BIÊN KHẢO


Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam
(1954-1995)

nhấn vào để coi rõ hơn


Giáo sư Lâm Thanh Liêm tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Sorbonne- Paris. Trước 1975, ông là giáo sư kiêm trưởng ban Địa lý trường Đại học Văn Khoa Sàigòn, nguyên Tổng thư ký Viện Đại học Saigon. Ông đã giảng dạy tại Viện Đại học Vạn Hạnh, Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức, Viện Đại học Huế, Viện Đại học Cần Thơ và trường Đại học Sư Phạm Sàigòn.
Sau 30/4/75, ông bị cưỡng bách "học tập cải tạo"trong thời gian 3 năm (1975-1977). Sau đó ông làm việc trong ngành nông nghiệp cho tới năm 1979 thì sang Pháp đoàn tụ với gia đình.
Hiện hưu trú tại Pháp sau một thời gian làm Chuyên gia khảo cứu của Trung tâm Quốc gia Khảo cứu Khoa học Pháp (CNRS) và giảng sư của Đại học Sorbonne Paris IV.
Ái hữu ĐHSP Sàigòn hân hạnh gởi đến độc giả tác phẩm biên khảo sau đây của Giáo sư Lâm Thanh Liêm.


DẪN NHẬP

Sau khi dành lại độc lập, cả hai miền Nam Bắc đối nghịch nhau đều khẩn trương cải cách và tái thiết đất nước sau 9 năm chiến tranh tàn phá (1945-1954). Trong số những thay đổi, quan trọng nhất và cấp bách nhất mà cả hai miền Nam Bắc cần thực hiện ngay tức khắc để phục hồi nền kinh tế quốc gia, là chính sách « cải cách ruộng đất » (nói theo dụng ngữ của chế độ xã hội chủ nghĩa miền Bắc) hay chính sách « cải cách điền địa » (của chế độ Việt nam Cộng hòa).
Nông nghiệp là nền tảng kinh tế Việt nam, trực tiếp hay gián tiếp nuôi sống 80% dân số. Cuộc cải cách nêu trên là cơ bản, được cả hai miền Nam Bắc đặt ưu tiên lên hàng đầu nhằm mục đích xóa bỏ chế độ phong kiến về quyền sở hữu đất đai. Quyền sở hữu này là nguyên nhân cội rể gây ra những bất công và sự bất bình đẳng phân chia giai cấp xã hội xuất phát từ di sản của chế độ thuộc địa.
Bởi vậy, chính quyền miền Bắc cũng như miền Nam phải nhanh chóng thực hiện cải cách ruộng đất, nhưng thời điểm được lựa để thực thi chủ trươngnêu trên có khác biệt giữa hai miền.

___________________________________________________________________________

 

PHẦN THỨ NHẤT


CÁC GIAI ĐOẠN «CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT» MIỀN BẮC
VÀ «CẢI CÁCH ĐIỀN ĐỊA» MIỀN NAM.


Mệnh danh là « Hòn ngọc Viễn Đông, Sàigòn đã từng được giới du khách tây phương ca ngợi là một thành phố tráng lệ, duyên dáng, năng động kinh tế (dynamisme économique). Từ thời kỳ Pháp thuộc đến nay, không một thành phố nào của Việt Nam có thể so sánh với thủ đô miền Nam . Thành phố Sàigòn vẫn bảo toàn ưu thế tuyệt đối đó hiện nay ; Thành phố bậc nhất về số dân và hoạt động kinh tế (thủ công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp) , thương cảng bậc nhất trên toàn quốc. Mặc dù bị áp đặt chế độ cộng sản từ năm 1975, nếp sống của dân Sài gòn vẫn còn giữ mãi đặc tính độc đáo, khác hẳn với đời sống của các thành phố khác, kể cả thủ đô Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là thành phố »chạy áp phe », hàng hóa tràn ngập, quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với thế giới bên ngoài, khác hẳn với tất cả thành phố khác của Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẳng, Qui Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ vv…) Tuy nhiên thủ đô miền Nam lại không có một lịch sử lâu dài .
Các số liệu về cải cách ruộng đất miền Bắc thật hiếm hoi và thiếu minh bạch.
Theo các nguồn tin chính thức thì nó khởi đầu từ ngày 14/06/1955, chiếu theo luật cải cách ruộng đất Hồ Chí Minh.
Nhưng theo các nhân chứng (1) nguyên quán ở Cao bằng, Thái nguyên, Thanh hóa... và theo kết quả của cuộc thẩm vấn và điều tra của Nguyễn Văn Canh (2) về tù binh và « hồi chánh viên », gốc cán bộ và sĩ quan cao cấp miền Bắc xâm nhập vào Nam trong thời chiến tranh « giải phóng » (1960-1975), thì đợt « thí nghiệm cải cách ruộng đất » miền Bắc thật sự đã diễn ra vào cuối năm 1952 đầu năm 1953 tại các vùng « giải phóng » của các tỉnh Thanh hóa, Thái nguyên…
Gần đây, Hoàng Văn Hoan (3), cựu Ủy viên Bộ chính trị (khóa IV) đã tiết lộ trong cuốn hồi ký tựa đề « Giọt nước trong biển cả » rằng « kỳ họp ban chấp hành trung ương đảng năm 1955, Ủy ban cải tạo ruộng đất có làm một báo cáo về đợt thí nghiệm ở Thái nguyên, do Hoàng Quốc Việt (ủy viên Bộ chính trị) lãnh đạo. Trong đợt, có 500 địa chủ lọt lưới và 400 địa chủ quy sai… bị mất hết tài sản lẫn cả danh dự, gây thành một sự thù oán trong nhân dân… Ý kiến đó đã không được ủy ban cải tạo coi trọng, mà lại tự cho phép các đội cải cách ruộng đất được bắn địa chủ gian ác để nâng cao khí thế nông dân. Việc bắn địa chủ mở đầu từ Thái nguyên, sau tràn lan đi nhiều nơi khác
Mặc dù đã diễn ra lẻ tẻ, các cảnh tượng hành quyết địa chủ tại các vùng « giải phóng » đã làm nhân dân vô cùng xúc động. Ngày ký kết hiệp định Genève gần kề bắt buộc Việt Minh tạm đình hoãn cuộc « thí nghiệm cải cách ruộng đất » để trấn an dư luận quần chúng. Hơn nữa, họ cũng muốn phục hồi uy tín để hãm bớt các đợt di cư vĩ đạicủa đồng bào miền Bắc vào Nam để trốn thoát chế độ khủng bố bạo tàn, sau ngày ký kết hiệp định Genève (20/07/1954).
Chính sách cải cách điền địa miền Nam được thực hiện chậm trễ đôi chút so với miền Bắc. Sau hai năm cầm quyền, Thủ tướng Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) sau cuộc trưng cầu dân ý, cho ban hành dụ số 57 ngày 22/10/1956 ,thực hiện chính sách « cải cách điền địa ». Chính sách nầy đã được Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, kế vị Tổng thống Diệm, tiếp tuc( thi hành, chiếu theo luật « Người cày có ruộng » số 003/70 được ban hành ngày26/05/1970.


CHƯƠNG THỨ NHẤT

CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT MIỀN BẮC (4).

Một năm sau khi thiết lập và củng cố chính quyền, chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định tái phát động cải cách ruộng đất vào giữa năm 1955. Đã rút tỉa được nhìều kinh nghiệm quý báu trong cuộc “thí nghiệm”, Hồ Chí Minh chuẩn bị kỹ lưỡng cuộc cải cách ruộng đất triệt để bằng cách phân chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị (1954-1955) và giai đoạn cải cách ruộng đất triệt để (1955-1956).

I - GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

1)Tổ chức bộ máy yểm trợ chính sách cải cách ruộng đất.

a)Tại cấp trung ương: Một ủy ban cải cách ruộng đất được thành lập do Trường Chinh, Tổng bí thư đảng Lao động Việt nam (tức đảng Cộng sản Việt nam) làm chủ tịch. Dưới quyền của Trường Chinh (nhân vật số 2 của đảng) có ba vị phụ tá: Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương, cả hai cũng đều là ủy viên Bộ chính trị và Hồ Viết Thắng, ủy viên trung ương đảng. Thắng được đề cử vào chức vụ giám đốc trực tiếp chỉ huy cuộc cải cách ruộng đất ngoài thực địa, thi hành đúng theo lệnh của Trường Chinh. Thắng có theo học một khóa tại Cộng hòa nhân dân Trung quốc về các phương pháp khích động nhân dân trong chính sách cải cách ruộng đất đã được thi hành tại Trung quốc. Tu nghiệp xong, Thắng trở về miền Bắc được Trường Chinh giao phó công tác thành lập một “trung tâm đào tạo cán bộ cải cách ruộng đất” . Trung tâm này được bí mật thành lập ở Cao Bắc Lạng.

b)Tại cấp tỉnh: Được đào tạo xong, các cán bộ được bổ nhiệm ngay tức khắc về các tỉnh, thi hành chính sách cải cách ruộng đất. Mỗi tỉnh gồm có 10 “đoàn”, mỗi đoàn có ít nhất 100 đoàn viên được đặt dưới quyền của một “đoàn trưởng”. Chức vụ của vị nầy tương đương với chức vụ một bí thư tỉnh. Đoàn trưởng trực tiếp nhận lệnh của “trung ương”, không thông qua trung gian của cán bộ đảng hay nhà nước của tỉnh.
Đoàn được phân chia ra thành “đội”, mỗi đội gồm có 6 hoặc 7 đội viên. Đoàn trưởng được tuyển chọn trong số các “bần nông” hay các “bần cố nông” đã được tham gia đợt “thí nghiệm” cải cách ruộng đất trong những năm 1952-1953. Hầu hết họ đều dốt nát, học chưa xong lớp ba cấp tiểu học. Được rèn luyện kỹ lưỡng, họ đã chứng tỏ sự trung thành tuyệt đối của họ đối với đảng. Họ chỉ là kẻ thừa hành nhiệm vụ do cấp trên giao phó, lương tâm bình thản, lãnh đạm, không thắc mắc, không hối tiếc hành động của mình.
Đội cải cách nắm giữ quyền hành tuyệt đối, do đó, lúc bấy giờ miền Bắc có câu “nhất đội, nhì trời”. Các lực lượng địa phương quân, nghĩa quân được trang bị đầy đủ vũ trang phục vụ họ, đảm bảo trật tự an ninh và sẵn sàng can thiệp để bảo vệ họ, đàn áp nông dân bạo động chống lại chính sách cải cách ruộng đất của đảng.
Chính quyền địa phương phải có nhiệm vụ cung cấp tài liệu và hồ sơ của các gia đình địa chủ.

2) Ban hành luật cải cách ruộng đất.

Sau khi nhà nước chuẩn bị chu đáo, chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành luật cải cách ruộng đất ngày 14/07/1955 gồm các điểm chủ yếu như sau (5):
- Tịch thu toàn diện đất đai và tài sản (gia súc, nông cụ, nhà cửa…) thuộc quyền sở hữu thực dân (chương 2, đoạn 1, điều 22) của các địa chủ gian ác hay phản động và của các cường hào ác bá.
- Tịch thu hay trưng thu không có bồi thường thiệt hại và thu mua đất đai, gia súc cùng nông cụ:
- Các nhân vật cấp tiến, các địa chủ tham gia kháng chiến (chương 2, đoạn 2, điều 4) hoặc các thương gia, kỹ nghệ gia kiêm nhiệm cùng một lúc vai trò địa chủ (chương 2, đoạn 2, điều 11).
- Truất hữu không có bồi thường thiệt hại ruộng đất các giáo phái, Công giáo, Tin lành, Phật giáo...
- Việc quy định thành phần của một người vào giai cấp xã hội do hội nghị đại biểu nông dân quyết định.
Nơi nào diễn ra cải cách ruộng đất đều có tòa án nhân dân đặc biệt có thẩm quyền tuyệt đối, có nhiệm vụ:
·xét xử các địa chủ “gian ác”, “phản động”, các “cường hào ác bá “ và tất cả những ai chống đối hoặc phá hoại chính sách cải cách ruộng đất.
·xét xử quyết định những vấn đề còn tồn tại, những tranh chấp về ruộng đất hoặc các tài sản khác, quy định một người nào thuộc thành phần giai cấp nào (chương 4, đoạn 3, các điều 35 và 36).


II - GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT.

1) Sắp xếp và quy định nông dân vào các thành phần giai cấp xã hội.

Trước khi bắt đầu thủ tục truất hữu đất đai, đội cải cách ruộng đất phân chia xã hội nông thôn miền Bắc ra nhiều thành phần khác nhau. Công tác nầy được xúc tiến dễ dàng nhờ các tài liệu do chính quyền địa phương cung cấp. Căn cứ trên các dữ kiện nầy, đội cải cách bổ túc thêm lai lịch, hành vi chính trị của các địa chủ trong quá khứ. Dựa trên các dữ kiện rõ ràng nêu trên, “đội” phân chia nông dân ra làm 5 giai cấp:
- Giai cấp “bần cố nông”: giai cấp xã hội nầy nghèo khổ nhất, không nhà cửa, không ruộng đất, không có gia súc, không có nông cụ chi cả. Họ làm đủ thứ nghề để nuôi sống gia đình (công nhân công nhật, gia nhân địa chủ…).
- Giai cấp “bần nông”: họ có dưới 3 mẫu ta (1 mẫu=3600 m2), trực canh. Hoa lợi vừa đủ sống đấp đổI qua ngày. - Giới "trung nông" được chia ra làm 2 thành phần:
· Trung nông cấp thấp: có độ vài sào đất tối đa.
· Trung nông cấp cao: có từ 1 đến 3 mẫu ta và 1 con trâu (hay con bò).
- Giai cấp "phú nông": có từ 3 đến 4 mẫu ta và 1 con trâu. Họ trực canh và mướn thêm nhân công công nhật khi tới mùa làm ruộng.
- Giai cấp "địa chủ": có “thật nhiều ruộng đất” nhưng họ không trực canh, đời sống khá giả nhờ thu địa tô cao và cho vay nặng lãi. Địa chủ được phân chia ra nhiều thành phần:
· Địa chủ "thường": có từ 3 đến 5 mẫu ta. Họ “không giàu có mấy “ và không phạm các “trọng tội” dưới thời Pháp thuộc.
· Địa chủ “cường hào ác bá": hiếp đáp và ngược đãi bần nông và bần cố nông.
· Địa chủ “phản động”: đảng viên các đảng phái “quốc gia” như đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng.
Căn cứ trên các tiêu chuẩn giai cấp nầy, đội cải cách ruộng đất áp dụng thái độ chính trị thích nghi đối với mỗi giai cấp địa chủ.

2)Thành lập tòa án nhân dân truất hữu ruộng đất.

Tòa án nhân dân được thành lập nơi nào diễn ra cuộc truất hữu ruộng đất địa chủ. Tòa án do một “quan tòa” chủ tọa, được lựa chọn trong số các đội viên cải cách ruộng đất. Một nông dân, đại diện nông dân xã, nắm vai trò “biện lý”. “Quan biện lý” biết rõ lý lịch địa chủ vì trước kia “quan biện lý” đã từng là gia nhân, làm thuê làm mướn hoặc là tá điền của địa chủ bị tố giác đem ra tòa án nhân dân xét xử. Dốt nát, quê mùa, lại được đặt để ngồi ở địa vị cao trong xã hội, lẽ dĩ nhiên “quan tòa” và “quan biện lý” bám chặt chức vụ nầy. Họ sẵn sàng tuân lệnh cấp trên một cách mù quáng và thi hành chỉ thị của cấp chỉ huy không sai một ly. Bởi vậy, các phiên xử án của tòa án nhân dân chỉ là “một thủ tục hành chánh trò hề” để hợp thức hóa các bản án do cấp trên đã quyết định sẵn từ trước rồi.

3) Thủ tục truất hữu ruộng đất.

