Print

Dịch Vũ hán và

Hiện tượng mới xã hội Pháp

Nguyễn thị Cỏ May

Hiện tượng mới trên mặt truyền thông hiện nay ở Pháp rất đáng chú ý. Có 2 tuần báo lớn Le Point và Le Nouvel Observateur, và 2 cuốn sách, một của tác giả người Ý, Giáo sư Joseph Trito chuyên về vi trùng học, vừa xuất bản, xác nhận nguồn gốc của Covid-19 là phòng thí nghiệm Vũ hán, đúng theo thuyết của Giáo sư người pháp Montagnier đã từng bị «giới khoa học gia» bác bỏ. Và cuốn kia là «SARS-CoV-2, Aux origines du mal» của ký giả Brice Perrier của Le Point, sẽ phát hành ngày mùng 5 tháng 5 tới đây, cực lực bài bác thuyết Covid-19 là phát xuất từ loài dơi qua con pangolin rồi truyền qua người từ chợ bán thú hoang dã Vũ hán, mà quả quyết do phòng thí nghiệm Vũ hán. Covid-19 là sản phẩm do con người chế tạo tại phòng thí nghiệm, phát xuất ra ngoài, có thể do sự bất cẩn nếu không phải do mục tiêu chánh trị.
Nhưng hôm nay, Cỏ May tôi muốn giới thiệu với bạn đọc hai hiện tượng mới xã hội Pháp rất đáng để ý vì không biết những nơi khác cũng đang bị tai vạ dịch Vũ hán như Pháp mà có hay không?

