Vui tết ta kể chuyện người

Cuộc tình không giống ai

Viện bảo tàng Louvres Abu Dhabi

Phan Văn Song

Một cuộc công trình đầy tranh cải, với nhiều bất bình, phản đối của dân Paris, hao tiền tốn của - cả 600 Tỷ euros - chỉ để mới hoàn tất việc xây dựng, Viện bảo tàng Louvres, ở thủ đô Abu Dhabi, của Liên bang các Émirats, nhà bảo tàng bị thiên hạ biểu môi gọi là « Viện Bảo tàng trên cát » nầy đã rầm rộ mở cửa đón khách ngày 11 tháng 11 năm 2017. Đây là câu chuyện một « cuộc tình không giống ai » giữa Paris và Vịnh Ba Tư.
Từ sáng sớm đã nghe tiếng rầm rì của cái máy thổi để cố xóa sạch những hạt cát cuối cùng đang bám cái vòm lưới sắt tạo ngoại hình của cái vòm mái nhà của Viện Bảo tàng tương lai, đang được dựng trên một cồn cát bơ vơ giữa lòng biển bao la. Đằng sau cái dinh cơ ấy, tới lui tấp nập, nhưng thứ tự, là những đoàn xe ủi đất, đang san bằng, để tạo cái bãi đậu xe tương lai. Xa xa tý nữa, những đoàn xe khác, trái lại, đang sắp hàng, đục, xoi những cái lỗ lớn, sửa soạn đón nhận những cây dương liễu cao lớn, sẽ bọc quanh những sân, những bãi cỏ tương lai để tạo bóng mát. Đây, tuy là một ngày đầu thu ở Abu Dhabi, nhưng không một lá vàng rơi, mà chẳng một cơn gió mát, mặc dù, biển cả bao la bao bọc cái cồn cát ấy, như một ốc đảo. Đã xế chiều rồi, mà trời vẫn nóng gắt, 36 ° C. Tý nữa, sức nóng sẽ hạ xuống, khi đêm về: 30°C.
Jean-Pierre, anh kỹ sư trách nhiệm xây cất, cũng vừa rời công trường để tiếp chúng tôi trong cái barrack-văn phòng, đầy đủ tiện nghi, và mát mẻ (do máy điều hòa không khí). Đối với anh: "Tout est OK- everything’s OK - mọi chuyện đều trôi chảy, tốt đẹp". Công trường nhộn nhịp, "Công trường là một quả địa cầu thu nhỏ, tôi nghe hầu như tất cả những ngôn ngữ của cả thế giới" anh cường điệu, phát biểu. Thật vậy, chổ nầy nghe tiếng của các công nhơn người Bangladesh, chổ nọ người Ấn độ, hoặc chổ kia người Pakistan, hoặc vào phòng ăn gặp người hầu bàn Mã lai Á, vào văn phòng, anh thư ký người Phi luật Tân, hay ngay tại bến đổ hàng, của các anh phu khuân vác người Việt Nam hay Tàu, hoặc ở các xưởng, hay văn phòng, thì lại gặp các thợ nhà nghề và chuyên viên như Pháp, Đức, Anh, và dĩ nhiên ngôn ngữ chung để làm việc là tiếng Anh (tự do – free English, nghĩa là không cần đúng văn phạm và ngữ pháp, miễn sao hiểu và hành việc đúng là được!).
Với Jean-Pierre, đây là lần đầu tiên, anh tiếp xúc với không khí làm việc của một Viện Bảo tàng, anh rất ngạc nhiên với cái vũ điệu cẩn thận, chậm chạp của các thùng gỗ khổng lồ, được các chuyên viên với những chiếc áo choàng trắng, với những găng tay trắng nâng niêu, cẩn thận từng cử chỉ nhỏ, rõ ràng... Nào tranh, lớn có, nhỏ có, có cả những bức khổng lồ kích thước là cả một bức tường. Nào những tượng đá, tượng nặn, tượng tạc, được đặt trên những bệ đá nặng nề… Tất cả là hàng cổ, hàng xưa, hàng quý giá… Tuổi tác trăm năm, ngàn năm ? Những kho tàng ấy, những quốc báu ấy, đang được trân trọng, sắp, đặt ngăn nắp, thứ tự, ghi tên, ghi tuổi, lý lịch, tiểu sử… đặt hoặc trong những tủ đứng, tủ nằm lộng kiếng, hoặc trên giá, trên bệ, hoặc treo trên tường.
Làm việc với công trường nầy, anh kỹ sư xây cất Jean-Pierre đã tiếp xúc và học được, được nghe rõ, nhìn rõ, được biết rõ, hiểu rõ, những tranh những tượng, những của cải bảo vật cổ xưa đầy lịch sử quý giá nấy, những vết tích lịch sử, đại diện, các nguồn văn hóa, văn minh của hầu như tất cả thế giới, với những thời đại xưa nay khác nhau, từ các nền văn minh xa xưa, như văn minh vùng Lưởng Hà – La Mésopotamie – cho đến nền nghệ thuật thời thượng, hiện đại, với những bức tranh trừu tượng của họa sĩ người Mỹ Cy Twombly !
Tan sở lúc trời đã tối mịt, vì cũng như tất cả tập tục lao động ở các xứ nhiệt đới, và vùngTrung và Cận Đông, các công trường hoạt động ngoài trời đều khởi động từ sáng sớm, nghỉ giờ nắng nóng buổi trưa, và trở lại làm việc lúc xề chiều đến thật tối, để tránh cái nóng của mặt trời khi lên cao. Jean-Pierre tan sở, thường đi ăn tối cùng các đồng nghiệp ở chợ cá, hay đi sâu vào các khu phố đầy xe cộ, để thưởng thức những món ăn ở các quán của người Phi Luật Tân. Ăn xong, trở về khách sạn, nơi ngủ trọ (dĩ nhiên, thuộc một hệ thống quốc tế lớn đầy sao và đầy tên tuổi), dĩ nhiên sẽ thay quần áo thoải mái, xuống sân trong, lội một vòng, tắm mát nơi hồ bơi nước xanh, sạch sẽ, trong mát; dĩ nhiên ở đây, nơi tụ họp, đầy các gái chiêu đãi, dĩ nhiên ở đây, đầy rượu ngon, từ cốc-tai khai vị uống vui, đến ly rượu mạnh giãi sầu, để qua một buổi tối, để đi tìm giấc ngủ, dưỡng sức cho ngày mai lao động. Thoải mái, vì khách sạn là những nơi đặc biệt không "bị" cai quản bởi các đạo luật Hồi giáo.
(Người viết chúng tôi cũng trãi qua những thời gian làm việc ở xứ Hồi giáo. Trên sáu tháng trời làm việc và sanh hoạt ở Riyah và Djeddah, Saudi A Rập – một tỉnh là thủ đô, và tỉnh kia là thành phố thương mại lớn nhứt cạnh biển Đỏ, cửa ngõ vào Mecca, thành phố thánh, cách nhau gần 1000 cây số. May là chúng tôi chỉ làm việc và gặp khách hàng ở khách sạn thôi, không ở công trường ngoài trời. Thứ sáu, ngày nghỉ cuối tuần các xứ Hồi giáo – thứ sáu là lễ thánh, nghỉ - chúng tôi rời Paris. Làm việc – bán hàng, giao hàng, lấy đơn đặt hàng, bên ấy, thật sự từ thứ bảy đến thứ hai, hoặc thứ ba, để về lại Paris để làm việc với chuyên viên, phòng nghiên cứu và nhà máy. Thứ sáu đi qua lại. Có khi ở lại A rập Saudi, khi thành phố nầy khi thành phố kia, hai tuần là lâu nhứt. Và ở Paris hai tuần cũng là lâu nhứt. Do đó, chúng tôi rất hiểu rõ không khí buổi tối ở khách sạn. Đó là cả một vấn nạn cho dân chuyên viên làm việc ở các xứ Hồi giáo, rất dễ bị nghiện rượu).
Jean-Pierre kể chuyện với một thái độ rất cẩn thận. Cũng như các nhơn viên làm việc dưới mái vòm của Viện Louvres Abu-Dhabi, tất cả đều nhận rõ chỉ thị là phải kín miệng. "Các quan chức người Emirat buộc chúng tôi kín miệng. Viện Louvres ở Abu Dhabi sẽ là một bất ngờ, ngoạn mục" Và Jean-Pierre rỉ tai chúng tôi (nhà báo phỏng vấn): "Đã sẳn sàng để khai trương rồi!". Đúng vậy, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron sẽ cùng vị Chủ tịch - Giám đốc của Viện Bảo tàng Louvres Jean-Luc Martinez sẽ đến khánh thành Viện Louvres Abu Dahbi để kịp khai trương mở cửa rước quan khách và du khách ngày 11 tháng 11 năm 2017.

