Print

Tự hào dân tộc

Tác giả: ?

Nhớ lúc Hà Nội mới bắt đầu đổi mới sau 15 năm tình cũ với xã hội chủ nghĩa, ngăn sông cấm chợ. Có một tên Việt kiều ở Bolsa về Việt Nam kiếm cách đầu tư làm tiền. Hắn đem theo một thằng mỹ, thợ sửa ống nước, in danh thiếp là chủ tịch, còn hắn là phó chủ tịch.Hắn kể với mình, phải đem theo một thằng mỹ dù là loại ngu lâu nhưng người Việt rất nễ nang, dễ làm việc vì người Việt rất quý, ngại đám tây mũi lỏ còn người Việt hải ngoại thì chúng khinh như chó.
Trong tập hồi ký của ông Bùi Tín, có kể khi Mao Trạch Đông cho các cố vấn sang Việt Nam, giúp Hà Nội thực hiện Cải Cách Ruộng Đất, giết bao nhiêu người vô tội. Ông kể mấy cố vấn ngồi gát chân lên bàn, khạc nhổ tùm lum trong khi các lãnh đạo Hà Nội của phongtrào này, ngồi như học trò, một thưa Triết cố vấn, hai thưa Tổng cố vấn... Ngược lại đối với dân an nam thì chúng chửi rũa, đem bắn không nương tay. Đọc sách Hà Nội, thấy họ thần thánh hoá Mao Chủ tịch vĩ đại, Lê Nin vĩ đại, Hegel vĩ đại,..., nhưng không thấydùng "hcm vĩ đại".
Đọc báo Hà Nội, khi nào có tin gì hay ở Sàigòn thì họ dùng cụm từ "thành phố HCM" để khen tặng như đội bóng của "thành phố HCM" đã thắng vô địch,... Nhưng ngược lại những tin tức tiêu cực thì họ lại dùng từ "Sàigòn" như chiều nay công an đã bắt bao nhiêutrộm cướp, đĩ điếm tại "Sàigòn".
Mình đọc báo Tàu thì thấy có nhiều người Mỹ gốc Tàu muốn dạy anh ngữ tại Trung Quốc thì bị chê không nhận hoặc được trả lương thấp hơn mấy ông Tây, ông Mỹ mặc dù mấy người này có khả năng dạy anh ngữ cho người Mỹ chính gốc tại Hoa Kỳ, trong khi người Mỹ thì chưa chắc đã có trình độ tương xứng. Mình đoán chắc cũng tương tự ở Việt Nam.
Nghe kể mấy ông Việt kiều về Việt Nam xổ tiếng tây, tiếng Anh rùm trời nhưng khi ngồi với nhau thì nói tiếng Việt ra nước mắm thì không hiểu, đến khi mình về Việt Nam thì mới giác ngộ. Vào khách sạn mình đến lễ tân hỏi bằng tiếng Việt thì chúng bắt mình chờ, nhiều khi không thèm nhìn nhưng ngoại quốc vào là chúng đưa nụ cười với hàm răng vẫu ra chào từ khi mới bước vào cửa.
Khi mình hỏi bằng tiếng Anh thì cha con chúng xúm lại, nụ cười tươi như hoa, lòi hàm răng vẫu, một hai Yes Sir, tanh kiu ve ri mút. Sáng ra ăn sáng mà xổ tiếng an nam mít là tiếp viên cho ngồi cuối phố nhưng chỉ cần Good morning là được xếp chỗ ngồi đànghoàng, họ đến dọn ba thứ lỉnh kỉnh khi lấy thêm đồ ăn. Lần sau mình hỏi bằng tiếng tây thì có tên có ả còn bặp bẹ, rồi để chọc, mình hỏi bằng tiếng đức hay ý là cha con đứng như ngỗng ị.

Tại sao một Việt kiều về Việt Nam làm ăn phải trả tiền cho một tên thợ ống nước mũi lõ, thuộc dạng ngu lâu, đóng kịch để được Hà Nội xem là có người Mỹ làm ăn, hay Việt kiều phải nói tiếng mỹ mới được phục vụ tận tình. Không phải chỉ có người Việt khinh thườngngười Việt mà chính các công ty ngoại quốc cũng hiểu vấn đề này nên họ gửi nhân viên gốc Tây sang Việt Nam thay vì chuyên viên gốc Việt hay mướn chuyên gia Việt Nam rẻ hơn.
Ra hải ngoại, người Việt mình cũng đem theo tinh thần "trọng ngoại khinh nội". Có lần mình nhận được cú điện thoại của một tên Việt Nam, hỏi có phải mình vẽ và xây căn nhà số...., ở đường...., thành phố....? Mình trả lời đúng vậy. Tên này nói không ngờ cóngười Việt vẽ và xây đẹp như vậy rồi mướn mình vẽ nhà cho hắn. Mình vẽ và xây nhà, đa số cho khách hàng ngoại quốc nên hơi bực mình về câu nói khá lễ độ của tên mít này.
Có lẽ đó là DNA truyền kiếp của tên nô lệ da vàng gốc Việt. Một khi văn hoá của anh là nô lệ thì coi như tận cùng bằng số, nên anh xem đồng loại cũng ngu như anh thêm tinh thần Khổng giáo cho thấy chỉ có kẻ cai trị, vua chúa hay đảng là thông minh, sáng suốtcòn dân bị trị như mình chỉ toàn loài ngu khu đen.

Mỗi lần đọc bài của mình, nói về người Việt làm xấu ở hải ngoại như cán bộ ăn cắp, cháu nội của cựu tổng bí thư buôn lậu bị bắt, gái Việt sang Mã Lai, Tân Gia Ba làm điếm đứng đường,..., thì có tên bạn không ưa vì chạm tự ái dân tộc của hắn. Hắn nói cứ bêu xấu Tàu còn Việt Nam thì đừng vì con sâu làm rầu nồi canh. Khi mình nói về người Việt là mình cũng là một nhân tố trong cộng đồng người Việt. Mình không muốn làm con đà điểu, rút cổ trong cát. Xấu tốt gì cũng là Việt Nam, mình đều nhận hết.
Nếu có tin người Việt làm xấu quốc thể thì muốn ém nhẹm ngược lại, nếu có tin tức ai gốc Việt mà thành công thì ai nấy cũng hồ hởi, nhắc đến như ông bộ trưởng gốc việt, được vợ chồng người đức, nhận làm con nuôi, hay người tỵ nạn làm thứ trưởng Hoa Kỳ, tácgiả bộ luật Patriot.
Có đạo diễn Kim Nguyen, công dân Gia Nã Đại, phim của ông ta đạo diễn được đề cử cho giải Oscar thì người Việt ai nấy cũng hùa theo, hãnh diện như đạo diễn Trần Anh Hùng, ở Pháp. Báo chí Việt Nam thấy người sang bắt quàng làm họ, không cần tìm hiểu lí dovì sao những người ngoại quốc gốc việt phải bỏ nước ra đi, hỏi ông Kim Nguyen là trong tương lai có làm việc với Việt Nam thì ông này trả lời là Không, không có gì liên kết ông ta với Việt Nam. Lại viết báo chửi ông này mất gốc. Họ cướp tài sản, ép người taphải tìm con đường sống, vượt biển, bị hải tặc cướp để tìm một tương lai. Nay thấy họ thành công ở nước ngoài thì kêu gọi Khúc ruột nghìn dậm, ai không theo thì chụp mũ phản động, mất gốc.

