi cho triệu tập tất cả các Tư Lệnh Sư đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các Sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rốt cuộc tôi chỉ hỏi sơ qua tình hình và nói vu vơ quanh quẩn. Chứ làm sao tôi ra lịnh thẳng khi chỉ với một mình tôi là Tư lệnh Quân đoàn mà thôi. Vì vậy, cuộc họp hôm đó chẳng mang lại một kết quả nào mà tôi mong muốn. Lệnh của Tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân đoàn I vào ngày 13 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên. lấy Quốc lộ 22 làm ranh giới Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên.

Cái lẩm cẩm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình. Nghĩa là các Tư lệnh các quân binh chủng, Tổng Bộ trưởng, Tư lệnh Sư đoàn, v.v… đã không biết gì về lệnh rút quân của Quân đoàn I và II cả. Lệnh nầy chỉ có Tổng thống và Thủ tướng, Ðại tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư lệnh Quân đoàn I) và Tư lệnh Quân đoàn II (Tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối họp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có đủ thì giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đình họ cũng không được bảo vệ đúng mức thì làm sao tránh khỏi hoang mang? Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Ðà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Ðà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng.

Tôi ra lệnh cho Tướng Trần Văn Nhựt rút Sư đoàn 2 từ Chu Lai ra trấn tại Lý Sơn (Cù Lao Ré) để kiểm soát đường bể, sợ địch ra chiếm đóng đường biển thì sẽ khó khăn. Trong khi đó, cảnh hỗn loạn đã xảy ra phần lớn do dân chúng hốt hoảng từ chỗ nầy sang chỗ khác làm cho binh sĩ nao núng và chạy cùng theo thân nhân. Mở miệng ra lệnh cho họ rút quân, trong khi mới hôm qua với lòng sắt đá và giọng nói cứng rắn hằng ngày buộc anh em phải giữ không để mất một cục sỏi ở Vùng I. Sau đó tôi suy nghĩ kỹ hơn. Tôi quyết định gọi Ðai tướng Cao Văn Viên nhờ xin Tổng thống cho tôi được dùng mọi cách để giữ Huế và Vùng I. Làm sao tôi bỏ Huế và Vùng I được? Làm sao tôi bỏ được vùng đất sỏi đá nầy mà bao nhiêu chiến hữu của tôi đã đổ máu để gìn giữ? Nhất là trong vụ Mậu Thân.

Tổng thống Thiệu rung động, chấp thuận cho tôi giữ Huế. Sáng 18 tháng 3 năm 1975, tôi ra Huế gặp Tướng Lâm Quang Thi (Tư lệnh phó Quân đoàn) chỉ huy tại Huế. Tôi ra lệnh: Giữ Huế cho thật vững. Chiều hôm đó về đến Ðà Nẵng, tôi nhận được một lệnh do Ðại tướng Cao Văn Viên, thừa lệnh Tổng thống yêu cầu tôi “bỏ Huế”. Thật làm tôi chết lặng người. Vì mới buổi sáng nay ở Huế tôi ra lệnh cho Tướng Thi giữ Huế. Bây giờ đột nhiên được lệnh bỏ thì tôi biết nói làm sao với Tướng Thi và anh em binh sĩ.
Nhưng vẫn phải đành thi hành theo lệnh trên. Tôi gọi điện thoại thông báo lệnh bỏ Huế cho tướng Thi. Tướng Thi trả lời ngay: “Ở Huế bây giờ xã ấp phường khóm tốt quá, đâu đâu tình hình cũng tốt cả mà tại sao anh bảo tôi bỏ là bỏ làm sao? Tôi buồn bã trả lời: “Tôi biết rồi, nhưng xin anh bỏ Huế giùm tôi. Ðó là lệnh trên, không bỏ là không được”. Kết quả là Tướng Thi thi hành lệnh, bỏ Huế, và dồn quân đến cửa Thuận An để được tàu Hải quân rút về Ðà Nẵng.

