Bọn Việt cộng bán nước hèn với giặc ác với dân tiếp tục đàn áp giáo dân bằng những thủ đoạn đê hèn đốn mạt của lũ sài lang đang ăn thịt đồng loại !

 

ỦNG HỘ LINH MỤC NGUYỄN ĐÌNH THỤC

Thư yêu cầu chính quyền tuân thủ luật pháp và bảo vệ sự an toàn tính mạng và tài sản công dân của Linh Muc Nguyễn Đình Thục về nhóm cờ đỏ khiêu khích và đàn áp giáo dân.

L’image contient peut-être : 1 personne, sourit, texte


Giáo phận Vinh
Giáo hạt Thuận Nghĩa
Giáo xứ Song Ngọc

THƯ YÊU CẦU
Kính gửi:
UBND xã Sơn Hải
UBND huyện Quỳnh Lưu
UBND tỉnh Nghệ An
Thưa quý cơ quan,
Tôi là linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, thuộc địa bàn ba xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Lâu nay chúng tôi có nghe bà con bàn tán việc hội cờ đỏ 3 miền sẽ kéo về xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An vào cuối tháng 10, nhưng đó là thông tin chưa chính thức.
Chiều 25/10/2017, chính quyền xã Sơn Hải mời Ban điều hành giáo họ Văn Thai lên trụ sở Ủy ban nhân dân xã, chính thức thông báo về việc nầy. Thông tin cụ thể như sau:
- Thời gian tập trung: 15h – 18h30 Chúa Nhật, ngày 29/10/2017.
- Địa điểm: xóm 8 xã Sơn Hải (sát cạnh họ Văn Thai, cách nhà thờ Văn Thai chừng 30m, nơi diễn ra cuộc đấu tố hai linh mục tháng 4/2017).
- Số người tham dự: khoảng 700 người từ xã Sơn Hải (chủ nhà), Hà Nội, xã An Hòa (Quỳnh Lưu), xã Diễn Mỹ (Diễn Châu) và một số nơi khác.
Thực tế cho thấy, hội cờ đỏ họp ở Sơn Hải vào tháng 4/2017, ngay sau đó diễn ra vụ đàn áp họ Văn Thai; họp ở Diễn Mỹ vào tháng 9/2017, sau đó là vụ đàn áp giáo xứ Đông Kiều.
Chúng tôi tự hỏi rằng, tại sao hội cờ đỏ lại tụ tập hội họp ngay sát cạnh giáo họ Văn Thai, gần kề nhà thờ Văn Thai mà không tổ chức nơi trụ sở UBND hay sân thể thao? Tại sao không tổ chức họp ban ngày mà lại là vào thời điểm cuối chiều và kết thúc vào lúc chập tối?
Phải chăng chính quyền xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đang phối hợp dàn dựng tổ chức khiêu khích, kích động bạo lực và lợi dụng màn đêm để thực hiện một cuộc đàn áp đẫm máu đối với bà con giáo họ Văn Thai nói riêng và giáo xứ Song Ngọc nói chung?
Chúng tôi đề nghị chính quyền xem xét sự việc và trả lời chính thức cho chúng tôi. Nếu sự việc vẫn diễn ra theo đúng thông báo của xã Sơn Hải, chúng tôi khẳng định đây là một mưu đồ tiến hành khiêu khích bạo lực để đàn áp giáo dân tại giáo họ Văn Thai, giáo xứ Song Ngọc. Do đó, chúng tôi tuyên bố phản đối mọi kế hoạch nguy hiểm gây chia rẽ đồng bào lương giáo tại địa phương.
Chúng tôi yêu cầu chính quyền tuân thủ luật pháp và bảo vệ sự an toàn tính mạng và tài sản của công dân. Mọi hành động phản kháng của giáo dân trước bất kỳ khiêu khích nào, nếu có, chỉ nhằm để tự vệ, và chính quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại và tình trạng vô trật tự tại địa phương.
Chúng tôi cũng sẽ tố cáo trước công luận mọi mưu đồ khiêu khích và tiến hành đàn áp giáo dân thông qua việc tổ chức tụ họp hội cờ đỏ tại giáo họ và giáo xứ của chúng tôi.
Rất mong nhận được sự quan tâm của quý cơ quan. Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào.
Giáo xứ Song Ngọc, ngày 26 tháng 10 năm 2017
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tòa Giám Mục Xã Đoài;
- Ban CL & HB giáo phận Vinh;
- Các linh mục trong giáo phận Vinh;
- Các giáo xứ trong giáo phận Vinh.

