banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Tạp ghi sau 40 năm

Ngộ Không Phi Ngọc Hùng

tap ghi

Nếu bạn bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn đại bác vào bạn.
Rasul Gamzatov

Bạn có thể từ bỏ được mọi thứ nhưng bạn không thể từ bỏ được quá khứ.
Abraham Lincoln


Kỳ 10

Ngày thứ 50 : 28-4-1975
Sài Gòn thay đổi nhân sự
Ngày 28-4, Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền cho ông Dương Văn Minh, cựu đại tướng. Lễ bàn giao diễn ra vào chiều ngày 28-4.
Trong buổi lễ này, quân lực VNCH cử Trung tướng Trần Văn Minh, tư lệnh không quân và Trung tướng Đồng Văn Khuyên. tham mưu trưởng liên quân thay mặt Đại tướng Cao Văn Viên đến dự lễ. Trước khi bước xuống bục để nhường cho ông Dương Văn Minh đọc diễn văn nhận chức, Tổng thống Trần Văn Hương đã công bố sắc lệnh giải nhiệm Đại tướng Cao Văn Viên khỏi chức vụ tổng tham mưu trưởng (theo nguyện vọng của đại tướng Viên).
Cũng trong ngày 28-4, căn cứ không quân Biên Hòa bị pháo kích dữ dội. Tất cả các phi cơ được dời qua phi trường Tân Sơn Nhất hay xuống phi trường Trà Nóc ở miền Tây. Sư đoàn 3 Không quân bắt đầu phá hủy những phương tiện còn lại trong căn cứ Biên Hòa.
Ngay sau lễ trao quyền, khoảng 6 giờ chiều, 5 (?) máy bay phản lực chiến đấu A37 Bắc quân lấy được từ VNCH khi chiếm miền Trung, oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhứt.
(SQTB K10B/72 - Đinh Từ Thức)

“Chúng mày giỏi. Lính tao chuyển lái xe ô-tô cũng phải mất 5 ngày…”
Cuộc oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất chiều 28-4-75 của năm chiếc phi cơ A37, đã được Hà Nội tuyên dương như một chiến tích anh hùng.
Bài tường thuật đăng trên tờ Lao Động ở Hà Nội xuất bản ngày 2-5-96 cho biết “Phi đội quyết thắng” do Nguyễn Thành Trung bay ở vị trí số một, vừa là chỉ huy “biên đội” (phi đội), vừa là người dẫn đường. Bay số hai là Từ Đễ. Bay số ba là Nguyễn Văn Lục. Bay số bốn là Hán Văn Quảng. Máy bay số năm có hai người: Mai Vượng và Trung úy phi công “Ngụy” Trần Văn On. (On và Xanh là hai phi công VNCH, tù binh bị bắt ở Đà Nẵng, ép buộc phải thi hành công tác
huấn luyện cấp tốc cho giặc lái MIG).
Bọn giặc lái Vi-Xi (Lục, Đễ, Quảng, Vượng) từ trước chỉ quen với máy bay MIG17 của Nga, chưa từng biết tới A37 của Mỹ bao giờ. Giặc lái Vi-Xi vào Đà Nẵng từ ngày 22-4-75 để học lái A37 cấp tốc trong vòng năm ngày. “Nhân viên lái” Nguyễn Văn Lục cho biết y chỉ bay tập được ba chuyến trong năm ngày đó, ngày đầu tập ở buồng máy nhìn không ra những đồng hồ bay to nhỏ với tiếng Mỳ viết tắt nên có người định bỏ cuộc. Lục nói: Các bộ phận điều khiển của máy bay A37 toàn là tiếng Anh, anh em chúng tôi nhờ người dịch ra tiếng Việt, rồi cắt giấy dán đè lên tiếng Anh để biết mà xử dụng… Y khoe, sau chiến thắng trở về, đồng chí Đinh Đức Thiện gặp chúng tôi, nói rất vui: Chúng mày rất giỏi. Lính tao chuyển loại xe ô-tô cũng phải mất năm ngày, huống gì là máy bay của chúng mày... Giỏi, giỏi lắm!
Cái “giỏi lắm” của bọn giặc lái là cái giỏi… “nói phét!”. Cái này phải hỏi cậu Trác “Thuốc lào”, tự nhà văn KQ Trác Vũ. Theo lời cậu Trác “Thuốc lào” phi công C130 kẹt lại, cậu đã từng bay chở cán bộ, bộ đội từ Bắc vào Nam công tác. Sau cậu còn được trưng dụng dạy bay và dạy Địa huấn cho bọn giặc lái trước khi “thầy” bị cho đi tù cải tạo. Hồi vượt biển qua Mỹ, cậu một lần chịu không nổi những quả… ngu của lũ giặc lái con cháu lão Hồ, đã buột miệng chửi thề, xém bị mất cái chỗ đội mũ vì lỡ “hỗn”, lỡ coi thường các đấng đỉnh cao trí tuệ. Cậu Trác kể…
(Chuyến bay cuối cùng - Đào Vũ Anh Hùng)
- : Cậu Trác “Thuốc lào” tên thật Bùi Văn Trác SVSQKQ 64D (Phạm Hy Oánh)

Góp nhặt… ghi chép…
Dương Văn Minh vừa đọc xong bản diễn văn nhậm chức, thì giông bão khủng khiếp ập đến Sàigòn. Mưa rơi xối xả. Những cơn mưa đến sớm, lúc ấy chưa đến mùa mưa. Rồi xảy ra vụ chiếc phi cơ dội bom Tân Sơn Nhất. Lúc ấy chúng tôi còn ở tại văn phòng. Mặc dầu đã khoảng bảy giờ tối, chúng tôi vẫn còn ở đấy vì lúc này Sài Gòn ban đêm chẳng có gì khác để làm.
Khi nghe tiếng nổ, chúng tôi đâm bổ xuống núp dưới gầm bàn. Bấy giờ, tôi nhớ tôi đang ở trong phòng truyền tin. Nhân viên truyền tin là những người lo phụ trách các báo cáo tình báo để gửi đi bằng điện đài. Không bao lâu, chúng tôi xác định được chuyện ấy. Chúng tôi chắc chắn đây là câu trả lời của quân đội Bắc Việt phản ứng lại bài diễn văn nhậm chức của ông Minh.
Trong bài diễn văn này, ông ta nói ông sẽ tiếp tục chiến đấu.
Ông nói đủ thứ lảm nhảm mà một tháng trước đấy ông ta không hề nói. Tôi nghĩ hình ảnh chính xác để mô tả ông là hình ảnh một người không đủ tài cán được đặt vào một chức vụ quá khả năng, làm mọi người phải mệt với sự bất lực của ông ta.
(Tears Before The Rain - Larry Engelmann)
“Chúng mày giỏi. Lính tao chuyển lái xe ô-tô cũng phải mất 5 ngày…”
Cậu Trác kể: Phi công Vi-Xi, chúng nó từng qua Nga học bay MIG. Nhiều đứa ở Nga đến 6, 7 năm mà khi về nước vưỡn đếch biết nói tiếng Nga La Tư mới tếu! Bọn chúng nó đi học, có thông dịch viên đi kèm theo để theo dõi, kiểm soát. Trong lớp thầy dạy gì, kệ bố thầy, vì khi về phòng có thằng thông dịch lại. Tớ bỏ công dịch tất cả sách kỹ thuật tiếng Anh ra tiếng Việt, dạy chúng nó hoàn toàn bằng tiếng Việt. Thế mà mình đọc, chúng không hiểu. Đánh vần đi, đánh vần lại từng chữ như dạy trẻ con i-tờ-rít, chúng nó vẫn không biết viết ra làm sao. Tớ lập đi lập lại, bọn chúng vẫn ngớ ra như chúa tàu nghe kèn, mặt đần độn trông phát giận. Một lần, nhịn không được, tớ buột miệng chửi thề: ĐM, sao các anh ăn gì mà ngu quá vậy?. Mình quen mồm như trước đây đùa rỡn với bạn bè…Chúng nó sừng sộ hỏi tội làm tớ xanh mặt.
Cậu Trác “Thuốc lào” tiếp: Mẹ kiếp! Mà học chỉ vài ngày thì bay thế chó nào được A37. Ngụy chúng nó trước khi học lái, phải tới Lackland trụ trì ít nhất vài tháng học Anh ngữ chứ đâu có đùa. “Nhân viên lái” Nguyễn Văn Lục sau đó kể rằng y và đồng bọn được hai “nhân viên lái” mới được lựa chọn từ trại tập trung về kèm cho các cậu học Anh văn và học bay. Cả hai đều gầy nhom. Người cao để râu tên là Xanh, người Quảng Bình, theo gia đình di cư vào Nam năm 1954. Người thấp nhỏ là On, quê ở Gò Công. Cả hai người đều ngạc nhiên khi thấy chúng tôi không hỏi đến vấn đề cơ bản, không hỏi về cách xử trí trong trường hợp máy móc có sự cố, mà hỏi ngay vào công-tắc điều khiển những đồng hồ bay… Mẹ kiếp! Chỉ cần từ ba tới năm ngày, nghe phát rét. Huống hồ bọn giặc lái tiếng Anh tiếng u không biết một mẩu, ngoài ba tiếng “oẳn tù tì” thì làm thế nào hiểu chó được hết những tiếng Anh trong buồng lái để khỏi phải nhớ các công-tắc, vị trí các đồng hồ? Cái này phải xét lại ạ! “Những vấn đề cơ bản” nghĩa là cần điều khiển phi cơ, là những nút bấm, nút bật để mở máy, để chỉnh động cơ, để điều khiển bánh đáp, góc dựng cánh lái đuôi, v…v…Các con không cần hỏi tới thì bay cái củ gì?
“Người lái” kiêm nhà văn Hữu Mai, hôm đầu tiên khi từ Gia Lâm vào Đà Nẵng đêm đó lo cóc ngủ nghê gì được. Phần vì cấp trên giao phó cho nhiệm vụ học bay A37 chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên Hữu Mai dẹp tự ái “đỉnh cao trí tuệ”, ao ước: Giá có mấy anh nhân viên lái cũ của Ngụy ở gần đây để yêu cầu họ ghi lại cho những hàng chữ Anh ở trong buồng lái thì hay quá…
(…)

Góp nhặt… ghi chép…
Ngày 28-4, Dương Văn Minh nhậm chức tổng thống, việc đầu tiên là gửi điện văn cho đại sứ Martin vào sáng sớm 29-4, yêu cầu các nhân viên của cơ quan tùy viên quốc phòng DAO rời khỏi Việt Nam trong 24 giờ đồng hồ kể từ ngày 29-4-1975.
Thời điểm yêu cầu của Dương Văn Minh trùng hợp với lịch trình rút lui đã được định trước của Hoa Kỳ. Theo Kissinger, lời yêu cầu này của ông Dương Văn Minh đãtránh tiếng dùm cho Hoa Kỳ là đã bỏ rơi miền Nam Việt Nam. (Tears Before The Rain - Larry Engelmann)
“Chúng mày giỏi. Lính tao chuyển lái xe ô-tô cũng phải mất 5 ngày…”
Để biết rõ cái “giỏi lắm” của những chiến sĩ “người lái anh hùng” Vi-Xi thế nào, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi đọc truyện ngắn “Trận đánh cuối cùng” của văn hữu… Hữu Mai viết ca tụng “anh hùng” Nguyễn Thành Trung và các đồng chí giặc lái Vi-Xi một cách vô duyên trong Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 25, năm 82, để thấy trình độ nói phét của Vi-Xi nó “siêu” đến chừng nào mà cười đau khóc hận cho vận số hẩm hiu đất nước…
Cứ như trong xi-nê-ma! Cảnh 5 chiếc A37 đánh phá Tân Sơn Nhất được mô tả y hệt trong phim “Bla Bla Black Ship” vừa bay bỏ bom, bắn cà nông, vừa cười vui vẻ. Nguyễn Thành Trung đánh trước, bom không ra, làm vòng tiếp. Đại đội phó Từ Đễ theo sau Trung, nhắm hangar A37 nhưng bom rơi mẹ nó sát chiếc C130 vừa hạ cánh ở tuốt luốt bên này bãi đậu Whiskey Five (W-5). Rồi đại đội trưởng Lục thả bốn trái nhưng lóng ngóng chỉ rơi có hai. Sau đó là Vượng và On, theo tớ Vượng chỉ là… “thợ vịn”! Ngoài Bắc chúng gọi bằng danh từ rất kêu, là “tháp tùng tử” nhắm vào hangar A37 nhưng đều trật lất! Đến lúc đó mới nghe thấy tên trực ở sân bay bắt đầu kêu lên:
- Tân Sơn Nhất bị pháo kích…!
Một giọng nói khác bằng tiếng Anh, chắc là của một tên Mỹ:
- A37 của phi đoàn nào?
Giọng hách dịch của tên Mỹ làm cho đại đội phó Từ Đễ nổi nóng. Anh quát to:
- Phi đoàn A-Mê-Ri-Ca đây!
Mẹ kiếp, thối không ngửi được. Đang bay trên trời, trong phòng lái kín mít, lo bỏ bom, nhắm bắn mục tiêu mà có “thiên lý nhĩ”, nghe được cả “tiếng tên trực ở sân bay bắt đầu kêu lên…” thì quả là Tề thiên đại thánh! Rồi đang từ một thằng “người lái” mới vài hôm trước không biết tiếng Anh và “làm thế nào hiểu được hết những tiếng Anh trong buồng lái…” vậy mà hôm sau đã nghe rành rọt “giọng một tên Mỹ” mới ly kỳ!
Bây giờ từ sân bay mới vang lên những tiếng hoảng hốt:
- Bốn A37 ném bom Tân Sơn Nhất…Đề nghị các máy bay hãy tránh xa!
Cái vụ “nghe thấy tên trực sân bay” ở đoạn trên có thể tạm hiểu là đương sự nghe trên tần số hành quân của bọn Ngụy cũng được đi. Nhưng việc “từ sân bay bấy giờ mới vang lên những tiếng hoảng hốt” thì đúng là…“bu-siệt”! Không quân miền Nam đâu có lối nói lịch sự kiểu Vi-Xi “đề nghị”? Người miền Nam nói “yêu cầu tránh xa” chứ trong trường hợp bấn xúc xích đó, làm quái gì có mục…“đề nghị tránh xa”?
Văn hữu Hữu Mai vớt vát thể diện cho biên đội trưởng Nguyễn Thành Trung và bọn thợ gắn bom mà bom không nhả (có thể lính của ta bị ép buộc trang bị bom đạn cho Vi-Xi đã cố tình chơi đểu (?)... Chiếc máy bay của biên đội trưởng đã giận dữ lao xuống lần thứ ba. Lần này, bốn trái bom của anh cùng rơi một lúc. Một đám cháy mới bùng lên tại khu vực tập trung máy bay tiêm kích F5…
Xạo ke! Tân Sơn Nhất làm chó gì có khu vực nào tập trung F5?
(Chuyến bay cuối cùng - Đào Vũ Anh Hùng)
- : Tất cả đài kiểm soát hạ và cất cánh phi trường cũng như đài không lưu đều là người Việt, không có cố vấn Mỹ làm việc trên vô tuyến. (Phạm Hy Oánh)
- : Nguyễn Thành Trung hay Ðinh Thành Trung, con rớt của một cán bộ tập kết ở Bến Tre, nằm vùng trong Không quân VNCH.

Góp nhặt…ghi chép…
Tướng Trần Văn Đôn kể lại những biến cố, sự kiện trong ngày 28-4-1975:
Vào 6 giờ chiều, cuộc lễ xong, ông Minh tiễn cụ Trần Văn Hương ra cổng. Nhà của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn ở gần dinh Độc Lập nên chỉ vài phút sau ông đã về đến nhà, lại nghe tiếng nổ ầm ầm, súng bắn lung tung, phi cơ bay. Nưả giờ sau, tiếng súng ngưng nổ, tiếng động cơ máy bay nhỏ dần rồi im lặng. Tướng Đôn điện thoại cho Bộ tổng tham mưu và Bộ tư lệnh không quân thì được báo cáo có 3 phi cơ của Không quân VNCH bị bỏ lại ở Đà Nẵng và họ đã sử dụng để bay vào Sài Gòn dội bom. Hai phản lực cơ F5 của Không quân từ Biên Hoà đã bay lên nghinh chiến đuổi 3 phi cơ này.
- : Tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên cũng cho biết chỉ có 3 phi cơ trong cuộc dội bom.
- : Trong Những ngày cuối cùng của Sài Gòn, Winfried Scharlau viết: 4 chiếc máy bay.

- : Hãng thông tấn Reuter đánh đi một bản tin về Nguyễn Thành Trung, phi công A37 của không lực VNCH đã lấy máy bay xạ kích dinh Độc Lập. Và hướng dẫn 3 chiếc A37 khác đánh phá phi trường Tân Sơn Nhất chiều ngày 28-4-75, ngày hấp hối của miền Nam Việt Nam.

10 ngày cuối cùng của VNCH
Thứ Hai 28-04-1975
Ông Trần Văn Đôn kể lại trong Việt Nam nhân chứng rằng tối hôm trước ông nói với ông Dương Văn Minh là nên “nhận liền nhiệm vụ để bắt tay vào việc” thì ông Minh nói rằng:5 giờ chiều mai. Ông Đôn nhận xét rằng sở dĩ ông Minh muốn đợi đến 5 giờ chiều hôm sau là vì “ông coi ngày giờ tốt trước khi nhận việc”. Ông Trần Văn Lắm kể lại tối 27-4, ông Lắm đến gặp ông Minh và đề nghị nên làm lễ bàn giao vào 9 giờ sáng ngày hôm sau 28-4. Ông Minh đi qua phòng bên cạnh để bàn luận với Trung tướng Mai Hữu Xuân là người rất tin bói toán, sau đó ông Minh ra nói rằng: 9 giờ sáng không được tốt, bàn giao lúc 5 giờ rưỡi chiều đi.
Theo Tiziano Terzani tác giả cuốn sách Giải phóng! (The Fall and Liberation of Saigon), người ký giả Ý bị trực xuất ra khỏi Việt Nam trước đó ít lâu và vừa mới trở lại Sài Gòn sau khi ông Thiệu từ chức. Tiziano Terzani, một trong hơn 100 ký giả đã chứng kiến buổi lễ giao quyền 5 giờ chiều 28-4 tại dinh Độc Lập, đã tả lại như sau:
Sau khi cựu Tổng Thống Trần Văn Hương trở về chỗ ngồi, bục diễn đàn vẫn trống trơn. Dương Văn Minh vẫn ngồi yên không hề nhúc nhích. Một người lính tiến vào tháo gỡ lá Quốc kỳ sau bục diễn đàn rồi gỡ quốc huy của Việt Nam Cộng Hòa và thay thế bằng huy hiệu mới của Dương Van Minh, đó là hình hoa mai năm cánh nằm trong dấu hiệu âm dương của người Trung Hoa, tượng trưng cho hai yếu tố đối nghịch tạo thành sự đồng nhất trong vũ trụ”. (*** Tiziano Terzani, Sđd, trang 40-41).
Nhiều nhân chứng dự buổi lễ trao quyền hôm đó đã xác nhận rằng ôngDương Văn Minh chỉ đọc diễn văn mà không hề tuyên thệ “trung thành với Hiến pháp VNCH”, điều đó có nghĩa là tân Tổng thống Dương Văn Minh không còn công nhận bản Hiến Pháp l967 của nền đệ nhị cộng hòa. Như vậy, cho tháo gỡ lá quốc kỳ trước khi đọc diễn văn và không tuyên thệ khi nhậm chức tổng thống VNCH, phải chăng ông Dương Văn Minh muốn gián tiếp nói với phe bên kia rằng không còn liên hệ gì đến đệ nhất và đệ nhị cộng hòa mà tượng trưng là lá cờ vàng ba sọc đỏ vừa được ông cho gỡ xuống cất đi?
(Trần Đông Phong)

Góp nhặt sỏi đá
Tướng Cao Văn Viên làm đơn từ chức tổng tham mưu trưởng, trong khi chờ đợi Tổng Thống Trần Văn Hương ký sắc lệnh. Tướng Cao Văn Viên chỉ định Trung tướng Đổng Văn Khuyên, tổng cục trưởng tiếp vận, xử lý thường vụ tham mưu trưởng.
Rồi tướng Cao Văn Viên di tản ra Hạm đội 7 vào trưa thứ hai ngày 28-4-1975.

Quân sử ngoại truyện
Mấy ngày sau tôi (sau buổi duyệt binh ngày 2-9-1975) và anh Ba (Lê Duẩn) vào Nam, tôi đã đến quan sát Bộ tổng tham mưu quân đội Nguỵ. Tại phòng làm việc của tổng tham mưu trưởng, tôi chú ý đến tờ lịch ngày 28 tháng 4 còn bóc dở.
Trong phòng trang trí vũ khí, nhiều loại vũ khí hiện đại đều được trưng bày. Trên một tấm bản đồ Đông Dương chi chít những dấu chấm xanh, đỏ, đánh dấu những nơi mà vũ khí mà trang bị điện tử phát hiện các căn cứ của ta, nhất là trên đường vận chuyển chiến lược Trường Sơn. Cảm tưởng sâu sắc nhất của tôi là: Vũ khí kỹ thuật Mĩ dù hiện đại vậy đấy mà vẫn thất bại.
(Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng - Võ Nguyên Giáp)

Tái chiếm trường Bộ Binh Long Thành
Sáng hôm sau chúng tôi rút về Long Bình. Ngày 28-4-1975, Tiểu Đoàn 82 Biệt động quân có nhiệm vụ hỗ trợ cho một đơn vị bạn tái chiếm trường Bộ Binh Long Thành.
Tối hôm đó, từng đoàn xe vận tải của Bắc quân đã đổ hàng trăm bộ đội xuống khu rừng hướng bắc ngọn đồi trọc mà chúng tôi trấn giữ. Khoảng tám giờ tối, đoàn xe bật đèn rọi đường cho bộ binh theo sau T54, dàn hàng ngang xung phong biển người vào tuyến phòng ngự của Tiểu Đoàn 82 Biệt động quân. Ngay loạt đạn 100 ly mở màn, đại úy Hoàn TĐP/TĐ82 BĐQ là người chết đầu tiên. Tôi bò sang hố của ông, quấn tấm thân đầy máu của ông bằng tấm poncho. Khi tôi di chuyển sang kiểm soát vị trí phòng ngự thì bộ binh địch bắt đầu hô “Xung phong”. Chúng tôi phải dùng lựu đạn M26 để chặn bước tiến của địch. Những trái M72 bắn xéo qua xéo lại từ đỉnh đồi đã khiến cho chiến xa địch thoái lui.
Chợt đèn xe vụt tắt, tiếng động cơ chiến xa rú lên. Khoảng năm sáu chiếc T54 tắt đèn và mở hết tốc lực chạy lên đồi, xe đè nát thân thể những người không kịp tránh né rồi chạy đi. Chúng tôi chưa kịp phản ứng thì chiến xa địch đã chạy khuất xuống chân đồi. Ông Thượng sĩ Phạm Hoa, thường vụ tiểu đoàn bị xích xe tank nghiến nát ngực chết cùng với anh B1 Bích, người nấu cơm cho tôi. Tôi chưa kịp chấn chỉnh lại đội hình thì đạn 100 ly lại ầm ầm dội trên đỉnh đồi, rồi đèn xe lại bật sáng soi đường bộ binh địch mở đợt biển người tiếp theo. Lần này chúng tôi ngăn chúng từ xa bằng những quả lựu đạn M67 nổ chậm. Chúng tôi ném hết sức thẳng tay những quả M67 xuống chân đồi. Đèn xe soi rõ những thân hình cán binh địch loạng choạng ngã chúi xuống đất vì trúng mảnh lựu đạn. Hai khẩu M60 vẫn đan cánh sẻ. Những xác người chết đè lên nhau, những tiếng thét đau đớn vang lên man rợ trong đêm đen.
Đèn xe lại tắt, tiếng chiến xa lại hú. Những nòng M72 đã sẵn sàng phóng đạn. Hai khẩu M60 được nâng cao lên nhằm vào những xạ thủ phòng không trên tank. Vài chiếc tank bị trúng đạn, nằm lại giữa triền đồi, xạ thủ 12.8 ly trên xe đã chết, cái dây xích còn móc vào chân xạ thủ, treo tòn ten cái xác xạ thủ đung đưa bên hông chiến xa.
(Vương Mộng Long)

Góp nhặt…ghi chép…
Sau khi Trung tướng Đồng Văn Khuyên, rời bộ tổng tham mưu trưa ngày 29-4. Tiếp đến là Trung tướng Nguyễn Văn Minh. quân lực VNCH coi như không còn cấp chỉ huy.
3 giờ chiều 29-4, tân Tổng thống Dương Văn Minh cử một số cựu tướng lãnh đã về hưu giữ các chức vụ trọng yếu: Trung tướng Vĩnh Lộc, tổng tham mưu trưởng, phụ tá là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Chiều 30-4, tướng Vĩnh Lộc triệu tập cuộc họp với các tướng lãnh tại bộ tổng tham mưu yêu cầu "mọi người đừng bỏ đi, hãy ở lại để làm việc với tất cả trách nhiệm".
Sáng 30-4, Trung tướng Vĩnh Lộc và Trung tướng Trần Văn Trung, tổng cục trưởng tổng cục chiến tranh chính trịđến bộ tư lệnh hải quân tìm phương tiện di tản. Chuẩn tướng Hạnh “đương nhiên” là tổng tham mưu trưởng của tân Tổng thống Dương Văn Minh.

Giây phút hấp hối của VNCH
Big Minh nhận chức vụ vào trưa ngày 28-4 với phó tổng thống là Thương nghị sĩ Nguyễn Văn Huyền, Giáo sư Vũ Văn Mẫu, cựu khoa trưởng luật khoa giữ chức vụ thủ tướng. Khoảng 2 giờ trưa ngày 28-4, Lý Quý Chung điện thoại yêu cầu hệ thống trưởng hệ thống truyền thanh sang họp. Tôi điện thoại về nhà thiếu tá Thăng, không có ai bốc điện thoại. Buộc lòng tôi phải đại diện ông sang họp. Buổi họp kéo dài khoảng 15 phút. Chỉ thị duy nhất của ông Chung vắn tắt có bấy nhiêu lời: Tình hình nghiệm trọng, có nhiều phần trăm chúng ta phải đầu hàng, nhưng nhiệm vụ của truyền thanh và truyền hình là phải túc trực để nhận chỉ thị. Còn nước còn tát.
Sau đó ông Chung ra lệnh phải bỏ tất cả nhạc quân hành của cục chính huấn. Có thể nói tình thế tuyệt vọng được phản ảnh qua hiện tình của “Tiếng nói nước Việt Nam Cộng Hòa, phát thanh từ thủ đô Saigon” vào lúc đó. Chúng tôi còn khá đủ biên tập viên, phóng viên, kiểm thính viên và kỹ thuật viên teletype cần thiết để làm việc. Bộ phận quan trọng nhất về kỹ thuật và đài dự phòng tại trung tâm phát tuyến Quán Tre ở Quang Trung. Nhưng các phóng viên tại hai mặt trận Long Khánh và Long An thì không còn phương tiện gởi bản tường trình nào nữa kể từ 5 giờ chiều ngày 28-4. Trước đó, Tổng thống Dương Văn Minh đích thân gọi điện thoại vào đài phát thanh. Vẫn giọng hiền lành và dùng chữ “qua” làm ngôi thứ nhất, ông cho biết đã cử tướng Lâm Văn Phát làm tổng tham mưu trưởng quân đội và yêu cầu tôi loan báo trước khi văn thư chính thức đến đài được gởi tới đài vào sáng hôm sau.
Xong, Big Minh hỏi tên và tuổi: Em còn trẻ, sao không tìm cách đi đi?
Tôi trả lời vắn tắt: Thưa tổng thống chẳng còn đường, tôi lại quen biết ít.
Ông lại hỏi tiếp: Qua thấy tình hình không hy vọng gì. Cụ Huyền đang ở Tân Sơn Nhất để thương lượng với họ (Cộng sản), mặt trận Long Khánh tan rồi, họ đưa xe tăng và hỏa tiễn vào sát Sài Gòn. Em liệu giữ được tiếng nói quốc gia trong bao lâu nữa.
Tôi đáp: Chừng nào tôi còn được bảo vệ, chừng đó làn sóng phát thanh vẫn còn duy trì được tiếng nói quốc gia, thưa tổng thống.
(Vũ Ánh)
Tái chiếm trường Bộ Binh Long Thành
Khoảng nửa đêm, đèn xe lại rọi sáng, đạn 100 ly lại cày xới ngọn đồi không tên. Dưới ánh đèn xe, những cán binh Bắc quân trong đợt xung phong này hình như không còn hăng hái như hai đợt trước, họ bắt đầu bò lên, nương theo những mô đá nhấp nhô. Khi những quả lựu đạn vừa bật mỏ vịt nổ “Ùm!” thì những anh bộ đội cũng quay lưng chạy thục mạng ngược về hướng rừng. Chừng mười phút sau đoàn xe tank lại ào ạt tiến lên đồi lần thứ ba. Lần này chúng theo đội hình hai hàng dọc, đâm thẳng lên đỉnh đồi rồi đồng loạt pha đèn, chia hai ngả, trái, phải giày xéo vị trí trú quân của chúng tôi. Chúng tôi giờ này như những con thú bị thương, miệng la, “Biệt Động!…Sát!” tay bóp cò M16 nhắm những cái đầu địch nhấp nhô trên pháo tháp. Bây giờ chúng tôi đã mất trí, không còn biết sợ chết nữa! Chúng tôi trở thành những tay giác đấu, gắng sức leo lên lưng những con quái vật T54 để đánh quả lựu đạn sau cùng.
Tôi đã leo lên đến cái pháo tháp, tôi lần tay tìm trên sợi dây ba chạc, còn một quả mini và một quả lân tinh! Tay tôi chưa kịp mở chốt quả mini thì một cái đầu địch nhô lên, nó đập một trái thủ pháo trên mũ sắt của tôi rồi ra sức xô tôi xuống xe. Hai con vật giằng co, quả mini tụt tay tôi rơi mất! Tôi gỡ cái nón sắt ra, thẳng tay choảng vào đầu thằng giặc, đầu nó ngúc ngoắc, rồi nó thụp vào lòng xe. Tôi đang cố gỡ trái lân tinh móc trên dây ba chạc thì cái pháo tháp xoay tròn, tôi bị gạt rơi xuống xe. Tôi lăn sang sau một ụ đá, chiếc xe đảo một vòng, xích sắt cày sâu trên đất, cát bụi tưới rát mặt, tôi thoát chết trong đường tơ kẽ tóc!

Chuyện thời hậu chiến
Thường, sau khi chết, linh hồn người ta còn lại nhưng thân xác thì mục rữa. Riêng hắn, sau khi tử trận vào ngày 30-4-75, linh hồn đã tan mất nhưng thân xác thì vẫn còn. Hiện hắn đang ở Mỹ, trông rất hồng hào. Mỗi lần hắn đi khám bệnh, các bác sĩ đều bảo: “OK”.
(Website Tiền Vệ - Truyện cực ngắn hay Truyện chớp)
Chúng tôi giờ này như những con cọp bị thương, bị dồn vào đường cùng! Chúng tôi chạy bộ đuổi theo đoàn chiến xa đang rút đi. Trong đám bụi mù, một biệt động quân đã bỏ được một trái M26 vào trong lòng chiếc T54 hướng ĐĐ4/TĐ82 khiến nó quýnh quáng đâm vào hông một chiếc khác rồi lật nhào xuống triền đồi bốc cháy. Chiếc xe bị đâm trúng thì đứt xích, từ trên xe, bốn tên nhảy xuống, chúng chưa đứng vững thì năm sáu họng M16 đã nhả hàng trăm viên đạn trên người chúng, bọn xâm lăng chết không kịp than tiếng nào. Có vài biệt động quân còn bám trên pháo tháp những chiếc tank đang đổ dốc, họ cố chúi mũi M16 vào miệng pháo tháp bóp cò vô vọng. Pháo tháp xoay tròn, họ rơi xuống đất. Chiếc xe chạy sau đè lên thân họ.
Đoàn xe biến dạng trong đêm.
(…)

10 ngày cuối cùng của VNCH
Thứ Hai 28-04-1975
Trong Decent Interval, Frank Snepp cho biết cuốn Đại thắng mùa xuân, Văn Tiến Dũng nói: Chiều 28-4, bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh phân tích tình hình toàn bộ ở Sài Gòn và thấy rằng phe địch rất hoang mang, bộ chỉ huy mất trật tự trong hai ngay đầu của chiến dịch, các mũi tiến quân của ta vẫn hoạt động theo đúng kế hoạch. Do đó Văn Tiến Dũng ra lệnh cho cuộc tổng tấn công phải được khởi sự vào sáng ngày 29-4 để tiến về Sài Gòn. Lệnh này đã được gởi đến mọi đơn vị cũng như thông báo cho Hà Nội. Tối hôm đó Lữ đoàn chiến xa 203 của Bắc Việt với nhiệm vụ tiến thẳng vào Sài Gòn đã được lệnh xuất từ Biên Hòa, tắt đèn tiến theo Quốc lộ 1 hướng về Sài Gòn”. (*** Frank Snepp, sđd, trang 470)
Trong khi Dương Văn Minh đang chuẩn bị tổ chức lễ trao quyền tại dinh Độc Lập thì Bắc Việt đã lấy phi cơ A37 của VNCH vào hồi đầu tháng 4 từ Nha Trang bay vào oanh tạc dinh Độc Lập. Việc này có nghĩa là tuy đã được biết Dương Văn Minh nhận chức tổng thống để thương thuyết theo sự đòi hỏi của họ như ông ta đã rêu rao, những “người anh em bên kia” của ông vẫn ra lệnh cho phi cơ bay vào oanh tạc Sài Gòn. Trong cuốnĐại thắng mùa xuân, Văn Tiến Dũng đã nói rằng: Đó là một cuộc phối hợp một cách tuyệt vời.
(…)
Giây phút hấp hối của VNCH
Buổi chiều 28 là buổi chiều có khá nhiều biến chuyển. Khoảng 6 giờ 30 chiều, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu yêu cầu chúng tôi có mặt tại đài truyền hình THVN9 ở ngã tư Hồng Thập Tự-Cường Ðể để thu hình và thu thanh lời yêu cầu của ông đòi chính phủ Hoa Kỳ rút hết lực lượng bảo vệ sứ quán Mỹ, các nhân viên và chuyên viên Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Ðó là lần cuối cùng tôi gặp Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Từ phòng thu hình ra, ông Mẫu không nói năng gì thêm ngoại trừ trả lời một câu hỏi của tôi về hiện tình. Ông nói thẳng:
Tình hình tuyệt vọng. Họ (những nhà lãnh đạo trước) đã làm nát bấy đất nước trước khi quá muộn để phía bên kia thương lượng với chúng ta. Việc yêu cầu Mỹ rút hết những người Mỹ
cuối cùng ra khỏi Việt Nam chỉ để thành phố này không thành biển máu vô ích mà thôi.

Tôi không nhớ hết những điểm giải thích của thủ tướng Mẫu nhưng những điểm chính trong lời lẽ của ông thì không thể nào quên được. Vì đài truyền hình và đài phát thanh chỉ cách nhau sân vận động Hoa Lư nên chúng tôi lội bộ về đài. Gặp Vũ Thành An vào tăng cường, tôi giao cuốn băng ghi âm cho anh yêu cầu hoàn chỉnh với nhạc hiệu và cho phát thanh cứ 15 phút một lần.
Sau khi tắm rửa xong, tôi ghé qua phòng tin tức. Ðủ tám biên tập viên và chủ bút cho ca chiều. Ông H.C đưa tôi một bản tin của AP nói đến việc di chuyển của hàng không mẫu hạm chở trực thăng Midway ra khỏi Vịnh Thái Lan hướng về Việt Nam. Ông HC là một chủ bút rất giỏi và nhạy bén với tình hình. Lúc tôi còn học lớp huấn luyện phóng viên vô tuyến truyền thanh, ông là một người thầy tận tụy chỉ dẫn cho chúng tôi cách viết một bản tin, cách chuyển một bản tin từ tiếng Anh qua Việt ngữ, cách phỏng vấn và làm sao khi dự một cuộc họp báo xong chỉ 10 phút sau có một bản tin ngắn. Ông nói: Muốn được như vậy cần có kiến thức thời sự và nắm bắt được điểm chính trong những lời tuyên bố tràng giang đại hải của người chủ trì họp báo.
Khi tôi vừa xem xong bản tin AP, ông HC nói: Chắc mất rồi bạn ơi. Nhưng thôi kệ mẹ nó. Hút một điếu thuốc lào không. Tao có trà nóng ngon lắm. Hồi chiều trước khi đi làm, vợ mới mua cho một ít bánh bía nhân hạt sen mới sang chứ.
(…)
Tái chiếm trường Bộ Binh Long Thành
Đêm ấy tôi đã sống sót sau một trận chiến đấu đẫm máu và dã man nhất trong cuộc đời mười năm trận mạc. Cái lều của tôi bẹp dí. Chiếc máy PRC25 của tôi cũng bẹp dí. Chiến xa địch đã rút xa, tôi còn đứng sững trên đỉnh đồi nhìn theo chúng. Tay tôi còn cầm chắc quả lựu đạn lân tinh cuối cùng, tiếc rẻ.
Tôi bước rảo quanh ngọn đồi trọc đã xác xơ. Thuộc cấp của tôi chết phơi thây trên miệng hố, la liệt đó đây. Không còn khẩu M72 nào, lựu đạn cũng cạn, pháo yểm không có, không yểm cũng không có. Tôi quyết định cho đơn vị rút lui. Một trái mìn cóc nổ dưới chân chuẩn úy Trung, người sĩ quan trẻ theo sau lưng tôi đi kiểm tra trận chiến, bàn chân trái của Trung toe ra như miếng bã trầu đẫm máu. Tôi dìu Trung vào cái lều sập của đại úy Hoàn, xác đại úy tiểu đoàn phó đã bị pháo 100 ly xẻ thành từng mảnh, đầu văng một nơi, tay chân văng một ngả. Chúng tôi xuống đồi tuần tự, các đại đội 3,4,2,1 rút lui qua con suối dưới chân đồi, tất cả đã ra đi êm ả, tất cả đã ra đi kiêu hùng. Đêm 28-4-1975 máu chúng tôi, máu những người biệt động còn tưới ướt đẫm một ngọn đồi không tên của quê hương.
Khi chúng tôi xuống tới vườn cam dưới chân đồi thì xe tank địch ào ạt lên đồi lần thứ tư. Những trái đạn 100 ly bắn dài, vượt qua đỉnh đồi, bay trên đầu chúng tôi rồi rơi bên bờ suối. Đất đá bụi mù sau lưng chúng tôi. Trong đêm tối, tôi cho quân lội nhanh qua bờ bên kia.
Đêm 28-4, chợ chiều rồi! Không ai đáp ứng lời xin tác xạ yểm trợ. Không ai đáp ứng lời tôi xin một trái hỏa châu! Qua suối, tôi cho đơn vị dấu đội hình trong bãi mía. Từ đây, sáng hôm sau tôi nhìn lại bên kia bờ, ngọn đồi trọc đẫm máu không một bóng người, những chiếc xe tank bị phá hủy đêm qua đã được kéo đi. Không thấy bóng dáng quân thù, không nghe tiếng động cơ chiến xa. Ngọn đồi nằm phơi dưới nắng mai im ắng. Vào lúc này, bên trái cái lô cốt hướng bắc, cạnh một gốc bằng lăng, đại úy Hoàn TĐP/TĐ82 BĐQ thoải mái nằm ngủ yên trên đó, đầu một nơi, thân một ngả. Có cả chục người lính can trường yên nghỉ trên ngọn đồi này cùng ông.
Gió ngàn lồng lộng, hoa mía bay lồng lộng…
(Vũ Mộng Long)
- :
Sư đoàn 325 (F325) đánh chi khu Long Thành, ngoài đụng độ với biệt động quân ở trên còn đụng trận với thủy quân lục chiến ở khu vực này. Sư đoàn 325, tổng trừ bị quân đội miền Bắc, đơn vị chủ lực trong trận tấn công Nha Trang, Phan Rang ngày đầu tháng 3-1075.

Giây phút hấp hối của VNCH
Tôi áp dụng phương thức khẩn cấp: Loại bỏ tất cả những tin nào có thể gây hoang mang trong dân chúng khiến họ đổ vào sứ quán Mỹ trên đường Thống Nhất vì những vụ đạp lên nhau và những vụ người di tản cố gắng trèo lên tường sứ quán bị TQLC Hoa Kỳ đánh trọng thương đã xảy ra. Trong những ngày cuối cùng, phải nói rằng các hãng thông tấn AP, UPI. Reuters làm việc rất hữu hiệu. Những bản tin họ phát đi giúp tôi nhận ra ngay chiều hướng của tình thế:

“Kế hoạch dùng TQLC bảo vệ hành lang Saigon-Vũng Tầu để di tản những nhân viên cao cấp của chính phủ VNCH mà tính mạng sẽ nguy hiểm nếu lọt vào tay Bắc Việt không thể nào thực hiện được sau khi có lời tuyên bố của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đòi Hoa Thịnh Ðốn rút toàn bộ nhân viên Mỹ ra khỏi Việt Nam. Khoảng chín giờ tối 28, chủ bút H.C đưa tôi bản phân tích của hãng thông tấn AP và nói: Bọn Mỹ có thể sẽ phải áp dụng kế hoạch di tản khẩn cấp nhân viên Mỹ bằng trực thăng vào ngày mai ra tầu Midway lúc đó đậu cách Vũng Tầu có 40 hải lý và hai hàng không mẫu hạm và các khu trục hạm của Ðệ thất hạm đội cũng đang tiến sát Vũng Tầu.
Ông còn cho tôi xem một bản tin khác nói đến việc mất tuyến Long Khánh và bộ chỉ huy của tướng Lê Minh Ðảo rút về tới Biên Hòa. Bản tin cũng còn nói Sư đoàn 18 là sư đoàn duy nhất của VNCH còn chống trả khá mãnh liệt trên đường rút. Văn phòng trưởng của hãng thông tấn AP lúc đó là George Esper cũng gởi trên máy một bản tin rất dài về việc rút lui có trật tự của Liên đoàn 81 Biệt kích dù và các sinh viên sĩ quan các khóa cuối cùng của trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt.
Ông hỏi tôi: Loan chứ?. Tôi nói: Có gì mà không loan nhưng sẽ phải viết rất khéo, tránh gây xúc động cho gia đình những đơn vị nào chưa biết số phận chồng con họ ra sao. Vị chủ bút đầy kinh nghiệm này cười và nói: Ðược cậu khỏi lo, đó là nghề của tao.
Sở dĩ tôi nhắc lại chi tiết này để cho thấy rằng cho tới giờ phút hấp hối của chế độ đài phát thanh Saigon vẫn là tiếng nói VNCH, tuy có người bỏ chạy nhưng không phải là tất cả. Những người được giao phó làm công việc của mình vẫn làm việc với một thái độ bình tĩnh…
Chứ không đã tan hoang như Văn Tiến Dũng viết trong cuốn Ðại thắng mùa xuân, một cuốn sách viết hết sức cẩu thả và dựng đứng nhiều chi tiết.
(…)

Tháng Tư đen - A
Vào đúng dịp kỷ niệm 37 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, một cuốn sách về những ngày cuối của xung đột kéo dài hai thập niên với sự thiệt mạng của hàng triệu người đã ra mắt mang tên Tháng Tư đen, sách dày gần 600 trang của tác giả George J. Veith vẽ lại bức tranh hãi hùng của những trận chiến cuối cùng với sự thiệt mạng của 100.000 lính Nam Việt Nam.

tap ghiBản thân Hà Nội ước tính họ mất 6.000 bộ đội chỉ trong vài ngày cuối tháng Tư năm 1975, theo điểm sách Tháng Tư đen trên báo Wall Street Journal của chuyên gia tư vấn quốc phòng Mark
Moyar, người cũng là tác giả cuốn Thắng lợi bỏ lỡ: Cuộc chiến Việt Nam, 1954-1965.
Moyar đánh giá Tháng Tư đen đã "điền vào khoảng trống lịch sử" của giai đoạn 1973-1975 khi Hoa Kỳ đã rút quân và cuộc chiến Việt Nam không còn là mối quan tâm hàng đầu của các phóng viên Hoa Kỳ, khiến các tài liệu tham chiếu bằng tiếng Anh để viết về giai đoạn này không có nhiều. Ông Veith nhận xét thất bại trong tháng 4-1975 không phải do sự lúng túng của chính quyền miền Nam và càng không phải do sự yếu kém trên chiến trường của lực lượng VNCH. Theo ông, lực lượng Nam Việt Nam bao gồm nhiều chỉ huy từng đẩy lùi cuộc tấn công của miền Bắc hồi năm 1972 và đã có những trận đánh thành công nhưng ít được biết tới trong giai đoạn 1973-1975. Theo bài điểm sách của chuyên gia Moyar nói: Ông Veith đã minh chứng rằng lý do gốc rễ của sự thất bại ở miền Nam là việc cắt giảm trợ giúp của quốc hội Hoa Kỳ trong năm 1974. Ngoài ra nguyên nhân khiến VNCH bị sụp đổ để rộng đường dư luân. Đồng thời qua tuyên bố của tướng Westmoreland (tại Nam Cali vào tháng 9, 1995), vì mục tiêu chiến lược của Mỹ, nên ông ta không được tiến quân ra Bắc, không được phá đường mòn HCM(!).
Ông Veith nói sự thiếu hụt không quân cũng làm cho miền Nam không thể cho máy bay ném bom lực lượng miền Bắc ngay cả khi họ biết những nơi đối thủ tập trung đông quân (1). Theo các con số từ sách Tháng Tư đen được cây viết Moyar trích dẫn, Nam Việt Nam có tới hơn 760.000 binh sĩ nhưng chỉ tập hợp được 110.000 ở Sài Gòn trong trận đánh cuối cùng.
Thêm nữa việc dân thường di tản với số lượng lớn cũng ảnh hưởng đến khả năng triển khai và di chuyển quân của Nam Việt Nam. Ông Veith nói việc Bắc Việt Nam giết hại những người không cầm súng ở Huế năm 1968 và dọc Quốc lộ 1 năm 1972 khiến người dân phát hoảng và họ đã tràn ra các ngả đường khi quân miền Nam rút đi. Việc tắc nghẽn đường và cầu khi dân thường di tản làm cho một số đơn vị chiến đấu của VNCH không rút kịp và bị lực lượng miền Bắc tiêu diệt. Một trong những ví dụ ông Veith đưa ra và được chuyên gia Moyar dẫn lại là đợt rút quân của Nam Việt Nam để cố thủ ở Đà Nẵng.
Phần kết thúc bài điểm sách cuốn Tháng Tư đen, chuyên gia quốc phòng Moyar nói cuốn sách là lời nhắc nhở Hoa Kỳ về cái giá phải trả bằng nhân mạng khi rời bỏ một đồng minh. Ông nói 100.000 lính Nam Việt Nam, những người từng sát cánh với Hoa Kỳ trong các trận đánh cuối cùng, đã bỏ mạng, bị hành quyết tức thì hay chết vì bị hành hạ trong các trại "cải tạo". Hơn nửa triệu người Nam Việt Nam cũng đã bỏ mạng trên biển khi bỏ trốn chế độ Cộng sản.
(Alan Dawson)
(1)Xem “Rules Of Engagement” của Mark Berent ở trang dưới.
- : George J. Veith là nhà văn đồng thời cũng là sử gia.
- : Tháng Tư đen, dịch giả Nguyễn Ngọc Anh.
Nguyên tác Black April: The Fall of South Viet Nam, tác giả George J. Veith.
- : Khác với cùng tựa đề Tháng Tư đen của dịch giả Nguyễn Kim Vinh.
Nguyên tác Cruel April (The Fall Of Sai Gon), tác giả Ouvier Todd).

Tháng Tư đen - B
Cú lừa đảo lớn nhất thế kỷ 20 do Cộng sản Việt Nam thực hiện, đã hoàn toàn thành công bằng “Cái chết của Sài Gòn” ngày 30-4-1975, khi quân đội chính quy Bắc Việt dưới là cờ ngụy trang hai màu xanh đỏ với ngôi sao vàng của Mặt trận giải phóng miền Nam, tiến vào thủ đô Sài Gòn. Hàng triệu người miền Nam, và hàng triệu người miền Bắc cùng rơi lệ trong ngày đó.

tap ghiNgười ta không chỉ khóc vì đau khổ mà còn khóc vì sung sướng nữa. Không chỉ ở các nước thuộc khối xã hội chủ nghiã, ngay ở các nước phương Tây, và ngay chính ở Mỹ người ta cũng ăn mừng ngày 30-4-1975. Để thoả mãn cái mặc cảm tự ti thua kém chăng? Ngày 30-4-1975, ở Paris, London, Washington, những người phản chiến và thiên tả mở champagne ăn mừng, rồi tràn ra đường reo hò cho chiến thắng của người cộng sản miền Bắc với những đoá hoa cẩm chướng màu đỏ đeo trên áo hay cài trên tóc. Nhưng cuộc vui đã không kéo dài.
Phải mất“20 năm đánh giết”mới có được “một ngày” vui toàn thắng, thế mà niềm vui chiến thắng lại vội sớm ra đi. Nhất là đối với những người cộng sản miền Nam trong Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (1973), tiền thân là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập ngày 20-12-1960 ở Tân Lập, một xã trong vùng “giải phóng” Tây Ninh theo nghị quyết của miền Bắc năm 1959, với nhiệm vụ kết hợp các lực lượng võ trang ở miền Nam.
Mặc dù là con đẻ của người miền Bắc, nhưng mặt trận giải phóng luôn tuyên truyền và xuất hiện trong mắt của thế giới, như một phong trào võ trang của nhân dân miền Nam tự đứng lên để giải phóng miền Nam. Và họ đã được 70 quốc gia (1) trên thế giới công nhận sau đó.
Cuộc vui không kéo dài cho những người cộng sản miền Nam, vì ngày 15-11-1975, chỉ 7 tháng sau ngày chiến thắng 30-4. Tại dinh Độc Lập cũ, và người miền Bắc tuyên bố: ”Thống nhất đất nước, nước Việt Nam là một”. Mặt trận giải phóng miền Nam đã bị các “đồng chí lãnh đạo miền Bắc” khai tử như VNCH đã bị khai tử với “Cái chết của Sài Gòn” 7 tháng trước.
Những người miền Nam ngỡ ngàng nhớ lại lời Phạm Văn Đồng tuyên bố năm 1968 tại Hà Nội: Miền Nam sẽ có chính phủ và chế độ theo sự chọn lựa riêng. Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, bộ trưởng y tế chính phủ cách mạng lâm thời là người đầu tiên trả lại thẻ đảng cùng với…”niềm tin cách mạng”. Phạm Văn Đồng chấp thuận đơn xin ra khỏi đảng của bà với điều kiện chỉ được công bố 10 năm sau đó. Bộ trưởng tư pháp chính phủ cách mạng lâm thời Trương Như Tảng sau đó đã xuống thuyền vượt biên qua Pháp. Và ngay cả tướng Trần Văn Trà, chủ tịch ủy ban quân quản Sài Gòn ngày nào cũng được về hưu non dưới hình thức quản thúc tại gia.
Thật ra mặt trận giải phóng đã không còn lực lượng võ trang của mình từ năm 1968. Trong cuộc Tổng tấn công Tết Mâu Thân năm 1968, những nhà lãnh đạo miền Bắc sau khi vi phạm “Thoả thuận ngưng bắn đón Tết Mâu Thân” giữa hai chính phủ, đã mượn tay người Mỹ và quân đội VNCH giết chết gần 80% lực lượng võ trang của mặt trận giải phóng (2), khi đưa những “người đồng chí miền Nam” ra làm lực lượng xung kích, dẫn đường cho quân chính quy Bắc Việt đi sau, trong cuộc tấn công vào các thành phố miền Nam để ngăn trừ hậu hoạn sau này.
Thế giới bắt đầu hoài nghi với những cái nhìn quan ngại về Việt Nam, nhưng 70 quốc gia đã từng công nhận Mặt trận giải phóng miền Nam vẫn không lên tiếng sau ngày Chính phủ cách mạng lâm thời bị khai tử. Trong thế giới ngày càng có mấy ai đủ can đảm để thú nhận những lỗi lầm của mình? Phải mất 40 năm người ta mới hiểu rõ điều gì đang xẩy ra ở Liên Xô. Phải mất 30 năm người ta mới hiểu rõ điều gì đang xẩy ra ở Trung Quốc. Nhưng chỉ cần 3 năm người ta hiểu ngay điều gì đang xẩy ra ở Việt Nam. Lương tâm của thế giới bắt đầu rúng động trước thảm cảnh thuyền nhân Việt Nam, với những con người liều chết bỏ nước ra đi ngày càng đông. Người Mỹ đã rút quân từ năm 1973, chính quyền Sài Gòn đã chết từ năm 1975. ”Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào” rồi, vậy điều gì đã khiến người dân Việt Nam liều chết rời bỏ đất nước ra đi, trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ bé được chế tạo không phải để vượt biển.
Những trí thức thiên tả, những người phản chiến đã từng ủng hộ nhà cầm quyền Hà Nội và Mặt trận giải phóng, những người đã đeo những bông hoa cẩm chướng màu đỏ trên áo và cài bên tai, những người đã thức suốt đêm uống champagne ờ Paris, London, Washington ăn mừng ngày 30-4-1975 năm xưa bỗng thấy lương tâm mình chao đảo. Lại những cuộc xuống đường ở Washington do Joan Baez chủ xướng, nhưng lần này không phải để ủng hộ nhà cầm quyền Hà Nội, mà là để lên án chính phủ miền Bắc. Và với những giọt nước mắt muộn màng, những trí thức thiên tả phương Tây đã thú tội với người Việt Nam bằng cách quyên góp tiền mua tàu cứu vớt người Việt Nam vượt biển.
Nhưng lịch sử đã sang trang rồi.
Những giọt nước mắt hối hận muộn màng của thế giới, và cả của những người chiến binh miền Bắc tiến vào Sài Gòn ngày 30-4 năm xưa, không thể làm sống lại VNCH.
VNCH đã chết 40 năm rồi. Nhưng cái chết của VNCH đã không trở thành vô ích. VNCH đã đóng góp phần mình vào công cuộc chống lại sự phát triển của chủ nghiã cộng sản cho nhân loại, đã giúp thế giới phá vỡ huyền thoại “cách mạng và giải phóng” để nhận diện rõ ràng chân tướng của người cộng sản. Nhưng bất hạnh thay, VNCH đã hy sinh mà không giúp được chính mình trước cú lừa đảo lớn nhất trong thế kỷ 20, hay còn có thể là cú lừa đảo lớn nhất trong lịch sử nhân loại, mà đảng Cộng sản Việt Nam đã biên kịch, đạo diễn và thủ vai chính.
Bằng cái chết của Sài Gòn ngày 30-4-1975, Việt Nam là đất nước bất hạnh cuối cùng trên thế giới, rơi vào tay người cộng sản sau cái chết của Nam Vang 18 ngày trước đó.
(The Fall Of Sai Gon - Ouvier Todd)
Olivier Todd là nhà văn, nhà báo thiên tả Pháp. Thiên tả và là chuyên gia về chiến tranh VN đã viết nhiều bài báo gây bất lợi cho VNCH. Đến năm 1973, sau Hiệp định Paris mới có cơ hội nhìn thấy sự thật nên đã nhận sai lầm và viết tác phẩm nổi tiếng Cái chết của Sài Gòn.

(1) Chỉ có 23 nước công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, trong đó có 21 nước đã đặt quan hệ ngoại giao. Những nước này là các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa và một số nước thuộc Thế giới thứ ba.
(2) Trận Mậu Thân, xem Thâm u bí sử 1 với Võ Văn Kiệt, Thâm u bí sử 2 với Trần Văn Trà,
nằm ở tiết mục Ngày thứ 52 – Sài Gòn ngày dài nhất: 30-4-1975.

Quân sử ngoại truyện
Tháng 9 năm 1975, tại Hà Nội, Hội nghị trung ương lần thứ 24 của Đảng lao động Việt Nam xác định mục tiêu thống nhất đất nước về mọi mặt. Đại diện đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, do ông Trường Chinh đứng đầu, và đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, do ông Phạm Hùng đứng đầu. Thống nhất đất nước về mọi mặt:

Xóa bỏ khu phi quân sự theo vĩ tuyến 17.
Quốc kỳ, quốc huy là cờ đỏ sao vàng.
Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc ca là bài Tiến quân ca.
Thủ đô là Hà Nội.
Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành…thành phố Hồ Chí Minh.

Những quy tắc giao chiến
Thiếu tá phi công Mark Berent cho rằng Mỹ và đồng minh Việt Nam có thể đã chiến thắng tại chiến trường vào những năm 67, 68. Nhưng qua những vụ ngưng ném bom trên đường mòn Hồ Chí Minh và miền Bắc Việt Nam, đã giúp cho Bắc Việt mang quân và vũ khí vào miền Nam để đi đến chiến thắng cuối cùng vào tháng 4-1975. Hãy nghe Mark Berent tâm sự:

Lần đầu tiên tôi tham chiến tại Việt Nam là vào năm 1965. Ðơn vị của tôi cất cánh từ căn cứ Ubon, Thái Lan. Tôi thuộc phi đoàn Cú Ðêm (Night Owls), có nhiệm vụ bay trên đường mòn Hồ Chí Minh trong vòng 7 tháng. Cuối cùng, 5 tháng chót tôi được chỉ định chỉ huy Woff FAC (Lực lượng không kiểm tiền phương (Forward Air Control)). Lực lượng này bao vùng đường mòn Hồ Chí Minh từ Lào đến suốt Bắc Việt Nam. Ðó là thời điểm mà tổng thống Johnson ra lệnh ngưng ném bom. Do đó, có lúc các phi vụ được chấp thuận ném bom, có lúc phi vụ không được chấp thuận. Chẳng cần dấu diếm, nhiều lần một số anh em phi công chúng tôi tự thi hành nhiệm vụ thả bom đường mòn, mà không cho ai biết.
Trong giai đoạn đó chúng tôi bay trên lãnh thổ Bắc Việt. nhưng vì “Những quy tắc giao chiến” (Rules Of Engagement): Chúng tôi đã chiến đấu một cuộc chiến mà tay chúng tôi đã bị trói chặt, mắt chúng đã bị chọc thủng mù lòa và một nửa đạn dược trang bi đã bị cắt giảm. Trước kia tôi vẫn nghĩ rằng với sự giúp đỡ của Mỹ, chính phủ Sài Gòn biết phải làm gì để chiến thắng. Nhưng một thời gian sau đó, tôi nhận thức được rằng: Hình như người ta (Mỹ) không muốn và không cho phép để thắng cuộc chiến tranh này! chỉ vì Hoa Thịnh Ðốn đã áp đặt cái nguyên tắc giao chiến oái oăm này!?. Chúng tôi cũng không thể thả bom đường xe lửa tiếp tế từ Trung Cộng vào Bắc Việt. Mỹ cũng không thể phong tỏa hải cảng Hải Phòng…Tất cả những gì Nixon làm năm 1972 là để Bắc Việt có cơ hội mang tiếp tế vào miền Nam. Ðáng lẽ chúng ta phải chặn đứng việc Bắc Việt tiếp tế vũ khí cho chiến trường miền Nam mới phải?
Thật là đau lòng cho một cuộc chiến mà chúng ta không muốn thắng!
(To Bear Any Burden - Al Santoli)
- : Trần Văn Trà, tư lệnh khu 7 báo cáo về tình hình quân sự. Phạm Hùng hỏi về tiếp liệu đạn dược, viên cán bộ phụ trách hậu cần trả lời: “Báo cáo đồng chí, ta có đủ đạn để bắn (bọn Ngụy) sợ đến ba đời …”. (…trích lục lại)

Lạc đạn
Lịch sử xuất phát đường Hồ Chí Minh, hay đúng ra là một hệ thống đường dùng để tiếp viện cho các phong trào võ trang của cộng sản ở miền Nam, bắt đầu sau khi Nghị quyết 15 ra đời vào tháng 5-1959. Trong quyết nghị này, nói một cách tổng quát, bí thư thứ nhất Lê Duẩn biểu quyết là phải dùng bạo lực võ trang để chiếm miền Nam và thống nhất đất nước. Muốn thực hiện mục đích đó, miền Bắc phải tìm cách du nhập vũ khí, cán bộ khung (cán bộ nồng cốt) vào Nam để chuẩn bị cho một cuộc chiến trường kỳ.

Từ nghị quyết đó, cộng cản Việt Nam cho thành lập một tổ chức có tên là “Đoàn 559” để tìm và thành lập một con đường tiếp vận vào Nam. Về giai đoạn thành hình đường Hồ Chí Minh, tác phẩm cho một cái nhìn tổng quát và khá chi tiết là Mở đường Trường Sơn - đường mang tên bác, của Thiếu tướng Võ Bẩm, lúc đó mang quân hàm thượng tá.
(Binh đoàn, binh Trạm, và đường đi B – Nguyễn Kỳ Phong)

Những quy tắc giao chiến
Các phi công của không quân Hoa kỳ khẳng định rằng, tăng cường ném bom Bắc Việt ngay từ đầu chứ không phải leo thang dần dần theo kiểu Johnson hẳn đã có thể nghiền nát Bắc Việt trước khi Liên Xô, Trung Quốc kịp giúp họ xây dựng các đơn vị phòng không hết sức hữu hiệu.

Đại tá Harry G. Summers Jr., một nhà phân tích xuất sắc, tỏ ra ít cay cú với báo chí và chính trị gia hơn là nhiều sĩ quan đồng sự của ông. Nhưng ông phê phán các nhà kế hoạch quân sự Mỹ về việc truy lùng quân du kích, những người được bố trí để quấy rối quân Mỹ cho đến khi các sư đoàn Bắc Việt có thể tiến hành những cuộc tấn công quy mô lớn. Nói tóm lại, người Mỹ đã tự làm cho mình kiệt sức vì những nỗ lực vô ích để chống nổi dậy: Giống như một con bò mộng chỉ tấn công tấm choàng màu đỏ của người giác đấu hơn là tấn công chính người giác đấu.
(“Vietnam – A History” - Stanley Karnow)
Stanley Karnow là phóng viên có mặt ở Việt Nam từ đầu đến cuối cuộc chiến tranh. Tác phẩm Vietnam – A History của ông là một cuốn sử về nước Việt Nam hiện đại từ khi tiếp xúc với phương Tây, trọng tâm là cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam-Bắc.

Lạc đạn
Để sửa soạn cho đường Hồ Chí Minh, tướng Trà đã đích thân đến nhà của bí thư Lê Duẫn, để xin cho một số cán bộ nồng cốt, đa số là các cán bộ tập kết ra bắc năm 1955 như Trà xâm nhập trở lại miền Nam. Tướng Trà nói ông xin 100 người nhưng Lê Duẫn chỉ cấp cho trước 25 người như một thử nghiệm đầu tiên. Sách của tướng Trà chỉ nói sơ qua đường Hồ Chí Minh, và những chi tiết tổng quát đều giống như những gì tướng Võ Bẩm viết. Nhưng qua sách của tướng Trà chúng ta biết được thêm cộng cản Việt Nam có hai kế hoạch song song: nhiệm vụ dọn đường, tuyển mộ cán bộ cấp dưới là nhiệm vụ của tướng Bẩm, tuyển chọn một số cán bộ “khung,” cán bộ có kinh nghiệm quân sự gởi vào B để thành lập và chỉ huy các đơn vị chủ lực Miền (các trung đoàn cơ hữu của Trung ương cục miền Nam), là nhiệm vụ của tướng Trà. Theo hai sách này, toán phụ trách chuyển vận đầu tiên được gọi là Tiểu đoàn 301. Cấp số quân khoảng 470 người, được tuyển chọn từ Sư đoàn 305, một đơn vị được thành lập từ các đoàn quân từ miền trung (Liên khu 5, trong thời chiến tranh Việt-Pháp) tập kết ra Bắc.

Trên đường di chuyển bị oanh tạc, bị dội bom phá hủy, tổng số thiệt hại về nhân mạnh trên đường Hồ Chí Minh là 12.487 người chết và 21.802 bị thương.
(Binh đoàn, binh Trạm, và đường đi B – Nguyễn Kỳ Phong)

Góp nhặt…ghi chép…
Alan Dawson nói 100.000 lính miền Nam, những người từng sát cánh với Hoa Kỳ trong các trận đánh cuối cùng, đã bỏ mạng, bị hành quyết tức thì hay chết vì bị hành hạ trong các trại cải tạo. Hơn nửa triệu người miền Nam cũng đã bỏ mạng trên biển khi bỏ trốn chế độ Cộng sản.

Melvin R. Laird cũng nói vào thời điểm này, miền Bắc đã tổn thất 1,1 triệu binh sĩ và thường dân. Ông thêm: Bắc Viêt chiếm đoạt được miền Nam bằng võ lực nhưng đã không chiếm được lòng dân. Chính sách xã hội hoá miền Nam và củng cố xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã thất bại hoàn toàn. Cộng sản Việt Nam đã theo đuổi một cuộc chiến mà không có kẻ chiến thắng. Chