CHỐNG TÀU ĐỂ DIỆT VIỆT CỘNG
CSVN có bán nước hay không?
Hãy nhìn Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Biên giới Việt Trung, Hoàng Sa, Trường Sa - Hãy nhìn những bản án, những cú đạp, cái đấm vào mặt người dân biểu tình chống TC - Hãy nhìn những Đại hội đại biểu toàn quốc Hội hữu nghị Việt-Trung, những cuộc thi Tiếng hát hữu nghị Việt-Trung - Hãy nhìn sự im lặng của những người đang nắm quyền lãnh đạo cao nhất nước trước sự việc Tam Sa - Hãy nhìn 15 hiệp ước Nguyễn Phú Trọng vừa ký kết với Tập Cận Bình chưa khô mực, chúng ta thấy được gì?
Chiến thuật “đu dây”
Khi quyết định làm hòa và đi theo con đường của Đặng Tiểu Bình từ năm 1991, ĐCSBV dư biết về âm mưu thôn tính Việt Nam của TC. Họ hiểu rõ hơn ai hết rằng bắt tay với Tàu cộng sẽ dẫn đến mất nước! Nhưng CSBV vẫn chọn con đường quy thuận này vì đối với họ không còn con đường nào khác để chọn lựa. Vì đây là con đường duy nhất để giữ đảng CS được tồn tại.
Qua 26 năm làm “bạn tốt” với Tàu cộng, cán cân ảnh hưởng của TC lên Việt Nam đã đến mức có thể tác động lên sự tồn vong của đất nước. Lúc này, CSBV bắt đầu lo sợ bị dân quy trách nhiệm bán nước, làm tay sai và có thể bị lật đổ. Vì thế họ đưa ra chiến lược “đu dây”… qua vực thẳm!
CSBV đu dây thế nào?
Đu dây là cách nói nôm na về vị trí khó xử của kẻ đứng giữa hai thế lực mà không biết phải đối ứng cách nào, nhưng mục tiêu thì rất rõ ràng là chỉ để sống còn. Hai thế lực đó là TC xâm lăng và người dân Việt chống xâm lăng. Sự khó xử xảy ra khi đứng giữa hai thế lực đang chống cự nhau mà CSBV là kẻ cầm quyền lại không thể ra mặt chống đối thế lực nào.
Hiện nay, Tàu cộng đang thực thi những bước xâm chiếm Biển Đông qua các hình thức dân sự như việc thành lập thành phố Tam Sa, CSBV chỉ có thể phản ứng lại bằng cách tránh né, che dấu mọi thông tin, hay là làm ngơ như không biết.
Nhưng trong thời đại thông tin điện tử, không dễ gì có thể bưng bít được, CSBV bèn sử dụng chiến thuật vừa ngăn chặn thông tin vừa đưa ra chiêu bài “chống TC bằng mồm” để lừa gạt dư luận. Họ chống Tàu cộng bằng tuyên bố, phản đối hay dùng tiếng “lạ”, ngoài ra thì chẳng có hành động cụ thể nào. Sự “đu dây” này làm quần chúng tưởng rằng họ có ý chí chống Tàu cộng nhưng bị “kẹt” món nợ với Tàu cộng thời “giải phóng dân tộc” nên phải uyển chuyển để giải quyết, nếu không là… mất nước!
Về hình thức “đu dây” trên bình diện ngoại giao, CSVN tham gia với ASEAN, thiết lập quan hệ ngoại giao và vài hành động liên lạc quân sự với Mỹ hay ký kết hiệp ước thương mại với tất cả các nước khác. CSBV thực thi chiến lược này để nói lên vị thế “trung lập” của họ: Việt Nam giao thương với tất cả các nước (bao gồm cả TC và Mỹ) trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng độc lập của nhau.
Tuy nhiên sự trung lập này sẽ không khả thi vì TC đang muốn thôn tính Việt Nam. TC dư khả năng để làm điều này mà cả thế giới chỉ có thể… đứng ngó!
Có thể ví dụ như câu chuyện nhà mình bị ăn cướp nhưng mình lại nhất định giữ thế “trung lập” không cần nhờ tới hàng xóm hay cảnh sát giúp đuổi bọn cướp! Hành động loại này chỉ có hai lối giải thích: một là khùng và hai là bán nước.
Vì an nguy cho đảng, CSBV sợ bị lật tẩy sứ mạng bán nước. Họ e ngại tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Họ biết rằng một khi người dân Việt Nam nhận thức ra họ là đảng bán nước thì sẽ hết đường sống!
Và hôm nay, 93 triệu người con Việt biết và nhận thức rõ ràng là CSBV bán nước. Con đường sống của họ sẽ chấm dứt từ đây…
Bán nước để tồn tại
Có thể nói bán nước là cách duy nhất để giữ cho ĐCSVN tồn tại.
Về cai trị, CSBV chỉ cần nhắm mắt bước theo lối mòn “định hướng” do đàn anh Tàu cộng chỉ dẫn mà không cần phải nghĩ ra lối thoát cho chủ nghĩa CS hết thời, điển hình là ký kết giữa Nguyễn Phú Trong và Tập Cận Bình tuần vừa qua. Lợi điểm trong việc bán nước là:
- Về thế lực, tài chánh, kinh tế thì luôn có đàn anh nâng đỡ để củng cố địa vị thống trị của đảng hầu kiểm soát và đàn áp khối dân chúng bất mãn.
- Đối với thế giới tự do thì đạt được sự “vị nể” đôi chút vì có đàn anh TC đứng đàng sau.
Ngược lại nếu ĐCSVN quay đầu lại đối nghịch với đàn anh TC thì hậu quả sẽ thế nào?
Ai cũng có thể nhận ra rằng đây là hành động tự sát của các ủy viên Bộ Chính trị ĐCSBV. Nếu gián điệp TC không xử họ thì dân chúng cũng sẽ lôi ra họ tòa xử tội!
Vì thế bán nước cũng mang ý nghĩa là một lối thoát.
Nhưng đồng thời cũng đòi hỏi phải tìm mọi cách để che dấu vai trò bán nước trước người dân. Điều này làm lộ ra yếu điểm tử huyệt của họ. Yếu điểm đó là sợ dân chúng Việt Nam biết ĐCSBV là đảng tay sai bán nước!
Vì vậy, vấn đề của chúng ta là gì?
Muốn chiến thắng bất cứ kẻ địch nào thì phải tấn công vào yếu điểm của nó. ĐCSBV sợ bị vạch trần bộ mặt tay sai bán nước thì người con Việt yêu nước cần phải làm sáng tỏ vấn đề này ra.
Nhưng làm cách nào?
Đó là chống Tàu cộng để diệt Việt cộng.