Ơ Lỗ Ma Ni có một cầu thủ gốc việt tên Florentin Pham Huy, 19 tuổi, cha gốc Việt, mẹ người Lỗ đá rất khá cho đội Bucarest. Báo chí Việt Nam nhảy vào tung hô mình cũng có cầu thủ thuộc đẳng cấp quốc tế. Họ phỏng vấn cầu thủ này thì anh này tuyên bố là khôngvề Việt Nam đấu cho Việt Nam dù có trãi thảm đỏ. Cha anh ta là gốc việt nhưng anh ta cảm nhận có 10% việt còn 90% là Lỗ Ma Ni và hy vọng sẽ tranh tài cho Lỗ Ma Ni ở giải vô địch túc cầu thế giới.
90 triệu người mà không đào tạo được một cầu thủ với đẳng cấp quốc tế trong khi người gốc Việt ở Lỗ Ma Ni, chỉ đếm trên đầu ngón tay vì nước này đã bỏ chế độ kỳ thị của đảng cộng sản do gia đình Ceaucescu nắm giữ vài thập niên trước đây. Ngô Bảo Châu ra khỏiViệt Nam mới đoạt được giải Fields chớ ở Việt Nam thì chắc ngồi chơi xơi nước.
Người việt có cái bệnh buôn thành tích, muốn đạt đẳng cấp quốc tế nên đã không nghĩ đến thực tại của đất nước. Từng cá nhân hay nhóm đã cố nhòi người ra để chứng minh là người có đẳng cấp quốc tế. Có ông nào mua cái giường mấy triệu đô la để khẳng định đẳngcấp, nói cho thế giới biết là người Việt cũng có thể mua cái giường đắc giá.
Có bà nào mướn ca sĩ hạng siêu sao cho đám cưới, đón dâu bằng Roll Royce, tốn mấy trăm ngàn đô để rồi trốn qua mỹ ở, xù tiền nợ chưa trả cho các nông dân nuôi cá cho bà ta bán qua mỹ. Tại sao người ta có thể nhẫn tâm, khoe mẻ không trả tiền người nuôi cágiúp họ ăn sung mặc sướng.

Lí do mình viết, nêu cái xấu của người Việt để cùng nhau xem xét để tự cải thiện chức năng, đạo đức, giúp nhau hướng thiện. Mình không muốn chỉ đưa cái hay, cái tốt của người Việt còn cái xấu thì dấu như mèo dấu kít. Nếu người việt có tự hào dân tộc nhấtlà các cán bộ được nhà nước cử hải ngoại, phải giữ gìn danh dự, quốc thể cho Việt Nam.
Nhớ dạo ở New York, ông đại sứ Hà Nội ở Liên Hiệp Quốc đi câu cá với đám nhân viên của sứ quán, không có giấy phép, bị cảnh sát hỏi thì ông đại sứ tên B, đóng vai Chí Phèo, kêu "lô xì pít ing liềng". Đến khi cảnh sát đòi tóm về bóp thì mới rút thẻ ngoại giaora khiến báo chí đăng tải. Tên này dạo ấy được xem là ngôi sao của đảng cộng sản Việt Nam nhưng bị cú đó nên cuộc đời chính trị của hắn tàn theo thời gian.

Thật ra cả thế kỷ trước, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Chu Trinh, Nguyễn Bá Học,..., đã nêu lên những vấn đề này, những tật hư thoái xấu của người Việt cần được thay đổi. Khi con người nhận thức vấn đề, cố gắng sửa đổi và học tập những kỷ năng mới để trở thành thóiquen và thói quen sẽ thay đổi tương lai cuộc đời và dân tộc.
Người Tân Gia Ba, đa số là gốc tàu, khạc nhổ tùm lum nhưng sau khi dành độc lập, chính phủ mới của xứ này ra sức giáo dục thay đổi văn hoá từ ngàn xưa, nay đi xứ này không còn thấy khạc nhổ, xã rác,…
Nhiều người Việt, mình gặp cứ kêu là họ là người Nhật vì được người Tây Phương kính nể nhưng khi mình hỏi họ bằng tiếng Nhật thì họ ú ớ. Đọc báo có người nói là rất nhục khi ra hải ngoại với thông hành của Hà Nội vì bị xét rất kỹ, nhân viên sở di trú sở tại,xét họ như thú vật bị bệnh. Tại sao người Việt lại phủ nhận nguồn gốc của mình ở hải ngoại, không tự hào về nguồn gốc của mình.
Về Việt Nam lại nghe kể Việt kiều về nước dù mới đi có vài năm, nói tiếng việt như tây ăn mắm ruốc. Có nhiều người ngạc nhiên khi nghe mình nói tiếng việt, họ kêu răng mi còn nhớ tiếng việt. Chán mớ đời!

