Print

Uwe Siemon-Netto và

chiến tranh Việt Nam

 

Hoàng thị Mỹ Lâm

Trong chương 5 Siemon Netto ghi lại một hình ảnh kinh hoàng của một gia đình Xã Trưởng gồm 14 người bị du kích Việt cộng hành hình ở vùng Tây Nguyên xa xôi trước mắt dân làng như môt hăm dọa cho ai không theo Cộng: họ từ từ giết cháu nhỏ nhất trước rồi tới các cháu lớn, kế đó là vợ rồi ông Xã trưởng; sự kinh hoàng không ngừng ở đó mà Việt Cộng đã hành hình vị Xã Trưởng bằng cách cắt lưỡi rồi cắt bộ phận sinh dục nhét vào miệng trước khi treo cổ; các người con trai của ông ta chỉ bị cắt bộ phân sinh dục trước khi bị treo cổ. Người vợ và cô con gái thì bị xẻ vú trước khi treo cổ. Sự dã man này được thực hiện như người ta thi hành một bản án thường nhật".

 

Cuốn sách nguyên bản dày 306 trang với tựa đề “Duc, der Deutsche – Mein Vietnam. Warum die Falschen siegten “, đã từng được các dịch giả Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền dịch lại với tựa đề “Vinh Quang của sự Phi Lý – Tình yêu của một phóng viên cho dân tộc Việt Nam bị bỏ rơi“, do chính tác giả Uwe Siemon-Netto trong dịp đến Berlin nói chuyện với Cộng Đồng Tỵ Nạn Việt Nam ký tặng đề ngày 23.03.2014, được trân trọng để riêng trong tủ sách quý gia đình từ bấy lâu nay. Mỗi lần lấy sách ra đọc lại tôi vẫn cảm thấy xúc động trước sự đồng cảm, sự trân trọng quý mến dân tộc Việt Nam bị tổn thương và phản bội trong dư luận quốc tế.
Tuy bản dịch tiếng Việt rất công phu nhưng nguyên bản mới diễn tả được sự điêu luyện sắc sảo trong lời văn ngôn từ và kỹ năng của người viết. Thoạt nhìn hình bìa thì ai cũng tưởng đó chỉ là là một cuốn sách viết về một đề tài chiến tranh khô khan, nhưng khi đọc người ta mới cảm nhận được sự thật kinh hoàng của chiến tranh Việt Nam dưới cái nhìn của một Phóng Viên Chiến Trường có lương tâm nghề nghiệp và sự ấm áp tình người của một người từng đồng hành đồng khổ với người Việt miền Nam trong trận chiến đó.

Ông Siemon-Netto là người Đức, sanh ngày 25.10.1936 và có một thời thơ ấu hồn nhiên ở Leipzig. Thân mẫu của ông là một Ca sĩ hợp xướng sau này sống ở Frankfurt. Ông khởi nghiệp làm Phóng viên hải ngoại ở Luân Đôn cho hãng truyền thông Đức Axel-Springer. Tại đây ông gặp người bạn đời Gillian vào năm 1962, một cô gái người Anh vừa đẹp tính lại vừa đẹp người. Hai người đã làm đám cưới vào cuối năm đó khi ông vừa 26 tuổi. Ngay sau đám cưới ông được hãng thuyên chuyển sang New York làm Phóng viên chuyên về phóng sự chính trị tại Liên Hiệp Quốc. Ba năm sau, đầu năm 1965, ông đặt chân lần đầu đến Saigon với nhiệm vụ Phóng viên chiến trường cho Axel Springer và tiếp tục ở đây đến cuối năm 1969.

