Print

NGÔ ĐÌNH DIỆM

TRÊN NỬA THẾ KỶ OAN KHIÊN

người lính già oregon

Tôi không muốn bàn về Thích Quảng Đức, Nhất Linh và âm mưu quỷ quyệt của Việt Cộng trong nước và Việt Gian hải ngoại1 liên quan đến việc tổ chức rầm rộ lễ tưởng niệm và vinh danh họ – một cách công khai cho Thích Quảng Đức tại các chùa, hoặc kín đáo cho Nhất Linh qua một cuộc hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn do báo Người Việt, CA, tổ chức nhằm đúng ngày 7/7/2013, là ngày ông tự tử, cách đây 50 năm. Bởi vì nhiều người đã viết, đã nói, đã bày tỏ ý kiến, đã tranh luận sôi nổi. Nhưng sau khi nghe và đọc những lời đao to búa lớn kết tội Ngô Đình Diệm – mặc dù ông đã bị thảm sát một cách quá dã man bởi đám phản tướng đã trên nửa thế kỷ rồi – trong các buổi lễ ở hải ngoại tưởng niệm Thích Quảng Đức “tự” thiêu2, sau khi đọc bài “Sự thật về cái chết của Nhất Linh” của Nguyễn Tường Thiết phản bác bài do nhà biên khảo Nguyễn Văn Lục3 viết về cha của ông, trong đó ông Thiết đã bôi nhọ, vu khống ông Diệm một cách vô trách nhiệm, vô căn cứ, tôi thấy không thể im lặng được. Làm công việc “đấu tố” ông như thế, những kẻ này đã vô tình hay hữu ý tiếp tay với Việt Cộng trong mưu đồ bịa ra những “tội ác” tưởng tượng của Ngô Đình Diệm và đệ Nhất Cộng Hòa để làm cho dân chúng, quốc nội và hải ngoại, quên đi những tội ác tày trời, ghê tởm có thực của bọn Việt Cộng trong hiện tại cũng như quá khứ, đặc biệt việc bán nước cho Tàu Cộng.

Nói riêng về cuộc Hội thảo TLVĐ 2013. Để chứng minh việc phối hợp chuẩn bị nhịp nhàng giữa VC trong nước và tờ Người Việt hải ngoại, trên báo Tiền Phong của VC, ngày 16/9/2012, có đăng bài “Sắp công bố toàn bộ báo Phong Hóa-Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn” bởi Văn Giá, trong đó tác giả tiết lộ như sau: “Từ đó, nhóm liên hệ với nhiều người để cùng chung sức tìm giúp. Ở bên hải ngoại có anh Đỗ Tuấn Khanh; trong nước có nhà văn Vu Gia – người đã công bố một số chuyên luận về Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo, Thế Lữ… Đặc biệt, anh Nguyễn Tường Thiết, con trai của nhà văn Nhất Linh, đã chia sẻ một tư liệu vô cùng quý giá: Di cảo viết tay ‘Đời làm báo’ của Nhất Linh.”[NLGO nhấn mạnh]. Ngoài Nguyễn Tường Thiết, bài báo còn nêu tên nhà nghiên cứu Phạm Thảo Nguyên, con dâu của Thế Lữ, và nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Hiền, con trai của họa sĩ Cát Tường Lemur. Cả ba đều là khách mời quan trọng trong buổi hội thảo nói trên4.

Cũng xin có đôi lời phi lộ. NLGO tôi và gia đình chưa hề gặp mặt tổng thống Ngô Đình Diệm hay bất cứ viên chức chính quyền nào, chưa hề hưởng một ơn mưa móc nào của chế độ, dù nhỏ, không phải là Cần Lao, hay gốc Bắc di cư. Nhưng khi nghe tin ông bị sát hại, cha tôi đã rơi nước mắt, bảo cả nhà, trong buổi kinh tối, đọc thêm kinh cầu nguyện cho linh hồn ông và bào đệ Ngô Đình Nhu. Lúc ấy, tôi còn nhớ, cha tôi nói “kính thương cụ Diệm bởi cụ là người công chính, đạo đức, nhân hậu, liêm khiết, yêu nước, và công lao của cụ rất to lớn đối với Miền Nam”. Càng lớn hơn và già thêm, tôi càng thấy lời cha tôi thật quá đúng. Mới đây có dịp làm việc trên bản thảo hồi ký dở dang bằng Pháp ngữ của bà Ngô Đình Nhu, đọc những sách hoặc bài của nhiều tác giả có uy tín, những tài liệu Mỹ đã được giải mật, những bài rải rác đó đây của những nhân chứng đã chết hay còn sống5, tôi thấy ông là một nhà lãnh đạo tài ba và nhân đức, tuyệt vời. Và, trái lại, đọc những bài viết, như của Nguyễn Tường Thiết nói là bênh cha – nhưng kỳ thực đấu tố Ngô Đình Diệm một cách lải nhải, dữ dằn, tôi không sao khỏi thấy bất bình. Như sau:

Nguyễn Tường Thiết viết:
1) “Mấy năm sau ngày chấp chánh của chế độ nhà Ngô sự bất mãn của dân chúng gia tăng với sự độc tài gia đình trị của gia đình này”:
- Nguyễn Tường Thiết buông những lời hận thù không che giấu đối với Ngô Đình Diệm – những lời người ta đã nghe quá quen từ những năm trước 1963 cho đến hôm nay. Trong bài, có chỗ ông chê tác giả Nguyễn Văn Lục viết không có bằng cớ. Nhưng chính ông, ở đây, cũng lặp lại, thiếu chứng minh, những gì đã nghe, đã học từ phe cuồng tín.
- Nhất Linh, cha ông, tham gia đảo chánh hụt, bị bắt, tự tử chết. Là xong, là hết. Chưa hề có một bằng cớ nào cho thấy ông Diệm hay dòng họ Ngô Đình đối đãi tệ bạc, bất kính đối với nhà văn Nhất Linh, hay nhà chính trị Nguyễn Tường Tam. Trái lại thế. NLGO tôi cố gắng, qua bài viết, chứng minh điều đó, đồng thời phản bác luận điệu sai trái của những kẻ có cái thú bệnh hoạn kinh niên, hễ mở mồm ra là ra rả chửi rủa Ngô Đình Diệm, mặc dù cá nhân hay gia đình họ, hay cả đất nước, không hề bị thiệt hại điều gì.

2) “Tôi không phải là một nhà nghiên cứu, cũng không có tham vọng viết lịch sử, tôi chỉ nêu lên ở đây tiếng nói của một người con. Nếu tiếng nói đó có góp phần soi sáng thêm cho sự thật của lịch sử thì tôi nghĩ rằng đó là việc tôi phải làm vì bổn phận đối với cha tôi”.
Một người con viết sách bênh vực cha mình, thiết tưởng không có gì sai trái, và, tôi nghĩ thêm nữa, đó là “bổn phận” đương nhiên. Nhưng lấy cớ bênh đỡ cha mình, “soi sáng thêm cho sự thật của lịch sử” để đi vu khống, phỉ báng, đổ tội cho đối phương với những luận cứ hàm hồ, thì đó là một việc không đúng mà người quân tử không bao giờ làm.

3) Ông tự vẫn để “cảnh cáo những người chà đạp lên mọi thứ tự do,” như ông đã viết ra trên giấy trắng mực đen. […] Nguyên nhân và động lực đưa đến cái chết của Nhất Linh đã được ông viết ra bằng 71 chữ rất minh bạch và đầy đủ: Ðời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.7 tháng 7, 1963. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam
a - Cũng như những “nhà cách mạng” khác, Nhất Linh đã tham gia vào vụ đảo chánh năm 1960 lật đổ và mưu sát tổng thống hợp pháp Ngô Đình Diệm. Nếu thành công thì chắc chắn ông sẽ làm lớn, không chừng có thể là thủ tướng, hay bộ trưởng ngoại giao – như đã từng là trong “chính phủ liên hiệp”, gồm Việt Minh và Việt Nam Quốc Dân đảng, do Hồ Chí Minh, tên đại bịp quốc tế, làm chủ tịch, tháng 3 năm 1946. Đảo chánh thất bại thì bị bắt, bị đưa ra tòa. Đó là lẽ đương nhiên, có chi lạ? Đó cũng là luật chơi chính trị công bằng (fair) muôn thuở, ngay tại những nước nổi tiếng tự do, dân chủ. Ngoài ra, trong quãng đời làm lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng chống Việt Minh Cộng Sản, Nguyễn Tường Tam đã hơn một lần thất bại, phải chạy qua Tàu trốn. So what?
Theo Minh Võ, “nhà văn Nhất Linh khi thấy cuộc đảo chính thất bại đã chạy vào tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc xin tỵ nạn”6. Chi tiết này, Nguyễn Tường Thiết không hề nhắc tới, vì có thể không biết (trong khi ông biết quá nhiều chuyện khác), hoặc có thể lờ đi để chạy tội cho cha, nghĩa là, theo ông, Nhất Linh vì đã giã từ chính trị nên chỉ bị “liên lụy”, chứ không chủ động làm điều gì. Nhưng nếu chỉ vô tình “liên lụy” thôi, việc gì phải sợ, phải chạy vào một tòa đại sứ để lánh nạn?
b - Tác giả Lê Nguyên Phu, cựu Trung tá thẩm phán tại Tòa án Quân sự Đặc biệt thời đệ Nhất Cộng Hòa, trong quyển Trong Bóng Tối Lịch Sử7, viết rằng, sau khi đảo chánh thất bại, Nguyễn Tường Tam vẫn không bị giam giữ ngày nào, khác với những người khác: “Nguyễn Tường Tam sau khi bị điều tra sơ khởi tại Nha Cảnh sát, Nha An Ninh Quân Đội và thẩm vấn sau cùng tại Tòa án Quân Sự Đặc Biệt, đã được Đại tá Lê Văn Khoa ủy viên chính phủ phóng thích ngay, không bị giam giữ một ngày nào.” Như vậy, nếu không có lệnh và tấm lòng quý mến của Tổng thống Diệm đối với Nhất Linh, ông Tòa nào dám cho ông Tam được tự do? Điều này, vô tình Nguyễn Tường Thiết cũng đã xác nhận: “Mấy tháng sau [NLGO: sau khi Nhất Linh trốn tại tòa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc hay một nơi nào] chúng tôi ngạc nhiên thấy cha tôi trở về. Anh tôi hỏi thì ông cụ trả lời giản dị ‘Cậu được vô can’ và không tiết lộ điều gì hơn.” Vô can, vì cũng theo Lê Nguyên Phu: “Trong biên bản do chính Đại tá Lê Văn Khoa thẩm vấn, Nguyễn Tường Tam khai thực sự không biết gì nội vụ, không có tổ chức căng biểu ngữ, rải truyền đơn chống chính phủ trước Dinh Độc Lập. Những sự việc này hoàn toàn do đám em út của ông (Trương Bảo Sơn, Nguyễn Thành Vinh, Vĩnh Lợi, Trần Tương v.v…) tự động làm ra [NLGO nhấn mạnh] ông ngăn không nỗi[sic]. Ông thỉnh cầu Đại tá Lê Văn Khoa đừng đem ông đối chất với đám thuộc hạ.Tôi tin điều Lê Nguyên Phu tiết lộ là có thực (ông Phu còn sống tại Montréal, và dĩ nhiên, phải chịu trách nhiệm về những gì ông đã viết ra), vì có như thế mới cắt nghĩa được sự “ngạc nhiên” của Nguyễn Tường Thiết khi thấy cha mình bình yên trở về và câu trả lời của “ông cụ” (“cậu được vô can”). Muốn tha bổng một người trong khi lại giam giữ những tội phạm khác, dù có chỉ thị của Tổng thống, ông Tòa nào cũng phải dựa vào một cái cớ, không thể thả về khơi khơi, sẽ bị mang tiếng thiên vị. Đối với Nguyễn Tường Tam, cái cớ ở đây là ông “không biết gì nội vụ”, tất cả do “đám đàn em của ông”, và bởi thế mới xin Tòa khỏi phải đối chất với họ. Trong khi ấy, Nguyễn Tường Thiết nói cha ông không bị giam giữ vì tòa không tìm ra bằng cớ. Không có bằng cớ thì cứ bình chân như vại, chờ ngày ra tòa xét xử, tại sao phải chạy trốn, và sau cùng tự tử? Ông Thiết viết: “ Cuộc đảo chính thất bại. Tôi nghe nói là bố tôi sau đó đã lẩn trốn ở nhiều nơi trong thành phố. Sau này tôi nghe nói ông phải đi trốn vì ông có tên trong một tờ truyền đơn chống chính phủ được rải ra trong thành phố vào buổi sáng ngày đảo chánh. [...] Tôi thắc mắc tại sao ông cụ lại vô can được khi ông biết trước vụ đảo chánh xẩy ra lại có tên ông trong tờ truyền đơn, trong khi hầu hết những người có tên trong tờ truyền đơn bị bắt hết? Sau này được tiếp xúc với Giáo Sư Nguyễn Thành Vinh, một đàn em cũng là đồng chí của ông cụ, anh Vinh xác nhận với tôi: ‘Anh Tam đã tuyên bố không làm chính trị, vì vậy anh đứng ngoài, anh chỉ ủng hộ ngầm việc làm của các anh em mà thôi. Tất cả các buổi họp quan trọng trước ngày đảo chánh đều không có mặt anh Tam. Tuy nhiên anh được thông báo mọi diễn tiến. Vì vậy anh Tam biết trước có vụ đảo chánh xẩy ra.’ Từ những sự kiện trên và là người con gần gũi và thấu hiểu ông cụ tôi nhất, tôi suy luận thế này: Một mặt cha tôi bất mãn với chế độ nhà Ngô về sự độc tài của chế độ này. Mặt khác vì lời tuyên bố không làm chính trị của ông năm 1950, lại là người rất trọng danh dự, ông cụ tôi hết sức tránh mọi hành vi đi ngược lại lời tuyên bố của ông. Giữa hai động lực tương phản ấy cha tôi khôn ngoan chọn thái độ đứng giữa nó có thể giúp ông một lúc đạt cả hai mục tiêu: đó là ngầm tán trợ các hoạt động của anh em đồng chí của ông, nhưng riêng ông đứng ngoài. Sự kiện ông cụ tôi không bị bắt có thể vì người ta không tìm ra bằng cớ. Thứ nhất là ông cụ tôi không bao giờ đi họp […] Thứ hai là có tên trong trong tờ truyền đơn cũng không hẳn là bằng cớ rõ ràng để bắt vì có gì chứng minh ngược lại là người khác để tên ông cụ tôi vào?” [những chỗ in đậm là do tôi NLGO].
- Qua lời ông Thiết, ta có thể đi đến một kết luận, ngoài ý muốn của ông: Ngô Đình Diệm không độc tài. Nghĩa là, nếu muốn bắt người vô tội, một chế độ độc tài có thể ngụy tạo ra bao nhiêu bằng cớ mà chẳng được, như ngụy quyền Việt Cộng bây giờ đã và đang làm đối với người dân trong nước?
- Một điều nữa: những đàn em của ông Nguyễn Tường Tam bây giờ muốn tán hươu tán vượn về ông sao cũng được, không ai cấm, không bị bỏ tù hay đóng thuế về tội nói dóc. Nhưng những lời khai của họ trước tòa sau lúc bị bắt mới có giá trị8. Khi ông Tam tuyên bố không làm chính trị nữa, không đi họp, không tiếp xúc, nghĩa là “đứng ngoài [] chỉ ủng hộ ngầm”, mà vẫn được đồng đảng “thông báo mọi diễn tiến và biết trước có vụ đảo chánh xẩy ra” thì quả thực tôi không hiểu ý thức bảo mật của họ cao đến cỡ nào, nếu họ có ý thức bảo mật.
- Sau cùng, ông Thiết viết: “có tên trong tờ truyền đơn cũng không hẳn là bằng cớ rõ ràng để bị bắt vì có gì chứng minh ngược lại là người khác đề tên ông cụ tôi vào?” Thật sao?. Ông Thiết thường trích những lời đàn em của Nhất Linh nếu thấy có lợi, nhưng lờ đi nếu thấy bất lợi hoặc có hại. Ở đây, cũng thế. Này nhé, ông Thiết: Trương Bảo Sơn, trong bài “Những kỷ niệm riêng với Nhất Linh Nguyễn Tường Tam” in trong Nhất Linh, người chiến sĩ - người nghệ sĩ, Thế kỷ 21 xuất bản, 2004, đã viết câu này –do nhà văn Nhật Tiến trích dẫn giùm: “Khi thảo truyền đơn, trong danh sách những người ký tên, chúng tôi đã để tên Nguyễn Tường Tam lên đầu, rồi mới tới tên các cụ Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Trần Văn Văn, Nguyễn Xuân Chữ v.v... Ông Tam đã sửa lại để tên ông sau tên ông Chữ [NLGO nhấn mạnh]. Trước sự ngạc nhiên của tôi, ông giải thích: "Ông đừng quên người ta vẫn nói miền Nam của người Nam, mình là người Bắc di cư, phải lưu tâm và tôn trọng điều đó".9
Việc sửa đổi truyền đơn chứng minh Nguyễn Tường Tam, một người mà ông con mô tả “rất trọng danh dự”, tôi suy luận, đã không giữ đúng lời hứa của mình, nghĩa là đã đồng ý xuống núi “Langbian” tham gia đảo chánh, dù là để ăn ké. Ngoài ra, theo Wikipedia, năm 1960, Nguyễn Tường Tam về Sài Gòn thành lập Mặt Trận Quốc Dân Đoàn Kết. Ngoài ra nữa, chính ông con cũng (vô ý, hay lơ đãng) tự tố cáo cái xạo, cái mâu thuẫn, câu nọ chửi bố câu kia, trong bài của mình: “Nhưng ‘tu tiên’ [NLGO: tại Đà Lạt] không được vì những biến chuyển chính trị ở Sài Gòn khiến cha tôi không thể ngồi yên".
Hơn nữa, nếu cha ông thực sự có tham gia đảo chánh thì đó là điều nên hãnh diện chứ, việc gì Nguyễn Tường Thiết lại phải chối bai chối bải như thế? Thật lạ lùng! Hay vì:
*ông muốn chứng minh và bênh vực thái độ mà ông cho “khôn ngoan chọn thái độ đứng giữa” của cha mình? Khôn ngoan, hay khôn lỏi, cốt lừa đồng chí, chạy tội, khi thất bại?
*ông muốn cho thế giới thấy cha ông vô tội, nhưng chế độ “độc tài” Ngô Đình Diệm cứ theo trù ẻo, đến nỗi “ông cụ” phải quyên sinh? Dám lắm.
c - Tự tử cũng là một cách tự xử, đó là cung cách và truyền thống cao đẹp, đáng ngưỡng mộ của những hiền nhân quân tử. Tuy nhiên, khi Nguyễn Tường Tam viết rằng bằng cách tự tử ông muốn “cảnh cáo” Ngô Đình Diệm đã “chà đạp lên mọi thứ tự do” ông đã vô tình làm hoen ố hành động tự xử can đảm ấy. Ở đây ông lấy cái chết để xử tội người khác. Nghe rất phi lý. Đi theo nhóm quân sự đảo chánh bằng súng đạn còn không ăn cái giải gì thì tự tử để “cảnh cáo” có ích lợi chi, nếu Ngô Đình Diệm là một nhà độc tài thực sự, như ông đã kết án.
- Trái lại, theo lời của Minh Võ, thì khi nghe tin Nhất Linh chết, “ông Diệm rất buồn rầu, phải lên Đà Lạt tĩnh dưỡng mấy ngày”10. Điều này, nếu đúng, chứng tỏ tấm lòng nhân ái của Ngô Đình Diệm và sự kính nể của ông đối với Nguyễn Tường Tam, và ông Tam sẽ chỉ có lý nếu chữ “cảnh cáo” được hiểu trong cảnh huống (context) của một Ngô Đình Diệm nhân hậu – điều mà ông (Nguyễn Tường Tam) và gia đình không bao giờ công nhận. Ý tôi muốn nói: không một nhà chính trị sáng suốt nào đã dùng cái chết của mình để “cảnh cáo” một cách có hiệu quả một lãnh tụ gian ác, ví dụ Staline, Hitler, Pol Pot, Hồ Chí Minh hay bọn VC bây giờ. Vô ích. Ngược lại, dưới chế độ Cộng sản độc tài, tàn bạo hiện nay tại Việt Nam, mọi hình thức tự thiêu, tự hủy, tự đâm, tuyệt thực...11, mặc dù per se (tự nó) cao cả, phi thường, giống như cái chết của Nguyễn Tường Tam, VC đều coi như pha, và nước Mỹ của Obama và thế giới đồng lõa cũng coi như pha.
- Còn việc “chà đạp mọi thứ tự do”? Nguyễn Tường Thiết hoặc bất cứ ai, hãy nêu ra, thay cho Nguyễn Tường Tam, chỉ một bằng chứng cụ thể, hợp lý, dù nhỏ. Lần giở những trang sử cũ nay đã phơi bày lồ lộ dưới ánh sáng của thời gian và chân lý, ai cũng biết vụ Phật giáo đã bị Mỹ, đúng ra chính phủ Kennedy và CIA, lợi dụng như thế nào qua một sự kiện không đúng thời điểm gây ra bởi những kẻ hăng say dưới quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm (bắt cờ Phật giáo phải nhỏ hơn cờ quốc gia trong ngày lễ Phật đản tại Huế, chứ không phải cấm treo cờ, như đám cuồng tín bị Việt Cộng giật dây vẫn rêu rao12). Quả vậy, người ta còn nhớ, lúc ấy, John F Kennedy muốn đưa quân Mỹ vào Việt Nam chiến đấu, cốt để “vuốt mặt” sau vụ thất bại ở Vịnh Con Heo, năm 1961, và nhân trận Ấp Bắc, tỉnh Tiền Giang, 2/1/1963, chê quân lực VNCH thiếu khả năng chiến đấu (thực ra trong trận này VC chết và bị bắt khá nhiều). Nhưng dự định ấy (đưa quân Mỹ vào VN) của Kennedy bị Ngô Đình Diệm nhất quyết từ chối, và vì vậy bất cứ giá nào –kể cả tung tin ông Diệm đi đêm với Hồ Chí Minh và ra tối hậu thư phải loại bỏ vợ chồng bào đệ Ngô Đình Nhu– Kennedy phải triệt hạ ông, và vụ Phật giáo là dịp may hiếm có13. Những gì xảy ra tiếp theo, những người Việt Nam thành niên và có đầu óc bình thường vào thời gian ấy đều biết quá rõ: Kennedy đã mượn tay nhóm phản tướng tham tiền để giết Ngô Đình Diệm. Period. Không có gì phải huênh hoang. Tôi sẽ dẫn thêm tài liệu trong một bài khác, nếu cần, về việc này.
- Ngoài ra, trong di chúc của Nguyễn Tường Tam, người ta đọc: “Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản".Sai quá. Ngô Đình Diệm bắt và xử tội họ không phải vì họ là những thành phần đối lập, nhưng vì họ đã tham gia đảo chánh, lật đổ ông, mưu giết ông. Bằng cớ, chỉ sau vụ đảo chánh hụt, người ta mới nghe nói đến “nhóm Caravelle” – gồm những chính khách, có cả những cựu cộng sự viên của ông Diệm bị cho nghỉ việc, hoặc ở vào cái thế phải tự nghỉ việc, đâm ra bất mãn – nghĩa là thời gian trước đó họ vẫn tự do nhâm nhi cà-phê, nốc rượu mạnh tại khách sạn, tự do hội họp, tự do bày mưu tính kế.
- Rồi nước mất, vào ngày 30/4/1975, không phải do “độc tài” Ngô Đình Diệm, mà do đám phản tướng, theo lệnh quan thầy Mỹ, đã sát hại ông, để chia nhau từng đồng tiền thưởng của CIA (xem hồi ký của Trần Văn Đôn), tranh giành ghế ngồi, nhưng vì bất tài vô tướng (xin hiểu theo nghĩa “tâm sinh tướng”), tham lợi danh (tài liệu đầy dẫy), đã gây ra bao nhiêu rối loạn về:
* quân sự: phá bỏ ấp chiến lược, thả hết tù Việt Cộng
* chính trị: sau khi ông Diệm chết, Phật giáo bị Thích Trí Quang và Việt Cộng xách động tiếp tục biểu tình, chống đối các chính phủ Trần Văn Hương và Nguyễn Cao Kỳ, tự thiêu, đem cả bàn thờ Phật xuống đường, tại sao? Tôi còn nhớ phản ứng của thủ tướng Trần Văn Hương, một Phật tử, một người trên cương vị lãnh đạo không thể không thấy âm mưu phá hoại trắng trợn của Việt Cộng và tay sai, đã buộc phải tuyên bố trên đài phát thanh, năm 1964, gọi những cuộc biểu tình ấy là “những trò khỉ” – một câu rất nặng nề (tôi chỉ trích ra một nửa) mà không thấy Phật tử bây giờ và báo chí Mỹ lúc ấy thắc mắc, khác với trường hợp bà Ngô Đình Nhu14.
* xã hội: nhảy đầm thả giàn, đĩ điếm, trụy lạc, tham nhũng, buôn lậu… những tệ đoan làm băng hoại Miền Nam và giảm sút tinh thần chiến đấu của quân sĩ, tất cả chỉ làm lợi cho Việt Cộng. Ấy là chưa kể thái độ chống Cộng thụ động của dân chúng, cộng với sự phản bội trắng trợn của “đồng minh” Mỹ, nói toạc ra là hai chuyên viên lừa đảo, xảo quyệt Nixon và Kissinger, cộng với quyết định từ chức, đào tẩu, không dám chết theo thành của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu… ngần ấy nguyên nhân, sự kiện đã gây nên và dẫn tới sự sụp đổ của Miền Nam vào tay Cộng sản 12 năm sau. Ngô Đình Diệm bị giết, Hồ Chí Minh tuyên bố phần chiến thắng từ nay sẽ thuộc về y ta15.
d - Phải chăng uống thuốc độc tự tử là một phương cách đã ám ảnh Nhất Linh qua quyển Giòng sông Thanh Thủy, 1960-61, một trong những tác phẩm cuối cùng của ông? Theo truyện, không có nhân vật nào tự tử, nhưng các thành viên Việt Quốc thủ tiêu những phần tử gián điệp Việt Minh toàn bằng thuốc độc, hoặc tiêm hoặc trộn với cà-phê16. Biết đâu, và đây chỉ là một giả thuyết, tác giả Nhất Linh, trong một cơn khủng hoảng, muốn đóng vai trò của những nhân vật khi tưởng tượng (“bệnh tâm thần”, theo Nguyễn Văn Lục?) mình là nạn nhân bị thủ tiêu (thực ra là “tự thủ tiêu”) bởi Ngô Đình Diệm bằng cách uống ly rượu pha độc dược? Ngoài câu nói nổi tiếng của Flaubert, “Madame Bovary (vừa tên tác phẩm vừa tên nhân vật), c’est moi". – bộc lộ ảo giác của một người muốn trở thành giống như điều mình mong ước và nuôi những giấc mơ không thể với nắm được – những ví dụ về việc tác giả đồng hóa với những nhân vật của mình có nhiều trong văn học sử thế giới17.
e- Trong khi hăng say kết tội Ngô Đình Diệm, Nguyễn Tường Thiết, Huỳnh Tấn Lê, Vũ Ánh, Đào Văn Bình và bọn Việt Gian ăn có – nhan nhản tại hải ngoại, những đứa ngày xưa miệng ngậm đầy cơm quốc gia bây giờ lộ tênh hênh chân tướng phản bội hèn hạ với những bài phát biểu điên cuồng chống Ngô Đình Diệm – đã quên những tội ác của Hồ Chí Minh, Việt Minh và Việt Cộng từ 1945: lừa phỉnh và tiêu diệt các đảng phái lớn nhỏ, trong đó có Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Tường Tam, giết hại bao nhiêu thành viên. Họ đã quên, như trong buổi hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn, ngày 7/7 vừa qua, diễn giả Trần Khánh Triệu, con nuôi của Khái Hưng (tức Nguyễn Tường Triệu, con ruột của Nhất Linh), khi phát biểu, đã chỉ nhắc những kỷ niệm vớ vẩn, không cần thiết về “papa” nuôi, cố ý làm khán thính giả cười một cách gượng gạo, mà không nói lấy nửa lời về sự nghiệp và giá trị văn chương sáng ngời của Khái Hưng và mãi đến sau chót mới kể chuyện ông bị Công an dẫn đi biệt, nhưng cử tọa không hề nghe ông diễn giả con nuôi kết tội Việt Cộng đã thủ tiêu ông nhà văn bố nuôi của mình. Tại sao? Sợ, hay có lệnh của ai?18 Giá như Khái Hưng chết bởi tay Ngô Đình Diệm thì chắc chắn 100% Trần Khánh Triệu và Ban điều hành Người Việt đã tức thời mang ông Diệm ra pháp trường cát.

