Những người từng có mặt trên

Đại lộ kinh hoàng


Lời giới thiệu: Loạt bài bên dưới do ba người — nhà văn Giao Chỉ, ký giả và phóng viên nhiếp ảnh NgyThanh, và cá nhân tôi, Trùng Dương — viết từ ba góc nhìn về ba thời điểm khác nhau, song cùng một chủ đề:
“Đại Lộ Kinh Hoàng”, nơi gần 2.000 con người chạy loạn đã bị Cộng quân pháo kích chết thê thảm, không bút nào tả xiết được, vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khi Cộng quân từ phiá bắc tràn qua sông Bến Hải đánh chiếm Quảng Trị, trắng trợn vi phạm Hiệp Định Ngừng Chiến Genève 1954. Nhân chứng sống, cựu Trung sĩ Phan Văn Châu, người đã sống và chứng kiến tận mắt cảnh đồng bào bị pháo kích Cộng sản tàn sát trên cái mà phóng viên chiến trường của nhật báo Sóng Thần, NgyThanh, đã đặt tên là “Đại Lộ Kinh Hoàng” sau khi anh và đồng nghiệp Đoàn Kế Tường là hai người đầu tiên đật chân lên đọan đường này hai tháng sau cuộc tàn sát, và Chương trình hốt xác đồng bào tử nạn trên ĐLKH do nhật báo Sóng Thần phát động– (Trùng Dương).

Khi đi tìm nhân chứng của một chiến trường hết sức oan nghiệt và thê lương, hết sức dũng mãnh và hào hùng, tôi vẫn không quên đoạn đường đầy xác người trên Quốc Lộ số 1. Ngay khi chiến trường còn vương khói súng, cây bút nhẩy dù, đại úy Phan Nhật Nam đã viết “Mùa hè đỏ lửa”. Tác phẩm đem vinh quang cho tác giả đồng thời cũng làm khổ ông sau 1975. Nhưng trước sau “Mùa hè đỏ lửa” đã gắn liền vào tên tuổi Phan Nhật Nam.

Phải chờ đến 32 năm sau, Hà Nội mới xuất bản cuốn “Mùa hè cháy” của đại tá pháo binh “quân đội nhân dân” viết về trận pháo kích của trung đoàn pháo Bông Lau, trận pháo dã man trên đường di tản của dân Quảng Trị, giết chết hàng ngàn người và làm đoạn đường trên 2 cây số giữa con sông Thạch Hãn và Mỹ Chánh trở thành “Ðại Lộ Kinh Hoàng”.

Chúng tôi vẫn đi tìm xem ai là người đặt tên cho đoạn đường của trận thảm sát mùa hè năm 1972. Có lẽ chỉ trong chiến tranh Việt Nam mới có cái đại lộ mang tước hiệu kinh hoàng.
Anh phóng viên của bộ thông tin có mặt tại Quảng Trị nói rằng bác đi hỏi ông Lê Thiệp trên Washington, D.C. Khi quân ta phản công ở Mỹ Chánh, ông nhà báo Lê Thiệp có đi theo trên Quốc Lộ 1 qua lối này. Năm 2005 tôi có nhân dịp gặp ông Thiệp tại DC, ông nói rằng không biết tay nào đặt cái tên “Ðại lộ Kinh Hoàng” thật hay. Câu chuyện dừng tại đó.
Một lần khác, chúng tôi rao lên là muốn tìm gặp những ai đã chạy trên con đường ác độc vào đúng lúc địch pháo kích. Tôi biết có trung tá Lê Huy Linh Vũ của Tổng cục Chiến tranh Chính trị là người đã trải qua và đã viết lại thành cuốn sách. Con gái của Trung tá Vũ là họa sĩ Hương, Alaska, có cho phép chúng tôi in lại cuốn này để tặng các bạn. Nhưng ông Vũ nay không còn nữa.
Ðại tá Hà Mai Việt, tỉnh trưởng Quảng trị thời kỳ 1972 đã nói rằng: “Tại ông không lưu tâm đọc sách của tôi. Mở trang này ra mà xem, nhân chứng sống là ông Phan văn Châu. Tôi đã viết rõ từng trường hợp của trận Quảng Trị trong tác phẩm Thép và Máu. Ông nhân chứng này không những chịu đựng trực tiếp trận pháo trên quốc lộ mà còn nằm lại một đêm giữa các xác chết.” Sau cùng nhờ ông Hà Mai Việt, chúng tôi đã gặp nhân chứng sống. Trung sĩ Phan văn Châu, năm nay 68 tuổi, quả thực là một người dân tiêu biểu của miền đất Quảng. Qua máy điện thoại, dường như cả một trời tâm sự tuôn tràn. Những hình ảnh quê hương, chiến tranh, loạn lạc, pháo kích, khói lửa, lẫn lộn giữa trận 1972 và trận 1975.

Nói đến chuyện đất nước biết bao nhiêu địa danh: nào là Nhan Biều, Cầu Ga, Ái Tử, Mai Lĩnh, Cầu Dài. Rồi đến biết bao nhiêu con sông, bao nhiêu rạch nước. Âm thanh đất Quảng của người dân chân chỉ hạt bột, vòng qua quay lại để sau cùng trở về với cái ngày cả gia đình bỏ Nhan Biều mà đi.
Ông Châu nói rằng, lúc đó dường như mọi người đã chạy hết. Phan văn Châu là trung sĩ thông dịch viên cho ngành tình báo tại Ðà Nẵng đang đi công tác về Ái tử.
Ðến khi thiên hạ bỏ chạy hết, thầy thông ngôn trẻ tuổi mặc đồ dân sự cùng một đứa cháu, dẫn vợ có bầu với ba đứa con nhỏ, năm một, 6, 7, và 8 tuổi. Tất cả vội vàng ra đi bỏ lại phía sau căn nhà mới cất tại Nhan Biều bên bờ bắc của sông Thạch Hãn.
Vợ con đi trước một đoạn với gia đình bà chị. Thằng cháu và ông Châu đi xe gắn máy kéo theo một chiếc xe gỗ hai bánh. Hành trang chất đầy, người kéo, người đẩy, chiếc xe qua khỏi cầu Ga, đi được một đoạn dài đến 9 giờ sáng thì pháo nổ ngay trên đường. Con đường đầy người chạy loạn. Cả dân cả lính với đủ mọi thứ xe. Ða số đi bộ vì đường tắc nghẽn nên không thể đi nhanh. Ðạn rơi chỗ nào cũng có người chết. Xác bắn tung lên trời. Khói lửa mù mịt. Mạnh ai nấy chạy. Vợ con thất lạc ngay từ lúc đó. Ông Châu nghĩ rằng vợ con có thể đang ở phía trước. Nhưng phía trước hay phía sau thì cũng bị pháo. Khi pháo tạm ngưng thì có người lại tràn ra đi tới. Nhưng phần lớn nằm yên chịu trận. Có nhiều người không chết ở đợt pháo đầu nhưng rồi bị chết ở các đợt pháo sau. Nhiều xác chết trên đường bị pháo đi pháo lại nhiều lần. Bị thương rồi lại bị pháo rồi cũng chết. Biết bao nhiêu người cố chạy cho thoát bỏ lại cả gia đình vợ con. Những đứa nhỏ nằm khóc bên xác mẹ. Những em bé sơ sinh bú vú mẹ đã lạnh khô. Có người còn sống thấy đó mà phải bỏ đi. Ông Châu và đứa cháu chạy về phía đông quốc lộ, vùi thây xuống cát mà chịu đựng một ngày pháo kích. Ðủ loại pháo của cộng sản thay phiên bắn phá suốt một ngày dài. Pháo 122, pháo 130 và pháo 155. Chỉ khi nào có B52 đến thả bom mới thấy địch im tiếng súng được một lúc. Toàn thân ông tê liệt dưới trời nắng gắt. Phải bò đến các vũng nước có cả phân trâu và máu người để uống.
Khi trời tối dần, tất cả đều im lặng và ghê sợ. Ông Châu và đứa cháu bắt đầu bò quanh lật các xác chết đàn bà và trẻ em lên xem có phải vợ con. Lật một xác phụ nữ mà ông nghĩ rằng người vợ, đầu óc ông mê muội. Thằng cháu còn tỉnh táo nói rằng không phải mợ. Mợ có bụng mà cậu. Mấy người khác còn sống cũng làm như vậy. Tất cả đi tìm xác thân nhân. Nhưng rồi trời tối hẳn, bộ đội Việt Cộng bắt đầu xuất hiện. Chúng tìm đến các xe nhà binh và tìm các quân nhân mặc quân phục bắt đi hết. Cậu cháu ông Châu khai là dân thường nên được lệnh phải nằm yên tại chỗ. Ðêm hôm đó, ông Châu thức trắng trên bãi cát đẫm máu của Ðại lộ Kinh Hoàng. Hình như có đôi lúc ông cũng thiếp đi. Cũng chẳng còn nhớ rõ.
Chung quanh toàn xác chết. Người chết nhiều hơn người sống. Những xác chết cháy như than củi . Ông nghĩ rằng chắc xác vợ con cũng quanh đây. Sáng hôm sau, từ sớm mai những người còn sống đành phải bỏ lại một cánh đồng xác ở đằng sau để chạy về miền Nam. Ði đến cầu Dài gần sông Mỹ Chánh thì gặp toán tiền sát của thủy quân lục chiến Việt nam chận lại. Khi biết chắc là không phải quân địch, ông trung úy thủy quân lục chiến phất tay cho qua. Vừa đi khỏi một đoạn đường thì thấy ông sĩ quan bị du kích phía sau bắn sẻ chết ngay tại chổ. Ðó là cái chết cuối cùng ông chứng kiến tại Quảng Trị.
Tìm xe quá giang về Huế với tâm trạng hết sức não nề. Nhưng rồi phép lạ đầu tiên đến với cuộc đời ông. Ngay tại khu vực tạm cư Phú văn Lâu, thuộc thành phố Huế, ông gặp lại đầy đủ vợ con. Bà vợ mang bầu đã dẫn ba đứa con nhỏ đi xuống đường ven biển theo dân địa phương. Ðoàn người đi xa quốc lộ nên tránh được pháo kích.
Vợ con dắt díu nhau đi suốt một ngày một đêm về đến Mỹ Chánh, rồi được xe cho bà bầu quá giang về Huế. Hai năm sau người vợ đầu tiên của ông Châu qua đời, sau khi sinh cho ông thêm ba ngưới con nữa. Cô gái còn nằm trong bụng mẹ trên đại lộ kinh hoàng năm nay đúng 37 tuổi, tốt nghiệp đại học và đã có gia đình, hiện cư ngụ tại miền đông Hoa kỳ.
Những bước chân trần ai trên bãi cát Quảng Trị mùa hè năm 1972 của bà mẹ mang bầu không biết có còn vương vấn chút nào trong lòng cô bé nghe pháo kích từ lúc chưa ra đời. “Tụi nhỏ chẳng biết gì đâu,” ông Châu nói. “Chỉ có đứa lớn nhất năm nay ngoài 40 tuổi là còn nhớ đôi chút.” Hỏi rằng thế ông có được bao nhiêu con tất cả. Ông tính nhẩm rồi nói rằng tất cả 10 con. Bà đầu tiên sáu con. Bà thứ hai ba con. Bà này bỏ tôi đi lấy chồng nên bây giờ vẫn còn ở Việt Nam. Tôi đưa cả ba cháu sang đoàn tụ bên này. Bà hiện nay ở với tôi có một cháu, năm nay cháu 24 tuổi rồi. Bà sau này có một con riêng. Như vậy là chúng tôi có 11 con. Thế bác có hạnh phúc không? “Hạnh phúc chứ. Tất cả là số trời,” ông Châu nói, “Cái đêm nằm ở đại lộ kinh hoàng, uống nước máu người và phân trâu tôi không bao giờ nghĩ đến có ngày đi Mỹ như bây giờ. Tôi nghĩ bấy giờ vợ con chết hết thì mình sẽ ra sao. Làm sao tìm xác? Rồi chôn ở đâu? Hàng trăm xác người chung quanh, biết bao nhiêu xác trẻ con, vợ con tôi đều trong số đó. Không hiểu nó bắn pháo đạn gì quá ác. Tất cả xác chết như than củi chẳng làm sao biết được người nào là người nào.”
“Năm 1973 tôi có trở lại, đi qua con đường thấy có đài tưởng niệm, rồi có các mồ chôn tập thể, có mồ chôn riêng rẽ. Lòng tôi hết sức xúc động,” ông Châu nói. “Cho đến bây giờ tôi vẫn còn xúc động. Con cháu tôi thì nhiều nhưng mà làm sao các con hiểu được những gì tôi đã trải qua. Trận 72 quân ta mới lấy lại một nửa Quảng Trị. Ðứng bên này dòng Thạch Hãn, bên kia là Nhan Biều, nơi tôi ra đời còn cả ngôi nhà thân yêu. Bên ta đã bị địch chiếm bờ Bắc, chỉ giữ được bờ Nam, đến 75 thì bờ Nam cũng chẳng còn.”
“Vâng thưa bác, năm nay em 67 tuổi,” ông Châu nói tiếp, “Quê ở Nhan Biều, bờ bắc sông Thạch Hãn, ngay dưới cầu Ga. Nhà em thi vào làm trung sĩ thông dịch viên năm 1966 khóa 11 tại Quân đoàn I . Sau 75 em trốn được. Nếu khai thật chắc là bị buộc tội CIA. Sau đó em vượt biên rồi đoàn tụ. Trước sau ba vợ, 11 người con. Bà sau này là bà bền chặt nhất đã sống với nhau 25 năm. Vâng, thưa bác, đây chắc chắn là bà sau cùng. Gia đình em rất hạnh phúc. Phần em, dù có bị kinh hoàng nhưng cũng chỉ có một ngày một đêm. So với người ta có người cả đời kinh hoàng thì nỗi khổ của chúng em có thấm vào đâu.”
Ðó là câu chuyện của ông Châu, nhân chứng số 1 của chúng tôi. Tôi hỏi ông Châu câu cuối cùng.
“Ông có biết ai đặt tên Ðại Lộ Kinh Hoàng.” “ Không đâu,” bây giờ ông gọi tôi là cụ. “Cụ với cụ Việt không biết thì ai mà biết. Nhưng quả thực là kinh hoàng thực đấy các cụ ạ.”
Tuy hỏi vậy, nhưng tôi đã tìm ra ai là người đặt tên …


