Nhà nước "Đại ca"

Nguyễn thị Cỏ May

Tiếng «Đại Ca» do Cỏ May dịch từ tiếng Anh «Big Brother» trong “Nhà nước Big Brother” chỉ nước Tàu ngày nay. Dịch như vậy là dịch theo cách của Cỏ May chọn. Vì có thể nói “Nhà nước Anh Cả” hay “Nhà nước Anh Hai”.
Tiếng “Đại Ca” là tiếng bình dân, rất thông dụng trong giới giang hồ, sau này là giới du đảng ở trong Nam.
“Đại Ca” chỉ người cai quản tài sản và nhơn sự của băng đảng, chỉ huy hoạt động của băng đảng. Tức người đứng đầu, người lãnh đạo, người bao trùm băng đảng. Trong gia đình, người đứng đầu của bầy con cái là Anh Hai hoặc Chị Hai. Tiếng “Anh Cả” hay “Chị Cả” dành cho Miền Bắc để tỏ lòng kính trọng của em út, mong được anh chị miền Bắc thương mà đừng ăn hiếp em út Nam kỳ tội nghiệp.
“Nhà nước Đại ca” là thứ Nhà nước nắm giữ vai trò của tên trùm băng đảng. Nó tập trung quyền lực chánh trị, kinh tế và xã hội trọn trong tay Đại Ca để cai trị triệt để toàn dân. Cách ứng xử của Nhà nước Đại Ca giống như một tên trùm băng đảng.
Vậy Nhà nước Tàu của Tập Cận bình có những đặc tính gì để được gọi là “Nhà nước Đại Ca”? Nó là thứ Nhà nước “độc tài” hay Nhà nước “toàn trị”?

Nhà nước “độc tài” và Nhà nước “toàn trị”
Nhà nước “Dân chủ” là Nhà nước mà người dân có đầy đủ tự do chọn lựa người để cai trị mình. Tức người dân có quyền trên cả nước và quyết định vận mệnh đất nước. Ngược lại với Nhà nước Dân chủ là Nhà nước độc tài và toàn trị.
Loại Nhà nước này chỉ có một người hoặc một nhóm đứng ra cai trị toàn dân. Cả hai thứ “độc tài” và «toàn trị» đều là chế độ độc tài hết cả tuy nhiên giữa hai thứ có vài đặc tính khác nhau.
Nhà nước “độc tài” là do một người hay một nhóm người, một phe cánh nắm giữ quyền lực và cai trị toàn dân. Sự “độc tài” mang nặng tính chánh trị nên quan trọng kiểm soát chặt chẻ chánh phủ hơn là xã hội. Nhà nước “toàn trị”, trái lại, dĩ nhiên cũng độc tài nhưng lại đặt nhẹ sự kiểm soát khắt khe triệt để đối với xã hội và kinh tế.
Nên để ý thêm một đặc tính nữa rất quan trọng về Nhà nước toàn trị, đó là người cai trị hay nhóm người cai trị (như một đảng phái) đưa ra để thuyết phục, hay đúng hơn, mê hoặc dân chúng là mình có vai trò hay sứ mạng lịch sử để cai trị. Như ở Việt nam đảng cộng sản thường nói “có vai trò lịch sử” (cướp chánh quyền từ Chánh phủ Trần Trọng Kim) để cai trị theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Và Hồ Chí Minh, cá nhơn, là con người có sứ mạng lịch sử lập ra thời đại việt nam, tức chế độ cộng sản ở Việt nam. Là ông thánh!
Lớn hơn Hồ chí Minh là Staline, Mussolini và Hitler. Giữa họ và dân chúng có sự liên hệ, ngoài sứ mạng lịch sử, là ý thức hệ. Nó là sức mạnh như quyền lực làm cho dân chúng phải tuân theo sự cai trị của Nhà nước. Nó biến người cai trị trở thành một người phi thường đối với dân chúng. Như một bạo chúa do tiền định. Quyền lực càng tập trung vào tay người cai trị để được kiểm soát chặt chẽ hơn. Quyền lực mạnh nhờ sự cai trị làm cho mọi người sợ hãi và nhờ sự trung thành của nhóm người tuân phục chế độ và được đãi ngộ. Mọi lời nói, suy nghĩ ngược với chế độ, mọi hành động có ý chống đối chế độ dều bị dập tắt ngay. Khi muốn đạt một mục tiêu nào đó, Nhà nước động viên dân chúng hướng về mục tiêu nhằm đạt cho kỳ được.
Tóm lại, Nhà nước toàn trị là nhà nước được một người độc tài hay nhóm người độc tài cai trị, dựa vào một thứ «đặc quyền» như một thứ «ân sủng» riêng, có thể đó là sức mạnh của một chủ thuyết, một ý hệ đã cứu dân chúng, giải phóng dân chúng nên ảnh hưởng lên dân chúng. Còn nhà độc tài hoặc Nhà nước độc tài chỉ dựa vào sức mạnh của đảng, của những tổ chức quần chúng và bộ máy tuyên truyền để cai trị.
Nhà nước Tàu Tập Cận bình cũng như Nhà nước ở Việt nam là thứ Nhà nước độc tài toàn trị, mà lại hung hăng với cộng đồng thế giới, xâm lược các nước trong vùng nên ngày nay người ta gọi là Nhà nước Đại Ca, tức thứ Nhà nước của trùm băng đảng.

