Lại bàn về triết lý giáo dục cho Việt Nam
 
Nguyễn Quang Duy
 
Được BBC Việt Ngữ phỏng vấn, giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam, cho biết giáo dục đang trong tình trạng khủng hoảng về triết l‎ý, về đường lối, kéo theo khủng hoảng về phương thức và quản lý tổ chức giáo dục.
 
Theo giáo sư triết l‎ý giáo dục vẫn dựa vào lý thuyết Mác Lênin là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hiện nay.
Thật đúng chủ thuyết Mác Lênin thiếu tính nhân bản, phản khoa học và là một chủ thuyết đấu tranh quốc tế đã bị nhân loại đào thải.
Tư tưởng lại là nền tảng chủ đạo để một quốc gia đề ra các chiến lược trong đó có chiến lược giáo dục, đề ra đường lối, chính sách cho đất nước đi lên. Thiếu tư tưởng chủ đạo người cầm quyền chỉ biết lẩn quẩn như kiến bò miệng chén.
 
Để giải quyết tình trạng hiện nay, giáo sư Mai dựa trên lời của ông Nguyễn Tấn Dũng là “cần phải đổi mới thể chế”, mà theo ông đảng Cộng sản cũng đã thấy vấn đề nhưng giới lãnh đạo “không dám đi đến tận cùng”.
Có tư tưởng chủ đạo mới biết đi đến đâu, đi để làm gì, đi như thế nào, đi bằng phương tiện gì, đi với ai, đi bao lâu sẽ tới, và như thế mới mong đi được đến tận cùng.
 
Trong bài phỏng vấn giáo sư Mai đề cập đến hai từ vựng khai phóng và nhân văn, đáng tiếc ông chưa tổng hợp được các tư tưởng để đưa ra một tư tưởng chủ đạo cho chiến lược về giáo dục tại Việt Nam.
Triết lý thì nhiều vô kể. Nó có thể khởi nguồn từ chính một tập thể hay từ ngoài du nhập vào một tập thể và sau thời gian gạn lọc đã hòa nhập vào tập thể đó. Các tư tưởng không thích hợp sẽ bị đào thải theo thời gian, như chủ thuyết Mác Lênin đã bị đào thải.
 
Tư tưởng chủ đạo ở một người, một tổ chức, một quốc gia là tư tưởng đã trở thành một căn bản triết lý và đạo đức giúp cá thể đó suy nghĩ độc lập và hành động một cách tự do.
Hoa Kỳ được ví như một lò luyện kim (Melting-pot) hòa trộn văn hoá và tư tưởng của nhiều sắc dân định cư hình thành sắc thái đa nguyên và đa dạng. Văn hóa lò luyện kim tạo nên sự giàu có của Hoa Kỳ về cả tinh thần lẫn vật chất, giúp Hoa Kỳ trở thành cường quốc bậc nhất trên thế giới.
Nhật bản cường quốc đứng thứ hai lại là một quốc gia đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa. Tinh thần võ sĩ đạo, trung thành, can đảm và danh dự là tinh thần chủ đạo của người Nhật.
Người Nhật sống và làm việc trong tinh thần kỷ luật và trách nhiệm cao hơn các dân tộc khác. Nhờ đó sau thế chiến thứ hai họ đã nhanh chóng phục hồi nắm giữ vai trò cường quốc kinh tế.
 
Miền Nam Việt Nam được hình thành và phát triển qua nhiều đợt di dân người Việt và người Minh Hương (Trung Hoa). Bản tính của người di dân là thích ứng với hoàn cảnh mới, hòa nhập với cuộc sống địa phương, tự mình vươn lên xây dựng cuộc sống, nhưng cũng gắn bó trong tinh thần cộng đồng dân tộc.
Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi chiến tranh giữa Chúa Nguyễn và Nhà Tây Sơn đã tạo cho những người miền Nam một tinh thần yêu chuộng độc lập.
Khi Chúa Nguyễn thống nhất đất nước, triều đình Huế phần vì ở xa, phần khác vì miền Nam là đất đã thuần phục nên triều đình Huế đã không cai trị chặt chẽ, để người miền Nam được sinh hoạt khá tự do.
Pháp xâm lược, miền Nam trở thành thuộc địa, miền đất trực thuộc cai trị của người Pháp, nên các giá trị tư tưởng Tây Phương như khai phóng, công bằng, tự do, dân chủ có nhiều cơ hội để ảnh hưởng đến tư tưởng của giới trí thức và của người miền Nam.
Đa số người miền Nam ảnh hưởng Phật giáo Nguyên thủy và Tiểu thừa lấy con người làm gốc, lấy đạo làm người làm tiêu chuẩn cho cuộc sống hằng ngày.
Tính nhân bản của họ thể hiện một cách rõ ràng trong Sấm giảng và cách sinh hoạt của tín đồ Hòa Hảo hay trong kinh kệ và cách sống của tín đồ Cao Đài, hai tôn giáo được hình thành và phát triển tại miền Nam.
Cả hai tôn giáo đều dựa trên tư tưởng Tam giáo đồng nguyên, thể hiện sắc thái dân tộc, sẵn sàng học hỏi gạn lọc điều hay lẽ phải của các tôn giáo các tư tưởng lớn.  Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo được hòa đồng trong tinh thần dân tộc.
Tín đồ cả hai tôn giáo đều tự mình trực tiếp cầu nguyện Đấng Tối Cao, Thượng đế, Phật, Thầy. Họ không sát sinh, làm lành lánh dữ, giúp đỡ lẫn nhau, tu tại gia, thờ cúng ông bà tổ tiên, thực hành tinh thần yêu thương nhân loại và vạn vật.
 