Trong khoảng thời gian từ 13 đến 18 tháng 3, hàng đêm tôi gọi điện thoại cho Thủ tướng Khiêm và báo cáo mọi biến chuyển từ công việc hành chánh đến quân sự. Tình hình khó khăn, địch tấn công, mà lại thêm cái lệnh phải rút càng sớm càng tốt, lan truyền rỉ rả cho nên binh sĩ và công chức hết sức xôn xao. Tôi báo cáo mọi việc và xin Thủ tướng ra quan sát tình hình. Sáng 19 tháng 3, 1975, Thủ tướng Khiêm đến, tôi cho họp tất cả vị Tư lệnh Sư đoàn, Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Bộ tham mưu, và các Trưởng phòng sở của hành chánh để Thủ tướng nói chuyện.

Trước khi Thủ tướng đến, tôi đã nói chuyện với anh em có mặt tại hôm đó rằng tình hình khẩn trương, anh em phải nói lên sự thật đang xảy ra trong thực tế tại nơi nầy để Thủ tướng biết rõ tình hình và giải quyết cấp thời, chứ đừng có giữ thái độ “trình thưa dạ bẩm” trong lúc nầy nữa. Phải thẳng thắn mà nói lên sự thật. Nhưng sau khi Thủ tướng nói chuyện xong, đến phần thắc mắc thì cũng chẳng có ai nói gì cả. Tôi rất buồn vì anh em không chịu nghe lời tôi để nói cho Thủ tướng biết những sự thật về tình hình hiện nay. Duy chỉ có một mình Ðại tá Kỳ, tỉnh trưởng tỉnh Quảng Trị, có hỏi một câu: “Thưa Thủ tướng, trong mấy ngày vừa qua, có một số công chức đã tự ý rời bỏ nhiệm sở không đến làm việc, thưa Thủ tướng, phải dùng biện pháp gì để trừng phạt những người đó? Câu hỏi thật hay, nhưng Thủ tướng không trả lời và lảng sang chuyện khác. Vì Thủ tướng làm sao nói được khi lệnh trên đã muốn giải tán Quân đoàn I và Quân khu I càng sớm càng tốt.

Ðúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến về giữ Nha Trang. Ngày 29 tháng 3, cộng quân tràn vào Ðà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ. Tôi được chiến hạm HQ404 đưa về Sài Gòn. Trên tàu cũng có một Lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng thống Thiệu liên lạc yêu cầu tôi ra tái chiếm lại Ðà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Ðà Nẵng? Lính tráng đã phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ huy thì mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Ðà Nẵng) được? Sau đó tôi được lệnh cho Hạm trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thuỷ Quân Lục Chiến xuống, rồi chỉ chở một mình tôi về Sài Gòn. Tôi không chịu mặc dù lúc đó tàu đã cập bến Cam Ranh rồi.

Tôi nhờ Hạm trưởng gọi về Bộ Tổng tham mưu xin cho anh em Thuỷ Quân Lục Chiến được về Sài Gòn tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cùng tôi. Còn nếu không thì tôi sẽ ở lại Cam Ranh và đi theo anh em Thuỷ Quân Lục Chiến và cùng nhau chiến đấu. Sau đó, Sài Gòn bằng lòng cho tàu chở tất cả về Sài Gòn.

Về đến Sài Gòn tôi được bổ nhiệm vào Bộ Tư lệnh Hành quân lưu động ở Bộ Tổng tham mưu. Khi vào đây, tôi gặp Phó Ðề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải) và Chuẩn tướng Nguyễn Văn Khánh (Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân) đang ngồi viết bản tự khai, và Trung tướng Thi thì bị phạt quản thúc về tội bỏ Huế. Tôi không hiểu vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy. Họ đâu có tội gì. Họ chỉ thi hành theo đúng lệnh mà lại bị phạt thì quả thật bất công.

Tướng Thi thực sự là người chống lại việc bỏ Huế. Lúc trước, khi nghe tôi cho biết là Tổng thống đã ra lệnh bỏ Huế thì Tướng Thi đã trả lời thẳng với tôi rằng: “Xã ấp tốt quá mà bỏ làm sao?” Vậy mà bây giờ ông lại bị phạt giam quản thúc. Những vị tướng nầy bị phạt quá oan uổng vì họ xứng đáng gấp mấy trăm lần những ông Tướng phè phỡn tại Sài Gòn.