Năm ấy tôi 23 tuổi, mặc đồ lính mới được một năm, chịu trách nhiệm phòng nhiếp ảnh của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 10 Chiến Tranh Chính Trị, KBC 3463, đóng tại bờ biển Thanh Bình, Đà Nẵng. Với số tuổi oắt con của thời chiến sau khi vừa rời quân trường chỉ một năm, tôi còn ngu ngốc lắm, lại ham vui, và hiếu thắng, ngày nào không ra mặt trận để chiều về làm bản tin hành quân, là một hổ thẹn với tất cả đạo quân phóng viên nằm tại Huế, một thành phố lỏng lẻo vì phần lớn thường dân và vợ con lính đã chạy vào Đà Nẵng, sau kinh nghiệm “di tản chiến thuật” khỏi Quảng Trị Đông Hà.
Bấy giờ, phía Nhảy Dù vẫn giữ cánh trái giữa Quốc Lộ 1 trải dài lên phía Động Ông Đô và căn cứ Barbara, đánh cuốn chiếu ra từ sông Mỹ Chánh. Thủy Quân Lục Chiến cặp sườn QL1 bên trái giăng hàng ngang theo sông Mỹ Chánh ra tới các làng Mỹ Thủy, Gia Đẳng ở trên bờ biển, cùng nhắm hướng tây bắc.
Hôm 1-7-1972 , đám phóng viên chiến trường “ăn cơm tháng ở quán ăn trước khách sạn Hương Giang Huế” không đi tập trung như mọi ngày, mà tản mác theo các đơn vị Nhảy Dù và TQLC bố phòng hơn là theo các mũi dùi tấn công chính trên đường đánh về Quảng Trị. Cái ngày rất dễ nhớ vì vừa chẵn 2 tháng sau khi ông anh họ tôi ném trái CBU-55 xuống cầu Đông Hà để diệt sống đoàn xe tăng T-54 đang qua cầu để tấn công phía sau lưng của quân Việt Nam Cộng Hoà đang “di tản chiến thuật”, bỏ ngỏ phần đất tỉnh Quảng Trị, và̀ tái bố trí ở bờ sông Mỹ Chánh. Hôm ấy tôi đi chung với Đoàn Kế Tường, cả hai chúng tôi là phóng viên chiến trường của báo Sóng Thần. Bên cạnh tình bạn, Đoàn Kế Tường là người Quảng Trị, anh cũng là quân nhân của một đơn vị pháo binh Sư Đoàn 3 Bộ Binh, nên rành rẻ đường đi nước bước trong thành phố, nếu chúng tôi có may mắn lọt vào được thành phố tái chiếm trong tư cách là phóng viên đầu tiên — nhưng chuyện ấy sau mới xẩy ra trên đường Lê Huấn.
Khoảng 10 giờ sáng, đầu cầu Bến Đá vắng lặng và không có lính trấn thủ khi chúng tôi đến: những mũi dùi tấn công của Nhảy Dù và TQLC đã được trực thăng vận vượt sông đánh lên quá sông Trường Phước. Bến Đá bấy giờ có hai cầu. Cầu xe hơi trên QL1 bị phá sập, hoàn toàn không qua được. Chiếc cầu sắt xe lửa nằm ở phía núi gảy gục đoạn giữa cắm xuống sông thành hình chữ V, khu đất đầu cầu do quân VNCH trấn giữ trước đó đã được cài nhiều mìn chống chiến xa.
Thấy yên lặng và không có người, cả ta lẩn địch, hai chúng tôi bò theo khung cầu sắt gẫy qua bên bờ bắc, len lách giữa đám mìn chống chiến xa, để quay trở lại QL1.
Trước mắt chúng tôi, ngay trên bề mặt QL1, là xác xe chiếc ngược chiếc ngang, phần lớn giở mui không biết vì lý do gì. Trong nhiều xe cứu thương đã bị bắn cháy nhưng còn đọc được phù hiệu Hồng Thập Tự hai bên hông, chúng tôi nhìn vào cánh cửa xe hé mở và thấy xác thương binh chết nằm chết ngồi trong đó, mùi tử khí đã dịu thành mùi thối, thay vì mùi tanh nồng của xác người như khi mới chết ít hơn hai tuần. Chúng tôi tiếp tục lội xuống bãi cát hai bên đường, bãi phía biển có nhiều xác chết hơn bãi phía núi, có lẽ vì khi bị tàn sát, người ta có khuynh hướng chạy ra phía đông là khu vực có thể có người tiếp cứu mình, trong khi phía núi chỉ là vùng hoang vu, không có ai sinh sống. Trên bãi cát nầy chúng tôi thấy xác người lớn và xác trẻ em, xác quân nhân và xác thường dân, cảnh sát. Nhiều xác úp mặt chồng lên nhau, có lẽ bị bắn chết khi đang chạy tới để thoát hiểm và bị bắn từ sau lưng.
Vì không có xe cộ lưu thông, hai chúng tôi luẩn quẩn dọc đoạn đường xác người nầy trong vòng khoảng non cây số. Chúng tôi đã chụp (bằng phim) rất nhiều ảnh của đoạn quốc lộ nầy, khi công binh VNCH chưa bắc cầu dã chiến qua sông Bến Đá, nên hình chúng tôi chụp còn nguyên vẹn bãi chiến trường.
Vào xế trưa, công binh bắc xong cầu, và mang xe ủi qua, gạt các xác xe dạt xuống hai bên vệ đường, mở một lối đi nhỏ trên mặt nhựa cho các xe tiếp tế đạn dược lên phía Quảng Trị, cũng như lấy thương binh và xác tử sĩ về. Do đó, ngoài hình ảnh của chúng tôi, những hình chụp sau khi xe ủi qua, đã không còn cảnh nguyên thủy của nét kinh hoàng.
Buổi tối về tới Huế, như mọi khi, tôi gọi cho anh Đỗ Quý Toàn bên Phú Nhuận để nhờ anh ghi lại tin tức về hoạt động của chúng tôi trong ngày, để sau đó anh ấy chuyển cho anh Đỗ Ngọc Yến, là người ngồi cạnh anh Uyên Thao, tổng thư ký tòa soạn. và các anh Trương Cam Vĩnh, Đường Thiên Lý để làm tin và̀ chọn tin. Anh Yến vẫn chuyển tin của chúng tôi tới anh UT như thế mỗi ngày. “Đại Lộ Kinh Hoàng” là cái tên tôi chọn làm đề tựa bài viết ngày hôm ấy. Chọn “Đại Lộ Kinh Hoàng” thật ra cũng chỉ do một phút ngẩu hứng thôi, như một vế cho câu đối “Con Phố Buồn Thiu” (La rue sans joie) mà Bernard Falls đặt cho hương lộ 555 chạy dọc bờ biển Quảng Trị, cách đó vài cây số, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương Lần thứ nhất, 1946-54.
Vài tuần sau, chị chủ nhiệm Trùng Dương và anh chị em Sóng Thần tổ chức chiến dịch thu lượm xác người trên “Đại Lộ Kinh Hoàng”. Tòa báo bỏ chi phí ra làm việc nầy.
Đích thân chủ nhiệm từ Saigon ra ăn chay nằm đất với chúng tôi, hàng ngày kết hợp với anh Nguyễn Kinh Châu, trưởng văn phòng đại diện Sóng Thần Huế, và các thân hữu, chúng tôi liên tục tới hiện trường thu nhặt xác chết gói vào từng bao nylon, trước khi bỏ vào quan tài bằng gỗ thô sơ, mai táng ở một khu đất xin được ở phía đông của QL1, ở làng Mỹ Chánh. Khi làm việc nầy, chúng tôi không treo băng dựng bảng để khoe công. Tấm bảng thật lớn cắm ở đầu cầu bên trái sau khi qua khỏi cầu Bến Đá (trước ngày mất nước) là do lệnh của Tổng thống Thiệu. Bốn chữ “Đại Lộ Kinh Hoàng” là chữ của tôi, nhưng bên dưới tấm bảng ghi là “Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”.
Những chuyện vụn vặt quanh cái tên ĐLKH đã cũ quá rồi, tôi không nhớ hết. Anh Uyên Thao còn sống. Anh Đỗ Quý Toàn còn sống. Ký giả Anh Điển còn sống. Chị Trùng Dương còn sống. Đoàn Kế Tường còn sống (đang làm báo Công An TP HCM). Tôi quý anh [Giao Chỉ, trong nhóm thực hiện phim tài liệu Quảng Trị] nên ghi lại một ít chi tiết để anh đọc chơi, nhưng nếu có ai muốn nhận bốn chữ “Đại Lộ Kinh Hoàng” là của họ, thì cứ giao cho họ, anh ạ. Mất nước, nhưng chúng ta còn nhiều việc phải làm hơn là tranh nhau cái chức vị “tác giả” của bốn chữ sáo rỗng ấy.
Houston, Tháng 9, 2