Cuốn sách”Duc, der Deutsche “là một hồi ký, là những mảng ký ức sống động được chép lại năm 2014 khi ông đã trở thành một nhà Thần học Tin Lành. Cũng nên nhắc lại là sau khi bỏ nghiệp nhà báo, ông Siemon-Netto đã theo học về Thần học và chuyển sang làm nghề chăm sóc tâm linh cho các cựu chiến binh đã tham chiến Việt Nam tại Hoa Kỳ. Năm 1992 ông trình luận án Tiến sĩ về Thần học và Xã hội Tôn giáo tại Đại học Boston.
Xuyên suốt cuốn sách có một câu tuyên bố của Đại Tướng Cộng Sản Việt Nam Võ Nguyên Giáp được Siemon-Netto nhắc đi nhắc lại nhiều lần là: “kẻ thù (nghĩa là kẻ phương Tây)... không có khả năng về tâm lý và chính trị để chịu đưng một cuộc chiến tranh trường kỳ“, và đó cũng là cái cốt lõi và phương châm của cộng sản Việt Nam để liên tục khiêu chiến và duy trì cuộc chiến kinh hoàng với mục đích tối hậu là áp đật chế độ cộng sản lên toàn cõi Việt Nam.
Siemon-Netto đã chỉ trích nặng lời với gíới chính trị phương Tây là đã bỏ qua lời khuyên của Sir Robert G.K. Thompson, một chuyên viên người Anh về chiến tranh du kích đã rời Việt Nam vào năm 1965 vì cơ quan tư vấn của ông bị đóng cửa. Theo chiến thuật của Sir Thompson thì chính việc loại bỏ những tên cộng sản nằm vùng quan trọng hơn là việc diệt trừ những tên cộng sản du kích trong rừng sâu. Phương thức “Clear and hold“ là làm sạch mầm móng Cộng Sản nằm vùng (clear) thì dân chúng địa phương tại đó sẽ đứng về phe chính phủ (hold). Một hệ thống cảnh sát và tình báo hữu hiệu là yếu tố quyết định cho sự thành công của chiến thuật này. Trong chương 3 Siemon-Netto nêu lên sự thành công của một Ấp Chiến lược năm 1965 của Đại úy Ngữ ở làng Long Khốt, cách Saigon 137km về hướng Tây gần biên giới Căm Bốt, hình thành đúng theo chiến thuật Thompson với lực lượng Nhân dân Tự vệ bén nhạy và ông đã tỏ lòng hết sức kính phục vị Đại úy Việt Nam này.
Sự bỏ qua chiến lược này đã đưa đến những cái chết thảm thương của những người quốc gia chân chính sinh sống nơi xa xôi. Trong chương 5 Siemon Netto ghi lại một hình ảnh kinh hoàng của một gia đình Xã trưởng gồm 14 người bị du kích Việt cộng hành hình ở vùng Tây nguyên xa xôi trước mắt dân làng như môt hăm dọa cho ai không theo Cộng: họ từ từ giết cháu nhỏ nhất trước rồi tới các cháu lớn, kế đó là vợ rồi ông Xã trưởng; sự kinh hoàng không ngừng ở đó mà Việt Cộng đã hành hình vị Xã Trưởng bằng cách cắt lưỡi rồi cắt bộ phận sinh dục nhét vào miệng trước khi treo cổ; các người con trai của ông ta chỉ bị cắt bộ phân sinh dục trước khi bị treo cổ. Người vợ và cô con gái thì bị xẻ vú trước khi treo cổ. Sự dã man này được thực hiện như người ta thi hành một bản án thường nhật.
Trong một chương khác Siemon Netto nhắc lại ánh mắt căm thù sắt máu của những bộ đội Bắc việt đối với bà Monika Schwinn, một nữ Y Tá người Tây Đức bị bắt khi đang phục vụ tai Việt nam trong chương trình nhân đạo của Malteser, trên đường dẫn độ ra Bắc trên con đường mòn Hồ Chí Minh. Là một nhà Thần Học ông biết lòng căm thù và thú tính giết ngừơi không phải tự trời sanh ra. Sự căm thù cũng như thú tính giết người này phải được gieo vào tim vào óc những binh sĩ trẻ Bắc việt với một khuôn phép giáo dục đặc biệt mà chỉ có dưới chủ nghĩa độc tài toàn trị.
Trong chương 8 ông nhắc lại bài báo “Đồng cỏ nhuộm đỏ“ của mình đăng trên Die Welt ngày 13.12.1965 mô tả hiện trường sau một cuộc giao tranh ác liệt giữa Quân đội Bắc Việt và Quân đội Hoa Kỳ. Hàng trăm xác chết Việt cộng phơi thây máu nhuộm đỏ cả bãi cỏ voi cao cả mét. Quân nhân Hoa Kỳ tử trận hay bị thương đã được di tản bằng máy bay trực thăng. Khi khám nghiệm hiện vật trong túi áo quần và ba-lô các tử thi bộ đội người ta mới phát giác được nhiều tử thi chỉ mới 15 tuổi. Trong ba lô chứa những bộ quần áo sạch xếp ngay ngắn hình như từ bàn tay của những người mẹ từ Vinh, Hải Phòng hay Hà Nội; có một số ba-lô dấu những tờ truyền đơn kêu gọi hồi chánh của Miền Nam. Sau khi kiểm soát người ta thấy có đến một phần tư các binh sĩ trẻ em mang tờ truyền đơn này trong người để chuẩn bị cơ hội đầu hàng; nhưng cơ hội lớn của các em không dễ tìm, vì chỉ cần một động thái khả nghi là các em sẽ bị đồng đội bắn ngay vào lưng.
Ngược lại Siemon –Netto cho người đọc thấy hình ảnh của những anh chàng GI. Họ là những thanh niên còn quá trẻ để được phép uống bia rượu, nhưng đủ già dặn để đi quân dịch đem mạng sống giao cho rừng thẳm xa xôi. Phần lớn họ chỉ vừa đúng 18 tuổi và phải làm nhiệm vụ công dân. Những thanh niên này ngoài chút kiến thức căn bản về vũ khí chiến thuật, họ không được chuẩn bị tâm lý để đối phó với những sự tàn độc của quỷ dữ. Trong một cuộc hành quân chung ở An Khê ông đã chứng kiến một cái chết của một thanh niên Hoa Kỳ 17 tuổi, viên đạn Kalaschnikow kẹt trong lá phổi của anh ta, anh ta nằm trong cơn hấp hối như một đứa trẻ thơ, anh ta gọi mẹ rồi kêu trời. Đó là một trong nhiều cái chết của những người lính trẻ mà Siemon-Netto đã chứng kiến. Trước khi chết họ thường gọi mẹ và kêu trời và phần lớn là theo thứ tự đó.
Sự tàn ác sâu độc của Việt cộng còn được kể lại trong trận đánh tái chiếm Huế sau tết Mậu Thân. Khi những tay súng Việt Cộng nấp sau các cửa sổ phía bên bờ bắc sông Hương nã súng liên tục vào đoàn quân trong đó có Siemon-Netto đi theo, một binh sĩ Hoa Kỳ đã ném được một quả lựu đạn lọt qua một trong những cửa sổ ấy. Lựu đạn nổ. Tất cả trở thành im lặng. Đoàn quân reo vui vì nghĩ là đã đã hủy được mục tiêu. Nhưng cánh cửa chính bỗng bật mở, một người đàn bà trẻ bước ra, tay giơ lên xác một đứa trẻ đẫm máu. Anh chàng quăng lựu đạn hồi nãy chợt lên cơn khủng hoảng: ”Trời ơi, tôi đã làm gì ? tôi đã giết một đứa trẻ. Trời hãy cứu tôi, trời ơi, trời ơi..“ anh ta quay cuồng, trong khi lính Bắc Việt từ những cửa sổ khác tiếp tục nã đạn vào phía chúng tôi. Ngừơi Trung Đội Trưởng phải dùng sức đè anh lính xuống và sau đó cho anh rút ra khỏi vòng chiến. Người binh sĩ này đã bị hủy hoại linh hồn và có thể bị tổn thương tâm linh vĩnh viễn.
Trong cuộc chiến tranh tàn nhẫn đó Siemon –Netto đã phân tích sự độc ác một cách khách quan là: trong khi Bắc Việt xem việc giết người là một nhiệm vụ thi hành một chỉ đạo một quyết định tối hậu của nhà cầm quyền, kẻ giết người được ân thưởng tuyên dương công trạng. Còn người Mỹ xem chuyện giết người, điển hình là vụ Mỹ Lai, là một vi phạm pháp luật phải được nghiêm minh xét xử trước tòa án. Nhiều nhà báo quốc tế đã vô tình hoặc cố ý bỏ qua sự khác biệt về căn bản đạo đức này, khiến cho nhiều binh sĩ Hoa Kỳ khi giải ngũ về nước bị công dân Hoa Kỳ sỉ vả và bị làm tổn thương tinh thần trong suốt cuộc đời.
Siemon-Netto cũng phân tích tại sao chế độ dân chủ không đủ sức chịu đựng áp lực tâm lý và chính trị để chống lại cuộc chiến Partisan như Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố. Nguyên do là chỉ vì nền dân chủ khác với độc tài ở điểm hệ thống dân chủ lệ thuộc vào cử tri. Nhưng ai là kẻ đem tin tức đến cử tri. Chính là giới truyền thông. Và khi giới truyền thông loan truyền là sự kiên trì trong cuộc chiến tranh vũ khí không xứng đáng để kéo dài vì người được bảo vệ không đáng được bảo vệ. Như vậy là cuộc chiến phải chấm dứt, nếu cần thì thua thiệt cũng phải chấp nhận. Thế là Giáp thắng cuộc!.
Siemon-Netto lên án cực liệt giới truyền thông thuộc lớp trẻ, dưới ảnh hưởng của phong trào hiện sinh thập kỷ 1960, đã bóp méo hình ảnh chiến tranh Việt Nam đúng theo sự mong đợi như lời tuyên bố của Giáp: “Chiến tranh Việt Nam sẽ được đưa tới tận phòng khách từng nhà mỗi gia đình Mỹ“. Giáp khẳng định: “giới truyền thông Mỹ sẽ là một yếu tố quyết định trong sự thắng thế của Bắc Việt”. Điển hình là cảnh một đoàn quay phim ba người của một đài truyền hình Hoa Kỳ đứng bên cạnh một ngôi mộ tập thể ở Huế. Ngôi mộ này vừa mới được phát hiện sau trận đánh Mậu Thân. Tìm ra do những ngón tay còn sơn móng đỏ giơ ra khỏi mặt đất của những người đàn bà đã bị chôn sống khi đang cố bươi cào ra khỏi hố đất. Đoàn quay phim đứng hờ hững bên cạnh mộ và không có ý quay phim. Có người hỏi tại sao, thì họ trả lời: “Chúng tôi không đến đây để quay phim tuyên truyền chống cộng sản!“.
Nhắc về Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, Siemon-Netto trách đám nhà báo đồng nghiệp chỉ luôn đi theo hành quân với quân đội Hoa Kỳ hoặc quân đội Đồng minh và gửi những hình của các Quân nhân này ra quốc tế, mà quên hẳn đi hàng quân tinh nhuệ đã bảo vệ quê hương họ cho tới những giờ phút cuối cùng trước khi mất Saigon ngày 30.4.1975. Ông ca ngợi những gương anh hùng quân đội: Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú... là những nhân vật mà ông đã từng gặp trên đường nghiệp vụ và giờ đây họ đã đi vào lịch sử.
Siemon-Netto yêu thương từ đứa trẻ bụi đời trên đường phố, đến thân phận những người đàn bà trong chiến tranh… Trong cuốn sách còn chứa đựng rất nhiều, về con người văn hóa lịch sử Việt Nam, về cái chết của vợ chồng Bác Sĩ người Đức Krainik và hai đồng nghiệp của họ: Alois Alteköster, Raimund Discher trong vụ tàn sát Mậu Thân Huế.

