Thượng đỉnh COP21 (V)

Sự hoài nghi về biến đổi khí hậu

 

Mai Thanh Truyết

Câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người ngay từ những ngày đầu của Thượng đỉnh COP21 là “các lãnh đạo quốc gia trên thế giới sẽ đồng ý với nhau về sự hâm nóng toàn cầu sao?”
Chúng ta vẫn còn nhớ Kỳ hội nghị tại Copenhagen cách đây sáu năm, một số nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo, đã tham dự; nhưng sau đó, các ông cảm thấy xấu hổ khi hội nghị kết thúc trong cảnh hỗn loạn và chống phá lẫn nhau. Các ông cố gắng là tất cả nỗ lực lớn nhất để cùng nhau có một thỏa thuận chung vào thời điển trên, nhưng rồi đã đi vào bế tắc vì những bất đồng giữa các nước phát triển, đang phát triển và một Trung Cộng cứng cỏi trong não trạng của mình.
Suốt gần 20 năm qua, từ khi thành hình Nghị định thư Kyoto, các nước trên thế giới đã phải vất vả để đến với một giải pháp chính trị cho những mối đe dọa do sự biến đổi khí hậu, trong khi cộng đồng khoa học đã nhiều lần làm rõ và tái làm rõ những mối đe dọa trên.
Nhưng tất cả đều thất bại vì cho đến bây giờ, thế giới chưa bao giờ đạt được sự đồng thuận, mặc dù Thỏa thuận và một số Lời hứa vừa được ký kết ở ngày bế mạc COP21 vào ngày 12 tháng 12 năm 2015.

Tại sao có sự khác biệt trong sáu năm làm việc với nhau từ sau hội nghị Copenhagen?
Trong khoảng thời gian này, các quốc gia thành viên đã gặp hàng năm kể từ khi đồng ý với các mục tiêu xác định các điểm chính của thỏa thuận và bất đồng để tập trung cho COP21. Mặc dù đã chuẩn bị trước như vậy, nhưng vẫn còn 916 khu vực và quan điểm bất đồng trước khi nhóm họp đã được đúc kết trong một văn bản gồm 25.325 chữ.
Một xoay quanh mục tiêu - các quốc gia trên thế giới trước đó đã cam kết hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên khắp hành tinh để 20C, nhưng nhiều quốc đảo nhỏ muốn có một mục tiêu táo bạo hơn - hạn chế sự nóng lên đến 1,50C. - đặc biệt là đối với Trung Cộng và Ấn Độ.
Tất cả các nước đều hứa sẽ đạt mục tiếu phát thải đề ra "càng sớm càng tốt", nghĩa là giảm thiếu hay ngưng hẳn số lượng carbonic phát thải tại một số thời điểm giữa năm 2050 và 2100.
Nhưng, theo đa số các nhà khoa học nói điều này phải xảy ra vào năm 2070 là chậm nhất. Thật không may, không ai trong số các cam kết đưa ra tại hội nghị được ràng ràng buộc pháp lý rõ ràng - một điều rất cần thiết để Hoa Kỳ có thể tránh đặt các điều ước quốc tế trong một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Liên Hiệp Quốc đang hy vọng rằng áp lực thay vào đó sẽ làm cho các nước theo dõi, mặc dù không có hình phạt pháp lý nào đối với các quốc gia không thể đáp ứng thỏa thuận.
Có lẽ rào cản lớn nhất bao quanh dòng chữ "thiệt hại". Các quốc gia nhỏ và quốc gia đang phát triển thấy đây là một câu hỏi liệu họ sẽ nhận được sự trợ giúp đặc biệt từ các quốc gia giàu khi bị thiên tai do khí hậu gây nên hay không?
Có lẽ chính vì vậy mà tạp chí Economist, ngay trong số 19/12-2015 đến 1/12016 đã nêu ra hai đề tựa: “Hopelessness and Determination” và “Green light: What to expect after the deal that exceeded expextations”.
Như vậy rõ ràng là, ngay cả những quốc gia nêu ra nguyên nhân và hậu quả của sự thay đổi khí hậu cũng như đề xướng những hành động cần có của cá nhân, quốc gia v.v…để giải quyết vấn đề đặt ra, dự luận khắp thế giới vẫn đặt nghi vấn cho những hành động trong tương lai, ngay từ khi mối quan tâm đã được khơi dậy từ Thương đỉnh Rio de Janneiro từ năm 1992!
Bài viết nhằm mục đích nêu rõ một số bất đồng của các quốc gia thành viên ngay sau khi Thượng đỉnh COP21 chấm dứt, để từ đó, góp ý cho nhiều suy nghĩ khác trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu trên trái đất.