Fb Le Anh


 TỪ HỘI CỜ ĐỎ TỚI HỒNG VỆ BINH

Từ Thức

L’image contient peut-être : 4 personnes, foule

Giới cầm quyền cho hay nhóm Cờ Đỏ do nhân dân "tự động" thành lập để đánh phá những người chống chế độ. Quả thực VN là một nước dân chủ: ai muốn lập đảng cứ lập, ai muốn biểu tình, cứ tự nhiên.
Người ta ví nhóm Cờ Đỏ VN với Vệ Binh Đỏ của Tàu. Theo đúng phong tục: cái gì có ở Tàu, sẽ có ở VN.
Nhắc cho các đảng viên Cờ Đỏ một sự kiện lịch sử: Mao thành lập Vệ Binh Đỏ để củng cố quyền lực, nhưng khi đã tàn sát hết các đối thủ và lực lương thù nghịch, Mao sợ nạn kiêu binh, đã quay lại tàn sát bọn vệ binh Đỏ cũng tàn bạo không kém.
Mao sáng chế ra Vệ Binh Đỏ sau khi thất bại thê thảm trong kế hoạch Bước Nhẩy Vọt, trên lý thuyết là một cuộc cách mạng canh nông sẽ đưa nước Tàu đến phú cường, trên thực tế đã khiến canh nông Trung Hoa phá sản, hàng triệu người chết đói.
Lòng thờ kính lãnh tụ lung lay, có người đã bóng gió chỉ trích. Mao phát động phong trào Vệ Binh Đỏ, trước hết để tiêu diệt những kẻ bị nghi ngờ là đối nghịch, mặc dù đã theo Mao từ thời Vạn lý trường Chinh, sau đó để xoá bỏ văn hóa cổ truyền, đẩy mạnh "cách mạng vô sản". Đó là chiến lược quen thuộc : mỗi lần gặp khó khăn, Mao tung ra một chiến dịch để dân hăng say giết nhau, quên lầm lỗi của lãnh tụ.
Vệ Binh Đỏ phát động "Cách mạng Văn Hóa" muà hè 1966. Chỉ trong một tháng, 77 ngàn người bị đuổi khỏi nhà, gia sản bị cướp, gần nửa triệu bị đưa đi nông trường.
Các trí thức, giáo sư, nghệ sĩ, tóm lại, những người biết đọc, biết viết, có khả năng suy nghĩ bị đấu tố, bị toà án nhân dân kết tội, làm nhục, hành hạ cho đến chết.
Những tên sát nhân được đào tạo trong căm thù nhiều khi chỉ mới 12, 13 tuổi. Nhiều người bị chính con cháu của mình đấu tố, khai tử.
Những lãnh tụ bị nghi ngờ như Lưu Thiếu Kỳ (cựu Chủ tịch nước), Bành Đức Hoài (nguyên soái Quân đội nhân dân) bị bức tử, Đặng Tiểu Bình bị hành hạ thân tàn ma dại, con trai bị đánh gẫy chân. Vợ Lưu Thiếu Kỳ, cùng với 300 "tên phản động xét lại" bị bắt quỳ , làm nhục trước 300.000 khán giả hò hét man rợ.
Chưa đủ, Mao phát động chiến dịch tiêu diệt Bốn Cái Cũ: phong tục, văn hóa, tập quán, tư tưởng.
Trong hai năm, các trường học đóng cửa để sinh viên, học sinh xuống đường lùng bắt bọn xét lại, gây kinh hoàng. Hàng trăm ngàn Vệ Binh Đỏ kéo nhau đi đốt sách, đốt thư viện, san bằng những di tích của hàng ngàn năm lịch sử, những kiến trúc cổ xưa,những nơi thờ tự, xoá bỏ tất cả những gì liên hệ đến văn hoá cũ.
Khi đã tiêu diệt hoàn toàn đối lập, để vãn hồi trật tự, tránh nội chiến vì các phe phái Vệ Binh Đỏ đã bắt đầu giết nhau, Mao ra lệnh cho "quân đội nhân dân" thanh toán Vệ Binh Đỏ. Mười bẩy triệu thanh thiếu niên, trong đó gần 5 triệu vệ binh đỏ vẫn thờ Mao hơn thánh sống bị đày đi nông trường, hàng trăm ngàn bị tra tấn, hành hạ hay bị xử tử.
Vệ Binh Đỏ chấm dứt đầu năm 1968, sau hai năm tàn sát, đốt phá , gây kinh hoàng, nhưng vết thương của xã hội Tàu cho tới nay vẫn chưa lành.
Cộng Sản VN dở trò vệ binh, chứng tỏ cái sợ đã đổi bên. Trước phong trào chống đối, phải xúi côn đồ hành động chứng tỏ lực lượng công an, cảnh sát, tình báo hùng hậu không còn hữu hiệu nữa.
Các đảng viên Cờ Đỏ hãy biết phương pháp hành động của "cách mạng": dùng cung để bắn thỏ, khi hết thỏ sẽ bẻ cung. Nhiều vệ binh đỏ Tàu, hành hạ gia đình,anh em mình, sau đó đã ân hận cho tới chết.
Và hãy nhớ điều này: những người mà các anh đang hung hăng phá phách, hành hạ là những đồng bào còn có lòng với đất nước, tranh đấu cho quyền làm người, muốn đưa dân tộc, trong đó có các anh, ra khỏi thân phận nô lệ.

https://www.facebook.com/tu.thuc


REUTERS ĐĂNG THƯ CỦA CON GÁI MẸ NẤM

GỞI MELANIA TRUMP

Từ Thức

Bức thư viết tay của Nguyễn Bảo Nguyên, 10 tuổi, con gái của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gởi Melina Trump, xin Đệ nhất Phu nhân Hoa ký can thiệp, đòi nhà cầm quyền VN trả tự do cho mẹ đã được hãng thông tấn Reuters đăng tải.
Reuters (Anh Quốc), cùng với AP (Mỹ), và AFP (Pháp) là một trong ba hãng thông tấn cung cấp tin tức cho báo chí và media trên khắp thế giới.
Trong thư, Bảo Nguyên viết: xin bà hãy giúp gia đình con được đoàn tụ vì con biết mẹ con chẳng làm gì sai cả và chính bà cũng đã trao tặng giải thưởng "Phụ Nữ Can đảm" cho mẹ con.
Reuters nhắc lại Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị kết án 10 năm tù trong một cuộc đàn áp những người chống đối tàn bạo nhất từ nhiều năm nay.
Michel Eltchaninoff , trong cuốn "Les Nouveaux Dissidents" (Những người ly khai mới) viết: trong những cuộc đấu tranh cho nhân quyền, những dissidents phải vận dụng mọi sáng kiến, tìm những hình thức đấu tranh hữu hiệu hơn là những đường mòn.
Bức thư viết tay của Bảo Nguyên là một chứng minh. Một câu chân thực, viết tay trên giấy học trò, của một em bé 10 tuổi gây xúc động và khiến chú ý hơn một trăm bài diễn văn, kiến nghị, tuyên cáo.

L’image contient peut-être : texte

 

https://www.facebook.com/tu.thuc


Cuộc nội chiến sẽ lại bắt đầu

Tường An

Sau 42 năm tưởng đã hòa bình, nay nhìn lại một màu đỏ rực như máu người, nghe lại những bản nhạc hừng hực khói lửa, gợi nhớ một thời chiến tranh, một thời dẫm trên những xác người. Nhìn thấy đội cờ đỏ đằng đằng sát khí, tưởng như mình đang sống lại thời chém giết năm nào.
Đảng Cộng sản muốn cướp cuộc sống thanh bình của người dân? Đảng cộng sản đưa người dân sống trở lại chiến tranh? Đâu rồi khẩu hiệu hòa bình mà loa phường vẫn kêu gọi?
Cuộc nội chiến sẽ lại bắt đầu, người dân sẽ lại chém giết nhau dưới sự chỉ đạo của Đảng.  