1. Viện Bảo tàng Louvres Abu Dhabi
Một Viện Bảo tàng không giống ai. Công trình xây dựng tốn cả 10 năm, chi phí tốn kém vượt dự trử: 600 triệu euros (dự trù 100 triệu), Viện bảo tàng nầy thai nghén trong bão tố.
2005, một bức thư mật đến trên bàn làm việc của Tổng thống Jacques Chirac (hai niệm kỳ: 7 năm 1995-2002 ; và 5 năm 2002-2007). Ông Hoàng đương thời mong Tổng thống Pháp cho phép ông thương lượng mở một chi nhánh Viện Louvres Pháp tại thủ đô Abu Dhabi. Đây là một đề nghị táo bạo mới lạ, nên lay hoay mãi không xong, bị "chìm xuồng", đi vào quên lãng!
2008, một doanh thương người Pháp Yazid Sabeg, thân cận với Tổng thống mới Nicolas Sarkozy (một nhiệm kỳ 5 năm 2007-2012) lập lại ý của ông Hoàng Liên Bang các Émirats có ý định nối lại hợp tác với Viện Louvres Paris. Tổng thống Sarkozy thấy hay hay, bèn hưởng ứng. Bộ Ngoại Giao nhập cuộc, chuyển qua Bô Văn Hóa, Viện Louvres Paris nhận hồ sơ, nhưng ông Chủ tịch-Giám đốc Viện bấy giờ Henri Lorette, quá bận với chương trình chi nhánh Viện Louvres ở thành phố Lens, bỏ lơ hồ sơ. Nhưng dưới sức ép vừa cả Điện Tổng thống Élysée, cùng với Điện Thủ tướng Matignon đành phải nhượng bộ chấp nhận.
Và hồ sơ được tung ra dư luận, báo chí thông tin - medias nhào vào, kẻ bàn vô thì ít, kẻ phấn khởi không bao nhiêu, nhưng người bàn ra, người chê bai thì nhiều, toàn tai to mặt lớn cả: "Văn hóa không làm thương mại! Không ai đi xuất cảng Viện Bảo tàng cả!" Và ở đâu? Abu Dhabi? Một xứ Hồi giáo? Biết rằng, sau ngày 11 tháng 9 2001, Nữu Ước, sau khi tòa Twin Tower bị đánh sập, các xứ Hồi giáo không được dân Tây thích lắm!

2. Hồ sơ thành dự án với một khế ước gần 1 tỷ euros cho Pháp
Nhưng, tất cả là may rủi, năm 2001, một công chức hành chánh ngành tài chánh được chuyển đến Điện Louvres, Didier Selles, ông có một ý nghĩ lạ lùng là ông đi đăng bộ tên Louvres, biến thành một sở hữu riêng Viện Bảo tàng. Tên tuy đã có từ thời các Vua Louis ở thế kỷ thứ 17 rồi, đã vào lịch sử, nhưng nay khi đã đăng bộ biến thành sở hữu riêng thì nay, ai muốn dùng tên Louvres, phải trả tiền.
Năm 2008, khi các trung gian đến thương lượng hợp tác mở một chi nhánh Louvres ở Abu Dhabi, không ai nói chuyện tiền bạc gì cả, còn viện thêm lý do rằng mở một Viện Bảo tàng bên các xứ Cận Đông là một dịp để Văn hóa Pháp đêm chuông ra rao giảng xứ người, không mua vé vào nước là tốt lắm rồi! Và ông Didier Selles vẫn còn làm việc ở Viện, và đã là một viên chức chuyên ngành tài chánh cao cấp. Và ông có mặt trong phái đoàn thương thuyết.
Và vì ông Chủ tịch-Giám đốc đương thời cũng không hăng hái cho hồ sơ lắm. Phải thương thuyết là do các xếp lãnh đạo xử ép buộc thôi, cộng thêm cái bầu không khí các đại trí thức cũng chống. Do đó, thừa cơ hội, từ nay tên Louvres khi đã được đăng bộ ở Viện Quốc gia các Sở hữu Công nghiệp – Institut national de la Propriété industrielle rồi; nên, nếu các ông Hoàng Emirat muốn mở Viện Louvres ở xứ các ổng, muốn xài tên Louvres, thì phải trả tiền thuê cái tên. Và thương thuyết bắt đầu trong hướng đó. Phe Pháp, vì thờ ơ, bắt buộc, nên chỉ muốn cho thuê tên 10 năm thôi. Trái lại, đã phải ra tiền nên phe A rập muốn lâu hơn.
Thỏa thuận cuối cùng 400 Triệu xài tên hiệu Louvres được 30 năm. Cộng thêm 190 Triệu, cho thuê các tranh tượng, cổ vật trong vòng 10 năm. Thêm 195 Triệu, trách nhiệm, điều hành tổ chức các cuộc triển lãm trong vòng 20 năm. Và 165 Triệu phải trả cho Tổ hợp Agence France – Muséums, một tổ hợp gồm 12 Viện Bảo tàng của xứ Pháp sở hữu chung một số bảo vật. Tóm lại gần 1 tỷ euros! Chịu thì chơi, không chịu thôi! Và dĩ nhiên phe Pháp, (Ông Didier Selles ngày nay là Có Vấn thượng hạng của Viện Tối Cao Tài Chánh Pháp – Conseiller-Maître à la Cour des Comptes français) cũng ghi vào biên bản thỏa thuận rằng những số tiền trên đều phải được cập nhựt theo thời giá, và ngay lúc ký tên biên bản thỏa thuận phe mua -A Rập - phải trả tiền 175 Triệu tức thì cho quốc gia Pháp, dù chương trình có thực hiện được hay không Pháp vẫn giữ số tiền ấy!
Các vị chống đối cái dư án nầy, với cái tên đầy mĩa mai khinh bỉ "Viện Bảo tàng bằng cát" (ý nói xây lâu đài trên cát – Bâtir un château sur du sable ) bèn lên tiếng la ó phản đối rầm rộ trước "cơn mưa tiền" đầy ấn tượng vô đạo đức nầy. Văn Hóa cao sang và Tiền Bạc bẩn thỉu không thể chung sống được!
Phe chống đối cũng có lắm kẻ kỳ thị chống A Rập, một ấn tượng ngấm ngầm trong dư luận xứ Pháp. Lúc nào cũng có, đặc biệt với không khí khủng bố hiện nay
Thật sự, thoạt đầu các ông Hoàng chỉ muốn sao lại một Viện Louvres thứ hai ở Abu Dhabi thôi. Paris sao, Abu Dhabi vậy! Và nếu Paris thành công, thì Abu Dhabi cũng sẽ thành công.
Cũng may, là nhờ các chuyên nghiệp bào tàng như cựu Chủ tịch-Giám đốc Henri Loyrette (chức vụ từ 2001 đến 2013) nên mới có một Viện Louvres ở Abu Dhabi đẹp và đồ sộ như ngày ngay. Tuy thoạt đầu ông không mặn mà cho lắm. Phải tổ chức một Viện Bảo tàng Louvres bên Vịnh Ba tư, do cấp trên bắt buộc đó thôi. Nhưng vốn là một nhà chuyên nghiệp đầy lương tâm chức nghiệp, ông bèn suy nghĩ dựng một Viện Bảo tàng mở rộng đi từ thời Tiền Sử đến Thời Hiện đại ngày nay. Vai trò của Tổ hợp Agence France-Muséums, thành lập năm 2007 cũng không kém phần quan trọng. Tổ Hợp nầy đã mang đến cho Viện Abu Dhabi trên 600 báu vật. Những cuộc mua bán báu vật, tranh, tượng nghệ thuật ngày nay là cả một vấn đề. Thị trường mỹ thuật ngày nay rất khó nhập vào, giá cả ngày nay rất cao, người đi mua, dân tài tử thưởng thức mỹ thuật càng ngày càng động. Vì thị trường tranh tượng bảo vật nghệ thuật cũng là một thị trường đầu tư giữ tiền. Đó đã là một phần khó, phần khó thứ hai, là sỉ diện quốc gia. Các nhà trách nhiệm người Pháp lãnh trách nhiệm, đi mua, đi tậu, các bảo vật nghệ thuật cho Viện Abu Dhabi, khi gặp một bảo vật nghệ thuật mỹ thuật, khi đứng trước một gia tài đặc sắc, lưởng lự xem mua bức tranh ấy, bảo vật ấy cho ai? Đem về cho Bảo tàng Viện người ta, Abu Dhabi ? Tại sao không đem về cho xứ Pháp, cho Paris? Thật ít nhiều, cũng có những đụng chạm. Nhiều món hàng thèm đem về cho Pháp, nhưng đành phải mua cho Abu Dhabi, vì Pháp không đủ tiền để mua. Một chuyện lạ nữa. Các ông Hoàng không chịu mua các thảm quý. Có lẽ là thế giới hằng ngày của người A Rập sanh hoạt trên thảm.
Và khi làm việc, khi hợp tác với một chế độ quân chủ, nhiều độc đoán cũng là một thử thách. Thí dụ một viên chức Pháp, được nhận việc phải qua ở làm việc thường trực - Nhiều nhơn viên Pháp chỉ qua lại, không ở hẳn. Vị nầy bèn hỏi nếu muốn tôi qua ở thường trực, tôi có thể mang vợ tôi qua không? Chấp thuận! Và Vợ tôi muốn làm việc hoặc tìm một chức vụ nhỏ trong Viện Bảo tàng hoặc ở một nghiệp vụ ngoài. Trả lời: Không, một phu nhơn của một vị có chức vụ ở Viện không được đi làm, phải là phụ nữ ở nhà, tề gia. Vị nầy đành không nhận việc.