Hôm sau, trong buổi họp tại Bộ Tổng tham mưu, tôi có nói rằng: “Việc phạt Tướng Thi và hai Tướng Thoại và Khánh là không đúng. Họ chỉ là thuộc cấp của tôi. Họ chỉ làm theo chỉ thị của tôi mà thôi. Họ không có tội gì cả. Nếu có phạt thì xin hãy phạt tôi đây này". Phòng họp lặng ngắt. Ðại tướng Viên nhìn qua Trung tướng Trần Văn Ðôn. Tướng Ðôn mới đi Pháp về, mới đảm nhận chức Tổng trưởng Quốc phòng. Có thể vì vậy mà Tướng Ðôn mới không biết là Tổng thống Thiệu đã trực tiếp ra lệnh cho tôi bỏ Huế, nên Tướng Ðôn làm đề nghị phạt Tướng Thi vì đã bỏ Huế mà rút lui. Mà Tổng thống Thiệu lại không dám nói sự thật với Tướng Ðôn, và chỉ ký lệnh phạt. Sau đó, Tướng Lê Nguyên Khang, với giọng giận giữ đã buột miệng nói: “Anh em chúng tôi không có tội tình mẹ gì cả!”.

Tiện đây, tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại và Tướng Khánh. Là vị Tư lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính, hàng trăm chiến hạm lớn nhỏ, nhưng tội nghiệp thay, sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai chở đi khỏi Bộ Tư lệnh ở Tiên Sa, và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển. May nhờ có một chiếc tàu nhỏ của hải quân mà anh em trên tàu lúc đó cũng còn giữ kỹ luật, thấy Ðề đốc Thoại ở đó, họ ghé vào chở Tướng Thoại đi chứ nếu không lại cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao. Còn Tướng Khánh, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân đã không đủ nhiên liệu để bay xa mà phải đáp trực thăng tại một bãi cát ở Sơn Trà rồi lội ra tàu. Cũng may lúc đó gặp tàu HQ404 và đã cùng tôi về Sài Gòn.

NGÔ QUANG TRƯỞNG


Cướp Của

Người cần xem chuyện này là ông cựu Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn, người đã từng sang Hoa Kỳ, thi hành Nghị quyết 36 của Đảng, hô hào Hòa hợp và Hòa giải.
Nửa thế kỷ đã qua, Cuội vẫn hoàn Cuội.

CSVN đánh chìm tàu "Chi Mai" để cướp của

Thuyền trưởng tàu CSG92

May mắn cho tôi là khi vượt biên vô cùng thuận buồm xuôi gió, nhưng ngược lại, tôi là chứng nhân của một vụ cướp của giết người thật là rùng rợn do bọn cộng sản Việt Nam thực hiện vào năm 1977 tại căn cứ Hải Quân Cát Lái cũ của QLVNCH.
Lúc bấy giờ tôi làm công nhân cho thuỷ đội Cảng, trên chiếc tàu kéo CSG 92 (Soài Rạp). Vào khoảng tháng 01/1977 tàu chúng tôi chạy lên con sông Sài Gòn tới phía sau nhà máy nhiệt điện Thủ Đức và kéo chiếc tàu tên là Chi Mai về Kinh Tân Thuận (kinh đôi) để cơ xưởng cảng Sài Gòn gắn thêm một số máy phụ như máy charge gió (air compressor), máy bơm nước lườn, cũng như gắn thêm một số ống gió thông hơi từ boong tàu xuống tận 3 tầng dưới hầm máy. Tôi thấy cách thiết kế vô cùng lạ mắt và không có một chút gì là an toàn cho việc vận hành, cũng như an toàn thoát hiểm tối thiểu cho một con tàu di chuyển trên sông nước. Tôi có hỏi chú Sáu Bền người công nhân đầu não của xưởng nầy về việc lạ lùng này thì chú trả lời rằng: "Chú đâu biết gì đâu. Nghe nói rằng thành uỷ thuê xưởng sửa chữa làm một số việc và nhà nước đôi bên thanh toán cho nhau. Chú chỉ là lính lác nên đâu biết gì việc của họ".