Nói cho đúng thì lòng yêu nước có thật nhưng nó chỉ đóng vai trò phụ trong sự chọn lựa của chúng ta. Ở âu châu, người Việt sinh đẻ tại bản xứ vì cha ông di dân sang trước thế chiến. Dù họ nay thành công, bác sĩ, kỹ sư nhưng vẫn luôn luôn mang mặc cảm concháu của người thuộc địa. Một số không muốn nói tiếng việt hay quan hệ với người gốc việt.
Mình nhớ khi xưa, mình có tham gia xin chữ ký của người Mỹ để nhờ quốc hội mỹ can thiệp, không dẫn độ các người Việt vượt biển về Việt Nam vì Liên Hiệp Quốc chấm dứt chương trình giúp người vượt biển, định cư ở nước thứ 3 sau khi ông Lý Quang Diệu gửi thư cho Bà Thatcher, nói về Hà Nội cho người Việt ra đi để làm giàu, vớt hết tài sản của họ,....
Một số người lạy lục, kêu nếu bị dẫn độ về thì sẽ bị Việt Cộng sát hại,... Sau khi sang định cư ở nước thứ 3 thì vài năm sau, họ lại chạy về Việt Nam làm ăn, đút lót cho cán bộ mặc kệ những người thiếu may mắn còn kẹt lại trên các trại tỵ nạn. Mình có tênbạn khi xưa học chung nhưng từ ngày thấy hắn về làm ăn với Hà Nội thì mình không thích dây dưa.
Người Việt mình có một dân tộc tính khác thường đó là đặt quan hệ, trao đổi với nhau trên một căn bản giả dối. Không ai nói thật những gì mình suy nghĩ nhưng lại muốn tất cả mọi người tin mình. Những câu nói như "mời nhưng lạy trời đừng ăn", họ khen nhaunhưng trong bụng lại chửi nhau. Mấy hội đoàn cứ kêu gào đoàn kết nhưng với ý nghĩ là dưới sự lãnh đạo của tôi vì tôi là thông minh nhất, là minh chủ.
Mình nhớ đọc báo việt ở hải ngoại nghe thiên hạ chửi nhau là đồ bán nước, mất gốc,... Những người viết hồi ký thì có cảm tưởng nếu họ cầm quyền thì hệ luỵ mất nước chắc chắn sẽ không bao giờ xẩy ra. Họ mang cái bệnh vĩ cuồng. Có người nói sao mình viết tuồngruột ra hết, không son phấn che đậy, vì mình biết mình thuộc loại ngu lâu đốt sớm nên tự nhận mình thuộc thành phần đại ngu. Ngu thì nói ngu vì mọi người đều biết nhưng không nói ra. Cả đời mình chưa bao giờ gặp một người Việt Nam nhận xét mình là không ngucả. Đồng chí gái còn kêu mình là đại ngu thì người ngoài cũng rứa.

Người Việt không yêu nước hay có yêu thì cũng rất tương đối. Người Cộng Sản yêu chủ nghĩa của họ hơn là yêu Việt Nam. Người Công Giáo yêu đạo của họ hơn là yêu nước vì nhất Chúa nhì Cha thứ ba Ngô Tổng thống. Họ chỉ lên tiếng khi Thái Hà bị cưỡng chế. Nhómphật tử Ấn Quang yêu quyền lợi của họ hơn là yêu nước nước hay nhóm Cao Đài, họ tranh đấu cho quyền lợi của họ hơn là cho Việt Nam... Người dân thì lo cho quyền lợi cá nhân và an toàn của gia đình họ hơn Tương lai Việt Nam. Ai chết mặc bây!
Có dạo đọc báo thì nghe thấy khán giả Việt Nam ném chai vào các cầu thủ Nhật sau khi đá thắng đội tuyển Việt Nam, trong khi khán giả, cổ động viên của đội Nhật Bản lặng lẻ rũ nhau lượm rác do cổ động viên quăn xuống đất. Việc cổ động viên ghét kẻ hơn mìnhlà hậu quả của sự đấu tranh giai cấp điên cuồng, tự khoác lên mình chiếc áo chủ nghĩa ái quốc cực đoan. Lịch sử nhân loại gần đây cho thấy việc coi mình phải giỏi hơn kẻ khác đã dẫn đến những chủ nghĩa phát xít, đã diệt chủng biết bao triệu người. Sau 75,Hà Nội tự cho mình là giỏi, là thiên tài đã nhanh chóng biến Việt Nam thành một trong những nước nghèo đói nhất thế giới, lạc hậu.
Nhớ dạo đó nghe kể, Hà Nội cần mua bánh xe cũ để dùng cho các xe trong nước nên hỏi mua một công ty Nhật. Công ty này hỏi lí do thì họ là thiên tài nên trả lời để làm dép râu cho bộ đội khi xưa vượt Trường Sơn, để bán cho du khách. Ngừoi Nhật thì muốn bớttốn tiền cước chuyên chỡ nên nói họ sẽ cắt dùm dép cho để khỏi tốn chỗ. Thế là Hà Nội nhận mấy tấn kiện hàng, dép cao su được Nhật Bản cắt. Chỉ biết câm như hến vì cái tính tự ái dân tộc dỗm.

Ra hải ngoại, người ta nhìn về cá nhân, làng xã của họ hơn là nhìn tầm quốc gia. Những hội thân hữu Sóc Trăng, Cà Mau, Cà Ná,..., thay phiên nhau ra đời, gặp mặt để nhảy đầm, ăn uống, quên những lời thề khi còn ở trại tỵ nạn. Có lẻ chúng ta thuộc phe bạitrận nên cố gắng quên đi quá khứ đau buồn của kẻ thua cuộc. Những người thuộc thành phần Việt kiều yêu nước khi xưa, giúp Hà Nội trong cuộc chiến nay bổng lặng câm, cố quên đi một thời ngu dại mà họ từng hãnh diện.
Gần đây, cá chết hàng loạt tại bờ biển Việt Nam mới thấy một thiểu số rất ít, chợt nhận ra là quyền lợi của họ đang bị đe doạ nên bước theo lời kêu gọi của những nhà tranh đấu dân chủ tại Việt Nam. Ngay mấy chũng sinh thừa sai cũng phải lên tiếng. Khi HàNội cưỡng chế đất đai thì mới thấy giáo xứ Thái Hà lên tiếng còn những người khác bị cướp đất thì không ai lên tiếng, chỉ lo quyền lợi của mình không bị phá rối. Hy vọng sự tàn phá khốc liệt của môi trường sẽ giúp mọi người nhận thức là quyền lợi của họ liên đới với nhau và sẽ đoàn kết tranh đấu cho tương lai của họ và con cháu.
Nói đúng hơn thì lòng yêu nước của người Việt tuy có nhưng rất mờ nhạt, lờ mờ. Làm sao người ta có thể nói là yêu nước mà lại đầy đoạ cả triệu người miền nam vào trại cải tạo, kinh tế mới, để cướp đất, nhà cửa. Người ta nhân danh tình yêu tổ quốc để giếtnhau chớ không phải để tha thứ, nhường nhịn nhau. Làm sao yêu nước khi họ ngăn cấm con cháu của "ngụy quân" không được học lên cao, không được đóng góp tài năng của họ cho đất nước.
Họ chỉ yêu quyền lợi của họ, họ sợ để đám giỏi, có trình độ được ăn học thì sẽ lòi cái dốt của họ ra. Họ chạy chọt bằng cấp tiến sĩ nhưng dốt đặc cán mai. Họ khoe bằng cấp lấy từ Hoa Kỳ mà không khạc được một câu ngoại ngữ. Họ sợ mất sổ lương hưu của họ nên ủng hộ đảng đến cùng như một ông tướng về hưu tuyên bố.
Làm sao họ yêu nước khi họ sẳn sàng bỏ hoá chất tẩy thịt heo cũ thành trắng, làm gà chết thành vàng óng, lấy Cá chết nấu cho dân ăn. Làm sao có thể gọi họ yêu nước khi họ chỉ đứng đường hay núp trong góc để bắt người lái xe, phạt kiếm tiền hay chôm đồ củaxe bị họ bắt giam.
Làm sao gọi yêu nước khi mấy ông tây kêu gọi làm Hà Nội sạch (keep Hà Nội clean), dạy anh ngữ, cuối tuần rũ nhau đi vét mương cống thì họ lại kêu mấy ông Tây, Nhật không xin phép trước khi vét mương là phạm luật. Thay vì cám ơn ông Tây bà Nhật thì lại lêntiếng nạt nộ, sao không xin phép làm những việc mà chính họ phải làm theo bổn phận đầy tớ nhân dân. Tây sang Việt Nam làm việc nhưng thấy gần nhà dơ dáy bẩn thiểu nên rũ nhau đi vét mương cho bớt muỗi. Người Việt thay vì giúp mấy ông Tây một tay, chỉ đứngchỉ chỏ xem như người bàng quang còn chủ tịch phường thì la hét bảo sao không xin phép ông ta. Chắc là do bọn phản động xúi.