3. Vinci, Van Gogh và các mặt nạ Phi châu
Cuối cùng, Viện Bảo Tàng Louvres đã khai trương mở cửa, sang trọng thành công. Tuy các khó khăn vẫn còn đó, nhưng các Bảo tàng Viện ở Pháp chấp nhận cuộc chơi.
Suốt trọn năm đầu, những tranh cho thuê là những tranh quả thật, rất đặc biệt: "La Belle Ferronnière – Người Đẹp Ferronnière" của Léonard de Vinci; "La Gare Saint Lazare – Trạm xe lửa Saint Lazare" của Monet ;một "Autoportrait – Chơn Dung Tự Họa" (1887) của Van Gogh; "La Femme au Miroir – Người đàn bà soi gương" của Titien và một lô các mặt nạ Phi châu; các tượng tạc, các bảo vật và trưng bày chung với những lô riêng do Viện Abu Dhabi đã mua, tạo được như những tranh dầu của Gauguin, của Bellini… tượng "Shiva dansant – Shiva đang múa"…
Viện Bảo tàng Abu Dhabi, Viện Bảo tàng-đô thị, musée-cité, tên gọi do kiến trúc sư Jean Nouvel, tác giả của công trình xây cất dự án nầy, "sẽ là chất súc tán mạnh nhứt đề đem nguồn du lịch đến cho Abu Dhabi". Năm qua 2016, Liên bang các Émirats đã nhận 4,4 triệu du khách đến thăm, Ấn độ, Anh, và Tàu theo thứ tự đông đến ít.
Kỹ nghệ du lịch có thể thay đổi chế độ quân chủ độc tài nầy không ? Theo nhà nghiên cứu của Trường Đại học Sư Phạm Pháp – École normale Supérieure, tác giả cuốn sách rất hay " Tấm gương các ông Hoàng A rập, Bảo tàng Viện và Chánh trị trong các tiểu bang vùng vịnh Ba tư - Miroir des cheikhs, Musée et politique dans les principautés du golfe Persique – nxb PUF, Paris": nhưng ta đang thấy rõ: "một sự tách rời hẳn-déconnexion giữa tự do văn hóa và chánh trị. Không phải vì ngày nay quý bạn có thể uống rượu, và gặp ,một người phụ nữ không che mặt, tại buổi lễ khai trương một phòng triễn lãm tranh nghệ thuật hiên đại, mà bạn xem đó là một dấu hiệu của một chế độ đã được dân chủ hóa".
Những năm tới sẽ cho chúng ta rõ, vai trò thật sự của Bảo tàng Viện Abu Dhabi. Trong khi chờ đợi, ngay tại nhà anh láng giềng A Rập Saudi, ông Hoàng Mohammed Ben Salman, (vị Vua tương lai) phát biểu rằng trong chương trình một dự án lớn, tên là là "Tầm nhìn 2030 -Vision 2030", sẽ cho xây một Viện Bảo Tàng nghệ thuật A rập lớn nhứt thế giới nội trong thập niên 2020 nầy (Chỉ còn 2 năm nữa thôi).
Dần dần các mỏ dầu sẽ đóng cửa, dần dần các quốc gia dầu mỏ Cận Đông cũng sẽ phải chuyển hướng đi vào công nghiệp nghệ thuật!
Còn Việt Nam ta? Chừng nào mới có một Viện Nghệ thuật? Chừng nào có một Viện Bảo tàng nghệ thuật? Hàng ngàn Tiến sĩ có bao nhiêu nhà nghiên cứu Nghệ thuật? Một quốc gia có một tỷ lệ Tiến sĩ nhiểu hơn nước Pháp, sao không có một Bảo tàng viện cở Musée Guimet, chuyên về Nghệ thuật Đông Nam Á?
14-02-2018
Phan Văn Song


Các kiểu hành văn trong Pháp ngữ

Figure de style dans le français

Phan Văn Song sưu tầm

Tuần qua trong một cuộc điện đàm với anh bạn già Nguyễn Văn Trần, đấu láo vui vẻ dẫn đến những câu chuyện nhắc đến các nhơn vật chánh trị và cách nói chuyện, từ cái tài hùng biện, chơi chữ, hành văn… đến cái lắp bắp, lỗi chánh tả, văn phạm... Cụ Trần bạn tôi bèn chê ông cựu Tổng thống Pháp François Hollande có cách nói như con nít (sic), ông thường lập lại chủ từ, vừa cùng nêu tên, vừa cùng dùng ngôi thứ nhứt hay ngôi thứ ba: thí dụ, "Moi, président, je..." hoặc "La France, elle..."… như cách nói của những trẻ con thường cố nhấn mạnh vai trò của mình, để thuyết phục, do thiếu tự tin? ..."moi, je..." - "Con, tôi..." ; "la France, elle..." - "Nước Pháp, nó phải…". Cách dùng, cách nói, cách hành văn, cách ví von như vậy có tên là anaphore.
Hôm nay, cuối tháng, thở phào vì vừa đọc xong một lô sách Pháp đúng chương trình định sẵn. Đầu óc rảnh rang, nhớ chuyên vui tuần qua với bạn già, bèn tò mò, lục lạo, sưu tầm những cách viết, cách hành văn của Pháp ngữ. Xin viết một bài cống hiến, chia sẻ với các bạn nào thích Pháp ngữ. Chia sẻ với những anh chị em thân hữu nào đã một thời học trường Pháp, nói tiếng Pháp, viết văn pháp ngữ, được huấn luyện kỹ văn chương và mê văn chương Pháp, và nay, chưa bị hay không bị cấm thịt bò tái, khoai tây chiên, rượu chát đỏ, camembert vào buổi ăn trưa hay chiều tối, chưa bị hay không kiêng cử buổi sáng điểm tâm bằng bánh mì giòn nóng quét bơ nửa mặn - demi sel – với mứt - confiture cam hay dâu, với trứng chiêm omelette và café sữa buổi sáng hay không bị, chưa bị bà xã "canh me" cấm các cử café đen nhẩm xà, các nhâm nhi ly cognac hay phì phà điếu cigare tửu hậu...
Văn chương Pháp, cũng như tất cả những văn chương ngôn ngữ trên thế giới đều có những cái rất cầu kỳ, phức tạp riêng biệt đặc trưng. Thế nhưng Pháp ngữ có thêm một cái đặc biệt là "đặt tên" các kiểu viết, các văn phong… figures de style...ấy!
Không biết dịch làm sao qua Việt văn – tạm thời "kiểu hành văn" vậy? Và vẫn biết style được dịch là văn phong rồi. Tạm thời dùng "kiểu hành văn", hay nói "vẻ", "dáng" văn phong vậy!
Trước hết xin có đôi lời xin lỗi với tất cả thân hữu, về cái vốn liếng nghèo nàn Việt văn của chúng tôi. Chương trình Việt ngữ đào tạo cho các trường trung học Pháp ở Sài gòn hay Đà Lạt (Lycée Yersin) thời chúng tôi (1954 – 1961), chỉ 2 giờ một tuần từ lớp 6ème – đệ thất đến Philo - đệ nhứt. Tất cả chương trình trung học 8 năm, chỉ gồm trong cuốn Văn chương tổng hợp của Cụ Dương Quảng Hàm thôi! Do đó bọn học sanh chương trình Pháp chúng tôi lúc ấy, chỉ lỏm bỏm Việt ngữ đủ dùng để chúng tôi đọc được các tin cán chó các báo Việt ngữ và truyện chưởng Kim Dung thôi!
Cả những lá thư tình giữa đám học sanh chúng tôi, lúc ấy cũng viết bằng tiếng Pháp. Những năm từ seconde – tương đương đệ tam chương trình Việt đến lúc ra Tú tài 2, thằng tôi kiếm đủ tiền phở Bằng, café Tùng, ciné Ngọc Lan, dancing Ambiance cho ngày sortie Chủ nhựt... nhờ viết thư tình mướn cho các bạn và đặc biệt các đàn anh, ấy là do cái tài biết viết văn Pháp giỏi thế thôi! Khác chi Cyrano, của vở kịch cùng tên của Edmond Rostand ứng khẩu đọc thơ dưới balcon của Roxane thay người tình thật vậy! Có cái khác là lúc ấy, thằng tôi, quá nhỏ, chẳng biết yêu thương các bạn gái cùng trường…

