Tưởng nhớ TT Ngô Đình Diệm

Những lời trăn trối của TT NGÔ ĐÌNH DIỆM gửi cho nước Mỹ trước khi từ chối được tị nạn chính trị tại tòa Đại sứ Hoa kỳ, hiên ngang chờ đón cái chết vì nước vì dân.

Ts Nguyễn Anh Tuấn

Marguerite Higgins (1920-1966) đã dành cả một chương 9 trong cuốn Our Vietnam Nightmare để viết về TT Diệm. Theo Higgins Ngô Đình Diệm là một vị quan lạị bị ngộ nhận quá nhiều. Khi ông Diệm bị Hồ Chí Minh bắt tại Tuyên Quang, lúc đó ông Diệm đang đói và rất đau khổ. Hồ Chí Minh đã nói với ông ”Tôi đã sẵn sàng dành cho ông một chức vị cao trong chính quyền. Tôi mong ông đến sống cùng tôi và ở trong dinh Toàn Quyền”.
ông Diệm nói thẳng vào mặt Hồ Chí Minh “ông và tôi hoàn toàn nghĩ khác nhau về tương lai của nước Việt Nam”. Rồi ông Diệm nói thêm “ông có bảo đảm là ông không áp đặt chế độ độc tài vô sản trên đất nước này không? Tôi đã chứng kiến người Cộng sản của ông khi cai trị tỉnh Phan Rang và Phan Thiết, họ đã hành xử như những tội phạm. Làm thế nào để tôi tin được ông? Bàn tay các người Cộng sản của ông đã đẫm máu của những người Quốc Gia lương thiện, ông đã giết anh tôi là tỉnh trưởng Quảng Ngãi”.  Hồ Chí Minh chống chế: “tôi chẳng hề biết về việc anh của ông, đất nước đang hỗn loạn, ông đang buồn bực, hãy ở lại đây với tôi. Chúng ta phải sát cánh bên nhau làm việc để chống thực dân Pháp”.
ông Diệm nói thẳng thừng với Hồ Chí Minh:
 “Tôi không tin là ông hiểu được loại người như tôi. Hãy nhìn thẳng vào mặt tôi xem tôi có phải là loại người biết sợ hãi hay không?”.
Hồ Chí Minh nói:
“Không, ông không là loại người như thế".
ông Diệm nói ngay:
“Tốt lắm! bây giờ tôi đi nhé".
Và Hồ Chí Minh đã để ông Diệm lặng lẽ ra đi. Vì thế Hồ Chí Minh rất tôn kình ông Diệm.
 
Philippe Deviller, một sử gia hữu hạng đương thời của Pháp đưa ra nhận định như sau: “Ngô Đình Diệm được mọi người biết đến là một con người chính trực liêm chính vẹn toàn (perfect integrity), một con người đầy năng lực và rất thông minh”.
Riêng sử gia nổi tiếng Paul Mus thì cho rằng: “ông Diệm là một lãnh tụ phe Quốc Gia được kính trọng nhất và có nhiều ảnh hưởng nhất” (The most respected and the most influential nationalist leader).
 
Khi người Nhật chiếm Đông Dương vào Đệ II Thế Chiến cũng cố gắng mời ông Diệm cộng tác nhưng ông đã từ chối. Người Pháp trước và sau Dệ II Thế chiến đã bao lần mời ông hợp tác và bổ nhiệm ông vào các chức vụ quan trong, ông cũng đã từ chối luôn.
Hoàng Đế Bảo Đại đã hai lần mời ông vào 1945 và 1949,ông đều từ chối. Mãi tới lần thứ ba vào 1954 ông mới nhận lời làm thủ tướng.

Vào năm 1933 ông Diệm đã yêu cầu Pháp cải cách chính trị để trả lại một số quyền hành cho Việt Nam để cải tạo xã hội mà lo đời sống người dân. Người Pháp không chấp nhận nên ông đã rũ áo từ quan về làm ruộng để chờ thời.
William Henderson, chuyên gia trong Hội Đồng Bang Giao Quốc Tế của HK, thường chỉ trích ông Diệm, nhưng phải đồng ý rằng “Hồi tưởng lại chính quyền chống Cộng sản của Ông Diệm và sự củng cố vững mạnh quyền hành để xây dựng một nước Việt Nam tự do, thật là một phép lạ chính trị lớn lao lần đầu tiên mới thấy".
 
Sau Hội Nghị Geneve,Henderson tiếp tục phát biểu:
“Miền Nam Việt Nam dường như đang rơi vào cơn hỗn loạn. Với những mục đích rất thực tế, ông Diệm đã dùng quyền hành rât hữu hiệu để chế ngự những hỗn loạn của vùng Sài Gòn và các thành phố. Mặc dù hiệp định Genève đã được ký kết, Việt Minh đã để lại tại miền Nam những tổ chức bí mật ngay sau khi Việt Minh triệt thoái khỏi miền Nam, các cán bộ Cộng sản vẫn kiểm soát các vùng nông thôn, họ liên tục gia tăng việc xâm nhập vào các lãnh vực quân đội, công an và viên chức hành chánh tại miền Nam. Nhiệm vụ loại trừ Cộng sản của ông Diệm vô cùng khó khăn nhưng với chiến thuật chiến tranh tâm lý và chiến tranh chính trị được áp dụng, tất cả đã là những nỗ lực loại trừ Cộng sản rất hữu hiệu".
"Vào giữa năm 1956, phần đông các quan sát viên nhận thấy những người Cộng sản, dù tiềm năng bao nhiêu chăng nữa, cũng không thể đe dọa được chế độ của ông Diệm nếu không có trợ giúp bên ngoài. Thực tế cho thấy ông Diệm đã tái tổ chức lại quân đội và cảnh sát để gia tăng sức mạnh của miền Nam. Trong lúc chưa đủ sức để đối đầu nếu có những cuộc tấn công của Cộng sản Bắc Việt vào miền Nam, nhưng tình hình an ninh của miền Nam vẫn đã được bảo vệ và duy trì tốt đẹp.
Ông Diệm dồn mọi nỗ lực của quyền hành để lo cho đời sống của các nông dân miền Nam mà ông cho là chiếm 80% dân số miền Nam.
Bất cứ một phê phán nào công bình cũng phải thừa nhận là đời sống của nông dân miền Nam đã đạt những tiến bộ quá tốt đẹp.
Trong khi từ 1954 đến 1964 tất cả nông dân miền Bắc dưới sự thống trị độc tài khát máu của Hồ Chí Minh và Cộng sản Bắc Việt đã dở sống dở chết với tất cả sự đói khát và khiếp đảm trong cải cách ruộng đất gây ra làm cho 50.000 người chết và 100.000 người bị lao động tập thể cưỡng bách... đã làm cho nền kinh tế miền Bắc hoàn toàn sụp đổ thê thảm".
 
Higgins cho biết phần lớn những lời chỉ trích đầy hận thù ông Diệm lại không nhắm vào những gì ông làm và đã thành đạt mà họ chỉ nhắm vào những phương pháp và những kỹ thuật điều hành guồng máy quốc gia.
Henderson còn nói thêm “Những ngày khởi đầu là những ngày phủ đầy bóng tối, phần lớn các cuộc chống đối chính trị đã được khuất phục, những quyền dân sự chưa được lý tưởng. Các cuộc bầu cử tự do còn xa vời và những phương pháp đem ra xử dụng để có sự ủng hộ của quấn chúng vẫn còn độc đoán. Nhưng những vấn nạn hai năm đầu gần như tràn ngập khi ông Diệm nắm quyền hành, trong lúc người dân Việt vẫn thiếu hẳn sự hiểu biết và ý thức về dân chủ… Nhưng phải nhìn nhận sự thật là ông Diệm đã dâng hiến tất cà cho chính nghĩa dân chủ đã thể hiện trong đường lối cai trị quốc gia hơn là gia tăng sự độc tài.
Nói một cách khác,ông Diệm chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn dân chủ theo Tây phương và đó là lý do chính yếu khiến người ta nhắm vào để chỉ trích một cách bất công với ông".
Những lời nhắn nhủ nước Mỹ trở thành những lời trăn trối nhờ Higgins trao lại cho nước Mỹ trước khi TT Diệm bị Thích Trí Quang và Dương Văn Minh giết.
 
Maguerite Higgins bước vào Dinh Độc Lập ngày 7 tháng 8-1963, đây là nhà báo sau cùng đã đến phỏng vấn TT Diệm liên tiếp hơn 5 tiêng đồng hồ trước khi ông nằm xuống, và đây cũng là lời nói sau cùng với nước bạn đồng minh của Việt Nam của người lãnh tụ mà Paul Mus nói là “Một lãnh tụ trong hàng ngũ Quốc Gia đáng kính trọng nhất và có ảnh hưởng lớn lao nhất Việt Nam“.
Theo Higgins cho biết, ông Diệm trong cuộc phỏng vấn này đặc biệt chú tâm tới những vấn đề hệ trong của Việt Nam như chiến tranh, cơn khủng hoảng Phật giáo, những đường lối đầy mâu thuẫn giữa các viên chức Hoa kỳ và làm thế nào để giải quyến những cơn khủng hoảng như thế?  
Ông Diệm chấp nhận nắm quyền hành quốc gia từ năm 1954. Thật khó mà hình dung  được hình ảnh ông Diệm như một nhà cách mạng đã nói với dân Việt Nam khi ông chấp nhận nắm giữ quyền hành để lèo lái con thuyền quốc gia đang trong cơn bão tố do Hoàng Đế Bảo đại trao cho: “Nếu tôi tiến lên, hãy tiến theo tôi. Nếu tôi tháo lui bỏ chạy, hãy giết tôi. Nếu tôi bị chết, hãy nối chí tôi”.
 
Higgins đã bỏ ra hơn 5 tiếng đồng hồ để trao đổi riêng tư với TT Diệm về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Tổng Thống Diệm đã nói:
“Nều người dân Hoa Kỳ hiểu được về những khó khăn phức tạp của đất nước Việt Nam và hiểu được bản chất của chiến tranh Việt Nam, do cộng sản gây ra mà hiện nay chúng tôi đang phải đối đầu gánh chịu. Cô Higgins đã đi nhiều về các vùng nông thôn. Cô đã gặp những người dân Thượng, với những giáo mác và những mê tín dị đoan của họ. Những người dân Chàm, Cao Đài, Hòa Hảo. Những người dân làng chất phác mộc mạc với những nơi thờ cúng tổ tiên khắp Việt Nam. Cô Higgins hãy nói cho tôi nghe thứ ngôn ngữ nào của dân chủ nghị viện có thể giải thích cho những con người như thế, khí ý nghĩa của dân chủ chưa tìm ra trong ngôn ngữ của họ.

"Với quá khứ của thời kỳ thực dân trên đất nước Việt Nam”
Ông Diệm nói tiếp:
“Những người Pháp ra di không để lại cho chúng tôi những gia sản cao quý. Trong thời kỳ trước thực dân, ngay trong các làng người dân có thể đọc và viết. Bây giờ chúng tôi phải xây dựng lại nhưng chúng tôi phải xây dựng từ từ,bắt đầu từ các làng xã. Tại các làng xã vốn đã có sẵn truyền thống dân chủ và quyền tự trị của các làng xã. Đó là một phần văn hóa Khổng giáo. Người dân làng gắn bó với việc thờ cúng tổ tiên và chúng tôi muốn loại bỏ những gốc rễ đã ăn xuống quá sâu trong truyền thống Khổng giáo của chúng tôi là tinh thần nho quan hủ bại trong việc xây dựng lại xã hội Việt Nam.
Tôi biết có nhiều người Mỹ, họ cho tôi là một thứ quan lại (mandarin) nhưng tôi hãnh diện với vai trò của tôi. Đó là những kinh nghiệm mà người Mỹ chưa từng trải qua, là giới quan lại trong hệ thống Khổng giáo, Nhưng quan lại thì phải chính trực liêm chính. Đó là linh hồn của dân chủ. Chúng đã đi ngược lại truyền thống tốt đẹp đó để sao chép thứ “nho quan hủ bại” của quá khứ. Và chúng tôi cũng muốn đem những di sản của chúng tôi vào thời hiện đại. Người Mỹ của cô đã hoàn tất những công trình xây dựng xã hội trên các dòng tư tưởng và những giá trị hoàn toàn khác biệt với các giá trị trong văn hóa của chúng tôi. Sau những cơn hỗn loạn tơi bời vừa qua của lịch sử Việt Nam và những phá hoại của Cộng sản. Ưu tiên số một của Việt Nam là ổn định và phải kiểm soát mọi việc thật chặt chẽ, người dân phải tôn trọng chính quyền và tôn trọng luật pháp quốc gia và có bổn phận bảo vệ trật tự quốc gia. Cô Higgins có nhận thấy khi tôi chấp nhận chấp chánh để điều hành guồng máy quốc gia,chính quyền trung ương đã đánh mất hoàn toàn khả năng kiểm soát các vùng nông thôn. Những người Mỹ hiểu được những gì vế truyền thống quan lại với năm đức tính phải có mà Vương Dương Minh đã đưa ra làm tiêu chuẩn cho những người chăn dân giữ nước là chính trực liêm chính và coi dân như ruột thịt. Những người Mỹ đang phá bỏ tâm lý của con người Việt Nam,và họ cũng chẳng hiểu được là họ đang làm gì vậy.
Báo chí và truyền thông ngoại quốc chề riễu kỷ luật quốc gia và tinh thần tôn trọng chính quyền của người dân và cổ súy vinh danh các quyền tự do dân sự (civil liberties) và các quyền khác của người dân cũng như cần phải có đối lập chính trị (political opposition). Nhưng quốc gia của chúng tôi đang đứng trước một cuộc chiến đấu vô cùng cam go và vô cùng khó khăn, trước sự sống và sự chết (life and death). Ngay cả nước Mỹ và các quốc gia Tây Phương cũng đã từng giới hạn các quyền tự do dân sự trong hoàn cảnh khẩn cấp của chiến tranh“.
 
Về phía Mỹ Higgins muốn thấy nhận định của ông Diệm như thế nào?
Và ông Diệm cho biết:
“Ông Đại Sứ của cô đến và nói với tôi là tôi cần phải tạo ra một khuôn mặt tự do (liberal image) cho đất nước Việt Nam bằng cách cho phép các cuộc biểu tình trên các đường phố và cho các đảng chính trị đối lập hoạt động công khai… Tôi không thể nào nghe lời thuyết phục của Tòa Đại Sứ,đây là đất nước Việt Nam, đây không phải nước Mỹ. Chúng tôi có lý do chính đáng để cấm các cuộc biểu tình trước lò lửa của chiến tranh sôi bỏng như thế này và lý do khác nữa là VC có mặt khắp mọi nơi, như thế chuyện gì sẽ xảy ra và tai vạ nào sẽ mang đến cho chúng tôi nếu VC xâm nhập.len lỏi và trà trôn trong các cuộc biểu tình tại Sài Gòn này. Chúng sẽ ném bom và sẽ giết hại nhiều dân của chúng tôi và có cả báo chí ngoai quốc. Làm sao thoát hay chết cả lũ hay sao? Rồi đến những người thiên tả sẽ nói gì vế tôi? và họ có tin chính quyền của tôi khi chúng tôi nói rằng VC phải chịu trách nhiệm về những vụ giết người hàng loạt như thế. Cuối cùng chỉ có những người Cộng sản là hưởng được tất cả lợi lộc từ những cơn hỗn loan như thế! Cô nên suy nghĩ nhiều về những thảm họa đã xẩy ra cho người dân của chúng tôi tại thành phố Huế. Những quả bom plastic do chính VC ném ra nhưng người Mỹ của cô đã thống trách ai? Họ đã đổ hết lỗi lầm lên đầu tôi chỉ vì tôi là Tổng Thống nước Việt Nam Tự Do và họ đổ tội luôn cho quân đội miền Nam của chúng tôi. Đây không phải là trò chơi đùa của bọn con nít (This is not child’s play).
Tôi đâu phải là người nặn ra những tên Việt cộng khủng bố. Tuy nhiên khi tôi nỗ lực để bảo vệ che chở những người dân của đất nước này, bảo vệ cả tính mạng của người Mỹ bằng một hệ thống an ninh chặt chẽ và hữu hiệu của cảnh sát cũng như bảo vệ an toàn các đường phố, và khi làm những việc khó khăn như thế, tôi đã bị mọi người lên án là đàn áp Phật giáo”.
 