Nếu người ta yêu nước thì người ta phải yêu nhau, đùm bọc nhau như câu ca dao mình học khi xưa "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng". Gần đây, các ghe đi đánh cá bị tàu Trung Quốc đánh phá, giết ngư phủ nhưng Hà Nội vẫnmột mặt kêu là tàu lạ nên không bố ráp, giữ gìn an ninh cho ngư phủ trong khi Nam Dương bắn chìm mấy tàu đánh cá của Trung Quốc để bảo vệ lãnh thổ và cơm ăn áo mặc cho ngư dân của họ.
Trung Quốc kéo dàn khoan đến thì Hà Nội không làm gì cả. Khi những người yêu nước chân chính bày tỏ sự căm phẩn thì bị công an quản thúc tại gia. Ai đi biểu tình là bị đánh như kẻ thù. Điểm ngạc nhiên là những vụ biểu tình vừa qua, không thấy người dân cầmcờ đỏ sao vàng đi nữa. Họ không tin vào tổ quốc nữa, họ chỉ tin vào chính họ vì tổ quốc sẽ không bao giờ bảo vệ họ. Ngừoi dân chỉ muốn có một môi trường trong sạch nhưng cũng giam, đánh đập tàn nhẫn đến du khách ngoại quốc phải quay phim.

Lòng yêu nước yêu quê hương tuy mập mờ với người Việt nhưng là một mẫu số chung để giúp Việt Nam thoát khỏi cảnh diệt vong rất gần, thôn tính của Trung Quốc. Làm sao để giúp cường độ yêu nước của người Việt khi họ không thương nhau, kỳ thị nhau,...?
Niềm tự hào dân tộc nằm trong trái tim của mỗi người nhưng người Việt tự giam nó bởi sự hào nhoáng bên ngoài. Sự hào nhoáng tập tễnh ấy cho thấy sự thiếu trưỡng thành của dân tộc, chỉ rêu réo những câu tuyên bố sáo rỗng như 20 năm tới, Việt Nam sẽ thành mộtcường quốc về kinh tế như Nhật, Nam Hàn trong khi một bộ trưởng khác chia sẻ là nếu không thay đổi Việt Nam sẽ thua cả Lào và Cao Miên trong hai năm tới.
Làm sao chúng ta có thể bằng Nam Hàn khi 90,000 hàn kiều tại Việt Nam làm ông chủ trong khi 90,000 Việt kiều tại Nam Hàn là lao công, dâu xứ Hàn. Thậm chí còn di dân lậu để kiếm tiền nuôi gia đình ở Việt Nam.
Niềm tự hào dân tộc, nếu có, sẽ đánh thức từng người, cuộc sống không chỉ cần riêng cho chính mình và gia đình được no ấm, hạnh phúc còn thì vô tâm với thế giới xung quanh mình.
Mình nghĩ người Việt thật sự có đẳng cấp quốc tế, khi biết đau xót từ những chuyện bốc hốt trong các tiệm ăn buffet, biết tức giận khi thấy bạo hành con nít, phụ nữ, quan tâm đến những bất công xã hội, những người già chịu những oan khiên của bạo quyền.
Từ quê hương tôi chợt nghe tiếng gọi
Của giống nòi đang quằn quại đau thương
Trăm phố phường vang lên nghìn lời nói
Nói tôi nghe nỗi khổ của dân tôi
Sống lầm than, tại sao phải lầm than?
Bom thôi rơi, tiếng súng cũng im rồi
Sao dân tôi vẫn còn trong đói khổ
Cho nụ cười vẫn chưa nở trên môi
Cho oán hờn đang sôi sục tim tôi
Trong tim anh, và tim của mọi người
Con tim này đạn bom cày không nát
Sẽ quật cường và mãi mãi hiên ngang
Từ quê hương tôi chợt nghe tiếng gọi
Của giống nòi đang phẫn uất vùng lên
Trăm phố phường là nghìn cây đuốc sáng
Sẽ bóp tan dấu vết của bạo tàn
(Phan Văn Hưng - Đinh Tuấn)

Nguồn: Internet
 _________________
 
 
Hầu hết người Việt mới sang định cư nước ngoài thường bị ghét. Sự khác biệt từ ý thức hệ, lời nói, suy nghĩ, khiến người Việt lâu năm (sống ở nước ngòai) dễ mang cảm giác dị ứng. Đó lại là sự thật. Bản thân người Việt mới sang một quốc gia nào đó thường tự làm cho người ta không “ưa” mình. Chính họ tự làm (cho) người ta dị ứng, chứ không phải (vì) sự kỳ thị của lớp người đi trước.
Quan điểm của nhiều người ra nước ngoài ngày hôm nay đa số vì kinh tế, muốn con cháu tiếp xúc nền giáo dục tốt hoặc vì muốn mình trở thành Việt kiều – hơn là tỵ nạn chính trị. Đôi khi lời nói (của) người mới qua dễ (gây) tổn thương các thế hệ đi trước – (các) thế hệ (đã) trải qua đau thương lịch sử để được (có) hôm nay cho thế hệ tiếp theo đón nhận. Thế hệ cha ông chính là người có công đặt viên gạch đầu tiên gây dựng nên cộng đồng với những khu phố Việt, hệ thống cơ sở thương mại Việt và cả ngân hàng nói được tiếng Việt.
Các lớp người mới đến định cư hầu như không phải trải qua giai đoạn khó khăn cơ cực đi lên. Đa số đều được người thân trải đường giúp đỡ, không phải trả giá bằng mạng sống và nước mắt. Họ cũng không phải sống trên sự tiết kiệm, dành yêu thương trên từng thùng quà hay phải gởi tiền hàng tháng giúp gia đình còn lại bên kia bờ đại dương. Vì thế thái độ xem thường cho rằng đó là điều đương nhiên mình được hưởng những cái miễn phí tại xứ người. Người mới qua hầu hết trên 50% sống ích kỷ, đặt cái tôi hàng đầu – một sự khác biệt lớn giữa thế hệ trước (đã) hy sinh cho người thân.

