banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Khai thác Bauxite:

Vấn đề bảo tồn văn hóa và sắc tộc người thiểu số

Ảnh hưởng văn hóa và xã hội

Mai Thanh Truyết

Tóm lược:

thieu so
Người thiểu số miền Cao nguyên rất nhạy cảm và có mặc cảm đối với người Việt. Với diện tích Cao nguyên ngày càng thu hẹp vì di dân, từ 1,4 triệu trước năm 1975 cho đến 4 triệu năm 2009, người Thượng có khuynh hướng ngày càng rút sâu vào hướng Tây, đôi khi vượt qua biên giới Lào và Cambodia.
Mật độ người Thượng trước năm 1975 chiếm khoảng 90%. Ngày nay, chỉ còn ước tính thieu sokhoảng 400 ngàn sinh sống ở vùng Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Điều nầy nói lên việc khai thác quặng bauxite tại vùng nầy càng làm cho sự việc càng nghiêm trọng hơn đối với họ. Theo thống kê của World Bank năm 2008, tỷ lệ người Thượng hiện đang sống dưới mức nghèo đói là 72%.
Đối với những người ở lại bám đất, vì đất canh tác càng bị thu hẹp, gia đình có nguy cơ làm không đủ ăn. Do đó, các lao động chính của gia đình cần phải tha phương cầu thực. Vô hình chung, gia đình sẽ bị xáo trộn và có thể đưa đến ly tan. Con cái của họ, vì thiếu vắng cột trụ của gia đình có thể đi vào vòng sa đoạ. Đây có thể là viễn ảnh của xã hội trong một tương lai không xa nếu, Tàu cộng "thực sự" khai thác hay "chiếm đóng" Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Đứng về phượng diện địa lý, tỉnh Đắk Nông được bao bọc bởi tỉnh Dak Lắc về phía Bắc, Lâm Đồng về hướng Đông Nam, tỉnh Bình Phước và giáp với biên giới Cambodia về hướng Tây. Gia Nghĩa là trị trấn của Đăk Nông, cách Sài Gòn 245 Km, Phan Thiết 180 Km. Còn Lâm Đồng được bao bọc bởi các tỉnh Đăk Lắc, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, và Sông Bé.
Tỉnh Đắk Nông chiếm diện tích 6.510 Km2, có độ cao trung bình từ 600 đến 700m, nhưng cũng có nhiều nơi chiếm cao độ trên 1.900m. Về dân số, có 417 người năm 2007 gồm đa số 80% người Kinh (Việt Nam) và 31 sắc tộc thiểu số trong đó người M'nong, Tay, Ede chiếm đa số. Mật độ trung bình là 64 người/km2 và có 15% dân sống trong các thành phố. Thu nhập đầu người cho năm 2006 là 7,7 triệu/năm (~US$350).


Đăk Nông được bao phủ bởi rừng rậm chiếm 64%, trong đó gồm 87% là rừng thiên nhiên, 2% rừng trồng cây công nghiệp, và 11% đất hoang.
Nói về ảnh hưởng của xã hội và xáo trộn văn hóa một khi CSBV cho Tàu cộng khai thác bauxite vùng nầy, chúng ta, trước hết có thể nêu một thí dụ điển hình ở tỉnh Pleiku ành hưởng lên người dân Jarai chỉ sau một thời Việt Nam phát triển vùng từ sau 1975.

1. Tỉnh Pleiku
Tiến sĩ Matthieu Guérin, Giáo sư Trưởng khoa Sử Hiện đại của Viện Đại Học Caen và chuyên viên nghiên cứu nền Văn hóa dân tộc Jarai tại Pleiku nhấn mạnh "Chỉ cần có 30 năm là đủ để hủy hoại toàn bộ khu "Rừng Muôn Thánh" (la forêt des mille génies ). “Cuộc tàn phá bắt đầu ngay vào những ngày đầu những ngày “Thống Nhứt” đất nước Việt Nam năm 1975" đã gây sự chú ý của các thính giả trong buổi nói chuyện ở Đại học Sorbonne vào tháng 2/2009 về cuộc tàn phá Rừng già và cướp đất ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Hiện tượng một nền nông nghiệp lương thực (của người dân tộc Jarai ) được biến thành một nền nông nghiệp công nghệ và thương mãi dài hạn ngày nay đã lên đến một mức độ trầm trọng có nguy cơ đến tương lai của người Jarai. “Trước hoàn cảnh bị cướp đất có kế hoạch, người dân Jarai trước chỉ biết lùi sâu vào vùng rừng già. Nhưng ngày nay, gần như không còn rừng già nữa, và họ đang bị đưa vào bẩy sập. Không biết làm sao hơn, hoặc là chấp nhận số phận, hoặc bị đồng hóa vào dân tộc Kinh, hoặc là kêu gọi mở ra một cuộc đấu tranh đầy tuyệt vọng”.
Thật vậy, đây là một nền Văn hóa đang bị hủy hoại. Cách đây không bao lâu, người dân tộc Jarai di săn cọp trong những khu rừng già (của họ), câu cá trên những giòng nước chảy siết, hái hoa, hái trái, đốt rừng làm rẩy... và dân tộc Jarai, những đứa con của rừng lớn lên, sanh hoạt trong rừng, và sống với rừng. Và còn hơn thế nữa, dân tộc Jarai có một mối tương quan đặc biệt và mật thiết với rừng, họ với rừng là một, như những tài liệu nghiên cứu của nhà truyền giáo – nhân chủng học Jacques Dournes đã chứng minh. Nhưng ngày nay «Hãy tưởng tượng rằng trong vòng chỉ 30 năm ngắn ngủi, quý bạn đang nhìn thấy gia tài văn hóa của quý bạn đang bị tiêu hủy và trên đường sụp đổ» Tiến sĩ Matthieu Guérin nói tiếp. «Đó là những gì hiện đang xảy ra với dân tộc Jarai. Nếu họ không hòa đồng, nếu họ không chấp nhận lối sống của người Kinh, và nếu họ không chấp nhận lối sống định cư, họ sẽ không còn nơi cư ngụ. Và để kết luận chúng tôi gọi đây là một loại diệt nhân chủng (ethnocide)».
Ngày nay tại thành phố Pleiku thủ phủ Tỉnh Gia Rai, có 200 ngàn người Việt gốc Kinh và 40 ngàn người dân tộc Jarai. Để so sánh, trước Đệ nhị thế chiến, tỷ số dân Thượng ở Tây nguyên Trung Phần Việt nam là 93%.
Ngày nay nếu ta đến viếng Pleiku, từng một thời được nhắc đến như là một thành «phố núi cao" thơ mộng, của các "em Pleiku má đỏ môi hồng”, thì nay, không còn cảnh thiên nhiên nên thơ gần gũi để chỉ "đi năm phút đã về chốn cũ” nữa, mà sẽ chỉ thấy một thị xã tân thời, đầy những cao ốc, với những nạn kẹt xe, bụi bặm, ồn ào bởi những tiếng xe gắn máy, chúng ta chỉ tìm thấy bóng người Thượng, người dân tộc Jarai ở tụ tập (bị vất) bên ven bờ thành phố, trong những nhà tôn, vách ván trên nền đất nện tạo thành những khu nhà bình dân (ghetto) điêu tàn, dơ dáy...
Đừng nghĩ rằng tình trạng kinh tế của dân tộc Jarai khá hơn lúc trước vì nhờ nền kinh tế vùng Cao nguyên đã phát triển. Rất ít gia đình người dân tộc có điện vào nhà, và rất hiếm nhà người dân tộc có TV, ta có thể kết luận nhà người dân tộc Jarai sống cũng giống như giấc mơ của họ: tí ti, tạm sống qua ngày.