4) Đâu là tội ác của Ngô Đình Diệm? Những câu sau đây của Nguyễn Tường Thiết có phải là một trong những bằng cớ?
“Cha tôi chơi lan, hòa nhạc tại gia vào cuối tuần. Thỉnh thoảng ba chúng tôi (cha tôi, chị Thoa và tôi) đi pic-nic trên núi Langbian hoặc ở Suối Vàng. […] Lâu lâu bạn bè của cha tôi từ Sài Gòn lên Ðà Lạt ghé thăm cha tôi. Bạn của cha tôi nhiều lắm và đủ loại: bạn thân, bạn văn, bạn đồng chí và cả các chính khách nữa […] nhưng tôi đoán thế nào họ chẳng bàn chuyện thời sự và chính trị. […] Cha tôi nói: ‘Việc dẹp loạn Bình Xuyên là đúng, nhưng coi chừng, nó có thể mở đầu dẫn đến độc tài”.
a - Như thế là thế nào? Được chơi lan, hòa nhạc, đi pic-nic, gặp và nói chuyện, kể cả về chính trị và thời sự, với bạn bè, đồng chí… đó là sinh hoạt sặc mùi trưởng giả của một người luôn kêu rêu là bị đối thủ “độc tài gia đình trị” theo dõi, rình mò, kềm kẹp ư?
b - Còn nữa: tại sao dẹp được loạn Bình Xuyên, năm 1954, Ngô Đình Diệm sẽ trở thành độc tài? Lời “tiên tri” kỳ quặc ấy, Nhất Linh, hay con ông, Nguyễn Tường Thiết, không giải thích, hoặc giải thích bằng tiềm thức của những sự việc đã xảy ra vào năm 1960 và về sau, trong khi hoặc sau khi ông Tam tham gia vụ đảo chánh hụt, chứ không phải vào thời Ngô Đình Diệm dẹp loạn Bình Xuyên năm 1954.
Thực vậy, khi trở về chấp chánh, ngày 7/7/1954, Ngô Đình Diệm đã gặp biết bao khó khăn gây ra bởi thù trong giặc ngoài, từ Thực dân Pháp, Cộng sản Việt, và sau này đế quốc Mỹ, luôn phá bĩnh, đến những tướng lãnh theo Tây như Nguyễn Văn Hinh, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Vỹ, bất phục tùng, tìm dịp nổi loạn, đến Bảo Đại và đàn em Bảy Viễn, Lại Văn Sang, Lại Văn Tài, đến các giáo phái ly khai võ trang Cao Đài, Hòa Hảo chống lại chính quyền còn non trẻ… Chưa kể việc lo thực hiện công cuộc di cư và định cư vĩ đại cho gần một triệu người dân từ Miền Bắc, cải tổ quân đội, ổn định đời sống an ninh và xã hội cho người dân Miền Nam. Chưa kể sự đánh phá của Việt Cộng lợi dụng thời cơ xâm nhập vào những cơ sở hạ tầng. Bao nhiêu công việc ấy đòi hỏi một khả năng xuất chúng, một nghị lực vô song, và, dĩ nhiên, một biểu lộ quyền uy tối thượng, mà những kẻ chống đối gọi là “độc tài”. Tiếc rằng Nguyễn Tường Tam, người có nhiều kinh nghiệm xương máu với Việt Minh Cộng Sản từ 1945, không còn sống để chứng kiến những gì xảy ra dưới những chế độ quân phiệt sau khi Ngô Đình Diệm bị giết và tội ác của Việt Cộng và bộ hạ của Hồ Chí Minh từ 1975 đến nay như thế nào.

5) Thị xã Ðà Lạt tràn đầy băng rôn biểu ngữ chống cộng sản. Trong các dịp lễ tết thế nào cũng có màn kịch tố cộng với những anh hề “cán ngố” áo đen nón cối nhẩy vũ điệu tập thể “son mì son mì son đố mì". Nhưng song song với phong trào tố cộng một phong trào khác cũng rầm rộ không kém. Ðó là phong trào “suy tôn Ngô Tổng Thống". […]
Hai điều cần phải ghi nhận từ đoạn văn này của Nguyễn Tường Thiết:
a - Chế giễu phong trào tố cộng một cách khéo léo. Tôi không chụp nón cối trên đầu ông đâu. Xin quý vị đọc lại, và để ý đến giọng văn mỉa mai, đến những chữ “tràn đầy”, “thế nào cũng có”, “tố Cộng”, “anh hề”, và nguyên văn câu hát, không cần thiết nêu ra, “son mì son mì son đố mì”. Nếu không cố tình lố bịch hóa phong trào chống Cộng, nhà văn tài ba Nguyễn Tường Thiết có dư khả năng để viết một cách khác, đứng đắn và vô tư hơn.
b - Phong trào “suy tôn Ngô Tổng Thống”: Bài hát “suy tôn” đã do hai nghệ sĩ Ngọc Bích và Thanh Nam sáng tác, được hát sau bài quốc ca trong các buổi lễ thượng cờ, kể cả khi xem chiếu bóng, từ 1956. Cả hai tác giả đã chết, nên không ai biết vì họ tự động, cảm khái trước công lao to lớn của ông Diệm đối với Miền Nam lúc ấy hay vì nhận “đơn đặt hàng” từ chính quyền. Dù trong trường hợp nào, Ngô Đình Diệm cũng đã để yên, và những kẻ chống đối cho đó là một trong những khía cạnh “độc tài” của ông.
c - Có nhiều bài tranh luận về vấn đề suy tôn này, kẻ bênh người chống. Chẳng hạn, tác giả Trần Văn Tích nêu ra, một cách hữu lý, trường hợp chính phủ Vichy của thống chế Pétain (công hay tội, chưa nói tới) đã tung ra bài hát rất thịnh hành “Maréchal, nous voilà” […] của André Montagnard, năm 1941, và trường hợp bản quốc ca của nước Anh từ trước đến nay vẫn là “God save the Queen / The King”, mà người dân Anh – đâu phải ngu xuẩn, lạc hậu gì – vẫn vui vẻ chấp nhận. Ý kiến của Trần Văn Tích không được tác giả Trần Lâm tán đồng19. Đó là hai ví dụ suy tôn một cá nhân lãnh đạo, được xem là biểu tượng của uy quyền quốc gia. Trường hợp Ngô Đình Diệm cũng không khác chi.
d - Theo thiển ý, lãnh tụ nào trên thế giới, trong thâm tâm hoặc công khai, cũng muốn được tôn vinh. Nếu được làm tổng thống như Ngô Đình Diệm, khi được nhân dân suy tôn như thế, Nguyễn Tường Tam sẽ phản ứng ra sao? Sẽ bảo, thôi thôi, dẹp đi, hay cứ để mặc? Dân suy tôn, nhưng miễn mình xứng đáng, vào một thời điểm nào đó, có sao đâu? Lúc ấy Miền Nam được hưởng một thời kỳ thái hòa, thịnh vượng, tất cả là do công lao của Ngô Đình Diệm, công lao mà dù ghét ông cách mấy, người ta cũng không thể phủ nhận. Ấy là chưa kể nhu cầu củng cố uy thế – điều mà lãnh tụ nào cũng phải nhờ đến20. So sánh với vô vàn hình thức sùng bái lãnh tụ trong chế độ Đức Quốc Xã, hay Cộng sản, đặc biệt tại Việt Nam (ví dụ những bài thơ con cóc, ăn cắp, của Hố Chí Minh được bộ hạ bần cố nông hít hà khen lấy khen để, ví dụ tượng Hồ Chí Minh được bọn răng đen mã tấu công kênh đưa lên bàn thờ ngồi ngang với Phật, Chúa), thì bài hát “suy tôn Ngô tổng thống” có phải là một chuyện quan trọng, bất thường, hay không?
e - Trở lại việc “suy tôn Ngô Tổng Thống”. Một chuyện nhỏ, nhưng Nguyễn Tường Tam, vốn là nhân chứng và nạn nhân của chế độ Việt Minh Cộng sản tham tàn lúc nào cũng tung hê “Bác Hồ vĩ đại”, Bác thế này, Bác thế kia, vẫn cho là chuyện lớn đến độ con ông phải viết “Ðây là một trong những điều khiến cha tôi bất mãn với chế độ nhà Ngô”. Bất mãn vì bài hát đó, hay vì không được nhà Ngô mời, hay trọng dụng? Nguyễn Tường Thiết viết thêm: “Hãy tưởng tượng ông cụ tôi, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, bị buộc phải đứng dậy (không phải để chào cờ) để suy tôn ông Ngô Đình Diệm. Khoe gì mà dữ thế, hả ông? Quả thực, lúc ấy “ông cụ” của ông, về thành quả chính trị, bất quá cũng chỉ là hào quang tàn lụn của một quá khứ chống Việt Minh và Cộng sản, nhưng thất bại, phải chạy sang Tàu và cuối cùng vào Nam. Nếu không có tham vọng chính trị, không mặc cảm, thì khi nghe bài hát suy tôn người ta cũng sẽ chỉ nhún vai, hoặc lắc đầu, không ai “bất mãn” như thế để đến nỗi phải bỏ cao nguyên xuống Sài Gòn tham gia đảo chánh.