Sự khác biệt quan điểm về việc thì hành Thương đỉnh COP21
Nhìn lại các Thỏa thuận COP21 về khí hậu,chúng ta thấy những điểm gai góc trong các cuộc đàm phán bao gồm mức độ ràng buộc về pháp lý của thỏa thuận, và những gì các nước giàu phải làm để giúp các nước nghèo thích nghi và giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.

1 - Thiên tai: Châu Á đứng mũi chịu sào
Cũng liên quan tới vấn đề khí hậu, tuần báo Courrier International trích dẫn báo The Strait Times của Singapore cho biết tại châu Á, bốn quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất vẫn là Trung Cộng, Ấn Độ, Philippines và Indonesia. Tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu khiến cho thiên tai ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, mức độ thiệt hại vì thế cũng nghiêm trọng hơn.
Dựa vào bản báo cáo dày 30 trang của Liên hiệp quốc dành riêng cho lục địa châu Á, tờ báo cho biết cường độ thiên tai đã tăng đáng kể trong 20 năm vừa qua. Tính tổng cộng, đã có 300.000 người dân các nước châu Á thiệt mạng trong các trận bão, lũ lụt, cháy rừng, hạn hán hay động đất. Về nhịp độ, Trung Cộng đứng đầu bảng xếp hạng với 441 lần thiên tai trong vòng hai thập niên, Ấn Độ về nhì (288 lần), Philippines xếp hạng ba (274 lần) và Indonesia đứng hạng tư (163 lần).
Nhưng nếu so sánh với toàn thế giới, thì Hoa Kỳ vẫn là quốc gia bị nhiều thiên tai nhất: 472 lần trong 20 năm qua, nhưng số nạn nhân thiên tai ở Bắc Mỹ vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia châu Á.
Trường hợp của Miến Điện là một cá biệt, trận bão Nargis đổ ập vào nước này vào năm 2008 đã gây nhiều thiệt hại nhân mạng nhất trong hai thập niên qua. Số người chết và mất tích tại Miến Điện lên tới 138.000 nạn nhân. Hàng trăm ngàn người dân khác buộc phải di dời chỗ ở. Biến đổi khí hậu làm cho thiên tai thêm trầm trọng, đặc biệt là vào năm 2002, hậu quả không thấy ngay trước mắt mà lại tác động chậm về lâu về dài. Hạn hán tác hại đến đời sống của 300 triệu dân Ấn Độ trên một vùng rộng lớn, các đợt bão cát cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của 100 triệu dân Trung Cộng.
Theo bà Margareta Wahlstrom, chuyên gia Liên hiệp quốc về các rủi ro thiên tai, kế hoạch giảm thiểu các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính là một trong những biện pháp cần thiết để hạn chế các thiệt hại nhân mạng và vật chất, nhất là đối với các vùng đông dân cư ven miền duyên hải, trong khi mực nước biển vẫn dâng cao. Sau khi tàn phá nhà cửa mùa màng, thiên tai còn làm ô nhiễm các nguồn nước sạch, gieo mầm bệnh tật, tạo thêm gánh nặng cho các hộ gia đình, gây nhiều phí tổn cho ngành y tế công cộng.

2 - Những hoài nghi về biến đổi khí hậu

a) Phản đối của dân sống ở các hải đảo
Triển vọng đó đã khơi ra sự hoài nghi trong các đại biểu của các nước đang phát triển ở Paris, vẫn tin rằng bất kỳ thỏa thuận nào đạt được sẽ chỉ là sự lập lại những lời hứa không được thực hiện vốn đã thấy tại các cuộc họp thượng đỉnh trước đây về khí hậu.
Ông Tony De Brum, ngoại trưởng Quần đảo Marshall, đã họp với các thành viên của đảng Cộng hòa tại Quốc hội Hoa Kỳ, và cho biết họ đã nói với ông rằng, "đứng quá tin chắc vào những gì sẽ có được ở Paris bởi vì chúng tôi không chắc nó sẽ cất cánh trong nước."
Đặc biệt là các hải đảo, nạn nhân chính của hiện tượng biến đổi khí hậu. Trên thế giới có tổng cộng 44 đảo quốc. Tuy chỉ chiếm có 1% dân số toàn cầu, và là những quốc gia nghèo nhất, nhưng tiếng nói của những quốc gia này đang đè nặng lên các cuộc thương lượng.
Libération trong bài phóng sự cho biết, các đảo quốc nhỏ không đồng tình với mức hạn chế tăng nhiệt độ ở 2°C mà phải là ở mức 1,5°C. Đại diện đảo Maurice cho rằng: « Không phải chính các đảo quốc làm biến đổi khí hậu, mà chính họ mới là nạn nhân, đang gánh chịu hậu quả của hiện tượng này. Các quốc gia gây ô nhiễm phải hiểu là chúng tôi cần một cách giải quyết khác khác và đặc biệt hơn».