Tàu và Nhà nước Đại Ca
Gần đây, người ta ghi nhận, với không ít ngạc nhiên, nhiều nước dân chủ khá tốt ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia hay Philippines, nay lại có xu hướng ngả theo mô hình chế độ đôc tài toàn trị của Tàu. Vậy đâu là nguyên nhân của sự thay đổi đó? Do tình trạng thoái trào của Dân chủ và sự vươn lên của phong trào quần chúng với chủ thuyết hấp dẫn hơn như «Dân túy» hay «Dân tộc»? Nhưng theo hai nhà chánh trị học chuyên về Địa chánh trị người Pháp, bà Sophie Boisseau du Rocher và ông Emmanuel Dubois de Prisque (rfi, Pháp), thì phải nhìn nhận Tàu đã phát triển kinh tế liên tục từ nhiều thập niên, đã biết cải thiện đường lối kinh tế để giữ sự phát triển bền vững nhờ ở chế độ độc tài toàn trị mà kiểm soát được xã hội rộng lớn, giữ được sự ổn định. Tàu còn xài rộng rải đối với nhiều nước kém mở mang, chơi ngon hơn Mỹ nhiều, mặc dầu không thiếu hậu ý đen tối.
Ngoài ra, các nước dân chủ nhưng quá trình dân chủ hãy còn quá ngắn, khó vững tin ở những giá trị quí báu của dân chủ, nhứt là trong thời gian vừa qua, liên tục xảy ra những cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh, càng cho thấy dân chủ bất lực trong việc giữ ổn định xã hội. Thế là Tàu có cơ hội đem lại một mô hình ổn định và phát triển khá hấp dẫn. Còn «Nhà nước Đại Ca» hay «Độc tài Toàn trị», dân chúng không có mấy người quan tâm đúng mức, nhưng người cầm quyền thì rất tâm đắc vì giúp họ nắm quyền, giữ chặt và lâu dài quyền lực.
Khi nói «Nhà nước Đại Ca» (L’Etat Big Brother), người ta không khỏi nhớ lại truyện 1984 của nhà văn người Anh Georges Orwell. Trong truyện, ông mô tả một xã hội toàn trị, dân chúng bị Đại Ca (Big Brother) theo dõi quan sát thường xuyên ở khắp nơi, từng cử chỉ, từng lời nói, nhờ những màn ảnh truyền hình như cặp mắt của ông. Cặp mắt của Đại Ca hay những máy thu hình (caméras) đặt ở khắp nơi và hoạt động thường xuyên, với độ bén nhạy kỳ diệu, ghi nhận gương mặt của mọi người với từng chi tiết. Những dữ liệu cá nhơn do các công ty tin học thu thập và tập trung với một khối lượng khổng lồ (Big Data) có thể cung cấp cho Đại Ca quan sát dân chúng theo từng ý muốn, từng thói quen, đời sống riêng tư, cả những quan hệ gia đình và xã hội…
Tiếp theo là «ngôn ngữ xã hội chủ nghĩa» (novlangue, tiếng nói của xứ Océania trong truyện 1984) để thay thế tiếng nói quen thuộc nhằm mục đích xóa bỏ một số từ ngữ, để xóa bỏ suy nghĩ bất lợi cho chế độ. Tiếng nói không có thì hành động sẽ không có. Như tiếng «dân chủ», tiếng «tự do», tiếng «nhơn quyền» phải bị xóa đi để phong trào đòi tự do, dân chủ, nhơn quyền không thể xảy ra.
Trong chế độ của «Nhà nước Đại Ca», kiểm soát bằng máy thu hình và ngôn ngữ xhcn (novlangue) trở thành hai phương tiện đàn áp dân chúng được Georges Orwell tưởng tượng cách nay hơn nửa thế kỷ (sách xuất bản 1949) ngày nay đã trở thành hiện thực, rõ nét hơn hết là ở Tàu và Việt nam.
Khi nói Tàu là thứ Nhà nước Đại Ca, nghĩ chắc khó có ai phê phán hay phản bác bởi trên khắp nước Tàu, từ năm 2016, có tới 176 triệu máy thu hình trang bị khắp hang cùng ngỏ hẻm để quan sát dân chúng (theo ước tính của văn phòng cố vấn IHS Markit). Trong lúc đó, Mỹ chỉ có 50 triệu máy.
Hơn nữa, caméra ở Tàu còn trang bị hệ thống «thông minh nhơn tạo» để giúp nhận diện mọi người dễ dàng qua đó có thể suy đoán được tâm lý của họ tốt hay xấu đối với chế độ. Và năm nay 2018, Tàu sẽ trang bị thêm máy vidéosurveillance loại nhà nghề (chiếm mất 46% thương vụ thế giới về trang bị điện tử này).
Ngoài ra, ở Tàu, cảnh sát mang mắt kiếng mát, nên biết mắt kiếng này không phải là thứ kiếng mát thông thường như chúng ta mang khi trời nắng mà đó là thứ trang bị cảnh sát từ đầu năm nay để quan sát theo dõi dân chúng. Mắt kiếng có gắn thêm caméra giúp cảnh sát có thể nhận ra cá nhơn cần chú ý trong dân chúng nhờ gương mặt của họ đã được ghi nhớ trong dữ liệu. Cảnh sát của Nhà nước Đại Ca còn mang thêm một máy di động chứa đựng đầy đủ dữ liệu để có thể tham khảo nhanh chóng bất kỳ lúc nào và ở đâu mà không cần phải bắt qua hệ thống trung ương. Với trang bị tối tân này, một cảnh sát có thể can thiệp 7 người bị nghi vấn trong những vụ phạm tội và 26 người đi đường mang giấy tờ hộ tịch giả.
Máy móc có tối tân, hệ thống thông minh nhơn tạo có tinh vi nhưng khi nhận dạng chưa chắc luôn luôn chính xác bởi vẫn có nhiều người giống nhau nên dữ liệu khó phân biệt.

