2012: năm khủng hoảng ở Trung Đông

Nhữ Đình Hùng

Dubai

Nếu bạn nghĩ rằng năm 2011 đã là một năm lịch sử cho Trung-Đông, năm 2012 còn có nguy-cơ hơn là không thể đoán trước được. Những cuộc biểu tình đông đảo đã quét qua vùng này buộc bốn nhà độc tài từ bỏ quyền lực, đe dọa nhiều chế độ khác và tạo ra các nhu cầu nhân đạo to lớn.

Nhưng theo các nhà phân-tích, vùng này còn có thể bốc cháy trong những tháng tới: lôi kéo theo các hậu quả nghiêm trọng trong lãnh vực an ninh, di chuyển, trong phương tiện sống còn và có được lương-thực và nước.
"Năm 2012 sẽ là năm của khủng-hoảng" theo tuyên-bố của Riad Kahwaji, sáng lập viên và chủ tịch của Học Viện Phân Tích Quân Sự vùng Trung Đông Và Vùng Vịnh (INEGMA), trụ sở ở Dubai.

Sau đây là những điểm nóng và những sự yếu kém đáng được lưu ý:

*Syrie.

Tổng thống Bashar al-Assad đã hứa vào ngày 10 tháng giêng việc chiến đấu chống 'quân khủng bố' với 'một nắm tay bằng sắt' gợi cho những người hoạt-động Syrie là các đàn áp chỉ có thể tệ hơn và điều này làm họ lo lắng. Theo như LHQ, có hơn 5000 dân sự và lính đào ngũ có thể đã bị giết cho đến nay, chánh quyền về phần mình cho thấy có 2000 nhân viên thuộc lực lượng an ninh đã là nạn nhân của các cuộc bạo động.

Theo chánh-quyền Thổ Nhĩ Kỳ và Li Băng, có hơn 25000 người đã bỏ trốn khỏi Syrie trong năm 2011, nhưng sau đó nhiều người đã trở về. LHQ cho thấy tình trạng các 'túi nhu cầu nhân đạo' ở trong nước hiện ra do sự giảm thiểu các phương tiện sinh sống, thiếu an toàn về thực phẩm và những sự cắt từng chập những dịch vụ căn bản; LHQ lượng định là các nhu cầu, trong không khí bạo động không ngừng này, chỉ có thể gia tăng.

Phái-đoàn quan-sát của Liên-Đoàn Ả Rập gởi tới Syrie gặp khó khăn: họ thừa nhận cần có sự hỗ trợ để có thể làm tốt nhiệm vụ, các thành viên đã là mục tiêu tấn công và một trong các quan sát viên đã từ chức để phản đối chống lại một sứ mạng mà ông ta coi là một 'trò hề' (farce). Ông al-Assad đã biến Liên Đoàn Ả Rập thành lố bịch trong bài diễn văn của ông, nói rằng trong 60 năm, tổ chức này chưa làm một điều gì cho người Ả Rập.

Sự thất bại trong sứ mệnh của Liên Đoàn Ả Rập cho thấy việc có thể có can thiệp của LHQ theo lời của Edward Djerejian, cựu đại sứ Anh ở Syrie, nói với BBC.

Nếu như các thế lực 'sunnite' như Thổ Nhĩ Kỳ và Arabie Saoudite đưa vũ khí cho phong trào chống đối ở Syrie, phần lớn là sunnite, "người ta chắc chắn chờ thấy cuộc nổi dậy mang một màu sắc giáo phái hơn và như thế người ta sẽ thấy với khả dĩ có một Irak mới ở Syrie :  các liên minh chính trị sẽ hoàn toàn đặt nền tảng trên giáo phái và  nhóm sắc tộc, các dân binh  được thành lập, Nhà nước sụp đổ và khi đó người ta đối đầu với một cuộc nội chiến thực sự " theo lời của Christopher Phillips, giảng sư về bang giao quốc tế về Trung Đông ở Queen Mary College thuộc viện đại học Londres. Chánh quyền Syrie cũng có thể dùng cuộc nội chiến để bám vào quyền lực, theo lời ông ta nói với IRIN.

Bộ trưởng quốc phòng Do Thái, Ehud Barak, nói rằngchờ đợi sự rớt đài của ông al-Assad trong những tháng tới. Do Thái tự chuẩn bị để có thể đón tiếp các người tị nạn thuộc thiểu số alawi mà ông al-Assad thuộc về nhóm này.
Nếu như chính quyền của ông al-Assad sụp đổ, Syrie sẽ phải đối đầu với nhiều thách đố: sự đa cực hoá các giáo phái, hiểm hoạ giết chóc để trả thù hay chiến tranh giữa các giáo phái và việc không lường trước được về phản ứng của Hezbollah, các nhóm theo chiite người Liban và những yềm trợ cho họ ở Iran.