Chống Tàu cộng là chọn chiến tuyến bất dung hòa với Tàu cộng và nhận thức rõ ràng dã tâm tiến hành xâm chiếm Việt Nam của TC. Kẻ nào đi ngược với ý thức này thì chính là tay sai bán nước. ĐCSBV sẽ khó giải thích khi ra sức bắt bớ những người yêu nước phản đối sự xâm lăng của Tàu cộng. Chiến tuyến chống Tàu cộng cũng đối nghịch với chiến tuyến bán nước của ĐCSBV (ghi chú: Việt cộng chắc chắn sẽ không thể tồn tại khi dám chống lại Tàu cộng).
Chống Tàu cộng chính là phương cách diệt Việt cộng một cách khôn khéo. Các cuộc biểu tình chống TC hàng tuần đang xảy ra ở Việt Nam chẳng thể ngăn cản bước tiến quân của TC ngoài Biển Đông hay trên mọi hình thức xâm lược trong lãnh thổ Việt Nam, nhưng đó chính là vạch trần bộ mặt bán nước, tiếp tay cho giặc Tàu của ĐCSBV.
ĐCSBV sẽ ở thế kẹt khi đối diện với các cuộc biểu tình:
- Nếu cho phép biểu tình thì gián tiếp thả ra một thứ quyền là quyền phát biểu, quyền nêu ý kiến, tức là tự do ngôn luận và để cho tư tưởng chống ngoại xâm lan rộng. Hai thứ này hợp lại sẽ cuốn trôi tất cả quyền lực của ĐCS;
- Nếu ngăn cấm biểu tình một cách công khai (như ra luật cấm) thì sẽ đổ dầu vào lửa phẫn uất của người dân và chắc chắn lửa này cũng sẽ lan rộng.
Vì thế chống Tàu cộng sẽ đặt ĐCSBV vào vị trí chống đỡ thụ động và càng ngày sẽ càng yếu thế để đi tới điều tất yếu là sụp đổ.
Khi phân tích vấn đề đến đây thì chúng ta có thể đi đến kết luận là nên đóng góp tích cực phổ biến phong trào chống Tàu cộng, chống bằng mọi cách và trường kỳ. Khi phong trào khởi động thì cũng là lúc chế độ CSBV chuẩn bị tới ngày tàn.
Bắt tay hành động như thế nào?
Tuy nhiên tảng đá cộng sản sẽ không di chuyển nếu người dân không ra sức đẩy. Xin đưa vài đề nghị căn bản được thu gọn như sau:
- Đặt trọng tâm vào câu hỏi “làm cách nào để diệt Việt cộng?”. Thời gian đả phá tính chính danh của CSBV đã quá lâu và mục đích đã đạt. Ngày nay chỉ có người khùng mới tin CS là tốt. Vì thế nên dùng sức lực vào việc đánh đổ CSBV.
- Tự tin vào chính mình. Bất cứ người con Việt nào cũng sở hữu một sức mạnh. Lật đổ chế độ cộng sản là hình thức cách mạng toàn dân. Khi người dân ý thức được điều chính mình mới là chủ đất nước thì ĐCS sẽ khó giữ vai trò độc tôn.
- Chống Tàu cộng là trách nhiệm của mỗi người dân, không phải là trách nhiệm của Mỹ, hay của ĐCSBV (vì cho rằng họ đang nắm quyền lực), hay chỉ của người dân Việt Nam trong nước mà là…của mọi người còn nhận mình là người Việt Nam. ĐCSBV không bảo vệ đất nước thì người dân phải đứng lên làm công việc này. Khi dân chúng chống Tàu mà nhà cầm quyền CS không chống Tàu thì cũng đồng nghĩa với bán nước.
- Chống Tàu cộng bằng mọi phương tiện có thể như: biểu tình, gây ý thức về sự mất nước cận kề, tẩy chay hàng hóa Tàu cộng, phản bác lại những quan điểm yếm thế, nhu nhược… Vấn đề là tạo tinh thần liên đới, đoàn kết dân tộc để diệt Việt cộng.
- Tin tưởng vào chiến lược chống Tàu cộng. Đừng để bị lung lạc bởi những ý kiến đánh lạc hướng. Tàu cộng sẽ chỉ chiếm thêm đất, lấn thêm biển Việt Nam chứ không bao giờ trả lại những gì đã cướp được cho dù họ có hứa hay ký kết thành văn bản đi nữa..
Kiên quyết chống Tàu cộng thì ĐCSBV sẽ đổ.
Đây là điều Việt cộng đang rất sợ.
Càng chống Tàu thì càng đặt ĐCSBV ở thế khó gỡ vì đứng giữa hai thế lực.
Nghiêng về bên nào cũng dẫn tới việc mất đảng.
Bởi thế, phải chống Tàu cộng mãi mãi và liên tục, cho tới khi ĐCSBV rơi ra khỏi thế cân bằng.
Việt Nam không thể tồn tại nếu không nuôi dưỡng ý chí chống Tàu.
Đó là lịch sử và kinh nghiệm xương máu của tổ tiên Việt Nam với trên 4000 năm dựng nước và giữ nước!
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Cuối năm Giáp Thân – 1/2017
Gs Mai Thanh Truyết
http://maithanhtruyet.blogspot.com/
Bài học từ hải chiến Hoàng Sa
Tác giả: Ngô Minh Trí & Koh S.L. Collin
Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung
Đã hơn bốn mươi năm trôi qua, nhưng đến hôm nay những bài học từ trận hải chiến Hoàng Sa vẫn còn nguyên giá trị cho quá trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam.
Vào ngày 16/01/1974, Lực lượng Hải quân của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) phát hiện nhóm lính thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có mặt trên nhóm đảo Lưỡi Liềm (Crescent Group) ở phía tây quần đảo Hoàng Sa (lúc bấy giờ thuộc sở hữu của chính quyền Nam Việt Nam). Lúc này Nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) ở phía đông Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc, còn Nam Việt Nam nắm giữ Nhóm đảo Lưỡi Liềm. Dù vào thời điểm đó Mỹ đã cắt giảm hỗ trợ quân sự dành cho chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973, dẫn đến việc Nam Việt Nam cũng cho rút dần các lực lượng đồn trú trên quần đảo, nhưng đây thực sự là một diễn biến bất ngờ do Trung Quốc chưa bao giờ tiến hành bất kỳ hành động đơn phương nào để phá vỡ nguyên trạng.
