Bắc thuộc lần thứ năm
Nhà nước & Đảng cộng sản VN tiếp sức với quan thầy Trung cộng ra tay đàn áp dân lành đồng thời áp dụng chính sách ru ngủ người dân bằng những hình thức ăn chơi trụy lạc.


Truy tố 2 thanh niên cướp bánh mì vì quá đói

mức án 3-10 năm tù

 
Ngày 20/7 TAND Thủ Đức sẽ mở phiên tòa xét xử anh Nguyễn Hoàng Tuấn (18 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) và anh Ôn Thành Tân (18 tuổi, ngụ quận 9) về tội cướp giật tài sản theo khoản 2, điều 136 Bộ luật hình sự với khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù giam.
Cụ thể, vào lúc 12h ngày 18/10/2015, trên đường đi xin việc làm, hai anh Tân và Tuấn đói bụng nhưng không có tiền nên nảy sinh ý định “cướp” bánh mì để ăn.
Cả hai đến một tiệm tạp hóa trên địa bàn quận Thủ Đức giật một gói thức ăn có giá trị 45.000VNĐ rồi bỏ chạy, trong đó bao gồm: 1 ổ bánh mì ngọt; 1 bịch đậu phộng rang muối, 2 bọc chuối sấy và 3 bịch me trộn đường.
Cả hai bị người dân bắt giữ, giao cơ quan công an.
VKSND Thủ Đức cho rằng hành vi phạm tội của hai anh Tân và Tuấn là “cướp giật tài sản” thuộc trường hợp dùng “thủ đoạn nguy hiểm” nên phải truy tố theo khung hình phạt 3-10 năm tù.
Quả thật, Quê hương hương mình ngộ quá phải không anh? Các quan tham từ nhỏ đến lớn, từ địa phương đến trung ương ăn cướp, ăn chặn, làm thất thoát của dân hàng nghìn tỉ đồng vẫn hạ cánh an toàn hoặc về làm người tử tế. Còn dân “cướp” bánh mì khi đói thì nhất quyết phải xử tù mọt gông.

09.07.2016

Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com


Rạp chiếu phim có giường nằm tại Sài gòn!!!

Không đủ khả năng để tự sản xuất lấy một cái đinh ốc, đất nước lạc hậu nghèo nàn thiếu thốn đủ thứ... nhưng VN lại dư thừa những trò ăn chơi sa đọa. Giá vé 1 suất hát (một loại phòng ngủ trá hình), như quảng cáo bên dưới, tương đương với khoảng 1 tuần làm việc của một công nhân lao động.


"Từ ngày 08/07/2016, CGV chính thức "trình làng" phòng chiếu "L’amour" sang trọng và tuyệt đỉnh nhất dành cho các tín đồ mê phim điện ảnh tại cụm rạp chiếu phim CGV Hoàng Văn Thụ.
Khác với những rạp chiếu phim khác, L’amour là rạp chiếu phim duy nhất tại Việt Nam mang đến cho bạn những trải nghiệm ấn tượng với những thước phim đặc sắc trong một không gian sang trọng, được trang bị những chiếc giường êm ái cùng với màn hình hiện đại và âm thanh sống động nhất.

cgv cgv

cgv cgv

Đến với rạp chiếu phim giường nằm CGV, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một không gian thoải mái, như đang được thưởng thức những bộ phim hay ngay tại nhà mình với màn hình "khủng", tiện nghi và đẳng cấp.
Đặc biệt, đến với L’amour, người xem còn được tận hưởng dịch vụ cao cấp hoàn toàn miễn phí như cà phê, trà, thức ăn nhẹ…
Giá vé: 600k/giường/2người (Free cafe, trà, thức ăn nhẹ)".

Nguồn: Internet


Con bò sữa cho cả nước ăn xin !