Nên nhớ Tàu bao giờ cũng phải giữ chế độ độc tài toàn trị vì con người và văn hóa xã hội Tàu phức tạp. Hơn nữa, trong văn hóa Tàu không có ý niệm về dân chủ tự do. Dân Tàu dễ dàng chấp nhận một chế độ độc tài toàn trị nếu họ có cơm và cháo đủ ăn qua ngày. Trái lại, tuy ảnh hưởng văn hóa Tàu nhưng dưới thời quân chủ cực thịnh, Việt nam vẫn giữ được đời sống gia đình và xã hội tương đối thoải mái, phù hợp với điều mà ngày nay người ta gọi là «dân chủ, nhơn quyền». Nhà vua Việt nam nhận lãnh mệnh Trời để trị vì muôn dân nên không dám làm điều sai trái để dân ta thán vì nhà vua sợ bị Trời đánh. Cộng sản ngày nay nhờ cướp chánh quyền nên không sợ Trời đánh mà cũng không sợ nhơn dân hỏi tội.
Chủ trương «Nhà nước Đại Ca», Tập Cận bình muốn thực hiện tham vọng làm Đại Ca muôn năm của Tàu và còn cả thế giới nữa. Tuy Tàu vẫn còn là nước phát triển kinh tế nông nghiệp mạnh và mau hơn khoa học kỷ thuật.

Ở Hà nội, Nguyễn Phú Trọng cũng đang học bài học Tàu làm Nhà nước cộng sản hiện nay trở thành thứ «Nhà nước Đại Ca» nhưng Trọng chỉ có tham vọng, chớ không thể thực hiện trừ phi đem Việt nam dâng cho Tàu vì Việt nam kinh tế đang lụn bại, khoa học kỷ thuật ở trình độ «định hướng xã hội chủ nghĩa», với đám cầm quyền không học nhưng có bằng cấp giả.
Nguyễn thị Cỏ May



Đặc khu được bán thế nào?

Việt Chinh

Trên thực tế 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Văn Phong và Phú quốc đã được Trung Cộng và CSVN quyết định cách đây 4 năm rồi, nay quốc hội các nghị gật bỏ phiếu chỉ còn là hình thức, chắc chắn rồi sẽ được thông qua. Nhìn chung Trung Cộng và bộ chính trị CSVN đều là người thắng, còn lại kẻ thua thiệt chính là 3 đời dân Việt Nam.
Trung Cộng sẽ chi ra 1.600 triệu tỷ VN (74.7 tỷ USD), trả công bán nước cho bộ chính trị CSVN 2.9 triệu tỷ (13.1 tỷ USD). Phần Nguyễn Phú Trọng sẽ nhận 3 tỷ dollar, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân mỗi người được chia khoảng 2 tỷ USD, số còn lại khoảng 6.1 tỷ dollar chia đều cho những người còn lại trong bộ chính trị.
Trung Cộng sẽ đầu tư số tiền 1.5 triệu tỷ VN vào mỗi đặc khu, gồm nhiều casino lớn, khu nghỉ mát, khách sạn sẽ lên tới nhiều ngàn phòng. Về hành chính trên nguyên tắc chính quyền đặc khu sẽ do đảng CSVN lựa chọn, nhưng trên thực tế trong những khu tô giới này sẽ do Trung Cộng cai quản, chính quyền CSVN sẽ đứng ngoài nhìn vào.
Đặc khu là khu vực làm tiền của casino, hotel, resorts, mà theo điều khoản đã được quy định thì người Trung cộng vào đặc khu sẽ được miễn visa. Mỗi đặc khu có hàng ngàn khách sạn trá hình, sẽ được xây để ở lâu dài, mỗi căn tối thiểu chứa được 3 người, họ có quyền ở 99 năm (3 đời). Thí dụ nếu mỗi nơi họ xây 5,000 khách sạn trá hình thì chắc chắn sẽ có khoảng 50,000 di dân TC, mượn tiếng vào ở đặc khu để nhập cư bất hợp pháp vào VN.
Song song với những chuyện đó, TC cũng sẽ có cả trăm doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa vào kinh doanh ở những đặc khu này, để di dân của họ qua hình thức công nhân được thuê vào làm việc. Đặc khu sẽ xây dựng các khu vực ăn chơi giống như Thượng Hải và Macao, chắc chắn người Việt sẽ vào các casino này để đỏ đen bài bạc, làm giàu cho TC, các cô gái Việt sẽ vào làm việc cho những khu ăn chơi, từ đó sự băng hoại kỷ cương, luân thường đạo lý ảnh hưởng lớn tới xã hội VN làm sao tránh khỏi.
Kế đến phải kể đến vấn nạn TC lợi dụng các đặc khu này để di dân, các thanh niên Trung Cộng sau thời gian ở lâu dài sẽ lấy gái VN, rồi ở lại lấn chiếm thêm các vùng lân cận, chúng ta thử tưởng tượng sau 99 năm tức là khoảng 3 thế hệ thì VN sẽ bị đồng hóa đến cỡ nào?
Lợi tức thâu vào cho VN: Theo hiệp ước, năm đầu tiền lời casino sẽ chia cho CSVN là 18% và sau 5 năm chỉ còn lại 10%. Số tiền này chỉ đủ cho các quan chức trong bộ chính trị đảng ta ăn nhậu phè phỡn.