Hai ngày tiếp theo, lực lượng hải quân hai bên đã có các vụ va chạm ở cự ly gần, và sau đó đấu pháo nổ ra khi quân Nam Việt Nam cố gắng giành lại Đảo Quang Hòa (Duncan Island). Cuộc đụng độ tiếp tục leo thang, trong đó Trung Quốc nắm thế áp đảo với lực lượng tăng viện được cử đến khu vực giao tranh, bao gồm cả yểm trợ không quân triển khai từ đảo Hải Nam gần đó và các tàu tuần tra tên lửa lớp Hải Nam. Trước tình hình bất lợi là Mỹ đã cắt giảm hỗ trợ hải quân và Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ đang rút dần sự hiện diện trên Biển Đông theo hiệp định hòa bình năm 1973, Hải quân VNCH đã bị đánh bại. Bắc Kinh sau đó đã nhanh chóng tận dụng chiến thắng này để cho đổ bộ lực lượng quy mô lớn và hoàn tất việc kiểm soát quần đảo Hoàng Sa.
Hải chiến Hoàng Sa từ đó đã đi vào lịch sử với ý nghĩa là trận đụng độ hải quân đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cuộc tranh giành quyền kiểm soát các đảo trên Biển Đông. Trận giao tranh trên biển tái diễn giữa hai nước tại khu vực gần quần đảo Trường Sa vào năm 1988 là lần thứ hai và đến nay cũng là lần cuối cùng. Kể từ đó, căng thẳng đã lắng dịu. Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc trao đổi cấp đảng lãnh đạo và giữa quân đội hai nước (bao gồm cả sự kiện đoàn đại biểu Hạm đội Nam Hải của Hải quân PLA đến thăm một căn cứ hải quân của Việt Nam theo lời mời). Bắc Kinh và Hà Nội gần đây cũng đã bắt đầu thực hiện những cuộc tham vấn song phương về vấn đề hợp tác phát triển nguồn tài nguyên biển tại Biển Đông.
Tuy nhiên, từ trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chúng ta vẫn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích và có giá trị lâu dài cho Hà Nội cũng như công cuộc hiện đại hóa lực lượng hải quân mà Việt Nam đang thực hiện, đặc biệt là trước những diễn biến địa chính trị hiện nay.
Bài học lịch sử thứ nhất: Ngoại giao là giải pháp đầu tiên… nhưng không phải là duy nhất
Không có bất cứ hiệp định khu vực và quốc tế nào có thể tạo thành lá chắn tuyệt đối trước các hành động đơn phương, dù là sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Bản Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) ký kết năm 2002 giữa Trung Quốc và các nước có tranh chấp tại Đông Nam Á là một bước ngoặt lớn nhưng lại không hoàn toàn hiệu quả. Trên thực tế, các hành vi đơn phương đe dọa sử dụng hay thực sự sử dụng vũ lực với mục đích lật đổ nguyên trạng hiện nay trên Biển Đông vẫn tiếp tục diễn ra như một xu thế áp đảo. Đoạn video hiện trường do đài CCTV Trung Quốc công bố vào tháng 1/2014 vừa qua đã quay lại một cuộc đụng độ giữa các tàu chấp pháp của Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2007 ở vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa. Gần đây hơn, Biển Đông liên tục chứng kiến các vụ căng thẳng, bao gồm hành động quấy nhiễu tàu thăm dò địa chấn phía Việt Nam của Trung Quốc, vụ đối đầu Trung Quốc – Philippines tại Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham vào tháng 4/2012, và tiếp đó là hành vi khoa trương lực lượng của các tàu tuần tra và khu trục hải quân Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) mà Philippines đang nắm quyền kiểm soát. Những tình tiết này chứa nhiều điểm tương đồng đến kỳ lạ với kịch bản đụng độ hải quân trước kia từng dẫn đến trận hải chiến dữ dội năm 1974
Trong khi các bên tranh chấp ở Biển Đông đã ngồi lại tham dự vào những cuộc tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), Bắc Kinh từ tuyên bố đơn phương trước đó về áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (air defense identification zone – ADIZ) trên biển Hoa Đông vào tháng 12/2013 đã lên tiếng khẳng định mình có đủ những quyền không thể tranh cãi cho việc thiết lập các vùng ADIZ lên những khu vực khác nếu muốn. Một Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông một khi được thiết lập chắc chắn sẽ củng cố lợi thế cho Bắc Kinh tại các vùng biển tranh chấp ở đây, bởi nó hỗ trợ cho các lệnh cấm đánh bắt mà nước này đơn phương áp đặt hàng năm, tăng cường quyền thi hành luật biển mở rộng trước đó cho chính quyền đảo Hải Nam cũng như luật ngư nghiệp được thông qua mới đây, theo đó yêu cầu tàu bè đánh bắt cá của nước khác phải có sự cho phép của Bắc Kinh mới được hoạt động trên phần lớn Biển Đông. Những diễn biến trên nếu tiếp tục phát triển sẽ chỉ đẩy cao nguy cơ bùng nổ xung đột nóng trên Biển Đông, dù là vô tình hay có suy tính trước.
Bài học lịch sử số 2: Không phải lúc nào các cường quốc ngoài khu vực cũng ở kề bên, và không phải lúc nào họ cũng giúp đỡ
Hiện nay các cường quốc ngoài khu vực ngày càng có nhiều lợi ích ràng buộc tại Biển Đông. Ngoài chính sách tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe thời gian qua cũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao của mình ở Đông Nam Á, một trong những mục đích của chính sách này là nâng cao lập trường lãnh hải của Tokyo trên biển Hoa Đông. Việt Nam chính là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến lược này. Nhân dịp Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 4 tổ chức tại Washington vào cuối tháng 10/2013, hai bên đã đi đến ký kết một thỏa thuận tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Cũng trong tháng này, có nguồn tin cho hay Tokyo đã rất nhiệt tình với việc cung cấp các tàu tuần tra cho Việt Nam trong một phần của kế hoạch đẩy nhanh quá trình xây dựng tiềm lực an ninh hàng hải của quốc gia Đông Nam Á này. Đáng chú ý không kém, Hà Nội cũng đang có mối liên kết thân tình với New Delhi, trước đó họ đã chào đón nhiều chuyến viếng thăm cảng thường xuyên của Hải quân Ấn Độ trong một thập kỷ qua.
Tuy vậy, không có cường quốc ngoài khu vực nào thể hiện rõ thái độ đứng về một bên cụ thể trong các tranh chấp Biển Đông, mà chủ yếu chỉ hướng tập trung vào duy nhất tự do hàng hải. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả trong trường hợp các tuyến đường giao thương hàng hải huyết mạch bị bóng đen xung đột vũ trang trên Biển Đông đe dọa, và Washington hay Tokyo có nguyên nhân chính đáng để can dự vào đây, thì khả năng họ hay bất kỳ thế lực ngoài khu vực nào sẽ giang tay hỗ trợ cho các bên tranh chấp vẫn không thể đoán định. Ví dụ như nếu Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại châu Á – Thái Bình Dương (U.S. Pacific Command) có thể phát hiện những ám hiệu về hoạt động quân sự bất thường phía Trung Quốc trên Biển Đông, siêu cường này có thể không phản ứng kịp thời. Trong quá trình triển khai một phần chiến lược tái cân bằng, Hạm đội Hải quân Số 7 của Hoa Kỳ đã tăng cường hoạt động tuần tra biển trong khu vực này: theo công bố, tàu chiến đấu ven biển mới mang tên U.S.S Freedom đang thực hiện những nhiệm vụ vượt mức công tác huấn luyện thông thường trong khu vực, trong khi có thông tin cho biết tuần tra biển trên không cũng đã được Hải quân Hoa Kỳ đẩy mạnh kể từ tháng 7/2012.
Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra giao tranh năm 1974, Sài Gòn từng tìm kiếm hỗ trợ từ Hạm đội Số 7 của Mỹ, nhưng lực lượng này đã tuân theo mệnh lệnh không can dự vào tranh chấp, và kết quả là Hải quân Nam Việt Nam hoàn toàn đơn độc khi chiến đấu tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày nay Washington cũng có lý do để áp dụng quan điểm tương tự, ngay cả nếu một cuộc giao tranh hải quân khác thực sự tái bùng nổ giữa Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là khi ở các tình huống đối đầu cục bộ, tranh chấp không hẳn sẽ gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải của các bên khác.
Hơn nữa, Hạm đội Nam Hải của Hải quân PLA hiện tại và trong tương lai không còn là một lực lượng yếu kém, chỉ bám sát ven biển và vận hành những trang thiết bị tấn công và tuần tra cỡ nhỏ thời Liên Xô cũ như trước nữa. Sau một thời gian tích lũy đầu tư nâng cấp về năng lực triển khai lực lượng, bao gồm cả khả năng tiến công đổ bộ, Hải quân PLA ngày nay đã sở hữu nền tảng vững chắc hơn so với thời kỳ năm 1974, đồng thời đủ sức triển khai lực lượng trên quy mô lớn trong một khoảng thời gian dài liên tục, ở những khu vực xa bờ hơn để phục vụ cho mục tiêu khẳng định chủ quyền, và sức mạnh chiến đấu tổng quát của lực lượng này cũng hứa hẹn sẽ hùng mạnh hơn rất nhiều một khi được “cởi trói” ra Biển Đông.
Bài học lịch sử số 3: Cần phải sở hữu ít nhất một lực lượng kiểm soát biển nhất định
Chắc chắn Việt Nam sẽ không thể đuổi kịp năng lực hải quân của PLA trên Biển Đông về quy mô và số lượng. Như các phát biểu chính sách Hà Nội, một cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc không chỉ là một ý định bất khả thi từ trứng nước, mà còn được đánh giá là chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn đối với công cuộc Đổi mới mà Việt Nam đang tiến hành. Quá trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam thời hậu Chiến Tranh Lạnh đã được xác định là nhằm lấp đầy những thiếu sót năng lực sau hàng thập kỷ bị bỏ bê.
Trong những năm gần đây, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể khi sở hữu dàn máy móc mới thay thế cho những phương tiện lạc hậu từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, những trang thiết bị mới, chủ yếu là do Nga cung cấp như tàu khu trục nhẹ Gepard-3.9, tàu ngầm lớp Kilo, máy bay đa chức năng Su-30MK2V Flanker được trang bị để tấn công trên biển và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Yakhont/Bastion, các tàu hộ thống lớp SIGMA của Hà Lan cũng như những tàu tấn công và tuần duyên sản xuất trong nước,… tất cả để cho thấy một quá trình hiện đại hóa lực lượng chủ yếu nhằm vào mục tiêu ngăn chặn mọi thế lực thù địch tiếp cận với vùng tranh chấp. Dù vậy, những thiết bị này không chứng tỏ năng lực đảm bảo khả năng tiếp cận của chính Việt Nam.
Tuy nhiên, trận Hải chiến Hoàng Sa vào năm 1974 đã nhấn mạnh cho Việt Nam ngày nay một bài học: ngăn chặn kẻ thù chỉ bằng cách phong tỏa các thực thể đảo đá trên Biển Đông là chưa đủa, mà quan trọng hơn còn phải đảm bảo khả năng tiếp cận của chính mình tới những đơn vị đồn trú có vị trí dễ bị tấn công và nhạy cảm trên Biển Đông. Chỉ có cuộc chuyển đổi từ năng lực ngăn chặn sang kiểm soát trên biển mới hy vọng có thể đạt được điều này. Trong bối cảnh khu vực dọc biên giới trên bộ với các nước láng giềng vẫn được duy trì trong hòa bình, Việt Nam nên tân dụng cơ hội để tập trung vào năng lực chiến đấu trên biển bằng không lực.
Với một Việt Nam luôn đi theo hướng duy trì nguyên trạng (cũng giống như chính sách mà chính quyền Sài Gòn năm 1974 theo đuổi) và trong bối cảnh hải chiến trên Biển Đông có nguy cơ tái diễn, lực lượng quần đảo Việt Nam càng có thêm lý do để giành lại các thực thể trên biển đã bị chiếm cứ, hoặc ít nhất là củng cố những căn cứ mà họ đang đồn trú trước mối đe dọa bị tấn công vũ trang. Theo kịch bản này, tình thế khó khăn của quốc phòng Việt Nam có lẽ cũng không khác so với của Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Trong chiến lược quốc phòng mới công bố gần đây, Tokyo đã vạch rõ tính cấp thiết của chính sách phòng ngự cơ động hợp nhất và mạnh bạo , để chủ động dự trù cho tương lai Lực lượng Tự vệ nước này cần tái chiếm các đảo thuộc biển Hoa Đông trong thời gian xảy ra chiến sự căng thẳng. Tất nhiên Việt Nam không thể hy vọng tập trung được trang thiết bị ngang với sức mạnh của Nhật Bản do còn nhiều hạn chế về kinh tế. Để xây dựng được quân lực kiểm soát biển tốt, ít nhất là ở mức hữu hạn, Hà Nội nên tập trung vào việc cải thiện khả năng báo hiệu sớm (early warning) và hải vận đổ bộ (amphibious sealift) trên phạm vi rộng.
Nhiệm vụ cảnh báo sớm của Việt Nam hiện tại đang được trao cho một mạng lưới giám sát điện tử cố định lắp đặt dọc bờ biển Việt Nam và trên những thực thể ở Biển Đông thuộc sở hữu của nước này, và chỉ những năm gần đây máy bay tuần dương mới được tăng cường bổ sung cho lực lượng hải quân và cảnh sát biển Việt Nam. Những máy bay này có nhiệm vụ chủ yếu là do thám trên bề mặt biển, nhưng lại chịu hạn chế về thời gian hoạt động cũng như thiếu khả năng chiến đấu chống tàu ngầm phù hợp, đặc biệt là trong bối cảnh thách thức trong lòng biển của PLA càng tăng cao. Một lực lượng không quân tuần dương với khả năng hoạt động kéo dài và được lắp đặt cảm biến tầm xa chính là phương tiện thích hợp cho thời điểm hiện tại, và có lẽ sẽ bám trụ tốt hơn những thiết bị lắp đặt cố định.