b) Hoa Kỳ
Thỏa thuận về khí hậu toàn cầu đang phân chia hai luồng ý kiến trái chiều mang tính đảng phái ở thủ đô của Mỹ.
"Thỏa thuận này sẽ có nghĩa là ít ô nhiễm khí carbonic hơn đe dọa tới hành tinh của chúng ta, và thêm nhiều công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế hơn được thúc đẩy bởi đầu tư vào carbon thấp", Tổng thống Barack Obama hân hoan phát biểu ngay sau khi thỏa thuận được công bố..
Nhưng những nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ trong Quốc hội đã ồ ạt lên Twitter ca ngợi thỏa thuận này. Thế nhưng những nghị sĩ Đảng Cộng hòa thì khác, họ đã tuyên bố phản đối ngay cả trước khi đạt được thỏa thuận này.
"Tổng thống Obama đã hứa sẽ cắt giảm mạnh sản lượng năng lượng của Mỹ," Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Barrasso phát biểu hồi tuần trước. "Người dân Mỹ chống đối gửi tiền tới nguồn quỹ khí hậu bất chính của Liên Hiệp Quốc."
Trong một thông cáo, lãnh đạo khối Đa số Thượng viện Mitch McConnell chỉ trích thoả thuận là "không thể thành tựu được" và "dựa trên một kế hoạch năng lượng nội địa mà có phần chắc là bất hợp pháp, đã bị một nửa các bang khởi kiện để đình chỉ, và đã bị Quốc hội bỏ phiếu bác bỏ."
Mặc dù đã thỏa thuận, nhưng những bất đồng vẫn chưa giải quyết được ngay sau ngày bế mạc 12/12. Có 3 chủ đề bất đồng lớn:

  • Việc chia sẻ nổ lực giảm khí thải giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển;
  • Việc đóng góp tài chánh;
  • Và mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ.

Có khoảng 100 quốc gia đòi giữ nhiệt độ trái đất không tăng quá 1,5OC vào cuối năm 2100. Tuy nhiên Nga và Arab Saudit phản đối kịch liệt và đòi hỏi việc thúc đẩy quá trình chuyển sang nến kinh tế xanh là năm 2025 (không là 2020). Các tổ chức môi trường phản đối đề nghị nầy.
Quốc gia sau nầy và Irak đòi bác bỏ nguyên tắc đánh thuế Carbon, trong lúc đó, Hoa Kỳ, LH Âu châu, Úc cho rằng “phần đóng góp của các nước phát triển cho các nước đang phát triển là quá lợi cho các nước đang phát triển”.

c) Ân Độ đòi công bằng
Thủ tướng Ấn độ Narendra Modi đã đòi điều mà ông gọi là ‘‘Công lý về Khí hậu’’.
Theo đó, sau quá trình công nghiệp hóa trong những thế kỷ vừa qua, các nước giàu có trách nhiệm lớn trong việc phát thải các loại khí gây hâm nóng trái đất. Các nước giàu giờ đây khó thể nào áp đặt các nước đang phát triển phải kềm hãm tăng trưởng của họ, để giúp chống biến đổi khí hậu.
Ấn Độ biện minh cho quan điểm của mình và đòi được quyền phát triển. New Delhi chỉ cam kết nhân lên gấp 20 lần mức sản xuất năng lượng mặt trời, và dùng 40% năng lượng sạch để sản xuất điện lực từ đây cho tới năm 2030. Theo Le Monde, Ấn Độ trước hết bảo vệ quyền lợi riêng: ở một đất nước mà hàng trăm triệu hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh, không có đủ điện nước để sinh hoạt, thì việc chống biến đổi khí hậu vẫn là một điều gì đó còn trừu tượng xa vời, một thứ xa xỉ phẩm mà người nghèo chưa dám nghĩ tới.
Hiện tại, Ấn độ vẫn còn sử dụng than đá và dầu là ngường điện năng chính cho quốc gia nầy, chiếm 71%. Làm sao quốc gia nầy thực hiện được lời hứa là cho đến năm 2022, sẽ tăng nguồn năng lượng mặt trời lên 100GW, trong lúc hiện tại, Ấn Độc chỉ sản xuất được 5GW cho nguồn năng lượng nầy mà thôi!
Vì vậy,
…Nếu các lãnh đạo quốc gia đã phát triển không mở đường, chính dân chúng sẽ tự vạch đường đi.

