Chuyện tình Quê hương: yêu chuyện người, buồn chuyện ta


100 năm trước, điều kỳ diệu xảy ra trong đêm Giáng sinh đất người,
50 năm trước, điều dã man xảy tại đêm Tết Mậu Thân đất Việt ta!

Hưu chiến đêm Noël 1914 tại chiến hào Pháp Đức
Tàn sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế Việt Nam

Hai cuộc chiến, Hai ngày lễ
Hai văn hóa! Hai văn minh!


Phan Văn Song

Thứ bảy tuần trước, trên mạng Hoa Tự Do, mục Văn Hóa cho đăng một bài viết về một sự kiện hy hữu đã xảy trong một thời kỳ đen tối nhứt của lịc sử âu châu cách đây trên 100 năm, tạo sự chú ý cho chúng tôi. Chúng tôi xin phép tác giả Thuần Dương và chủ nhiệm diễn đàn Hoa Tự Do, được trích những đoạn của bài viết, đôi lời thành thật cảm ơn quý vị tác giả, và chủ nhiệm Hoa Tự Do.

1) 100 năm trước, Giáng Sanh 24 tháng 12.1914, văn hóa người
Nhơn dịp hôm nay là ngày 27 tháng 12, 2017, sau lễ Giáng sanh 3 ngày, người viết chúng tôi xin được chia sẻ cùng quý thân hữu vài suy nghĩ về sự kiện nầy, tuy đã xảy ra vào dịp Noël, ở đất người trong một cuộc chiến được xem là đẩm máu nhứt của lịch sử của âu châu. Sở dĩ ngày 27 vì chúng tôi muốn kỷ niệm ngày 27 tháng 12 năm 1914, cách đây trên 100 năm, hiện tượng hiếm có đó, được những tờ báo của Anh và Mỹ đưa tin. Tờ The Daily Telegraph cho đăng một bài viết vào ngày 27 tháng 12 năm 1914, về việc quân đội Đức và liên quân Anh-Pháp, đối mặt tàn sát nhau, vừa ngày hôm trước, lại tự động đồng lòng ngưng bắn, cùng nhau hưu chiến, chẳng những đêm 24 tháng 12 năm 1914, đêm thánh thiện Giáng Sanh, rồi cả ngày 25 ngày Noël nữa, rồi cùng nhau ca hát, trao đổi quà tặng, bánh sô cô la và thuốc lá. Tờ New York Times cũng đưa cái tin của cái đêm giao thừa và ngày Noël năm ấy. Sau đó, các tờ báo của Anh như Mirror hay Sketch cuối cùng cũng đăng ảnh về những chiến sĩ đứng lẫn với nhau trên chiến tuyến ở trên trang nhứt tạp chí của mình.
Hiện tượng hy hữu nầy, xảy ra tại những chiến hào, ngay tạimột điểm nóng giằng co ác liệt giữa liên quân Anh – Pháp và quân đội Đức, nơi người ta không thể biết được liệu ngày mai mình còn sống hay không, câu hỏi bao giờ được về nhà như hòn đá ném xuống vực sâu không hồi đáp, ở nơi đó, liệu có thể có phép màu? Thế nhưng cuộc sống luôn có chỗ cho những điều kỳ diệu. Vào đêm Noël năm 1914, sau nhiều ngày giao tranh dữ dội giữa giá rét của mùa đông phương Bắc. Bất chấp những làn bom rơi, đạn nổ, những tiếng gào thét thê lương, những thân người đổ gục vô hồn… đêm Giáng Sanh vẫn phải được tưởng nhớ và chào đón. Binh lính của ba nước âm thầm tổ chức lễ Noel ngay dưới chiến hào của mình. Không có gà tây, không có bếp hồng hay món tráng miệng ngọt lịm, không cả lời chúc tụng mà chỉ có những lời cầu nguyện cho sự yên bình và sự sống.

Đêm Giáng Sanh 24 tháng 12 năm 1914, giữa sự tịch mịch hiếm hoi của địa ngục trần gian, nơi diễn ra trận chiến khốc liệt của Thế chiến I, một tiếng hát vút lên không gian, và tiếp theo sau đó là một trang sử sáng ngời giữa lịch sử tối tăm của chiến tranh đã được viết nên.
Một binh sĩ người Đức, Nikolaus Sprink, vốn là một nam ca sĩ opera tài danh bị triệu tập đi lính, bỗng cất tiếng hát vang « Đêm Thánh Vô cùng – O Silent Night-Holly Night... » giữa chiến trường. Và bắt đầu, một thời khắc đi vào lịch sử. Và trong đêm tịch mịch đó, Silent Night-Holly Night – bài hát Giáng sanh nổi tiếng nhất mọi thời đại, từ phía chiến hào của người Đức, cất lên văng vẳng, cao vút. Người Anh và người Pháp ngừng cụng ly và xì xầm, không gian và thời gian như bất động.Như được đánh thức sau cơn mê, một viên sĩ quan binh đoàn Scotland của quân đội Hoàng gia Anh bất ngờ chộp lấy cây kèn túi-cornemuse, thổi lên điệu nhạc du dương hòa cùng giọng ca bên kia chiến tuyến. Nikolaus vốn chỉ đang trổ chút tài nghệ phục vụ những đồng đội của mình, ngỡ ngàng trước màn hồi đáp đầy chất thơ, đã hứng khởi quên cả hiểm nguy, bước ra khỏi chiến hào, tay cầm cành thông vừa đi vừa hát bất chấp sự can ngăn của vị chỉ huy. Bài ca vừa dứt, anh lập tức nhận được những tràng pháo tay vang dội của những người lính từ… cả hai chiến hào.
Đó là một phần nội dung của bộ phim « Joyeux Noel » do Pháp sản xuất với sự hợp tác của Anh, Đức. Bộ phim từng nhận được đề cử cho giải Phim nước ngoài xuất sắc nhất tại Oscar 2006, Quả cầu vàng, BAFTA 2006… Đó không phải chỉ là một bộ phim lấy đề tài chiến tranh.Mà nó dựa trên một sự kiện hoàn toàn có thật trong Thế chiến I.
Và trong suốt hơn 100 năm sau, sự kiện này đã được xem như là một phép lạ, giây phút đình chiến hiếm hoi trong cuộc chiến từng cướp đi sanh mạng của hơn 15 triệu người.
Người ta cũng ghi nhận thêm rằng, qua sáng ngày 25 tháng 12, ở một số đoạn trên chiến hào, lính Đức đã bước lên và hô to “Chúc mừng Giáng Sanh” bằng tiếng Anh. Binh sĩ đồng minh cũng thận trọng tiến ra chào đón họ. Người Đức nhanh chóng giơ tay ra hiệu “Bạn không bắn, chúng tôi cũng không bắn”. Binh sĩ hai bên trao đổi những quà tặng như thuốc lá, thực phẩm và mũ. Đồng thời họ có thời gian yên bình để chôn cất những những đồng đội thiệt mạng trong nhiều tuần trước đó của mình. Ở một nơi sanh tử không có giới hạn, đến một nấm mồ tươm tất và một buổi lễ tiễn đưa ấm áp không thể diễn ra trọn vẹn, thì khoảng thời gian đình chiến hiếm hoi đó, chính là dịp, để người ta dành cho những người đã khuất những điều ý nghĩa cuối cùng.

2) 50 năm trước, Tết Mậu Thân, 30 tháng giêng 1968, văn hóa thú
Sự kiện Quân đội Việt Cộng thảm sát dân lành ở Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968, đến năm nay, với Tết Mậu Tuất 2018, tròm trèm đã 50 năm.
Như quý thân hữu và đọc giả đã thấy như trên vào dịp lễ Giáng Sanh xứ người 100 năm trước, hai phe thù địch ngưng chiến cùng nhau hát thánh ca, trao đổi lời chúc tụng và tặng quà kỷ niệm nhau, trên chiến tuyến cạnh những địa đạo chiến hào. Trái lại với lễ Tết xứ ta, 50 năm trước, mặc dù đã hẹn nhau giữ truyền thống quê hương là mọi sanh hoạt xã hội phải ngưng lại, huống chi là chiến tranh, nên phải hưu chiến trong ba ngày linh thiêng của dân tộc là ba ngày Tết cổ truyền thờ cúng tổ tiên, thăm viếng sum họp gia đình. Lại thêm «Trong những ngày trước cuộc tấn công, quân đồng minh nới lỏng phòng thủ. Phe Bắc Việt (cũng) tuyên bố ngưng chiến vài dịp Tết (Mậu Thân) từ ngày 27 tháng giếng đến ngày 3 tháng hai 1968» - (Wikipédia en français « L'offensive du Tết... Dans les jours précédant l'offensive, les alliés se relâchent. Le Nord-Viêt Nam annonce une trêve pour le Têt, soit du 27 janvier au 3 février 1968)

Sự kiện:
Đúng nửa đêm ngày 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968, thừa quân đội đồng minh và đặc biệt quân cán chánh của Việt Nam Cộng Hòa được nghỉ phép về gia đình « ăn Tết » ; quân đội Cộng sản Bắc Việt và quân Việt Cộng ẩn nấp ở miền Nam Việt Nam cùng lúc tấn công bất thình lình tại nhiều thành phố và địa phương trên toàn lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa - trong đó có Sài gòn và Huế. Với một tổng số vào khoảng 84 000 quân cộng sản Bắc Việt cùng với hàng ngàn du kích địa phương nằm vùng, đồng loạt nổi dậy, tiền pháo binh và súng cối, hậu xung, tấn công các phi trường, các cơ sở quân sự quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng 64 khu quân sự các thành phố là làng xã.
Sau các thành công quân sự ban đầu, họ bị quân dân cán chánh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa áp đảo và đẩy lui khắp nơi, trừ Huế. Trong mọi tình huống, quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng với các đơn vị địa phương quân và cảnh sát tử thủ đã đẩy lui liên quân cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng. Trừ Huế, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tuy ở thế bị động, hoàn toàn phòng thủ, nhưng dưới quyền chỉ huy của Tướng Ngô Quang Trưởng, nên vẫn giữ vững được phòng tuyến. Thế nhưng một phần lớn thành phố vẫn bị chiếm bởi quân Việt Cộng. Cuộc chiến dằn co đẩm máu suốt 28 ngày. Theo thống kê đồng minh Mỹ-Việt, quân Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng nằm vùng đã bỏ lại khoảng trên dưới 5 000 cán binh vừa chết, vừa bị thương, chỉ độ 100 tên bị bắt hay đầu hàng thôi. Phía đồng minh 216 tử thương, 1609 bị thương, riêng quân lực Việt Nam Cộng Hòa 421 quân nhơn đã hy sanh vì Tổ quốc, 2123 bị thương và 31 người mất tích.
Trái lại, trên 5800 thường dân vừa thiệt mạng và bị thương, 116000 mất nhà mất cửa mất cả tài sản trên tổng số dân Huế là 140 000 người
Và… Sau khi thành phố vừa lấy lại, người ta tìm thấy những hố chôn tập thể với 2800 xác chết. (Nguồn Wikipédia Pháp) Số liệu về các hố chôn tập thể:
Trong những tháng và những năm tiếp theo, bắt đầu từ ngày 31 tháng 1 năm 1968, và kéo dài tổng cộng 26 ngày, hàng chục ngôi mộ tập thể được phát hiện trong và xung quanh Huế. Nạn nhơn bao gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em và trẻ sơ sinh.
Theo Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên, trong 22 địa điểm tìm được các mồ chôn tập thể, người ta đếm được 2326 sọ người. Sau Tết, các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4000 gia đình. Chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa, đưa ra danh sách 4062 nạn nhân được họ xác định là đã bị bắt cóc hoặc bị giết. Theo các báo cáo của Việt Nam Cộng Hòa, nhiều thi thể được tìm thấy ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và có khi bị chôn sống.(Wikipédia Việt Ngữ)

Tại sao thành phố Huế? Vì chiến lược?
Ở thành phố ngày diễn ra trận chiến dài và đẩm máu nhứt của cuộc tấn công Việt Cộng ngày Tết Mậu Thân 1968.
Thành phố Huế, nằm ngang đường quốc lộ 1, nằm 1,2 cây số cách biển Đông và 100 cây số phía Nam giới tuyến Bắc (vĩ tuyến 17) của Việt Nam Cộng Hòa. Huế là thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên, là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam Cộng Hòa, với 140 000 cư dân.Và Huế cũng là cố đô của triều đình Nhà Nguyễn, là trung tâm văn hóa của miền Trung của toàn đất nước.
Cho mãi đến năm 1968, Huế vẫn là nơi được xem là khá an toàn, dù là nằm trên một trục lộ thông thương Nam Bắc. Huế thật sự được chia làm hai thành phố bổ trí theo Sông Hương cắt theo hướng Đông-Nam Tây-Bắc. 2/3 dân chúng sống ở phía bờ Bắc của Sông Hương, (Hữu ngạn – theo cái nhìn á đông- từ cửa biển lên nguồn – âu mỹ nhìn từ nguồn xuống biển) bao bọc ngoài và trong Cổ Thành, với các vườn xưa, chùa xưa, hố đào, nhà cửa xưa, và, với cạnh sát bờ thành, là khu phố cổ Gia Hội, chằng chịt nhà xưa, ngỏ hẹp.
Phía bờ Nam Sông Hương (Tả ngạn), bên kia cầu Nguyễn Hoàng, là thành phố mới, thành phố Tây, với một diện tích 50% nhỏ hơn Cổ Thành, và với 1/3 cư dân còn lại. Ở đấy, gồm có nhà thương, nhà giam, nhà thờ Thiên Chúa giáo La mã - Phú cam, và những cơ quan công quyền với những địa ốc tân thời như Tòa Lãnh sự Mỹ, Viện Đại học, và nhiều cư xá các viên chức…
Bộ tham mưu sư đoàn 1 của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đóng ở mạn Đông Bắc Cổ Thành Huế, với những công sự chiến đấu nhưng phần đông được bố trí dọc theo quốc lộ 1 về hướng Quảng Trị. Đơn vị gần nhứt Huế là Trung đoàn 3 với ba tiểu đoàn nằm cách Huế khoảng 4 cây số mạn Tây Bắc. Đơn vị duy nhứt có mặt trong thành phố là một Đại đội "Hắc Báo", gồm các binh sĩ thiện chiến, chuyên ngành thám sát hay phản chiến trả đủa nhanh chóng. Riêng phần an ninh thành phố thuộc quyền của Cảnh sát quốc gia.
Hiện diện của Huê kỳ và quân đội Mỹ, khi cuộc chiến bắt đầu, chỉ với sự có mặt của 200 quân nhơn của thuộc cơ quan cố vấn MACV gồm 200 quân nhơn của lục quân USArmy và thủy quân lục chiến USMC Huê kỳ, vài sĩ quan (cố vấn) Úc, và vài sĩ quan cố vấn cạnh sư đoàn 1 Việt Nam. Tất cả đang "ăn Tết" tại một doanh trại, được trang bị chiến đấu sơ sài – légèrement fortifié nằm phía Đông của thành phố mới bờ Nam Sông Hương, cách cầu Nguyển Hoàng một khu phố.
Tả dông dài để nói rõ, cái nhẹ dạ của Liên quân Mỹ-Việt miền Nam Việt Nam, do quá "gentlemen âu mỹ", quá "quân tử á đông", tin tưởng tưởng rằng Hà nội tôn trọng hưu chiến, nhưng tập tục á đông tôn trọng ngày giờ tháng linh thiêng tuyền thống đã được tôn trọng từ bao năm nay; (cũng do tuyên bố của phe Bắc Việt ngưng chiến vài dịp Tết (Mậu Thân) từ ngày 27 tháng giếng đến ngày 3 tháng hai 1968) nên đã bị văn hóa Công Sản chủ nghĩa Vô Thần-Vô Gia Đình-Vô Tổ quốc bịp!
Trái lại, Bộ chánh trị Đảng và công an Cộng Sản đã sửa soạn sẳn một danh sách dài những nhơn vật-mục tiêu cần phải thanh toán ngay từ những giờ đầu của cuộc tấn công. Những sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã đành; những nhơn vật, nhơn sự hành chánh chánh trị, thôi cũng đành nhưng đàng nầy lại thêm tất cả những thường dân có quốc tịch Huê kỳ hay quốc tịch khác, ngoại nhơn, ngoại kiều hay người Việt làm việc với ngoại kiều, dù người hay dù cơ sở. Sau khi bắt, phải đem ngay ra khỏi thành phố trừng trị giết hoặc thủ tiêu, vì có tội với nhơn dân Việt Nam... Thảm sát do đó Huế bắt đầu.
Thời điểm cuộc tấn công cũng đã nghiên cứu rất kỹ, nhờ lệnh ngưng bắn, quân lực liên quân Mỹ Việt sẽ lơ là, nhiều quân nhơn Việt Nam đi phép về thăm nhà... và thời tiết, mùa mưa vẫn còn sót ở miền Trung sẽ giảm cường độ hoạt động của Không Quân Mỹ Việt. Do đó khi, quân Cộng Sản bắt đầu tấn công, một nửa quân lực Việt Nam Cộng Hòa đang nghỉ phép, quân phòng thủ lo phòng ngoại biên hơn phòng giữ trung tâm các thành phố. Lúc Huế bị tấn công, chỉ có một Đại đội Hắc Báo đang giữ đường sân bay, nằm ở Đông Bắc Cổ Thành. Do đó Cổ Thành bị tràn ngập ngay!

Vài câu chuyện, vài nhơn chứng:
Từ chuyện Ta: Nguyễn Công Minh, con gái của phó Quận trưởng quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị vào thời điểm đó, nói rằng cha cô, sắp về hưu, đã bị bắt tại nhà riêng khởi đầu cuộc tấn công. Sau khi ông nói với quân Giải phóng rằng ông là Phó Thị trưởng thành phố Huế sẽ được cho nghỉ hưu trong năm sau (1969), ông được lệnh phải trình diện ở khu cải tạo. Hai ngày đầu, ông được cho về nhà sau khi đến khai báo, đến ngày thứ 3 thì ông được yêu cầu đóng gói quần áo và thực phẩm để tới khu trại trong 10 ngày. Ông không bao giờ được nhìn thấy một lần nữa, cũng không tìm được hài cốt của ông. Cô kể lại rằng vào mùa hè năm 1969, khi tìm kiếm thi thể của cha cô (việc tìm kiếm do một người Cộng sản trình diện chiêu hồi chỉ dẫn), cô đã chứng kiến 7 thi thể trong một ngôi mộ đã được tìm thấy. Nguyễn Công Minh ước tính khoảng 250 thi thể được tìm thấy trong 1 tháng tìm kiếm trong 8 hố chôn tập thể.
Đến chuyện Tây: Ba giáo sư, Giáo sư Horst-Günther Krainick, bác sĩ Alois Alteköster, và Tiến sĩ Raimund Discher, người giảng dạy tại Đại học Y Khoa Huế, là thành viên Đại sứ Văn hóa CHLB Đức, cùng với bà Horst-Günther Krainick, đã bị bắt giữ bởi quân Giải phóng trong cuộc tấn công Huế của họ vào tháng 2 năm 1968. Ngày 05 tháng Tư năm 1968, các bộ phận thi thể của giáo sư cùng với nhiều người dân Việt Nam đã được phát hiện trong ngôi mộ tập thể gần Huế.
Một số soạn giả và phóng viên như Stephen Hosmer (Viet Cong Repression and Its Implications for the Future, 1970); Peter Braestrup (phóng viên, viết cuốn Big Story, 1977); Barbara Tuchman (viết cuốn The March of Folly, 1984); Loren Baritz (Backfire, 1985) và Uwe Siemon-Netto (Springer Foreign News Service) tất cả đều cho rằng quân Cộng Sản thực hiện một cuộc tàn sát. Siemon-Netto cho rằng những thi thể bị trói tay là chứng minh họ không chết vì bom mìn mà đã bị bắn với mục đích thủ tiêu chứ không phải vì lạc đạn.

3) Kết luận:
Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân là một thất bại lớn của Việt Cộng và quân đội Cộng sản Bắc Việt.
Thắng thua không còn tánh thời sự của bài viết nấy của chúng tôi! 50 năm hồi tưởng lại để nhắc lại người dân Việt Nam, dù là người tỵ nạn Cộng Sản hiện nay ở yên phận ở Hải ngoại, hay dù là người còn sống trong nước… hãy cùng nhau đốt một nén hương tưởng nhớ các nạn nhơn của cuộc thảm sát Huế tháng giêng năm 1968, váv các nạn nhợn của toàn cuộc chiến Chống cộng giữ vững Miền Nam trong vòn trên 20 năm.
Bài học đáng ghi. Khỏi cần nói nhiều chỉ so sánh hai cái hiện tượng:
Noël 1914, ngưng bắn trên chiến hào, để cụng ly hát mừng Thiên Chúa ra đời, dù là ba quốc gia, ba quốc tịch khác nhau không đồng ngôn ngữ – Pháp Anh Đức!
Tết 1968, Cộng Sản Bắc Việt bịp dân quân Nam Việt nhẹ dạ, ngưng bắn, để tấn công, dễ dàng tàn sát, cắt đầu, mổ bụng, chôn sống, tuy dù là đồng hương, tuy dù là đồng ngôn ngữ - Việt Nam.

Hồi Nhơn Sơn, 27 tháng 12.2017 nhớ về 27 tháng 12.1914.
Phan Văn Song


Chuyện thời sự Pháp

Nước Pháp và nỗi ám ảnh súng

Phan Văn Song

Cuối năm đến, đây là thời gian để làm những bản thống kê: thống kê tài sản quốc gia, thống kê tình trạng kinh tế đã đành, thống kê tình hình chánh trị quốc gia, quốc tế, cần thiết… nhưng còn thống kê, tổng kết những con số để đo để lường để đánh giá những kết quá do chánh sách, do phương trình áp dụng để quản trị và điều hành đất nước năm qua, với những tỷ lệ, những con số, từ những tai nạn xe cộ đến tình trạng tâm thần của người công dân. Những năm gần đây, và đặc biệt năm qua, trong thời gian mà cả thế giới phải sống và đang sống trong một tâm trạng lo âu của "cái sợ do bọn khủng bố hồi giáo quá khích gây ra cho Âu châu". Từ cái tâm trạng lo âu của sự "thiếu an lành" cộng với cái tâm trạng "thiếu ổn định" do thị trường lao động "không tạo việc làm", đến tâm trạng "mất bình yên, thiếu sự an ninh" cho môi trường sống, cho làng xóm láng giềng, cho thành phố, nơi ăn chốn ở. Tóm lại, vì sợ khủng bố, do bọn khủng bố tạo nên, nên tạo một tâm trạng "sống" trong trong một môi trường "thiếu vắng sự an ninh"… Nên dư luận Âu Châu và đặc biệt ở Pháp bắt đầu nói đến quyền "tự bảo vệ", tức là quyền "tự võ trang để tự bảo vệ".
Ở Huê kỳ do tai nạn về súng đạn hơi nhiều, gần như hằng năm, nên dư luận và nhà cầm quyền đều phải đặt thành vấn đề, nhưng vẫn không giải quyết nỗi, vì quyền "người công dân có súng" là một quyền công dân do Hiến Pháp quy định ; chiếu tu chính Hiến Pháp số 2, của Hiến Pháp Huê Kỳ. Nhưng còn ở Pháp ? Một hiện tượng mới, các câu lạc bộ "bắn súng" càng ngày càng đông khách. Càng ngày càng nhiều người Pháp mê và thích súng. Ai cũng muốn có một cây súng "riêng" cả!
Câu hỏi là: có bao nhiêu công dân Pháp, nam hay nữ, nam và nữ, không còn tin vào sự bảo vệ của nhà nước Pháp nữa ? Và họ là ai ?

1. Những người dân rất bình thường:
Cái ngạcnhiên thường gặp ở Pháp là những con người "yêu súng" là những con người rất bình thường. Không phải một anh cao bồi trong những phim viễn tây Mỹ, kiểu John Wayne, Robert Mitchum, Randoph Scott hay Yul Brynner… mà cũng chẳng phải một chàng gangster, đầu đội mũ Borsalino, kiểu Humphrey Bogart, Richard Widmark hay Alain Delon… súng mang trong ngực áo, trong những phim trinh thám Mỹ hay Ý… Marc, chúng ta cứ gọi anh ta là Marc, Marc hẹn với nhóm điều tra chúng tôi, tại một bãi parking đậu xe của một siêu thị của một thành phố nhỏ chúng tôi xin phép dấu tên. Với tất cả sự cẩn thận, ngó trước ngó sau, anh bằng lòng kể cho nhóm điều tra một câu chuyện không lấy gì làm hãnh diện cho anh cho lắm. Anh vừa ai đó tố cáo, bị cảnh sát đến xét nhà, và đã tịch thu một khẩu súng lục cùng hai súng trường ; anh cũng phải sắp sửa phải ra hầu tòa vì tội sở hữu súng bất hợp lệ nầy, một tội thật là "bất bình thường" cho một thường dân sống tại Pháp. Dĩ nhiên, chúng ta không bắt buộc phải nhìn thấy một anh chàng Clint Eatswood mũ stetson cao-bồi, áo ca-rô, quần jean cao-bồi, bốt ủng, với cặp Colt Navy Western Smith&Wesson lủng lẳng bên hông, hay một anh vạm vỡ, râu quay nón, đầu trọc, như phim Rambo, hay Commando, cựu special force Vietnam, giọng ồ ề, colt US .45, treo trên ngực, áo dã chiến dù, bottes de saut… Nhưng ta cũng không bắt buộc phải gặp một anh chàng chơn mang dép nhựt, áo thun, quần vãi kaki, rất người dân bình thường, đi một chiếc xe hiệu peugeot bình thường, trên xe có cả chiếc ghế chở con nít ở hàng ghế sau. Đó là Marc, một người dân Pháp bình thường như mọi người dân Pháp, sống tại một thành phố hạng hai bình thường của xứ Pháp. Và thử hỏi có phải đây là hình ảnh biểu tượng của những loại người đam mê súng, mê súng, thích súng, chơi súng, sưu tầm – collectionneur súng, đệ tử của những "câu lạc bộ súng tương lai đang tràn ngập xứ Pháp không ?
Và anh ta thản nhiên thú nhận không một thái độ tội lỗi gì, anh hiện sở hữu một khẩu súng lục P38 Special .38, do "một người bạn của một người bạn" bán lại , một khẩu súng trường quân đội MAS 36 cũ, vớimột lô khoảng 20 viên đạn, cùng một khẩu súng săn hai nòng trên dưới (canons superposés) nòng - calibre 12, với hai hộp đạn chài chì số 6 (plomb n° 6). Tất cả không có giấy phép, kể cả Giấy Phép đi Săn - Permis de Chasse. Đó "chỉ để dùng để tự vệ, khi cần thiết thôi!" anh nói một cách dững dưng, bình thản! "Tất cả đã bi tịch thu", anh ngao ngán cho chúng tôi biết. Và chắn chắn phải hầu tòa và vĩnh viễn mất cả súng ngắn lẫn hai cây súng trường cùng lô đạn. Và càng đau đớn hơn là với cái án nầy, vĩnh viễn anh không có quyền có súng, dù anh có ghi tên làm hội viên một câu lạc bộ thể thao bắn súng đi nữa!
Thật vậy ở Pháp, chánh quyền chỉ cấp giấy phép cho những hội viên các câu lạc bộ "bắn súng thể thao - tir sportif", hay cho những chánh khách có chức vụ hay nghề nghiệp cần phải được bảo vệ sanh mạng. Tất cả những luật lệ ấy làm bực mình "những" Marc, vì dân số những người như Marc ngày nay khá đông tại Pháp.