Trong vài hàng giới thiệu này tôi không thể chuyển tải tất cả chi tiết trung thực và đứng đắn trong cuốn sách của Siemon-Netto, người mang sứ mạng cao cả của Nhà Báo và của nhà Thần Học để trải lòng viết ra cuốn sách có giá trị lịch sử này. Tôi thiết nghĩ và cầu mong cuốn sách này sẽ là cuốn sách kinh điển để lại cho thế hệ mai sau một cái nhìn trung thực và có lương tâm về cuộc chiến Việt Nam. Các bậc phụ huynh của những thế hệ sanh sau cuộc chiến hãy khuyến khích con cháu tìm đọc cuốn sách này để hiểu chính xác về chiến tranh Việt Nam. Cuốn sách được chính tay tác giả viết bằng hai thứ tiếng: tiếng Đức như đã nêu từ đầu: “Duc, der Deutsche – Mein Vietnam. Warum die Falschen siegten“ và tiếng Anh đã được xuất bản lần thứ hai là: “Triumph of the Absurd”
Mong lắm thay!!!

Bs Hoàng Thị Mỹ Lâm
Berlin, 27.11.2016

http://bacaytruc.com


Trái tim của một phóng viên Đức

cho Việt Nam



Uwe Siemon-Netto
- Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này. Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách kinh điển của nhà báo, tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương.

Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp còn mải mê giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh trông như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo cái tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các góa phụ chiến tranh trẻ với thân thể biến đổi đi chỉ vì muốn tìm một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là phải đối mặt với độc tài Cộng sản; hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như ngoài nông thôn biết đùm bọc lẫn nhau cùng những đàn trâu.
Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và các vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ về hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng Cộng sản nữa để mà trốn tránh.
Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay bị chôn sống trong những ngôi mồ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa...


