Print

Sau 40 năm cai trị đất nước theo chủ nghĩa ngoại lai, Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đã làm được gì cho người dân Việt?



Thần kinh khốn nạn

Cánh Cò

 

Đó là hệ thống thần kinh mới, vừa được Giáo sư Ngô Bảo Châu, một nhà khoa học của Việt Nam tìm ra sau khi ông Vũ Đức Đam, trên cương vị Phó thủ tướng ký thế cho Thủ tướng chính phủ quyết định chấp thuận cho UBND thành phố Sơn La kinh phí 1.400 tỷ để xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trong thành phố.

GS Ngô Bảo Châu viết trên Facebook của ông: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.

Rõ ràng là GS Châu chơi chữ. Không thể nào một ông Phó Thủ tướng lại mắc bệnh thần kinh, có nghĩa là tâm thần không bình thường, ký những quyết định đi ngược lại với nhân văn, với đạo lý dân tộc. Ông chỉ có thể “khốn nạn” trong ý thức. Ông không xem trẻ em lê lết trong các mái trường không thua chuồng trại súc vật đầy dẫy tại các tỉnh biên giới mà Sơn La là một điển hình của sự nghèo túng cùng cực. Ông không hề nghĩ tới hàng chục ngàn hộ thiếu ăn quanh năm và đối với họ chỉ cần đủ ăn đã là hạnh phúc. Đối với họ Hồ Chí Minh chỉ là một cục đá được dẽo gọt chỉ để đứng nhìn sự thống khổ, kiệt quệ của họ, những người quanh năm không biết tới một mẩu thịt là gì. 

Họ túng đói và lê lết như những con thú hoang trong khi chính phủ của ông Vũ Đức Đam đang phải đối phó với nợ công, phải ăn xin tứ phương từ Mỹ với miếng bánh TPP, từ Trung Quốc với những khoản vay thắt cổ, từ Nhật với ODA dễ nuốt và ngay cả từ Việt kiều hải ngoại với câu chữ không biết hổ thẹn là gì, lại bỏ ra 1.400 tỷ xây một hình tượng đang mục nát trong trái tim quần chúng.

Với những sự thật không thể chối cãi ấy câu hỏi đặt ra tại sao chính phủ lại tiếp tục ký những quyết định trái với lòng dân, trái với lương tri của con người mà bất cứ một chính phủ, một nhà độc tài nào cũng đều tránh né?

 

Chỉ có thể xem đó là những thái độ khốn nạn. Sự khốn nạn lâu ngày thành nếp nghĩ, thành cách hành xử quen thuộc. Việc coi thường luân thường đạo lý trong huyết quản đã tạo nên một loại gene mới trong cơ chế cộng sản. Loại gene ấy biến thành hệ thần kinh chủ đạo, từ tư duy cho tới phản ứng, nó nằm song song với các hệ thần kinh khác như buồn, vui, giận, ghét. . . hệ thần kinh khốn nạn chỉ khác ở chỗ, nó tự đứng riêng và tự đánh bóng hay tôn tạo chính mình. Nó phản ứng với hệ thần kinh bình thường một cách bất bình thường. Khi nhân dân đói nó cho là nhân dân đủ ăn và GDP của họ ngày một cao hơn. Khi trẻ em thiếu trường, thiếu lớp nó cho đấy chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong tổng thể phát triển của đất nước. Khi người dân phản ứng vì bị đẩy vào đường cùng nó cho là sự xúi giục của bọn phản động và phản ứng của nó không kém bất cứ cách hành xử côn đồ nào. 

Thần kinh khốn nạn tự nghĩ ra những kịch bản chỉ có trong giấc mơ của những kẻ sở hữu nó. Nhân dân vẫn yêu thương Hồ chủ tịch và họ có như cầu nhìn tượng của ông thay cơm. Nhân dân hãnh diện khẳng định ông là ánh sáng dẫn họ trên con đường….vạn dặm! Nhân dân sáng suốt tin rằng ông là ngôi sao không hể tắt và có ông thì người dân sẽ thấy đời đáng sống biết dường nào.

Một trong những người sở hữu thần kinh khốn nạn, Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Sơn La cả quyết rằng: “sau khi xây dựng tượng đài, Sơn La sẽ có cơ hội quảng bá về du lịch. Đây sẽ là điểm đến thú vị cho người dân đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Hiện, Sở cũng đang nâng cấp nhà tù Sơn La và một số địa danh văn hóa khác”.

Nếu chú ý người dân sẽ lo sợ vô cùng khi tượng đài được xây dựng song song với việc nâng cấp nhà tù. Tham quan hay vào đó nằm nếu chống đối đề án thì có gì khác nhau? 

Trần Bảo Quyến cho rằng: “Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc không thể cân đong đo đếm được. Do đó, cá nhân nào nói lãng phí là chưa đúng”.