Địa chủ (có gần 2 mẫu tây) đều bị chính quyền Hồ Chí Minh tìm cách khai trừ. Để đưa họ ra tòa án nhân dân xét xử, đội cải cách ruộng đất khởi tiên tìm cách “bắt rễ” trong giới bần nông hoặc bần cố nông (6).
Để thực hiện công việc nầy, họ áp dụng chính sách “tam cùng”: các đội viên phải cùng chung sống, cùng lao động và cùng ăn uống với bần nông nầy. Lẽ dĩ nhiên đội viên phải sống vất vả vì họ phải cùng chia xẻ với bần nông và bần cố nông miếng ăn, công việc làm và cùng chung sống với họ dưới một mái nhà... Nhờ vậy, đội viên thành công gây mối thiện cảm với họ để từ đó đội viên thắt chặt tình “huynh đệ” với nông dân.
Sau khi gây được nhiều cảm tình và có nhiều uy tín đối với bần nông hay bần cố nông rồi, đội cải cách ruộng đất mới căn cứ vào đó để bắt nhốt địa chủ.
Người nầy bị xiềng xích và nhốt trong nhà của một bần nông. Thân nhân không được phép viếng thăm họ ngoại trừ mỗi ngày mang cơm, thực phẩm cho họ, qua trung gian của đội cải cách ruộng đất. Họ hoàn toàn bị cô lập. Thân nhân của họ cũng bị chính quyền địa phương cấm không được phép tiếp xúc với bà con trong xã ấp và con cái của họ cũng bị đuổi khỏi trường học.
Trước khi bị can được đua ra tòa án, đội cải cách ruộng đất tổ chức “một phiên tập dượt tòa án xét xử” tại một nhà nông dân. Đội bắt buộc địa chủ bị tố giác phải học thuộc lòng các câu trả lời trước “quan tòa” và phía dân sự cũng phải làm tương tự. Các “nhân chứng” trong phiên tòa cũng phải làm thế.
Ngày hôm sau phiên tòa chính thức được công khai xét xử. Nhân dân trong ấp (già, trẻ) đều bắt buộc phải đến tham dự, chứng kiến trước phiên tòa.
Tòa án nhân dân được thiết lập trên một khoảng đất hoang, ở ngoài bìa làng, trong một sân đình hay chùa hoặc trên một mảnh ruộng.
Bị cáo phải quỳ gối trước “quan tòa”, hai tay bị cột thúc ké ra phía sau lưng, phải gục mặt nhìn thẳng xuống đất. Không có luật sư biện hộ cho bị cáo. Sau khi tòa lấy khẩu cung xong, phía dân sự và nhân chứng nối tiếp ra trước “quan tòa” tố cáo tội ác của bị cáo. Đồng thời họ chửi rủa, thóa mạ, bạt tai, phun nước miếng vào mặt cùng đấm đá bị can. Sau cảnh tượng tra khảo, mạ lỵ xong, đến phiên “quan biện lý” đứng lên tố cáo bị can với đầy đủ “tang vật” chứng minh.Phương pháp bạo lực nhân dân này đã bị Hoàng Văn Hoan mạnh mẽ đả kích trong quyển hồi ký(7):
"Do phương pháp chỉ nghe nhân chứng không trọng vật chứng và phương pháp nhục hình ép phải công nhận, kết quả là chổ nào cũng có người "phản động" hoặc chui vào đảng để phá hoạỉ.

Trước đám đông quần chúng phẫn nộ, người bị gán cho là phạm nhân không thể nào tự mình minh oan được, mặc dù những lời tố cáo chỉ là những chuyện bịa đặt, nói xấu vô căn cứ. Trong đa số trường hợp như thế, địa chủ không biết cách nào khác hơn là im lặng và cúi đầu nhận tội. Trước bầu không khí sôi sục, căng thẳng, đầy thù hận, "quan tòa" quay về phía thính giả và đề nghị một bản án (đã được trung ương chấp nhận, trước khi xét xử), các đội viên, các bộ đội, các địa phương quân và nghĩa quân hiện diện trong đám quần chúng chỉ chờ cơ hội này để ảnh hưởng đến dư luận nhân dân. Họ đưa tay, cầm vũ khí vươn lên cao, gào thét, tỏ vẻ hài lòng, chấp nhận bản án đề nghị. Các nông dân đứng xung quanh họ bắt buộc phải làm y như họ cả. Bản án lẽ dĩ nhiên được "quan tòa" chấp thuận và trở thành chung thẩm. Để thoát khỏi nạn bị hành hạ thể xác và cảnh mạ lỵ đầy nhục nhã, một số địa chủ cảm thấy sẽ bị tố cáo, sẽ bị đưa ra tòa án nhân dân xét xử, họ thà tự tử chết, trước khi đội cải cách ruộng đất đến tận nhà, bắt họ, giải ra tòa.

Các cực hình dành cho "phạm nhân địa chủ" luôn luôn thật nặng và vô nhân đạo. Cực hình tùy thuộc mỗi tỉnh, tùy thuộc giai cấp địa chủ trong xã hội, tùy thuộc tư tưởng, hành vi chính trị của họ. Cực hình cực kỳ dã man đối với các địa chủ bị quy vào tội phản động, tội phản tổ quốc. Bởi vậy, đương nhiên bị lên án tử hình.(8) - Tất cả các địa chủ "cường hào ác bá" và các địa chủ bị gán cho cái tội gọi là "Việt gian" , đã hợp tác với chính quyền thực dân Pháp, chẳng hạn như đảm nhận một chức vụ trong ban hội tề hay một chức vụ trong làng xã. Ngay cả những vị này đã qua đời rồi, vợ và con cái cũng bị lôi ra tòa án nhân dân để xét xử, tịch thu tất cả tài sản của họ, cô lập họ hoàn toàn với xã hội. Họ không còn cơ hội nào để tìm kiếm một công việc làm tốt trong xã ấp, vì lý do "lý lịch xấu".
- Tất cả các địa chủ "phản động" hay "phản quốc" thuộc các đảng phái quốc gia như đảng Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng, mặc dù họ có công trạng với đất nước, đã tham gia kháng chiến chống Pháp giành lại độc lập. Nếu họ là cán bộ cao cấp hay sĩ quan cao cấp hiện dịch trong lực lương quân đội nhân dân, thì đội cải cách ruộng đất làm thủ tục đặc biệt, yêu cầu cấp trên dẫn độ họ về nơi "phạm trường" để xét xử "tội ác" của họ.
- Các hình phạt áp dụng cho các địa chủ khác (đảng viên đảng Lao Động) cũng nặng nề: từ 5 đến 20 năm học tập cải tạo hoặc nhiều hơn nữa. Những địa chủ bị kết án tử hình đã được biết trước, trước khi tòa án nhân dân kêu án.
Thật vậy, một ngày trước khi vụ án được đưa ra công khai xét xử, đội trưởng đội cải cách ruộng đất ra lệnh đào huyệt sẵn, dựng cột tre sẵn (để cột tử tội trước khi xử tử).
Đội cải cách ruộng đất áp dụng nhiều phương pháp hành quyết tử tội:
* Tử tội bị xử bắn.
* Tử tội bị cột thúc ké, nhét vào một giỏ bội lớn, rồi đội cải cách ruộng đất đem ra sông rạch hoặc ao đầm trấn nước cho đến chết.
* Tử tội bị cột thúc ké vào một cột tre dựng trên một ổ kiến, chọc cho kiến bò ra cắn cùng phơi nắng cho đến chết.
* Các phương pháp hành quyết khác: các tử tội bị chôn sống trong một mảnh ruộng v.v...
Sau khi bản án đã được công bố, gia đình tử tội bị tống khứ ra khỏi nhà. Tất cả tài sản củ tử tội bị tịch thu (nhà cửa, ruộng đất, gạo thóc, dụng cụ bếp núc, giường, ghế, bàn, tủ v.v...). Những của cải nầy được phân chia cho bần nông và bần cố nông trong làng.