2. Một luật lệ quá khắc nghiệt:
"Luật lệ quá khắc nghiệt!" Tất cả "những" Marc đồng than trách! Người ta cảm tưởng nghe một công dân Mỹ thuộc Đảng Cộng Hòa Mỹ bầu phiếu cho Tổng Thống Trump, bảo vệ hết mình Tu chính số 2 của Hiến Pháp Huê kỳ. Marc cùng các bạn của Marc không hiểu tại sao Pháp không có một luật bảo vệ "cái quyền dân chủ tựbảo vệ" ấy, "mỗi người công dân phải có một khẩu colt để tự bảo vệ bản thân" chứ! Marc và các bạn khẳng định rằng, mỗi công dân khi gặp hoạn nạn, khủng bố, hay ăn cướp, nhơn viên công lực đều không có mặt để can thiệpn hay bảo vệ họ kịp thời!
Thật vậy, Marc và các bạn Marc có lý. Trước năm 2015, ở Pháp, có thể chỉ có một số nhỏ người dân, thiểu số không nghĩ như vậy. Nhưng từ 2016, từ sau vụ tòa soạn tuần báo "Charlie Hebdo" bị quân khủng bố, gồm chỉ có hai anh em thôi, mà đã tàn sát cả đến 16 chết và 4 bị thương, đến vụ quân khủng bố bắn người ở Bataclan, Paris ... rồi đến vụ xe tải tông giết người ở thành phố Nice… dư luận công chúng Pháp đã đổi hướng suy nghĩ. Đa số đã bắt đầu nghĩ đến phải có súng cá nhơn, phải tự tập bắn, để tự bảo vệ mình và gia đình mình. Cả cá nhơn chúng tôi, cũng như bao người á châu, thích cất giữ trang hoàng trong nhà...vũ khí á đông, gươm nhựt, kiếm nhựt ; nay cũng vừa sắm hai cây súng săn, vài hộp đạn chài, gọi là khi cần thiết, mặc dù ở một vùng nhà quê rất an toàn. Với súng săn, thủ tục xin phép cũng dễ thôi, thì chỉ cần ghi tên vào một câu lạc bộ đi săn ở làng, có giấy sức khỏe để có một giấy phép đi săn thôi. Đạn chài, chì 6, chì 8 thật sự chẳng giết ai, nhưng tiếng nổ, và tâm lý có súng bảo vệ cũng gọi là "đánh trống, đánh phèn" kêu cấp cứu với láng giềng hàng xóm. Và bạn bè chúng tôi ở làng và chung quanh đều như thế cả. Nhứt là vì xứ nhà quê, nên hầu như nhà anh bạn nào cũng có súng săn, có khi có cả nhiều loại, nhiều đời súng săn cha truyền con nối qua nhiều thế hệ. Hai cây súng hiện thời của tôi, cả hai đều canons juxtaposés cal.20và cal.16 đúng là loại xưa do các bạn dư xài, bán tặng chúng tôi, mỗi cây một euro - súng dao kiếm là khí giới phải mua, hoặc cướp, không được cho, trừ Vua ban với chức vụ, hay cha truyền con nối.

3. Năm chục ngàn tay súng mới:
Nước Pháp có truyền thống là xứ của dân thích đi săn bắn. Xứ Pháp hiện nay theo thống kê có 4 triệu cây súng, có khai báo đàng hoàng, đa số là súng trường, súng săn. Nhưng nhiều năm nay, một hiện tượng mới, một đam mê mới, thích bắn súng "thể thao". Các câu lạc bộ "bắn súng thể thao" càng ngày càng có số người ham mộ ghi tên càng đông. "Con số được nhơn đôi năm vừa qua" Thierry Coste, Tổng Thư ký Liên hôi - AssociationGuillaume Tell ( tên một xạ thủ bắn tên bằng nỏ - arbalètre, của truyền thuyết Thụy sĩ, rằng ông đã bị ông một quan phạt phải bắn quả táo để trên đầu con trai của ông cách xa 100 bước) gồm 6 câu lạc bộ dân yêu súng của nước Pháp. Từ năm 2011, các hội bắn súng đã thâu thêm 50 ngàn hội viên mới.
Cơ quan đầu tiên lo lắng đến hiện tượng nầy chính là chánh quyền Pháp, vì con số đơn xin phép mua súng càng ngày càng nhiều cao lên. Và con số sở hữu súng bất hợp lệ cũng càng ngày càng động. "Với tình trạng khẩn cấp – État d’urgence" của nước Pháp ngày nay, và thêm quyền được xét nhà –droit de perquisition, làm sao không tạo cho dân chúng một quyền tự bảo vệ ?" một vị thẩm phám giấu tên tỏ rõ phản ứng. Và do những vụ xét nhà, những con số rợn người được nêu rõ: 6000 khẩu súng năm 2015 - chỉ 4000 năm 2014; qua năm 2016 là 8000; và với 2017 chưa hết (tháng 10) đã có 8000 khẩu súng đủ loại rồi!
Đó là quan điểm phía chánh phủ. Còn phía người công dân, Guillaume Lorans, 30 tuổi, nghề nghiệp phi công hàng không dân sự, một người dân bình thường, sức khỏe tâm thần tốt, hiện ngay đang đứng đầu một phong trào cổ động người công dân có quyền được mang súng. L’Association pour le Rétablissement du Port d’Armess citoyen (l’ARPAC) – Hội xin hồi phục quyền Công dân có súng. Dùng từ Hồi phục - Rétablissement để chứng mình quyền ấy là một quyền tự nhiên. Hội có mạng facebook và thú nhận đã có trên 14 000 hội viên. Nói tóm lại, không nói hẳn ra mặt, rằng nước Pháp có cả vài tiểu đoàn công dân có súng. Pierre, một nhơn chứng khác cho biết, là một hội viên bắn súng thể thao, anh là chủ nhơn, và xử dụng một khẩu súng lục hiệu Glock 19, một tuần ba lần, anh đến câu lạc bộ "bắn súng thể thao" tại một vùng ngoại ô Paris rằng con số hội viên năm nay của câu lạc bộ anh đã từ 120 năm 2015 lên đến 2015!
Hiệp hội bắn súng thề thao cũng xác nhận sự tăng trưởng của môn thể thao nầy… Nay đã 250 000 hội viên. Nhưng tất cả các hội bắn súng vì là "thể thao" nên có một không khí rất gia đình, láng giềng, thân thiện. Tuổi tác ? "Từ 9 đến 80 tuổi, chúng tôi từ chối những đòi hỏi bất bình thường. Thí dụ, vừa qua chúng tôi từ chối một người muốn vào hội vì bà vợ vừa tặng anh ấy một khẩu Kalachnikov – AK47, và muốn gia nhập hội để tập bắn và... có giấy phép. Chẳng những tôi từ chối mà còn báo cho cảnh sát nữa, vì đấy là bổn phận chúng tôi" Anh Chủ tịch câu lạc bộ một cùng cạnh Paris tuyên bố thẳng thừng như vậy!
Một câu lạc bộ khác ở miền Nam nước Pháp, cũng cho biết, để hiểu rõ quyết tâm của người tân hộiviên có thật sự thích bắn súng thể thao không? Là bắt buộc, trong 6 tháng đầu mỗi tuần phải đến hai buổi và tác xạ bằng súng hơi bắn đạn chì – buồn năm phút cho những tay thích bắn súng.
Một sự thực cần phải nói rõ rằng, là một số đông các tân hôi viên là các nhơn viên công lực, cảnh sát, hiến binh – gendarmes, thuế vụ – douaniers, giữ tù – surveillants de prisons, lo lắng không đủ thành thạo nhuần nhuyễn và kinh nghiệm với con số đạn nhà nước cung cấp để bắn tập luyện quá ít, chỉ với 90 viên đạn thôi! Cũng do đó chúng ta cũng khó kiểm soát được cái "không khí gia đình truyền thống" của một câu lạc bộ "bắn súng thể thao"!
Giới bác sĩ y khoa cũng rất lo ngại về hiện tượng nầy. Bởi con số đòi hỏi giấy chứng chỉ sức khỏe tốt để xin ghi tên vào các câu lạc bộ bắn súng cũng tăng bất thường. Một Bác sĩ vùng miền Nam nước Pháp cho biết rằng nhiều người ghi tên vào một câu lạc bộ, chờ đủ hai năm, với độ vài buổi tập bắn để đủ quyền mua súng để ở nhà, xong rồi không vào câu lạc bộ nữa. Trong giới nầy đa số là dân trẻ giữa 18 đến 35 tuổi. Theo lý do ông nghĩ chỉ là Sợ thôi. Do đó rất nguy hiểm!
"Cứ sau một cuộc khủng bố, là hiện tượng mua sắm súng bùng lên" Yves Gollely, Chủ tịch Phòng thương mãi nghiệp đoàn các nhà Bán Súng- Chambre syndicale des Armuriers, nhận xét. "Trong vòng 48 giờ, sau một cuộc khủng bố là chúng tôi nhận điện thoại dân đòi mua sắm súng bằng mọi giá". Ngay ngày hôm sau, cuộc khủng bố Paris, tiệm của ông, nằm ngay quảng trường Bourse, được một người khách vào hỏi mua một áo giáp chống đạn sẽ dùng để đi xe métro đi làm việc.