Thủy quân lục chiến của Việt Nam – lực lượng chuyên trách tiến công đổ bộ, sau nhiều lần cải tổ trong những thập niên qua đã trở nên gọn nhẹ nhưng cũng tinh nhuệ hơn, sở hữu trang thiết bị tiên tiến hơn. Mặc dù vậy, lực lượng này vẫn còn yếu về mặt chuyển quân, trong khi các tàu đổ bộ thời Liên Xô và tàu cổ của Mỹ đã quá cũ và gần như không thể hoạt động. Các công ty đóng tàu hải quân non kém của Hà Nội đến nay đã cho xuất xưởng một vài phương tiện vận chuyển tấn công mới, có vẻ như để lấp đầy lỗ hổng này. Tuy nhiên, Thủy quân lục chiến của Việt Nam cần phải bổ sung thêm một số lượng tàu lớn hơn thế nếu muốn triển khai các lực lượng vững mạnh hơn, hoạt động với tốc độ cao hơn để có thể củng cố những căn cứ đóng quân trên Biển Đông hoặc tái chiếm chúng từ đối thủ.
Những suy nghĩ cuối cùng
Hải chiến Hoàng Sa đã qua đi bốn mươi năm. Tuy vậy, dù Biển Đông đến nay tương đối tĩnh lặng, đây vẫn là bài học nhắc nhở Hà Nội tiếp tục thận trọng qua việc duy trì nhịp độ đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân. Trong khi ngoại giao vẫn đang là phương sách được ưa chuộng và các cường quốc ngoài khu vực ngày càng phụ thuộc mạnh mẽ vào khu vực, sức mạnh quân sự tương xứng theo chính sách phòng vệ tự lực vẫn còn rất cần thiết, nhất là khi khu vực tiếp tục còn ẩn chứa nhiều bất ổn. Để duy trì nguyên trạng trên Biển Đông, so với quân lực VNCH, lực lượng Không quân và Hải quân của Việt Nam hiện tại và trong tương lai đang và sẽ phải đối mặt với một thách thức còn lớn hơn gấp nhiều lần.
Nguồn: The Diplomat
Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa?
Hơn 40 năm trước, ngày 19/1/1974, một biến cố trọng đại trong lịch sử Việt Nam hiện đại đã diễn ra – hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc. Sau trận chiến, quần đảo Hoàng Sa – một bộ phận thiêng liêng và không thể tách rời của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm giữ.
Thạc sĩ Nguyễn Hùng Cường (Viện Nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo), đã có bài viết tái hiện những sự kiện chính diễn ra trước, trong và sau trận hải chiến:
Suốt nhiều thế kỷ, Việt Nam đã chiếm hữu thật sự, hòa bình và công khai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa khi các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền bất cứ quốc gia nào. Từ thế kỷ XVII, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện hiệu quả chủ quyền với hai quần đảo này và luôn bảo vệ các quyền, danh nghĩa của mình trước mưu đồ và hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Việt Nam với hai quần đảo thiêng liêng của mình.
Đầu thế kỷ XX, nhận thấy vị trí chiến lược cũng như tầm quan trọng của biển Đông nói chung và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nói riêng, một số quốc gia (điển hình là Trung Quốc) đã xâm chiếm bất hợp pháp các vùng lãnh thổ này của Việt Nam.
Trung Quốc luôn coi biển Đông, đặc biệt là các quần đảo của Việt Nam là bàn đạp quan trọng để thực hiện chiến lược bành trướng xuống Đông Nam Á. Vì vậy, giới cầm quyền Trung Quốc từ Trung Hoa Dân Quốc cho đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã không ngừng đẩy mạnh thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông.
Lợi dụng tình hình rối ren khi Nhật đầu hàng đồng minh và việc giải giáp quân Nhật theo Hiệp định Postdam 1945, Trung Hoa Dân Quốc đã đem quân chiếm giữ đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa) vào cuối năm 1946. Sau đó Trung Hoa Dân Quốc rút quân khỏi Hoàng Sa, và Nhật rút quân khỏi quần đảo này theo Hòa ước San Fransisco 1951. Sau khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết, Pháp rút khỏi Đông Dương, ngày 21/1/1956 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng đảo Phú Lâm và Lin Côn.
Năm 1974, nhận thấy thời cơ đã chín muồi, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực toàn bộ nhóm đảo Trăng Khuyết phía tây nam quần đảo Hoàng Sa. Thời cơ này xuất phát từ tình hình, bối cảnh quốc tế và trong nước.
Đầu thập niên 1970, phong trào phản đối chiến tranh tại Việt Nam diễn ra sôi nổi và rộng khắp trên thế giới khiến Mỹ ngày càng xa lánh Việt Nam Cộng hòa; đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, Hoa Kỳ và các lực lượng đồng minh phải rút quân khỏi Việt Nam. Do không muốn tham gia vào một cuộc chiến đã bước vào hồi kết, tháng 6/1973 Lưỡng viện Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật “Case-Church” cấm cơ quan hành pháp nước này tái can thiệp quân sự vào ba nước Đông Dương trừ khi được chấp thuận của Lưỡng viện.
Ngoài ra, Mỹ được cho là có một “toan tính” sâu xa hơn khi không can dự vào trận Hải chiến 1974 vì khi đó, Việt Nam và Trung Quốc đều đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa. Việc Washington “làm ngơ” cho Bắc Kinh ngang nhiên chiếm Hoàng Sa sẽ tạo thù địch giữa Hà Nội và Bắc Kinh, dẫn đến chia rẽ giữa các nước cộng sản. Khi người “bảo trợ” đã ra đi, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa rơi vào tình thế đơn độc và bất lợi trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa.
Cuộc đụng độ biên giới năm 1969 mang lại cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) niềm tin rằng họ có thể chống trả Hồng quân Liên Xô. Từ đó, Trung Quốc bắt đầu thực hiện sáng kiến đối ngoại mới bằng cách thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Mỹ, cao trào là chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon (Cộng Hòa) tháng 2/1972. Sau chuyến công du đó, Trung Quốc trở thành “đồng minh giai đoạn” của Mỹ để kìm chân và chống lại Liên Xô. Mỹ không muốn quan hệ chiến lược này bị rạn nứt vì vụ Hoàng Sa. Việc lựa chọn giữa “đồng minh cũ” hay “người bạn mới” trong “thời kỳ trăng mật” này không phải là sự lựa chọn khó khăn đối với Mỹ.