6) Năm 1958 cha tôi ra tờ báo Văn Hóa Ngày Nay.[…] Sau này dọ hỏi hai người trong ban biên tập của báo VHNN là ông Nguyễn Thành Vinh và ông Trương Bảo Sơn thì tôi càng kinh ngạc hơn nữa: báo không ra nổi vì lỗ vốn. Trong cuốn sách “Nhất Linh, Người Nghệ Sĩ-Người Chiến Sĩ” do Thế Kỷ xuất bản năm 2004, trang 78, ông Trương Bảo Sơn viết: ‘Tờ Văn Hóa Ngày Nay ra được 11 số thì đình bản, mặc dù được độc giả khắp nơi hoan nghênh. Ôi, chỉ vì nó được hoan nghênh quá xá mà chết non. Nguyên nhân thế này: ‘Trước hết tập Văn Hóa Ngày Nay không được chế độ Ngô Ðình Diệm cho phép xuất bản như một tạp chí mà chỉ là một giai phẩm phát hành không có định kỳ. Vì không có định kỳ nên Bộ Thông Tin kiểm duyệt cố tình để lâu mới trả lại bản thảo để in. Ông Hoàng Nguyên, chủ sự phòng kiểm duyệt đã nói với tôi rằng tuy có nhiều cảm tình với chúng tôi, nhưng không thể làm trái lệnh cấp trên là cản trở tờ Văn Hóa Ngày Nay ra đúng kỳ hạn (tỷ dụ như đúng ngày mồng 1 mỗi tháng) để đọc giả nhớ ngày mua báo. Hơn nữa bài vở phải kiểm duyệt kỹ, nhất là bài của Nhất Linh và Bảo Sơn".
"Sau nữa, ngoài chế độ kiểm duyệt, phản quyền tự do ngôn luận này ra, chế độ Ngô Ðình Diệm còn có một thủ đoạn hiểm độc nữa là nhà nước giữ độc quyền phát hành báo chí, kể cả giai phẩm. Ngô Ðình Diệm đã có sáng kiến đặt ra Nhà Phát Hành Thống Nhất, bắt tất cả các báo chí phải đưa cho công ty này phân phối. Tập Văn Hóa Ngày Nay bán chạy như tôm tươi mấy số đầu, đã bị ế đi. Nhà phát hành độc quyền của chính phủ đã thi hành độc kế không gửi đủ số báo cho các tiệm sách đã đặt mua. Chúng tôi khi buộc báo thành từng bó đã cố ý đánh dấu riêng, khi nhận báo từ nhà phát hành trả về, thấy những dấu ấy vẫn còn y nguyên, tức là nhà phát hành đã không làm đúng nhiệm vụ, đã giữ báo của chúng tôi trong kho, không phân phối đi. Có những tiệm sách đến điều đình mua thẳng báo với chúng tôi để có đủ báo bán, nhưng chúng tôi phải từ chối vì sợ chính quyền gài bẫy. Ðã nghèo lại bị thua lỗ, chúng tôi đành đình bản tờ Văn Hóa Ngày Nay”.
Tôi cố tình trích hết đoạn văn dài này để quý vị thấy sự ngụy tín (mauvaise foi = ý gian) của Nguyễn Tường Thiết và Trương Bảo Sơn (chồng của Nguyễn Thị Vinh, người coi Nhất Linh như thần tượng), một Trương Bảo Sơn lật lọng mà tác giả Lê Nguyên Phu đã nhắc đến tên trong sách của ông21. Vì sao? Làm báo (giấy) thua lỗ là chuyện thường, kể cả thời nay, bởi kỹ thuật vi tính tân tiến. Làm báo, trừ vài trường hợp hãn hữu, có nghĩa là từ chết đến bị thương. Người ta thường nói đùa, muốn cho ai sạt nghiệp, cứ xúi họ làm báo. Ngay cả bưu điện Mỹ cũng than ế ẩm, vì người ta thường viết thư qua email. Vô lẽ đổ thừa cho những người phát minh ra máy vi tính là “độc tài”, là dùng “độc kế”? Sự thực, Nhất Linh chỉ than “vì lỗ vốn” – là điều có thật. Nhưng con ông và Trương Bảo Sơn thì ngụy tạo thêm một “độc kế” gắn lên đầu Ngô Đình Diệm và chế độ. Sự ngụy tạo ấy quá vụng về, đến nỗi người ta phải đánh dấu hỏi về khả năng suy luận và mức độ lương thiện của hai đương sự đã quá coi thường trí tuệ của độc giả. Đây này:
a - Tờ Văn Hóa Ngày Nay ra được 11 số thì “tự đình bản”. Ra được 11 số như vậy là giỏi lắm rồi. Ra dưới dạng “tạp chí” hay “giai phẩm”, hay cả nhật báo, tuần báo, cũng đều do người chủ xướng tự chọn, mắc mớ chi đến chính quyền cho phép hay không cho phép? Nguyễn Tường Thiết quên một điều: người Việt Nam ta, thời nào cũng vậy, ít khi bỏ tiền mua báo, và lúc ấy, hay ngay bây giờ, tại Việt Nam chưa có báo chợ, báo lượm. Để tiết kiệm, một người mua, nhưng cả chục người đọc ké. Làm sao báo sống được?
b - Ngoài Văn Hóa Ngày Nay, còn có nhiều tờ báo khác, ví dụ Sáng Tạo, Bách Khoa, Thế kỷ 2022 cũng rất bề thế, làm sao khỏi có sự cạnh tranh, làm sao độc giả khỏi có sự chọn lựa, vì tiền bạc eo hẹp đã không thể mua khuân hết về mà đọc. Quả thực, Văn Hóa Ngày Nay khi mới ra lò đã thu hút một số lớn độc giả tò mò, trong đó có thân phụ tôi. Nhưng rồi, theo thời gian, nếu tôi nhớ không lầm, thấy không có gì mới lạ nữa, ngoài mục thư tín do Nhất Linh phụ trách chiếm quá nhiều trang, đăng những bài điểm sách Tự Lực Văn Đoàn, chỉ cách trồng và thưởng thức lan, và trường thiên tiểu thuyết mới dài lê thê của Nhất Linh, như Xóm Cầu Mới hay Giòng Sông Thanh Thủy, hay một số truyện giá trị trung bình của những tác giả khác… nên người ta chán.
c - Văn Hoá Ngày Nay, như thế, hoàn toàn thiên về văn chương, văn học, giống như những tờ báo khác, thì lấy lý do gì chính quyền Ngô Đình Diệm phải dùng “trì hoãn kế” để giết chết nó? Mà nếu muốn giết chết nó, Ngô Đình Diệm –luôn luôn bị xem là một nhà “độc tài gia đình trị” bởi hai cha con ông Nhất Linh– còn sợ gì mà không cho lính mang súng đến niêm phong tòa soạn, đóng cửa cái rột, thay vì “cản trở [nó] ra đúng kỳ hạn” làm chi cho lôi thôi, mất thì giờ? Ngay tại xứ Mỹ tự do, tờ Thế Giới Ngày Nay của ông Lê Hồng Long, Kansas, ít khi ra đúng hạn kỳ, mà chủ nhiệm hay độc giả có bao giờ than vãn là do chính quyền Mỹ cản trở?
Rồi nữa, chính phủ Ngô Đình Diệm ưu ái (Miền Bắc Cộng Sản có làm như vậy không?) cho in lại và đưa vào chương trình học những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn, mà Nhất Linh là chủ soái, thì có lý do gì lại làm khó dễ, cấm cản “giai phẩm” thuần túy văn chương của ông?
Và nếu “nhà nước giữ độc quyền phát hành báo chí, kể cả giai phẩm” thì điều này cũng phải được áp dụng cho các tờ báo khác chứ, mà nếu có, sao không nghe những chủ nhiệm khác kêu ca về chuyện ấy?
d - Trương Bảo Sơn viết rằng chế độ Ngô Đình Diệm “kiểm duyệt báo chí, phản quyền tự do ngôn luận”. Cũng như Nguyễn Tường Thiết, trong đoạn sau, phụ họa bằng câu: “Những điều nêu trên là sự thực xung quanh vụ đình bản của tờ Văn Hóa Ngày Nay. Nó nói lên sự mà cha tôi là nạn nhân trực tiếp. Cũng như tất cả những nhà văn, nhà báo khác khi họ bị tước đoạt quyền tự do ngôn luận, cố nhiên là Nhất Linh rất bất mãn về chuyện này".
Nguyễn Tường Thiết hãy kể ra một tên trong số “những nhà văn, nhà báo khác […] bị tước đoạt quyền tự do ngôn luận” thử nghe coi! Ông cũng đừng quên là báo Phong Hóa-Ngày Nay (tiền thân Văn Hóa Ngày Nay?) của cha ông đã bị Sở Liêm Phóng đóng cửa vào năm 1943. Trừ những nước Âu Châu thực sự tự do dân chủ, trừ những nước Cộng sản độc tài, bạo ngược, có cả Việt Cộng hiện nay, xin hai ông Sơn và Thiết cho biết nước nào trong lúc chiến tranh mà không kiểm duyệt báo chí, nhiều hay ít?
Nói gì thì nói, Trương Bảo Sơn và Nguyễn Tường Thiết khi viết những điều trên không biết rằng Nhật Tiến, sau này thuộc Nhóm TLVĐ và trở thành người thân của Nhất Linh, đã phổ biến một bài mới toanh, ngày 20/5/2013, có tựa đề “Sinh hoạt văn hóa của Nhất Linh giai đoạn cuối đời”, trong đó ông nêu nguyên nhân, rất đơn giản, và theo tôi, rất trung thực, vì sao VHNN đình bản: “Một số báo như thế báo hiệu sự sa sút rõ rệt về mặt nội dung, càng là lý do để ta có thể đánh giá mức độ đón nhận của độc giả đối với tờ VHNN ra sao”23. Nghĩa là báo VHNN xuống dốc, mất độc giả, nên lỗ vốn, phải tự đình bản, thế thôi!

7) “Nhưng không bắt bớ không có nghĩa là để cho ông cụ tôi được hoàn toàn tự do. Trong cuốn “Nhất Linh Cha Tôi” trang 36 tôi ghi lại lời của cha tôi nói với tôi buổi sáng ngày 7 tháng 7, 1963: ‘Cậu chẳng sợ kết quả (ra tòa) ngày mai ra sao vì ở nhà hay ở tù thì cũng mất tự do như nhau".
Ngoại trừ những người trong gia đình tôi rất ít người biết rằng trong hai năm sau cùng của đời ông cha tôi bị giam lỏng tại gia như thế nào. Công an mật vụ canh chừng đến nỗi chúng tôi nhận diện được từng người mỗi khi từ trên lầu căn gác chung cư chợ An Ðông (nơi chúng tôi trú ngụ) nhìn xuống. Trang 40 cuốn hồi ký tôi tả một đoạn khi cha tôi và tôi rời khỏi nhà:Trên chiếc tắc-xi rời chợ An-Ðông hướng về phía Sài Gòn, tôi thấy cha tôi cứ chốc chốc lại ngoái về phía sau. Ông bảo tôi: ‘Con xem có xe nào theo không? Lúc nẫy cậu thấy có mấy người lạ đứng bên kia đường nhìn vào nhà mình’. Tôi ra hiệu cho tài xế quặt sang đường Trần Bình Trọng, chiếc xe hơi duy nhất chạy phía sau vẫn tiến thẳng đại lộ Thành Thái. Tôi đáp: ‘Không! Không có xe nào theo mình cả!’
“Ở nhà hay ở tù cũng mất tự do ngang nhau”: Không thấy Nguyễn Tường Thiết nêu lên một bằng cớ cho biết “ông cụ” không “hoàn toàn tự do”. Không cho biết là vì không có bằng cớ. Còn nhìn thấy ai cũng là “công an mật vụ” có thể là do triệu chứng “có tật giật mình”, “con chim bị đạn” – mà trong bệnh lý tâm thần gọi là paranoia, lúc nào cũng sợ hãi, tưởng mình bị theo dõi, bị bắt. Và câu ông con trả lời cho ông cha: “Không! Không có xe nào theo mình cả!” chứng minh hùng hồn triệu chứng tâm thần ấy, chưa kể câu đó mặc nhiên đạp đổ luận điệu hàm hồ ở đoạn trước của chính Nguyễn Tường Thiết khi cho rằng ông cụ “ở nhà hay ở tù cũng mất tự do ngang nhau”.

8) “Ông cụ rất ít ra khỏi nhà. Những tin tức ông biết được bên ngoài là do báo chí (cha tôi sai tôi đi mua báo Tự Do hàng ngày và ông chỉ đọc tờ báo này thôi), ngoài ra có hai người bạn thân của ông thường xuyên lui tới. Ðó là Bác Sĩ Nguyễn Hữu Phiếm và ông Lê Văn Kiểm. Ông Kiểm (mà chúng tôi gọi là chú Kiểm vì chú nhỏ tuổi hơn ông cụ tôi) thường đến hầu như hàng ngày tường trình diễn tiến của vụ Phật Giáo. Ngày 11 tháng 6, 1963 khi chú Kiểm đến báo tin Hòa Thượng Thích Quảng Ðức tự thiêu ở ngã tư Lê Văn Duyệt & Phan Ðình Phùng thì cha tôi sững sờ”.
Ông cụ “rất ít ra khỏi nhà” là tự ý ông cụ, chứ không phải “bị giam lỏng tại gia”, và chưa có văn thư nào của nhà “độc tài” Ngô Đình Diệm cấm cản (nếu có, chắc chăn Nguyễn Tường Thiết đã cho in ra nguyên con). Bị “công an mật vụ” túc trực canh chừng mà Nguyễn Tường Tam vẫn mua và đọc báo (lại chọn tờ Tự Do!), vẫn được bạn bè đến thăm tại nhà “hầu như hàng ngày tường trình diễn tiến của vụ Phật Giáo”, thì hoặc “công an mật vụ” của Ngô Đình Diệm bị mù và điếc hết, hoặc đầu óc tác giả Nguyễn Tường Thiết có vấn đề.

9) “Ngoài ra để nói về vụ binh biến 1960, ông Lê Nguyên Phu đã viết sai là “vụ binh biến 11/11/1963” (trang 193). Nếu Ông Lê Nguyên Phu cứ nhớ sai chuyện này, viết sai chuyện kia thì làm sao ông ấy có thể nhớ đúng lời khai của bị cáo Nguyễn Tường Tam và các bị cáo khác?”
In sách, đánh máy sai là sự thường, nhưng Nguyễn Tường Thiết muốn nó trở thành big deal, nên suy diễn trật lất. Tuy nhiên, tôi đang có trong tay quyển sách (không tái bản) của Lê Nguyên Phu. Ở trang 193, có tựa đề nguyên văn: Nhận định V – Phiên xử vụ Binh Biến ngày 11-11-1960 trước Toà Án Quân Sự Đặc Biệt. Như vậy Nguyễn Tường Thiết hoàn toàn sai. Như vậy những điều ông suy luận để phê phán về trí nhớ của ông Lê Nguyên Phu cũng hoàn toàn sai nốt24.

10) “Có lẽ ông Lục cho đây là một bằng chứng rõ rệt nhất “không chối cãi” được trong phần bàn luận về “bằng cớ pháp lý” của ông. Tôi xin nói ngay, đây là một giả thuyết thiếu thông minh của ông Lê Nguyên Phu. Khi ngồi viết truyện này, có lẽ ông LN Phu đã nghĩ tới cái quyền đánh đập, bạo hành, tra tấn bị cáo ở trong nhà tù mà chính quyền ông phục vụ vẫn áp dụng. Hay có lẽ ông hình dung bị cáo Nhất Linh dáng thiểu não run sợ trước quan tòa khi nghe ông LN Phu “đóng kịch” quát tháo, mạt sát, áp đảo tinh thần thì Nhất Linh sẽ phải sợ ngay, răm rắp làm theo lệnh tòa, răm rắp phải đối chất”.
Khách quan nhận xét, ông Nguyễn Tường Thiết, trong đoạn văn này, nói năng lung tung quá, độc giả không hiểu ông ám chỉ cái gì, đoạn văn nào và của ai. Ngoại trừ việc lên án sự “tàn bạo” của chế độ Ngô Đình Diệm, thì rất hùng hồn, rõ ràng, như thường lệ.

11) “Nhất Linh đã có quyết định rồi. Nếu phải ra tòa ông sẽ chọn sự im lặng”.
Đó sẽ là một quyết định sáng suốt. Nhưng cuối cùng, Nguyễn Tường Tam đã chọn cách tự tử mà ông nghĩ có lẽ tốt hơn. Và cách ấy sẽ làm cho ông trở thành một anh hùng vô cùng cao cả nếu trong chúc thư ông không kèm theo những lời kết tội, thực ra là vu khống, chế độ Ngô Đình Diệm, và nếu qua bài viết, người con ông, Nguyễn Tường Thiết, không phụ họa theo để lên án ông Diệm một cách vô căn cứ. Nguyễn Tường Tam không muốn bị tòa án Ngô Đình Diệm xét xử. Nhưng qua những điều ông đã viết về Ngô Đình Diệm trong “chúc thư 71 chữ”của ông, tòa án Lịch Sử, luôn luôn công minh, thực sự đã xét xử ông rồi, chưa kể tại Phòng Dự Thẩm Tòa Án Quân sự Đặc Biệt, nơi ông bị buộc khai hết sự việc (Lê Nguyên Phu, sđd, tr. 191).

Phải chăng Lịch Sử, cho đến hôm nay, mặc dù chưa đạt mức thời gian chín muồi cần thiết, để người ta có thể đưa ra một lời phán xét tuyệt đối công minh, nhưng cũng tạm đủ cho phép thấy Nguyễn Tường Tam không phải là một nhà chính trị – chưa nói một lãnh tụ – bình thường và lỗi lạc? Phải chăng ông đã không dám hiên ngang chấp nhận mọi trách nhiệm và hậu quả do hành động của mình? Phải chăng trước khi tự tử vì một lý do thầm kín quan trọng (mà Lê Nguyên Phu và vài tác giả khác đã tiết lộ nhưng bị phản bác bởi gia đình ông Tam), ông vẫn nuôi hận thù, kết án vị nguyên thủ đã tỏ lòng kính nể và ưu ái đối với cá nhân ông, điều mà gia đình Nguyễn Tường phủ nhận, dĩ nhiên, nhưng không ai có thể cấm Sự Thật là Sự Thật?
Cái quan luận định. Nắp quan tài đã đóng trên Ngô Đình Diệm và chế độ của ông. Nhưng nỗi oan khiên ngút trời đã theo ông quá lâu, trên nửa thế kỷ rồi. Những điều dối trá bịa ra, lải nhải để kết án ông một cách hồ đồ, vô nghĩa như lời của những “người điên trong thành phố”, cần phải chấm dứt, nếu không ai muốn bị xét xử sau này bởi tòa án Lương Tâm và Lịch Sử.

Bài viết của tôi sẽ không có nếu Việt Cộng trong nước và Việt Gian ngoài nước để yên những người đã chết, Thích Quảng Đức, Nguyễn Tường Tam, Ngô Đình Diệm, không vực xác họ dậy bởi mưu đồ cá nhân đen tối. Hoặc nếu, ít ra, trong khi tưởng niệm, vinh danh Thích Quảng Đức và Nguyễn Tường Tam, hay ai mặc kệ, họ để yên Ngô Đình Diệm trong giấc ngủ cô đơn, tức tưởi, và nếu họ biết nghe lời Phật, hay Chúa, dạy, không lớn họng thóa mạ ông, không lấy lưỡi lê băm nát thân xác ông một lần nữa, như đám phản tướng đã cho bộ hạ làm sáng ngày 2/11/1963 trên chiếc xe bọc sắt. Những người ái mộ Ngô Đình Diệm hằng năm vẫn tổ chức lễ cầu hồn cho ông, nhưng họ không bao giờ có sự xúi giục, tiếp tay đồng lõa của Việt Cộng và không bao giờ có một ai phát biểu lời nhục mạ Thích Quảng Đức hay Nhất Linh hay Phật giáo nói chung.
Sau hết, khi viết bài này, tôi vẫn nghe văng vẳng bên tai lời của Edmund Burke, chính trị gia người Anh thế kỷ XVIII: “Điều duy nhất cần thiết cho chiến thắng của Sự Ác là sự bất động của những người công chính” (The only thing necessary for the triumph of Evil is for good men to do nothing).
Trước luận điệu xằng bậy của lũ Ma vương, quốc nội cũng như hải ngoại, tôi tớ của Sự Ác, mọi thái độ bất động hay im lặng cũng đều tai hại, nếu không nói hèn nhát, ngang nhau. Cho nên, cuối cùng, trước âm mưu thâm độc của Việt Cộng lợi dụng cái chết của Thích Quảng Đức và Nguyễn Tường Tam để chia rẽ những người Việt quốc gia tại các cộng động hải ngoại, làm người ta quên vô số tội ác tày đình của chúng, để che giấu dã tâm bán nước cho quan thầy Tàu Cộng, những người quốc gia chính tâm, ái quốc, bất luận tôn giáo, giai cấp, tuổi tác, đang can đảm đứng lên nhập cuộc, cất cao tiếng nói bảo vệ Chân Lý và Lẽ Phải. Và tất cả tin tưởng rằng, cuối cùng, Chân Lý và Lẽ Phải sẽ thắng.