ky thiet

Chuyện người Việt hải ngoại đổ về Việt Nam mỗi năm hàng chục tỉ Mỹ kim (VC gọi là kiều hối) để giúp duy trì cái chế độ thối tha đã khiến họ phải bỏ nước ra đi là một câu chuyện nghịch lý nhức nhối lâu lâu lại có người đem ra bàn và đánh thức mọi người nhưng cũng không có ai tỉnh và không đi đến đâu mà con số “kiều hối” càng ngày càng gia tăng.
Hơn bốn triệu người Việt, đúng hơn là gốc Việt vì hầu hết đã trở thành công dân các nước định cư, ở hải ngoại đã trở thành một con bò cái với bầu sữa vô tận cho cả nước Việt Nam xúm vào vắt dưới nhiều hình thức: nào là gửi tiền về giúp người sống, xây mồ mả người chết, cứu trợ người nghèo, cứu trợ nạn nhân bão lụt, xây chùa to, cất nhà thờ đẹp, nào là dòng người mang danh “Việt kiều” lũ lượt “áo gấm về làng” ăn tiêu vung vít, nào là những hội từ thiện ở hải ngoại đứng ra gây quỹ, quyên góp gửi về Việt Nam, nào là những ca sĩ, nhạc sĩ tổ chức nhạc hội gây quỹ giúp những nhà đấu tranh trong nước, nào là những phái đoàn tôn giáo từ Việt Nam ra hải ngoại công khai “ăn xin”, như một bài thuật lại hoạt cảnh “ăn xin” của một giám mục, (đăng trên Website Tiếng Dân):
Là hồng y, tổng giám mục, và giám mục, cung cách ăn xin cũng khác người. Thí dụ:
- Không phải hóa trang thành bẩn thỉu, lem luốc mà vẻ mặt sáng ngời, uy nghi, đạo mạo.
- Không phải mặc áo quần rách rưới, đầu tóc lôi thôi mà là ăn mặc sang trọng, gọn gàng, sạch sẽ.
- Không đứng đầu đường, xó chợ mà là đứng trên bục cao, chủ sự những nghi lễ trang trọng, hoặc những thành phần thính giả chọn lọc.
- Không thu bạc cắc, bạc lẻ, nhưng là thu tiền trăm, tiền ngàn, hoặc hàng chục ngàn.
- Không bị chê bai, xỉ nhục, nhưng phần lớn được ca tụng và hoan hô.
Hơn thế, còn được nhiều người tỏ ra xót xa khi thấy các ngài không quản ngại đường xá xa xôi và bỏ ra thời giờ vàng ngọc để đến với mình, để yên ủi và nâng đỡ mình.
Nhưng như vừa trình bày trên, không phải hễ ăn xin kiểu giám mục là không gặp rủi ro. Và hễ ăn xin như một vị giám mục là không bị nghi vấn về chủ đích và sự sòng phẳng của cái mà mình đã xin được. Sau đây chỉ là một vài ví dụ: Giáo dân Maria Goretti "tiếp xúc" với GM Nguyễn Chí Linh.
Chúa Nhật 29-4-07, sau khi dâng thánh lễ tại nhà thờ Maria Goretti, San Jose. GM Nguyễn Chí Linh đã ra cuối nhà thờ để tiếp xúc với giáo dân và nhận tiền do giáo dân trao cho, sau khi đã vận động xin giáo dân giúp đỡ tài chánh để xây dựng những cơ sở sinh hoạt cho giáo phận Thanh Hoá.
Khi Ngài vừa ra và đang nhận món tiền đầu tiên (đang cầm tay) thì có 2 nữ giáo dân cầm 2 lá cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH đến "Xin Đức Cha chụp với chúng con một tấm hình kỷ niệm ngày Quốc Hận 30-4-75, vì ngày đó chúng con bỏ nước ra đi."
Đang vui vẻ bỗng mặt Đức Cha đanh lại khi thấy là cờ vàng 3 sọc đỏ và tỏ ra rất miễn cưỡng. Một giáo dân thấy vậy nói "Cất cờ đi" thì lập tức có rất nhiều tiếng phản đối, trong đó có người đang cầm giỏ xin tiền cũng nói "Người ta chỉ xin chụp hình thôi mà."
Một trong 2 nữ giáo dân liền lên tiếng với người đòi cất cờ: "Anh ở phía nào mà anh không biết lá cờ này? Đây là lá cờ chúng ta sống chết để bảo vệ nó."
Ông này (vẻ mặt hung ác đứng bên người đàn bà mang kính trắng) định chụp lá cờ để bẻ, lập tức nữ giáo dân la lên:
- Mày đụng đến lá cờ này, mày biết tay bà, tao sống chết với lá cờ này.
Thấy nguy hiểm ông ta bèn rút lui. Ông khác (bận áo len) đòi gọi police, cũng bị mấy người phản đối, tạo nên cảnh hỗn loạn.
Trong khi đó thì nữ giáo dân kia trình Đức Cha: "Có phải Nguyễn Tấn Dũng sai Đức Cha qua đấy phải không? Đức Cha có biết ngày này là ngày Quốc Hận không? Đức Cha qua đây mở tiệc ăn mừng rồi còn nói xấu các cha tuyên uý của chúng con..."
Thấy không thể nán lại được, mấy linh mục đi theo hộ tống Đức Cha vào trong nhà thờ và đóng cửa lại. Cuộc xin tiền [vắt bò sữa] thất bại gần như hoàn toàn vì chỉ có một người [con bò] cho [sữa] thôi.
Giám Mục Nguyễn Chí Linh đã đi vào nhà thờ, nhưng giáo dân hãy con tụ họp bàn tán. Có nhiều người rất ngạc nhiên không biết những chuyện xẩy ra tại Việt-Nam và lý do các Giám Mục phải sang Hoa Kỳ trong thời điểm này, do đó đã có một số người giải thích. Họ giải thích: "Đức Mẹ của tôi bị đánh tan nát mà các giám mục không ai lên tiếng ủi an. Cực lòng tôi lắm, các Đức Cha qua đây để xin tiền nhưng các Đức Cha đã không đếm xỉa gì đến nỗi lòng của giáo dân tha phương khi thấy thái độ của các Đức Cha đã im lặng mặc cho Cộng Sản làm gì thì làm."
Thấy vị giáo dân này nói một lúc càng hăng say hùng hồn, những kẻ nịnh hót Giám Mục từ từ rút lui. (ngưng trích)
Trên đây là một chuyện cũ nhưng những cảnh “ăn xin” này hiện nay cũng không hiếm ở hải ngoại. Mặt khác, ở Việt Nam, việc “cứu trợ” người nghèo hay nạn nhân thiên tai hay “nhân tai” đã diễn ra như thế nào? Dưới đây là một vụ điển hình, vừa xảy vào ngày 17.6.2016 tại Hà Tĩnh với những nạn nhân của thảm họa “cá chết”:
Thảm họa môi trường biển miền Trung thật khủng khiếp. Hàng chục triệu con người đang phải trực tiếp chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi thảm họa đó. Nhiều tấm lòng trắc ẩn khắp nơi đã không thể ngồi yên nhìn những nạn nhân của thảm họa bị đẩy vào chỗ chết. Nhiều cuộc kêu gọi cứu trợ đã được phát động và những tấm lòng nhân ái của cộng đồng đã đến với miền Trung, nơi xảy ra thảm họa biển. Nhưng chính quyền tại một số địa phương đã không trân trọng những tấm lòng nhân ái ấy. Trong số đó, có chính quyền xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Một cuộc cứu trợ bị buộc phải thông qua chính quyền.
Sáng 16/6, đoàn từ thiện Quỹ Cầu Vồng từ Sài Gòn vượt hàng ngày cây số để đến trao quà cho bà con giáo dân Đông Yên (cũ) thuộc xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Trước đó, đoàn Quỹ Cầu Vồng đã cho người ra Vũng Áng đi tiền trạm. Họ đã liên hệ với UBND xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), xin được trao quà thiện tâm tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi.
Ông Lê Xuân Vượng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Lợi trả lời rằng tại thị xã Kỳ Anh, đơn vị đặc trách công việc này là Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Thị xã. Đại diện đoàn Quỹ Cầu Vồng đã phải lặn lội trở lại Trụ sở MTTQ Thị xã Kỳ Anh, gặp cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch MTTQ Thị xã để trực tiếp trao đổi về việc trao quà cứu trợ. Thời gian trao quà, số lượng quà, đối tượng nhận quà và địa điểm trao quà đều được trao đổi kỹ lưỡng và chi tiết. Trong đó, địa điểm trao quà sẽ là sân bóng thôn Đông Yên cũ.
