Chính trị chân chính

Chính trị chân chính luôn không đi ra ngoài ý nghĩa tri thức, đạo đức và khoa học

Võ Hưng Thanh

Loài thực vật tức cây cỏ tất nhiên không có sự vận động. Chúng cũng chẳng có nhận thức hoặc nếu có chúng ta cũng chẳng biết được điều đó như thế nào. Loài động vật trong đó có con người, dĩ nhiên có sự vận động, sống hợp quần thành xã hội tức tập hợp dưới dạng nào đó, đặc biệt con người không những có nhận thức như loài vật mà còn có cả tri thức là điều mà loài vật chẳng bao giờ có. Dĩ nhiên tri thức đó là kết quả phát triển của nền văn minh nhân loại về mọi mặt qua tiến trình của lịch sử. Chính tri thức tạo nên sự văn minh của con người về mọi mặt, hay nói khác chính nền văn minh tạo nên tri thức của mỗi cá nhân, đó là văn hóa, tức kinh nghiệm và giáo dục từ xã hội từ quá khứ đến hiện tại và cả đến tương lai mà bất kỳ người nào cũng có. Ý nghĩa của tri thức là mọi loại hiểu biết của con người, nó tạo ra người trí thức, và trí thức là ý nghĩa cao nhất trong con người thấm nhập vào mọi lãnh vực hay phạm vi mà con người hoạt động. Tri thức, trí thức như vậy là năng lực nhận thức trong thế giới nhân văn, chỉ con người mới có và cá nhân hay mỗi cá thể con người cũng như xã hội hay toàn thể mọi cá nhân đều có. Từ đó cũng thấy rằng chính trị không thể thoát ra khỏi trí thức nếu nó thật sự hàm chứa những ý nghĩa hay giá trị nào đó. Nói cách khác trí thức là thước đo phổ biến và cơ bản cho chính trị, và mọi ý nghĩa, thành quả hay giá trị của chính trị cũng đều phụ thuộc vào đó. Bởi vì chính trị thực chất chỉ là phạm vi tổ chức, điều hành chung nhất của xã hội về cơ bản và bao quát nhất cho mọi mặt, thế thì trí thức hay nhận thức nhân văn cũng như khoa học là điều không thể không có, và chiều cao của nó, chiều sâu của nó cũng chính là ý nghĩa hay năng lực của chính trị mà không gì khác. Trí thức bởi vậy không những là nền tảng mà còn là thước đo của chính trị về mọi mặt, đó chính là điều mọi người cần phải nhận rõ, và đó cũng là điều mà ở đây chúng ta phải bàn đến.

1/ Ý nghĩa chung nhất của trí thức là ý nghĩa nhân văn và khoa học.

Như ở trên đã thấy, trí thức hay tri thức chính là ý nghĩa cốt lõi trong nhận thức của thế giới loài người. Bởi loài vật cũng có nhận thức, nhưng đó là nhận thức thuần túy đơn giản, sơ sài của cảm tính và kinh nghiệm bề ngoài, đó là lý do loài vật không thể bằng được loài người là như thế. Bởi nhận thức loài người là nhận thức có chiều sâu, có chiều cao về mặt lịch sử chủng loại mà loài vật không thể nào có được. Đó là tính cách của khoa học, của nhân văn trong nhận thức mà chỉ đặc biệt riêng loài người mới có. Đó là đặc trưng duy nhất của xã hội loài người, giúp xã hội loài người cơ bản vượt lên khỏi thế giới sinh học thuần túy tức là thế giới loài vật. Nói như vậy cũng có nghĩa khoa học và đạo đức chính là thành phần hay yếu tố tạo nên ý nghĩa nhân văn của con người, và nhân văn bao gồm cả đạo đức lẫn khoa học cũng như ngược lại. Điều đó cũng có nghĩa nơi con người chính khoa học và nhân văn là hai chuẩn mực quyết định hơn cả, không thể thiếu một trong hay hay không thể thiếu cả hai, hay đạo đức là ý nghĩa quan trọng cũng chẳng khác gì ý nghĩa khoa học và cả hai đều không thể nào bị xem thường cả thảy vì mọi sự xem thường như thế đều phương hại hay đi ngược lại mọi ý nghĩa nhân văn của chính tính cách con người.

2/ Quan điểm duy vật không phải quan điểm nhân văn đúng nghĩa.

Quan điểm duy vật tựu trung mang hai ý nghĩa chính yếu. Thứ nhất coi vật chất là yếu tố duy nhất trong tồn tại. Thứ hai coi vật chất là ý nghĩa cao nhất trong cuộc sống. Cả hai ý nghĩa này thực chất đều thiển cận và phiến diện. Bởi thực tế tồn tại luôn là cái cụ thể, nhưng nói như thế nó không phải là cái duy nhất. Như ý thức con người không phải cái cụ thể, song nó vẫn tồn tại. Cái chúng ta thấy chung quanh đương nhiên là thế giới vật chất, nhưng điều đó không có nghĩa nó là nguyên nhân duy nhất cho mọi sự. Vật chất chỉ là những hiện tượng vật lý được nhìn thấy, nhưng cái nhìn thấy được các hiện tượng vật lý đó, hay ý thức con người lại không phải là vật chất. Có nghĩa vật chất thì không thể nào tự nhìn thấy nó được. Vả chăng bảo vật chất thuần túy có thể tự mình tiến hóa được, điều đó hoàn toàn phi lô-gích, có nghĩa phải có cái gì đó ngoài vật chất mới có thể tác động lên được vật chất. Bởi vậy học thuyết biện chứng duy vật, biện chứng lịch sử theo quan điểm duy vật hoàn toàn thuần túy và thô sơ của Mác thực chất chỉ là sự dốt nát, sự phịa đặt, sự áp đặt một cách thơ ngây, ấu trĩ và thô bạo. Nói khác đi mọi hiện tượng tự nhiên bên ngoài chưa hẳn cũng là bản chất của nó. Đó là những trường hợp ảo giác trong tâm lý học hay vật lý học sự vật mà không người từ lâu đã biết có rất nhiều và cũng không thể phủ nhận được. Nhưng không hẳn mọi cái gì chúng ta thấy được bằng mắt, cảm thụ được bằng giác quan thì bản chất của chúng cũng chỉ như thế. Đó là quan điểm hoàn toàn nông cạn, ngây thơ, ấu trĩ và thậm chí ngờ nghệch của mọi quan điểm duy vật, của mọi học thuyết duy vật. Đó là chưa nói nếu cuộc sống con người chỉ có ưa chuộng vật chất, đề cao vật chất trong mọi ý nghĩa của nó, đó quả thật là cuộc sống thấp kém, nghèo nàn, phản tính nhân văn, phản tính xã hội mà con người có thể dễ dàng vấp phải. Nên bề nào thì thuyết duy vật, về quan điểm triết học nhận thức lẫn về quan điểm nếp sống đạo đức đều trở nên tầm thường hóa mọi ý nghĩa nhân văn trong cuộc sống, giản lược và hạ cấp con người trở thành ý nghĩa sinh học thuần túy mà không thể còn gì ý nghĩa nào khác. Đó là chúng ta nhìn về phương diện tôn giáo hay đạo đức, thì quan điểm duy vật càng lộ rõ bản chất những nhược điểm hay những khía cạnh xoàng xỉnh, nghèo nàn, phiến diện của nó. Điều đó cũng cho thấy tại sao Mác cho tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, bởi dựa trên quan điểm hoàn toàn duy vật theo kiểu tầm thường và nông cạn của ông ta. Nên nói chung học thuyết Mác hoàn toàn là học thuyết duy vật thuần túy, bởi vậy nó cũng khó là học thuyết mang tính nhân văn hay lý tưởng thực chất như nhiều người nhầm lẫn, bởi vậy bản chất của nó không bao giờ là bản chất trung thực, hồn nhiên, mà thực chất chỉ có thể mang tính cách giả tạo và tính cách lừa dối trong hành động. Có nghĩa nhận thức không đúng về sự vật người ta cũng khó có thể có được các quan điểm đúng đắn về sự vật. Phương diện lý thuyết nhận thức sai thì quan điểm hành động, quan điểm thực tế cũng sai, đó thực sự chỉ là nguyên tắc cụ thể nhất mà không phải người ta có quyền nghĩ khác đi được.

3/ Quan điểm đạo đức không mâu thuẫn với quan điểm khoa học.

Đạo đức có nghĩa những đức tính, những phẩm chất, những giá trị, những ý nghĩa nơi bản thân cá nhân giúp làm tốt cá nhân đó lên cũng như làm tốt chung cho những người chung quanh, cho toàn xã hội. Như vậy ý nghĩa lớn nhất của đạo đức cũng đồng nhất với ý nghĩa của phát triển về mọi mặt, là chiều hướng đi lên mà không phải chiều hướng ngược lại. Trong khi đó, khoa học là ý nghĩa của lý trí hiệu quả, là nổ lực nghiên cứu và tác động không ngừng lên thế giới sự vật do con người thực hiện nhằm làm tốt hơn lên cho thế giới, xã hội loài người. Như vậy khoa học vừa là một hoạt động thực tiển vừa là hoạt động tri thức hay lý thuyết của lý trí, và ý nghĩa đó tất nhiên cũng là ý nghĩa đạo đức, hay giữa đạo đức và khoa học chỉ có thể là sự kết hợp song hành nhưng không bao giờ ngược nhau hay mâu thuẫn gì giữa nhau cả. Tức đây là một giá trị, một ý nghĩa, một ý hướng song lập hỗ trợ nhau mà không là gì khác. Có nghĩa khoa học có nhiều trình độ, nhiều thang bậc từ thấp đến cao và không ngừng phát triển lên thì đạo đức cũng luôn như thế. Sự hòa hợp giữa hai bên ở đây là sự hòa hợp về chiều sâu, chiều cao, là sự tương ứng hay tương đồng về các ý nghĩa hay các nấc thang giá trị trong nhận thức cũng như trong thực hành hay cuộc sống thực tế, mà chủ thể tương tác duy nhất đó không ngoài mỗi cá nhân và toàn xã hội. Từ đó cũng thấy được quan điểm cho rằng đạo đức mâu thuẫn với khoa học hay ngược lại chỉ là quan điểm nông cạn, hời hợt và ngu dốt. Bởi vậy nếu quan điểm duy vật đưa đến phủ nhận mọi ý nghĩa tinh thần như một khách quan tự nhiên, chính bản chất của duy vật đã là phi đạo đức, vì nó phủ nhận mọi ý nghĩa sâu xa nhất của đạo đức là điều người ta có thể nhận ra được. Nói gom lại, tính chất của con người bao giờ cũng phải là tính nhân văn và tính khoa học, bởi điều đó càng ngày càng làm cho thế giới loài người tách xa thêm với thế giới loài vật, đây cũng là ý nghĩa căn cơ hay cốt lõi nhất mà mọi quan điểm duy vật thực chất không thể bao giờ có được.

4/ Thuyết độc tài vô sản của Mác thực chất là học thuyết phi khoa học và phi đạo đức.

Mác tự cho học thuyết của mình là học thuyết khoa học và học thuyết đạo đức. Điều này khiến nhiều người cạn nghĩ đều cũng tin như thế. Kết cục qua một thế kỷ áp dụng trong hành động, nó không đi đến đâu cả, chỉ gây bao hệ lụy nhiều mặt cho toàn thế giới và có các nước nào bị sa vào đó. Người ta thống kê số người bị chết oan uổng trong cuộc cách mạng mác xít trên toàn thế giới trong quá khứ không dưới 100 triệu người, điều đó là hoàn toàn có cơ sở và trong thực tế mọi người qua kinh nghiệm thực tiển của mình có thể đều nhận thức ra được điều đó. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi muốn cứu vớt một cá nhân hay toàn xã hội người ta không thể thực hiện theo cảm tính, theo sự phi lý là đủ, mà phải cần có nhận thức đứng đắn về bản thân sự việc hay phải cần có những kiến thức khoa học. Từ việc cứu người bị chết đuối, bị điện giật, bị côn trùng rắn rít cắn, nếu không có kiến thức đúng chỉ gây là hại người, đó là ý nghĩa đơn giản, sơ đẳng nhất mà ai ai cũng biết. Cho nên y học, dược học phải luôn là một khoa học mà không thể nào khác, và tính chất, hiệu lực cũng như mục đích cứu người của nó là vậy mà không thể nào thoát ra được khỏi điều đó. Từ đó cũng thấy rằng kinh tế, xã hội, chính trị cũng phải trên nền tảng khoa học, cũng phải là những khoa học thật sự mà không thể chỉ ước mơ hão, những cảm tính suông hay chỉ theo cách nói càn nói bướng.