CHÚ THÍCH
1. Khi dùng chữ Việt Gian, tôi muốn nói đến bọn ăn có hải ngoại lợi dụng dịp lễ tưởng niệm để thóa mạ Ngô Đình Diệm và chế độ VNCH một cách bừa bãi, vô căn cứ, với giọng điệu hàm hồ không thua lũ VC trong nước –đã bị tác giả “Thư gửi đồng môn tiến sĩ, cư sĩ HTL [Huỳnh Tấn Lê]”, phổ biến trên mạng ngày 6/29/2013, phản bác kịch liệt bằng những luận cứ vững chắc và hữu lý. Tôi không ám chỉ những đồng hương Phật tử thuần thành hay những bậc chân tu, một mặt kể lại sự thật của ông về việc “tự” thiêu của Thích Quảng Đức, mặt khác khuyên bảo tín đồ không được nuôi dưỡng hận thù đối với “chế độ Ngô Đình hay Thiên Chúa Giáo”, mà chỉ nên đoàn kết, dồn hết quan tâm và nỗ lực cho vận mệnh của đất nước trước sự xâm lăng của Trung Cộng (cf bài thuyết giảng trên Youtube, của Hòa thượng Thích Tâm Châu, do diễn đàn Vườn Lam phổ biến, ngày 11/7/2013).
2. Để viết bài này, tôi đã đọc một số tài liệu liên quan do bạn bè chuyển đến, trên internet, các diễn đàn, của những tác giả mà đa số tôi không hề quen biết. Ví dụ bài của Lữ Giang, ngày 20.6.2013, trong đó tác giả phân tích sự toa rập giữa Việt Cộng và Nhóm Giao Điểm trong việc tổ chức “một cuộc hội thảo mang tên là ‘50 năm phong trào Phật Giáo ở miền Nam (1963 – 2013)’ tại Khu Du lịch Phương Nam ở Bình Dương. […] Nhưng để thực hiện công tác ‘phục vụ cho việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta’ như Bộ Công An đã giới thiệu, nhóm Giao Điểm có góp phần bằng cách cho phổ biến ‘Tuyển Tập Chế Độ Ngô Đình Diệm 50 Năm Nhìn Lại 1963 - 2013’ gồm đa số là những ‘đồ cổ giả’ được đem ra nhai lại”.
- Hoặc bức thư của cựu Thiếu tá Chỉ huy trưởng Cảnh Sát Thừa Thiên, Liên Thành, cũng là một Phật tử, cháu ruột của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, ngày 13/7/2013, từ Orange County, gửi Hòa thượng Thích Tâm Châu, phản bác lời ông tuyên bố, mà Liên Thành cho là sai trái, về “nguyên nhân của vụ tranh đấu Phật Giáo vào năm 1963 và vụ ông Lâm văn Tức/Thích Quảng Đức tự thiêu". Đồng thời ông chứng minh, bằng những hình ảnh lấy từ báo chí ngoại quốc, rằng Thích Quảng Đức “bị thiêu”, chứ không phải “tự thiêu”. Điều này, Minh Võ, trong Ngô Đình Diệm và chính nghĩa dân tộc, Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân, 2009, trang 103, chú thích 72, cũng có nhắc, dựa trên sách, Vietnam, A History của Stanley Karnow, một người chống Diệm. Ngoài ra, ngày 16/7/2013, Liên Thành còn gửi thư cho Hòa thượng Thích Tâm Châu, thách đố tranh luận với ông về những điều trên.
- Bài “Nhật ký của một người biết quá nhiều”, ngày 5/5/2013 của Phạm Hải, trong đó tác giả phổ biến lý lịch của Huỳnh Tấn Lê và tiết lộ rằng Nhất Linh tự tử vì sợ phải đối chất với đàn em về vai trò của ông trong vụ đảo chánh hụt, đồng thời Nhất Linh đã “lãnh lương” của Trần Kim Tuyến, Giám đốc Phòng Nghiên Cứu Chính Trị, để thủ vai trò “đối lập cuội” che mắt thế gian. Chưa thấy ông Nguyễn Tường Thiết viết bài trả lời Phạm Hải về điều sau.
- Bài “Tổng thống Ngô Đình Diệm là một tín hữu Công giáo” ngày 31/5/2013 của Liên Nguyễn, Sydney. Tác giả đã phản bác từng điểm một những cáo buộc vô lý của phe chống Diệm.
- Bài “Xung quanh cái chết của Nhất Linh” của Khúc Hà Linh, hay bài của một tác giả nặc danh kể chuyện đại úy phi công Huỳnh Minh Đường được lệnh ném bom chiến hạm chở tù nhân chính trị ra Côn Đảo… Hai bài này, dĩ nhiên, theo phe chống Ngô Đình Diệm.
- Bài mới nhất của Nguyễn Văn Lục, “Gánh nặng lịch sử của Nguyễn Tường Tam - nhà văn và nhà chính trị - ai là người có thể gánh vác nổi”, trên Đàn Chim Việt online, 18-7-2013, trong đó tác giả vừa tường thuật buổi hội thảo về TLVĐ tại tòa soạn báo Người Việt vừa nhận định phê bình các diễn giả vừa trả lời bài trả lời của Nguyễn Tường Thiết về Nhất Linh.
- Bài “Nhất Linh khôn mà không ngoan” của TS Hồng Lĩnh, 2/7/2013, trên DĐ Chính Nghĩa, trong đó tác giả nêu lý do tại sao Nhất Linh không cần phải tự tử.
3. Nguyễn Tường Thiết, “Sự thật về cái chết của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (đăng trên tờ Người Việt online). Nguyễn Văn Lục, “Chúc thư văn học của Nhất Linh: Một cái chết định sẵn”, 17/3/2008, trích từ tác phẩm Một thời để nhớ (mà tôi chưa được đọc).
4. -Nguyễn Huy & Hà Giang, “Tự Lực Văn Đoàn: 80 năm ảnh hưởng không ngừng”: tường thuật và khen ngợi buổi hội thảo thành công.
- Chương trình hội thảo về TLVĐ trong hai ngày, 6 và 7 Tháng Bảy năm 2013, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt.
5 -Minh Võ, Ngô Đình Diệm, chính nghĩa dân tộc, Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân, 2009,
- Minh Võ, Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và cuộc chiến Quốc-Cộng, Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân, 2011. Những sách của Minh Võ có giá trị nghiên cứu và nhận định rất cao qua vô số tài liệu với những dẫn chứng khó chối cãi.
- Suzanne Labin, Vietnam, An Eye-Witness Account, Crestwood Books, VA, 1964. Bằng những chứng liệu rõ ràng, thuyết phục, Labin đã phản bác những điều mà người ta ngụy tạo về “tội ác”, “độc tài” và “chính sách kỳ thị Phật giáo”, giữa những điều khác, của Ngô Đình Diệm.
- Mai Thạch Lê Nguyên Phu, Trong bóng tối lịch sử, Montréal, 2008. Sách được viết bởi một cựu thẩm phán Tòa Án Đặc Biệt xét xử Nguyễn Tường Tam và những can phạm khác trong vụ đảo chánh hụt 1960 với nhiều chi tiết nhậy cảm, chưa ai biết, về một số người và việc đã xảy ra. Ông không thiên vị, lúc nào cũng có thái độ ung dung tự tại của một người biết nhiều, tự tin.
- Livido, phim tài liệu, Tổng thống Ngô Đình Diệm, 2011
- Trọng Đạt, Những tác phẩm cuối cùng của Nhất Linh, Đại Nam, 2003
- Năm mươi năm nhìn lại, 1963-2013, tuyển tập 106 bài viết của 86 tác giả về chế độ Ngô Đình Diệm, phổ biến trên Mạng, trong số gồm đa số những kẻ cực kỳ chống Diệm như Đỗ Mậu, Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Mạnh Quang, Trấn Chung Ngọc, Chính Đạo, Cao Huy Thuần, v.v…
- Nguyễn Văn Minh, Dòng họ Ngô Đình, Giấc mơ chưa đạt, Hoàng Nguyên, CA, 2003. Cuốn sách hữu ích, giúp độc giả biết rõ hơn ông Diệm và gia đình họ Ngô.
- Phạm Quang Trình, “Trường hợp Nhất Linh Nguyễn Tường Tam”, trích trong "Những nhân vật dân sự..." cf Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng (trên 40 trang) chưa phổ biến..
6. Ngô Đình Diệm và chính nghĩa dân tộc, sách đã dẫn, trang 89, chú thích 62
7. Trong bóng tối lịch sử, sđd. trang 188
8. Trong bóng tối lịch sử, sđd, trang 188: “Ông [Nguyễn Tường Tam] thỉnh cầu Đại Tá Lê Văn Khoa đừng đem ông đối chất với đám thuộc hạ. Sự thỉnh cầu này được ghi rõ ở đoạn cuối biên bản thẩm vấn. Đại Tá Lê Văn Khoa chấp nhận lời thỉnh cầu, nên trong hồ sơ không có biên bản đối chất, mặc dầu các thuộc hạ của ông khai ngược lại là đã hành động theo lệnh của ông. Các thuộc hạ của Nguyễn Tường Tam đều bị Đại Tá Lê Văn Khoa tống giam, chỉ một mình Nguyễn Tường Tam được tại ngoại hầu tra. Do đó, các thuộc hạ của ông đều tỏ ra bất bình và bất mãn đối với ông, nhất là Trương Bảo Sơn vừa cay đắng vừa oán hận, cho rằng chính ông đã đổ hết tội lỗi lên đầu của họ. Từ trong khám Chí Hòa, Trương Bảo Sơn viết thư ra cho bà vợ mới chấp nối là bà Nguyễn Thị Vinh chỉ trích Nguyễn Tường Tam đủ điều, nào là phản bội anh em, nào là thiếu tư cách lãnh tụ v.v… Lá thư được giám đốc khám đường Chí Hòa đệ trình Tòa Đặc Biệt và được lưu giữ lại trong hồ sơ […]”; trang 191: “Vụ tự tử của Nguyễn Tường Tam về sau có nhiều người khai thác, dựa vào đó để làm nấc thang danh vọng, kể cả những người từng oán hận ông như Trương Bảo Sơn. Sau vụ đảo chánh 1-11-1963, họ được trả tự do, vội vàng tổ chức lễ truy điệu Nguyễn Tường Tam rất trọng thể tại vườn Tao Đàn, để rồi sau đó mỗi người được chính quyền quân phiệt tưởng thưởng một số tiền lớn có thể mua nhà cửa, phố xá, mở tiệm buôn, tiệm thuốc tây v.v…Có người còn được gia nhập chính quyền, học ăn học nói ở thượng, hạ nghị viện. Tôi muốn hỏi những đàn em của Nguyễn Tường Tam lúc họ đọc diễn từ truy điệu Nguyễn Tường Tam họ có bao giờ nghĩ rằng Nguyễn Tường Tam chết cũng vì những lời bài xích xa gần của họ". [NLGO tô màu nhấn mạnh)
9. Nhật Tiến, “Sinh hoạt văn hóa của Nhất Linh: Giai đoạn cuối đời với Hội Bút Việt và Giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay”, Garden Grove, California ngày 20 tháng 5 năm 2013. Bài viết này, theo lời tác giả, dự trù sẽ đọc trong buổi hội thảo, nhưng sau đó Nhật Tiến từ khước lời mời tham dự.
10. Minh Võ, Ngô Đình Diệm và chính nghĩa dân tộc, sđd, trang 89, chú thích 62.
11. Gần đây nhất, Bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của nhà tranh đấu Tạ Phong Tần, tự thiêu tại Bặc Liêu ngày 30/7/2012. Hơn hai tháng sau, 4/10, cô Tạ Phong Tần bị kết án mười năm tù. Cư sĩ Võ Thanh Liêm, đạo Hòa Hảo, tự đâm vào bụng ngày 25/6/2013 tại huyện Chợ Mới, An Giang. Tù nhân Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong tù v.v…
12. Liên Thành, bài đã dẫn. Trong đó ông nhấn mạnh không có một bằng cớ nào cho thấy Ngô Đình Diệm cấm treo cờ, mà chỉ bắt cờ các tôn giáo phải nhỏ hơn cờ Quốc gia.
13. Trong bản thảo hồi ký dang dở, Bà Ngô Đình Nhu có nhắc vụ Vịnh Con Heo và trận Ấp Bắc cùng với mưu đồ của Kennedy, nhưng không có một lời nào về việc Ngô Đình Diệm muốn bắt tay với Hồ Chí Minh. Tôi nghĩ, đó chỉ là một sự bịa đặt của Mỹ để tạo cớ cho bọn phản tướng lật đổ ông. Trong Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Cuộc Chiến Quốc-Cộng, sđd, tr. 53, Minh Võ cũng trích lời của Tiến sĩ Sử học Phạm Văn Lưu ở Úc rằng ông Lưu đã tìm thấy một tài liệu của Hội đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ chỉ thị cho CIA từ tháng 8, 1963, “ngụy tạo những tài liệu liên kết Nhu với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa làm cho Nhu mất tín nhiệm với các tướng lãnh” (tài liệu tìm thấy trong Thư viện John F Kennedy). Gần đây, ông Cao Xuân Vỹ, một nhân vật thân tín của chế độ, trong một cuộc phỏng vấn, không hiểu sao, cũng hùa theo bịa ra chuyện ông Nhu tiếp xúc với Phạm Hùng nhân cuộc giả đi săn, có ông (Vỹ) theo cùng, tại rừng Tánh Linh. NLGO đã phân tích và phản bác một số chi tiết rất phi lý, khó tin, trong bài của ông Vỹ.
14. Chính tai tôi nghe Thủ tướng Trần Văn Hương đã nói câu này trên đài phát thanh, và báo chí thời đó đã tường thuật lại. Muốn lục lại những số báo VNCH cũ, có thể lên Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Ít người còn nhớ câu nói của Thủ tướng Trần Văn Hương, mà chỉ đặt nặng câu “nướng thầy tu” (barbecue de bonze) của Bà Ngô Đình Nhu, mặc dù bà không giữ chức vụ gì chính thức, và đã thanh minh bà chỉ lặp lại câu của một ký giả Mỹ.
15. cf Liên Nguyễn, bđd (ở chú thích 2): 1- Cựu Hoàng Bảo Đại viết trong cuốn Con Rồng Việt Nam (Le Dragon d’Annam) như sau: "Ông Diệm và Nhu là người công giáo, các nhà sư bị cộng sản giật giây và mật vụ Mỹ tiếp tay, liền bắt đầu hành động. Chính quyền phải đối phó lại, vô hình chung đem đến cảm giác kỳ thị tôn giáo. Ai đã xúi giục họ gây loạn, ai? Họ ở đâu tới? Làm sao biết được họ từ Hà Nội vào hay từ Bắc Kinh tới?” 2- Phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc xác nhận không hề có đàn áp Tôn giáo, Phật giáo gì cả, ông Abdul Rahman Pazhwak là trưởng phái đoàn. 3- Tổng Thống Mỹ Nixon nói: "Cái gọi là đàn áp Phật giáo chỉ là điều bịa đặt” […] Chính quyền Kennedy đã làm cho người ta oán giận TT Diệm qua việc xách động và yểm trợ cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ của Ông ta”. 4- Tổng Thống LB Johnson mô tả về các tướng lãnh Việtnam đã nhúng tay vào việc hạ sát Tổng Thống Diệm "Chúng chỉ là một đám du côn, được chúng ta thuê để giết mướn”. 5- Khi được tin ông Diệm bị lật đổ, Hồ Chí Minh nói với ký giả cộng sản danh tiếng, Wilfrid Burchett: "Tôi không thể ngờ tụi Mỹ ngu đến thế. Lúc nãy người ta báo cho Bác biết là Ông Diệm vừa bị lật đổ, Ông Diệm là kẻ địch thủ ghê gớm nhứt của Bác. Nay Ông đã bị loại rồi, thì chiến thắng chắc chắn sẽ về ta rồi”.
16. Trọng Đạt, sđd (chú thích 5), tr. 41, 44, 49, 54-59
17. Riêng trường hợp Flaubert, hiện tượng này được gọi là “bovarysme”, tức là sự không thỏa mãn điều gì dẫn đến những cơn mơ hão huyền –được xem như bù đắp cho một hiện tại phũ phàng. Ví dụ khác trong văn chương không ít. Phải chăng Nguyễn Du cũng tự hóa thân là một Từ Hải vẫy vùng dọc ngang? Phải chăng trong đoạn kết For whom the bell tolls, 1943, khi nhân vật chính Robert cho phép mình bị giết chết trong cuộc phi ngựa đào thoát trước họng súng của quân đội Franco, Ernest Hemingway cũng đã cho phép mình tự bắn một viên đạn vào miệng, 18 năm sau (1961)? Với Hemingway, cuộc đời ông nằm hết trong truyện và vì thế những nhân vật của ông không khác ông bao nhiêu: tính đàn ông (masculinity) và tính phải chết (mortality). Ấy là chưa nói, tài liệu bây giờ cho thấy, Hemingway tự tử vì tâm bệnh paranoia (cuồng ám) khi biết mình bị CIA theo dõi và chán nản (depressed) thấy mình mất dần khả năng sáng tác. Voltaire, thế kỷ XVIII Pháp, đã bắt chước nhân vật Candide trong tiểu truyện của mình, từ bỏ mọi tham vọng viễn vông, về nhà vui thú điền viên: “Il faut cultiver notre jardin”. Mỗi người tự tử có một duyên cớ riêng: Một Nguyễn Tường Tam phải khác với một Nguyễn Khoa Nam, hay một sĩ quan cải tạo tự vẫn trong tù, hay xa hơn cả với Camus trong định nghĩa khó khăn về chữ suicide, tự tử, trong Le Mythe de Sisyphe, trước sự phi lý (l’absurde) của cuộc đời. Vân vân…
18. Chắc chắn nội dung những bài phát biểu phải được thông qua trước bởi những người tổ chức, hoặc tất cả đã nhận chỉ thị về “lề” nào (phải, trái) mà buổi hội thảo phải đi theo. Cho nên người ta không hề nghe nói đến những vụ Việt Cộng thủ tiêu Phạm Quỳnh, Khái Hưng hoặc bắt bớ, giam cầm những nhà văn trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm… dù ít dù nhiều liên quan đến những giai đoạn quan trọng của văn học sử Việt Nam, trong đó TLVĐ là một. Xin lên youtube nghe bài thuyết trình của Trần Khánh Triệu trong buổi hội thảo. Hoặc đọc bài tường thuật của Nguyễn Văn Lục, đã dẫn, trên Đàn Chim Việt online (chú thích 2), trong đó tác giả, ngoài ra, cũng trích dẫn câu nói của Phê Bình Gia Nguyễn Hưng Quốc khi bơm TLVĐ: “Tất cả chúng ta những người cầm bút, dù thích hay không thích TLVĐ, thì cũng đã được nuôi dưỡng bằng dòng sữa của TLVĐ. […] Tất cả những ai cầm bút thời nay đều phải mang nợ". Một câu tuyên bố lộng ngôn, mà tôi mong có dịp trở lại.
19. cf Trần Lâm, “Kiêu dân Công giáo thời Ngô Đình Diệm”, trên Diễn đàn Nam Giao.
20. Minh Võ, trong Ngô Đình Diệm và chính nghĩa dân tộc, sđd, tr. 129, đã trích dẫn lời của William Colby, giám đốc CIA, nếu vì “nhu cầu toàn quyền” Ngô Đình Diệm đi đến “xu hướng độc tài”, Ngô Đình Diệm là một “nhà độc tài nhân từ” (A benevolent dictator, cf Honorable Men – My Life in The CIA, nxb Simon and Schuster, NY, 1978, tr. 145). Phải chăng kiểu độc tài này, Voltaire, thế kỷ XVIII Pháp, cũng đã muốn thấy ở một “despote éclairé” (ông vua độc tài sáng suốt) trong quyển Siècle de Louis XIV, biết làm cho dân giàu nước mạnh?
21. cf Lê Nguyên Phu, chú thích 8 (của NLGO)
22. Nguyễn Văn Lục, “Sự lũng đoạn của cộng Sản đối với một số báo chí miền Nam từ 1954-1975”, trên diễn đàn namkyluctinh.org/a-lichsu/nvluc-baochimiennam[54-75].htm: “Bên cạnh đó, có một số tạp chi ra đời như Sáng Tạo của Mai Thảo, tháng 10-1956, tạp chí Bách Khoa với Huỳnh Văn Lang, 15-2-1957. Tiếp theo là Hiện Đại của Nguyên Sa 1960. Tạp chí Quê Hương với giáo sư Nguyễn Cao Hách, Văn Hóa Á Châu với Nguyễn Đăng Thục, Luận Đàm với Nghiêm Toản, Xã Hội Mới với Vương Quan, Thế kỷ 20 với Nguyễn Khắc Hoạch, Những vấn đề của chúng ta với Thái Lăng Nghiêm”. Tác giả không nói đến Văn Hóa Ngày Nay.
23. cf Nhật Tiến, bài đã dẫn (chú thích 9 của NLGO): “Nói thế không phải tôi phủ nhận quan điểm làm báo của VHNN. Thế giới chữ nghĩa là cả một rừng hoa với nhiều mầu sắc. Văn Hóa Ngày Nay đương nhiên là một tạp chí tô điểm thêm cho sinh hoạt báo chí thời đó vốn đã vô cùng sôi nổi với nhiều tờ báo danh tiếng khác như Đời Mới, Vấn Đề, Sáng Tạo, Bách Khoa, Văn Hóa Á Châu, Quê Hương ... v..v... Tuy nhiên, sau vài số đã phát hành, có vẻ như Văn Hóa Ngày Nay đã hiện diện như một bông hoa tuy nhiều hương sắc nhưng lại có vẻ như lạc lõng giữa dòng đời đang trôi đi hối hả. Đọc những trang chính Nhất Linh trả lời thư độc giả ở những số đầu, ta thấy hầu như Ông chưa nhận ra được sự lạc lõng này. Ông vẫn bộc lộ sự chủ quan qua những lời lẽ như nhận mình là con voi nằm thù lù trong sở thú, hay trách độc giả sao bắt ông làm việc quá nhiều trong khi ông cũng chỉ có 24 giờ như mọi người... […] Một nội dung như thế, có thể gây đôi chút cảm giác ngỡ ngàng cho người đọc sau những ngày chờ đợi. Gọi là ngỡ ngàng vì Giai phẩm VHNN hầu như không đáp ứng được nhu cầu đọc sách của độc giả lúc đương thời. Hàng triệu con người vừa di cư vào Nam, trước cuộc sống mới vô vàn khó khăn, bỡ ngỡ, với biết bao nhiêu nhu cầu đặt ra trước mắt và biết bao nhiêu vấn đề phải đối phó, tất nhiên nội tâm của họ phải sôi động, tâm tình phải gắn bó với cuộc sống đang dồn dập thay đổi xẩy ra từng ngày, từng giờ ở chung quanh. Sống trong một hiện trạng xã hội như thế, hẳn độc giả rất muốn được nghe tiếng lòng của Ông, hoặc nghe ông kể về những kinh nghiệm dầy dạn trong sinh hoạt cả về Văn Chương lẫn Chính trị khi họ tuyên xưng Ông vừa là một Văn gia, lại cũng vừa là một Chính trị gia lão thành.
Vậy mà trong những trang sáng tác mới, những nhân vật vượt không gian và thời gian của Ông như Cô Mùi, như Ông Năm Bụng, như Bà mẹ Lê..v..v.. tuy vẫn là những hình tượng vĩnh cửu, nhưng lại thiếu ngọn lửa hừng hực của cuộc sống đương thời và đó không phải là những nhu cầu mà người đọc đã nôn nóng chờ đợi như khi vừa nghe tin “nhà văn Nhất Linh xuống núi, ra báo trở lại”.
Cảm nhận này không chỉ ở phía đa số độc giả mà ở ngay cả những người trong nhà, lại là những người cũng đã trở thành nhà văn sau này. Tôi muốn nói đến hai nhà văn Thế Uyên và Duy Lam, những người có họ hàng ruột thịt với Nhất Linh và cũng đã tiếp cận với ông khi VHNN đang được chuẩn bị ra số đầu. […] Trong tập ‘Chân Dung Nhất Linh’ do tạp chí Văn ấn hành, Thế Uyên đã viết trong bài ‘Người Bác’ như sau: “Cả hai đứa đều không chịu nổi những bài khảo luận linh tinh, những bức thư Nhất Linh viết trả lời độc giả. Đọc loạt bài này đôi khi thấy cũ kỹ và lẩm cẩm. Về văn, tuy vẫn phục nghệ thuật phân tích tâm lý, nghệ thuật trình bày nhân vật, nhưng tôi đã cảm thấy Nhất Linh không còn là nhà văn của thế hệ trẻ. Trường giang tiểu thuyết Xóm Cầu Mới có những nhân vật đặt trong một không gian thật xa cách". Điều này hầu như cũng là nguyên do khiến cho chỉ sau vài số, số lượng báo VHNN bán ra đã sút giảm dần. […] Dù tờ báo có bị chính quyền cấm cản bằng những thủ đoạn nào thì cũng không thể bỏ qua yếu tố độc giả, là những người cũng đã ít nhiều trực tiếp tham dự vào sự sống còn của một tờ báo. Sau vài số báo, có chăng sự kiện độc giả không còn hứng thú theo dõi VHNN như trước nữa nên báo ế và nhà phát hành có thể đã kìm hãm những cọc báo không gửi đi các tỉnh cho đỡ tiền cước phí ? Dẫu sao thì sự sút giảm độc giả hẳn cũng làm nản lòng người chủ trương VHNN. Cũng trong bài ‘Người Bác’ nói trên, nhà văn Thế Uyên còn cho biết: “Sau khi Văn Hoá Ngày Nay số 8 phát hành, Nhất Linh tuyên bố với người thân: ‘Thôi, không làm nữa!’. Bạn bè xúm lại can. Nể người thân, ông chịu để Tường Hùng và Duy Lam tiếp tục. Ra tiếp hai số, ông cương quyết kết liễu Văn Hoá Ngày Nay. ‘Nó đã làm xong nhiệm vụ!’. Nếu sự thể đã xẩy ra đúng như vậy thì số báo cuối cùng do Tường Hùng và Duy Lam thực hiện chỉ còn 98 trang kể cả 8 trang quảng cáo, so với số đầu dầy tới 180 trang, tức là về hình thức đã sa sút gần một nửa.
Trong ngót 100 trang của số 11, tức số cuối cùng này, truyện dài Cô Mùi của Nhất Linh chiếm tới 25 trang, tức hơn ¼ số báo, một điều khá kỵ trong kỹ thuật làm báo. Cũng như vậy, truyện ngắn Ả Hầu của Đỗ Tốn cũng bị chia cắt thành 3 kỳ (khởi đăng từ số 9), cũng làm độc giả bớt hứng thú theo dõi. Cũng trong số này, nhà thơ Bùi Khánh Đản chiếm tới 7 trang Thơ, cũng là một sự thiên vị bất thường. Và theo thông lệ, ngòi bút Duy Lam vẫn giữ vai trò chủ lực. Ông có tới 5 bài, 2 bài bình luận: một về Văn, một về Hội Họa, 3 bài còn lại là văn vui. Tường Hùng chỉ có một bài duy nhất ‘Kiểu mẫu Thanh Niên’, cũng là văn vui. […] Một số báo như thế báo hiệu sự sa sút rõ rệt về mặt nội dung, càng là lý do để ta có thể đánh giá mức độ đón nhận của độc giả đối với tờ VHNN ra sao".
24. Tôi không dám mạo hiểm đi sâu vào lãnh vực tâm thần liên quan đến Nguyễn Tường Tam, vì không có tài liệu và khả năng chuyên môn. Tôi chỉ nhận xét qua những biểu hiện do Nguyễn Tường Thiết kể lại trong đoạn văn, phù hợp với định nghĩa y khoa của chữ paranoia (bệnh cuồng ám, cf Thanh Nghị) gồm có một trong những triệu chứng mà tôi cho quan trọng nhất đối với trường hợp Nhất Linh, nhưng không kết luận ông bị bệnh ấy: “A chronic psychotic entity characterized by fixed but ever-expanding systematized delusions of persecution (= ảo tưởng bị bắt bớ)” (Taber’s Cyclopedic Medical Dictionary) […]” Tuy nhiên tôi không thắc mắc, nghi ngờ gì về giả thuyết tâm bệnh “trầm cảm” của Nguyễn Tường Tam do Nguyễn Văn Lục đưa ra, nhưng bị Nguyễn Tường Thiết phản bác. Bởi vì tâm trạng của người tự tử lúc ấy khác thường, nghĩa là không giống bất cứ ai, và tâm trạng ấy đã được cấu thành bởi nhiều nguyên do trước đó. Điều này chắc tác giả Nguyễn Văn Lục sẽ có câu trả lời xác đáng cho ông Nguyễn Tường Thiết.
Portland, 20/7/2013
Người Lính Già Oregon