Chúng tôi chán lắm rồi. Mặc kệ
Ông T.T. Macron vừa công bố lịch giải tỏa lệnh cấm lưu thông và giới nghiêm vào tháng 6 tới.
Tháng 5 sẽ cho phép mở cửa café và nhà hàng nhưng ở mái hiên, bên trong còn hạn chế số người. Đi lại dễ hơn.
Sau hơn một năm, mọi sanh hoạt xã hội Pháp bị giới hạn nghiêm nhặt đã làm cho dân chúng, nhứt là giới trẻ, bị khủng hoảng tâm thần. Cả ở trẻ con, người ta ghi nhận có những dấu hiệu lạ như sợ hãi lộ ra trên mặt, không dám ngủ một mình, kém ăn, thấy mang mặt nạ sợ hoặc trái lại, không chịu cha mẹ bỏ mặt nạ ra...
Thế mà trong thời gian cấm cửa, vẫn có những buổi tụ họp ăn nhậu, ca hát lén lút, qui tụ khá đông, cả năm bảy trăm người qua mạng internet. Cách nay không lâu, có tin, thoáng qua trên màn ảnh TV 15 «một số tay to mặt bự, Dân biểu và cả Tổng trưởng, hẹn nhau ăn nhậu chui tại một nhà hàng sang ở Paris, có Caviar và Champagne» đã không tránh khỏi dư luận chú ý xì xào, Bộ Nội vụ ra lệnh điều tra gấp. Tới nay chưa nghe nói sự thật như thế nào!
Nên hiểu dân Pháp sáng ra không tạt qua café và chiều đi làm về, cũng không ghé qua café làm một vài ly, đấu láo với dân cùng điệu nghệ, là khổ sở vô cùng. Còn ác hơn thầy chùa trong thời gian khổ hạnh nữa. Thà chết sướng hơn!
Cho nên giới trẻ Pháp, đã phải chịu hơn một năm cấm cửa, không café, không nhà hàng, không ciné, không tụ tập ăn nhậu, ca hát... đã muốn khùng lên «Chán lắm! Mặc kệ!».
Thật ra họ thấy khổ tâm vì không biết được quan hệ chết sống của họ thay đổi thế nào với dịch Vũ hán? Hằng ngày có hằng trăm người chết vì virus Vũ hán là thực tế mà mọi người phải nhắm mắt để sống. Sống với Covid hay sống vì Covid? Có phải đó là một vấn đề sống còn về mặt tâm lý không?
Hôm nay, chánh phủ tuần tự  bãi bỏ lệnh «cấm cửa» để mong vãn hồi đời sống xã hội bị đông lạnh từ hơn một năm nay tuy mỗi ngày vẫn có lối 300 người chết, hơn 6000 người nằm phòng hồi sinh, vài chục ngàn người bị lây nhiễm.
Người ta nhìn con số hơn 100.000 người chết sau hơn một năm bị dịch cũng chỉ là một con số thống kê có giá trị thuần toán học mà thôi. Bởi tự do cá nhơn bị giới hạn nghiêm nhặt, những thói quen bị đè nén, biểu lộ tình cảm thông thường cũng bị thay đổi... thì nằm nhà thương, thở oxy, chết, tất cả đều trở thành thứ yếu. Không còn quan trọng gì nữa hết.
Một thanh niên giải bày «Cảm nhận của tôi hôm nay là mọi người chán nản lắm rồi và họ đang muốn sống. Sống thật sự. Sống đầy đủ cho họ. Sống cái đã. Có bị virus Vũ hán, mặc kệ».
Như vậy phải chăng đó là thái độ phản ứng quyết liệt với dịch Vũ hán? Do bị mất tinh thần. Người ta muốn thoát khỏi cái chết lần mòn, chậm chạp bằng cách chọn cái chết ngay, cái chết đau đớn của virus Vũ hán?
«Mặc kệ» nói lên cái chán chường đang đè nặng họ. Nó hàm ý nguy hiểm.
Không sợ chết là một tín hiệu xấu. Liều mạng. Vì khi người ta sợ chết, người ta cắn răng chịu đau đớn, chính là lúc người ta sống. Muốn sống bằng mọi giá.
Theo nhà phân tâm học Gérard Apfeldorfer, có hiện tượng trên «vì sự cấm cửa liên tiếp và kéo dài đã giết sự sống xã hội. Trước tiên, mọi người lấy làm lo lắng. Kế đó họ suy sụp».
Sự «cấm cửa» còn ảnh hưởng mạnh đến đời sống bộ não  của chúng ta. Ở một đứa bé thiếu tình thương, trí nhớ và cảm xúc của nó sẽ bị tổn thương nhanh chóng. Còn người già thì sự hoạt động của cơ thể sẽ chậm lại khi họ bị cô lập, làm cho họ biếng ăn, lười uống và suy yếu dần.
Theo kết quả điều tra hồi tháng 3/2021 của Sở Y tế Pháp, có 20% dân chúng bị trầm cảm, có 9% toan tự tử. Các bác sĩ tâm thần bị bệnh nhơn tràn ngập. Họ điện thoại kêu bác sĩ cả nửa đêm.
Trước dịch Vũ hán, dân Pháp không ai nói tới cái chết vì đó vẫn là điều cấm kỵ. Đức Chúa Trời không cho phép. Dân Pháp theo Công giáo. Nước Pháp là Trưởng Nữ của Giáo hội!
Người ta tin tưởng mình sống hoài. Bất tử. Nhứt là từ khi y khoa có nhiều tiến bộ phi thường.