Đúng, nó không hề là một đề án lãng phí. Nó không lãng phí mà là phá hoại. Phá hoại tới tận đáy cái nền của nhân bản. Tiêu diệt những gì ít ỏi còn lại trong lòng người dân đối với hình ảnh Hồ Chí Minh. Người miền núi vốn không được học hành tử tế họ chỉ biết ông Hồ là người cha già dân tộc theo tuyên truyền của bộ máy Đảng. Sau gần một thế kỷ người cha ấy chia cho đám con ruột là quan lại triều đình xây dựng những công trình để tư túi trên các đề án khốn nạn. Chỉ cần thông minh một chút là họ biết mình bị bóc lột, bị chà đạp tới xương khi con cái họ quần không có mà mặc, gia đình họ không có gạo đủ ăn phải lê lết trên những con ruộng bậc thang, đẹp thì có đẹp nhưng leo trèo trên ấy để kiếm từng hạt lúa thì người Kinh đã bỏ chạy từ xưa.
Chỉ tiếc một điều đồng bào miền Tây Bắc không mấy người có hệ thần kinh khốn nạn như quan đầu tỉnh Trần Bảo Quyến và do đó họ không thể tự bào chữa cho mình lý do họ quá yêu bác Hồ nên nhà nước cần phải dựng tượng của ông cho họ ngắm thay cơm.

Con cá gỗ còn tạm dùng để đánh lừa mình chứ tượng ông Hồ to quá mà lại làm bằng đá thì làm sao đem vào mâm cơm của họ để mà chấm, mà mút cho chén bắp trong bữa ăn thường nhật đậm đà hơn một chút?

Blog Cánh Cò


Nỗi vinh nhục của tượng đài


Tạp ghi Huy Phương
09-08-2015
Tượng Lenin ở Kiev, Ukraine, bị kéo đổ hôm 8 Tháng Mười Hai, 2013. (Hình: Anatoli Boiko/AFP/Getty Images)

 

Tượng Lenin ở Kiev, Ukraine, bị kéo đổ hôm 8 Tháng Mười Hai, 2013. (Hình: Anatoli Boiko/AFP/Getty Images)

