Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược
Phim "The Vietnam War"
Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) – Tôi may mắn được đại diện đài truyền hình PBS và Thư Viện địa phương mời vào Ban Điều Hành Thảo Luận (discussing panel) về phim The Vietnam War do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra mười năm thu thập tài liệu để làm ra cuốn phim 18 tập nầy. Phim sẽ được trình chiếu vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên Đài Truyền Hình PBS của Mỹ.
Trước lượng khán giả khoảng hơn 200 người, toàn là người Mỹ (trừ cô phụ tá tôi là một bác sĩ trẻ, Quyên Huỳnh). Tôi rất áy náy, nhưng quyết định nhận lời vì nghĩ rằng đây là cơ hội để nói lên quan điểm của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà về Chiến Tranh Việt Nam. Tôi lên đường vì ý niệm đó dù biết sẽ không dễ dàng, nhất là ngôn ngữ.
Sau phần trình chiếu, họ hỏi mỗi người trongbBan điều hành thảo luận một câu. Trong phim có một cựu chiến binh Bắc Việt, tên Bảo Ninh được phỏng vấn, và ông nói rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam KHÔNG có người thắng (no winners). Người điều khiển chương trình hỏi tôi nghĩ gì về ý kiến nầy?
Trước khi trả lời, tôi trình bày nhận định rằng muốn biết ai thắng, ai thua phải biết ít nhất ba (3) điều căn bản: (1) mục tiêu tham chiến của các bên, (2) Sự tổn thất mà họ trả giá, (3) và đánh giá trên tổng thể do cuộc chiến gây ra.
A. Mục tiêu tham chiến
1. Mỹ tham gia cuộc chiến vì muốn KIỀM CHẾ Trung Cộng, theo tài liệu Pantagon Papers, một nghiên cứu chính thức của Bộ Quốc Phòng Mỹ về sự tham dự của Mỹ tại Việt Nam từ 1945 đến 1967 do ông Daniel Ellsberg thực hiện và được công khai trên tờ The New York Times năm 1971, chủ yếu không nhằm bảo vệ sự độc lập của Miền Nam. Bảo vệ Miền Nam là chiến thuật trong chiến lược ngăn chận Tàu. Tài liệu nầy dài khoảng 4000 trang và được liệt kê là Tối Mật và được giải mã ngày 4 tháng 5 năm 2011tại thư viện của Tổng Thống Richard Nixon tại California.
2. Mục tiêu của Bắc Việt là Giải Phóng Miền Nam bằng vũ lực để Làm Bàn Đạp cho cuộc bành trướng của cộng sản quốc tế xuống vùng Đông Nam Á. Việc nầy do Hồ Chí Minh thực hiện với sứ mạng là người lãnh đạo cộng sản Đông Dương từ năm 1932. Và điều nầy hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Tổng Bí Thư Lê Duẩn “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, Trung Quốc”, nếu câu nói nầy đúng sự thật. Đây là sứ mạng của những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
3. Mục tiêu của những nhà lãnh đạo Miền Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền Miền Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản Miền Bắc với sự viện trợ tối đa của Nga, Tàu và khối cộng sản Đông Âu, kể cả Cuba. Nhưng vì thế yếu họ chấp nhận và yêu cầu Mỹ và khối tư bản viện trợ để họ bảo vệ lãnh thổ, và dân chúng theo họ.
B. Những tổn thất của các bên
1. Phía Mỹ có 58.307 binh sĩ tử trận, chi tiêu 168 tỷ Mỹ kim (có tài liệu nói 1020 tỷ), 303.604 binh sĩ bị thương, 1948 binh sĩ mất tích và lúc cao điểm của chiến tranh có 543.000 binh sĩ tham chiến. Khi chiến binh Mỹ từ chiến trường Việt Nam về bị dân chúng khinh thị, không đón tiếp trọng thể như những binh sĩ tham gia trong những cuộc chiến ngoại biên khác. Và vết thương chiến tranh chưa hoàn toàn hàn gắn được.
2. Phía Bắc Việt có 950.765 binh sĩ tử trận, gần 600.000 bị thương, số mất tích không có con số rõ ràng, ước tính khoảng 300 ngàn người… Trong chiến cuộc, Miền Bắc được xếp vào hạng 1 trong 5 quốc gia nghèo nhất thế giới. Và cuộc chiến do Miền Bắc gây ra làm thiệt mạng 2 triệu thường dân.
3. Phía Việt Nam Cộng Hoà có 275 ngàn chiến sĩ thiệt mạng, khoảng 1.170.000 người bị thương, không có con số mất tích được liệt kê và ngày 30 tháng 4 năm 1975 họ đầu hàng vô điều kiện.
C. Ai thắng? Ai thua?
1. Từ những phân tích trên, tôi trình bày quan điểm riêng rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu kiềm chế Trung Cộng, vậy Mỹ là người THẮNG.
2. Cũng từ phân tách nầy, tôi trình bày cho thính giả rằng Bắc Việt hy sinh gần 1 triệu binh sĩ, gần 6 trăm ngàn người thương tật, 300 ngàn người mất tích, làm 2 triệu thường dân bị chết oan và biến đất nước thành 1 trong 5 nước nghèo nhất thế giới, vậy Bắc Việt là người THUA vì phải trả giá quá đắt mà Trung Cộng vẫn không nhuộm đỏ được vùng Đông Nam Á. Họ THUA vì không đạt được mục tiêu.
3. Việt Nam Cộng Hoà đầu hàng vô điều kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 là người THUA. Theo bài phỏng vấn của Tướng Frederick C. Weyand ngày 12 tháng 6 năm 2006 thì cuộc chiến bị thua không phải do quân đội kém cỏi mà do những người lãnh đạo chính trị ở Washington. Họ thắng trên chiến trường, nhưng thua vì sự bội ước của đồng minh. Nhưng theo thiển nghĩ thì sau khi Hoa Kỳ đã hoàn thành mục tiêu kiềm chế Trung Cộng, họ rút lui bằng sự trả giá của nhiều bên, trong đó có cả binh sĩ của họ.
Kết luận sau cùng của tôi với cử toạ là cả hai phía người Việt đều là kẻ thua, nhất là dân tộc Việt Nam là người thua trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm của người cộng sản do Hồ Chí Minh, người cộng sản quốc tế, thực hiện sứ mạng trên sự đau xót vô vàn của dân tộc, làm kiệt quệ đất nước và tạo vết thương lịch sử dù 42 năm rồi vẫn chưa lành và không biết có cơ hội nào để lành vết thương dân tộc nầy.
Một cử toạ hỏi tôi về hậu quả tâm lý hiện tại của cuộc chiến, tôi chỉ đơn giản trả lời “bên thắng cuộc vẫn coi bên thua cuộc là kẻ thù cho dù chiến tranh đã chấn dứt 42 năm rồi”.
Cuốn phim vẫn trình bày những sự kiện mang tính cách tuyên truyền cũ rích dù họ bỏ ra 10 năm sưu tập tài liệu, phỏng vấn một số người trong và ngoài nước. Vẫn trưng tấm hình Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Việt Cộng Bảy Lốp trên đường phố Sài Gòn, vẫn bản cũ kết tội tên Trung úy William Calley sát hại 128 thường dân, vẫn chuyện thả bom napalm vào một số làng mạc gây thương tích cho thường dân v.v… nhưng tôi nói thẳng với họ rằng Việt Cộng pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy ngày 9 tháng 3 năm 1974 làm thiệt mạng gần 200 em học sinh tiểu học sao đoàn làm phim không biết? Trong trận Tết Mậu Thân người cộng sản sát hại gần 6 ngàn đồng bào vô tội tại Huế, sự kiện chấn động cả thế giới mà đài truyền hình PBS không hay? Phim vẫn cho rằng công ty hoá chất Dow Chemical sản xuất bom Napalm để dội vào làng giết hại dân lành, tôi thẳng thắn nói với họ rằng bom Napalm không chế tạo để giết dân lành và vụ cô Kim Phúc là một trong những nhầm lẫn trong chiến trường như Mỹ đã từng nhầm lẫn ném bom trúng tòa đại sứ Trung Cộng tại Kosovo 1999, thỉnh thoảng ném bom nhầm tại Iraq, Afghanistan, Syria v.v… Thậm chí họ còn ném bom nhầm vào những đơn vị quân đội của Hoa Kỳ, bắn nhầm binh sĩ Hoa Kỳ v.v… trong chiến tranh không thế nào tránh nhầm lẫn được. Thế mà bọn truyền thông dòng chính vẫn cố tình vu khống một cách lố bịch, không chút liêm sỉ những sai lầm mà ai cũng có thể nhận thấy. Thảo nào Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump miệt thị họ không oan chút nào.
Sau buổi hội thảo, một sử gia Mỹ tên Bill Laurie gặp tôi và ông nói Bảy Lốp là tên khủng bố đã sát hại 6 người thân của viên chức VNCH, nên bắn Lốp là không vi phạm công ước Geneve.
Có thể đáng lẽ người Mỹ đã rút quân trước 1969 nếu người tư lệnh chiến trường Việt Nam của họ có chiến thuật đúng đắn, khác với chiến thuật “Truy tầm, tiêu diệt” mà Tướng Westmoreland, người được báo chí gọi là vị Tướng bại trận tại Việt Nam (The General who lost Vietnam) áp dụng trong nhiều năm. Những nhà bình luận quân sự chỉ trích chiến thuật dùng lực lượng hùng hậu để truy lùng giặc của Westmoland là không đúng. Chiến thuật nầy chỉ có kết quả khi đối phương chấp nhận đương đầu, nhưng quân Bắc Việt vào thời điểm đó, họ tránh né trong những cuộc hành quân lớn, họ rút sâu vào rừng hoặc vượt qua biên giới Cao Miên, Lào để bảo toàn lực lượng.
Nếu họ sử dụng những vị Tướng tài như Tướng Harold K. Johnson, Frederick C. Weyand v.v... thì có lẽ người lính Mỹ đã hồi hương sớm, ít thiệt hại sau khi đã hoàn thành mục đích Kiềm Chế Trung Cộng. Và mức độ thiệt hại mà quân đội hai phía Việt Nam sẽ ít hơn, nhất là con số thiệt hại nhân mạng dân lành sẽ thấp hơn, mức độ nghèo nàn, đói rách, lạc hậu của người dân Việt Nam sẽ ít hơn, và trên hết hận thù không dai dẳng như ngày hôm nay.
Vấn đề viện trợ quân sự cho Miền Nam cũng góp phần trong chánh sách “phủi tay” của Hoa Kỳ. Từ con số 2.8 tỉ năm 1973, còn 1 tỉ năm 1974 và 300 triệu cho năm 1975. Và cuối cùng, tháng 12 năm 1974 quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt hết viện trợ quân sự, chỉ 55 ngày sau là Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Không có quân đội nào đánh giặc mà không có vũ khí, hoặc viện trợ vũ khí, chỉ trừ “truyền thuyết” Quân Giải phóng với tay không bắt được máy bay Mỹ.
Không ai kéo lịch sử lùi lại được. Người gây ra cuộc chiến vì nhiệm vụ quốc tế cộng sản phải thành khẩn thú nhận trách nhiệm lịch sử. Không chấp nhận hôm nay, trong tương lai lịch sử cũng sẽ ghi lại bởi chính con cháu chúng ta, họ đọc lịch sử từ hai phía, họ đọc lịch sử thế giới, họ sẽ viết lại sự thật mà thế hệ cha ông họ đã trải qua. Đó là chính sử chứ không phải tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật mà người cộng sản dùng bạo lực để bóp méo và gọi là lịch sử.
Họ phải thành tâm hoà giải hoà hợp với những nạn nhân của họ, với đồng bào trong nước để xây dựng lại sức mạnh dân tộc để chống lại giặc Tàu. Làm chậm trễ sẽ mất nước và tội của họ sẽ chồng chất thêm với đất nước và dân tộc.
Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem. Điều nầy tôi đã viết trên Yahoo, nhưng 15 phút sau bị gỡ xuống. Hy vọng Burns và Novick sẽ đọc và nhìn lại vấn đề, nếu họ muốn trình bày một số khía cạnh thật về chiến tranh Việt Nam./.
5/9/2017
Nhận định và đánh giá
Bộ phim The Vietnam war
của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick
Lâm Vĩnh Thế
Người viết bài này đã xem xong hai lần toàn bộ 10 DVD của bộ phim The Vietnam War của 2 đạo điễn Mỹ Ken Burns va Lynn Novick. Lần xem thứ nhì được ghi chú cẩn thận và dựa trên các ghi chú đó, người viết xin trình bày trong bài viết sau đây những nhận định và đánh giá về bộ phim quan trọng này.
Nhận định tổng quát về bộ phim
Nhận xét về hai đạo diễn
Về phương diện chuyên môn, cả 2 người đều đã được đào tạo chính quy, tốt nghiệp đại học, và có đầy đủ kinh nghiệm và thành tích trong lãnh vực điện ảnh.
Về phương diện cá nhân, cả 2 người, Ken Burns sinh năm 1953 và Lynn Novick sinh năm 1962, đều còn quá nhỏ (Novick) hoặc chỉ đang học trung học (Burns) trong thời gian Chiến Tranh Việt Nam; họ không có tham gia chiến tranh tại VN, và cũng không thuộc phe bồ câu (dove) hay diều hâu (hawk), nên chúng ta có thể nghĩ và tin tưởng rằng họ sẽ có thể có được "phần nào" sự trung thực và khách quan khi làm phim này. Tuy nhiên, khi họ lớn lên, và bước vào ngưỡng cửa đại học (khoảng 1971 cho Burns và khoảng 1980 cho Novick), chắc chắn họ đã phải chịu ảnh hưởng của tư tưởng chống chiến tranh Việt Nam đang chế ngự trong xã hội Mỹ của giai đoạn đó, thể hiện qua chuyện một phần lớn cựu quân nhân Mỹ đã bị chính đất nước và đồng bào của họ đối xử tệ và ruồng bỏ họ mà chúng ta đều đã biết. Riêng về Burns thì khi đã trưởng thành ông đã từng là một thành viên lâu năm của Ðảng Dân Chủ và cũng đã thực hiện một vài phim ca ngợi Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy, một trong những tay chủ chốt của Ðảng Dân Chủ trong việc chống Chiến Tranh Việt Nam và trong chủ trương cắt bỏ viện trợ và bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Mục tiêu và đối tượng của bộ phim
Hai nhà đạo diễn Mỹ rõ ràng là đã thực hiện bộ phim này cho người Mỹ xem, với một số chủ đề chánh như sau: i) tại sao Hoa Kỳ tham gia vào cuộc chiến; ii) binh sĩ Hoa Kỳ đã tác chiến trong điều kiện như thế nào, và hành xử ra sao trong cuộc chiến; iii) người dân Mỹ đã nghĩ như thế nào, hành động và phản ứng ra sao đối với cuộc chiến; và, iv) tại sao phe Cộng sản đã thắng. Người Việt Nam, ngay cả người VN đã trở thành công dân Mỹ, chỉ là khán giả phụ (secondary audience) của bộ phim. Chính vì thế trong suốt 10 tập của bộ phim này chúng ta không được trình bày cho thấy gì nhiều về sự tham chiến và mức độ thương vong của Quân Lực VNCH cũng như những hy sinh, tổn thất (về nhân mạng, về tài sản, vv) của dân chúng miền Nam.
Một nhà phê bình người Mỹ đã sử dụng một từ rất chính xác --shortchange-- khi phê bình về sự thiếu sót này của Burns và Novick: Dan Schindel đã viết như sau trong bài báo "In Ken Burns'Vietnam War documentary, claims of objectivity obscure patriotic bias": "Among other things, the show shortchanges the experiences of Vietnamese civilians..." (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Trong những chuyện khác, bộ phim đã thiếu sót trong việc trình bày những kinh nghiệm của dân chúng Việt Nam…).(URL của bài báo: https://hyperallergic.com/408347/in-ken-burnss-vietnam-war-documentary-claims-of-objectivity-obscure-patriotic-bias/)
Tài liệu sử dụng và đối tượng phỏng vấn
Vì là một phim tài liệu (documentary) Burns và Novick đã sử dụng rất nhiều băng ghi hình và ghi âm đã thu được trong thời gian của cuộc chiến, trong đó đặc biệt có những băng ghi âm mà bây giờ, sau khi đã có lệnh giải mật, chúng ta mới được nghe lần đầu tiên, thí dụ các cuộc nói chuyện giữa Tổng Thống Lyndon B. Johnson và Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara, giữa Tổng Thống Richard M. Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger v.v... Ðây là những bằng chứng quý hiếm và không thể chối cãi được về ý đồ của các nhân vật chủ chốt của Mỹ trong việc điều khiển cuộc chiến.
Burns và Novick đã có cố gắng phỏng vấn nhiều người của cả 4 phía, Hoa Kỳ, VNCH, và Bắc Việt + Việt Cộng, cho bộ phim nhưng qua con số những người này chúng ta cũng có thể thấy rất rõ ràng có một sự chênh lệch rất lớn:
- Hoa Kỳ: 51 người (64.5%)
- VNCH: 8 người (10.1%)
- Bắc Việt + Việt Cộng: 20 người (BV 14 + VC 6) (25.3%)
Số người Mỹ được phỏng vấn, thuộc đủ mọi từng lớp gồm dân sự, quân nhân, ký giả, ủng hộ chiến tranh, phản đối chiến tranh, và cả những người trốn quân dịch, bỏ Mỹ chạy sang Canada, v.v., chiếm gần 2/3 tổng số người được phỏng vấn. Về phía người VN, thì người của miền Nam (VNCH) chỉ có 8 người; còn người thuộc phe Cộng sản thì tới 20 người, tức là hơn gấp đôi số người miền Nam.
Trong 8 người của VNCH thì 5 là quân nhân: 1) Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Tiền Phương của Quân đoàn 1 vào năm 1975; 2) Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, Chỉ huy các Liên đoàn Biệt động quân trong cuộc triệt thoái của Quân đoàn 2 tháng 3-1975; 3) Trung Tá Trần Ngọc Châu, Tỉnh trưởng Kiến Hòa, sau là Tổng Thư Ký Quốc hội; 4) Trung Tá Trần Ngọc Huế, nổi danh trong trận đánh giải phóng Huế trong vụ Mậu Thân năm 1968, về sau bị bắt làm tù binh trong trận Hạ Lào năm 1971; và 5) Thiếu Tá Trần Ngọc Toàn, tốt nghiệp Khóa 16 Trường Võ Bị Ðà Lạt, thuộc binh chủng TQLC VNCH, lúc còn là Trung Úy, Ðại Ðội Trưởng, Ðại Ðội 1, Tiểu đoàn 4 TQLC, đã bị thương rất nặng trong trận Bình Giã, về sau lên Thiếu tá và năm 1972, làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 TQLC. Ba người còn lại là dân sự: 1) ông Ðại Sứ Bùi Diễm; 2) ông Phan Quang Tuệ, một luật sư và thẩm phán tại Mỹ, con trai của Phó Thủ Tướng Phan Quang Ðán; và 3) bà Dương Vân Mai Elliott, 1 phụ nữ VN có chồng Mỹ, đã từng làm việc cho Rand Corporation, một think-tank của Mỹ đã từng thực hiện nhiều dự án cho Cơ quan Trung Ương Tình Báo của Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency = CIA). Nói chung, ngoài bà Mai, những người còn lại được phát biểu rất ít và rất ngắn. Qua các con số về người được phỏng vấn này, chúng ta thấy rất rõ là hai nhà làm phim đã không có một một sự đối xử công bằng đối với dân chúng của Miền Nam, là một đa số rất lớn của những nạn nhân trực tiếp hứng chịu nhiều nhứt những đau thương và tổn thất trong cuộc chiến tranh do Miền Bắc gây nên nhưng hoàn toàn không có một tiếng nói nào trong bộ phim. Ðiều này cho thấy rõ lời phê bình đã ghi lại bên trên của ông Schindel là rất đúng.
Một số nhận định chung về bộ phim
Nhận định chung đầu tiên là bộ phim này đã cung cấp cho khán giả một cái nhìn khá đầy đủ về Chiến Tranh Việt Nam: nguyên nhân, diễn tiến, hậu quả, phản ứng và tác động của dân chúng. Hai nhà đạo diễn đã bỏ ra một thời gian tương đối đáng kể (10 năm) để truy tìm và chọn lọc các tài liệu (phim ảnh, âm thanh), phỏng vấn những người của các phe lâm chiến có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc chiến, và trình bày quan điểm của cả hai phía. Nói chung, có thể nói đây là một bộ phim đầu tiên của người Mỹ đã trình bày khá đầy đủ về Chiến Tranh Việt Nam, cuộc chiến tranh dài nhứt trong lịch sử Hoa Kỳ và cũng là cuộc chiến tranh đã gây chia rẽ trầm trọng nhứt trong lịch sử Hoa Kỳ (sau cuộc Nội Chiến Bắc Nam, The Civil War, 1861-1865).
Nhận định chung thứ nhì là hai nhà làm phim đã cho thấy họ bị ám ảnh quá nhiều về điều kiện tác chiến của người lính Mỹ. Tuy người viết bài nầy không nắm được thống kê từ bộ phim (bao nhiêu cảnh, bao nhiêu phút, vv.), nhưng có thể nói rằng bất cứ ai đã xem phim đều phải công nhận rằng những hình ảnh về các quân nhân Hoa Kỳ trong lúc đánh nhau (trong rừng núi, trên các sườn đồi, trên các cánh đồng, trong các thành phố, các thị trấn, các căn cứ, vv.) tràn ngập trong bộ phim, ngay cả trong các Episode đang nói về những chuyện gì khác chớ không phải về các trận đánh. Một thí dụ rất rõ ràng là Episode 1, mang tựa đề là Déjà vu, 1858-1961, dành cho việc tìm hiểu nguyên nhân đưa đến cuộc chiến; năm cuối cùng trong tựa đề, tức năm 1961, là năm mà Hoa Kỳ chưa đưa quân bộ chiến vào Việt Nam; nhưng trong tập 1 này vẫn có pha trộn khá nhiều những đoạn phim trình bày những cảnh đang tác chiến của lính Mỹ.
Nhận định chung thứ ba là hai nhà làm phim đã có cố gắng nhiều để giữ sự khách quan và trung thực cho bộ phim bằng cách không trình bày trực tiếp nhận định và quan điểm của họ về cuộc chiến. Gần như trong suốt 10 tập của bộ phim, hai nhà đạo diễn đã để cho những người được phỏng vấn nói lên quan điểm của họ một cách tự do. Do đó người xem phim được nghe những lời phát biểu xuất phát từ sự hiểu biết và tin tưởng của những người thuộc cả hai phe: của những người Mỹ ủng hộ chiến tranh cũng như của những người Mỹ chống chiến tranh; của người Việt Miền Bắc cũng như của người Việt Miền Nam. Rõ ràng chủ trương của hai nhà làm phim này là chỉ muốn cung cấp cho người xem phim càng nhiều càng tốt những thông tin từ mọi góc cạnh, mọi quan điểm để mọi người của hai phe (ủng hộ và chống Chiến Tranh Việt Nam) có thể mở rộng được tầm nhìn của mình và do đó có thể hiểu rõ hơn vấn đề và có thể đi đến chổ hiểu nhau và thông cảm nhau. Ngay trong phần mở đầu của mỗi đĩa DVD hai đạo diễn đếu cho lập đi lập lại tiêu đề Conflict / Perspective / Understanding, và nêu rõ lập trường của họ: Because we believe with perspective comes understanding.
Nhận định chung sau cùng là, rất có thể vì tính sẵn có để sử dụng (availability) của tài liệu, bộ phim đã sử dụng rất nhiều tài liệu về phía Hoa Kỳ, với một lượng cũng khá quan trọng tài liệu của phía Bắc Việt, còn tài liệu về phía VNCH thì rõ ràng là rất ít.