L’image contient peut-être : 1 personne, foule et texte 

https://www.facebook.com/tuong.an


L’image contient peut-être : 13 personnes, personnes souriantes


Theo RFA, LM Nguyễn Đình Thục: Có khả năng Hoa Nam đứng sau cuộc tụ họp của hội Cờ đỏ
Chiều 29-10, các nhóm cờ đỏ tập trung tại xóm 8, xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An để ra mắt Liên minh Hội cờ đỏ bảo vệ an ninh tổ quốc.
Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ giáo xứ Song Ngọc nhận định việc tập trung của các nhóm hội cờ đỏ cách nhà thờ giáo họ Văn Thai chỉ 30m là hành động khiêu khích bạo lực, nhằm chia rẽ đồng bào lương giáo.
Nguồn: RFA

Trong ngày 30/10 đã có một số người bị đánh điển hình như ông Thống ở họ Đức Thinh, xã Diễn Hải bị người dân đánh đạp dã man bằng gậy gộc, bằng đá... trong khi đó có sự chứng kiến của công an xã Diễn Mỹ.
Ông Thống chia sẻ: “Tôi từ xã Diễn Hải đi ngang qua xã Diễn Mỹ thì bị một số người chặn lại đánh, họ bảo tôi là người công giáo. Có một phụ nữ còn bảo thằng này là người công giáo ở Diễn Hải đánh chết cha nó đi…” (Theo FB Thanh Niên Công Giáo)


 

TẠI XÃ DIỄN MỸ NGÀY 30/10

CÔNG AN DÀY ĐẶC ĐỂ BẢO VỆ HỘI CỜ ĐỎ?

Video tại xã Diễn Mỹ, Diễn Châu, Nghệ An vào ngày 30/10/2017, quay cảnh lực lượng "cờ đỏ" dồn về bao vây Ủy ban xã, khi hai linh mục Công Giáo đang làm việc bên trong.
Tiếc là nó quá ngắn, nhưng đủ thấy Công an thuộc mọi loại, sắc phục đủ màu và đông hơn cả dân. Vậy mà để các linh mục mắc kẹt lại gần nửa ngày. Họ bất lực hay cố tình cho đám cuồng đảng lộng hành.
Đây là đoạn video quý hiếm duy nhất về sự kiện này lọt ra ngoài. Trong khi bình thường, sẽ có nhiều người dân phát trực tiếp lên FB ngay, nhất là "hội cờ đỏ" bung video ra để phô trương danh thế. Sự bưng bít thông tin này chắc chắn có chỉ đạo từ những kẻ quyền lực. Điều này chứng tỏ họ đã lên kế hoạch từ trước khi mời Cha Phạm Xuân Kế và Nguyễn Ngọc Ngữ lên làm việc.
Một dấu chỉ nhỏ nhưng đủ lột hết vỏ bọc của những kẻ "lưu manh giả danh đạo nghĩa".
Hôm qua, nếu chậm khoảng 30 phút nữa mà không giải vây cho Cha Ngữ về, thì hàng chục ngàn giáo dân sẽ đến giải vây. Lúc đó không chỉ lộ thói đạo đức giả mà lỗ không còn để chui.
Thật là may cho chúng.

FB Thanh Niên Công Giáo

 


Hội Cờ đỏ, con bài nguy hiểm

Kính Hòa - RFA  (2017-10-30)