Khi đề cập đến những điểm đó,ông Diệm đột ngột hỏi lại Higgins:
“Cô Higgind ơi! cô có biết tôi nghĩ gì vế chính quyền Mỹ không? Phải chăng đơn giản tôi chí là một thứ bù nhìn của người Mỹ hay sao? Hoặc như tôi vẫn thường kỳ vọng chúng ta có thể là những người cộng tác mật thiết với nhau vì chính nghĩa chung (common cause) không?
Tại sao tôi lại đặt ra câu hỏi đó? bởi vì tôi đang cố gắng trở thành một người đồng minh trung thành với Mỹ. Tuy nhiên, gần như ngày nào tôi cũng nghe phát thanh của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (the Voice of America) và những nhà báo Mỹ thảo luận với Washington là "chúng ta duy trì để ông Diệm tiếp tục nắm quyền hay chúng ta lật đổ ông Diệm?"
Chúng tôi là một nước nhỏ bé và nước Mỹ là một đại cường quốc. Tôi tôn súng nước Mỹ về nhiều lãnh vực. Nhưng Tổng Thống Kennedy nghĩ thế nào nếu báo chí Việt Nam tràn ngập các bài viết toàn là những chuyện vẽ vời ra để kêu gọi người dân Mỹ lật đổ TT Kennedy?
Chúng tôi mang ơn những viện trợ của Hoa Kỳ. Nhưng tôi muốn tin rằng nước Mỹ không phải vì viện trợ Mỹ mà biến thành một thứ phương tiện để Mỹ kiểm soát chính quyền Việt Nam. Chắc chắn chí có thể biện minh cho sự có mặt của Mỹ tại Việt Nam, ví quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ đòi hỏi phải trợ giúp Việt Nam để ngăn chặn làn sóng Cộng sản khỏi xâm lăng Việt Nam. Nếu sự thật là như thế,thì cung cấp viện trợ cho Việt Nam như một phần trong sự hợp tác Việt-Mỹ trong chiến tranh để đánh bại Cộng sản. Nhưng bây giờ tôi nghe là Hoa Kỳ sẽ cắt viện trợ nếu tôi không làm đúng những gí người Mỹ đòi hỏi. Hành xử như thế là quá kiêu căng phách lối khi đưa ra những đòi hỏi như thế không? Hoa Kỳ có một nền kinh tế quá lớn lao và có nhiều điểm đáng kính trọng tôn vinh. Nhưng với sức mạnh của Mỹ là nước Mỹ đương nhiên có tất cả quyền để bắt buộc đồng minh của họ phải thi hành những yêu sách của Mỹ tại Việt Nam à?
Có phải chiến tranh Việt Nam đang diễn ra vô cùng khốc liệt và nóng bỏng,và đây là một thứ chiến tranh mà người Mỹ chưa bao giờ trải qua những kinh nghiệm về một cuộc chiến như thế này. Nếu như Hoa Kỳ đưa ra mệnh lệnh giống như bắt buộc tên bù nhìn phải cúi đầu tuân hành lệnh của họ, như vậy thái độ của Hoa Kỳ có gì khác thực dân Pháp không? Tôi biết rõ Hoa Kỳ đang giao tiếp âm thầm với những người Việt Nam ở đất nước này là những người đang âm mưu để lật đổ tôi. Những người này sẽ chẳng làm được gì nếu không có sự tiếp tay và chấp thuận của những người Mỹ. Nhóm người Việt Nam này biết rõ điều đó“.
Higgins tiếp tục dò hỏi ông Diệm:
“Thưa Tổng Thống, có phải thực sự ngài nghĩ rằng Hoa Kỳ đang âm mưu lật đổ ngài hay sao?"
 
Ông Diệm liền đáp lại:
“Tôi không nghĩ là ông Đại Sứ Nolting muốn lật đổ tôi. Tôi cũng thấy không phải CIA Richarson đang có âm mưu lật đổ tôi. Tôi biết có một số viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là những người đang sửa soạn đưa ra quyết định để loại trừ tôi. Tôi thực sự không biết tương lai đi về đâu. Tôi cũng không thể nào ngờ và tin được là Hoa Kỳ đang quay lưng hãm hại đồng minh trung thành của họ khi quốc gia đồng minh ấy đang bị bom đạn chiến tranh khói lửa ngút trời vây hãm bốn bề như thế này, và chúng tôi đang điêu đứng dấn thân trong cuộc chiến đấu để mong sồng còn cho sự tồn tại của một dân tộc đau khổ tột cùng. Nhưng có một số người quá điên rồ mê sảng và cả thế giới hình như cũng điên rồ mê sảng như thế.
Cô Higgins ơi! thêm nữa,tôi hy vọng chính quyền Hoa Kỳ của cô nên có cái nhìn sát thực tế vào nhóm tướng lãnh trẻ đang âm mưu chiếm đoạt chiếc ghế quyền lực quôc gia. Nhóm tướng lãnh này có thực sự trưởng thành chín chắn chưa? hoặc họ hiểu biết được bao nhiêu về phương diện chính trị quốc gia của họ? Làm sao nhóm tướng lãnh này có được một George Washington trong hàng ngũ quân đội của chúng tôi?”.
 
Higgins nhận thấy cho đến khi những người Phật giáo tranh đấu tại Huế biến vụ Phật giáo thành bi kịch quá lớn lao, trong cơn khủng hoảng lớn lao này lực lượng chống đối TT Diệm có tầng lớp trí thức và các tướng lãnh cùng các sĩ quan cao cấp khác trong quân đội miền Nam. Tất cả nhóm người này chỉ là thiểu số rất nhỏ bé trong dân số của quốc gia? họ thường xuyên tranh cãi ầm ĩ với nhau về những chuyện rất tào lao, họ không thể nào đồng ý với nhau về sự thay đổi chế độ hay làm bất cứ điều gì cho ra hồn. Hành động với những “âm mưu” rồi kết cuộc cũng chỉ là những “âm mưu” trong các quán cafe hay quán nhậu, tạo ra cảnh tranh khôn tranh dại, chẳng bao giờ giải quyết được chuyện gì, dù rất tinh ma quỉ quái đày mánh khóe nhưng thường không có mục đích rõ ràng... Để hỏi xem những kẻ âm mưu này có chương trình gì thảo luận cho tương lai của Việt Nam không, từ đó mới thấy những con người này có làm được gì khác không, có “dân chủ” hơn không? hoặc có hiệu năng hơn chế độ của ông Diệm hay không ? Những tướng lãnh và các sĩ quan cao cấp không có được một viễn kiến cho sự thay đổi và tiến bộ hơn một chính quyền dân sự mà họ đang âm mưu lật đổ nhưng họ lại còn nguy hiểm hơn nữa khi nắm giữ được toàn bộ quyền hành quốc gia để phá tan nát cả quốc gia một khi họ hạ bệ ông Diệm.
Ông Diệm buốn bã trả lời: "It is impossible"
“Điều đó không thể nào có được, bời vì người Mỹ nên hiểu về sự độc hại của những đam mê quyền hành vô độ trên đất nước này, thứ ham mê danh lợi đó là sản phẩm của bản chất bán khai và lạc hậu (premitive and backward) của đất nước Việt Nam phát sinh từ hậu quả xấu xa của gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp. Ở đó mọi người đoàn kết với nhau trên một điểm duy nhất, đó là lòng hận thù đồi với thực dân Pháp. Tại Hoa Kỳ ngay cả những người Cộng hòa và Dân chủ đã đoàn kết với nhau trên rất nhiều điểm, trên nền tảng triết lý về chính quyền, một phần là chính sách đối ngoại. Nhưng tại Việt Nam chưa hề có một sự thỏa thuận nào về chính quyền sẽ thánh lập ra sao. Có một số thành phần tư sản không hiểu được một cách sâu xa cái gì đã gắn bó với toàn dân về ý nghĩa về một nền độc lập của một quốc gia.
Vì tầng lớp trí thức tư sản này là những phần tử hưởng đặc quyền đặc lợi của thực dân Pháp và vì thế họ khước từ không hợp tác tích cực trong việc xây dựng và củng cố nền độc lập quốc gia. Chúng tôi nghe nói có một số người Việt Nam đề nghị mở rộng sự bảo hộ Việt Nam của Hoa Kỳ. Có lẽ họ hy vọng làm được như thế thì họ sẽ hưởng lợi từ những âm mưu của họ. Nếu Hoa Kỳ ủng hộ cho những con người như thế sẽ là một sai lầm lớn lao vô cùng. Những dự mưu bất chính đó sẽ làm tan nát hết khát vọng tự do của người dân Việt Nam muốn thoát ách nô lệ của ngoại bang”.
 
Tôn Thất Thiện, một học giả và trí thức Việt Nam đã đề cập những vấn đề như Higgins đã quan sát thấy. Ông ta viết rằng:
“Nền độc lập của Việt Nam đánh dấu một khởi đầu đầy dẫy những khó khăn, hoàn cảnh không giống một thế kỷ khi người Pháp cai trị. Khi thực dân Pháp cai trị người Việt Nam đối đầu với vấn đề thực dân rất đơn giản. Đó là làm thế nào để loại trừ thực dân Pháp. Sự thống trị của thực dân Pháp đã tạo ra hậu quả là làm tiêu tan mọi hiệu năng cần có khi cai trị quốc gia, về tổ chức, về lãnh đạo và trách nhiệm đều mất hết. Người Việt Nam đã học hỏi làm thế nào để phá hoại vật chất, tinh thần và xã hội. Họ không có trách nhiệm trong việc điều hành quốc gia, họ cũng không có cơ hội để học hỏi làm thế nào để bảo vệ, để phát triển, để xây dựng, để suy nghĩ và hành động xây dựng".
 
Trong suốt buổi nói chuyện với TT Diệm cho thấy ông nắm vai của một vị quan đầy đau khổ và bị ngộ nhận quá nhiều. Ông không chối bỏ sự cai trị quốc gia trong bàn tay mạnh của quyền hành nhưng ông lý luận rằng, tình thế với muôn vàn khó khăn mà không có sức mạnh thì làm sao cai trị được đất nước này, với những hỗn loạn triền miên và thảm nạn phe phái tranh dành xâu xé sẽ làm tiêu tùng tất cả trước một hoàn cảnh vô cùng khẩn trương liên tục vì bạo lưc đe dọa và vây hãm không ngừng của Cộng sản.
 
TT Diệm bước trên một chặng đường quá gian nan khổ ải để xây dựng dân chủ và để xoa dịu những cơn giận dữ của Hoa Kỳ là những người đang viện trợ cho Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa được công bố vào tháng 10-1956, theo đúng tinh thần của Hiến pháp Hoa Kỳ. Hệ thống chính trị theo tổng thống chế đã được thành lập, bởi vì Việt Nam đang cần một hành pháp thật vững mạnh. Nhưng bầu cử chưa thực sự được tự do theo tiêu chuẩn của Tây phương. Làm thế nào để 80% nông dân sống trong các làng xã và nhiều thị dân các thành phố cũng chưa biết đọc tên đề trên các lá phiếu, họ chưa hiểu quan niệm về hiến pháp. Chưa hiểu được sự ưng thuận của toàn dân khi lựa chọn chính quyền ra sao, không biết bầu cử phiếu kín là như thế nào, cũng chẳng biết thế nào là phân chia quyền hành và kiểm soát để thăng bằng quyền hành như thế nào, và những nguyên tắc dân chủ cũng chưa bao giờ nghe thấy.
Tổng Thống Diệm giải thích rằng:
“Tiến trình thực hiện bầu cử diễn ra rất từ từ,và người dân sẽ từ từ hiểu dược những bài học dân chủ căn bản khi đem vào thực tế".
 
Phần lớn, Higinns cho biết, cuộc phỏng vấn dành nhiều thời gian để đề cập đến những lời lên án kết tội chính quyền của những người Phật giáo quá khích.
Tổng Thống Diệm đưa ra lời nhận định của ông như sau :
“Thế giới Tây phương đã có những cuộc chiến tranh tôn giáo nhưng ở Việt Nam chưa bao giờ có chiến tranh tôn giáo, người Việt Nam chưa hề xung độ sát hại lẫn nhau vì lý do tôn giáo, dân Việt chúng tôi có cái nhìn rất bao dung về tôn giáo (tolerant people). Hãy nhìn chúng tôi và những mối liên hệ với nước Tàu. Chúng tôi đã chiến đấu và đánh bại người Tàu trong các cuôc xâm lăng chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi đuổi được những kẻ xâm lăng, chúng tôi đã giữ lại tôn giáo của họ như Phật giáo và Khổng giáo. Các vị vua theo Khổng giáo chiến đấu chống lại những người Công giáo không phải vì tôn giáo của họ mà vì họ lo sợ các tu sĩ Công giáo là móng vuốt của đế quốc thực dân. Mặc dù chúng tôi loại trừ thực dân nhưng chúng tôi giữ lại đạo Công giáo của họ làm tôn giáo của chúng tôi“.
“Tôi thực sự không hiểu được những người Mỹ. Ông Đại Sứ của cô đã kêu gọi tôi phải tìm cách hòa giải với những người Phật giáo, nhưng lại không chịu nói gì để bảo vệ và chống đỡ cho những lời buộc tội thật phi lý của những người Phật giáo đang chống đối tôi. Tôi vẫn giữ đường lối thương thảo với những người Phật giáo. Nhưng nếu tôi phải giữ thái độ im lặng, tại sao người Mỹ không chịu nói lên sự thật, đó là những hoạt động của những người Phật giáo chẳng dính dáng gì đến lãnh vực tôn giáo, và đó là cuộc tranh đấu bạo lực của cộng sản để lật đổ chính quyền của chúng tôi.
Hoặc giả Washington có thể nhìn tôi như một thằng điên? Chắc hắn chỉ có người điên, ngay trong lúc chiến tranh đang diễn ra sôi bỏng, mà đột nhiên lại đi đánh nhau với những người Phật giáo là những thành phần quan trọng trong dân. Nhưng tôi bảo đảm với cô Higgins là tôi chẳng phải người điên rồ. Tôi đã làm mọi việc trong quyền hạn của tôi để xoa dịu (placate) những người Phật giáo này. Tôi đã đưa ra một sự thỏa thuận với họ về việc treo cờ và sở hữu tài sản. Tôi đã cung cấp tất cả tài liệu cho Ủy Ban Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra gồm cả báo chí và cung cấp luôn cho những người Phật giáo. Tại sao những người Phật giáo lại từ chối những thỏa thuận mà tôi đã đưa ra cho họ? Cô Higgins ơi! Tôi thấy có cộng sản và Việt cộng đầy trong các ngôi chùa đấy và chúng tôi đã biết chính xác sự thật đó. Cô đã từng theo dõi các cuộc biểu tình, cô đã nghe những bài diễn văn đầy nội dung phá hoại, ngay cả chính quyền Hoa Kỳ cũng khó mà bao dung nổi, nhất là họ không được phép làm như vậy trong lúc chiến tranh đang sôi sục nóng bỏng. Thật là lạ lùng, ngược lại, chính quyền Hoa Kỳ lại nói tôi nên giữ im lặng và nên chấp nhận tất cả (This regime is to sit silently and accept all this).
Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi ngồi im lặng xuôi tay không làm gì cả? Và trên những trang nhất của báo chí sẽ thấy nhiều người tự thiêu hơn để thế giới thấy hình ảnh của tôi như ma quỉ. Chúng tôi càng thụ động (passive) bao nhiêu thì càng có nhiều cuộc biểu tình nổi lên bấy nhiêu. Làm sao tôi có thể, ngay trong lúc chiến tranh khủng khiếp đang bốc cháy khắp nơi, mà tôi cứ để sự hỗn loạn tơi bời cứ tiếp diễn liên tục trên các đường phố như thế hay sao? Chúng tôi phải có trách vụ ưu tiên số một những việc phải làm. Đó là đương đầu với chiến tranh“.
 
Higgins cho biết cuộc phỏng vấn TT Diệm được thực hiện trên hai cách. Có những câu hỏi đã được viết xuống và những câu trả lời cũng được viết thành văn. Tât cả đã được lưu vào hồ sơ. Cuộc trao đổi diện dối diện sẽ không được xử dụng cho đến khi nào cơn khủng hoảng này chấm dứt.
Sau khi Higgins rời khỏi Dinh Độc Lập sau 5 tiếng đồng hồ, đầu óc Higgins mệt nhoài nhưng vẫn còn hăng hái.
Cuộc đối thoại giữa Higgins và TT Diệm rất hấp dẫn, lôi cuốn, không chí thoáng nhìn vào tâm tư của một vị lãnh tụ Á Đông da vàng, bởi vì Higgins đã cảm nhận được ý nghĩa về những lập luận mà TT Diệm đưa ra chính là những vấn đề gắn liền với sự sống và sự chết của chế độ ông Diệm. Nếu ông không thể thuyết phục được Washington tương tư những gì ông đã nói với Higgins thì khôi phục lại quan hệ với Hoa Kỳ không thể nào làm được. Và như thế, chuyện gì sẽ xảy ra và ông sẽ không bao giờ cứu vãn được chế độ của ông cũng như bảo vệ được sự ổn định tại Việt Nam.
 
Dù ông có lỗi lầm gì đi chăng nữa,TT Diệm là một học giả minh triết và là một sĩ phu xuất chúng trong thời đại của ông(...Brilliant scholar and intellect). Những chứng liệu lịch sử của Higgins cho thấy trong cuộc trao đổi giữa Higgins và TT Diệm đều có trích dẫn lời của Thomas Jefferson, Platon, Khổng Tử, Đức Phật và Lão Tử...
 
Ông Diệm nói:
“Thế giới Tây phương cần cho chúng tôi có đủ thời gian. Mặc dù những người Tây phương chưa nhận ra hình thức dân chủ của Đông phương, với tinh thần dân chủ luôn luôn là một phần tinh hoa của văn hóa Á Đông. Nền dân chủ này có liên quan đến tât cả các tôn giáo. Triết lý Ấn Độ giúp cho linh hồn con người siêu thoát. Đức Phật truyền bá sự bình đẳng trong thế giới con người và những giá trị đạo đức của Khổng giáo. Tinh thần dân chủ có thể tìm thấy khắp nơi tại Việt Nam, đặc biệt là trong các làng xã, ở đó chúng tôi xây dựng dân chủ. Những người dân sống trong các làng xã tự cai trị lấy chính họ. Từ từ khi chiến tranh chấm dứt, chúng tôi sẽ tiến tới một nền dân chủ ỏ cấp độ lớn hơn tức là xây dựng một xã hội và một quốc gia dân chủ. Những giá trị đó sẽ được rút ra từ những giá trị dân chủ của văn hóa Tây phương. Nhưng điều không thể nào làm được, hay chỉ là ảo tưởng, khi nghĩ rằng một giải pháp cho chính trị Á Châu là sao chép một cách mù quáng các phương pháp của Tây phương.
Điều mà người dân Hoa Kỳ chưa hiểu được là Việt Nam là một quốc gia có một nền kinh tế rât lạc hậu và đang phải gánh chịu một cuộc chiến tranh quá khốc liệt và tàn bạo, chúng tôi phải chiến đấu khốn khổ với chiến tranh du kích của Cộng sản là những con ngưới quỉ quyệt nhất, gian manh nhất và độc ác nhất thế giới. Không có một quốc gia nào có thể hành động khác như chính quyền Việt Nam đang hành động trên sự chết và sự sống. Xin mọi người hãy chỉ cho tôi thấy có một quốc gia Á Phi nào trong những giờ phút sinh tử này có thể cổ súy cho chế độ dân chủ theo tinh thần Đức Phật. Cô đã thấy tại Moscow nơi đó là tổng hành dinh của chế độ độc tài lâu đời nhất, tuy nhiên lại muốn có một chế độ dân chủ tự do cho lục địa Phi Châu!
Mục đích của Quốc Tế Cộng sản đã quá rõ ràng. Nếu các quốc gia đón nhận lời đề nghị của Cộng sản, các quốc gia đó dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho Cộng sản nuốt chửng họ. Chúng tôi có lực lượng cảnh sát và an ninh, bởi vì trước tình thế hiện nay là chống lại những đòi hỏi của Cộng sản mà chúng tôi biết rõ từ làng này qua làng khác, ai là người đối đầu với những áp lực và đe dọa của Cộng sản và VC. Cái mà người ta thường gọi là chế độ độc tài, thực ra là những hành động bắt buộc phải có cho một chính quyền muốn sống còn và tồn tại được và sẽ không bị Cộng sản nghiền nát. Có làm như thế mới chống đỡ được chiến tranh. Và bất cứ là ai sau tôi cầm quyền lãnh đạo chiến tranh, họ sẽ bắt buộc phải xử dụng những phương pháp như tôi, hoặc đất nước này sẽ mất vào tay cộng sản. Và nếu những người Mỹ hiểu được tình thế cực kỳ nguy hiểm và còn biết bao vấn đề khó khăn không thể nào vác nổi trên đôi vai của quốc gia chúng tôi. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng người Mỹ sẽ không còn nỗ lực để đầu độc dư luận nước Mỹ khi nhìn về Việt Nam nữa“.
 
Ông Diệm tra vấn nước Mỹ:
“Có thực sự nước Mỹ hiểu được là cuộc chiến đấu gian khổ của chúng tôi với cộng sản là gì không? Đây là một cuộc chiến tranh toàn diện (total war), một cuộc chiến tranh khác thường không lấy chiến trường để quyết định nhưng là một cuộc chiến với những nỗ lực làm tiêu hao soi mòn từ từ tinh thần của đối phương, một cuộc chiến tranh mở ra trên khắp các mặt trận, chính trị, kinh tế, ngoại giao, tuyên truyền và quân sự, và mở ra trên tầm mức quốc tế trên khắp thế giới. Nếu nhìn vào bản đồ thế giới, người ta có thể nhận ra ở điểm nào với thời gian là ba năm chiến tranh với Cộng sản gây ra đã làm thay đổi bộ mât của thế giới kể từ Đệ II Thế Chiến. Và nếu chúng tôi có mặt tại Việt Nam để đối đầu với chiến tranh do Cộng sản gây ra một cách thành công, rồi từ bài học thành công trong chiến tranh Việt Nam, chúng tôi sẽ giúp cho cả thế giới chống lại làn sóng Cộng sản. Và đó là việc chúng tôi đang làm. Đừng quên rằng trong cuộc chiến tranh này bên nào vũng tâm bền chí chiến đấu tới giờ phút cuối, người đó sẽ thắng”.
 
Higgins nhìn lại những sự kiện đã được viết xuống, cô bị những lời nói của TT Diệm đã làm chấn động mạnh mẽ vào tâm tư của cô.
“Those who come after me“ - “Những người kế tục vai trò lãnh đạo của tôi”, TT Diệm nói:
“Cái chìa khóa của mối tương quan liên hệ ngoại giao với cường quốc như Hoa Kỳ và một tân quốc gia vừa mới được độc lập như trường hợp của Việt Nam, hoặc là tôi lãnh đạo đất nước này, hoặc là những ai kế tiếp vai trò lãnh đạo của tôi, điều tiên quyết phải đòi hỏi là luôn luôn tôn trọng nguyên tắc nền tảng về quyền tối thượng (sovereignty) của tân quốc gia độc lập của Việt Nam. Tân quốc gia độc lập (the new national independence), ở đó biết bao con người đã chiến đấu trong máu, nước mắt và mồ hôi để dành lại nền độc lập với bao trầm luân khổ ải chồng chất của họ“.
 
Cuối cùng Higgins đã kết thức cuộc phỏng vấn và trao đổi với TT khi quay qua hỏi TT Diệm về nền tảng triết lý chính trị của thuyết “nhân vị” đem ra ứng dụng vào Việt Nam. Nhưng không nên dịch “personalism” mà nên hiểu thuyết nhân vị qua chủ nghĩa “nhân bản” (humanism) thì chính xác hơn.
Rõ ràng là ông Diệm muốn bảo vệ tôn giáo của ông và ông đã từ chối rằng triết lý của thuyết nhân vị không có gì liên quan đến giáo lý của Công giáo. Đây là điều đã được nhắc đi nhắc lại và đã khiến cho ông bất bình vì ông đã bị người ta kết tội là tìm cách để áp đặt Kitô giáo lên những người không phải Kitô giáo. Vì thế ông Diệm nói với Higgins rằng,thuyết nhân vị rất gần những lời dậy của Khổng Tử.
Ông Diệm giải thích:
‘Quan niệm của thuyết Nhân Vị thực ra rất đơn giản. Những người Cộng sản quan niệm cá nhân con người hiện hữu để phục vụ nhà nước. Ngược lại, thuyết Nhân Vị cho rằng nhà nước phải phục vụ cá nhân, an sinh xã hội và tự do cá nhân của con người phải được bảo vệ. Nhưng tự do không phải là món quà của ông già Noel. Người nông dân của chúng tôi phải học cách hợp tác với chính quyền trong việc bảo vệ tự do bằng cách giúp đỡ lẫn nhau và giúp đỡ cộng đồng. Mỗi làng phải tự họ thành lập nên các lực lượng để bảo vệ chính họ, xây dựng các tiện ích công cộng cho các hạ tầng cơ sở như ấp chiến lược... để góp tay vào việc loại trừ VC. Tiếng nói của dân được bày tỏ trong các cuộc bỏ phiếu kín trong các ấp chiến lược để tổ chức và tuyển chọn để tổ chức nên các Hội Đồng Làng Xã. Trước thời thực dân trong các làng đều có tài sản của cộng đồng và tài sản riêng tư của mỗi người dân. Cộng đồng làm chủ đất đai của cộng đồng, dùng vào việc giúp cho người dân nào không có đất canh tác sẽ canh tác trên các đất công mà sống và con người khi sống đói khổ thì khó bảo vệ được sự chính trực của họ. Về phương diện kinh tế, vấn đề lớn trong các nghành kỹ nghệ hóa, là làm sao tìm được sự thăng bằng giữa quyền lợi quốc gia hay cộng đồng với quyền lợi riêng tư của mỗi người dân, đó là nhu cầu đòi hỏi phải có mới bảo vệ được đời sống của dân và cả đời sống quốc gia. Đó là điều phù hợp với khát vọng về truyền thống, phong tục, tập quán và nhu cầu của đất nước Việt Nam, tại Việt Nam của chúng tôi, điều mà Tây phương gọi là một nền kinh tế hỗn hợp. Vì chúng tôi thiếu vốn đầu tư ngoại quốc nên chính quyền phải đóng vai trò lớn trong thời kỳ kỹ nghệ hóa.
Trong một tình thế luôn luôn hỗn loạn liên tục đe dọa, nhu cầu cần thiết đầu tiên là trật tự và an ninh (security and order) thật vững vàng để xây dựng Việt Nam với đặc tính và với con người hoàn toàn Việt Nam của chúng tôi. Sự nhấn mạnh của chúng tôi vào thuyết Nhân Vị với cách nói là tất cả những điều như thế có thể và phải thực hiện cho bằng được trong phạm vi giới hạn bắt buộc bởi sự sống của người dân”
 
Higgins tiếp tục hỏi TT Diệm về việc Hồ Chí Minh vào tháng 7-1963 tuyên bố là cả hai miền Nam và Bắc nói chuyện với nhau để sau cùng có thể tiến đến thống nhất hai miền Nam Bắc. Ông Diệm nói rằng:
“Có rất nhiều người nói đến chuyện thống nhất đất nước nhưng lại rất it người biết làm thế nào để thống nhất đây? Thống nhất thì phải hòa giải và tôn trọng tự do của người dân. Có rất ít người Quốc Gia chịu làm áp lực với những người cộng sản Bắc Việt, đó là những người đi xâm lăng chiếm đoạt miền Nam của chúng tôi. Lạ lùng thay, họ lại quay qua quốc gia nạn nhân (victimized nation) đang bị xâm lăng để áp lực hòa giải và thống nhất. Miền Nam tự do dân chủ và miền Bắc độc tài Cộng sản, ai là nạn nhân của ai? ai xâm lăng ai?
Chúng tôi đang sống trong lò lửa hừng hực của chiến tranh kéo dài suốt bao năm, mặc dù vậy chúng tôi vẫn không chịu cúi đầu khuất phục trước những đoàn quân xâm lăng bạo ngược của Cộng sản Bắc Việt bởi chúng tôi muốn cứu vãn nền độc lập của chúng tôi và vẫn muốn tiếp tục nắm lấy cơ hội để được sống trong tự do. Bất cứ chương trình thống nhất nào không bảo vệ được những giá trị của độc lập và tự do và tự chủ sẽ phản bội lại những hy sinh của toàn dân Việt Nam từ 1954 và những năm xây dựng nền Cộng Hòa của chúng tôi”.
 
Sau khi Higgins rời khỏi Dinh Độc Lập sau cuộc trao đổi với TT Diệm suốt 5 tiếng đồng hồ chưa đưa đến một kết luận. Sau những ngày kế tiếp Higgins đã tìm thấy những sự kiện dồn dập để chứng minh cho những lý luận rất biện chứng (dialectical arguments) của ông Diệm: những hình ảnh được chụp bởi những phóng viên với một nhóm cảnh sát mặc sắc phục, những thông kê về những người đào ngũ trong hàng ngũ VC. Các tài liệu do kết quả của các cuộc điều tra về biến cố tại Huế, gồm có cả những cuốn sách và báo chí viết về nhiều khía cạnh của đời sống tại Việt Nam. Đặc biệt là cuốn The Struggle for Indochina của Ellen Hammer, viết bằng tiếng Pháp cùng với chữ viết bằng bút chì của ông Diệm như sau :
“Tối thiểu cô Hammer là người đã cố gắng tìm hiểu xem chúng tôi đang làm những gì. Hammer đặt trong bối cảnh của Á Châu mà ở đó chúng tôi điều hành đất nước và chiến đấu trong chiến tranh".


Sau đây là những điểm chính yếu đã được Hammer viết xuống:
“Xã hội Việt Nam không giống các xã hội Tây phương. Vì thế ngôn ngữ chính trị của Tây phương không thể nào diễn tả đời sống Việt Nam mà không hết sức thận trọng, nếu không thì sẽ nguy hiểm với những ngộ nhận và rắc rối vô cùng”.
Hammer nhận thấy:
“Xã hội Việt Nam mang tính chất của chế độ quân chủ chuyên chế và cũng  có một số khía cạnh vế dân chủ. Mặc dù quyền hành nằm trong tay Hoàng Đế, mọi khía cạnh của đời sống Việt Nam được đặt trên nền tảng đạo đức của Khổng giáo. Những lời dậy của Khổng Tử đặt nặng về chủ nghĩa nhân bản (humanism) mang tính cách hài hòa để đưa ra luật lệ cho từng cá nhân, chú ý tới vai trò của dân trong chính quyền, đó là những trách vụ và sự liên hệ giữa dân và chính quyền. Khi thực dân Pháp cai trị Việt Nam, xã hội Việt Nam không khác xưa kia; mặc dù quyền hành chính trị nằm trong tay Pháp nên không tránh được những mất mát trong lối sống truyền thống. Xã hôi và gia đình là nơi bảo vệ những giá trị truyền thống cho quốc gia.
Khổng giáo ăn sâu vào lối sống của người dân Việt và là nguồn gốc của văn hóa Việt Nam, không cần biết thuộc tôn giáo nào, hay đối với Công giáo và Phật giáo, đều nhấn mạnh đến trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội, đúng như thuyết Nhân Vị chủ trương.
Trong thế giới Khổng giáo, phong cách chính trị ràng buộc bởi hàng loạt các tiêu chuẩn đạo đức dành cho bất cứ ai khi phục vụ quốc gia phải có đủ tiêu chuẩn với nước Việt Nam, việc tuyển chọn các thành phần ưu tú tinh hoa vào hệ thống chính quyền, hoặc tuyển chọn các quan hoàn toàn tùy thuộc vào giáo dục và hệ thống tuyển chọn qua các kỳ thi tuyển rất kỹ lưỡng, các viên chức được tuyển chọn nhắm vào tài năng của họ. Trong hệ thống Khổng giáo được áp dụng vào một xã hội mà trong đó mỗi cá nhân đều biết vị trí và bổn phận của họ. Bất cứ quyền gì mà một cá nhân có được phải xuất phát từ chức năng của họ và từ vai trò của họ mà xác định vị trí của họ trong xã hội.
Vào 1954 khi ông Diêm nắm giữ quyền hành như bổn phận tuân thủ quyền hành đã mất tại các thành phố trước đây. Nhưng từ khi ông Diệm xây dựng chế độ Cộng Hòa, từng bước một, trên nền móng đã từng ăn sâu trong xã hội Á Đông trên cá tiêu chuẩn của Khổng giáo, cùng với sự nhấn mạnh đến những quyền của cá nhân trong sự phát huy một tín điều chính trị (poltical credo) xuất phát từ những gốc rễ mà những người chân chính tại Á Châu rất thích. Những việc làm của ông Diệm là đưa tự do vào Á Châu cũng như mở rộng nước Việt Nam Cộng Hòa".
 
Cuối cùng Higgins nhận ra là ông Diệm là một mẫu mực điển hình của một người lãnh tụ và một người sĩ phu minh triết của Đông Phương. Ông bị những người Tây phương có mặc cảm tự tôn của những con người tự cho là mình siêu đẳng (superiors) nhìn ông Diệm như những con người Á Đông hạ đẳng thấp hèn (inferiors) vì Tây phương có sự thành tựu vế khoa học kỹ thuật và chế dộ tư do dân chủ. Họ cho Á Châu phải học của Tây phương mọi thứ và Á Châu chẳng đem được gì cho Tây phương. Trong lúc ông Diệm đang cố gắng phục hồi lại những giá trị đạo đức của Khổng giáo để xây dựng dân chủ cho NỀN CỘNG HÒA VIỆT NAM trong một bối cảnh kinh hoàng của chiến tranh mà Cộng sản BV đang gây ra. Ông cần sự trợ giúp và cảm thông của thế giới Tây phương, nhưng bất hạnh thay, phần đông những người Tây phương đã nghiêng về “tả phái” (left wing) nên đã dành tất cả tình cảm và trợ giúp cho Cộng sản BV. Miền Nam Việt Nam là một quốc gia Á Châu lạc hậu đang khốn đốn dở sống dở chết trong lò lửa của chiến tranh thì lại bị toàn những chỉ trích và phỉ báng lăng nhục rất tàn bạo và bất công.
 
Higgins cho rằng một phán quyết của lịch sử (historical verdict) về ông Diệm không thể nào phỏng đoán lơ mơ được. Hoặc giả ông là một tiên tri, một con quỉ, một vị thánh, một vị anh hùng (prophetdevilsaintnational hero) của dân tộc Việt Nam hay một lãnh tụ xấu xa... thì vẫn cần đòi hỏi phải có đủ thời gian và nắm vững tất cả sự kiện mới có thể phê phán được. Nhưng người ta khó mà có được một cái nhìn về TT Diệm rằng ông chính là một vị quan đã bị hiểu lầm và bị ngộ nhận quá nhiều.(Our Nightmare of Vietnam,pages157-179).
 
QUA LỜI TRĂN TRỐI, TT DIỆM ĐÃ TRAO CẢ SINH MỆNH CỦA RIÊNG ÔNG VÀ TRAO LUÔN CẢ DÒNG SỬ MỆNH ĐEN TỐI NHẤT CỦA DÂN TỘC VIỆT VÀO TAY NƯỚC MỸ VÀ NHỮNG KẺ ĐANG ÂM MƯU PHẢN LOẠN ĐỂ HỌ TỰ TÌM LẤY SỰ SỐNG HAY SỰ CHẾT CHO MIÊN NAM VIÊT NAM.
Công Dân Nguyễn Anh Tuấn
 



 

Tổng Thống Ngô Đình Diệm

dưới cái nhìn của các Lãnh tụ... 

Ts Nguyễn Anh Tuấn    

TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC LÃNH TỤ HOA KỲ, ĐÔNG NAM Á, VÀ CÁC QUAN SÁT VIÊN QUỐC TẾ

Phần thưởng dành cho ông là những đòn thù đâm chém tơi bời lên lưng ông suốt 9 năm, đã đưa đến cái chết thảm khốc kinh hoàng cho ông.

Trong suốt 40 năm hải ngoại, tôi có dịp nghe rất nhiều người nói về Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Những người thù ghét ông, lên án ông là con người độc tài, gia đình trị, Công Giáo trị và kỳ thị Phật Giáo. Ngược lại những người thương tiếc và tôn sùng ông thì ca ngợi khơi khơi ông đủ điều.
Con người thật của nhân vật Ngô Đình Diệm, và Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Mà Ông Thực Hiện Suốt 9 Năm (1954-1963) để xây nên Hòn Ngọc Viễn Đông cho miền Nam Việt Nam thì không mấy ai biết đến nơi đến chốn.
Phần thưởng dành cho ông là những đòn thù đâm chém tơi bời lên lưng ông suốt 9 năm, đã đưa đến cái chết thảm khốc kinh hoàng cho ông và bào đệ ông là Ngô Đình Nhu. Vì thế, những bế tắc của lịch sử không làm sao khai thông được.
Cả hai sự khen chê của những người Việt Nam thường chủ quan và thiên kiến, chỉ nhận xét hời hợt ngoài da hay mặt nổi của những hiện tượng xảy ra cho đất nước, nên rất thiếu giá trị khách quan, thiếu công bình và giá trị vững chắc.
Tuyệt nhiên tôi không thấy ai đào sâu hơn, bằng cách sử dụng sử quan, tức là nhìn con người ấy sống ra sao, đã làm những gì trong một bối cảnh lịch sử Việt Nam ở thời điểm tăm tối nhất, đau thương nhất và hỗn loạn nhất như thế, để từ đó đưa ra nhận định và phán xét về một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng lớn lao, không chỉ trên đất nước Việt Nam mà cả toàn vùng Đông Nam Á cũng như Hoa Kỳ và thế giới. Một nhân vật lịch sử Tổng Thống Diệm có tầm cỡ lớn lao, nếu chỉ khen chê theo cảm tính và bản năng sẽ không bao giờ thấy được Sự Thật Của Lịch Sử. Muốn thay đổi và chuyển hóa vận mệnh và sinh mệnh cho đất nước, phải tìm cho ra Sự Thật Của Lịch Sử.

1. Trong mấy chục năm mòn mỏi tìm kiếm mẫu người điển hình lý tưởng Việt Nam Cộng Hòa của miền Nam, sau khi đã nhìn rõ chân dung man rợ mẫu người Xã Hội Chủ Nghĩa của cách mạng Cộng Sản, tôi vẫn không biết tìm ở đâu? 40 năm sau, tôi chợt nhớ tới Con Người VNCH Điển Hình Nhất – Chính Là Người Cộng Hòa Đã Đặt Viên Đá Đầu Tiên Để Xây Nên Nền Đệ I Việt Nam Cộng Hòa ngày 16 tháng 7-1955, và chỉ sau 9 năm đã dựng nên Hòn Ngọc Viễn Đông cho dân cho nước của ông.
Nhưng con người Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên này đã bị gục ngã thảm thiết bởi chính bàn tay của những người Việt Nam cùng người bạn Mỹ của ông.

2. Theo cuộc điều tra tỉ mỉ của Tướng Thomas Lane, “âm mưu cạm bẫy đã được dàn dựng bởi những người Cộng Sản ngoại hạng và siêu quần bạt chúng. Hồ Chí Minh đã vẽ ra một kế họach để sử dụng các nhà sư đội lốt tại miền Nam Việt Nam, nơi đó họ có thể khuấy động tơi bời liên tục sự xung đột tôn giáo. Cuộc vận động quá nhơ nhớp bẩn thỉu đầy âm mưu gian trá, tìm mọi cách che dấu con người thật của Tổng Thống Diệm và che dấu luôn con người thật của Hồ Chí Minh và những người Cộng Sản Việt Nam.
Tổng Thống Diệm là một người có đặc tính mẫu mực điển hình của một con người xả kỷ vô ngã, tự quên thân mình để dâng hiến trọn đời ông cho quê hương xứ sở ông, một con người với giá trị nhân tính sâu thẳm” (trích từ cuốn The Last Of Mandarins Diệm Of Việt Nam của tác giả Anthony Trawick Boucarey, 1965, trong những trang 145 và 146).

Trong tập sách của Boucarey, trang 1 có đoạn như sau:
Ngày 16 tháng 11-1964, Đại Sứ Hoa Kỳ Frederick E. Nolting đã viết một bức thơ cho tờ New York Times như sau:
“Tôi không thể chần chừ cho tháng ngày qua đi mà không nói lên sự kính trọng của tôi khi tưởng nhớ đến một con người can đảm phi thường đã gục chết vì quê hương của ông một năm trước đây, người đó chính là Ngô Đình Diệm, cựu tổng thống VNCH.
Những biến cố xảy ra từ khi lật đổ và ám sát ông vào tháng 11, những tia sáng được bật lên để soi vào những vấn đề mà ông phải đối mặt đương đầu trong suốt 9 năm ông làm tổng thống trong một xứ sở có quá nhiều thương đau.
Trong những hoàn cảnh khó khăn và phức tạp, chính quyền của ông đã gặt hái được những thành quả lớn lao, ở đó nhiều trường học đã được xây cất, nhiều bệnh viện đã mọc lên, nhiều đường bay đã được thiết kế, đáng kể nhất là cải cách ruộng đất, và thành quả lớn lao nhất là xây dựng được quân đội VNCH hùng mạnh để bảo vệ đất nước trong cơn dầu sôi lửa bỏng, và một ý chí mãnh liệt để đứng lên chống trả những đe dọa. Tất cả những thành đạt đó trở thành những trở ngại làm cho CSBV không thể nào chiến thắng được miền Nam.
Cái chết quá đau thương của Tổng Thống Diệm, tạo nên một hình ảnh não nề đè nặng lên một đất nước có quá nhiều đổ vỡ và đau thương, đó là điều mà đất nước của ông không vượt qua được. Ông Diệm là một nhà ái quốc, và tôi bảo đảm chắc chắn là ước mơ của ông là phục vụ cho người dân của ông, điều đó đã thể hiện suốt những năm dài kể từ khi biết ông, đó là làm sao đi đến thành công trong cuộc tranh đấu cho sự sống còn của đất nước Việt Nam để tiến tới những tiến bộ về phương diện chính trị, và tiến bộ xây dựng những giá trị chân thật cho con người.
Bi kịch đã diễn ra tại vùng nhiệt đới xanh tươi của Đông Nam Á, nhưng bi kịch làm cho con người xót xa thương cảm, và kinh hoàng như thời điểm của Bi Kịch Hy lạp thủa xưa. Đó là vóc dáng của một vị anh hùng dân tộc (national hero), người đã chiến đấu bền bỉ một cách hết sức dũng cảm để chống đỡ biết bao khó khăn, nghịch cảnh vây hãm lao lung tứ bề, cuối cùng đã phải gục chết thảm thiết trước số phận, số phận trong trường hợp này đến từ những kẻ thù công khai, những người bạn cũ của ông, và lỗi lầm của riêng ông. Khi ông nắm quyền hành quốc gia trong 9 năm trước đây, ông đã nói với đồng bào của ông rằng, “Hãy bước theo tôi nếu tôi tiến lên. Hãy giết tôi đi nếu tôi rút lui tháo chạy. Hãy trả thù cho tôi nếu tôi bị giết”.
Thủ phạm chính về cái chết của con người VNCH đầu tiên ấy chính là Hồ Chí Minh và đảng CSVN, còn lại tất cả, dù người Việt Nam hay Mỹ dính líu đến cái chết của Tổng Thống Diệm, dù vô tình hay cố tình cũng đều là phương tiện hữu hiệu, là những con người tự nguyện để cho con sói già sỏ mũi dắt vào những âm mưu thần sầu quỷ khóc của họ Hồ ở Bắc Bộ Phủ. Con sói già quỷ quyệt này ném đá dấu tay tài tình tới mức độ dư luận nước Mỹ và Âu Châu tỏ ra rất kiêng nể ông ta, vì họ chỉ nhìn thấy chiếc mặt nạ mà không một ai biết bộ mặt thật của con sói già Hồ ly tinh này, nên chỉ chĩa mũi dùi phê phán tôn giáo này hay tôn giáo khác, phe này phe kia mà quên mất kẻ chủ mưu giết Tổng Thống Diệm, một đối thủ hơn Hồ Chí Minh tất cả mọi phương diện, tài năng cũng như đức độ, là người nếu còn sống thì ông ta và Đảng CSVN không bao giờ chiếm được được miền Nam.
Con sói già này và Đảng CSVN tự biết không làm gì được Tổng Thống Diệm và quân dân miên Nam, nên đã mượn tay những con người ngây thơ nhẹ dạ, mù quáng thiển cận tiếp tay với ông ta, không phải chỉ giết một vị anh hùng dân tộc của VN mà giết cả một quốc gia, phá hủy tan tành Hòn Ngọc Viễn Đông, giết luôn nền Đệ I Cộng Hòa Việt Nam ổn định, lương thiện và trong sạch nhất vùng Á Châu như Giáo Sư Wesley Fishel đã nhận thấy.
Tội lỗi của con sói già này đúng là: "Đẵn hết trúc Nam Sơn chẳng đủ để biên ghi tội ác. Múc cạn nước Đông Hải không đủ để rửa sạch tanh nhơ" (Nguyễn Trãi).
Tự nguyện tiếp tay và trở thành phương tiện hữu hiệu cho con sói già và CSVN âm mưu giết giết hại một con người VNCH của miền Nam VN, những người Việt Nam và người Mỹ ngây thơ nhẹ dạ, mù quáng thiển cận trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã thuyết phục Tổng Thống Kennedy cúp viện trợ và không ủng hộ Tổng Thống Diệm nữa.

3. Ngược lại, Chủ Tịch Quốc Hội Hoa Kỳ John Mac Comick và Dân Biểu Edna Kelly đã sáng suốt cảnh giác Tổng Thống Kennedy rằng:
“Gần như không có ai ưu tư tới một điểm là, Ông Diệm và chính quyền miền Nam đang phải đối đầu với rất nhiều trở ngại khó khăn, xứ sở quê hương của ông đang đổ vỡ tan hoang mọi bề, với sự tràn ngập của CS, băng đảng, và các giáo phái võ trang xung đột khắp nơi, Tổng Thống Diệm không chỉ làm sao sống còn tồn tại được trong 9 năm, và đưa đến nhiều tiến bộ tốt đẹp trong việc tái lập lại trật tự quốc gia, bảo vệ quyền tự do cho dân, thi hành công lý xã hội để làm đời sống toàn dân tốt đẹp hơn.
Thế mà tại sao không thấy ai để tâm tới điểm là, không có ông Diệm thì không làm sao ổn định được Việt Nam và cả Đông Dương đang trong những cơn lốc và hỗn loạn tơi bời, rồi sau đó chỗ đứng của Hoa Kỳ trong chiến lược toàn cầu sẽ gãy đổ suy vong”.
Chính quyền Kennedy và những người trong Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ đã bỏ ngoài tai những lời cảnh giác đầy tính cách tiên tri của Quốc Hội Hoa Kỳ về tương lai đen tối trong những chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ tại Á Châu, vì giết Tổng Thống Diệm và mất miền Nam Việt Nam vào tay CSVN cũng chính là tay sai của Cộng Sản Hoa Lục.
Kennedy đã lầm lạc, gởi con gấu già lạnh lùng đầy nanh vuốt Henry Cabot Lodge đến quê hương đau khổ ngập tràn của VN để ủng hộ những tướng lãnh miền Nam – là những con người đang ôm ấp giấc mơ tranh danh đoạt lợi, tranh bá đồ vương và tranh quyền cướp nước.
Thực ra mà nói, đây là những con người được coi là “đường đường một đấng”, có thể không thiếu cái “dũng khí” nhưng cũng chỉ sống bằng bản năng, không có tâm hồn và trí tuệ sâu sắc, nhất là thiếu đời sống tinh thần, nên về mặt tâm thức và ý thức rất non nớt, dễ bị mê hoặc, bị mời gọi lả lơi và quyến rũ mê hồn bởi giấc mơ quyền uy, quyền lực và quyền hành cũng như quyền lợi ích kỷ của riêng họ, nên chẳng bao giờ nhận ra là, tất cả những việc làm của họ để giết Tổng Thống Diệm là tự nguyện để cho con sói già Bắc Bộ Phủ xỏ mũi dẫn dắt nhẹ nhàng vào những âm mưu cực kỳ thâm độc của hắn. Bởi vì những con người này, kể cả con gấu già lạnh lùng đầy nanh vuốt của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng chẳng thoát được những tính toán của con sói già Bắc Bộ Phủ.
Con sói già Hồ ly tinh này không chỉ muốn giết một mình “con người VNCH đầu tiên” của miền Nam Việt Nam, mà hắn muốn giết cả một quốc gia, giết luôn nền Đệ I Cộng Hòa Việt Nam và giết luôn hơn 10 triệu dân miền Nam, giết luôn đời sống ấm êm của họ mà những con Người VNCH đã đổ bao nước mắt mồ hôi mới hoàn thành được cho toàn dân miền Nam Việt Nam, để làm gì? hay chỉ để hoàn thành giấc mơ mù lòa và mê sảng XHCN của hắn?
Đó mới là mục tiêu tối hậu của con sói già. Trong khi tướng lãnh miền Nam và Hoa Kỳ chỉ muốn hạ bệ Tổng Thống Diệm để thay thế lãnh đạo miền Nam Việt Nam bằng nhóm quân nhân hoàn toàn thiếu hiểu biết về kiến thức chính trị trong hoàn cảnh lịch sử quá tăm tối của đất nước cũng như toàn bộ đời sống của toàn dân miền Nam.