2. Giấc mơ thực sự của họ?
Họ mong Nhà nước Việt Nam trả đất lại cho họ. Trả đất của tổ tiên họ cho họ. Và có thể cho phép họ được tự do thờ phượng, như hiến pháp nước "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" đã quy định. Họ có xin quyền tự chủ không? Thật sự mà nói cũng có vài người có nghĩ đến, nhưng đó là một chuyện khác. Tuy không nói ra, nhưng trong thâm tâm họ, chắc chắn là họ xót xa vì mảnh đất quê hương họ bị dày xéo. Ước mơ giản dị nhất của người Jarai không gì khác hơn là được sống yên ổn làm ăn. Nhưng nào có đươc?
Trước những tình trạng đói khổ và những đòi hỏi nhân quyền nầy, rất dễ đưa đến những sự xung đột; và quả thật điều này đã xảy ra: Cuộc cưỡng chiếm đất của Nhà nước để quy hoạch cho công nghệ, một chuyện ép giá của một chủ xí nghiệp tư để mua đất... và còn nhiều chuyện không được các cơ quan cầm quyền địa phương xử lý công bằng đã đem lại một cuộc nổi dậy và cuộc đàn áp dữ dội đổ máu vào năm 2001.
Trở qua vấn đề khai thác quặng bauxite tại Cao nguyên Trung phần Việt Nam, hay đúng hơn tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đák Nông), người Thượng là tiếng gọi chung để gọi toàn thể các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên Trung phần Việt nam: Jarai, Bahnar, Rhadé, Sédang, Koho, Bru, Pacoh, Katu, Sré. Có tất cả là 31 dân tộc khác nhau gọi chung theo một từ chung (cấm) là Degar, có nghĩa là «những người con của rừng núi».
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trước khi xảy ra "chiến dịch rêu rao" "khai thác quặng Bauxite" này của nhà nước CSBV, họthieu so cũng đã từng bị chèn ép lấn đất, lấn rừng, cấm đạo rồi... Nhưng vì thấp cổ bé miệng họ đành nhẫn nhục chịu đựng, sau khi đã chống đối không xong. Cuối cùng, rất nhiều người đã phải bỏ rừng bỏ rẫy tìm đường ra đi. Ra đi trong uất ức và đau xót vì có lắm người đã phải để vợ, con ở lại. Hiện nay Canada là nơi đang đón nhận người tị nạn Jarai từ mấy năm nay. Cho đến bây giờ thì tình trạng cuỡng bức đã trở nên toàn diện, lộ liễu và có kế hoạch.
Vậy thì xin hỏi: Đàng sau tất cả mọi sự cưỡng chiếm đất đai của đồng bào thiểu số, và vụ "khai thác quặng bauxit ở Cao nguyên Nam Trung phần là do thế lực nào thúc đẩy, và với mục đích gì?
Bài học ở Pleiku kể trên, cho thấy sự việc lại tái diễn ở hai vùng đất nêu trên (Tân Rai và Nhân Cơ) nhưng dưới một hình thức khác. Nói theo kiểu quân sự thì việc CSBV bề ngoài thì hô hào việc khai thác Bauxite (gọi là "DIỆN" ) mà kỳ thực bên trong là nhà nước CSBV đã giao khoán cho TC toàn quyền khai thác hai vùng nầy (tức là "ĐIỂM"). Do đó, nhiều vấn đề không thuận lợi cho người địa phương tức người Thượng có thể nảy sinh trước sự hiện diện của một dân tộc ngoại quốc chiếm đóng và khai thác.

3. Tập quán người thiểu số ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam
Người Thượng là tên gọi chung của hơn 20 sắc tộc thiểu số sống ở cao nguyên Trung phần Việt Nam. Ngày hôm nay, căn cứ vào Hiến chương LHQ vào năm 1986, họ còn có được tên gọi là “dân tộc bản địa” (indigenous people). Họ sống theo từng bản làng, canh tác và chăn nuôi vẫn còn mang tính cách du mục nghĩa là canh tác theo mùa. Sau mỗi mùa thu hoạch, họ di chuyển và canh tác ở một nơi khác. Thông thường, một chu kỳ đất của họ là ba năm, nghĩa là họ để cho đất nghị ban mùa rổi trở lại khai thác nghề trồng trọt.
Sau năm 1975, CSBV cho di dân từ miền Bắc vào. Khi thấy một mãnh đất trống nào do người Thượng vừa rời khỏi để đi canh tác ở một nơi khác, những người di dân mới tới chiếm đất, và họ giữ luôn để làm tài sản cho riêng họ. Chính vì vậy mà sau chu kỳ ba năm, người Thượng không còn nơi canh tác nữa.
Chu kỳ bị tắt nghẽn. Và đây chính là một trong những lý do khiến người Thượng phải “di chuyển” vào tận rừng sâu.
Ngay cả từ thời Đệ nhứt và Đệ nhị Cộng hòa, chính phủ cũng đã thiết lập những khu “Sinh sống chính” cho đồng bào Thượng. Nhưng cũng có những lạm dụng của một số nhà cầm quyền địa phương và tướng lãnh, lợi dụng uy thế, chiếm một số không nhỏ đất đay dành cho người Thượng. Điều nầy cũng là nguyên nhân đẩy họ phải vào rừng sâu.
Và nguyên nhân sau cùng và tệ hại hơn cả là các dự án khai thác Bauxite ở Lâm Đồng và Đắknông…khiến cho người Thượng hầu như không còn đất sống. Rất nhiều bản làng “phải” trốn chạy qua Lào, hoặc Cao Miên và xin tỵ nạn tai Hoa Kỳ…Tình trạng nầy vẫn còn tiếp tục cho đến tận hôm nay.