Résultat de recherche d'images pour "hình ảnh đại lộ kinh hoàng quảng trị 1972"

Résultat de recherche d'images pour "hình ảnh đại lộ kinh hoàng quảng trị 1972"

Résultat de recherche d'images pour "hình ảnh đại lộ kinh hoàng quảng trị 1972"

Cộng sản Bắc Việt đã gây nên tất cả những thảm cảnh nầy để xâm lăng cưỡng chiếm miền Nam và để cuối cùng dâng trọn đất nước Việt Nam cho quan thầy Tàu cộng!!!


https://www.facebook.com/nguyenthi.thaoan


Cha đẻ của “Đại Lộ Kinh Hoàng”

NgyThanh

Khoảng thời gian sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực (ngày 27/01/1973) đến ngày thành phố Huế thất thủ (26/03/1975), hành khách từ Huế đi ra Bắc, khi vừa qua khỏi cầu Bến Đá ở vị trí cách Hà Nội 784 km, bên tay trái Quốc Lộ 1 có dựng tấm bảng lớn độ 2 mét x 5 mét, sơn màu vàng, kẽ bốn chữ “Đại Lộ Kinh Hoàng” đỏ tươi màu máu. Bên dưới góc phải có thêm 5 chữ nhỏ hơn, màu đen: “Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu”. Chắc chắn lúc bấy giờ, ngồi tại dinh Độc Lập trên cao ngất trời xanh – trong tình hình vi phạm ngưng bắn xảy ra khắp nơi, với việc Mỹ cuốn cờ, với các mặt trận ở Thường Đức (Quảng Nam), ở Phước Long, quân viện bị cắt, xăng không đủ cho máy bay yểm trợ phi pháo, đạn không có cho binh sĩ hành quân có hiệu quả – tổng thống Thiệu chẳng còn lòng dạ nào để đặt tên cho một đoạn quốc lộ 1, không quá 10 cây số, nằm lọt giữa con sông Bến Đá và sông Nhung bé tí trên bản đồ như thế, mà chỉ là tác phẩm của công chức phục vụ ở Ty Thông tin & Chiêu hồi tỉnh Quảng Trị, cố lấy chữ nhét vào miệng tổng thống. Dứt khoát, Nguyễn Văn Thiệu không là kẻ nặn từ đầu ra cái tên không mấy an lành và thanh tao ấy.
Sau khi đánh được thành, phá được địch và chiếm được đất, mặc dù chưa thắng được lòng dân, nhưng vào năm 1999, Bộ Quốc phòng đã xuất bản cuốn “55 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam” trong đó, ở phần đề cập đến chiến dịch tiến công Trị Thiên vào thời điểm Mùa Hè Đỏ Lửa ở Quảng Trị từ 30/03 đến 27/06/1972, Viện Lịch sử Quân sự chỉ viết ngắn gọn ở trang 324, với 219 chữ:
“Tư lệnh: Thiếu tướng Lê Trọng Tấn. Chính ủy: Thiếu tướng Lê Quang Đạo. Lực lượng tham gia chiến dịch: ba sư đoàn bộ binh (304, 308, 324) và hai trung đoàn độc lập, hai sư đoàn phòng không hỗn hợp (366, 377) gồm tám trung đoàn pháo cao xạ, hai trung đoàn tên lửa, chín trung đoàn pháo mặt đất, hai trung đoàn xe tăng thiết giáp, hai trung đoàn công binh và 16 tiểu đoàn đặc công, thông tin, vận tải. Từ 30/03 đến 5/04, ta phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài, giải phóng hai huyện Gio Linh, Cam Lộ, buộc địch phải rút khỏi tuyến phòng thủ đường số 9. Từ 10/04 đến 2/05, bộ đội ta tiếp tục thọc sâu, chia cắt, diệt từng tập đoàn quân địch phòng ngự ở Đông Hà, Ái Tử, La Vang, giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị.Từ 3/05 đến 27/06, các đơn vị củng cố vùng mới giải phóng, đánh địch phản kích.
Sau gần ba tháng chiến đấu liên tục, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 27.000 tên dịch, phá hủy 636 xe tăng thiết giáp, 1.870 xe quân sự, 419 khẩu pháo, bắn rơi và phá hủy 340 máy bay…, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị và ba xã thuộc huyện Hương Điền (Thừa Thiên)”.

Quay lại khúc phim hãi hùng
Tác phẩm mới nhất có đề cập tới 4 từ “Đại Lộ Kinh Hoàng”, là cuốn “Phóng viên Chiến trường” của 2 tác giả Dương Phục & Vũ Thanh Thủy, do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương vừa trình làng lần đầu hôm 15/05/2016 tại Houston. Là một phóng viên chiến trường vào sinh ra tử, kinh nghiệm trận mạc, Dương Phục là một trong ba sĩ quan Quân lực VNCH (cùng với thiếu tá Đinh Công Chất và thiếu tá Phạm Huấn), được vinh dự đại diện cho chính phủ và nhân dân miền Nam bay trên chiếc C-130 ra Hà Nội vào đầu năm 1973, trong tư cách là Ủy ban Liên hợp Quân sự 4 bên [Four-Party Joint Military Commission; ghi chú của NgyThanh], để giám sát thủ tục trao trả tù binh Hoa Kỳ từ phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong hồi ký của mình, ở phần nhắc lại “Đại lộ Kinh hoàng”, ký giả Dương Phục viết:
“Cuộc di tản hàng chục ngàn người tạo nên một đoàn rồng rắn suốt doạn đường dài trên Quốc Lộ 1, và không ngờ đã biến họ thành mục tiêu dễ nhắm của bom đạn Việt Cộng.
Không điều gì gây phản tác dụng cho một chiến thắng hơn là cảnh dân chúng lũ lượt quang gánh, bồng bế nhau liều chết chạy trốn đoàn quân chiến thắng. Cộng sản điên cuồng trước chuyện dân chúng bỏ đi nên không ngần ngại làm bất cứ gì để ngăn cản. Với thói quen chỉ biết dùng bạo lực như phương cách duy nhất để áp chế người dân, họ đã dùng đạn pháo như mưa sa để đe dọa, hy vọng níu kéo người dân Quảng Trị ở lại…

…Hành động bỏ phiếu bằng chân đó đã như cái tát vào mặt đoàn quân Cộng sản ở bất cứ cửa ngõ thành phố nào họ đặt chân tới. Cộng quân do đó đã không ngần ngại xả đạn pháo kích thẳng vào đoàn người di tản, từ đoạn Cầu Dài, Diên Sanh, kéo dài đến tận gần cầu Mỹ Chánh. Quân nhân chỉ là thiếu số hướng dẫn đoàn di tản, còn lại đa số là người dân thường, ông già, bà cả, phụ nữ, trẻ em và thương bệnh binh đang nằm điều trị tại các quân y viện.
…Khi Thủy và tôi đến được khu vực này, xác người đã nằm phơi sương giải nắng gần hai tháng trời. Mùi tử khí vẫn nồng nặc trong cơn gió nóng hổi của vùng đất khô cằn như sa mạc. Chúng tôi ngỡ ngàng không hiểu tại sao quá đông người có thể chết gục cùng một lúc khắp nơi như thế. Quan sát kỹ, tôi nhận ra đa số thi thể nạn nhân đều bị hàng ngàn mảnh vụn li ti như đinh vụn từ đầu đạn pháo của Cộng quân. Một viên đạn pháo kích bắn ra, những mẩu đinh vụn sắt lẻm nầy tung bay mọi phía với tốc độ tàn khốc và xuyên thủng cả những thành xe bằng sắt của đoàn quân xa miền Nam. Loại vũ khí nầy đã hạ gục ngay lập tức mọi người, chết sững trong cùng động tác mà họ đang hành xử đúng lúc đạn pháo bay tới.