Nhiều quan điểm, ý nghĩ sai lầm dẫn đến sự xa cách trong các mối quan hệ gia đình lẫn bạn bè. Thực ra bất kỳ điều gì cũng phải trả giá từ các thế hệ cha ông, và không gì (tự) trên trời rơi xuống. Ngay cả “Freedom is not free.”
Đừng vội vàng vô ơn quay lưng lại những người (đã) giúp mình. Đừng chê người ta nghèo hơn mình. Đừng than buồn không có tô phở nóng sáng sớm như quê nhà, toàn thực phẩm đông lạnh. Chán. Đừng than không ai nhậu bia, karaoke thường xuyên. Đừng nói thẳng “thà ở Việt Nam vui hơn và có tiền Việt kiều gởi về.” Đừng chê ở Mỹ kiếm tiền khó, không bằng Việt Nam…
Hãy biết trân quý những gì ta đang (được) may mắn hơn hàng chục triệu người (khác) bởi lẽ không phải ai muốn xuất ngoại cũng được. Không phải ai bỏ tiền ra 50 hay 60 ngàn đô la/mỗi đầu người là (có thể) đi qua được trời Tây. Lấy giả chồng (vợ) chưa chắc đến nơi dù bỏ tiền. Diện đầu tư không hẳn lúc nào đều dễ dàng.

Thay vì yêu quý cái mình có thì đừng tỏ ra ta đây hơn người và bất cần. Nếu yêu thiên đường thì nên về luôn, vé máy bay một chiều. Không nên xem đây như một quán trọ đi đi về về. Con người đứng núi này trông núi nọ và thực sự không trung thành một tổ quốc nào thì con người ấy xem như bỏ.
Bản thân bạn đã làm cho người ta ghét và khó hết lòng với nhau.
Không nên lợi dụng đất nước cho con cái mình hưởng miễn phí từ thuế nhiều công dân khác (đã và đang phải) làm việc vất vả đóng (vào) thành ngân sách (quốc gia). Không nên về Việt Nam hưởng thụ nhưng qua trời Tây lại gian dối lươn lẹo, qua mặt chính phủ để hưởng các phúc lợi xã hội. Đó là sự không công bằng và làm xấu đi hai chữ người Việt hải ngoại.
Những câu khó nghe nên về quê nhà nói hơn là (cứ) vô tình hay cố ý chà đạp lên tinh thần yêu tự do, dân chủ mà người ta phải bỏ mạng trên Biển Đông của hàng triệu đồng hương. Nếu ai cứ hay bào chữa (cho) chế độ Cộng Sản, khen vui khen sướng thì hãy về bên (đó) ở mới là có lòng tự trọng. Chê mà cứ nhờ vả thì nhục vô cùng.

Anh là ai, chị là ai, chẳng là cái quái gì nếu chưa cống hiến gì cho vùng đất mới mình (sang) sống. Hãy thể hiện trên hiệu quả công việc và sự đóng góp của một công dân. Còn đi hai mặt (thì) cuối cùng chỉ tự làm nghèo nhân cách mình mà thôi. Khó lấy niềm tin người Việt đồng hương nếu bạn thuộc thành phần khó tin. Ngay người nước ngoài bản xứ cũng không tin và đánh giá thấp bạn.
Vấn đề quan trọng cần phải nhớ đến rằng các nước tự do nơi bạn đang sống cho bạn biết bao cơ hội vươn lên nhưng không bao giờ (lại để) có cơ hội phách lối xem thường người khác. Là người, hãy gắng học hỏi văn hóa xứ người: sự biết ơn, trách nhiệm và sống trung thực. Nếu không chịu tiếp thu, bạn sẽ tự đào thải chính bản thân, khó hội nhập thế giới xung quanh.

Hãy chọn một quê hương và sống hết mình làm gương cho con cháu. Đừng đánh giá vội vàng ai là nghèo, là thua mình. Bạn sẽ nhận lấy sự khinh bỉ xa lánh từ từ dù người ta không nói ra.
Qua xứ người mà cứ suy nghĩ thiển cận, không mở cái trí óc ra (mà) nhìn thấy (mà) so sánh thì càng làm người ta ghét mình. Bảo thủ cố chấp không chịu tiếp thu thì trước sau ai cũng rời xa. Cái tính toán hơn thua quyền lợi, sống cho cái tôi và cái gian xảo học tại xứ thiên đường XHCN nên chôn sống nó đi. Sử dụng điều ấy trên đất tự do thì khó tránh pháp luật, nó sẽ “chào hỏi” bạn. Lúc đó mếu máo cười khóc không kịp. Cuộc sống mới nên nhập gia tùy tục khi bỏ quê hương ra đi. Bạn đã xin vào nước người ta ở thì đừng để người ta khinh.

Không ai bắt bạn (phải) đến trước cửa nhà của đất nước họ, (mà chính) bạn (phải) tự nguyện cầu xin thì phải biết điều và chấp nhận mọi sự để làm người tử tế. Bước đầu tiên bắt đầu làm lại cuộc đời thì phải học cái nhân văn, học cái hay để không làm tổn thương cái chữ “người Việt Nam.” Còn sống xứ người mà hồn (cứ) ở Việt Nam thì nên về bên (ấy) sống. Không nên tận dụng cái ưu điểm nơi mình định cư rồi lại làm lợi cho (cái) nước (mà mình vừa) bỏ ra đi! Cuối đời, lại quay về tận dụng chính sách ưu đãi người già xứ người thì chẳng khác nào tự vả vào mặt mình.
Hãy gắng sống chân thành bằng cái tâm của mình thì cuộc đời sẽ luôn mỉm cười với bạn.