Chính sách khủng bố nêu trên nhằm mục đích uy hiếp tinh thần quần chúng, đe dọa các thành phần nông dân khác có ruộng đất nhất là các "phú nông". Những người nầy bị xếp vào hạng người có ruộng đất đứng sau giới địa chủ (theo cấp bậc xã hội). Như vậy thành phần phú nông nầy cũng có thể bị cùng chung một số phận như địa chủ. Đội cải cách ruộg đất có đủ trọn quyền hành động. Họ chỉ thay đổi "tiêu chuẩn" (chẳng hạn như xem một phú nông nào đó hoặc một trung nông nào đó như một địa chủ, bằng cách "đôn" họ lên ngang hàng với một "địa chủ bóc lột nhân dân"). Để trốn thoát số phận nầy, một số phú nông và trung nông cấp cao tỏ ra "hợp tác chặt chẽ với đội cải cách ruộng đất" bằng cách sẵn sàng "tình nguyện" đứng ra làm "nhân chứng" trước tòa án nhân dân, mạnh mẽ tố cáo "tội ác" của bị cáo (mà họ không hề quen biết) hoặc tố cáo thân bằng quyến thuộc của họ (như cha mẹ, anh chị em ruột, bà con chú bác,nàng dâu tố mẹ chồng v.v...)(9). Bởi vậy, trong quyển hồi ký, Hoàng Văn Hoan đã kịch liệt chỉ trích phương pháp đấu tố bằng đoạn văn như sau:
"... Các đội cải cách đã để cho nông dân xỉ vả người bị gọi là địa chủ, thậm chí để nàng dâu xỉ vả mẹ chồng, con xỉ vả bố mẹ, mà người bị gọi là địc chủ cứ phải cúi đầu, không đượ thanh minh phải trái..."
Theo chỉ thị đảng thì việc truất hữu ruộng đất phải đạt chỉ tiêu tối thiểu là 5% ở mỗi tỉnh.
Để thỏa mãn yêu cầu của cấp trên, đội cải cách ruộng đất phải "sáng tạo" bằng cách sửa đổi hay thêm vào các "tiêu chuẩn mới". Căn cứ trên những tiêu chuẩn nầy, đội cải cách tái cứu xét hồ sơ, xếp hạng "phú nông" đôn lên thành hàng "địa chủ" và một số địa chủ nầy bị đưa ra tòa án nhân dân xét xử. Nhờ biện pháp đó, đội cải cách ruộng đất thành công sàng lọc, tách rời nông dân "tốt" ra khỏi các thành phần nông dân "xấu", tận diệt các thành phần nông dân sau cùng nầy.
Việc xóa bỏ giai cấp địa chủ được thực hiện từ từ, bằng từng đợt. Bắt đầu là thành phần "địa chủ", kế tiếp là "phú nông", sau cùng là "trung nông" cấp cao. Thành phần "trung nông cấp thấp" cũng không tránh khỏi chính sách cải cách ruộng đất tàn bạo của Hồ Chí Minh.
"Do tác phong gia trưởng và ý thức tả khuynh của Trường Chinh", theo quyển hồi ký của Hoàng Văn Hoan, "đã dẫn đến sai lầm nghiêm trọng là đánh tràn lan vào trung nông, phú nông và những người có một ít ruộng đất cho thuê, đánh tràn lan vào cả cơ sở đảng..."(10)
Từ năm 1952 đến năm 1956, có tất cả 5 đợt thi hành truất hữu ruộng đất(11). Đợt sau tàn bạo hơn đợt trước. Đợt cải cách cuối cùng (đợt 5) là đẫm máu nhất, tàn nhẫn nhất. Bởi vậy , đợt cuối cùng nầy đụng chạm mạnh mẽ với giới nông dân, cán bộ, đưa đến sự phản ứng chống đốitoàn diện của quần chúng, nhất là những gia đình có công với "Cách mạng".
Thật vậy, họ có nhiều cảm tình với "Cách mạng" trong thời kháng chiến chống Pháp. Họ đã ủng hộ triệt để Việt Minh vì Việt Minh bảo vệ nguyện vọng chính đáng và quyền sinh sống của họ. Lúc bấy giờ, giới nông dân xem Việt Minh như những "nhà giải phóng" dân tộc, những ân nhân bênh vực kẻ nghèo, cô thế, bị hiếp đáp. Bởi vậy dân chúng sẵn sàng giấu giếm cán bộ, du kích quân trong nhà họ mặc dù biết làm như thế có hại đến tính mạng họ, cả gia đình của họ cũng bị liên lụy. Chính trong giới nông dân, Việt Minh đã tìm nơi nương tựa, ẩn náu an toàn. Cũng chính trong giới nầy, họ tìm ra được nguồn tài chính và tuyển chọn nguồn nhân lực dồi dào vô tận. Nhờ đó, Việt Minh đã thành công kháng chiến chống lại đoàn quân viễn chinh Pháp, đạt đến thắng lợi.
Nhưng từ khi giành được độc lập Hồ Chí Minh đã trở mặt, thay đổi hẳn thái độ với địa chủ, kể cả những người có công đối với "Cách mạng" hoặc đã tham gia kháng chiến chống Pháp. Họ là bạn đồng hành với Hồ Chí Minh trong chiến tranh giải phóng giành độc lập. Thay vì nghĩ dến sự hy sinh và công trạng vô bờ bến của những người yêu nước nầy, Hồ Chí Minh lại đối xử thậm tệ và xem họ như là "kẻ phản nghịch", "kẻ phản động" hoặc "kẻ bóc lột nhân dân". Chính cũng nhân có cơ hội cải cách ruộng đất nầy, Hồ Chí Minh đã tìm cách loại trừ các thành phần quốc gia đối lập (thuộc các đảng phái Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng v.v...).
Bởi vậy, giới nông dân rất đắng cay thất vọng và đầy thù hận trước sự trở trái làm mặt, vô ơn bội nghĩa, trước sự phản bội của Hồ Chí Minh. Đợt 5 cải cách ruộng đất vào mùa hè năm 1956 là giọt nước đầy đã tràn ra khỏi miệng chén. Bị kết án tử hình hay bị chịu nhiều hình phạt khác thật nặng nề như "học tập cải tạo", các cán bộ và thân nhân cùng nông dân phẫn uất, đưa đến hậu quả cuối cùng là là họ đống thanh đứng lên nổi loạn chống lại chế độ bạo tàn(12) ở nhiều nơi, nhất là Nghệ Tĩnh, nơi "bác Hồ kính yêu" đã được sinh ra, được nổi tiếng trong lịch sử và là nơi xuất phát ra nhiều cuộc cách mạng.

"Mặt trận trung ương nghiên cứu những sai lầm của chính sách cải cách ruộng đất" đã tổ chức một cuộc hội thảo tại Hà nội ngày 30-10-1956. Trong bài tham luận tựa đề "những vấn đề pháp lý của cải cách ruộng đất, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường chỉ trích chính sách cải cách ruộng đất như sau:
"...Ta muốn tìm kẻ thù nông dân, của cách mạng để tiêu diệt, nhưng đồng thời, ta cũng không quên rằng công lý các mạng phải biết đúng đích...Những sai lầm ta đã phạm, đã gây ra nhiều tổn thiệt cho uy tín cách mạng và cho bản thân bao nhiêu chiến sĩ các mạng".
"Lệnh của công lý; thà 10 địch sót, còn hơn một người bị kết oan. Thế ta có lo ngại rằng 10 địch sót không, len lõi vào hàng ngũ chúng ta? Không! Vì ta nắm chính quyền, vì các mạng thành công...". Khẩu hiệu lợi ở chổ: không một người oan nào bị kết án. Do đó không có kết quả tai họa diễn ra hiện thời...".

Để xoa diệu sự phẩn nộ của cán bộ, Hồ Chí Minh đã chính thức gởi một văn thư đề ngày 1-7-1956, nhân dịp có một cuộc hội "tổng kết thành tích cải cách nông nghiệp đợt năm". Dưới đây là một vài đoạn văn trong văn thư của Hồ Chí Minh (13):

"...Bác thay mặt Đảng và chính phủ gởi lời an ủi gia đình cán bộ đã hy sinh vì nhiệm vụ, đợt 5 cải cách ruộng đất rất gay go, phức tạp. Song nhờ chính sách đứng đắn của Đảng và chính phủ, nhờ nông dân hăng hái đấu tranh, nên chính sách cải cách ruộng đất đã thu được thắng lợi to lớn".

"Nhưng đợt 5 cải cách ruộng đất đã phạm sai lầm cũng không ít, nó đã hạn chế một phần thành tích của chúng ta. Trung ương đã tự phê. Các cô, các chú cần phải kiểm điểm kỹ công tác của mình, đánh giá đúng thành tích và khuyết điểm. Phải thành khẩn phê bình và thật thà tự phê, để tiến bộ mãi...".

Chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét về bức thư của Hồ Chí Minh nhhu sau:
       - Với tư cách là chủ tịch Đảng và nguyên thủ quốc gia, Hồ Chí Minh đã công khai công nhận trước nhân dân những "sai lầm" của chính sách cải cách ruộng đất.
       - Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã đổ thừa "lỗi lầm" do cán bộ gây ra, đã không áp dụng đứng đắn các chỉ thị củ ĐẢng và chính phủ. Hoàng Văn Hoan, người được Hồ Chí Minh che chở, cũng chỉ nhấn mạnh sự kiện nầy trong quyển hồi ký (14), nhưng quy trách nhiệm cho Ủy ban cải cách ruộng đất, trong đó Trường Chinh nắm vai trò chủ tịch trực tiếp chỉ đạo.
       - Mặc dù công khai nhìn nhận "các lỗi lầm đáng tiếc", Hồ Chí Minh xác nhận một cách rõ ràng rằng chính sách cải cách ruộng đất do Đảng chủ trương là đúng đắn. Chiến thuật nầy của Hồ Chí Minh thật là khôn khéo, để xoa dịu lòng phẩn nộ của nh^n dân, cán bộ và thân quyến của họ bị giết oan, vì toà ắn nhân dân đã "kết án sai lầm" , đồng thời Hồ Chí Minh đã thành công tránh né trách nhiệm của mình, "thần thánh hoá" Bộ chính trị được xem như là một "đấng thiêng liêng", như thượng đế, không bao giờ sai lầm. Sự sai lầm của chính sách cải cách ruộng đất là do cấp dưới tức là các đội cải cách ruộng đất, toà án nhân dân hiểu sai, làm sai
       - Ngoài việc khai trừ điạ chủ, cải cách ruộng đất còn tạo cho Hồ Chí Minh một cơ hội tốt, để loại trừ những phần tử chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa trong guồng máy nhà nước và đảng ở cấp xã. Những "kẻ phản quốc" nầy, cũng như những ai "le lỏi vào bộ máy đảng và nhà nước phá hoạỉ, đều bị Hồ chí Minh trừng trị chhua từng thấy trong đợt 5 cải cách ruộng đất xảy ra giữa năm 1956. Các thanh trừng nầy có thể xem là một cuộc tàn sát đẩm máu.