Dịch Vũ hán làm xuất hiện một lớp nhà văn mới
Trước đây, báo chí chú ý dịch Vũ hán gây ra nhiều thảm cảnh gia đình, vợ chồng gây nhau, đánh nhau, con cái khổ sở bị cha mẹ rầy la cả ngày. Riêng chúng nó vì bị nhốt trong nhà suốt tháng.
Vợ chồng đánh nhau, cảnh sát tới can thiệp thì dẫn anh chồng tới bót điều tra, làm biên bản. Trở về nhà, vợ không cho vô nhà, trả lại cảnh sát. Mà bót không có chỗ nhốt tạm. Cũng không có hội từ thiện cho ở tạm vì xưa nay không có «Hội bảo vệ đàn ông». Bảo vệ nữ quyền thì có. Chó mèo thì có bà Brigitte Bardot lo. Thế mới biết thân phận đàn ông thảm hại cở nào vì Covid?
Nhưng nay, báo chí Tây vừa loan tin mới lạ «Dịch Vũ hán phải chăng đã thật sự làm xuất hiện một lớp nhà văn mới?».
Theo nhà báo Maud Cazabet (Le Point, 10/04/21) thì đây đúng là một nét chưa từng thấy về dịch Vũ hán vì những đợt «cấm cửa» đã làm mọc lên hàng ngàn nhà văn mới vì hàng ngàn người Pháp vì không ra khỏi nhà được, ngồi vào viết hoặc viết cho xong truyện bị bỏ dở trước đây. Đây là sự thật vì nhà xuất bản nhận hàng ngàn bản thảo đến nổi không còn chỗ cất giữ. Tuy nhiên, số xuất bản lại không có bao nhiêu.
Theo kết quả thăm dò của Viện Harris Interactive thì cứ 1 trên 10 người Pháp cho biết đã bắt đầu một câu truyện ngay từ những tuần đầu tiên của lệnh cấm cửa.
Một năm sau, hiện tượng vẫn luôn được tiếp tục bền bỉ và có đà mạnh mẽ. Nhá xuất bản Gallimard đã phải hết hồn, vội loan báo khẩn trên fb và Twitter «xin vui lòng hãy tạm ngưng gởi tới chúng tôi bản thảo».
Cùng lúc, nhiều nhà xuất bản khác cũng bị cùng trường hợp.
Thông thường, mỗi ngày, người ta chỉ nhận mươi bản thảo. Nay mỗi ngày có tới cả hai mươi bản. Phần lớn những bản thảo gởi tới thời gian đầu đều do những nhà văn tài tử viết. Nhưng họ có nói rõ, những bản sau này sẽ có giá trị văn chương và hấp dẫn. Hãy vui lòng chờ.
Ở nhà xuất bản Actes Sud, số bản thảo gởi tới hằng ngày tăng từ 10% tới 15%. Nhà xuất bản nhận bản thảo của những nhà văn mới gởi tới nhưng họ không xuất bản được vì thiếu giá trị văn chương.
Bên cạnh đó, những tác phẩm tự xuất bản từ hôm cấm cửa đợt đầu đến nay và đang bày bán đã tăng lên 90%.
Hiện tượng sôi nổi nhà văn mới sẽ không chìm, theo cái nhìn của bà Charlotte Allibert, Giám đốc nhà xuất bản. Bị từ chối bởi nhà xuất bản, một số xoay qua gởi cho Amazon.
Trong lúc viết, phần lớn những nhà văn mới này cũng tìm học hỏi qua những hướng dẫn chuyên môn trên internet.
Lúc khó khăn thường làm cho con người ta chín chắn hơn. Tâm hồn lắng đọng lại. Thiên về suy nghĩ. Những dự án viết văn từ đó xuất hiện.

Nay hãy còn sớm để nói hiện tượng lớp nhà văn mới này sẽ trở thành một thế hệ văn học mới hay không!
Nhưng phải nhìn nhận dịch Vũ hán đã làm bùng phát một lớp nhà văn mới trong đó hiện có những tác phẩm có giá trị, tuy số ít. Đó là những tài năng văn học mới!
«Ai đã viết, sẽ viết nữa. Và mặc dầu nhà xuất bản làm ngơ!». Viết cũng là một thứ dich truyền nhiễm. Nó mãnh liệt không thua cả virus Vũ hán!
Nguyễn thị Cỏ May
 


Một con cá bị chết đuối?

Vũ Trọng Khải

"Viết cho Nguyễn Văn Tòan, Houston, Texas.
Khi nhớ Bạn tôi cùng dân Cao Nguyên ra đi trong cuộc “Bỏ Phiếu Bằng Chân năm 1975”. Ngày Ban Mê Thuật thất thủ!!!"