Les figures de style: Các kiểu hành văn:
1. L’anaphore: Như đã nói trên, chủ từ được lập lại, mục đích là để nhấn mạnh, để nói rõ, để thuyết phục - Convainvre par accumulation. Có lỗi chăng ? Là do lặp lại – Faute de répétition – Vì đấy là một "lỗi hành văn", một vụng về về cách hành văn, nhưng đó là do một cố ý với một dụng đích rõ ràng.
2. La métaphore : Rất thông dụng, vì đây là một sự ví von... Dùng một hình ảnh, có khi xa vời nhưng cố ý tạo ấn tượng . "Il pleut des cordes" - Mưa rào, mưa từng sợi giây, mưa như thác đổ...". Nhiều khi ví von có những ý tưởng ngược ngạo". Je suis un vieux boudoir plein de roses fanées" Thi sĩ Charles Beaudelaire (1821-1867) – Spleen - "Tôi như một căn phòng cũ đầy những hoa hồng héo rũ" Bản Nhạc Sầu.
Kho tàng văn chương Việt ta đầy những ví von điển tích ấy: "Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt, Khói Cam tuyền mờ mịt thức mây…" Nguyễn Du Kiều. Hay "Mưa như cầm chỉnh đổ"… cả lời nhạc: "… Em về một mình ngoài mưa, Mưa như mưa trong lòng anh". Em đến thăm anh một chiều mưa. Nhạc và lời Tô Vũ (1923-2014)…
Hay hai câu tuyệt tác, số 1311,1312, tác giả Nguyễn Du dùng để tả Kiều đang tắm «... Rõ ràng trong ngọc trắng ngà; Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên...». Tuyệt vời!
3. L’hyphallage: Cách ví von đó vẫn thường thấy nhưng không ai biết tên. Dùng hai tư tưởng, hai hình ảnh ngược ngạo nhau. "Un vieillard en or avec une montre en deuil" Nhac sĩ Jacques Prévert (1900-1977) (Một lão già bằng vàng với một chiếc đồng hồ mang tang" - Đáng lý là "lão già mang tang, và đồng hồ bằng vàng!" - Nhưng cách chơi chữ nầy quá táo bạo nầy chỉ do Jacques Prévert, tác giả của bài thơ "Les Feuilles Mortes" bất hủ!
Việt ngữ ta "Một túp lều tranh hai quả tim vàng"... "Người hiệp sĩ mù, với thanh kiếm sáng"...
4. La métonymie: Ở đây, người ta thay chủ đề và động vật hay ý nghĩ bởi một từ ngữ tuy khác ý nhưng vẫn hạp với đầu đề. Thí dụ, lấy cái lý do thay cho kết quả, lấy cái vỏ thay cái lòng, lấy cái thành phố thay cho cư dân, dùng cái chung để nói đến cái riêng. Thí dụ "Paris a faim, Paris a froid », tác giả muốn chỉ rằng người dân Paris đang bị đói, bị lạnh, chớ thành phố Paris làm sao đói và lạnh được?
Và khi người Việt ta viết "Huế đang run sợ, Huế đang khóc thương trước cái man dại của đảng CS" là muốn nói cư dân Huế, dân chúng Huế đang sợ, đang khóc đang sống trong sợ sệt".
Khi ta nói "Mời anh đi uống một ly với tôi – Voulez-vous boire un verre avec moi?". Dĩ nhiên muốn nói, chúng ta uống cái chất lỏng trong ly, nước hay rượu. Không ai uống cái ly cả.
5. La synecdoque: đây cũng là một loại métonymie. Sử dụng một tổng thể để nói một cái riêng, nói chủng, cái loại để không nói cái giống, nói cái vật chất thay cái thể vật, nói cái cụ thể thay cho cái trừu tượng – Elle est utilisée pour exprimer la partie pour le tout, l’espèce pour le genre, la matière pour l’objet, le concret pour l’abstrait.
Thí du "Respectez les cheveux blancs du vieux Lion - Hãy kính trọng cái mái đầu bạc của con Sư tử già" (hãy kính trọng tuổi già của vị nầy).
6. L’antonomase: Rất thông dụng, Việt ngữ ta cũng thường sử dụng. Người ta sử dụng một tên riêng – nom propre để dùng là tên thường – nomcommun hoặc ngược lại nom commun làm nom propre. Người ta có thể thay thế một tên chung – nom commun - bằng một nhóm từ ngữ – périphrase. Thí dụ: Peut-être êtes-vous – Có lẽ anh là một - un Don Juan ( séducteur – tán em giỏi, đẹp giai nhà giàu học giỏi). C’est - Hắn ta là một thằng - un Tartuffe (hypocrite – đạo đức giả)! Việt ngữ ta vẫn chuyên dùng: "Tên kia là một tên Sở khanh", Vị ấy là một vị Bao Công" "Hiền như Phật!"
Hay Nhà anh có phải - votre maison est-elle dans – nơi Thành phố Ánh sáng- la ville lumière (Paris)? Hay ở Thành phố hường - Dans la ville rose (Toulouse)? "Quê hương tôi ở Xứ Thần Kinh ». Nhiều khi tên người, tên hiệu biến thành tên vật. Poubelle – thùng rác là tên của ông Tỉnh ủy - préfect Eugène Poubelle (1881-1907), hay Hiệu tủ lạnh frigidaire để nói cái tủ lạnh, hay xe honda để nói những tất cả loại xe đạp có gắn máy, ấy là do chiếc xe gắn máy hiệu Honda đến Sài gòn trước tất cả.
Tất cả những hiện tượng ấy đều là những antonomases cả. Tiếng Việt ta rất thông dụng xài antomomases nầy: Cái lon sữa Guigoz, sau khi xài xong được biến thành những "lon Gô đa dụng" (từ tên nhãn hiệu Guigoz biến dạng), và cả một đơn vị đo lường, một "gô gạo". Chai Xá xị Con Cọp dung tích 27 cc được tái sử dụng làm đơn vị đo lường: Xị "đế", Xị "nước mắm"...
Xị là cái chai không, trước dùng cho Xá xị Con Cọp của Hảng La Ve Nước Ngọt Nước Đá Con Cọp.
Dân miền Nam của Việt Nam Cộng Hòa là Vua tái sử dụng những vật liệu xài rồi: lon sữa con chim tái sử dụng thành "lon" đơn vị đo lường, "lon gạo", ...Thùng dầu lửa hiệu con sò biến thành thùng gánh nước… 20 lít. Thùng phuy - fut xăng , fut dầu cũng thế. "Phuy" cũng là một đơn vị đo lường chất lỏng, xe gắn máy trước năm 75 ở Sài gòn được, dưới 50 phân khối gọi là xe Honda, 125,150 phân khối là xe Vespa; Tiếng gọi chung để gọi xe gắn máy có thùng, xe ba bánh chuyên chở là xe Lam, chữ đầu của tên hiệu của Lambro… do hảng Lambretta dùng máy Lambretta, Ý sản xuất.
7. L’Épanadiplose: Thông dụng, cả ở Pháp ngữ lẫn Việt ngữ. Thường dùng từ ngữ ở cuối câu, từ ngữ hay chữ đã dùng của đầu câu. Ngược lại là l’anadiplose.
Câu thơ nổi tiếng của nhà thơ François de Malherbe (1555-1628) trích trong bài thơ chia buồn của tác giả gởi ông bạn Du Perier vừa mất người con gái năm 1607, mà bọn chúng ta được học những ngày đầu bước vào ngưởng trung học "Et rose, elle a vécu ce que vivent les roses, l’espace d’un matin". Ở đây, l’épanadiplose là chữ rose được nâng cao! Xin được phóng dịch "Như một đoá hoa hường, nàng sống đời hoa hường, khoảng khắc một ban mai"
8. Và chớ lẫn lộn l’Épanadiplose với le Chiasme (đọc kiasme – ch phát âm hy lạp). Chiasme là dùng những từ lẫn lộn kiểu ABBA – gọi là nhịp ôm nhau - rimes embrassées. Kiểu nầy tạo một nhịp, như nhịp bước, vửa song hành, vừa đối chữ.
Thí dụ " Un Roi chantait en bas, en haut mourait un Dieu" Victor Hugo (1802-1885) – Booz endormi – Tập thơ La légende des Siècles (1859-1883) Xin phỏng dịch Trên kia một ông vua đang hát, dưới đây, một vị Thần đang giảy chết.
Chiasme được dùng rất thông thường:
"Des trains sifflaient de temps à autre et des chiens hurlaient de temps en temps" Nhà văn Raymond Queneau (1903-1976) – nổi tiếng với lời của bài hát Si tu t’imagines được Kosma đặt nhạc và Juliette Gréco hát, và cuốn truyện, viết năm 1949, được tạo thành phim Zazie dans le Métro. " Từng chặp, xe lửa thổi còi, thỉnh thoảng, chó trỏ miệng tru"
Hay câu quảng cáo băng dán hiệu Urgo "Il y a de l'Urgo dans l'air, il y a de l'air dans Urgo" thông dụng một thời. (publicité pour les pansements Urgo) – Coi chừng, một không khí sắp xài Urgo, băng Urgo rất thông thoáng. Air "không khí" có hai nghĩa.
Văn chương Việt: Chinh phụ Ngâm với bà Đoàn thị Điểm (1705-1748):
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại ; Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang ; Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương ; Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
9. L’Épanalepse: cũng không được lẫn với Épanadiplose, là lặp lại một nhóm từ ngữ, khi bắt đầu câu. Thí dụ " Ô triste, triste était mon âme. À cause, à cause d’une femme – Paul Verlaine Thi sĩ (1884-1896) Romances sans paroles. "Nỗi buồn, nỗi buồn tràn tâm trạng. Chỉ vì, chỉ vì mỗi một đàn bà!".
Văn chương Việt ta cũng với Chinh phu Ngâm của bà Đoàn thị Điểm:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy; Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu; Ngàn dâu xanh ngắt một màu; Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
10. Và l’Épiphore: Càng thông dụng hơn. Dùng để tạo một nhịp, như một hơi thở, trong một diễn văn, một bài viết, bằng cách lặp lại, nhiều lần một chữ, như đánh nhịp vậy.
"Je veux que chacune et chacun puisse travailler dans notre pays plus facilement, que les entrepreneurs embauchent plus facilement, que les entrepreneurs investissent plus facilement, mais que chacune et chacun puisse aussi travailler plus facilement et soit mieux récompensé de son travail" Diễn văn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tại Clermont Ferrand ngày 7/01/2017.
"Tôi mong các chị các anh đều có công việc dễ dàng, các chủ nhơn thâu người dễ dàng, các chủ nhơn dễ dàng đầu tư, và tất cả quý anh chị có công việc dễ dàng và được hậu tạ đúng đắn!". Những thí dụ việt ngữ chắc cũng nhiều, các diễn văn các nhà chánh trị chắc chắn sẽ đầy rẩy.
Một bài hát đầy Épiphore:
Moi, qui n’ai jamais prie Dieu Que lorsque j’avais mal aux dents - Tôi chỉ cầu Chúa Khi tôi đau răng
Moi, qui n’ai jamais prie Dieu Que quand j’ai eu peur Sata- Tôi chỉ cầu Chúa Khi tôi sợ Quỷ
Moi, qui n’ai prié Satan Que lorsque j’étais amoureux - Tôi chỉ cầu Quỷ Khi tôi gặp tình yêu
Moi, qui n’ai prié Satan Que quand j’ai eu peur du Bon Dieu - Tôi chỉ cầu Quỷ khi tôi sợ gặp Chúa
Nhạc sĩ Jacques Brel (1929 - 1978) La Statue – Tượng Đá
11. Và le Zeugme: cách chơi chữ nầy là bỏ đi, một từ hay một đoạn văn, một nhóm từ ngữ, cần phải lặp lại, nhưng được hiểu ngầm, có thể dùng lẫn lộn một từ ngữ trừu tượng sánh với cụ thể.
Thí dụ: "Vêtu de probité candide et de lin blanc" Victor Hugo Booz endormi. Khoác một chiếc áo đạo đức và bộ đồ vải trắng".
...Và còn nhiều nữa, nhiều cách, nhiều dáng, phá lệ cũng có, nói xuôi, nói ngược... l’anacoluthe chẳng hạn, hoàn toàn phá cách văn phạm - grammaire. "Le nez de Cléopâtre, s’il eût été plus court, la face de la terre en eût été changée" Blaise Pascal (1623-1662) Pensées – Tâm tư. « Cái mũi của Cléopâtre nếu ngắn một tý, sẽ thay đổi bộ mặt thế giới"