Theo Hoàng Văn Hoan thì ở khắp nơi, ngục tù mọc lên như nấm và các cơ sở đảng hầu hết bị phá hoại.

Phẩn uất, nông dân nổi loạn. Một phiên họp của Ban chấp hành Trung ương Đảng diễn ra và th&ng 9-1956, để cứu xét tình hình. Cuộc họp nầy kéo dài phá kỷ lục về thời gian gần một tháng trời.

Theo hồi ký của Trần Văn Hoan, thì "hầu hết các đồng chín Ủy ban Trung ương Đảng nghĩ rằng Ban cải cách ruộng đất đã không thi hành đúng đắn các chỉ thị của Đảng". Do đó, các biện pháp kỹ luật đã được áp dụng, đi song hành với chính sách "sửa sai:
       - Trường Chinh phải từ chức Tổng bí thư đảng.
       - Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương bị khai trừ khỏi Bộ chính trị. Lê Văn Lương còn phải từ chức vụ đặc trách tổ chức đảng.
       - Hồ Viết Thắng bị loại trừ ra khỏi Ban chấp hành trung ương đảng.

Để lấy lại uy tín với nông dân và đảng, Hồ Chí Minh phải đích thân lên đài phát thanh Hà nội vào tháng 11-1956, công khai tạ lỗi trước quốc dân. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã quy "lỗi lầm" cho các cán bộ cải cách ruộng đất không hiểu rõ và đã thi hành sai chính sách do đảng chủ trương

Một "chiến dịch sử saỉ đã được phát động để phục hồi danh dự các cán bộ và thân quyến đã bị kết oán oan ức, và cuối năm 1956. Chiến dịch ssử sai nầy chắm dứt cuối năm 1957:
       - Phục hồi danh dự, tái thu nạp vào đảng các đảng viên đã bị toà án nhân dân kết oán oan ức. Họ được phục hồi vào chức vụ cũ.
       - Các đảng viên đã bị hành quyết hay đã qua đời trong các trại học tập cải tạo đều được xem như là các thành phần yêu nước, đã hy sinh cho "cách mạng". Thành tích nầy của họ đưọc ghi vào lý lịch của các thân nhân. Xuất phát từ gia đình "gốc cách mạng", thân nhân "liệt sỉ được hưởng một số ân huệ, chẳng hạn như có thể xin được một công việc làm tốt trong cơ quan nhà nước, con cái của họ có nhiều hy vọng được ghi danh vào đại học.
       - Bồi thường thiệt hại cho các điạ chủ bị kết án tử hình oan ức. Nhưng việc bồi thường nầy có tính cách tượng trưng thôi. Nhà nước không hoàn lại tài sản của họ đã bị trịch thu, ngoài trừ cấp phát cho các bần nông, để họ tạm nuôi sống gia đình.
       - Họ được xếp lại thành phần giai cấp xã hội, được hạ thấp xuống và được xế vào thành phần "địa chủ thường" hoặc "địa chủ khác" được đồng hoá với giai cấp xã hội chuyển tiếp giữa "địa chủ" và "phú nông".

Nhờ xếp lại thành phần giai cấp xã hội, họ không còn bị chế độ ngược đãi nữa, không bị cô lập với xã hội. Được tái hội nhập vào cộng đồng làng xã, họ được hưởng quyền công dân trọn vẹn và có thể trong tương lai (1957-1958) gia nhập vào các hợp tác xã nông nghiệp.

4) Kết quả của chính sách cải cách ruộng đất.

Năm đợt cải cách ruộng đất kế tiếp nhau đã làm cho nông thông miền Bắc bị đẩm máu, nhưng cuộc tàn sát nầy không được thế giới biết đến, vì chính sách "bế môn toa cảng", vì chính sách bóp méo thông tin do Hồ Chí Minh áp dụng từ năm 1954.

Các số liệu chính thức liên quan đến phạm vi cải cách ruộng đất rất hiếm hoi, vắn tắt, thiếu minh bạch. Các số liệu nầy đều giấu giếm cuộc tàn sát đảm máy kể trên. Bởi vậy người ta không thể nào ước lượng chính xác tầm quan trọng của cuộc thảm sát, cuộc nồi da sáo thịt nầy.

Gần đây, quyển hồi ký của Hoàng Văn Hoan, cựu Ủy viên Bộ chính trị, tỵ nạn chính trị tại Bắc kinh (tháng 9 năm 1979), đã vén màn bí mật một phần nào về thả mtrạng của chính sách cải cách ruộng đất.

Dưới tựa đề "Hội nghị trung uơng đảng về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất (tháng 9-1956)", Hoan dành 8trang (15) để giải thích những gì đã xảy ra trong chính sách cải cách ruộng đấ. Đượch Hồ Chi Minh che chở, Hoan bênh vực Hồ rất khéo léo, đổ thừa lỗi cho Truờng Chinh, với tư cách là Chủ tịch Ủy ban cải cách ruộng đất:
       "Theo lời yêu cầu của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trường Chinh có soạn thảo một báo cáo về kết quả kinh nghiệm củă cải cách ruộng đất, nhưng bản báo cáo nầy không được trung ương chấp thuận nhiều lần. Trường Chinh tìm cách kéo dài thời gian, cho đến kỳ họp đại hội Đảng lần thứ III, năm 1960, nhưng bản báo cáo của Trường Chinh cũng chưa hoàn tất". Vẫn theo Hoan, "Dù trong lịch sử Đảng, lần đầu tiên một cuộc họp trung ương quan trọng như thế mà không có một biên bản nghị quyết tổng kết".

Cũng như tất cả các vị lãnh đạo cao cấp khác của đảng Cộng sản Việt Nam, Hoan chỉ nhấn mạnh "những sai lầm" và "những lem nhem" trong cải cách ruộng đất, nhưng không nói rõ và ước lượng con số nạn nhân vô tội, bị toà án nhân dân kết án tử hình "sai lầm". Năm 1987, Viện Mac-Lênin ở Hà nội có xuất bản một quyển sách tựa đề "Hồ Chí Minh thời kỳ 1954-1957" (tương ứng với thời gian cải cách ruộng đất), nhưng quyển sách chỉ dành có gần 2 trang giấy thôi, để gợi lại giai đoạn lịch sử đen tối nầy.(*)

Võ Nhân Trí (17), tác giả cuả quyển sách tựa đề "Croissance économique de la République Démocratique du Viêt Nam" (Gia tăng phát triển kinh tế củ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà), cho biết rõ ràng nhờ sứ mạng nghiên cứu soạn thảo ra quyển sách nêu trên. Ông xác nhận "đã nhìn thấy tận mắt" một bản báo cáo mật tại văn khố của Bộ Phủ Thủ tướng Phạm Văn Đồng về số cán bộ bịi toà án nhân dân kết án tử hình oan ức: 15.000 ngưòi (không kể số địa chủ dân sự khác cũng bị cùng chung số phận) trong chính sách cải cách ruộng đất. Vẫn theo lời Võ Nhân Trí, Hồ Chí Minh lại còn giấu giếm, giảm bớt con số ấy thấp xuống còn 10.000 "nạn nhân vô tội", khi Hồ Chí Minh trình bày trước cn bộ đảng viên(trong một phiên họp có ông Trí tham dự). "Lẽ dĩ nhiên, số nạn nhân vô tội nầyđáng lẽ phải cao hơn gấp bội phần", theo lời Võ Nhân Trí.