Thực tế, trong trận Hải chiến Hoàng Sa chính quyền Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nhiều lần thông báo tình hình với Đại sứ quán Mỹ nhưng Washington đã không có động thái hỗ trợ nào.
Trên vùng biển Đông ngoài khơi Việt Nam gần với đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Hoàng Sa (Việt Nam) thời điểm đó có mặt Hải đoàn 77 (Task Force 77) của Hải quân Mỹ gồm các hàng không mẫu hạm và các chiến hạm yểm trợ. Hải đoàn này đủ khả năng kiểm soát không và hải phận, cũng như hoạt động của các tàu ngầm trong vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, Mỹ đã hoàn toàn đứng ngoài cuộc.
Cũng thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa mới chỉ là quan sát viên mà chưa phải thành viên của Liên Hợp Quốc trong khi Trung Quốc là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Vị thế quốc tế của Trung Quốc khiến nước này tự tin rằng, Việt Nam Cộng hòa không có đủ tư cách sử dụng các cơ chế để tự vệ và bảo vệ Hoàng Sa theo các điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Ngày 30/1/1974, Lãnh sự quán Mỹ ở Hồng Kông đã báo cáo về Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Mỹ ở các nước liên quan về những tính toán của Trung Quốc trong việc thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cơ quan này nhận định, Trung Quốc đã có ý đồ đánh chiếm Hoàng Sa từ trước.
Theo phân tích của lãnh sự quán Mỹ, quyết định đánh chiếm Hoàng Sa phụ thuộc vào một số yếu tố như tiềm năng về dầu khí tại khu vực, lo ngại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa cũng như lợi ích chiến lược về lâu dài của quần đảo.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có thể lo sợ việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ không tiếp tục giữ thái độ im lặng trước vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Bằng việc sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã tránh tình huống nguy hiểm hơn nhiều sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa. Điều này đã được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành sau khi đất nước thống nhất.
Theo nhận định trong các hồ sơ ngoại giao được giải mật, nỗi lo sợ ngày càng lớn của Trung Quốc trước hoạt động của hải quân Liên Xô tại biển Đông và các vùng biển khác ở châu Á có thể là yếu tố dẫn đến quyết định của Trung Quốc. Đây là thời kỳ đỉnh điểm rạn nứt quan hệ Xô – Trung liên quan đến tranh chấp lãnh thổ dọc biên giới hai nước, cũng như các vấn đề Nam Phi, Trung Đông và Đông Dương.
Trong lúc nhiều yếu tố bên ngoài nghiêng về hướng có lợi cho một cuộc chiến chớp nhoáng của Trung Quốc thì bối cảnh trong nước cũng hết sức bất lợi cho Việt Nam Cộng hòa khi Lưỡng viện Mỹ giảm dần viện trợ từ 1,4 tỷ USD năm 1972 xuống 1 tỷ USD năm 1973 và 700 triệu USD vào năm 1974. Quân đội Việt Nam Cộng hòa dần rơi vào thế thụ động vì thiếu nhiên liệu, vũ khí. Bất lợi hơn là ý định “bỏ rơi” miền Nam Việt Nam của Mỹ. Tình trạng phân chia Bắc – Nam cũng là một trở ngại cho phía Việt Nam Cộng hòa trong trận hải chiến 1974.
Lợi dụng bối cảnh đó, Trung Quốc đã không e ngại khi điều động chiến hạm đến cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Nguồn: VnExpress
Diễn biến cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974
Ngày 14/1/1974, một tàu của quân Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện 2 tàu hải quân Trung Quốc đang thả neo tại đảo Hữu Nhật (thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa), đây vốn là đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Lập tức ngày 16/1/1974, tàu HQ-16 của Việt Nam Cộng Hòa tức tốc ra thẳng đảo Hữu Nhật và phát hiện đảo Hữu Nhật và các đảo gần đó là Duy Mộng, Quang Hòa đều đã bị Trung Quốc ngang nhiên chiếm giữ. Phía Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu Trung Quốc rời khỏi các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Trung Quốc cũng yêu cầu Việt Nam phải rời ngay khỏi các đảo thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Ngày 17/1/1974, một toán “người nhái” đã lên các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép, nhổ cờ Trung Quốc và cắm cờ Việt Nam Cộng Hòa.
Sự kiến này đã khiến Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông và đề nghị dùng vũ lực, Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo là “đồng ý” và nói thêm rằng “trận này không thể không đánh”.
Ngày 18/1, Chu Ân Lai họp Bộ Chính Trị và quyết định sẵn sàng tấn công hạm đội Việt Nam Cộng Hòa, sẵn sàng điều quân đến Hoàng Sa.
Ngày 18/1/1974, Việt Nam Cộng Hòa đã chuẩn bị 4 tàu chiến nhằm chiếm lại đảo. Đây đều là 4 tàu cũ của Mỹ để lại, trong đó có một tàu để quét thủy lôi được cải tiến để thành tàu tuần tra.
10 giờ sáng ngày 18/1/1974 , tàu HQ-16 mang theo quân đổ bộ đến đảo Quang Hòa, nhưng bị tàu Trung Quốc cản không cho lại gần đảo, khiến tàu HQ-16 chuyển hướng khác rồi dùng xuồng cao su tấn công chiếm lại đảo. Thế nhưng phía Trung Quốc phát hiện và nổ súng khiến 1 thiếu úy tử trận, cuộc đổ bộ bất thành và phải rút lên tàu HQ-16.
Sáng 19/1/1974, các tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa nhận lệnh đến chiếm lại đảo Quang Hòa trong hòa bình với mệnh lệnh không được nổ súng trước, yêu cầu phía Trung Quốc rời khỏi đảo.
Trên đảo Quang Hòa lúc này có cả một đại đội Trung Quốc chiếm giữ, phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ có 74 người. Khi những người lính Việt Nam Cộng Hòa vừa đặt chân lên đảo yêu cầu Trung Quốc rút khỏi đây, lập tức phía Trung Quốc nổ súng đáp trả, khiến bên Việt Nam Cộng Hòa 2 người tử trận, 2 người bị thương.
Trước Việc Trung Quốc hung hăng không chịu rút khỏi đảo, phía Việt Nam Cộng hòa quyết định phải nổ súng để chiếm lại đảo. 4 tàu chiến của Việt Nam Cộng Hòa chia 2 hướng tiến đánh. Tàu HQ-10 và HQ-16 tiến vào lòng chảo quần phía bắc đảo Quang Hòa; tàu HQ-4 và HQ-5 tiến vào lòng chảo từ hướng tây nam.