Uwe Siemon-Netto



Uwe Siemon-Netto (uwesiemon.blogspot): Sinh năm 1936 tại Leipzig, Germany. M.A. thần học hệ Lutheran t ại Chicago. Ph.D. Thần học và Xã hội học về tôn giáo tại đại học Boston. Hiện là giám đốc điều hành Trung Tâm Thần Học hệ phái Lutheran tại Capistrano Beach, California.
Khởi sự viết báo từ 1956. Ký giả bán thời gian cho nhiều cơ sở báo chí khắp nơi trên thế giới bao gồm Việt Nam với 53 năm kinh nghiệm phóng viên. Đã xuất bản 5 đầu sách và nhiều tiểu luận.
Bài viết dưới đây là lời bạt cho cuốn sách viết về cuộc chiến Việt Nam theo trải nghiệm của tác giả: “Đức – A reporter’s love for a wounded people”.
*
Hậu quả của khủng bố và hiệu lực của hy vọng.
Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày "giải phóng". Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành lý khởi hành chuyến tầu tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ không còn đáng đi vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn phết lại mầu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và tài xế tắc-xi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài.
Mười chuyến tầu thong dong chạy qua mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam và năm chuyến ra Bắc. Gộp chung lại chúng được mệnh danh một cách không chính thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất. Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui? Chuyện này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến mất, và nay những chuyến tầu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là Cộng sản bên Đông và Dân chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ?

Tài xế xích lô chờ đợi các hành khách vô hình trước cổng ga xe lửa đã ngưng hoạt động tại Huế

Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống nhất và phát triển, những chuyến xe lửa đã hoạt động trở lại và các bãi mìn đã được tháo gỡ. Nhưng đến đây thì sự tương đồng với nước Đức chấm dứt. Nước Đức hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hòa, một phần nhờ vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như các vị Tổng thống Ronald Reagan và George G.W. Bush, của Thủ tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ Sô Viết Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ thống xã hội chủ nghĩa sai lầm trong khối Sô Viết. Không có ai bị thiệt mạng trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù và cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy.
Có một khuynh hướng khó hiểu, ngay cả trong số các vị học giả đáng kính của phương Tây đã diễn tả sự kiện Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam như là một cuộc "giải phóng”. Điều này đặt ra một câu hỏi: giải phóng cái gì và cho ai? Có phải miền Nam đã được "giải phóng" khỏi sự áp đặt một nhà nước độc đảng toàn trị được xếp hạng chung với những chế độ vi phạm tồi tệ nhất thế giới về các nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí? Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và đã buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối?
Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ? Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ một triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn, theo một cuộc nghiên cứu của một nhóm học giả quốc tế do Bác sĩ tâm thần Richard F. Molina của đại học Harvard dẫn đầu?
Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và lịch sử của phương Tây, hoặc ngây thơ hoặc bất lương, đã chấp nhận lời giải thích của Hà Nội rằng cuộc xung đột là một cuộc "chiến tranh nhân dân." Cũng đúng thôi nếu chấp nhận định nghĩa của Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp về cụm chữ đó.
Nhưng theo luật văn phạm về sở hữu tự theo cách Saxon Genitive qui định thì "chiến tranh nhân dân" phải được hiểu là cuộc "chiến tranh vì nhân dân." Thực tế không phải như vậy. Ðã có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam đã bị giết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164.000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng sản trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường Đại học Hawaii. Ngũ Giác Ðài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính VNCH đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58.000 quân Hoa Kỳ nữa. Đây không thể là một cuộc chiến tranh vì nhân dân mà chính là chiến tranh chống lại nhân dân.
Trong tất cả những lập luận đạo đức giả về cuộc chiến Việt Nam ta gặp quá thường trong vòng 40 năm qua, cái câu hỏi quan trọng nhất đã bị mất dấu hay AWOL, nếu dùng một từ ngữ viết tắt quân sự có nghĩa là "vắng mặt không phép," câu hỏi đó là:
"Dân Việt Nam có mong muốn một chế độ Cộng sản hay không? Nếu có, tại sao gần một triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954, trong khi chỉ có vào khoảng 130.000 cảm tình viên Việt Minh đi hướng ngược lại?"
Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh? Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc hay không? Không. Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng, cùng vợ và con cái họ ở đồng quê miền Bắc hay không? Không. Chế độ miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối Sô Viết của họ hay không? Không. Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng toàn trị hay không? Không.
Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này. Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách kinh điển của nhà báo, tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương. Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp còn mải mê giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh trông như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo cái tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các góa phụ chiến tranh trẻ với thân thể biến đổi đi chỉ vì muốn tìm một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là phải đối mặt với độc tài Cộng sản; hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như ngoài nông thôn biết đùm bọc lẫn nhau cùng những đàn trâu.
Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và các vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ về hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng Cộng sản nữa để mà trốn tránh. Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay bị chôn sống trong những ngôi mồ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa.
Tôi không có mặt vào lúc Sài Gòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị Quân Lực VNCH, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này. Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xẩy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh VNCH trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đáng lý họ phải thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927).
Khi tôi viết đoạn kết này, một ký giả đồng nghiệp thuộc loại học giả sinh năm 1975 khi Sài Gòn bị thất thủ, đã tự tạo cho bản thân một thứ tên tuổi bằng cách bêu xấu tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vâng, họ thật đáng bị bêu xấu. Đúng, đó là sự thật. Mỹ Lai có thật. Tôi biết, tôi đã có mặt trong phiên tòa mặt trận khi Trung úy William Calley bị kết án là có tội. Tôi biết cái tiêu chuẩn đếm xác chết được tôn sùng bởi đầu óc méo mó của các cấp chỉ huy quân sự cũng như dân sự thời đại Mc Namara tại Washington và bản doanh Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã làm tổn hại hàng ngàn mạng sống của người dân vô tội.
Nhưng không có hành vi tàn ác nào của một vài đơn vị vô kỷ luật Hoa Kỳ và VNCH có thể sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam nhân danh Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn không thừa nhận vì không ai có cái dũng cảm hỏi họ:
"Tại sao các anh thảm sát tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ?"
Với tư cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau:
"Tại sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại giết các bác sĩ người Đức ở Huế, và anh Otto Söllner tội nghiệp mà "tội ác" duy nhất là dạy trẻ em Việt Nam cách điều khiển một ban nhạc hòa tấu? Tại sao các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện Knights of Malta, làm cho một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội? Tại sao các anh không bao giờ tự xét lương tâm về những hành động đó, theo cách những người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi cái di sản khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư trong nước Đức và tấn công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?"
Hồi tưởng lại cuộc thử thách trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong tạp chí Der Spiegel, cô y tá Tây Đức Monika Schwinn nhớ lại cuộc gặp gỡ với các đơn vị chiến đấu Bắc Việt trên đường xuống phía Nam như là một trong những kinh nghiệm khủng khiếp nhất. Cô diễn tả cái cường độ của mối hận thù trên khuôn mặt của những tên lính đó và cô viết chính những tên Việt Cộng canh chừng phải khó khăn lắm mới ngăn chận họ không giết những người Đức ngay tại chỗ.
Không có ai sinh ra là đã hận thù cả. Sự thù hận chỉ có thể có được do dậy dỗ. Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa độc tài toàn trị là giỏi nhất. Trong cuốn tiểu sử rất hay nói về tay chỉ huy SS Heinrich Himmler, sử gia Peter Longerich diễn tả là ngay cả gã sáng lập viên cái lực lượng tàn độc gồm những tên côn đồ mặc đồ đen cũng khó lòng buộc thuộc hạ vượt qua sự kiềm chế tự nhiên để thi hành lệnh thảm sát Holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012).
Chính cái ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế làm những người còn sống sót mà tôi đã phỏng vấn cho là bị ám ảnh hơn cả. Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Lý thuyết và quan điểm đưa ra về cái thảm hoạ ấy từ trong tháp ngà của đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League thì không bao giờ đủ cả.
Trong một cuốn sách gây chú ý về đoàn quân Lê Dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tá đầy huyền thoại Pierre Charton và Tướng Võ Nguyên Giápsau khi Pháp thất trận tại Điên Biên Phủ (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay Cộng sản Việt Minh. Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để khoác lác ra oai. Cuộc gặp gỡ xẩy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên đang tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối địch nhau đã xẩy ra như sau:
Giáp:
"Tôi đã đánh bại ông, thưa Đại tá!"
Charton:
"Không, ông không đánh bại tôi, thưa Đại tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi, cùng sự hỗ trợ các ông đã nhận được từ người dân... bằng các phương tiện khủng bố."
Võ Nguyên Giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật. Cái nửa kia là các nền dân chủ như Hoa Kỳ đúng là không được trang bị về chính trị và tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến trường kỳ. Sự nhận thức này, cùng với cách sử dụng các phương tiện khủng bố đã trở thành trụ cột trong chiến lược của Võ Nguyên Giáp. Hắn nhận định đúng và hắn đã thắng. Thậm chí nguy hiểm hơn nữa là ngày nay các chế độ toàn trị đang chú ý đến điểm này.
Cho đến tận ngày hôm nay tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái kết luận tôi bắt buộc phải rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là: khi một nền văn hóa bê tha hủ hóa đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó sẵn sàng bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ. Nó còn thậm chí sẵn sàng xóa đi những mạng sống, sức khoẻ về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận. Điều này đã xẩy ra trong trường hợp các cựu chiến binh Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Tác động của sự khiếm khuyết đã ăn sâu trong các nền dân chủ tự do này rất đáng sợ vì cuối cùng nó sẽ phá hỏng chính nghĩa dân chủ và tiêu diệt một xã hội tự do.
Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng sự bi quan này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, khi quá khứ được khép lại, tương lai luôn luôn được mở ra. Là một Ki-Tô hữu tôi biết ai là Chúa tể của lịch sử. Chiến thắng của Cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội. Hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm chỉnh lại hậu quả tàn khốc đó, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam, tôi tin là họ sẽ cuối cùng tìm ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó rồi sẽ xẩy ra.
Trong ý nghĩa này, tôi bây giờ chỉ muốn xếp hàng vào đoàn xích-lô bên ngoài ga xe lửa Huế vào năm 1972, nơi chẳng có người khách nào quay trở lại. Chỗ của tôi ở đâu bây giờ? Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng?
From: The fruit of terror and the virtue of hope (Uwe Siemon-Netto)
Dịch giả Lý Văn Quý