Nguyễn Văn Canh đã điều tra và phỏng vấn các tù binh chính trị viên, các sĩ quan, các hạ sĩ quan, và bộ đội miền Bắc cùng các "hồi chánh viên" thu hoạch được nhiều đũ kiện quý báu, đã guáp tác giả ước lượng tổng số nạn nhân bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất lên khoảng 200.000 người, được phân phối như sau:
       - 100.000 người bị giết trong các đợt cải cách ruộng đấ trước năm 1955, chưa kể đến khoảng 40.000 người khac bị đày ải trong các "trại học tập cải tạỏ. Họ bịlưu đày ơỏ các miền núivà các vùng dẫy đầy bệnh tật sốt rét rừng và các bệnh truyền nhiễm có tính cách địa phương đã giết hại họ chết như rạ. Những nạn nhân khác, sau khi thi hành bản án học tập cải tạo, trở thành phế nhân, hất hủi, họ phải sống trong đau khổ, khốn khổ và đầy tủi nhục.
       - 100.000 nạn nhân bị giết trong đợt cuối cùng lần thứ 5, và muà hè năm 1956, đượt đặt dưới danh hiệu là "đợt tổng công kích Điện Biên Phu , chhua kể đến hàng chục ngàn người khác (đa số các phú nông và trung nông) đã bị kết án "học tập cải tạo, bị đày ải về miền "rừng thiêng nước độc".

Trên tổng số 200.000 nạn nhân bịi giết, khoảng 40.000 cán bộ đảng viên (20% đã bị hy sinh, theo ước lượng của Nguyễn Văn Canh)

Trong những dịp đi công tác (do Dở Nông Nhiệp thành phố Hồ Chí Minh giao phó), Chúng tôi có tiếp xúc một số cán bộ khoa học kỹ thuật miền Bắc vào Nam thi hành chính sách "hợp tác hoá nông nghiệp" ở đồng bằng chû thổ Cửu Long, trong những năm 1978-1979. Những cán bộ khoa học kỹ thuật nầy khá cởi mở, cho biết một số chi tiết về cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc trong các năm 1955-1956. Họ xác nhận họ là cưụ đội viên của đội cải cách ruộng đất. Họ đã ước lượng số nạn nhân bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất như sau:
       - Một cáb bộ ước lượng khảng 120.000 nạn nhân bị giết oan, trong số nầy có 40.000 đảng viên.
       - Một cán bộ khác ước lượng khoảng 160.000 nạn nhân chết oan, trong đó có 60.000 đảng viên;

Các con số cán bộ chuyên viên ước lượng không khác nhau mấy, về tỷ lệ bách phân của đảng viên bị giết oan (20-30%). Về tổng số người bị kết án tử hình thì các con số ước lượng khá khác biệt nhau. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng cac& con số do các chuyên viên nghiên cứu nêu ra, làm cho chúng ta phải suy nghĩ: từ 120.000 đến 200.000 nạn nhân bị giết oan (kể cả đảng viên).

- Theo nguồn tin chính thức (18), thì sau cuộc cải cách ruộng đất, có 800.000 mẫu tây ruộng đất, với 100.000 trâu bò đã được phân phát không cho trên 2 triệu gia đình nông dân. Số nhà ở được phân phát cho bần nông lên đến 150.00 nhà. Những nhà nầy thuộc quyền sở hữu trưóc kia của giới địa chủ "cường hào ác bá", "phản động" hoặc "phản quốc". con số sau cùng nầy đầy ý nghĩa, nếu ta so sánh với tổng số người bị tàn sát, do các chuyên viên nghiên cứu đưa ra. Hay nói một các khác, số người bị giết oan trong cuộc cải cách ruộng đất từ năm 1952 đến năm 1956, có lẽ phải khoảng 150.000 nạn nhân (trong số nầy, 30% là đảng viên).

Con số ước lượng sau cùng nầy chắc có lẽ sát với thực trạng bi đát, mà Hoàng Văn Hoan đã mô tả trong quyển hồi ký "Giọt nước trong biển cảnhư sau:
       "...Những án oan, án giả không được minh oan và người bị quy sai thành phần cũng không được tuyên bố một các rõ rệt, cho nên mối oán thù trong cải cách ruộng đất vẫn ăn sâu trong lòng một số người, thậm chí cho đến ngày nay vẫn chưa phai nhạt..."

Một vấn đề quan trọng nêu ra tại đây: làm thế nào biết đích xác ai là thủ phạm trong vụ tàn sát đẩm máu nầy: Trường Chinh hay Hồ Chí Minh ?
       - Theo Hoàng Văn Hoan, thì thủ phạm thật sự chính là Trường Chinh. Dư luận chung tại Việt Nam cũng nghĩ như thế, lúc bấy giờ, do sự tuyên truyền của chính quyền và đảng. " Do tác phong trưởng giả và ý thức khuynh tả", theo lời Hoàng Văn Hoan, "Trường Chinh bất chấp ý kiến của Ủy ban chấp hành Trung ương ĐẢng..., cho phép các đội cải cách ruộng đất xử bắn địa chủ cường hào ác bá, để nâng cao khí thế các mạng và để gia tăng uy tín nông dân".

Nhưng lập luận nầy không thể thuyết phục được, để quy trách nhiệm hoàn toàn cho Tổng bí thư Trường Chinh. Được xếp hàng thứ nhì ttrong nội bộ đảng, Trường Chinh phụ giúp Hồ Chí Minh, lãnh tụ có nhiều thế lực nhất của chế độ, kiêm nhiệm cả 2 nhiệm vụ tối cao của đất nức: Chủ tịch Đảng và nguyên thủ quốc gia. Hơn nữa, chính Hoan đã xác nhận trong quyển hồi ký rằng Trường Chinh đảm nhận thường trực vai trò hành chánh, giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết các vấn đề thường ngày của Ban trung ương đảng. Nói một cách khác, Trường Chinh không thể nào hành động đơn phương. Tất cả các quyết định quan trọng, như việc loại trừ 5% địa chủ tối thiểu ở mỗi tỉnh, theo chỉ thị của đảng chẳng hạn, đều phải được thi hành một cách nghiêm chỉnh. Chính sách cải cách ruộng đất được chuẩn bị kỹ lưỡng, và được thực hiện một cách có phương pháp hẳn hoi. Việc xóa bỏ có hệ thống một gia cấp xã hội miền Bắc lúc bấy giờ là một quốc sách của chính phủ Hà nội, dựa trên chủ thuyết Mac-Lênin "đấu tranh gia cấp triệt để. Theo các nhân chứng thì có những sai lầm pháp lý (do sự trả thù cá nhân hoặc có những vấn đề "lem nhem" của các cán bộ, khi thi hành cải cách ruộng đất). Tuy nhiên, việc thanh toán hàng chục ngàn người trong 4 năm liên tiếp ( 1952-1956), dưới sự lãnh đạo của Trường Chinh, không thể nào Hồ Chí Minh khôg hay biết. Được đào tạo theo chủ thuyết Staline, Hồ Chí Minh và Trường Chinh, cùng hầu hết các nhà lãnh đạo tiên phong của đảng Cộng sản Việt Nam đều chịu ảnh hưởng dâu đậm của tư tưởng Mao Trạch Đông. Các thủ tục truất hữu ruộng đất, theo sự phân tích của Lê Duẩn (thay thế Trường Chinh ở chức vụ tổng bí thư) đều "sao y bản chánh" theo kiểu Trung quốc, mà họ Mao đã thực hiện, sau ngày giải phóng đất nước tại Hoa Trung và Hoa Nam (19).

Cuộc tàn sát đẫm máu được phân chia ra làm 5 đợt kế tiếp nhau chứng minh rằng Hồ Chí Minh nắm vững tình thế. Mỗi đợt tàn sát đều có một phiên họp cán bộ cải cách ruộng đất, để tổng kết tình hình. Cán bộ phải kiểm điểm, phân tách, nêu lên những "mặt mạnh, mặt yếu, mặt tiêu cực, mặt tích cực" vv...Rồi từ đó, rút tỉa "kinh nghiệm", để làm "tốt hơn" nữa trong đôt cải cách ruộng đất kế tiếp. Khi cải cách ruộng đất tiến triển, thì số nạn nhân lại càng gia tăng trong mỗi đợt cải cách. Mặc dù thế, Hồ Chí Minh nhất quyết cho thi hành, không lùi bước và nhất định phải thực hiện một chính sách cải cách ruộng đất cho đến cùng. Theo nguyên tắc cơ bản của Hà nội " thà giết oan một ngà người vô tội, còn hơn để một tên dọ thám thoát khỏi lưới bao vây hắn". Cứu cánh giải thích phương tiện và hành động, nhưng nhân dân phải trả một giá thật đắt. Trường Chinh chỉ là một vật tế thần. Văn thư dề ngày 1-7-1956, mà Hồ Chí Minh gửi cho các cán bộ cải cách ruộng đất, sau thảm trạng đẫm máu đợt 5, là một thí dụ điển hình, chứng minh cho ta thấy rõ ràng tính khôn ngoan vô cùng xảo quyệt của họ Hồ, tránh né tội ác, bảo vệ uy tín của chính mình và che chở cho thanh danh của đảng Cộng sản Việt Nam.