Mác là người non nớt hay hoàn toàn không có những tri thức khoa học bao quát, sâu sắc, chín chắn, cập nhật về các ý nghĩa vấn đề này, ông ta chỉ tin nhảm theo kiểu mê tín vào lý thuyết biện chứng luận theo cách sai trái mà Hegel đã đưa ra để rồi khái quát hóa nó một cách nông cạn, hời hợt, cực đoan, độc đoán để làm nên quan điểm độc tài vô sản của mình. Từ quan điểm phủ định của phủ định không hề có cơ sở khách quan, cụ thể, khoa học đích thực nào của Hegel (mặc dù nó vừa duy tâm vừa tư biện trừu tượng thuần túy), Mác lại biến thành quan điểm độc tài độc đoán về chính trị xã hội của mình theo cách duy vật thô lậu thì thật là lố bịch và tai hại không thể nói hết được. Trên cơ sở đó ông ta phán ngang theo kiểu chủ quan rằng xã hội loài người từ khởi thủy chỉ là xã hội đấu tranh giai cấp, phủ nhận của xã hội cộng sản nguyên thủy ban đầu là xã hội tư sản, và cuối cùng phủ nhận của xã hội tư sản mà hình thức tiến hóa cao nhất của nó là tư bản chủ nghĩa, để cuối cùng đi lên cộng sản chủ nghĩa cũng như để thực hiện điều đó phải áp dụng chuyên chế vô sản. Đó chỉ là một ý tưởng độc đoán đưa ra bởi một cá nhân duy nhất là Mác, cũng không dựa trên ý nghĩa khách quan hay khoa học thật sự nào cả, thế mà tự mệnh danh là khoa học và khiến nhiều người tin đó là khoa học thì thật sự nhảm nhí và vô lý hết sức. Bởi khoa học luôn luôn là tiến trình nghiên cứu khách quan của nhiều người, được mọi người thừa nhận, cuối cùng đi đến được những ý nghĩa, những giá trị, những kết quả đúng đắn thì đó mới gọi là khoa học. Ở đây học thuyết Mác chỉ là một tiên đoán mù mờ, đầy huyền hoặc, đầy ảo tưởng, đầy chủ quan, thậm chí cũng đầy ngụy biện và đầy ngụy tín, gian dối, đó có liệu là một khoa học thực chất hay chỉ là sự mơ ước suông, một sự nói càn bất chấp hết mọi ý nghĩa thực tiển, mọi giá trị khoa học kể cả mọi nguyên lý đạo đức. Đấy học thuyết đấu tranh giai cấp của Mác thực chất và chủ yếu chỉ là như thế, và quan điểm độc tài vô sản hay chuyên chính vô sản của Mác chủ trương cũng chỉ là như thế.

Thật ra Mác không những chỉ dựa vào quan điểm biện chứng luận mù mờ của Hegel mà ông còn dựa một phần vào quan điểm học thuyết tiến hóa và cạnh tranh sinh tồn của Darwin khi đó để đưa ra quan niệm đấu tranh giai cấp của mình. Chắc chắn học thuyết của Darwin không hề sai, vì đó là học thuyết khoa học thực tế, nhưng Darwin chỉ đưa ra học thuyết của mình dựa trên những quan sát thực tế về lịch sử sinh học, còn không bao giờ ông ta khái quát hóa thành một quan điểm duy vật thuần túy nào tối hậu cả. Bởi thế ngoài quan điểm cạnh tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên mà ông kết luận về thế giới sinh học, ông cũng không phủ nhận sự cộng tồn, sự hỗ trợ, sự kết hợp như những khía cạnh khác nhau mà không phải chỉ có cạnh tranh sinh tồn hoàn toàn theo nghĩa tiêu cực mới là duy nhất. Ngay cả Abert Einstein khi đưa ra học thuyết tương đối rộng và tương đối hẹp của mình, ông ta cũng không bao giờ kết luận quan điểm duy vật nào đó là duy nhất, hay cả nhà vật lý học kinh điển danh giá Newton khi đưa ra thuyết vạn vật hấp dẫn thì cũng không bao giờ kết luận thành quan điểm duy vật tối hậu và tuyệt đối theo kiểu Mác, kể cả học thuyết biện chứng luận của nhà triết học thuần túy duy tâm Hegel cũng không bao giờ thiên về quan điểm duy vật trần trụi hay thô lậu mà Mác đã hoàn toàn tự sướng. Điều đó cho thấy thực chất Mác chỉ là một anh ba trợn về mặt khoa học lẫn mặt đạo đức về chính trị xã hội mà trên đây đã phân tích.

Mác hoàn toàn không thấy rằng xã hội hay lịch sử xã hội hoàn toàn chỉ do cá nhân và kết quả mọi cá nhân hợp lại. Có nghĩa bài toán xã hội là bài toán tổ hợp phức tạp của lịch sử từng cá thể mà không là gì khác. Đó không phải là quan điểm giai cấp kiểu siêu hình, huyền hoặc, trừu tượng, tưởng tượng mà Mác đã đửa như hai giai cấp mâu thuẫn nhau, giải quyết nhau theo Mác quan niệm mà ngày nay mọi người đều biết. Mác không thấy rằng cuộc sống của mỗi cá thể là một phương trình đường biểu diễn xảy ra trong thực tế cuộc đời của nó. Xã hội như vậy là một trường toán học mà trong đó mỗi cá thể có một đường biểu thị nhất định nào đó trong nó. Không gian đây chính là không gian sự sống, không gian nhiều chiều, không phải chỉ là không gian 3 chiều kiểu vật chất thuần túy như Mác đã ngây thơ quan niệm. Nói khác đi không gian nhân loại là không gian lịch sử, không gian không có biên giới và cũng không có ranh giới nào cụ thể, cứng nhắc cả. Thế thì quan điểm giai cấp theo kiểu máy móc, xác định, cụ thể mà Mác đưa ra thực sự chỉ là một quan điểm trẻ con, ngu xuẩn, phi lý và hời hợt. Cứ hãy tưởng tưởng đời sống mỗi cá thể là cái cụ thể duy nhất chẳng khác gì một sợi thủy tinh trong suốt mang một hình dạng nào đó như một phương trình đường biểu diễn toán học của nó trong không gian đời sống là môi trường xã hội nói chung. Thế thì có bao nhiêu lớp sợi “thủy tinh” trong suốt không nhìn thấy được đó ra đời và thay thế nhau bất tận trong không gian và thời gian vô hạn như đó là từng định mệnh mỗi cá nhân trong cuộc sống. Cái trừu tượng đó người ta mệnh danh là số mệnh cuộc đời mỗi cá nhân dù có thật nhưng cũng không ai nhìn thấy được. Song mỗi cá nhân tự mình đều cảm thấy có nó. Tức vô hạn những phương trình đường biểu diễn biến thiên trong trường số nền tảng làm cơ sở là lịch sử chung của toàn xã hội, đó là điều mà về mặt khoa học lô-gích những ai am hiểu đều có thể nhận ra được. Có nghĩa mọi sự cọ xát cá nhân bất kỳ lúc nào cũng là căn bản, bởi những bó sợi thủy tinh kiểu đó cùng tồn tại san sát vào nhau còn cọ xát, con ma sát lẫn nhau thay huống gì là đời sống cụ thể, thực tế của chính xã hội loài người. Từ đó cũng thấy quan điểm “giai cấp” đấu tranh của Mác thực chất chỉ là sự điên rồ, sự tưởng tượng vu vơ hoàn toàn phi thực tế, phi thực chất cũng như phi khoa học khách quan. Và nếu những điều đó hoàn toàn phi lý, thế liệu nguyên lý độc tài hay chuyên chính vô sản của Mác là hữu lý, hay xã hội tổ chức theo kiểu độc tài toàn trị như công thức của Mác đưa ra là hữu lý, khoa học, hay đạo đức ? Đó là điều cần làm cho mọi người thức tỉnh và suy nghĩ, bởi nó liên quan đến toàn xã hội, đến toàn lịch sử thế giới, lịch sử một dân tộc, cũng như liên quan đến tất cả mỗi cá nhân trong đó nói chung.

5/ Tính chất hoàn toàn phi lý của xã hội độc tài toàn trị.

Thuở xa xưa khi xã hội loài người chưa phát triển, chỉ có chế độ quân chủ phong kiến là duy nhất. Vua là người duy nhất chiếm được quyền hành của toàn xã hội vì những lý do khác nhau nào đó, nhưng cuối cùng là người độc tài, bởi vì ông ta là người duy nhất, không có ai khác thế vào đó được. Nhưng sự độc tài đó chỉ là độc tài cá nhân, toàn bộ xã hội tức thần dân đều phải tuân phục ông ta, vì guồng máy hành chánh quyền lực mà ông ta đã tạo nên hay đã chiếm đoạt được là hoàn toàn duy nhất. Sức mạnh đó là sự mạnh thiết yếu của toàn xã hội, người nào chiếm lĩnh được nó, người đó làm vua, thế thôi. Nhưng tính cách độc tài chuyên chính tất yếu đi kèm theo mọi chủ quan, chuyên đoán vô lý và tai hại của nó, nên sau hàng ngàn năm đấu tranh của những con người có lý trí lành mạnh và có đầu óc xã hội phóng khoáng, cuối cùng các chế độ quân chủ độc đoán trên toàn thế giới phải sụp đổ, nhường bước cho xã hội dân chủ tự do theo kiểu phương Tây vào đầu thế kỷ 19 mà ai cũng rõ. Đó không những là thắng lợi riêng của những nhà dân chủ phương Tây mà đó cũng là thành quả chung cho toàn nhân loại. Phần lớn các nước đều chuyển qua hình thức xã hội dân chủ, một số nước trung dung hay cố giữ truyền thống tốt đẹp nào đó của họ, chuyển thành những nước quân chủ đại nghị, tức vua chỉ còn là biểu trưng hay hư vị còn thực quyền trong thực tế đều thuộc về toàn dân. Như vậy học thuyết Mác vào thời đó chủ trương chuyên chính vô sản thực sự là học thuyết đi ngược lại yêu cầu phát triển và tiến hóa, trở thành học thuyết phản động trong thực chất, nó như một thứ cặn bã của phương Tây bởi vì chủ trương hủy bỏ tự do dân chủ tiến bộ mà ông ta mạt sát một cách gian dối là quan điểm phản động, quan điểm tư sản. Điều đó cho thấy tính độc tài, độc đoán trong tư duy của Mác chỉ là hàm hồ, chủ quan, không có cơ sở khoa học khách quan nào cả, bởi vì chính bản thân ông ta chỉ trở nên một người u mê, cuồng tín mà như trên kia đã phân tích chi tiết.

Đại thể Mác cho rằng, phủ định của phủ định thì giai cấp vô sản phải trở thành có vai trò lịch sử, có sứ mạng lịch sử để làm cách mạng, để giải phóng thế giới. Thực tế đó chỉ là quan điểm phản thực tế, phản phát triển, chỉ là ngu ngốc. Bởi vì đó chỉ là quan điểm mê tín do sự cuồng tín về đấu tranh giai cấp mà ra. Nhưng thực chất lịch sử nhân loại bao giờ cũng là lịch sử cụ thể, không phải chỉ lý luận trừu tượng theo kiểu toán học hay kiểu lô-gích hình thưc mà hoàn toàn đủ. Sự vi phạm khoa học khách quan hay sự ngu dốt của Mác chính là ở đấy.

Bởi vì giai cấp vô sản phát sinh ra lúc ấy, tức vào thời kỳ phôi thai đầu tiên của kinh tế tư bản ra đời ở phương Tây, đó chỉ là yếu tố tự nhiên, khách quan, cụ thể của lịch sử. Nó không bị chi phối bởi bất kỳ nguyên nhân trừu tượng, siêu hình, huyền hoặc nào cả như Mác vẫn nghĩ dưới cái vỏ bề ngoài là biện chứng duy vật và biện chứng lịch sử. Thực chất hai lý thuyết này chỉ là hai lý thuyết mê tín, huyễn hoặc, không có ý nghĩa khoa học khách quan nào hết. Nhưng có người như Trần Đức Thảo cũng đã có thời kỳ bị thu hút, bị mê hoặc vào đó khi ông ta còn trẻ. Bởi khi nền công kỹ nghệ phương Tây chưa ra đời và phát triển, xã hội lúc ấy dĩ nhiên chỉ là xã hội nông nghiệp và thủ công nghiệp, như thế hình thức quân chủ chuyên chính là lẽ tự nhiên. Nhưng khi khoa học kỹ thuật phương Tây xuất hiện, nó lần lần đi lên, mở mang mọi nhận thức khác nhau của con người, đường nhiên quan điểm dân chủ tự do phải ló dạng và hình thành, chế độ quân chủ phong kiến phải lụi tàn là điều hoàn toàn tất yếu. Ý nghĩa như vậy là ý nghĩa của phát triển khoa học kỹ thuật, từ đó kéo sang kinh tế xã hội noi chung, không phải nền tảng đấu tranh giai cấp nào cả như Mác đã u mê huyễn hoặc. Vậy nên có thể nói xã hội độc tài phong kiến là xã hội loài người còn ấu trĩ, chưa trưởng thành. Xã hội tự do dân chủ đích thực là xã hội mà loài người đã trưởng thành. Trưởng thành nhờ khoa học phát triển, nhờ tri thưc phát triển, nhờ lý trí phát triển thế thôi. Mác trái lại chủ trương quay ngược bánh xe lịch sử, đẩy lùi xã hội lại thời kỳ lạc hậu mà tự cho là cách mạng, là đi lên, là phát triển, là giải phóng, thực chất chỉ là ngu dốt và phản động không thể nào nói được. Tính chất của Mác thực sự như tính chất của một người mê sản, mê sản vì sự huyễn hoặc của một xã hội không giai cấp, một xã hội làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, thật là sự điên dại không tiền khoáng hậu, bởi vì nó hoàn toàn đi ngược lại mọi ý nghĩa của khoa học kinh tế lẫn khoa học về tâm lý tự nhiên của xã hội và của cá nhân con người.