Năm 1999, việc Trần Trường treo ảnh Hồ Chí Minh và cờ đỏ sao vàng trong tiệm băng nhạc của y đã đưa đến một cuộc biểu tình phản đối dữ dội của những người tỵ nạn Cộng Sản tại Nam California kéo dài 52 ngày đêm ròng rã. Trần Trường nghĩ rằng hành động của y đáng để cho Việt Cộng mang ơn, nhưng sự thật đây là một chuyện trắc nghiệm, gây hậu quả không ai lường trước được và lòng căm thù Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản bộc phát, dâng cao.
Vào đầu Tháng Tám năm nay, chính quyền tỉnh Sơn La vừa tuyên bố sẽ xây tượng đài Hồ Chí Minh 1,400 tỷ tại đây. Chuyện chưa biết sẽ ra sao, nhưng từ ngày Sơn La có quyết định này, cả nước, và đồng bào hải ngoại không ngớt lên tiếng chê bai, chửi rủa hết lời. Hình ảnh xấu xa của Hồ Chí Minh và bọn cầm quyền vô lại, lại được đưa ra làm mục tiêu cho quần chúng ném đá, trát bùn. Phải chăng đây cũng là một lần trắc nghiệm nữa về hình ảnh của “Bác?”
Bọn bồi bút và ngay cả “chính Bác”(CB) vẫn thường tranh nhau viết về cuộc đời thanh liêm, đơn giản của “Bác.” Tiêu biểu nhất là chuyện “đôi dép râu.”
Trong thời gian kháng chiến, mà sau ngày trở về Hà Nội, “Bác” vẫn đi đôi dép cao su đã mòn vẹt, “bảo vệ” đề nghị với “Bác” mua một đôi dép mới để thay, nhưng “Bác” gạt đi cho là lãng phí! Anh em “bảo vệ” liền tráo một đôi dép khác, không mới để “Bác” khó nhận ra, nhưng còn tươm tất. Nhưng cuối cùng “Bác” cũng biết, và nằng nặc đòi bảo vệ trả lại đôi dép cũ cho “Bác!”
Trong thư gửi Báo Vệ Quốc Quân vào Tháng Ba, 1947, “Bác” có câu: “Tuyệt đối không đem của công dùng vào việc tư, không động đến cái kim sợi chỉ của dân; khi đến đóng, lúc kéo đi, phải giữ gìn nhà, vườn của dân cho sạch sẽ; mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường.”
Chuyện này, đám con cháu “Bác” chuyên làm ngược lại.
Trong di chúc trước khi “bước sang từ trần,” “Bác” đã dặn phải thiêu xác và rải tro đi khắp nước, tuy nhiên chúng nó không chịu thiêu “Bác” mà rình rang xây lăng mộ như các bậc vua chúa thời xưa. Số tiền tốn kém cho lăng này không bao giờ được tiết lộ, nhưng chỉ việc phải nhờ chuyên viên ướp xác Liên Xô, lăng chống được bom đạn, địa chấn, được xây dựng bằng đủ các thứ gỗ, đá, cây trồng quý giá vận chuyển từ khắp các địa phương trong nước, trong lúc còn chiến tranh thì tổn phí phải nói là không nhỏ.
Xây lăng xong, Bắc Việt phải nghĩ đến việc bảo vệ lăng.
Để bảo vệ lăng “Bác” một đơn vị quân đội được đặt tên là Đoàn 969 với quân số của một sư đoàn (10,000 người) do nhân dân đóng thuế nuôi, chỉ dùng cho mỗi việc bảo vệ một các xác khô. Bảo vệ là đúng, vì chúng ta còn nhớ, vào ngày 3 Tháng Hai, 2014, bốn thành viên của Pháp Luân Công đã mang búa tạ vào để đập bể lăng “Bác.”
Về chuyện “không động đến cái kim sợi chỉ của dân; …mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường” như lời “Bác” dạy thì chúng không thèm “động đến cái kim sợi chỉ của dân” nhưng tham ô, cướp đất, đuổi nhà, làm giàu trên chuyện tham ô, hối lộ khiến cho đảng càng ngày càng giàu mà dân mỗi năm mỗi đói.
Câu kinh nhật tụng của bọn tham ô vận dụng để xây tượng “Bác” là “nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm” của đồng bào các dân tộc, trong khi thật sự nguyện vọng của đồng bào xứ này là cầu cho có bữa cơm no, có trường cho trẻ em học đàng hoàng và đến trường khỏi đu dây “biệt kích!” Trong khi nguyện vọng của chính quyền là muốn có thêm tiền bỏ túi.
Chúng ta khó tưởng tượng ra là hiện nay trên cả nước đã có 134 tượng đài “Bác” xây dựng trong khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị, trong đó có tới 45 tượng “Bác” với bộ đội Biên Phòng và “Bác” đứng ngồi tại các quảng trường là 31 cái.
Như vậy cũng chưa đủ, hiện nay chúng còn muốn xây thêm 58 tượng đài “Bác” nữa, theo đề nghị ở các tỉnh đủ loại như “Bác” đứng vẫy tay chào, “Bác” ngồi đọc sách, “Bác” với các cháu thiếu nhi, “Bác” với đồng bào dân tộc… Đại khái là sẽ có tượng đài “Bác” với thanh niên xung phong ở tỉnh Bắc Kạn; tượng “Bác” với nông dân ở Thái Bình; tượng “Bác” và bố “Bác” tại Bình Định… Các tỉnh được hưởng “xái” xây tượng đài là Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Ngay tại Tòa Đô Chánh cũ ở Sài Gòn trước đây đã xây tượng “Bác” ngồi đọc sách, có lẽ ngồi lâu sợ “Bác” đau lưng, không tiếc tiền của dân, Cộng Sản đập đi và thay vào đó là bức tượng “Bác” đứng, lại khánh thành tưng bừng, có các em chân dài múa may trước mặt “Bác.” Các tỉnh tranh nhau để được xây tượng “Bác.” Bắc Ninh nói: “Tỉnh có vinh dự đón Bác 18 lần, vậy mà chưa có tượng đài nào!” Hải Phòng cũng khiếu nại muốn dựng tượng Bác vì “Bác” đã chín lần về thăm Hải Phòng. Như vậy rồi đây, tượng “Bác” sẽ lềnh khênh, ra ngõ là “gặp anh… hồ!”
Sẽ có tượng “Bác” ở làng Sen, nơi Bác sinh ra; ở Pắc Bó nơi “Bác” tắm suối và gặp mẹ của Nông Đức Mạnh; ở số 66 Hàng Bông Nhuộm, nơi xảy ra mối tình “Bác” với Nông Thị Xuân; ở Phan Thiết, nơi “Bác” đi qua, ở bến Nhà Rồng nơi “Bác” lên tàu… Ôi làm sao kể xiết những dấu chân của “Bác” để lại!
Việt Nam sẽ điên đầu với những tượng đài!
Với chủ trương tôn sùng cá nhân, tượng đài các quốc gia Cộng Sản mọc lên như nấm sau cơn mưa. Từ Lenin, Stalin, cho đến Mao Trạch Đông, cha con nhà họ Kim II-sung, Kim Jong-il, và Hồ Chí Minh. Cũng theo thứ tự như thế, lần lượt các chế độ Cộng Sản tàn lụi trên trái đất, sẽ chôn vùi theo các tượng đài.
Những năm gần đây, thế giới đã muốn xóa bỏ dấu tích của quá khứ Cộng Sản. Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ một thời gian, hàng ngàn người tụ tập ở quảng trường Dushanbe (thủ đô của Tajikistan), kéo sập tượng Lenin. Năm 1994, chính quyền Hungary đã quyết định hạ tượng Karl Marx ở khuôn viên đại học Corvinus, và ở khắp nơi các tượng đài Lenin, Stalin đều đã bị phá bỏ.
Cuối năm 2012, Mông Cổ đã cho dỡ bỏ bức tượng Lenin cuối cùng khỏi thủ đô Ulan-Bator. Tháng Tám, 2013, tượng Lenin ở Kiev đã bị giật sập, khởi đầu từ đó, tượng của Lenin trở thành mục tiêu phá bỏ tại các thành phố Ukraina khác như Zhytomyr, Boyarka, Slavuta, Bila Tserkva, Khmelnitsky và Bila Tservka.
Trong khi ở Việt Nam, ông Lenin của nước Nga vẫn còn đứng ở vườn hoa nước mình!
Ngày nay Stalingrad đã trở lại với Volgograd, Leningrad đã trả lại cái tên cũ là Saint Petersburg.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày trở lại tên Sài Gòn là lúc dân chúng Việt Nam “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc…” chúng ta kéo nhau đi đập nát những tượng đài…
Nỗi nhục của tượng đài không phải là lúc bị lật đổ, mà cả những lúc được dựng lên trong nỗi ta oán của quần chúng. Đó cũng là một lối tiêu xài hoang phí của đám cầm quyền trên nỗi lầm than, cơ cực của những người dân sống chung quanh tượng đài.