III - CHÍNH SÁCH TẬP THỂ HÓA RUỘNG ĐẤT.

Sau 9 năm chiến trang giành lại độc lập (1945-1954) và sau 2 lần cải cách ruộng đất đẩm máu (1955-1956), nhân dân miền Bắc đã hoàn toàn bị kiệt quệ trên mọi mặt (vật chất và tinh thần) . Nhưng chính quyền Hà nội vẫn không để họ một thời gian, dù cho ngắn ngủi để họ nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần. Vào cuối năm 1957 - đầu năm 1958- Hà nội bắt đầu thực hiện ngay tức khắc chính sách tập thể hóa ruộng dất. Chính sách nầy được phân chia ra làm 3 giai doạn kế tiếp nhau:
       - Giai đoạn gọi là "hợp tác nông nghiệp" trong những năm 1958-1960.
       - Giai đạn tập thể hóa triệt để ruộng dất (1961-1965).
       - Giai doan biến đổi các hợp tác Xã bậc thấp thành các hợp tác xã bậc cao (1966-1975).

1)Giai đoan "hợp tác hóa nông nghiệp" (1955-1956).

Trong thời gian cải cách ruộng đất " (1955-1956), Hà nội đã thí nghiệ chính sách tập thể hóa ruộng đất dưới 2 hình thức được gọi là "hợp tác hóa" nông nghiệp:
       -- Tổ đổi công: Mỗi tổ dổi công gồm một vài gia đình nông dân giúp đỡ lẫn nhau bằ cách "làm dần công", vào mùa làm ruộng.Việc "làm dần công" nầy là truyền thống đã có từ lâu trong giới nông dân miền Băc lẫn miền Nam. Các nông dân láng giềng giúp đỡ lẫn nhau. Dưới sự chỉ đạo của cán bộ nông thôn, hình thúc tổ đổi công phát triển trong những năm 1955-1956, ở một số địa phương tại miền Bắc. Theo các số liệu thông kê chính thúc (*), thì có 1.325.000 gia đình nông dân (50,1%) gia nhập vào 190.250 tổ đổi công.
       - Có khoâng 37 hợp tác xã bậc thấp được thành lập lúc bấy giờ . Mỗi hợp tác xã có trung bình 14 khoảng 14 hoặc 15 hộ nông dân tham gia canh tác tập thể.

Các chủ ruộng đất không chống đối hình thúc canh tác theo lối dổi công, Vì họ vẫn hoàn toàn chịu trách nhiệm về mãnh đất của họ làm chủ và trưc tiếp canh tác.Họ vẫn tự do tổ chức phương pháp canh tác, theo ý muốn của họ. Trái lại, những cuộc thí nghiệm lần đầu tiên về phương pháp canh tác tập thể không được nông dân miền Bắc huởng ứng. Mặc dù không đồng ý với chính quyền dịa phương, Song họ không dám biểu lộ ra ngoài mặt hoặc bằng hành dộng, Vì lúc bấy giờ, miền Bắc đang trãi qua chính sách cải cách ruộng đất. Họ không tán đồng phương pháp canh tác tập thể bởi nhiều lý do:
       *"Phuơng pháp chấm điểm" thiếu công bằng giữa các xã viên, do đó, họ nản lòng. Ðội truởng đội sần xuất có nhiệm vụ "chấm điểm công" nầy không phận biệt kinh nghiệm của xã viên hay không phân biệt công việc làm cẩn thận hay cẩu thả (làm dối) của xã viên. Mỗi xã viên làm xong một công việc như nhau (chằng hạn như làm xong một "công" cấy hay một "công" chăm sóc mạ) đều huởng đồng đ ều một số điểm như nhau: 12 điểm cho một "công" cấy (1 công = 1/10 mẫu tây), 10 điểm cho 1 "công" chăm sóc mạ. Đội trưởng đội sần xuất không phân biệt nông dân có nhiều kinh nghiệm với nông dân mới vào nghề.
       * Ruộng đất của nông dân được đưa vào hợp tác xã bị xem như là của cả "tập thể", nghĩa là họ đã mất quyền sở hữu của mãnh đất, nhà nước trực tiếp quản lý nó.

Bần nông và bần cố nông cũng bất mãn về việc làm ăn tập thể. Họ làm việc cực nhọc nhưng đồng lương không đáng bao nhiêu, bình quân 10,5 kg thóc mỗi tháng làm ruộng. Họ đã thất vọng Vi chính phủ đã quên mất lời hứa trước kia. Họ ước mơ trỏ thành chủ điền một mảnh ruộng. Những mãnh ruộng mà nhà nước cấp phát cho họ canhtác, sau cuộc cải cách ruộng đất, chẳng bao lâu họ phải đưa vào hợp tác xã để trổ thành tài sản của tập thể.

Mặc dù họ không đồng ý chính sách tập thể hóa ruộng dất và có nơi họ chống dõi chính sách nầy một cách công khai, Hà Nội nhất định thực hiện nhanh chóng chính sách cải tạo ruộng đất, biến các tổ đổi công thành các hợp tác xã, Sau kỳ họp trung ương đảng, vào tháng 10 năm 1957. Chính sách tập thể hóa ruộng đất cũng các phương tiện sản xuất khác (nông cụ, gia Súc vv...) đã được hoàn tất, Sau 2 năm cải tạo (1958-1969), theo chỉ thị của Trung ương đảng (tháng 4-1959).
        • 40.422 hợp tác xã đã được thành lập (trong số nầy, gần 90% thuộc các hợp tác xã bậc thấp ở các thôn làng).
       • 2.404.000 gia đình nông dân gia nhập vào hợp tác xã (nghĩa là 85,4% tổng số gia dình nông dân miền Bắc) chiếm khoảng 68,1% diện tích đất trồng. Tính bình quân 59 gia đình nông dân gia nhập vào hợp tác xã canh tác 33,5 ha đất trồng.

Chính sách tập thể hóa ruộng đất duy ý chí, bãt chấp quyền lợi và nguyện vọng của nông dân lẽ tất nhiên đưa đến nhiều hậu quả tai hại, trên phượng diện sản xuất. Theo các sô' liệu thống kê chính thức thì:
       o Sản lượng lượng thực bị giảm xuống 3%.
       o Năng suất ruộng mua bị tụt giảm 2 tạ/mỗi ha.
       o Năng suất công nghiệp cũng bị tụt giảm vv...

2/ Giai đoạn tập thể hóa ruộng đất triệt để.

Mặc dù sản lượng bị tụt giảm (vì nông dân phá hoại chống lại chính sách tập thể hóa ruộng đất), Hồ Chí Mính vẫn nhất quyết đeo đuổi chính sách cải tạo, trong kê' hoạch 5 năm Ỉ960-1965. Theo chỉ thị của đảng, thì các hợp tác xã bậc cao phải nhiều hơn các hợp tác xã bậc thấpvà việc cải tạo nầy phải được hoàn tẩt chậm nhất trước năm 1965 (bằng cách tập hợp các hợp tác xã bậc thấp biến chúng thành các hợp tác xã bậc cao). Song song với chính sách nầy, Hà Nội tìm cách cải tiến kỹ thuật sản xuất (bằng cách cơ giới hóa một phần phương pháp canh tác) và cải tiển phương pháp quần lý hợp tác xã, để giảm bớt chỉ phí sản xất và gia tăng năng suất. Mặc dù nhà nước đã cô' gắng không ngừng, đời sống nông dân không được cãi tiến. Trái lại, nó có khuynh huớng thoái bộ và hầu hết, nông dân sống trong cảnh lầm than. Nguyên nhân chủ yểu là do chi phí sản xuất của các hợp tác xã quá cao. Bởi vậy, xã viên mất hết tin tưởng vào hợp tác xã. Họ quay về mảnh đất cá thể, thâm canh, nhờ đó, lợi tức của họ được bảo dảm chắc chắn. Theo một cuộc điều tra của nhà nuớc, thì 41,7% xã viên (trong tỷ lệ nầy, 50% thuộc thành phần bần nông và bần cố nông) của 37 hợp tác xã đã xin ra khỏi tập thể.

3/ Giai đoạn biến đổi các hợp tác xã cấp thấp thành các hợp tác xã cấp cao (1965-1975).