Thay lời kết:
Viết văn là cả một nghệ thuật. Viết sao cho thông thoáng, tạo qua lời văn những cảm tưởng của tình người.Những hình ảnh dáng văn nêu trên chỉ là những cái vui, cái tò mò của văn chương Pháp. Không ai muốn nhớ cả, mà nhớ làm gì. Cũng như một luật lệ trên đời, tạo cái thế, tạo cái chuẩn rồi đặt luật sau. Việt ngữ ta nào có văn phạm đâu? Thế nhưng vẫn có những câu phá cách tài tình:
"...Cỏ cây chen đá, lá chen hoa; Lom khom dưới núi, tiều, vài chú; Lác đác bên sông, chợ, mấy nhà"
(Bà Huyện Thanh Quan - Qua Đèo Ngang). Hay là
«... Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa; Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên; Hai xe hà, chàng gác hai bên; Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ; Chàng lừa thiếp đương khi bất ý; Ðem tốt đầu dú dí vô cung; Thiếp đang mắc nước xe lồng; Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu…" Hồ Xuân Hương - Cờ Người.
Tuyệt vời, cả một bức tranh sống động! Tục mà thanh, thanh mà tục!
Vài hàng chia sẻ cùng quý thân hữu. Mong có sự đóng góp.
Hồi Nhơn Sơn - 08-02-2018
Những ngày cận Tết Mậu Tuất.
Phan Văn Song


Tỵ nạn khí hậu

Cái khủng hoảng đang hoành hành tại Việt Nam

1. Réfugiés climatiques : cette crise qui couve au Vietnam

Alex Chapman, Nghiên cứu sinh tại Human Geography, University of Southampton, Anh Quốc.
Van Pham Dang Tri, Giám đốc Nha Nghiên Cứu Thủy Lợi, Viện Đại Học Cần Thơ, Việt Nam.
Phan Văn Song chuyển ngữ từ điện báo The Conversation France

Tuần qua nhận được bài nghiên cứu nầy của điện báo The Conversation France , bèn ráng dịch để chia sẻ cùng quý thân hữu. Việt Nam ta, và đồng bằng sông Cửu Long thiệt tình nay đã hết thời. Nạn nhà, Việt Cộng toàn trị đàn áp dân, bán nước, nô lệ Tàu, dâng đất, bán biến cho Hán tộc. Họa trời đất, khí hậu biến đổi, hạn hán, bão lụt, nước biển dâng, ruộng đồng nhiễm mặn, thất mùa. Một xứ mà trước đây, nổi tiếng là ruộng đồng thẳng cánh cò bay, sông nước cá lội nhởn nhơ, thế mà ngày nay, cư dân phải bỏ xứ ra đi. Xưa kia, đất nước của dân giang hồ thỏa tình cá nước, mà nay phải bỏ ra đi, lên thành để đêm ngủ chợ ngày gánh thuê, quả thật hết ý ! Gái Đồng Tháp hiền hòa, tự nihiên, mộc mạc, đồng án, chăn nuôi, mà nay phải lên thành phố, phấn son bán trôn nuôi miệng ! Gái Ô Môn sắc nước nghiên trời, trai cả xứ hẹn hò ngắm nghé, mà nay phải lột truồng, trình diễn, chưng hình, để ngoại nhơn lựa chọn đặng xuất ngoại lấy Tàu, lấy Nhựt lấy Hàn … để nuôi thân, nuôi gia đình, mẹ cha, anh em… khỏi mất mặt với hàng xóm, khỏi hổ thẹn với non sông với đất nước ? Hay đem ngoại tệ về làm giàu cho Đảng ? Còn đâu quê hương ? Còn đâu đất nước ? Ngàn năm văn hiến, ngàn năm đạo đức, yêu dấu của chúng ta ?
Bài nầy là một bản nghiên cứu, cũng là tiếng chuông kêu gọi tất cả mọi người nếu tự nhận là người con đất Đại Việt ! Từ người có trách nhiệm, đến giới trí thức, hay thường dân, tất cả đồng bào Việt Nam ta, trong ngoài nước hãy thức tỉnh. Hãy có cái nhìn trách nhiệm. Hãy kêu gọi, động viên tất cả các giới hữu trách, cùng nhau động viên sửa chữa căn nhà Đại Việt chung của chúng ta !

Nhà đương quyền Cộng Sản chỉ có hai thái độ :
1/ Phải chỉnh đốn lại từ chánh sách chánh trị đến chương trình kinh tế hệ thông xã hội, cung cách quản trị điều hành, bảo tồn tài nguyên đất nước… để còn được một ngày mai tươi sáng cho đất nước Việt Nam. Đừng đổ thừa, đừng cắt nghĩa, tại bị, nếu mà … Phải hành động ngay bây giờ !
2/Không làm được? Hãy cút đi, nhường chỗ cho người khác… do người dân lựa chọn!
- Nếu nhà cầm quyền đương thời không làm được. Hãy cút đi nhường chỗ cho người dân tự quyết !