Bởi vì thực tế mỗi cá nhân sinh ra đều mới chỉ là yếu tố sinh học tự nhiên. Phải nhờ có giáo dục, đào tạo trong lòng xã hội mới có thể thành người thực sự mặc dầu các nguyên tắc về bẩm sinh, di truyền trong tâm lý hay sinh học là không thể hoàn toàn phủ nhận. Thế thì người công nhân, cũng là con người nhưng vì các yếu tố xã hội nào đó, yếu tố bản thân nào đó, họ bị rơi vào giai cấp công nhân là điều không ai muốn hay bản thân họ muốn, hoặc chủ quan muốn thế được. Bởi nếu lịch sử chưa phát triển tới giai đoạn đó cũng không thể có họ được. Và mọi điều kiện của họ cũng chỉ tạm thời lúc đó. Bởi khi bản thân họ vì yếu tố nào đó mà thay đổi, hay xã hội dần dần phát triển lên, tức điều kiện thực tế của họ cũng cải thiện đi, họ cũng có thể thoát ly giai cấp nếu muốn và nếu có điều kiện khách quan thiết yếu, không có gì để khiến họ phải bị suốt đời ràng buộc vào đó cả. Các giai cấp khác cũng vậy, nếu vì những sự bất lợi xảy ra bất ngờ nào đó, đều có thể sa vào giai cấp công nhân hay nông dân, và đó chỉ là những sự thay đổi tự nhiên diễn ra hoài trong lòng xã hội. Điều đó không có gì là phi lý hay mang ý nghĩa thần thánh nào đó cả. Vì xã hội luôn luôn là xã hội thực tế, tức nó phải tồn tại và phát triển đi lên hoài dựa trên mọi quy luật khách quan tự nhiên và nội tại trong lòng bản thân nó. Do đó học thuyết Mác về giai cấp thực chất chỉ là học thuyết mê tín nhưng lại đã huyễn hoặc một bộ phận thiếu hiểu biết nào đó trong lịch sử quả khứ của nhân loại chính là như thế. Bởi vì xã hội không phải chỉ là giai cấp công nhân mà còn nhiều thành phần khác, tự phong giai cấp công nhân làm yếu tố lãnh đạo trong khi họ là thành phần phải chịu nhiều nhược điểm trong thực tế, đó là điều hoàn toàn mê muội và ngu ngốc nhất mà chính Mác đã phạm phải. Bởi vì muốn lãnh đạo xã hội phải có trí thức, phải có kiến thức, phải có đạo đức, kể cả có những thuộc tính hay tài năng riêng nào đó, ở đây tự mệnh danh giai cấp công nhân, có thể thiếu tất cả mọi điều kiện đó trở thành lãnh đạo xã hội tức đã phủ nhận mọi phát triển của xã hội trong quá khứ, kéo lùi lại xã hội so với thực tế, đó là điều hoàn toàn điên gàn hay khờ khạo của Mác. Bởi vì người lãnh đạo xã hội có thể từ bất kỳ thành phần nào của xã hội, họ có thể xuất hiện ra bất kỳ lúc nào do tình thế và tình huống lịch sử, nhưng bắt buộc họ phải có đạo đức, có tài năng, có trí thức, có ý thức đi lên và phát triển, điều đó không thể coi thường hay phủ nhận, vì mọi phát triển chung của xã hội về sau là đều phụ thuộc vào đó. Người ta muốn làm bánh thì phải xay hạt lúa hay hạt lúa mì ra, bóc vỏ nó đi, giã bột rồi mới làm nên bánh. Không ai để lúa mì hay lúa gạo toàn vỏ để làm bánh, đó thật sự là quan điểm ngờ nghệch và dốt nát trong lý thuyết đấu tranh giai cấp, trong quan niệm phong thánh giai cấp công nhân một cách đần độn và ngu si như Mác. Thậm chí, ở những nước không có giai cấp công nhân công nghiệp thật sự, người mác xít lại thay vào đó giai cấp nông dân, đặc biệt giai cấp bần cố nông nắm vai trò lãnh đạo, thật là điều cuồng tín, u mê, phản nhân loại, phản xã hội mà trong quá khứ lịch sử của nhân loại ở mọi nơi đều không từng có vậy. Điều đó cho thấy học thuyết Mác vì huyền hoặc, mê tín luôn dẫn đến trong thực tế những sự sai lầm, những tai hại và những u mê không thể nào nói hết. Đó là lý do tại sao Khmer đỏ lại dùng búa đập đầu người dân Kampuchia để ép phải vào sống trong những dạng ang ca được tổ chức như một xã hội cộng sản thu nhỏ theo cách huyền hoặc, phản nhân bản, còn độc ác hơn cả Hitler khi tên trùm phát xít này này tìm cách hủy hoại phi lý và vô nhân đạo 6 triệu người Do Thái trong thời kỳ Quốc xã Đức. Đó cũng là lý do tại sao mọi nước cộng sản đều không thể phát triển về kinh tế hay mọi mặt nói chung là như thế. Như Mao Trạch Đông từng nói một câu gian dối thủ đoạn ”Trí thức không đáng cục phân”, điều đó cho thấy phần lớn những lãnh tụ cộng sản đều không ngay tình hay đúng đắn mà chỉ nhằm vì danh lợi riêng và quyền lực của bản thân mình. Chính học thuyết Mác đã làm suy thoái con người, làm tha hóa xã hội một cách đại trà mà ai cũng rõ. Bởi vì toàn xã hội được thiết chế, được tổ chức chặt chẻ, khiến ai không tuân nó đều chỉ là cục phân và chỉ đáng để bón ruộng của hợp tác xã như Mao Trạch Đông từng nói. Sự độc tài như vậy không còn là độc tài riêng cá nhân của ông vua thời quân chủ phong kiến nữa mà thành độc tài của cả một giai tầng đông đảo đối với toàn xã hội cho dù so ra nó vẫn chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi nào đó. Phải nói theo lãnh tụ mới có cái ăn, có đường sống, xã hội biến thành toàn thể xã hội tôi đòi, xã hội cu ly mọi mặt cốt để phục vụ quyền hành riêng cho cá nhân lãnh tụ như Mao Trạch Đông, như Stalin, như Kim Nhật Thành v.v… mà ngày nay ai cũng thấy. Làm con người tha hóa, làm xã hội tha hóa, làm lịch sử tha hóa, đó chính là một tội ác hết sức lớn mà Mác đã gặp phải vì chưa từng có nhà tư tưởng nào của loài người từ cổ chí kim mà lại phạm sự sai lầm tày trời như thế cả.

Thật ra nguyên tắc bất kỳ nhà nước lành mạnh nào cũng phải có nghĩa vụ điều hòa giai cấp, san bằng bất công khách quan hay chủ quan bằng những biện pháp xã hội, hành chánh, chính trị nào đó. Không làm được như thế đó là lỗi yếu kém của người cầm quyền, không phải lỗi của xã hội. Bởi vì xã hội nói chung đều là những con người không quyền lực, phần lớn họ chỉ ích kỷ cho bản thân riêng, giai cấp nào cũng thế, cá thể nào cũng thế. Đó là nguyên tắc bản năng sinh tồn tất yếu không thể phủ nhận hay không thể lý tưởng hóa, làm cho nó trở thành lý tưởng được. Do đó nhiệm vụ của mọi nhà nước đúng đắn nắm quyền hành trong tay là phải có nghĩa vụ tiết chế, điều tiết tất cả mọi điều đó. Biện pháp đó nói chung là biện pháp khoa học mọi mặt, không phải biện pháp cuồng tín hay biện pháp ý thức hệ sai trái hoặc ngu dốt nào cả. Có nghĩa khoa học cũng đi liền với trí thức, với đạo đức không thể tách rời hay cô lập lẫn nhau như ngay từ đầu chúng ta đã phân tích. Bởi vậy chính trị không thể không đi liền với kinh tế xã hội, không thể không đi liền với khoa học và đạo đức là điều ở trên đây mọi người thấy rất rõ. Thế thì rõ ràng chính trị theo kiểu ý thức hệ hay cụ thể chính trị theo kiểu ý thức hệ mác xít cũng trở thành một thức ý thức hệ tôn giáo, một thứ thần quyền, một thứ độc tài kiểu tôn giáo thế tục hoàn toàn ngu si và dốt nát. Bởi tôn giáo chỉ đặt trên niềm tin mà không cần chứng minh. Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được trong xã hội thực tế. Vì mọi yêu cầu trong xã hội thực tế đều phải luôn là yêu cầu khoa học khách quan, tức phải hoàn toàn đã được chứng minh thì mới có được quyền áp dụng nhằm tránh được mọi thứ độc quyền độc đoán hoàn toàn u mê và phi lý.

6/ Nguyên tắc tự do dân chủ thực chất là nguyên lý hoàn toàn khách quan trong xã hội con người.

Mỗi cá nhân sinh ra trong xã hội là từ cha mẹ mình, không do ai khác cả. Có nghĩa mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng, như vậy bắt người này phải phụ thuộc vào người khác ngoài ý muốn của họ là điều phi lý và phi nhân, nên sự khác nhau giữa tự do dân chủ và xã hội độc tài cũng là như thế. Con người sinh ra đầu tiên là gia nhập vào xã hội dân sự. Như thế xã hội dân sự, tức xã hội khách quan tự nhiên mới là xã hội cơ bản nhất, không phải là xã hội chính trị. Xã hội chính trị chẳng qua chỉ là một tập hợp nhỏ, tập hợp con xây dựng trên tập hợp lớn hơn, bao quát hơn, là xã hội dân sự mà không gì khác. Xã hội chính trị, về nguyên tắc phải tuân theo xã hội dân sự mà không thể làm ngược lại, đó là nguyên lý cơ bản nhất của tự do dân chủ. Bởi ngược lại đó chỉ là xã hội độc tài, một thiểu số hay một cá nhân tự tiện cai quản xã hội toàn thể mà không cần biết sự ưng thuận hay không của họ. Đây là sự sai phạm và tội lỗi nhất của Mác. Từ đó dẫn tới kiểu trịch thượng, vô nguyên tắc của Mao Trạch Đông cho rằng chính trị trên đầu súng, chẳng khác gì Ăngghen bảo bạo lực là bà đỡ của cách mạng. Thật sự đều là những quan điểm phi nhân, gàn bướng, vì không ai được quyền tự tiện nói như vậy nếu không phải đó chỉ là những kẻ điên gàn, nhân danh những điều vô nghĩa nào đó mà đi ngược lại mọi ý nghĩa chính đáng của nhân loại.

Thật ra không thể cuộc cách mạng nào mà thay đổi tận gốc mọi sự cả. Bởi tiến hóa của lịch sử loài người là một tiến trình không ngớt. Cho rằng phải xóa bài làm lại tất cả kiểu như Ănghen, Mác, Lênin đều là những kẻ điên loạn, chủ quan, bất chấp mọi nhân tình thế thái. Mọi cuộc cách mạng trong thực tế đều là một sự thay đổi thiết yếu nhất thời nào đó. Điều đó chẳng khác xã hội như một dòng chảy, khi bị vướng, bị tắt bởi cái gì đó, nó nhất thiết phải xô đổ hoặc tràn bờ thế thôi, rồi dòng chảy vẫn phải theo như cũ. Cho rằng một cuộc cách mạng vô sản sẽ làm thay đổi tận gốc mọi vấn đề, trong khi cá nhân đưa ra nó cũng chỉ là thành phần của dòng chảy tự nhiên, đó hoàn toàn là sự điên dại, sự không tưởng, kiểu thế thiên hành đạo như thời phong kiến. Chính cái u mê hay cái bạo ngược của Mác là ở đây mà có rất nhiều người không nhận ra hết. Bởi lịch sử là dòng chảy không ngừng, không phải chỉ là tập hợp các đơn vị vật rắn bất biến mà có thể định vị theo kiểu ngay hàng thẳng lối một cách vĩnh viễn như quản điểm nhận thức ngu dốt của Mác. Mà đã là dòng chảy tự nhiên, nó nhất thiết phải luôn chuyển biến, không bao giờ biến nó thành như kiểu một đợt thao diễn có hàng lối cứng nhắt như một cuộc duyệt binh nhằm vinh danh cho những kẻ hợm quyền nào đó. Học thuyết Các Mác thực tế đã biến xã hội thành suy hóa, thành một thứ công cụ trò chơi, trò hề cho một số kẻ hợm hĩnh nắm quyền mà không gì khác. Nhưng những kẻ đó thực chất cũng chỉ là nạn nhân của những kẻ đi trước họ, để tới khi họ lên được quyền hành thì cũng làm y như những kẻ đã tạo ra họ. Tính phi nhân thường xuyên như vậy, tính tha hóa xã hội thường xuyên như vậy do quan điểm độc tài của Mác đưa ra, nhân danh giai cấp công nhân một cách sai trái và giả dối của một thiểu số người thời cơ lợi dụng, như vậy rõ ràng không những là sự sai lầm mà còn là tội ác làm suy biến, làm nô lệ hóa xã hội một cách toàn diện của Mác.

Bởi vì trên nguyên lý tự do dân chủ bình đẳng giữa người và người thì không bất kỳ ai có thể nhân danh điều gì để tự minhg áp dụng chế độ độc tài độc đoán cho toàn xã hội. Đó chỉ là sự chiếm quyền, sự gian dối, sự áp bức xã hội mà lại nhân danh sai trái đủ thứ. Đó là lý do tại sao mọi chế độ độc tài đều đi theo sự giả dối, sự gian dối, tức sự tuyền truyền lừa mị và sự áp dụng bạo lực, bạo quyền. Bởi nếu để tự do thì không bất kỳ ai khuất phục cả, bởi thế mới áp dụng nguyên tắc độc tài là vậy. Vì nếu thực sự học thuyết Mác là đúng, là khách quan, khoa học thì cần gì phải độc tài chuyên chính vô sản. Chỉ chừng đó thôi cũng nói lên được sự suy nghĩ của Mác là sự suy nghĩ bạo hành và giả dối, nên việc tự phong mình là khoa học, tự hô lên là chủ nghĩa cộng sản khoa học, thực chất chỉ nói lên tính mê hoặc, giả tạo và nhất là hoàn toàn giả dối của Mác. Đó là lý do tại sao gần một trăm năm cưỡng bức mọi mặt một bộ phận lớn của nhân loại rồi cuối cùng nó cũng phải bị tan rã và đào thải. Bởi vì tính chất của nó chỉ là thuyết khoa học giả, đạo đức giả, thuyết ngụy khoa học và thực chất là ngụy đạo đức.