*Irak, Iran và Do Thái.

Các nhà phân tích đã báo-động rằng bản chất ngày càng bạo động và hệ phái của cuộc tranh chấp ở Syrie đã đóng góp vào các bạo động ở Irak, e rằng nó có thể tạo ra một tranh chấp ở Liban, ở Do Thái trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và hay là ở Iran, và có thể làm vỡ ra một cuộc chiến tranh trong vùng.

Các phong-trào chống đối sunnite ở Syrie đã có được tin tưởng và đã thúc giục các người sunnite ở Irak, một nước mà quyền hành nằm trong tay người chiite, nổi dậy lại, theo như ông Philipps. Những cuộc khùng-bố tự-sát, những cuộc tấn công bằng xe gài bẫy và những cuộc ám sát nhắm vào các khu vực chiite kể từ khi các toán quân Mỹ rút đi...Theo các nhà phân-tích, thủ tướng người chiite Nouri al-Maliki, đã không thành công để đưa ra một đặc tính bao hàm giới thượng lưu chánh trị, các người sunnite vẫn cảm thấy bị đe dọa, điều càng lúc càng đẩy họ tìm cách chứng tỏ ảnh hưởng của họ. Irak như vậy đã ở trong cuộc leo thang bạo động.

Hiểm tai bị mất ông al-Assad, một đồng minh thiết yếu, đã mài nhọn tình tự bị đe dọa của Iran và đã có thể đóng góp nhiều vào việc bày ra các lý lẽ gìữa Iran, Hoa Kỳ và Israel về chương trình nguyên tử của Iran và sự đe dọa đóng eo biển Hormuz, một lối đi thông chật hẹp dẫn vào vịnh Ba Tư nơi thông quá một phần năm vận chuyển dầu hoả thế-giới.
"Tình tự lo ngại ở Iran tương đối phổ biến, điều này cũng làm tăng việc khả dĩ có những tính toán sai có thể châm lửa cho vùng" theo như Kahwaji.

Sự sụp đổ của ông al-Assad cũng có thể làm suy yếu Hezbollah ở Liban và thúc giục Do Thái loại trừ nhóm này một lần cho xong chuyện. "Một khi chế độ Syrie biến mất, Herbollah sẽ mất tất cả các đường kênh tiếp liệu với Iran và xuất hiện trước Do Thái như một con mồi dễ dàng" theo như Kahwaji nói với Irin. Một cuộc tấn công nhắm vào Hezbollah sẽ làm bùng các ngọn lửa hệ phái cũ ở Liban.

*Gaza.

Những người Do Thái cũng có thể tìm cách làm yếu Hamas, nhóm chiến-đấu đang kiểm soát giải Gaza và thấy được mạnh lên bởi việc trỗi dậy của những người Hồi giáo ôn hoà ở Ai Cập, Tunisie và Liban. Các thủ lãnh quân sự của Do Thái đã cảnh giác rằng một cuộc tấn công vào Gaza, giống như chiến dịch Plomb cứng rắn vào 2008-2009 là việc ngày càng có thể. Ron Gilran, giám đốc sở tình báo ở Max Security Solutions, một công ty cố vấn về quản trị hiểm tai có trụ sở ở Trung Đông, còn đi xa hơn và mô tả việc can thiệp này là 'không thể tránh khỏi'.

Đối với một số phân-tích gia,năm bầu cử ở Hoa Kỳ có nghĩa rằng Do Thái sẽ đối phó với việc bị chống đối ít từ phía chánh quyền Obama, do việc có những áp lực nội bộ, và từ việc này có được sự tự do hoạt động dù ở Gaza hay Iran. "[điều này có thể có nghĩa] mọi loại hậu quả, không mong đợi, không cố ý, và có thể tàn khốc" theo lời tuyên bố của Louis Arbour, chủ tịch của International Crisis Group.
Tuy vậy,những phân tích gia khác cho rằng khó có việc Hoa Kỳ bật đèn xanh cho Do Thái để tung ra một cuộc tấn công bị tranh cãi trong năm tuyển cử.

*Yémen.

Quyết-định rút lui của tổng thống Ali Abdullah Salen nước Yémen vào tháng hai đã chấm dứt các cuộc biều tình quét ngang qua thủ đô Saana và các thành phố khác,nhưng các quan-sát-viên không tin rằng các sự việc có thể giải-quyết một cách hoà bình. Theo như bà Arbour "Yémen ở giữa hiểm tai có sự sụp đổ bất chợt và một hi vọng mong manh về việc chuyển quyền một cách hoà bình.Theo LHQ, các cuộc tuyển cử dự trù trong tháng hai có thể chia rẽ dân chúng và sự thất bại trong việc thực hiện một thoả hiệp chánh-trị có thể gây ra các cuộc xáôđộng xã hội mới và làm gia tăng sự bất ổn.