Thật vậy, sau trên 40 năm cầm quyền đảng Cộng Sản không giải quyết được sự no ấm cho toàn ngưéơi dân Việt Nam. Đặc biệt, miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long, luôn luôn ở trong tình trạng một đất nước bị chiếm đóng.
Chưa bao giờ mà miền Tây của đồng bằng sông Cửu Long phải có những cảnh bỏ xứ ra đi cả. Chưa lúc nào các thiếu nữ miền Tây phải bỏ cha bỏ mẹ tỵ nạn lên Sài gòn để làm những nghề buôn thúng bán mâm, dọn bàn, chạy việc, bia ôm, gái rượu hay « ô sin » cả. Kể cả thời chiến tranh, miền Tây Nam Việt vẫn là những nơi đất nước thanh bình.

Tỵ nạn khí hậu: Một hiện tượng ở đồng bằng Sông Cửu Long Việt Nam
Đồng bằng Sông Cửu Long là một vùng phì nhiêu nhứt của Việt Nam, về diện nông nghiệp và có một vai trò kinh tế quốc tế rất quan trọng do xuất cảng gạo, tôm và trái cây. Ngày nay, 18 triệu cư dân nầy của cái đồng bằng nầy, của cái vùng trủng nầy của các cửa sông Cửu Long (delta de basse altitude) là những (dễ biến thành) nạn nhơn của mọi thay đổi khí hậu. Từ mười năm nay, đã có khoảng 1 triệu 700 ngàn người dân – đã phải - ra đi, tản cư khỏi các vùng đất nầy, đổi lại chỉ 700 ngàn người đến cư ngụ, lập nghiệp.
Trên bình diện thế giới, phong trào di dân, tản cư về các thành phố vẫn giữ một tỷ lệ cao : mỗi năm , có 1 người trên 200 bỏ nông thôn về thành phố. Do đó, khó có thể phân tách đặt rõ những lý do tại sao có cuộc tản cư như vậy. Cái khó là làm sao tìm đúng cá nhơn ấy để hỏi lý do, vì mỗi trường hợp đều duy nhứt, cá biệt, không ai giống ai cả. Do những lẽ đó, thử hỏi có lý do nào khác ngoài lý do khí hậu chăng?
Năm 2013, chúng tôi (Chapman) đi viếng xã An Thạnh Đông, tỉnh Sóc Trăng, với mục đích tìm những dữ kiện về sức sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi rất nhanh chóng nhìn nhận ngay rằng không một nhà nông nào khai báo công sức sản xuất cả. Xã đã mất trắng toàn bộ sản xuất mía đường do thủy triều dâng cao đã đem nước mặn ngược vào ngập đồng.
Những ai không có một nền kinh tế khác để phụ cuộc sống, « thủ cẳng » đều trắng tay, mất trắng, sống trong nghèo đói ! Trong các tuần lễ tiếp theo (cuộc đi thăm nghiên cứu nấy), hằng trăm nhà tiểu nông, phần đông đã từng sanh sống nghề nông cha truyền con nối mấy đời trên bãi phù sa nầy nói thẳng với chúng tôi, rằng tình hình nông nghiệp đồng bằng Sông Cửu Long đang biến dạng, và cuộc sống của họ đang thời xuống dốc, khó khăn dồn dập.
Hai năm 2015 – 2016, đồng bằng Sông Cửu Long phải đối mặt với một hạn hán nặng nhứt của thế kỷ nầy. Nước mặn tràn ngập, lên 80 cây số ngược về thượng nguồn, và ngập mặn 160000 mẫu đất nông nghiệp. Kiên Giang với 1,7 triệu dân là tỉnh bị nạn nặng nhứt. Do đó tỷ lệ dân tản cư bổng nhiên tăng mạnh : 1 trên 100 người.
Cuộc khủng hoảng nầy được các chuyên viên đại học gia (universitaires) người việt tham khảo và viết lên, nhưng hoàn toàn chìm vào quên lảng, mặc dù đây là một văn kiện quan trọng đáng giá. Bản nghiên cứu do các nghiên cứu sanh, Lê Thi Kim Oanh và Trương Lê Minh, thuộc viện Đại Học Văn Lang, nhận định rằng sự thay đổi khí hậu là nguyên nhơn chánh của cuộc di dân, của 14,5% những người bỏ xứ ra đi.
Nếu bản nghiên cứu nầy đặt đúng vấn đề, thì có 24 ngàn người hằng năm bỏ xứ ra đi là do sự thay đổi của khí hậu. Chúng ta cũng chớ quên rằng, bỏ xứ ra đi, nguyên nhơn đầu tiên là tiền đâu, do nghèo đói, không kiếm ăn đi, ra đi là vì kinh tế. Biết rằng những liên hệ tương quan giữa thay đổi khí hậu và sự nghèo đói chỉ có tăng và rất phức tạp, và con số 14,5 % nêu trên e rằng không đủ phản ánh sự thật, sợ còn nhiều hơn.
Hãy còn nhiều dữ kiện liên quan đến sự thay đổi khí hậu trong cái hiện tượng bỏ xứ ra đi của nông dân vùng đồng bằng sông Cửu. Rất nhiều căn nhà bị chìm hẳn dưới nước, do đất bồi sụt lỡ, kết quả của sự sói mòn các cửa sông, và ven biền, trong phần Đông Nam của đồng bằng sông Cửu. Có nhiều nơi cả 100 thước bờ biển bị sạt lỡ mất hẳn. Hằng trăm ngàn gia đình đang bị nước mặn tràn ngập, do thủy triều dâng. Do đó, một vài gia đình chuyển ngành nông nghiệp qua nuôi thủy sản hợp với nước mặn hơn. Và càng khó khăn hơn, là nhịp độ hạn hán lại xảy ra thường hơn, một hiện tượng có thể do biến đồi khí hậu, hay do những đập thủy điện càng ngày càng nhiều trên thượng nguồng Sông MêKông Cửu Long của chúng ta?
Những chánh phủ, và những cơ quan địa phương của những quốc gia trên đường phát tiển ( nếu không nói là chậm tiến) đã có những bản nghiên cứu, những đề nghị, những chương trình, kể cả những biên pháp để đối mặt với tình trạng thay đổi khí hậu.
Bản nghiên cứu cuối cùng của chúng tôi đề nghị cả cách ứng dụng cho tùy trường hợp. Chúng tôi quan tâm đến một nhóm người bắt buộc phải tản cư, ứng dụng trong chương trình nghiên cứu thực dụng ấy.
Ngày nay, đã có hàng ngàn cây số đê điều, có khi cao cả 4 thước, chạy dài, khắp vùng. Nhưng nếu các đê điều ấy có công dụng thoạt đầu là để che chở người và công trình nông nghiệp khỏi bị ngập lụt, thì những công cụ ấy ít nhiều cũng làm thay đổi hệ thống môi sanh (écosystème). Những nhà nông nghèo và những nhà nông không có ruộng đất, từ nay, phải khó khăn cực nhọc lắm để đi « tìm, bắt cá » để sanh sống (để ăn và bán). Những con đê ấy đã chận tất cả những sanh vật lẫn những chất phù sa tươi tốt chuyên chở bởi nước lớn đến vào tận các thửa ruộng.
Những dữ kiện nói trên cho chúng ta hiểu rằng sự thay đổi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hướng di dân về kinh tế. Qua cuộc nghiên cứu về di dân tại đồng bằng sông Cửu Long nấy, chúng tôi nhận rõ rằng những khủng hoảng do khí hậu – lũ lụt, mưa bão, đất sụp, đất lỡ, xói mòn – đều là những lý do tạo khó khăn cho cuộc sống kinh tế của người dân, sống theo thiên nhiên.
Do đó bắt buộc phải di cư thôi !
Từ trước đến nay, cách nhìn tổng quát dựa theo phát triển kinh tế, thường không thuận lợi cho dân nghèo - chỉ chú trọng đến những ai có một con số sản xuất tương đối.
Một con số điển hình : con số người thiếu ăn (ăn thiếu đúng hơn – personnes sous alimentées) trên quả địa cầu chúng ta năm 2016 đã có thêm 38 triệu người, trong lúc con số của Tổng Sản Lượng thế giới đã vương thêm 2,4%. Đó là do nạn thay đổi khí hậu.