4. Sau khi các tướng lãnh lật đổ tổng thống hợp hiến hợp pháp, chính thống và được dân miền Nam bầu lên nắm quyền hành chính quyền miền Nam, Tướng Thomas Lane đưa ra nhận định:
“Tổng Thống Diệm bị người ta thay thế bằng những con người quá độc ác tàn bạo, là những người giống hệt Fidel Castro, không bao giờ ngập ngừng khi hành quyết các tù nhân”.
Tướng Thomas Lane đưa ra nhận xét về Tổng Thống Diệm: “Lịch sử cho thấy rằng Tổng Thống Diệm đúng là một người quá nhân đạo và đầy lòng bác ái (humane and cheritable man) để sống còn trong bầu không khí của quyền lực vào 1963. Ông đã không có đủ tàn nhẫn và độc ác để bắt giam và xét xử những quân nhân tạo phản, và thay thế bằng những người trung thành của ông. Ông cố gắng quá nhiều và quá lâu để hòa hoãn với Phật Giáo là những người không thề nào chịu hòa hoãn được (impossible conciliation). Ngay cả việc trục xuất những nhà báo Mỹ đã vo tròn bóp méo sự thật chính là kẻ thù quá cay đắng của ông.
Thay vì làm như thế, ông đã cố gắng hòa giải và giải tỏa những dị biệt mà không có những hành động cần thiết cho sự sống còn của chính quyền miền Nam, chính sự khoan hòa đã khuyến khích sự nổi loạn khi không quân nổi dậy ném bom Dinh Độc Lập đã xô đẩy tình thế vào cơn hỗn loạn thêm. Lẽ ra người phi công sẽ bị kết án và bị hành quyết. TT Diệm đã không bao giờ đem người phi công ra xét xử trước tòa án. Ông khước từ đòi mạng sống con người vì những lý do chính trị, dù đó là một cuộc nổi loạn”.

5. Giáo Sư Wesley Fishel, đứng đầu nhóm cố vấn đặc biệt gồm 54 giáo sư chính trị học và quản trị công quyền do Michigan State University (MSU) tổ chức với 200 người Việt Nam phụ tá để giúp miền Nam VN xây dựng nên nền Đệ I Cộng Hòa Việt Nam trong 9 năm (1954-1963) đã viết xuống như sau:
“Như sự kiện cho thấy, chỉ có một điều mà những học giả uyên thâm đều đã đồng ý khi nhìn vào năm đầu tiên nắm chính quyền của ông Diệm là chính quyền của ông sẽ tan rã bất cứ lúc nào, sự thất bại là điều không thể nào tránh được. Nhưng ngược lại, ngày nay ông Diệm vẫn còn hiện diện bên chúng ta, và chế độ của ông chắc chắn là một chế độ ổn định nhất và lương thiện trong sạch nhất vùng Á Châu.
Trước những thành quả vĩ đại đó, ông đã được nhiệt liệt hoan hô chúc tụng tại các quốc gia mà Ông đã viếng thăm như Washington, Manila, Tân Delhi, Rangoon, và Bankok, và chính quyền của ông đã được 45 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc thừa nhận, chắc chắn ông phải là một con người phi thường, một con người đã bị ngộ nhận (misunderstood one) quá nhiều. (trích từ hồ sơ 20, trong cuốn Vietnam And America, the most comprehensive documented history of the Vietnam War).

6. Theo nhận xét của Philippe Deviller, một sử gia lỗi lạc đương thời, nhìn Tổng Thống Diệm như sau: “bước vào một hoàn cảnh cực kỳ đen tối, đó là một người Sĩ phu, can đảm phi thường, và là con người của nguyên tắc vào tuổi 53. Ông là một người Quốc Gia được kính trọng nhất (the most respected man) và là người có ảnh hưởng lớn lao nhất và là một người sống trọn vẹn cho đức tin Công giáo… sự can đảm hiếm thấy nơi các lãnh tụ chính trị, rất coi trọng đạo đức gia đình, tính chịu đựng bền bỉ, đó là người không bao giờ thiếu sự chính trực liêm chính. Ông không bao giờ không cư xử công bình với mọi người, kể cả cho kẻ thù của ông một cơ hội. Ông đã không bao giờ ra lệnh xử tử những người đã cố gắng giết ông”. Deviller nói thêm “Tất cả đối thủ lúc ban đầu của ông đều đánh giá ông rất thấp”.

7. Đại Sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting thì khuyên những người chống đối Tổng Thống Diệm rằng, “một sự thay đổi tuyệt vời sẽ thành đạt được cho đất nước này, nếu tất cả những ai chê bai chỉ trích chính quyền của họ, thì họ nên tìm cách cộng tác với chính quyền và làm việc ngay trong chính quyền để cải thiện và làm mọi việc tốt đẹp hơn”.

8. Vào ngày 15 tháng 10-1955, Thượng Nghị Sĩ Manfield thăm VNCH trong hai tháng đã có nhận xét về Tổng Thống Diệm như sau:
“Một thanh danh vang vọng khắp đất nước của ông, với đường lối quốc gia chân chính, và có những dự tính rất trong sáng. Nhưng đã có “những vận động lớn lao với âm mưu lật đổ” do những người bất hợp tác (none cooperation) và những kẻ phá hoại; tất cả chỉ muốn ngăn chặn ông Diệm thực thi những chương trình xây dựng của ông, gồm có cả việc nổi bật nhất là loại trừ những gì chỉ đã đưa đến những xấu xa tồi bại cho dân cho nước, và những bất công và bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam”.

9. Một quan sát viên khác là Ralph Lee Smith thì cho rằng, “Miền Nam Việt Nam thật may mắn đã sinh ra được một lãnh tụ quốc gia trong thời gian tranh đấu cho nền độc lập của đất nước. Ông đã phải đối đầu hứng chịu gần như tất cả khó khăn và nghịch cảnh.
Ông Diệm đã đóng trọn vẹn vai trò dù chưa sửa soạn một cách thật can đảm và sáng suốt, một hình ảnh cao cả và khả kính của một lãnh tụ quốc gia trong lòng những người dân bình thường (common people).”
Smith còn cho biết thêm, còn có một quan sát viên khác thấy như sau: “Chuyến đi thăm các vùng trồng lúa tại miền Nam vào tháng 1-1955, ông Diệm tuần vừa qua đã đón nhận sự tán thưởng đầy nhiệt tình từ những người dân của ông. Lúa mọc tràn ngập trên các cánh đồng chung quanh ông, có tiếng gồng vang lên như reo vui, những người lính chiến thắng Việt Cộng đã ngồi ăn chung trên bàn ăn của ông; những người di cư tị nạn ngồi đâu lưng với nhau chung quanh ông trong căn nhà lá của họ”, và người quan sát viên đó kết luận “Sự kiện sống động này đã minh xác sức mạnh của ông Diệm nằm ngay chính sự lớn mạnh của những tâm hồn quốc gia dân tộc đang sống tại các làng xã, đó là những con người đã đau khổ quá nhiều vì chiến tranh do CS gây ra, những người dân này còn hơn cả những người ngồi uống rượu tại các nhà hàng Pháp tại Sài Gòn”.

10. Bên cạnh đó, Bernard Fall nhìn thấy nơi ông Diệm: “Một con người đã nắm giữ một vai trò để giải quyết mọi vấn đề trước một tình thế quá đen tối, đó là Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một người theo tinh thần Kitô Giáo rất uyển chuyển, có một đức tin tôn giáo thật sâu xa, gánh trên đôi vai gánh nặng để dìu dắt che chở và nuôi sống 10.5 triệu con người tại miền Nam VN, thêm vào đó phải lo cho gần 1 triệu người di cư từ miền Bắc vào lánh nạn CS, bảo vệ nền độc lập và lo an toàn cho đất nước. Ngoài ông không có người nào tại Á Châu gặp nhiều khó khăn trở ngại như thế, phải gánh chịu một gánh nặng quá gian nan trên đường tiến tới Trật Tự Và Công Lý cho dân cho nước”.

11. Trong một chương sách của Joseph Buttinger, The Miracle of Việt Nam, có đoạn: “Sự chính trực vô tì vết (untained integrity) với thái độ quyết liệt chối từ sự thỏa hiệp với Pháp, và với sự hiểu biết sâu xa khi nhìn vào bản chất những kẻ thù của ông, trên chóp đỉnh của lòng dũng cảm ông đã cho cả kẻ thù và bạn bè ông nhìn thấy ông xây dựng nền độc lập cho VN và đoàn kết chính quyền làm sao cho thật vững mạnh, vì đó là điều đất nước của ông cần hơn thực phẩm và bom đạn”.
Buttinger còn nói thêm: “Đó là một phần trong cái vĩ đại của một con người chính trị như ông Diệm”.

12. Có lẽ người hiểu tường tận về Tổng Thống Diệm không ai hơn là người cầm đầu nhóm cố vấn trong cái “lõi” của chính quyền Tổng Thống Diệm, Wesley Fishel có lần nói:
“Những kết tội chính quyền độc tài thiếu căn bản vững chắc (lack solid substance). Thực tế chính quyền Ngô Đình Diệm không thể nào nới tay khi những đe dọa quá ghê gớm khi nhìn chỗ nào cũng thấy tràn ngập khắp nơi.
Nếu không có những đe dọa của CSBV người ta có thể nhìn thấy nhiều tự do hơn tại miền Nam VN như chúng ta có tại Hoa Kỳ. Sự thật là phần lớn các giáo phái thù ghét ông, sự đố kỵ ghen ghét của người Pháp lúc nào cũng chờ đợi để tấn công ông tới tấp vào những điểm yếu của ông, thêm nữa là những người Mỹ đóng đô ngay tại Sài Gòn cũng chống ông Diệm”.
Fishel còn nói thêm:
“Tôi còn nhớ rất rõ khi viếng thăm Việt Nam vào 1958, đã có những viên chức ngoại giao Hoa Kỳ có nhiều lần làm mất uy tín, thổi phồng sự thất bại, chế riễu tôn giáo của ông Diệm và gia đình ông, họ đã kêu gọi Hoa Kỳ thay đổi chính sách tại Việt Nam. Ngay từ lúc ban đầu, các viên chức ngoại giao và báo chí háo hức đi tìm kiếm lỗi lầm của ông và của chính quyền của ông, không ai cần biết tới những hậu quả sắp tới là cái gì?”

13. Dưới mắt của Cựu Ngoại Trưởng Walter Roberton, ông Diệm là: “Một con người tận tụy, dũng liệt và xoay trở thật tháo vát… trong ông, đất nước ông đã tìm được một lãnh tụ thật xứng đáng với sự chính trực liêm khiết của ông được gần như toàn dân miền Nam Việt Nam thừa nhận.
Vùng Đông Nam Á đã đưa đến cho chúng ta một Tổng Thống Diệm với đức tính vĩ đại, và toàn thể thế giới tự do sẽ trở nên phồn vinh thịnh vượng hơn, khi học từ bài học quyết tâm và sức chịu đựng kiên cường của một người như ông Diệm”.

14. Vào năm 1959, R.G. Casey bộ trưởng Úc đã viết rằng “Những người Mỹ đã lấy những tiêu chuẩn của Hoa Kỳ để phê phán là bất công.
Có hai sự kiện cần phải nhớ bất cứ khi nào muốn chỉ trích chính quyền Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam Là Tiền Đồn Của Chiến Tranh Lạnh. Chính quyền miền Nam không thể bỏ ngỏ tênh hênh mọi thứ, vì tạo cho những kẻ thù khai thác trục lợi. Đó Là Điều Sẽ Trở Thành Nguy Hiểm, Chết Người, Không Chỉ Cho Việt Nam, Mà Sẽ Phá Sụp Đổ Những Quyền Lợi Chiến Lược Của Thế Giới Tự Do Tại Vùng Đông Nam Á.
Thứ hai, thực thi dân chủ trên một quốc gia với những quan niệm hoàn toàn mới lạ tại đất nước Việt Nam, dân chủ cần có thời gian để xây dựng các cơ cấu, những truyền thống dân chủ và các tập quán dân chủ cần phải được phát triển từ từ mới có thể ứng dụng những quyền dân chủ, ý thức chính trị dân chủ trong đời sống của dân, mà cần thời gian từ từ từng bước một để nó ăn sâu và lan rộng trong dân chúng.
Hoa Kỳ không có đủ lý do chính đáng, chỉ vì một ngày không được vui mà lìa bỏ xa lánh một người như ông Diệm là điều không bao giờ có thể chấp nhận được trong một quốc gia mà 90% là người thất học, ông Diệm làm được như thế là một Phép Lạ rồi”.

15. Khi Phó Tổng Thống Lyndon Johnson đến miền Nam Việt Nam để điều tra và duyệt xét lại tình hình Việt Nam trong giai đoạn tăm tối nhất, ông nhận thấy Tổng Thống Diệm đúng là đã tạo được một phép lạ chính trị tại miền Nam Việt Nam.
Gần 1 triệu dân di cư miền Bắc lánh nạn Cộng Sản đã được giải quyết vô cùng tốt đẹp, đường sá phát triển khắp nơi. Đặc biệt về canh nông đã thành công lớn. Phó Tổng Thống Johnson kết luận: “Ngô Đình Diệm Là Winston Churchill Của Á Châu”.

16. Trong lúc đó, Thượng Nghị Sĩ Mike Manfiel tuyên bố tại Hoa Kỳ về Tổng Thống Diệm: “Vị Cứu Tinh Của Tất Cả Vùng Đông Nam Á” (the savior of all Southeast Asia).

17. Bên cạnh nhận định của Mike Manfiel là nhận định của Thượng Nghị Sĩ Jacob Javits về Tổng Thống Diệm:
“Thực Sự Là Một Trong Những Vị Anh Hùng Của Thế Giới Tự Do” (One of the real heroes of the free world) (trích từ Congresstional record, May 13-1957).

20/09/2017
Công dân Nguyễn Anh Tuấn

 tvvn.org
 
 



 
Sự thật lịch sử về cái chết bi hùng

của TT Diệm & Nền Cộng Hòa Việt Nam
 
Lũ chó sói Bắc Bộ Phủ đội lốt Phật Giáo VN và những thằng ngốc tại Mỹ
trước cái chết bi hùng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm & Nền Cộng Hòa Việt Nam

Ts Nguyễn Anh Tuấn

NHỮNG ÂM MƯU VÀ HỎA MÙ VĨ ĐẠI CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN

Những bế tắc của lịch sử Việt Nam không khai thông được vì những hỏa mù bao trùm dòng sinh mệnh của dân tộc Việt được Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam tung ra từ 70 năm qua, kể từ khi đảng Cộng Sản được thành lập tại Việt Nam. Âm mưu và hỏa mù là hai võ khí vô cùng lợi hại có khả năng che mắt tất cả những sự thật nhơ nhớp và bẩn thỉu mà cộng sản muốn che dấu trước mắt mọi người.