Người Thượng ở Viêt Nathieu som có nhiều phong tục, tập quán, cung cách sống và sinh hoạt đặc biệt khác xa với người Kinh (người Việt Nam). Nhiều chương trình phát triển miền Cao nguyên dưới thời Việt Nam Cộng Hòa cũng không đem lại sự ổn định hay làm tăng mức sống của người Thượng cũng vì không nghiên cứu tường tận nhu cầu thực sự của họ.
Hai địa điểm hiện đang được khai thác là Nhân Cơ, Đắk nông nằm về phía Tây của thị xã Đà Lạt và cách trung tâm nầy khoảng 40 Km. Còn địa điểm Tân Rai ở xã Lộc Thắng nằm về phía Bắc của thị xã Bảo Lộc và cách 15 Km.
Ngày nay, CSBV lại áp dụng một chính sách áp đặt và cung cách cư xử với họ càng khắc nghiệt hơn hoàn toàn không ứng hợp với nguyện vọng của họ. Từ đó nảy sinh ra nhiều hệ lụy có thể gây ra sự đổ vỡ mối liên hệ Kinh-Thượng vốn đã không thể hiện một cách công bằng và bình đẳng.
Sau đây là những sự kiện và hệ lụy đang và tiếp tục xảy ra khi sự xâm nhập của TC vào công cuộc khai thác bauxite ở vùng cao nguyên.

  • Việc chiếm đất để làm công trường khai thác hay xây dựng cơ xưởng của TC và Việt Nam, cũng như việc áp đặt và chuyển dời người thiểu số là một vần đề hệ trọng chứ không đơn thuần là một bài toán cần phải giải quyết như tịch thu đất đai và đền bù cũng như di dời người thiểu số.
  • Việc chọn chỗ mới cho việc di dời theo quan điểm của CSBV chỉ là một việc đơn giản, nghĩa là tìm cho họ một vùng đất nào đó để họ ở, sinh sống, và "tìm miếng ăn". Nhưng thực sự, người Thượng chú trọng nhiều đến phong tục, thổ nhưỡng, và nhứt là truyền thống sinh hoạt thôn xóm ngay cả việc đào giếng hay làm cổng vào làng cũng là một viêc hết sức tế nhị cần nghiên cứu. Nếu không, họ, sau khi bị tập trung lại, sẽ chỉ ở một thời gian ngắn rồi bỏ đi…
  • Đối với việc di dời, ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp? Đất đã khoán cho TC, mà sao trách nhiệm di dời lại để cho nhà cầm quyền địa phương, một cơ quan không có phương tiện tài chánh để thực hiện việc di dời cũng như đền bù thiệt hại. Địa phương chỉ có khả năng cung cấp "đất hoang" mà thôi, hoàn toàn không đủ nghiên cứu để cứu xét tính cách khả thi của đất cho nông nghiệp hay không, một việc cốt lỏi của sự sinh tồn của người Thượng. Do đó, sự di dời đã xảy ra từ 2006 đến nay vẫn còn tồn đọng và hiện tại vẫn còn hơn 500 gia đình người Thượng vẫn chưa được sắp xếp và đang còn trong vòng tranh chấp.
  • So với phong tục đặc biệt của người Thượng, việc thay đổi nếp sống "văn minh" chưa hẳn làm cho họ có thêm nguồn phúc lợi và hạnh phúc; nhưng trái lại, có thể làm cho việc di dời trở nên phức tạp hơn. Kinh nghiệm của Việt Nam Cộng Hòa trong việc làm nhà mái tole, dẫn nước sinh hoạt vào nhà, làm nhà vệ sinh bên trong nhà hoàn toàn không ứng hợp với tập quán của họ. Việc rời bỏ các khu định cư để đi sâu vào rừng trướvc năm 1975 là một kinh nghiệm quý báu cho nhà cầm quyền hiện tại trong chính sách đối với người Thượng.
  • Thêm một hệ lụy có nhiều xác suất xảy ra là tiền đền bù. Theo như tin tức Việt Nam thì số tiền đền bù không xứng đáng với tài sản, đất đai, nhà cửa và hoa màu của người Thượng bị di dời. Nhiều vụ kiện đang còn kéo dài ở Tân Rai vì đất mới được cung cấp và số tiền bồi thường không đủ để cất nhà giống như ngôi nhà cũ lấy chi để tạo dựng lại cuộc sống mới. Cũng như cần phải tính thêm những sự ăn chận, tham những, ép buộc của địa phương trong việc áp dụng chính sách di dời.
  • Từ những yếu tố vừa kể trên chúng ta thấy không thể khoán cho địa phương mà cần phải có chính sách chung và thống nhứt từ trung ương cũng như việc thực hiện cần phải có sự giám sát chặt chẽ, nghiên cứu địa chất tường tận, và nhứt là cần nghiên cứu yếu tố tôn giáo…để từ đó giải thích rõ ràng cho người dân lý do vì sao họ phải dời đi nơi khác. Làm được như thế thì sự dời đổi sẽ bớt đi nhiều khó khăn và cuộc sống người dân sẽ bớt phiền toái ngõ hầu có thể sớm được ổn định trong cuộc sống mới.)
  • Sau cùng, đối với sự tín ngưỡng và phong tục của người Thượng, vai trò của ông "Già Làng" rất quan trọng, vì là một ngôi vị tối cao của một làng. Mọi người già trẻ lớn bé đều phải thực hiện, làm đúng những mệnh lệnh, khuyến cáo của "Già Làng", hoàn toàn không có một ngoại lệ nào. Do đó, nhà cầm quyền cần phải giải thích, thuyết phục chính sách di dân, đừng để Già Làng còn nhiều nghi ngờ ảnh hưởng không tốt đến việc di chuyển, dời đổi người dân. Điều quan trọng nhứt là đừng dối gạt niềm tin của người Thượng qua sự chơn chất của họ. Nếu sai phạm, mọi chính sách di dời sẽ bị đổ vỡ và họ sẽ rút vào rừng sâu…

Qua những yếu tố phân tích trên đây, chúng ta thấy quả thật người Thượng rất nhạy cảm trong cung cách đối xử hiện tại của CSBV. Ngày nay, với sự hiện diện của ngoại bang, người Hán, chắc chắn trong tương lai sự mâu thuẫn giữa hai sắc dân kể trên sẽ làm cho vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam biến thái theo chiều hướng bất thuận lợi cho người Thượng.

4. Chính sách Hoa Kỳ và Việt Nam đối với người thiểu số
Đặc biệt có hai điểm cần lưu ý về chính sách đối với người Thượng từ sau 1975 về phía Hoa Kỳ và CSBV.

  • Do chính sách muốn tạo ảnh hưởng , ngay từ sau khi Việt Nam hoàn toàn nằm trong tay CS, Hoa Kỳ bằng mọi phương tiện đã đẩy mạnh mức độ xâm nhập vào miền Cao nguyên Trung phần qua sự phát triển phong trào gia nhập vào đạo Tin lành của dân tộc thiểu số. Có thể nói, sau hơn 40 năm, Hoa Kỳ đã đạt được thành quả là lực lượng tín đồ Thượng hiện nay là một lực lượng đáng kể ở vùng nầy nhất là ở những thị xã hoặc thành phố.
  • Trong lúc đó, CSBV cũng cố gắng ngay từ đầu đào tạo một tầng lớp cán bộ người Thượng đề làm nồng cốt cho công cuộc "quản lý" người thiểu số.