Nhận định cụ thể về từng tập của bộ phim
Tập 1: Episode 1, “Déjà vu” (1858-1961)
Chủ yếu giới thiệu Hồ Chí Minh (HCM) như là một người yêu nước đã lãnh đạo Ðảng Cộng sản Việt Nam (ÐCSVN), và phong trào Việt Minh (VM) chống lại thực dân Pháp và sau cùng dành được độc lập cho Việt Nam. Nhưng tại Hội Nghị Genève năm 1954, dưới áp lực của Liên Xô và Trung Cộng, ông phải chấp nhận Việt Nam bị tạm thời chia đôi tại vĩ tuyến 17, để chờ Tổng tuyển cử vào hai năm sau (1956) để thống nhứt lại đất nước. Nhưng sau đó, tại Miền Nam, Hoa Kỳ đã dựng lên chế độ Ngô Ðình Diệm và sau đó là Chính phủ VNCH chống lại Miền Bắc. Cuộc Tổng tuyển cử đã bị hủy bỏ. Do đó, miền Bắc không còn cách nào khác hơn là phải gây chiến để chiếm cho được Miền Nam hầu thống nhứt đất nước. Như vậy, miền Bắc là “good guy” và VNCH là “bad guy.”
Nói chung, luận đề trên có bao gồm một số sự thật lịch sử. Tuy nhiên, trong khi trình bày luận đề trên, hai nhà làm phim không hoàn toàn trung thực vì đã cố tình bỏ qua, không đề cập đến một số sự thật lịch sử khác cũng rất quan trọng như sau:
•Từ sau khi Pháp đặt ách thống trị tại Việt Nam, về tổ chức và đảng phái, ÐCSVN không phải là đảng phái chính trị đầu tiên và duy nhứt chống lại thực dân Pháp. Ngay từ cuối thế kỷ 19 đã có nhiều tổ chức, phong trào kháng Pháp như Văn Thân, Cần Vương, Ðông Kinh Nghĩa Thục, Ðông Du, vv. Sang đầu thế kỷ 20 đã xuất hiện khá nhiều chính đảng chống Pháp như Việt Nam Quốc Dân Ðảng (VNQDÐ), Ðại Việt, Duy Dân, Tân Việt Cách Mạng Ðảng, vv. Cuộc khởi nghĩa của VNQDÐ năm 1927 đã xảy ra ngay cả trước khi ÐCSVN ra đời (1930). Về cá nhân thì HCM cũng không phải là nhà ái quốc đầu tiên và duy nhứt chống Pháp: người Việt Nam không ai là không biết tên các nhà ái quốc chống Pháp như sau: cuối thế kỷ 19 là các vị như Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Nghĩa, Thủ Khoa Huân, Phan Ðình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám; sang thế kỷ 20 là các vị như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm v.v...
•Tập 1 hoàn toàn không đề cập gì cả đến Chính phủ Trần Trọng Kim là Chính phủ đầu tiên của Việt Nam đã tuyên bố độc lập và xóa bỏ tất cả các hiệp ước bất bình đẳng mà Pháp đã buộc triều đình Nhà Nguyễn phải ký kết. Trong Tập 1 có nhắc đến nạn đói tại Miền Bắc vào đầu năm 1945, có đề cập đến vụ VM phá kho gạo để phân phối cho dân, nhưng hoàn toàn không nói gì cả đến chủ trương cứu đói là 1 trong các chương trình hoạt động của Chính Phủ Trần Trọng Kim.[1] Tập 1 cũng hoàn toàn không nói gì đến Cựu Hoàng Bảo Ðại là người đã lập ra Quốc Gia Việt Nam (tiền thân của VNCH), và đã có công đấu tranh với Chính phủ Pháp để lấy lại đất Nam Kỳ cho Việt Nam, và cũng chính Cựu Hoàng là người đã bổ nhiệm ông Ngô Ðình Diệm.
•Tập 1 cũng có đề cập đến Cải Cách Ruộng Ðất (CCRÐ) ở Miền Bắc nhưng nói là việc này được thực hiện sau khi ÐCSVN đă nắm quyền sau tháng 7-1954; điều này không đúng hoàn toàn vì thật ra CCRÐ đã bắt đầu được thực hiện từ năm 1953 và đó là lý do khiến cho đồng bào Miền Bắc thấy rõ bộ mặt thật của ÐCSVN khiến cho một số khá đông đã bỏ kháng chiến trở về thành, và, sau khi Hiệp Ðịnh Genève được ký kết vào ngày 20-7-1954, đã rời bỏ Miền Bắc di cư vào Nam. Tập 1 cũng có đề cập về việc ÐCSVN thanh toán các đảng phái quốc gia vào năm 1946. Trong phim có đoạn trình bày là trong lúc HCM đi Pháp dự Hội Nghị Fontainebleau thì ở nhà Võ Nguyên Giáp đã thanh toán các đảng phái quốc gia. Trong một đoạn khác, khi được phỏng vấn, Trung Tướng Lâm Quang Thi cũng có nói về việc VM thủ tiêu nhiều người. Tất cả những điều này chỉ được trình bày phớt qua, rất ngắn, chỉ trong vài chục giây đồng hồ mà thôi; nếu không thật sự chú tâm xem phim, rất có thể khán giả không biết là có các đoạn phim này. Sự thật lịch sử là việc thanh toán các nhà ái quốc thuộc các đảng phái quốc gia chống Pháp rộng lớn hơn rất nhiều vì đó là cả một chính sách của ÐCSVN. Và vì thế, để có thể sống còn, một số rất đông các thành viên của các chính đảng quốc gia chống pháp, cũng như các nhân sĩ trí thức đã tham gia kháng chiến chống Pháp (đặc biệt là trong Nam ngay từ Mùa Thu 1945, chớ không phải đợi đến sau ngày 19-12-1946 là ngày HCM ra lệnh toàn quốc khánh chiến) đã bỏ kháng chiến trở về thành và sau đó tham gia vào Chính phủ Quốc Gia Việt Nam do Cựu Hoàng Bảo Ðại lãnh đạo. Một trường hợp điển hình của nhân sĩ trí thức của Miền Nam là ông Trần Văn Hương: khi kháng chiến bắt đầu ở Nam Bộ, ông tham gia ngay và đảm nhận vai trò Chủ Tịch Ủy Ban Hành Kháng (Hành Chánh Kháng Chiến) của Tỉnh Tây Ninh, nhưng sau khi thấy rõ bộ mặt thật của VM, ông đã bỏ về thành, nhưng dứt khoát không chịu làm việc cho Pháp cho đến khi ông Ngô Ðình Diệm về nước chấp chánh ông mới chịu nhận chức Ðô Trưởng Sài Gòn. Tất cả những điều này cho thấy Chính phủ VNCH tại Miền Nam dứt khoát không phải là “bad guy” như bộ phim này muốn trình bày với người xem phim.
Tập 2: Episode 2, “Riding the Tiger” (1961-1963)
Tập 2 trình bày những diễn tiến quân sự và chính trị quan trọng của giai đoạn 1961-1963 tại Miền Nam đưa đến sự sụp đổ của nền Ðệ Nhứt Cộng Hòa: 1) Trận Ấp Bắc; 2) Những khía cạnh tiêu cực của quốc sách Ấp Chiến Lược làm mất lòng dân; và, 3)Vụ đàn áp thô bạo Phật Giáo của chính quyền độc tài Ngô Ðình Diệm đưa Hoa Kỳ đến quyết định giúp đảo chánh ngày 1-11-1963 của các tướng lãnh lật đổ chế độ nhà Ngô.
Về Trận Ấp Bắc (ngày 2-1-1963), bộ phim trình bày khá đầy đủ vì đây là trận đánh quan trọng đầu tiên ở cấp tiểu đoàn của lực lượng Việt Cộng tại Miền Nam. Một cách khách quan thì chúng ta phải công nhận đây là một trận đánh mà quân đội VNCH bị tổn thất khá nặng, với khoảng 80 binh sĩ tử trận và khoảng gần 200 bị thương; Hoa Kỳ có 3 cố vấn tử trận, 5 trực thăng bị phá hủy. Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, ở bất cứ thời đại nào, từ Ðông sang Tây, đối với binh gia chuyện thắng bại là chuyện thường tình, có khi ta thắng mà cũng có khi địch thắng. Từ khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Việt Cộng hay viết tắt là VC) được chính thức thành lập vào tháng 12-1960, lực lượng VC đã thua Quân Ðội VNCH (QÐVNCH) biết bao nhiêu trận (chỉ xin ghi ra đây một thí dụ cụ thể là Trận Cao Lãnh, Kiến Phong, ngày 28-3-1961, “hơn 2 tiểu đoàn V.C. vây đánh 1 tiểu đoàn V.N.C.H. 200 V.C. chết và bị thương; V.N.C.H.: 11 chết, 23 bị thương". [2]) mà bộ phim không hề nói đến, nhưng khi QÐVNCH bị thiệt hại nặng tại Ấp Bắc thì Tập 1 nói rất rõ chi tiết, và kết luận là QÐVNCH không có khả năng, nhưng chủ yếu chỉ là dựa vào lời kể của Neil Sheehan là một ký giả phản chiến nổi tiếng, và của sĩ quan cố vấn Mỹ là James Scanlon, hoàn toàn không có một lời phản biện nào của các sĩ quan QÐVNCH đã có tham dự trận đánh, đặc biệt là Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá, lúc đó còn là một Ðại Úy, Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội 7 Cơ Giới M113, chính là vị sĩ quan chỉ huy các Thiết Vận Xa M113 trong trận đánh. Chuẩn Tướng Bá đã từng viết như sau trong cuốn hồi ký của ông : “Ðến đây, tôi tưởng cần nói rõ “sự thật trận đánh và diễn tiến của nó không giống như NEIL SHEEHAN viết kể trong quyển sách của anh- cuốn “A BRIGHT SHINING LIE” xuất bản năm 1988” [3] và ông cũng đã phê bình James Scanlon khá nặng nề trong cuốn hồi ký này.[4] (Tướng Bá mới mất vào ngày 22-2-2015 tại Nevada, Hoa Kỳ; vậy khi Ken Burns va Lynn Novick bắt đầu làm bộ phim này, Chuẩn Tướng Bá vẫn còn sống, nhưng ông đã không được những người làm phim phỏng vấn).
Về vấn đề Ấp Chiến Lược (ACL), những điều được trình bày trong phim đều đúng. Chính quyền VNCH đề ra quốc sách ACL rất hay và cần thiết, nhưng cách làm thì quá tệ hại, đưa đến kết quả ngược lại là làm mất lòng dân, với những lỗi lầm rất nặng nề như sau: 1) quá nôn nóng nên chỉ chú trọng về số lượng; 2) do đó không có đủ thì giờ để thuyết phục người dân; 3) thiếu kiểm soát, để mặc và dung túng cho các viên chức địa phương (tỉnh, quận trưởng) áp bức dân chúng phải làm không công, trong khi đó tiền công, tiền bồi thường của chính phủ trả cho dân, do viện trợ Mỹ giúp thanh toán, họ đều bỏ túi.
Về vụ đàn áp Phật Giáo năm 1963, những điều trình bày là hoàn toàn chính xác. Từ năm 1960 trở đi, Chính phủ Ngô Ðình Diệm đã đi vào con đường độc tài gia đình trị, tạo ra sự căm ghét của dân chúng Miền Nam, mà các đại diện chân chính là các nhân sĩ và chính trị gia đã ký vào bản Tuyên Ngôn Caravelle (tháng 4-1960)[5]. Ða số (10/18 = 55%) những vị đã ký tên trong Tuyên Ngôn này đều đã từng hợp tác với ông Ngô Ðình Diệm khi ông mới về nước chấp chánh vào năm 1954, trong đó có một số vị đã từng là Tổng, Bộ Trưởng trong Chính phủ của ông Diệm, thí dụ như các ông Phan Khắc Sửu, Trần Văn Ðỗ, Huỳnh Kim Hữu, Lê Ngọc Chấn, Lê Quang Luật, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, và Lương Trọng Tường. Ông Diệm cũng mất dần sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ, và sau cùng, ngay chính những người bạn Mỹ thân cận và ủng hộ ông mạnh mẽ nhứt cũng rời bỏ ông.[6] Cuộc khủng hoảng Phật Giáo năm 1963 là giọt nước tràn ly; Chính phủ Hoa Kỳ không còn đủ kiên nhẫn với Chính phủ Ngô Ðình Diệm nữa, và đã bật đèn xanh cho các tướng lãnh thực hiện cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 lật đổ chế độ độc tài gia đình trị của nhà Ngô trong sự vui mừng, hân hoan (thật lòng, chớ không phải do chính quyền dàn dựng) của người dân miền Nam nhưng chắc chắn không phải tuyệt đối như ghi nhận sau đây trong Tập 2 này của bộ phim: “Ambassador Lodge reported to Washington that “every Vietnamese has a smile on his face today”. (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Ðại sứ Lodge báo cáo về Hoa Thịnh Ðốn rằng “hôm nay người Việt ai cũng vui cười”).
Tập 3: Episode 3, “The River Styx” (January 1964 – December 1965)
Tập 3 trình bày những diễn biến về quân sự và chính trị tại Việt Nam và Hoa Kỳ đã thúc đẩy Chính phủ Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Lyndon B. Johnson, người kế nhiệm sau khi Tổng Thống John F. Kennedy bị ám sát chết ngày 22-11-1963 tại Dallas, Texas, đi đến quyết định đưa quân bộ chiến vào Việt Nam: 1) Trận Bình Giã (cuối năm 1964 và đầu năm 1965); 2) Biến cố Vịnh Bắc Việt; 3) Bầu cử Tổng Thống năm 1964 tại Hoa Kỳ; và 4) TQLC Hoa Kỳ đổ bộ vào Ðà Nẵng ngày 8-3-1965.
83 binh sĩ = 112 người; 2) Mất tích: 2 sĩ quan + 10 hạ sĩ quan + 70 binh sĩ = 82 người; và 3) Bị thương: 5 sĩ quan + 15 hạ sĩ quan + 100 binh sĩ = 120 người.[7] Một lần nữa, cũng giống như đối với Trận Ấp Bắc trong Tập 2, bộ phim đã trình bày rất đầy đủ, tỉ mỉ vì đây cũng là một trận mà quân đội VNCH bị tổn thất nặng.
Về Biến cố Vịnh Bắc Việt, Tập 3 cũng trình bày khá đầy đủ và trung thực. Cuốn phim đã đưa ra một thông tin mới rất đáng chú ý: đó là việc Tổng Thống Johnson đã ra lệnh thảo một Nghị Quyết sẽ đệ trình Quốc Hội cho phép Chính phủ sử dụng các biện pháp quân sự tại Việt Nam trước khi xảy ra biến cố này. “Johnson felt he did not yet have the political capital to take further action in Vietnam, but he asked his aide, William Bundy, to draft a congressional resolution authorizing him to use force in Vietnam if needed to be sent to Capitol Hill when the time was right". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Johnson cảm thấy ông không có đủ vốn liếng chính trị để làm mạnh hơn tại Việt Nam, nhưng ông đã bảo người phụ tá của ông, Willian Bundy, soạn thảo một nghị quyết của quốc hội cho phép ông sử dụng vũ lực tại Việt Nam nếu cần để gửi cho Quốc Hội khi đến lúc”). Nếu điều này đúng thật thì có vẻ như Johnson đã giăng bẫy và Bắc Việt đã sập bẫy trong vụ Biến cố Vịnh Bắc Việt vào đầu tháng 8-1964. Cũng theo Tập 3 này, rất có thể chính Lê Duẩn là người đã ra lệnh tấn công chiến hạm Mỹ, và HCM hoàn toàn bị bất ngờ. Nghị Quyết Vịnh Bắc Việt đã được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua vào ngày 7-8-1964 với một đa số tuyệt đối: tại Hạ Nghị Viện số phiếu chấp thuận là 416/0 và tại Thương Nghị Viện là 88/2.
Về cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 1964, Tổng Thống Johnson đã đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng Hòa là Thương Nghị Sĩ Barry Goldwater của tiểu bang Arizona bằng một chiến thắng rất lớn như sau:
•Phiếu dân bầu: Johnson: 43.127.041 (61.1%); Goldwater: 27.175.754 (38.5%)
•Phiếu cử tri đoàn: Johnson 486 (44 tiểu bang + DC); Goldwater 52 (6 tiểu bang)
Tổng Thống Johnson đã có được cái “political capital” (vốn liếng chính tri) mà ông muốn và cần. Ngày 8-3-1965, 2 tiểu đoàn đầu tiên của TQLC Hoa Kỳ đổ bộ vào Ðà Nẵng. Về biến cố quan trọng này, bộ phim có phỏng vấn ông Ðại Sứ Bùi Diễm. Ông Diễm, lúc xảy ra biến cố này đang là Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng của Chính phủ Phan Huy Quát, có trình bày, giống như ông đã viết trong cuốn hồi ký của ông, là Chính phủ VNCH hoàn toàn bị bất ngờ. Người viết bài này không nghĩ là Chính phủ VNCH bị hoàn toàn bất ngờ, đã có tìm hiểu thêm về biến cố này, và đã trình bày một số ý kiến trong một bài viết.[8] Sau đó quân Mỹ tiếp tục ồ ạt đổ vào VNCH theo yêu cầu của Tướng William C. Westmoreland, Tư Lệnh MACV (Military Assistance Command – Vietnam = Bộ Chỉ Huy Viện Trợ Quân Sự – Việt Nam), và đến cuối năm 1965, quân số Hoa Kỳ tại Miền Nam đã lên đến tên 184.000 quân.
Cũng trong Tập 3 này, các nhà làm phim đã trình bày một chi tiết không được chính xác như sau: “Between January 1964 and June 1965 there would be eight different governments". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Giữa Tháng Giêng 1964 và Tháng Sáu 1965 sẽ có tới 8 chính phủ khác nhau”). Thật ra chỉ có 5 chính phủ như liệt kê dưới đây: [9]
•Chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ: từ 3-11-1963 đến 7-1-1964
•Chính phủ Nguyễn Khánh:từ 8-1-1964 đến 3-11-1964
•Chính phủ Trần Văn Hương: từ 4-11-1964 đến 15-2-1965
•Chính phủ Phan Huy Quát: từ 16-2-1965 đến 15-6-1965
•Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ: từ 19-6-1965 trở đi
Tập 4: Episode 4, “Resolve” (January 1966 – June 1967)
Tập 4 trình bày giai đoạn Hoa Kỳ quyết tâm leo thang chiến tranh, tiếp tục đổ quân vào Việt Nam, nâng tổng số quân Mỹ lên đến trên 450.000 giữa năm 1967. Giai đoạn này cũng là thời gian phong trào phản chiến tại Mỹ phát triển thêm rất mạnh mẽ, đặc biệt ngay tại Quốc Hội Hoa Kỳ với việc Thượng Nghị Si William Fulbright, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện, tổ chức và chủ trì các cuộc điều trần về Chiến Tranh Việt Nam (Fulbright Hearings). Vì nhu cầu tăng quân tại Việt Nam, Hoa Kỳ phải tăng mức động viên từ 10.000 lên 30.000 thanh niên một năm, và bắt đầu động viên cả sinh viên. Do đó phong trào phản chiến bắt đầu xâm nhập vào và phát triển tại các trường đại học. Thời gian này cũng là lúc Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara bắt đầu hoài nghi về khả năng có thể thắng trận tại Việt Nam, và ra lệnh cho người của ông tìm hiểu cặn kẽ các biến cố đã khiến cho Hoa Kỳ bị dính líu vào Việt Nam, đưa đến việc ra đời sau này của bộ tài liệu The Pentagon Papers (Hồ sơ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ).
Trong suốt Tập 4 này, hoàn toàn không có một hình ảnh, đoạn phim nào về hoạt động của Quân Lực VNCH (QLVNCH) trong thời gian này, trong khi thống kê cho thấy trong khoảng thời gian 18 tháng này QLVNCH đã thực hiện tất cả là 69 cuộc hành quân có đặt tên (phần nhiều mang tên Cửu Long hoặc Lam Sơn kèm theo một con số thứ tự, không kể các trận kịch chiến khác) [10, 11] Trong suốt Tập 4 này, hai đạo diễn chỉ trình bày toàn là cảnh các trận đánh giữa quân Mỹ và quân CSBV hoặc các cảnh liên quan tới quân CSBV và các hoạt động trên đường mòn Hồ Chí Minh. Chỉ có 2 vụ việc có liên quan đến VNCH được trình bày trong phim: 1) Hội Nghị Honolulu (tháng 2-1966) giữa Tổng Thống Johnson và hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ; 2) Vụ Biến Ðộng Miền Trung (các tháng 3-6 năm 1966), với 1 câu phát biểu rất mỉa mai về QLVNCH như sau: “But from his command post on a hilltop outside the city, an American Marines lieutenant had watched in disbelief as two battles unfolded simultaneously: in the west, his fellow Marines were fighting the Viet Cong; in the east, the South Vietnamese army seemed to be at war with itself". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Từ vị trí chỉ huy của mình trên đĩnh một ngọn đồi bên ngoài thành phố, một Trung Úy TQLC Mỹ đã bàng hoàng không tin được là anh đang nhìn hai trận đánh đang diễn ra cùng một lúc: bên phía tây, các chiến hữu TQLC của anh đang nhau với Việt Cộng, còn bên phía đông thì QLVNCH có vẻ như đang tự đánh lẩn nhau”).
Tập 5: Episode 5, “This Is What We Do” (July 1967 – December 1967)
Cũng giống như Tập 4, người xem phim không tìm thấy một hoạt động nào của QLVNCH trong thời gian 6 tháng còn lại của năm 1967 này. Gần như toàn bộ Tập 5 này dành để trình bày 3 điều: 1) Hoạt động của TQLC Mỹ tại vùng Phi Quân Sự, đặc biệt là tại căn cứ Cồn Thiên; 2) Việc Bắc Việt chuẩn bị kế hoạch Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân; và 3) Các hoạt động của phong trào phản chiến tại Mỹ. Về VNCH, Tập 5 chỉ dành một đoạn nhỏ nói về cuộc bầu cử Tổng Thống đầu tiên của Ðệ Nhị Cộng Hòa vào tháng 9-1967 mà liên danh Thiệu-Kỳ đã chỉ thắng với 35% số phiếu bầu.
Phần đáng ghi nhớ nhứt của Tập 5 này là phần trình bày vụ Bắc Việt chuẩn bị kế hoạch Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân. Bộ phim trình bày rất rõ ràng việc Bí Thư Thứ Nhứt (về sau mới đổi gọi là Tổng Bí Thư) Lê Duẩn đã thực sự nắm quyền tuyệt đối trong Bộ Chính Trị quyết định về đường lối, chính sách của ÐCSVN (lúc đó vẫn còn mang tên Ðảng Lao Ðộng Việt Nam). Chủ trương của Lê Duẩn là phải chiếm Miền Nam bằng võ lực, một chủ trương mà cả Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đều không tán đồng. Vai trò của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ còn tượng trưng trên danh nghĩa mà thôi, và ông đã được đưa ra khỏi nước, sang Trung Quốc để chữa bệnh. Tướng Võ Nguyên Giáp cũng được đưa sang Hung Gia Lợi để trị bệnh.Những thành phần chống đối trong đảng đều bị loại trừ và bắt giam với tội danh “xét lại và chống đảng". Lê Duẩn cho rằng dân chúng Miền Nam đã quá chán ghét chính phủ VNCH, tình hình đã chín mùi, chỉ cần có một cuộc Tổng Tấn Công vào các đô thị của Miền Nam thì dân chúng sẽ nổi dậy và chính quyền VNCH sẽ sụp đổ và Mỹ sẽ phải rút ra mà thôi. Do đó kế hoạch Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân sẽ có mục tiêu chính là nhắm vào các thành phố của Miền Nam, và vì vậy phải có kế hoạch phụ là kéo quân Mỹ ra các vùng biên giới để cho việc tấn công vào các thành phố được thực hiện dễ dàng hơn. Chúng ta sẽ thấy tính toán của Lê Duẩn sai lầm như thế nào trong Tập 6.
Tập 6: Episode 6, “Things Fall Apart” (January 1968 – July 1968)
Tập 6 này chủ yếu trình bày diễn tiến và hậu quả, đối với cả 2 phe lâm chiến, của cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân của phe Cộng Sản.