Tinh thần Ngô Đình Diệm bất diệt

Bằng Phong Đặng Văn Âu

Thành phố Westminster, Thủ đô Người Việt Tị Nạn Cộng Sản,
Ngày 2 tháng 11 năm 2017.
Kính thưa Ngài Tổng thống Ngô Đình Diệm,
Con là một Phật tử, nhưng hàng năm con đều cùng với những người anh em Công giáo của con tham dự buổi lễ tưởng niệm Ngài. Bởi vì con là Người Lính rất hãnh diện chiến đấu dưới nền Cộng Hòa do Ngài sáng lập. Con luôn luôn ghi nhớ lời tâm huyết của Ngài:
“Ta tiến, các ngươi hãy tiến theo ta. Ta lùi, các ngươi hãy giết ta. Ta chết, các ngươi hãy nối chí ta”.
Bước tiến của Ngài là chia tay thời đại Phong kiến và Thực dân để đưa một Đất Nước tan hoang vì chiến tranh và nhân tâm ly tán thành một quốc gia văn minh, dân chủ, tự do, phú cường. Nhưng bọn quỷ sứ đội lốt nhà tu Phật giáo đã vu cho Ngài tội kỳ thị tôn giáo để hãm hại Ngài và giật sập chế độ. Nhưng trái tim yêu nước, yêu dân của Ngài vẫn tỏa sáng với thời gian.
Không ai có thể làm vẩn đục viên kim cương cũng như không ai có thể mạ lỵ Thiên Chúa hay Đức Phật làm các đấng cứu thế trở nên xấu xa. Bọn ma quỷ sẽ thảm hại vì cuộc đời của chúng hữu hạn, nhưng Đức Phật hay Thiên Chúa là vô cùng.
Trong buổi ra mắt sách “Hành Trình Đức Tin” của giáo sư Nguyễn Đức Tuyên, con là người Phật tử tham dự mà cử tọa hầu hết là Công giáo. Bỗng nhiên con được Ban Tổ chức mời lên phát biểu về đề tài Đức Tin. Tuy không sửa soạn trước, nhưng lời phát biểu của con được cử tọa nhiệt liệt hoan nghênh, bởi vì con nói từ trái tim chân thành:

Kính thưa quý vị hiện diện hôm nay,
Tôi là một Phật tử truyền thống. Truyền thống, bởi vì ông bà tôi, cha mẹ tôi là Phật tử nên tôi trở thành Phật tử. Nếu ông bà tôi, cha mẹ tôi là Công Giáo thì tôi trở thành Công giáo. Nói như thế, có nghĩa là Phật tử hay Công giáo đều là vấn đề hoàn cảnh (Question de l’ambiance = question of the atmosphere). Điều căn bản là, dù Phật tử hay Công giáo, đều phải có Đức Tin chân chính và trong suốt vào đấng Giáo chủ của mình. Do đó, không có lý do gì người có đức tin ở tôn giáo này lại phỉ báng, mạ lỵ người có đức tin ở tôn giáo khác. Sự phân hóa hay chia rẽ là do âm mưu của quỷ sứ. Trước hết chúng ta là người Việt Nam đều có bổn phận chứng tỏ xứng đáng một dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến để người bản xứ không khinh bỉ chúng ta, bất luận thuộc tôn giáo nào. Cố gắng làm người tử tế, có nhân cách là hành động báo hiếu Tổ Tiên.
Bất cứ ai lợi dụng tôn giáo để mưu cầu lợi ích riêng tư đều là kẻ buôn Thần, bán Thánh. Nhà văn Dương Thu Hương nhận định về cuộc chiến vừa qua trên đất nước Việt Nam: ‘Một chế độ man rợ đã chiến thắng một nền văn minh’Kẻ chiến thắng muốn chứng tỏ chúng có chính nghĩa thì chúng phải ra sức mạ lỵ người lãnh đạo nền văn minh để cho người đi tìm tự do như chúng ta trở thành tha phương cầu thực, giá áo túi cơm, chứ không phải là người tị nạn chính trị. Đó là âm mưu tiêu diệt khát vọng giành lại giang sơn của những người tha thiết muốn phục hồi nền văn minh.
Vì vậy, kẻ thù của chúng ta phải mua chuộc, phủ dụ kẻ háo danh nuôi giấc mơ “Sinh vi Tướng, tử vi Thần”để viết hồi ký lăng mạ Tổng thống Ngô Đình Diệm là đương nhiên. Tôi là người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hãnh diện binh nghiệp của mình và có lòng tự trọng, nếu im lặng trước âm mưu thâm độc của kẻ thù ra sức vu khống những điều xấu xa cho nhà sáng lập nền Cộng Hòa thì hóa ra tôi là kẻ phản bội chính tôi.
Không! Tôi không phải là kẻ hoài Ngô! Tôi là người lính tuy không còn khí giới, nhưng còn ý chí gìn giữ giá trị của nền văn minh, nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa.
Đức Tin đó không có thế lực nào lay chuyển được tôi”.

Kính thưa Tổng thống Ngô Đình Diệm,
Con quan niệm rằng cuộc chiến đấu giữa Quốc Gia và Cộng Sản là cuộc chiến đấu giữa Sự Thật và Sự Dối Trá; giữa Lương Tri và Bất Nhân. Nếu Ngài là Phật tử thì cái bọn quỷ sứ giả danh Thầy Chùa vẫn triệt hạ Ngài một cách tàn bạo tương tự.
Hồi ký của Hòa thượng Tâm Châu viết nơi trang 24 của Bạch Thư, nguyên văn như sau: “Tôi về tới Việt Nam Quốc Tự, bước chân vào cửa văn phòng Viện trưởng Viện Hóa Đạo của tôi thì có một biểu ngữ nền vàng chữ đỏ ghi: MUỐN QUẦN CHÚNG TUÂN THEO KỶ LUẬT THÌ PHẢI THEO QUẦN CHÚNG. Tôi vào tới bàn giấy của tôi thì có một đĩa máu, một con dao và một huyết thư: “YÊU CẦU CÁC THƯỢNG TỌA TRONG VIỆN HÓA ĐẠO, KHÔNG ĐƯỢC THEO THƯỢNG TỌA TÂM CHÂU”. Tôi định lên chánh điện Việt Nam Quốc Tự lễ Phật, tại đây có mấy vị tăng thanh niên không cho tôi vào chánh điện và hăm dọa, ai muốn vào chùa hãy bước qua xác chết của họ”.
Trong cuốn Bạch thư đó Ngài Tâm Châu khẳng định Trí Quang là cán bộ cộng sản nằm vùng. (Bây giờ ông Tiến sĩ(!) Trần Kiêm Đoàn và một số trí thức(!) Phật giáo viết sách “Hòa thượng Trí Quang Trong Cõi Ta Bà” để bào chữa cho quỷ sứ.
Bất cứ cá nhân nào, tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa Quốc Gia, núp dưới biểu tượng thiêng liêng “Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” mà làm điều gian trá, bịp bợm thì con càng chống quyết liệt hơn. Bởi vì cá nhân đó, tổ chức đó nguy hiểm hơn, độc hại hơn Việt Cộng.
Đảng Việt Tân thoát thai từ cái Mặt Trận của một viên Tướng Việt Nam Cộng Hòa nhân danh chiêu bài Kháng Chiến Phục Quốc, nhưng thực chất là một cuộc lừa đảo vĩ đại. Những nhà truyền thông đã bị chúng giết chết mà tất cả những cơ quan truyền thông mệnh danh Quốc gia đều im lặng. Đó là một vết dơ trong lịch sử đi tìm tự do của người chống chế độ lưu manh, tàn ác đang thống trị quê hương Việt Nam.
Việt Cộng hay Việt Tân đều tồi bại hơn tất cả những đảng cướp trong nhân loại. Bởi vì đảng cướp không nhân danh lý tưởng cao đẹp để đi ăn cướp! Do tính chất lừa đảo, bịp bợm giống nhau, ắt Việt Cộng và Việt Tân phải cấu kết lẫn nhau để làm ô danh dân tộc.
Thanh niên luôn luôn là rường cột nước nhà. Nhưng thanh niên Việt Nam ở Hải ngoại được uốn nắn thành người không coi sự Chống Cộng (tức là chống sự dối trá, tàn ác, bất nhân) là quan trọng (như lời tuyên bố của luật sư Trần Kiều Ngọc) hoặc thành người (như Nancy Nguyễn) coi khinh người tị nạn cộng sản là bọn di dân như một lũ tha phương cầu thực, giá áo túi cơm. Tức là hạng người chỉ biết thỏa mãn “tứ khoái” ở đời; chứ không còn có lý tưởng phục hồi nền văn hóa của Tổ Tiên nữa.
Nhận thấy đảng Việt Tân đã im lặng trước hai hiện tượng nêu trên, thì con nghĩ rằng Việt Tân là đảng có chủ trương thuận theo đường lối của Việt Cộng muốn xóa nhòa tội ác cộng sản. Bởi vì im lặng trước vấn đề thiết yếu như vậy, tức là đồng lõa.
Việt Cộng đã và đang làm nhục nòi giống: Đẩy đàn ông ra nước ngoài đi làm nô lệ lao động; đẩy phụ nữ ra nước ngoài làm gái làng chơi. Thế mà chủ trương chỉ Chống Cái Ác để làm hài lòng Việt Cộng thì con không thể nào chấp nhận được.
Cho nên, vừa rồi con đã đem mạng sống của con ra để thách thức đảng Việt Tân, bởi vì tuy tuổi tác đã cao, nhưng con không thể nào sống vất vưởng qua ngày đoạn tháng để chờ qua đời. Con cương quyết dùng những ngày sống còn lại của một chiến sĩ VNCH tiếp tục tranh đấu cho lý tưởng dân tộc.

Kính thưa Tổng thống Ngô Đình Diệm,
Xin Ngài hãy tin tưởng rằng dù con đơn thương độc mã trong cuộc chiến đấu vừa Chống Cộng (Việt Cộng), vừa chiến đấu Chống Cái Ác (Việt Tân), nhưng con sẽ không sờn lòng, để Ngài tin rằng Đất Nước Việt Nam vẫn còn có nhiều người nối chí Ngài sẽ bước ra khỏi khối đa số thầm lặng.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước vong hồn Tổng thống, người khai sinh ra nền Cộng Hòa Việt Nam. Con viết bài này nhân dịp lễ tưởng niệm ngày Ngài lìa thế gian để thưa với Ngài con không chỉ tưởng nhớ suông, mà con hành động.
Bằng Phong Đặng văn Âu.
Địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Điện thoại: 714 – 276 – 5600



Thư gửi anh Hoàng Cơ Định

Bằng Phong Đặng văn Âu

Thưa anh Hoàng Cơ Định,
Nhân danh một người lính VNCH may mắn còn sống sót trong cuộc chiến kinh hồn vừa qua, tôi viết thư này bằng tấm lòng ngay thẳng, cương trực trong tinh thần trách nhiệm gửi đến anh vì sự tồn vong của nòi giống Việt.
Anh hãy hành xử như một người có bằng cấp Tiến sĩ, xuất thân từ một gia đình khoa bảng biết trọng danh dự, trả lời những câu hỏi của tôi.
Bởi vì tôi coi việc Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh đánh lừa NIỀM TIN của đồng bào vào công cuộc giải phóng dân tộc là trọng tội. Riêng anh, sau khi Phó Đề độc Hoàng Cơ Minh đã chết ở vùng biên giới Thái - Lào mà anh lại dùng số tiền bất chính để làm mưa làm gió Cộng Đồng.
Hai anh em nhà Hoàng Cơ của anh cùng mang thân phận là người tị nạn cộng sản như tôi, lại thông đồng với một tên cháu của Tổng Bí Thư Việt Cộng để bắt buộc một người lính tác chiến như tôi phải im tiếng là một sự phi lý từ hàng chục năm qua. Anh đừng tưởng sống tại Hoa Kỳ mà cứ mãi có thể sử dụng luật rừng xanh. Vậy bức thư này là một lời tuyên chiến với anh cùng con cháu của anh. Tôi sẽ nhờ các diễn đàn, các chiến hữu, bằng hữu của tôi phổ biến khắp hoàn cầu để anh phải trả lời với 90 triệu đồng bào từ trong nước ra hải ngoại.

 

HOÀNG CƠ ĐỊNH - ANH LÀ AI?