Người Việt

 Với 1.400 tỷ (70 triệu USD) để xây tượng HCM thì tất cả trẻ em Sơn La sẽ được đi trên những cầu treo an toàn và được học ở trường lớp đàng hoàng.

1400 tỷ để xây tượng đài HCM ở Sơn La

Nguồn: Internet

 

Tin báo:
HĐND tỉnh Sơn La vừa ra nghị quyết thông qua đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại thành phố Sơn La.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỉ đồng từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác.
Theo đó, tổng diện tích sử dụng đất dự kiến khoảng 20ha, gồm các hạng mục công trình chính như: nhóm tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với lễ đài thuộc quy mô nhóm A2 (tượng Bác Hồ cao từ 5 - 8m), quảng trường có sức chứa 20.000 người, đền thờ Bác Hồ, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, bảo tàng tổng hợp...
Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2015 - 2019.
Thợ Cạo vào trang web của Sở GD-ĐT Sơn La để tìm hiểu về số trường học, thật thất vọng, thông tin sơ sài chủ yếu loanh quanh ở cấp tình, quá tệ so với việc đầu tư công nghệ thông tin đâu cứ tỉnh nghèo hay giàu.
Ở trang thiện nguyện họ hoạch toán chi tiết dự án xây một trường tiểu học 4 lớp, 1 phòng cho thầy cô ở bản vùng cao Hà Giang, với tổng kinh phí là 400 triệu đồng.
Nếu xây dựng mới một cầu treo như Hát Lót (Sơn La) dài 60m, rộng 1,5m, tổng mức đầu tư hết 2 tỷ đồng.
Như vậy với 1.400 tỷ đồng có thể xây 3.500 trường đàng hoàng tử tế không bị nắng mưa hoặc 700 cầu treo đi lại an toàn, phù hợp với điều kiện bản làng vùng cao. Tất nhiên trên thực tế đã có trường và cầu treo rồi, chỉ xây lại những nơi ọp ẹp hay xây mới thêm, nhẩm tính đơn giản, chỉ cần 800 tỷ đã xây được 2.000 trường, còn lại 600 tỷ sẽ xây mới được 300 cầu treo cho trẻ, dân cũng được hưởng theo, cuộc sống kinh tế xã hội vùng cao nhờ thế từng bước thay đổi...

Ảnh 2 trường tiểu học ở Thuận Châu, Sơn La



Bữa cơm chan nước mì tôm của học sinh bán trú É Tòng - ảnh 1

Cầu treo ở Sơn La chắc cũng không khác mấy so với Lai Châu:

Hằng ngày, để đến trường, học sinh bản Khôn Đôi (Tam Đường, tỉnh Lai Châu) phải đi qua cây cầu treo cũ nát - Ảnh: Tiến Long
Người dân bản Hồ Be, xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, Lai Châu đều đi làm nương rẫy qua cây cầu tạm chỉ được néo bởi những sợi dây thừng buộc trâu bện lại mỏng manh
Xem thêm: Ám ảnh cầu treo


Hiện trường vụ đứt cầu treo tại bản Bùa Trung, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

02/2014, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra, rà soát tổng số cầu treo trên toàn tỉnh Sơn La hiện đang sử dụng là 311 cầu.
- Cầu được xây dựng bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước thuộc các chương trình, dự án 134, 135, giảm nghèo, định canh, định cư, 30a.. là 231 cái, kết cấu cột cổng cầu bằng thép và BTCT, mặt cầu bằng gỗ và thép.
- Cầu do nhân dân tự làm: 80 cái, kết cấu cột cổng cầu bằng gỗ, mặt cầu bằng gỗ hoặc phên tre.
- Trong tổng số 311 cầu có 11 cầu được làm mới, sửa chữa và đưa vào sử dụng năm 2012+2013, còn lại đều được đưa vào sử dụng với thời gian ít nhất là 5 năm, đa số là trên 10 năm.
- Số cầu treo đã có bộ phận bị hư hỏng cần được sửa chữa, bổ sung, thay thế: 159cầu
- Số cầu treo đã bị hư hỏng nặng cần được xây dựng mới: 15cầu/(Gtvt.sonla)