Bài viết, nhận định của nhà văn Thạch Thảo  

Nguồn: Internet

__________________

Trí nhớ của Việt kiều

Trần Mộng Lâm

Đúng ra đây là thái độ chọn lưa của đám người không muốn nhắc đền những đau thương mất mát chung, kể cả của chính họ....để dễ có lý do hưởng thụ trước nỗi đau của đồng bào còn sống tại quê nhà...ví trí nhớ họ rất tốt, họ rất khôn...khôn tới mức làmnhư đã quên, thậm chí còn đón gió trở cờ vì nhìn xa thấy rộng lợi danh chờ đón họ..thật ra chẳng quên....
Bây giờ, sau nhiều năm định cư, tình hình tài chánh đã cho phép người ta đi du lịch, hay trở về Việt Nam thăm quê hương, quên hẳn thời gian trước đây, còn gian nan khi mới mất nước, tháng tư năm 1975.
Bây giờ, người ta không muốn nhớ tới thời gian còn ở trong trại tỵ nạn, áo thung, quần xà lỏn, sắp hàng nhận từng thùng mì, hay một vài nhu yếuphẩm mà các cơ quan của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc phân phối cho các thuyền nhân ở Mã Lai hay Thái Lan, Hồng Kông.
Bây giờ, với thông hành của Mỹ, Pháp, Canada, người ta thấy mình sang trọng hẳn lên. Những điều nhận xét trên đây không đúng với toàn thể những người tỵ nạn, đã một thời là những thuyền nhân, hay nếu may mắn hơn, được ra nước ngoài ngay khi mất nước năm 1975.Tuy nhiên, nhận xét trên không phải là sai đối với một số rất đông.
Thực ra, nếu không nằm trong số này, thì người ta đã không đặt chân trở lại Việt Nam để ăn chơi hay làm ăn, chứ không phải vì thăm nom cha mẹ già nua.
Trí nhớ, theo các nhà khoa học, cần có một giai đoạn tiếp nhận, tồn trữ, và sau cùng, nhớ lại. Não bộ cũng chia ra từng vùng, có vùng cho trí nhớ ngắn hạn, cũng có vùng cho trí nhớ dài hạn.
Lại còn trí nhớ lien quan đến văn hóa, trí thông minh, nguồn gốc.
Nhưng cũng có loại trí nhớ dành cho những biến cố đặc biệt trong đời mỗi con người. Nếu là những điều không tốt đẹp, thì trí nhớ này rất phù du.Tôi xin đơn cử một trường hợp mới đây, BBT một Kỷ Yếu của một nhóm cựu học sinh một trường tăm tiếng ở Việt Nam nhận được một bài viết của một thành viên viết về thế hệ những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Hai cuộc chiến tranh, hai lần di cư.
Người viết chỉ muốn nhắc lại thân phận của những người mất nước vì họa CS , tại sao có sự hiện diện của họ tản mát trên khắp các nơi trên thế giới, với mục đích cho cháu con saunày nếu có dịp đọc Kỷ Yếu của mình và các bạn, hiểu được nỗi gian nan của thế hệ cha ông.
Bài viết đã bị một thành viên trong BBT phản đối kịch liệt, cấm đoán:
Muốn cho con cháu hiểu nguồn gốc tỵ nạn của mình, thì về nhà viết gia phả đi.
Thì ra, viết kỷ yếu, mà viết về thân phận mất nước của mình, cũng không được hoan nghênh, có lẽ làm bạn bè mất hứng. Người ta chỉ thích các kỷ niệm đẹp, những cái vui, những no đủ rượu bia, những hình ảnh du lịch mũ áo xênh sang, thăm Tầu, viếng Nga, hay ít ra thì cũng Vịnh Hạ Long..

Bài viết này không chủ ý công kích một ai hết, mà chỉ để nói lên một sự kiện, là hiện nay tại hải ngoại, gió đã xoay chiều. Người ta sợ nói chuyện chính trị, người ta sợ chào cờ, người ta không thích nói tới tranh đấu, dù là tranh đấu cho những gì mà họ đã được hưởng, trong khi người ở trong nước không có được.
Hải ngoại đã e dè như vậy, trách chi người trong nước !!
Tổ Quốc Lâm Nguy, Chúng Ta Còn Mê Muội Đến Bao Giờ ??

Một người bạn cũ viết cho tôi: “Tại sao anh chống Cộng một cách quá khích đến thế? Trước hiểm họa mất nước về tay Trung Công, tôi nghĩ mọi người Việt Nam đều phải gác thù riêng, để đoàn kết chống ngoại xâm”.
Tôi nghĩ người bạn của tôi muốn khuyên tôi không nên chống phá, làm suy yếu, mà trái lại phải  hòa hợp, hòa giải với đảng, chính phủ đang cầmquyền tại Việt Nam, để tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc,  chống lại bọn xâm lược Bắc Kinh.
Tôi xin cám ơn lời khuyên của bạn, nhưng xin trả lời một cách chân thành rằng: nếu bạn tin rằng cái đảng ấy, cái chính phủ ấy còn nghĩ tới Việt Nam, thì bạn có thể có lý. Ngày xưa, đức Trần Hưng Đạo đã bỏ thù nhà để trả nợ nước, việc đó sử sách còn ghi.
Tuy nhiên, có những lý do để chúng ta không thể nào ngưng việc chống đối . Những lý do đó là:
Ngần ấy việc đủ khiến một người thông minh bình thường cũng nhận ra rằng: Đảng CS và nhà nước Việt Nam đã bị Bắc Kinh mua rồi. Đảng CS VN đã phạm phải một sai lầm là dưa vào sức mạnh của Bắc Kinh để chiến thắng. Nay họ khôngsao có thể thoát được sự chi phối của đảng CS Trung Hoa. Một câu hỏi nữa được đặt ra là trong số những đảng viên cao cấp của đảng CS Việt Nam, có bao nhiêu người làm việc cho đảng CS Trung Hoa, có bao nhiêu người là người gốc Trung Hoa hay là người Trung Hoathuần túy, vì một người Trung Hoa, học và nói tiếng Việt thành thạo (Việc này đâu có khó gì), thì không ai có thể phân biệt ai là người Việt, ai là người Tầu.

Vậy thì chúng ta không thể mãi mãi mê muội để nghĩ đến sự hòa hợp, hòa giải với bọn người đó.
Hỡi những ai còn cho rằng mình là con rồng, cháu tiên, còn coi mình là người Việt Nam, chúng ta chỉ còn một con đường để cứu nước, là tiêu diệt cái “Đảng và Nhà Nuớc” đó đi.
Vấn đề không phải là chống Cộng, là quá khích.
Vấn đề là phải cứu Nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Không còn con đường nào khác, chúng ta đang ở giờ thứ 25.
Hỡi các người Việt Nam, ở trong nước, ở ngoài nước, ở trong đảng Cộng Sản, hay ở ngoài đảng Cộng Sản ( Vì ở trong đảng CS, cũng còn có những cá nhân chưa bán mình cho quỷ) trong ngành Công An, trong quân đội, trí thức hay thường dân, nông dân, công nhân, xinmọi người nhớ kỹ một điều : Tổ Quốc đang lâm nguy, chúng ta còn mê muội đến bao giờ ??