Bởi vì về nguyên tắc, xã hội dân sự là thường xuyên, nền tảng, căn cơ, phổ biến, nhưng nó luôn cần đến pháp luật, đến khung sườn hành chánh nào đó để điều hành nó, để ổn định nó, đó chính là ý nghĩa của xã hội chính trị như ta đã thấy. Thế nhưng khi xã hội chính trị hoàn toàn khuynh loát xã hội dân sự, hoàn toàn bóp méo nó, hoàn toàn tôi đòi hóa nó, đó trở thành kiểu xã hội chính trị phản động, phản xã hội, phi nhân mà không gì khác. Bởi mục đích của chính trị là nhằm phục vụ con người, phục vụ xã hội, nay chính trị đó trở thành nô lệ hóa con người, nô lệ hóa xã hội, nên Mác đã trở thành một tay phản động đặc chủng nhất trong lịch sử nhân loại mà tự mệnh danh là người đi giải phóng xã hội. Vì xã hội chính trị lành mạnh là hoàn toàn cần thiết, nhưng không phải tất cả mọi người đều muốn tham gia vào đó hay phải tham gia vào đó, vì như vậy trở thành có hại cho nó, bởi đó mà có nguyên tắc ủy quyền trong xã hội dân chủ. Tức mọi công dân đều có quyền tự do chọn lựa và ủy quyền cho người đại diện cho mình để ra nắm chính quyền. Đó là lý do tại sao nguyên tắc bầu cử tự do dân chủ đúng đắn, nguyên tắc ủy quyền là nguyên tắc thông minh nhất về xã hội chính trị mà con người từng biết đến. Thế nhưng Mác vì mê muội, mê tín, cuồng tín đã cho đó là nguyên tắc của tư sản, còn vô sản thì nhất thiết phải độc tài mà không cần kiểu dân chủ kinh điển kiểu tư sản. Đây quả thật là một đầu óc xuyên tạc sự thật, ngu tối, nguy hiểm, phản nhân bản và phản động mà lịch sử loài người trong quá khứ thật chưa từng có.

Nên quả cái áo không làm thành thầy tu, cái áo đạo đức, nhân văn của Mác cũng như thế đó. Bởi cái áo đó bên trong có giắt hung khí đấu tranh giai cấp một cách tự chế, khoác áo thầy tu nhưng lại chủ trương độc tài chuyên chế, đó quả là sự ngụy tạo, sự ngụy trang, cũng như sự lừa mị trong tư duy và trong quan điểm xã hội của Mác. Bởi vì độc tài chuyên chính hoàn toàn không có cơ sở xuất phát khách quan nào khác ngoại trừ cơ sở giả tạo do Mác đưa ra là ý nghĩa của đấu tranh giai cấp. Điều này chúng ta đã phê phán nhiều rồi nên không cần nhắc đến nữa, bởi vì xuất phát điểm của nó không ngoài quan điểm hiểu sai trái về biện chứng luận của Hegel và hiểu sai trái về thuyết cạnh tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên do Darwin đưa ra mà Mác là người không hiểu đến nơi đến chốn thành ra trở thành chủ quan và phản động.

Như vậy tự do dân chủ có nghĩa là chế độ chính trị xã hội ủy thác, ủy quyền cho người có đủ khả năng, đủ uy tín và tín nhiệm trong dân, do bầu cử, chọn lựa tự do để ra nắm quyền xã hội. Có nghĩa sự chọn lựa đó có khi sai, cá nhân được ủy nhiệm đó có khi làm sai, nhưng nguyên tắc khách quan của nó luôn luôn đúng, vì đó là ý nghĩa khoa học, khoa học chỉ cần đúng về nguyên tắc, về nguyên lý khách quan, khoa học không nhất thiết đúng về mọi cái râu ria hay chủ quan cảm tính. Tính cách lơ mơ của Mác về ý nghĩa và quan điểm khoa học là như thế. Nên nói chung Các Mác thực chất chỉ là anh gàn bướng, dùng mọi suy nghĩ cảm tính để thay cho khoa học khách quan và tự nhận đó là khoa học một cách sai trái, ngụy biện, ngụy tín và hoàn toàn ngang trái. Đó là lý do tại sao học thuyết Mác chỉ thuyết phục được những người kém suy lý, kém nhận thức mà không thể thuyết phục được những người trí thức thật sự, nên sự gian dối của Mao Trạch Đông hợm hĩnh hổn láo cho trí thức không đáng bãi phân cũng không ngoài ý nghĩa đó.

7/ Ý nghĩa thực chất của chủ nghĩa xã hội và cái được gọi là xã hội chủ nghĩa theo kiểu mác xít.

Khái niệm chủ nghĩa thực sự chỉ là niềm tin, là quan niệm sống, quan niệm hành động trong cuộc sống. Nó không phải cái gì mang tính tuyệt đối khoa học hay phổ biến. Bởi niềm tin hay quan điểm sống đó chỉ là cái gì riêng tư nơi mỗi người, nó có thể tương đồng nơi nhiều người những không thể nào có ý nghĩa bó buộc, cưỡng chế hay ép uổng bằng bạo lực đối với cứ ai cả. Chủ nghĩa xã hội cũng vậy, nó có thể là quan điểm chung của nhiều người, đặt nặng ý nghĩa xã hội lên trên cá nhân riêng tư, nó có ý nghĩa tích cực của nó nhưng cũng không mang ý nghĩa tuyệt đối nào cả. Bởi giữa ý nghĩa cá nhân và ý nghĩa xã hội luôn cần sự hài hòa, sự cần thiết, bổ sung cho nhau mà không phải chỉ tuyệt đối đặt cái nào lên trên cái nào là mới thật sự hợp lý cả. Trong khi đó cái gọi là xã hội chủ nghĩa trong ý niệm mác xít thực chất là xã hội kiểu bầy đàn, kiểu trại lính, kiểu rập khuôn mọi cá nhân vào trong một công thức chung nhất không ai được đi ra ngoài cái đó. Tức kiểu đời sống tập thể rập ràng, kiểu kinh tế và xã hội trong ý nghĩa bầy đàn, ngay cả tình cảm cùng bầy đàn, tướt hết mọi tự do cá nhân của con người mà cụ thể và tiêu biểu nhất trong thời kỳ bao cấp trước đây mà ai cũng rõ. Cái đó được Mác gọi là giai đoạn tiền cộng sản, tức giai đoạn làm theo năng lực hưởng theo lao động để đi đến giai đoạn cao hơn và cao nhất là làm theo lao động hưởng theo nhu cầu trong giai đoạn cộng sản sau cùng khiến nhiều người bị hấp dẫn. Đấy cái cốt lõi của chủ nghĩa xã hội hay xã hội chủ nghĩa của Mác hay của quan điểm mác xít chỉ là như thế. Nhưng ngặt nỗi chính khái niệm xã hội lồng trong đó lại lừa dối nhiều người, cứ cho rằng xã hội là cao cả, cao thượng hơn cá nhân nên đã bị lóa mắt cách sai lầm và thực chất hoàn toàn bị đánh lừa là như thế. Bởi vì trong thực tế, ý nghĩa xã hội theo kiểu trại lính rập ràng mà Mác quan niệm chẳng làm lợi gì cho xã hội mà ngược lại chỉ làm hỏng con người, làm hỏng xã hội, làm đình đốn con người và làm đình đốn xã hội. Bởi vì kiểu cha chung không ai khóc, chùa chung không ai quét, nên mọi kinh tế theo kiểu tập thể, kiểu bao cấp cộng sản thực tế đều thất bại, đều làm nghèo nàn xã hội, đều làm tha hóa con người, đều làm bế tắt và nô lệ mọi người, vì nó hủy hoại mọi tự so và sáng kiến của cá nhân, biến xã hội kiểu trở thành gà công nghiêp, cút nuôi chuồng, bò công nghiệp, chỉ nuôi để cốt thu lợi, để vắt sữa cho chủ nuôi mà chẳng gì khác. Đấy cái vô luân hay tính phản nhân văn, phản đạo đức của học thuyết Mác trong thực tế là như thế, vì nó hoàn toàn tiêu diệt mọi nguồn gốc tự do dân chủ của mọi người, của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội. Bởi thế chính cái gàn điên của Mác cũng phải lòi đuôi ra ở đây chỉ hoàn toàn hiển nhiên là vậy. Nên kiểu lãng mạn của Mác thực chất chỉ là thứ lãng mạn tếu, kiểu lãng mạn thư sinh, trường ốc, chẳng bao giờ mang ý nghĩa thực tế, đàng hoàng hoặc kết quả khoa học nào đáng khâm phục hay biểu dương ra cả.

Bởi vì tại sao ? Vì phần lớn con người ai cũng ích kỷ, chỉ biết mình là chính nên mọi chế độ độc tài độc đoán đều rất dễ áp dụng. Chỉ cần tuyên truyền dụ hoặc, chỉ cần răn đe, hay chỉ cần áp dụng bạo lực trong vài trường hợp là toàn xã hội sẽ im re như gà phải cáo, như cừu phải chó săn, thế là đều vào nép cả. Nhưng cái nép của xã hội độc tài là cái nép phản nhân văn, phản con người, phản xã hội, hoàn toàn không phải cái nép nhân văn, xã hội tự nhiên của mọi chế độ tư do dân chủ. Nói khác xã hội độc tài chẳng khác gì kiểu cái bể bê tong cốt sắt, hay cái ao tù chứa nước trong đó, nước chẳng chạy đi đâu cả. Chỉ có thể bốc hơi được thế thôi, trừ phi nó bị đậy kín. Hay cũng giống như nước chảy giữa hai bề máng, không thể đi ra ngoài được hai bề máng đó. Tính chất yếu đuối của xã hội con người luôn như vậy. Nên trong mọi chế độ toàn trị kiểu mác xít, mỗi cá nhân đều được tổ chức nên các đoàn thể, đều được gài độ trong đó, tự kiềm chế, cai quản lẫn nhau, làm thành một hệ thống dọc dài từ trên xuống dưới, không ai thoát ra ngoài được cả, từ những vị trí cao nhất đến những vị trí thấp nhất. Bởi vì thoát ra ngoài cũng có nghĩa là bị khô cạn, nên ý nghĩa phi nhân văn của kiểu chế độ xã hội toàn trị là không ngoài như thế. Tức tất cả đều trở thành hệ thống gác cửa, nó có lớp có lang, không bất kỳ ai đi ra ngoài mọi hành lang với những cửa kiểm soát hàng hàng lớp lớp như thế cả. Hay nói cách khác trong chế độ xã hội tự do dân chủ, mọi cá nhân con nngười đều có tiền bạc trong túi, tức đều là những người giàu có, nhiều khi không xài tới nhưng vẫn có tiền trong túi, và khi cần xài thì có ngay. Trái lại trong các chế độ toàn trị, tiền đó chỉ tập trung vào những tay cầm quyền cao nhất, muốn cho ai xài tới đâu, xài lúc nào hay xài bao nhiêu là tự họ, ngoài ra những người khác đều không có đồng xu dính túi, tức đều là vô sản về tự do dân chủ thuần túy, khi muốn xài cũng không có xài chưa nói là được quyền xài. Nên quan điểm độc tài vô sản của Mác một lần đưa ra là không chế cả nhân loại ngàn đời, chính cái phi nhân và cái tội ác vô cùng lớn lao của ông ta là vậy. Bởi dòng nước chỉ trừ khi nó tràn bờ vì những lý do bất ngờ nào đó, còn ngoài ra nó chỉ hoàn toàn thụ động, bất động trong bể chứa, đó là điều mà chính bản thân Mác phớt lờ hay chỉ ngây thơ không bao giờ nhìn tới. Điều đó cũng không khác chi những bầy gia súc được chăn thả hàng ngày, miễn là được gặm cỏ no bụng là chúng đã cảm thấy được hạnh phúc rồi, không cần đòi hỏi gì khác. Thế thì với mọi người bình dân trong xã hội cũng thế, chỉ cần được ăn no ngày ba bữa là thỏa mãn rồi, đâu cần biết gì tự do dân chủ xa vời, nên chính mọi sự thuận lợi cho các chế độ độc tài toàn trị được tồn tại dài lâu là không ngoài chính nguyên nhân đó. Bởi vì con người mà nhận thức càng kém, tri thức hay trí thức càng kém, càng gần lại với xã hội sinh học tự nhiên là điều đã nhiều lần phân tích và ngày nay mọi người cũng đều biết. Cho nên ý nghĩa của người trí thức cũng đi gần với ý nghĩa đạo đức là cần nâng cao, mở rộng dân trí cho mọi người như chính Phan Chu Trinh ngày xưa đã quyết tâm đạt tới bằng quan điểm khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh là hoàn toàn đúng đắn và thiết yếu như thế.

Cho nên chủ nghĩa hay quan niệm xã hội đích thực là quan điểm vì mọi người đích thực mà không phải ngược lại chỉ vì mình như ý nghĩa xã hội chủ nghĩa của Mác. Bởi vì trong xã hội không có tự do dân chủ đó, ai cũng phải cố gắng tồn tại cho mình trước, thế thì chủ nghĩa cá nhân là chính làm gì còn chủ nghĩa xã hội, làm gì còn đạo đức xã hội đích thực được nữa. Đó là ý nghĩa của khoa học tại sao không thể nói suông mà phải nói có thực chứng, nên nói khác cái gọi là xã hội chủ nghĩa theo Mác thực chất chỉ là thứ chủ nghĩa xã hội đóng kịch, chủ nghĩa xã hội hình thức thuần túy mà không bao giờ có thực chất, bởi vì cơ sở của nó là cơ sở không thực chất thì bản thân chính nó cũng có bao giờ có thực chất. Đó là ý nghĩa tại sao quan điểm phi thực tế, phi thực chất, phản khoa học của học thuyết Mác lại làm nên chính sự phương hại đối với xã hội về mọi mặt mà Mác đã xưởng ra thật ra không đi ra ngoài ý nghĩa như vậy. Nên tóm lại ý nghĩa của tri thức, của khoa học, của đạo đức đều luôn luôn quyết định quan trọng chính là như thế. Không có tri thức cũng không thể có khoa học, không có nhận thức khoa học nhiều khi lại phản đạo đức mà ai cũng biết, nên chính trị cũng như vậy, chính trị đúng nghĩa cũng không bao giờ tách rời khỏi ý nghĩa đạo đức và ý nghĩa khoa học mà mọi người có thể quan niệm được.

8/ Khái quát hóa về nguyên lý chính trị.

Rõ ràng chính trị nói chung không tách riêng với ý nghĩa xã hội, từ đó nó cũng gắn liền với ý nghĩa kinh tế và ý nghĩa lịch sử. Tức chính trị không bao giờ chỉ liên quan đến một cá nhân hay một nhóm người nào, chính trị liên quan đến mọi người, đến một đất nước, dân tộc, đến cả lịch sử tương lai nói chung. Bởi vì cái hiện tại tuy dù là kết quả của quá khứ, nhưng cũng cái hiện tại tạo cái tương lai. Cái hiện tại quan trọng như vậy, nên chính trị hiện tại cũng quan trọng đối với chính trị tương lai là như thế. Tức mọi điều tốt hay mọi điều xấu trong hiện tại đều quyết định một phần cho tương lai là ý nghĩa tự nhiên không thể tránh. Chẳng hạn một nền chính trị độc đoán trong hiện tại, không những chỉ khống chế mọi sự phát triển trong xã hội hiện tại, mà còn làm mất cả thời gian đi lên của tương lai, làm cùn nhụt nhiều mặt cho sự phát triển của xã hội tương lai, nhất là trong tương quan so sánh với nhiều xã hội dân chủ tự do đi lên khác. Bởi vậy dù tương lai vẫn là quan tòa phán xét đúng đắn và rạch ròi nhất mọi điều gì từng xảy ra trong quá khứ và trong hiện tại về chính trị, phán xét về mặt giá trị mọi nhân vật lịch sử, mọi sự kiện lịch sử từng có liên quan trong đó, nhưng tương lai không phải không bị thua thiệt do những lỗi lầm nào đó của quá khứ và hiện tại là điều hoàn toàn tự nhiên nhất.

Nên khi đã nói chính trị đúng đắn phải như một khoa học và phải như một đạo đức, tất yếu những điều gì trái lại như thế đều không là ý nghĩa chính trị đúng đắn. Có nghĩa chính trị không thể đặt trên cảm tính, đặt trên ham muốn hay ý chí riêng tư mà phải đặt trên nguyên lý chung, khách quan, vì nó có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả mọi người không phân biệt. Điều đó cũng chẳng khác gì mọi thực thể sống, phải nhất thiết có nguyên lý hay nguyên tắc riêng của nó, không thể tùy nghi hay tùy tiện, thế thì đối với ý nghĩa hay bản thân của chính trị cũng như thế. Lấy một ví dụ cụ thể dễ hiểu là sự khác nhau giữa một cây cối mọc lên, phát triển tự do bên ngoài hoàn toàn khác với một cây cối được trồng và chăm bón trong chậu bôn sai. Cái cây phát triển tự nhiên bên ngoài dĩ nhiên là sống theo đúng nguyên lý khách quan trời cho của nó, nó luôn cao lớn, phát triển mạnh khỏe, tốt đẹp không ngừng. Nó sống là cho nó, không cho ai khác. Trong khi đó cái cây trong chậu bon sai, chỉ luôn sống èo uột, giả tạo, không thể phát triển mọi mặt, bởi nó chỉ là vật làm cảnh, phục vụ thị hiếu cho ông chủ của nó, nó mất hết ý nghĩa sống và tương lai sống, bởi nó sống không đúng nguyên lý khách quan của nó, nó chỉ sống theo kiểu chủ quan, giả tạo của ý chí người tạo ra nó. Hai hình ảnh đó cũng cho thấy tính cách hoàn toàn khác nhau giữa chế độ chính trị tự do dân chủ đích thực và chế độ độc tài toàn trị trong chính trị xã hội. Nhưng cây cỏ chỉ là thực vật do con người mang trồng trong chậu. Trong khi đó nơi xã hội, mọi con người đều tự do bình đẳng như nhau, mỗi cá nhân đều là những đơn vị tế bào xã hội như nhau, thế thì lý do gì mà một cá nhân riêng lẻ nào đó, một nhóm người riêng lẻ nào đó, một chính đảng nào đó có quyền bắt ép toàn thể xã hội phải theo ý chí, thị hiếu riêng tư của nó trong một thể chế toàn trị độc tài. Đây quả là một điều hoàn toàn phi lý, nghịch lý, hoàn toàn phản khoa học, phản tự nhiên, phản đạo đức nói chung và phản đạo đức chính trị nói riêng, thậm chí có thể nói là ngu ngốc, phi nhân, phản nhân văn, phản xã hội và tàn ác.

Nếu giả dụ thuyết Các Mác là đúng, nó cũng hoàn toàn không có quyền đó, huống gì nó là sai về mặt nhận thức, lý thuyết, cũng như mặt thực hành, thực tế. Vì nếu nó là đúng, tại sao sau bảy mươi năm trầm trầy trầm trật o ép áp dụng ở Liên Xô trước kia, cuối cùng toàn khối cộng sản cũ đã hoàn toàn sụp đổ và tan biến. Đó là sự xóa sổ không phương cứu chữa, không phải là vì lý do nọ lý do kia nhưng một số kẻ dốt nát, cuồng tín, thiên lệch bào chữa. Vậy mà Mác luôn tự vỗ ngực xưng mình là đúng, cho rằng ai không giống ông ta đều là bọn phản động và bọn tư sản. Ngay chính điều đó cũng nói lên nhân cách đạo đức tầm thường của Mác, nhân cách chính trị hay đạo đức chính trị của Mác, tức chỉ là một kẻ tự tin nhảm, kiểu trò cả vú lấp miệng em, trò láu cá chẳng đúng đắn gì cả. Chính ý thức độc tài độc đoán tự thân nơi Mác đó đã truyền lan sang Lênin, cũng nhân danh cách mạng theo kiểu ý chí riêng tự mình, không cần hỏi đến toàn dân, tự mình khuynh loát toàn xã hội, biến xã hội kiểu như thứ bon sai do mình dựng nên, tự tiện xén lá tỉa cành một cách vô lối cho mãi tới khi nó chết khô ngay trong chậu. Các ví dụ đó mở rộng ra trên thế giới trong thời gian quá khứ thì có hàng hà, nhưng cao trao nhất là bọn Khmer đỏ giết cả ba triệu người dân Kampuchia đã làm kinh hoàng toàn thế giới.

Nên nói tóm lại, mọi học thuyết độc tài độc đoán, mọi chế độ độc tài độc đoán đều là phản nhân văn, phản nhân bản, phản xã hội, phản phát triển, khống chế con người, khống chế nhân loại. Từ học thuyết chủng tộc ưu việt của Hitler, chế độ bạo tàn của Đức quốc xã đến học thuyết chuyên chính vô sản của Mác rồi chế độ độc tài của Stalin, của Mao Trạch Đông hoàn toàn đều cho thấy điều đó trong xã hội cận đại. Bởi vì xã hội phần lớn đều chỉ như một cục bột, đều chỉ như một bày cừu, cho nên chỉ cần bạo lực, cần tuyên truyền dối gạt, cần sự áp chế là đều khung được vào khuôn khổ, do đó sự thuận lợi cho mọi chế độ độc tài là vậy, và mọi nỗi nhục cho toàn dân, cho một đất nước, hay cho cả xã hội loài người cũng đều như thế. Nhưng xã hội không chỉ thụ động, yên phận, trong xã hội không bao giờ thiếu những thần phần cơ hội, lợi dụng, sẳn sàng hùn gió bẻ măng sao cho có lợi riêng cho bản thân của mình, nên đó là những chất gây men cho mọi chế độ độc tài, vì khi vài yếu tố con men đã dậy, nó liền lan tỏa ra mau chóng và mọi chế độ độc tài độc đoán hình thành nên quá dễ dàng là chính thế. Và một khi quyền hành đã vào tay, cứ thế sẽ được bảo thủ giữ vững không bao giờ nhả ra, đó là lợi lộc và tâm lý tự nhiên của thiểu số nếu toàn xã hội đã bị hoàn toàn khống chế hay đã bị bịt mắt thường xuyên bằng mọi thủ đoạn đều trở nên bất lực, yên phận, thụ động và thậm chí đã thấy hoàn toàn tự mãn. Đó chính là sự phá hại ghê gớm của mọi chế độ độc tài đối với xã hội nói chung mà mọi người thức giả đều không ai không biết chỉ trừ những kẻ đồng lõa và thời có lợi dụng thấp kém vì lợi lộc riêng tư.

Thực chất xã hội luôn luôn là sự tập hợp của mọi cá thể con người, giai cấp chỉ là sự khái quát hóa nào đó, luôn luôn thay đổi, không hiện hữu thật. Chỉ những cá nhân con người là hiện hữu thật. Thế nhưng xã hội loài người đều là lớp lớp kế tiếp nhau, lớp sau có khi phát triển, hiểu biết, tinh hoa hơn lớp trước, do vậy không ai có thể tự vỗ ngực mình là tinh hoa, tài năng hay hiểu biết hơn người khác để áp dụng chế độ độc tài độc đoán, bởi nghĩ như thế sự thật chỉ toàn lếu láo, phi lý, do vậy mọi ý nghĩa độc tài đều sai nguyên lý, sai nguyên tắc chính trị, sai đạo đức chính trị như trên đã nói. Ngay như đời Trần nước ta, khi quân Nguyên Mông xâm lược, ngoài hội nghị Bình Than để lấy ý kiến chung các tướng lãnh, nhà vua còn cho tổ chức hội nghị Diên Hồng để lấy ý kiến toàn dân qua các bô lão thời đó. Điều đó cho thấy ý nghĩa dân chủ trong thời quân chủ ở nước ta là như vậy. Hay ngày xưa dân ta cũng rát hiểu biết câu ngạn ngữ “Phép vua thua lệ làng”, chứng tỏ ý thức dân chủ đã có từ căn cơ, tức phải lấy các ý nghĩa thuần phong mỹ tục trong dân gian làm nền tảng cho toàn xã hội. Cho nên xã hội cũng như ngôi nhà chung ông cha để lại, mỗi đất nước cũng thế. Nếu ngôi nhà chung là đất nước là di sản thừa kế của mọi anh em mà ông cha đã nghĩ tới, nay chỉ một đứa hay vài đứa chiếm hẳn ngôi nhà quyền lực đó, đuổi các anh em khác ra để nhằm tự tung tự tác, thực hiện chế độ độc tài toàn trị, thế thì quả đó là sự bất công, sự tướt đoạt trắng trợn mọi quyền dân chủ tự do của toàn dân, điều đó có thể gọi được là sáng suốt, là chính đáng, là cần thiết hay không, hay chỉ là ngu muội và ngang ngược. Bởi vì nếu di sản chung còn được toàn dân có quyền lo, nếu chỉ là tài sản riêng của số cá nhân nào đó, dễ gì mà chúng không phá hỏng hay thậm chí bán mất đi khi thấy có quyền lợi nào đó, đây chỉ là lẽ đương nhiên không ai có thể suy nghĩ hữu lý theo cách khác nào được. Cho nên ý nghĩa của dân chủ tự do đích thực là như thế. Nước ta cũng có câu ngạn ngữ “Không mợ chợ cũng đông”, có nghĩa không ai tự vỗ ngực chỉ có mình mới cứu nước, mới làm tốt cho nước. Đó chỉ là sự ngụy biện và gian dối. Bởi vì anh hùng và tài năng không bao giờ thiếu trong thế gian, trừ phi họ bị tha hóa và khống chế do hoàn cảnh lịch sử. Do vậy mọi chế độ độc tài toàn trị đều trở nên vô lý, thậm chí xấu xa và nó phải đi đôi với mọi áp chế và mọi tuyên truyền dối gạt để tự bảo vệ nó, đó hoàn toàn trái với các nguyên lý tự do dân chủ tự nhiên mà ngày nay khắp toàn thế giới mọi người đều biết. Tất nhiên dân ta cũng nói “mía sâu có đốt, nhà dột có nơi”, nhưng đó phần lớn là trong mọi chế độ tự do dân chủ. Trái lại trong các chế độ độc tài toàn trị, mía bị sâu hết cả thân, nhà bị dột hết toàn diện, bởi vì cũng giống mọi sự ở trong bóng tối thì chẳng ai có năng lực kiểm soát được ai cả, khi toàn dân mất quyền cũng chẳng ai là quyền lực kiểm soát tối cao cả. Do đó dân chủ tự do phải thể hiện qua bầu cử để ủy quyền một cách tự do cũng như phải có sự phân quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp được tách rời cho ba cơ quan khác nhau) đó là nguyên lý khách quan ngày nay mọi người đều biết. Có nghĩa nếu đi trái lại những điều ấy là độc tài toàn trị cho dầu có nói hươu nói vượn bằng các mỹ từ gì thì cũng thế. Cho nên cũng có thể nói nếu thể chế dân chủ tự do đúng đắn là tinh hoa của xã hội Phương Tây, thì chính độc tài chuyên chính cũng là thứ cặn bã của họ. Từ Hitler đến Moussolini, dến Stalin, tức từ phát xít đến độc tài toàn trị, đó chẳng phải là sản phẩm tiêu cực mang tính cặn bã của thế giới phương Tây là gì. Không chọn cái tinh hoa của họ lại đi chọn cái cặn bã của họ, hoặc chỉ là lợi dụng, lạm dụng quyền lực, hay nhận thức chính trị không có, đạo đức chính trị thiếu đúng đắn thế thôi.

Người mình cũng nói “vụng múa chê đất lệch”, có nghĩa cứ để xã hội tự do dân chủ mà anh cầm quyền vẫn làm nên việc thì mới hay. Trái lại nếu cho đó là khó điều khiển, khó lèo lái, một người bèn trói ké một người lại, leo lên lưng ngồi đè xuống, bảo sao người bị đề phải làm vậy, từ đó cho mình là hay là tài giỏi, là biết lãnh đạo, điều đó quả đứa con nít cũng cười được. Do đó chính tự do dân chủ là phép thử về đạo đức chính trị, về tài cán của người cầm quyền. Nếu làm ngược lại những ý nghĩa đó, chỉ tung hoành trong kiểu cai trị độc tài toàn trị hay độc tài đảng trị, điều đó quả chỉ là trò vụng múa chê đất lệch, là kiểu phản nhân văn, phản xã hội, phản ý nghĩa và chân lý hay nguyên lý khách quan. Bởi thế, xã hội hay một đất nước cũng chẳng khác gì một thân cây lớn lên hay một dòng chảy, khi bị uốn theo hướng nào nó không thể tự quay ngược lại được, dòng chảy khi chảy đi không bao giờ quay trở lại, đó là điều mà người Hy lạp xưa đã nói câu nổi tiếng không ai tắm hai lần trong một dòng song. Thế nên người làm chính trị, nhất là những chính khách lớn phải luôn nhớ nằm lòng hay luôn đặt điều ấy trở thành quan trọng. Có nghĩa mọi điều gì trọng đại đối với quốc gia đều cần phải hỏi ý dân qua trưng cầu dân ý thành thật nhất. Nếu không thì đó không phải một nhà lãnh đạo đúng nghĩa, một chính khách đúng nghĩa, một người làm chính trị đúng nghĩa mà chỉ là thứ bá vơ, coi thường đất nước và dân tộc, tự tung tự tác, đưa đất nươc, dân tộc, xã hội vào trong vòng thị hiếu nhất thời nào đó của mình, điều đó càng cho thấy đạo đức chính trị chỉ tầm thường và trách nhiệm đối với lịch sử tương lai càng lớn tức là không ra gì. Bơi thế dù lịch sử không bao giờ quay lại, nhưng mọi thế hệ tương lai phải nhận biết điều đó, nếu các lớp đi trước của mình có sai, tới thế hệ của mình phải chỉnh đốn lại, nếu lớp trước có phi hiệu quả, có làm hư đốn đất nước, tới thế hệ mình phải xoay chuyển lại, phải phát triển lên mới là phải cách. Tức nếu lớp trước có độc tài toàn trị, độc tài đảng trị, lớp đi sau nhận biết điều đó là sai lầm, là chủ quan, là thiển cận hay sai quấy, thì phải làm xã hội chuyển hướng, quay trở lại tự do dân chủ thật sự. Nếu không như thế cũng chỉ biết nô lệ vào lớp trước thì cũng chỉ trở thành một bầy nô lệ tiếp tục được đúc khuôn như cũ mà không là gì khác. Điều đó quả không những nhục cho chính bản thân, nhục cho cả thế hệ, thậm chí nhục cho toàn dân tộc và nhục cho toàn đất nước, xã hội của mình. Bởi vì nếu chính trị chính đáng thiết yếu phải là đạo đức, là khoa học, thì phải luôn theo nguyên lý đúng, nguyên tắc đúng. Có nghĩa chính trị nào mà không như thế hay ngược lại, đó chỉ là thứ chính trị bậy bạ và không chính đáng, dù có nói gì cũng vậy, bởi nó chỉ tồn tại được là do sự khống chế, do bạo lực, không bao giờ do ý chí độc lập, tự do dân chủ, y chí lành mạnh và sáng suốt của toàn dân cả. Như thế, sự nghiệp của người làm chính trị là phải theo nguyên tắc đúng. Điều đó cũng chẳng khác gì một người thợ hay là một công trình sư xây dựng hoặc chế tạo, vì nếu người thợ mộc, người thợ máy, nhà kỹ sư nào đó mà lại nhằm chế tạo một sản phẩm không đúng nguyên lý, tất nhiên sản phẩm, máy móc đó cũng không thể có công năng đúng đắn, không ích dụng được, mà trở thành như một thứ bá vơ, một thứ trò hề khiến ai có ý thức lành mạnh cũng đều phai chán ghét hoặc khinh rẽ. Do đó đánh giá mọi nhân vật chính trị trên toàn thế giới này, từ cổ chí kim, nhất là trong thời đại ngày nay đều phải như thế. Những nhân vật chính trị một thời le lói huy hoàng kiểu giả tạo như Hitler, Moussolini, Satalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Pôn Pốt chẳng hạn, thực chất đều như thế cả. Bởi đó cuối cùng không phải vĩ nhân hay các chính khách, những nhà chính trị, những nhà sáng lập chế độ lỗi lạc gì như chính thời đại bị nô lệ bắt buộc phải giả dối ca ngợi, mà thật ra đó thực chất đều là những tội phạm chính trị đối với chính đất nước, với chính toàn dân của họ. Bởi vì mọi sai lầm của họ đối với đất nước, đối với dân tộc không bao giờ còn chỉnh sửa lại được, mọi hi sinh vô lối do họ gây ra không bao giờ còn khắc phục, bù trừ lại được, hàng nhiều triệu dân vô tội của họ bị chết oan hay chịu bao sự bất công, oan ức cũng không bao giờ được sống lại hay được an ủi lại được, và mọi sự phí phạm về thời gian, về công sức của đất nước họ mà cuối cùng chẳng khác chuyện dã tràng xe cát thì quả thật hết sức éo le không có cách gì cải thiện lại được. Nên tất cả điều đó nói lên ý nghĩa của đạo đức chính trị, ý nghĩa của khoa học về chính trị thật vô cùng hệ trọng và to lớn. Bởi vì một học thuyết nào đó sai lầm, phi khoa học, một ý hệ nào đó phản xã hội, phản nhân văn, lại bị tuyên truyền động viên để hiểu ngược lại thành nhân văn, thành khoa học, thành tự do dân chủ vì dựa vào mọi danh từ giả dối, mọi động tác giả dối, thì thật tai hại cho người và xã hội trong bao thế hệ chưa chắc là ra khỏi được. Đó cũng là lý do tại sao người xưa có nói làm thầy thuốc sai lầm chỉ giết một người, làm thầy giáo sai lầm chỉ giết một thế hệ, làm chính trị sai lầm giết toàn một dân tộc, còn làm lý thuyết mà sai lầm có thể giết cả muôn đời, quả là điều không hề nói ngoa. Thật ra mỗi cá nhân con người chưa chắc đã tự hoàn toàn làm chủ định mệnh của mình huống là người khác, bởi vậy lịch sử khách quan chỉ là sự kết hợp tự do của mọi thân phận cá nhân có mặt trong đó. Còn nếu tự mình ên lại cho mình là chân lý, cho ý thức hệ nào đó là chân lý, không biết đó chỉ là sự tự phong quá đáng hay chỉ là sự u mê mù quáng rồi áp đặt lên tất cả mọi người, áp đặt lên thân phận và định mệnh của mỗi người, áp đặt lên cả đất nước, dân tộc và xã hội mình những điều như thế chỉ theo sự chủ quan, thị hiếu riêng, hay theo sự sai khiến nào đó của toàn hệ thống tổ chức chính trị nói chung mà mình đã bị rơi vào trong đó, quả đó là điều đạo đức chính trị đã bị vi phạm nghiêm trọng, ý nghĩa khoa học trong chính trị đã bị chà đạp nghiêm trọng, bởi vì mọi ý nghĩa của nguyên lý tự do khách quan của mỗi con người và toàn xã hội đều bị tướt đoạt khiến cho không còn nữa, thật sự không có sai lầm nào lớn hơn sai lầm này, không có tội ác hay trách nhiệm nào to hơn tội ác hay trách nhiệm này. Như thế rõ ràng chính trị đúng đắn không luôn đi ra ngoài ý nghĩa khoa học, ý nghĩa đạo đức và ý nghĩa nhận thức là như thế. Ông cha ta ngày xưa đã nói hiền tài là rường cột của quốc gia, điều đó cho thấy yêu cầu nêu cao về mặt nhận thức. Bởi hiền tài có nghĩa là người có ý thức tự chủ, có tư duy độc lập, có tài năng hữu ích, có sự thông hiểu cao về các mặt an dân lợi quốc, tức có các đức tính và các nhận thức về mặt chính trị hoàn toàn sâu xa, tầm cao và sâu sắc, chỉ như thế mới là những tài nguyên chính trị của đất nước. Trái lại nếu chỉ cá mè một lứa, chỉ hành động theo phe nhóm, chỉ thấp kém về nhận thức mọi mặt, chỉ tuân thủ theo lệnh lạc hoặc điều lợi riêng do ai đó bên ngoài mang đến, điều đó chỉ nói lên mọi tính cách tầm thường trong chính trị hay nói lên sự sa sút, sự phá sản mọi mặt về chính ý thức, nhận thức và đạo đức về chính trị. Bởi thật ra về mặt khách quan xã hội và khoa học mà nói, xã hội dân sự tuy dầu nên tảng nhưng thực chất nó chỉ cần tuân thủ theo nền hành chánh, pháp chế mà bất cứ ở đâu hay muôn đời đều có như thế. Nhưng xã hội dân sự lại là cơ sở, là nền tảng cho xã hội chính trị, nên xã hội chính trị vô hình chung trở thành bề nổi của tảng băng chìm, trở thành tinh hoa về nhận thức, về ý thức, về chủ trương đường lối bao quát nhất mà toàn xã hội hay xã hội dân sự luôn cần đến. Thế nhưng nếu khi cái chất tinh hoa đó không còn là tinh hoa, cái chất lãnh đạo đó không còn là ý nghĩa lãnh đạo, nó chỉ còn là bộ máy hành chánh cai trị chai lý thuần túy, thì có ngàn đời xã hội nói chung hay xã hội dân sự nói riêng cũng chỉ trong vòng khống chế, trong vòng ức chế như vậy, còn gì mà phát triển mọi mặt, còn gì là nhân văn chân chính hay hạnh phúc cuộc đời chân chính được nữa. Đó cũng là yếu tố để mọi người phân biệt được thế nào là xã hội dân sự, xã hội chính trị và xã hội hành chánh pháp lý mà không hề lẫn lộn. Bởi vì xã hội dân sự là yếu tố nền tảng và phổ biến nhất về mọi mặt trong toàn xã hội, nên nó cũng chính là hạ tầng cơ sở mọi mặt cho tất cả. Bởi nói cho cùng mọi sản phẩm, mọi thành quả xã hội được làm ra trong lịch sử là do chính bản thân xã hội dân sự mà không gì khác. Vì mọi giai cấp, mọi thành phần xã hội thật sự đều có mặt và chỉ có mặt trong xã hội dân sự, cho nên đó là nguồn gốc chế tác ra mọi sản phẩm, mọi thành quả, mọi giá trị nhân văn đều là lẽ tự nhiên. Trong khi đó xã hội hành chánh pháp lý chỉ là cái khung sườn chứa đựng xã hội dân sự, nó có thể làm tốt hơn mà cũng có thể làm xấu đi chính bản thân xã hội dân sự. Có nghĩa nó có thể là yếu tố làm ổn định, làm phát triển xã hội dân sự, nhưng cũng có thể làm khống chế, làm cùn nhụt mất xã hội dân sự, và ai cũng biết cái khung, cái vật chứa thì không tạo ra kết quả hay sản phẩm nào, mà chính cái chất thể được đựng trong cái khung sườn hay cái nồi giỏ đó mới làm nên tất cả. Nhưng trên cả, hay trên một mức nữa, chính xã hội chính trị mới là cái bao quát, bao trùm hơn cả, nó như cái bầu khí, cái môi trường, cái định hướng, cái ý nghĩa chung mà toàn thể xã hội dân sự, xã hội hành chánh pháp lý đều được nội tại trong đó, đều bị chi phối trong đó. Đó là lý do tại sao khi chính trị nghèo nàn chỉ theo công thức tiền chế có sẳn, khi chính trị thấp kém chỉ biết quyền lợi hay chỉ nhắm sự nghiệp riêng tư, khi chính trị vô thức hay vô nghĩa chỉ biết mù quáng tuân hành, khi chính trị thấp kém, lạc hậu, bảo thủ, thụ động, suy thoái vì không có nhận thức tầm cao, không có ý thức tầm cao, không có ý tưởng khoa học tầm cao, khi ấy chính trị không còn tinh hoa mà trở thành phản động, không còn hữu ích mà chỉ còn tác hại, không còn giải phóng mà chỉ còn nô lệ, tâm thường hóa, phi nhân cách hóa mọi mặt xã hội con người. Bởi vì khi đó xã hội thực chat đã bị lật ngược, cái đầu trở thành thấp hơn cái chân, cái đầu đằng dưới, cái chân đằng trên thì còn lãnh đạo ai được nữa, mà thực chất chỉ là khống chế xã hội, chỉ là nô lệ hóa xã hội về mọi mặt theo chủ quan thấp kém của riêng mình thế thôi, thế thì xã hội làm sao còn phát triển, nhân văn làm sao còn tiến bộ được, con người làm sao còn phát huy và giải phóng được. Chính trị khi đó thay vì là cai đèn pha đi trước, trở thành cái đèn chiếu hậu đi sau, thật sự cả một sự lố bịch, một sự ngu xuẩn mà chỉ có những xã hội tệ mạt nhất, những đất nước suy thoái nhất, những lịch sử cùn mằn nhất mới không nhận ra hay chấp nhận được. Chính ngày xưa Mác đã nói hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc, và độc tài vô sản lãnh đạo xã hội, phát triển xã hội cũng như giải phóng xã hội để đi lên thế giới đại đồng là xã hội chủ nghĩa cộng sản khoa học. Nhưng Mác không hiểu hay cố ý xóa bỏ xã hội dân sự, ông ta chỉ biết một mà không biết mười, hay chỉ ngu dốt vì không thấy không phải đấu tranh giai cấp mà chính là những đấu tranh cá nhân với nhau làm cho xã hội dân sự phát triển và tiến lên. Đó là ý niệm cạnh tranh lành mạnh trong xã hội tự do dân chủ ngày nay. Xã hội không cạnh tranh là xã hội suy thoái, xã hội cạnh tranh không lành mạnh là xã hội hủy diệt, xã hội độc tài là xã hội đóng khung, bế tắt, không còn phát triển và tiến bộ theo cách lành mạnh, tự nhiên, khách quan được nữa. Như vậy những câu Mác từng nói ra đều là những câu nói vô nghĩa và ngu xuẩn, những ý tưởng điên rồ và cuồng loạn. Như vậy hiểu sai về giai cấp, hiểu sai về xã hội, hiểu sai về lịch sử, hiểu sai về chính trị, hiểu sai về khoa học, hiểu sai về đạo đức để mang lại mọi di họa tai hại trầm trọng về sau cho xã hội, đó không những là trách nhiệm tinh thần của Mác đối với xa hội, mà còn là tội lỗi, tội ác của Mác chỉ do sự thiếu nhận thức, sự thấp kém về nhận thức trong chính thời đại của minh mà ra. Một lý thuyết sai lầm thì giết chết cả muôn đời chính là như thế. Có điều đáng nói là suốt dọc dài lịch sử nhân loại kể từ khi lịch sử loài người xuất hiện đến nay chưa từng có học thuyết nào như học thuyết Mác, nó chỉ như một thứ ảo ảnh chói chang khiến một số người lóa mắt cho là thần linh, cho là phép lạ, cho là sự huyền vi của lịch sử, nhưng bất kỳ ai sáng suốt, tỉnh táo đều thấy đó chỉ là viên thuốc độc bọc đường, đó chỉ là nội dung phản trần thế được bọc trong lớp mây mờ ảo theo kiểu siêu trần thế. Điều này ngay lúc đầu khi học thuyết Mác xuất hiện đã có nhiều người lên tiếng. Đó là lý do chính Mác đã phải thú nhận tác phẩm của ông đã bị bỏ xó trong tủ kệ bao nhiêu năm cho bụi phủ và cho mối mọt gậm nhấm vì chẳng ai màng đến để đem xuất bản chúng, thậm chí cuối cùng thấy nhiều phản ứng bất lợi quá ông còn minh thị tuyên bố chính ông ta không phải người mác xít (“Je ne suis pas marxist”). Chỉ tới khi Lênin dùng chính sách độc tài mới đưa được nó ra áp dụng ở Nga sau khi đảng Bolchevikt của ông ta thành hình. Từ đó nó lan ra toàn thế giới ở nhiều nơi và không bất kỳ ai nói ngược lại nó được. Kết quả nó chỉ xuất hiện và được số người nào đó ca ngợi trong đời chỉ là nhờ vào sự độc tài mà không phải nhờ vào chân lý nói chung hay chân lý khoa học nói riêng. Đến ngày nay thì các năm qua Nghị quyết của Cộng đồng Âu châu cũng đã minh nhiên nói lên điều ấy. Cho nên đạo đức chính trị không thể nào cho phép bưng bít, lờ đi những sự việc như thế, bởi vì làm như thế là vi phạm đạo đức chính trị một cách nghiêm trọng nhất và cũng chằng còn ý nghĩa hay giá trị nào thực chất hay thực tế cả. Vậy thì tóm lại không bất kỳ ai có thể thoát ra ngoài được đạo đức chính trị hay sự hiểu biết khoa học về chính trị, chỉ có thể anh biết hay không biết, anh làm hay không làm, anh thể hiện hay không thể hiện thế thôi, nhưng không phải chúng không có mặt. Bởi thế đạo đức chính trị và ý nghĩa khoa học của chính trị phải luôn đi đôi với ý nghĩa hay nguyên tắc của dân chủ tự do trong xã hội, nếu không hay ngược lại đó chỉ là phi đạo đức chính trị. Hoặc nói một cách đúc kết, trong xã hội loài người nói chung, trong thời hiện đại, chỉ có ý nghĩa dân chủ tự do đích thực mới là nguyên lý chính trị đúng đắn nhất và cao cả, sáng suốt nhất, trái lại mọi hình thức độc đoán, độc tài chuyên chính, độc tài toàn trị, hay độc tài đảng trị, khiến chỉ một cá nhân, một thiểu số nào đó khống chế, nô lệ toàn xã hội theo ý riêng mình là xâm hại đến quyền làm chủ đất nước của toàn dân, hủy diệt mọi tự do căn bản chính đáng của nhân dân, chỉ là những tính cách phản xã hội, phản nhân văn, phản lịch sử hay là sự vi phạm đạo đức chính trị một cách trầm trọng và phi lý nhất. Thế cho nên bất cứ người nào lập nên một nhà nước nào đó, nhất thiết phải đặt một thể chế, một nguyên tắc muôn đời về sau cho thành quả đó. Tức phải đặt nền móng tự do dân chủ vững chắc cho toàn dân. Trái lại nếu chỉ thiết lập nên một thể chế độc tài như thế nào đó, thực chất đều không phải công với dân mà chỉ là có tội với dân, điều này là ý nghĩa chung trên toàn thế giới và lúc nào cũng thế. Nhưng nếu thế hệ hay cá nhân nào đi trước mà sai lầm hoặc thiển cận, các cá nhân, các thế hệ đi sau cũng phải nhận ra điều đó, sẽ phải thấy ra điều đó mà sửa chữa nó đi, uốn nắn nó lại, vì nếu không như thế, giống kiểu thành quả xây dựng đã trở thành bê tông cốt sắt không thể nào bứng đi cho nỗi mà chỉ còn cá mè một lứa ca ngợi suông trong vòng khống chế đã có, điều đó càng khiến cho bất cứ ai hình thành ra nó, góp phần hình thành nên nó tội lỗi chỉ càng nặng thêm với lịch sử và với thế gian trong lâu dài thế thôi. Vì lịch sử vẫn luôn như dòng sông chảy, có nhận ra hay không nhận ra những khúc quanh phi lý nào đó thì nó vẫn chảy, và nó đã chảy qua thì không quành lại được, tự nhiên là thế và sự thông minh hay ý thức lành mạnh, sáng suốt của con người có năng lực vượt lên được thiên nhiên và nhận thức nhân bản, thực hành nhân bản được hay không đối với tự nhiên cũng là thế. Âu đó cũng là điều đề nói lên mọi đức tính tốt đẹp, mọi năng lực thực chất của một dân tộc, một đất nước, một xã hội, một lịch sử là có cùng không thì cũng thế thôi. Chính trị chân chính hay tốt đẹp nhất đều luôn luôn không đi ra ngoài ý nghĩa đạo đức và ý nghĩa khoa học, còn nếu không hay ngược lại, đó không bao giờ là chính trị tốt đẹp hay chính trị chân chính, đó chỉ là điều đơn sơ và dễ hiểu nhất mà mọi người cần biết. Chính trị lý tưởng nhất là chính trị được nâng đến tầm cao của ý thức và tri thức khoa học, chính trị tồi tàn là chính trị hoàn toàn ngược lại, hạ thấp mức thang xã hội xuống những điều cảm tính tầm thường và hạ cấp nhất. Ngay cả ý niệm chính trị vương đạo và chính trị bá đạo mà loài người từ thời xa xưa đã từng hiểu thực chất cũng không đi ra ngoài cả hai nội hàm đó. Đó là điều mà mọi người cũng nên suy nghĩ và nhận thức.