______________



http://nguoisantin.890m.com/index.php/au

Những đền đài dựng lên bằng nước mắt

Ns Tuấn Khanh

image
Tháng Năm vừa rồi, thế giới chia tay với một vị tổng thống kỳ lạ nhất thế giới, ông Jose Pepe Mujica. Từ giã chính trường Uruguay vào năm 79 tuổi, ông Mujica làm nhiều người sửng sốt khi chọn một cuộc sống đạm bạc vì thấy nhân dân mình còn nghèo khổ. Mỗi ngày ông đi làm trên chiếc xe hơi sản xuất vào năm 1987 và từ chối ở trong một dinh thự tráng lệ của chính phủ, chỉ sống trong ngôi nhà cũ kỹ của mình ở ngoại ô Montevideo.  
Trả lời phỏng vấn với tờ Guardian, ông Mujica nói rằng ông thấy mình “lố bịch khi tận hưởng giữa sự khó khăn của đồng bào mình”. Giữa thế kỷ đầy cám dỗ vật chất và những tuyên bố hy sinh mang đầy tính mị dân của không ít kẻ cầm quyền, câu chuyện của ông Mujica thật sự là một nốt nhạc chói tai giữ những dàn đồng ca về lý tưởng đầy lừa dối. 
Người dân Uruguay thật hạnh phúc khi có một người lãnh đạo biết yêu thương mình. Trong suốt 5 năm nhiệm kỳ của ông Mujica, đất nước chỉ có nền kinh tế trị giá 55 tỷ USD này đã làm mọi cách để dân chúng có thể tiến gần tới giấc mơ no đủ và không phải chịu nhiều loại thuế trên phần thu nhập it ỏi của họ.
Giá mà ông Mujica là một trong những nhà lãnh đạo ở Hà Tĩnh, có thể nước mắt của nông dân ở đây đã không rơi nhiều như ngày hôm nay. Ruộng đồng không bị vắt kiệt sức để góp nuôi cho bộ máy chính quyền ngày càng sang trọng và lộng lẫy ở tỉnh này. Hà Tĩnh, nơi lừng danh với những giọng hát hay, giờ đây đã bị lấn át bởi những tiếng khóc của nông dân.
Loạt bài phóng sự Gánh nặng quê nghèo của báo Nông Nghiệp Việt Nam mới đây, đã vén bức màn thêu hoa che đậy, cho thấy sân khấu đời còn lại của những người nông dân Hà Tĩnh chỉ là nghẹn ngào và tăm tối. Hơn chục năm nay, những người nông dân cắm mặt vào đất, thở dốc để làm ra hạt lúa, cuối cùng lại bị tước đoạt bằng những khoản thu đủ các tên gọi. Nhân danh thu cho ngân sách, chính quyền đến từng nhà ép đóng, đóng không kịp thì bị phạt lãi cao như tiền đi vay ngoài chợ. Nông dân kiệt quệ, nhiều gia đình xin trả đất đi làm nghề khác vì không còn nuôi nổi bản thân với trùng vây các loại thuế, phí, khoản thu…  Sợ không thu đủ, chính quyền cho người ập tới sân nhà từng gia đình cướp lúa ngay khi họ mới gặt về. Những chuyện tưởng chừng chỉ có trong thời thực dân Pháp của thế kỷ trước, thì lại diễn ra công khai, kéo dài trong nỗi nghẹn ngào của người sống với ruộng đồng. 
Mà chính quyền thu tiền để làm gì? Trong hàng chục các khoản thu mà mục đích đầy bí ẩn ấy, có cả khoản dùng để nuôi cán bộ, mang tên là “quỹ hành chánh phúc lợi”. Chỉ riêng quỹ này thôi, mỗi xã nghèo phải bị tận thu mỗi năm từ 350 triệu cho đến 1,7 tỷ đồng. Hãy hình dung những vùng quê nghèo khó ấy bị buộc phải nặn ra số tiền khổng lồ đó, thì không chỉ có mồ hôi, nước mắt của nông dân, mà còn có nỗi tuyệt vọng mới có thể dệt nên những bộ đồ vest và những chiếc xe đắt tiền cho các vị cán bộ nông thôn ấy.
Nông dân Việt Nam mãi mãi là những người khốn khó sau cùng của đất nước, dù đến một cơ quan nào ở nông thôn, những khẩu hiệu hy sinh, cống hiến cho cho giai cấp nông dân luôn nằm ở vị trí cao và đẹp nhất. Hình dung một tổng thể có thể xa xôi và lạ lẫm, hãy nghĩ đến hình ảnh của bà Hương, một nông dân gầy gò khóc nức nở khi nghĩ đến ngày mai không còn gì để sống, giữa trùng vây các loại thuế phí tại xã Thường Nga, Thượng Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngay cả những người lao động chân chất và luong thiện ấy cũng không còn gì ngoài cuộc sống mòn.  
Hà Tĩnh là nơi đứng thứ 7 trong cả nước có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và một tỉnh tuyên bố đầy những thành tựu kinh tế. Những tấm màn thuê hoa ấy vén lên, cũng có những người nông dân phải nghẹn ngào, vội vã bán tháo đi phần lúa cuối cùng của mình với giá 5,5 ngàn đồng/kg để kịp đóng thuế trong đợt truy thu. Những con số tương phản ấy nói lên điều gì?
Hà Tĩnh cũng là một trong những nơi cạnh tranh quyết liệt về cơ sở hành chính đồ sộ, nguy nga cho bằng vai phải lứa với mọi nơi. Dự án xây dựng trụ sở hành chính lên đến 1500 tỷ đồng vẫn còn làm ngất ngây những ai liên quan đến tin tức này, vì bởi mới tháng 2, các quan chức ở nơi đầy thành đạt này vẫn còn yêu cầu chính phủ trung ương viện trợ hơn 3000 tấn gạo cứu đói cho dân nghèo. Liệu trong những căn phòng máy lạnh sang trọng sẽ xây lên, trong những chiếc xe hơi đắt tiền của mình, các quan chức của tỉnh sẽ nhìn rõ hơn cuộc đời cơ cực của những nông dân quê mình? Ai sẽ là một Jose Pepe Mujica ở đất nước Việt Nam này, để nhận ra rằng mình đang “lố bịch trong sự nghèo khổ của nhân dân”?
Sắp tới đây, một Văn miếu nguy nga với giá gần 100 tỷ sẽ được dựng nên tại đây. Các quan chức cán bộ Hà Tĩnh nói rằng Văn miếu này sẽ giúp đẩy mạnh được giá trị văn hoá truyền thống đền ơn đáp nghĩa, đặc biệt là dành cho những người đã khuất. Trớ trêu thay, cái nghĩa dành cho người còn sống còn chưa trọn thì quy bái cho người chết có là gì? Mồ hôi và nước mắt của nông dân nghèo để đắp xây lên lâu đài, văn miếu… thì nơi đó phải chăng chỉ để gióng lên những tiếng oán thán cho đến tận đời sau?
Ảnh: báo Nông Nghiệp VN
https://nhacsituankhanh.wordpress.com/