Danlambaovn.blogspot.com

***

Tưởng niệm


Cuốn sách này được viết nhằm tưởng nhớ vô số các nạn nhân vô tội trong cuộc xâm chiếm Miền Nam Việt Nam bởi Cộng sản, đặc biệt là:
- Hàng trăm ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị tàn sát trong các làng mạc và thành phố, nhất là tại Huế;
- Hàng trăm ngàn chiến sĩ và công cán chính VNCH đã bị hành quyết, tra tấn hoặc bỏ tù sau khi chiến tranh kết thúc;
- Hàng triệu người đã bị xua đuổi ra khỏi quê hương và hàng trăm ngàn người đã bị chết đuối trong quá trình đi tìm tự do;
- Các chiến sĩ VNCH đã anh dũng chiến đấu khi đã mất tất cả và các tướng lãnh oai hùng đã quyên sinh vào những giờ phút cuối cùng;
- Các thanh niên Nam, Bắc Việt Nam động viên vào quân ngũ đã bỏ mạng trong cái gọi là "chiến tranh giải phóng" nhưng đã không mang lại tự do cho ai;
- 58.272 binh lính Hoa Kỳ, 4.407 Đại Hàn, 487 Úc; 351 Thái và 37 Tân Tây Lan đã hy sinh tại Việt Nam ;
- Các đồng hương người Đức, trong đó có BS Horst-Günther và Elisabetha Krainick, BS Alois Alteköster, BS Raimund Discher, GS Otto Söllner, Bá Tước Hasso Rüdt von Collenberg và nhiều người khác đã đến như những người bạn và phải trả giá bằng mạng sống của họ.
Uwe Siemon-Netto
Dịch giả Lý Văn Quý


Hiện tượng "trơ mắt cua"

JB Trường Sơn

Hiện tượng trơ mắt cua là thái độ của người ở trong cuộc, nhìn vào những sự việc xảy ra trước mắt mình và tỏ ra như không liên hệ gì đến mình và không có phản ứng để can thiệp hoặc giúp đỡ. Chẳng hạn trong một cuộc biểu tình, mình cũng nhập vào đoàn người diễu hành, nhưng đến khi có chuyện cần sự đóng góp sức lực cho mục đích chung, chẳng hạn cản ngăn bọn côn đồ hành hung một người trong đám người đồng hành với mình, thì mình chỉ… đứng trơ mắt nhìn, chẳng hề chạy đến để cứu nạn nhân hoặc là đến "chia xẻ" nổi đau khổ với người này. Đó là thái độ bất nhân tính, không phải là người có lương tri… mà là của người Cọng sản giết người quen tay cho nên mất hết cảm xúc trước sự bất công và đau khổ của đồng loại. Đó là thái độ súc vật. Hãy nhìn những con nai khi nhìn thấy đồng loại bị cọp beo ăn thịt, chúng giữ khoảng cách, chỉ biết từ đàng xa nhìn lại.