Chưa bao giờ trong đời chúng tôi thấy nhiều người cùng chết một nơi như vậy… Trái tim tôi quặn thắt trong lòng và Thủy vội làm dấu thánh giá rồi quay mặt sang một bên nôn ọe. Gần chỗ tôi đứng là thi thể một người mẹ tay ôm chặt đứa con trong lòng, đứa nhỏ vẫn đang ngậm bầu vú mẹ. Cả hai mẹ con nằm bất động bên bờ đường quốc lộ như hai hình nộm xám đen của một sân khấu quái đản.
Nếu không tận mắt chứng kiến, khó ai có thể tưởng tượng được quang cảnh kinh khủng như thế nào. Xác người nằm vất vưởng khắp nơi. Đồ đạc và quần áo tung tóe phủ kín mặt đường. Xe hơi, gắn máy, xe đạp, kể cả xe đò, nằm ngổn ngang, lăn lóc. Gồng gánh, bao túi, tan nát tung tóe phơi bày hết mọi thứ bên trong. Tất cả mọi xe cộ, từ quân xa, xe jeep, xe hồng thập tự, đến xe đò, xe tư nhân, đều lởm chởm vết đạn xuyên lủng khắp trên các thành xe.
Có những đoạn không còn một chỗ nào trống cho nhóm báo chí chúng tôi đặt chân bước qua. Thủy, vừa gạt nước mắt ứa ra trên má, vừa thận trọng lò mò dò từng bước chân trên mỗi khúc đường. Chúng tôi phải tìm những cành cây làm gậy chống và nhẹ gạt các mảnh quần áo còng queo sang một bên, để biết chắc là mình đã không dẵm lên các xác người khô khốc sau cả tháng phơi bày sương gió.
Đa số xác người đã rữa nát thịt vì nắng mưa, chỉ còn da bọc lấy xương khô lép kẹp đen sậm như những hình nộm ma quái trong các loại phim kinh dị. Sâu bọ và côn trùng bay túa ra khi gậy của chúng tôi lia trúng những xác người ngổn ngang trên đường đi. Có cả một chiếc xe buýt bị pháo bắn nát đầy lỗ đạn li ti khắp thành xe. Mọi hành khách dường như đều tử thương tức khắc vì mọi người vẫn ngồi gục trong từng vị trí trên băng ghế.

Trách nhiệm của các tướng quân VNCH về cuộc thảm sát trên Đại Lộ Kinh Hoàng
Trước khi miền Nam Việt Nam thất thủ năm 1975, do sự tan rã của Sư đoàn 3 Bộ Binh, dẫn đến biến cố mất toàn bộ tỉnh Quảng Trị vào ngày đầu tháng 5/1972, dư luận và báo chí Sàigòn có khuynh hướng về hùa nhau, chê trách tài lãnh đạo của tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh sư đoàn xấu số nầy, và trút hết trách nhiệm, kể cả về nhiều ngàn thường dân bị giết trên đường tản cư, cho ông ấy.
Những ngày sau khi mất Quảng Trị, toàn dân rúng động, dân chúng Huế cũng nhanh chân ùa vào Đà Nẵng, Sàigòn, kéo theo tâm lý sa sút, và tinh thần chiến đấu bị khủng hoảng nơi thân nhân họ. Vào thời điểm ấy, việc cứu vãn các tỉnh miền trung không thể tựa vào các sư đoàn trừ bị thiện chiến như Nhảy Dù, TQLC hay các liên đoàn Biệt Động Quân – vì thực sự các quân số nầy đang vướng tay ở các chiến trường khác trên khắp nước. Tổng tư lệnh quân đội VNCH chỉ còn một thế cờ chót trước khi đầu hàng: một tên tuổi đủ tài thao lược và sạch sẽ để dùng làm liều thuốc cuối cùng. Thật may, ông đã tìm ra, và đã quyết định kịp thời. Ngày 4/05/1972, Trung tướng Ngô Quang Trưởng đang là tư lệnh Quân đoàn 4 ở miền đồng bằng sông Cửu Long nhận lệnh bay ra Đà Nẵng nhận chức tư lệnh Quân đoàn 1, thay tướng Hoàng Xuân Lãm.
Tướng Trưởng là người thanh liêm, ít nói, dám làm. Bằng chứng là ông đã cứu nguy được tình hình, và còn chỉ huy tái chiếm được cỗ thành Đinh Công Tráng, và tất cả lãnh thổ tỉnh Quảng Trị nằm ở phía Nam sông Thạch Hãn, rồi lầm lì im lặng. Mãi đến sau khi di tản sang Mỹ, vào thời gian được ban quân sử Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ mời, năm 1980 ông mới viết quyển “The Easter Offensive of 1972”, sau đó được Kiều Công Cự chuyển ngữ thành “Trận Chiến Trong Mùa Phục Sinh Năm 1972” ấn hành vào năm 2007, sau khi ông Trưởng đã qua đời. Chính tướng Trưởng lên tiếng bạch hóa vai trò của tướng Giai trong các diễn tiến mất Quảng Trị, dẫn đến dân chết thảm trên ĐLKH. Trong cuốn sách kể trên, tác giả viết:
“…Tướng Lãm đã không quan tâm đến những khó khăn mà tướng Giai gặp phải. Thái độ của ông hoàn toàn lạc quan… Thái độ lạc quan của tướng Lãm lại được thể hiện rõ nét qua biến cố ngày 9/04… Ở thời điểm nầy, trách nhiệm và quyền hạn của tướng Giai đã vượt xa hơn vị trí của một vị tư lệnh sư đoàn. Ông đã chỉ huy 2 trung đoàn BB Cơ hữu (TrĐ 2 và 57), điều động hành quân 2 LĐ/TQLC, 3 LĐ/BĐQ, 1 LĐ/Kỵ binh và những lực lượng diện địa của tỉnh Q. Trị. Như vậy ông ta có đủ quyền hạn trên 9 LĐ bao gồm khoảng 23 tiểu đoàn và những lực lượng diện địa… Nhưng có một điều cần lưu ý ở đây là tướng Lãm không tự cảm thấy vội vàng đến thăm viếng những vị chỉ huy dưới quyền của ông ở tại mặt trận hay những đơn vị tuyến đầu của QĐ1. Ông chỉ nghe thuyết trình về những diễn biến của trận đánh qua các bản báo cáo và ban hành những chỉ thị, những huấn lịnh cho ban tham mưu của ông. Tự bản thân ông không bao giờ đi thị sát tuyến phòng thủ của SĐ3 để hiểu rõ những trở ngại mà các đơn vị trưởng phải đối mặt…
…Căn cứ Ái Tử, phía bắc sông Thạch Hãn, là một chọn lựa không thích hợp về mặt chiến thuật. Trong suốt tháng Tư, đây là điểm mà pháo địch gửi đến hàng ngày đêm với một mức độ dữ dội. Cho nên Tư lệnh SĐ3 đã quyết định dời bộ tham mưu về phía nam của con sông Thạch Hãn, trong cỗ thành Quảng Trị. Ông ta chỉ hỏi ý kiến của vị cố vấn sư đoàn. Tướng Giai sợ rằng những cấp chỉ huy dưới quyền của ông biết được kế hoạch nầy, họ sẽ tìm cách phá hỏng bằng những hành động vội vàng nào đó. Ông ta cũng không thông báo kế hoạch nầy cho vị tư lệnh QĐ1. Đơn giản là ông ta muốn cẩn thận, muốn đặt mọi việc trước một sự đã rồi. Nhưng đó là một hành động gây tức giận cho tướng Lãm và sự bất tin cậy bắt đầu lớn dần giữa họ, khoảng cách càng lúc càng lớn cho đến những biến cố dồn dập xảy ra dẫn đến sự thất thủ của thành phố Quảng Trị…
…Trong vòng 4 giờ sau đó [ngày 1/05/1972, ghi chú của NgyThanh] những phòng tuyến của quân đội miền Nam đã đổ vỡ hoàn toàn… Sau cùng khi biết được những gì đã xảy ra, tướng Giai đã cùng ban tham mưu lên 3 chiếc M113 trong cố gắng bắt kịp đoàn người phía trước. Lúc đó những chiếc trực thăng Mỹ đã đến để di tản những toán cố vấn và những nhân viên người VN của họ. Tư lệnh SĐ3 muốn nhập vào đoàn người phía trước nhưng thất bại. Quốc Lộ 1 đầy cứng những người dân chạy loạn và những toán quân ô hợp và mọi loại xe cộ, quân đội và dân sự. Tất cả hốt hoảng tìm đường về Huế dưới những bức tường lửa dã man hung bạo của các loại pháo địch. Tướng Giai bị bắt buộc phải quay lại cỗ thành và sau đó ông ta và ban tham mưu được trực thăng Mỹ bốc đi…
Trên QL1, cả một dòng thác người chạy loạn, dân sự và binh lính tiếp tục xuôi nam. Con đường đã diễn ra một cảnh tượng tàn sát không thể nào tưởng tượng nổi. Những chiếc xe đủ các loại bốc cháy dữ dội. Những chiếc thiết giáp, GMC, xe nhỏ của quân đội và dân sự đầy cứng cả con đường không tài nào lưu thông được. Trong khi đó pháo binh địch mở ra một cuộc tàn sát đẫm máu không nương tay. Cho đến xế trưa hôm sau, cuộc thảm sát mới chấm dứt. Hàng nhiều ngàn người vô tội đã được tìm thấy trên đoạn đường dài của QL1 và sau đó báo chí đã đặt cho cái tên là “đại lộ kinh hoàng”. Sự khích động và sự thảm thương của cảnh nầy, cũng giống như cuộc tàn sát tập thể tại Huế hồi Tết Mậu Thân 1968 đã ám ảnh người dân phía bắc của Vùng 1 Chiến thuật một khoảng thời gian lâu dài”.