Bằng Phong Đặng văn Âu

Thành Phố Westminster, Quận Cam, Thủ đô Người Việt Tị Nạn Cộng Sản,
Ngày Chúa Nhật, 29 tháng 10 năm 2017
Thưa anh Hoàng Cơ Định,
Tôi không cần tự giới thiệu với anh, tôi là ai. Bởi vì Mặt Trận đã từng cho người gọi điện thoại dọa giết tôi, khủng bố tinh thần vợ con tôi, khi tôi đăng bài “Vàng Rơi Không Tiếc” của nhà văn Không Quân Đào Vũ Anh Hùng trên giai phẩm Lý Tưởng, yêu cầu Nguyễn Kim Huờn cho biết sự thật về câu tuyên bố “10 ngàn quân” của Tướng Hoàng Cơ Minh. Anh Trần văn Nghiêm, nguyên Phi đoàn trưởng Phi đoàn 516, người hùng Bắc Phạt – Hội trưởng Không Quân Houston lúc bấy giờ – cũng bị Mặt Trận gọi điện thoại hăm dọa đến nỗi ông phải phát khóc trong buổi họp đông đảo anh em, vì tức tối.
Trước năm 1975, tôi không hề biết trong Hải Quân VNCH có ông Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh. Vào giữa năm 1977, tôi dùng phương pháp dây chuyền, người này mời người kia, để có một số nhân vật tị nạn tên tuổi, đến nhà tôi bàn bạc việc thành lập Ủy ban Đấu tranh Nhân quyền cho Việt Nam.
·Thành phần tôn giáo tham dự gồm có: Thượng tọa Giác Đức và linh mục Trần Duy Nhất.
·Thành phần chính trị tham dự gồm có: Quý ông Chủ tịch Đảng Đại Việt Cách Mạng Hà Thúc Ký, Nghị sĩ Đoàn văn Cầu, Dân biểu Nguyễn văn Kim, Tổng trưởng Châu Kim Nhân, Cụ bà Đức Thụ (đồng chí cách mạng với bà Cả Tề), bà Lê thị Anh (đại diện Hòa Hảo), Đổng lý Chử Ngọc Liễn (thân sinh nhà báo Chử bá Anh), Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Luật sư Đỗ Đức Hậu, Luật sư Lê Chí Thảo, Sinh viên tranh đấu Ngô Vương Toại.
Thành phần quân đội tham dự gồm có: Trung tướng Phạm Quốc Thuần, Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, Đại táNguyễn Hợp Đoàn (Tỉnh trưởng Đà Lạt), Trung tá TQLC Nguyễn văn Phán và tôi (Thiếu tá Không Quân VNCH).
Ở thời điểm mới bước chân vào đời tị nạn, mà có cuộc họp với thành phần tên tuổi tham dự không phải là chuyện dễ dàng. Tôi điều hợp buổi họp trôi chảy, được Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh đánh giá cao. Ông nói: “Tôi tưởng cậu chỉ biết lái máy bay thôi!”
Tôi đề nghị giáo sư Nguyễn Ngọc Bích làm Chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền,được mọi người chấp nhận. Còn tôi không giữ một chức vụ gì để khỏi mang tiếng có ý đồ thành lập tổ chức nhằm dương danh cá nhân mình.
Chúng tôi đã tổ chức hai cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc tại Hoa Thịnh Đốn và hai cuộc biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước. Lần nào cũng trình thỉnh nguyện thư. Nhưng Hoa Kỳ và Thế giới muốn đóng hồ sơ Việt Nam, nên việc làm của chúng tôi chẳng có kết quả gì đáng kể.
Phó Đề đốc HCM đề nghị với tôi rằng chúng ta phải tiến tới thành lập một tổ chức Cách Mạng Bạo Lực để lật đổ bạo quyền Việt Cộng chứ đấu tranh Nhân Quyền chẳng ăn thua gì. Tôi đồng ý. Từ đó ông Minh đến nhà tôi thường xuyên, đôi khi phải ăn mì gói thay cơm. Thấy ông Minh làm nghề thợ sơn vất vả, lấm lem, tôi đề nghị ông nên bắt chước Phó Đề đốc Đinh Mạnh Hùng xin làm cho Xerox khỏe khoắn hơn.
Tướng Minh cười: “Cậu không biết Hitler chỉ là anh thợ sơn mà trở thành nhân vật lịch sử thế giới à?”. Tôi không cãi ông Minh. Hitler không hề làm thợ sơn, mà là thợ vẽ (peintre), thi vào trường mỹ thuật không đỗ, bèn dấn thân vào trường tranh đấu, viết cuốn “Mein Kampf”(Cuộc đời tranh đấu của tôi). Tôi đánh giá sự hiểu biết của Tướng Minh thông qua truyền khẩu “nghe hơi nồi chõ”; chứ không qua đọc sách chính văn.
Qua câu trả lời của Tướng Minh, tôi biết ông là người có tham vọng lớn, muốn làm lãnh tụ như Hitler. Nghe nói ông từng là sĩ quan Chiến tranh Chính trị bên Hải Quân, nhưng tôi xem ra ông ít am hiểu về chính trị. Nhất là nguyên tắc xây dựng tổ chức cách mạng lật đổ.
Sau nhiều tháng trời, tranh luận nhiều đêm dằng dai không đi đến đâu, tôi thẳng thừng nói: “Anh muốn làm cách mạng theo kiểu ‘mỳ ăn liền’ thì kệ anh,nhưng tôi bảo đảm trước sau gì, anh cũng trở thành thảo khấu”. Ông giận tôi, bỏ ra về giữa đêm khuya.
Từ đó ông Hoàng Cơ Minh và tôi chia tay nhau. Nhưng tôi vẫn theo dõi việc làm của ông: Như là “cướp” Lực lượng Cờ Vàng của Trung tá Lục Phương Ninh, nhận đề nghị của ông Richard Armitage đi tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích vùng Thái – Lào, lên đường về Thái Lan lập chiến khu … Ông Nguyễn Thanh Hoàng, tức là ký giả Hồ Anh, Chủ nhiệm tờ Văn Nghệ Tiền Phong ủng hộ Tướng Minh hết lòng. Ông Hoàng Xuyên được ông Hồ Anh bỏ tiền, gửi đi theo đoàn để làm phóng sự. Trong đoàn còn có Đại tá Nguyễn Hữu Duệ – Cựu Tỉnh trưởng Thừa Thiên – tháp tùng như một quan sát viên.
Đại tá Nguyễn Hữu Duệ cho tôi biết phóng sự của ký giả Hoàng Xuyên là hư cấu. Vụ chiếu phim trên đài CBS được đạo diễn và dàn cảnh vụng về. Tôi cảnh báo cho ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng biết việc kháng chiến của Hoàng Cơ Minh là bịp, nhưng ông Hồ Anh cho rằng tôi là người của đảng Đại Việt, nên chống phá việc làm của người khác. Tôi giận ông Hồ Anh vì ông ta coi tôi là người đố kỵ, xấu xa. Tôi nói sự thật để ông Hồ Anh tránh a tòng theo sự giảo hoạt của ông Minh. Cho đến khi nội vụ bịp bợm của Mặt Trận vỡ ra thì ông Hồ Anh mới đi tìm tôi và đích thân xin lỗi tôi.
Nghị sĩ Nguyễn văn Chức cũng xin lỗi tôi, vì khi tôi nói cho ông Chức biết chuyện làm kháng chiến của Hoàng Cơ Minh là bịp bợm, thì ông Chức cũng bảo tôi nói xấu Mặt Trận. Ngay cả Đại tá KQ Vũ Thượng Văn – cấp chỉ huy cũ của tôi – cũng giận, vì tôi nói Mặt Trận HCM là bịp. Nhà báo Cao Thế Dung, không những giận tôi, mà còn viết báo “dũa” tôi. Anh Dung, anh Chức từng là “chiến hữu” trong Mặt Trận HCM, rồi về sau hai anh giả bút hiệu viết bài mạt sát Hoàng Cơ Minh rất dữ dội. Tôi chưa bao giờ mạt sát anh Hoàng Cơ Minh, mặc dầu biết anh làm chuyện tồi bại.
Tôi không hề là đoàn viên của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Nhưng có đứa trong Mặt Trận vu cho tôi bị Mặt Trận khai trừ, rồi ra viết báo công kích Mặt Trận. Tôi khinh thủ đoạn hạ cấp của đứa vu cáo, nhằm mục đích hạ uy tín tôi, nên tôi không thèm trả lời.
Hai anh Nguyễn văn Chức và Cao Thế Dung – hai nhân vật viết báo tên tuổi – không dùng tên thật của mình để lên án anh Hoàng Cơ Minh, khiến cho bài viết mất đi giá trị khả tín. Riêng tôi, tuy là một ngòi bút vô danh, nhưng khi viết bài nghị luận thì tôi luôn luôn dùng tên thật để chứng tỏ mình là người tự trọng và để phản ảnh bản chất Người Lính VNCH: Trách Nhiệm! Do đó, tôi được nhiều nhân vật danh tiếng tiếp xúc.
– Giáo sư Vũ Qúy Kỳ, người sáng lập Hội Chuyên Gia của Việt Tân, đọc những bài viết của tôi trên mạng, nhìn nhận tôi là người viết thẳng thắn, nghiêm túc. Ông gửi email tán thưởng, tôi đáp lại lời cảm ơn. Hai vợ chồng Giáo sư Vũ Qúi Kỳ từ thành phố Atlanta, Georgia, bay sang Quận Cam mời tôi đi ăn phở. Chúng tôi thảo luận với nhau rất hài hòa về nhiều vấn đề thời sự Hoa Kỳ và Cộng Đồng Việt Nam. Tôi nói với giáo sư Vũ Qúy Kỳ rằng Việt Tân rất tai hại, vì họ bây giờ trở thành công cụ của Việt Cộng.
– Tiến sĩ Đỗ Khánh Hoan, giáo sư Đại học Văn Khoa Sài Gòn trước 1975, người chuyển ngữ những tác phẩm văn chương, triết học của các tác giả lừng danh trên thế giới sang Việt ngữ, cũng liên lạc với tôi qua email, điện thoại. Khi về Little Sàigòn ra mắt sách, Tiến sĩ Đỗ Khánh Hoan ký sách tặng tôi với lời lẽ rất ưu ái.
– Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà tranh đấu nhân quyền, ở trong nước cũng viết email cho tôi: “Bên này, chúng tôi thường đem bài viết của BằngPhong ra thảo luận. Chúng tôi đồng ý 95% luận điểm của Bằng Phong. Chỉcó điều duy nhất chúng tôi không đồng ý với Bằng Phong kêu gọi bạo lực. Chúng tôi chủ trương tranh đấu ôn hòa”.
Tôi đáp lại thư của Tiến sĩ Nguyễn Quang A như sau: “Đảng Cộng Sản bán nước Việt Nam, làm nhục dân tộc Việt Nam bằng mọi giá. Chưa bao giờ họ làm bất cứ một điều gì vì nước vì dân. Những ý kiến xây dựng của trí thức đóng góp, những than khóc của dân oan không làm lay chuyển lương tâm đám lãnh đạo cộng sản. Vậy toàn dân phải noi gương Đặng Ngọc Viết, Đoàn văn Vươn thì mới cứu được nước thôi!”.
(Ghi chú: Đặng Ngọc Viết, Đoàn văn Vươn bị bọn Công An Việt Cộng cưỡng chiếm đất đai, đã dùng vũ khí tự chế bắn bọn Công An).
– Tiến sĩ Hà Sĩ Phu viết email khuyên tôi nên “dịu giọng” (tone down) cách hành văn thì dễ thuyết phục các nhà “cách mạng lão thành” đứng về phía mình hơn. Tôi đáp: “Họ là bậc lão thành, đâu phải là thanh niên mới lớn mà tôi phải dùng lời nhẹ nhàng khuyên bảo? Họ phải tỏ ra có trách nhiệm với Non Sông chứ!”
– Khi được tin ông Đặng Xương Hùng – Lãnh sự VC tại Genève, Thụy sĩ – từ chức và tuyên bố ly khai đảng Cộng sản, tôi viết bài “Hãy Trở Về Với Dân Tộc” để kêu gọi tất cả Đại sứ, Lãnh sự, nhân viên Ngoại giao và Tình báo Việt Cộng trên khắp thế giới nên noi gương Đặng Xương Hùng. Đó là cách cứu dân tộc ta thoát ách đô hộ Trung Cộng. Chính Anh – Hoàng Cơ Định – là người viết email khen ngợi bài viết của tôi có tính thuyết phục rất cao.
Thưa anh Hoàng Cơ Định,
Tôi nêu lên những nhân vật trí thức, danh tiếng từ trong nước ra hải ngoại, kể cả anh nữa, tiếp xúc với tôi bằng lời lẽ đầy thiện cảm, lịch sự, chẳng phải tự đề cao hoặc tự đánh bóng. Điều tôi muốn nhắn với mọi người rằng dù đồng ý hay bất đồng cũng phải tôn trọng lẫn nhau. Nếu tôi không phải là người viết có nhân cách, có trách nhiệm thì không bao giờ những nhân vật nêu trên tìm cách liên lạc với tôi.
Thành phần chủ lực của cuộc tranh đấu xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản phải là những người có trí tuệ để nhận thức đúng, có văn hóa để xây dựng nền dân chủ, văn minh. Đất nước Việt Nam không cần những thành phần bịp bợm (treo đầu heo bán thịt chó), vô giáo dục, đầu đường xó chợ,đầu trâu mặt ngựa. Bọn này chỉ làm ô danh nòi giống ta mà thôi! Nên nhớ, có nhiều dân tộc khác trên thế giới đọc và hiểu tiếng Việt! Khi họ đọc thấy những lời tục tĩu, mất dạy của bọn đầu đường xó chợ, họ sẽ đánh giá trình độ văn hóa, văn minh của dân tộc ta. Việt Cộng bêu xấu dân tộc ta đã quá đủ rồi!
Nhà báo Bùi Tín viết bài mắng tôi là người xấc xược, hỗn láo, vô lễ đối với bậc trưởng thượng và thường dùng chữ NGU đối với người khác quan điểm.
Bùi Tín đã bóp méo sự thật. Chữ NGU tôi chỉ dùng khi sự điêu ngoa, man rợ của Việt Cộng hay Việt Tân đã quá rõ ràng mà kẻ ngoan cố cứ bào chữa cho bằng được.
– Khi đọc lời tuyên bố của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện “Vô sản không đáng sợ bằng vô học”, tôi gọi điện thoại về nước để tranh luận với ông. Tôi hỏi: “Tại sao anh đi theo cộng sản, khi cái chế độ đó chủ trương tiêu diệt trí thức? Tại sao anh đi theo cộng sản, khi thân sinh anh – Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm – là một nhà nho đôn hậu, yêu nước mà bị cộng sản đấu tố cho đến chết?”. Bác sĩ Viện đáp: “Tại vì mình ngây thơ. Tại vì mình quá khao khát độc lập, tự do”. Tôi nói: “Anh không ngây thơ!”.Bác sĩ Viện cứ lặp đi lặp lại nhiều lần “anh ngây thơ”. Tôi bực quá, bèn nói: “Anh Viện à. Anh không ngây thơ, mà anh NGU”. Tôi giải thích:“Hồ Chí Minh đưa tay tuyên thệ trung thành với Xô Viết, chấp nhận làm đàn em Xô Viết thì làm sao Việt Nam mình có độc lập? Nền chính trị Xô Viết là chuyên chính, còn tệ hại hơn cả độc tài, Hồ Chí Minh cũng rập khuôn nền chuyên chính của Xô Viết, thì làm sao mình có tự do?
– Học giả Phạm Quỳnh bị Hồ Chí Minh sai bộ hạ giết chết, nhạc sĩ Phạm Tuyên – con trai ông Phạm Quỳnh – làm bài hát “Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng” thì tôi bảo ông nhạc sĩ là NGU, là bất hiếu thì không đúng hay sao?
– Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – Cựu Đại sứ Việt Cộng – lên án bọn lãnh đạo Việt Cộng hậu sinh như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết tha hóa làm mất niềm tin của cán bộ, đồng bào. Ông ca ngợi cộng sản thời đại Hồ Chí Minh được dân thương, dân tin tưởng, dân kính trọng. Tôi viết bài phản bác, cụ Vĩnh đã ngót 100 tuổi mà nói lời điêu ngoa trắng trợn. Bởi vì Hồ Chí Minh chưa bao giờ tổ chức bầu cử thì làm sao biết dân tin tưởng? Hồ Chí Minh diệt quyền tự do ngôn luận, làm sao biết dân thương, ghét? Năm 1954, gần 1 triệu người dân Miền Bắc lìa bỏ cửa nhà, mồ mả tổ tiên để bồng bế nhau di cư vào Nam, mà bảo là dân thương là nói dối. Tôi bảo nói như thế là NGU!
Trong bài viết phản bác sự cáo buộc của Bùi Tín, tôi chứng minh tôi không vô lễ, hỗn láo với bậc trưởng thượng. Tôi chê các “lão thành cách mạng” chỉ suốt ngày vỗ ngực tự hào về thành tích đánh Pháp, đuổi Mỹ và ngồi nhà viết kiến nghị là NGU. Bởi vì hình thức viết kiến nghị là nhìn nhận tính chính thống (legitimacy) của bọn cầm quyền. Hồ Chí Minh tuyên bố “cướp chính quyền” năm 1945 thì làm gì có sự chính thống?
Tôi bảo rằng người hỗn láo, vô lễ với bậc trưởng thượng chính là cụ Bùi Bằng Đoàn, thân sinh của Bùi Tín kia kìa. Khi viên Chánh án Thực dân Pháp hỏi tên cụ Phan Bội Châu “Comment t’appelles-tu?” mà cụ Bùi Bằng Đoàn dịch sang tiếng Việt “Mày tên là gì?” đối với nhà cách mạng khả kính của dân tộc là không chấp nhận được!
Tôi đã phân tích từng điểm một trong bài Bùi Tín nặng lời tố giác tôi bằng một bài trả lời hết sức nhã nhặn, lịch sự với những lý lẽ không thể chối cãi, khiến ông Bùi Tín viết cho tôi một email với chủ đề(subject): “Thư Riêng, xin không phổ biến”. Bằng giọng điệu hòa giải, Bùi Tín viết: “Hai gia đình họ Đặng họ Bùi là chỗ thân tình với nhau,các Cụ cùng làm quan ở Huế, nên các con cháu coi nhau như bạn bè, như anh em”. Đó là chiến thuật cộng sản: Khi không thể đánh bại đối phương thì dở trò đàm phán!
Trong buổi ra mắt sách của nhà xuất bản “Tiếng Quê Hương” vào Tháng 4 năm 2017 do nhà báo Trần Phong Vũ tổ chức, tôi gặp Bùi Tín lần đầu. Dù không có trong chương trình, nhưng MC Đinh Quang Anh Thái vẫn giới thiệu Bùi Tín lên đọc bài thơ “Đất Nước Minh Ngộ Quá Phải Không Anh?” của cô giáo Trần thị Lam ở Hà Tĩnh. Bùi Tín đổi chữ NGỘ của nhà thơ bằng chữ KỲ, tôi nhận thấy Bùi Tín không tôn trọng tác giả, nên yêu cầu MC Anh Thái lên phát biểu. Nhân dịp đó, tôi nhìn thẳng vào mặt Bùi Tín và nói: “Thưa anh Bùi Tín, tôi là Bằng Phong Đặng văn Âu đây. Người mà anh đã mạt sát tôi bằng lời lẽ nặng nề đây! Và tôi đã trả lời anh một cách hòa nhã, lịch sự. Anh có biết tại sao tôi hòa nhã, lịch sự với anh không? Tại vì tôi muốn chứng tỏ với độc giả trong nước và ngoài nước thấy được cung cách có văn hóa của Người Lính VNCH hơn hẳn anh ‘bộ đội cụ Hồ’, anh hiểu không?” Bà Đỗ thị Thuấn từng công kích tôi hết sức nặng lời, đang quay phim buổi đó, đã vỗ tay hoan nghênh tôi một cách nhiệt liệt.
Tôi kể anh Hoàng Cơ Định mẩu chuyện nhỏ này để anh hiểu rằng dù thua trận, lâm vào cảnh nước mất nhà tan, nhưng trót mang danh người chiếnsĩ VNCH thì phải tỏ ra có nhân cách lớn, mới được đối phương kính trọng. Dùng chiêu bài thiêng liêng, cao quý mà hành động tồi bại, lưu manh, nếu thắng trận như Việt Cộng, thì Đất Nước sẽ rơi vào tay kẻ thù và nền văn hóa dân tộc sẽ tiêu vong. Đó là lời tôi lặp đi, lặp lại nhiều lần với anh Hoàng Cơ Minh. Và nay tôi lặp lại với anh, anh Hoàng Cơ Định!
Những nhà ái quốc chống Thực dân Pháp, chống Cộng Sản như Trương Tử Anh, Lý Đông A, Khái Hưng chết mất xác mà thủ phạm không phải do Pháp, ắt phải do Việt Cộng, dù không có bằng chứng. Nếu Việt Cộng không giết, chúng nó phải kết án bọn giết người sát hại các nhà ái quốc cùng có chủ trương chống Pháp giành độc lập.
Không ai có chứng cớ bà Nguyễn thị Năm (tức là bá Cát Hanh Long) bị cộng sản giết, nhưng không có nghĩa là cộng sản vô tội. Bởi vì cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra. Trần Đỉnh là chứng nhân trong cuộc đấu tố, đã thấy Hồ Chí Minh mang túi vải bao râu và Trường Chinh mang kính đen giấu mặt.
Ký giả Đạm Phong, Lê Triết bị giết vì phanh phui sự bịp bợm của Kháng Chiến HCM, dù không có bằng chứng, người ta vẫn kết án tội ác của băng đảng HCM, bởi vì Mặt Trận tới bây giờ vẫn không lên án bọn giết mướn sát hại nhà báo không vũ khí.
Tôi không kết án, nhưng tôi đã viết bài đặt câu hỏi “Anh Là Ai?” cho Nguyễn Xuân Nghĩa. Nghĩa không trả lời vì không thể. Bây giờ tôi hỏi anh:
– Nguyễn Xuân Nghĩa là cháu ruột Mười Cúc Nguyễn văn Linh – Tổng Bí thư Đảng Việt Cộng – ở lại Việt Nam, làm việc cho Việt Cộng trong 5 năm, rồi được sang Pháp bằng đường chính thức. Tốt nghiệp bằng Cao Đẳng Thương Mại (HEC) của Pháp mà không làm việc ở Pháp. Sang Hoa Kỳ, Nghĩa được kết nạp ngay vào Mặt Trận HCM với chức vụ Tổng Tuyên Huấn (bộ óc của Mặt Trận). Cụ Phạm Ngọc Lũy khám phá Nghĩa thường viết thư nặc danh nhằm phân hóa nội bộ, đòi đưa Nghĩa ra luận tội. Tại sao anh Hoàng Cơ Định bao che cho Nguyễn Xuân Nghĩa? Phải chăng anh đã ngầm hoạt động cho Việt Cộng với Nguyễn Xuân Nghĩa khi cùng học ở Paris?
– Có phải anh âm mưu cùng Nguyễn Xuân Nghĩa đẩy Hoàng Cơ Minh vào chỗ chết để cưỡng đoạt số tiền 20 triệu đô-la ăn cướp của dân bằng tuyên truyền bịp bợm? Bởi vì không khi nào đoàn quân đi vào đất địch mà công khai giống như đi du ngoạn.