Ðối với những người Miền Nam đã sống dưới chính quyền VNCH nói chung và đã có chứng kiến vụ tấn công của VC trong thời gian Tết Mậu Thân nói riêng, Tập 6 này cho thấy hai nhà làm phim đã có nhiều cố gắng trình bày cuộc Tổng Tấn Công này một cách rất trung thực.
Thứ nhứt, họ đã nói rõ sự tính toán sai lầm của Lê Duẩn khi cho rằng QLVNCH sẽ tan rã và dân chúng Miền Nam sẽ nổi dậy lật đổ chính quyền VNCH. Chuyện này không hề xảy ra. Bộ phim đã có những lời tường thuật như sau: “Hanoi’s leaders had assumed the ARVN would crumble, that South Vietnamese soldiers would come over to their side. Instead, not a single unit defected. The civilian populace Hanoi expected to rise up may have been unhappy with their government, but they had little sympathy for communism, and when the fighting began, they had hidden in their homes to escape the fury in the streets". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Các nhà lãnh đạo của Hà Nội đã tin rằng QLVNCH sẽ tan rã, rằng binh sĩ QLVNCH sẽ bỏ hàng ngũ chạy sang phía họ. Sự thật là không có một đơn vị nào đào ngũ cả. Còn dân chúng, mà Hà Nội mong là sẽ nổi dậy, có thể bất mãn đối với chính phủ của họ, nhưng họ không thích Cộng sản, và khi bắt đầu đánh nhau thì họ trốn trong nhà để tránh các vụ đánh nhau dữ dội ở ngoài đường phố”).
Về tinh thần chiến đấu của QLVNCH, bộ phim cũng không tiếc lời ca ngợi như sau: “Most assaults were being quickly beaten back by the ARVN and American forces,” “Viet Cong units were taking heavy losses from U.S. troops and determined South Vietnamese forces". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Phần lớn các cuộc tấn công đã nhanh chóng bị QLVNCH và quân Mỹ đẩy lui,” “Quân đội Mỹ và các lực lượng cương quyết chiến đấu của QLVNCH đã gây tổn thất nặng nề cho các đơn vị Việt Cộng”). Trong khi toàn thành phố Huế đã rơi vào tay quân địch, các chiến sĩ QLVNCH thuộc Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, dưới sự chỉ huy dũng cảm và cương quyết của Chuẩn Tướng Tư Lệnh Ngô Quang Trưởng, đã tử thủ hơn hai tuần lễ trong thành Mang Cá cho đến khi bắt tay được với các đơn vị TQLC Mỹ từ phía Nam Sông Hương tiến lên giải vây. Bộ phim ghi rõ như sau: “It would take two weeks for the Marines to fight their way across the river to support the ARVN, who had stubbornly kept the enemy from overwhelming their division headquarters in the Citadel". (xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “TQLC [Mỹ] phải mất hai tuần đánh nhau mới vượt được sông đề tiếp ứng cho QLVNCH, những người đã cương quyết chống cự mãnh liệt không để cho địch tràn ngập bộ tư lệnh sư đoàn của họ trong Thành Nội”).
Bộ phim cũng nói rất rõ về sự tổn thất nặng nề của lực lượng cộng sản trong cuộc tấn công này như sau: “Everywhere the enemy was suffering terrible losses". “North Vietnamese General Vo Nguyen Giap, who had opposed the offensive from the beginning, later remembered that Tet had been a “costly lesson, paid for in blood and bone".” (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Khắp mọi nơi địch đều bị tổn thất kinh khủng. Tướng Bắc Việt Võ Nguyên Giáp, người đã chống đối ngay từ đầu, sau này đã nhớ lại và cho rằng vụ Tết đã là một “bài học đắt giá, phải trả bằng xương máu””). Nhà văn Miền Bắc Ðức Huy, tác giả bộ sách 2 tập Bên Thắng Cuộc, khi được phỏng vấn cũng nói, và bộ phim đã chuyển dịch và ghi lại như sau: “Several high-ranking officers of the North Vietnamese Army surrendered. That had never happened before. No unit was left intact. Some companies had only two or three men left". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Nhiều sĩ quan cao cấp của Quân đội Bắc Việt đã đầu hàng. Trước đây chưa bao giờ có chuyện đó. Không có đơn vị nào không bị tổn thất. Một số đại đội chỉ còn hai ba người sống sót”). Một cựu chiến binh của Miền Bắc, Le Van Cho, nói về sự tổn thất của đơn vị của anh, và bộ phim đã chuyển dịch và ghi lại như sau: “We seized the Quang Tri Citadel. We held it for a day and a night. 600 from my unit went in. More than 300 were killed. Around 100 were captured". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Chúng tôi chiếm được Cổ Thành Quảng Trị. Chúng tôi giữ được một ngày và một đêm. Khi tiến vào đơn vị tôi có 600 người. Hơn 300 đã tử trận. Khoảng 100 bị bắt làm tù binh”). Một sĩ quan cao cấp của Bắc Việt, Ðại Tá Cao Xuan Dai, cũng cho biết, và bộ phim đã chuyển dịch và ghi lại như sau: “All of our battalion commanders were killed". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tất cả các tiểu đoàn trưởng của chúng tôi đều tử trận”). Bộ phim cũng cung cấp con số thống kê về thương vong của lực lượng cộng sản như sau: “Of the 84,000 enemy troops who are estimated to have taken part in the Tet Offensive, more than half--as many as 58,000 men and women most of them Viet Cong—are thought to have been killed or wounded or captured”. (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Trong số 84.000 quân địch được ước lượng đã tham dự cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, người ta nghĩ là hơn phân nửa—khoảng 58.000 cả nam và nữ, phần lớn là Việt Cộng—đã tử trận, bị thương hay bị bắt”). Vậy mà, thật đáng buồn, Chính phủ Hoa Kỳ, và chính Tổng Thống Johnson, đã biến một thất bại về quân sự lớn lao như vậy của phe cộng sản thành một chiến thắng chính trị vô cùng quan trọng của họ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và tìm cách thương thuyết để rút quân về.
Về vụ tàn sát ở Huế, bộ phim cũng trình bày rất trung thực qua các cuộc phỏng vấn với các cựu chiến binh của Miền Bắc. Nhà văn Nguyên Ngọc, một cựu Ðại Tá của Quân Ðội Nhân Dân của Bắc Việt, đã phát biểu, và được bộ phim chuyển dịch và ghi lại như sau: “I don’t know if the order came from a local commander or from a higher level. They killed people who worked for the South Vietnamese government and for the American military. But they also killed people who had been wrongly arrested. It was a massacre. It was a stain. It was an atrocity of war". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tôi không rõ là lệnh từ một cấp chỉ huy tại địa phương hay từ một cấp cao hơn. Họ giết những người làm việc cho Chính phủ Miền Nam và quân đội Mỹ. Nhưng họ cũng đã giết những người bị bắt lầm. Ðó là một cuộc tàn sát. Ðó là một vết nhơ. Ðó là một sự tàn ác của chiến tranh”). Một cựu chiến binh khác, ông Ho Huu Lan, cũng phát biểu và được bộ phim chuyển dịch và ghi lại như sau: “In Hue, the suppression and purge of the Saigon administration was brutal. We rarely speak of it. I’m willing to talk about it, but many others are not. I’m telling you the truth as I understand it. So please be careful making your film because I could get in trouble". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tại Huế, việc tiêu diệt và thanh toán các phần tử của chính quyền Sài Gòn rất tàn bạo. Chúng tôi ít khi nói về chuyện đó. Tôi muốn nói về chuyện đó, nhưng nhiều người khác thì không. Tôi đang nói với ông sự thật theo như tôi hiểu. Vì vậy xin ông làm ơn cẩn thận khi làm phim vì tôi có thể sẽ bị khó khăn”).
Một điều đáng tiếc trong Tập 6 này là hai nhà làm phim cũng đã không tránh được hành động thiên lệch khi trình bày vụ Tướng Nguyễn Ngọc Loan hành quyết tên đặc công VC Nguyễn Văn Lém (bí danh Bảy Lốp). Tập 6 chiếu đi chiếu lại 3, 4 lần tấm hình chụp cảnh Tướng Loan bắn tên Bảy Lốp đó, nhưng không hề nói gì đến những lời phát biểu sau đây của chính Eddie Adams là người phóng viên đã chụp tấm ảnh đó:
“The General killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapon in the world. People believe them; but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths. What the photograph didn’t say was, “What would you do if you were the General at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he blew away one, two or three American soldiers?” [12] (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Ỏng Tướng thì giết tên Việt Cộng; còn tôi thì giết ông tướng với máy chụp hình của tôi. Các tấm ảnh trích ra từ phim là một thứ vũ khí mạnh nhứt trên thế giới. Người ta tin chúng; nhưng các tấm ảnh cũng không nói được sự thật, ngay cả khi chúng không bị người ta dàn dựng. Chúng chỉ là một nửa của sự thật thôi. Cái điều mà tấm ảnh này không nói là: “Bạn sẽ hành động ra sao nếu bạn là Ông Tướng vào đúng thời gian và địa điểm trong cái ngày nóng bức đó, và bạn bắt được cái tên xấu đó ngay sau khi hắn vừa giết xong một, hai, hay ba binh sĩ Mỹ?”).
Tập 7: Episode 7, “The Veneer of Civilization” (June 1968-May 1969)
Tập 7 trình bày các diễn biến chính trị tại Hoa Kỳ chung quanh vụ bầu cử Tổng Thống của năm 1968 kết thúc với chiến thắng rất sít sao của ứng cử viên đảng Cộng Hòa Richard M. Nixon, và khởi đầu đầy khó khăn của Hòa Ðàm Paris.
Tập phim này cung cấp cho người xem 2 thông tin rất đáng chú ý, không phải vì là hoàn toàn mới mẻ, nhưng vì là lần đầu tiên được trình bày công khai.
Thông tin thứ nhứt liên quan đến Nixon và Hòa Ðàm Paris. Chúng ta đều đã biết việc ứng cử viên Nixon đã bí mật vận động để Tổng Thống Thiệu từ chối không gửi phái đoàn VNCH đi dự Hòa Ðàm Paris vào ngày 30-10-1968.[13] Tổng Thống Johnson đã được cả 2 cơ quan FBI (Federal Bureau of Investigation = Cơ Quan Ðiều Tra Liên Bang) và CIA (Central Intelligence Agency = Cơ Quan Trung Ương Tình Báo) thông báo về việc này. Johnson đã goi điện thoại cho Nixon để hỏi về việc này và Nixon chối biến không nhận có dính líu vào việc đó. Tập 7 đã cho người xem phim được nghe toàn bộ cuộc điện đàm này.
Thông tin thứ nhì liên quan đến các việc phần lớn con cái của các cán bộ và đảng viên cấp cao của Bắc Việt đã không có tham gia chiến đấu ở Miền Nam. Bộ phim trình bày như sau: “The sons of some party officials and their friends were sent abroad to escape the draft". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Con cái của một số viên chức trong đảng và bạn bè của họ được đưa ra ngoại quốc để tránh bị động viên”). Nhà văn Huy Ðức nói rõ ràng và cụ thể hơn, và bộ phim đã chuyển dịch và ghi lại như sau: “Some leaders sent their children to the front, but they were the minority. Most leaders’ children, like Le Duan’s children, were sent to the Soviet Union to study". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Một vài vị lãnh đạo đã để cho con ra mặt trận, nhưng họ chỉ là thiểu số. Con cái của phần lớn các vị lãnh đạo, như các con của Lê Duẩn, đều được gửi sang Liên Xô đi du học”). Ðể minh họa cho các điểm này, Tập 7 cũng đã trình bày những đoạn phim quay các hình ảnh của một số sinh viên Việt Nam tại Liên Xô trong thời gian chiến tranh.
Tập 8: Episode 8, “The History of the World” (April 1969 – May 1970)
Tập 8 trình bày những diễn tiến quan trọng trong giai đoạn này: 1) Mỹ bắt đầu rút quân ra khỏi Việt Nam; 2) Việt-Nam-hóa chiến tranh; 3) Mỹ và Bắc Việt bắt đầu mật đàm tại Paris; 4) Vụ quân Mỹ tàn sát dân làng tại Mỹ Lai; 5) Các vụ biểu tình bạo động của sinh viên Mỹ tại các đại học đưa đến vụ 4 sinh viên bị bắn chết tại đại học Kent State ở tiểu bang Ohio; 6) Chủ TỊch HCM mất; và, 7) Quân Mỹ và QLVNCH hành quân sang Kampuchia.
Ðiều đáng ghi nhận là Tập 8 này cũng có những lời tương đối tốt đẹp về QLVNCH như sau: “Many ARVN units did fight well. They had borne the brunt of the fighting during the Tet Offensive, and, by the mid of 1969, 90,000 of them had been killed in combat. Their bravery was often overlooked by Americans". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Nhiều đơn vị của QLVNCH đã chiến đấu rất giỏi. Họ đã đứng mũi chịu sào trong trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, và, vào giữa năm 1969, 90.000 trong số họ đã tử trận. Sự dũng cảm của họ thường bị người Mỹ bỏ qua, không quan tâm”).
Tập 9: Episode 9, “A Disrespectful Loyalty” (May 1970 – March 1973)
Có thể nói Tập 9 là một trong những tập quan trọng nhứt của bộ phim, trình bày những diễn biến chính trị và quân sự vô cùng quan trọng ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ trong khoảng thời gian gần hai năm này đưa đến việc ký kết Hiệp Ðịnh Paris ngày 27-1-1973: 1) Trận Hạ Lào (Hành Quân Lam Sơn 719, tháng 2-3 năm 1971); 2) Trận Tổng Tấn Công 1972 (Easter Offensive); 3) Phong trào phản chiến trong giới cựu quân Nhân Mỹ với việc điều trần của John Kerry và việc cựu chiến binh Mỹ vứt bỏ huy chương trước Quốc Hội; 4) Nhượng bộ của Mỹ tại mật đàm ở Paris và việc Tổng Thống Thiệu không chịu ký vào thỏa hiệp đã ký kết giữa Kissinger và Lê Ðức Thọ ; 5) Vụ xuất bản tập hồ sơ The Pentagon Papers; và 6) Vụ dội bom Hà Nội dịp Giáng Sinh 1972 đưa đến việc ký kết Hiệp Ðịnh Paris.
Trận Hạ Lào là một cuộc hành quân lớn, cấp quân đoàn, của QLVNCH, với mục tiêu phá hủy một số căn cứ và kho tàng của quân CSBV trên đường mòn HCM với trọng điểm là thị trấn Tchepone ở Hạ Lào.[14, 15] Cuộc hành quân đặt dưới quyển chỉ huy của Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, với sự tham gia của một số đơn vị của các lực lượng thiện chiến nhứt của QLVNCH: Sư Ðoàn Nhảy Dù, Sư Ðoàn TQLC, và Sư Ðoàn 1 Bộ Binh. Các đơn vị của QLVNCH, tuy có đến được Tchepone và phá hủy nhiều kho tàng của CSBV, nhưng đã bị thiệt hại rất nặng. Tập 9 ghi nhận như sau: “Although individual ARVN units fought bravely the invasion was a failure". “Almost half of the 17,000 South Vietnamese, who entered Laos, would be killed, wounded or captured". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Mặc dù các đơn vị của QLVNCH đã chiến đâu rất anh dũng, trận tấn công vượt biên giới này đã thất bại”. “Gần phân nửa của tổng số 17,000 quân Nam Việt Nam, đã tiến vào Lào, sẽ tử trận, bị thương hay bị bắt sống”). Khi được phỏng vấn, chính Trung Tá Trần Ngọc Huế, Tiểu Ðoàn Trưởng, Tiểu Ðoàn 2/2, Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, cũng đã phát biểu, và bộ phim đã chuyển dịch và ghi lại như sau: “My battalion finally was surrounded, I was wounded three times. You know how much my battalion survive? About 50 soldiers and men. And when we go there you know how much? About 600”. (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Sau cùng tiểu đoàn của tôi đã bị bao vây, tôi bị thương ba lần. Ông có biết tiểu đoàn tôi còn bao nhiêu người sống sót không? Khoảng 50 người lính. Và lúc tụi tôi tiến vô ông có biết bao nhiêu không? Khoảng 600”). Cả 2 chính phủ VNCH và Hoa Kỳ đều tuyên bố cuộc hành quân là một chiến thắng để chứng minh là chủ trương Việt-Nam-hóa đã thành công, và Hoa Kỳ đã có thể yên tâm tiếp tục rút quân. Tổng Thống Nixon đã lên Tivi tuyên bố với dân chúng Hoa Kỳ như sau: “Consequently, tonight, I can report that Vietnamization has succeeded. Because of the increased strength of the South Vietnamese, because of the success of the Cambodian operation, because of the South Vietnamese operation in Laos, I am announcing an increase in the rate of American withdrawals”. (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Vì vậy, đêm nay, tôi có thể báo cáo là chương trình Việt-Nam-hóa chiến tranh đã thành công. Vì sự lớn mạnh của Miền Nam, vì sự thành công của cuộc hành quân sang Cao Miên, vì cuộc hành quân sang Lào của Miền Nam, tôi xin thông báo sẽ tăng thêm mức độ triệt thoái của quân Mỹ”).
Trước khi xảy ra trận Tổng Tấn Công năm 1972, vào ngày 10-3-1972, Sư Ðoàn 101 Dù là đơn vị tác chiến cuối cùng của quân đội Mỹ đã được rút ra khỏi Việt Nam. Vì vậy trong toàn bộ cuộc Tổng Tấn Công này, ở cả 3 mặt trận là Quảng Trị, Kontum, và An Lộc, các đơn vị của QLVNCH đã chiến đấu đơn độc; Hoa Kỳ chỉ yểm trợ phi pháo mà thôi. Tập 9 nói rất đúng về tầm quan trọng của các cuộc không tập bằng B-52 tại chiến trường An Lộc, nhưng không đề cập gì nhiều đến sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của các đơn vị của QLVNCH tại khắp các mặt trận trong suốt thời gian của cuộc Tổng Tấn Công đó, đặc biệt là trong Chiến dịch Lam Sơn 72 tái chiếm Quảng Trị, là trận đánh đẫm máu nhứt trong suốt thời gian gần 20 năm của Chiến Tranh Việt Nam; chỉ riêng Sư Ðoàn TQLC đã có trên 3.500 binh sĩ tử trận, và hàng ngàn bị thương.[16]
Về Hòa Ðàm Paris, Tập 9 đã trình bày rất trung thực việc Kissinger đã phản bội đồng minh VNCH trong mật đàm với Lê Ðức Thọ trong ghi nhận sau đây: “At the secret talks in Paris, Kissinger had offered his North Vietnamese counterpart, Le Duc Tho, the most significant concessions that United States had yet made: North Vietnam could keep its troops in the South—ten of thousands of them. And in exchange for the release of American prisoners of war, all American troops will be withdrawn within seven months… Thieu knew nothing about the new American concessions to Hanoi". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tại hội đàm mật ở Paris, Kissinger đã tặng cho người đối đầu của Bắc Việt, Lê Ðức Thọ, những nhượng bộ quan trọng nhứt mà Hoa Kỳ chưa bao giờ làm: Bắc Việt có thể giữ quân lại ở Miền Nam—hàng chục ngàn quân. Và để đổi lại cho việc trao trả tù binh Mỹ, tất cả lực lượng của Mỹ sẽ rút hết trong vòng bảy tháng… Ông Thiệu không được báo cho biết gì hết về những nhương bộ mới này của Mỹ đối với Hà Nội”).
Về tập tài liệu The Pentagon Papers, Nixon đã cố gắng ngăn chận việc xuất bản nhưng không thành. Sau đó ông ra lệnh cho Bộ Tư Pháp truy tố Daniel Ellsberg là người đã đã tiết lộ tài liệu. Lúc đầu, Nixon có vẻ yên tâm vì nói chung bộ tài liệu cho thấy các chính quyền của Ðảng Dân Chủ (Kennedy và Johnson) bị liên can nhiều. Nhưng sau đó, chính Kissinger nhắc nhở ông là nếu ông không ngăn chận mọi việc thì rồi đây có thể những bí mật của chính ông (như vụ vận động cho ông Thiệu không chịu cử phái đoàn đi họp Hòa Ðàm Paris trước vụ bầu cử tổng thống năm 1968; hay vụ ông bí mật mở rộng chiến tranh sang Kampuchia) cũng sẽ bị phanh phui. Do đó ông đã cho thành lập một nhóm nhân viên hoạt động bí mật (mà báo chí Mỹ đã ban cho nickname The Plumbers) tìm mọi cách bất hợp pháp xâm nhập một số cơ quan nghiên cứu mà Ellsberg đã từng làm việc (như Rand Corporation) hay ông nghĩ có thể có giữ những tài liệu có hại cho ông (như Brookings Institute). Tập 9 có ghi lại các cuộc điện đàm của Nixon với cộng sự viên thân tín của ông là Bob Haldeman (tên đầy đủ là Harry Robbins “Bob” Haldeman) lúc đó là Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống (White House Chief of Staff) như sau: “Well, I mean, I want it implemented on a thievery basis. Goddamn it, get in and get those files. Blow the safe and get it". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Nè, tôi nói thật, tôi muốn cho làm cái vụ đó, làm như đi ăn trộm vậy đó. Chết tiệt ! Bảo tụi nó vô đi, và chớp mấy cái hồ sơ đó cho tôi. Cho nổ cái tủ sắt và lấy hồ sơ đi”) (băng ghi âm ngày 17-6-1971) “Did they get the Brookings Institute raided last night? Có tiếng Bob Haldeman trả lởi “No” “Get it done. I want it done. I want the Brookings Institute safe cleaned out. Bob, get on the Brookings thing right away. I’ve got to get that safe cracked over there". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tối hôm qua tụi nó có đánh Brookings Instittute không?” Có tiếng Bob trả lời: “Không có". “Làm đi, tôi muốn tụi nó làm đi. Tôi muốn vét sạch hồ sơ trong tủ sắt của Brookings Institute. Bob à, cho tụi nó làm cái vụ Brookings ngay đi. Tôi phải phá cho được cái tủ sắt ở đằng đó”). (băng ghi âm ngày 1-7-1971). Chính cái nhóm The Plumbers này cũng sẽ xâm nhập trụ sở của Ðảng Dân Chủ đưa đến vụ Watergate làm cho Nixon phải bị thân bại danh liệt.
