Print

Luật pháp và lý lẽ của du côn

Nguyễn thị Cỏ May

Suốt trong nhiều thế kỷ qua, những tranh chấp giữa các bên thường được giải quyết trên cơ sở luật pháp hoặc quyết định cuỡng chế qua từ ngữ phổ thông là «trọng tài». Tính liên lập và đoàn kết quốc tế vẫn chưa tiến tới thành lập một thứ tòa án thường trực như ngày nay. Từ thời xa xưa, nhiều nơi ở vùng Địa-trung hải như Ba-tư, Hi-lạp, La-mã, dân chúng đã biết vận dụng vai trò trọng tài để giải quyết sự tranh chấp một cách ôn hòa. Tức một thứ «trọng tài hòa giải» trong ý nghĩa mà ngày nay ta hiểu được. Âu châu thời Trung cổ cũng đã biết qua hoạt động hòa giải khá phổ biến. Như một thứ Tòa án, một bên do Giáo hoàng và nhà vua chỉ định, và bên kia do cấp dưới, đại diện Thị xã chọn. Luật lệ áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật giáo hội, luật La-mã, luật tự nhiên, luật thiêng liêng hoặc tập tục địa phương,…

Năm 1899, sau Hội nghị về Hòa bình lần đầu tiên tại La Haye (Den Haag, Thủ đô Hòa-lan), Tòa án Thường trực Trọng tài (La Cour permanente d’Arbitrage) được thành lập. Đó là một tổ chức quốc tế độc lập có nhiệm vụ giải quyết những tranh chấp giữa quốc gia với quốc gia và cả giữa quốc gia với xí nghiệp hay giữa quốc gia với tư nhơn.
Từ năm 1913, Cơ quan này tọa lạc ngay tại lâu đài Hòa bình (Palais de la Paix, ở La Haye) với sự tham gia của 110 Quốc gia thành viên. Qua thời gian, Tổ chức Quốc tế này trở thành một Cơ sở hiện đại và đa dạng, vận dụng vừa công pháp quốc tế, vừa tư pháp quốc tế để đáp ứng những đòi hỏi giải quyết tranh chấp ngày càng nhiều của cộng đồng quốc tế như trọng tài, hòa giải, ủy ban điều tra…
Tòa án Thường trực Trọng tài không có Thẩm phán thường trực để phán quyết những hồ sơ tranh chấp đệ nạp, mà mỗi khi có kiện tụng thì Thẩm phán sẽ được các bên chọn lựa trên danh sách đề nghị.
Hôm 12 tháng 7/2016, Tòa án Thường trực Trọng tài La Haye đã xét xử hồ sơ Bìển đông của Philippines kiện Trung cộng và tuyên bố Trung cộng hoàn toàn có lỗi vì vi phạm Công ưóc về luật biển. Hơn nữa, theo quy định tại điều 296 của Công ước và điều 11 của bản Phụ lục VII, phán quyết này còn có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.