Cơn khủng hoảng Phật giáo tại Miền Nam Việt Nam vào 1963 là nguồn gốc của tất cả những lốc chính trị tơi bời trong xã hội miền Nam. Trong đó có những con chó sói đội lốt Phật giáo đã tung hoành khắp nơi và tung hoành ngang dọc bất cứ lúc nào mà chúng muốn để tạo ra những biến động chính tri và xã hội không ngừng cho một quốc gia đang đau khổ tột cùng vì chiến tranh với cộng sản, và những hỏa mù có khả năng làm tê liệt mọi nhận thức.Đây là một cuộc CHIẾN TRANH KHÔNG GIỚI TUYẾN, và ở đó Tổng Thống Diệm và toàn dân toàn quân Miền Nam cũng như Hoa Kỳ phải đối đầu với một thứ KẺ THÙ KHÔNG CÓ MẶT (front lineless and faceless enemies). Đây là bản chất của chiến tranh Việt Nam, mà Hoa Kỳ đã không nhận ra và cảnh giác nên đã vô tình tạo ra bao lầm lẫn chết người, vì thế mới đưa đến cái chết hãi hùng cho Tổng Thống Diệm và Miền Nam, để cuối cùng Hoa Kỳ phải chịu thảm bại nhục nhã tại trong chiến tranh Việt Nam.
Nhìn vào cơn khủng hoảng Phật giáo, Tướng Thomas Lane đưa ra nhận định :
“Âm mưu cạm bẫy đã được dàn dựng bởi những người cộng sản siêu quần bạt chúng…Hồ Chí Minh đã vẽ ra một kế họach để xử dụng các nhà sư đội lốt tại Miền Nam, nơi đó họ có thể khuấy động tơi bời những xung đột tôn giáo…cuộc vận động quá nhơ nhớp và bẩn thỉu đầy âm mưu gian trá tìm mọi cách để che dấu con người thật của Tổng Thống Diệm, và che dấu luôn con người thật của họ Hồ, và những người Cộng Sản Việt Nam…”

Con người thật của Hồ Chí Minh là gì ?
Trước tiên hắn không phải họ Nguyễn, hắn là một tên Tàu Phù đội lốt người Việt Nam có tên là Lý Thụy và Hồ Tập Chương đến Việt Nam theo lệnh của Mao Trạch Đông để thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương vào 1930. Chính con sói già họ Hồ này đã mượn những chiếc áo của tu sĩ Phật giáo Việt Nam mà mặc cho những con chó sói trong đàn chó sói của hắn. Nhờ những âm mưu quỉ quái và bẩn thỉu nhơ nhớp này, hắn đã lừa gạt dễ dàng được các nhà tu hành và Phật tử Miền Nam , lừa được người dân Miền Nam, lừa được những “thằng ngốc hữu dụng” (useful idiots) trong hàng ngũ trí thức, lừa được cả chính quyền Kennedy và nước Mỹ cũng như các viên chức trong chính quyền Kennedy đang làm việc tại Việt Nam để mượn tay Hoa Kỳ lật đổ nền Đệ I Cộng Hòa Việt và đẩy Tổng Thống Diệm và ông Nhu và cả một quốc gia có hơn 15 triệu dân vào cái chết quá kinh hoàng và tủi nhục trong vòng tay nô lệ của cộng sản. Để cuối cùng Hoa Kỳ phải nhận lãnh những hậu quả không bút nào tả xiết, đặc biệt là chiến lược an ninh toàn cầu tại Á Châu quá bấp bênh.

Cơn khủng hoảng Phật giáo tại Miền Nam Việt Nam là một âm mưu quốc tế của phong trào cộng sản toàn cầu (global communist movement) được tất cả các đảng cộng sản tại Mỹ, Âu Châu và Á Châu dưới sự lãnh đạo và điều động của Liên Bang Sô Viết và Bắc kinh. Theo giáo sư Paul Kengor, viết trong cuốn Dupes của ông tiết lộ thì Nga Sô đã đầu tư quá nhiều vào chiến tranh Việt Nam.
Tại sao ?
Tại vì quyền lợi sinh tử của Nga Sô là, làm thế nào cho Hoa Kỳ thảm bại tại VN bằng bất cứ giá nào. Chính Nga Sô đã bỏ mỗi năm 2 tỉ dollar riêng cho mặt trận tuyên truyền để hỗ trợ cộng sản Bắc Việt. Nga Sô còn giúp Hồ và Cộng Sản Việt Nam, không chỉ đánh trên mặt trận quân sự bằng những viện trợ quân sự ồ ạt cho Miền Bắc Việt Nam, mà còn giúp đánh trên mặt trận ngoại giao, đặc biệt là mặt trận tuyên truyền. Chính mặt trận tuyên truyền đã tạo ra những hỏa mù bao trùm khắp nơi. Nga Sô còn kêu gọi các đảng cộng sản trên toàn thế giới tham gia vào các hoạt động trong phong trào chống chiến tranh (anti-war actions), đặc biệt tại Mỹ và Âu Châu. Tại Mỹ có Gus Hall, tổng bí thư của Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ (CPUSA), và phụ tá của ông là Morris Childs do Nga Sô điều động, nỗ lực không ngừng để lôi kéo những thằng ngốc hữu dụng thuộc tầng lớp trí thức và sinh viên Hoa Kỳ, là những con người rất thành thật, tham gia phong trào chống chiến tranh Việt Nam. Vì thế cũng không có gì ngạc nhiên khi thấy cơn khủng hoảng Phật giáo tại Miền Nam đã nổ bùng không chỉ tại Việt Nam, mà cả Mỹ, Âu Châu và khắp thế giới. Tất cả đều đồng loạt lên án Tổng Thống Diệm và chính quyền Miền Nam đàn áp tôn giáo – NHƯNG SỰ THẬT KHÔNG CÓ ĐÀN ÁP TÔN GIÁO TẠI Việt Nam. Như vậy cơn khủng hoảng phật giáo và cái gọi là những xung đột giữa Phật giáo Việt Nam và chính quyền Ngô Đình Diệm sôi sục suốt mùa hè 1963 chính là hình ảnh của NHỮNG CON CHÓ SÓI KHOÁC ÁO TU SĨ PHẬT GIÁO đang tung hoành ngang dọc ngay trong trái tim của đất địch mà địch bị đồng minh HK trói chặt hai tay lại đằng sau để cho những con chó sói cắn xé thịt da tơi bời mà địch không làm gì được. Phải chăng đây là một thứ hình ảnh rõ nét và sống động nhất của một thứ CHIẾN TRANH KHÔNG GIỚI TUYẾN VÀ TỔNG THỐNG DIÊM VÀ TOÀN DÂN TOÀN QUẬN MIỀN NAM PHẢI CHIẾN ĐẤU KHỔ SỞ VỚI NHỮNG KẺ THÙ KHÔNG CÓ MẶT (front lineless and faceless enemies) trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, văn hóa, tôn giáo, ngoại giao, kinh tế, xã hội và tuyên truyền. Khi những con chó sói đội lốt thầy tu và đội lốt Phật giáo bị Tổng Thống Diệm và ông Ngô Đình Nhu phát hiện đang ẩn núp an toàn trong các chùa chiền và được bảo vệ tuyệt đối của Hoa Kỳ và dư luận trên toàn thế giới thì bị Hoa Kỳ và cả thế giới lên án “đàn áp Phật giáo”. Vì thế mà ngay sau khi HK cho phép nhóm tướng lãnh Miền Nam lật đổ Tổng Thống Diệm, Dương Văn Minh đã ra lệnh hạ sát Tổng Thống Diệm và ông Nhu một cách thật tàn nhẫn và độc ác. Quốc gia và nền Đệ I Cộng Hòa chết dần chết mòn như một người mắc bệnh ung thư trầm trọng không còn thuốc chữa; cho đến tháng 4-1975 thì gục chết cho đến ngày nay.

Khi tin tức loan đi về cái chết của anh em Tổng Thống Diệm, tại Bắc Bộ Phủ, con sói già họ Hồ và đàn chó sói của ông ta xoa tay hoan hỉ và nói “sao bọn Mỹ ngu xuẩn thế nhỉ?”.  Con sói già Bắc Bộ Phủ hí hửng nói với đàn chó sói đang vẩy đuội quanh ông, ”Diệm chết, bác sẽ thắng”. Trong chiến tranh không giới tuyến, và con người phải chiến đấu với những kẻ thù không có mặt, Hoa Kỳ đã tỏ ra hoàn toàn bất lực. Chỉ có những người Việt Nam như Tổng Thống Diệm và ông Nhu mới nhìn thấy bộ mặt thật của cuộc chiến này. Còn hai ông, con sói già và lũ chó sói ở Bắc Bộ Phủ không khi nào chiếm được Miền Nam. Hoa Kỳ lấy lý do “đàn áp Phật giáo” để lật đổ Tổng Thống Diệm và giết ông ngay khi Miền Nam đang trên đà chiến thắng cộng sản. Nhưng Tổng Thống Diệm và ông Nhu không đàn áp Phật giáo, mà hai ông phải ra tay trấn áp NHỮNG CON CHÓ SÓI ĐỘI LỐT PHẬT GIÁO. Đây là những sự thật lịch sử cần được làm sáng tỏ.

NHỮNG BẮNG CHỨNG VỮNG CHẮC CỦA LỊCH SỬ VỀ CƠN KHỦNG HOẢNG PHẬT GIÁO

Bằng chứng thứ I
Theo Bản Phúc Trình Cuộc Điều Tra Của Phái Đoàn Liên Hiệp Quốc cho biết thì một số quốc gia hội viên Liên Hiệp Quốc nhận được những bản báo cáo của Đại sứ Tích Lan nói rằng, đã có vần đề đàn áp Phật giáo tại Việt Nam nên yêu cầu đưa vấn đề đàn áp Phật giáo của Tổng Thống Diệm và chính quyền Việt Nam vào chương trình nghị sự của Hội Đồng Liên Hiêp Quốc. Sau đó vào ngày 24 tháng 10-1963 một phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc gồm đại diện các quốc gia như Afghanistan, Brazil, Costa Rica, Nepal Ceylon, Dahomey đến Saigon để điều tra. Hai ngày đầu phái đoàn đã gặp gỡ các viên chức cao cấp trong chính quyền trung ương và các tỉnh. Sau đó phái đoàn đã tự ý thực hiện cuộc điều tra. Phái đoàn đã tự do đi đến các nơi giam giữ các tu sĩ Phật giáo, học sinh sinh viên, thành phần trí thức. Phái đoàn cũng đi đến chùa Từ Đàm và các chùa khác, gặp rất nhiều tu sĩ và Phật tử.
Chính Đại Sứ Cabot Lodge trong bản phúc trình của ông ta gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng phải xác nhận rằng, Chính quyền miền Nam đối xử với phái đoàn rất đàng hoàng, chính phủ Việt Nam đã cho phép phái đoàn gặp mọi người kể cả các tu sĩ đang bị giam giữ.

PHÁI ĐOÀN ĐIỀU TRA LIÊN HIỆP QUỐC TIẾP XÚC VÀ PHỎNG VẤN NHỮNG NGƯỜI TỐ CÁO TỔNG THỐNG DIỆM VÀ CHÍNH QUYỀN CỦA ÔNG ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO.
1. Các Tu Sĩ trong hàng ngũ Phật giáo:
Hòa Thượng Hội Chủ Thích Tịnh Khiết, Thích Hộ Giác, Thích Thiện Minh, Thích Đôn Hậu, Thích Tâm Châu, Thích Thiện Hoa, Thích Huyền Quang, Thích Đức Nghiệp, Thích Mật Nguyện, Thích Thiện Siêu, Thích Quảng Liên, Thích Chánh Lạc, Thích Quảng Độ, Thích Giác Đức, Thích Thế Tịnh, Thích Thiên Thăng, Thích Tâm Giao, Ni Cô Nguyễn Thị Lợi, Ni Cô Tịnh Bích, Ni Cô Diệu Khuê, Ni Cô Diệu Không, , Pháp Trí và ông Mai Thọ Truyền.

2. Các Giáo Sư Đại Học Huế, Saigon, trí thức khoa bảng, chính trị gia, sinh viên học sinh
Giáo Sư Bùi Tường Huân, khoa trưởng luật khoa Huế, BS Lê Khắc Quyến, Giáo sư Nghiêm Xuân Thiện, ô. Trần Quang Bửu, ô. Trần Văn Đỗ, ô. Phan Huy Quát, ô. Trần Quốc Bửu, ô. Lê Quang Luật, ô. Hồ Hữu Tường.
Bên cạnh đó Phái đoàn còn tiếp xúc với một số người đã báo cáo rằng họ bị bắt giam, bị đánh đập, bị thương hay thân nhân của những người báo cáo đã bị chết, các người chuẩn bị tự thiêu, và các sinh viên Phật tử bị bắt.

KẾT QUẢ VÀ PHÚC TRÌNH
Sau thời gian hai tuấn lễ điều tra, phái đoàn Liên Hiệp Quốc đã kết luận như sau:

1. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tận tình hợp tác với phái đoàn; phái đoàn có thể đi bất cứ nơi đâu mà họ muốn. Phái đoàn đã tiếp xúc và lấy lời khai tất cả các nhân chứng mà họ thấy cần thiết.

2. Đây là lần đầu tiên mà Liên Hiệp Quốc thực hiện một cuộc điều tra tại chỗ về một chính phủ bị tố cáo vi phạm nhân quyền, nhưng không phải do yêu cầu của Liên Hiệp Quốc, mà lại do lời mời của chính phủ đó.

3. Chính phủ của Tổng Thống Diệm đã tạo cho phái đoàn điều tra một cảm tưởng rằng chính phủ sẵn sàng sửa chữa những sai lầm nếu đã phạm phải, cũng như chính phủ của Tổng Thống Diệm tin chắc rằng những sự kiện căn bản sẽ chứng minh rằng chính phủ không có lỗi gì.

4. Ông Đại Sứ Volio trong phái đoàn điều tra đã kể lại rằng:
“Có một nhà sư trẻ 19 tuổi, khai với phái đoàn điều tra rằng, ông ta được một số sư sãi khuyến khích tự thiêu vì Hòa Thượng Hội Chủ Thích Tịnh Khiết đã bị giết và hàng trăm Phật tử đã bị chính quyền dìm chết dưới sông Saigon, nhiều Ni Cô đã bị mổ bụng, và chùa Xá Lợi đã bị đốt cháy. Nhà sư trẻ này được yêu cầu tự vẫn vì Phật giáo và bảo đảm sẽ được cho uống thuốc không bị đau đớn, ngoài ra ông ta cũng được đưa ba bức thơ tuyệt mệnh đã được viết sẵn cho ông ta ký vào. Ông ta bị cảnh sát bắt, ngăn chặn cuộc tự thiêu của ông ta, và cũng là kịp lúc nhà sư trẻ 19 tuổi này biết được những gì mà ông ta nghe các nhà sư kể cho ông chỉ là những chuyện láo khoét, bịa đặt và độc ác và hoàn toàn thất thiệt. Tất cả chỉ để khích động ông mà thôi”.

5. Phái đoàn điều tra đã gặp được một số nhà sư lãnh đạo Phật giáo và thanh niên Phật tử mà theo báo cáo trước đây, phái đoàn đã nhận được cho rằng những người này đã bị chính quyền Diệm giết chết, nay hóa ra đó là những báo cáo không đúng sự thật.

6. Phái đoàn không tìm thấy bằng chứng nào xác nhận những báo cáo đã được công bố nói rằng, có những nhà sư đã bị ném từ trên các tầng lầu cao xuống đất vào đêm thiết quân luật ngày 20 tháng 8-1963 khi lực lượng quân đội của chính quyền Diệm mở cuộc hành quân chùa Xá lợi.

7. Thượng nghị sĩ Thomas Dodd cũng gởi những báo cáo lên Thượng Viện ngày 17 tháng 2-1964 rằng:
“Chúng tôi đã nhận được báo cáo rằng, chính quyền Diệm đã khủng bố tôn giáo một cách tàn nhẫn đến nỗi những người vô tội đã dồn vào thế phải tự vẫn để phản đối. Nhưng nay thấy sự thật không phải như thế, mà sự thật là không hề có vấn đề khủng bố ai cả, mà cuộc khuấy động này hoàn toàn mang tính cách chính trị”.
Thượng Nghị Sĩ Thomas Dodd còn tuyên bố thêm như sau :
“Những lời buộc tội chế độ Diệm tại Liên Hiệp Quốc không có căn bản, và không chấp nhận được”. Theo ông, “những tài liệu tố cáo chất cả đống quá nhiều nhưng tất cả đều không chứng minh được đã có sự kỳ thị tôn giáo hay xâm phạm tự do tôn giáo“.