Các cuộc bạo động, do tranh chấp giữa chánh quyền và các quân phiến loạn ở phiá bắc và các quân chiến đấu theo al Qaïda ở phía nam, tiếp tục làm chuyển dịch dân chúng và làm thành một thử thách khó khăn về khả năng cung cấp các dịch vụ thiết yếu của chánh quyền.

Các người làm việc nhân đạo dự đoán trong năm 2012, số người bị dịch chuyển ở bên trong nước sẽ đạt tới số 700.000 và từ 5 đến 7 triệu người Syrie có thể chịu cảnh không an toàn về lương thực. Họ cũng nghĩ là trong năm nay sẽ thấy có gia tăng về khiếm dưỡng, các bệnh dịch truyền nhiễm và các tử vong do các bệnh thiếu nhi lẽ ra có thể tránh nếu được chích ngừa, cũng như việc giảm thiểu sự có mặt ở trường và việc có nước để dùng.

Văn phòng phối hợp công việc nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (OCHA) đã  nhận định Yémen như là một quốc gia Trung Đông có hiểm tai nhân đạo khẩn cấp cao nhất trong năm 2012 và đã yêu cầu phải có ít ra gấp đôi số tài khoản đòi hỏi của năm ngoái để có thể đối phó với các cần thiết trong nước.

*Việc phản-cách-mạng.

Trong những quốc-gia mà cuộc nổi dậy đã thành công trong việc đánh đuổi các nhà độc tài cầm quyền, sự chuyển quyền không phải đã êm dịu như nhiều người mong đợi. "Không phải là điều không thể có được từ nay cho đến cuối năm 2012, tình hình sẽ có vẻ rõ rệt là ít dân chủ và tích cực như hôm nay theo lời ông Philips nói với IRIN.

Tại Ai Cập, giới trẻ và các đảng cách mạng không đạt được nhiều thuận lợi chánh trị sau cuộc nổi dậy, điều này có thể tạo ra các cuộc hỗn loạn mới, theo như chỉ dẫn của Amira Al Shanawany, Giáo Sư Khoa Học Chính Trị của Viện  Đại Học Caire. "Họ không nằm trong chánh quyền hậu cách-mạng nào" theo bà Al Shanawany. "Họ cũng không có được một chiến thắng rõ rệt trong cuộc bầu cử quốc hộỉ. Sự bất-mãn do tình hình này có thể là nguồn gốc cho những xáo trộn xã hội và chánh trị cho năm đang tới,việc naỳ có thể mang hình thức những cuộc biểu tình hay chạm trán với quân cảnh và cảnh sát", bà nói thêm. Một phản ứng trải dài theo những kết quả của cuộc bầu cử đầu tiên, trong đó những người theo hồi giáo chiếm được đa số, có thể đồng nghĩa với hỗn loạn.

Tại Libye,các chiến đấu quân bám chặt vào vũ khí của họ tiếp tục được coi là một đe dọa cho sự ổn định của đất nước, trong khi chánh quyền lâm thời trung ương vất vả để hành xử một sự kiểm soát nào đó.

*Phương tiện sinh tồn.

Các nền kinh tế bị Mùa Xuân Ả Rập giáng xuống một đòn nặng, Ai Cập,Yémen, Syrie và Tunisie, khó có cơ may trỗi dậy trong năm 2012, theo lượng định Walid Khaduri, tham-vấn (consultant) cho tạp chí Middle East Economic Survey. "Một phần lớn tiền, ả-rập cũng như quốc tế, hứa dành cho những nước này chưa thực sự đến" theo lời ông Khađuri, "và có ít cơ may là các nhà đầu tư ngoại quốc trở lại ngay, do việc bất ổn kéo dài"
Ví dụ, tại Ai Cập, phối hợp giữa gia-tăng khiếm-ngạch ngân-sách '150 tỉ đồng bảng Ai-Cập, tức gần 25 tỉ đô la) và việc thất thu thuế vụ đã làm thu nhỏ khả năng của chánh-quyền tài trợ cho các mặt hàng căn bản trong năm nay, như thế làm tăng thêm sự nghèo túng và khiếm dưỡng, theo yuma Al Hamakingiáo sư kinh tế của Viện Đại Học Ain Shams.

Ngay cả trong những nước có tiền như Irak (với một dự đoán 100 tỉ đô la lợi tức về dấu hoả) và Libye (coi rằng lấy lại được từ nay đến tháng sáu mức sản xuất dầu hoả trước chiến tranh), dân chúng không hẳn đã được hưởng sự giàu có, theo ông Khaduri, do việc tham nhũng và sự thiếu một chánh-quyền ở trong tình trạng hoạt động.