Để kết luận:
Trong cái không khí đầy sợ sệt nầy, dân chúng thích mua súng cũng là chuyện bình thường và người dân sẳn sàng đi tù chỉ để tự vệ. "Thà đứng thẳng để bị 12 người xử tội còn hơn nằm yên để được 6 người khiêng" - Ngụ ý: Thà bị bỏ tù bởi 12 người của bồi thẩm đoàn Tòa Đại hình, hơn là được 6 người nhà đòn khiêng quan tài mình.
Ngày nay, có thể mua súng lậu trên mạng... ở Bỉ, ở Mỹ, với một khẩu súng, được tháo làm ba bốn phần, để gởi từng bộ phận về nhà ráp lại. Đạn tìm cũng dễ, qua các câu lạc bộ, bán lại ăn lời.
Nhiều nhà luật học cũng cung cấp thêm những lý do cho cái tự do mang súng. Luật sư Thibault de Montbrial là một. Hội viên của luật sư đoàn Paris, Chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu về An ninh Nội chính – Centre de Réflexion sur la Sécurité intérieure từ 20 năm nay, và ông thường diễn thuyết ở Luật Sư đoàn và dùng Trung tâm ấy để đặt lại vấn đề sự "tự bảo vệ chánh đáng – légitime défense".
Đối với ông, vấn đề quan trọng chính là vấn đề an ninh công cộng – sécurité publique. Và ông đề nghị một giải pháp quyền "được mang súng với những khung rào luật lệ rõ ràng". Với ông, lúc nầy là lúc cần thiết. Để giúp đở các cơ quan công lực đang bị tràn ngập bởi những vấn đề an ninh, phải tạomột cơ quan bán quân sự gồm các cựu cảnh sát, cựu quân nhơn, mà cả những người tình nguyện được lựa chọn rõ ràng được võ trang, huấn luyện để bảo vệ xã hội. Cả đến những ngày hôm nay, ông nếu có dịp, vẫn cố nói rõ quan điểm nầy của ông… cơ quan ấy sẽ được xử dụng trong những buổi lễ lạc lớn, lễ Giáng Sanh, Chợ Giáng Sanh, Đại Nhạc Hội, Lễ Thể thao, Hí trường, Sân Vận Động…
Ông thường dùng thí dụ, để dẫn chứng quan điểm của ông:
Vụ Charlie Hebdo: Họa sĩ Charb, giám đốc tuần báo hí họa Charlie Hebdo, bị ám sát chết, có bằng bắn súng thể thao, đang làm đơn xin phép nhiều lần để có giấy phép được mang súng, nhưng… Kết luận, biết bắn, biết sử dụng súng, có súng mà súng để ở nhà… cũng như không!
Và vụ đêm quân khủng bố đánh nhà hát Bataclan: chỉ một tiếng súng nổ của một ông cò (commissaire) của Đoàn Cảnh sát Chống Tội phạm – Brigade Contre la Criminalité bắn trả vào một tên khủng bổ, là chúng nó hết chạy tán loạn và núp vào nhóm người làm con tin. Nếu không có phát súng ấy, có thể chúng nó tiếp tục tàn sát nhiều người hơn nữa…
Nhưng vậy, phải cho phép người dân được quyền "tự võ trang, tự bảo vệ". Nước Pháp, Âu châu ngày mai, sẽ là hình ảnh của một xứ Huê Kỳ, với các Shériff, với các cơ quan bán quân sự, với những người dân được võ trang tự bảo vệ xóm làng, láng giềng nhà cửa, gia đình mình… Tại sao không ?
Kính chúc tất cả quý thân hữu một Mùa Giáng Sanh an lành.
21-12-2017
Hồi Nhơn Sơn, Giáng Sanh 2017
Phan Văn Song


Đôi lời thân ngỏ cùng quý thân hữu

Ethnic cleaning và Ethnic Cleansing

Phan Văn Song

Kính thưa quý thân hữu,
Trong bài viết tuần qua, bày tỏ một quan điểm ủng hộ sự im lặng của Giải Nobel Hòa Bình bà Aung San Sưu Kyi, chúng tôi đã phải nói đến cái hành động của quân đội Miến Điện khi đuổi người Hồi giáo Rohingyas ra khỏi đất nước Miến, không xem họ người cùng dân tộc, là một thái độ bị dư luận thế giới đánh giá là Tẩy sạch Chủng tộc. Tiếng Pháp, hoặc Nettoyage ethnique hoặc Épuration ethnique. Với tiếng Pháp cả hai từ Nettoyage hay Épuration được dùng, bất luận và không ai phản đối. Trái lại, trong bài viết chúng tôi, khi dùng từ tiếng anh, cho các độc giả Anh thoại, chúng tôi dùng từ Ethnic Cleaning thay vì dùng Ethnic Cleansing, liền gặp phản đối!
Bài vừa gởi đi, chúng tôi nhận ngay một warning của đàn anh Tiến sĩ Luật sư Lưu Nguyễn Đạt trân quý, cảnh báo nhưng không nói tôi phải sửa. Cám ơn anh Đạt! Trái lại, nhận qua điện thoại, qua điện thư, lời bảo tôi Phải sửa cho đúng Anh văn. Xin cám ơn tất cả những lời chỉ bảo trong hai ngày qua. Với tất cả, tôi đều có trả lời với dẫn chứng, biện hộ lập trường của chúng tôi. Nay xin viết lá thư mở nầy cho tất cả thân hữu để chia sẻ lập trường chánh trị nầy.
Đây, xin đôi lời nói rõ lập trường dùng từ ngữ Ethnic CLEANing, thay cho Ethnic CLEANSing?
Thưa quý vị, chúng tôi khi dùng Ethnic CleaNing, là nói rõ thái độ lập trường chánh trị của tôi.
Chiếu theo tự điển, - Webster’s dictionary on line - hai động từ To Clean và To Cleanse đều là Rửa Sạch, Tẩy sạch.
To clean là chùi sạch, làm sạch, tẩy sạch xóa bỏ. To cleanse cũng có nghĩa là xóa bỏ, tẩy sạch, nhưng trừu tượng hơn, với cái ý là thanh lọc. Trong một định nghĩa khác tìm được, to clean là động tác vứt cái bẩn đi ; to cleanse hành động làm cho sạch – sạch tâm hồn, không nghĩ đến.
Lau cái bàn cho sạch = to clean. Xưng tội, đọc kinh, tu tâm làm sạch tâm hồn = to cleanse.
Trở về " Xóa bỏ Chủng tộc hay Tẩy sạch Chủng tộc" Tiếng Pháp, dùng bất luận nettoyage và épuration, bất luận, khi nầy khi nọ. Theo thiển ý, có hai trường hợp:
Vì vậy, tôi dịch " nettoyage" bằng CleaNing ; và "épuration" bằng CleanSing. Xin phép trình bày:
Tôi xin phép, nhơn danh kinh nghiệm xương máu của người dân miền Nam Việt Nam, của công dân Việt Nam Cộng Hòa (tôi không dùng chữ cựu) để biện hộ lập trường của chúng tôi.
Khi người Cộng sản Việt Nam buộc tất cả chúng ta, người miền Nam phải đi cải tạo (để trở thành người (công ? ) dân của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, họ đã làm một Ethnic CleanSing. Chủ đích: con người Việt Nam trước 30 – 04 – 1975 ở miền Nam sẽ bị xoá đi, để biến tâm linh, suy nghĩ, tư tưởng, ĐỂ trở thành con người Việt Nam của một Việt Nam mới với cái chuẩn được định nghĩa bởi tư tưởng (nếu có) và tập tục do người Cộng Sản Việt Nam, nhưng vẫn một cái xác, ngoại hình cũ! CleanSing là gội lọc tư tưởng, linh hồn (nếu có) ; cái xác vẫn còn.
Và một thời gian sau đó, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức đuổi, loại bỏ thoạt đầu tất cả người Việt gốc Hoa, người Việt có tiền, và sau đó bán qua chương trình HO tất cả những người Nam Việt không CleanSing được để thanh lọc người công dân của Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đó là một Ethnic CleaNing! Cả cái Xác, cả cái thân!
Tất cả chúng ta, người Nam Việt của Việt Nam Cộng Hòa, không phải là người Việt Nam (theo chuẩn và định nghĩa của người Việt Cộng). Chúng ta là rác rưởi, phải vứt bỏ. Cả xác lẫn hồn!
Khmer Đỏ đập đầu giết, Ethnic CleaNing, đúng! vừa man rợ, vừa phí của. Dư luận thế giới chê bai ghê tởm.
Việt Cộng, tổ chức (bán) vượt biên bán chánh thức, vừa hốt tiền hốt của, tổ chức (bán ) cuộc ra đi có trật tự (H.O) với tiền Mỹ cho. Cũng là một Ethnic CleaNing nhưng không ai thấy! Đã làm giàu có lợi còn được thế giới khen!
Văn hóa Anh Mỹ ; anglo – saxon, văn hóa Tin Lành rất ngại đụng chạm, cái political correctness hay politically correct của người anh-mỹ, - từ ngữ politiquement correct của người pháp – nói tóm lại, xin tạm dịch quan niệm hay thái độ chánh trị tử tế, buộc người Anh Mỹ dùng từ ngữ Ethnic CleanSing để tránh đụng chạm, kỳ thị chủng tộc.
Do đó, chúng tôi xin phép dùng một néologisme – một tân từ ngữ, Ethnic Cleaning, để định nghĩa cho thái độ của quân đội Miến (và cả dân chúng Miến) đối với người Rohingyas – người Rohingyas Hồi giáo, cả xác lẫn hồn không phải là người Miến Điện! Hợp tình hợp lý hơn!
Xin cảm ơn quý vị đã chia sẻ!
Nay kính thư
14-12-2017
Phan Văn Song