Tập 10: Episode 10, “The Weight of Memory (March 1973 – Onward)
Tập cuối cùng này của bộ phim trình bày những diễn tiến chính trị tại Hoa Kỳ, chủ yếu xoay quanh vụ Watergate, đưa đến việc từ chức của Tổng Thống Richard Nixon và sự bất lực đối với Quốc Hội của người kế vị là Tổng Thống Gerald Ford, và tình hình quân sự hoàn toàn bất lợi tại Miền Nam đưa đến sự sụp đổ và đầu hàng của VNCH. Tập 10 cũng nói đến những biến cố xảy ra sau ngày 30-4-1975: học tập cải tạo, thuyền nhân, bình-thường-hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Vụ Watergate tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị lớn tại Hoa Kỳ và đưa đến 2 sự kiện chính trị chưa từng có trong lịch sử của Hoa Kỳ. Thứ nhứt là chính Tổng Thống Nixon, để tránh bị Quốc Hôi Truất phế, đã phải từ chức. Thứ hai là khi Phó Tổng Thống Ford lên kế vị thì ông trở thành một vị tổng thống không hề được dân bầu ra. Sự việc là như sau: năm 1972, liên danh Cộng Hòa Richard M. Nixon – Spiro T. Agnew được dân Mỹ bầu ra với một đa số rất lớn; ngày 10-10-1973, Agnew phải từ chức Phó Tổng Thống vì bị điều tra trong một vụ tham nhủng lúc ông còn làm Thống Ðốc của tiểu bang Maryland, và Ông Ford, lúc đó chỉ là 1 Dân Biểu của tiểu bang Michigan, đã được ông Nixon chọn làm Phó Tổng Thống để thay cho ông Agnew. Vị thế của ông Ford như là một tổng thống rất là yếu, và vì vậy ông rất bị lép vế trước Quốc Hội, tất cả các đề nghị viện trợ quân sự cho VNCH của ông đều bị bác bỏ. QLVNCH lâm vào hoàn cảnh vô cùng bất lợi vì xăng dầu, đạn dược đều bị hạn chế đến mức gần như không thể tiếp tục chiến đấu được nữa. Tập 10 ghi nhận như sau: “Fuel ran low. So did ammunition. Before long, artillerymen in the Central Highlands could fire just four shells a day, and infantrymen were limited to 85 bullets a month". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Xăng dầu không còn nhiều. Ðạn dược cũng vậy. Chẳng bao lâu, các pháo thủ trên vùng Cao Nguyên chỉ được bắn bốn viên đạn đại bác một ngày, và các người lính bộ binh đã bị giới hạn còn có 85 viên đạn mổi tháng”). Chính Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn I, khi được phỏng vấn, cũng xác nhận, và bộ phim đã chuyển dịch và ghi lại như sau: “With one grenade and 85 bullets a month, how could you fight? After you’ve shot all 85 bullets, you can’t fight anymore. Defeat was inevitable". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Với một quả lưu đạn và 85 viên đạn một tháng, làm sao mà đánh giặc. Sau khi anh bắn hết 85 viên đạn đó, anh còn có thể đánh đấm cái gì nữa. Thua là cái chắc”). Trong khi đó, CSBV vẫn tiếp tục nhận được viện trợ quân sự đầy đủ từ Liên Xô và Trung Quốc. Bắc Việt ngang nhiên và công khai xây dựng một xa lộ trong lãnh thổ của VNCH và các đoàn xe tải của quân đội Bắc Việt di chuyển trên xa lộ này công khai vào ban ngày. Họ còn xây lắp cả một đường ống dẫn dầu từ Bắc vào Nam. Tập 10 trình bày rất rõ ràng các sự kiện này với hình ảnh và ghi nhận như sau: ”Hanoi built a new highway within South Vietnam itself, down which convoys of 200 to 300 vehicles soon began streaming: trucks, tanks, and heavy guns moving in broad daylight. And they began laying down a giant oil pipeline to fuel their vehicles in the South". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Hà Nội đã xây dựng một xa lộ mới ngay bên trong lãnh thổ của VNCH, chẳng bao lâu sau đó hàng đoàn xe từ 200 đến 300 chiếc bắt đầu đổ xuống: xe tải, chiến xa, đại pháo di chuyển công khai vào ban ngày ban mặt. Và họ cũng bắt đầu đặt một đường ống dẫn dầu để tiếp tế xăng dầu cho xe cộ của họ ở Miền Nam”).
Tập 10 cũng nhắc lại sự cam kết của Tổng Thống Nixon khi thuyết phục (hay là ép buộc thì đúng hơn) Tổng Thống Thiệu ký Hiệp Ðịnh Paris: “Nixon has privately promised President Thieu that he would retaliate with American airpower if Saigon ever seemed seriously threatened". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Nixon đã hứa riêng với Tổng Thống Thiệu là ông ta sẽ sử dụng Không lực Hoa Kỳ để trả đủa bất cứ lúc nào nếu Sài Gòn bị đe dọa nặng nề”). Hoa Kỳ, sau khi Tổng Thống Nixon từ chức và Tổng Thống Ford lên thay, đã hoàn toàn bỏ qua, làm ngơ, không thực hiện lời cam kết này. Sau khi Phước Long trước và Ban Mê Thuột sau đó đã bị họ tiến chiếm, mà Hoa Kỳ hoàn toàn không can thiệp gì cả, CSBV biết rõ thời cơ của họ đã đến và họ đã dốc toàn lực (chỉ giữ lại có một sư đoàn để bảo về Miền Bắc) tấn công Miền Nam, với kết quả sau cùng là việc đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh vào ngày 30-4-1975. Một niềm an ủi cho nhân dân Miền Nam là QLVNCH đã bảo vệ được danh dự trong trận đánh cuối cùng tại Xuân Lộc, chỉ với 1 đơn vị là Sư Ðoàn 18 Bộ Binh, dưới quyền Tư Lệnh của Chuẩn Tướng Lê Minh Ðảo, đã chận đứng được mấy sư đoàn của quân Bắc Việt. Tập 10 trình bày như sau: “Just 40 miles east of Saigon, North Vietnamese forces attacked the town of Xuan Loc on Highway One, the last obstacle on their way to Saigon. Although they were outnumbered and outgunned, the South Vietnamese commander refused to retreat. He was determined to keep the enemy from his capital". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Cách Sài Gòn chỉ có 40 dặm về phía đông, các lực lượng Bắc Việt đã tấn công thị trấn Xuân Lộc trên Quốc Lộ 1, điểm ngăn chận cuối cùng trên đường tiến về Sài Gòn của họ. Mặc dù đối đầu với lực lượng địch đông hơn với súng đạn nhiều hơn, tướng chỉ huy QLVNCH đã không chịu rút lui. Ông cương quyết ngăn chận không cho quân địch tiến về thủ đô”). Hai nhà làm phim đã cho trình chiếu lại cuộc phỏng vấn Tướng Ðảo trước trận Xuân Lộc: “Reporter: You’re certain that you can hold Xuan Loc?” (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Phóng viên hỏi: Ông tin chắc có thể giữ được Xuân Lộc?). Tướng Ðảo đã trả lời một cách cương quyết: “Surely, surely. I am certain to you. I am sure with you I can hold Xuan Loc. Even the enemy uses, you know, the double forces, or maybe three times more than my forces. But no problem, sir. No problem”. (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Chắc chắn, chắc chắn. Tôi tin chắc với ông. Tôi tin chắc với ông tôi có thể giữ được Xuân Lộc. Cho dù địch có thể sử dụng lực lượng gấp đôi, ông biết không, hay ngay cả gấp ba so với lực lượng của tôi. Cũng không có vấn đề gì cả, thưa ông. Không có vấn đề gì cả”).
Sau khi chiến thắng và chiếm trọn Miền Nam, hoàn thành việc thống nhứt đất nước như họ mong muốn, ÐCSVN đã phạm sai lầm lớn khi áp dụng một đường lối hẹp hòi, thiếu khoan dung và bất nhân đối với người dân của ‘bên thua cuộc”, kể cả đối với những người đã chết. Tập 10 nói rất rõ: “A million and a half people are believed to have undergone some form of indoctrination. ARVN cemeteries were bulldozed or padlocked, as if the memory of an independent South Vietnam, and those who had died for that cause, could both be obliterated”. (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Người ta tin rằng có khoảng 1 triệu rưởi người đã phải trải qua một hình thức nhồi sọ nào đó. Các nghĩa trang của QLVNCH đã bị san bằng hay đóng cửa không cho vào, làm như ký ức về một Miền Nam Việt Nam độc lập, và những người đã hy sinh cho cái chính nghĩa đó, có thể bị xóa sạch được”). Bà Dương Vân Mai Elliott của Miền Nam đã phát biểu: “The communists, in their effort to erase vestiges of the former regime, have not allowed the South Vietnamese, who lost their sons in the war, to mourn, to have their graves, and to honor their memory. It caused a division that lasts to this day, that the winners would not accommodate the losers in some way". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Những người cộng sản, trong cố gắng xóa bỏ những di tích của chế độ cũ, đã không cho phép dân chúng miền Nam, đã có con tử trận, được để tang, được xây mộ cho họ, được tưởng niệm họ. Ðiều này đã tạo ra một sự chia rẽ kéo dài cho đến ngày hôm nay, cho thấy người chiến thắng đã ngược đãi kẻ thua trận không thương tiếc”). Nhà văn Nguyên Ngọc của Miền Bắc cũng đã nói, và bộ phim đã chuyển dịch và ghi lại như sau: “We’ve become one country, but I would say that: the Vietnamese people have never been more divided than they are now". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Chúng tôi đã trở thành một nước, nhưng tôi xin nói với ông điều này: người Việt Nam chưa bao giờ chia rẽ như hiện nay”).
Phần còn lại của Tập 10 này trình bày hành trình bình-thường-hóa quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đặc biệt chú trọng đến những đóng góp của các cựu chiến binh Mỹ trong việc hàn gắn giữa hai nước. Tập 10 cũng dành một phần khá quan trọng trình bày về Tượng Ðài Kỷ Niệm Cựu Chiến Binh Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial) tại Washington, D.C., và phần này, theo nhận định của người viết bài này, có lẽ là phần cảm động nhứt của bộ phim. Hai nhà làm phim chỉ trình bày tương đối vắn tắt về chuyện thuyền nhân và tỵ nạn của người Miền Nam.
Thay lời kết
Hai nhà đạo diễn đã chờ đến Tập cuối cùng của bộ phim để, qua lời phát biểu của một cựu quân nhân Mỹ, Ðại Tá Stuart A. Herrington, một sĩ quan tình báo, trình bày về tính chính trực (rectitude) của cuộc chiến: “Maybe it was all a big mistake, and, you know what, what was it all about? We answered the call, me and probably 2 and half million other young Americans who went over there. It was a cause worth the effort. And sometimes, things just don’t turn out and the guys in the white hats don’t win. But that doesn’t make it, uh, or doesn’t basically take away from the rectitude of the cause”. (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Có thể tất cả đã là một sai lầm lớn, và, ông biết không, nó là về chuyện gì chứ? Chúng tôi đã đáp lời kêu gọi, tôi với có lẽ hai triệu rưởi người Mỹ trẻ khác đã đến đó. Ðó là một chuyện đáng làm. Và đôi khi, mọi việc không diễn ra như ý mình muốn và những người làm chuyện đúng đã không thắng. Nhưng chuyện đó đâu có khiến cho, ừ, hay đâu có lấy mất đi tính chính trực của chính nghĩa".).
Hai nhà làm phim cũng đạt được thành công một phần nào trong chủ trương giúp đồng bào của họ mở rộng được tầm nhìn và tiến đến hiểu nhau và thông cảm nhau hơn. Trong Tập 10, bà Nancy Biberman, một người đã từng hoạt động phản chiến, đã vô cùng xúc động khi phát biểu như sau: “When I look back at the war, you know, think of the horrible things, you know, we said to, you know, vets who were returning, you know, calling them “baby killers” and worse, I, you know, I feel very sad about that. I can only say that, you know, we were kids, too, you know, just like they were. It grieves me, it grieves me today, it pains me to think of the things that I said and that we said. And I’m sorry, I’m sorry". (Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Khi tôi nhìn lại cuộc chiến, ông biết không, nghĩ về những điều kinh khủng, ông biết không, mà chúng tôi đã nói, ông biết không, với những cựu chiến binh khi họ trở về, ông biết không, gọi họ là ”bọn giết con nít” và nhiều điều tệ hại hơn nữa, tôi, ông biết không, tôi cảm thấy rất đau buồn về chuyện đó. Tôi chỉ có thể nói rằng, ông biết không, lúc đó chúng tôi cũng còn là trẻ con, ông biết không, cũng giống như họ vậy đó. Chuyện đó làm tôi đau buồn, nó làm tôi đau buồn ngày hôm nay, tôi đau đớn khi nghĩ đến những điều mà tôi đã nói, mà chúng tôi đã nói. Và tôi ân hận, tôi ân hận”.
Cảm nghĩ của người viết bài này sau khi xem xong bộ phim, nhứt là đoạn phim trong Tập 10 về việc thông cảm, bỏ qua hận thù ngày xưa và làm hòa với nhau giữa các cựu chiến binh Hoa Kỳ và VC, là một sự chua xót khi thấy là, đã hơn 40 năm kể từ khi cuộc chiến chấm dứt, người Việt Nam trong nước và ở hải ngoại, dù chung một dòng máu, vẫn chưa được mở rộng tầm nhìn để có thể hiểu nhau và thông cảm nhau. Sự chia rẽ và hận thù vẫn còn nguyên đó. Cho đến bao giờ mới chấm dứt đây?
Ghi chú:
1.Phạm Cao Dương. Trước khi bảo lụt tràn tới: Bảo Ðại – Trần Trọng Kim và Ðế Quốc Việt Nam, 9/3/1945 – 30/8/1945. San Bernardino, Calif.: Truyền Thống Việt, 2017. Chương 3, Hoạt động và thành tích: cứu đói, một việc làm tối khẩn cấp, tr. 181-204.
2.Ðoàn Thêm. Hai mươi năm qua: việc từng ngày (1945-1964); tựa của Lãng Nhân. Los Alamitos, Calif.: Xuân Thu, [1979?].
3.Lý Tòng Bá. Hồi ký 25 năm khói lửa của một tướng lãnh cầm quân tại mặt trận. San Jose, Calif: Tác giả xuất bản, 1995. Tr. 65.
4.Lý Tòng Bá, sđd, các tr. 65, 68, 71, 79, và 80.
5.Ðỗ Mậu. Việt Nam máu lửa quê hương tôi: hồi-ký chính-trị, bổ-túc hồ-sơ về sự sụp-đổ của Việt-Nam Cộng-Hoa. Mission Hills, Calif.: Quê Hương, 1986. Tr. 1251-1258.
6.Lê Xuân Khoa. Việt Nam 1945-1995: chiến tranh, tị nạn và bài học lịch sử. Tập 1: Tị nạn 1954 và bài học bốn cuộc chiến (1945-1979). Bethesda, Md.: Tiên Rồng, 2004. Tr. 434-444.
7.Trần Ngọc Toàn. “Tiểu Ðoàn 4 TQLC với trận Bình Giả (30-12-1964),”trong Tuyển tập 2: Hai mươi mốt năm chiến trận của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam (1954-1975). Santa Ana, Calif: Tổng Hội TQLC/VN Tại Hoa Kỳ, 2005. Tr. 75.
8.Lâm Vĩnh Thế. Tìm hiểu thêm về việc Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Ðà Nẵng ngày 8-3-1965, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/i-j-k-l-m/lam-vinh-the/tim-hieu-them-ve-viec-thuy-quan-luc-chien-hoa-ky-do-bo-vao-dha-nang-ngay-8-3-1965
9.Lâm Vĩnh Thế. Việt Nam Cộng Hòa, 1963-1967: những năm xáo trộn. Hamilton, Ont.: Hoài Việt, 2010.
10.Ðoàn Thêm. 1966: việc từng ngày. Los Alamitos, Calif.: Xuân Thu, 1989. Tr. 241-248.
11.Ðoàn Thêm. 1967: việc từng ngày. Los Alamitos, Calif.: Xuân Thu, 1989. Tr. 309-313.
12.The Story behind the famous “Saigon execution” photo, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://cherrieswriter.wordpress.com/2015/08/03/the-story-behind-the-famous-saigon-execution-photo/
13.Lâm Vĩnh Thế. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Hòa Ðàm Paris, tài liệu trực tuyến, có thể đọc toàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/i-j-k-l-m/lam-vinh-the/tong-thong-nguyen-van-thieu-va-hoa-dham-paris
14.Nguyễn Kỳ Phong. Ðường về Tchepone: Hành Quân Lam Sơn 719. Garden Grove, Calif.: Tự Lực, 2013. Xin đọc Chương 9: Nhận định về LS719, tr. [185]-195.
15.Nguyễn Duy Hinh. Lam Son 719. Washington, D.C.: U.S. Army Center of Military History, 1979. (Indochina monographs).
16.Ngô Văn Ðịnh. “Tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị ngày 15-9-72,” trong Tuyển tập 2: Hai mươi mốt năm chiến trận của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam (1954-1975). Santa Ana, Calif: Tổng Hội TQLC/VN Tại Hoa Kỳ, 2005. Tr. 402.
21-11-2017
Lâm Vĩnh Thế
(ĐHSPSG, ban Sử Địa, 1960-1963)
Librarian Emeritus
University of Saskatchewan - Canada
PHIM VIETNAM WAR
Trần Xuân Ninh
Người viết bài này đã lớn lên và trưởng thành trước thời gian chiến tranh Việt nam, một cách thực tế cụ thể, cho nên đủ “biết cái gì đã xẩy ra” trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh. Vì thế đã quyết định không xem cuốn The Vietnam War.
...... Năm 1975, sau khi Việt Cộng chiếm Sài gòn thì đi tù cải tạo. Vượt biển mùa bão trên chiếc thuyền hai bloc đầu bạc chở 75 nhân mạng lớn nhỏ mà không bị đắm. Đứa con trai nhỏ chết khát và đói trên biển buổi sáng thì buổi chiều ghé được vào đảo Pag Asa (Hy vọng) do Phi luật Tân chiếm đóng ở Trường Sa. Vì thế đã không bị xả súng bắn chết hết trong đêm như những người vượt biển trên một chiếc thuyền khác dạt vào đảo VC trấn giữ cách đó không xa. Chuyện này tôi được biết vì còn một đứa bé sống sót được hải quân Phi cứu sống ngày hôm sau nhờ bám vào một mảnh ván thuyền trôi bập bềnh trên biển.
Nữ đạo diễn Lynn Novick của cuốn phim The Vietnam War phát biểu vào lúc cuối cuộc trình chiếu giới thiệu cuốn phim The Vietnam War tại tòa tổng lãnh sự Mỹ ở Sài gòn như sau
“Trước khi làm bộ phim, tôi đã xem và thấy những khó khăn, nhưng chúng tôi muốn biết CÁI GÌ ĐÃ XẢY RA Ở ĐÂY. Chúng tôi phải tìm ra câu trả lời trước khi bắt đầu làm phim, với những tiêu chí: mô tả hiện thực chiến tranh, chiến trường, sự chết chóc, sự hi sinh. Chúng tôi không bọc đường cuộc chiến. Chúng tôi cố gắng không phán xét. Chúng tôi nói về những trải nghiệm tối tăm nhất trong cuộc đời của nhân vật. Chúng tôi cố gắng trung thực với những bi kịch, kể câu chuyện từ nhiều phía, và tìm cách thể hiện rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến”. (hết trích)
Thảm nạn thuyền nhân Việt Nam kéo dài 21 năm sau 30 tháng 4/1975: một hệ quả của “The Vietnam War”, một hình thái khác của The Vietnam War, hay là một chuyện ngẫu nhiên?
Quang cảnh người dân đói khát, nằm chết hay thoi thóp chờ chết trên thuyền vượt biển, nếu không may mắn đến được bến bờ Tự Do.
Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower chào đón tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô đình Diệm (có ngoại trưởng John Foster Dulles tháp tùng) tại phi trường National Airport, Washington DC. (năm 1957): Cao điểm của chiến thuật "Thế giới tự do" Hoa kỳ.
Người viết bài này đã lớn lên và trưởng thành trước thời gian chiến tranh Việt nam, một cách thực tế cụ thể, cho nên đủ “biết cái gì đã xẩy ra” trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh. Vì thế đã quyết định không xem cuốn The Vietnam War.
Tổng thống Ngô đình Diệm bị giết chết (cùng bào đệ, ông Ngô đình Nhu) trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11/ 1963 được Mỹ khuyến khích và tạo điều kiện.
Nói sống “thực tế và cụ thể”, vì thời cách mạng tháng 8 tôi là một đứa bé nhi đồng say mê và thuộc lòng từ bấy đến nay câu hát “sống tranh đấu mà không sờn lao khổ, chết huy hoàng mà không khuất phục ai” trong một nhạc cảnh bi hùng lần đầu tiên được xem trong đời. Từng chui nhủi ở vệ ao khi lính Tây về đốt làng, nhìn cãn nhà gỗ lim năm gian của ông bà nội bị cháy rụi để sau đó không còn chỗ ở, không còn miếng ăn. Cho nên trôi giạt về tề, nghĩa là vùng Tây kiểm soát, ở Hà nội.
Ở một thời gian trong căn nhà bị sập một phần vì chiến tranh của một người họ hàng đã tản cư ra khỏi Hà nội, trước cổng trường tiểu học Nguyễn Du, đường Amiral Courbet. Sống qua ngày bằng gạo Sài gòn chở ra, hôi hám và sâu mọt, tẩm với nước muối cho bớt hôi để trong chiếc rá, hàng ngày đem ra vo ở hồ Hoàn Kiếm cùng với rổ rau, cạnh chân cầu Thê Húc trước khi nấu cơm. Nước uống thì khiêng từng thùng chừng mươi lít cùng với đứa em 8 tuổi, từ sông Hồng chứa vào cái chum nhỏ cho lắng phù sa bằng phèn chua.
Lớn hơn đi học Chu Văn An thì gặp một người cùng lớp ở Nghệ An cha mẹ bị đấu tố phải trốn ra Hà nội tá túc vạ vật trong trường nhờ nói khó với bác gác trường. Sau tháng 7/1954 di cư vào Sài gòn tạm trú tại chợ Bình Tây. Rồi sống ở khu Bàn Cờ gần đường Nguyễn Thiện Thuật lúc còn bỏ hoang cỏ mọc chưa mở ra tới đường Phan Thanh Giản là nơi phóng uế và xả rác.
Dưới thời tổng thống Diệm viện bài lao được xây lên ở đây, và bắt đầu có chiến dịch bài lao toàn miền Nam. Hầu như xóa bỏ rộng rãi căn bệnh hiểm nghèo này. Học xong Y khoa bác sĩ thì động viên phục vụ ở Kon Tum. Căn nhà bố tôi làm ăn dành dụm xây dựng từng bước cả đời mới xong để tính làm nơi hương hỏa tụ tập anh em con cháu, nhưng chưa trả hết nợ thì tết Mậu thân bị đạn không biết từ phe nào làm bay một mảng mái. Còn bây giờ anh em con cháu đứa ở Việt nam đứa tản lạc khắp hải ngoại.
Năm 1975, sau khi Việt Cộng chiếm Sài gòn thì đi tù cải tạo. Vượt biển mùa bão trên chiếc thuyền hai bloc đầu bạc chở 75 nhân mạnglớn nhỏ mà không bị đắm. Đứa con trai nhỏ chết khát và đói trên biển buổi sáng thì buổi chiều ghé được vào đảo Pag Asa (Hy Vọng) do Phi luật Tân chiếm đóng ở Trường Sa. Vì thế đã không bị xả súng bắn chết hết trong đêm như những người vượt biển trên một chiếc thuyền khác dạt vào đảo VC trấn giữ cách đó không xa. Chuyện này tôi được biết vì còn một đứa bé sống sót được hải quân Phi cứu sống ngày hôm sau nhờ bám vào một mảnh ván thuyền trôi bập bềnh trên biển.
Chẳng người dân nào mà thích chiến tranh, dù là chiến tranh giải phóng do bộ đội bác Hồ mang tới. Cho nên bỏ chạy trước khi được giải phóng.
Không đi được thì có mẹ có chị bỏ vào thúng gánh đi
Tuy rằng đi thì tức là theo ngụy và phải bị tiêu diệt, như trên đường số 7 (hình trái),trên đại lộ kinh hoàng năm 1972 (hình dưới)
Bây giờ ngẫm nghĩ, tôi không biết những người bị bắn chết này ở thế giới bên kia muốn chiếc đảo họ dạt vào là do "quân cách mạng gồm những người mới xã hội chủ nghĩa VN" trấn đóng hay quân Phi luật Tân xì xồ tiếng Tagalog chiếm giữ như đảo Pag Asa chúng tôi lên. Định cư ở đất Mỹ hành nghề trở lại, cuối thập niên 80 tôi đã gặp một bệnh nhân khật khùng, đến khai đủ thứ bệnh không rõ ràng, mãi sau hỏi ra mới biết rằng ông này là người phiêu dạt nhiều ngày trên biển đã phải ăn thịt người đồng thuyền chết đói.
Và cũng biết một bệnh nhân đã từng bị hải tặc Thái Lan hiếp tập thể nhưng sống sót mà tới định cư tại Hoa kỳ, sống đời sung túc. Lại còn biết có người trên 70 tuổi bệnh tật rề rề mà lấy được cô gái trẻ măng làm vợ chỉ vì cô này muốn làm “đầu cầu” để cho gia đình bố mẹ anh em sang Mỹ, ra khỏi nước VN đã được giải phóng bởi những đồng đảng của Hồ chí Minh mà bố mẹ cô đã giúp đỡ thời chiến.
Kể sơ ra như thế thì các quý vị hẳn hiểu rõ tại sao tôi không xem cuốn phim tài liệu chắp vá của Ken Burns và Lynn Novick. Nhưng tôi đã đọc các bài viết của những người xem cuốn phim. Đầu tiên là của Khải Đơn ở Sàigon, của Zinonan giáo sư sử học ở Berkeley, của Nguyễn Tiến Hưng, của Giao Chỉ, của người ký tên Nguyễn ngọc Sẵng, và một số bài liên quan khác vân vân. Mỗi người có ý riêng của mình. Nhưng tựu chung chỉ là nói cuốn phim thiên lệch, thiếu sót, từ góc nhìn của mình, hay so với những dữ kiện mình biết.
Như Nguyễn ngọc Sẵng, một người viết rằng “may mắn” được mời vào ban điều hành thảo luận trong cuộc trình chiếu giới thiệu cuốn phim The Vietnam War trước một cử tọa trên 200 đa số là Mỹ. Ông Sẵng nhân danh cho VNCH.
Người lính VNCH trên chiến trường Quảng Trị 1972
Và kết luận bằng một câu như sau
“Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem”.
Ông Nguyễn Tiến Hưng là nguyên bộ trưởng kế hoạch thời tổng thống Thiệu, từng du học ở Mỹ, có bằng tiến sĩ, là tác giả cuốn sách "Khi đồng minh tháo chạy", dựa trên những điều đã biết trong khi làm việc và các sách vở tài liệu Mỹ đã đọc về cuộc chiến VN.
Ông Hưng đã viết một bài dài về cuốn phim, có thể tóm tắt lại bằng một câu của chính ông trong bài, là “Dù đã có một chiến lược tiếp cận rất hay và đầy tính cách con người, bộ phim có nhiều khuyết điểm”. Kết luận của ông Hưng không giống ông Sẵng là nên vất cuốn phim vào sọt rác, mà hàm ý là nên xem vì ông cho rằng “hay, và đầy tính cách con người”
Ông Giao Chỉ, nguyên đại tá tâm lý chiến VNCH, sang Mỹ sống đời giúp người tỵ nạn và viết văn, bình luận, đã cũng viết một bài vừa phải. Với lối viết mà đặc tính không đổi của ông là gồm những điều làm nhiều người thích cũng như làm nhiều người không hài lòng, nhưng không bực bội cho lắm. Thí dụ
“Những nhà làm phim đã gián tiếp xác định sự chiến thắng của Cộng sản Việt Nam là hữu lý và tất yếu. Hình ảnh sau cùng vẫn là một dân tộc chống ngoại xâm và thống nhất đất nước”
“Thế giới tự do thua trong một cuộc chiến nhưng 20 năm sau đã toàn thắng khi liên bang Sô Viêt xụp đổ tại Nga. Với Nam Việt Nam năm 1972 thắng trận Bình Long, Kon Tum và lấy lại được Quảng Trị. Nhưng thua trận 75 là mất tất cả. Dù sau này một lần hay là 10 lần cờ đỏ phải hạ xuống ở điện Cẩm Linh thì Việt Nam Cộng hòa cũng đã mất tất cả. Bao nhiêu sự hy sinh trong 21 năm chiến đấu và xây dựng 2 nền Cộng hòa của miền Nam đều đổ ra sông ra biển”
“Lỗi lầm không phải tại đồng minh không quyết tâm, cũng không phải bởi kẻ thù quá mạnh. Lỗi lầm là lãnh đạo ta không đủ sức vượt qua những khó khăn lớn lao và toàn dân không được vận động để quyết tâm tham chiến” (hết trích)
Không nói đến một số phản ứng kiểu “quần chúng tiêu thụ” rủ nhau "coi chùa” cho nhanh kẻo bị lấy đi vì vấn đề bản quyền, cuốn phim được quảng cáo là công phu 10 năm làm việc và tốn phí mấy chục triệu đô la.
Chỉ duyệt qua các bài viết như thế từ góc nhà chính trị và trí thức Nguyễn tiến Hưng, nhà bình luận nhân danh lính VNCH Nguyễn Ngọc Sẳng, nhà văn nhà báo và hoạt động cộng đồng phải-đạo-chính-trị Giao Chỉ thì xem ra không còn mấy để thêm, về cuốn phim.
Ngoài một điều nổi bật là những người làm phim đã lọc lựa sắp xếp các hình ảnh, sự kiện, để phát biểu cái thâm ý của mình, là xí xóa mọi sự. Bằng lời của Bảo Ninh với mái đầu bạc mà Khải Đơn tường thuật rằng là xuất hiện mở đầu phần trích của tập phim trình chiếu trong tổng lãnh sự Mỹ ở Sàigòn là “Chiến tranh không ai thắng hay thua hết. Những ông không bao giờ đánh nhau mới bàn luận ai thắng thua”. Mở ngoặc xin nhắc lại ở đây cho quý vị ít thì giờ đọc sách rằng Bảo Ninh là tác giả cuốn truyện “Nỗi buồn chiến tranh” được biết nhiều ở hải ngoại thập niên 1990, kể lại chuyện đời của một chàng bộ đội tên Kiên, với nhiều điều thấm thía, chua chát.
Câu này nghĩ cho cùng chỉ là một câu khoa đại chống chiến tranh, để những người làm phim dùng nhằm gạt sang bên cái bản chất của một giai đoạn chiến lược Mỹ chết người tốn tiền và để lại một di sản tâm lý nặng nề trùm lên cả nước Mỹ, do cách kết thúc của một chính sách. Tại sao?
Đào phản chiến Jane Fonda trong một cuộc biểu tình phản chiến
Năm 1975, khi VC chiếm được miền Nam, chính giới và truyền thông Mỹ đã bàn tán, diễn giải và đổ tội khá nhiều về thắng thua, để biện minh cho sự thất bại rõ ràng của Mỹ mà cả thế giới thấy ở miền Nam Việt nam. Lúc đó thủ tướng VC Phạm Văn Đồng đã vắn tắt nói rất đúng, đại ý rằng thua là thua, không kể là thua quân sự hay chính trị. Đồng cũng không quên khoe khoang rằng Hà nội đã thắng trên đường phố Washington DC.
Ý ám chỉ đến phong trào phản chiến mà Đồng tự cho là do VC dựng ra. Một cách khách quan sự thắng lợi này là do tác động hay nói cho đúng là “công lao” của truyền thông giòng chính Mỹ lúc bấy giờ. Nhưng thật là mỉa mai, cái công lao này truyền thông giòng chính lại không dám nhận công khai, bởi vì nó đã là nguyên nhân tạo ra cái mặc cảm thua kém, thất bại nơi dân Mỹ, được gọi là The Vietnam syndrome,- hội chứng Việt Nam.
Cái mặc cảm này đã chỉ bớt nhờ tổng thống Ronald Reagan với tác phong điềm đạm “cha già” và cuộc lật đổ nhanh chóng bằng quân sự trong một tuần năm 1983 chính quyền đảo quốc Grenada thiên Cộng với dân số trên dưới 100.000 dân ở vùng biển Caribbean. The Vietnam syndrome này kể như gần hoàn toàn mất hẳn năm 1991 với tổng thống Bush cha trong cuộc chiến tranh kéo dài 3 tháng trục được quân đội chiếm đóng Saddam Hussein ra khỏi nước dầu hỏa Kuweit.
Tiếp theo, cái mặc cảm này đã được thay thế bằng nỗi hân hoan với sự sụp đổ không ngờ của Liên sô năm 1991. Không ngờ, vì cơ quan CIA không những không tiên đoán được mà còn đưa ra những tính toán bành trướng đáng ngại của Liên sô cần đối phó, và tổng thống Bush cha thì cũng thú nhận như thế. Tiếng Mỹ có một chữ vắn tắt là implode. Tiếng Việt phải cần 5 chữ là “đổ bể tự bên trong”. Nhưng nhanh chóng nó đã được coi là một chiến thắng, một thành quả “bất chiến tự nhiên thành” của Mỹ.
42 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, tất cả tài liệu của truyền thông Mỹ, sách báo Mỹ, chính giới Mỹ nếu gộp chung lại với đầy những khẳng định mâu thuẫn, trái ngược không thể nào giải thích được một cách thích đáng cho dân Mỹ bây giờ và tương lai sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam và sự rút lui của Mỹ ra khỏi Việt Nam. Dấu tích cụ thể không xóa được của sự bối rối này là đài kỷ niệm trên dưới 58.000 quân nhân Mỹ chết ở Việt Nam được thiết lập ngầm dưới mặt đất!
Không giải thích được tại sao những người lính Mỹ ở VN trở về thì bị dân Mỹ khinh khi phỉ nhổ. Không giải thích được tại sao mà hội chứng chấn động thần kinh sau chấn thương (post traumatic stress syndrome) đã được chú trọng nghiên cứu sau khi kết thúc chiến tranh VN để được trở thành bệnh chấn động thần kinh sau chấn thương (post traumatic stress disease).
Không giải thích được cho xuôi tại sao những kẻ như John Mc Cain, John Kerry là những cựu chiến binh ở VN ngực đầy huy chương đã trở thành những chính khách chủ trương làm ăn với một chế độ mà so về mức thiệt hại đây cho dân Mỹ và dân VN do cuộc chiến chúng mở ra không thua gì cuộc chiến Hitler tạo ra cho dân Đức. Có thể nói là thiệt hại hơn vì tới nay hệ quả của quyết định Hồ chí Minh lập Mặt Trận giải phóng miền Nam năm 1960 để bắt đầu cuộc chiến Việt Nam vẫn còn, trong khi những hệ quả của Hitler đã hết từ lâu.
Cho nên, kỹ nghệ truyền thông/giải trí Mỹ chỉ có cách là chọn lựa dữ kiện, chọn lựa những phát biểu thuận lợi cho lý do bóp méo của cuộc chiến. Quy tất cả vào cái kể là sai lầm khởi đầu của chính giới Mỹ không tin vào sự thân Mỹ và theo quan niệm dân chủ Mỹ của Hồ chí Minh mà phe tả suy diễn gán cho Hồ, căn cứ vào một câu của Hồ lấy trong hiến pháp Mỹ năm 1945 và căn cứ vào một giai đoạn ngắn hợp tác thời cơ với tình báo Mỹ để chống Nhật. Cũng như đã bỏ qua đi chủ trương căn bản lúc đầu của Mỹ là ủng hộ chủ nghĩa thực dân Anh Pháp. Chọn lựa dữ kiện hay lấy một phần sự thật, để lờ đi chiến lược chủ điểm Thế giới Tự do của Mỹ thập niên 1950 nhằm ngăn chống bành trướng Cộng sản.
Tệ mạt nhất là đổ tội cho một đối tác không còn, là VNCH. Mà những người từng ở vị trí quyền lực còn sống tới nay trên thực tế là vô năng, vô dụng, hành xử cho phải đạo chính trị để giữ yên cái danh chức thời xưa. Hoặc là chỉ than van. Cho nên đã có sự thổi phồng, bi kịch hóa tình trạng tham nhũng thối nát của VNCH, đã có sự xì ra về sau này chuyện mưu toan hòa giải với Hà Nội không rõ thực hư của ông Ngô đình Nhu để biện minh chuyện đảo chính tổng thống Diệm.
Đã xây dựng dầy công cho phong trào phản chiến ở Mỹ và thế giới với những thành phần hippy hiện sinh đầu bù tóc rối dơ dáy vác khẩu hiệu “làm tình không làm chiến tranh” để áp lực - hay tạo điều kiện (?) - cho giới chính trị Mỹ rút khỏi miền Nam. Đã tô vẽ trang điểm cho những con rối chính trị miền Nam kiểu Dương Văn Minh để sửa soạn cho một chuyển quyền hợp pháp hình thức cho VC. Vân vân và vân vân…
Cho nên cuốn phim “khiếm khuyết”, như ông Nguyễn tiến Hưng nói – không vì vô tình. Cuốn phim đã được cố ý trình bầy để xí xóa mọi sự, đẩy lùi tất cả xuống dưới thảm những gì không thuận lợi cho dụng ý của những người làm phim và cái thế lực bỏ tiền ra thực hiện cuốn phim. Và thổi lên những ngụy luận. Là Mỹ can thiệp vào VN vì không hiểu rõ Hồ chí Minh. Mỹ rút khỏi Việt Nam không phải vì thua mà vì VC có lý do chính đáng giải phóng miền Nam, và đáng cho chế độ này vị trí đối tác đúng mức. Những thông điệp này chỉ có tác dụng lên người Mỹ bây giờ và mai sau là những người sinh sau chiến tranh, không quan tâm đến chính trị, không quan tâm đến VN, không quan tâm đến những vấn đê ngoài đời sống trước mắt, thường chỉ có phản ứng cảm tính.
Mà như tổng thống Nga Putin mới mô tả cách đây ít bữa, một cách coi thường, là “không có khả năng phân biệt Austria với Australia”.
Vì thế, tại Sài gòn cuộc trình chiếu giới thiệu cuốn phim tại tòa tổng lãnh sự Mỹ trên 200 người dự khán đa số là dân Mỹ theo như Nguyễn ngọc Sẳng người có mặt trên bàn thảo luận cho biết.
Những nửa kia của sự thực về cuộc chiến VN sẽ chẳng bao giờ được lôi ra như có người lạc quan nhận định về cuốn phim đã viết. Bởi vì những người viết và sống thực trong cuộc chiến đã và đang trên đại lộ hoàng hôn dần dần biến mất. Và trong số` những người này thì nhiều người cho tới nay đã không quan tâm kể lại cho con cháu nghe, hay là có kể nhưng chúng không nghe là bao nhiêu. Những nửa sự thực này có thể sẽ chỉ được đưa ra bởi những người nghiên cứu cổ sử tương lai để làm luận án chẳng hạn.
Tầm quan trọng sẽ không có gì. Bởi vì quan trọng không phải là những sự thực tự thân của một thời được nêu ra.
Quan trọng là nhân chuyện này, mà nhìn ra được sự gian tà dụng ý của kỹ nghệ truyền thông giòng chính và giải trí, để mà từ đó có thể nhận định tình hình chính xác, cần thiết cho cuộc sống hiện nay tại Mỹ, cho người Mỹ gốc Việt cũng như cho người Mỹ bản địa lâu đời. Để không bị lôi vào những thái độ tiêu cực, không tốt cho đất nước này, như nhiều người đã thấy trong cuộc đấu đá chính trị Mỹ loạn xạ từ khi bắt đầu cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 tới nay, vì bị khai thác bởi truyền thông giòng chính và giải trí, cho phồng lên xẹp xuống theo những toan tính của cơ chế siêu quyền lực đã ăn sâu bám rễ vào hệ thống chính trị Hoa kỳ, ít ra là từ sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt.
Sự kiện mới nhất liên hệ đến sự xuất hiện cuốn phim là ngày 29 tháng 9/2017 báo New York Times đăng một bài báo nhan đề What not to learn from Vietnam (điều không nên học từ VN) giả lả, công nhận sự thất bại của cuốn phim. Tác giả là giáo sư sử học Gregory Daddis đại học Chapman University là người làm cố vấn lịch sử cho cuốn phim. Bài viết đã nêu ra những thiếu sót, thiên lệch khiến gây ra những phản ứng sôi nổi. Daddis viết rằng cuốn phim tài liệu này nên được dùng để “kích thích những thảo luận mới về cuộc chiến ở VN hơn là nhằm chấm dứt thảo luận vì hai nhà đạo diễn trong số tài ba nhất của chúng ta đã lên tiếng”. Ông kết luận “cuốn phim tài liệu này không thể coi là thánh kinh của VN” (the gospel of Vietnam). Và kêu gọi đồng cảm (empathy).
Ít khi mà NYT cơ quan số 1 của kỹ nghệ truyền thông giòng chính/giải trí Mỹ từng biến âm đổi điệu cuộc chiến VN lại nhanh chóng có thái độ “biết điều” như vậy về vấn đề VN. Phải chăng là thời thế đã đổi thay từ khi người dân Mỹ nghe được mấy chữ “truyền thông tin giả” của ông Trump để mà giật mình nhận ra rằng không phải vì ở vị trí lâu đời bề thế, với đông đảo “văn công bút sĩ” có khả năng lươn lẹo lý luận, uốn lưỡi dẻo quẹo, mà là tiếng nói chân lý.
Người biết nghĩ không có lý do gì coi một cuốn phim tài liệu được thực hiện để phục vụ những ý đồ đen tối như The Vietnam war. Ngoài ra, biện pháp hiệu quả nhất đối với những kẻ tà ngụy làm tiền của kỹ nghệ truyền thông/giải trí này là để cho chúng mất tiền toi vì trang mạng phổ biến của chúng vắng như chùa Bà Đanh.
Bs Trần Xuân Ninh
(ngày 29 tháng 9/2017)
Những sai trái trong phim tài liệu
"Chiến tranh Việt Nam" của Ken Burns
trên đài PBS
R. J. Del Vecchio
ngày 19 tháng 11 năm 2017
Một số cựu chiến binh và sử gia khác nhau đã từng đưa ra những phê bình về những tập phim tài liệu “Chiến Tranh Việt Nam” của Ken Burns và Lynn Novick, và họ đã chất vấn cả hàng mấy chục điểm, nhưng tôi chỉ muốn đề cập đến mộtđiểm có lẽ là đơn giản nhất: đó là việc [Ken Burns] chỉ lướt sơ qua chính sách độc ác, có chủ ý, được quân đội cộng sản thực thi một cách gắt gao, nhưng lạichiếu rọi ánh sáng vào thiểu số sự kiện tàn ác do quân đội Mỹ gây nên.
Sự khủng bố mà Việt cộng gây nên mang tính cách liên miên và phổ quát; vào khoảng cuối năm 1968, gần 62,000 người dân miền Nam bị ám sát, bắt cóc, không bao giờ còn trông thấy họ nữa. Giáo chức, cảnh sát, xã trưởng, các nhà sư, binh sĩ, và nhiều người khác nữa, đều bị giết – đôi lúc toàn bộ gia đình, và có lúc bị giết một cách hết sức dã man.
Những vụ thảm sát có tổ chức ở Huế trong dịp Tết nay đã tăng lên đến trên 5,000 người, gồm có cả những bác sĩ người Đức, các cha cố người Pháp, và nhiều người khác – một số bị bắn,một số khác thì bị đánh vỡ đầu, và nhiều người khácthì bị chôn sống.
Ở tại làng Dak Son vào tháng 12 năm 1967, hơn 250 người dân làng không mang vũ khí đã bị súng phóng lửa của quân đội miền Bắc thiêu cháy rụi. Chúng ta nhìn thấy hình ảnh những người bị thảm sát ở Mỹ Lai, nhưng không ai được nhìn thấy những thân xác cháy rụi ở Dak Sơn hay những phần thân xác còn lại được đào lên ở Huế, cườm tay bị trói cột vào nhau, hay mồm bị nhét dẻ xuống tận đến cuống họng.
Đâu là sự “quân bình” khi mà những hành động tang thương và ô nhục của một vài đơn vị hay cá nhân, đi ngược lại chính sách của Mỹ, những lệch lạc chệch hướng, chứ không phải là kế sách thực thi căn bản, lại được đánh nổi bằng nhiều chi tiết gây niềm đau, trong lúc chính sách có chủ ý vạn lần to lớn hơn của đối phương lại chỉ được lướt qua một cách ngắn gọn, và hằng ngàn cái chết oan ức do chính sách này đưa đến lại không được triển khai?
Một cách để phán xét tính luân lý của cuộc chiến là những gì xảy ra khi chiến tranh đã chấm dứt.
Tại Âu châu, khi Đại Chiến II chấm dứt, những trại tử thần đóng cửa, các tự do được phục hồi, hàn gắn bắt đầu. Ở Việt Nam sau 1975, hằng chục ngàn người bị hành quyết, và trên cả triệu người phải vào trại tập trung, có khi lâu đến cả 18 năm với một tử suất cao vì đói, vì lao động kiệt lực, và vì bị đối xử bạo tàn.
Tất cả báo chí đều bị đóng cửa, tài sản bị tịch thu, và tình trạng trở nên tồi tệ đến độ hơn cả 2 triệu người phải rời quê cha đất tổ để trốn thoát. Trên 250,000 người đã rời bỏ miền Bắc để trở nên nhưng người di cư ở bên Trung quốc. Những người trốn thoát bằng thuyền hay tìm cách đi bộ đến Thái Lan bằng cách băng qua những “cánh đồng giết người” ở Căm Bốt thì nắm chắc 25% là phải chết.
Việc áp đặt nền kinh tế Mác-xít đã đưa đến nạn gần chết đói và tử suất của trẻ em sơ sinh rất cao trên toàn cõi Á châu. Nhiều nhóm tôn giáo bị bách hại và bị nhà nước kiềm toả ở nhiều tầng lớp khác nhau vì “chính sự an nguy” của chính họ.
Tất cả những người trước đây đã từng làm việc cho chính quyền Sài Gòn, ngay cả trong những công việc nhỏ mọn nhất, cũng bị kỳ thị về công việc làm ăn, về nơi ăn chốn ở, về giáo dục; sự kỳ thị này đeo đuổi từ cha mẹ, đến con cái, đến cả cháu chắt.
Những hứa hẹn tuyệt vời của Mặt trận Giải phóng Quốc gia, được tuyên truyền với thế giới như là một thực thể hoàn toàn thuộc miền Nam, không bao giờ còn thấy được lặp lại nữa, và người cộng sản đối xử với họ như là những thứ bù nhìn – rốt cuộc, họ đã tự nguyện giải tán trong bực bội và ghê tởm.
Một số trong những người này cuối cùng đã trở thành những người di cư trốn tránh đất nước mà họ đã từng chịu khổ đau trong bao nhiêu năm đấu tranh cật lực. Vì thế “giải phóng và công lý” lẽ ra đáng đã phải đến với việc Hà Nội tiêu diệt Việt Nam Cộng Hoà, hoá ra lại trở thành một cái gì rất khác với điều mà những người chân thành hỗ trợ phản chiến nghĩ là họ đã xuống đường để tranh đấu cho kỳ được.
Tất cả những điều này cho chúng ta thấy sự thực của chiến tranh là gì.
Không phải là một cuộc chiến “giải phóng” miền Nam vì tinh thần quốc gia, mà là một cuộc xâm lăng của người cộng sản nhằm áp đặt thể chế cộng sản lên một dân tộc, mà sau Tết Mậu thân1968, hoàn toàn không muốn sống dưới thể chế này.
Ngày hôm nay, Việt Nam vẫn còn mang xú danh về những vi phạm nhân quyền, về tham nhũng thối nát tràn lan, và về một giới thượng lưu đầy đặc quyền đặc lợi, giàu sụ, gửi con cái đi học tại các đại học Mỹ.
Đây là những sự thật mà người Mỹ cần biết – chứ không phải những sai lạc, những bỏ sót, và sự thiên lệch của những tập tài liệu trên đài truyền hình. Nhiều cựu chiến binh đang chờ xem phản hồi của Ken Burns đối với một cuộc thảo luận cởi mở và công cộng về nội dung của những tập tài liệu về chiến tranh Việt Nam.
* R.J.Del Vecchio là thư ký điều hành cho báo Vietnam Veterans for Factual History
* Ts Nguyễn Văn Thái dịch theo nguyên bản dưới đây:
What Ken Burns' Vietnam War docu-series on PBS gets wrong
by R. J. Del Vecchio | Nov 19, 2017
Various veterans and historians have provided critical reviews of the Ken Burns/Lynn Novick series "The Vietnam War," and there is a score of points they take issue with, but I will address perhaps the simplest one: Glossing over the conscious and rigorously practiced policy of atrocities by the communist forces, while spotlighting those few committed by United States forces.
The terrorism practiced by the VC was constant and widespread; by the end of 1968, nearly 42,000 citizens of the south had been assassinated or kidnapped, never to be seen again. Teachers, policemen, village chiefs, monks, soldiers, and others were killed – sometimes whole families, sometimes in deeply gruesome ways.
The organized massacres in Hue during Tet are now known to add up to more than 5,000 people, including German doctors, French priests, and others – some shot, others clubbed, and many buried alive.