Người Mỹ có biết về cuộc thảm sát trên ĐLKH?
Đào bới núi sách báo viết về chiến tranh Việt Nam để tìm hiểu thêm về số người từ Quảng Trị chạy về Huế vào ngày 1/05/1972, chúng tôi đã may mắn bắt gặp được tấm ảnh duy nhất do thiếu tá Robert Sheridan, TQLC Mỹ chứng kiến và thu vào ống kính. Trong ảnh đăng kèm bài nầy, độc giả thấy máy ảnh được đặt ở góc tây bắc của cầu Bến Đá, ống kính hướng ra phía quận lỵ Hải Lăng, nơi đặt bản doanh Lữ đoàn 369TQLC trong cuộc hành quân tái chiếm QT vào tháng 7 và tháng 8/1972. Ảnh nầy lấy từ trang 195 trong cuốn “The Easter Offensive” (Trận Công kích Mùa Phục Sinh) của tác giả Gerald Turley được nhà xuất bản Presidio in vào năm 1985. Ở chương 18, ông đại tá nhân chứng trong tư cách cố vấn trưởng của SĐ3BB đã tường thuật:
“Lúc 12 giờ trưa [ngày 1/05, ghi chú của NgyThanh] tướng Giai tuyên bố tình hình kể như tuyệt vọng; thành phố không thể cầm cự dù bất cứ tình huống nào. Ngay sau đó, hai chiếc thiết vận xa chạy vào thành cỗ. Tức khắc, Giai cùng khoảng 25 sĩ quan cao cấp của ông trèo vào, hoặc ngổi bên trên các xe ấy để mở màn nỗ lực tẩu thoát về phía sông Mỹ Chánh. Hành động nầy bỗng dưng làm khoảng 18 quân nhân Mỹ bị bỏ rơi, phải trông chờ trực thăng đến di tản một cách vô vọng. Dave Brookbank và Glen Golden đã phải dùng kỹ năng của mình để lên kế hoạch chia nhau tử thủ cỗ thành. Đến 2g00, hai chiếc thiết vận xa chở Giai và đoàn tùy tùng quay lại cỗ thành. Hóa ra khi vừa ra khỏi thành phố mới chỉ được lối 1.5 km, xe của họ bị đối phương phác giác và tấn công. Đường thoát bị khóa, họ chỉ còn nước quay ngược về thành. Về tới, Giai tức thì gọi xin trực thăng để di tản ban tham mưu của mình… Bên trong cỗ thành, việc chuẩn bị di tản tiếp tục với tốc độ chớp nhoáng trong khi các cố vấn Mỹ đốt bỏ tài liệu mật càng nhiều càng tốt song song với phá hủy tối đa các đồ quân cụ. Lúc 3g20, máy phát điện nổ. Vẫn chưa biết liệu có được di tản kịp không, nhưng các cố vấn đã bắt đầu nghe thấy tiếng súng nhỏ ngay phía ngoài tường thành, mỗi lúc mỗi nhiều, và khu vực cũ ngoài phố bắt đầu bốc cháy. Đến 4g30, chuyến trực thăng đầu tiên sà xuống. Ông Giai và các sĩ quan thân cận nhảy vội lên. 4g32, máy bay rướn lên, chở theo 37 hành khách. Chiếc thứ nhì nhào xuống, trong vòng hai hoặc ba phút, đã mang đi 47 người. Chiếc thứ ba xuống, bốc 45 người còn lại, với đại tá Murdock và thiếu tá Golden, là 2 người sau cùng. Đến lượt chiếc thứ tư xuống, nhưng chỉ sau 30 giây, đã cất tàu trống lên khi các phi công biết là tất cả mọi người đã được cứu thoát. Cuộc di tản 129 quân nhân về Đà Nẵng đã kết thúc thành công. Thành phố bị cô lập và bỏ ngõ…
Trước đó, giữa sáng 29/04, hai đại úy George Philips và Bob Redlin lái xe Jeep tới bộ chỉ huy Lữ đoàn 369TQLC để bốc thiếu tá Sheridan. Philips nói, ‘Chúa Mẹ ơi, ông có thấy gì ngoài quốc lộ không? Cả mấy ngàn người dân đang chạy, bỏ Quảng Trị lại sau lưng. Ngòai đó, nhìn vào phía nam hay ngược ra bắc đều thấy dầy kín dân tỵ nạn.
Đoàn người cứ thế tiếp tục trong nhiều tiếng đồng hồ. Khoảng giữa trưa 29/04, pháo binh Bắc quân lại bắt đầu ào ào nhã đạn vào đoàn người ấy. Khi đêm xuống, người tỵ nạn băng qua các vị trí bố phòng của TQLC. Đột nhiên, lúc 9g đúng, trừ những người chậm chân bị tụt hậu lại đàng sau, đoàn ngươi bỗng dưng đứt đoạn. Đại tá Mũ xanh Phạm văn Chung không lâu sau đó đã nhận được tin nguyên nhân sự đứt đoạn là bởi Bắc quân đã thành công trong việc cắt đứt Quốc Lộ 1 ở phía nam thành phố. Vậy rõ ràng là họ đã chiếm được cây cầu qua sông Nhung [cầu Dài, hoặc cầu Trường Phước, ghi chú của NgyThanh] do một cánh quân Biệt Động trấn giữ. Và như thế, nhiều bộ phận của Sư đoàn 3BB đã bị nhốt cứng cách phòng tuyến Mỹ Chánh độ 8 km về phía bắc.”

Phóng viên Arnold Issacs của tờ Baltimore Sun có dịp đi qua đại lộ kinh hoàng, đã trông thấy tấn thảm kịch và ghi lại trong cuốn “Without Honor: Defeat in Vietnam and Cambodia” (Chẳng danh giá gì: Chiến bại ở Việt Nam và Cambodia):
“Ở phần mở màn của trận phản công, binh sĩ Nhảy dù VNCH đã chứng kiến một trong những cảnh tượng khủng khiếp nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh: những tàn dư của một đoàn công voa gồm vừa lính tráng vừa thường dân bị đốt cháy và bị xé banh xác do bị kẹt lại ở phía bên kia của cây cầu đã bị giật sập [cầu Bến Đá, ghi chú của NgyThanh] để rồi bị tiêu diệt trên hành trình trốn chạy khỏi tỉnh. Trên chiều dài của nhiều dặm đường, xe cộ bị xé toạc thành từng miếng nằm nối đuôi nhau thành một hàng dài hầu như không đứt lìa dọc cả hai bên lề đường. Trên chuyến xe Jeep nhồi nhét đầy ắp nhà báo chạy về hương bắc một vài ngày sau khi lính Nhảy Dù qua sông, tôi đếm được hơn 400 xác xe trong 3 cây số đầu tiên, và tôi thôi không đếm nữa trước khi tới hết cái đuôi của sự tàn phá. Quân xa thì bạt che mui bị đốt cháy hay đã bay mất, chỉ còn trơ các thanh đỡ mui trông giống các que xương sườn của một bầy khủng long. Xen kẽ giữa chúng là các xác xe tư nhân nằm lộn xuôi lộn ngược: xe đò thì bên hông lăm dăm các lỗ thủng do mảnh lựu đạn hay đạn súng trường, xe đạp xe gắn máy bị vặn cong hoặc gảy gọng từng khúc, xe lam thì chiếc cháy chiếc bị xé từng mảnh, xe hơi cháy đen, đèn pha bị hất tung ra ngoài chỉ còn các lổ trống như các hố mắt trên đầu lâu con người.”

Phần riêng thiếu tá Sheridan, ông ghi nhận những gì mà ông quan sát cảnh tượng vô bờ bến của tấn thảm kịch và sự tàn phá: “Đoàn người chạy giặc kéo dài hàng giờ và tôi nghĩ không đời nào còn có thể chứng kiến một hình ảnh tệ hại hơn khi mà vào sau giờ Ngọ, các pháo thủ của miền Bắc, vì lý do gì thì tôi sẽ không bao giờ hiểu thấu, đã khai hỏa các họng đại pháo trút đạn xuống đầu đoàn người. Hàng trăm người bị giết và bị thương, nhưng cái khối lúc nhúc người ấy tiếp tục ùn về phía nam. Chúng tôi không thể bắn trả vì tầm bắn của pháo binh địch xa hơn pháo của chúng tôi. Tất cả sự kính trọng tôi vẫn dành cho bộ đội Bắc Việt đã đánh mất từ hôm ấy. Các tiền sát viên của họ, những người chấm tọa độ và chỉnh bắn trận mưa pháo đã đến đủ gần để khẳng định rằng đa phần là dân thường và không thể là một lực lượng quân sự”.

Vòng tròn khép kín
44 năm trước, trong tuần lễ nầy, quốc lộ tử thần giữa cầu Bến Đá và cầu Trường Phước bốc mùi tử khí. Thật là một trùng hợp lịch sử: trong tháng 7 năm nay, cuốn nhật ký chiến tranh Mùa Hè Cháy của tác giả Quý Hải, nguyên là một đại tá của Quân đội Nhân Dân, đã được tái bản.
Sáng 1/07/1972, khi tôi từ Huế theo chân phóng viên chiến trường Đoàn Kế Tường đến cầu Bến Đá nằm ở phía bắc phòng tuyến Mỹ Chánh, thì cầu xe đã bị giật sập như các nhân chứng khác đã tường thuật. Thấy khu vực hai đầu cầu vắng lặng, không có lính Nhảy Dù phòng ngự trong các hố cá nhân và giao thông hào, chúng tôi phán đoán là phía VNCH đã đẩy được đối phương lùi lại một khoảng, nên rũ nhau bò qua chiếc cầu sắt xe lửa cũng đã gãy gục thành hình chữ V xuống nước, nhưng vẫn có thể bò qua được, nếu may mắn trên thành cầu không bị cài mìn hay lựu đạn. Với một chút liều lĩnh và hiếu thắng của tuổi trẻ, chúng tôi đã bò qua dễ dàng. Ngay đầu cầu phía bên kia của quốc lộ, là một bãi mìn dày đặc, do công binh VNCH cài một cách công khai, ngụ ý đe dọa để ngăn chặn đối phương hơn là nhằm sát thương. Bắt đầu từ bãi mìn hướng ra phía bắc, là dãy xe nhà binh, xe dân sự, xe đạp, xe gắn máy và la liệt xác người như trong tấm hình duy nhất mà tôi còn giữ lại được cho những sử gia nghiên cứu về sau. Sau nhiều năm tìm tòi, tôi thấy cần bảo lưu tấm hình không đạt yêu cầu nghệ thuật của mình, vì ngoài một tấm thứ nhì do thiếu tá cố vấn Robert Sheridan thuộc TQLC Mỹ chụp, tất cả các hình ảnh “đại lộ kinh hoàng” còn lại đều được chụp sau khi Công binh Chiến đấu của Trung tá Trần Đức Vạn đã bắt xong cầu dã chiến qua sông Bến Đá, để mang xe ủi qua sông, cào một dãi khá rộng giữa lòng đường làm tuyến tiếp viện binh sĩ, súng đạn và thực phẩm cho tiền quân. Nhờ có cầu dã chiến, các phóng viên khác đến sau chúng tôi không phải bò qua cầu sắt, nhưng họ lỡ dịp may ghi vào ống kính tình trạng nguyên vẹn của cảnh tượng mà tôi đặt tên là “đại lộ kinh hoàng” trong cú điện thoại gọi về tòa soạn Sóng Thần từ bưu điện Huế trong đêm 1/07/1972.
Nhưng Tường và tôi vẫn là những kẻ đến muộn những 2 tháng sau khi đã xẩy ra cảnh tượng kinh hoàng. Người biết về cảnh tượng rùng rợn nầy trước chúng tôi chính là vị sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 38 Pháo binh Bông Lau của miền Bắc, người ra lệnh từ đài quan sát ở cao điểm 132, và chịu trách nhiệm trên từng viên đạn pháo tầm xa, trong cuộc chiến nhằm “giải phóng nhân dân khỏi sự kềm kẹp của Mỹ Ngụy”.
*