10h25 ngày 19/1/1974, các tàu Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu khai hỏa dùng pháo bắn vào các tàu Trung Quốc, các tàu chiến của Trung Quốc di chuyển liên tục nhằm tránh đạn và nổ pháo bắn trả. Lúc này các thiết bị của Việt Nam Cộng Hòa do quá cũ kỹ nên rất khó liên lạc được với nhau ảnh hưởng lớn đến việc phối hợp.
Tàu HQ-4 vừa nhả đạn thì bộ phận bắn tự động bị hỏng, phải bắn bằng tay từng phát một rất nặng nề và chậm chạp lại không chính xác, vì vậy tàu HQ-4 phải rút lui để sửa chữa dưới sự yểm trợ của tàu HQ-5.
10h35 tàu HQ-10 bị trúng đạn, hạm trưởng bị thương, nước bắt đầu tràn vào tàu, nhưng binh sĩ trên tàu vẫn bình tĩnh giao tranh với các tàu Trung Quốc. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 389 bị trúng đạn bốc cháy. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 396 cũng bị trúng đạn, nhưng trước khi bị chìm tàu này đã tìm cách đâm vào tàu HQ-10 rồi chìm hẳn. Tàu HQ-10 vừa trúng đạn lại bị đâm nên không điều khiển được.
10h55 do thiết bị quá cũ kỹ nên đạn pháo của tàu HQ-5 bắn nhầm vào tàu HQ-16 khiến tàu này không thể tham chiến được và rút lui.
Thêm một tàu Trung Quốc số hiệu 274 bị trúng đạn bốc cháy phải dạt vào đảo Quang Hòa.
11h Trung Quốc điều thêm tàu trợ lực tấn công tàu HQ-5 khiến tàu này bị trúng đạn hỏng mất tháp pháo và hệ thống liên lạc. Tuy thế tàu HQ-5 vẫn cố gắng cầm cự khiến tàu Trung Quốc bị trúng đạn.
11h10 tàu HQ-10 dần dần chìm hẳn, hạm trưởng cùng 62 binh sĩ khác đã nằm lại tại nơi đây mãi mãi, số còn lại tìm cách thoát được ra ngoài tàu.
Lúc này bên Việt Nam Cộng hòa có 4 tàu thì 1 tàu bị hỏng, 1 tàu bị chìm, 2 tàu bị trúng đạn và số đạn pháo còn lại rất ít. Lúc này cố vấn Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc điều thêm 17 tàu đến (gồm 4 tàu ngầm và 13 chiến hạm), vì thế nên quyết định rút lui. Các tàu Trung Quốc sau giao tranh bị trúng đạn hỏng nặng cũng phải rút về đảo.
Phía bên Việt Nam Cộng Hòa có 74 binh sĩ tử trận (trong đó riêng tàu HQ-10 có 63 binh sĩ gồm cả hạm trưởng Ngụy Văn Thà).
Nguồn: Tổng hợp từ Internet
Giam lỏng những người đi viếng mộ các chiến sĩ VNCH
“hoà hợp hoà giải” chỉ là trò hề
CTV Danlambao - Khoảng 10 giờ sáng 17/01/2017 một số nhà hoạt động nhân quyền tại Sài Gòn đã đến nghĩa trang Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, để thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời kỷ niệm 74 chiến sĩ hải quân đã hy sinh trong trong trận Hải chiến chống quân Trung cộng xâm lược cưỡng chiến Hoàng Sa năm 1974.
Ban quản lý nghĩa trang (BQL NT) đã yêu cầu mọi người xuất trình giấy tờ tùy thân, ghi lại thông tin cá nhân trước khi đồng ý cho mọi người vào nghĩa trang viếng mộ.
Ảnh: FB Phạm Thanh Nghiên
Mọi người thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ VNCH trong sự rình rập, giám sát của cả an ninh thường phục lẫn sắc phục.
Dâng hương xong, mọi người ra về thì bị BQL NT và hơn 20 công an ngăn cản, không cho ra khỏi khu nghĩa trang. Phía công an yêu cầu những người đi thắp hương viếng mộ phải “làm việc” với họ, trả lời rõ vì sao đến đây. Mọi người phản đối cách hành xử vi phạm pháp luật, coi thường anh linh những người đã khuất và từ chối làm việc với công an.
Hơn một giờ đồng hồ sau, blogger Nguyễn Hoàng Vi và chị Trần Thu Nguyệt đã tự ra mở cổng, liền bị hàng chục công an, côn đồ xông vào ngăn cản, xô đẩy. Phía công an huy động lực lượng ngày càng đông đến bao vây khu nghĩa trang.
Ký giả Trương Minh Đức yêu cầu gặp người chỉ huy của toán công an, yêu cầu mở cửa cho đoàn thăm viếng mộ ra về. Một người mặc thường phục, tự xưng là trưởng ban QLNT nói rằng “chúng tôi muốn biết các anh chị chụp hình với băng rôn khẩu hiệu gì?”. Ông Đức trả lời nói rằng mọi người dân đều có quyền đi thăm viếng mộ những người đã nằm xuống. Chính việc ngăn cản của công an đã vi phạm pháp luật. Ông cũng thẳng thắn nói cho công an biết nội dung của các băng rôn, khẩu hiệu là khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, tri ân 74 vị anh hùng VNCH đã vị quốc vong thân để bảo vệ Hoàng Sa 43 năm về trước.
Sau khi bị giam lỏng gần 2 tiếng đồng hồ, công an mới mở cổng để mọi người rời khỏi nghĩa trang Bình An.
Trao đổi với CTV Danlambao, Blogger Dương Lâm- một thành viên MLBVN cho biết: "Tôi cảm thấy bất ngờ vì phản ứng thái quá của một nhóm người mang sắc phục của nhân viên công quyền bởi:
Thứ nhất: chúng tôi đến nghĩa trang thăm viếng, dâng hương là thể hiện tấm lòng của mình với những người đã khuất. Việc làm này mang tính nhân văn và không hề vi phạm pháp luật Việt Nam. Thứ 2: Việc nhà cầm quyền huy động khoảng 20-30 nhân viên công lực để giám sát nhóm người chúng tôi như vậy là rất lãng phí. Lãng phí trong điều kiện nên kinh tế Việt Nam đang rất khó khăn, nợ công tăng vọt. Việc làm này của nhà cầm quyền thật không đáng. Thứ 3: tôi nghi ngờ vào sự hòa hợp mà nhà cầm quyền cộng sản đang kêu gọi. Làm sao có sự hòa hợp dân tộc khi họ đang phân biệt đối xử với ngay những người Việt Nam đã khuất?"
Luật sư Lê Công Định, người có mặt trong nhóm tưởng niệm cũng chia sẻ: “Chúng tôi đến viếng nghĩa trang binh sĩ VNCH vừa để tưởng niệm ngày Hoàng Sa bị Trung Cộng xâm chiếm, vừa hương khói ngày Tết cho người nằm xuống vì quốc gia. Cá nhân tôi muốn tự mình đánh giá xem nhà cầm quyền thực tâm hoà giải dân tộc thế nào và có đúng như họ tuyên truyền hay không?
Thái độ thù hằn dành cho chúng tôi và hành động giữ người trái luật của họ sáng nay đã gửi ra một thông điệp rõ ràng là không hoà giải gì cả. Điều này thật đáng tiếc và tôi vô cùng thất vọng trước chính sách hai mặt này của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam”. Blogger Phạm Thanh Nghiên thành viên MLBVN chia sẻ thêm cảm nghĩ của mình trong chuyến tưởng niệm ngày hôm nay: “Đây là lần đầu tiên cá nhân tôi đến nghĩa trang VNCH để thăm viếng các chiến sĩ VNCH.
Tôi là một người sinh sau 1975 và sinh tại miền Bắc. Khi còn đi học cho đến khi đã trưởng thành, tôi vẫn có cái nhìn sai lệch và hiểu lầm về chế độ VNCH. Thậm chí còn gọi họ là "nguỵ". Tôi chỉ biết sự thật trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đồng thời cũng là lúc tôi công khai, mạnh dạn cất lên tiếng nói của một người Việt Nam đúng nghĩa. Tôi đã hiểu về chế độ VNCH, hiểu về cuộc chiến mà ông Hồ và những người cộng sản thực hiện và rêu rao là cuộc “giải phóng miền Nam”. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn luôn nói về "Hoà giải hoà hợp dân tộc", nhưng những gì họ đã làm trong hơn 40 năm qua hoàn toàn ngược lại. Ngày hôm nay, tôi và các anh chị em khác tới đây để viếng mộ những người lính đã ngã xuống để bảo vệ nền tự do của chế độ VNCH, cũng là để tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải quân đã hy sinh 43 năm trước trên đảo Hoàng Sa khi giao chiến với quân Trung cộng xâm lược. Nhìn những ngôi mộ xơ xác, tiêu điều của các chiến sĩ VNCH, và nhất là qua sự việc chúng tôi bị giam lỏng trái phép ngày hôm nay, chính là câu trả lời rõ ràng nhất về thực tâm “Hoà hợp, hoà giải” của nhà cầm quyền cộng sản. Những gì xảy ra trên đất nước này hơn 40 năm nay, sự thù hằn đối với cả những ngôi mộ của người “thua cuộc”, ta có thể khẳng định rằng “hoà hợp, hoà giải” chỉ là một trò hề.”
Đây không phải lần đầu tiên người dân đi thăm viếng nghĩa trang các chiến sĩ VNCH bị nhà cầm quyền ngăn cản và gây khó khăn. Sự việc này, chắc hẳn không phải lần cuối cùng. Chừng nào cộng sản VN còn cầm quyền, chừng ấy sự hằn thù do chính những người cộng sản chủ trương sẽ được duy trì, nói gì đến thì “hoà hợp, hoà giải Dân tộc.”
http://danlambaovn.blogspot.com
Thầy cô giáo ở các vùng cao lấm lem bùn đất đến lớp
Chính quyền của nhà nước XHCN CSVN đã luôn luôn nói rằng đất nước họ giàu mạnh nhất, văn minh nhất, phát triển nhất, tiến bộ nhất, siêu đẳng nhất thế giới và là thiên đường số 1 của thế giới... Vậy thì họ cất giấu hết tiền của đi đâu mà không làm các đường sá, cầu cống cho tốt để phục vụ cho dân chúng và cho các em học sinh bé nhỏ???
Dân Việt (09/01/2017)
Hình ảnh một cô giáo cắm bản lấm lem bùn đất điều kiển chiếc xe máy “thần thánh” cũng đẫm bùn trên đường đến trường đã khiến không ít người phải rớt nước mắt.
Bức ảnh được đăng tải trên một diễn đàn của giáo viên, ngay sau đó đã được chia sẻ mạnh mẽ bởi cộng đồng mạng. Rất nhiều người xúc động trước hình ảnh cô giáo vùng cao cùng chiếc xe máy lấm lem bùn đất vật lộn với quãng đường rừng vô cùng khó khăn để vào đến điểm trường của mình.
Cô Lò Thị Hòa và bức ảnh gây "bão" trên mạng xã hội (ảnh:IT)
Cô giáo được biết đến trong bức ảnh gây nhiều xúc động là Lò Thị Hòa – giáo viên trường mầm non Huổi Mí (Xã Huổi Mí, huyện Mường Chà, Điện Biên). Cô Hòa cho biết, nhà cô ở trung tâm huyện Mường Chà. Đường từ huyện đến trường Huổi Mí phải đi mất 3 tiếng. Cung đường rất vất vả, nhất là vào những ngày mưa gió. Khi đó đường lầy lội, trơn trượt, các cô giáo đi lại bằng xe máy ngã liên tục. Đến được tới điểm trường thì người không còn chỗ nào sạch sẽ.
Chiếc xe "thần thánh" của cô giáo cũng đẫm bùn
Vì đường xá đi lại vất vả nên mỗi tuần cô Hòa chỉ về nhà một lần. Tuy vất vả nhưng cô Hòa cho biết các giáo viên ở đây lúc nào cũng rất cố gắng, các cô phải học cách đi xe chống trượt và làm quen với việc khắp người đầy bùn đất.
Xúc động trước những hình ảnh này, bạn đọc Trần Thu Hương (Hà Nội) cho biết: “Rất khâm phục các thầy cô giáo cắm bản. Chỉ có những người yêu trò, yêu nghề thực sự mới đủ nghị lực để cống hiến như vậy”
“Ngành giáo dục cần có nhiều chính sách khuyến khích, động viên hơn đối với những giáo viên cắm bản. Họ đã hi sinh quá nhiều cho học sinh vùng cao” – bạn đọc Phương Hòa (Tp Hồ Chí Minh) nói.
Trước đó, nhiều hình ảnh về giáo viên vùng cao vật lộn với bùn đất trên đường đến trường cũng đã được chia sẻ và gây xúc động:
Dù khó khăn, nhưng những thầy cô cắm bản vẫn luôn thể hiện sự lạc quan (ảnh: IT)
Nụ cười của thầy giáo trẻ sau khi "cập bến" (nguồn: IT)
Một cung đường không thể khó khăn hơn của giáo viên cắm bản (Bức ảnh được chia sẻ trên fan page Giáo viên vùng cao)
Vượt suốt, băng rừng là việc thường ngày của giáo viên cắm bản (nguồn: IT)
Đăng ngày 24 tháng 01.2017