Con tàu nầy có máy chính hiệu của Đức chế tạo, công suất 900 horse power. Con tàu nầy dài khoảng chừng 22 m rộng 5,5 mét, chiều sâu tính từ mớm nước khoảng 3,3 mét, nhưng nếu tính từ trên mặt boong (deck) khoảng 5 mét là cùng. Khi tàu nầy gần ra khỏi ụ sửa chữa nó được hàn thêm một số miếng sắt chữ V loại 6mm làm một boong giả thêm nữa, cao hơn mặt boong khoảng 1,70 mét.
Bấy giờ những người Hoa Kiều trong Chợ Lớn thường tấp nập vào tầu nầy xem xét cúng bái và họ thường mang trái cây hoặc thịt thà qua biếu cho chúng tôi ăn. Sau vài lần họ muốn thuê chú Hai Lâm Văn Tới làm Cơ Khí Trưởng cho tàu nầy. Họ nói dối rằng đấy là tàu khách chạy từ sài Gòn đi Cần Thơ. Nhưng chú khước từ, vì tàu CSG 62 của chú cũng sửa chữa sắp xong để hoạt động kéo xà lan nước đi Vũng Tàu cung cấp cho các tàu chiến cũng như đánh cá đang neo tại vùng cảng ấy. Sau họ bảo thật là đi vượt biên chính thức và sẵn lòng chi 15 lượng vàng và cho hết 6 người trong gia đình chú đi luôn không phải trả một xu nào cả, nhưng chú vẫn khước từ.
Sau đó tôi thấy tên Út Lương tên thật là Lương Văn Út Thuyền Trưởng tàu khách An Giang chạy từ Tân Châu - Long Xuyên - Sài Gòn và ngược lại, nhận lời. Tên Úc nầy là Việt Kiều Kampuchia hồi hương về VN năm 69 hay 70 gì đó. Năm đó là năm Quân Lực VNCH hành quân vô Kampuchia tấn công và san bằng cục R của VC và cứu vớt Việt Kiều khỏi bị bọn Lon Nol và Khmer Đỏ cáp duồn thả trôi sông Cửu Long về Việt Nam.
Út Lương có nước da sậm nâu, gần giống như Miên. Không hiểu hắn xoay ở đâu ra bằng Tài Công hạng nhất của Bộ giao thông và Bưu điện cấp cho hắn. Bằng màu đỏ hẳn hòi, còn mới cứng, chứ thằng nầy nó dốt như Hồ Chí Minh, tiếng Tây thì quẹt quẹt, tiếng Miên thì good, tiếng Việt và tiếng Tàu thì cũng khá khá, nhưng về hải nghiệp nó là con zéro to tướng. Nội việc khử từ trường cho hải bàn khi tàu sửa chữa, hay trang bị thêm chi tiết nó cũng không biết, làm floating radar, hoặc tâm phương qua tín hiệu kiểm báo nó cũng mù tịt, thì nói chi đến tính toán sai biệt trục địa cầu hàng năm để cộng thêm vào hướng đi, hoặc trừ bớt cho đúng với hướng thật sự muốn đi. Nhưng hắn vẫn nhận trách nhiệm đưa tàu đến Cát Lái.

Giờ đây tôi không chắc nhớ rõ ngày tháng sự vụ xảy ra, tôi chỉ nhớ lúc ấy trời nắng gắt lắm khoảng tháng 04 hay 05 gì đấy, bấy giờ tôi kéo xà lan chở nước xuống kho dầu Shell ở Nhà Bè bơm cho tàu dầu Hasukha của Liên Xô, và sau đó kéo ủi yểm trở cho hoa tiêu đưa tàu vào cặp cảng kho Esso Nhà Bè. Việc xong xuôi, tôi cặp xà lan nước đã giao hàng xong, kéo về lại cảng Sài Gòn. Nhưng khi tàu sắp quanh vào khúc đèn xanh đỏ của sông Sài Gòn, thì tôi thấy người trôi nổi lặn hụp bơi ngửa, bơ xấp đủ kiểu hết. Họ có áo phao bằng styro foam hoặc bằng túi hơi như loại hàng không phát cho hành khách. Cũng có người ôm bẹ dừa nước thả ngửa trên sông.
Tôi co giảm vận tốc tàu lại và yêu cầu anh em thuỷ thủ ở tàu kéo cũng như xà lan thả các thang dây trên tàu và xà lan xuống tận mé nước đồng thời lấy các phao tròn cột dây vào quăng ra cho họ bám vào để kéo họ lên các thang dây của tàu và xà lan.