– Tại sao sau khi anh Hoàng Cơ Minh đã chết ở vùng biên giới Thái –Lào vào năm 1987, anh âm mưu cùng Nguyễn Xuân Nghĩa – cháu ruột MườiCúc, Tổng Bí thư Việt Cộng – giấu nhẹm chuyện này đến 14 năm sau mới công bố? Anh đã nhận chỉ thị của VC trong nước hay của Nguyễn Xuân Nghĩa để làm chuyện trái đạo lý này?
– Tài liệu “Đảng Chế – Đảng Quy” của Việt Tân (đính kèm trong attachfile) hoàn toàn giống Việt Cộng, từ ngôn ngữ đến cơ chế là do Việt Cộng hay Nguyễn Xuân Nghĩa biên soạn? Bởi vì ngoài Nguyễn Xuân Nghĩa ra, các thành phần gọi là lãnh đạo Việt Tân, tôi nhận thấy không ai đủ trình độ, khả năng viết ra tài liệu đó.
– Tại sao đảng Việt Tân hoạt động rập khuôn theo Việt Cộng? Gieo rắc sự sợ hãi bằng khủng bố. Khi không thể giết người thì quay sang dùng bọn đầu trâu mặt ngựa, bọn đầu đường xó chợ thi hành “characterassassination” để bôi nhọ, làm mất uy tín bất cứ ai dám lên tiếng vạch trần âm mưu đen tối của Việt Tân?
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) – nhà tranh đấu ở Nha Trang – cho tôi biết bà được Việt Tân “gạ” tham gia vào tổ chức. Bà từ chối, liền bị Việt Tân vu cho bà là Công An Việt Cộng.
Khám phá hành động tồi bại của Việt Tân, bà Trần Khải Thanh Thủy – một đảng viên tân tòng của Việt Tân – đặt tên cho Việt Tân thành Việt Tanh (hôi như cá ươn), bà liền bị bọn đầu trâu mặt ngựa Việt Tân dùng lời lẽ hạ cấp bôi nhọ rất bẩn thỉu.
Nhà thơ Ngô Minh Hằng được bà Trần Diệu Chân (vợ Lý Thái Hùng) “gạ” làm thơ tưởng niệm Hoàng Cơ Minh, bà từ chối. Lập tức bọn đầu trâu mặt ngựa lên mạng để chửi rủa bà Ngô Minh Hằng suốt nhiều năm, bằng lời lẽ hết sức hạ cấp!
Bác sĩ Trần văn Tích ở Đức từng khen Việt Tân giúp ông cờ quạt, hệ thống âm thanh trong các cuộc biểu tình Chống Cộng. Sau khi biểu tình về, được đoàn viên Việt Tân dọn thức ăn nóng cho ăn đỡ đói lòng. Tôi viết bài cảnh giác ông bác sĩ đừng ngây thơ trước những trò “tử tế bịp” mà bị rơi vào tròng chúng nó. Nhân vụ luật sư Trần Kiều Ngọc tuyên bố “Tôi không chống Cộng”. Ông chỉ “nhỏ nhẹ” viết đôi lời khuyên nhủ bà luật sư Trần Kiều Ngọc, liền bị bọn đầu trâu mặt ngựa, lâu la của anh sủa om sòm.
Chính sách “vắt chanh bỏ vỏ” của Việt Cộng không bao giờ thay đổi. Võ Nguyên Giáp là một trong những người khai sinh đảng CSVN, làm tới chức Tổng Tư lệnh Quân Đội Nhân Dân, nhưng khi bị thất sủng là bị đuổi về làm công tác cai đẻ cho nhục chơi. Tướng Trần Độ cũng là công thần của CSVN, nhưng khi ông có ý kiến cải cách chế độ thì khi chết không ai được phép ghi hàng chữ phúng điếu “Vô Cùng Thương Tiếc”.
Việt Tân cũng vậy, bác sĩ Trần văn Tích từng tuyên dương Việt Tân,nhưng chỉ cần viết bài khuyên nhủ bà Trần Kiều Ngọc, thì Việt Tân dùng bọn “cặn bã xã hội” tấn công bác sĩ Trần văn Tích ngay.
Ngoài ra, có một điểm tương đồng quan trọng rất rõ rệt giữa Việt Cộng và Việt Tân, là thành phần lãnh đạo Việt Cộng và Việt Tân đều cực kỳ ngu dốt như nhau.
– Hồ Chí Minh (viết tắt HCM) lập ra Đảng CSVN nhằm mục đích bán nước cho Trung Cộng: Chủ tịch Nước lấy tư tưởng Mao Trạch Đông để trị nước. Tiêu diệt thành phần trí thức (bộ óc dân tộc), dùng bạo lực cưỡng bức người dân thành súc vật (có đầu không được phép nghĩ, có miệng không được phép nói, cho ăn mới được phép ăn). Trật tự xã hội và đạo lý cũng bị tiêu diệt (ép buộc cha, mẹ, vợ, chồng, con cái đấu tố nhau). Không một tên lãnh đạo nào còn có sợi dây thần kinh biết xấu hổ. Bây giờ xúc tiến thành lập Viện Đạo Đức càng chứng tỏ sự ngu dốt hơn. Tiến sĩ triết học Karl Marx – Lénine thì đông, nhưng không có tên nào dám nhận lời thách thức tranh luận công khai với Bằng Phong Đặng văn Âu.
– Hoàng Cơ Minh (viết tắt HCM) thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam để đánh đổ Việt Cộng, tại sao tạo cho mình hình ảnh y hệt Hồ Chí Minh (để râu, quấn khăn rằn, mặc bà-ba đen) là tên tội đồ của dân tộc. Như thế không ngu à?
– Nguyễn Xuân Nghĩa – Cháu ruột Mười Cúc Nguyễn văn Linh, Tổng Bí thư Việt Cộng – sau năm 1975, ở lại Việt Nam làm việc cho Việt Cộng suốt 5 năm, đậu bằng HEC không làm việc ở Pháp. Sang Mỹ, Nguyễn Xuân Nghĩa nhảy ngay vào Mặt Trận và được giao ngay chức Tổng Tuyên huấn mà Hoàng Cơ Minh chẳng cần sưu tra lý lịch đương sự, nhất quyết tin dùng Nghĩa làm quân sư. Như thế không ngu à?
– Ký giả Đạm Phong, Lê Triết viết bài tố giác Mặt Trận lừa đảo, ăn cắp thì thuê kẻ giết mướn sát hại đối thủ trong một quốc gia có pháp luật, tức là tự động tỏ ra mình là một đảng cướp; chứ không phải đảng giải phóng nhân dân thoát khỏi ách cộng sản man rợ. Như thế không ngu à? Chẳng qua cơ quan an ninh Mỹ không nhúng tay điều tra, vì họ cho đó là đám tị nạn hủi thanh toán lẫn nhau, không liên quan gì đến họ. Mặt Trận thử giết một người ký giả Mỹ xem. Giới truyền thông Mỹ sẽ làm ầm lên ngay; chứ đâu hèn hạ như đám truyền thông Việt Nam câm miệng hến?
– Rất nhiều người, trong đó có tôi, công khai đặt vấn đề với Việt Tân. Nguyễn Thanh Tú họp báo, đóng cọc nhiều cái vòi của băng đảng. Lãnh đạo Việt Tân không có một người ra hồn đủ khả năng phản bác. Nguyễn Xuân Nghĩa, cháu Mười Cúc, một nhân vật được đám truyền thông không có tư cách, điếu đóm xun xoe, dọa kiện ký giả AC Thompson về tội chụp mũ. AC Thompson hứa sẵn sàng ra tòa với chứng cớ. Thế là rụt vòi! Việt Tân chỉ có mỗi một anh kép hát Nam Lộc, mặt trơ trán bóng, mồm thì xoen xoét Chống Cộng, lại thông đồng làm ăn với Việt Cộng qua dịch vụ điện thoại gọi về trong nước, đứng ra bào chữa cho băng đảng một cách dốt nát. Buồn cười nhất là có một anh ra chiều thông thái, phán: “Chống Cái Ác, tức là Chống Cộng rồi! Bàn cãi làm gì cho mất công?” Thế thì cả thế giới chống Cái Ác của ISIS là họ đang Chống Cộng đấy sao? Rồi có một tên lưu manh nào đó làm trò đánh lận con đen, dùng bài viết của tôi, nhét thêm vài câu tầm bậy để đánh lừa độc giả. Thực sự,anh chỉ có một đám đầu trâu mặt ngựa, cặn bã xã hội, phun chất bẩn làm ô uế Cộng Đồng thôi. Như thế không ngu à?
Thưa anh Hoàng Cơ Định,
Nhìn vào danh sách dòng họ nhà anh, tôi thấy có nhiều tay khoa bảng nổi tiếng, như Hoàng Cơ Nghị, Hoàng Cơ Bình, Hoàng Cơ Thụy, Hoàng Cơ Lân, Hoàng Cơ Minh, Hoàng Cơ Long, Hoàng Cơ Trường, Hoàng thị Nga, Hoàng thị Châu Quy và anh. Có thể nói đó là một dòng họ khá vinh hiển. Thân phụ anh là Hội trưởng Hội Khai Trí Tiến Đức, tại sao ông không thể “khai trí” đàn con cháu đừng làm những chuyện ngu xuẩn? Tại sao lại có phần tử như dưới đây làm điếm nhục gia phong?
– Luật sự Hoàng Cơ Thụy thông đồng với tay sai Thực dân Pháp – Trần Đình Lan, Vương văn Đông – để lật đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa do Hoa Kỳ viện trợ? Trí tuệ của luật sư Hoàng Cơ Thụy để đâu, mà không nhìn thấy Hoa Kỳ đã giúp dân ta chấm dứt nền đô hộ của Thực dân Pháp suốt 80 năm? Tại sao ông Thụy không nghĩ ra được rằng Hoa Kỳ không đời nào để cho cuộc chính biến đó thành công? Giả thiết rằng cuộc lật đổ đó thành công, đưa Thực dân Pháp trở lại cai trị Việt Nam. Có phải ông Thụy sẽ làm cho dòng họ Hoàng Cơ bị ô danh muôn thuở, vì phản lại sự hy sinh của những vị anh hùng chống Thực dân Pháp từng bị rơi đầu dưới chế độ Thực dân?
– Tại sao Phó Đề đốc, một Tướng lĩnh VNCH, không biết nghe lời khuyên răn của tôi, đừng thi hành chủ trương bá đạo, đừng nóng vội làm kháng chiến “mì ăn liền” để chết thảm như một tên thảo khấu trong rừng; chứ chẳng phải là anh hùng đem thân giúp nước? Tại sao ông Hoàng Cơ Minh không nghĩ được hành động kháng chiến bịp bợm của ông là giết chết NIỀM TIN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC của những thế hệ tương lai?
– Còn anh, Hoàng Cơ Định, Tiến sĩ Hóa học, tốt nghiệp ở Paris, tại sao không lo làm ăn tử tế như Hoàng Kiều chỉ chế huyết thanh mà cũng trở thành tỷ phú, lại ôm bó bạc bất chính, lừa đồng bào để lập hàng tá cái vòi bạch tuột tiếp tục lừa đảo đồng bào? Nếu làm ăn lương thiện, thì hai vợ chồng anh đâu đến nỗi bị Cảnh sát Liên Bang còng tay vì tội trốn thuế? Tại sao anh thông đồng với Nguyễn Xuân Nghĩa – Cháu ruột Mười Cúc Nguyễn văn Linh, Tổng Bí thư Việt Cộng – để đẩy anh mình và bao nhiêu chiến sĩ ưu tú VNCH nhẹ dạ đi vào chỗ chết một cách ồn ào? Anh tưởng rằng Việt Cộng mù hay sao mà dám hô hào Đông Tiến I, Đông Tiến II, III với hy vọng Tướng Hoàng Cơ Minh sẽ bình an vô sự? Tại sao trong Tòa Án, anh nhẫn tâm không nhìn nhận tấm ảnh đăng trên báo Thái Lan là Hoàng Cơ Minh đã chết?
Anh xúi giục con cháu anh như Hoàng Tứ Duy, Đỗ Hoàng Điềm tuân theo chỉ thị của Việt Cộng để làm công tác chuẩn bị tư tưởng quần chúng hải ngoại “Không Chống Cộng” là anh dạy con cháu tiếp tục làm điếm nhục gia phong, anh biết không?
Người Quốc gia không có bằng chứng ai giết Đạm Phong, Lê Triết. Nhưng tôi tin Việt Cộng có bằng chứng. Bởi vì chúng rải tình báo hoạt động khắp nơi và đã trà trộn vào tổ chức Mặt Trận. Do đó chúng dễ dàng “blackmail” (chantage) để anh phải làm công cụ cho chúng. Giống như chúng đã làm với những chính trị gia, linh mục, thượng tọa ở Miền Nam trước năm 1975. Anh hãy nói cho đồng bào hải ngoại biết, lâu nay vì bị Việt Cộng “blackmail”, nên Việt Tân phải làm những việc như:
– Xâm nhập, vu cáo, gây chia rẽ để làm cho Cộng Đồng luôn luôn xáo trộn.
– Nơi nào Việt Tân không thể tạo ảnh hưởng thì lập ra một Cộng Đồng hai hoạt động song song.
– Vu khống, bôi bẩn một cách nhớp nhúa, tục tĩu bất cứ ai lên tiếng phản ứng hành vi bất chính của Việt Tân, để cho người có tư cách, có trách nhiệm không dám ra làm việc công cộng, vì sợ gieo tai tiếng, xấu hổ với con cháu.
– Nhờ có tiền dồi dào từ sự bịp bợm, Việt Tân mua bọn truyền thông vô tư cách làm việc cho mình. Nhờ tiền bất chính, chỉ có Việt Tân mới đủ khả năng tổ chức “Đại Hội Trẻ Thế Giới” để lôi kéo thanh niên kém hiểu biết thủ đoạn Việt Cộng sa vào bẫy bán Nước mà tưởng là yêu Nước.
Đảng CSVN do Hồ Chí Minh và đồng bọn lập ra không nhằm mục đích mang lại Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc cho đồng bào ta. Những bằng chứng quá rõ ràng cho ta thấy đảng CSVN toa rập với kẻ thù truyền kiếp để biến nước ta thành một phiên thuộc. Người Tàu đã cai trị dân ta suốt một ngàn (1000) năm, nhưng dân ta đã bao lần “châu chấu đá xe”, giành lại quyền tự chủ, nhờ ý chí quật cường và lòng yêu nước. Lần này, Mao Trạch Đông thâm hiểm hơn. Nó dùng Hồ Chí Minh biến dân ta thành súc vật, biến một tập đoàn thống trị hoàn toàn mất khả năng biết xấu hổ, biết nhục nhã để thề nguyền “Thà mất Nước, còn hơn mất Đảng”. Bề ngoài, Việt Cộng giả vờ nghiêng về phía tự do để ta tưởng chúng thực tâm hòa hợp hòa giải. Nhưng chúng lại sai Tiến sĩ(!) Tương Lai tuyên bố bỏ đảng CSVN để quay về Đảng Lao Động thời Hồ Chí Minh. Hóa ra “đi vô, đi ra, vẫn thằng cha khi nảy”.
Ở Hải ngoại, Việt Cộng ra lệnh Việt Tân sai tay chân bộ hạ tuyên bố “Chúng ta đòi lật đổ Nhà Nước Việt Nam là sai, chúng ta chỉ xin NhânQuyền thôi!”; tiếp theo: “Chúng con không Chống Cộng; chúng con chỉ chống Cái Ác và chọn con đường Nhân Bản mà đi thôi”. Vở tuồng “bài ba lá” đó chỉ có khả năng đánh lừa kẻ ngây thơ, nhẹ dạ. Đừng giở những luận điệu “Việt Cộng đâu còn nữa mà chống?” hoặc “chống Việt Cộng suốt mấy chục năm không xong, thì nay chỉ còn chống gậy, chứ chống Cộng gì nữa?”. Đó là luận điệu rẻ tiền, chỉ có đứa nào ngu hoặc đứa bán linh hồn cho Quỷ mới tin theo thôi.
Chống ngoại xâm là truyền thống bất biến của tổ tiên ta dạy dỗ con cháu. Huống chi, nòi giống Việt đang trên đà bị hủy diệt; chứ không còn là nguy cơ nữa. Một nòi giống chỉ còn, khi dân tộc đó có lòng tự trọng, có khí phách, biết nhục để vùng lên.
Anh Hoàng Cơ Định đừng tưởng dùng bọn đầu trâu mặt ngựa, bọn cặn bã xã hội phun chất bẩn vào những người yêu nước là có thể xóa cho dòng họ Hoàng Cơ cái tội làm điếm nhục gia phong. Nhiều người khinh bỉ dòng họ anh lắm đấy! Đến nỗi các đoàn viên Việt Tân cứ chối leo lẽo họ không phải Việt Tân! Anh hãy chấm dứt trả lương cho loài ký sinh đó, để Cộng Đồng sạch sẽ được không?
Anh đừng thắc mắc hỏi tôi dựa vào thế lực nào đứng đàng sau để khiến tôi viết bức thư này cho anh, như băng đảng Việt Tân thường đặt ra để gây nghi ngờ. Tôi nói cho anh biết, tôi là Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, là chiến sĩ tiền tuyến, từng vào sinh ra tử. Tôi còn sống sót trong cuộc chiến kinh hoàng vừa qua là do Thiên Chúa hay Đức Phật cho tôi sống sót, ắt hẳn các Ngài truyền lệnh cho tôi tiếp tục làm Người Lính có Khí Phách để không làm ô danh một Quân Lực bị kẻ thù gán vào cái tội “Lính Đánh Thuê”. Trước kia tôi thi hành công tác theo lệnh cấp chỉ huy. Ngày nay tôi chiến đấu chống sự bịp bợm của Việt Cộng, của Việt Tân là do mệnh lệnh của Tổ Tiên và mệnh lệnh của những vong hồn tất cả con dân Việt bị Việt Cộng giết suốt gần 90 năm qua.
Tôi tin tưởng rằng nếu anh thuê quân giết mướn hạ sát Đặng văn Âu này,thì sẽ có Đặng văn Âu khác đứng lên. Phải có NIỀM TIN sắt đá như vậy, người chiến sĩ mới không lùi bước trước tội ác của ma quỷ, anh Hoàng Cơ Định có hiểu không?
Nếu anh tin lời tôi, anh hãy khẳng khái đứng ra nhìn nhận tội lỗi của anh Hoàng Cơ Minh và của chính anh thì may ra danh giá dòng họ Hoàng Cơ được cứu vãn. Nhược bằng anh cứ loay hoay trong vũng bùn, dùng mọi cách giẫy dụa thì dòng họ Hoàng Cơ sẽ bị nguyền rủa muôn đời.
Tháng trước, tôi viết bài phê bình văn hào Nhất Linh, vì ông là nhà cách mạng văn hóa, nhà lãnh đạo đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng mà không đem sự hiểu biết của mình để dạy cho trí thức, sinh viên Miền Nam về nguy cơ mất nước. Ông lại nhàn nhã lên rừng kiếm hoa lan, là người vô trách nhiệm với tương lai dân tộc. Ông Nhất Linh còn toa rập với tay sai Thực dân Pháp lật đổ nền tự do non trẻ mới giành được độc lập. Sau khi thất bại, ông kết liễu đời ông bằng một thư tuyệt mệnh để cuộc xâm lăng của Việt Cộng có chính nghĩa.
Tôi chỉ là một sĩ quan cấp tá, không có tên tuổi giống như nhà văn Nhất Linh, nhưng tôi có thể tiên đoán âm mưu của Việt Cộng như sau: “Việt Cộng sẽ giao nước Việt Nam cho Trung Cộng vào năm 2020 theo thỏa ước Thành Đô. Chúng tự biết chúng không thể nào sống dưới ách đô hộ của Trung Cộng. Cho nên chúng dùng Việt Tân để sửa soạn bãi đáp (landing field) cho chúng tại Hải ngoại, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Trong năm 2016, chúng đã bỏ ra 3 tỉ 200 triệu đô-la để mua nhà tại Hoa Kỳ (theo tài liệu của sở địa ốc). Không rõ trong ngân hàng chúng có mấy trăm tỉ. Việt Cộng đã xuất cảng nhiều sư quốc doanh, linh mục quốc doanh để lãnh đạo tinh thần người mộ tôn giáo, mặc dầu từng bị chúng nhốt tù trong các trại tập trung. Chúng đang có chủ trương làm cho thế hệ con cháu của chiến sĩ quốc gia quên dần tội ác của chúng.
Tại sao cái đảng Việt Tân của anh lại tiếp tay cho Việt Cộng để “cải tạo” tư tưởng đồng bào Hải ngoại bằng những tuyên bố “Đòi lật đổ Nhà Nước cộng sản là sai”, “Cộng đồng không cộng sản” và “Con không Chống Cộng” để cho Cộng Đồng vốn đã chia rẽ càng thêm chia rẽ trong các cuộc tranh luận vô bổ?
Người Việt không chấp nhận sống với Việt Cộng, bỏ quê hương sang sống tại các nước tự do, cần mẫn nuôi con ăn học thành tài, với hy vọng con cái mình tiếp tục sự nghiệp diệt Cộng cứu giống nòi thì bị con cái miệt thị chúng ta là loại “Di dân tư tưởng”, tức là loại người “tha phương cầu thực”, “giá áo túi cơm” chứ chẳng có lý tưởng gì cả!
Đó là cách Việt Cộng dùng Việt Tân trồng người theo lời dạy của tên bán nước Hồ Chí Minh. Một mặt chúng đẩy người tị nạn thành loại người “giá áo túi cơm”, “tha phương cầu thực” một cách nhục nhã; một mặt chúng dùng tuổi trẻ do chúng ta nuôi nấng thành một tầng lớp vô ơn, coi khinh cha mẹ, thì sẽ coi khinh giống nòi.
Thử hỏi có nỗi đau đớn nào bằng?
Trước năm 1975, đâu có quốc gia nào trên thế giới treo tấm biển “Ăn cắp là tội đại hình” bằng chữ Việt ở các nơi buôn bán lớn? Anh Hoàng Cơ Định không thấy rằng Việt Cộng đang thừa lệnh Trung Cộng thi hành chủ trương làm nhục dân tộc Việt Nam?
Dòng họ Hoàng Cơ làm chuyện “điếm nhục gia phong” là quyền của dòng họ anh. Nhưng tại sao anh âm mưu với Việt Cộng để biến con cái do công lao chúng tôi nuôi nấng trở thành một bọn làm “điếm nhục gia phong” chúng tôi?
Tôi đích thân viết bài này hỏi anh. Nếu anh im lặng, tức anh là ma,chứ không phải người. Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Đạm Phong, gọi cái đảng của anh là “VIỆT TÂN MA” cũng đúng thôi!
Tôi biết phản ứng của anh cũng như của VIỆT TÂN MA là dùng bạo hành thủ tiêu người viết SƯ THẬT, người nói lên SỰ THẬT.
Đây là địa chỉ nhà tôi: 10200 Bolsa Ave. SPC # 89 Westminster, CA.92683.
Anh cứ sai người đến bắn. “Tôi thà chết đứng; hơn là sống quỳ.
Tôi không bao giờ sợ cái Đảng Việt Tân Ma của anh!
Giết người diệt khẩu không phải là phương cách xóa được tội lỗi của dòng họ mình đâu, anh Hoàng Cơ Định ạ! “Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”, anh Hoàng Cơ Định đừng bao giờ quên điều đó nhé!

Bằng Phong Đặng văn Âu
Email Address; This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Telephone: 714 – 276 – 5600

http://nhayduwdc.org


1/11/63

Việt Nam ra sao nếu ông Diệm vẫn còn?


Cố TT Ngô Đình Diệm.
Cố TT Ngô Đình Diệm

Thấm thoát mà đã 54 năm kể từ biến cố ngày 1-11-1963, một số Tướng Tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã làm cuộc đảo chánh quân sự và sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu, trong cương vị cố vấn chính trị. Mặc dầu lịch sử đã sang trang, song những di hại khởi đi từ biến cố này đã là một trong những nguyên nhân đưa đến thực tế tồi tệ hôm nay: Miền Nam tự do mất vào tay Việt cộng, nhân dân Việt Nam trên cả nước đã phải sống dưới ách một chế độ độc tài toàn trị cộng sản đã 42 năm qua (1975-2017) và vẫn đang phải tiếp tục sống dưới chế độ tàn hại này chưa biết đến bao giờ.
Chính vì vậy mà nhiều người, trong đó có chúng tôi tự hỏi: Nếu như ngày ấy Tổng thống Diệm không bị lật đổ và sát hại, Việt Nam có tránh được thực tế ngày càng tồi tệ như hôm nay không?
Bài viết lần lượt trình bày:

I - TỪ MỘT BIẾN CỐ LỊCH SỬ
Lịch sử ghi nhận rằng, ngày 1-11-1963, với sự gợi ý, cho phép và ngầm hỗ trợ, cam kết của chính phủ Hoa Kỳ, một nhóm Tướng Tá Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã thành công trong việc đảo chánh lật đổ và sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm, đưa đến sự cáo chung nền Đệ Nhất chế độ Việt Nam Cộng Hòa (1956-1963), khai sinh nền Đệ Nhị VNCH (1963-1975) tại Miền Nam Việt Nam. Cuộc đảo chánh quân sự này đã đưa đến cái chết bi thảm cho vị Tổng thống tiên khởi của chế độ VNCH, vốn có tiếng là thanh liêm chính trực, có đạo đức và tác phong lãnh đạo. Cùng bị sát hại với Tổng thống là bào đệ Ngô Đình Nhu, cố vấn chính trị của Tổng thống, một nhà chính trị uyên thâm, mưu lược và có viễn kiến.
Lý do mà các Tướng Tá làm đảo chánh đưa ra là vì chế độ Ngô Đình Diệm là chế độ độc tài gia đình trị, chủ trương tiêu diệt đối lập chính trị, kỳ thị và đàn áp tôn giáo; lại có âm trực tiếp thương lượng với chế độ Cộng sản Bắc Việt về một giải pháp chính trị cho Việt Nam (1), làm cho công cuộc chống cộng sản ở Miền Nam có thể bị lâm nguy. Vì vậy cần phải lật đổ chế độ Diệm để có điều kiện củng cố phát triển một chế độ dân chủ đích thực tại Miền Nam; để công cuộc chống cộng ở Miền Nam hữu hiệu và bảo đảm cho chiến thắng cuối cùng của chính nghĩa quốc gia ở Miền Nam đối với ngụy nghĩa cộng sản Bắc Việt.
Thế nhưng, thực tế những tháng năm sau đó đã cho thấy nhiều lý do ngụy tạo hay xuyên tạc (2) và các mục tiêu cuộc đảo chánh đưa ra đã không thực hiện được: Chế độ dân chủ đích thực ở Miền Nam đã không củng cố và phát triển được sau đảo chánh mà đôi lúc còn tệ hại hơn nhiều so với chế độ “Độc tài gia đình trị” trước đó; công cuộc chống cộng bảo vệ Miền Nam đã không hữu hiệu và bảo đảm hơn cho chiến thắng cuối cùng; mà đảo chánh đã mở đầu cho một giai đoạn suy thoái chính trị, suy yếu quân sự và suy đồi toàn diện ở Miền Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho đối phương CSBV thôn tính Miền Nam.

II - ĐẾN MỘT GIẢ ĐỊNH LỊCH SỬ
Đứng trước một thực trạng đất nước ngày một suy đồi toàn diện, kể từ sau ngày đảo chánh lật đổ, sát hại Tổng thống Diệm; nhất là thảm trạng ngày nay khoảng hơn 90 triệu nhân dân Việt Nam đã và đang phải sống dưới ách chế độ độc tài toàn trị Việt cộng, nhiều người đã tỏ ra nuối tiếc rằng: Nếu như ngày ấy Tổng thống Diệm không bị lật đổ và sát hại, tình hình Miền Nam Việt Nam phải khác, không thể có ngày 30-4-1975 và lịch sử Việt Nam đã biến chuyển theo một chiều hướng khác, tốt đẹp hơn cho Đất nước và Dân Tộc Việt. Vì sao?
1 - Chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam sẽ được cải thiện từng bước, ngày một vững mạnh và tồn tại cho đến hôm nay.
- Vì cái tội “Độc tài gia đình trị” nếu có thì không thể lớn hơn sự sống còn của Miền Nam VN trước hiểm họa cộng sản và hoàn toàn có thể cải sửa được bằng phương cách khác hơn. Chẳng hạn, dưới áp lực gia tăng vừa đủ của Hoa Kỳ, đồng minh, đòi hỏi chính đáng của các chính đảng quốc gia và quần chúng sẽ buộc được Tổng thống Diệm phải thay đổi, sửa chữa các nhược điểm. Người ta tin rằng, một nhà lãnh đạo tài đức với tâm địa “Tiết-Trực-Tâm Hư”, hết lòng lo cho dân cho nước như T.T. Diệm; bên cạnh lại có một cố vấn mưu lược là bào đệ Ngô Đình Nhu, và nhiều người tài đức khác trong chính quyền, sớm muộn gì các nhược điểm của cá nhân và chính quyền của TT Diệm sẽ được điều chỉnh, sửa sai.
2 - Chính trường Miền Nam sẽ dần dần ổn định, đối lập chính trị có tiếng nói, chế độ được dân chủ hóa theo một tiến trình phù hợp với tình trạng đang có chiến tranh với VC, niềm tin của dân với chính quyền và sức mạnh đoàn kết quân dân ngày một củng cố tạo thế và lực đương đầu thắng lợi với quân CSBV xâm lăng.
- Với phương thức cải sửa “Độc tài gia đình trị” ôn hòa, có thời gian và hữu hiệu, Miền Nam Việt Nam sẽ tránh được bất ổn, xáo trộn nghiêm trọng như đã xẩy ra sau đảo chánh. Các Tướng Tá quân đội thì mải mê tranh giành quyền lực, bỏ ngỏ chiến trường, nếu lúc đó quân đội Hoa Kỳ không nhẩy vào thì Miền Nam đã lâm nguy. Thêm nhiều đảng phái được thành lập không phải để tạo thế và lực mới cho mục tiêu chống cộng mà chỉ cốt để có bảng hiệu, kết bè phái tranh thầu chống cộng hoặc chia chác quyền hành với phe nhóm được Hoa Kỳ chấp nhận cho “Trúng thầu chống cộng”.
- Thượng tầng kiến trúc chế độ Miền Nam sau đảo chánh thì băng hoại như vậy, hạ tầng cơ sở chống cộng thì bị phá đổ nhiều mảng, ví như quốc sách “Ấp Chiến Lược” dù có cố gắng đổi tên thành “Ấp Tân Sinh” vẫn không tránh khỏi tan rã. Quần chúng nhân dân thì bị phân hóa bởi óc kỳ thị địa phương, tôn giáo chống phá lẫn nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần đoàn kết và sức mạnh chiến đấu của quân dân Miền Nam; nhất là lực lượng chủ lực là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH). Tựu chung Miền Nam Việt Nam sau đảo chánh đã suy đồi toàn diện, rơi vào tình trạng tự do vô tổ chức, vô chính phủ…
3 - Chính nghĩa đấu tranh của nhân dân Việt Nam sẽ ngày một sáng ngời trong nhân dân và trên trường quốc tế.
- Vì đảo chánh rồi, quân Mỹ ồ ạt kéo vào trực tiếp tham chiến chống cộng. Hoa Kỳ trực tiếp chỉ đạo chiến tranh, cuộc chiến đấu cho chính nghĩa Dân Chủ, Tự Do và độc lập Dân tộc của chính quyền và quân dân Miền Nam bị đối phương xuyên tạc trong nhân dân hai miền để kích động lòng ái quốc chống ngoại xâm; tuyên truyền trên trường quốc tế để cô lập chính quyền VNCH. Đây là điều Tổng thống Diệm cấm kỵ từ lâu và đã có hành động cản ngăn ngay cả việc Hoa Kỳ muốn mở rộng lực lượng “Cố vấn Mỹ” trong các cấp chính quyền và quân đội VNCH. Điều này sẽ không xẩy ra nếu còn T.T. Diệm. Và cũng vì muốn bảo vệ chủ quyền của một quốc gia độc lập mà T.T. Diệm đã bị lật đổ và sát hại thảm thương như thế đó.
Nói cách khác, nếu không thì chính nghĩa đấu tranh của chính quyền và quân dân VNCH sẽ bảo đảm cho thắng lợi sau cùng. Vì đó là chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ tất thắng ngụy nghĩa cộng sản quốc tế phi dân tộc, phản dân chủ. Cuộc chiến tranh phi nghĩa của công cụ CSBV nhằm nhuộm đỏ Miền Nam chắc chắn bị tàn lụi, ý chí xâm lăng của tập đoàn tay sai cộng sản quốc tế là Cộng đảng Viêt Nam sẽ bị đập tan, một khi chính nghĩa quốc gia dân tộc dân chủ sẽ cho nhân dân hai miền thấy rõ đâu là chính (Việt quốc) đâu là tà (Việt cộng). Thực chất của cái gọi là “Cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước trong Độc Lập-Tự Do- Hạnh Phúc” mà CSBV lúc bây giờ tuyên truyên lừa mị sẽ bị vạch trần trước nhân dân và công luận thế giới. Một khi nhân dân biết rõ mặt thật, Việt cộng sẽ không còn huy động được “sức người, sức của” để làm “Chiến tranh giải phóng Miền Nam”; lại bị cô lập trên trường quốc tế, bị quân dân Miền Nam đánh trả quyết liệt, với sự hỗ trợ tích cực, hữu hiệu của nước bạn đồng minh Hoa Kỳ (theo đúng nghĩa) và hậu thuẫn quốc tế, cộng sản Hà Nội sẽ không còn con đường nào khác là phải rút về cố thủ Miền Bắc, như cộng sản Bắc Hàn đã làm sau khi cuộc xâm lăng Nam Hàn năm 1950-1953 bị liên minh Hoa Kỳ và đồng minh dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc đánh bại.
4 - Sau cùng, nếu Miền Nam không muốn “Bắc tiến” để giải phóng Miền Bắc như chủ trương của các chính quyền quốc gia để tránh đổ máu, thì ít ra cũng duy trì được tình trạng tạm thời qua phân như Bắc Hàn và Nam Hàn hiện nay, để chờ cơ may thống nhất Đất nước một cách hòa bình, bằng sự ưu thắng của chế độ dân chủ pháp trị VNCH giầu mạnh ở Miền Nam, trên chế độ độc tài đảng trị CS nghèo yếu ở Miền Bắc.
Đó chính là cơ may đã dến với dân tộc Đức quốc năm 1989, đã thống nhất đất nước một cách hòa bình, với phần ưu thắng của Tây Đức dân chủ giầu mạnh trên Đông Đức độc tài cộng sản nghèo yếu, để có một Nước Đức thống nhất trong một chế độ dân chủ ngày nay. Việt Nam nhất định đã có được tình trạng song song tồn tại hai chế độ đối nghịch trên hai Miền Đất nước như Nam-Bắc Triều Tiên ngày nay, nếu Tổng thống Diệm không bị lật đổ và sát hại. Điều này không có nghĩa là chỉ có Tổng thống Diệm mới tạo cho Đất nước có được tình trạng và chiều hướng phát triển tốt đẹp như thế. Và cũng không có nghĩa là Tổng thống Diệm sẽ tồn tại lâu dài trong ngôi vị lãnh đạo chính quyền VNCH cho đến hôm nay. Đến một lúc nào đó, Tổng thống Diệm phải được thay thế và cần thiết phải thay thế cho phù hợp với thể chế dân chủ, nhưng không phải và chưa phải vào thời điểm năm 1963. Càng không phải và không cần thay thế T.T. Diệm bằng bạo lực và sát hại tàn bạo một nhà ái quốc như thế, mà xét ra trong chín năm cầm quyền đã làm được nhiều điều tốt đẹp cho dân, cho nước, dù cũng có những sai lầm, khiếm khuyết về lãnh đạo .Tuy nhiên vẫn có thể cải sửa bằng phương pháp dân chủ và phải để cho ông có đủ thời gian cải sửa, đặt nền móng cho chế độ VNCH vững mạnh về chính trị, kinh tế, ổn định xã hội, tiến tới tự túc tự cường vừa chiến đấu, vừa phát triển, như chủ trương tự túc tự cường (tam túc, tam giác) mà Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu dự hoạch thực hiện nhằm chống lại áp lức ngày một gia tăng của Hoa Kỳ, tạo thế lực bảo vệ chủ quyền quốc gia.

III - KẾT LUẬN
Tựu chung, nếu không có cuộc đảo chánh quân sự lật đổ và sát hại T.T. Diệm vào ngày 1-11-1963, chắc chắn Cộng sản Bắc việt đã không cưỡng đoạt được Miền Nam vào ngày 30-4-1975, xô đẩy nhân dân Việt Nam trên cả hai miền đất nước vào một thảm trạng trong hòa bình: Cả nước trong một thời gian dài đã phải sống đói nghèo cơm áo, đói nghèo tự do dưới chế độ độc tài toàn trị CSVN; nhiều người dân đã phải trốn chậy bỏ nước ra đi tìm tự do bằng mọi cách và bằng mọi giá, kể cả mạng sống, nhiều người đã chết trong lòng biển cả hay rừng già biên giới trên đường tìm tự do.
Nếu không có đảo chánh lật đổ và sát hại cố Tổng thống Diệm, chế độ tự do dân chủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn tồn tại ở Miền Nam Việt Nam cho đến hôm nay, và triển vọng thống nhất đất nước bằng sự tất thắng chế độ độc tài phản dân chủ Cộng sản Bắc việt, đã phải là một tất yếu, sớm muộn chỉ còn là vấn đề thời gian.
Thiện Ý
Houston, Ngày 1-11-2017

CHÚ THÍCH:
(1) và (2): Sự thật về việc cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu bí mật tiếp xúc với Phạm Hùng của CSBV, theo nhận định của chúng tôi có thể chỉ là “động tác giả”, để gián tiếp cảnh cáo Hoa Kỳ đừng xâm phạm chủ quyền VNCH quá sâu và áp lực ngày càng nặng nề trên chính quyền Ngô Đình Diệm, nếu không họ sẽ nói chuyện thẳng với CSBV về một giải pháp giữa người Việt Nam cho vấn đề Việt Nam.
Thực tế những tài liệu khả tín từ nhiều phía sau này cho thấy nội dung cuộc tiếp xúc bí mật mà không bí mật này (CIA có biết) không có gì làm mất Miền Nam vào tay CSBV sớm hơn như nhiều người lầm tưởng đưa ra như là lý do cần phải loại trừ Diệm-Nhu.
Sau đây là lời của Ông Cao Xuân Vỹ, một người thân cận của Ông Nhu đã tháp tùng chuyến đi gặp Phạm Hùng của Ông Nhu, trước khi chết đã trả lời câu hỏi thứ 19 trong một cuộc phỏng vấn của Phong Trần, tác giả bài viết “Cao Xuân Vỹ - "LỜI NÓI CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC TRƯỚC KHI CHẾT" như sau (Xin trích nguyên văn):
“19. Hỏi: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không?
Đáp: Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…
Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:
-Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.- Rồi cho dân qua lại tự do.
- Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn.
- Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
- Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.- Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng…”

04/11/2017
https://www.voatiengviet.com

 

Đăng ngày 08 tháng 11.2017