Phải chăng công an VN là bọn sói lang, và người dân chỉ là khán giả vô cảm trơ mắt cua?

Nhưng không ai trách bọn nai vì chúng không có vũ khí để đối phó với loài sài lang khác giống với chúng chuyên nghề cắn xé và ăn thịt chúng. Nhưng giữa đồng loại với nhau thì chúng cũng phải đánh nhau để tự vệ chứ không hèn yếu và trơ mắt cua đâu. Nhưng ở xứ của con người Việt cộng thì chẳng thấy "người" dân nào dám ra tay chống lại "người" Việt Cọng để cứu một "người" dân khác, họ thường "trơ mắt cua" để nhìn cảnh công an đàn áp và hành hung dân. Tại sao họ có thể có thái độ như vậy ?? Theo tâm lý chung là "họ sợ vướng nguy hiểm" như nạn nhân. Nhưng tại sao họ lại sợ ? Xin thưa là họ chưa chuẩn bị trước để đối phó hữu hiệu với những tình huống xấu, vì khi đã chuẩn bị sẵn sàng thì sẽ không còn sợ hãi. Có gì đau hơn đau đẻ ? Ấy thế mà chẳng có phụ nữ nào sợ đẻ vì họ đã biết rõ và chuẩn bị nên họ chẳng sợ, hơn nữa sau đau đẻ họ sẽ có đuợc thành quả lớn là đứa con nên họ luôn sẵn sàng. Đằng này khi tranh đấu cho độc lập tụ do và sự an sinh của mình, lắm người đã không chuẩn bị và không có tầm nhìn nhìn xa để thấy thành quả rực rở của độc lập và tự do như thế nào nên họ chỉ dùng cái phản xạ tự nhiên là "phóng chạy" hoặc "trơ mắt cua" hoặc chui vào nơi an toàn trú ẩn.
Trên chiến trường, tại sao không có hiện tượng trơ mắt cua ? Xin thưa là : Người ra chiến trường đều là những người đã được chuẩn bị để đối phó, họ có lập trường vững chắc là bắn chết kẻ thù chứ không để cho kẻ thù bắn chết mình, hoặc biết chấp nhận sự công bằng là mạng đổi mạng. Vì đã khẳng định lập trường khi tòng quân cho nên mọi chiến sĩ đều được huấn luyện cho cuộc chiến, và bài huấn luyện quan trọng nhất mà họ học được chính là vâng lệnh sĩ quan điều khiển để "cùng tiến cùng thoái". Nếu không có sự phối hợp trong hành quân thì rất khó thắng trận!

Joshua Wong cùng các bạn trẻ cùng tiến cùng thoái

Vâng lệnh sự điều hợp của người lãnh đạo là nguyên tắc của sức mạnh biểu tình. Ở Hồng Kông, người thanh niên trẻ Joshua Wong đã điều hợp giới thanh niên biểu tình rất tài tình và đã thắng chính quyền nhiều phen dù họ là những người dân tay không tấc sắt.và chính quyền thì dùng đủ loại biện pháp trấn áp để đối phó.
Tại sao người biểu tình Hồng Kông không bị đổ máu mà người dân Việt khi biểu tình lại bị đánh đến tét dầu, rách mặt, bầm tím cả người phải vào bệnh viện ?