Những tưởng việc đem chút quà biểu hiện tấm lòng của những ân nhân đến an ủi các nạn nhân nơi đây sẽ cứ thế mà tiến hành, vì đã bàn bạc, thống nhất với chính quyền thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và đã được chính quyền cho phép.
Thế nhưng mọi việc không đơn giản như người ta tưởng. Khi đoàn mang quà đến, chính những người đại diện chính quyền tự xưng là “của dân, do dân và vì dân” đã tráo trở.
Vừa đến nơi, đoàn cứu trợ bị đích thân ông Lê Đình Trọng, Phó Chủ tịch MTTQ Thị xã Kỳ Anh, yêu cầu đến cơ quan chở ông cùng đi để “có sự chỉ đạo”. Sau đó, thay vì đến địa điểm thôn Đông Yên như đã hẹn với người dân và như đoàn đã chuẩn bị theo sự thống nhất trước với chính quyền, thì vị “đại diện chính quyền sở tại” lại yêu cầu tài xế cho xe vào trụ sở UBND xã Kỳ Lợi và yêu cầu bà con đến nhận quà tại đó.
Gần 1000 người dân Đông Yên đã từ chối đến nhận quà cứu trợ tại trụ sở chính quyền xã Kỳ Lợi, mặc dù họ rất trân trọng và rất cảm động trước tấm lòng của đoàn từ thiện. Lý do của người dân thật đơn giản: từ lâu, chính quyền tự nhận là “của dân, do dân, vì dân” nơi đây đã tự chứng tỏ hoàn toàn không phải là của dân mà ngược lại.
Thực tế, chính quyền đã đẩy họ ra khỏi quê hương bản quán mà họ đã xây dựng và vun đắp bằng xương máu hàng trăm năm qua, cho dù hoàn toàn không có một căn cứ luật pháp nào, mà chỉ để thỏa mãn lợi ích của một phe nhóm nào đó muốn cướp quê hương của họ để kiếm ăn. Dù không có bất cứ cơ sở luật pháp nào, nhưng chính quyền đã sử dụng đầy đủ bạo lực công quyền để đàn áp họ, bằng những thiết bị và lực lượng được mua sắm và được nuôi sống nhờ chính những đồng thuế mà họ một nắng hai sương làm lụng để đóng góp. Độc ác hơn, để ép buộc người dân bỏ đất mà ra, bỏ nhà mà đi, chính quyền đã đập phá ngay cả trường học của trẻ, ép cha mẹ các cháu phải di dời đến nơi chính quyền muốn. Kết quả là 155 học sinh Đông Yên bị thất học hai năm nay chưa ai quan tâm giải quyết. Các em đã trở thành con tin của nhà cầm quyền.
Với những kinh nghiệm đó của mình, người dân Đông Yên đã cự tuyệt việc nhà cầm quyền cố tình buộc đoàn từ thiện đưa quà vào văn phòng Ủy ban Xã để buộc người dân đến nhận như một sự ra ơn của chính quyền đối với dân. Và thế là đoàn từ thiện, đã vượt qua hàng ngàn cây số mang theo tấm lòng của muôn người phương xa, vẫn không thể trao quà cho người dân Đông Yên, dù chỉ còn cách Đông Yên có 300m.
Tất cả cơ sự chỉ vì chính quyền địa phương tráo trở. Người dân Đông Yên chấp nhận lặn lòi ngoi nước kiếm ăn từng bữa trong hoạn nạn vì thảm họa. Người dân Đông Yên trân trọng tấm lòng của đồng bào phương xa. Nhưng khi những món quà biểu lộ những tấm lòng thành ấy chỉ cách họ có 300 mét thôi, họ đã phải buộc lòng từ chối đến nhận. Tại sao? Thưa: bởi vì ai cũng hiểu rằng 300 mét kia đã là nơi đang bị thế lực của sự dữ, sự bất chính và bất nhân chắn ngữ. Và khoảng cách 300 mét kia chính là một cái hố mà nhà cầm quyền đã đào trong lòng người dân bao năm nay. JB Lê Trần. (ngưng trích)
Trên đây chỉ là một vụ điển hình cho mặt trái của chuyện “cứu trợ” tại Việt Nam dưới chế độ cộng sản quái thú cuối mùa và chuyện “con bò sữa Việt kiều” còn dài. Xin hẹn một kỳ khác.