Ngày 30 tháng 10, 2017 hai linh mục ở Giáo phận Vinh đến làm việc với Ủy ban nhân dân xã Diễn Mỹ, Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An thì bị những người tự xưng là Hội Cờ đỏ bao vây thóa mạ, đe dọa, hai ông phải trú trong Ủy ban để an toàn.
Chuyện gì đang xảy ra?
Có phải chính quyền đứng sau Hội Cờ đỏ
Đây không phải là lần đầu tiên Hội cờ đỏ này xuất hiện, vào tháng đầu tháng Chín, năm 2017, một số thành viên của hội này đã đến một giáo xứ ở Đồng Nai, mang theo vũ khí, đe dọa các linh mục ở đây, với lý do là một linh mục ở đây lên tiếng kêu gọi trưng cầu dân ý về những vấn đề xã hội trên trang Facebook của mình. Sau khi vụ việc được đem ra cơ quan công quyền, một thanh niên của nhóm này đã bị phạt 8 triệu 200 ngàn đồng, nhưng cơ quan công an từ chối trao văn bản kết quả điều tra cho những người bị đe dọa là các linh mục ở đây. Theo Linh mục Đặng Hữu Nam, việc thành lập Hội Cờ đỏ là có tôn chỉ rất rõ ràng:
“Đầu tháng Năm, năm 2017, khi mà Hội cựu chiến binh cũng như các hội khác, kêu gọi thành lập Hội Cờ đỏ, thì họ có một mục đích tôn chỉ rất rõ ràng, đó là lập nên để trấn áp người giáo dân biểu tình khiếu kiện Formosa và diệt giặc đạo. Khi họ nói diệt giặc đạo thì họ chỉ đích danh những người họ muốn giết, đó là Giám mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp, Giáo phận Vinh, Linh mục Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên, và Linh mục Nguyễn Đình Thục,”
Vào ngày 29 tháng 10, theo Facebook của một người có tên là Quỳnh Hoan, thì tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã có cuộc gặp mặt của hơn một 1000 thành viên của các Hội Cờ đỏ ở Hà Nội, Nghệ An. Chúng tôi có liên lạc với bộ phận phụ trách thông tin của Huyện Quỳnh Lưu để hỏi về việc này nhưng không liên lạc được.
Chúng tôi cũng liên lạc với một thành viên của Hội Cờ đỏ Hà Nội là anh Nguyễn Quang Bách, thì anh này trả lời là không có chuyện đe dọa các linh mục, cũng như Hội Cờ đỏ có giấy phép thành lập của chính quyền. Qua liên lạc với cô Quỳnh Hoan, người được cho là đứng đầu Hội Cờ đỏ ở xã Sơn Hải, chúng tôi hỏi rằng những việc làm như đe dọa tính mạng và phá hoại tài sản người khác sẽ bị xem là tội phạm hay không? Cô Quỳnh Hoan không trả lời.
Theo Linh mục Đặng Hữu Nam thì sự thành lập của Hội Cờ đỏ là có sự tiếp tay của chính quyền, ông đưa ra bằng chứng là trong những vụ lộn xộn có thành viên của Hội Cờ đỏ tham gia, không thấy các nhân viên cảnh sát có hành động gì cả.
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban nghiên cứu của Cơ quan dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đồng tình quan điểm này:
“Có thể có sự chỉ đạo của một số nhóm cầm quyền nào đấy. Bên công an, bên tuyên giáo, hoặc các tổ chức đảng ra lệnh gì đấy, bật đèn xanh cho họ làm, làm rầm rộ lắm. Tôi thấy rất đáng lo vì có thể là chính quyền đang bật đèn xanh cho một trạng thái vô chính trị, vô chính phủ, bất chấp đạo lý và luật pháp.”
Chúng tôi có liên lạc với một số người làm công tác tuyên giáo của Đảng cộng sản nhưng không được.
Sự nguy hiểm của xung đột Lương Giáo
Theo ông Nguyễn Khắc Mai, việc người dân ở những giáo xứ thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh bị thảm họa môi trường Vũng Áng Formosa làm hại, biểu tình đòi quyền lợi là việc làm chính đáng của họ, nhưng nếu chính quyền không thích và dùng những nhóm Cờ đỏ để đàn áp người dân, thì đó là một sai lầm: “Đây là sự yếu kém của cái gọi là công tác đối thoại với dân, mà đảng cộng sản gọi là dân vận, nhưng có lẽ là hệ thống dân vận không đối thoại được với dân. Pháp luật cũng không làm gì đến nơi đến chốn về các vấn đề mâu thuẫn các mặt trong xã hội. Đây là thể hiện sự yếu kém của chính quyền hiện nay.
Chỉ đẩy tới chuyện dân nghi ngờ chính quyền, đẩy tới mâu thuẫn của các nhóm dân cư khác nhau.”
Trong lịch sử cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều lần những nhóm người được tổ chức như Hội Cờ đỏ để tấn công những người đối lập, hay các tổ chức tôn giáo đã từng xảy ra, và thường được gọi là những nhóm quần chúng tự phát. Những việc này đã xảy ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất, với những nhóm bần nông được tổ chức để đấu tố những người thuộc tầng lớp địa chủ, trung nông, hay trí thức. Những cuộc đấu tố này đã làm bùng nổ một cuộc nổi dậy cũng tại Quỳnh Lưu, Nghệ An, chống lại chính quyền cộng sản vào năm 1956.
Linh mục Đặng Hữu Nam bình luận:
“Nhìn lại lịch sử thì chúng ta thấy có những xung đột lương giáo, và xung đột lương giáo này là do chính quyền gây nên. Tất cả những vụ xung đột lương giáo dù ở Việt Nam hay khắp nơi trên thế giới, đều để lại hậu quả vô cùng tàn khốc mà lịch sử rất khó làm cho vết thương lành miệng. Đó cũng là một điều rất tệ hại cho nhân loại.”
Trên vùng đất miền Trung từ Quảng Bình ra đến Nghệ An, đã từng xảy ra những vụ xung đột Lương Giáo đẫm máu, tiếp theo chính sách cấm đạo và bức đạo Công giáo của các vua Minh Mạng, Tự Đức của triều đình nhà Nguyễn. Chính việc bức đạo này đã làm cho một số làng Công giáo ở vùng này theo thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam.
Ông Hoành Linh Đỗ Mậu, một cựu tướng lãnh quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nay đã mất, viết trong hồi ký của ông rằng tại vùng quê Quảng Bình, vào những năm 1950 vẫn còn vô số những nấm mồ của nhiều người chết trong những xung đột Lương Giáo đó.
Ông Nguyễn Khắc Mai rất lo ngại: “Nếu bọn này không được ngăn chận, làm quá đà, ví dụ như gây ra đập phá, xúc phạm sự linh thiêng của tôn giáo thì chắc chắn giáo dân họ không thể yên lặng. Và như thế là rất nguy hiểm.”
Trên trang Facebook của cô Quỳnh Hoan, của Hội Cờ đỏ tại Nghệ An, người ta thấy những status mắng chửi các giám mục, linh mục tại Nghệ An và Hà Tĩnh.
Linh mục Đặng Hữu Nam nói với chúng tôi:
“Mặc dù chúng tôi sống trên tinh thần ôn hòa, yêu thương tha thứ của người có đạo, nhưng chúng tôi cũng sẳn sàng sử dụng các luật pháp được phép để chúng tôi bảo vệ quyền lợi và mạng sống của mình.”
Ông nói rằng ông và các linh mục hiện nay đang kêu gọi giáo dân giữ bình tĩnh, tránh sự khiêu khích.
Sự kiện xuất hiện Hội Cờ đỏ làm cho Tiến sĩ Lê Tuấn Huy tại Sài Gòn nhớ lại thời điểm cách đây hơn hai năm, vào tháng Ba, năm 2015, khi nổ ra cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông tại Hà Nội, một nhóm thanh niên ăn mặc đồ đỏ, cầm cờ đỏ có sao vàng hay búa liềm đến, và suýt đã xảy ra xung đột với những người biểu tình. Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Huy lúc đó viết rằng, những cái loạn của hiện tại đã định hình, cái loạn của tương lai cũng được dự báo: Trên đất nước này, một ngày kia, sẽ có cả những lực lượng cực hữu và cực tả đấu tranh hết sức gay gắt, thậm chí bằng chủ trương vũ lực.

http://www.rfa.org/vietnamese


 