Cà hai chính sách nầy đã đào tạo một số nhân sự có trình độ, tuy ở hai chiều hướng và mục đích khác nhau, nhưng rốt ráo lại, tuyệt đại đa số người Thượng vẫn không gia nhập vào hai khuynh hướng trên và tiếp tục theo sự hướng dẫn của Già Làng mà rút sâu vào nội địa.
Kết quả tiên liệu cho tương lai qua những hiện tượng đã xảy ra ngay từ sau khi chiếm toàn cõi Việt Nam, sĩ số người Thượng sống trong vùng nầy bị giảm đi hằn. Họ đã trốn chạy vào rừng sâu, qua Cambodia và Lào. Và cuối cùng, nhiều người đã phải xin tị nạn chính trị tại nước thứ ba, như đã nói trên.
Trong một tương lai không xa nữa, viễn ảnh không còn sự hiện diện của nhiều sắc dân thiểu số sống trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam qua việc khai thác bauxite của TC không phải là điều không tưởng. Và nóc nhà của Việt Nam, thảm thực vật che chở cho sức sống của người Việt sẽ bị hủy diệt cả về hệ sinh thái lẫn tính đa dạng xã hội của vùng nầy..

5. Kết luận
Để kết luận, việc «giúp đỡ» người Thượng là giúp đỡ kinh tế cho họ cải thiện đời sống, là giúp họ hiểu và khai triển khái niệm về sự tiến bộ của con người. Nhưng tuyệt đối, phải biết tôn trọng dị biệt văn hóa của người Thượng, không được áp đặt những gì đi ngược lại truyền thống của họ. Hơn nữa, nếu những người cầm quyền hiện tại, nếu còn một chút nhứt điểm lương tâm để thấy rằng không nên đặt họ, những đồng bào thiểu số, những người con của đất trời thiên nhiên vào hoàn cảnh hay tâm trạng của những kẻ “mất” quê hương để phải "sống mãi trong tình thương nỗi nhớ". Nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, với cái "cảnh sơn lâm bóng cả cây già", với "tiếng gió gào ngàn", với "giọng nguồn thét núi" như Hổ nhớ rừng của Thế Lữ. Tội nghiệp cho những đồng bào thiểu số bơ vơ nầy đã bị chèn ép, đàn áp đến "ba tầng áp bức" và đã bị dồn đến chân tường!
Và rốt ráo hơn nữa là đừng để Vùng Cao nguyên Nam Trung phần việt Nam biến thành những khu “biệt lập người Da đỏ” (Indian reserve) kiểu Mỹ, chuyên biểu diễn Múa Vũ Văn Hóa cho các đoàn du khách ngoại quốc đến thăm viếng.
Thiết nghĩ, hình ảnh của Người Thượng hiện tại như đã mô tả ở phần trên sẽ là hình ảnh trong tương lai của họ ở Việt Nam, nếu còn sự cai trị của Cộng sản Bắc Việt.
Mai Thanh Truyết
Hội Khoa học & Kỹ Thuật Việt Nam (VAST)
Ngày Lễ Lao động Hoa Kỳ 2017

http://maithanhtruyet.blogspot.com


Những dự án nhà máy nhiệt điện than

ở Việt Nam

Mai Thanh Truyết

Trong một nhận định gần đây, LM Phan Văn Lợi phát biểu: "Vụ Formosa ở Vũng Áng, vụ Tôn Hoa Sen ở Cà Ná và vụ nhiệt điện Vĩnh Tân ở Hòn Cau, Bình Thuận đang khiến dân chúng quốc nội và phong trào tranh đấu ngày càng quan tâm đến môi trường. Vấn đề môi trường quả thật cần được đại chúng hóa và thực sự đang đại chúng hóa tại Việt Nam. Đây là cuộc đấu tranh cho nhân quyền, cho một trong những quyền cơ bản là có môi trường sống trong sạch. Thái độ vô trách nhiệm của nhà cầm quyền vì lợi ích phe nhóm cũng như hành vi bao che của họ đã cho phép các công ty hủy hoại môi trường lại khiến cho cuộc đấu tranh đó biến thành cuộc đấu tranh vì dân chủ".
Trong khi thế giới hướng đến sử dụng nhiều hơn những nguồn năng lượng sạch, năng lượng thay thế các loại năng lượng hóa thạch. Ngược lại, Việt Nam lại chú trọng phát triển nhiệt điện than. Theo số liệu năm 2015 của Electric Viet Nam (EVN) cho thấy thủy điện chiếm 43,2% công suất lắp đặt và 34,15% sản lượng điện của toàn ngành điện. Xếp thứ hai là nhiệt điện than, chiếm 33,7% công suất lắp đặt và 34,37% sản lượng.
Theo quy hoạch Tổng sơ đồ phát triển điện lực, đến năm 2020, nhiệt điện than sẽ chiếm khoảng 50% tổng sản lượng điện cả nước, trong đó ĐBSCL sẽ xây dựng 15 nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) dọc theo lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang. Bộ Công Thương đã ra lệnh và tăng cường nhiều biện pháp nhằm kiểm soát việc bảo vệ môi trường đối với các nhà máy nhiệt điện than như: hoàn chỉnh và sửa chữa các hệ thống thanh lọc nước thải, khói, bụi, và tro thải hồi vào môi trường theo quy định của Luật Môi trường và Tiêu chuẩn Việt Nam.
Tuy hiện nay, tại các nhà máy nhiệt điện than đôi khi để đại diện nhà cầm quyền tham gia vào việc giám sát và kiểm soát các hoạt động bảo vệ môi trường của nhà máy. Ông Phương Hoàng Kim, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết, trước khi xây dựng, các nhà máy nhiệt điện than đều có đánh giá tác động môi trường. Nhưng trên thực tế, tình trạng ô nhiễm môi trường do các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ngày càng trầm trọng, nhứt là những nhà máy do TC trúng thầu xây dựng trong những năm gần đây ngoài việc tạo ra nhiều "sự cố môi trường", còn lộ rõ thêm âm mưu sâu độc của TC qua sự tiếp tay của Hán ngụy như:

  • Âm mưu kiểm soát những vùng chiến lược và quân sự trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Đẩy mạnh sự lệ thuộc về nguồn tài chánh cũng như những "việc bôi trơn" của TC cho Hán ngụy;
  • Một khi có biến cố, TC có thể làm tê liệt ngay nguồn năng lượng nầy và giết chết phát triển trong một thời gian ngắn.