Ký Thiệt



NỔ

Sổ Tay Ký Thiệt

Trong lúc những cuộc đình công, biểu tình bạo động đang diễn ra liên tiếp tại Việt Nam, và những người tranh đấu đòi tự do dân chủ tiếp tục bị đàn áp, tù tội, ông Nguyễn Hưng Quốc ở bên Úc đã viết bài “Người Việt thích nổ” trong đó có đoạn như sau:

“Sống ở Úc khá lâu, tôi chỉ nghe người Úc, từ giới chính trị gia đến giới trí thức hay giới bình dân, hay nói Úc là một quốc gia may mắn (lucky country), nhưng thường thì người ta nhấn mạnh thêm: May mắn, chưa đủ; Úc cần phải trở thành một quốc gia giàu kỹ năng (clever country), hoặc, hơn nữa, một quốc gia giàu sáng kiến (smart country). Đất rộng và nhiều tài nguyên thiên nhiên, chưa đủ; người Úc cần có chiến lược thật sáng suốt để khai thác và tận dụng những của cải Trời cho ấy.
Ở Việt Nam thì ngược lại. Ở đâu chúng ta cũng nghe những tiếng nổ um trời. Trên báo chí. Trên tivi. Trên các đài phát thanh. Về địa thế thì Việt Nam nằm ở điểm giao lưu của hai nền văn hóa cổ kính và lớn nhất châu Á: Trung Hoa và Ấn Độ. Về thiên nhiên thì “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”. Về lịch sử thì đánh thắng hết đế quốc này đến đế quốc khác. Về đảng và lãnh tụ thì là “đỉnh cao trí tuệ của nhân loại”. Còn về con người thì toàn là anh hùng, ra ngõ là gặp ngay anh hùng, khiến cả thế giới đều ngưỡng mộ; ngưỡng mộ đến độ nhiều người ngoại quốc cứ mơ ước có một phép lạ nào đó biến mình thành... người Việt Nam."
Nhiều người đã phê bình cái tính thích nổ ấy. Sớm, thẳng thắn và cay đắng nhất là Nguyễn Duy trong bài thơ “Nhìn từ xa... Tổ quốc” sáng tác năm 1988, trong đó có mấy câu:
xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày?
[...]
Xứ sở thông minh
sao thật lắm trẻ con thất học
lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
[...]
Xứ sở thật thà
sao thật lắm thứ điếm
điếm biệt thự - điếm chợ - điếm vườn...
Tuy nhiên, ở đây, tôi sẽ không bàn đến khoảng cách giữa những điều người ta tuyên truyền và thực tế. Tôi chỉ muốn tập trung vào một sự nghịch lý khác: trong sự khoác lác của người Việt, đặc biệt của bộ máy tuyên truyền, có cái gì như thiếu tự tin, nếu không muốn nói thẳng ra là tự ti. Mà thật ra, về phương diện tâm lý, sự khoác lác thường xuất phát từ sự tự ti hơn là tự hào thực sự. Và vì tự ti cho nên khi khoác lác, người ta hay cầu cạnh đến một số thế lực khác, chủ yếu là từ người ngoại quốc.
Chuyện báo chí Việt Nam đánh bóng tên tuổi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cách đây mấy năm là một ví dụ điển hình (1). Người Việt khen nhau, người ta thấy chưa đủ. Người ta cần một người ngoại quốc. Nếu không có người ngoại quốc có thẩm quyền thì người ta bắt đại một ông chuyên về rác và các loại chất phế thải. Nếu không có thật thì người ta bịa. Tiêu biểu nhất là vụ Vũ Hạnh bịa ra cái tên A. Pazzi, một người Ý, khi in cuốn Người Việt cao quý ở Sài Gòn vào năm 1972. Sau này, Vũ Hạnh tiết lộ là động cơ chính thúc đẩy ông viết cuốn sách ấy là để kích động lòng tự hào dân tộc, từ đó, gián tiếp tiếp sức cho phong trào phản chiến và chống Mỹ do cộng sản chủ trương lúc ấy. Nhưng để kích động lòng tự hào dân tộc mà lại phải mượn một cái tên ngoại quốc, kể cũng mỉa mai quá, phải không?
Những chuyện mượn danh và uy tín của người ngoại quốc để tự khen mình hoặc để chứng minh điều gì đó là đúng nhan nhản trên sách báo và ở các hội trường tại Việt Nam. Trong viết lách, nhiều người cho việc trích dẫn một tác giả Việt Nam khác là xoàng. Trích dẫn, phải trích dẫn một tác giả ngoại quốc mới là sang. Không đọc được ngoại ngữ thì trích dẫn qua trung gian của một tác giả Việt Nam khác nhưng lại giấu nhẹm tên tuổi tác giả Việt Nam ấy đi! ” (hết trích)