Vị thế chiến lược của các đặc khu:

1) Vân Đồn:
Đọc lại lịch sử VN năm 1287 dưới thời vua Trần Nhân Tông, giặc Tàu gồm Thoát Hoan, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Lương Văn Hổ mang hơn 50 vạn binh sang đánh VN, chúng tiến quân đánh đâu thắng đó vào tận tới Thăng Long. Tướng Trần Khánh Dư sau khi thua trận tại Bạch Đằng, không nản chí ông đã chuyển quân tới phục kích đoàn lương thực của Lương Văn Hổ qua bến Vân Đồn, vì ông đã nhìn ra được địa thế chiến lược quan trọng của Vân Đồn và ông đã chiến thắng vẻ vang. Chiến thắng Vân Đồn đã làm tinh thần địch hoang mang, từ đó mở màn cho những thất bại sau này của địch quân....

2) Bắc Văn Phong:
Nhìn vào bản đồ VN chúng ta thấy vị thế chiến lược của Bắc Văn Phong cũng khá nổi bật, nằm ở vị thế xương sống của nước Việt, Trung Cộng đã nắm bắt được Vân Đồn và Phú Quốc là cái đầu và chân của VN rồi, để vững tâm hơn cho việc thống trị - đồng hóa tại sao lại không nắm lấy cái lưng Bắc Văn Phong.

3) Phú Quốc:
Ngoài vấn đề phì nhiêu màu mỡ, đây còn là một hòn đảo có vị thế chiến lược nằm ngay cửa ra vào của vịnh Thái Lan. Thật quan trọng vì nó nằm ngay trục lộ quan sát của ba nước VN, Cambodia và Thái Lan. Thời VNCH nơi đây đặt một trong những bộ tư lệnh vùng duyên hải, với nhiều chiến hạm luôn được túc trực tuần tra, giữ an ninh phía nam.
Sau 1975 Việt cộng vẫn giữ những căn cứ hải quân tại đây, thấy họ có nâng cấp lớn hơn nhưng không họ rõ hoạt động như thế nào.

Chúng ta hãy nhìn vào tình trạng Hoàng và Trường Sa hiện nay Trung Cộng lật lọng đã không giữ lời, họ đang ngang nhiên quân sự hóa các đảo này, làm rối loạn hoang mang không những cho các nước trong khu vực, mà cả cho Hoa Kỳ nữa. Các đặc khu rồi cũng vậy họ sẽ tạo căn cứ quân sự, các hoạt động tình báo trá hình, thật là nguy hại tới nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của VN. Ai cũng nhìn ra, chỉ có bộ chính trị của đảng cộng sản VN đã bị đồng tiền che mắt nên không nhìn thấy.



KHÔNG 99 NĂM. KHÔNG 70 NĂM. KHÔNG ĐẶC KHU.

ĐỪNG TẠO CƠ HỘI CHO KẺ THÙ XÂM CHIẾM ĐẤT ĐAI CỦA TỔ TIÊN MỘT CÁCH HỢP PHÁP

I. ÁT CHỦ BÀI ĐÃ BỊ LẬT TẨY
Đến bây giờ thì át chủ bài đã bị lật tẩy. Không chỉ những người quan tâm đến luật đặc khu, mà cả đất nước đều rõ tỏ, là đặc khu Vân Đồn nhắm vào Trung Quốc.
Dự thảo luật đặc khu, Điều 54, khoản 4, đã được cộng đồng mạng “phổ cập”:
“Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam”.
Người Trung Quốc được ưu ái đặc biệt ở đặc khu Vân Đồn, được ghi rõ rành rành trong luật đầu tư. Vân Đồn là dành đặc biệt cho người Trung Quốc.
Với điều khoản này, 1 tỷ 414 triệu 688 ngàn 453 người Trung Quốc, (theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc ngày 07/06/2018), chỉ cần chứng minh thư mà không cần hộ chiếu, sẽ được tự do ra vào Vân Đồn tùy thích!
Thế còn 96 triệu 429 ngàn 667 người Việt Nam (cũng thống kê của Liên Hợp Quốc ngày 07/06/2018) có được tự do ra vào Thâm Quyến bằng chứng minh thư không? Không!
Mở đặc khu để thêm bị thấp hèn thì mở làm gì!

II. KHÔNG CHÍNH DANH
Đường đường là luật đầu tư của một quốc gia sao còn giấu giếm sự thật. Rõ ràng người dự thảo luật đã cố tình giấu hai từ Trung Quốc để che mắt nhân dân. Nhưng sao cả gần 500 vị Đại biểu Quốc hội đã thảo luận Luật Đặc khu hôm 23/5/2018 mà không thấy ai chỉ thẳng ra điều này? Cầm quyền mà giấu dân là không chính danh.
Bới thế, Quốc hội phải trừng trị những kẻ đã cố ý đẩy Quốc hội vào tình cảnh không chính danh.