Trung cộng và phán quyết của Tòa án
Tòa án Thường trực Trọng tài (Phụ lục VII của bản Công ưóc Liên hiệp Quốc về Luật Biển) xác nhận có đầy đủ thẩm quyền xét xử vụ Philippines kiện Trung cộng vi phạm chủ quyền và quyền lợi của Philippines vừa hoàn toàn nhứt trí thông qua và ban hành phán quyết. Tuy nhiên Tòa án Thường trực Trọng tài nói rõ không phán quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không phân định bất kỳ một ranh giới nào trên biển giữa các bên của vụ kiện.
Vụ kiện do Philippines đề xuất trước Tòa án Thường trực Trọng tài liên quan đến «quyền lịch sử» và nguồn xác định «quyền hưởng các vùng biển» tại Biển Đông, «sự bồi đắp một số đảo trong vùng và các vùng biển của các cấu trúc này và tính hợp pháp» của các hành vi của Trung cộng mà Philippines cho là vi phạm Công ước Quốc tế về Luật biển.
Trung cộng đã nhiều lần tuyên bố «không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng». Tuy nhiên, Phụ lục VII quy định rằng "việc vắng mặt của một bên hoặc việc một bên không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng".
Phụ lục VII cũng quy định rằng trong trường hợp một bên không tham gia vào tiến trình tố tụng, Tòa án Thường trực Trọng tài "phải chắc chắn rằng Toà có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế".
Theo đó, trong suốt quá trình tố tụng, Tòa Thường trực Trọng tài đã thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm tra tính xác thực của các hồ sơ do Philippines đưa ra, bao gồm cả việc yêu cầu Philippines cung cấp thêm các lập luận, đặt ra các câu hỏi cho Philippines trước và trong hai phiên tranh tụng, chỉ định các chuyên viên độc lập có nhiệm vụ báo cáo Toà về các vấn đề kỹ thuật và thu thập các bằng chứng về mặt lịch sử liên quan đến các cấu trúc tại Biển Đông và chuyển các bằng chứng này để các bên bình luận.
Theo đó, Tòa án Thường trực Trọng tài kết luận điều mà Trung cộng gọi là «Quyền lịch sử» cho phép Trung cộng làm chủ vùng Biển Đông và các nguồn tài nguyên trong vùng bị Tòa bác bỏ do tất cả lập luận của Trung cộng đều không phù hợp với qui định của Công ước về Luật Biển.
Tòa dẫn giải trong lịch sử những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung cộng hay từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử, Trung cộng đã chỉ một mình kiểm soát thật sự và thường xuyên có trách nhiệm vùng biển này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung cộng yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong "đường 9 đoạn" do Trung cộng đơn phương tự phác họa.
Tiếp theo, Tòa nhận thấy các đảo của Trường sa đã bị Trung cộng làm biến đổi mạnh mẽ do việc bồi đắp, xây dựng và Tòa cũng nhắc lại rằng Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá. Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa chỉ khi nào có khả năng khách quan và ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác.
Toà cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ Trung cộng trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng thật sự của các cấu trúc đó. Toà kết luận như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định nên không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng.
Trên cơ sở kết luận không một cấu trúc nào mà Trung cộng yêu sách có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, Tòa có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung cộng có thể có.
Nhận thấy rằng các vùng nhất định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Toà cho rằng Trung cộng đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines, xây dựng đảo nhân tạo và không ngăn chặn ngư dân Trung cộng đánh bắt bất hợp pháp ở khu vực này.
Toà cũng khẳng định rằng ngư dân Philippines đã có quyền đánh cá truyền thống ở Bãi Scarborough và rằng Trung cộng đã ngăn chặn các quyền này bằng cách hạn chế việc tiếp cận khu vực này. Toà cũng khẳng định rằng các tàu chấp pháp của Trung cộng gây ra rủi ro va chạm nghiêm trọng một cách bất hợp pháp khi họ đã trực tiếp cản trở các tàu của Philippines.
Tòa xem xét ảnh hưởng môi trường biển do các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo của Trung cộng trên 7 cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa gần đây và nhận thấy rằng Trung cộng đã gây thiệt hại nghiêm trọng các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt.
Toà cũng cho rằng nhà chức trách Trung cộng nhận thức được việc ngư dân Trung cộng đã đánh bắt các loài rùa biển, san hô và trai khổng lồ quý hiếm trên diện rộng ở Biển Đông (bằng các biện pháp gây ra tổn hại nghiêm trọng rặng san hô) và đã không thực hiện các nghĩa vụ trong việc ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động này.
Toà nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung cộng gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung cộng đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông còn là một phần của tranh chấp giữa các bên.
Toà án Thường trực Trọng tài xét xử vụ Philippines kiện Trung cộng được thành lập vào ngày 21/6/2013, phù hợp với những quy định trong Phụ lục VII Công ước Luật biển, đã công bố phán quyết hôm 12 tháng 7/2016 vừa qua hàn toàn bác bỏ mọi lập luận về chủ quyền của Trung cộng trên vùng Biển Đông. Toà bao gồm Thẩm phán người Ghana Thomas A. Mensah, Thẩm phán người Pháp Jean-Pierre Cot, Thẩm phán người Phần Lan Stanislaw Pawlak, Giáo sư người Hà Lan Alfred H.A. Soons và Thẩm phán người Đức Rüdiger Wolfrum. Thẩm phán Thomas A. Mensah là Chủ tịch Tòa Trọng tài. Toà Trọng tài Thường trực là cơ quan đăng ký trong quá trình xét xử.
Tòa Trọng tài nhắc lại rằng trong luật pháp quốc tế có nguyên tắc cơ bản là " không thiện chí " không thể tự suy diễn và thấy rằng Điều 11 của Phụ lục VII đã quy định " phán quyết… sẽ được các bên trong tranh chấp tuân thủ". Vì vậy, Tòa Trọng tài thấy không cần thiết phải đưa ra tuyên bố nào nữa.