In the village of Dak Son in December 1967, more than 250 unarmed villagers were burned to death by NVA flamethrowers. We saw pictures of those murdered in My Lai, but none were shown of the burned bodies from Dak Son, or the remains dug up in Hue — wrists wired together, or gags stuffed down their throats.
What kind of “balance” is there when the tragic and shameful actions of a few units and individuals, against U.S. policies, as aberrations, not standard practice, are hammered on in agonizing detail, when the enormously greater deliberate policy of the opposing side is mentioned briefly and the huge multiple of deaths resulting from it is not explored?
One way to judge the morality of a war is what transpires when it ends.
In Europe, after World War II, death camps were closed, freedoms were restored, healing started. In Vietnam after April 1975, tens of thousands were executed, and well more than a million went into concentration camps for as long as 18 years, with a high death rate from starvation, overwork, and brutality.
All newspapers were closed, properties were seized, and conditions became such that nearly 2 million people were uprooted from the land of their ancestors and fled. More than 250,000 fled the north to become refugees in China, while those who took boats or attempted to walk to Thailand across the killing fields of Cambodia took a 25 percent chance of dying by doing so.
The imposition of Marxist economics led to near-starvation and the highest natal death rate in all of Asia. Religious groups were persecuted and came under various levels of state control "for their own good."
All those who had worked for the Saigon government in even the least ways became subject to official discrimination about jobs, where they could live, and education; the discrimination follows from the fathers to their children and grandchildren.
The wonderful promises of the National Liberation Front, which was sold to the world as a purely local Southern entity, never came up again, and the communists treated them as figureheads -- in the end, they voluntarily disbanded in frustration and disgust.
Some of them ended up as refugees from the country they had suffered for over many years of hard struggle. Thus the “liberation and justice” that were supposed to come with the eradication of the Republic of Vietnam by Hanoi turned out to be something very different from what the sincere antiwar supporters had thought they were marching for.
All of this tells us what the truth of the war was. Not a war of nationalism to “free” the South, but a war of communist conquest to impose that system on a people who, after Tet 1968, absolutely did not want to live under it.
Today, Vietnam is still infamous for its human rights violations, rampant corruption, and a privileged and super-wealthy upper class that sends their children to American universities.
These are the truths that Americans should understand – not the inaccuracies, omissions, and slant of the TV series. Many veterans are waiting to see Ken Burns respond to our calls for an open and public discussion about the content of the series.
R. J. Del Vecchio is the executive secretary of Vietnam Veterans for Factual History.
http://wiki.vvfh.org/index.php/A_(South)_Vietnamese-American_Perspective_on_the_Burns/PBS_Series
PHÊ BÌNH VIETNAM WAR CỦA KEN BURNS
Episode I
Hoàng Duy Hùng
A paratrooper from the 173rd Airborne Brigade after a July 1966 firefight, in Ken Burns and Lynn Novick’s “The Vietnam War.” Credit John Nance/Associated Press
Trong tháng 9 năm 2017, Đài Public Broadcasting Service (PBS), một cơ quan truyền thông giáo dục, chiếu một loạt (serie) phim tài liệu Vietnam War của Ken Burns trên toàn quốc Hoa Kỳ. Trước khi trình chiếu, PBS quảng cáo rầm rộ đây là loạt phim tài liệu rất giá trị do ông Ken Burns nghiên cứu 30 năm nên rất trung thực và khách quan.
Với tầm vóc trình chiếu toàn quốc do một cơ quan chú trọng giáo dục và với sự bảo trợ của nhiều mạnh thường quân như thế thì Vienam War của ông Ken Burns rất có uy thế cho thế hệ sau khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam. Người xưa nói: "Làm bác sĩ sai thì giết một người; làm chính trị sai thì giết một thế hệ; làm văn hóa sai thì giết tương lai cả một dân tộc." Vietnam War của ông Ken Burns là một tác phẩm văn hóa nghiên cứu về chính trị và sử của nước Việt và Hoa Kỳ, nếu có điều gì đó sai lầm thì nó sẽ "đầu độc" cho biết bao thế hệ tương lai.
Vì quan niệm tầm quan trọng Vietnam War của ông Ken Burns trên thế hệ tương lai, tôi xem phim tài liệu này. Mới xem xong tập đầu, Episode 1, tôi đã cảm thấy máu chảy rần rần lên trên đầu và sự giận dữ tột độ xâm chiếm tâm hồn tôi. Tôi liền viết một điện thư (email) cho ông Steve Sherman, một người bạn của ông Ken Burns, phản ảnh quan điểm của tôi. Tôi gởi bản sao email này cho một số thân hữu và gởi lên trên Diễn Đàn Chinh Nghĩa. Tôi cho rằng tập phim tài liệu này vô tình ông Ken Burns là cái loa tuyên truyền cho Cộng Sản Việt Nam, ca tụng Hồ Chí Minh quá lố và khiếp sợ quân đội Bắc Việt một cách lố bịch cũng như ông Ken Burns chạy tội cho Hoa Kỳ vì những mưu đồ chính trị đã sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tham gia một cuộc chiến với chủ trương không thắng để có cơ hội giải quyết toàn bộ vũ khí tồn đọng lại từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, và vì thế đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và giờ đây Ken Burns lần thứ hai đâm lút cán sau lưng các chiến sĩ VNCH. Tôi tỏ rõ lập trường là sẽ không để cho các con tôi xem phim tài liệu này vì đây là phim tuyên truyền đầu độc bóp méo lịch sử, hạ nhục Việt Nam Cộng Hòa, và tôi sẵn sàng công khai đối chất với ông Ken Burns về những quan điểm của ông ấy ở phim Vietnam War.
Không ngờ trong một thời gian ngắn, tôi nhận nhiều phản hồi từ email cho đến điện thoại, ngay cả ông Steve Sherman, ông Sherman cũng đồng ý với quan điểm của tôi và còn yêu cầu tôi hãy làm một điều gì đó để bảo vệ chính nghĩa của người Quốc Gia, của Việt Nam Cộng Hòa, mà do ông Ken Burns đã bóp méo vo tròn đầu độc. Ông Steve Sherman còn cho biết ông muốn nhiều người Việt Nam phản ứng về Vietnam War của Burns như tôi đã làm để ông đóng lại thành tập phản ảnh cho Burns biết cũng như lưu làm hồ sơ cho thế hệ sau.
Có người lại khích tướng: "Tôi coi hết từ đầu tới cuối... không phản ứng. Chú mày năm 1975 còn bé tí teo, nóng chi vội."
Cá nhân tôi có nhiều hạn chế, nhưng trước lời khích lệ và "khích tướng" của nhiều người, bước đầu, tôi phân tích những sai lầm độc hại phim Vietnam War của ông Ken Burns, và hy vọng, từ đó nhiều vị thức giả có khả năng nhập cuộc. Chúng ta cần có một cao trào phản đối phim Vietnam War của ông Ken Burns ngõ hầu trong tương lai khi con em chúng ta lỡ có coi phim tài liệu này thì con em của chúng ta cũng sẽ biết phim này bị phản đối dữ dội và con em của chúng ta sẽ tìm hiểu về những quan điểm mà chúng ta muốn trình bày.
Những sai lầm trong Vietnam War tập I của Ken Burns:
Tựa đề của tập phim là Vietnam War thì cần sự phản ảnh thời gian đồng đều cho các bên tham chiến trong đó có người Mỹ, Bắc Việt, và Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, Ken Burns dành quá nhiều thời gian cho Mỹ, cho Bắc Việt, còn thời gian cho quan điểm của Việt Nam Cộng Hòa thì rất ít và nếu có thì chỉ trình bày những phần không quan trọng hoặc chỉ liên quan đến tầm ảnh hưởng chiến thuật chớ không nói lên được quan điểm chiến lược.
1. Tựa đề tập I là Vietnam War từ thời 1858-1961, tức là từ thời chống Pháp Thuộc, ở phút thứ 15, Ken Burns ca tụng Nguyễn Tất Thành với bút hiệu là Nguyễn Ái Quốc, năm 1919, đã đưa Bản Kiến Nghị cho phái đoàn của Tổng Thống Woodrow Wilson về vấn đề của Việt Nam. Thật ra, Phong Trào chống Pháp nổi danh thời gian đó phải nói đến hai cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Bản Kiến Nghị mà Nguyễn Tất Thành đi trao cho phái đoàn của Tống Thống Woodrow Wilson năm 1919 là do những nhà chí sĩ Việt Nam ở Paris lúc đó viết. Nhóm này gồm có luật sư Phan Văn Trường, ông Nguyễn Thế Truyền, nhà ái quốc Phan Chu Trinh, và ông Nguyễn An Ninh, cả nhóm lấy bút hiệu là Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Tất Thành chỉ là "người đưa thư" mà thôi, nhưng sau này Nguyễn Tất Thành "chôm credit" của cả nhóm và tự nhận mình là "Nguyễn Ái Quốc " từ giây phút đó. Công trình nghiên cứu sử 30 năm của Ken Burns không đá động gì đến những người như cụ Phan Chu Trinh, luật sư Phan Văn Trường, ông Nguyễn Thế Truyền, ông Nguyễn An Ninh, và cụ Phan Chu Trinh thì quả thật đó là một việc tai hại, vô tình, Ken Burns đã ban chính nghĩa và chính thống cho Nguyễn Tất Thành.
2. Tiếp theo phút 15, Ken Burns ca tụng Nguyễn Tất Thành sau đó lấy nhiều bí danh, và bí danh nổi bật nhất là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã được đánh bóng trở thành người độc thân hy sinh cả đời cho sự nghiệp cách mạng và độc lập của dân tộc Việt, trổi lên như một lãnh đạo sáng chói không có ai có thể so sánh được. Tôi bất đồng ở điểm này một cách sâu sắc vì những tài liệu gần đây của chính Trung Cộng tung ra cho biết Nguyễn Tất Thành với bí danh Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù Victoria, Hong Kong, năm 1932, và nhận chỉ thị của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã chọn Thiếu Tá Hồ Quang người Trung Quốc để đóng tiếp vai Nguyễn Ái Quốc và sau này là Hồ Chí Minh, và vai Hồ Chí Minh cũng có nhiều người đóng chớ không phải một người. Vậy thì, người mà được gọi là "Hồ Chí Minh" chẳng phải vì tranh đấu chống Pháp giành độc lập cho Việt Nam, mà chỉ thi hành mệnh lệnh của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, và khi thi hành mệnh lệnh thì có nhiều điều gây tang thương cho dân tộc Việt. Thật ra, trước năm 1945, chẳng ai biết tên tuổi "Hồ Chí Minh," nhưng lúc đó người ta biết đến ba nhà ái quốc Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, biết đến những chí sĩ của Việt Nam Quốc Dân Đảng, biết đến nhà cách mạng Trương Tử Anh sáng lập Đảng Đại Việt, biết đến nhà cách mạng Nguyễn Hữu Thanh tức ông Lý Đông A. Pháp sát hại nhà cách mạng Nguyễn Thái Học, còn Hồ Chí Minh và nhóm của ông ấy bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Pháp để lấy 10 vạn quan tiền, dùng nhiều thủ đoạn thâm hiểm thủ tiêu hay sát hại những nhà ái quốc khác như giết Trương Tử Anh và Lý Đông A để ngoi lên độc tôn lãnh đạo chống Pháp!!!
3. Từ phút 16 trở đi, Ken Burns nói về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành. Những gì Ken Burns nói là bản sao của Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên truyền. Hồ Chí Minh dùng nhiều ngày sinh giả mạo, nhưng theo tôi, năm sinh của Nguyễn Tất Thành chính xác nhất là năm 1894 vì theo sổ thông bạ của làng Kim Liên: "Nguyễn Sinh Cung sinh vào tháng thứ ba năm thứ sáu của Vua Thành Thái." Năm thứ sáu của Vua Thành Thái tức là năm 1894. Lúc viết sổ bạ này, Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành hay là Hồ Chí Minh lúc đó chưa là gì hết thì làng Kim Liên không có lý do gì để giả mạo.
Ken Burns cho rằng cha con Nguyễn Tất Thành tham gia Phong Trào biểu tình chống Pháp. Tài liệu lịch sử ở trong Thư Khố Aix-en-Provence cho biết Nguyễn Sinh Huy, cha ruột của Nguyễn Tất Thành, năm 1910, bị Pháp bãi chức quan huyện Bình Khê tỉnh Quảng Nam vì say rượu đánh một nông dân tên là Tạ Đức Quang đến chết. Còn nguyên do Nguyễn Tất Thành rời khỏi nước, ngày 15 tháng 9 năm 1911, từ Marseille, Nguyễn Tất Thành viết đơn xin học vào Trường Thuộc Địa của Pháp là muốn học thành tài để phục vụ Mẫu Quốc Pháp tại những thuộc địa, chớ không phải là chống lại Pháp hoặc "đi tìm đường cứu nước" tranh đấu giành độc lập cho Việt Nam.
Ken Burns tuyên truyền dùm cho ĐCSVN về con người Hồ Chí Minh, khi Nhật xâm lăng Việt Nam, từ Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã nhận định Nhật cũng tàn ác như Pháp nên họ Hồ đã kêu gọi "đoàn kết, đại đoàn kết," và từ đó họ Hồ tìm cách xâm nhập về nước để tranh đấu.
Sự thật như thế nào?
Năm 1937, tại Quảng Đông, cụ Nguyễn Hải Thần và ông Hồ Học Lãm thành lập Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Ông Hồ Học Lãm viết văn, dùng bút hiệu Hồ Chí Minh. Hồ Quang, thiếu tá tình báo của ĐCSTQ, nhận lệnh của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, dưới vỏ bọc Nguyễn Ái Quốc, lân la làm quen với cụ Hồ Học Lãm. Cụ Lãm lầm tưởng đây là người Việt lưu vong yêu nước chớ không ngờ đó là người Trung Quốc thi hành điệp vụ do Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản trao phó nên vui vẻ tiếp nhận. Sau khi cụ Lãm qua đời năm 1938, Hồ Quang lấy lý lịch của cụ Lãm, dùng luôn bút danh Hồ Chí Minh. Năm 1940, cụ Nguyễn Hải Thần cứu giúp Hồ Quang nay đã núp dưới danh Hồ Chí Minh ra khỏi nhà tù của Trung Hoa Quốc Dân Đảng vì lúc đó Trung Hoa Quốc Dân Đảng rất nghi ngờ Hồ Chí Minh là đảng viên Cộng Sản. Hồ Chí Minh ma mãnh nịnh bợ cụ Nguyễn Hải Thần và xin gia nhập Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội nên cụ Nguyễn Hải Thần mới bảo lãnh cho Hồ Chí Minh ra khỏi tù. Tháng 2 năm 1941, Hồ Chí Minh xin cụ Nguyễn Hải Thần về nước để liên lạc và phát triển Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Cụ Nguyễn Hải Thần chấp nhận. Khi ấy, tên tuổi của cụ Nguyễn Hải Thần và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội rất nổi danh ở Việt Nam. Hồ Chí Minh về khu rừng Việt Bắc, đánh lận con đen, thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Khi ấy dân nghe na ná giống nhau, cứ tưởng Việt Minh là của cụ Nguyễn Hải Thần, là Quốc Gia, nên nhiều người yêu nước gia nhập. Năm 1945, khi cướp được chính quyền, Hồ Chí Minh công khai trở mặt với cụ Nguyễn Hải Thần thì dân mới vỡ lẽ, và từ đó họ gọi Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội là Việt Cách và Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội là Việt Minh.
Tại khu rừng Việt Bắc, Hồ Chí Minh ngã bệnh nặng. Thiếu Tá Archimedes Patti của Office of Strategic Services (OSS), tiền thân của CIA, cùng với một nhóm quân nhảy dù xuống để chăm sóc chữa bệnh cho Hồ Chí Minh và huấn luyện người của Hồ Chí Minh. Thật ra, khi ấy OSS cộng tác chặt chẽ với Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và Trung Hoa Quốc Dân Đảng tưởng Hồ Chí Minh là người của cụ Nguyễn Hải Thần, chắc là Quốc Gia, nên giới thiệu, và khi Thiếu Tá Patti nhảy dù xuống thì Hồ Chí Minh nói láo tự nhận là Quốc Gia, nhưng qua sinh hoạt, thiếu tá Patti nghi ngờ nên đã báo cáo về cho Washington là "nghi ngờ Hồ Chí Minh là Cộng Sản," nhưng vẫn chọn giúp cho Hồ vì "Hồ nói được tiếng Anh và nếu là Cộng Sản thì có pha lẫn Quốc Gia."
Năm 1945, khi đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, có hai nhân viên của OSS tại quãng trường Ba Đình. Phút 26, Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, không nói đã trích lời văn này từ trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ. Thời nay, ai cũng cho rằng đó là tội đạo văn (plagiarism) rất là ghê tởm. Nhưng ông Ken Burns phớt lờ chi tiết đó, và ông cho rằng có thể đó là sự ngẫu nhiên xuất phát từ lòng yêu nước của Hồ Chí Minh mà lúc đó Hoa Kỳ đã không nắm bắt được. Theo Burns, lúc đó Hoa Kỳ nắm bắt được để móc nối thì có lẽ Hồ Chí Minh đã không ngã về Liên Xô. Đây quả thật là một quan điểm ngây thơ vì Hồ Chí Minh là gián điệp của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, ông ấy bề ngoài đóng vai rất hiền hòa dễ thương, nhưng bên trong là một con quỷ dâm dục và tàn ác, lợi dụng ai hoặc lợi dụng chuyện gì được thì lợi dụng, cả việc đạo văn để lấy lòng Mỹ, đừng hòng mà lôi kéo. Cứ lấy vụ cô Nông Thị Vàng ra làm điển hình, Ban Bảo Vệ Sức Khỏe chọn cô vàng làm "hộ lý" cho Hồ, Hồ quan hệ tình dục cho đã đời, rồi giao cô Vàng cho Trần Quốc Hoàn đi sát hại để phi tang.
Chính Lê Duẫn sau này đã tuyên bố: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô" nên ai nghĩ chuyện đấu tranh chống Thực Dân Pháp của Hồ và của ĐCSVN là sự tranh đấu độc lập cho nước nhà là một sai lầm to lớn.
4. Năm 1945, người Việt gọi là Năm Đói Ất Dậu. Thực Dân Nhật ác độc lấy gạo đốt thành than cho xe lửa chạy chớ không cho dân Việt ăn. Lúc ấy, các đảng như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Dân Xã Đảng của Lý Đông A, Đại Việt Quốc Dân Đảng kết hợp lại với nhau thành Đại Việt Quốc Dân Đảng, phát động chiến dịch cướp nhà kho của quân đội Nhật cứu đói cho dân. Khi ấy, Hồ Chí Minh chưa có thực lực, so sánh với người Quốc Gia lúc đó thì còn chênh lệch thua kém rất xa. Thế nhưng ở phút 25, Ken Burns lại không nói gì về các đảng phái Quốc Gia, lại ca tụng chính Hồ Chí Minh là người lãnh đạo ra lệnh cho các đảng viên cướp kho lương phân phát cho dân chúng ăn, và theo Ken Burns, Hồ và đàn em của ông được tung hô là những nhà cứu tinh.
Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Trung Hoa Quốc Dân Đảng phái Đại Tướng Lư Hán và Thiếu Tướng Tiêu Văn hộ tống nhà cách mạng Nguyễn Hải Thần về Hà Nội. Cụ Nguyễn Hải Thần giờ mới vỡ lẽ họ Hồ phản phé ông như thế nào. E sợ thế lực của cụ Nguyễn Hải Thần và thế lực Quốc Gia sẽ lớn mạnh, họ Hồ phát động chiến dịch Tuần Lễ Vàng, huy động dân chúng đóng góp vàng và dùng số vàng đó đấm mõm cho hai tướng Lư Hán và Tiêu Văn nhanh chóng trở về Quảng Đông. Hai Tướng Lư Hán và Tiêu Văn về Trung Quốc rồi thì họ Hồ ra tay tiêu diệt từ từ từng người một của các đảng phái Quốc Gia.
5. Bước sang phút 28:50, Ken Burns cho biết các chiến lược gia e ngại Việt Nam mà rơi vào tay Cộng Sản thì sẽ như con cờ domino đầu bị ngã kéo theo toàn thể Đông Dương, Mã Lai, Nam Dương, Miến Điện và nhiều nước khác sẽ theo Cộng Sản. Ken Burns còn cho biết Tổng Pháp lúc đó là Charles De Gaulle kêu cứu Mỹ giúp họ đứng vững tại Đông Dương, kẻo không Pháp sẽ ngã theo Nga; do vậy, Mỹ đồng ý giúp Pháp.
Không đúng, từ lâu Mỹ đã có tham vọng thay thế Pháp ở Đông Dương nhưng tìm cơ hội thuận tiện mà thôi. Vì thế, sự giúp đỡ gọi là "chừng mực" đó có hai tác dụng: 1. Bề ngoài vẫn lấy lòng Pháp để Pháp vẫn là đồng minh; 2. Bề trong thì đi đêm để kẻ thù mạnh lên hất cẳng Pháp như vụ Mỹ cho OSS tiếp cận và huấn luyện đội quân của họ Hồ tại Pắc Pó. Vậy là Mỹ là "ân nhân" của cả hai.
6. Trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954, Ken Burns ca ngợi Tướng Võ Nguyên Giáp như một thiên tài quân sự. Ken Burns tuyên truyền còn hơn cả CSVN về khả năng của Võ Nguyên Giáp.
Ngày hôm nay, biết bao tài liệu từ Trung Cộng, từ nội bộ Đảng CSVN cũng như của những người chống đối đã vạch trần Võ Nguyên Giáp không hiểu biết gì về quân sự. Phải nói, kiến thức quân sự của Võ Nguyên Giáp rất là tồi nên chính CSVN cho họ Võ về làm Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch Sinh Đẻ như một hình thức hạ nhục và Võ Nguyên Giáp nuốt nhục về nhận bộ này đủ thấy rõ tư cách tồi bại của Giáp.
Có khoảng 11 ngàn quân của Pháp trấn đóng ở Điện Biên Phủ và họ tin rằng với sự góp sức bằng không lực thì Việt Minh không làm gì họ được. Pháp quá ngây thơ tin vào sự thành thật của Mỹ. Họ Hồ khôn hơn nhiều, họ Hồ xin cố vấn của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Nhiều tài liệu nay đã lộ rõ Trung Cộng ở đàng sau kế hoạch và chỉ đạo cách thức tấn chiếm Điện Biên Phủ. Nhiều tài liệu cho thấy các tướng tham mưu của Trung Cộng khinh khi kiến thức quân sự của Võ Nguyễn Giáp ra mặt, họ quyết định dùng chính sách "vây nông thôn lấy thành thị" và tấn công bất ngờ; và, quan trọng nhất là phải "thí quân." Chiến thuật "thí quân" là chiến thuật quan trọng nhất vì đạt được 2 mục tiêu: 1. Dùng biển người để làm thiệt hại quân thù; 2. quân thù thiệt hại thì quân ta cũng thiệt hại, nhưng quân ta đây không phải là quân chủ lực mà là "nội thù," nôm na là người Quốc Gia.
"Vây nông thôn lấy thành thị" thì các tướng tham mưu của Trung Cộng yêu cầu họ Hồ phải kêu gọi toàn dân Việt tham gia tiến về vây Điện Biên Phủ. "Bất ngờ" thì Trung Cộng chia xẻ cho biết kinh nghiệm của họ là phải ngụy trang để không quân không thấy gì hết, ban ngày thì nghỉ, ban đêm thì khởi hành. Còn biển người thì báo cho "phe chủ lực" phải hô to "anh em tiến lên" nhưng không được tiến chút nào, để cho những kẻ không phải là chủ lực, nhất là phe đảng phái Quốc Gia, vì lòng yêu nước, nôn nóng tiến lên trước, chết la liệt cái đã. Chính vì chiến thuật này mà trong trận Điện Biên Phủ, Pháp thiệt hại khoảng 8000 người mà Việt Minh (lúc đó cả Quốc Gia lẫn Cộng Sản) đã thiệt hại gần 50,000 mà đa số là Quốc Gia.