III. THÂM QUYẾN, ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀ CON TÌ HƯU
Thâm Quyến là một đặc khu cũ rích không đáng để học. Nếu muốn học thì gần có Singapore, xa hơn là Nhật, xa nữa là Đức, Mỹ. Trên thế gian này thiếu gì nơi học mà phải học Thâm Quyến.
Nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại lấy tiền thuế của dân để đưa đoàn nhà báo đi tham quan Thâm Quyến, nhằm cổ súy cho mở đặc khu kiểu Thâm Quyến, đi ngược lại lòng dân, làm một điều lãng phí có tội, nên phải nói đôi điều.
1. Về tính thời sự, đặc khu Thâm Quyến mở ra khi Trung Quốc còn đóng cửa với thế giới bên ngoài, vào thập niên 1980, nhưng Việt Nam cũng đã mở cửa hơn 30 năm, từ cuối thập niên 1980, đã tiếp xúc với các nền kinh tế tiên tiến nhất như như Nhật, Mỹ, châu Âu, hơn hẳn Thâm Quyến rồi, nên Thâm Quyến không có gì mới lạ với Việt Nam nữa. Tính thời sự của Thâm Quyến đối với Việt Nam bằng 0.
2. Đặng Tiểu Bình không đặt đặc khu ở Thượng Hải, Đại Liên hay một nơi nào khác mà ở Thâm Quyến vì Thâm Quyến cạnh Hồng Kông, để đón lõng dòng đầu tư từ Hồng Kông, do các nhà tư bản Hồng Kông đối phó với việc Hồng Kông sẽ nhập vào Trung Quốc năm 1997. Thâm Quyến phát triển là nhờ chủ yếu từ đầu tư của người Hoa Hồng Kông.
3. Cho nên sau Thâm Quyến, đặc khu Chu Hải ở gần đó không thành công. Vì dòng đầu tư chính từ Hồng Kông đã đổ vào Thâm Quyến.
4. Tại sao lại Thâm Quyến? Là vì con Tì Hưu.
Tì Hưu là con vật ăn vào mà không ỉa đái ra. Thần thoại Hy lạp có bao nhiêu con quái vật mình người đầu thú hay ngược lại, nhưng không có con nào quái đản như con Tì Hưu.
Con Tì Hưu là lòng tham vô độ, đi ngược với tuần hoàn tự nhiên. Chỉ có lòng tham và tính nghịch tặc vô độ mới nghĩ ra được con Tì Hưu. Con tì Hưu là sản phẩm của người Tàu.
Cũng chỉ có Đặng Tiểu Bình, kẻ có lòng tham vô độ và nghịch tặc tày trời, nên mới mở đặc khu ở Thâm Quyến, đón dòng tiền từ Hồng Kông, không cho chảy ra khỏi Trung Hoa. Đặng Tiểu Bình là một đại Tì Hưu.
5. Bởi thế, bất cứ ai trong Chính phủ và Quốc hội, trước khi nghĩ rằng mình có tài khống chế được Trung Quốc khi mở ra đặc khu Vân Đồn, thì hãy tự hỏi rằng có đủ trí tuệ để nghĩ ra được con Tì Hưu quái đản hay không. Nếu không đủ trí tuệ để nghĩ ra được con Tì Hưu, thì đừng mở đặc khu Vân Đồn, vì không cản trở được Trung Quốc thâu tóm.

IV. TRUNG QUỐC SẼ THÂU TÓM ĐẶC KHU VÂN ĐỒN NHƯ THẾ NÀO?
Trung Quốc có muôn ngàn mưu kế để thâu tóm Vân Đồn mà Việt Nam không có cách nào ngăn chặn được. Mở đặc khu Vân Đồn là giúp cho Trung Quốc thâu tóm Vân Đồn một cách hợp pháp. Đơn giản bởi Trung Quốc có rất nhiều tiền, lòng tham không giới hạn, nhẫn tâm, thâm độc.
Trung Quốc không chỉ thâu tóm Vân Đồn mà còn thâu tóm các tập đoàn lớn của Việt Nam khi cổ phần hóa. Đã cổ phần hóa thì không thể cưỡng lại được đấu giá. Mà đấu giá thì kẻ nhiều tiền sẽ thâu tóm. Sabeco là một thí dụ điển hình.
Đừng nghĩ rằng tỷ phú gốc Hoa quốc tịch Thái thâu tóm Sabeco không dính dáng đến Trung quốc. Nếu quả thực chưa dính dáng thì biến thành của Trung Quốc cũng không khó gì.
VTV vào phút chỏt hôm nay đã mua bản quyền world cup từ Infront Sports & Media với giá trên dưới chừng 10 triệu usd. Nhưng ít người nhớ rằng năm 2015 Tập đoàn Đại Liên Vạn Đạt của Trung Quốc đã chi khoảng 1,1 tỉ USD để sở hữu Infront Sports & Media. Sống động hơn, hãy nhớ lại hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc.
Hàng không mẫu hạm Varyag của Liên Xô vì không có tiền và do Liên Xô tan rã mà nằm phơi sương gió ở cảng Ôdexa. Một tỷ phú Hồng Kông thấy “lãng phí”nên xin được mua về làm sàn nhảy trên cảng với giá 2 triệu USD. Điều kiện là động cơ cùng các thiết bị điện tử, kỹ thuật quân sự trên tàu phải được dỡ bỏ thì mới được bán. Nhưng đồng tiền đã đưa đường chỉ lối để cuối cùng hàng không mẫu hạm Varyag được chia gói chuyển về Hồng Kông nguyên vẹn. Ít năm sau thì tự nhiên nó“tàng hình thành Liêu Ninh”.
Trung Quốc đã có một thương vụ xiếc ngoạn mục, tốn dăm triệu USD mà có được chiếc hàng không mẫu hạm đáng giá nhiều trăm triệu đô la. Hơn cả là sở hữu công nghệ hàng không mẫu hạm. Rút ngắn cả chục năm trong cuộc chạy đua hàng không mẫu hạm với Nga và Mỹ.
Trung Quốc sẽ thâu tóm Vân Đồn trực tiếp, hay qua bàn tay người khác, lúc này hay dăm mười năm sau. Dưới vỏ bọc của các nhà đầu tư phương Tây, Hoa Kiều các nước, và mua lại các đại gia Việt Nam đang hối hả đầu tư tại Vân Đồn để kiếm lời. Vì mục tiêu quân sự, lãnh thổ và bành trướng, Trung Quốc không đếm xỉa đến giá cả. Còn kẻ đã đi làm giàu thì không thể cưỡng lại những núi tiền.
Khi trở thành đặc khu, chuyện thâu tóm Vân Đồn đối với Trung Quốc “dễ như trở bàn tay”. Đừng mơ hồ là chúng ta có chủ quyền.
Chúng ta có chủ quyền, thế mà ở Đà Nẵng người Trung Quốc xây phố Tàu, người Trung Quốc mua đất rầm rầm, nhưng ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường trả lời trước Quốc hội là không thấy, và còn ngồi chờ người đến báo!
Chúng ta có chủ quyền, không có từ nào nói đến Trung Quốc, mà Trung Quốc thắng thầu khắp mọi nơi.
Chúng ta có chủ quyền, nhưng đến ông bộ trưởng “thét ra lửa” Đinh La Thăng cũng phải ngậm đắng nuốt cay, không đuổi được nhà thầu Trung Quốc.
Huống hồ chi là mở đặc khu, với chỉ định mở cửa đích danh cho người Trung Quốc, thì chủ quyền đặc khu chỉ còn là cái bóng bóng.
Có người phản bác tại sao lại chia rẽ với Trung Quốc. Chúng ta không chia rẽ với nhân dân Trung Quốc, mà là chống lại kẻ cầm quyền độc tài ở Trung Quốc có dã tâm thôn tính nước ta, đang ăn cướp biển đảo của ta, ngày đêm xua đuổi đâm chìm thuyền đánh cá của ngư dân nước ta, không cho chúng ta khai thác đầu khí ngay chính trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