9/ Kết luận chung về ý nghĩa đạo đức của chính trị.

Mặc dù như trên đã nói, ý nghĩa của chính trị phải gắn liền với ý nghĩa của khoa học và ý nghĩa của đạo đức, nhưng trong hai yếu tố cốt lõi đó, chính đạo đức là nền tảng sâu nhất, thực tiển nhất hay cũng là quan trọng nhất. Bởi vì đối với tâm vĩ mô của chính trị, dĩ nhiên khoa học là quyết định, vì khoa học mở rộng nhãn quan, phạm vi và nền tảng. Nhưng người nắm quyền chính trị trong thực tế vẫn là những cá nhân con người cụ thể, thực tế, nên vô hình chung yếu tố đạo đức và tri thức vẫn chính là yếu tố quyết định nhất. Lý do tri thức và đạo đức không thể biệt lập hay tách rời nhau nhưng chúng luôn gắn kết cùng nhau, đó là ý nghĩa thực tế nhất của mọi người nắm quyền chính trị. Vì trong tri thức tất yếu đã có hàm lượng đạo đức nào đó, và trong đạo đức phải có hàm lượng trí thức nào đó, vốn chỉ là điều khách quan tự nhiên không cần bàn cãi.

Bởi đạo đức thực chất liên quan tới lý trí và nhận thức của con người. Loài vật tất nhiên không cần đạo đức cũng không có đạo đức, bởi lý trí của chúng chỉ hạn hẹp và nhận thức của chúng cũng không thể có chiều sâu hay chiều cao như con người mà hoàn toàn ngược lại. Như vậy đạo đức phải đặt ra và được đặt ra cho con người như một điều thiết yếu. Song nếu đạo đức cá nhân chỉ là cái gì riêng tư, chỉ liên quan đến chính phẩm chất hay ý nghĩa riêng của người đó, thì đạo đức xã hội liên quan đến nhiều người, mọi người, hay toàn xã hội. Mà trong đạo đức xã hội thì đạo đức chính trị là ý nghĩa tiêu biểu nhất vì chính trị là phạm trù ý nghĩa trực tiếp cũng như tác động trực tiếp nhất của toàn xã hội. Có nghĩa đạo đức chính trị có liên quan đến cả hai phương diện, phương diện người cầm quyền và phương diện người trao quyền hay người bị trị. Người cầm quyền nếu là người được bầu cử cách công khai, minh bạch, hợp pháp, được trao quyền một cách tự nguyện theo nguyên tắc tự do dân chủ thật sự, đó là sự cầm quyền mang ý nghĩa đạo đức vì tuyệt đối chính đáng. Trái lại nếu sự cầm quyền không do ai bầu mà có, không ai trao quyền về phía dân chúng mà được, bởi chỉ do sự chuyển quyền lòng vòng của kẻ nắm quyền theo lối độc tài, đó chỉ là sự vi phạm đạo đức chính trị vì nó chà đạp lên cả xã hội tuy rằng theo chủ quan nó có thể tự cho như thế hoặc cần thiết hoặc là đúng.

Ngày xưa khi con người chưa có khái niệm tự do dân chủ đúng đắn, như trong thời quân chủ phong kiến lạc hậu, bất cứ ai khi đoạt được quyền toàn xã hội vì một lý do nao đó thì lên làm vua, làm hoàng đế, họ cho đó là quyền đương nhiên, vì không có ý niệm quyền hành nào khác. Nhưng trong thời kỳ hiện đại, thời kỳ tự do dân chủ đích thực đã được biết đến, không có bất kỳ lý do nào để quan niệm nắm giữ quyền hành theo kiểu đó, bởi như thế là sự giật lùi về lịch sử, trở thành thứ lạm quyền, tiếm quyền phi pháp vì đi ngược lại nguyên lý tự do dân chủ hoàn toàn đã được mọi người biết đến. Có nghĩa mọi sự vi phạm điều này là sự vi phạm đạo đức xã hội nói chung và sự vi phạm đạo đức chính trị nói riêng không bất kỳ lý do gì có thể dùng để biện minh hoặc bào chữa được. Quan điểm độc tài vô sản là quan niệm của Mác đã đưa ra cách đây gần hai trăm năm, bây giờ nó đã trở thành hoàn toàn lạc hậu, phản động, vô nguyên tắc, phi thực tế và phản khoa học, vậy thì không có bất kỳ lý do nào trong thực tế để còn đeo đuổi nó được. Bởi không thể chỉ lấy ý kiến của cá nhân, nhất là ý kiến đó thật sự chủ quan, tùy tiện, sai trái để áp đặt lên toàn xã hội, đó trở thành sự phi pháp lẫn vi phạm đạo đức chung như trên đã nói. Cho nên nguyên tắc tự do dân chủ hiện nay là nguyên tắc của thời đại không bất kỳ học thuyết nào, không bất kỳ một quan điểm nào có thể tùy tiện đi ngược lại, vì đó hoàn toàn là điều sai trái, coi thường con người, coi thường xã hội, bất chấp hết thảy mọi điều đạo đức hiển nhiên nhất.