Để kết luận :
Những con số nầy phải được chúng ta giữ mãi trong đầu chúng ta, vì đây là lúc chúng ta phải cần có một biên pháp cân bằng (équitable) và bền vững (durable) để đối mặt khủng hoảng thay đổi khí hậu, nếu, không chỉ phải đi tìm những biện pháp để trả lời với cái khủng hoảng di dân của ngày nay!
04-02-2018
Hồi Nhơn Sơn, những ngày đầu năm 2018
Phan Văn Song

Ghi chú : Bản gốc để tham khảo:
https://theconversation.com/refugies-climatiques-cette-crise-qui-couve-au-vietnam-90184?utm


Giải thưởng cao quý với phần thưởng 10 đồng

Giải thưởng Văn học Goncourt

Phan Văn Song

Vào mỗi đầu tháng 11, Viện Goncourt, họp, bầu và trao giải thưởng cho người thắng giải cái chi phiếu với số tiền "khổng lồ" là 10 euros. Người thắng giải sẽ sử dụng làm sao với chi phiếu ấy!

Lễ trao giải thưởng văn học cao quý được tổ chức hằng năm, vào đầu tháng 11 tại quán cơm Le Drouant, quảng trường Place Gaillon, quận Nhì Paris.
Năm nay 2017, là ngày thứ hai 6/11. Người thắng giải Goncourt 2017, là nhà văn Eric Vuillard, với cuốn truyện "L'ordre du jour – Chương trình nghị sự" , nhà xuất bản - Éditions Actes Sud, Paris. Truyện kể sự cướp chánh quyền của Hitler và sự xâm phạm nước Áo - l'Anschluss (cưỡng chiếm Áo-Autriche bởi Đức quốc xã)
Tiệm cơm Le Driant, có truyền thống sanh hoạt văn hóa từ mãi cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX, tiệm cơm nầy, thưở ấy, đã là nơi quy tụ các văn nghệ sĩ tài ba, nổi tiếng như Rodin, Pissaro, Daudet, hay Renoir rồi. Năm 1914, ngày 31 tháng 10, Giải Văn Học đầu tiên được tổ chức tại nhà hàng nầy, quán Le Drouant, nằm ngay trung tâm sanh hoạt văn hóa Paris, với Nhà Hát Lớn - L’Opéra Garnier, cũng như Khu Saint Germain des Prés nổi tiếng một thời gian sau đó.
Mười vị giám khảo của Viện Goncourt-Académie Goncourt sẽ nhóm họp mỗi thứ ba đầu tháng trong phòng khách lớn nhứt trên lầu một của Nhà hàng, và giải thưởng sẽ được trao tặng vào đầu tháng 11 hằng năm.

1. Giải thưởng: Một chi phiếu 10 euros
Trưa ngày 3 tháng 11, năm 2015, Matthias Enard, được mời ngồi ăn cùng bàn với 10 vị giám khảo Viện Goncourt, tại nhà hàng Le Drouant. Đây là một vinh dự, vì cuốn sách thứ mười của chàng " LaBoussole – cái Địa bàn" (Nhà xuất bản Acte Sud, Paris), vừa được trúng giải Goncourt năm ấy, 2015. Xong phần món cá Sole, sau dĩa sa-lát với hạch cổ con bê- ris de veau, chàng thưởng thức cũng vừa xong món bít tết nai- chevreuil, nhưng chưa kịp lựa chọn những chiếc phô- mát ngon lành thì đành phải ngưng lại. Chẳng phải là chàng đã no bụng, chán chê, ăn xong, mà chàng bị ngăn cản. Bọn nhà báo đã tràn ngập phòng ăn, và làm ngưng buổi ăn. Buổi ăn chưa xong, mới nửa bửa, chưa xong phần pho mát, còn trái cây, còn tráng miệng bánh ngọt, còn cà phê, rượu tiêu hóa - digestif, chưa đứng dậy ra khỏi bàn, mà đã là các câu hỏi đã dồn dập đưa đến:
"Anh được giải, anh nghĩ sao? Cảm tưởng? Ấn tượng?…"
Toàn là những câu đã được hỏi, đã trả lời trước buổi ăn rồi, khi vừa đặt chơn tới tiệm.
"Tư tưởng cuốn sách do đâu đến? - " Tại sao có Cái Tựa?" - " Suy nghĩ? Sáng kiến?"
Nhìn vào dĩa với miếng camembert béo ngậy chưa được nếm, trước chiếc comté thơm phứt chưa được thử, và miếng fromage dê nhuyễn như khêu gợn … và một câu hỏi hắc búa được đặt ra ...
"Anh đã nhận tấm chi phiếu chưa?"
À ra thế! Ai ai cũng tò mò xem cái sự thật… có thật phải vậy không? Matthias bèn ấp úng,
"Đúng tôi đã vừa nhận được, nhưng, chưa mở ra!" …Bènrút từ túi áo ra, và mở bao thơ "Đúng đây là tấm chi phiếu! Đúng là 10 euros! Không phải là một huyền thoại!". Và chàng đưa tấm chi phiếu lên cao lên cho mọi ký giả nhìn thấy!

2. Không phải là một huyền thoại
Thật vậy, Giải Văn học Goncourt trao một giải thưởng "khổng lồ" là 10 €uros.
"Đây là một chi phiếu tượng trưng", Bernard Pivot, anh Chủ tịch Viện nói an ủi. "Ai cũng biết rằng khi trúng giải Goncourt, cuốn sách trúng giải của nhà văn có số sách bán tăng gấp bội, và phần thưởng đúng là tiền huê hồng của nhuận bút thu được. Pierre Lemaitre, giải Goncourt 2013, với cuốn "Au-revoir là haut-Chào những ai trên ấy" (Nhà xuất bản Albin Michel, Paris) đã xuất được 600000 ấn bản và đã được dịch ra 20 ngôn ngữ."
Matthias Enard hứa sẽ không bỏ chi phiếu nầy vào trương mục. Cũng như Lydie Salvayre, nữ văn sĩ trúng giải năm 2014, đã nói đùa "Tôi giữ nó, phòng những ngày gặp khó khăn thiếu thốn!". Nàng nhờ, cũng với cuốn truyện "Pas pleurer- Không khóc" (Nhà xuất bản Le Seuil, Paris) trúng giải nầy, với cuốn sách viết về cuộc nội chiến Tây Ba Nha, cũng đã trúng giải Cervantès, giải văn học Tây Ba Nha, bên kia rặng Pyrénées, và đã nhận 125000 €uros, và đã ký thác vào ngân hàng mình. Nhưng nàng không ký thác chi phiếu của giải Goncourt.
"Tôi sẽ giữ chi phiếu nầy như một linh vật-fétiche". Matthias nói thêm, và dám thố lộ: "Các giám khảo đã cho tôi biết được rằng… đã có một vị trúng giải đã ký thác vào ngân hàng để lãnh số tiền ấy… Nhưng suỵt ...tôi xin dấu tên". Matthias dứt lời, đám ký giả cười rộ!
Câu chuyện nầy không phải hảo huyền hay thần thoại, mà có thật! Theo lời kể của Pierre Rambaud, 1 trong 10 vị giám khảo: "Không nên ngạc nhiên vì ông nầy là dân Thụy sĩ" (Dân Thụy sĩ nổi tiếng là "kẹo" nhứt thế giới!). Không nói ra, nhưng ai cũng biết là Jacques Chessex, nhà văn Thụy sĩ duy nhứt trúng giải Goncourt với cuốn truyện "Ông Kẹ - l’Ogre"- Nhà xuất bản Grasset-Paris năm 1973. Câu chuyện không ngưng tại đây đâu. "Chúng tôi nhờ ông (Jacques Chessex) hãy đưa cao tấm chi phiếu trình thiên hạ, trên đài truyền hình, khi ông được đài phỏng vấn. Ông trả lời rằng chi phiếu ấy ông đã đưa vào tương mục rồi, quý ông hãy viết cho tôi tấm chi phiếu khác đưa tôi để tôi trưng bày cho truyền hình. Và chúng tôi thuận. Ông trưng lên truyền hình tấm chi phiếu sau, xong... cũng bỏ vào trương mục không trả lại cho chúng tôi, mà cũng không cất giữ làm kỷ vật!". Tác giả Chessex, nay đã là người thiên cổ, nên không thể cải chính câu chuyện trên! Nhưng Rambaud vẫn còn đó, với nụ cười, và với những chuyện bên lề rất có duyên của những cuộc lễ trao giải thưởng Goncourt!
Và còn ông, Pierre Rambaud? Ông làm gì với tấm chi phiếu trúng giải? Rambaud, trúng giải Goncourt năm 1997 với cuốn truyện "Trận Chiến – La Bataille" Nhà xuất bản Grasset, Paris? "Tôi, để chi phiếu vào trong khung, và treo trên tường nhà nghỉ mát của tôi ở Normandie, một căn nhà cổ thuộc thế kỷ thứ XIX, đẹp, dễ thương, nhưng hoàn toàn hư mục, tôi mua nhà ấy nhờ tiền bán sách với giải Goncourt". Nên hiểu rằng: với tiền nhuận bút do sách bán được, nhưng cũng đừng quên, cùng một năm ấy, cũng với cuốn sách ấy, Pierre Rambaud cũng nhận được giải thưởng Giải Thưởng Lớn cho tiểu thuyết của Viện (Văn học) Pháp – Grand Prix du roman de l’Académie française, hào phóng hơn Viện Goncourt với số tiền thưởng là 100 ngàn quan Pháp – phật lăng - francs français!