A) Hệ thống nhà máy nhiệt điện tiêu biểu hiện tại ở Việt Nam
1. Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng
Trung tâm điện lực Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) trong Khu Formosa có 5 nhà máy với tổng công suất 6.600 MW gồm:

  • Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 được khánh thành ngày 17/9/2015 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, Tổng thầu Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA). Nhà máy có công suất 1200 MW (2×600 MW) đã đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 01 từ ngày 31/12/2014 và tổ máy số 02 từ ngày 12/5/2015.
  • Nhà máy nhiệt điện Formosa, công suất 1.500MW đang xây dựng 04 tổ máy (650 MW) gồm 02 tổ máy khí đốt và 02 tổ máy đốt than. Các tổ máy đã hoàn thiện và phát điện thương mại từ tháng 6 năm 2015.
  • Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 có công suất 1.320 MW, gồm 2 tổ máy được xây dựng theo hình thức đầu tư BOT (Build-Operate-Transfer) do Tập đoàn Mitsubishi liên doanh với Công ty Chính phủ Nhiệt điện Vũng Áng 2 triển khai đầu tư. Theo dự kiến, nhà máy sẽ vận hành thương mại tổ máy số một vào năm 2018.
  • Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3 gồm 4 tổ máy với tổng công suất 2.400MW. Dự án này được tách thành 2 dự án độc lập, mỗi dự án thành phần công suất 1.200MW. Công trình do tổ hợp các nhà đầu tư gồm: Sông Đà, BIDV, BITEXCO và AEI khu vực châu Á triển khai. Dự kiến, thời gian hoàn thành dự án đến năm 2021.

2. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân
Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, gồm 4 nhà máy và 1 cảng biển, với tổng công suất lên đến 5.600MW, được xây dựng tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (Bình Thuận), gồm:

  • Nhà máy Vĩnh Tân 1 có tổng vốn đầu tư 1,75 tỉ USD đã chính thức được khởi công ngày 18-07-2015. Công trình có công suất 1.200 MW với 2 tổ máy được đầu tư BOT do liên doanh 2 nhà đầu tư Trung Quốc là Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc tế TC góp 95% vốn dự kiến, tổ máy 1 sẽ vận hành cuối năm 2018, và 2, năm 2019.
  • Nhà máy Vĩnh Tân 2 và 3 sẽ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và dự kiến đưa vào hoạt động trong giai đoạn từ 2011 – 2015. Được biết, nhà máy có tổng công suất lắp đặt 1.244MW với 2 tổ máy và đã chính thức vận hành thương mại ngày 21-03-2015.
  • Nhà máy Vĩnh Tân 4 được khởicông vào ngày 23-4-2017. Công trình gồm 2 tổ máy, mỗi tổ công suất 600 MW. Nhà thầu triển khai dự án mở rộng này là Tập đoàn Công nghiệp nặng Doosan (Đại Hàn), Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 2 và Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương.

3. Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau
Dự án này được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) làm chủ đầu tư. Hai nhà máy điện có công suất tổng cộng là 1500 MW và nhà máy đạm (urea) có công suất 800.000 tấn/năm. Tổng vốn dự kiến lên đến 1,4 tỷ USD. Dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2009 (dự án khí hoàn thành 2006, dự án điện hoàn thành 2008 và dự án đạm hoàn thành năm 2009).
Công trình Nhà máy nhiệt điện: Chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tổ hợp Torishima (Hồng Kông) - Colenco (Thụy Sĩ)/EDF (Pháp) - LILAMA 18. Nhà thầu phụ gói 4 (phần xây dựng): Vinci (Pháp)/CSB (Việt Nam).
Công trình bao gồm hai nhà máy nhiệt điện, 4 lò thu hồi nhiệt do tập đoàn Doosan (Đại Hàn) cấp. Nhà máy Cà Mau 1 có DTSD: 20,4 ha; khởi công: 09/4/2006; vận hành thương mại: 20/3/2008. Nhà máy Cà Mau 2 có DTSD: 9,5 ha; khởi công: 09/4/2006; vận hành thương mại: 13/12/2008. Khánh thành cả hai nhà máy: 27/12/2008.

4. Nhiệt điện Sông Hậu
Dự án Trung tâm nhiệt điện Sông Hậu được xây dựng trên diện tích 360ha, tại cụm công nghiệp Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Dự án có tổng công suất thiết kế 5.200MW, sẽ được chia làm 3 giai đoạn (GĐ), GĐ1 sẽ xây dựng NMNĐ Sông Hậu 1 có công suất 1.200 MW, GĐ 2 và 3 sẽ xây dựng 2 NMNĐ có công suất mỗi nhà máy là 2.000MW.
NMNĐ Sông Hậu 1 có tổng công suất 1.200 MW gồm 2 tổ máy (2x600MW), diện tích xây dựng 115ha do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, Ban QLDA Điện lực Dầu Khí Sông Hậu 1 là đại diện chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý dự án. Tổng Công ty ắp máy Việt Nam (Lilama) làm Tổng thầu EPC. Dự kiến sẽ được đưa vào vận hành năm 2019.
Theo thông tin cuối gần nhất, dự án NMNĐ Sông Hậu 2 đang trong đang trong giai đoạn hoàn tất các thỏa thuận cuối cùng trước khi bắt đầu thực hiện.

5. Nhiệt điện Kiên Lương
Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1 được Chính phủ đồng ý cho Itaco thực hiện vào năm 2008 có quy mô 4.400-5.200 MW.
Theo kế hoạch, cuối năm 2013, NMNĐ Kiên Lương 1 có công suất 1.200 MW phát điện, hòa vào lưới điện quốc gia nhưng hiện nay trên công trường vẫn còn ngổn ngang, bừa bộn. Sau nhiều lần chính quyền thúc giục, dự án đã chính thức khởi động lại sau một thời gian dài trì trệ và còn trong thời gian xây dựng.

6. Nhiệt điện Long Phú
Trung tâm nhiệt điện Long Phú được Bộ Công Thương phê duyệt vào năm 2007, có 3 dự án NMNĐ đốt than với tổng công suất là 4.400MW.
Ngày 7/9/2015, tại xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Ban Quản lý Dự án Điện lực Long Phú 1 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Liên doanh nhà thầu Power Machines-PTSC đã tổ chức lễ khởi công đóng cọc đại trà NMNĐ Long Phú 1. Dự án gồm 2 tổ máy có công suất 1.200MW. Theo kế hoạch, tổ máy số 1 sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào năm 2018.
Nhà máy Long Phú 2 có tổng công suất 1.200 MW, dự kiến năm 2019 sẽ đi vào hoạt động. Và Long Phú 3 dự định sẽ đi vào hoạt động năm 2020.