Sự thất-nghiệp của giới trẻ, đã là một động-cơ thiết-yếu của Mùa Xuân Ả Rập, vẫn là một thách đố chính trong vùng: hơn phân nửa dân số của các nước Á Rập bao gồm giới trẻ dưới 25 tuổi, và tỉ lệ thất-nghiệp của lớp tuổi này vượt xa mức trung bình của thế giới... Một phần tư số người có bằng đại học ở Ai Cập và 30% số người có bằng ở Tunisie đã không tìm được việc làm toàn thời gian, theo như phúc trình phát triển nhân dụng 2011 (RDH = rapport sur le développement humain) thuộc chương trình LHQ về phát-triển (PNUD)

*Sự khan hiếm các tài nguyên thiên nhiên.

Vùng Ả Rập là vùng khô hạn nhất thế giới: theo phát giác của phúc trình phát triển nhân dụng 2011, một phần tư dân chúng thực ra sống trên những vùng đất có thể canh tác một cách sản xuất, một tỉ lệ lớn hơn là Phi Châu cận Sahara. Vấn đề tiếp tế nước ảnh hưởng đến 60% dân chúng cực kỳ nghèo khổ trong vùng, phúc trình cho biết thêm. Việc ô nhiễm đô thị ở những quốc gia Ả Rập tệ hơn bất cứ nơi nào trên thế giới và cũng chính ở đây mức độ tiêu thụ năng lượng địa khai (énergies fossiles) cao nhất.

"Chúng tôi đã ở trong tình-trạng khủng-hoảng. Và bây giờ...điều này sẽ trở nên tệ hơn". "Mọi người chú ý nhiều hơn về an ninh và muốn biết bằng cách nào quản trị các cuộc nổi dậy và những hiến pháp mới. Nước,năng lượng và an toàn lương thực không phải là những ưu tiên" theo lời Rabi Mohtar, giám đốc hành pháp của học viện nghiên cứu về môi trường và năng lượng của tar (QEERI), nói với IRIN.

Ở Soudan và Maroc, gần 40% dân chúng sống trên những vùng đất bị xuống cấp, tức là gấp bốn lần số trung bình trên thế giới, điều này, theo RDH, ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng  cung cấp cho yêu cầu thực phẩm trong dài hạn. Bản phúc trình cũng nói thêm, tại Irak, hơn phân nửa dân số không thoả mãn về việc tiếp liệu nước. Tại Ai Cập, các nông dân sẽ gặp khó khăn hơn để có được nước cần thiết để dẫn vào ruộng; "Dân số chúng tôi tiếp tục gia tăng, nhưng phần nước sông Nil của chúng tôi, phần này,không gia tăng", theo lưu ý của Maghawry Shehata, cố vấn cạnh tổng trưởng dẫn thuỷ (ministre de l'irrigation) của Ai Cập.

Những quốc gia trong vùng lệ thuộc vào sự hạn hán và yếu đuối trước hậu quả ngày càng thấy rõ của việc thay đổi khí hậu: xâm thực hoá, sa mạc hoá và sự thiếu nước nghiêm trọng có thể còn gây ra những khó khăn cho những nước ả rập, báo động của RDH. Vùng hơn thế còn phải đối phó với hai thách đố lớn, sự gia tăng dân số và việc đô thị hoá. "Ở đây chúng tôi gặp một thảm họa có tiến hoá chậm, nhưng rất đáng lo ngạỉ, theo Abdul Haq Amiri, giám đốc OCHA ở Trung Đông, nói với IRIN.

Yémen và Ai Cập đã biểu lộ những dấu hiệu một sự khiếm dưỡng gia tăng. Ở Emirats Arabes Unis, ở Qatar, ở Bahrein và ở Arabie Saoudite, việc tiêu thụ nước đã gấp nhiều lần tỉ lệ bền vững (taux de durabilité); Jordanie và Syrie ở giới hạn việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên tái tạo. Tình hình này "làm gia tăng sự căng thẳng trong nội bộ các nước và với các nước bên cạnh" theo HDR.

Sự tranh chấp giữa Ai Cập và các nước khác trong vùng hạ lưu sông Nil chỉ có thể trầm trọng hơn,trong khi mà những nước khác, trong đó có Ethiopie, thực hiện kế hoạch xây dựng các đập trên sông Nil, có nguy cơ đụng chạm đến phần dành cho Ai Cập, theo lời ông Shetata. Vị thế của Nam Soudan, một quốc gia mới được thành lập, và của chế độ quân sự Ai Cập về vấn đề này còn đòi hỏi việc phải được soi sáng và có thể làm nghiêng cán cân theo hướng này hay hướng khác.

*Bài đọc trên link:http://fr.allafrica.com/stories/201201162212.html

Nhữ Đình Hùng lược chuyển sang Việt ngữ.