TÓM LẠI BẢN PHÚC TRÌNH CỦA LIÊN HIỆP QUỐC ĐÃ CHÍNH THỨC KẾT LUẬN RẰNG:
1. Tại Việt Nam hoàn toàn không có chính sách kỳ thị áp bức hay khủng bố đối với Phật giáo trên căn bản tôn giáo.

2. Những người khai báo cho phái đoàn biết về vụ này thường chì là nghe nói lại, và trình bày một cách mơ hồ rất khái quát.

3. Mỗi nhân chứng đều cố gắng tìm một bằng chứng cụ thể để trình bày với phái đoàn, nhưng rút cụộc chỉ thấy có vài hành vi lẻ tẻ, nhỏ nhặt mang tính cách cá nhân mà thôi.

4. Vì vậy căn cứ trên những sự kiện đưa ra từ những người được phái đoàn phỏng vấn, phái đoàn đã đi đến kết luận rằng, Tổng Thống Diệm và chính quyền của ông ta không chủ trương chính sách chống Phật giáo vì lý do tôn giáo.

Chính Dân Biểu Sabblocki của Đảng Dân Chủ Wisconsin, HK vào ngày 13 tháng 11-1963 đã tuyên bố tại Washington rằng, “dù rằng vụ đảo chánh đã đem lại một sự đổi thay, thế nhưng bản tường trình của Liên Hiệp Quốc vẫn có giá trị lịch sử trong việc giải minh vấn đền Phật giáo tại Việt Nam.
(Trích từ “Report of United Nationas Fact-findingmission to South Vietnam published by The Committee of Judiciary of United States of Amreica)

Bằng chứng thứ II
Theo Tổng Thống Richard Nixon viết trong cuốn No More Vietnam của ông, trang 111, 112 và 113 thì theo ông vấn đề đàn áp Phật giáo tại Việt Nam không phải sự thật.


Bằng chứng thứ III
Hoàng Đế Bảo Đại viết trong cuốn CON RỒNG VIỆT NAM của Ngài, trang 544- 545 có viết như sau:
“Sự chia rẽ tại Việt Nam quá trầm trọng. Nhiều đoàn thể quá, chỗ này chỗ khác, đâu cũng là phe phái, chia rẽ. Phe dân sự chống lại phe quân sự và ngược lại. Người Phật giáo chống lại người Công giáo… Và trên hết, sự tái sanh các giáo phái nẩy lên như cũ. Cần phải chấm dứt tất cả vì đó là điều sinh tử của xứ sở. Cần phải có một chính quyền trung ương vững mạnh để tái lập lại sự thống nhất quyền hành. Người ta nói nhiều về các sư tự thiêu. Nhưng các vấn đề các nhà sư là vấn đề giả. Phần lớn các nhà tu hành đã về chùa của họ. Vậy thì ai đã xúi dục họ gây loạn. AI ? Họ ở đâu tới làm sao mà biết được, nếu họ từ Hà Nội vào hay từ Bắc Kinh tới. Không giống như các nhà tu hành Công giáo, mà ai cũng biết, để tìm cội nguồn, và tìm được lý do“.

Bằng chứng thứ IV
Trong bài viết, “THÀNH QUẢ HỖ TƯƠNG ẤN QUANG-CỘNG SẢN”, tác giả là Nguyễn Kim Khánh, cựu thẩm phán ở Phan Thiết cho biết như sau :
"...Trong cuốn “Phong Trào Đấu Tranh Chống Mỹ của Giáo Chức, Học Sinh, Sinh Viên Saigon” của tác giả Hồ Hữu Nhật, xuất bản 1984 tại Saigon, có những đoạn như sau:
"Dưới trào Ngô Đình Diệm: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có hậu thuẫn vững chắc của nhiều tổ chức:Gia đình Phật tử, Sinh Viên Phật tử. Học Sinh Phật tử.Thanh Niên Phật tử. Năm 1962 gia đình Phật tử tập hợp được 200.000 người, năm 1964 có 400.000 người. Đảng có cơ sở trong các tổ chức đó. Các chùa, trường Bồ Đề, Viện Hóa Đạo, trở thành trung tâm tranh đấu, và xuất phát các cuộc biểu tình chống ngụy quyền (trích trang 88-89). Cuộc tranh đấu chính trị sôi sục và quyền chủ động phần nào trong tay Phật giáo, nhưng Đảng ta đã chỉ đạo cơ sở kịp thời tham gia, hỗ trợ nâng khí thế phong trào lên qui mô toàn quốc (trích trang 98). Ngoài ra ta cũng nắm được Ban Chấp Hành Tổng Hội Sinh Viên Vạn hạnh, niên khóa 1966-1967. Chủ tịch Hoành tấn Dũng, Tổng Thư Ký Phan Long Côn, là một trung tâm công khai có uy tín trong sinh viên Phật tử và đồng bào Phật tử. Đối với tổ chức cao cấp nhất của Phật giáo, Đảng ta đã mời Thích Thiện Hoa ra tranh cử và Hòa Thượng đã đắc cử Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật giáo VN Thống Nhất" ( trích trang 106).

Bằng chứng thứ V
Hai nhân vật nổi tiếng nhất trong cơn khủng hoảng Phật giáo là cuộc tự thiêu của Thích Quảng Đức vào năm 1963, tục danh là Lâm Văn Tắc. Vì ngọn lửa tự thiêu này đã làm rung chuyển Tòa Bạch Ốc, rung chuyển nước Mỹ, rung chuyển Âu Châu và rung chuyển cả thế giới, và cuối cùng thiêu sống người Cha Khai Sinh ra nền Đệ I Cộng Hòa VN và Hòn Ngọc Viễn Đông là Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Ngô Ngô Đình Nhu. Người kế tiếp là Trung Tướng Dương Văn Minh, người cầm đầu nhóm tướng lãnh đảo chánh lật đổ chính quyền hợp hiến, hợp pháp và chính thống của VN, nền Đệ I Cộng Hòa, và sau tháng 4-1975 trao luôn nền Đệ II Cộng Hòa cho CSBV, và chính Trung Tướng Dương Văn minh đã ra lệnh giết Tổng Thống Diệm và ông Nhu một cách hết sức tàn bạo và độc ác.
CẢ HAI NHÂN VẬT TRÊN ĐỀU CÓ CÔNG LAO VĨ ĐẠI VỚI CÁCH MẠNG CS NÊN NGÀY NAY HAI NHÂN VẬT NÀY ĐỀU ĐƯỢC ĐẢNG CSVN GHI ƠN BẰNG CÁCH PHONG CHO HAI NGƯỜI NÀY LÀ LIỆT SĨ VÀ TẠC TƯỢNG CHO LIỆT SĨ LÂM VĂN TẮC tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt Saigon . Riêng DƯƠNG VĂN MINH được truy phong danh dự cao quý là :”Liệt Sĩ Anh Hùng Lực Lượng Võ Trang Nhân Dân”, và tượng của Dương Văn Minh sẽ được dựng trên công viên trước Dinh Độc Lập và được khánh thành và ngày 1 tháng 11-2015. Hình ảnh tự thiêu và cái chết rùng rợn của Thích Quảng Đức cho thấy Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đã khai thác trục lợi thật lạnh lùng tàn nhẫn và độc ác các nhà tu hành và Phật giáo Việt Nam cho mục tiêu hủy diệt một người mà họ Hồ mô tả là ”địch thù ghê gớm của Bác”, là Tổng Thống Diệm để hắn đạt cho được sự chiến thắng tại Miền Nam vào ngày 30 tháng 4-1975.
Phải chăng hình ảnh Dương Văn Minh chính là một hình ảnh điển hình của một con chó sói đội lốt Phật tử trong đàn chó sói đông như kiến của con sói già Hồ Chí Minh và Cộng Sản Bắc Việt; chính bọn này đã lợi dụng những bậc tu hành và những chiếc áo cà sa mặc vào cho những con sói để biến họ thành “những kẻ thù không có mặt” của Tổng Thống Diệm và toàn dân toàn quân miền NamVN cũng như nước Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Đàn chó sói này đã tung hoành ngang dọc ngay trong trái tim của nền Đệ I Cộng Hòa, trước mắt các viên chức cao cấp của Hoa Kỳ tại Miền Nam mà họ không bao giờ biết đó chính là kẻ thù không có mặt của nước Mỹ đang phải đối đầu, và tung hoành ngang dọc trong một cuộc chiến tranh không giới tuyến. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ đã thua trận não nề, vì chiến tranh không giới tuyến và kẻ thù không có mặt ( Front lineless and face less enemies).
HÌNH NHƯ ĐẾN HÔM NAY CẢ NƯỚC MỸ VẪN CHƯA HỌC XONG BÀI HỌC CHIẾN TRANH VIỆT NAM LÀ VÌ THẾ.

Tất cả 5 bằng chứng lịch sử kể trên cho thấy sự đàn áp Phật giáo của Tổng Thống Diệm và chính quyền của ông hoàn toàn không có bằng chứng. Như vậy bằng chứng này cho thấy CƠN KHỦNG HOẢNG PHẬT GIÁO VÀO 1963 LÀ CƠN KHỦNG HOẢNG DO NHỮNG CON CHÓ SÓI ĐỘI LỐT VÀ KHAI THÁC TRỤC LỢI PHẬT GIÁO VIỆT NAM tại Liên Bang Sô Viết, tại Mỹ, tại Bắc Kinh và tại Hà Nội dàn dựng lên, không chỉ có cớ để lật đổ CHÍNH QUYỀN CỘNG HÒA VIỆT NAM, SÁT HAI ANH EM TỔNG THỐNG DIỆM, MÀ CÒN CHIA RẼ SÂU XA CÔNG GIÁO - PHẬT GIÁO VIỆT NAM từ suốt 70 năm qua. Đây là nguồn gốc của tất cả BI KỊCH HÃI HÙNG CHO DÂN TỘC VIỆT NAM. BI KỊCH NÀY KHÔNG CHỈ GIẾT CHẾT NHỮNG CON NGƯỜI CHÂN CHÍNH NHẤT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM, MÀ CÒN GIẾT CHẾT CẢ MỘT QUỐC GIA VÀ HƠN 15 TRIỆU CON NGƯỜI HOÀN TOÀN VÔ TỘI. Trước những sự thật đau lòng như thế, CHÚNG TA—TẤT CẢ CHÚNG TA BẤT KỂ THUỘC TÔN GIÁO NÀO HAY KHÔNG CÓ TÔN GIÁO PHẢI NẮM CHẶT TAY NHAU MÀ CỨU NGUY PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ HÀN GẮN LẠI NHỮNG CHIA RẼ TRONG LÒNG DÂN TỘC KHỔ ĐAU NÀY, ĐẶC BIỆT LÀ GIỮA PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO trên tinh thần NGUỒN CỘI CỦA DÂN TỘC. Tất cả các tôn giáo đều là những cành trên cũng một thân cây, một cội nguồn là Tổ Tiên Đất Việt. Tất cả chúng ta sẽ tìm gặp lại nhau trên tình tự dân tộc.
Cây có cội mới nảy ngành xanh ngọn
Nước có nguồn mới biển rộng sông sâu
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống như chung một giàn.
(Ca dao VN)

Nhất định PHẬT GIÁO VIỆT NAM PHẢI LÀM THẬT SÁNG TỎ MỘT SỰ THẬT: PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ NHỮNG CON CHÓ SÓI ĐỘI LỐT PHẬT GIÁO CÓ THỂ NÀO TƯƠNG DUNG, TƯƠNG HÒA, TƯƠNG HỢP ĐỂ CÙNG TƯƠNG SINH TRONG LÒNG DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG?
Nếu không thì phải tìm mọi cách để tách những con chó sói ra khỏi đàn chiên, nếu những con chiên muốn tìm được sự sống thanh bình bên anh em đồng bào thân yêu của mình trên các đồng cỏ xanh tươi trên quê hương ngàn đời yêu dấu, khi HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG ĐƯỢC TÁI XÂY DỰNG LẠI, KHÔNG CHỈ CHO MIỀN NAM MÀ CHO CẢ MIỀN BẮC NỮA để chúng đều có quyền sống, quyền tự do, quyền tư hữu và quyền tìm kiếm hạnh phúc của tất cả người dân Việt.

Tại Washinton DC từ tháng 8 đến tháng 11-1963 Tổng Thống Kenney cùng 9 viên chức cao cấp nhất của chính quyền Kennedy như: Tổng Trưởng Quốc Phòng McNamara, Tổng Trưởng Ngoại Giao Dean Rusk, Cố Vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia McGeorge Bunndy, CIA McCone, Henry Cabot Lodge Đại Sứ HK tại Việt Nam, Averell Harriman thứ trưởng ngoại giao đặc trách Á Châu Sự Vụ, Roger Hilsman phụ tá Harriman và Mike Forrestal thành viện của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, đã trải qua 10 buổi họp để quyết định số phận của Tổng Thống Diệm và chính quyền Miền Nam. Tuy nhiên Tổng Thống Kennedy không có ý định lật đổ Tổng Thống Diêm và chính quyền của ông, mà chỉ muốn Tổng Thống Diệm điều chỉnh và cải cách chính quyền Việt Nam. Ngược lại, nhóm người chống Tổng Thống Diệm (anti-Diem group) tích cực và triệt để lại cố tình lật đổ Tổng Thống Diệm và nền Cộng Hòa Việt Nam có tên như sau:
Henry Cabot Lodge, Averell Harriman, Roger Hilsman, George Ball và Mike Forrestal đều là những viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhưng đáng tiếc thay, năm nhân vật này đều là “những thằng ngốc hữu dụng” (useful idiots) đối với đàn chó sói đội lốt Phật giáo Việt Nam tại Bắc Bộ Phủ, mượn tạm những bàn tay mù quáng và lầm lạc của 5 nhân vật này lật đổ Tổng Thống Diệm và chính quyền Việt Nam nên ngày nay phải đưa 5 người này ra trước ánh sáng lương tâm của lịch sử chiến tranh Việt Nam và Hoa Kỳ để cho thấy sự thật của lịch sử.
Không hiểu còn ai trong các ông này còn sống sót đến ngày hôm nay (ngày 1 tháng 11-2015) thì hãy học bài học này; nếu đã chết thì nên đội mồ sống lại trong giây lát đến Saigon để ngắm hai bức tượng liệt sĩ Lâm Văn Tắc và liệt sĩ Dương Văn Minh thì các ông sẽ nhìn rõ chân tướng kẻ thù của các ông thực sự là ai. Các ông phải đấm ngực: "Lỗi tại tôi, lỗi tại tội, lỗi tại tôi mọi đàng". Các ông không chỉ làm đổ máu những người bạn đồng minh tài ba và lỗi lạc khả kính nhất VN là TT Diệm và ông Nhu, mà các ông còn làm ô danh muôn thủa lịch sử nước Mỹ cao quý của tất cả chúng ta trong chiến tranh Việt Nam. Đây không phải chỉ là tiếng nói của người công dân Miền Nam thấp cổ bé miệng ngày nào, mà đây cũng là tiếng nói của NHỮNG CÔNG DÂN HOA KỲ NÓI VỚI CÁC CỰU VIÊN CHỨC CỦA BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ. Phải chăng chính các ông đã được Lenin gọi là ”những thằng ngốc hữu dụng” của cộng sản, và chính các ông mới là những con nai vàng ngơ ngác trước những con sói già trong đàn sói nằm ở Moscow, Bắc Kinh, Âu Châu và Bắc Bộ Phủ Hà Nội, đó là những kẻ đã khoác cà sa để mượn những đôi tay mù quáng và lầm lạc của các ông để chiến thắng trong chiến tranh VN, và cười nói thật hoan hỉ và nham nhở khi thấy kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng vừa nằm xuống vì bàn tay của những người Mỹ như các ông.