7. Nhiệt điện Duyên Hải
Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh) có tổng công suất khoảng 4.400MW,
Dự án NMNĐ Duyên Hải 3 cũng đã được khởi công vào tháng 12/2012. Nhà máy gồm 2 tổ máy với tổng công suất 1.245 MW (2×622,5 MW)
Ngày 13/12/2015, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Phát điện 1 đã khởi công xây dựng NMNĐ Duyên Hải 3 mở rộng, gồm 1 tổ máy công suất 660 MW và bến cảng số 2.
Ngoài ra, còn nhiều nhà máy nhiệt điện nằm trong dự án như:

  • Nhiệt điện Phú Mỹ gồm Phú Mỹ 1, 2-1, 2-2, 3 và 4, với tổng công suất 3.900 MW. Nhà máy đặt tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Nhiệt điện Ô Môn: Trung tâm nhiệt điện Ô Môn được quy hoạch với tổng công suất (CS) 2.800MW với các dự án Ô Môn 1 (CS 660MW), Ô Môn 2 (CS 720MW), Ô Môn 3 (CS 700MW) và Ô Môn 4 (CS 720MW).
  • Nhiệt điện Quỳnh Lập: Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 và Nhà máy Nhiệt điện Quỳnh Lập 2 (quy mô 2x600MW/nhà máy).
  • Ngoài ra còn có NMNĐ Hải Hậu, Thái Bình, Nghi sơn, Nhơn Trạch, Hải Phòng, Quảng Ninh v.v…

8. Nhà máy nhiệt điện Cần Giuộc – Long An
Người dân tại xã Phước Vĩnh Đông ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và Hiệp Phước của huyện Nhà Bè, TPHCM không khỏi lo lắng vì môi trường sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trước thông tin sẽ có nhà máy nhiệt điện tỷ đô mọc lên tại Cần Giuộc.
Trung tâm nhiệt điện Long An nằm tại ấp Vĩnh Thạnh xã Phước Vĩnh Đông, Cần Giuộc với diện tích gần 250 ha.
Theo Bộ Công Thương, ngày 18/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh). Theo đó, tại tỉnh Long An sẽ phát triển 2 dự án nhà máy nhiệt điện: Long An I (quy mô 2x600MW vận hành năm 2024-2025) và Long An II (quy mô 2x800MW vận hành năm 2026-2027).

B) Hậu quả và nguy cơ hiện tại và tương lai
1. Các nhà máy nhiệt điện Vũng Áng
Câu chuyện cá chết ở Vũng Áng xảy ra vào ngày 6/4/2016. Ngay sau đó Hội Đồng hương Kỳ Anh, Hà Tĩnh, vào ngày 19/4, cho rằng, rất có thể cá biển chết là nguồn nước xả thải từ nhà máy nhiệt điện Vũng Áng. Một nhà máy nhiệt điện rất lớn ở cụm công nghiệp nặng Formosa Hà Tĩnh có cơ chế vận hành đảm bảo môi trường nhưng kế hoặch này hoàn toàn bí mật đối với người dân và dư luận.
Vùng đất Kỳ Anh, biển đẹp, hải sản tươi ngon, trong quá trình mưu sinh mấy chục năm nay, người dân chưa khi nào bắt gặp cảnh tượng cá biển chết hàng loạt sau khi nhà máy nhiệt điện Vũng Áng vận hành?
Ngày 19/2/2017, nơi đây lại xuất hiện một khoảng nước màu đỏ dài 50 m ở biển Vũng Áng. Theo những người chứng kiến, dải nước chỉ xuất hiện vài giờ, sau đó sóng đánh tan đi.
Chúng ta còn nhớ, ngày từ ngày phát hiện cá chết, nhà máy gang thép Hưng Nghiệp, Formosa chỉ mới vừa hoàn tất giai đoạn thử nghiệm I, nghĩa là Lò cao số I để chế biến than thành than Coke. Cho đến hiện tại (7/2017), giai đoạn II, vẫn còn trong giai đoạn xây dựng. Có 3 giả thuyết làm cho cá chết hàng loạt và kéo dài nhiều ngày cũng như cá chết tiếp tục theo dòng hải lưu xuôi Nam đến tận Phan Thiết. Các nguyên nhân có thể tập trung vào các giả thuyết sau đây, căn cứ vào các mẫu phân tích tuôn ra hải ngoại:

  • Cá chết do các thử nghiệm lò cao I, phế thải phóng thích ngoài các khí thải độc hại, còn là Cyanide, Phenols, Ammonia, Muối Sắt (II) v.v…;
  • Cá chết là do phế thải của các nhà máy nhiệt điện;
  • Và giả thuyết thứ ba có xác suất không nhỏ là TC dùng tàu bè chở phế thải của hơn 50 nhà máy gang thép ở bên Tàu đổ vào Vũng Áng?

2. Các nhà máy điện Vĩnh Tân
Một vụ nổ lớn diễn ra tại nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, hôm 7/3/2017 khiến hai người bị phỏng 20% và 35%. Bộ Công Thương thông cáo cho hay: "Lúc 10:45 hôm 7/3 tại công trường Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 xảy ra hiện tượng cháy kèm theo khói và lửa bốc lên tại cột ống khói của nhà máy. Toàn bộ các tổ máy của Vĩnh Tân 4 đã ngừng vận hành thử nghiệm từ ngày 24/2/2017."
Đã ngừng thử nghiệm từ ngày 24/2, mà nhà máy lại phát nổ ngày 7/3> Lạ thật!
Nên nhớ, vào đầu tháng 11/2016, công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép "nhận chìm" hơn 1,5 triệu m3 chất thải xuống biển. Lượng chất thải này gồm bùn, đất, cát trong quá trình nạo vét. Báo Việt Nam tường thuật, diện tích biển chứa lượng chất thải này khoảng 30ha, cách đất liền khoảng 3 hải lý và gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Hôm 11/11, trả lời BBC từ Hà Nội, Tiến sĩ Chu Tiến Vĩnh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Thủy sản nói: "Tôi phản đối, vì vụ tràn lấp bùn này sẽ ảnh hưởng nặng đến khu bảo tồn biển cạnh đó". Tháng 7/2015, báo Việt Nam tường thuật, dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 gần như hoàn toàn do các doanh nghiệp TC đầu tư. Đó là, Cty Lưới điện Phương Nam TC là chủ đầu tư chính với 55% vốn góp và Cty Điện lực quốc tế TC góp 40% vốn, Tổng công ty điện lực Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam chỉ góp 5% vốn.
Còn tại Cty Vĩnh Tân 2, vào ngày 27/4 cũng được UBND tỉnh Bình Thuận khuyến cáo người dân gần khu vực bãi thải xỉ nhà máy tạm thời không nên sử dụng nguồn nước ngầm (nước giếng) vào mục đích tưới tiêu cũng như ăn uống.
Kết quả phân tích nhiều mẫu thu tại bãi thải xỉ của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân cho thấy hàm lượng chloride trong nước ngầm của 3/4 hộ dân vượt từ 1,2 lần đến 1,8 lần, hàm lượng tổng số muối tan trong đất tại khu vực chùa Linh Sơn Tự (gần bãi thải xỉ) cho thấy đất tại khu vực này không những mặn mà là rất mặn.
Tóm lại, trong số 90% Tàu cộng nắm giữ, 20% là vốn góp của các nhà đầu tư Tàu, 80% số tiền còn lại - tương đương 1,4 tỷ USD - đến từ 5 ngân hàng TC. Sau 4 năm xây dựng, các Cty Vĩnh Tân được vận hành, kinh doanh bởi người Tàu trong 25 năm trước khi "bàn giao" lại cho Việt Nam.