d) Và hướng đi nào phải đi cho tương lai?
Các nước phát triển nên có bao nhiêu trách nhiệm?
Các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng ý từ những nỗ lực chống biến đổi khí hậu đã bắt đầu các nước phát triển có trách nhiệm lớn hơn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu so với các quốc gia đối tác trong việc trao đổi dịch vụ của họ. Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu đã phát thải hơn một nửa trong tổng số carbon thải ra đến đầu thế kỷ này, cần phải đóng góp nhiều hơn vào sự ấm lên toàn cầu so với các đối tác của họ là các nước đang phát triển; mặc dù hiện tại hai nhóm quốc gia nầy chỉ còn phát thải 19% cho Hoa Kỳ, và 9% cho LH Âu Châu.
Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là các nước phát triển cần phải làm nhiều hơn là các quốc gia đang tác phát triển. Đây là một đều không cần tranh cãi nữa!
Vì vậy họ phải giúpcác nước đang phát triển trong việc ngăn chặn khí thải carbonic.
Vậy, làm thế nào thực hiện được các thỏa thuận đấy tham vọng trên?
Các nước phát triển, trong đó có Mỹ và các thành viên của Liên minh Âu Châu đã hợp tác với 160 quốc gia dễ bị tổn thương nhứt bởi biến đổi khí hậu để tạo thành một liên minh tham vọng cao để kêu gọi và thực hiệnmột mục tiêu đầy tham vọng để ngăn chặn khí nhà kính phát thải. Trong nhiều năm qua, hoạch định chính sách đã nói rằng hội nghị nên nhằm mục đích để giữ cho nhiệt độ tăng hơn 20C (3,60F) vào năm 2100, điểm tới hạn (threshold limit) mà các nhà khoa học đã xác định được. Nhưng các nhóm tham vọng cao hơn đang kêu gọi các thỏa thuận để thực hiện các mục tiêu 1,50C (2,70F).
Nhưng điều đáng chú ý là sự vắng mặt của hai nhóm tham vọng cao là Ấn Độ và Trung Cộng, hai nước đang phát triển lớn nhất và có ảnh hưởng nhất hiện tại (Xem phần IV của loạt bài nầy). Cả hai nước đã bày tỏ lo ngại rằng một mục tiêu quá tham vọng cuối cùng sẽ có nghĩa là giảm phát thải mà sẽ làm giảm đi sự tăng trưởng kinh tế.
Các liên minh tham vọng (high-ambition coalition) cao cũng đã kêu gọi các nước để đánh giá và báo cáo về những nỗ lực của họ để chống lại biến đổi khí hậu mỗi năm năm. Chính thời gian đánh giá này sẽ giúp cho các nước có cơ may tăng cường thêm những nỗ lực để ngăn chặn khí thải nhà kính dựa vào sự phát triển công nghệ cao hay sự giúp đổ kinh phí của các quốc gia giàu.
Và Ai sẽ phải trả tiền (và trả bao nhiêu) để chống biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển?
Tài trợ cho các nỗ lực để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng đã được nêu ra từ lâu, trước khi hội nghị COP21 bắt đầu. Từ năm 2009, các quốc gia phát triển đã cam kết là đóng góp 100 tỷ Mỹ kim mỗi năm cho các nước đang phát triển nhằm chống lại sự biến đổi khí hậu. Các nước phát triển đã không rút lại cam kết, nhưng họ cũng đã không hoàn toàn hoạch định ra các chi tiết về món tiền trên sẽ đến từ đâu, và mức độ chịu trách nhiệm của mỗi thành viện là bao nhiêu. Chính vì vậy mà vấn đề vẫn còn dận châm tại chỗ.
Theo một báo cáo của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) nhận thấy rằng 62 tỷ Mỹ kim đã được chuyển từ các nước đã phát triển đến các giốc gia đang phát triển trong năm 2014, tăng trên 10 tỷ so với năm 2013.
Về thỏa thuận COP21, Đại sứ New Zealand, Jo Tyndall không hài lòng và nói rằng nó thiếu vắng "công lý khí hậu".