410 tỷ xây tượng đài Mẹ VN anh hùng ở Quãng Ngãi

"Xây tượng đài hoành tráng cũng như nhà nghèo nuôi voi chơi"
"Hình thức làm công trình tưởng niệm bây giờ đã rất khác. Gần đây nhất, kỷ niệm sự kiện 11/9 ở Mỹ, họ cũng không làm những tượng đài cao vút, đồ sộ trên nền 2 tòa tháp cũ", ông Phạm Trung, Trưởng ban Mỹ thuật hiện đại (Viện Mỹ thuật) trao đổi với TS.
Quảng Nam trần tình về 410 tỷ đồng xây tượng đài mẹ Việt Nam / Quảng Nam trần tình về 410 tỷ đồng xây tượng đài mẹ Việt Nam
- Vừa có chuyến thăm mô hình tượng đài mẹ VN anh hùng tại Quảng Nam, cảm nhận của ông như thế nào về công trình này?
- Trước thông tin Quảng Nam xây tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, những người nghiên cứu mỹ thuật đã rất quan tâm bởi lẽ công trình đội giá nhiều lần với số tiền rất lớn, trở thành tượng đài có kinh phí lớn nhất Việt Nam, vượt qua cả tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ.
Khi tôi xem mô hình bằng xi măng với tỷ lệ 1/1, ấn tượng đầu tiên là không thỏa mãn, không choáng ngợp về thẩm mỹ, về hiệu quả thị giác mà chỉ thấy đồ sộ. Tôi cũng liên tưởng ngay nếu xây dựng ngoài thực địa, với những công năng lồng ghép (bảo tàng, nơi người dân tới vui chơi, du lịch…), trong không gian nắng và gió khắc nghiệt của miền Trung thì khối tượng này sẽ rất thô và khô.
Tác giả có thể hiện tứ văn học rất hay là tượng sừng sững như núi, có hồ nước phía dưới với ý tưởng "Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Tuy nhiên, công trình này không thể hiện được điều đó bởi ấn tượng thị giác là khô, nhiều chi tiết vụn, không có sự chắt lọc và không có tính điêu khắc.


Ảnh: Vũ Huy Thông.

Tượng mẹ VN anh hùng đã xong mô hình xi măng tỷ lệ 1/1. Ảnh: Vũ Huy Thông.