Trong cuốn Mùa Hè Cháy, tác giả Quý Hải, bây giờ mang quân hàm đại tá, đã chỉ viết đúng một câu ngắn: “Dọc đường số 1 hàng trăm xe ngổn ngang, địch bỏ chạy. Máy bay địch thâm độc thả bom vào những đoàn xe để phi tang, bất kể lính của chúng bị thương còn ngổn ngang. Xe cháy nghi ngút.”
Là một trong hai nhà báo đầu tiên đặt chân đến và đặt cho địa ngục trần gian ấy cái tên “đại lộ kinh hoàng”, tôi thấy cái vòng tròn bao quanh cánh đồng chết giữa 2 cây cầu Bến Đá và Trường Phước nay đã có thể khép kín, nếu người đặt tên là tôi, và cha đẻ của tác phẩm vấy máu chấp nhận ngồi đối diện nhau, cũng như đối diện với các oan hồn đã bị thảm sát.
Khi ngồi trước mặt nhau, tôi, một quân nhân mang cấp bậc Binh Nhất của miền Nam, chỉ xin phép thưa với thiếu tá pháo binh Nguyễn Quý Hải vài điều thật giản dị.
Thứ nhất, hố bom do máy bay thả xuống và hố đạn pháo binh sau khi bị kích hỏa, tôi nghĩ là không thể trộn lẫn với nhau. Nhưng kiến thức của một Binh Nhất miền Nam có thể rất hạn hẹp, hay lầm lẫn; đề nghị thiếu tá hỏi lại thủ trưởng của mình, trung đoàn trưởng Cao Sơn. Là người đi suốt chiều dài tử lộ từ sông Bến Đá đến sông Nhung, tôi khẳng định với người anh hùng Bông Lau [dám tấn phong liệt sĩ cho khẩu đội trưởng Nhúng, Trọng và đồng đội đã hy sinh tại trận địa ngày 22/04/1972 mà không cần chờ chính phủ ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 1/06/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng] – rằng, trên mặt đường nhựa ấy, chỉ có xác chết và xác xe, không có một hố bom, dù là loại bom nhỏ nhất.
Thứ nhì, cây kim trong đống rơm còn có lúc phải thò ra ánh sáng, nữa là đoạn từ lộ dài trên 5km, xác xe đan vào nhau từ vệ đường bên nầy sang bên kia, bề ngang còn lớn hơn cả đoạn Bát Đạt Lĩnh (八達嶺) của Vạn Lý Trường Thành, hà tất từ quỹ đạo địa cầu cũng có thể thấy đại lộ kinh hoàng. Hay là ông đại tá Bắc Việt chưa có đủ thông tin, hoặc giả thông tin chưa chuẩn xác về những nạn nhân của Bông Lau, chủ yếu là dân thường?
Tôi xin kể một mẩu tin ngắn để mua vui cho người hùng Bông Lau: mới đây thôi ngày 31/05/2016, tại giao lộ Briardale và Brook Canyon trong thành phố Charlotte, bang Bắc Carolina, một chị tài xế, để tránh khỏi cán một con mèo trên đường, đã làm chiếc xe buýt chở học sinh của chị lạc tay lái, húc văng một xe hơi đang đổ bên đường, rồi lao vào một căn nhà, gây thương tích cho 14 học sinh và bản thân chị. Chuyện nầy nhỏ như chuyện xe cán chó chó cán xe bên mình, chẳng ai buồn nhớ lại sau khi đọc cái tin, vì tránh không sát hại thú vật đã trở thánh nếp sống văn minh của con người. Thành thử, đoạn văn mà nhà văn đại tá dùng để kết án Mỹ ngụy thâm độc dùng máy bay thả bom vào những đoàn xe để phi tang, tôi không nghĩ là có cơ sở, sẽ có ai tin, mà tự nó vạch trần cho người đọc thấy được một nỗ lực lấp liếm, tráo trở kém trình độ. Muốn có người tin, e rằng trước tiến cần thu hồi toàn bộ sách Mùa Hè Cháy đã in, để hiệu đính vô số lỗi văn phạm, lỗi cú pháp và cách hành văn tối nghĩa như mõm chó, cũng như phải sửa lại đoạn vừa trích dẫn, vì chỉ vỏn vẹn có 40 từ, mà nhà văn lớn đã vấp phải lỗi điệp ngữ vĩ đại.

Thưa Đại tá Quý Hải:
Chiến tranh lùi lại sau lưng chúng ta đã 41 năm. Chuyện chết chóc và đau thương đã trở thành quá khứ. Nay người dân đang cần những tác phẩm mang tính chính sử, chứ không là ngụy sử. Nếu những trách nhiệm mà tướng Thân Trọng Một gây cho người dân Huế có thân nhân bị chôn sống hồi Mậu Thân đến nay vẫn trong diện ưu tiên cần né tránh, thì chắc chắn việc đại tá ra lệnh và sửa bắn, làm chết ít ra 1.841 người mà chính tay chúng tôi lượm được xác ba tháng sau đó – cũng chưa cần phải đưa đại tá ra trước vành móng ngựa của Tòa án Hình sự Quốc tế ở Hà Lan, để trả lời về tội ác chiến tranh, hay tội ác chống lại loài người. Mặc dù thiếu tá Robert Sheridan viết “Tất cả sự kính trọng tôi vẫn dành cho bộ đội Bắc Việt đã đánh mất từ hôm ấy”, nhưng là người Việt Nam với nhau, tôi sẽ sẵn sàng bày tỏ lòng kính trọng của mình dành cho tập thể Quân đội Nhân dân, trong đó có đại tá – với điều kiện đại tá nhận lời mời gọi kính cẩn của tôi, để mang vòng hoa trắng, đến thăm đài tưởng niệm các nạn nhân đã bị giết oan, và cầu cho oan hồn họ tiêu diêu cõi vĩnh hằng. Nếu dám đến, với sự hối tiếc chân thành, và với tư cách là người gây ra biến cố “Đại Lộ Kinh Hoàng”, tôi cho rằng đại tá Nguyễn Quý Hải xứng đáng được tha bổng.

NgyThanh
1/07/2016



Những mũi giáo đâm sau lưng

Đỗ Hồng (Danlambao) - Vào những ngày tháng này, hầu như khắp miền Trung Việt Nam đều biến thành những “Đại Lộ Kinh Hoàng” với những cuộc chạy giặc đẫm máu. Người dân đã bỏ tất cả ruộng vườn, nhà cửa, băng rừng vượt suối mong thoát nạn cộng sản và tìm về nơi chốn bình yên. Sau cuộc chơi “thấu cấy” sai lầm từ Dinh Độc Lập nhắm vào Ban Mê Thuột, lòng dân ly tán và tinh thần binh sĩ suy sụp trầm trọng, nhất là từ lúc một số cấp chỉ huy đào ngũ ra đi. Tình trạng bi đát này đã dẫn tới biến cố 30 tháng tư với cuộc sụp đổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Sự sụp đổ của một chế độ nhân bản không phải chỉ do người Mỹ quay lưng và “đồng minh tháo chạy”, mà còn do những mũi giáo đâm thẳng sau lưng dân tộc.
Những mũi giáo đó ẩn hiện khắp miền Nam VN. Nếu cho rằng đó là những kẻ, hay gia đình họ, đã nhờ được hưởng tự do và ít nhiều ơn mưa móc từ chế độ VNCH mà cuộc sống của họ tương đối sung túc thì họ có thể được gọi là những kẻ “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”.
Một số tập kết ra Bắc và nhiều tên khác ở lại nằm vùng trong Nam. Họ trà trộn, luồn lách vào các cơ quan công quyền, quốc hội và quân đội. Họ đóng vai những nhà báo khuynh tả. Họ mặc áo nghệ sĩ. Họ đội lốt tôn giáo. Họ mang hia đội mão trí thức. Họ thậm chí đi xuống tận cùng giai cấp xã hội để làm công nhân lao động nghèo khổ. Họ có khi là những người trẻ, nhẹ dạ, bị tuyên truyền, nhồi nhét những điều huyễn mị về chủ nghĩa cộng sản.
Những phần tử này được liệt vào thành phần thứ năm sau 4 cái ngu mà dân gian vẫn thường hay nói tới, khiến câu ca dao bình dân có thể được thêm vào như sau:
Trên đời có bốn cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu
Thứ năm ngu nhưng lại đứng đầu
Đó là cuồng tín theo hầu cộng nô
Những người nổi tiếng gia nhập đảng cộng sản như: Nguyễn Thị Bình (Sa Đéc), Nguyễn Tấn Dũng (Cà Mau), Nguyễn Thị Định (Bến Tre), Nguyễn Hộ (Gò Vấp), Phan Văn Khải (Củ Chi), Võ Văn Kiệt (Vĩnh Long)… đều là gốc người miền Nam và chính họ hay gia đình họ đã từng hưởng trực tiếp hay gián tiếp ơn mưa móc của chính phủ VNCH.
Vào ngày 20/12/1960, con bài “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN” (MTDTGPMN) ra đời để bắt đầu quấy rối cuộc sống yên bình của dân chúng miền Nam. Những tên gạo cội của mặt trận này gồm có: Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Phùng Văn Cung, Võ Chí Công, Đại đức Sơn Vọng, Trần Nam Trung, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Bạch Đằng, Phan Văn Đáng, Nguyễn Hữu Thế, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Thị Định, Thích Thượng Hào, Nguyễn Văn Ngợi, Lê Quang Thành, Đặng Trần Thi, Trần Bửu Kiếm…
Sau đó, cái quái thai “MTDTGPMNVN” của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) này đã đẻ ra cái gọi là “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” (CPCMLTCHMNVN) với những tên chủ chốt như: Huỳnh Tấn Phát, Phùng Văn Cung, Trần Bửu Kiếm, Trần Nam Trung, Nguyễn Thị Bình, Cao Văn Bổn, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Văn Kiết, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng, Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Thích Đôn Hậu…