Lúc bấy giờ là nước ròng chảy ra biển, và ngay chỗ nầy là mối tiếp giáp giữa 3 con sông Nhà Bè, Sài Gòn và Đồng Nai nên mực nước luôn chảy nghịch lẫn nhau tạo thành dòng nước xoáy. Tôi sợ nạn nhân có thể bị lót lườn tàu và xà lan, vướng vào chân vịt, nếu họ luýnh quýnh và không hiểu biết. Vì vậy tôi chỉ để số vòng quay của chân vịt đủ mức cho tàu đứng yên một chỗ để đón cứu họ.
Lúc bấy giờ các ghe đóng đáy giàn xây (dòng xoay) tại ngã ba của 3 con sông cũng túa ra cứu giúp họ. Khi đó, trên tàu và xà lan của chúng tôi đã cứu được 18 người. Bỗng phía bên sông Nhà Bè (Rạch Bảy) có nhiều tiếng súng nổ chát chúa và ca nô công an VC tuần tra trên sông từ hướng nhà máy dầu Navioil cũng như trên Cát Lái chạy đổ xuống, xuôi theo dòng chảy, chúng bắn vào nạn nhân bơi trên sông không một chút thương tiếc, và đuổi theo bắn tận nhà máy Silico gần đến vàm sông Phú Xuân, nơi có căn cứ của bộ đội biên phòng đóng giữ.

Riêng tàu của chúng tôi bị một tầu tuần tiễu có khoảng 6 công an nhảy lên bắt những nạn nhân này trói lại bằng dây ở những chiếc phao họ mang trên người, rồi đẩy họ té xuống tàu tuần cảnh, thấp hơn mặt boong xà lan ít nhất 2 mét. Khi không còn chỗ chứa các nạn nhân, chúng xô họ trở lại dòng sông lúc đó đang chảy xiết. Tôi la lên cản ngăn chúng, nhưng chúng bắt tôi vào trong phòng lái tàu và yêu cầu tôi chạy về cầu bến phá Cát Lái. Trên đoạn đường không đầy 2 cây số này tôi thấy vô số các túi sách may bằng nhựa simili và giỏ đệm trôi bồng bềnh trên mặt nước. Chúng ra lệnh cho tàu chạy chậm lại và dùng vợt chúng tôi thường dùng để vớt lon nhôm thực phẩm hoặc thức uống của tàu ngoại quốc thường vứt bỏ trôi nổi trên sông Sài Gòn, để vớt những chiếc giỏ căng phồng này. Chúng tranh nhau mở ra lục lọi lấy vàng, đô la, đồng hồ... rồi chia chác nhau ngay tại chỗ.
Vì phải chạy chậm để tụi công an vớt những chiếc giỏ trên mặt sông nên 2 giờ sau, tàu chúng tôi mới cặp được bến phà Cát Lái trong khi đoạn đường không đến 2 cây số mà vận tốc bình thường của tầu tôi là 16 hải lý giờ (khoảng 25 cây số giờ).