V. VÂN ĐỒN HỨNG CÁI GÌ?
Những người cổ súy cho đặc khu đang vẽ ra những nguồn thu khổng lồ nhiều chục tỷ đô la. Trong lúc đó thì ngân sách đang thâm hụt phải đảo nợ, nên Chính phủ và Quốc hội khó mà cưỡng lại chiếc bánh vẽ lợi nhuận đặc khu.
Trên thực tế thì sẽ rất khác xa. Nguồn thu sẽ không như bản vẽ. Ở Vân Đồn sẽ không có hy vọng đón dòng đầu tư công nghệ cao. Thay vào đó là cơn sốt bất động sản. Tiếp đến là sòng bạc và phố đèn đỏ. Cùng với dòng khách du lịch là những tệ nạn xã hội.
Trung Quốc có nhiều điều kinh khủng. Nhưng không phải ở nền công nghiệp 4.0 mà một số lãnh đạo Việt Nam hay dùng, cũng như những kẻ sính từ khác là cửa miệng. Những người bảo vệ Trung Quốc vì đặc khu, hãy chỉ ra những sáng chế cách mạng bước ngoặt nào của Trung Quốc đi trước Mỹ, Nga, Đức, Nhật? Chưa bao giờ. Hiện thời Trung Quốc còn đi sau. Trung Quốc chỉ là kẻ nhái công nghệ siêu hạng.
Ngạn ngữ Việt Nam có câu “thầy nào trò nấy”. Chẳng hạn như trong bóng đá, có những ông thầy không dạy về kỹ thuật, mà chỉ dạy tiểu xảo chèn kéo đánh nguội đối thủ. Đi theo Trung Quốc là học làm hàng nhái, là làm đồ giả, là học tiểu xảo.
Cho nên nếu ai đó nghĩ rằng, mở đặc khu Vân Đồn để học công nghệ tân tiến của Trung Quốc thì thật nhầm to. Đừng cao giọng về “phượng hoàng”.
Sau những nguy hiểm về quân sự và lãnh thổ, điều đáng lo ngại mà Vân Đồn phải hứng chịu là những băng nhóm tội phạm từ Trung Quốc tràn sang tìm nơi trú ẩn, hành nghề, lừa đảo. Một cơ chế vào ra tự do cho người Trung Quốc là tấm thẻ xanh cho những kẻ tội phạm trốn tránh. Trung Quốc là nước ngầm khuyến khích tội phạm di cư ra nước ngoài.
Có người mong rằng mở đặc khu thì có các cường quốc đến làm rào cản Trung Quốc. Lại là một giấc mơ tự sướng. Quan hệ với các cường quốc nằm ở tầng khác. Không phải ở những mưu nhỏ này. Hơn thế nữa Trung Quốc là cáo già của phép “nhân kế nó dùng kế mình”.

VI. DỨT KHOÁT KHÔNG CẦN ĐẶC KHU
Chìa khoá không nằm ở đặc khu. Thí điểm thể chế đặc khu không giải quyết được vấn đề cốt lõi. Muốn giải quyết vấn đề cốt lõi thì cả nước phải là một đặc khu với một cơ chế mới.
Cả chục khu công nghiệp, trong đó có Dung Quất, Chu Lai , đã thất bại thảm hại. Khu công nghệ cao Láng - Hoà Lạc chưa thành công sau đã hai chục năm. Số phận ba đặc khu mới rồi cũng sẽ như vậy.
Mở đặc khu là lợi ích nhóm. Những kẻ bảo vệ lợi ích nhóm đang thúc đẩy thông qua luật đặc khu bằng mọi giá. Vì đồng tiền chúng bất chấp an nguy của Tổ Quốc.
Con đại bàng đã nhìn thấy mồi ở khoảng cách 3 km từ trời xanh, mà con thỏ thì chỉ đang nhìn thấy bụi cỏ trước mắt. Không phải vẽ ra tai hoạ, mà phải nhìn thấy trước được tại hoạ.
Sự khác biệt mang tính nguyên tắc giữa Thâm Quyến và Vân Đồn nằm ở chỗ, Thâm Quyến là Trung Quốc mở đặc khu cho người Trung Quốc, còn Vân Đồn là Việt Nam mở đặc khu cho người Tàu.
Nạn kiều năm 1976-1978 đã là một trong những nguyên do cơ bản để tên giặc già Đặng Tiểu Bình xua quân đánh chiếm nước ta ròng rã 10 năm trời. Nạn kiều cũng là nguyên do mà nhân dân Ucraina hiện đang hứng chịu cuộc nội chiến đau thương phân chia đất nước.
Dân tộc Việt Nam không cần đặc khu. Không phải đầu tư nước ngoài, mà con người và cơ chế mới quyết định sức bật của đất nước. An nguy của Tổ Quốc là tối thượng. Lợi ích nhóm không có nghĩa gì trước vận mệnh của Dân Tộc.
Không 99 năm. Không 70 năm. Không đặc khu. Hãy ngừng luật đặc khu. Đừng tạo cơ hội cho kẻ thù xâm chiếm đất đai của Tổ Tiên một cách hợp pháp.
Đừng nghĩ rằng bỏ đặc khu là phải chịu thua dân. Một chính quyền mà cố thắng chính nhân dân của nước mình thì tất sẽ sụp đổ.
Ts Nguyễn Ngọc Chu