Có lẽ cần mở ngoặc để nói đôi điều cái quái thai “MTDTGPMNVN”. Thế giới lúc bấy giờ đều gọi họ là Việt Cộng (VC), theo người Mỹ, trong khi người Việt gọi Việt Cộng là để chỉ chung Cộng Sản Việt Nam từ Nam chí Bắc. Không biết người Mỹ có cố tình gọi VC chỉ để nhắm vào phần tử của “MTDTGPMNVN” hay không mà khi tổ chức hội đàm Paris, họ lại dành cho mặt trận này một chỗ ngồi ngang hàng với VNCH. Cuộc hội đàm 4 bên thật sự không đúng nghĩa bởi vì 4 bên đó phải là Trung Cộng hay/và Liên Xô (nước đỡ đầu cho CSVN trong cuộc chiến) đối đầu với Mỹ (đại diện cho phe đồng minh) và VN Dân Chủ Cộng Hòa (hay CSBV) đối đầu với VNCH. Vì thế, Hiệp Định Paris 27/1/1973 được ra đời trong sự thua thiệt bất công nghiêng về phía VNCH. CSBV với sự yểm trợ mạnh mẽ cả về vũ khí, tài chính lẫn nhân sự từ Trung Cộng và Liên Xô, đã trắng trợn vi phạm hiệp định này trong khi VNCH bị cúp mất viện trợ từ Mỹ nên đã ngậm ngùi bị bức tử vào ngày 30/4/1975. Phong trào phản chiến lớn rộng tại Mỹ và nhiều nơi, kể cả VN, đã có nhận định quá sai lầm về cuộc chiến. Họ không chống kẻ xâm lăng gây chiến mà lại chống người tự vệ chính đáng. Bốn mươi lăm năm đã trôi qua kể từ ngày ký hiệp định Paris với những đau khổ triền miên dành cho một dân tộc bất hạnh sau ngày Sài Gòn bị thất thủ. Đã có những nỗ lực đáng trân trọng để phục hoạt hiệp định Paris trong gần như vô vọng. Trước đó, những kẻ nằm mơ giữa ban ngày về cái gọi là “miền Nam trung lập” thuộc MTDTGPMN và CPCMLTMNVN đã vỡ mộng vì cả hai tổ chức này đều bị chính thức khai tử không kèn không trống vào ngày 2/7/1976.

Trở lại với những mũi giáo oan nghiệt đâm sau lưng, từ Dinh Độc Lập, có các cố vấn của Tổng Thống VNCH như Huỳnh Văn Trọng, Vũ Ngọc Nhạ... Điều đáng lưu ý là những tên này cùng đồng bọn gồm 20 tên khác từng bị bắt nhốt bởi Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung phối hợp với Ty Công An Huế thời Đệ Nhất Cộng Hòa, nhưng đến ngày 1/11/1963, Hội Đồng Cách Mạng của Tướng Dương Văn Minh thả ra và sau đó họ đã len lỏi vào các cơ quan trọng yếu của VNCH.
Trong hàng ngũ sĩ quan cao cấp quân lực VNCH, có Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát, Nguyễn Hữu Hạnh… và vô số binh sĩ cũng như sĩ quan VNCH âm thầm làm việc tiếp tay cho CSVN, như Nguyễn Thành Trung, thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh…
Nằm vùng tại Quốc Hội VNCH có cái gọi là thành phần thứ ba và Dân Biểu Đối Lập như Dương Văn Ba, Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Ngô Bá Thành (Phạm Thị Thanh Vân), Kiều Mộng Thu, Hồng Sơn Đông, Nguyễn Văn Hàm, Đinh Văn Đệ…
Một số phần tử này cũng là những nhà báo thiên tả như Ngô Công Đức (Tin Sáng), Hồng Sơn Đông (Điện Tín) hợp cùng Chân Tín (Đối Diện), Họa Sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành), Phạm Xuân Ẩn (các báo ngoại quốc như Time, New York Herald Tribune…)… Vào đầu năm 1970, có khoảng 36 tờ báo tư nhân ở miền Nam, nhưng có rất ít báo của nhà nước, chẳng hạn như tờ Tiền Tuyến. Lợi dụng tự do báo chí, nhiều nhà báo thiên tả đã công khai đả phá chính phủ VNCH và cá nhân của TT Nguyễn Văn Thiệu. Thậm chí họ còn tổ chức diễn biến “ký giả xuống đường đi ăn mày” vào ngày 10/10/1974 để phản đối sắc luật 007 qui định về tiền ký quỹ ra báo.
Những mũi giáo đâm sau lưng còn phát xuất từ những kẻ đội lốt nghệ sĩ mà điển hình là Kim Cương, kẻ được cho là mang cấp bậc Thượng Tá của VC mặc dù bà ta phủ nhận điều này, nhưng có lẽ chẳng mấy ai tin. Ngoài ra, còn có một số nhạc sĩ nổi tiếng phản chiến như Trịnh Công Sơn (TCS), Trương Quốc Khánh, Tôn Thất Lập… Riêng TCS được xem là thiên tài âm nhạc và phù thủy ngôn ngữ, nhưng rất tiếc những tinh hoa đó lại phục vụ cho chế độ man rợ cộng sản.
Mặc lớp áo thầy tu, những mũi giáo đó đã lũng đoạn hàng ngũ quốc gia miền Nam. Những tay nổi bật trong thành phần này từ Thích Trí Quang cho tới Thích Nhất Hạnh, Chân Tín, ni sư Huỳnh Liên, Phan Khắc Từ, Trần Hữu Thanh… đều tích cực nối giáo cho giặc bằng mọi hình thức như xách động xuống đường, tuyệt thực, tự thiêu... dưới chiêu bài chống độc tài gia đình trị (thời đệ nhất Cộng Hòa), đòi quyền sống, đòi hòa bình, viết báo công kích chính phủ, chống tham nhũng (thời đệ nhị Cộng Hòa)…
Thành phần trí thức thiên tả miền Nam góp phần phá nát chính thể dân chủ của người quốc gia có khá nhiều, tiêu biểu như: Trương Bá Cần, Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Thế Uyên, Thế Nguyên, Duy Lam, Nguyễn Hữu Chung, Lê Văn Hảo, Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Mai Văn Lễ, Cao Huy Thuần…
Thành phần năng động nhất ở miền Nam gây khó khăn cho chính phủ VNCH ở hậu phương Sài Gòn là các học sinh sinh viên thiên tả như: Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Thị Quế Hương, Võ Như Lanh, Phan Kim Hạnh, Dương Văn Đầy, Trịnh Đình Ban… Ở miền Trung có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân… Ngoài ra, còn có một số lãnh tụ sinh viên ở Sài Gòn chuyên cầm đầu những cuộc xuống đường rầm rộ ở Sài Gòn như Nguyễn Văn Thắng (cựu SV Sư Phạm Sài Gòn), Đoàn Kỉnh (Đại Học Khoa Học SG) mà lý lịch không rõ là người quốc gia hay thân cộng.
Những mũi giáo đâm sau lưng dân tộc còn có vô số những tay nằm vùng hành nghề lao động tay chân như lái tắc xi, đạp xích lô… và thậm chí còn có những kẻ được gọi bằng danh xưng mỹ miều “bà mẹ chiến sĩ”. Sau ngày 30/4, bọn này xuất đầu lộ diện thành những tên VC mang băng đỏ trên cánh tay chỉ đường cho CSBV tiến vào Sài Gòn và sau đó giữ những chức vụ tại hạ tầng cơ sở hay trung ương.

Trên đây là những mũi giáo đâm sau lưng được người dân nhận diện ra tại Sài Gòn, không kể đến những kẻ khác hoạt động bí mật rải rác khắp miền Nam.
Những kẻ này đã góp phần lật đổ chế độ nhân bản VNCH và xây dựng nên một chế độ man di, tàn bạo gây thống khổ cho toàn dân suốt gần 43 năm dài.
Những kẻ nối giáo cho giặc cộng sau năm 1975 đều bị vắt chanh bỏ vỏ một cách không thương tiếc. Một số đấm ngực ăn năn thì đã quá muộn màng.
Ngay cả sau biến cố 30/4, trong làn sóng tị nạn ra hải ngoại cũng có không ít phần tử cộng sản trà trộn hay hoạt động ngầm cho VC dưới hình thức tôn giáo vận, văn hóa vận…
Rút tỉa kinh nghiệm sống chung với những mũi giáo phản trắc suốt mấy chục năm ở trong nước, đồng bào hải ngoại cần vạch mặt chỉ tên những kẻ này để vận động chính quyền sở tại tống cổ chúng về nước hầu duy trì cuộc sống yên bình cho cộng đồng.
Trong khi đó, đồng bào quốc nội hãy nhớ kỹ mặt những tên bán nước hại dân để chờ một ngày lôi chúng ra đền tội trước dân tộc.
Và ngày đó sẽ không còn xa nữa!
31/3/2018

Đỗ Hồng
danlambaovn.blogspot.com


Trung Tướng Tư Lệnh Không Quân VNCH Trần Văn Minh:

"Sự thật đời tôi"

image024

Trung Tướng Trần Văn Minh
Số Quân 52A/600084
Sinh ngày 21-07-1932 tại Bạc Liêu - Tạ thế ngày 27-08-1997 tại San Jose, Bắc California. Thọ 65 tuổi.
Ông giữ chức Tư Lệnh lâu nhất so với các vị tiền nhiệm và cũng là Tư Lệnh cuối cùng của Quân Chủng Không Quân cho đến khi ra hải ngoại. Cuộc sống thay đổi tại Mỹ vẫn không đổi thay tấm lòng thương yêu màu cờ sắc áo. Tình chiến hữu của ông đối với các anh em vẫn đậm đà như sự kính trọng của các cựu thuộc cấp đối với ông. Câu châm ngôn ông thường tự nhủ và nhắc nhở các chiến hữu Không Quân là “Không Quân không bỏ anh em, không quên bạn bè”. Nhờ thế cộng với tính tình bình dị và khiêm tốn, ông được Không Quân hải ngoại xem như biểu tượng của Quân Chủng, được nhiều cảm tình qúi mến của tất cả mọi người.
Ông Trần Văn Minh là một người lính cầm bút có tên tuổi trong giới văn nghệ sĩ quân đội. Ông viết văn, làm thơ đăng trong các tập san Không Quân ký dưới nhiều bút hiệu như: Trần Trụ Y, Trần Mộng Thường, Mđ, Cô Dương v.v... và có 3 tác phẩm đã xuất bản với tên thật làm bút hiệu:
- Chết Non, tập truyện, xuất bản năm 1967, tái bản 1974.
- Trong Đục, tập truyện, xuất bản năm 1973.
- Chốn Lao Xao, tập truyện, xuất bản năm 1998 tại San Jose, California.
Những bài thơ ông sáng tác phản ảnh chất hài hước trong nghịch cảnh, vui tếu trong gian nan, biểu tượng sức sống trẻ trung của một Quân Chủng oai hùng hào hoa mà ông từng là cánh chim đầu đàn.