Một con cá bị chết đuối!!!
Nghe hơi lạ?
Vâng, xin thưa, chết đuối là chết ở trong nước khi người hay vật bị rơi xuống vùng nước sâu mà không biết bơi, chả ai lại đi nói “CÁ BỊ CHẾT ĐUỐI” bao giờ!
Vì “NƯỚC” là môi trường sống của “CÁ”…
Chả thế mà ngạn ngũ của Dân Tộc ta, khi ám chỉ kẻ gặp vận may thường nói: “NHƯ CÁ GẶP NƯỚC, NHƯ RỒNG GẶP MÂY”
Xin Quý Vị vui lòng đọc tiếp đề người viết được trình bầy rõ ràng hơn.

VÀO TRUYỆN :
Không biết tự bao giờ, tôi cảm thấy thích thú với câu truyện sau đây, cũng không biết tác gỉa là ai, tôi đọc được ở đâu hay do ai kể cho nghe, cũng không còn nhớ nữa, nhưng thiết nghĩ nội dung câu truyện mới đáng để ta chú ý.
Xin được lên tiếng cảm ơn tác gỉa đã dựng được câu truyện này.

Truyện kể :
“Có một người chuyên thuần hóa rồi nuôi dậy thú hoang, thú dữ…biết hành động, làm trò vui khi nghe tiếng người sai khiến, để bán cho các gánh xiệc. Ông ta rất nổi tiếng trong giới làm xiệc, phải nói, ộng ta là một bậc thầy trong việc nuôi, dậy thú làm xiệc.
Đã nổi tiếng và giầu có nhờ tay nghề, nhưng ông ta có vẻ như chưa hài lòng với những thành công nuôi dậy thú vật của ông ta. Ông ta nghĩ đến cách: “phải làm thế nào để đưa một con cá lên sống trên cạn và phải  đi được như động vật hai chân"
Ông ta bắt đầu thực hiện bằng cách “mỗi ngày ông đổ bùn vào hồ nước nuôi cá”.
Hồ nước bị đặc dần dần theo ngày tháng, con cá ông nuôi cũng mỗi ngày dần dần bị đẩy lên sống trong vũng bùn loãng, lúc nào đầu cá cũng ngẩng cao trên mặt bùn để thở.
Mỗi lần cho cá ăn, ông ta thường tìm cách làm cho cá phải cất mình cao khỏi mặt bùn, ngóc đầu lên đớp mồi như những lần ông cho mèo hay chó ăn, chúng cũng phải chồm lên vồ mồi.
Bùn càng ngày càng khô dần, con cá ông nuôi cũng đã quen dần với môi trường sống thay đổi chậm chạp.
Không biết thời gian nuôi và dậy con cá này mất bao năm tháng?
Nhưng nay ông đã thành công.
Con cá ông nuôi từ bùn loãng, sệt,  qua đặc, rồi sau cùng bùn đã trở nên khô cứng, cũng qua cách tập luyện kiên nhẫn của ông, đến nay, cá đã nghe được những tiếng gọi của ông, làm theo những gì ông chỉ dậy, và kỳ công hơn cả là con cá ấy đã đi được trên hai cánh  đuôi như  lòai động vật hai chân.
Ông có thể dẫn con cá của ông đi chơi như người ta dẫn chó, mèo đi dạo mát mỗi chiều.
Rồi có một buổi chiều, như nhiều buổi chiều ông vẫn dẫn cá đi chơi, ai thấy cũng nhòm ngó, chầm trồ thích thú vì quá lạ.
Không lạ sao được! Cá sống trên cạn, lại biết đi nữa!
Lạ quá đi chứ!!!
Bất chợt,  trời đổ cơn mưa!
Cũng như những người khác, đang dắt chó, mèo, ông phải chạy tìm nơi trú mưa, mãi nhìn trời xem cơn mưa bao giờ tạnh, ông cũng quên cả chăm sóc con cá của mình.
Đến khi trời ngớt mưa, định bước chân đi,  ông nhìn lại, thấy con cá của ông không còn cột ở đầu dây ông vẫn dẫn nó đi chơi!
Ông vội chạy trở lại khu vườn ông vừa dẫn cá đi rong, xem nó lạc đâu mất…
Ông đi lại đọan đưòng ông và cá chạy trú mưa…
Chợt một hình ảnh làm ông choáng váng, muốn ngã vật ra đất, khi ông nhìn thấy con cá ông nuôi dậy trong bao năm tháng, nay đã CHẾT, Nó CHẾT thật rồi, nó nằm trương bụng trong một vũng nước chỉ sâu hơn chiều cao của nó.(Vì cá đã biết đi, nên gọi là chiều cao thay vì chiều dài).
Con cá  đã CHẾT ĐUỐI trong vũng nước sau cơn mưa!!!
Cuối câu truyện không thấy nói gì về người nuôi dậy thú này nữa.
Chẳng lẽ “ CÁ CHẾT LÀ HẾT TRUYỆN?”.
Không, truyện không hết ở đó dù cá đã chết đuối!
Cá đã chết , chết trong chính môi trường sống nguyên thủy của nó, chỉ vì nó: KHÔNG CÒN  BƠI ĐƯỢC NỮA! NÓ KHÔNG CÒN THÍCH HỢP VỚI CHÍNH MỘI TRƯỜNG SỐNG CỦA NÓ… CÁ CHẾT ĐUỐI!!!