Chỉ còn lại Nghệ thuật: Văn và Nhạc

Chỉ có Văn và Nhạc ! Chỉ có Đời Sống và Tình Yêu!

Cám ơn - Merci Jean d’O & Johnny

Phan Văn Song

Đôi lời xin lỗi:
Nói đến văn, nói đến nhạc, là nói đến sở thích của mỗi con người, là ít nhiều bắt buộc, phải kể đến cái cá nhơn, khi nói đến cái ý thích, cái sở thích, cái "goût" của mỗi con người, không ai giống ai, có giống chăng, là do sự tình cờ, do cùng "yêu" cái độc đáo, cái riêng biệt của mỗi tài tử, mỗi nhà văn, nhạc sĩ, ca sĩ... Người viết chúng tôi, xin phép, và xin tất cả quý thân hữu tha thứ, nếu quý vị thấy bực mình, vì tôi sẽ kể chuyện về tôi rất nhiều … Nếu hợp "goût" nhau, xin chia sẻ, trao tặng nhau một nụ cười, hề hà với nhau… nếu không chia sẻ với nhau được xin quý vị rộng lượng, tha thứ cho!
Hôm nay, xin phép, bỏ qua tất cả, những thời sự, quê nhà, quốc tế, chiến tranh xa gần, thật giả, cả bom nguyên tử, cả thời lẫn tiết nắng hạn, tuyết rơi, bão lụt... Xin phép… bỏ ngoài tai tất cả! Hôm nay, xin phép kể chuyện thời xưa, thời của những năm cuối những năm ‘50, đầu những năm ‘60; thời cái tuổi mới lớn của thế hệ chúng tôi và chúng ta; thế hệ nay cùng lứa, "già 7 bó, non 8 bó"!
Tuần qua nước Pháp đầy văn hóa bỗng mất hai nghệ sĩ khổng lồ, hai cây cổ thụ. Kẻ nhà văn, người ca sĩ: Hàn lâm Viện sĩ Jean d’Ormesson, nhà văn 92 tuổi với gần 40 tác phẩm và Johnny Hallyday, 74 tuổi ca sĩ, cũng với 50 tuyển phẩm với hàng ngàn bản nhạc.
Nếu Jean d’Ormesson thuộc thế hệ trước của người viết, sanh năm 1925, thì Johnny Hallyday, lại cùng thế hệ, sanh năm 1943. Cả hai đều sanh vào tháng 6, tháng Juin - cùng tháng với ông Cụ người viết - kẻ, cùng ngày 15 – Johnny; người, sau một ngày - Jean D’O, ngày 16. Nhưng Jean d’Ormesson lại chết ngày 5 tháng 12 nầy, sanh sau một ngày, lại chết trước một ngày, Johnny ra đi ngày 6 tháng 12. Và ông Cụ tôi cũng ra đi tháng 12 (ngày 15 năm 1967, tại Sài gòn).
Thật là một ngẩu nhiên, trùng hợp kỳ lạ, thât là những tình cờ của cuộc đời!
Có lẽ vì thế, thằng tôi có duyên, thích mến đọc sách Jean d’Ormesson và thích và mê nghe nhạc do Johnny hát. Thật tình, tôi cũng chẳng khác gì ai cả, cũng như bao nhiêu người khác thôi. Cũng cùng thuộc thế hệ thanh niên, thanh nữ lớn lên trong những năm bản lề của sau thời kỳ thế giới vực dậy sau Thế Chiến II, với những "năm ‘60 đầy Sự Sống và nhiều Tình Yêu" của thế hệ chúng tôi và chúng ta đó thôi!
Vì những thế hệ trước "thế hệ ‘60 chúng ta", âu tây hay á đông gì cũng thế, thường "bị" giáo dục gia đình, thủ tục xã hội, gò bó: Sống theo ý gia đình, nhơn danh truyền thống hàng xóm láng giềng đất nước tổ tiên; Yêu cũng theo ý cha mẹ, trầu cau dạm ngõ, cân đo, gia đình phải môn đăng, hộ đối, cũng nhơn danh truyền thống tổ tiên, văn hóa đất nước!
Và cả hai nghệ sĩ, kẻ viết văn, người ca nhạc đều ca tụng "cuộc sống đầy Sự Sống tự do", và những "cuộc tình đầy chất Yêu tự do". Hai vế chánh của cuộc đời!
Cả hai đều được người viết, thằng tôi ngưỡng mộ và mê thích.

1. Jean d’Ormesson: Chúng ta đang mất đi một ánh sáng - une clarté qui nous manquera et nous manque déjà. (điếu văn của Tổng Thống Pháp E. Macron)
Người viết, có cái may mắn, đã được đọc sách d’Ormesson thuở chơn ướt chơn ráo đến đất Pháp. Tháng 11/1961, đến Paris, để nhập học Viện Chánh trị học, đã may mắn được dịp, đọc ngay, trong những ngày đầu bở ngỡ ấy, cuốn sách đầu tay của ông. Khi viết những giòng nầy, hồi tưởng cuộc gặp gỡ với cuốn tiểu thuyết "L’amour est un plaisir – Tình yêu là là một lạc thú"– Nxb Juillard 1956 đó. Ngay tủ sách của nhà trọ, đường Henri Barbusse, tỉnh Clichy, ngoại ô Bắc Paris. Lúc ấy trạm métro cuối cùng – terminus, làPorte de Clichy, phải lội bộ hay đi xe bus – 1 trạm - để về nhà trọ, là nhà của một người bạn của ông bà Cụ, chú Đoàn Xứng ; lúc ấy tùng sự tại Sứ quán Việt Nam Cộng Hòa, số 45, avenue des Villiers, quận 15, Paris.Thím Simone, vợ Chú Xứng là người Pháp, Giáo Viên, nên nhà đầy sách. Gặp Jean d’Ormesson vì tình cờ, hay duyên số? Nhưng đọc, vì tò mò, chỉ vì đã nghe tên ông, qua lời khen của thầy Bornecque – dạy Pháp Văn - Français, lớp - classe de Première M1, năm thi Tú tài Bac 1, 1960, Lycée Yersin Dalat, nhưng không có dịp đọc, vì không tìm ra sách.