Khi tàu vừa cập bến, tụi công an bắt chúng tôi lên bờ, lục soát trên tàu, xà lan và khám xét thân thể của chúng tôi. Đến khoảng 10 giờ tối thì tên đại tá công an trưởng phòng cứu hoả đến hỏi chúng tôi có thấy điều gì hay không, có muốn khiếu nại gì không? Chúng tôi dư hiểu chúng muốn gì, nên ai cũng phải lắc đầu, "thưa không nghe, không thấy, không biết cũng như không khiếu nại điều gì". Chúng tôi chỉ xin chúng báo cáo về đội an ninh bảo vệ của bến cảng Sài Gòn là tàu chúng tôi bị vướng lưới nên phải lặn gỡ, vì vậy về trễ. Chúng bằng lòng gọi phôn giúp cho việc ấy.

Khi chúng tôi được thả trở lại tàu, trên bến phá, tụi công an đã cho lập vòng rào an ninh cấm tất cả nhân dân cùng những người không có trách nhiệm lui tới khu vực ấy. Vòng đai này được kéo bằng kẽm concertina, phía trong ở giữa bến phá chúng dùng nhưng manh cót quây tròn lại, che kín những xác người nằm ngổn ngang ít nhất là 150 người. Những xác người được xếp dài khaỏng 30 mét nằm kế bên nhau như cá trong hộp thành 3 hàng. Còn các túi hành lý được chất ngay lên xe truck của công an mà loại này trước năm 1975 dùng để tịch thu báo chí khi báo chí có nội dung xuyên tạc vu khống chính phủ VNCH, để làm lợi cho cộng sản.

Sau đó 2 ngày, đội thuỷ của Cảng Sài Gòn được lệnh điều động tàu của chúng tôi kéo cần cẩu 100 tấn (có sức mạnh kéo nổi 100 tấn). Cần cẩu nầy nguyên là của quân vận Mỹ bàn giao lại cho chính phủ VNCH, và sau chuyển lại cho cảng Sài Gòn xử dụng. Chúng tôi kéo cần cẩu nổi này ra đến Cát Lái khoảng 10 giờ sáng và người nhái công an (Bắc Kỳ) lặn xuống choàng dây cáp 16 mm qua tàu Chi Mai để cho cần cẩu trục lên. Nhưng không biết loay hoay như thế nào đó họ làm mãi không xong, và phải xin toán người nhái của cảng Sài Gòn đến giúp đỡ. Toán người nhái ốm đói nầy vốn là những công nhân trên 45 tuổi trước 1975 thuộc Ty Cảng Vụ cảng Sài Gòn, có nhiệm vụ lặn kiểm tra các đế phao neo (con rùa) trên sông Sài Gòn, cùng như kiểm tra chân đế cầu tàu trong cảng Sài Gòn. Nhờ toán người nhái của Sài Gòn trước 1975, công việc trôi chảy, tôi nổ máy đẩy cần cẩu nổi ra xa, để neo căng cả 4 phía và kéo tàu Chi Mai lên...

Khi dây cáp được kéo lên chưa được 3 mét, từ dưới mặt nước nổi vọt lên những xác người như nhưng trái ngư lôi vừa thoát khỏi bệ phóng. Máu từ mũi tai của họ trào ra trông thật thảm khốc. Chú Hai Giỏi, cần cẩu trưởng, người to như cảnh sát motor cycle của Mỹ, cũng phải rụng rời tay chân không thể tiếp tục giữ cần LIFT và dừng tay lại ngay vị trí nầy. Bọn công an trên cầu phà bụm tay lại làm loa ra lệnh kéo tiếp nên anh Sanh phải nhảy lên phòng điều khiển thay thế chú Hai Giỏi...
Dây được kéo lên từ từ thật chậm từng tấc cáp mỗi lần chuyển dịch, xác người tiếp tục vọt nổi lên, Tôi không nhớ rõ lắm vì cảm giác đã chết cứng tê dại, mắt mở nhưng hình như không còn biết gì cả. Vì đấy là xác người vô tội bị VC xua đuổi, hoặc lừa đảo, nên họ phải trốn ra nước ngoài. Họ là những người giàu có, có nhà cửa khang trang, cơ sở máy móc sản xuất, mà bọn công sản Bắc Kỳ xâm lược đang thèm thuồng muốn chiếm lấy làm của riêng, nên đã lừa họ mang của cải xuống tàu rồi tìm cách giết họ để chiếm đoạt của cải.