LUẬN TRUYỆN :
So sánh câu truyện “cá biết đi” hay “cá chết đuối” vào cuộc sống hiện nay của CSVN người ta thấy có nhiều tương đồng khá lý thú.
Ngày nào, mấy chú cộng sản từ Bắc vào Nam.
Ngày nào mấy chú cộng sản từ núi rừng về thành phố.
Ngày nào? thời đó! mấy chú cộng sản luôn mấp máy trên môi “ĐẠP ĐỔNG ĐÀI”.
Dân miền Nam, ngây thơ quá, thắc mắc hoài,  sao mấy chú cộng sản cứ đòi phải “ĐẠP”  cái “ĐỔNG ĐÀI ”… miền Nam làm gì có cái “ĐỔNG ĐÀI” nào do “Mỹ Ngụy” dựng lên đâu?
Chỉ có một  bức tượng “THƯƠNG TIẾC” là quý nhất của dân miền Nam thì mấy chú cũng đạp đổ rồi còn gì nữa!
Nhưng cũng chẳng bao lâu, người dân mền Nam, hiền lành, chất phác nhưng dư thông minh để hiểu các chú cộng sản này nói gì và muốn gì.
- Những chiếc xe đạp cũ dân miền Nam đã gác xó bếp, nay được lau chùi hay sơn lại mới toanh!
- Những chiếc đồng hồ cũ được đánh bóng lại sáng choang!
- Những chiếc radio transitor, chạy được cả bằng pin lẫn điện cũng được lau chùi y như mới!
Một lô các lọai chợ này được thành hình tại SaiGon và những tỉnh thành miền Nam, sau những ngày các chú cộng sản đổi tiền, đánh tư sản… Dân miền Nam trắng hai tay, còn lại cái khố che thân là may rồi!
Nơi ấy, nơi những cái chợ bất đắc dĩ thành hình, Nam Bắc gặp nhau!
Nơi ấy, Quốc Cộng gặp nhau!
thay tiếng súng bằng những trận cười vang dội!
Nhiều nụ cười ra nước mắt chung quanh cái “ĐẠP ĐỔNG ĐÀI”,(thế ra các chú cộng sản đã biết đến “3 D” từ những ngày tháng đó!)
Nó cười vang, nó cười ra nước mắt vì kẻ bán người mua cùng chung một Dân Tộc, cùng chung một ngôn ngữ mà chẳng hiểu được nhau!
Nhiều trận cười vang chung quanh “CÁI ĐỔNG BA TAY, HAI CỬA SỔ”… trước những khuôn mặt ngây ngô của núi rừng.
Nhưng rồi cuối cùng, Bắc Nam cũng hiểu nhau….
Rồi từ đó các chú được dân miền Nam tặng hai chữ “CÁN NGỐ”
Đó là những ngày sống xa núi rừng của các chú cán ngố, như cá tập sống trong môi trường từ nước lỏng đến bùn khô cứng… để tập làm người!