Công an Việt Nam đánh dân Việt



Những nạn nhân cô đơn

Xã hội của loài cộng sản đã hóa thành xã hội của loài thú cho nên không thể dùng phương pháp lý trí của con người để thuyết phục chúng. Trước khi vụ Thiên An Môn xảy ra, phái đoàn sinh viên ở Bắc Kinh được mời vào họp cùng chính quyền ở thị sảnh, họ đã tưởng sẽ đi đến một thỏa hiệp theo kiểu của loài người, nhưng họ không ngờ chính quyền sau đó lại dở thủ đoạn của súc vật, dùng xe tăng và đại liên bắn vào dân biểu tình khiến hàng ngàn người chết. Một chính quyền mà xem dân như cỏ rác ếch nhái thì không còn là chính quyền của dân nữa mà là bạo chúa. Mà đã là bạo chúa thì dưới mắt họ không còn dân mà chỉ còn một đám nô lệ để sai khiến và bóc lột. Và con người đã vì sợ hãi mà tự biến mình thành những tên đầy tớ và nô lệ cho bạo chúa.
Không thể chịu đựng được nữa rồi. Dân Việt bây giờ không phải là lớp bần cố nông ngu dốt thiếu học, bị bưng bít và dễ bị tuyên truyền mê muội như cách đây 50 năm. Dân Việt giờ này đều có cặp mắt sáng, có trí tuệ minh mẫn để hiểu biết những chuyện tốt xấu xảy ra trên thế giới, biết rõ chế độ Cọng Sản là thứ phế thải, đã bị thế giới loại bỏ và cô lập, và giờ này bọn chúng chỉ còn lại một nhúm đang nhe nanh xòe vuốt để tự bảo vệ thành trì còn sót lại của chúng. Tuy chúng vẫn còn vũ khí để sát hại dân nhưng chúng đã hết đường sinh sản, chúng đang tuyệt hậu. Với dân số 90 triệu dân Việt thì lực lượng của nhân dân sẽ càng ngày hùng mạnh, trái lại, lực lượng co rúm của Đảng CSVN với chính quyền ung nhọt của chúng ngày càng suy tàn vì nạn thanh trừng nhau và chém giết lẫn nhau để giành ăn, ngoài ra chúng không hề được dân tiếp tế mà phải đi ăn cướp cạn.
Dân Việt muốn đứt điểm bọn Việt Cọng ác ôn này không phải khó, vì bọn chúng nó giờ này đã mất hết tự tin và lý tưởng, và một khi chế độ đã tự nhận thấy mình mất đi phương hướng thì đó là lúc chúng dễ bị suy sụp hơn hết. Nhưng tại sao chúng vẫn chưa suy sụp ?? Ấy là bởi người dân chưa tỏ ra cứng rắn đủ đối với chúng. Và trước sự do dự e dè của dân, chúng ra mặt đàn áp những mầm mống tranh đấu để chứng tỏ mình đang hùng mạnh. Thật ra càng đàn áp thì chúng càng chứng tỏ là đã cạn kiệt trí tuệ, đã hết phương nói dối để lừa phỉnh dân là mình yêu nước và bảo vệ non sông, mà ngược lại chúng càng lộ mặt là một phường rắn rết độc hại chỉ biết dùng nanh vuốt để xử lý chuyện quốc dân. Chúng kêu gọi đoàn kết, hòa hợp hòa giải, nhưng đoàn kết và hòa giải cái nỗi gì khi chúng trầm mình trong tham nhũng, đoàn kết nỗi gì khi đàn áp và bỏ tù mọi thành phần yêu nước đang hô hào chống bọn Tàu xâm lược hoặc đang phản đối sự phá hoại mội trường của công ty Formosa của Tàu Cọng ??
Đây là lúc chín muồi để người dân đứng dậy, vì chính nghĩa hiện nay đang thuộc về người dân . Và đây là lúc người dân cần phải ra sức để triệt hạ chế độ VC hèn với giặc ác với dân vì hiện nay chúng không còn một chút lý tưởng nào mà chỉ là một bọn bá đạo đang cố gắng cầm quyền để trục lợi cho riêng chúng mà thôi bằng cách chịu làm tay sai cho Tàu Cọng, bán nước cầu vinh.
Nguời dân hãy tận dụng thời cơ của bây giờ, khi nà bọn tay sai của tàu Cọng đang mất tinh thần để đốn ngã chúng.
Nhưng muốn có sức đánh lại bọn cầm quyền này thì cần phải đoàn kết và biết phối hợp hành động. Đoàn kết thì hiện nay cũng không còn khó vì mọi người dân ai cũng đều phẩn nộ trước những bất công quá lớn và quá lộ liểu của bọn cầm quyền, do đó sự đoàn kết sẽ tự động đến cùng lúc với sự phẫn nộ.
Tuy nhiên nếu chỉ phẩn nộ bằng thái độ mà không thể hiện bằng hành động thì nào có ích gì ! Khi thấy công an đánh người, hiếp dáp phụ nữ thì ai mà không phẩn nộ, nhưng họ đã phẩn nộ như thế nào ? Đáng buồn thay, họ chỉ đứng nhìn với cặp mắt đổ lửa, và cùng lắm là la ó phản đối mà thôi - những phản ứng vô tác dụng này lại khiến bọn chính quyền càng trở nên láo xược hơn và xem thường dân hơn. Cái cần thiêt là phải phẩn nộ bằng hành động.