Thay lời kết
Một thí dụ dí dỡm trong việc so sánh mức giàu-nghèo của các nhóm quốc gia ở Bắc và Nam bán cầu như sau: “người giàu muốn đóng tiền bảo hiểm nhà cửa, trong khi người nghèo bữa ăn chưa no, tiền đâu mà tính đến chuyện mua nhà. Vì thế cho nên, để đạt được mục tiêu, hội nghị COP21 phải giải quyết đầu tiên hết một vấn đề trọng đại và thực tế là: các nước giàu chịu chi ra bao nhiêu tiền và trong bao lâu, để khuyến khích, giúp đỡ thực sự các nước nghèo (hay các quốc gia đang phát triển) trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu?”
Hơn 2.100 học giả trong nhiều lãnh vực khác nhau đến từ hơn 80 quốc gia đã nêu lên tuyên bố “một phát biểu đạo đức và chính trị” (moral and political statement) để các nhà lãnh đạo toàn cầu suy gẫm. Cần phải kể đến vài trong số những người ký tên là những học giả nổi tiếng và được nhiều người biết đến bao gồm triết học và ngôn ngữ học Noam Chomsky (MIT); nhà khoa học nhận thức Stephan Lewandowsky (Đại học Bristol); nhà khoa học khí hậu Michael E Mann (PSU); nhà văn và nhà môi trường Bill McKibben (Middlebury College); nhà sử học và khoa học gia Naomi Oreskes (Harvard); và triết học đạo đức Peter Singer (Princeton).
Do đó, chúng ta nhận thấy rằng, vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu không phải là một vấn đề thuần túy môi trường là còn là nhiều vấn đạo đức và đạo lý nữa.
Cần phải nghĩ đến thế giới thực sự mà chúng ta đang sống ngày hôm nay.
Sự hâm nóng toàn cầu là một vấn đề đạo đức quan trọng nhất của thời đại chúng ta, và là mối đe dọa lớn nhứt trong hiện tại mà con người đã phải đối mặt. Vì vậy, việc ứng phó với biến đổi khí hậu từ các nhà triết học nêu ra là điều không đáng ngạc nhiên.
Những nguyên nhân chính cho sự thay đổi khí hậu tương đối ít so với số lượng lớn của những người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhứt. Thật vậy, sự thay đổi khí hậu sẽ, bằng cách này hay cách khác, tác động tất cả sự sống trên Trái đất.
Nếu chúng ta không dứt khoát giải quyết các vấn đề hiện nay, sự hâm nóng toàn cầu có thể leo thang trong một thời gian tương đối ngắn vượt quá điểm hợp lý mà con người có thể dự kiến được để đối phó, vì đây là bản chất của hiệu ứng phản hồi (nature of feedback effects).
Con người ở các nước đang phát triển chịu trách nhiệm ít nhất đối với sự biến đổi khí hậu, nhất là khả năng thích ứng với nó, và dễ bị tổn thương nhất đối với tác động của nó.
Vì vậy, đây mới là một thực tế được mong đợi ở các quốc gia đang phát triển về ý nghĩa hạn chế sự phát thải khí nhà kính mà không bị ràng buộc pháp lý về những cam kết từ các nước công nghiệp.
Và đây là một điều cần thiết thực tế và yêu cầu về đạo đức cho các quốc gia giàu.
Sau đây là năm giải pháp cụ thể đúc kết suy nghĩ của 357 tổ chức NGO vè việc giải quyết vấn nạn hâm nóng toàn cầu:

  • Thay vì luôn luôn tập trung vào việc sản xuất năng lượng nhiều hơn, hãy tiết kiệm năng lượng bằng cách cải tổ và nâng cao những thiết bị ra năng lượng hiện có một cách hiệu quả hơn;
  • Thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo;
  • Đừng đòi hỏi mọi người phải hy sinh cung cách sống của họ, mà cần cung cấp cho họ các thiết bị tiết kiệm năng lượng;
  • Thúc đẩy quá trình chuyển đổi các nguồn năng lượng tái tạo;
  • Tập trung vào giáo dục quần chúng.

Phải chăng năm giải pháp đề nghị trên cần được mỗi người trong chúng ta suy gẩm!

Houston 3/2016
Mai Thanh Truyết

 

Đăng ngày 12 tháng 03.2016