1) Trước 1975, Phạm Văn Đồng đã ký công hàm bán nước cắt biển dâng cho Trung Cộng..
2) Sau khi nắm chính quyền, các nhà cầm quyền Việt Nam dưới sự chỉ đạo của đảng Công Sản đã ký các hiệp ước về biên giới cắt đất cho ngoại bang.
3) Người Trung Hoa được phép nhập nội đi từ Bắc vào Nam không cần xin phép, lập gia đình, lấy vợ, lấy chồng, đẻ con không bị chi phối bởi một đạo luật nào về Di Trú.
4) Các công ty trung Cộng được quyền khai thác các tài nguyên nằm trong lòng đất nướcViệt Nam.
5) Các người dân Việt Nam muốn phản đối chính sách xâm lược của Bắc Kinh, đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam thì bị giam cần, hành hạ, kỳ thị, tuy họ chẳng phạm một tội ác nào.

"When you cannot defend freedom through peaceful means, you have to use arms to fight..." Marek Edelma.

Trần Mộng Lâm
__________________

Bài viết xưa

 

“Tống cổ về Việt Nam ăn…”

Kiều Phong Lê Tất Điều

Ông Võ văn Ái là chủ nhiệm tờ Quê Mẹ. Ông Nguyễn viết Ty là chủ nhiệm tờ Đoàn Kết. Cả hai tờ cùng xuất bản ở thủ đô nước Pháp nhưng lập trường đối nghịch nhau như sáng với tối, như địa ngục và thiên đường, như chiến sĩ quốc gia và bồi bút Cộng sản.
Tờ Quê Mẹ, như phần lớn những tờ báo của người Việt lưu vong, thường đem tội lỗi của Đảng Cộng sản Việt nam ra phân tích cặn kẽ, châm trích cay nghiệt. Tờ Đoàn Kết thì như tất cả những tờ báo của những đảng viên cộng sản trẻ tuổi, đang lớn, ra công bảo vệ sự sáng suốt của Đảng cũng như sự rực rỡ tên vàng của bác Hồ, khoe khoang nước giàu dân mạnh, Việt nam đói rách hiện nay chính là đuốc soi đường cho nhân loại…
Làm công việc khen ngợi một bọn độc tài, bảo vệ uy tín cho một chính quyền cỡ như chính quyền Hà nội hiện nay quả là một việc làm có tính cách Mác xít, vì nó đòi hỏi sự lao động cật lực, vất vả lắm. Còn những người làm công việc giễu cợt ở tờ Quê Mẹ thì cóvẻ khơi khơi, thoải mái… Một bên chê, một bên kia ra công nâng bi, hận thù to dần.
Cho đến một hôm, Nguyễn viết Ty, chủ nhiệm Đoàn Kết chịu không nổi nữa, hắn viết cho ông Võ văn Ái và tờ Quê Mẹ những dòng nguyên văn như sau:
“ Kể từ nay tôi rất mong ông Võ văn Ái và Ban biên tập Quê Mẹ đóng miệng chó lại – chứ không có ngày sẽ vỡ mặt và bị tống cổ về Việt nam ăn cứt, Chủ báo Đoàn Kết Nguyễn viết Ty, 70 Rue Magazine 75006 Paris quyết liệt tranh đấu”.*
Những lời lẽ trên đây được in trên tờ Đoàn Kết, in nguyên thủ bút của tác giả. Có lẽ chủ báo Nguyễn viết Ty cẩn thận, sợ không đăng chữ viết tay của mình lên thì không ai dám tin là hắn lại có được những câu văn chương xuất thần bay bướm lả lướt như vậy.

Trước hết phải công nhận ngay một giá trị khó chối cãi của năm dòng văn chương có đầy đủ chó với cứt đái của chủ nhiệm báo Đoàn Kết: Nó độc đáo lắm, độc đáo không ngờ. Đoàn Kết đại diện cho tiếng nói lập trường của nhà nước cộng sản Việt nam ở Pháp, ở thủ đôvăn hóa, lâu nay Đoàn Kết cũng cố gắng nhiều có đưa ra những bài văn ghê gớm, nhưng chỉ có những dòng như trên mới thực sự đại diện cho tư cách, lập trường và nền văn minh của chính phủ ta. Nó vừa độc đáo vừa cô đọng, đáng được đem về dâng cúng ở ngôi mộ củabác Hồ để bác được thêm một dịp vui mừng về nền văn chương của con cháu bác, những đứa ở xa vẫn nói và làm đúng theo lời bác dậy.
Cán bộ Nguyễn viết Ty nên cám ơn ông Võ văn Ái và ban biên tập Quê Mẹ. Lâu nay chắc cán Ty có viết bài, có hoạt động văn chương với tư cách chủ nhiệm, nhưng tài nghệ của cán Nguyễn viết Ty không mấy ai rõ. Chính nhờ Quê Mẹ chọc ghẹo, chế diễu, cán Ty nổi sùnglên mà văn tài bỗng phát tiết hết ra, lồ lộ thành câu thành chữ, tinh anh của người nhà nước chỉ trong có mấy câu ngắn ngủi đã hiện rõ mồn một, khách thập phương bỗng dưng được một dịp cười chết bỏ.
Có lẽ quí vị độc giả không nên cười nhiều vì e rằng chúng ta đang cười trên sự đau khổ của người khác. Cán bộ Nguyễn viết Ty, trong cơn giận dữ đã tiết lộ hơi nhiều bí mật quốc gia, bí mật của Đảng, và quan trọng nhất tiết lộ những điều anh ta chỉ dám nghĩ lén trong đầu.

“… VỀ VIỆT NAM ĂN CỨT”. Chủ nhiệm Đoàn Kết viết như thế. Lạ quá. Những người Việt di tản còn nhớ là trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 không có ai dùng cứt làm món ăn cả. *Nay một cán bộ của nhà nước mời gọi người ta về Việt nam ăn món ấy, thế chắc là Cách mạng đã phát minh ra một món ăn mới?
Và chắc các đồng chí Đảng viên cao cấp đã có thử cả rồi mới tính phổ biến sâu rộng trong quần chúng! *Lâu nay chúng ta cũng đã từng nghe là nhà nước không cho dân dùng cầu tiêu máy để nhà nước tịch thu phân làm phân bón, phân quí hơn vàng…nhưng quí đến độ thành ra thực phẩm cho người Cách mạng, đến nỗi một cán bộ đem món ăn đó dính liền với Quốc hiệu thì thật quả là ít ai ngờ.
Dù sao chuyện vô tình tiết lộ về một thực phẩm mới do Cách mạng phát minh vẫn không tai hại bằng chuyện tiết lộ những điều nằm trong tiềm thức của chính Nguyễn viết Ty, cán bộ hải ngoại, chủ báo Đoàn Kết.