Thật sự, đọc Jean d’Ormesson, lúc ấy, đúng hơn, chỉ muốn để so sánh với Françoise Sagan, nữ văn sĩ đang lên, đã được, thằng tui, người viết (và nhiều bạn cùng lứa, cùng thời) đã đọc say mê. Với cái tuổi mới lớn đầy mơ mộng, với cái thời trung học tại một trường Pháp dạy phải lắm tò mò học hỏi, với cái không khí đầy lãng mạng của Dalat ; mê văn Sagan, mê tiếng hát Dalila (với bài Bambino), mê tài tử James Dean, mê nhạc Rock, mê jazz, mê Be bop… với nào Be bop a Lula, với nào Blue Berry Hill gần như là chuyện bình thường, chuyện của thời đại – Thuở ấy, khoảng những năm 58, 59, 60, Việt Nam thanh bình, tuổi trẻ, giới học trò mới lớn của đám Yersin Dalat chúng tôi, thực sự sống xa thực tế, mơ mộng với sách vỡ, ảo tưởng, văn chương âm nhạc... ngoại quốc, Pháp, Mỹ... đứa nào cũng ca tụng, cũng mê sống như Françoise Sagan, giống cuốn tiểu thuyết đầu tay của nàng. Sách pháp được truyền tay nhau đọc, … nhạc Mỹ bu đầu nhau nghe. Ngày ngày, ngoài cái học trường, thì chỉ bắt chước học đời. Học chữ đã đành, học suy nghĩ dĩ nhiên, nay thêm học chưn diện, học chải chuốc, học ăn, học uống, học yêu, học sống ...và học nhảy đầm… Mẫu, modèle là những tài từ phim, tây mỹ... Thằng tôi tuy còn nhỏ, chưa đầy 17 tuổi, học cở Seconde-Đệ tam, đã bắt đầu, bắt chước Sagan, thèm những cuộc tình "vượt biên giới" - bạn gái cùng lứa tuổi, đều chê là choai choai, xem như đàn em, con nít, chỉ thích được "các chị" thương thôi! - Các nàng chắc cũng vậy, xem tụi tui là con nít luôn – kết luận suốt ngày "cu ky, và cũng trồng cây si" – dáng tóc phồng, đầu gục, vai rút, suốt ngày thất tình, kiểu James Dean!
(Hồi tưởng lại, dạo ấy, được xem có cả hai phim tạo bởi hai cuốn tiểu thuyết của thiên tài Françoise Sagan, chiếu ở rạp Ngọc Lan Dalat. Nay nhớ rõ phim Buồn ơi, chào mi - Bonjour Tristesse do Jean Seberg và David Niven thủ vai chánh và còn phim Un certain sourire - A certain smile, quên nội dung tuồng chỉ nhớ bài ca với giọng ca Johnny Mathis diễn tả, rầu đứt ruột: "A certain smile, a certain face. Can lead an unsuspecting heart on a merry chase…"
Đọc sách ấy, trong những ngày đầu Paris đó, vì khi nhìn thấy sách nầy, tại tủ sách của Thím Simone, bèn nhớ lại, tác giả Jean d’Ormesson đươc giới thiệu bởi nxb Juillard, như là một Françoise Sagan thứ hai. Ngày nay, với kỷ niệm, quên hẳn nội dung sách, mại mại ấn tượng mơ hồ rằng không bằng Sagan, nhưng chắc khá hấp dẫn vì, theo trí nhớ, đã tìm đọc, suốt thời gian ấy, ở Paris và sau đó khi về Toulouse, năm sau đọc, những cuốn tiếp theo như "Un amour pour rien – một cuộc tình vô tích sự" hay "Du côté de chez Jean – bên lề cuộc đời Jean"… Sau đó, một phần bận bịu với gia đình, vợ con, vừa đi làm, vừa phải soạn luận án. Tiếp theo đó, trở về Sài gòn phục vụ đất nước, rồi thân phận cá nhơn, cũng như toàn dân miền Nam đất Việt chúng ta, cùng nổi lẫn trôi theo vận nước ; nước mất, nhà tan, người người tứ tán… Riêng thằng tôi, 4 năm tù tội xong, hết tỵ nạn, đến lang thang, tha phương cầu thực, lúc lên voi, làm "giám đốc thuê" châu Phi phè phởn, khi xuống chó, đi "bán mướn" lội khắp châu Âu…, lúc lên hương, đóng phim, tài tử, hào hoa hái bạc, lúc hết thời tạp hóa, quán ăn, sớm khuya bạc cắc từng xu, chắc chiu tằn tiện, độ nhựt kiếm cơm; thằng tui quên hẳn Jean d’Ormesson, và quên cả văn chương, tiểu thuyết... chỉ biết cuộc sống và gia đình thôi!
Và khi thằng tôi trở lại với tiểu thuyết văn chương, với những truyện của Jean d’O – Jean d’Ormesson nay đã trở thành Jeand’O, tác giả đại thành công và đại nổi tiếng – tuổi đời thằng tui cũng đã khá cao rồi – xêm xêm trên dưới 60 – sóng đã lặn, gió đã ngừng… và đã hưu trí tại Hồi Nhơn Sơn, nơi đất lành chim đậu, đã hơn hai thập niên; hai thằng trai út đã vào Đại học, hai thằng trai lớn đã thành tài, đã là hai con chim vững cánh bay xa và lập riêng tổ ấm rồi!
Với Jean d’O, với tuổi già hưu trí của tôi, vì nay tôi đã hưởng đủ tinh túy đầy vị ngọt của đời, nên dễ dàng tìm được qua hương vị của giọng văn nhẹ nhàng ngọt ngào, yêu đời của ông, với nào là "Saveur du temps – Mùi vị của thời gian", với nào là "C'est l'amour que nous aimons – Chỉ có tình yêu là ta thích nhứt", hay "La Conversation - Cuộc Đàm thoại" hay… nhưng cuốn tôi thích nhứt, vừa đọc xong cách đây một tháng "Je dirai malgré tout que cette vie fut belle - Cuối cùng, tôi khẳng định rằng cuộc sống bao giờ cũng đẹp". Tôi yêu văn Jean d’O, là tôi yêu cái Sống trong văn chương của ông.

Con người Jean d’O rất bình dân. Mặc dù sanh trưởng "có giòng có giống", quý phái… với cái tên dài "dòng dọc" có chữ đuôi - de - thuôc về. Tên Jean d’O trọn vẹn là: Jean Bruno Wladimir François de Paule Lefèvre d’Ormesson.
Ông quả thật là đẻ bọc điều:
- Con nhà giàu: sanh, lớn ở lâu đài - Château Fargeau vùng Bourgogne Đông Nam Pháp ;
- Học giỏi: École Normale Supérieure – Đại học Sư phạm – tuy Cử nhơn Sử, nhưng quyết chí thi cho được Thạc sĩ Triết học – Agrégé de Philosophie ;
- Vợ đẹp: tuy lấy vợ trễ - vào năm ông đã 37 tuổi – nhưng "lọt vào hủ đường".
- Ngày 2 avril 1962, ông lấy cô Françoise Béghin, sanh năm 1938, nhỏ hơn ông 13 tuổi, con gái út cưng, của Ferdinand Béghin, chủ nhựt tờ nhựt báo số một của nước Pháp tờ Figaro, và chủ Hảng đường (số một Pháp) Beghin-Say.
- Con ngoan: Cô gái duy nhứt Héloïse, nay là chủ nhơn một nhà xuất bản lớn ở Paris.
- Dù chỉ chủ nhiệm báo Figaro có 3 năm – 1974 đến 1977, nhưng ông vẫn tiếp tục cộng tác cho báo nầy đến những năm gần đây, đến nỗi dư luận vẫn cho rằng Figaro là "tiếng nói" của Jean d’O.
Tôi thích Jean d’O, bởi cái tinh thần yêu nước (Pháp) của ông. Một tình yêu nước điềm đạm, ôn hòa, cởi mở. Tuy ủng hộ hướng chánh trị phái hữu, ủng hộ các vị Tổng thống phái hữu, nhưng ông là người cuối cùng được Tổng thống phái tả François Mitterand mời vào Viện Élysée ăn chia xẻ buổi cơm cuối cùng đời Tổng thống.

Xin trích một đoạn trong bài điếu văn của Tổng thống Macron nói về Jean d’Ormesson:
"Có phải ông là người của Ánh sáng? Không một chỗ nào, không một buổi thảo luận nào, không một cơ hội nào, đi đến đâu, ông đều mang ánh sáng đến đó. Và rõ ràng hơn nữa, ông mang sự yêu đời đến cho người chán nản, và mang tương lai đến cho người tuyệt vọng" - "Ne fut-il pas lui-même un être de clarté?Il n'était pas un lieu, pas une discussion, pas une circonstance, que sa présence n'illuminât. Il semblait fait pour donner aux mélancoliques le goût de vivre et aux pessimistes celui de l'avenir."
Tóm lại, tôi ngưỡng mộ Jean d’O, do Jean d’Ormesson là một nhà văn, vừa được quần chúng – bình dân ưa chuộng, nhưng cũng được giới văn hoá - thượng lưu quý trọng. Bằng chứng, tác phẩm của ông được in trong Bộ sách La Pléiade ( Chòm Sao Thất Đẩu ) một ấn bản đặc biệt của nhà xuất bản Gallimard dành cho những nhà văn có uy tín trên thế giới. Thường thường là những nhà văn đã qua đời, vì chỉ sau khi mất, tổng kết cuộc đời, mới tổng kết giá trị được sự nghiệp. Ông được nhập bọn Nhóm Sao Thất Đẩu nầy năm 2015. Đặc biệt với các nhà văn rất hiếm hoi - đứng đầu là André Gide, người đầu tiên (năm 1939) – mà các tác phẩm được in lúc còn sống - Tất cả chỉ 11 người tính đến năm 2011 với Milan Kundera. Ông nay là thứ 12 đó thôi!