Cư xử văn minh hay hành xử cộng sản?
Trung cộng đã từng tuyên bố «không nhìn nhận phán quyết của Tòa án Thường trực Trọng tài, cũng không thừa nhận toà án này» vì dư biết trước sẽ bị buộc tội vi phạm luật biển mà Trung cộng đã tham gia.
Bản chất của cộng sản là bạo lực và dối trá. Quyền lực phát xuất từ khẩu súng. Mà ngày nay, Trung cộng chẳng những đã mạnh về quân lực, mà còn có nhiều tiền, là cường quốc thứ nhì thế giới thì có gì họ không dám làm?
Tử tế lắm, họ sẽ dịu lại để tỏ bộ mặt ôn hòa, rồi từng bước nhỏ tiến hành tiếp tục thực hiện dự tính của họ là thôn tính trọn Đông Nam Á, tránh những xung đột không cần thiết, để sau cùng làm chủ thế giới. Theo chiến thuật cố hữu «đánh đánh, đàm đàm».
Về phía Việt nam, tình hình có thuận lợi nhưng Hà nội vẫn không thể chọn con đường nào khác hơn chủ nghĩa xã hội và bám sát đít Bắc kinh. Sẵn sàng đàn áp nhơn dân để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa hơn là bảo vệ quyền lợi đất nước dân tộc. Cộng sản xưa nay không có riêng Tổ quốc.
Mọi việc chắc chắn sẽ không có gì khác hơn nếu không có ai tuân hành phán quyết của Tòa án Thường trực Trọng tài một cách cụ thể hơn. Công pháp quốc tế chỉ hợp thức hóa những hành động du côn. Lịch sử đã chứng minh Hà nội 2 lần vi phạm phán quyết quốc tế, vẫn trở thành Hội viên LHQ và còn làm thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An LHQ.
Người xưa thường nhắc nhở «cứt trâu để lâu hóa bùn»!

Nguyễn thị Cỏ May


Đồng loạt xuống đường ủng hộ phán quyết Biển Đông,

chống “đường lưỡi bò” Trung Cộng

CTV Danlambao - Sáng ngày 17/7/2016, nhà cầm quyền CSVN đã huy động lực lượng CA đông đảo ra tay đàn áp, bắt bớ hàng chục người dân tham gia vào cuộc xuống đường chống Trung Cộng tại Hà Nội.
Trước đó, lời kêu gọi biểu tình được khởi xướng bởi No-U Hà Nội với mục đích: “Ủng hộ phán quyết của Tòa quốc tế bác bỏ yêu sách về đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông và phản đối nhà nước bá quyền Trung Cộng”.

Hà Nội, người dân xuống đường biểu tình ôn hoà bị bắt đưa lên xe. Photo: Trịnh Bá Tư

Hầu hết những người hoạt động xã hội đều bị ngăn chặn, canh gác trước cửa nhà từ mấy hôm trước. Vợ chồng Blogger Nguyễn Tường Thụy, mặc dù đã thoát ra khỏi nhà cũng đã bị công an phát hiện, áp giải và bị giam lỏng ngay tại nhà riêng.

Tại Hà Nội, ngay từ sáng sớm, khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ - Bờ Hồ - Hoàn Kiếm - Hà Nội đã bị bao vây bởi một lực lượng rất đông công an sắc phục, thường phục, dân phòng… Mọi ngả đường dẫn tới khu vực được chọn làm địa điểm biểu tình cũng bị phong tỏa. Hầu hết những người yêu nước đã bị bắt ngay lập tức khi vừa xuất hiện tại khu vực này mà không kịp giơ khẩu hiệu, biểu ngữ.


Lực lượng an ninh dày đặc. Photo: Bạch Hồng Quyền

Lực lượng bắt người chủ yếu là an ninh thường phục. Một người có mặt tại hiện trường cho biết, có khoảng hơn 100 an ninh thường phục vây quanh tượng đài Lý Thái Tổ. Số an ninh thường phục quanh hồ Hoàn Kiếm được ước lượng là đông hơn nhiều so với khu vực tượng đài Lý Thái Tổ. Những người bị bắt tại tượng đài Lý Thái Tổ đều bị lôi kéo lên xe bus một cách thô bạo. Được biết những người này đã bị đưa tới quận Long Biên. Ngoài ra, một số người bị bắt “nguội” và bị đưa tới phường Phan Chu Trinh.