3. Các nhà máy vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, cho đến năm 2030, sẽ có 15 nhà máy nằm dọc theo tuyến sông Hậu từ thành phố Cần Thơ xuống tỉnh Hậu Giang và tiếp ra đến cửa biển giữa hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Hầu hết các nhà máy nhiệt điện ở ĐBSCL đều dùng nhiên liệu chính là than, số ít dùng dầu DO (Diesel Oil) và khí đốt.
Theo nghiên cứu của GreenID và UNDP (United Nations Development Program) tại Việt Nam, trên phương diện phát triển kinh tế, ĐBSCL là vùng kinh tế ít sử dụng điện vì đây là khu vực sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước, người dân cũng đa phần là nông dân có thu nhập thấp và ở vùng nông thôn chiếm 70% dân số. Nơi đây có đặc điểm đa dạng sinh học cao, nhiều khu đất ngập nước, dự trữ sinh quyển, dự trữ quốc gia nên đặc biệt nhạy cảm với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí.
Bên cạnh đó, các nhà máy nhiệt điện xây dựng ở gần bờ biển nên nhiều nguy cơ hư hỏng do xâm thực biển rất cao. Một ví dụ điển hình là Nhà máy nhiệt điện Duyên hải 1 ở Trà Vinh, khi xây dựng phải hút cát ven biển để đắp nền cho nhà máy với khối lượng khổng lồ là 26 triệu m3 cát. Việc làm rút cát ven biển này cộng thêm diễn biến của sự biến đổi khí hậu đã khiến tình trạng sạt lở ven biển Trà Vinh thêm trầm trọng mãnh liệt. Nhất là đoạn từ nhà máy và kéo dài cả 14km đường bờ biển chung quanh. Hệ quả là tỉnh Trà Vinh phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng làm kè gia cố đường bờ để đối phó với xâm thực biển đang xảy ra, nhưng đây lại chỉ là giải pháp tạm thời.
NMNĐ Sông Hậu 1: Sau khi Chính Phủ và Bộ Công thương yêu cầu đánh giá lại toàn bộ thiết bị ở gói thầu M05 – Hệ thống xử lý lưu huỳnh thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Tập đoàn dầu khí Việt Nam vẫn kiến nghị lựa chọn nhà thầu sử dụng nhiều thiết bị có nguồn gốc từ TC.
Từ đó, có kiến nghị thu hồi chủ trương đầu tư dự án Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương của Tân Tạo. Cho đến nay, vấn đề vẫn còn đang dằng co vì…các "nhóm lợi ích" chưa thỏa thuận với nhau trong các gói thầu chung để "bôi trơn dự án"!

4. Công ty nhiệt điện Duyên Hải
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải quản lý, vận hành phát điện hai nhà máy 2 và 4.
Trung tâm Điện lực Duyên Hải ở ấp Mù U, xã Dân Thành (thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) được quy hoạch 4 nhà máy, tổng công suất khoảng 4.415 MW. Tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD, diện tích 878,91ha. Hiện nay đã có 2 nhà máy hoạt động là nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 và 3. Công ty Nhiệt điện Duyên Hải quản lý, vận hành phát điện 2 nhà máy này. Tuy rằng chỉ mới có 2 nhà máy hoạt động trong năm qua nhưng đã thải ra môi trường hàng triệu tấn tro xỉ.
Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 có 2 tổ máy, tổng thầu EPC là Tập đoàn Điện khí Đông Phương – TC, phát điện thương mại từ tháng 1-2016. Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 có 2 tổ máy, tổng thầu EPC là Công ty Chenda – TC, đốt dầu lần đầu để thử nghiệm vào tháng 8-2016.
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải cho biết nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 sử dụng than cám 6A trong nước, sau khi đốt sẽ để lại khoảng 30% tro xỉ, mỗi ngày thải ra 4.500 – 5.000 tấn, mỗi năm chừng 1,8 triệu tấn. Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 có công nghệ tốt hơn và sử dụng than nhập khẩu nên sau khi đốt, lượng tro xỉ để lại 7% – 8%, thải ra 664 tấn/ngày, chừng 240.000 tấn/năm.
Tổng cộng, 2 nhà máy mỗi năm thải ra hơn 2 triệu tấn tro xỉ than. Dự kiến 2 năm nữa, nếu không có giải pháp tiêu thụ thì bãi tro xỉ tại Trung tâm Nhiệt diện Duyên Hải sẽ đầy tràn và sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không những vậy, chúng ta còn đối mặt với nguy cơ Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải trở thành căn cứ của TC thông qua Dự án Nhiệt điện Duyên Hải 2 do Cty Janakuasa của Malaysia đầu tư theo hình thức BOT, nhưng thực sự Cty trên cũng là một Cty TC.

5. Nhiệt điện Quảng Ninh
Nhiệt điện Quảng Ninh là một trong 3 công ty nhiệt điện lớn nhất miền Bắc, tuy nhiên đang ở trong tình trạng lỗ lũy kế tới 1.484 tỷ đồng (tính đến 31/12/2016). Riêng về phế thải lỏng và rắn, đặc biệt là rỉ than và bụi than đã được đổ thẳng vào vịnh Bắc Việt,
Nhiệt điện Quảng Ninh là một trong 3 công ty nhiệt điện lớn nhất miền Bắc, tuy nhiên đang ở trong tình trạng lỗ lũy kế tới 1.484 tỷ đồng (tính đến 31/12/2016). Riêng về phế thải lỏng và rắn, đặc biệt là rỉ than và bụi than đã được đổ thẳng vào vịnh Bắc Việt, ngay từ ngày bắt đầu hoạt động. Vào năm 2005, chính Hải Học Viện Nha Trang đã ước tính là trên 50% san hô bị tiêu hủy và hệ sinh thái biển ở Vịnh Hạ Long bị ô nhiễm trầm trọng. Dĩ nhiên, là tình trạng ngày càng tệ hại cho đến hôm nay. Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) tính toán cứ mỗi Km2 rạn san hô mang lại lợi ích kinh tế 600.000 USD/năm. Nếu đánh mất thì chi phí khôi phục cao hơn rất nhiều lần. Cụ thể như trường hợp của Maldives, trước đây họ phá hủy rạn san hô để phục vụ phát triển; bây giờ để khôi phục rạn san hô dọc bờ biển phải tốn đến 10 triệu USD/km.