Hội cờ đỏ: điềm báo tử của cộng sản VN

Lý Thái Hùng

Những tổ chức quần chúng gọi là “tự phát” nhằm ngăn chận và nhất là tung ra những đợt khủng bố nhắm vào thành phần quần chúng bất mãn với mong ước là hóa giải làn sóng chống đối để không lan rộng nhiều nơi.
Tại Ba Lan vào năm 1988: để phá các cuộc tụ họp của công nhân trong Công đoàn Solidarnosc, một loại hội cờ đỏ như CSVN đã được Bộ trưởng nội vụ Czesław Kiszczak cho lập ra từ tháng 11, dưới tên “Hội công nhân đỏ” với hai nhiệm vụ: 1/ Huy động một số người đến phá các cuộc tụ họp của công nhân thuộc Công đoàn Solidarnosc ở Gdansk, nơi Công đoàn đặt văn phòng chỉ huy; 2/ Tụ họp phản đối những yêu sách của Công đoàn trong lúc Hội nghị bàn tròn diễn ra giữa lãnh đạo đảng Công nhân thống nhất Ba Lan (Cộng sản) với đại diện Công đoàn tại thủ đô Warsaw. Nhưng đến tháng 6 năm 1989 khi Công đoàn Solidarnosc dành thắng lợi trong cuộc bầu cử, thì Hội công nhân đỏ tự biến mất vì lãnh đạo Cộng sản Ba Lan không còn khả năng trả tiền cũng như bao che các hành vi bạo lực của nhóm này.
Tại Romania vào năm 1989: để khủng bố những người dân bao gồm sinh viên, trí thức và công nhân tham gia các cuộc biểu tình đòi nhà độc tài Ceausescu từ chức tại thủ đô Bucharest, lực lượng công an độc lập do chính nhà độc tài Ceausescu thành lập, đã huy động hàng ngàn công nhân thợ mỏ ở khắp nơi tham gia vào “Lực lượng trung thành với Ceausescu” tiến về thủ đô, tay cầm dao và cọc nhọn đã tấn công một cách điên cuồng vào người dân. Vụ khủng bố này kéo dài trong nhiều tuần lễ của tháng 12 năm 1989. Nhưng đến ngày 21 tháng 12, đám khủng bố nói trên tan rã sau khi Mặt trận cứu quốc đã bắt được vợ chồng Ceaucescu. Hai vợ chồng Ceaucescu bị kết án tử hình và cuộc hành quyết đã diễn ra ngay trong đêm 25 tháng 12 năm 1989 trong sân một tòa án đặc biệt.
Tại Ai Cập vào năm 2011: để gây rối loạn và khủng bố tinh thần những người đang tụ tập biểu tình đòi Tổng thống Mubarak từ chức tại công trường Tahrir (Quảng trường giải phóng) kéo dài nhiều tuần lễ từ ngày 25 tháng 1 sau biến cố sụp đổ của chính quyền Ben Ali của Tunisia, lực lương an ninh của chính quyền Mubarak đã thuê khoảng 800 người, tổ chức những cuộc biểu tình ủng hộ Mubarak bên ngoài công trường Tahrir. Ngày 3 tháng 2, nhóm này được sự hỗ trợ thêm một số an ninh chìm và côn đồ giả dạng người biểu tình tự phát, cưỡi cả ngựa và lạc đà dùng gạch đá, gậy sắt, bom xăng đã xông vào tấn công người biểu tình trong công trường Tahrir liên tục trong 2 ngày khiến cho hơn 50 người bị chết và hàng trăm người bị thương. Cuộc tấn công thô bạo và dã man này đã bị thế giới lên án mạnh mẽ và nhất là kích lên làn sóng biểu tình, đòi Mubarak phải từ chức tức khắc lan rộng, khiến cho thủ đô Cairo bị tê liệt. Cuối cùng Tổng thống Mubarak đã phải tuyên bố từ chức vào ngày 11 tháng 2 và một số công an giả dạng người biểu tình chủ mưu vụ tấn công ở công trường Tahrir bị bắt và bị truy tố ra tòa sau đó.
“Hội cờ đỏ” xuất hiện gần ngay nhà thờ Văn Thai vào ngày 29 tháng 10 vừa qua, với những hành động khiêu khích, đe dọa bạo lực của khoảng 700 người đồng phục màu đỏ, cho thấy là an ninh CSVN bắt đầu đi theo vết mòn của những chế độ độc tài, dùng “âm binh” cho mục tiêu khủng bố người dân mà họ không tiện để cho an ninh ra tay đàn áp.
Qua lá thư báo động của Linh Mục Nguyễn Đình Thục, người ta thấy quá rõ là Ủy ban nhân dân xã Sơn Hải, Huyện Quỳnh Lưu đã đứng sau nhóm khủng bố này và đã bao che cho nhóm này ra mặt đe dọa giáo họ Văn Thai, như đã từng để cho côn đồ ném đá tấn công Nhà thờ Văn Thai vào đêm mồng 6 rạng sáng mồng 7 tháng 6 năm 2017, nhằm đe dọa vụ bà con giáo xứ Song Ngọc đi khiếu kiện vụ Formosa.
Hội cờ đỏ xuất hiện ở xã Sơn Hải là thủ đoạn khủng bố mới của an ninh tại Nghệ An sau những thất bại liên tục trong việc giải quyết những khiếu kiện của bà con ngư dân và giáo dân về các thảm họa do Formosa gây ra từ tháng 5 năm 2016 cho đến nay.
Cách đối phó của an ninh qua Hội cờ đỏ sẽ chỉ đổ dầu vào lửa làm gia tăng làn sóng phẫn nộ của các nạn nhân Formosa mà thôi.
Với những thái độ hung hăng, cùng với áo, cờ màu đỏ quá khích đầy hận thù, chẳng khác nào đám ‘hồng vệ binh’ của những năm tháng Cải cách ruộng đất tái hiện, gieo rắc kinh hoàng một lần nữa trên người dân Nghệ An hiền hòa, chất phác.
Nhưng những năm tháng bị bưng bít thời cải cách ruộng đất đã đi qua, ngày nay những hành động khủng bố của Hội cờ đỏ sẽ trở thành điều nguy hiểm, dẫn đến sự bức tử chế độ, nếu các đe dọa ngay tức khắc được phổ biến lên mạng xã hội.
Fb Lê Anh



“Hội cờ đỏ”

nước cờ nham hiểm của đảng cộng sản

Hải Âu (Danlambao) - Dưới chế độ cai trị độc tài của đảng cộng sản, không một nhóm, hội hay tổ chức xã hội dân sự độc lập nào được phép công khai thành lập và hoạt động. Mặc dù hầu hết các nhóm, hội, tổ chức xã hội dân sự đều đặt mục tiêu xây dựng một xã hội, một đất nước nhân quyền và phát triển. Những mục tiêu, lý tưởng cao cả ấy được cổ suý bằng tinh thần yêu nước và hoạt động trong phương châm bất bạo động. Nhưng điều đó lại khai sáng tri thức cho người dân cũng như phơi bày sự tàn độc của một chế độ thối nát. Vì thế đảng cộng sản luôn xem tất cả các tổ chức, nhóm, hội có tiếng nói bất đồng chính kiến với tư tưởng cộng sản là những tổ chức phản động. Từ đó cộng sản luôn ra sức trấn áp nhằm triệt hạ các nhóm, hội, tổ chức này bằng những thủ đoạn đê tiện.
Thế nhưng “hội cờ đỏ”, một liên minh khủng bố mới vừa công khai ra mắt trong sự bảo kê của những kẻ cầm quyền cộng sản. Đây là một tổ chức qui tụ thành phần nam, nữ, già, trẻ có tư duy cuồng đảng, cuồng Hồ. Chúng tự đặt cho mình trách nhiệm “bảo vệ tổ quốc” bằng những đợt bạo loạn, tấn công khủng bố những nhà hoạt động dân chủ, những vị chức sắc và giáo dân Công Giáo.
Kể từ tháng 4/2017, hội cờ đỏ đã nhiều lần khủng bố tinh thần các linh mục và bà con giáo dân tại nhiều giáo xứ thuộc giáo phận Vinh. Chúng tấn công giáo xứ Văn Thai, giáo xứ Đông Kiều, giáo xứ Song Ngọc. Chúng hung hãn đánh đập nhiều giáo dân gây thương tích nặng và đập phá tài sản cùng nhiều ảnh tượng Chúa, Đức Mẹ của người Công Giáo. Những việc làm của chúng đều được người dân ghi lại hình ảnh bằng camera an ninh. Thế nhưng trước những dữ liệu được người dân cung cấp cho phía côn an nhưng thành viên hội cờ đỏ không hề mất một sợi tóc trên đầu. Bởi lẽ chúng được sự bảo kê ngầm của nhà cầm quyền cộng sản.
Sau những “chiến tích” trên, công cuộc “bảo vệ an ninh tổ quốc” bằng bạo lực và sự tàn độc của những tên cuồng đảng cuồng Hồ đã nhận được sự “khích lệ” âm thầm của những kẻ cầm quyền trong đảng. Vì thế ngày 29/10/2017, “hội cờ đỏ” đã chính thức ra mắt với hơn 700 thành viên tại buổi giao lưu được tổ chức tại xóm 8 xã Sơn Hải, cách nhà thờ giáo họ Văn Thai khoảng 30 mét. Đây được xem là buổi phô trương thanh thế của một tổ chức ô hợp nhằm thách thức và khủng bố linh mục, giáo dân giáo họ Văn Thai nói riêng và giáo xứ Song Ngọc nói chung.
Hội cờ đỏ nổi lên sau vụ việc Phan Sơn Hùng cùng đồng bọn hành hung mấy người phụ nữ tại quận 2 thành Hồ. Tiếp đến là sự kiện một nhóm cờ đỏ hung hãn mang theo súng và hung khí xâm nhập nhà thờ Thọ Hoà, Đồng Nai để gây hấn với linh mục quản xứ tại đây. Nhưng điểm nóng mà chúng muốn “xử lý” chính là các giáo xứ thuộc giáo phận Vinh. Nơi đây bà con giáo dân đang vật lộn với thảm họa môi trường biển do Formosa và đảng cộng sản gây ra tại 4 tỉnh miền Trung.
Rất có thể sắp tới đây, giáo dân và các vị chức sắc Công Giáo tại giáo phận Vinh sẽ gặp nhiều bất trắc trước sự hung tàn của đám người ô hợp trong cái gọi là hội cờ đỏ. Máu có thể rơi, mạng có thể mất nhưng niềm tin vào Công Lý và Sự Thật của linh mục, giáo dân nơi đây sẽ chẳng bao giờ suy tàn. Đó chính là sức mạnh, là vũ khí để chống lại bạo tàn của cộng sản và để Hoà Bình ngự trị trên quê hương Việt nam.
Không cần nói thì ai cũng biết kẻ chủ mưu đứng sau liên minh “hội cờ đỏ” chính là đảng cộng sản. Nhưng vì sao một thể chế cộng sản với khí giới và quyền lực trong tay lại sử dụng những tên ô hợp như Trần Nhật Quang, Nguyễn Trọng Nghĩa, Lê Quỳnh Hoan, Phan Sơn Hùng…Câu trả lời thật ra rất đơn giản khi tính “chính danh” của cộng sản không cho phép sử dụng bạo lực trấn áp những người giáo dân hiền lành. Lại càng không thể dùng bạo lực một cách chính qui để trấn áp những nhà hoạt động xã hội bất bạo động. Vì thế việc sử dụng thành phần ô hợp trong “hội cờ đỏ” là một chính sách ném đá giấu tay của cộng sản với mục đích khủng bố những tiếng nói bất đồng.
Điểm nữa là vấn nạn tham nhũng và những cuộc chiến quyền lực trong đảng cộng sản đang gây ra sự khủng hoảng ngân sách trầm trọng. Vì vậy việc sử dụng những kẻ ngu muội trong “hội cờ đỏ” sẽ giúp cộng sản giảm chi phí đáng kể so với lực lượng chính qui. Cộng sản chỉ cần ban phát cho chúng chút danh tiếng cùng vài khoản chi phí cho việc tụ tập là có thể khiến chúng lên đồng đánh đập, hủy hoại tài sản của giáo dân, giáo xứ mà chúng xem là thành phần “phản động”.
Khi cộng sản sử dụng “hội cờ đỏ” khủng bố, tấn công trấn áp các vị linh mục và giáo dân công giáo, điều đó đồng nghĩa với việc bàn tay của những kẻ cầm quyền sẽ không vấy máu nhân dân. Cộng sản phủi tay bằng cách dùng dân đánh dân càng minh chứng cho sự thâm độc, tàn ác của những kẻ cầm quyền. Tuy nhiên âm mưu nham hiểm của đảng cộng sản sớm muộn sẽ vấp phải những tác hại cực kỳ nghiêm trọng. Một con dao hai lưỡi có thể gây tổn thương cho chính đảng cộng sản và “hội cờ đỏ”.
Những tên tham gia “hội cờ đỏ” chắc chắn là những kẻ “đáng thương” nhất trong một xã hội bị cộng sản tuyên truyền bằng sự gian dối. Một ngày nào đó, chính cộng sản sẽ triệt hạ chúng vì đối với cộng sản, ngoài đảng mafia đỏ thì không thể có một tổ chức nào được phép tồn tại. Dù cho tổ chức đó được tạo ra từ những thủ đoạn nham hiểm của cộng sản. Và một ngày nào đó khi cộng sản sụp đổ thì người dân sẽ truy tìm những tên trong “hội cờ đỏ” khát máu cuồng cộng, cuồng hồ để thanh toán. Bài học “hồng vệ binh” từ người bạn vàng Trung cộng vẫn còn đó để những kẻ trong “hội cờ đỏ” rút ra cái nhìn đúng đắn trước khi quá muộn.
31/10/2017
Hải Âu

danlambaovn.blogspot.com



NỖI DẰN VẶT CỦA MỘT HỒNG VỆ BINH TRUNG QUỐC

THỜI CÁCH MẠNG VĂN HÓA

50 năm sau ngày bắt đầu Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc, bà Yu Xiangzhen chưa hết cảm thấy tội lỗi về những điều bà đã gây ra.