— Không thể nào tin được, tại sao bọn Mỹ lại ngu xuẩn như thế? ( Unbelievable— Why Americans are so stupid?).
— Hồ Chí Minh: ”Lúc nãy người ta báo cho Bác biết là ông Diệm vừa bị lật đổ. Ông Diệm là địch thủ ghê gớm nhất của Bác. Nay ông đã bị loại rồi, thì chiến thắng chắc chắn sẽ về ta rồi”.
— Wilfrid Burchett, nhà báo cộng sản: ”tôi không thể ngờ tụi Mỹ ngu như thế”.
— Đài phát thanh Hà Nội: “do sự lật đổ ông Diệm và em ông, tụi đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ Ngô đã mất bao năm xây dựng”.
— Nguyễn Hữu Thọ, “Sự lật đổ Diệm là món quà trời ban cho chúng tôi”.
— Trần Nam Trung: ”Tụi Mỹ quyết định đổi ngựa giữa dòng. Chúng sẽ không bao giờ tìm được người có hiệu năng hơn ông Diệm”.
— Võ Nguyên Giáp nói với McNamara tại Hà Nội: ” Kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diêm năm 1963 là sự kết thúc sớm sự hiện diện của Hoa Kỳ tại VN, đó là một điều làm cho người ta ngạc nhiên hết sức”.
(Trích từ bài viết của cụ Cao Xuân Vỹ)

Henry Cabot Lodge, Averell Harriman, Roger Hilsman,George Ball và Mike Forrestal, các ông chắc chắn đã nghe lũ chó sói ở Bắc Bộ Phủ nói về các hành động mù quáng và lầm lạc của các ông khi chúng mượn đỡ bàn tay “những thằng ngốc hữu dụng” như các ông lật đổ Tổng Thống Diệm, một kẻ thù đã làm Nga Sô, Bắc Kinh và Hà Nội xanh mặt và toát mồ hôi trên chiến trường Miền Nam, và vì Tổng Thống Diệm và dân quân Miền Nam đã đẩy tham vọng bành trướng của quốc tế cộng sản vào tình trạng vô vọng (hopeless situation) khi gây chiến tranh tiến chiếm Miền Nam Việt Nam. Chính các ông phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, không chỉ với những cái chết của những người khả kính nhất, dũng liệt nhất, đạo đức nhất, minh triết nhất, yêu nước thương dân nhất, và là những người hoàn toàn trong trắng vô tội cùng với cái chết của một quốc gia đồng minh của các ông. Các ông còn phải chịu trách nhiệm trước sự nhục nhã của Hoa Kỳ khi bị Nga Sô đánh gục trong chiến tranh VN, và bây giờ có ai trong các ông đã chết thì đội mồ sống lại trong giây lát để lắng nghe tiếng nói người dân trong các xã VN nói lên những cảm nhận sâu thẳm của họ về hậu quả của chiến tranh VN do chính các ông gây ra. Các ông có biết các ông chỉ là những con nai vàng ngơ ngác trong một cuộc chiến tranh không giới tuyến để đánh với những thứ kẻ thù không có mặt như chiến tranh Việt Nam không?
Trong cuộc chiến tranh như thế chỉ có Tổng Thống Diệm và ông Nhu mới biết rõ đâu là những con chó sói khoác áo cà sa, và đâu là những người Phật giáo chân chính? Cũng chỉ có hai người này mới nhận ra giới tuyến giữa những người yêu chuộng tự do và độc tài cộng sản nằm ở chỗ nào? còn các ông thì làm sao biết được!!!

ĐÓ LÀ NHỮNG BÀI HỌC VẾ CHIẾN TRANH VIỆT NAM MÀ CÁC ÔNG LÚC SỐNG CŨNG NHƯ LÚC CHẾT CHƯA HỌC HAY KHÔNG HỌC ĐƯỢC. Tiếc thay, tiếc thay, tiếc lắm thay khi hoài niệm tưởng nhớ tới TỔNG THỐNG DIỆM VÀ HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG TRÊN BI KỊCH NÃO NỀ CỦA QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM.

Là những công dân Hoa Kỳ—American citizens of United State of America, chúng tôi mượn lời Tổng Thống của chúng ta là Lyndon Johnson nói về các ông: ”They are godda miền Nam Bunch of Thugs”—“một lũ trời đánh thánh đâm, ác ôn côn đồ” là những ai vậy? phải chăng đó chính là Henry Cabot Lodge, Averell Harriman, Roger Hilsman, George Ball và Mike Forrestal? Các ông không thể không nghe tiếng nói của Hà Nội và Whasington DC đã nói về các ông khi các ông lật đổ Tổng Thống Diệm và chính quyền Miền Nam Việt Nam. Chính các ông là NHỮNG KẺ PHẢN BỘI. Và các ông đã không chỉ phản bội đồng minh Miền Nam Việt Nam, mà còn phản bội cả Tổng Thống John F. Kennedy, và phản bội luôn nước Mỹ cao quý của chúng ta, phải vậy không?

Công Dân Nguyễn Anh Tuấn
Political scientist

Bảo Vệ Cờ Vàng
 



 
Vòng hoa tưởng nhớ



1.
...Thương thay, ba anh em ông Diệm đã bị bọn phiêu lưu chính trị tay mơ thanh toán tàn bạo, nghịch thường với đạo lý Khổng Mạnh, với truyền thống hiền hòa, ân nghĩa của dân tộc...Ông nằm xuống mà hồn non sông rung động !...

"Không vì tình riêng mà quên phép nước", lúc còn thủ đắc quyền lực, TT Diệm đã một lần trực tiếp ra lệnh cho Phòng Quan Thuế Phi Trường Tân Sơn Nhất khám xét kỹ càng hành lý của Đại Sứ Ngô Đình Luyện khi ông này từ chuyến du ngoạn Hồng Kông trở về lại Sài Gòn.  Kết quả bất ngờ là không một món hàng lậu thuế nào được tìm thấy để biến thành ngòi nổ cho một xì căng đan chính trị ầm ỹ. Chuyện tưởng nhỏ và tầm thường ấy lại đặc biệt mang ý nghĩa quan trọng, đáng cho mọi người suy nghĩ vì cách đối xử nghiêm minh nội trong gia đình họ Ngô và việc thi hành nghiêm chỉnh luật pháp Quốc Gia.
Thân danh là bào đệ của một vị cố Tổng Thống, lại là cựu đại sứ tại Anh Quốc, thế mà không một chút ngượng ngập, ông Luyện nhỏ nhẹ thổ lộ với cựu Đại Tá Duệ rằng đã trên mười năm ông vẫn chưa để dành đủ tiền để may sắm bộ quần áo mới cho tươm tất mỗi khi ra ngoài xã hộị. Trong chuyến đi liên lục địa từ Âu Châu qua Mỹ, ông Luyện may mắn được một Mạnh Thường quân ở Nữu Ước tặng vé máy baỵ. Suốt thời gian ở San Diego thăm bà con và dự lễ cầu hồn cho bào huynh, ông Luyện tá túc tại nhà tác giả hồi ký (tức Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ).  Được khoản đãi và được đài thọ mọi chi phí ăn uống di chuyển.  Rời California lên Missouri thăm Tổng giám mục Ngô Đình Thục đang lâm trọng bệnh, ông lại được tác giả bỏ tiền riêng mua vé.  Trên máy bay vào phòng vệ sinh xong, lúc ra thình lình dây lưng qúa cũ phựt đứt khiến ông phải túm vội lấy quần không cho tụt xuống, trong lúc khẩn cấp tác giả mau mắn rút giây lưng của mình đưa biếu ông Luyện thắt tạm.  Ngày chia tay về lại Pháp, rút ví kiểm tiền tổng cộng được $600 (sáu trăm đô) đô la y nguyên lúc ra đi, ông Luyện bùi ngùi xin được chia xẻ số tiền nhỏ nhoi ấy với tác giả.  Bằng một cử chỉ đẹp cuối cùng, tác giả từ chối không nhận đồng nào mặc dù ông Luyện khẩn khoản. Chiếc thắt lưng kỷ niệm ân tình được ông Luyện gìn giữ đến ngày cuối đời. Chuyện kể lại mũi lòng qúa đổi!
Tình cảnh bần hàn của ông Luyện đã làm nổi bật nếp sống thanh bạch, không hối mại quyền thế, không tham nhũng vơ vét của mấy anh em ông khi họ còn tại chức. Ghê gớm thay và cũng chán chường biết mấy trò bẩn thỉu ngậm máu phun người!

Cuộc đời của nhà ái quốc bất đắc kỳ tử Ngô Đình Diệm bàng bạc huyền thoạị  Cuộc đời ấy giống như một cuốn sách tuyệt vời lôi cuốn nhiều thế hệ tương laị.  Những người yêu nước thật sự, yêu dân tộc, yêu quê hương, thiết tha mong muốn nghiên cứu sự nghiệp của ông sẽ hiểu thật rõ lịch sử sóng gíó Việt Nam thời cận đạị.
Quanh năm nằm phản gỗ không nệm, sống bằng cá kho, canh đậu, hút thuốc Basto rẻ tiền, áo quần dăm bộ, màu xám cho mùa đông, màu trắng cho mùa hè, với chiếc mũ phớt, cây ba toong, con người uy vũ bất năng khuất ấy chỉ thích đây đó kinh lý các khu trù mật, dinh điền, thống khoái trước cảnh sung túc của đồng bào chất phác nơi thôn dã, lâm tuyền. Sống kiếp thầy tu, không vợ con, lấy anh em giòng họ, người thân cận chung quanh, đồng bào nghèo khó khắp nơi... làm nguồn vui gia đình.  Hộp thuốc lá cũ  hư hỏng cũng không muốn vứt bỏ, đưa nhờ sĩ quan quân cụ cố sửa lại dùng tiếp, không phí phạm, không tơ hào của công một xu, đó có phải là đức tính của mẫu người Á Đông không?  Ý muốn cuối đời trước khi bị thảm sát, sẽ từ bỏ địa vị và danh vọng  khi hết nhiệm kỳ hiến định, sẽ nghĩ hưu về Huế phụng dưỡng mẹ gìa, sẽ vào dòng tu Chúa Cứu Thế nếu mẹ già qua đời trước, sẽ quanh quẩn bên các "Quốc gia nghĩa tử" con cháu những vị anh hùng hy sinh vì đất nước...  Toàn những tình cảm nhân ái trong một con người phi thường!

Giết ông xong, bọn cách mạng giả hiệu 1/11/1963 chỉ tìm thấy hai triệu tám trăm ngàn tiền lương và phụ cấp do Chánh Văn Phòng Võ Văn Hải và Linh mục Nguyễn Văn Toán, hai người thân nhất cất giữ.  Những nhà cách mạng rởm năm xưa, có phút giây nào ăn năn, hối lỗi không???
Tự nhiên tôi xót xa ứa lệ !...
(Bác Sĩ Nguyễn Anh Tuấn)


 
2.
Ông Đại Sứ Hoa Kỳ  Frederick Nolting trong cuốn "From Trust To Tragedy" của ông ta, đã viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau:

"Tôi đã có đọc lịch sử Việt Nam, và đã biết các cuộc chiến tranh giành độc lập của xứ sở này, và cũng đã biết là ông Diệm hiểu biết tường tận, thấu đáo vấn đề.  May mắn là tôi cũng đã có một căn bản hiểu biết đáng kể về triết học và khoa tôn giáo đối chiếu. Nhưng tôi hoàn toàn không được chuẩn bị để nghe những điều như thế nàỵ  Càng nghe tôi càng thích thu’.  Tôi đặt những câu hỏi.  Mỗi câu hỏi lại mở ra một chương mới, và sau một thời gian tôi nhận ra sữ dấn thân tận hiến và lòng say mê của con người này, là người đã hiến trọn đời mình để giữ cho bằng được căn cước lịch sử của dân tôc của ông  ta và ông ta hiểu nó, yêu thích nó.
....Cho đến lúc này cáo buộc quan trọng nhất của ông ta là người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam.  Ông ta (TT Diệm) không muốn người Mỹ đoạt lấy trách nhiệm của VN.  Ông ta không muốn quân lực Mỹ chiến  đấu cho nền độc lập và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam VN.
Ông bảo tôi: "Nếu chúng tôi không tự mình thắng cuộc chiến này với sự viện trợ vô giá của qúy quốc thì như vậy chúng tôi sẽ thua và thua là đáng đời". Ông ta vô cùng cương quyết trong vấn đề này và ông ta cảm thấy rằng nếu chính phủ Nam VN trở nên lệ thuộc vào Hoa Kỳ thì như vậy chứng tỏ luận cứ của Việt cộng là đúng. Việt cộng thường nói rằng: "Nếu các anh cúi đầu thần phục Hoa Kỳ thì các anh sẽ thấy các anh đúng chỉ là thuộc địa của Mỹ cũng như 75 năm về trước VN đã từng là thuộc địa của Pháp". Về điểm tế nhị này tôi đã có thể trấn an ông ta, vì toàn bộ ý niệm của những khuyến cáo cho toán đặc nhiệm cũng như những huấn thị cho tôi do TT Kennedy ban hành, là phải giúp Nam VN tự bảo vệ nền độc lập tự do của họ cho chính họ" (Đại Sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong cuốn "From Trust To Tragedy").

3.
"... Gần như tất cả các sách báo Mỹ và Tây Phương viết về nền đệ Nhât Cộng Hòa đều kết tội ông Nhu là một người tuy thông minh, tài giỏi nhưng tàn ác, qủy quyệt, khát máụ!  Tuy vậy nếu đem so sánh ông Nhu với các lãnh tụ độc tài khi phải đối phó với địch thủ nguy hiểm như CS thì không thấm vào đâu.  Tướng Franco sau khi chiến thắng CS Tây Ban Nha đã đem ra xử tử hàng vạn đảng viên nên Tây Ban Nha mới được yên, tướng Suharto đã giết hơn 1 triệu đảng viên CS Nam Dương trong vụ đảo chính 1965 (nhờ có CIA giúp sức), khi đem quân sang Đài Loan tỵ nạn thì Tưởng Giới Thạch cũng giết hơn 1 vạn dân địa phương biểu tình chống lại Quốc Dân dảng.
Nếu đem so sánh với Stalin, Mao, Hồ chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Khải Phiêu, Lê Duẩn v.v... thì quả thực hai anh em ông Diệm và Nhu đã qúa hiền lành, trung hậu nên mới mắc nạn.  Ngay cả Hồ chí Minh khi được báo chí hỏi về cái chết của ông Diệm cũng phải khen ngợi "ông ta (Ngô Đình Diệm) là một người yêu nước, tuy rằng ông ta có đường lối riêng của ông ta".
Trong một cuộc chiến sống còn với một kẻ thù nguy hiểm như CSVN thì bên cạnh một quân đội thống nhất và thiện chiến như quân đội VNCH mà không có một bộ máy Mật Vụ tinh vi, một ý thức hệ riêng biệt, một hệ thống đảng phái để yểm trợ cho chính phủ thì  làm sao có thế thắng CS được?  Các chính phủ ở Trung Nam Mỹ khi bị CS khuấy rối ở bên trong đã phải nhờ đến các đảng bí mật như "La Man Blanco" hoặc Justicialist để chống lại theo kiểu dĩ độc trị độc.  Nhờ tổ chức La Guardia Civil nên tướng Franco đã dẹp tan được CS.  Ngay cả Mỹ và các nước Tây Phương cũng phải trông cậy vào những cơ quan tình báo như CIA, FBI, Phòng Nhì, Intelligence Service và trước đây Đức thì có Gestapo, Nhật có Kempetai, đảng Hắc Long để chống lại CS. (Điểm sách: Những Ngày Tháng Với TT Ngô  Đình Diệm của Nguyễn Hữu Duệ, Xuân Sơn, Văn Nghệ Tiền Phong số 669, trang 52)
 
"...Cu. (Ngô Đình Diệm) sống giản dị, không ăn cao lương mỹ vị, Cụ nằm phản không nệm, Cụ không xa hoa phung phí, khi đương thời Cụ chỉ lo cho Quốc Gia, chẳng lo gì cho bản thân, nay Cụ được chôn ở đây (Lái Thiêu), nghĩa trang sơ sài này, cạnh đồng bào nghèo khổ của Cụ, chắc Trời định vậy để hợp với đức tính khiêm nhường của Cụ.  Con mừng vì nơi Thiên Đàng Cụ ở, Cụ cũng còn thấy nhiều người nhớ đến Cụ và đến thăm viếng Cụ. Con từ nơi xa xôi về đây viếng, mong Hồn Cụ có thiêng, xin phù hộ cho tổ quốc VN thân yêu".
(Trương Phú Thứ)


http://ngothelinh.tripod.com

 

Đăng ngày 25 tháng 10.2019