Về quy hoạch mặt bằng, cấu trúc tổng thể cũng không thỏa mãn, dàn trải, rời rạc, mặc dù về sau có thêm tiểu cảnh cây xanh trong không gian chung. Có thể lấy một ví dụ bằng hàng trụ biểu bên ngoài. Tác giả cố gắng khai thác những hình tượng nghệ thuật, mô típ chạm khắc dân gian, như hoa sen, mây, đàn nhạc, chân dung phụ nữ... nhưng khi càng lồng ghép thì thấy sự tả kể, vụn vặt càng lộ rõ.
Nói thẳng là những minh họa đó mang tính cải lương, “tân cổ giao duyên” và nó càng làm cho tính chất tưởng niệm và chủ đề về mẹ VN bị dàn trải, sức thuyết phục về mặt nghệ thuật không cao, mang nặng tính dân gian nhiều hơn là tính bác học, chuyên nghiệp.
- Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, tượng hoành tráng mới thể hiện hết tầm vóc của mẹ VN anh hùng, xứng tầm thế giới, ông nghĩ sao về điều này?
- Tư duy thẩm mỹ của người Việt từ hàng nghìn năm nay đều do điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế quy chiếu. Người Việt không có tư duy phát triển theo chiều cao, không có truyền thống làm tượng đài, tượng ngoài trời. Các công trình kiến trúc thường phát triển theo chiều ngang, tiêu biểu như các cung điện ở Huế và đình chùa khắp cả nước.
Từ năm 2006, Viện Mỹ thuật VN tổ chức hội thảo về điêu khắc ngoài trời VN hiện đại. Rất nhiều ý kiến cảnh báo tượng đài ngoài trời VN ngày càng xấu đi, xa rời thẩm mỹ truyền thống của người Việt. Vậy có nên làm tượng đài nữa không? Thế nhưng, sau hội thảo không thấy tình hình tiến bộ mà càng có nhiều tượng đài to và xấu hơn.
Có thể là do kinh tế phát triển nên nhiều nơi, nhiều người muốn làm to hơn song điều ngược lại là hiệu quả xã hội từ các công trình đem lại rất hạn chế. Càng làm, các công trình tượng đài càng tiêu tốn nhiều và không tạo ra được những điểm nhấn thẩm mỹ thị giác bởi tính công thức và minh họa cổ động rập khuôn, không đạt được thành tựu về giáo dục cộng đồng và giáo dục thẩm mỹ.
Ở VN hiện nay rất ít người có khả năng làm tượng đài mà cả tư duy lẫn tay nghề tốt. Những công trình hoành tráng sử thi chỉ đếm trên đầu ngón tay, ví dụ Mẹ Tổ quốc của ông Nguyễn Hải, tượng Nhà tù Lao Bảo của Phạm Văn Hạng, tượng đài Ngã ba đồng Lộc của Lê Đình Quỳ, một số tác phẩm của Phan Gia Hương, Lưu Danh Thanh, Tạ Quang Bạo... Tức là rất ít người làm được những công trình mà có cảm giác có tính hoành tráng, sử thi. Ngay cả các sáng tác của họ, chất lượng nghệ thuật cũng không ổn định.
Các trường đào tạo của chúng ta không có chuyên ngành đào tạo điêu khắc hoành tráng, trừ ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Các trường khác chỉ dạy điêu khắc tượng tròn, còn điêu khắc ngoài trời đòi hỏi kinh nghiệm và hình thức đào tạo riêng thì ta không có.
Ảnh: Vũ Huy Thông.
Các trụ biểu với nhiều họa tiết. Ảnh: Vũ Huy Thông.