Yu Xiangzhen, một cựu biên tập viên đã về hưu, người mới chỉ là một cô bé 13 tuổi khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu tại Trung Quốc, cho biết mình đã sống cả đời trong sự ám ảnh của cảm giác tội lỗi.

Năm 1966, bà Yu là một trong số nhiều Hồng vệ binh của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Bản thân bà và hàng triệu học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông khác đã lên án giáo viên, bạn bè, gia đình mình. Họ cướp phá nhiều ngôi nhà, phá hoại tài sản của người khác.
Những cuốn sách giáo khoa ngày nay giải thích Cách mạng Văn hóa - với hàng trăm nghìn người bị sát hại và hàng triệu người khác bị lạm dụng và tổn thương tâm lý - như một phong trào chính trị được chủ tịch Mao khởi xướng và lãnh đạo "một cách sai lầm". "Nhưng trên thực tế, đó là một thảm kịch khủng khiếp mà tất cả chúng ta đều chịu trách nhiệm", bà Yu nhấn mạnh.

Ký ức đau buồn
Ngày 16/5/1966, khi bà Yu đang luyện chữ cùng 37 bạn học khác thì một giọng nói vang lên từ loa phóng thanh của trường, công bố quyết định của chính phủ về việc triển khai "Cách mạng Văn hóa". Lúc đó, bà Yu mới chỉ 13 tuổi.
"Các bạn học sinh thân mến, chúng ta phải theo sát Chủ tịch Mao", giọng đọc trên loa kêu gọi. "Hãy ra khỏi lớp học! Cống hiến bản thân mình cho Cách mạng Văn hóa!"
Ngay sau lời kêu gọi, hai cậu bạn học của bà Yu chạy ào ra khỏi cửa, hướng về phía sân trường và hét lên một điều gì đó. Bà Yu thì đi chậm rãi hơn, nắm tay người bạn thân nhất Haiyun cùng những người khác rời phòng học. Và đó là ngày cuối cùng bà được đến trường một cách bình thường.

Là những Hồng vệ binh bà Yu cùng những Hồng vệ binh khác sẽ buộc những ai bị xem là "tư sản" hoặc "người theo chủ nghĩa xét lại" phải chịu những hình phạt tàn nhẫn về tinh thần cũng như thể chất.
Và điều khiến bà Yu ân hận nhất là những gì đã làm với cô giáo Zhang Jilan.
"Tôi là một trong những học sinh tích cực nhất khi lớp học tổ chức một buổi đấu tố bà Zhang", bà Yu nhớ lại. "Tôi bịa ra những cáo buộc vô căn cứ, nói rằng bà ấy là một giáo viên nhẫn tâm, một phụ nữ lạnh lùng, mà tất cả đều sai".
Những người khác cáo buộc cô giáo là tín đồ Thiên Chúa giáo bởi vì tên của bà có chữ "Ji", có thể liên quan tới đạo Thiên Chúa. Những chỉ trích vô căn cứ của bà Yu và những người khác trong lớp sau đó được viết thành những biểu ngữ chữ lớn - một cách phổ biến để phê bình "những kẻ thù của giai cấp" và truyền bá thông điệp tuyên truyền. Những biểu ngữ này phủ kín cả bức tường bên ngoài phòng học.
Không lâu sau đó, giáo viên của bà Yu bị đưa tới chuồng bò - một nơi giam giữ tạm dành cho những người trí thức cùng "các nhân tố tư sản" - và phải chịu đủ hình thức lạm dụng, nhục mạ.
Mãi đến năm 1990 bà Yu mới gặp lại cô giáo của mình. Trong một cuộc họp lớp và đi chơi Vạn lý Trường thành, bà Yu và các bạn khác trong lớp đã chính thức nói lời xin lỗi cô giáo Zhang - người lúc đó đã ngoài 80 tuổi, về những gì họ gây ra cho bà.
Họ hỏi cô giáo mình về chuyện gì đã xảy ra trong chuồng bò. "Cũng không có gì quá tệ", người giáo viên nói. "Tôi bị bắt phải bò như một con chó trên mặt đất".
Khi nghe thấy điều này, bà Yu òa khóc. Khi đó bà chưa đầy 14 tuổi nhưng đã khiến cuộc sống của bà Zhang bi thảm. Hai năm sau khi được xin lỗi, bà Zhang qua đời.

Bất an
Trong những ngày cao trào của Cách mạng Văn hóa năm 1968, mỗi ngày đều có nhiều người bị đánh đến chết ngay trước công chúng trong các phiên đấu tố. Những người khác tự tìm đến cái chết bằng cách nhảy lầu. Không ai có thể an toàn, và nỗi sợ hãi bị những người khác tố giác, mà trong nhiều trường hợp chính là những người bạn thân nhất và thành viên trong gia đình, luôn ám ảnh bà Yu.
Ban đầu, bà Yu quyết tâm trở thành một Hồng vệ binh nhỏ mẫn cán, nhưng có điều gì đó khiến bà thấy bất an. Khi thấy một học sinh dội cả một xô hồ lên người hiệu trưởng năm 1966, bà Yu cảm thấy có điều gì đó không ổn. Bà trở về ký túc xá một cách lặng lẽ, với cảm giác bất an và tội lỗi, nhưng bà Yu cho rằng mình chưa đủ tinh thần cách mạng.
Sau đó, khi bà được đưa cho một sợi thắt lưng và bị yêu cầu đánh một "kẻ thù cách mạng", bà Yu bỏ chạy và bị những Hồng vệ binh khác gọi là một kẻ đào ngũ. Cũng trong mùa hè năm đó, bà Yu lần đầu được thấy chủ tịch Mao – mặt trời đỏ của những Hồng vệ binh, tại quảng trường Thiên An Môn, cùng với một triệu đứa trẻ khác, cũng háo hức không kém.
Bà Yu nhớ khi đó cảm thấy vui mừng khó tả. Nhưng cũng không quá lâu sau, bà nhận ra sự lý tưởng hóa chủ tịch Mao một cách mù quáng chính là một dạng tôn thờ còn cuồng tín hơn cả sự sùng bái.
Cha của bà Yu, một cựu phóng viên chiến tranh của Tân Hoa Xã, đã bị gài bẫy và vu cáo là điệp viên, và bị đấu tố. Nhưng trong gia đình, ông đã cảnh báo bà Yu và anh em rằng phải "nghĩ kỹ trước khi hành động".
"Đừng làm gì để sau này các con phải hối tiếc cả đời", bà Yu kể lại lời cha.
Dần dần, bà Yu bắt đầu cảm thấy ghét vợ của ông Mao, Giang Thanh, người giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt của Cách mạng Văn hóa. Bà miễn cưỡng cúi chào khi tổ lao động của mình tổ chức nghi thức bày tỏ sự tôn kính bắt buộc hàng ngày trước chân dung Mao Trạch Đông.

"Sữa sói"
Bà Yu tin rằng thế hệ của mình đã lớn lên bằng "sữa sói": "Chúng tôi sinh ra với sự thù hận, và được dạy dỗ để đấu tố và thù hận mọi người", cựu biên tập viên nói. "Một vài người bạn Hồng vệ binh của tôi cho rằng họ chỉ là những đứa trẻ ngây thơ bị dẫn dắt lầm lạc. Nhưng chúng tôi đều sai".
Bà Yu cảm thấy đau lòng khi nhiều người trong thế hệ của bà chọn cách lãng quên quá khứ, và một số thậm chí còn gọi đó là "những ngày xưa tốt đẹp", khi họ có thể đi khắp đất nước như những người có đặc quyền, những Hồng vệ binh vô tư lự.
Bà Yu thừa nhận bà phải chịu trách nhiệm về nhiều thảm kịch và các vụ hành hạ, và chỉ có thể bày tỏ hối tiếc với những người đã mất đi người thân trong Cách mạng Văn hóa.
"Nhưng tôi không muốn xin tha thứ. Tôi muốn kể sự thật về Cách mạng Văn hóa với tư cách một người đã trải qua những ngày điên rồ và hỗn loạn, để cảnh báo mọi người về sự hủy diệt khủng khiếp, để mọi người có thể tránh lặp lại nó", bà Yu chia sẻ.
Hoàng Nguyên

Nguồn: https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...


Đất nước VN rất cần những người trẻ can đảm này.


NHỮNG LỜI TÂM HUYẾT CỦA

SV LÊ MINH SƠN

L’image contient peut-être : 1 personne, texte

Tôi sinh ra tại mảnh đất Miền trung khô cằn và chịu nhiều thiên tai từ thiên nhiên nhưng tôi được lớn lên bằng tình thương của bố mẹ,sự quan tâm chỉ bảo từ bạn bè,hàng xóm và cộng đồng nơi tôi sinh sống.
Tôi được dạy phải có bổn phận góp phần mình vào xây dựng quê hương đất nước ngày càng tốt đẹp hơn,tôi cũng được dạy rằng phải lên án những gì có hại cho chính bản thân và những người trong đất nước này.
Càng lớn lên tôi có cơ hội đi nhiều nơi trên đất nước và tôi nhận ra rằng là một người công dân tôi không thể khoanh tay đứng nhìn khi những ngư dân đang làm ăn phát đạt bị trắng tay chỉ vì thảm hoạ Formosa,những vùng bản phía Đông Bắc hoàn toàn không điện,không nước sạch,không đường,không trường...trong khi xã hội đang phát triển từng ngày,những người dân quê tôi sau một trận bão lụt gần như trắng tay và hầu như bị cô lập hoàn toàn họ cần lương thực để duy trì sự sống,những đứa bé ở Tây Nguyên hằng ngày vẫn nhịn đói từ sáng vượt qua núi đồi để tới lớp,những thanh niên quê tôi đang dần sa vào tệ nạn xã hội, những số phận mang trên mình khuyết tật từ lúc mới sinh ra họ cần được quan tâm chăm sóc,những thai nhi bị tước quyền được sống chỉ vì đủ mọi lý do của những con người ác độc…..
Đó là những trải nghiệm của tôi trong những thời gian đã qua,tôi ước rằng mình có khả năng để đủ sức giúp đỡ hết những gì tôi đang suy nghĩ,nhưng tôi biết rằng bản thân mình còn hạn chế về năng lực,tài năng...Những người bạn thường nói tôi rằng: “Tao biết những việc mày làm nhưng bây giờ mày chưa có gì làm sao để thực hiện được điều đó,thôi thì cố gắng học cho giỏi rồi kiếm đứa nào lập gia đình tận hưởng cuộc sống hiện tại…” nhưng mấy ai ở đời bằng lòng với những gì mình đạt được,họ chạy theo đồng tiền,danh vọng và địa vị mà chính họ không hề hay biết. Nhưng đó chỉ là sự nguỵ biện để chúng ta trốn tránh bổn phận của một người công dân trong đất nước này.
Tôi biết được rằng con đường tôi chọn sẽ đầy gian nan và thử thách,nhưng so với những mất mát mà đồng bào của tôi đang phải chịu đựng thì nó chẳng đáng là gì. Tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình để giúp những hoàn cảnh tôi nêu ở trên. Để làm điều được đó tôi không cần sự thương hại của bất kì ai mà chính là bản thân mỗi người dừng ngay việc với vô cảm với tổ quốc,vô cảm với đồng bào mình để cất tiếng nói cho những gì đang bất công xảy ra trên đất nước này.
“Các ông có thể dùng toà án nhân dân để kết tội tôi nhưng các ông sẽ bị xét xử lại bởi toà án lương tâm,ngày hôm nay các ông kết tội tôi nhưng lịch sử sẽ xoá tội cho tôi.”
SG,28/10/2017
Lê Minh Sơn

Nguồn: FB Lê Minh Sơn

 

Đăng ngày 31 tháng 10.2017