Truyện ấy xưa rồi! Nói làm chi nữa!
Nó hết NGỐ rồi, Nó vượt xa người luôn rồi.
Chuyện ngày nay khác xưa nhiều lắm.
Các chú cán ngố ngày nay quên béng ba chữ “ĐẠP ĐỔNG ĐÀI”.
Ngày nay, bụng các chú phệ xuống, cổ có nọng vài ba ngấn, mặt phẹt ra… đạp xe đạp sao nổi, Peugeot, Durat các chú cho vào sọt rác, thay vào đó con của các chú  chơi những chiếc “xe khủng” trị giá bạc triêu đô la Mỹ!
Những chiếc “xe khủng” này được các chú lôi lên từ những mảnh ruộng, mảnh vườn hay cả trong khu nghĩa trang khi các chú lấy quyền “thu lại đất đai” của Dân!
Đổng thì các chú chê Seiko, các chú cũng chả thèm longines, rolex… chả thấy chú nào nói đến cái gì là “ba tay, hai cửa sổ” nữa…
Đài, thì ôi thôi, bây giờ được thay bằng Apple vàng, nạm kim cương, trị giá “vài chục vé xanh” các chú mới chịu rờ  tay!...
Các chú như con cá biết đi trong cậu truyện kể trên đấy!
Các chú là những con vật trong gánh xiệc của tụi Ba Tàu đấy!
Nhưng các chú còn thua con vật trong gánh xiệc vì các chú không biết nghe tiếng người!
- Ngày xưa khi các chú từ Bắc vào Nam, các chú từ rừng núi xuống đồng bằng, mặt các chú ngây ngô, ngờ ngệch trước TIẾNG NÓI của NGƯỜI.
- Ngày nay MẶT CÁC CHÚ CỨ LẠNH NHƯ TIỀN trước TIẾNG KHÓC CỦA NGƯỜI.
Tiếng khóc vang lên trong lòng Dân Tộc các Chú, nhưng các chú không nghe thấy hay vì không hiểu tiếng người hay các chú còn phải khom lưng làm con vật trong gánh xiệc của bọn giặc phương Bắc!
Thầy nào dậy các chú khi ra ngòai tuyên bố Biển Đông của Quốc Tổ gọi là Biển Nam Trung Hoa?
Thầy nào dậy cho các chú “cắt đất” dâng biển cho ngọai bang?
Thầy nào dậy cho các chú cướp đất của dân để làm nhà to cửa rộng?
Thầy nào dậy cho các chú biết bỏ ĐẠP đi “XE KHỦNG”?
Thầy nào dậy cho các chú bước chân ngênh ngang đạp trên mặt, trên lưng đồng bào?
Thầy nào dậy cho các chú biết bỏ ĐỔNG chơi APPLE?
Thầy nào dậy cho các chú…?

CHẲNG CÓ THẦY NÀO DẬY CÁC CHÚ NHƯ THẾ CẢ
CHÍNH LÒNG THAM VÔ ĐÁY TRONG CÁC CHÚ DẬY CÁC CHÚ ĐÓ THÔI.
Như ngày nào, “CON CÁ BIẾT ĐI” chết đuối trong chính môi trường sống nguyên thủy của nó là “NƯỚC”…
Thì cũng có một ngày, các chú sẽ “CHẾT TRONG LÒNG DÂN TỘC” là nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng các chú lớn lên…
- Các chú sẽ chết vì tội: PHẢN BỘI QUỐC TỔ.
- Các chú sẽ chết vì tội: BUÔN DÂN BÁN NƯỚC.
- Các chú có quá nhiều tội, MÀ TỘI NẶNG NHẤT LÀ: “TỘI CÁC CHÚ KHÔNG BIẾT NGHE TIẾNG NGƯỜI!!!”
Thời VÀNG SON của các chú, một đời làm con vật trong gánh xiệc của bọn GIẶC PHƯƠNG BẮC như hôm nay… sẽ biến mất trong một ngày không xa.

Vũ Trọng Khải
(Úc Châu)


 

Đăng ngày 04 tháng 05.2021