Nhiều người bị bắt đưa lên xe Bus. Photo: Trịnh Bá Tư

Blogger Đặng Bích Phượng bị bắt khi đang đi trên đường và hiện chị đang bị giam giữ trái phép tại công an phường Cửa Nam. Nhà báo Phạm Đoan Trang cũng bị chặn ngay tại nhà riêng.
Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, nhà báo Đoan Trang viết: “Vậy là hôm nay, 17/7/2016, một lần nữa, thông điệp "vì công lý và hòa bình trên Biển Đông, phải kiện Trung Quốc", lại bị công an Việt Nam phá”.
Khi được hỏi, việc nhà cầm quyền quyết tâm ngăn chặn, đàn áp, bắt bớ người biểu tình ôn hòa cho thấy điều gì, ông Lê Hoàng, một nhà hoạt động xã hội đã may mắn thoát khỏi sự truy bắt của công an sáng nay chia sẻ “chính quyền cộng sản vẫn chơi trò ngoại giao vuốt đuôi. Họ sẽ chẳng bao giờ dám kiện Trung cộng vì đã há miệng mắc quai và thỏa hiệp với nhau rồi.”



Một nhóm biểu tình trước cửa toà nhà quốc hội. Photo: Bạch Hồng Quyền

Chúng tôi xin gửi tới quý độc giả trong thôn danh sách một số Blogger, Facebooker yêu nước bị bắt sáng nay:
Đặng Bích Phượng, Cường Hoàng Công, Tung Dang, Bùi Quang Thắng, Lương Dân Lý, Đào Thu, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Thúy Hạnh, Trương Dũng, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Đình Ấm, Bùi Quang Thắng, Hà Hoàng, Nguyên Văn Đoàn, Hà Chí Hải, Trương Hồng Hạnh, Trương Minh Hà, Lê Minh Hằng, một người tên Nghĩa...
Sau khi được thả, bà con dân oan tiếp tục biểu tình tại trụ sở công an Hà Đông số 6 Quang Trung

Tại Sài Gòn: Một hình thức biểu tình mới đã được một nhóm bạn trẻ thực hiện. Nhóm bạn trẻ này mặc áo có hình lưỡi bò bị cắt và đi trên đường phố bằng những chiếc xe gắn máy. Khẩu hiệu được các bạn mang theo có nội dung “Trường Sa- Hoàng Sa là của Việt Nam”, “Yêu nước là phải khởi kiện Trung cộng”, “Việt Nam xấu hổ với Philippines”.





Photo: Hoang Huy Vu


Photo: Nguyen Phuong

Tại Nghệ An: Cũng trong sáng nay vào khoảng 8 giờ, hàng ngàn giáo dân giáo xứ Vinh- Nghệ An đã xuống đường phản đối Formosa gây ra thảm họa biển miền Trung, và yêu cầu truy tố Formosa.





Photo: Le Son







Photo: Chinh Minh

Tại Hải Phòng: Một số người dân cũng đồng hành cùng cả nước giương cao biêu ngữ: “Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết của tòa án Quốc Tế về vấn đề biển đông”, “Đả đảo Trung Quốc yêu sách đường lưỡi bò và âm mưu thôn tính biển đông”.



Photo: Le Van

Danlambao đang tiếp tục cập nhật




CTV Danlambao

danlambaovn.blogspot.com


Phản ứng các bên sau phán quyết PCA

Các điểm chính
- Ngày 22/1/2013: Philippines nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện đối với Trung Quốc trước Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines”.
- Ngày 3/6/2014: hạn cuối cùng Tòa án đưa ra cho Trung Quốc đệ trình Bản phản biện của bị đơn. Trung Quốc từ trước vẫn duy trì quan điểm không tham gia vào vụ việc và vì thế, cũng không đệ trình Bản phản biện của bị đơn.
- Ngày 11/12/2014: Chính phủ Việt Nam đưa ra Tuyên bố về chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời yêu cầu Tòa trọng tài “cân nhắc đến lợi ích và quyền lợi pháp lý của Việt Nam”.
- Ngày 29/10/2015: Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra “Tuyên bố (Phán quyết) về quyền tài phán và thừa nhận” đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Tòa không bác bỏ quyền tài phán với bất cứ luận điểm nào trong Bản Tranh tụng của Philippines.
- Ngày 21-22/3/2016: Trong một động thái bất ngờ, Đài Loan đưa ra Tuyên bố Amicus curiae về Quan điểm về chủ quyền của Đài Loan tại Đảo Itu Aba (Ba Bình). Theo đó hòn đảo này có vùng biển 200 hải lý (bao trùm lên hầu hết các hòn đảo còn lại đang tranh chấp ở Biển Đông).
Cập nhật 13 tháng 7 2016
 

Cảnh các phóng viên đứng chờ bên ngoài Cung điện Hòa bình, Hague, Hà Lan hôm 12/7.
Dư luận đang quan tâm phán quyết sắp ra của Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện Biển Đông của Philippines.