Khi tàu nhô cột cờ lên khỏi mặt nước, một thảm cảnh mà suốt 16 năm sống xuôi ngược trên các dòng sông của VN, bờ duyên hải VN và Philippines tôi chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng như thế. Quý vị à! Một phụ nữ tay ôm chặt đứa bé gái khoảng 1 tuổi đã sình chương cuộn tròn như một quày dừa non. Chiếc áo choàng (pardessus) bằng thứ vải nylon dầy chắc vướng vào các móc dùng để móc cờ hiệu của tàu hoặc tín hiệu. Trên mặt của nạn nhân bị tôm cá rỉa mất gần hết một bên mặt...
Tàu Chi Mai tiếp tục được kéo lên, trên mặt boong không còn gì tồn đọng. Trong cabin lái, xác 2 cô gái trẻ ôm nhau chết cứng. Tàu Chi Mai tiếp tục được đưa lên cao, nước tràn ra từ các lỗ Abblouse (lỗ có kính tròn để cho thuỷ thủ có thể quan sát bên ngoài hay mở ra để nhận lấy gió khi những ngày biển êm gió lặng). Nước chảy tràn ra cho thấy bên trong, xác người dằn xẹp xuống như cá được đóng vào hộp vậy...

Cuối cùng tàu Chi Mai được đặt trên boong cần cẩu 100 tấn, sau khi các kè được chêm chặt 2 bên hông tàu Chi Mai. Chúng tôi thấy bên hông phía tay phải của tàu Chi Mai có một lỗ thủng to hình dạng tròn méo mó phần phía trước của lổ thủng bị tét ép vào phía trong thân tàu chứng tỏ khối thuốc nổ được đặt từ bên ngoài. Xác người bên trong chắc phải còn đủ cả vì lỗ thủng nầy, xác người không thể trôi ra được, vì tàu bị chìm nghiêng về phía nầy, bùn non và đất sét còn bám chặt cả một bên thân tàu.

Xác nguời được đưa ra khỏi tàu Chi Mai đưa lên bến phà Cát Lái lập tức các túi hành lý bị tụi công an VC tịch thu đem lên xe cây ngay lập tức, không có thân nhân hay bất cứ ai léo hánh ở khu vực nầy. Chỉ huy bốc dỡ các tử thi nầy là Đại tá VC Đinh Mười, truởng phòng cảnh sát phòng cháy chửa cháy thành phố Sài Gòn ; và một tên đại tá khác của phòng cảnh sát trên sông. Lúc bấy giờ bí thư thành uỷ là Võ Văn Kiệt.
Tổng cộng xác chết được đem ra là 426 xác cả nam lẫn nữ. Tôi đã không dám ăn thịt cá tôm cua hơn nửa năm trời mặc dù lúc bấy giờ công nhân kỹ thuật thuộc tổng cục đường biển như tôi mỗi tháng chỉ mua được 2 kí thịt heo cho nhu yếu phẩm mà thôi.