Rất nhiều tài liệu cho thấy Võ Nguyên Giáp không biết làm gì, lúc thì ra lệnh đưa khẩu pháo ra, bỗng thấy ai đó to tiếng, vào đàng trong họp, 15 phút sau đó trở ra, ra lệnh đưa khẩu pháo vào.
Ken Burns không hề tham khảo những ý kiến trái chiều, ca tụng Võ Nguyên Giáp như một thiên tài quân sự khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ. Nghe qua thấy Võ Nguyên Giáp còn giỏi hơn Quang Trung Đại Đế!!! Đây là quan điểm mà Ken Burns muốn con cháu của tôi thấm nhuần thì... "sorry, it's not my view."
Ở phút 55:53, Ken Burns cho biết Tổng Thống Dwight Eisenhower, không cần hỏi ý kiến Quốc Hội, đã cho những phi vụ cứu giúp quân Pháp tại Điện Biên Phủ nhưng cuối cùng Pháp vẫn thua. Đương nhiên, vì quyền lợi của người Mỹ và theo double standard (tiêu chuẩn nước đôi), Tổng Thống Mỹ qua nhiều đời, vẫn sử dụng tiêu chuẩn nước đôi như vậy để đạt tới mục tiêu chiến lược của Mình. TT Dwight Eisenhower giúp Pháp như chỉ cầm chừng để Pháp vẫn ghi ơn Mỹ, nhưng Pháp không đủ sức và Pháp thua thì Mỹ mới có cơ hội thay thế Pháp làm "đàn anh" ở Việt Nam và toàn cõi Đông Dương.
7. Tới biến cố chia đôi nước Việt năm 1954, Ben Kurns không hề nhắc tới đại diện của phe Quốc Gia là bác sĩ Trần Văn Đỗ phản đối kịch liệt và đã "khóc nức nở như vợ góa trẻ mất chồng" vì Đất Mẹ phải bị cắt đôi, trong khi đó phe của họ Hồ dửng dưng đồng ý tức thời vì như thế cho họ cơ hội thời gian củng cố lực lượng trước khi tấn chiếm toàn thể đất nước chớ không phải lúc đó họ Hồ và "mọi người tin rằng sau 2 năm có Tổng Tuyển Cử thì họ Hồ sẽ chiến thắng hoàn toàn."
Điểm mâu thuẫn của Ken Burns đó là "dân Việt suy tôn Hồ Chí Minh" như vậy thì tại sao sau Hiệp Định Geneva, dân Việt cả triệu người bỏ cả ruộng vườn nhà cửa để di cư vào Nam? Ken Burns có nhắc đến biến cố này, nhưng ông còn quên chưa nhắc đến Cộng Sản VN tìm bằng mọi cách ngăn chận dân di cư, còn có những vụ nổi dậy của dân như vụ Quỳnh Lưu. Nếu không có sự ngăn chận và hăm dọa của CSVN thì dân di cư vào Nam không phải là 1 triệu mà nhiều triệu người.
8. Ken Burns nói đến ông Ngô Đình Diệm về chấp chánh năm 1954 và những khó khăn ông Diệm gặp phải với Quân Đội Bình Xuyên là phần còn sót lại của quân Pháp. Burns không nhắc đến những khó khăn khác như Quân Đội của các giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo. Ken Burns cho rằng có những báo cáo không nên ủng hộ ông Diệm, nhưng bất thần ông Diệm tấn công dẹp Bình Xuyên cách ngon lành trong 1 tuần nên Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác phải ủng hộ ông Diệm là "một người đa nghi chỉ tin anh em mình" nên cuối cùng ông Diệm đã phải bị giết chết.
Thật ra ông Diệm bị giết chết không phải vì lý do đó. Lý do đơn giản đó là Hoa Kỳ muốn ông Diệm phải nhường cảng Cam Ranh cho họ đưa quân vào làm chủ tình hình như Hoa Kỳ lúc đó hoàn toàn khống chế Subic Bay ở Phi Luật Tân. Các nhà đại tư bản của Hoa Kỳ, nhất là các công ty chuyên về vũ khí, muốn kích động một cuộc chiến để giải quyết tất cả các vũ khí còn tồn đọng ở Đệ Nhị Thế Chiến, họ muốn dùng Việt Nam là bãi tha ma để thải vũ khí đó.
Thí dụ, vụ USS Maddox ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8 năm 1964. Lúc đầu Hoa Kỳ hô hoán lên hải quân CSVN ngụy trang là các tàu đánh cá tấn công hạm đội USS Maddox để rồi Mỹ phải đánh trả rồi chính thức đưa quân hàng loạt vào Việt Nam. Mãi tới năm 2005, tài liệu của National Security Agency (NSA) giải mã cho biết chả có lính hải quân nào của Cộng Sản Bắc Việt dám đùa dỡn hay tấn công USS Maddox, mà đây chỉ là sự giàn dựng của Hoa Kỳ để đưa quân vào Việt Nam.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm không muốn dân Việt là nạn nhân của vụ sa thải vũ khí tồn đọng hoặc là nơi để thử những vũ khí mới, thế là Hoa Kỳ dàn dựng một lô sự kiện nào là "đàn áp Phật Giáo," nào là "độc tài gia đình trị" v.v... để rồi, năm 1963, qua nhân viên tình báo CIA Lucien Conein ra lệnh cho Tướng Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh phải lật đổ ông Diệm. Các vị tuớng trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng mà theo lời Tổng Thống Lyndon Johson, "thugs," tức là "bọn cướp sát nhân," đã đảo chính và sát hại hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu vì e sợ "nếu hai ông còn sống thì sau này có thể lật ngược thế cờ thì mấy ông Tướng này không còn đường trốn chạy".
9. Nói về chuyện Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ năm 1956 trở đi chuẩn bị xây dựng quân đội mạnh lên để chống sự xâm lăng của Bắc Việt, Ken Burns cho rằng điều đó không cần thiết vì lúc đó Hồ Chí Minh chủ trương tái kiến thiết và xây dựng lại Bắc Việt mà trong đó có những sai lầm của Đấu Tố Ruộng Đất. Ken Burns cho rằng chủ trương xâm lăng Nam Việt Nam là của Lê Duẫn. Đây là một sự bẻ cong, bóp méo lịch sử để chạy tội cho họ Hồ cách rẻ tiền.
Sự thật như thế nào?
Vụ Đấu tố Ruộng Đất xảy ra từ năm 1953 đến năm 1956. Chuyện này xảy ra trước khi ông Ngô Đình Diệm về nước nhận chức Thủ Tướng. Hồ Chí Minh nhận lệnh của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, bắt chước mô hình của Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, phát động chiến dịch Đấu Tố Ruộng Đất với nhiều mục đích: 1) Triệt hạ những người có công vì sợ nạn kiêu binh; 2) Cơ hội cướp của để có ngân sách cho Đảng CSVN nói riêng và cho chính phủ của họ Hồ nói chung; 3) Gây hoang mang lo sợ để từ đó thiết lập công an trị. Sau khi có ngân sách, để trấn an dân chúng, Hồ Chí Minh đóng vai mèo khóc chuột, rút ưu khuyết điểm và mang Trường Chinh Đặng Xuân Khu ra làm dê tế thần nhận khuyết điểm sai lầm rồi hạ chức nhưng vẫn còn một số thực quyền. Cải Cách Ruộng Đất, Hồ giết chết từ 50,000 đến 100,000 trong đó có bà Cát Long là một đại ân nhân của Hồ.
Từ năm 1956 đến năm 1959, CSVN phát động chiến dịch bắt bớ giam cầm những tiếng nói đối lập mà CSVN e sợ những đảng viên của các đảng phái Quốc Gia còn ở lại. Bề ngoài là vụ Nhân Văn Giai Phẩm để trấn áp những nhà thơ, nhà văn nhưng bên trong là bắt bớ tiêu diệt cho tận gốc rễ những người mà họ Hồ nghi rằng là "còn sót lại" của đảng phái Quốc Gia. Trước khi mở chiến dịch xâm lăng miền Nam, họ Hồ muốn triệt tiêu cho tận cùng những người đối lập để an lòng mà xâm chiếm chớ không phải họ Hồ lo "kiến thiết và xây dựng lại miền Bắc" như quan điểm của Ken Burns.
10. Nói đến sau cuộc đảo chính Tổng Thống Diệm năm 1963, Ken Burns cho rằng các tướng lãnh và quân đội VNCH "tham nhũng và lười biếng" đến độ Tổng Thống Lyndon Johnson nổi giận phát biểu bằng mọi giá phải ép QLVNCH ra chiến trường chiến đấu. Năm 1964, Bộ Trưởng McNamara đến Việt Nam với sứ vụ tuyên bố Đại Tướng Nguyễn Khánh là "our boy" của Mỹ nhưng vì "Nguyễn Khánh" không có uy tín nên bị lật đổ và sau đó trong vòng 1 năm Nam Việt Nam đã thay đổi 9 chính phủ.
Không biết quý vị, nhất là quý tiền bối, nghĩ sao chớ tôi cảm thấy họ nhục mạ Việt Nam Cộng Hòa và QLVNCH tới mức không thể nhục mạ hơn được nữa. Như vậy, Đệ Nhị VNCH chỉ là "boy," là công cụ trò chơi của Mỹ mà thôi, và như vậy, CSVN nói "VNCH là nguỵ quân ngụy quyền tay sai cho Mỹ" thì đúng quá rồi.!!!! Đau lòng khi quá ít người ở trong Đệ Nhị VNCH lên tiếng phản đối quan điểm này. Và như vậy, CSVN tiến chiếm Việt Nam Cộng Hòa thì quá đúng rồi???!!!
11. Phần mở đầu và phần cuối tập I, Ken Burns cho rằng Vietnam War là câu hỏi không có câu trả lời, người này đổ lỗi cho kẻ nọ, không ai trả lời nổi tại sao Hoa Kỳ thua. Điều này hoàn toàn sai.
Trong bài "Sau 40 năm bí mật" viết vào năm 2011, tôi đã cho quý đồng hương biết rõ ông Daniel Ellsberg gốc Do Thái (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1931), là nhân viên của Research and Development (viết tắt là Rand), một công ty cánh tay tình báo của Hoa Kỳ, đã theo dõi từ đầu và tiết lộ Henry Kissinger đi đêm với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông năm 1971-1972 để bán đứng VNCH và Đài Loan. Chính vì áp lực những tiết lộ của Danel Ellsberg nên năm 2011, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ chính thức tiết lộ 25,000 trang giấy cho biết Mỹ đã bán đứng VNCH và Đài Loan để đổi lấy giao thương với Trung Cộng hơn 1 tỷ dân mà Mỹ cho rằng thương trường đông dân này có lợi hơn cho Mỹ cũng như để kích động cho khối Cộng Sản mâu thuẫn lẫn nhau từ đó đưa đến cảnh huynh đệ tương tàn. Chính vì lý do này mà Mỹ đã làm ngơ cho Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974, dầu rằng lúc đó Hải Quân VNCH kêu cứu hạm đội 7 của Hoa Kỳ cứu giúp về nhân đạo, họ vẫn làm ngơ không giúp đỡ. Đó là món quà ra mắt tặng cho Trung Cộng của chính phủ Nixon - Henry Kissinger.
Chính vì lý do này mà nhiều tài liệu từ bên phía CSVN lẫn Hoa Kỳ cho biết sau khi Tổng Thống Richard Nixon cho B52 "trải thảm đỏ" Hà Nội, đặc biệt là Phố Khâm Thiên của Hà Nội mùa Giáng Sinh năm 1972, đầu năm 1973, Lê Duẫn đánh điện gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, gởi cho Henry Kissinger, tín điện đầu hàng, nhưng Henry Kissinger dấu nhẹm vì Chiến tranh Việt Nam là chiến tranh Hoa Kỳ không có chiến thắng, dùng sự thắng trận của CSVN để phân hóa Trung Cộng và Liên Sô, từ đó tạo nên sự phân rã của khối này.
Hoa Kỳ đã thua chiến thuật nhưng thắng chiến lược, y như thí xe để sát tuớng đối phương, thắng cả bàn cờ. Tại sao Ken Burns không dám nhắc đến điều này?
Lời kết:
Bank of America là một trong những nhà bảo trợ để trình chiếu phim Vietnam War của Burns với chủ trương "because we believe what's perspective, comes understanding" - "vì chúng tôi tin rằng cái gì là quan điểm thì sẽ đưa đến sự hiểu biết lẫn nhau". Quan điểm của Burns trong tập 1 như sau: 1) Hồ Chí Minh là người yêu nước hy sinh lo cho dân, họ Hồ được dân Việt mến mộ tột cùng; 2) Hồ Chí Minh không muốn dùng vũ lực tấn chiếm miền Nam, chủ trương đó là của Lê Duẫn; 3) Tổng Thống Ngô Đình Diệm vì độc tài gia đình trị nên bị các tướng lãnh VNCH giết chết; 4) Quân đội của Bắc Việt và của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chiến đấu kiên trì, anh dũng, trong khi đó, các tướng tá trong QLVNCH thì tham nhũng ăn chơi phè phỡn đến độ Tổng Thống Lyndon Johnson phải bực mình nói tìm bằng mọi cách đẩy cho QLVNCH phải có trách nhiệm chiến đấu và QLVNCH phải ra chiến trường chớ không phải quân đội của Mỹ! Đây là quan điểm mà Ken Burns muốn truyền lại cho thế hệ sau, vì CSVN là kẻ thù "xứng đáng" thì đủ trọng lượng để trở thành người bạn "hợp tác chiến lược toàn diện".
Nếu Hồ Chí Minh và các đảng viên của ông ấy tranh đấu hy sinh gian khổ như vậy cho dân chúng như Ken Burns trình bày, thì tại sao năm 1954, hàng triệụ người Việt bỏ lại nhà cửa ngoài bắc để trốn chạy vào Nam và năm 1975 vài triệu người bỏ nước ra đi, trong đó có nửa triệu người làm mồi cho cá ở biển cả? Vậy thì người Quốc Gia tỵ nạn và các đảng phái Quốc Gia rõ ràng là "phản quốc" chớ còn gì nữa? Đó là lý do tại sao tôi phẫn uất khi xem tập phim tài liệu và tôi cho rằng Ken Burns là cái loa tuyên truyền độc hiểm cho CSVN bóp méo vo tròn lịch sử và đây là sự phản bội trắng trợn lần 2 của Hoa Kỳ đối với người Việt Quốc Gia.
Houston ngày 24 tháng 9/2017
(Chia sẻ từ Facebook Van Pham)
Bài viết này của Thiếu Tá Vương Mộng Long (tốt nghiệp khóa 20 Võ Bị QG Đà Lạt), Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 82 Biệt Động quân thuộc Liên Đoàn 2 BĐQ trấn thủ tại mặt trận Tây Nguyên... tôi đã đăng trước đây.
Nay qua cuốn phim "Vietnam War" vừa được trình chiếu tại Mỹ & phổ biến trên internet.... trong đó có nhiều điều chưa đúng sự thật hay còn thiếu sót. Tôi xin được đăng lại, để mọi người hiểu tại sao những tay "phản chiến" hoặc giới truyền thông báo chí thường bóp méo cuộc chiến Việt Nam qua lăng kính của người ngoài cuộc và thời thượng...
ĐÂY MỚI LÀ GÓC NHÌN ĐỨNG ĐẮN VỀ CUỘC CHIẾN VIỆT NAM TỪ NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐÃ TRỰC DIỆN VỚI CUỘC CHIẾN ĐÓ
Xin mời bà con hãy đọc ở đây để công tâm hơn.
* * *
Ông Giáo sư dạy Sử
Vương Mộng Long
Một chiều cuối năm 1998 tôi vào trường University of Washington (UW) để đón đứa con gái áp út tan giờ học. Tình cờ tôi nhìn thấy một ông già đứng chờ xe bên bến bus. Có lẽ ông cụ lớn tuổi hơn tôi nhiều.
Hỏi chuyện, tôi mới hay, ông cụ đã qua tuổi bảy mươi, ăn tiền hưu, và đang học môn Truyền Thông (Communication) năm Senior. Tôi chợt nghĩ, thời gian này mình cũng không bận lắm, tại sao không trở lại trường? Ít ra cũng học thêm được vài điều hay. Thế là, hôm sau tôi nộp đơn xin trắc nghiệm trình độ Toán và Anh Văn để xếp lớp tại Shoreline Community College (Shoreline C... C.).
So với các trường đại học cộng đồng quanh vùng, thì học phí của Shoreline C. C. tương đối nhẹ. Thật là, không có gì diễn tả nỗi niềm vui sướng tột cùng của tôi buổi đầu được cắp cặp trở lại trường làm học trò. Ba mươi lăm năm sau khi rời ghế nhà trường (1963) để tình nguyện vào quân ngũ, tôi đâu ngờ còn có ngày được ngồi dưới lớp nghe lời thầy giáo giảng? Xung quanh tôi là những người trẻ tuổi vừa qua bậc trung học.
Tôi làm việc mười tiếng đồng hồ một ngày, bốn ngày một tuần lễ. Ngày ngày, vừa tan sở, tôi lại vội lái xe tới lớp. Từ ấy, tôi làm việc full time, đi học full time, bận bịu vô cùng. Học kỳ (quarter) đầu tiên, tôi ghi danh một lớp Toán, và hai lớp Anh Văn, mỗi lớp 5 tín chỉ (credit). Tôi miệt mài trong công việc suốt ngày, và chuyên cần trong học tập mỗi đêm. Vào mùa thi, tôi thức trắng hai, ba đêm là thường. Tôi ghi danh full time để thúc đít thằng con út. Thằng nhỏ sợ ông bố theo kịp, nên phải gắng chạy có cờ để thoát lên đại học bốn năm.
Một niên khóa trôi qua. Con đường học hành của tôi đang có vẻ rộng mở thênh thang, thì bỗng dưng lại quẹo vào một khúc quanh, chỉ vì mùa Fall 2000 tôi đã ghi danh lớp History 274 “U.S. and Vietnam.”
Tôi “lấy” lớp Sử Ký này với mục đích tìm hiểu xem cuộc chiến tranh vừa qua đã được các sử gia Mỹ ghi chép lại như thế nào? Từ đó, hy vọng biết được phần nào, nguyên nhân vì sao, giữa đường, Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam, vì sao chúng ta đã thua trận.
Người từ lâu độc quyền phụ trách lớp Sử 274 là thầy Dan. Trong thời gian dài cả chục năm qua, ông giáo kỳ cựu này đã đào tạo hàng ngàn môn sinh. Những học trò của ông sau khi chuyển tiếp lên trường đại học bốn năm, đã trở thành những thạc sĩ, tiến sĩ. Lâu lâu họ lại ghé về trường xưa, thăm ông thầy cũ.
Lớp “U.S. and Vietnam” mùa Fall 2000 có chừng hơn hai chục học viên, trong đó da trắng chiếm đa số. Có bốn học trò gốc Châu Á, gồm hai anh Tàu lục địa, một cậu bé H’Mong và tôi. Bạn đồng lớp với tôi còn nhỏ lắm. Họ trẻ hơn mấy đứa con tôi nhiều.
Tôi cứ tưởng rằng những tài liệu lịch sử mà các thầy giáo đem truyền bá, phải nằm trong chương trình đã kiểm duyệt và cho phép của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ. Nhưng thực tế không phải vậy. Nền giáo dục của Mỹ đã đi vào tự trị từ lâu. Thầy giáo có toàn quyền lèo lái, hướng dẫn con thuyền học vấn chở học trò mình tới bất kỳ bến bờ nào mà thầy đã chọn.
Thầy giáo chỉ định sách giáo khoa nào thầy sẽ dạy để chúng tôi mua. Thầy phổ biến những tài liệu nào mà thầy ưng ý. Trong hai phần ba thời gian đầu của học kỳ Fall 2000, mỗi khi nói tới phong trào Việt Minh, ông giáo sư dạy Sử không ngớt ca tụng HCM như một lãnh tụ tài ba, và vô cùng sáng suốt đã khôn khéo hướng dẫn dân tộc Việt Nam tới chiến thắng thoát ách đô hộ của đế quốc Pháp.
Thầy khẳng định rằng, chính phủ Hoa Kỳ là nguyên nhân cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ hai (1954 1975). Vì theo lời thầy, thì HCM đã năm lần gửi mật thư cho Tổng Thống Harry Truman để xin thần phục và hợp tác, nhưng Tổng Thống Harry Truman đã từ chối. Thầy cho rằng người Mỹ đã lầm lẫn trợ giúp quân Pháp trở lại tái chiếm Ðông Dương trong khi cao trào dân chủ, đấu tranh giành độc lập đang lan tràn trên toàn thế giới, và chủ nghĩa thực dân đã lỗi thời.
Chúng tôi đã được cho xem những đoạn phim cũ về trận Ðiện Biên Phủ, về Hiệp Ðịnh Geneve, và về cuộc di cư năm 1954. Với những trận có âm vang quốc tế như Plei Me, Khe Sanh, Kontum, Bình Long, Long Khánh vân vân… chúng tôi chỉ được thấy những cảnh thương vong của quân đội Ðồng Minh và Việt Nam Cộng Hòa. Trận Mậu Thân, chỉ là cảnh… nhà cháy, dân chạy loạn. Tất cả những “tư liệu” này đều có thực, nhưng thầy Dan chỉ trưng bày những phần có lợi cho Việt Cộng. Tôi chưa nghe được từ miệng thầy một lời nói tốt nào cho phía Việt Nam Cộng Hòa. Thầy mô tả Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như một đội quân kém cỏi về cả tổ chức lẫn khả năng tác chiến. Với thầy Dan, chiến tranh Việt Nam chỉ là một gánh nặng cho ngân sách Quốc Phòng Hoa Kỳ, một sự phí phạm công quỹ. Ðã có đôi lần tôi giơ tay nêu ý kiến bênh vực quân đội ta, chính quyền ta, thì ông chỉ cười, chỉ tay vào quyển Sử dày cộm, “Book said!”
Cứ cái điệp khúc “Sách dạy!” đó, ông thầy phản chiến đã lịch sự gián tiếp nhắc nhở cho tôi hay rằng, tôi là một học trò, còn ông là một vị giáo sư nói có sách, mách có chứng.
Thầy hùng hồn thuật lại những lần thầy tham gia biểu tình chống chiến tranh thời 1960s và nặng lời đả kích lệnh động viên ngày đó, đã đưa hàng trăm ngàn thanh niên Hoa Kỳ vào chỗ chết.
Kết quả hai lần khảo hạch giữa học kỳ (Mid Term) tôi đều lãnh điểm (F) bởi vì tôi chỉ làm trót lọt phần A, B, C khoanh, còn về bài tiểu luận (essay) thì tôi bị loại thẳng tay.
Cả hai bài đều lãnh điểm “không” (0) chỉ vì tôi đã viết không hợp ý ông thầy. Ngặt một điều là, lớp History 274 này bị tính điểm đem lên trường đại học bốn năm. Bị đánh rớt lớp này thì giấc mơ chuyển tiếp lên University of Washington của tôi sẽ thành mây khói.
Tôi theo học lớp này đúng vào lúc nhà trường đang sôi sục với cuộc vận động bầu cử tổng thống. Ông thầy dạy Sử không phải là người độc nhất có ác cảm với chiến tranh, mà tiểu bang Washington tôi đang cư ngụ cũng là thành trì của Ðảng Dân Chủ. Tâm sự này kiếm cả trường chắc cũng chẳng có ai thông cảm!
Thời gian này lòng tôi thật muộn phiền. Tôi tự trách rằng, mùa Fall 2000 có thiếu gì lớp tương đương với History 274 mà sao tôi lại nộp mạng vào cái lớp chết tiệt này? Ðúng là bỏ tiền ra ghi danh để ngồi nghe người ta chửi mình, chửi quân đội mình. Càng nghĩ tôi càng thấy tức! Thằng con trai thấy ông bố rầu rầu bèn lân la hỏi chuyện. Khi hiểu nguồn cơn nỗi buồn của tôi, nó mới cho tôi hay, năm ngoái nó cũng ghi danh học lớp này, và đã bị một “vố” đau. Ðể thoát thân, từ bài thi thứ nhì nó phải viết theo ý ông giáo. Vất vả lắm nó mới kiếm được đủ điểm.