Nói chung sắc thái của người miền Nam là tổng hợp ba tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc.
Nhân bản là lấy con người làm gốc. Khai phóng là bằng khả năng và trí tuệ hướng đến sự thật, đến điều tốt, điều thiện, đến­­ cái mới cái hay cái đẹp (Chân, Thiện, Mỹ). Tinh thần dân tộc nhằm duy trì các giá trị dân tộc như: độc lập, tự chủ, thuần phong mỹ tục, ngôn ngữ, văn hóa…
Nếu đặt nặng tinh thần nhân bản sẽ dễ chấp nhận chế độ nhân trị thay vì pháp trị. Các chính trị gia có thể lợi dụng khủng hoảng đứng ra nắm quyền rồi tìm mọi cách để giữ quyền và trở nên độc tài.
Còn đặt nặng tinh thần dân tộc thường dễ bị người cầm quyền lợi dụng tinh thần dân tộc đưa vào vòng chiến tranh hay sách động chiến tranh để tiếp tục cầm quyền.
Tinh thần khai phóng giúp ta tìm hiểu, học hỏi, thích nghi, hòa đồng cùng nhân loại. Cụ thể miền Nam đã chọn một chính thể dân chủ, pháp trị và hiến định.
Tổng hợp 3 tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc đã tạo nên sắc thái Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia vừa giành được độc lập, phải đối đầu với chiến tranh và chỉ trong vòng 20 năm đã xây dựng được nền tảng vững chắc.
Một quốc gia với kinh tế tự do, y tế đại chúng, người cày có ruộng, báo chí tự do, tôn giáo, văn học, văn nghệ, nghệ thuật phát triển, và một nền dân chủ hiến định pháp trị với tam quyền phân lập rõ ràng.
Đặc biệt, triết lý giáo dục dựa trên nhân bản, khai phóng và dân tộc, đã đào tạo được những thế hệ công dân tốt cho miền Nam, cho Việt Nam và cho nhân loại.
30-4-1975 nền Đệ Nhị Cộng Hòa đã đi vào lịch sử, nhưng bản sắc Việt Nam Cộng Hòa: nhân bản, khai phóng và dân tộc, vẫn được bảo tồn và truyền đạt đến các thế hệ Việt Nam ngày nay.
 
Tư tưởng chủ đạo, nhân bản, khai phóng và dân tộc đã thích hợp và thành công ở miền Nam Việt Nam, trong tinh thần tam giáo đồng nguyên cũng sẽ thích hợp với cả hai miền Nam Bắc.
Một nền giáo dục lấy 3 triết lý nói trên làm chủ đạo sẽ tạo nên một sắc thái chung cho dân tộc Việt đưa đất nước đi lên và hòa nhập vào cộng đồng nhân loại.
 
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
26-6-2015
 

 

Xót cảnh thầy trò bắc thang lên trời tìm chữ

 
Xót cảnh thầy trò bắc thang lên trời tìm chữ
Những bậc thang ọp ẹp dẫn đến trường học phía dưới chân núi
 
Xót cảnh thầy trò bắc thang lên trời tìm chữ
 
Cô bé một tay giữ túi một tay trèo thang đến lớp
 
Xót cảnh thầy trò bắc thang lên trời tìm chữ
 
Các thầy, cô giáo cũng phải di chuyển trên những chiếc thang gỗ này để đến lớp dạy học
Xót cảnh thầy trò bắc thang lên trời tìm chữ
 
Những người đến đích trước giữ thang cho những người đi sau
 
Xót cảnh thầy trò bắc thang lên trời tìm chữ
 
Cô bé giữ thang cho bạn trai trước khi cậu bé xuống đến nơi và lại giữ thang cho bạn xuống
 
Xót cảnh thầy trò bắc thang lên trời tìm chữ
 
Bé gái 5 tuổi đã phải leo thang đi học mỗi ngày để có thể theo đuổi những tương lai phía trước
Xót cảnh thầy trò bắc thang lên trời tìm chữ
 
Mỗi sáng, bé gái này đều phải trải quan một quãng đường vô cùng nguy hiểm để đến được lớp học
Xót cảnh thầy trò bắc thang lên trời tìm chữ
 
Ngôi làng cô lập trên đỉnh núi khiến cho những chiếc thang ọp ẹp là đường độc đạo để lũ trẻ hiếu học đi 'tìm chữ'.
 
 
 
 
 
Đăng ngày 27 tháng 07.2015