Lá Thư từ Đức quốc

Vì sao Nguyễn Văn Đài bị trục xuất sang Đức

& Việt Nam sắp thả Trịnh Xuân Thanh về Đức

Lê Ngọc Châu

Dẫn nhập: Hôm 08.06.2018, ngoài tin nóng là chuyện Ls Nguyễn Văn Đài bất ngờ bay sang Đức thì giới truyền thông Đức (nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) và báo Tagesspiegel còn viết nhắc lại chuyện Trịnh Xuân Thanh. Kể từ khi thấy cảnh TXT - một viên chức của csVN bị kết án là tham nhũng- khóc lóc van xin ở tòa án tại VN nhưng vẫn bị lãnh hai bản án thì tôi không để ý đến sự kiện TXT nữa. Tuy nhiên qua các bài viết mới nhất của các ký giả của báo FAZ và Tagesspiegel, nhân cuối tuần tôi chuyển ngữ nhanh để giới thiệu cùng độc giả.

Rõ ràng, các chính trị gia Đức & EU đã áp lực Việt Nam (VN) liên quan đến sự cải thiện quan hệ kinh tế với Đức và EU cũng như nói bóng gió dằn mặt csVN rằng việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của Đức trong Hội đồng châu Âu. Người cộng sản, dù DDR (cs Đông Đức cũ) hay VN bây giờ thế nào quý vị đã biết, lợi dụng cơ hội chính giới Đức - trong đó có cả TT Đức - can thiệp cho Nguyễn văn Đài và đòi hỏi của bà Luật sư của TXT cũng như chờ kết quả phiên toà hình sự về vụ bắt cóc đang diễn ra ở Bá Linh, nhà cầm quyền VN bất ngờ trục xuất Ls Đài sang Đức và được Bộ Ngoại giao đánh giá rằng đó là một "bước nhân đạo đáng chú ý của VN". Các chuyên gia chính trị cũng tiên đoán trước bước kế tiếp là csVN sẽ tha TXT "một viên chức bị VN kết án chung thân vì tham nhũng" trong thời gian tới để lấy lòng EU và đặc biệt vuốt ve Đức hầu từ đó hy vọng được chuẩn y Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019. Giới quan sát có lẽ đã nhìn ra được nước cờ "nhượng bộ chính trị" mà csVN đang thực hiện hầu đạt được mục đich là thông qua "Hiệp định thương mại tự do giữa EU & Việt Nam".

Mời quý vị đọc bản tin gồm ba phần để biết rõ thêm sự việc. Trân trọng (LNC)

1) Lưu vong tại Đức: Việt Nam cho phép nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng rời VN
• Cập nhật vào ngày 08.06.2018 -14h16'

Mới bị kết án 15 năm tù, bây giờ đáng ngạc nhiên được thả: Nhà hoạt động dân quyền Việt Nam Nguyễn Văn Đài đã được phép rời VN đến Đức. Một người Việt khác đang bị giam tù hy vọng một giải pháp tương tự!

blankVào tháng Tư, Nguyễn Văn Đài (giữa) bị kết án 15 năm tù và năm năm bị quản thúc tại gia (hình ảnh lưu trữ). Ảnh: AFP

Việt Nam đã thả sớm nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và cho đi sang Đức. Luật sư 49 tuổi về quyền con người đã hạ cánh hôm thứ Sáu cùng với vợ ông trên một chiếc máy bay thông thường ở Frankfurt am Main. Sau đó anh bay tiếp đi Bá Linh (Berlin). Chính phủ Liên bang Đức hoan nghênh việc trả tự do. Bộ Ngoại giao nói về một "bước nhân đạo đáng chú ý của Việt Nam".
Đài là một trong những nhà chỉ trích "chính phủ" nổi bật nhất ở Việt Nam. Đất nước này được "lãnh đạo" bởi một đảng duy nhất: đảng cộng sản. Mới đây vào tháng Tư, anh ta bị kết án 15 năm tù và 5 năm bị quản thúc tại gia. Vào thời điểm đó, ông bị tòa án ở Hà Nội kết tội âm mưu một cuộc đảo chính. Mặt khác, Quốc tế chống lại mạnh mẽ vụ này.
Đài đã thành lập một Ủy ban nhân quyền vào năm 2006. Một năm sau, luật sư đã bị kết án lần đầu tiên vì tội "tuyên truyền chống nhà nước". Năm 2013, ông thành lập "Netzwerk für Demokratie-Befürworter (Brotherhood for Democracy)", một loại mạng lưới ủng hộ dân chủ, nhưng sau đó bị bắt lại.