Thằng Lương Văn Út tài công chiếc tàu Chi Mai còn sống nhăn răng tại Sài Gòn. Sau vụ nổ tàu Chi Mai, Cộng Sản không có cách gì che giấu được, vì hơn 170 hành khách nhà nghèo loại đóng 5 cây vàng cho một đầu người, phải chịu cảnh đứng ngồi như cá hộp. Họ hiểu đi tàu trong hoàn cảnh đó sẽ bị ướt lạnh khi trời mưa giông, vì cả 2 thứ nước mưa và nước sóng biển. Họ chắc chắn hiểu được thân phận, và những rủi ro có thể mang đến cho họ khi bị say sóng, hoặc sóng to chụp phủ lên tàu có thể cuốn họ xuống biển, nên họ chịu rất nhiều tổn phí để kiếm mua phao vì thời ấy của đó là hàng quốc cấm, không có chợ nào được bày bán cả. Ngay cả như tôi, Thuyền Trưởng tàu kéo cấp Ba (có công suất trên 1200 mã lực) là loại chỉ đếm trên đầu ngón tay vào năm 1989, vẫn không có áo phao cho cá nhân của mình nửa đó. Chỉ cấp loại xốp bình cà rem (Styro foam) nhét vào áo khỉ (monkey vest) như áo bộ đội mang băng đạn AK vậy, nhưng vẫn phải ghi tên và chức vụ bằng nước sơn đỏ, và điều nầy phòng vật tư của Công Ty làm sẵn phát cho tàu, nếu bị mất phải làm báo cáo và kiểm điểm như mất súng vậy.
Chính các phao nầy đã giúp cho hầu hết những nguời trên boong nầy thoát ra khỏi tàu Chi Mai ngay lúc nó nghiêng chìm. Chỉ có những người thông thuộc với sông nước nên ỷ lại không mặc vào, có thể bị chết, hoặc thoát, hay tù sau vụ chìm nầy. Điều tôi nói đây có kiểm chứng, vì 4 ngày sau đó, những xác chết trôi nổi trên sông Nhà Bè, Phú Xuân, Soài Rạp, Lòng Tàu, cũng như trôi dạt vào những miệng đáy đóng trên sông để bắt tôm cá. Người dân đã báo cho nhà cầm quyền đem đi mai táng hoặc trả xác lại cho thân nhân.

Còn cảnh công an VC bắn vào người vượt biên hôm đó, chính mắt những người đóng đáy thấy, thuỷ thủ tàu CSG92 và xà lan 64 thấy, công nhân nhà máy Vavioil và những cư dân trên bờ sông nhà bè phía đèn xanh đều thấy hết. Chưa hết đâu! Những người đi "đăng ký", tập trung tại bến xe Văn Thánh ngoài ngã Ba Hàng Xanh để cho xe bus đưa vào bên phà Cát Lái, nhưng còn 2 xe bus chót chưa vào tơi bến phà Cát Lái thì mìn đã nổ. Không biết rằng vì xe bus đến chậm hay thằng công an tay nghề quá zỏm, gài kim định giờ không chính xác?! Điều nầy từng xảy ra trong thời chiến qua các vụ đặc công VC đánh các cầu Bình Triệu, Bình Lợi, Tân Cảng... Đặc công VC ôm mìn lội ven sông để gài giật xập cầu, nhưng lội chưa tới nơi thì mìn phát nổ. Báo chí phổ biến tin tức, lính địa phương quân giữ cầu đều biết chuyện nầy!

Việc Cộng sản bắn chết người thường dân vô tội đâu có phải là điều hiếm hoi ở trong thời chiến cũng như thời bình.. Hơn nữa VC đã dán bản cáo trạng khắp hai miền đất nước rằng "Vượt Biên Là Phản Quốc". Vì vậy chúng sợ ai không dám bắn?! Hơn nữa VC bắn để cướp của, vì người bị chúng bắn là thành phần tư bản, bị VC ghép vào tội phản quốc bóc lột.
Còn 2 chiếc xe bus chở người vượt biên đến sau, khi thấy tàu Chi Mai bị phát nổ, bọn công an liền ra lệnh cho quay đầu lên hướng nhà tù Thủ Đức tạm trú qua đêm và sáng hôm sau chở thẳng lên Bù Đóp nhốt cho đến gần 4 tháng. Sau đó, chúng đưa xuống cù lao Rồng ở Mỹ Tho cho đi bán chính thức, với điều kiện thêm 3 cây một đầu người.

Ngoài ra, còn vụ cho chìm tàu khách Vũng Tàu tại Ngã Ba Thiềng Liềng năm 1979 để cướp tiền cướp của nữa. Vụ này VC bán bãi xong, trở giọng lật lọng bắt khách ra đi đa số là Bắc di cư năm 1954 và giáo dân ở giáo xứ Tân Định, Bà Chiểu, trong đó có con của nhạc sĩ Lê Văn Thiện, hoà âm cho ban nhạc Shootgun của ca sĩ Thanh Thuý.

Thuyền Trưởng Tàu CSG92

 https://hoiquanphidung.com


Video "Sài gòn thất thủ" - Hà Mai Nguyên thực hiện

 

Đăng ngày 30 tháng 04.2018