Sau ngày có kết quả khảo hạch kỳ thứ nhì, tôi bỏ công xuống thư viện nghiên cứu, sao chép những tài liệu sử liên quan tới chiến tranh Việt Nam. Tôi không màng đến vấn đề chuyển tiếp lên University of Washington nữa. Tôi chờ, nếu có cơ hội là tôi sẽ “choảng nhau” với ông giáo phản chiến này một trận, rồi muốn ra sao thì ra. Tôi lục lạo kệ sách loại chọn lọc (preference) và tìm được một quyển Sử Ký, trong đó, chứa đựng nhiều tài liệu ghi chép rõ ràng những thành quả mà Việt Nam Cộng Hòa đã thực hiện được.
Trong số những tài liệu quý giá đó, có cả một bài đề cập tới đơn vị tôi, Liên Ðoàn 2 Biệt Ðộng Quân. Tôi vui mừng và cẩn thận photo copy những chứng cứ thu nhận được để dùng làm bằng chứng khi cãi lý với ông giáo sư dạy Sử. Tôi cũng tận dụng thời gian rảnh cuối tuần để sắp xếp cho có thứ tự những điều cần tranh luận. Tôi ghi sẵn những câu phê bình, những câu chất vấn thẳng thắn với thầy Dan về cung cách giáo dục học trò của ông, và về những tài liệu mà ông đã dùng để trợ huấn. Buổi học áp chót của mùa Fall chúng tôi có một giờ đầu thi A, B, C khoanh. Sau đó thày giáo phát đề bài làm ở nhà. Thời gian còn lại, thày sẽ giảng gợi ý cho bài tiểu luận. Bài tiểu luận sẽ phải giao nộp vào đầu giờ buổi học cuối cùng.
Vừa nghe chuông giải lao, tôi tiến tới bàn ông giáo Sử. Dù trong bụng đã chuẩn bị sẵn một mớ ngôn từ đao to búa lớn cho một cuộc đấu khẩu sống mái, nhưng tôi vẫn dằn lòng, nhỏ nhẹ:
– Thưa giáo sư. Xin giáo sư vui lòng cho phép tôi được trình bày với ông đôi điều liên quan tới sự giảng dạy của ông trong thời gian vừa qua. Tôi có thể làm phiền ông vài phút được không?
Thầy Dan niềm nở:
– Dĩ nhiên là được. Ông có điều gì cần cứ nói.
Thấy câu chuyện đã mở đầu trót lọt, tôi mạnh miệng:
– Thưa giáo sư, tôi là một người Việt Nam tị nạn. Tôi là một cựu sĩ quan của Quân Ðội Việt Nam Cộng Hòa. Tôi còn nhớ trong bài giảng đầu tiên, thầy có nhắc đi, nhắc lại rằng, phi vụ đầu tiên của pháo đài bay B52 trên cao nguyên Việt Nam là vụ oanh tạc thung lũng Ia Drang. Thầy có biết không? Cũng vào ngày hôm đó, tôi đang tập dượt lễ mãn khóa sĩ quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Và mười năm sau, trước khi tàn cuộc chiến, vùng đất mà tôi chịu trách nhiệm trấn giữ cũng bao gồm cả cái thung lũng Ia Drang đó.
Thầy chỉ biết tới những trận đụng độ đẫm máu trong thung lũng Ia Drang qua báo chí, truyền thanh, và truyền hình. Còn tôi là người đã lặn lội mười năm ở đó, đã nhiều lần bị thương đổ máu ở đó, đã rơi lệ vuốt mắt cho nhiều đồng đội nằm xuống ở đó. Trong số những người nằm xuống ấy, không thiếu những thanh niên Mỹ đồng trang lứa với thầy. Nơi đó chúng tôi chiến đấu quên mình từng ngày, vì nền độc lập của đất nước tôi, và vì quyền lợi của nước Mỹ. Thầy chưa từng khoác áo nhà binh, chưa một lần có mặt trên chiến trường. Suốt đời thầy không hiểu nổi thế nào là niềm kiêu hãnh của một người lính chiến, thế nào là lòng khát khao chiến thắng, thế nào là tình huynh đệ chi binh.
Suốt đời thầy không hiểu được vì sao hơn hai chục thương binh què quặt của một đơn vị Biệt Ðộng Quân Việt Nam Cộng Hòa phải mở đường máu rút lui mà vẫn cưu mang theo ba người lính Mỹ, trong đó có hai người bị trọng thương; và vì sao một đại tá Hoa Kỳ đã đưa thân che chở cho một thương binh Việt Nam để rồi ông bị mảnh đạn vỡ đầu. Mạng lưới truyền thông thiên Cộng khổng lồ của Hoa Kỳ đã tiếp tay với bộ máy tuyên truyền của Cộng Sản Quốc Tế cố tình xuyên tạc, bóp méo tất cả những liên quan tới nguyên nhân, diễn tiến, và hậu quả của cuộc Chiến Tranh Việt Nam. Từ đó, tên Việt Cộng khát máu HCM đã được tô vẽ, đánh bóng thành một vị lãnh tụ đức độ anh minh.
Chính tên sát nhân này và đảng Cộng Sản Việt Nam đã giết oan không biết bao nhiêu đồng bào vô tội của tôi trong suốt thời gian ba mươi năm chiến tranh. Nằm trong số hàng trăm ngàn nạn nhân bị giết, tù đầy, thủ tiêu, cha tôi và chú tôi cũng bị chặt đầu trôi sông trong thời gian đó. Nếu chế độ cộng sản là tốt đẹp, thì đã không có một triệu dân miền Bắc di cư vào Nam sau Hiệp Ðịnh Geneve năm 1954, và sẽ chẳng có những cuộc vượt biên bi thảm của hàng triệu thuyền nhân trên biển bỏ quê hương sau khi Miền Nam rơi vào tay cộng sản năm 1975. Thầy chỉ mới thấy hình bé gái Kim Phúc trần truồng, vừa khóc vừa chạy, thân mình phỏng cháy vì bom Napalm của quân Ðồng Minh đánh lầm vào nhà dân, mà thầy đã thấy xót xa, cho rằng quân Ðồng Minh tàn ác.
Nếu thầy ở vào vị trí của tôi, không hiểu thầy sẽ nghĩ sao? Ngày 18 tháng 4 năm 1974, sau khi tái chiếm căn cứ hỏa lực 711, Pleiku, tôi đã tận mắt chứng kiến một cảnh dã man chưa từng thấy. Trong một căn hầm trú ẩn đầy ruồi nhặng, trên chiếc giường tre là cái xác trần truồng của một người vợ lính. Chị bị Việt Cộng lột hết quần áo, bị hãm hiếp, rồi bị đâm chết bởi nhiều nhát lưỡi lê, ruột gan lòi lòng thòng. Trên nền đất, máu đọng thành vũng. Trong góc hầm là xác đứa con trai hai tuổi của nạn nhân. Cháu bé bị trói hai tay, hai chân bằng dây dù và cũng bị hàng chục nhát lưỡi lê đâm vào bụng, vào ngực. Hai người này vừa theo chuyến xe tiếp tế của đơn vị lên thăm chồng và cha của họ được vài ngày. Họ đã không kịp chạy khi Việt Cộng tràn ngập căn cứ trưa 15 tháng 4 năm 1974.
Câu chuyện vừa tới đây thì hết giờ giải lao, học trò trở lại lớp. Ông giáo vỗ vai tôi:
– Ông cứ ngồi đây, ta sẽ tiếp tục.
Rồi ông lớn tiếng cho phép lớp nghỉ sớm, để học trò có thời gian chuẩn bị bài thi viết. Chờ cho người học trò sau cùng ra khỏi cửa, thầy Dan nói nhỏ với tôi:
– Ông hãy tiếp tục câu chuyện của một nhân chứng sống. Tôi mong được nghe thêm.
Tôi không ngần ngại, tiếp lời:
– Cám ơn giáo sư. Tôi chỉ nói những gì thấy tận mắt, nghe tận tai, và những gì xảy ra cho chính bản thân và gia đình tôi để thầy có một nhận định chính xác về cuộc chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng như thế nào đối với người dân Việt.
Tôi tâm sự với thầy Dan rằng, tôi là một học trò tốt nghiệp trung học vào đúng thời điểm đất nước lâm nguy nên tôi đã tình nguyện vào quân ngũ để cứu nước. Tôi tóm lược cuộc đời chinh chiến của mình cho ông giáo nghe. Tôi thấy thầy Dan đặc biệt lưu tâm tới những chiến dịch xảy ra trên Tây Nguyên, và ông có vẻ rất quen thuộc với những địa danh Ban Mê Thuột, Pleiku, Plei Me, Ðức Cơ, Kontum. Nghe tôi nói ở Tây Nguyên chiến trận, chết chóc xảy ra hàng ngày, ông vội hỏi:
– Mỗi lần ra trận, ông có sợ không?
Tôi cứ tình thực trả lời:
– Sợ chứ! Vào chỗ chết, ai mà không sợ? Nhưng tinh thần trách nhiệm đã làm cho tôi quên cái sợ.
Thấy ông giáo sư có vẻ muốn nghe truyện chiến trường, muốn hiểu tâm tư người đi trận ra sao, tôi đã không ngần ngại thuật lại hoàn cảnh của tôi trong trận Dak Tô năm 1969. Cuối trận này tôi đã phải mở khói đỏ yêu cầu máy bay đánh ngay trên đầu mình để cùng chết với quân thù. Vào giờ phút tuyệt vọng nhứt của trận đánh đó, tôi đã nghĩ gì, tôi cũng thổ lộ cho ông giáo biết. Ông giáo sư đã từng nghe nói tới cái tên “Ðường mòn HCM” nhưng chưa bao giờ ông ngờ rằng đó là cả một hệ thống đường giao thông chằng chịt che giấu dưới rừng già dọc Trường Sơn. Tôi đã chia sẻ với ông những cảm giác hồi hộp, căng thẳng của người có cái kinh nghiệm đi toán Viễn Thám săn tin dọc biên giới Việt Miên Lào từ Khâm Ðức tới Bu Prang vào những năm 1972-1973.
Ông cũng rất hứng thú khi nghe tôi thuyết trình về kỹ thuật bắn xe tank mà Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân đã áp dụng trong trận Xuân Lộc tháng 4 năm 1975. Trận Xuân Lộc này ông có nghe qua, nhưng ông không ngờ, một trong những cấp chỉ huy trực tiếp của trận đánh lừng lẫy ấy đang ngồi trước mặt ông. Tôi không quên nói tới những lần dừng quân bên xóm làng quê nghèo nàn, nhận những bát nước chè xanh, những củ khoai luộc của đồng bào tôi đem ra mời mọc. Tình quân dân cá nước ấy đã là những liều thuốc bổ giúp tinh thần chúng tôi mạnh mẽ hơn khi đối mặt với quân thù. Tôi thuật lại cho thầy nghe, trong tình thế hoàn toàn tuyệt vọng, chúng tôi đã chiến đấu kiên cường như thế nào.
Và sau khi biết rằng chỉ trong vòng một tháng cuối cùng, chín mươi phần trăm của quân số hơn năm trăm người thuộc Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân đã chết vì tổ quốc, thì ông giáo đã giơ hai tay lên trời, lắc đầu thốt ra hai tiếng:
– Trời ơi!”
Thầy Dan cũng muốn tìm hiểu xem, sau khi mất nước thì số phận của tôi và gần một triệu quân nhân, công chức chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ra sao. Ông đã trố mắt ngạc nhiên khi biết ra rằng, từ sau tháng 4 năm 1975, khắp đất nước tôi, “Trại Cải tạo” đã mọc lên như nấm. Cái tên “Re Education camp” mà ông đã nghe qua, trên thực tế chỉ là những trại tù khổ sai. Những “học viên” trong các trại đó sống không khác gì những con vật, quằn quại với cái đói. Họ bị ép buộc làm việc tới kiệt lực. Tinh thần bị khủng bố, căng thẳng liên miên bởi những buổi ngồi đồng học tập, phê bình, bầu bán. Tôi thú thật với ông giáo rằng, trong thời gian đó, tôi chỉ nghĩ tới tự do; làm sao để tìm lại được tự do, dù có chết cũng cam lòng. Ông giáo đã tỏ ra say mê theo dõi truyện hai lần tôi trốn trại thất bại, cùng những cực hình mà tôi phải gánh chịu. Tôi cũng không ngần ngại thuật lại hoàn cảnh của vợ tôi ngày đó, một nách bốn đứa con thơ dại, vất vả, tảo tần nuôi con, chờ chồng trong 13 năm tôi bị giam giữ, tù đầy.
Tôi cho ông giáo biết tôi là người sinh ra tại Miền Bắc Việt Nam. Tháng 7 năm 1954 gia đình tôi đã cùng gần một triệu người khác di cư vào Nam để trốn lánh cộng sản. Tôi cặn kẽ phân tích cho thầy rõ, sau Hiệp Ðịnh Geneve năm đó, hai miền Nam, Bắc Việt Nam đã thành hai quốc gia, độc lập và có chủ quyền, có biên giới. Chính HCM và đảng Cộng Sản Việt Nam đã chủ trương, phát động và điên rồ theo đuổi một cuộc chiến tranh tiến chiếm Miền Nam. Quân đội và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa chỉ làm nhiệm vụ tự vệ. Quân Mỹ và Ðồng Minh vào Việt Nam là để phụ giúp chúng tôi chống lại một cuộc xâm lược từ phương Bắc.
Chúng tôi thất trận không phải vì chúng tôi kém khả năng, thiếu tinh thần chiến đấu, mà vì người Mỹ đã phản bội, nửa đường rút quân, cắt viện trợ. Từ khi người Mỹ rút lui, chúng tôi bị bó chân bó tay, bụng đói mà vẫn phải chiến đấu. Trong khi đó, Miền Bắc lại tràn ngập lương thực, quân dụng, quân nhu, và vũ khí viện trợ từ khối Cộng. Thời gian khởi đầu chương trình Việt Nam Hóa chiến tranh, còn được cung ứng vũ khí, lương thực dồi dào, chúng tôi đã chứng tỏ khả năng có thể cáng đáng bất cứ nhiệm vụ nào của quân đội Ðồng Minh bàn giao lại. Ðể chứng minh điều này, tôi mở tờ copy từ quyển History của thư viện, trong đó có sơ đồ các cánh quân Việt Nam Cộng Hòa vượt biên tiến chiếm miền Bắc Cam Bốt trong chiến dịch Bình Tây 1, 2, 3 cuối năm 1970 của Quân Ðoàn II. Tôi chỉ cho ông cái dấu hiệu quân sự hình tam giác có chữ R ở giữa, cạnh trên có ba cọng râu, bên trái là con số 2,
– Ðây! Thưa thầy, cuối năm 1970, tại vùng 2 Chiến Thuật, chúng tôi đã đánh đuổi quân Bắc Việt tới bờ đông của sông Mê Kông trên đất Miên. Ngày đó tôi là người chỉ huy một đơn vị trực thuộc Liên Ðoàn 2 Biệt Ðộng Quân. Tôi đã đánh chiếm thành phố Ba Kev, và đóng quân tại nơi này một thời gian. Chúng tôi đã chứng tỏ rằng khả năng chiến đấu của chúng tôi đã hơn hẳn quân đội Bắc Việt. Nhưng những năm sau, viện trợ cắt giảm dần. Mặc dầu tinh thần của chúng tôi không suy giảm, nhưng chiến đấu trong cảnh thiếu thốn thường xuyên, chúng tôi vất vả lắm. Tôi xin đan cử ra đây một so sánh để thầy thấy rõ sự khác biệt.
Trước khi Mỹ rút, tháng 6 năm 1968, có một lần tôi đang dàn quân tiến chiếm một ngọn đồi thì Bộ Chỉ Huy Task Force South của Mỹ ở Ðà Lạt đã bắt tôi ngừng lại để chờ pháo binh và không quân yểm trợ. Tôi đã nhận được một phi tuần hai phi xuất F4C và sau đó là một hỏa tập tám trăm quả đạn đại bác 105 ly trên mục tiêu trước khi xung phong. Mục tiêu đó chỉ rộng bằng diện tích khuôn viên trường Shoreline C.C. này. Chỉ hơn một năm sau khi Mỹ rút, tháng 8 năm 1974, tiền đồn Plei Me do tôi trấn giữ đã bị một lực lượng địch đông gấp chín lần vây hãm 34 ngày đêm. Plei Me cũng chỉ rộng bằng trường Shoreline C.C. thôi. Vậy mà mỗi ngày chúng tôi đã hứng chịu từ một ngàn tới hai ngàn viên đạn pháo cối của địch. Ðể chống lại, ngoài hai khẩu 155 ly của quân bạn yểm trợ từ xa, tôi chỉ có hai khẩu đại bác 105 ly. Vì tình trạng khan hiếm, tôi chỉ được phép bắn theo cấp số đạn giới hạn là bốn viên cho mỗi khẩu súng một ngày. Chiến đấu trong tình trạng thiếu thốn như thế, chúng tôi vẫn chiến thắng. Thầy nghĩ sao về chuyện này?
Chúng tôi đã chiến đấu cho chính nghĩa như thế đấy, chúng tôi đã hy sinh như thế đấy, và chúng tôi đã bị bỏ rơi như thế đấy. Tôi cũng không hiểu vì sao người Mỹ phản chiến, trong đó có thầy, lại xuống đường tranh đấu, cổ vũ cho kẻ thù của chúng tôi, và ngược đãi chiến binh của chính nước Hoa Kỳ? Thầy ơi! Sao thầy lại nỡ nhẫn tâm như thế! Thầy đã tiếp tay với kẻ thù, đâm sau lưng thân nhân và bạn bè đồng minh của thầy. Nhân dịp này, tôi cũng chuyển lại cho thầy nghe tâm sự của anh Bill, một bạn cựu quân nhân Mỹ trở về từ Việt Nam năm 1973. Anh Bill hiện nay (2000) là Supervisor của hãng mà tôi đang làm việc. Ðây là lời của anh ấy,
– Bạn có cảm thông nỗi đau đớn của chúng tôi ngày đó không? Hôm chúng tôi cặp bờ Everett, Washington, dân chúng Mỹ, kể cả những người thân, tiếp đón chúng tôi bằng cách giơ cao ngoắc ngoắc ngón tay giữa! Ði đâu chúng tôi cũng bị nhìn với đôi mắt khinh khi. Bao nhiêu ê chề nhục nhã đổ lên đầu người thua trận. Thua trận đâu phải lỗi của chúng tôi? Có bạn tôi đã buồn mà tự tử. Rồi tôi bị giải ngũ. Thời gian ấy kiếm được một việc làm là điều khó khăn trần ai. Hãng xưởng nào cũng không mặn mà với những hồ sơ xin việc của những cựu chiến binh. Cũng may, có người bạn học thời mẫu giáo đã giới thiệu tôi vào làm việc cho hãng này. Lương hướng thời ấy chỉ có 3 USD một giờ cũng đã khiến tôi mừng quá lắm rồi.
Sau câu chuyện này, tôi chuyển sang phê bình cách giảng dạy của ông thầy, tôi nói thẳng với ông giáo sư rằng, bao năm nay ông đã bóp méo lịch sử của cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, làm như thế ông đã phạm tội đối với lịch sử. Cách giảng dạy của ông đã gieo vào trí óc học trò những thành kiến sai lầm đối với Việt Nam Cộng Hòa, làm giảm giá trị sự trợ giúp của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đối với nước tôi. Cuối cùng, tôi hỏi ông giáo:
– Thầy còn nhớ, năm ngoái, có một cậu bé Việt Nam, mặt mày sáng sủa, lông mày rậm, tóc hớt kiểu nhà binh theo học lớp Sử 274 này không?
– Nhớ chứ! Mỗi lớp chỉ có vài học trò Á Châu, dĩ nhiên là tôi nhớ!
– Cậu bé Việt Nam đó chính là thằng con út của tôi! Năm ngoái, bài tiểu luận đầu của nó bị điểm “không” (0) vì nó viết theo quan điểm của một người dân miền Nam. Những bài sau nó phải đổi cách viết, để thầy cho điểm khá hơn. Tôi là cha nó; tôi là một trong những người chứng kiến, tham gia và trực tiếp gánh chịu hậu quả của cuộc chiến tranh vừa qua; tôi không thể làm như con tôi được. Tôi đã nói hết những điều cần nói với giáo sư, và tôi sẵn sàng chấp nhận hậu quả.
Ông thầy dạy Sử như bừng tỉnh cơn mơ:
– Tôi tin lời ông, vì chẳng có lý do gì để ông nói dối. Có điều là, từ đó tới nay, hơn hai mươi năm dài, kể từ ngày những gia đình Việt Nam đầu tiên tới định cư ở Hoa Kỳ, chưa ai nói cho tôi nghe những điều này. Có thể, người ta muốn quên đi quá khứ, hoặc là người ta không có can đảm nói ra. Tôi đã hiểu, và tôi phải cám ơn ông. Ông quả là một chiến binh thực thụ.
Nghe được những lời nói chân tình từ miệng ông giáo sư, lòng tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Trước mắt tôi, ông đã thành một người bạn đồng minh, ông đưa bàn tay hộ pháp ra cho tôi bắt:
– Thưa người chiến binh. Ông vừa lập một chiến công!
Ðêm ấy trên đường về nhà, lòng tôi rộn ràng như thuở nào giữa sân vận động Pleiku, sau chiến thắng Plei-Me, tôi đã đứng trước một đoàn hùng binh, quần áo hoa rừng, nhận những vòng hoa rực rỡ, tai nghe bản nhạc “Bài ca chiến thắng” do ban quân nhạc Quân đoàn II hòa tấu.
Ngày chấm dứt mùa Fall năm 2000 ông thầy dạy Sử tươi cười trao cho tôi bản tổng kết cuối khóa, trên đó điểm trung bình (GPA) lớp History 274 của tôi ghi 4 chấm (4.00).
Cuối mùa Spring 2001 tôi dự lễ cấp văn bằng tốt nghiệp A.A. nơi vận động trường có mái che của Shoreline Community College. Khán đài đông nghẹt thân nhân. Vợ tôi và bốn đứa con tôi cũng có mặt ngày hôm ấy. Khi người điều hành gọi tên tôi lên bục để nhận văn bằng, cả hội trường đều ngạc nhiên vì thấy nơi hàng ghế giữa của khu giáo sư có tiếng ai gào lên như tiếng sấm:
– Long! I’m proud of you!
Ðến lúc bà hiệu trưởng bắt tay tôi thì ông giáo Dan đứng dậy, bắc loa tay hướng về sân khấu, “My soldier! I’m loving you!”
Ông là một người cao lớn. Trong chiếc áo thụng đen, trông ông dềnh dàng như nhân vật chính trong phim “Người Dơi.”
Những người có mặt trong hội trường buổi ấy đều quay mặt nhìn về hướng ông giáo, ai cũng ngạc nhiên vì hành động phá lệ của một ông thầy xưa nay nổi tiếng là mô phạm. Thấy ông giáo Dan réo tên tôi ầm ầm, vợ con tôi và những khán giả ngồi trên khán đài cũng vỗ tay, reo hò, la hét theo. Hai năm sau, khi tốt nghiệp B.A. từ University of Washington, tôi về thăm và báo cho ông biết, ông vui lắm.
Từ đó cho tới khi tôi ngồi viết lại những dòng này (2011) hàng chục ngàn học trò đã tới, rồi giã từ Shoreline Community College. Và chắc chắn, hàng trăm lượt người trẻ tuổi đã đi qua lớp History 274. Mười một năm qua, tôi vẫn nhớ buổi tối năm nào, tôi với ông giáo sư dạy Sử đã ngồi tâm sự với nhau. Lời khen của ông, mà tôi quý như một tấm huy chương, vẫn còn văng vẳng:
– Thưa người chiến binh. Ông vừa lập một chiến công!
VƯƠNG MỘNG LONG
Đăng ngày 30 tháng 11.2017