Nhưng hành động cũng có nhiều cách, hành động cá nhân và hành động tập thể.
Hành động cá nhân có cái lợi, nhưng cũng có cái hại. Lợi ở chỗ là người nào làm nấy chịu không liện lụy đến tập thể, lợi hơn nữa là họ với tư cách đơn độc có thể ra đòn bạo động như chém giết Công An và Cán bộ để tạo ảnh hưởng lớn trong dân chúng và uy hiếp tinh thần của tập thể bọn công an, chẳng hạn vụ Đặng Ngọc Viết nả súng giết chết mấy cán bộ tại Thái Bình đã áp chế cướp đất của anh. Cái bất lợi là hành động cá thể dễ bị đàn áp và triệt tiêu, chẳng hạn vụ Đoàn văn Vươn nổ súng chống lại bọn cướp vựa cá của anh tại Tiên Lãng đã bị đoàn chó Công An vây hãm bắt bớ vô tù và tên đại tá công an Đỗ Hữu Ca người cưỡng chế vựa cá của anh thì lại được vinh thăng làm thiếu tướng. Chế độ cộng sản rất dễ dàng dập tắt những hành động phẩn nộ cá nhân. Chúng chỉ sợ hành động của tập thể.
Trước sự biểu tình ồ ạt của 10 ngàn dân Nghệ- Tỉnh cùng tiến cùng thoái chống lại vụ đầu độc môi trường của công ty Tàu cộng Formosa khiến chính quyền VC sợ teo ruột. Nhưng chúng vẫn nghĩ rằng chúng có thể phản ứng lại bằng bạo lực vì chúng biết rằng đám biểu tình có thể bị dễ dàng xé lẻ ra để đánh dập và bắt bớ.
Điều chúng mong là người dân không đoàn kết và rời rạc để chúng có thể tách riêng, ra tay đàn áp và bắt bớ. Điều chúng rất sợ là sự kết hợp không thể phân rả của người dân. Vì thế dân cân phải đoàn kết, nhưng phải đoàn kết nbư thế nào mới chống lại được sự đàn áp của chúng ?
Chúng ta thường nói đến đoàn kết nhưng chưa thực sự hiểu đoàn kết là hành động ra sao. Đoàn kêt là kết, là nối, là dùng keo sơn để dính lại với nhau thành đoàn. Chữ đoàn kết của Việt Nam chưa diễn tả hết nghĩa mà nên dùng chữ ngoại quốc là SOLIDARITY vì trong chữ này có gốc là SOLID có nghĩa là cứng như… Sắt Đá. Đoàn kết không phải là những cá thể được gom lại để rồi có thể dễ dàng bị tách rời như các đoàn biểu tình ở Viêt nam lâu nay mà đúng ra là mọi người phải dính vào nhau để trở thành một khối cứng như ĐÁ.
Ví dụ 100 người khi biểu tình đều buộc dây vào nhau, nắm chặt tay nhau, và khi đụng độ với công an đàn áp thì người này bị dính với người kia khiến bọn công an không thể kéo đi cả khối 100 người. khi chúng đánh một người thì cả 200 cánh tay vươn ra đỡ đòn và nhờ thế ngọn đòn của chúng không làm thiệt hại lớn cho một ai.
Tại sao trong các cuộc đàn áp, ta thấy chúng kéo lê một người hoặc nhấc bổng một người ném vào xe thùng của chúng như con heo đơn độc? Ấy là vì chưa có SOLIDARITY cứng như đá và liền môt khối. Chúng ta đã thấy có những linh mục bị đánh tét đầu hộc máu giữa đám đông giáo hữu mà chẳng ai biết đoàn kết để đỡ đòn bớt cho vị linh mục này, thật là xấu hổ mang danh Công Giáo, ngày nào cũng đọc kinh hy sinh cho tha nhân mà trong thực tế chẳng chịu gánh bớt đau khổ thể xác của người lân cận hay là của mục tử của mình. Đó là thiếu KHẮNG KHÍT KEO SƠN. Nếu quả thật là đoàn kết thì sẽ hành động giống như người mẹ thấy con bị đòn liền đưa lưng ra đỡ đòn giùm con mình vậy. Giáo dân Công Giáo là phải đỡ đòn dùm cho nhau trong những tranh đấu cho hòa bình và công lý vì đó là nhiệm vụ phụng sự cho chân lý của Thiên Chúa.
Chúng ta không nói đến tranh đấu bạo động vì bạo lực sẽ được đáp trả bằng bạo lực. Chúng ta chỉ nói đến biểu tình bất bạo động bằng SOLIDARITY cứng và hợp nhất như ĐÁ. Cũng vì đá là một khối vững chắc cho nên ông tông đồ Simon, khi được Chúa Giêsu chọn làm người lãnh đạo cho giáo hội của Ngài, đã được Ngài đặt tên lại là ĐÁ tức Kephas = Petra = Pierre (nhưng tên tiếng Anh Peter hay tiếng Việt là Phêrô của ông thì trật lất ý nghĩa)
Khi 100 người, 1000 người hoặc 10000 người Công Giáo đi biểu tình, họ phải là một khối ĐÁ khiến những kẻ đàn áp, dù dùng búa đập vào họ cũng không thể làm cho họ tổn thương.
Muốn trở thành TẢNG ĐÁ cũng khá dễ dàng nếu biết phản ứng cùng một nhịp. Khi một tảng đá lớn bị búa đánh một một bên thì cả toàn khối đều phản ứng chống lại cú đánh khiến đá không thể vỡ. Sự phản ứng cùng một lúc là đặc tính ắt có của SOLIDARITY.
Do đó, muốn có sức mạnh thì toàn thể người biểu tình phải có phản ứng đồng loạt mới khiến cho kẻ tấn công mình lùi bước.
Biểu tình theo kiểu ĐÁ là biểu tình bất bạo động, không tấn công người khác, nhưng lại có sức chống đỡ nhất loạt, cùng đưa tay một lúc gạt những cú dùi cui của kẻ tấn công mình, cùng đồng loạt nhảy vào ôm kẻ tấn công mình, cùng hét lên một tiếng hét lớn đồng loat, cùng nện bước xuống đường cùng loạt thì mọi thành lủy đều vỡ tan. Điển hình là vụ đánh sập thành Jericho của dân Do Thái xưa, toàn quân cùng dậm chân xuống đất cùng một nhịp mà thành lủy của đối phương bị sập tan tành.

Muốn cùng hành động đồng loạt thì phải học cách phản ứng theo lệnh phát ra, người điều khiển hô to đả đảo thì cả ngàn người cùng đồng loạt hô đả đảo khiến chim trời cũng hoảng hốt sa xuống, nếu người điều khiển hô to "hãy ôm chầm đối phương" thì toàn dân đồng loạt nhảy tới ôm chầm lấy bọn công an hay du đảng được họ thuê mướn… thì chắc chắn bọn chúng hết vẩy vùng và hung hăng đánh trả. Nếu họ bắt 1 người lên xe thì cả trăm người tràn theo lên xe sẽ khiến họ khựng lại không thể đàn áp tiếp.
Dân Việt thường không chịu nghe theo lời ai cho nên chẳng bao giờ có thể đoàn kết ở cấp tập thể, nhưng dân Công Giáo Việt Nam thì luôn có tinh thần chết vì đạo cho nên chuyện đoàn kết để tranh đấu cho nhân quyền và lẽ phải sẽ là … dễ ợt. Chỉ vì thiều tập luyện và thiếu người hô hào nên chưa thể làm gì lớn lao.

Hỡi những mục tử như Gm Nguyễn văn Khảm, Gm Bùi văn Đọc, Gm Nguyễn văn Nhơn, Gm Vũ Huy Chương v.v.. Hãy thử đứng lên thổi kèn hiệu lệnh coi thử đi, tôi chắc rằng các ông sẽ có khả năng chuyển dời núi như Chúa Giêsu đã nói, nhưng khốn nổi,  họ không chịu làm vì họ đang phục vụ cho bóng tối.
Nếu Linh mục Đặng Hữu Nam biết cách ra hiệu lệnh và giáo dục đoàn chiên biết trở nên đoàn kết và hợp nhất như Đá, thì chỉ cần một linh mục như ông cũng làm nên chuyện vĩ đại chứ chẳng cần loại mũ gậy sáng loáng vô dụng kia!

JB Trường Sơn

 

http://bacaytruc.com/

Đăng ngày 12 tháng 12.2016