Bởi thực tế trong xã hội không phải ai cũng muốn ra làm chính trị, vì có nhiều ý nghĩa còn hay hơn chính trị nếu xét về mặt bao quát hay phổ quát. Thế nên chính trị cần dành riêng cho hạng chuyên nghiệp nếu họ có tâm huyết, có năng lực, và được mọi người tín nhiệm thật sự. Nhưng trong thực tế đời sống xã hội luôn luôn không thiếu những kẻ cơ hội hay lợi dụng, nên chỉ có bầu cử dân chủ tự do mới có thể hóa giải được những mặt trái đó. Có nghĩa ngay cả những người có tài, có tâm huyết, nhưng nếu không được dân chọn cũng phải đành chịu, không thể tự cho mình có tài rồi dùng mọi thủ đoạn gian dối để tranh quyền, đoạt quyền nơi dân cũng như nơi những người được dân tín nhiệm, bởi vậy là đã vi phạm đạo đức chính trị, và điều đó cho thấy trong ý nghĩa chính trị, chính nguyên lý đạo đức còn cao hơn cả nguyên lý tài năng hay nhiệt tình là chính như thế. Nên cũng có thể nói nguyên lý chính trị lý tưởng cũng chính là nguyên lý đạo đức hay ngược lại. Ngay từ hồi xa xưa Khổng tử cũng từng nói “Vi chính dĩ đức” (为政以德), tức làm làm chính trị cốt phải lấy đạo đức làm trọng. Hoặc “Vi chính, tiên tất dã chính danh hồ” (为政先必也正名乎!) hàm nghĩa làm chính trị trước nhất phải nêu cao sự chính đáng làm gốc. Hay “Chính giả chính dã” (政者正也) có nghĩa chính trị phải luôn luôn giữ điều chân chính nhất. Tức chính trị luôn không được tà đạo, bởi tà đạo là phi đạo đức, cũng có nghĩa là phi chính trị chân chính. Điều đó thật hoàn toàn khác hẳn với quan niệm chính trị thủ đoạn, chính trị mà giáo ngày nay. Nhưng thật ra không ai buộc người khác phải tôn trọng đạo đức, vì đạo đức chỉ là việc của bản thân họ, việc của giá trị riêng họ. Người ta chỉ có thể khinh khi họ nhưng hoàn toàn không bắt buộc được họ. Trái lại người ta có thể bắt buộc người khác phải tôn trọng luật, nếu luật pháp đó là luật pháp chân chính được mọi người lập nên và đồng thuận. Nói như thế cũng để thấy giữa chính trị, đạo đức, luật pháp có liên quan giá trị lẫn nhau, cái này không chính đáng cũng dẫn đến cái kia không chính đáng, đó ý nghĩa đạo đức chính trị quan trọng hơn hết là như thế, bởi nếu nó vô nghĩa cũng sẽ dẫn đến mọi cái khác đều vô nghĩa, đây không những là ý nghĩa khoa học, lý thuyết, mà còn cả ý nghĩa thực tế, cho nên cả hàng ngàn năm trước chính Khổng tử từng cân nhắc và quan tâm mọi điều này không ngoài là như vậy.

Cho nên trong thời kỳ quân chủ phong kiến lạc hậu, khi người ta giành được quyền, người ta có quyền cầm quyền chính đó theo kiểu cha truyền con nối, đó là não trạng tự nhiên của xã hội thời đó như thế. Nhưng trong thời dân chủ tự do hiện đại, dù bất cứ trong trường hợp nào anh giành được quyền, lập tức sau đó anh phải trao quyền đó lại cho toàn dân, tức tổ chức bầu cử tự do dân chủ lại thật sự để nhằm ủy quyền lại cho người kế tiếp nếu anh không được dân bầu lại thì cũng chẳng có gì phải bận tâm cả. Nhưng nếu vì lý do gì đó anh đã giành được quyền rồi tìm mọi cách nắm giữ quyền đã có, có nghĩa đạo đức chính trị anh không có, thì mọi ý nghĩa của anh cũng trở thành số không cả, anh lại trở thành người áp bức, ngụy quyền, tiếm đoạt quyền toàn dân chẳng hơn chẳng kém. Ý nghĩa đơn giản của quyền hành toàn dân là như thế nhưng nếu trong thời hiện đại mà vẫn có những ai không biết tới điều đó thì thật hoàn toàn đáng tiếc, vì không bất kỳ lý do nào có thể biện giải chính đáng cho những hành vi vi phạm đạo đức chính trị một cách thấp kém và trắng trợn như thế cả.

Vậy nên nói chung ý nghĩa đích thực và chân chính của chính trị, nhất là trong thời đại ngày nay, phải là tính chất thực chất, tức nó phải mang ý nghĩa đạo đức cũng như giá trị khoa học thực sự. Có nghĩa nếu ý nghĩa của chính trị là bất chính do bởi sự tuyên truyền sai trái và thủ đoạn gian dối để có được, đó không phải chính trị đạo đức và đúng nghĩa mà chỉ là thứ ngụy chính trị hay giả dối, giả tạo. Cũng vậy nếu chính trị chỉ mù quáng vào những ý thức hệ phi khoa học nào đó, chính trị đó cũng không còn chính đáng hay chân chính, cũng như không nhằm phục vụ chung cho ai nữa cả. Đó trở lại thứ chính trị lộng quyền, chính trị lạm quyền mà trong các thời quân chủ phong kiến xa xưa vẫn hay thường từng có. Cho nên trong thời đại ngày nay, thời đại của tri thức và khoa học, ý nghĩa của đạo đức không những không mai một mà nhất là càng trở nên thực tế và cần thiết. Do đó đạo đức chính trị cũng trở thành cấp bách và thiết thân hơn bao giờ hết. Cả phương diện người nắm quyền , cả phương diện người trao quyền hay người bị trị vì mình hoàn toàn không có quyền. Nên ý nghĩa của quyền dân chủ tự do càng trở nên quan trọng trong thế giới ngày nay là vì thế. Bởi thời nay không phải là thời còn lạc hậu mọi mặt để người dân trở thành bị trị nữa, mà người dân phải thực sự nắm quyền. Sự nắm quyền đó phải được thực hiện bằng mọi động tác dân chủ tự do trong toàn xã hội. Chẳng hạn như mọi khía cạnh tự nhiên chính đáng của xã hội dân sự nhất thiết phải được đề cao và tôn trọng, như quyền báo chí, quyền lập hội, quyền xuất bản, quyền chính kiến, quyền thảo luận, quyền biểu quyết, quyền biểu tình, quyền phát biểu, quyền dự kiến luật v.v… không thể bất kỳ ai có thể vi phạm, ngăn trở hay chà đạp lên được. Bởi vì đó là những quyền tự do căn bản nhất mà mọi người phải có, toàn thể xã hội phải có. Đó mới thực sự là thứ tự do dân chủ đích thực, không phải chỉ thứ tự do dân chủ cả triệu lần chỉ trên giấy hay trên môi mép của những người thiếu tri thức và thiếu cả ý nghĩa đạo đức về chính trị, và chỉ có người cầm quyền là nắm tất cả còn toàn dân thì thực chất không có gì cả. Bởi vậy, chính trị chân chính là chính trị không mị dân, không lừa dân, không tuyên truyền lừa dối ngu dân mà ngược lại phải trang bị mọi hiểu biết về chính trị chân chính về tự do dân chủ đích thực cho dân. Từ đó để thấy rằng câu phương châm của Phan Chu Trinh “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” dù cách đây đã hầu trăm năm nhưng giờ đây vẫn còn mù tăm chim cá, càng cho thấy ý nghĩa vĩ đại và chân chính của chính nhà yêu nước cao quý này.

Nên nói chung lại chính trị chân chính hay không chân chính là chính trị đó có thật sự phục vụ xã hội hay không phục vụ xã hội. Nếu chính trị thật sự phục vụ xã hội, chính trị đó sẽ hoàn toàn tự do dân chủ, bởi vì nó không hề có bất kỳ quyền lợi riêng tư nào cả. Trái lại mọi chính trị độc tài độc đoán theo kiểu toàn trị nhất thiết đều không bao giờ là chính trị chân chính bởi vì nó chỉ nhằm phục vụ thiểu số cầm quyền lũng đoạn xã hội, lợi dụng xã hội, khai thác sai trái xã hội cho lợi quyền cá nhân hay phe nhóm riêng cho dù sử dụng bất kỳ khẩu hiệu hay ngôn từ hoa mỹ không chân chính hoặc giả dối nào. Nên nếu trong thời quân chủ phong kiến, người ta phân biệt được ý nghĩa và giá trị đích thực của chính trị bằng khái niệm chính trị vương đạo hay chính trị bá đạo, ngày nay trong thời xã hội hiện đại cũng thế, cũng có thể phân loại chính trị chính danh hay không chính danh, tức chính trị chân chính hay không chân chính bằng hình thức của dạng chính trị tự do dân chủ đích thực hay chính trị độc tài toàn trị đích thực. Bởi trong chính trị tự do dân chủ đích thực dân có mọi tiếng nói đích thực. Trái lại trong chế độ độc tài toàn trị đích thực, dân hoàn toàn không có tiếng nói nào cả mà chỉ có tiếng nói của giới cầm quyền, của thiểu số cầm quyền mà không gì khác. Tức chỉ còn có hai tuyến phân biệt trong chính trị ở đó là tuyền cai trị và tuyến bị trị thế thôi. Toàn dân là tuyến bị trị và thiểu số cầm quyền là tuyến thống trị cho dù có được che đậy dưới bất kỳ khẩu hiệu giả dối hay lừa dối nào.

Bởi thế dân chủ tự do đích thực không những đi theo với quyền bầu cử tự do dân chủ đích thực mà cũng đi đôi với sự phân quyền thực sự. Bởi vì nhà nước hay người lãnh đạo là do dân trực tiếp bầu lên, nhưng phải có sự phân quyền trong chính guồng máy đó. Sự phân quyền là nhằm bảo đảm cho yêu cầu tự do dân chủ tồn tại cách khách quan và đích thực nhất, nhằm tránh mọi sự lạm quyền, tránh mọi sự tập trung quyền hành một cách không chính đáng. Trái lại trong những nước độc tài toàn trị, đảng không còn là đảng bầu cử như ở những nước tự do dân chủ đích thực nữa, tức là đa đảng bầu cử, mà chỉ còn hình thức độc đảng cầm quyền, tự phong quyền hành cho mình, nhân danh đủ thứ một cách giả tạo, không chính đáng, không trung thực mà thật sự không ai bầu nó lên cả. Chẳng những thế mọi sự tập trung quyền hành duy nhất đều ở đó, quốc hội chỉ trở thành hình thức và công cụ bị chỉ huy, sai bảo thuần túy, có nghĩa toàn dân không hề có ai dại diện cả, cũng không ủy quyền cho ai đại diện mình để đứng ra lập chính quyền nhà nước của dân cả, trái lại chỉ là tập thê bị trị thuần túy và tuyệt đối mọi mặt, đó đúng là điều sỉ nhục cho toàn xã hội mà thực tế hoặc chẳng ai nhìn thấy cả hay có nhìn thấy cũng không ai có quyền nói và cũng chẳng ai dám nói. Đấy ý nghĩa của một xã hội hoàn toàn thụ động là nó như thế, nó chẳng khác một loại bò nhằm cho ăn cỏ và để vắt sữa phục vụ người chăn hay ông chủ của nó thế thôi. Tức ở đây đạo đức chính trị đã bị vi phạm cả hai mặt hay hai phương diện, mặt người thống trị cầm quyền, và mặt người bị thống trị, bị nắm quyền. Và cả hai phương diện cũng đều vi phạm đạo đức chính trị thì chính toàn thể xã hội đó cũng hoàn toàn không có đạo đức chính trị là điều đáng quan tâm hay đáng nói nhất.

Cho nên nói chung lại, chính trị chân chính luôn không đi ra ngoài ý nghĩa tri thức, đạo đức và khoa học. Nếu đi ra ngoài những điều đó, chính trị đó tất nhiên không phải và không còn là ý nghĩa chính trị chân chính nữa. Không bất kỳ biện minh được cho sự tồn tại bất chính của nó nữa, và đó quả thật đi ngược lại mọi ý nghĩa đích thực nhất của xã hội tự do dân chủ thực sự cũng không ngoài hoàn toàn như vậy. Điều đó cũng có nghĩa phải có những con người có tri thức thật sự, có đạo đức thật sự, thì ý nghĩa cầm quyền chính trị mới hoàn toàn hữu lý và chính đáng. Ngược lại nếu người cầm quyền chính trị lại không đủ tri thức thật sự, sự cầm quyền đó cũng chẳng khác gì sự gác cửa thụ động cho một hệ thống hành chánh cai trị theo kiểu độc đoán, khống chế, che kín mọi bề và nó cũng chỉ mãi mãi hoạt động hay vận hành hoàn toàn theo cách tiêu cực đó mà thôi. Có nghĩa chính trị đúng đắn không những là một ý nghĩa đạo đức mà còn phải một khoa học quản trị thật sự. Mà nói đến khoa học là phải nói đến tài năng, năng lức và tri thức thật sự. Điều đó càng cho thấy quan điểm giai cấp và quan điểm chuyên chính của Mác thực chất là quan điểm phản động, kéo lùi mọi sự tiến hóa và phát triển của xã hội loài người và từng cá nhân con người thực sự mà từ cổ chí kim hoàn toàn chưa hề từng thấy. Vậy nhưng có người còn tự hô lên đó là đỉnh cao của trí tuệ loài người, đó không phải là di hại của quan điểm chủ nghĩa Mác thì còn là gì nữa chắc mọi người đều đã thấy. Nên khoa học và đạo đức đều luôn thật sự khách quan mà không bao giờ có thể chủ quan được. Do đó mọi sự phê phán như trên đây có hoàn toàn khoa học hay hoàn toàn khách quan hay không chắc mọi người cũng không thể tự dối mình hay cố tình gian dối với bất kỳ ai được về chính các ý nghĩa đạo đức và khoa học về chính trị mà bất kỳ ai đều cũng có thể tự mình khách quan nhận ra được.

(05/12/2015)
VÕ HƯNG THANH

 

Đăng ngày 26 tháng 12.2015