Bất chấp dư luận nông dân chống đối chính sách tậpthể hóa ruộng đất, Hà Nội nhất định biến đổi Các hợp tác xã cấp thấp thành các hợp tác xã cấp cao. Từ 8.408 hợp tác xã cấp cao được thành lập năm 1961, con số nầy đã tăng vọt lên đến 18.560 năm 1965, nghĩa là 76,7% tổng số hợp tác x ã (theo các số liệu thống kê chính thức). Diện tích canh tác của mỗi hợp tác xã cấp cao thay đổi, tùy theo tỉnh: từ 301 đến 500 ha hoặc nhiều hơn nữa. Việc biển đổi thành các hợp tác xã cấp cao được thực hiện nhanh chóng, trong thời chiến tranh "giải phóng" miền Nam. Vào năm 1975, các hợp tác xã cấp cao chiếm đến 88% tổng số hợp tác xã (trong sô' nầy, 15% hợp tác xã có tầm cỡ ở cấp xã). Ðiều mâu thuẫn chính sách tập thể hóa ruộng đặt tiển triển nhanh chóng, nhưng lương lương thực lại không gia tăng theo cùng nhịp độ ấy, để thỏa mãn nhu cầu của quần chúng. Ngược lại, luơng thực lại có khuynh huớng bị thiếu hụt ngày càng trầm trọng thêm trong thời gian 1965-1969. Nhưng rất may là sự thiểu hụt nầy đã được bù đắp một phần nào, nhờ sự viện trợ ồ ạt của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô và Trung Quốc: trên 1 triệu tẩn gạo mỗi năm. Mặc dù thế, nhân dân miền Bắc vẫn bị thiếu ăn và nhịn dói. Ðể sinh tồn, họ phải "ăn độn" bằng cách trộn cơm với khoai mì hoặc khoai lang và ít tiêu thụ thịt. Để' giải thích sự khủng hoảng nông nghiệp và che giấu sự thất bại của chính sách tập thể hóa ruộng đất, Hà Nội đưa ra nhiều lý do:
       - Truớc hết những khó khăn kinh tế nông nghiệp là do nhiều khó khăn "khách quan" gây nên: chiến tranh tàn phá và thời tiết bất thường. Cộng thêm vào đó, miền Bắc còn phải làm tròn nghĩa vụ quốc tế, chổng lại "đế quốc Mỹ". Bởi vậy, mỗi hạt gạo phải bị chia cắt ra làm 4 phần (Hà Nội đưa ra lập luận nầy để thuyết phục nhân dân hy sinh, trong thời chiến tranh "giải phóng" miền Nam): một phần để nuôi dân miền Bắc, và 3 phần còn lại để giúp đỡ 3 nước anh em (miền Nam Việt Nam, Miên và Lào).
       - Trong số các nguyên nhân "chủ quan", Hà Nội nhấn mạnh:
           * Chính sách duy ý chí của cấp lãnh đạo: chính quyền địa phuơng ép buộc nông dân (thay vì thuyết phục họ) phải gia nhập vào hợp tác xã. Hơn nữa, việc biến đổi vội vã các hợp tác xã căp thăp thành các hợp tác xã cấp cao để tập thể hóa bằng bất cứ giá nào tất cả các phương tiện sản xuất (đất đai, gia súc, nông cụ v.v...) là một "sai lầm". Nó đi ngược lại "nguyên tắc tự nguyện gia nhập vào hợp tác xã và đi ngược lại nguyên tắc quản lý dân chủ của hợp tác xả".
          *Chính sách giáo điều của giới lãnh đạo: giới lãnh đạo vẫn khăng khăng không từ bỏ nguyên tắc "đấu tranh giai cấp". Do dó, các bần nông và bần cố nông không có phuơng tiện tài chánh, không có kinh nghiệm quản lý và sản xuất kinh doanh, lại đảm bảo các chức vụ then chốt (chẳng han như chủ nhiệm ban quản lý hợp tác xã, đội truởng đội sản suất), trong khi ấy, các trung nông và phú nông bi bạc đãi, không trọng dụng.
          * Chính sách ngang bằng nhau giũa các xã viên (égalítarisme): Nông dân giàu kính nghiệm và có nhiều lương tâm rất nãn lòng về cách đổi xử nầy, do dó, họ không có lý do gì để tận tâm làm việc hăng say có lợi cho tập thể.
       - Các lý do khác:
          * Thiếu các phương tiện tài chánh để cải tiến kỹ thuật canh tác (máy cày, phân hóa học v.v...).
          * Chính quyền không trọng vai trò khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Các hợp tác xã bị thiểu cán bộ khoa học kỹ thuật trầm trọng.
          * Quản lý yếu kém: ngành quẩn lý tài chánh trong các hợp tác xã càng ngày càng bị xuống cấp, nhất là từ khi các hợp tác xã cấp thấp được biển đổi thành các hợp tác xã cấp cao, do dó, tài sản của hợp tác xã bị thất thoát như nông phẩm, phân bón, tiền nong v.v... Theo cuộc điều tra của nhà nước (1960-1970), thì khoảng gần 20% tài sản của hợp tác xã bị thất thoát và 63% máy cày bị hư hỏng, vì thiếu đồ phụ tùng. Sự kiện nầy dẫn đến hậu quả tai hại là chi phí sản xuất gia tăng. Từ 30% trong những năm 1961-1964, tỷ lệ nầy tăng vọt lên đến 48% năm 1975 (trên 84% trong lãnh vực chăn nuôi hợp tác xã) (21).
          * Phần lợi tức tập thể do hợp tác xã giữ lại để sung đương vào quỹ phúc lợi và để sủ dụng làm vốn tái đầu tư , quá cao. Phần lợi tức nầy căng ngày căng gia tăng.
          * Thuế nông nghiệp thật cao.
          * Sau rốt, vì năng suất thấp, vì chi phí sản xuất cao và vì thể nông nghiệp quá nặng, nên lợi tức thật sự chia cho các xã viên không đáng bao nhiêu. Tình trạng bi đát nầy đã kéo dài nhiều thập kỷ, nhưng chính quyền Hà Nội không hề áp dụng một biện pháp thích nghi nào, để giãi quyết vấn đề nầy.

Các hồ sơ mật "lưu hành nội bộ" đảng Cộng sản Việt Nam chứng minh cho ta thấy rằng cơ chế hoạt động của các hợp tác xã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các lý do mà Hà Nội nêu ra đế giải thích những "lỗi lầm" và sự thất bại của hợp tác xã không thuyết phục đuợc ai cả. Chính phương pháp sản xuất "cố lỗ xĩ", lỗi thời, không đáp ứng nguyện vọng tha thiết của giới nông đân. Nguyên nhân sau cũng nầy là nguồn gốc giải thích sự thất bại của cơ chế sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Thật vậy, khi nhà nước truất hữu ruộng đất và ép buộc nông dân gia nhập vào hợp tác xã, chủ điền cũng như bần nông và bần cố nông đều bất mãn, vì Hà Nội muốn biến họ thành những "tá điền của nhà nuớc". Khi họ gia nhập vào hợp tác xã, thì ruộng đất của họ trở thành tài sản của tập thế hay đúng hơn ruộng đất của họ thuộc về quyền sở hữu của Ðảng hay đúng ra của Bộ chính trị. Bị sưu cao thuế nặng (khoảng 85% hoa lợi của mỗi vụ lúa hoặc nhiều hơn nữa), nông dân làm việc cực nhọc nhưng hưởng hoa lợi không đáng bao nhiêu. Lợi tức “do hợp tác xã trả công cho xã viên chỉ tạm đủ nuôi sống bản thân họ về lương thưc, chưa kể đến gánh nặng gia đình xã viên có ít nhất từ 6 đến 7 miệng ăn, trong thập kỷ 1960. "Cách mạng" đã nuốt lời hứa. Thay vì cải thiện điều kiện sinh sống của họ và hữu sản hóa ruộng đất cho họ, "Cách mạng" lại bần cùng hóa họ. Thất vọng, họ không hăng say lao động, tăng gia sản xuất. Vì thôn dân chiếm 90% dân số miền Bắc, nên sự bất hợp tác của họ với chính quyền Cộng sản Hà Nội đưa đến hậu quả là sản xuất nông nghiệp quốc gia bị tụt giảm, và sự kiện nầy dẫn đến sự khủng hoảng trong các lãnh vực kinh tế khác.

 

Gs Lâm Thanh Liêm


   1 |   2 |   3 |   4 |   5 |   6 |   7 |   8 |   9 |