* Steinmeier vận động cho Đài
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) khen ngợi Đức vì đã cấp tị nạn cho nhà hoạt động nhân quyền. Cùng với đôi vợ chồng, một nữ phụ tá cũng được phép đi đến Đức. Tổng thống Liên bang Đức, Frank-Walter Steinmeier đã từng kêu gọi một giải pháp cho vụ án.

blank
Tổng thống Liên bang Đức Steinmeier kêu gọi bảo vệ dân chủ (Ảnh: EPA)

Mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vụ bắt cóc một người Việt Nam kể từ năm ngoái. Doanh nhân Xuân Thanh Trịnh (TXT) đã bị bắt cóc sau cuộc điều tra của Đức vào mùa hè năm 2017 bởi dịch vụ tình báo của csVN giữa thanh thiên bạch nhật ở Berlin. Trong khi đó, cựu quan chức cộng sản TXT đã bị kết án tù chung thân hai lần ở quê nhà. Anh ta hy vọng rằng một ngày nào đó cũng được phép rời VN đến Đức.

Trường hợp Đài đã làm dấy lên nhiều sự chú ý của quốc tế. Năm ngoái, luật sư Đài được trao Giải thưởng Nhân quyền của Hiệp hội Thẩm phán Đức. Nhưng anh ta đã không thể tự nhận được giải thưởng. Jens Gnisa, Chủ tịch của Hiệp hội Thẩm phán, bây giờ cho biết: "Chúng tôi rất vui vì thời gian dài của Đài bị đau khổ với sự đàn áp và đàn áp đã kết thúc."

2) Tại sao Việt Nam muốn thả Trịnh Xuân Thanh
• Justus Bender và Morten Freidel (Cập nhật vào ngày 08.06.2018)
Quan hệ giữa Việt Nam và Đức băng giá. Giờ đây, cán bộ có trách nhiệm (Funktionaer) bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có thể được thả trong vài tháng tới.
Quan hệ giữa Đức và Việt Nam đang ở mức thấp kể từ vụ bắt cóc doanh nhân và cựu đảng viên cộng sản Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đến Hà Nội mùa hè năm ngoái. Vào thời điểm đó, Chính phủ Liên bang Đức đã phản ứng với việc trục xuất một số nhà ngoại giao VN và đình chỉ "quan hệ đối tác chiến lược" với Việt Nam. Đã có sự im lặng căng thẳng trên các "kênh" (Kanaelen) công cộng giữa hai quốc gia kể từ đó.

blank
Doanh nhân Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh trong buổi điều trần (Anhörung). Ảnh: VNA/TTXVN

Cho đến thứ sáu. Khi Việt Nam thả nhà hoạt động dân quyền bị giam giữ nổi tiếng Nguyễn Văn Đài sớm và để anh ta đi Đức. Ông được cho là đã ngồi trên một chiếc máy bay đi sang Frankfurt am Main vào thứ Sáu. Và theo thông tin từ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ, ghi chú thêm: một tờ báo nổi tiếng & có tầm vóc ở Đức), sự trả tự do của anh ta liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh: Đây là bước đầu tiên trong các cơ sở ngoại giao, và cuối cùng sẽ dẫn đến việc thả sớm Trịnh Xuân Thanh.

3) Trịnh Xuân Thanh người Việt bị bắt cóc từ Berlin sẽ được thả
Anh ta bị bắt cóc từ Berlin và bị kết án tù chung thân ở quê nhà. Theo FAZ, nhà cầm quyền Việt Nam đã đồng ý thả doanh nhân Trịnh Xuân Thanh "trong trung hạn".
Doanh nhân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh, bị bắt cóc từ Berlin và bị kết án tù chung thân ở quê nhà của mình, sẽ được thả "trong trung hạn" theo Nhật báo "Frankfurter Allgemeine Zeitung". Theo báo cáo, trích dẫn một số nguồn tin, có một cam kết của nhà cầm quyền ở Hà Nội với Đức, sau khi kết thúc vụ án hình sự Berlin chống lại một kẻ trợ thủ bắt cóc (Entfuehrungshelfer) sẽ cho phép Thanh xuất cảnh vào Cộng hòa Liên bang Đức.
Thanh trốn sang Đức năm 2016 và đã xin tị nạn. Theo các nhà chức trách Đức, vào cuối tháng 7 năm 2017, ông đã bị bắt cóc từ Tiergarten bởi mật vụ của Việt Nam và đưa về Việt Nam (VN). Sự việc này đã gây ra sự tức giận lớn ở Berlin.

* Hy vọng có mối quan hệ tốt hơn với Đức
Theo FAZ, một phần của sự nhượng bộ của VN là sự trả tự do cho luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài hôm thứ Sáu. Chỉ mới trong tháng Tư, ông đã bị kết tội 15 năm tù vì náo động.
Hà Nội hy vọng rằng từ sự trả tự do sẽ cải thiện quan hệ kinh tế với Đức và EU, báo FAZ đưa tin. Như tờ báo cũng tường trình tiếp, các nhà đại diện EU đã nói bóng gió với nhà cầm quyền tại Hà Nội rằng việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của Đức trong Hội đồng châu Âu. Do đó, trong sự nhượng bộ ngoại giao của VN cũng bao gồm giảm tù cho các tù nhân chính trị khác. (AFP).
* © Lê Ngọc Châu
(Nam Đức, chiều 09.06.2018)

https://vietbao.com

 

Đăng ngày 12 tháng 06.2018