“Tống cổ về Việt Nam ”…Thế thì Việt nam là một nhà tù, một địa ngục? hay là cả hai?
Surprised smile Có thể nghĩ Nguyễn viết Ty quên tiếng Việt? Anh ta là cán bộ mới được cử ra ngoại quốc tuyên truyền, hay đã ở Pháp quá lâu? Nhưng giả thuyết quên tiếng Việt không ổn, vì anh ta là chủ nhiệm tờ báo của Đảng. Chắc chắn con người ấy còn đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ… “bị tống cổ về…” sau những chữ ấy là một nơi đáng sợ, đáng ghê tởm, là hình phạt, là cái chốn mà con người không muốn sống. Không ai nói “tống cổ về thiên đường, tống cổ về chỗ… ấm no hạnh phúc”. Người ta chỉ nói “Tống cổ mày xuống địa ngục, tống cổ mi vào tù, tống cổ nó vào chuồng cọp”. Như thế Nguyễn viết Ty đem Việt nam ra dọa “tống cổ” người ta về...chả hóa ra Việt nam là chỗ đáng ghê sợ, đáng tởm lắm sao? Anh ta trong lúc thảng thốt, đã tính đồng hóa xã hội Việt nam bây giờ với một thứ nhà tù, một địa ngục, hay một chốn lưu đầy ?
Điều khốn khó cho anh ta là, trong lúc “hốt hoảng” anh ta đã nói lên cái sự thực không làm ai ngạc nhiên. Cả thế giới đã tố cáo Việt nam là địa ngục, là nơi con người sợ chết khiếp nếu bị sống trong đó, là trại tập trung là nhà tù khổng lồ. Nếu hai ông Ngụy dọa nhau: tống cổ mày về Việt nam, điều ấy rất có ý nghĩa, ai cũng hiểu.
Nhưng Nguyễn viết Ty, anh ta là cán bộ cao cấp, nhiệm vụ căn bản mà Đảng giao phó là phải ăn gian nói dối để vẽ nên một Việt nam huy hoàng, đầy tự hào, một Việt nam lôi cuốn những thanh niên dại dột kiêu hãnh trở về phục vụ. Đảng muốn anh ta nói rằng về Việtnam sống là một vinh dự… Tất cả những điều gian dối mà những tờ báo Việt ngữ ở Pháp, ở Gia nã Đại, ở Mỹ, ở khắp nơi huênh hoang lâu nay không vì cái mục đích tô son đánh phấn cho mục đích đó sao?
Trong nhiều năm nhiều tháng nhiều ngày, nỗ lực thổi phồng sự cai trị của Đảng, vẽ ra những hình ảnh tổ quốc, thiêng liêng, bịa đặt những chuyện đồng bào hạnh phúc. Đùng một cái, hạ luôn Việt nam xuống thành một thứ địa ngục, một nhà tù dã man, một thứ ông kẹ đáng ghê tởm để đe dọa người ta? Cơn giận dữ, hốt hoảng của Nguyễn viết Ty quả thực là tai hại.
Lập trường của anh ta ra sao, chắc Đảng biết rõ hơn ai hết. Nhưng đọc những dòng anh ta viết thì thấy cái lập trường ấy vẫn còn một chỗ hở, vẫn chưa kiểm soát nổi những toan tính của anh ta. Anh ta có nhiều điều giấu Đảng, giấu thật kỹ trong tiềm thức.
“Về Việt nam ăn…”, “bị tống cổ về Việt nam…” những điều ấy bật ra trong cơn giận dữ hốt hoảng vì chính anh ta cũng sợ chuyện phải về Việt nam, sợ lắm, sợ đến nỗi nghĩ rằng đem điều ấy ra dọa thằng khác thì thằng khác cũng chết khiếp, cũng teo bu gi, tê liệtkhông dám cục cựa nữa.

Một cán bộ cao cấp, cầm đầu một cơ quan tuyên truyền cho Đảng ở hải ngoại mà lại coi cái chuyện phải về Việt nam như một chuyện xuống địa ngục, vào lò sát sinh, vào chỗ bị hành hình. Tình cảnh ấy khôi hài và bi đát quá.  
Đời sống ở Tây đã làm hỏng anh ta rồi, đã đưa vào tiềm thức anh ta sự ghê tởm, khiếp hãi đất nước. Một con người mang trong tiềm thức những nỗi hãi sợ như thế mà rồi mai đây lại tiếp tục viết những bài ngợi ca đất nước tươi đẹp vinh quang, về phục vụ Tổ quốc là niềm vinh hạnh là nỗi tự hào… Đảng quen gian dối, đóng tuồng, nay cũng được đền đáp bằng những sự gian dối, đóng tuồng xuất sắc.

Pháp là một thủ đô văn hóa, người Việt tập trung ở Pháp cũng có tầm kiến thức cao. Trong một nơi như thế, kẻ được chọn cho tiếng nói của nhà nước cộng sản Việt nam hẳn phải là một thứ cán bộ khá (ngoại trừ trường hợp đólà kẻ có họ hàng với một Đại đồng chí nào đó được cho vào trong ê kíp tuyên truyền hải ngoại để ăn chơi du hí). Một cán bộ xuất sắc và quan trọng của Đảng, trong một cơn hốt hoảng vớ vẩn bỗng dưng trút lên đất nước Việt nam những từ ngữ tục tằn, những lời tố cáo gián tiếp “về Việt nam ăn…” về Việt nam như vào nhàtù, như xuống địa ngục… Chao ôi! Cái nền nhân tài của Đảng ta xem chừng đã thưa thớt lắm rồi. “Không có chó bắt mèo...chấm chấm…” thì cũng chẳng thê thảm đến nỗi thế vì con mèo dù không chu toàn bổn phận chắc cũng không đến nỗi vấy đồ dơ lên khắp nhà, lên mặt mũi mồm miệng những ông chủ nhà như thế.
Món ăn Cách mạng mới phát minh sau năm 1975 như thế xem ra không có lợi cho trí óc. Chính trị Bộ có nên nghiên cứu một thực phẩm khác cho các nhà lãnh đạo Đảng sáng suốt hơn chăng?
Kiều Phong


Đăng ngày 15 tháng 02.2020