- Là nhà nghiên cứu nghệ thuật, ông đánh giá thế nào về xu hướng làm tượng đài đồ sộ hiện nay?
- Hiện nay trên thế giới người ta không làm tượng đài như ở ta nữa. Ngay cả Trung Quốc cũng làm rất ít, chuyển sang những hình thức khác. Gần đây nhất, kỷ niệm 10 năm sự kiện 11/9 ở Mỹ, tại khuôn viên của tòa tháp đôi bị đánh sập, họ không làm những tượng đài cao vút, đồ sộ mà tại nền 2 tòa tháp cũ, họ đào hai cái hồ vuông, nước chảy liên tục vào đấy, xung quanh ghi tên những người thiệt mạng. Ngày tưởng niệm họ chiếu 2 cột đèn laser lên trời, kỹ thuật không có gì ghê gớm nhưng ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Hình thức làm công trình tưởng niệm bây giờ đã rất khác. Các nước có nhiều hình thức đáng học hỏi chứ không như của ta, hàng chục năm nay vẫn công - nông - binh giơ tay và tượng đài thành công thức, mang nặng tính cổ động, minh họa.
Tất cả điều đó chứng tỏ sự không tiến bộ về thẩm mỹ đến nỗi có ý kiến tiêu cực rằng nên xếp tượng đài vào lĩnh vực xây dựng, không bàn về thẩm mỹ nữa; hay nên chăng dừng xây tượng đài cho đến sau 2020, để lúc đó kinh tế ổn định, các điều luật rõ ràng hơn thì mới bàn... Trong một cuộc hội thảo do Hội Mỹ thuật VN tổ chức cách đây vài năm, có nhà điêu khắc có thâm niên và uy tín trong việc làm tượng đài ở nước ta từng dũng cảm thừa nhận: “Tượng đài là nơi làm kinh tế của các nhà điêu khắc”.
- Nhân nói về bệnh phì đại, ông đánh giá thế nào về mối liên hệ của phong trào đua nhau làm cái to nhất, lớn nhất, lập kỷ lục ở VN hiện nay?
- Thực ra, bệnh thành tích, bệnh muốn chứng tỏ mình là biểu hiện của sự thụt lùi văn hóa, một biểu hiện của sự thích ồn ào, khoe mẽ của tính thực dụng kiểu “trọc phú” chơi trội. Bởi vì, mình phải biết mình là ai. Dân tộc VN có truyền thống văn hóa lâu dài hàng nghìn năm, truyền thống chống ngoại xâm. Tuy nhiên, kinh tế VN thì chỉ mới thoát nghèo và nước ta về lãnh thổ, dân số là nước trung bình trên thế giới. Chúng ta có quyền tự hào ở những khía cạnh nhất định, thế nhưng khi cả xã hội đua nhau làm mọi thứ mà cái gì cũng muốn ghi vào kỷ lục, nhưng giá trị thực chất thì rất đáng ngờ, thì nó gây nên một cơn sốt mà có nhà văn hóa đã nói là "sự lên đồng tập thể". Ở đây, rõ ràng thể hiện sự trục trặc về văn hóa, một lối sống bề nổi, chụp giật và ngạo mạn.
Tôi có thể khẳng định, với hình thức làm tượng đài ngày càng phóng to về quy mô, bảo thủ về hình thức và kỹ thuật, tiêu tốn ngày càng nhiều tiền mà lại lồng ghép nhiều công năng trái chiều.... thì đó sẽ là một sự thất bại về mặt nghệ thuật của VN. Tượng mẹ VN là ví dụ chung cho sự thất bại này.
Nói cách khác, xây dựng tượng đài được ví như nhà nghèo nuôi voi cưỡi chơi, tốn kém vô cùng, và sự ảnh hưởng về mặt giáo dục tinh thần, xã hội cho cộng đồng ngay tại khu dân cư có công trình xây dựng và cho văn hóa nói chung là không cao, nếu không nói là rất đáng ngại nếu tượng đài đó chất lượng xây dựng, thẩm mỹ xấu.
Ảnh: Nguyễn Hưng.
Ông Phạm Trung: "Nhiều công trình điêu khắc to lớn, kềnh càng, khoa trương khánh thành gần đây đã kéo thụt lùi thẩm mỹ điêu khắc, nghệ thuật tượng đài trở về như những năm 1960-1970, nặng tính chất minh họa, cổ động". Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Vậy theo ông công trình này nên làm thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại trong khi đã triển khai dự án được 4 năm?
- Khi làm tượng đài, có nhiều yếu tố chi phối. Hội đồng thẩm định địa phương có nhiều thành viên không có chuyên môn nhưng lại có tiếng nói quyết định và ra những bài toán mà các nghệ sĩ phải làm theo, thành ra đẽo cày giữa đường...
Tôi cho rằng, dư luận có thể cứ phản đối, còn địa phương họ vẫn sẽ cứ làm nếu không có chỉ đạo nào từ cấp cao hơn. Theo nghệ sĩ Đinh Gia Thắng, chi phí phóng tượng chỉ là 1/2 của con số hơn 410 tỷ đồng, còn lại là các hạng mục, sân vườn. Nếu địa phương có thực tâm cầu thị thì họ sẽ cắt bớt các hạng mục khác. Thực ra nếu họ dùng tiền ấy làm nhà tình nghĩa, làm bệnh viện, trường học thì giá trị nhân văn hơn nhiều.
- Cá nhân ông, nếu có thẩm quyền, ông sẽ xử lý như thế nào?
- Nói thẳng, nếu có thẩm quyền tôi sẽ không cho làm ngay từ đầu, mà lựa chọn nhiều phương án khác, thậm chí có thể mở nhiều cuộc thi, tìm kiếm các đồ án, giải pháp trên phạm vi cả nước. Công trình nên chọn phương án xây dựng vừa phải, tinh xảo. Vẫn có thể lấy mẹ Thứ làm mô thức chung, hoặc hình tượng nào đó khái quát được lịch sử văn hóa dân tộc, nhưng cái chính phải là chọn được người sáng tác có nghề. Bài toán ấy phụ thuộc vào đề bài, công trình được đặt ở đâu, ý nghĩa, yêu cầu cụ thể, vị trí đặt thì sẽ ra hình thức cụ thể. Khi càng cô đọng, súc tích thì công trình càng có tính biểu tượng, đại diện cho văn hóa dân tộc.
Tôi cũng mong rằng, nhà quản lý nên cầu thị, dừng hãm bớt tốc độ xây tượng đài. Nên có hội đồng cấp quốc gia để đánh giá, dừng, hãm bớt việc xây tượng đài hiện nay. Thời điểm bây giờ nên tính toán lại, hạn chế bớt, nên có các hình thức nghệ thuật công cộng khác chứ không chỉ ưu tiên làm tượng đài. Đây không chỉ ý kiến của riêng tôi mà nhiều chuyên gia trong ngành kiến trúc, mỹ thuật từng phát biểu.
Nguyễn Hưng thực hiện

 

 
alt   
Lên đường ngắm tượng bác hồ
Chân em không dép đường gồ ghề đau
Quần em chẳng có cái nào
Nên thằng cu tí xanh màu tím teo
Làng em vốn dĩ đã nghèo...
Nên cần tượng bác ì xèo nổi danh
Đói no mắc kệ dân lành
Quan trên no ấm giàu nhanh được rồi
Đừng kêu than khóc ai ơi
Quan giàu, dân đói chuyện đời thế thôi!!!