“Nhà trí thức” Nguyễn Hưng Quốc thật là ấm ớ hội tề, hết gọi Vi-xi là “người Việt” lại so sánh Vi-xi với người Úc.
Vi-xi là… Việt cộng, không phải là người Việt nói chung. Ông Nguyễn Hưng Quốc tự coi mình là một nhà trí thức. Nhiều người cũng coi ông ta là một nhà trí thức vì ông ta có cấp bằng đại học và thường viết những bài tham luận về chính trị, văn học, xã hội... Nhưng cũng như nhiều nhà “trí thức tự phong” khác, ông ta không có sự “minh triết” trong suy tưởng. Đó là sự thông suốt về mọi vấn đề của đời sống, ngoài những hiểu biết về kỹ thuật, khoa học, y học, kinh tế, chính trị... của một chuyên viên được đào luyện từ các trường đại học.
Nếu có sự minh triết, ông Nguyễn Hưng Quốc đã không viết bài “Người Việt thích nổ” để nói về “bệnh khoác lác” của Việt cộng.
Thật vậy, trong lịch sử dài mấy ngàn năm, Việt Nam ta đã nhiều lần bị ngoại bang xâm chiếm. Tàu hàng ngàn năm, Tây ngót trăm năm, rồi Nhật tuy chỉ chiếm đóng nước ta một thời gian ngắn nhưng cũng rất tàn ác. Và tất cả những quân cướp nước tàn ác ấy cũng không làm khổ người Việt và giết hại nhiều người Việt bằng Vi-xi.
Tàn ác như nhà độc tài râu cứt mũi Hitler ở Đức trong Thế Chiến II cũng chỉ giết người Do Thái và giết dân các nước khác chứ không giết dân Đức.
Có thể nói từ ngày Hồ Chí Minh ra khỏi hang Pác-bó trong mỗi gia đình người Việt đều có người chết vì Vi-xi, bằng cách này hay bằng cách khác. Còn điêu linh, thống khổ do Vi-xi gây ra cho dân tộc Việt Nam trong 70 năm qua thì không đâu khủng khiếp bằng.
Vi-xi tuy cùng mang dòng máu “con rồng cháu tiên” nhưng không còn là người Việt nữa, như chính cáo Hồ đã viết trong chúc thư trước khi chết: “Tôi sắp đi gặp cụ Mác, cụ Lê...”. “Lê” đây không phải Lê Lợi, Lê Lai mà là... Lê-nin, trùm Cộng sản Liên Sô, cha đẻ của Cộng sản Việt Nam. Còn “Mác”, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản, cũng là một ông mắt xanh, mũi lõ, da trắng, râu xồm.
Đồng đảng của Hồ Chí Minh theo chân bác, sau hơn 30 năm gây cảnh núi xương sông máu và chiếm được toàn cõi Việt Nam bằng súng đạn, xe tăng, đại pháo của Nga cộng Tàu cộng, Vi-xi phưỡn ngực nói phét: “Đại thắng mùa xuân 1975 là biến cố lớn thứ tư trong lịch sử loài người. Biến cố lớn thứ nhất là việc tìm ra lửa, biến cố lớn thứ hai là Cách Mạng tư sản Pháp năm 1789, biến cố lớn thứ ba là Cách mạng Tháng 10. 1917 tại Nga.”(!!!???)
Sau “biến cố lớn thứ tư trong lịch sử loài người”, dân Việt Nam ùn ùn bỏ nước liều chết ra đi, chưa từng xảy ra trong lịch sử nước ta, dù là dưới ách thống trị tàn bạo của Tàu, Tây, hay Nhật, tạo thành một cuộc vượt biên ty nạn cộng sản lớn nhất trong lịch sử loài người.
Vậy mà vẫn có những người Việt “ty nạn” không coi Vi-xi là kẻ thù của dân tộc, trở lại Việt Nam để làm ăn, kiếm gái, hay đóng vai trò “đối lập” làm dáng, đối lập cuội,lâu lâu viết vài bài phê bình, chỉ trích nhè nhẹ... như kiểu Nguyễn Hưng Quốc để rồixách va-li về với mộng “hòa hợp hòa giải”, nhưng vừa tới Tân Sơn Nhất liền bị Vi-xi tống cổ đuổi ra, coi như “kẻ thù của nhân dân” mà vẫn chưa mở mắt.
Vi-xi có hình dáng người Việt, cũng nói tiếng Việt, nhưng không có trái tim của người Việt. Cũng không nên so sánh Vi-xi với dân Úc vì nó không có cái đầu của dân Úc - những con người tự do, không làm nô lệ cho “cụ Mác, cụ Lê” để giết hại đồng bào của họ.
Việt Nam cần một tiếng nổ lớn, thật sự long trời lở đất để loại trừ bè lũ Vi-xi mặt Việt dạ quỷ, chấm dứt những tiếng “nổ” lép bép rác tai.
Ký Thiệt

Thuyền nhân VN - Một chương sử bi thương


Phim "Vượt sóng"

 

Đăng ngày 18 tháng 07.2016