C) Thay lời kết
Cộng sản Bắc Việt vừa lấy quyết định chấm dứt hợp đồng khai thác dầu khí với một Cty Tây Ban Nha do sức ép của TC, và chấp nhận bồi thường 1,1 tỷ Mỹ kim do việc xóa hợp đồng trên. Điều nầy chứng minh thêm một lần nữa, Hán ngụy rắp tâm chấp nhận làm…nô lệ cho Hán tộc.
Trên đây là sơ lược một số nhà máy nhiệt điện than tiên khởi đã và đang cũng như dự kiến hình thành cho Quy hoạch điện VII của Việt Nam. Trước mắt, Việt Nam sẽ phải đối diện với những vấn nạn, hậu quả cùng nguy cơ hủy diệt môi trường một cách khốc liệt. Giám đốc Điều hành Trung tâm sáng tạo Xanh (GreenID), đại diện cho Liên minh Năng lượng Bền vững là Bà Ngụy Thị Khanh, đã cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường biển là không thể tránh được trong việc khai thác nhiệt điện than gần bờ biển.
Chiến lược phát triển ngành điện của Việt Nam theo Quy hoạch điện VII, nhiệt điện than sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lượng. Cụ thể, tổng sản lượng nhiệt điện than chiếm tỷ lệ 49,3% vào năm 2020, ước tính sẽ tăng 55% vào năm 2025. Vào năm 2030, Việt Nam sẽ có tổng cộng 64 nhà máy nhiệt điện than có công suất tổng cộng 55.300 MW, cho sản lượng 304 tỉ KWh, chiếm 53,2% tổng sản lượng điện, tiêu thụ 129 triệu tấn than.

  • Theo nghiên cứu của Liên minh Bảo vệ Nguồn nước Quốc tế, để sản xuất 1MWh điện thì một nhà máy điện than, cần tới 4.163 lít nước. Còn Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam khẳng quyết nếu tất cả 14 nhà máy điện than tại ĐBSCL hoạt động thì mỗi ngày sẽ thải ra môi trường 70 triệu m3 nước nóng 40oC. Điều này sẽ tác hại trầm trọng đến hệ sinh thái dưới nước và các loài thủy sản cũng như sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế và văn hóa sông nước của hàng triệu người sống ven sông, ven biển gần nhà máy điện than trong vùng.
  • Nhiệt điện than gây ô nhiễm không khí, nước, đất, các bệnh đường hô hấp, ung thư, là nguồn phát các chất nguy hại như thủy ngân, selenium, arsenic, chì, cadmium, kim loại nặng, phát ra tro bụi, gây mưa axit, phá hủy nền nông nghiệp, ngư nghiệp, gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên, thay đổi khí hậu… Các tổ chức quốc tế đưa ra ước tính rằng mỗi KWh nhiệt điện than làm tốn chi phí y tế đến 0,17 đô la Mỹ.
  • Một điều quan trọng hơn nữa là nhiệt điện than dự phần rất lớn vào việc hủy hoại môi trường biển. Vì nhiệt điện than cần một lượng nước rất lớn cho hệ thống làm mát nên các nhà máy có xu hướng đặt ven biển. Bên cạnh đó, các nhà máy đặt gần biển để thuận lợi cho việc nhập cảng than.
  • Theo số liệu được tổ chức CHANGE thu thập, trung bình 3,5 phút, một nhà máy nhiệt điện than 500 MW sẽ hút lên một lượng nước đủ để chứa trong một bể bơi tiêu chuẩn Olympic (2.500 m3) để làm mát hệ thống. Sau đó nước được trả lại sông, hồ, biển với nhiệt độ cao hơn nước đầu vào từ 8 đến 130C khiến môi trường sống của các sinh vật biển như cá, tôm, tảo, san hô… bị ảnh hưởng nặng. Việc hút nước vào hệ thống làm mát máy biến điện giết chết rất nhiều cá, làm cá bị nghiền nát và luộc chín trong các màng lọc hệ thống. Ở Mỹ, nhà máy điện than Bayshore tại bang Ohio giết 60 triệu tấn cá lớn mỗi năm, nhà máy Huntley ở New York làm kẹt 96 triệu tấn cá mỗi năm trong hệ thống làm mát của họ.
  • Kết quả nghiên cứu do nhóm nghiên cứu của trường Đại học Harvard về "Các tác động liên quan đến sức khỏe do gia tăng phát thải từ than" tại Việt Nam, lần đầu công bố cho rằng, mỗi năm có khoảng 4.300 người Việt chết yểu liên quan đến nhiệt điện than. Dự báo, khí thải than ở Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2030. Nếu không cắt giảm, lượng khí thải được dự báo này có thể dẫn tới cái chết của hơn 25 ngàn người mỗi năm.
  • Nên nhớ, TC đã chế tạo ra những trang thiết bị với công nghệ "cổ lỗ sỉ" cho hàng ngàn dự án không thực hiện nữa, bây giờ trở thành vô dụng và không giá trị cho nên họ đã chuyển sang Việt Nam. CSBV đã không nhìn thấy lý do đó, nhưng vì tham lam mà cúi đầu làm hán ngụy để chấp nhận làm một bãi rác công nghiệp "vĩ đại" cho TC.
  • Nếu để ý, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, tại các vị trí hiểm yếu của nước ta đều đã "mọc lên" hàng loạt công trình nhạy cảm có bàn tay của TC, như những dự án ở khu Quảng Ninh, Hải Phòng, Cửa Lò, Nghệ An, Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Việt (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải Vân (Đà Nẵng, Vĩnh Tân (Bình Thuận) và mới đây là Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2(tỉnh Hậu Giang).

Tất cả, phải chăng TC đang tìm cách chiếm đoạt những vị trí hệ trọng về an ninh và quốc phòng dọc theo bờ biển Việt Nam thông qua các dự án kinh tế trá hình?
Và một khi có chiến tranh xảy ra, những vị trí này vừa thuận tiện cho việc nội công ngoại kích, cho việc đổ bộ, và cũng vừa có lợi cho việc chia cắt Việt Nam thành nhiều mảng, chận đứng sự tiếp viện của Việt Nam từ các địa phương khác.
Với dã tâm thôn tính Việt Nam của TC đã từng diễn ra trong lịch sử, có phải TC đang biến các trung tâm nhiệt điện này thành những căn cứ quân sự trá hình, dùng người lính làm công nhân, từ đó làm bàn đạp khống chế toàn khu vực miền Nam?
Tuổi Trẻ Việt Nam và toàn dân hãy thể hiện Tinh thần chống Bắc thuộc của tiền nhân.
Hỡi những người con dân Việt!
Hãy cùng đứng lên bảo vệ non sông!
Giờ "Hành Động" đã điểm.

Mai Thanh Truyết
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Houston, Hè 2017

Phụ chú:
Tiến sĩ thân kính
Xin cảm ơn Tiến sĩ đã gởi cho một bài viết phong phú nội dung, cho độc giả một cái nhìn toàn diện về các nhà máy nhiệt điện than ở VN. Đây không chỉ là một hiểm họa về môi trường sức khỏe, nhưng còn là một hiểm họa về an ninh quốc phòng, vì phần lớn chủ thầu đều là Tàu cộng.
Nhà cầm quyền CSVN vừa ngu dốt vừa tham lam vừa vô trách nhiệm nên không thấy được những mối nguy to lớn đó cho hiện tại và tương lai của Đất nước.
Cũng xin cảm ơn Tiến sĩ đã dùng câu phát biểu tầm thường của tôi để mở đầu cho bài viết.
Thân kính
Lm P.Phan Văn Lợi

 

Đăng ngày 06 tháng 09.2017