2. Jean d’O và Việt Nam Cộng Hòa chúng ta:
Giám đốc nhựt báo Le Figaro, năm 1975, ông đã cùng với Raymond Aron (1905-1983) tích cực bênh vực miền Nam Việt Nam, trong khi cả xứ Pháp cộng sản và thiên tả vỗ tay reo mừng Sàigòn và Pnompênh "bị" giải phóng, và phía phe hữu im lặng khóc thầm. Ngày nay, vẫn còn người nhắc nhở những cuộc tranh luận nẩy lửa giữa Jean d’O và các ký giả thiên Cộng Sản Pháp về chiến tranh Việt Nam. Ông đã từng (dám) viết: "việc Cộng Sản chiếm Pnompenh và Sàigòn là một đại họa. Bởi vì người ta muốn nói gì thì nói, không ai có thể chối cãi có "một luồng gíó tự do" (un air de liberté) trước khi rơi vào tay Cộng Sản". Ca sĩ cộng sản nổi tiếng Jean Ferra (làm sao có thể vừa là ca sĩ vừa là cộng sản được? Chỉ có ở Pháp – nó vừa hát cho Đảng vừa bán dĩa hát – hành động tư bản với lợi nhuận tư bản!) làm một bản nhạc, Un air de liberté, kết án d’Ormesson tay vấy máu vì đã bênh vực những người chống Cộng. Bài hát không được hát, trong buổi phát hình ký giả Jacques Chancel giới thiệu nghệ sĩ Jean Ferrat ngày 15 tháng 11, năm 1975, của Đài truyền Hình 2 Pháp lúc bấy giờ, vì lời bài hát của Jean Ferrat đã đụng chạm, mạt sát Jean d’O (bàn tay vấy máu). Năm 1978, Jean d’O có làm đơn yêu cầu cấm bài hát nầy, nhưng thất bại. Quyền tự do dư luận là một quyền công dân rất được tôn trọng ở Pháp. Khác hẳn Việt Nam Cộng Sản ngày nay!
Merci Monsieur Jean D’Ormesson pour cet Air de Liberté!

3. Với Johnny: Và tôi yêu em, và tôi yêu em , và tôi yêu em - Et je t’aime et je t’aime, et je t’aime…
Và Johnny? Nói đến Johnny, là nói đến Rock and Roll, nói đến Elvis, nói đến Chuck Berry, nói đến Blue Berry Hill, nói đến Be Bop A Lula, … Và nói đến Tình Yêu! Nhớ lại, thuở ấy, chúng tôi, một bầy trẻ "mồ côi địa dư", nội trú trường Trung học Yersin, Đà lạt, sau giờ ăn trưa, sau khi tan trường, trước vào "étude - phòng học" họp nhau tại "phòng chơi - foyer", một căn nhà sàn – sur pilotis, gỗ nhỏ. Ở đấy, một chiếc đàn piano, một lô dĩa hát... thường để đọc báo, chơi cờ, đờn ca,… nhưng chúng tôi lại...nghe nhạc Rock… và dạy nhau nhảy "danse "de salon"– nhảy "đầm" (tiếng người lớn nói: dạ vũ, tại sao "dạ" - đêm?, ban ngày tụi tui cũng nhảy tuốt!): Dạy nhau nhảy tất cả các kiểu: từ "cha cha cha", đến boléro, valse, hay tango ...hay "bôp". Nhảy "bộp" tức là "bebop", tức là "rock", phải tay giỏi, tay hay truyền nghề. Nào phải "giữ ligne", nào phải "giữ nhịp" tempo, nào phải... Nhờ được luyện như vậy, mà thằng tui, vào một tối, hè năm 63, đi "nhót" ở một Cave (hầm), gần Place Odéon Paris, lãnh được một cái Giải nhảy Rock. Ở Pháp không dùng từ Bop, dùng từ Rock. Được các bạn Yersin truyền nghề, tôi đã làm tây lé mắt… Hãnh diện một thời!
Xin lỗi quý thân hữu, kể chuyện thời trai trẻ, thật tình thế hệ chúng tôi, biết lắm chuyện.
Trở lại nhạc Rock! Và chuyện Johnny Hallyday với chúng tôi người viết! Nhạc Rock là tuổi trẻ chúng tôi. Chúng tôi biết Rock trước khi Mỹ đến Sàigòn, biết trước cả Elvis Phương hát Rock. Năm 1961, khi thằng tui đến Paris, Johnny đã nổi danh, nên thằng tui đã, tốn tiền, hao dầu, mỗi tuần thứ Sáu đi đến quán Golf Drouot, 2 rue Drouot quận 9 Paris – métro Richelieu Drouot, nghe Johnny hát. Hồi ấy, ở đấy cũng có nhóm Chaussettes Noires - Vớ đen, hát độc lắm. Sau nầy ca sĩ của nhóm Vớ đen là Eddy Michel (sanh ngày 3/07/42 hơn tôi 4 ngay!) ra hát ra riêng, ngày nay cũng còn nỗi tiếng lắm! Lúc ấy cũng có những tay hát Rock hay lắm như Gene Vincent hay là Vince Taylor…
Với Johnny, tôi học nhảy Twist, ngay tuần đầu khi đến Paris! Noël 61, lễ gia đình, tôi "mồ côi địa dư", đi nhót ở một Cave gần đường Saint Michel, cùng với một cô bạn, cũng dân Sciences Po, cùng lớp, cũng mồ côi địa dư, nhà xa không tiền về quê ăn Giáng Sanh được. Lần đầu tiên, tôi cặp một "cô em tóc đỏ, mắt xanh tím như Elisabeth Taylor thần tượng", và em đi "bop" tuyệt điệu. Tiếc cuộc tình đấu ấy ở Pháp không bền lâu… Không có cảnh "Người em mắt nâu... ngồi vườn Lục Xâm… Tóc vàng sợi nhỏ..." như thơ Cung Trầm Tưởng, nhạc valse của Phạm Duy bất hủ.
Vì vậy, nhạc Rock và Johnny rất gắn bó với thế hệ chúng tôi "thế hệ lớn lên của những năm 60" của chúng tôi, và cá nhơn chúng tôi. Yêu với nhạc Johnny, xa nhau cũng với nhạc Johnny, gặp lại cũng với nhạc Johnny… Chúng tôi lúc ấy Sống và Yêu với nhạc Johnny nhiều... Johnny đi cạnh cuộc đời tình ái của chúng tôi! Cũng có qua những thời kỳ Beatles, hay Stones… tôi có nghe đấy, nhưng vẫn gắn bó với Rock xưa cũ, với những Chuck Berry, với những Elvis…

Để kết luận:
Tôi rất thủ cựu, xưa cũ, rất nhà quê. Ngày nay, tuy già rồi, với nhạc Việt Nam hay nhạc "tình yêu" chỉ thích tiền chiến, "Nỗi lòng... Yêu ai yêu cả một đời..." , hay "Em đến thăm anh một chiều mưa"... hay Boléro thật mùi thật "sến". Nhạc Pháp thì vẫn Yves Montand với "les feuilles mortes", hay Aznavour với "Sur ma vie"… cả nhạc Mỹ cũng thế, Johnny Mathis với "A certain smile", hay Bing Crosby, Nat King Cole, hay Frank Sinatra...
Nói dông nói dài, cá nhơn tôi là một thằng nhà quê, với cái goût nhà quê; ciné Mỹ thì phim cao bồi, chưởng Tàu chỉ có hai ba phim với Lý Tiểu Long, một hai phim với Khương Đại Vệ thời những năm 72/73 Sài gòn, thuở ấy thường chiếu ở rạp Oscar, đường Trần Hưng Đạo thôi!
Hôm đám ma Johnny, tôi ngồi xem truyền hình suốt 4 tiếng đồng hồ, xem cái ngưỡng mộ của dân bình dân Pháp, xem cái ngưỡng mộ của dân thượng lưu Pháp, và khóc cho cái tuổi thiếu thời – nay đã mất hẳn - của tôi.
Merci Johnny! Tu as emporté un bout de ma jeunesse avec toi. Cám ơn Johnny, bồ đã mang theo một mảnh tuổi trẻ của tôi!
Xin cảm ơn quý thân hữu đã chia sẻ cùng tôi một khoảng quá khứ!

Hồi nhơn Sơn , 10 tháng 12.2017
Phan Văn Song

 

Đăng ngày 28 tháng 12.2017