3. Từ 5000 phật lăng vàng đến 10 euros
Không phải hoàn toàn, ngay từ đầu giải nầy chỉ cho một số tiền là tượng trưng như vậy đâu?
Năm 1896, lúc mất, Edmond de Goncourt để lại một di chúc rất hậu hỉ: "Tôi tuyên bố người thừa tự trách nhiệm di chúc tôi là người bạn thân của tôi là nhà văn Alphonse Daudet. Alphonse Daudet có bổn phận tổ chức ngay trong năm tôi vừa mất, và tiếp tục vĩnh viễn, một hiệp hội văn chương, nhơn danh cá nhơn tôi và anh tôi, trên nền tảng của những người yêu văn chương, một giải thưởng là 5000 phật lăng, thưởng tặng cho một án văn xuôi giả tưởng hằng năm – Je nomme un exécuteur testamentaire mon ami Alphonse Daudet, à la charge pour lui de constituer dans l’année de mon décès, à perpétuité, une société littéraire dont la fondation a été, tout le temps de notre vie d’hommes de lettres, la pensée de mon frère et la mienne,et qui a pour objet la création d’un prix de 5000 francs destiné à un ouvrage d’imagination en prose paru dans l’année".
Hiệp hội văn chương Goncourt ra đời từ đó. Giải văn chương đầu tiên được phát năm 1903: 5000 quan phật lăng vàng. Với giá thị trường tụt dốc, lạm phát tụt dần đến chỉ còn 50 phật lăng mới – nouveaux francs năm 1962. Dù sao, người nhận giải thưởng Goncourt không cần đến số tiền của giải thưởng để tạo sự thành công và sự sống sung túc, sống với nghề viết văn.
Sự thật, là tấm chi phiếu của giải thưởng nầy không gây một kỷ niệm đáng nhớ nào cho các người trúng giải cả!
Erik Orsenna, (có thời gian làm "cố vấn quân sư, thầy dùi" cạnh Tổng Thống Mitterrand) ("Triển lãm thuộc địa – l’Exposition Coloniale", nxb Seuil, Paris, năm 1988), tuy không ký thác tấm chi phiếu lãnh được vào ngân hàng, nhưng hoàn toàn, cũng không nhớ rằng để tấm chi phiếu ở đâu: "Tôi dọn nhà nhiều lần, đồ đạc lung tung, ông tự biện hộ. Tôi nhớ là tấm chi phiếu mầu vàng nhạt, do Quỷ Ký thác - Caisse de Dépôts - phát hành. Sự thật, cái mà tôi nhớ mãi như in trong đầu, là khi tôi nghe tên tôi trúng giải, tôi bèn tự nói ngay " Từ nay, khỏe rồi! Ta đã thoát nỗi ám ảnh!". Hoàn toàn được giải thoát không còn bị ám ảnh bởi trúng giải hay không, vì thiệt tình mà nói tay nhà văn nào mà nói rằng mình không nghĩ đến sách mình có thể trúng giải Goncourt là thằng cha ấy nói láo!".
Jean-Christophe Rufin, bác sĩ, có môt thời làm Đại sứ ("Mầu Đỏ Ba Tây – RougeBrésil", nxb Gallimard, Paris, năm 2001) cũng chẳng nói gì hơn: " Sự xúc động không đến từ tấm chi phiếu. Đó là cái lục lạc ta mang nơi cổ. Có nên mang hay không. Riêng tôi, tôi đã để lạc mất tấm chi phiếu, nhưng tôi vừa tìm được lại khi sắp xếp lại đống hồ sơ cũ. Và tôi đã chụp sao lại. Và có thể tôi sẽ đóng khung và treo tấm chi phiếu ấy, mặc dù hình dáng cũng chả đẹp đẽ gì cho lắm!" Tấm chi phiếu ấy là tấm cuối cùng trị giá viết bằng phật lăng – francs. Năm sau, trị giá được viết thành 10 euros và 65 francs. Ông cựu bác sĩ (JC Rufin) tính toán trật thời thế "Tôi thật không may mắn tý nào!" Ông vừa nói vừa cười. Chắc ông thèm được lãnh bằng euros chăng? Đã trúng giải mà còn chê tới chê lui. Nói theo người việt chúng ta: "Nghèo mà ham!"
Cũng như các người trúng giải của thế hệ của ông, tất cả đều nhận tấm chi phiếu qua bưu điện. Viết bởi một anh chưởng lý trên một tấm chi phiếu của Quỷ Ký Thác. "Rất máy móc, không thân mật ty nào – Tout était extrêmement impersonnel", Jean Chrisrophe Rufi, hổi tưởng lại: "Lúc bấy giờ có nhiều người không gặp các giám khảo. Chỉ có từ mươi năm nay thôi các người trúng giải được mời ăn chung với ban giám khảo giải Goncourt tại quán Drouant thôi!"
Một lễ nghi kiểu cách cũng được từ từ tổ chức, sắp đặt. Từ từ mọi chuyện tỏ sẽ rõ ràng (không còn giữ vẻ bí mật như xưa nữa) kể cả cái chi phiếu, từ nay trao công khai, trân trọng, trước công chúng và báo chí. Từ nay, chi phiếu, ký bởi Hiệp hôi văn chương Goncourt, được trao tận tay người trúng giải, trong một buổi lễ, trước mặt một phái đoàn nhà báo, tại tiệm ăn, và người nhận Giải được mời ăn chung với 10 người của Ban Giám khảo, được các nhà báo phỏng vấn, chụp hình, đưa lên báo và truyền hình..

Thay lời kết: Chuyện bên lề:
Từ cái khung 150 euros đến người nhận giải thường lớn nhứt 11 euros:
Tấm chi phiếu 10 euros luôn luôn là một biểu tượng quý giá. "Với bao nhiêu năm qua, ngày nay, tấm chi phiếu vẫn tạo một thái độ kỳ lạ, một sự ngạc nhiên kỳ thú, thứ nhứt khi ta là một người không quen với không khí của thế giới văn học, in ấn xuất bản" Alexis Jenni kể lại ("Art français de la guerre – Nghệ Thuật chiến tranh của nước Pháp, nxb Gallimard, Paris, năm 2011) và anh tiếp tục kể tiếp: "Khi vừa nhận được, có một khoảng đứng tim, chờ đợi, không tin tưởng, (qua đôi mắt mình): 10 euros, trong khi đối với mình, đây là một cái gì to lớn lắm, sách của ta trúng Giải Goncourt mà! Đây là một Giải Văn học lớn, và ta tác giả là Nhà văn Chúa của tất cả nhà văn!" Và anh đã cất kỹ tấm chi phiếu trong một tập hồ sơ với một bìa giấy carton cứng cùng với bản hợp đồng với nhà xuất bản, của cuốn sách đầu tay nầy đã thắng giải.
Gilles Leroy ("Alabama Song – Bài Ca Alabama, nxb Mercure de France, Paris, năm 2007), cuối cùng cho đóng khung tấm chi phiếu. "…Tôi hỏi cho đóng khung tấm chi phiếu, người thợ đòi 150 euros, vì tấm chi phiếu quá thước tấc. Quá mắc, tôi từ chối. Thời gian sau, trong một tiệm tạp hóa bán hàng tất cả 1 euro tôi thấy một khung bằng nhựa, tôi mua và để tấm chi phiếu vào. Hắn, ngày nay nằm trên một giá tủ nơi nhà nghỉ của tôi ở nhà quê..."
Một đồng, đó là cái sai biệt của Giải thưởng tặng Marie Ndiaye (" Trois Femmes puissantes – Ba Người Đàn bà đầy quyền thế, nxb Gallimard, Paris, năm 2009). "Số là Ban Giám Khảo hôm ấy lật đật thế nào, hôm ấy quên đưa tấm chi phiếu cho tôi. Hàn lâm viện sĩ Françoise Chandernagor, bèn viết chí phiếu gởi cho tôi ngày hôm sau. Với tất cả sự tao nhả và đầy hài hước, Ngài đã thêm 1 euro và số tiền chung để gọi là xin lỗi vì sự trễ nãi!" Từ nay, Marie Ndiaye là Nhà Văn cận đại với số tiền thưởng Giải Goncourt lớn nhứt 11 euros thay vì 10 euros!
Chúc tất cả Vui Xuân.
Hồi Nhơn Sơn (04-02-2018)
Phan Văn Song

 

Đăng ngày 15 tháng 02.2018