Các điểm nóng bùng phát gần đây xảy ra trong vài thập niên qua là giữa Việt Nam và Trung Quốc, và vụ giằng co giữa Philippines và Trung Quốc. Điểm qua một vài vụ việc gồm có:

Dự kiến hôm 12/07 Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague sẽ đưa ra phán quyết được chờ đợi từ lâu, với kết luận về tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông.
Philippines đưa ra vụ kiện tại tòa án ở Hague, nêu những hoạt động của Trung Quốc trong khu vực này vi phạm luật pháp quốc tế.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khoảng 90% Biển Đông, bao gồm các rạn san hô và đảo mà các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc nói họ không công nhận quyền tài phán của tòa và từ chối tham gia vụ kiện.

Vụ kiện được Tòa Trọng tài phân xử theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà Trung Quốc và Philippines đã ký kết.
Phán quyết này mang tính bắt buộc nhưng tòa không có quyền hạn thực thi.

Phóng viên BBC Johah Fisher

Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague sẽ ra phán quyết đối với đơn Philippines kiện Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Hai điểm chính được quan tâm nhiều là “đường chín đoạn” và lập trường của tòa đối với một số đảo, đá và bãi ngầm có tranh chấp. Vậy sự khác biệt về đảo, đá hay bãi ngầm thể theo luật pháp quốc tế là gì? Phóng viên BBC Jonah Fisher từ Manila giải thích trong video này.

Cảnh biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila, Philippines, ngày 12/7, vài giờ trước khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines.

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, của Bộ Công an Việt Nam nói với BBC: “Trung Quốc gần như có một chiến dịch vận động ngoại giao và truyền thông để quảng bá quan điểm rằng Trung Quốc là có cơ sở pháp lý với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và cơ sở pháp lý với chủ quyền vùng nước bao chiếm trong đường chín đoạn.”

“Họ có một chiến dịch truyền thông, là đòn tâm lý. Thứ nhất là để 1 tỷ 350 triệu người Trung Quốc biết. Thứ hai là tạo ra một dư luận ủng hộ của quốc tế với Trung Quốc khi tòa công bố phán quyết.”
Hành động như vậy để “dọn mặt bằng tâm lý,” ông Cương nói thêm.


Học giả về Asean Somkiat Onwimon nói đường chín đoạn "như một cái lưới cá bao bọc toàn bộ vùng biển" trên tờ Bangkok Post của Thái Lan.
Thitinan Pongsudhirak, nhà nghiên cứu chính trị từ Đại học Chulalongkorn nói phán quyết của Tòa trọng tài sẽ cho Trung Quốc và Asean một cơ hội hàn gắn những rạn nứt bằng cách cùng hành động trên luật lệ chung.
"Không đáng cho tham vọng lâu dài của Trung Quốc là trở thành một siêu cường quốc toàn cầu lại đi có tranh cãi về biển đảo với các quốc gia nhỏ láng giềng, và sau đó phớt lờ phán quyết quốc tế về tranh chấp. Đó sẽ là hành xử không thể trở thành cường quốc toàn cầu đáng được tôn trọng."

Hãng tin AFP nói Đại sứ Philippines tại Trung Quốc cảnh báo công dân cẩn trọng với “đe dọa cá nhân” và tránh các tranh cãi chính trị trước thềm phán quyết hôm thứ Ba 12/7.
Công dân Philippines được khuyên “tránh các cuộc thảo luận và tụ tập công cộng về vấn đề chính trị” và không ủng hộ hoạt động tụ tập và thảo luận nơi công cộng “đặc biệt là trên mạng xã hội,” AFP trích lại nội dung email.
Bức thư cũng cảnh báo công dân nên mang theo giấy tờ tùy thân “mọi lúc” và báo cáo ngay bất cứ đe dọa nào mà họ nhận được cho đại sứ quán hoặc cảnh sát Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự ở khu vực tranh chấp, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác không có lựa chọn nào hơn là phản ứng bằng các nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải đa quốc gia và bay tuần tra, quân chức Hoa Kỳ ẩn danh nói với Reuters.

http://www.bbc.com/vietnamese

 

Đăng ngày 18 tháng 07.2016