Để tôi kể bạn nghe về sự thật của tôi. Đó không phải là sự thật về bất cứ sĩ quan hay ông tướng ông tá người Việt nào. Nó không phải là sự thật về một chính khách người Việt nào. Nó chẳng là sự thật về gia đình tôi hay bạn bè tôi.
Nhưng nãy giờ tôi đang nói về sự thật của tôi. Đó là những gì tôi đã thấy và tôi đã tin. Đó là sự thật của tôi. Câu trả lời cho thảm kịch thất trận của miền Nam Việt Nam thật đơn giản. Nó có thể tóm gọn với hai chữ “không đủ”. Chúng tôi không có đủ tiếp liệu trong những tuần cuối cùng của cuộc chiến. Và chúng tôi không có đủ lính. Chỉ có thế. Đó là toàn bộ vấn đề. Không đủ.
Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận vì chúng tôi tham nhũng. Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt Nam. Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường và trong một vài đơn vị quân đội. Nhưng dứt khoát không có tham nhũng trong Không Quân. Những người lính không quân tin vào Tổ Quốc Không Gian, và họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi.
Vấn đề sinh tử là chúng tôi không còn cơ phận và cũng không có nhiên liệu. Chúng tôi bị thiếu hụt nhiên liệu trong những ngày cuối cuộc chiến. Vì vậy mà chúng tôi không thể cất cánh. Không lực chúng tôi bị nằm ụ dưới đất. Thế mà người Mỹ, có computer với đầy đủ dữ kiện. Họ nói rằng chúng tôi có đủ. Họ cả quyết là chúng tôi có đủ nhiên liệu và đồ phụ tùng. Họ cả quyết trên cơ sở chính trị. Họ không cả quyết trên cơ sở thực tế.
Tất cả những gì chúng tôi cần đến là tiếp vận. Có tiếp liệu mới đánh đấm được. Khi mà hàng tiếp liệu không được chuyển giao, thì tinh thần chiến đấu của sĩ quan và binh lính chúng tôi sẽ xuống thấp. Ai cũng thấy là đồ tiếp liệu đang cạn kiệt. Họ biết chúng tôi sẽ hết sạch. Và khi họ thấy như vậy, họ sẽ biết là chúng tôi đang bị đồng minh thân thiết bỏ rơi. Và rồi họ sẽ mất sạch tinh thần chiến đấu. Tôi chưa bao giờ nghĩ là đồng minh sẽ lừa dối và bỏ rơi chúng tôi. Tôi nghĩ đến Bá Linh và Đại Hàn khi nghĩ đến các giải pháp của người Mỹ. Và tôi thấy người Mỹ đã bảo vệ họ. Tôi nghĩ là chúng tôi, là tiền đồn của thế giới tự do, rồi cũng được bảo vệ như thế. Đại sứ Graham Martin nói đi nói lại là Mỹ sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng tôi. Ổng nói là chúng tôi nên tin như thế.

Những gì đã xảy ra vào phút cuối đã như một vài người Mỹ đã nói trước. Chúng tôi thua trận nhanh hơn Bắc quân có thể thắng. Đúng vậy. Tôi coi sách lược của Tổng Thống Thiệu là bỏ rơi vùng cao nguyên sau khi mất Ban Mê Thuột là một chiến thuật hay. Nhưng nếu chúng ta được tiếp vận hợp lý, thì tinh thần chiến đấu của chúng ta vẫn còn, và chúng ta có thể tái phối trí quân đội để tiếp tục chiến đấu.
Khi Tổng Thống Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng Tư, tôi đã nghĩ đó là dấu hiệu lạc quan. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có những thỏa ước mới, những chế độ mới. Phó Tổng Thống Hương trở thành Tổng Thống. Ông là một nhà giáo lão thành đáng kính. Ông là một người trung thực.
Nhưng rồi ông giao quyền Tổng Thống cho tướng Dương Văn Minh. Một vài người chúng tôi tin rằng tướng Minh có thể đạt được những thỏa ước hòa bình. Nhưng chúng tôi cũng nghĩ tình hình đang diễn ra là một bóng đen hắc ám. Chúng tôi tin rằng người Việt sẽ không còn tự quyết một điều gì. Bất cứ điều gì, chúng tôi tin chắc rằng, phải được quyết định sau bức màn siêu quyền lực. Người Mỹ, người Nga, người Tàu - chúng tôi tin chắc là thế - sẽ quyết định số phận của Việt Nam. Chúng tôi đã chờ đợi ngày này qua ngày khác mới thấy những điều họ đã âm mưu. Chúng tôi nghĩ một phần trong những âm mưu đó là người Mỹ sẽ ngưng cung cấp hàng tiếp liệu cho chúng tôi.

Trong những ngày cuối cùng của VNCH nhiều lần tôi đã có nói chuyện với tướng Nguyễn Cao Kỳ. Và nhiều lần ông đã yêu cầu tôi làm đảo chánh. Ông nói: “Hãy cẩn thận. Người Mỹ đang bảo vệ Tổng Thống Thiệu. Đừng để họ biết kế hoạch của các anh”. Rồi khi tôi gặp ổng vài ngày sau đó, ổng lại yêu cầu tôi: “Khi nào thì anh cầm đầu cuộc đảo chánh? Khi nào thì đảo chánh?”. Tôi nói với ổng là tôi không muốn cầm đầu đảo chánh. Tôi hỏi ông ấy là ông có muốn đảo chánh không? Và ổng nói không, không muốn. Ông nói là ông nghĩ tôi muốn. Ổng quá cẩn thận. Ông muốn tôi cầm đầu đảo chánh để ông trở thành lãnh đạo mới của đất nước. Nhưng điều mà tướng Kỳ không thể nào hiểu được là tôi và binh lính của tôi sẽ không trung thành với ai cả. Chúng tôi chỉ trung thành với Tổ Quốc. Chúng tôi trung thành với Việt Nam, Chúng tôi yêu Việt Nam. Rất nhiều người lính chúng tôi đã chết cho Việt Nam. Họ đã chiến đấu và chết không vì bất cứ ai, mà cho Việt Nam.

Trong một cuốn hồi ký tướng Kỳ nói là tôi đã đến nhà ổng và nói là tôi sẽ trung thành với ổng bằng bất cứ giá nào. Ông nói tôi đã nói với ổng là người của Tòa Đại Sứ Mỹ đang đút tiền cho tôi để thăm dò ông cho Mỹ. Không có điều nào đúng cả. Không hề có ai đưa tiền cho tôi cả - đặc biệt là người của Tòa Đại Sứ Mỹ. Và tôi không hề có chuyện đàm phán nào với tướng Kỳ. Đọc nó rất buồn cười. Tại sao ổng lại bịa ra những điều này trong cuốn hồi ký? Ông moi những chuyện này ở đâu ra vậy? Có thể là ông đang nhắm tới một ai đó chớ không phải tôi. Ông không được bịa chuyện về tôi.

Gần trưa ngày 29 tháng Tư, tôi nhận một cuộc điện gọi từ cơ quan DAO nói rằng sẽ có một cuộc họp giữa Mỹ và các cấp chỉ huy của VNAF. Tôi qua cơ quan DAO với nhiều người nữa. Chúng tôi được đưa vào một gian phòng. Rồi người ta để chúng tôi ngồi đó một lúc lâu. Chúng tôi nghĩ Đại Sứ Martin hoặc tướng Homer Smith (Tùy Viên Quân Sự) hoặc ai đó sẽ thuyết trình một kế hoạch đẩy lui Cộng quân. Nhưng chẳng có ai thuyết trình cả. Không có ai thuyết trình cho tới xế trưa. Sau khi chúng tôi đi vào khu vực cơ quan DAO thì một người lính gác đã tước vũ khí của chúng tôi. Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đó. Rồi cuối cùng cũng có một người, mặc đồ sĩ quan, bước vào phòng và nói: “Đã kết thúc rồi, thưa tướng Minh. Một trực thăng đang đợi ngoài kia sẽ đưa ông đi”. Chúng tôi bước ra chiếc trực thăng. Nó đưa chúng tôi bay ra chiếc Blue Ridge ngoài biển Đông.
Một Đại Tá Không Quân Mỹ đang ngồi trên tàu với tôi. Ông ta ngồi kế bên tôi. Ổng khóc suốt chuyến bay. Ổng không nói được. Nhưng ông ấy đã viết gì đó lên một mảnh giấy rồi đưa cho tôi. Tôi đọc: “Thưa tướng quân, tôi rất tiếc”. Tôi vẫn còn giữ mảnh giấy đó cho tới ngày hôm nay. Tôi sẽ giữ mảnh giấy đó suốt đời. Tôi sẽ luôn nhớ tới chuyến bay buồn thảm ra chiến hạm Blue Ridge.
Đối với những người theo đạo Phật như chúng tôi, chúng tôi tin rằng thượng đế đã an bài mọi sự.

Chúng tôi tin rằng chúng tôi phải chịu nhiều đau khổ trong cuộc đời này bởi vì kiếp trước chúng tôi đã tạo nhiều ác nghiệp. Tôi tin rằng trong cái kiếp trước mà tôi không nhớ nổi chắc là tôi đã phạm nhiều điều sai quấy. Đó là lý do tại sao chuyện ác lai này lại báo ứng với tôi và với quê hương tôi. Đôi khi chúng ta có thể cưỡng lại số phận nếu chúng ta hành thiện và chỉ làm những điều lương tâm sai bảo. Đó là những gì tôi đang cố tu thân. Tôi phải cố tu thân và làm những gì hợp với lương tâm.
Nhưng từ khi đất nước tôi sụp đổ, tâm hồn tôi đã hóa ra tan nát. Trong 20 năm qua thâm tâm tôi đã cảm thấy trĩu nặng nỗi buồn đau và trống vắng. Nó vẫn không phai đi. Tôi cảm thấy nó hằng ngày. Không một ngày nào trôi qua trong đời mà tôi không nhớ về Việt Nam.
Trung Tướng Trần Văn Minh

 

Đăng ngày 27 tháng 04.2018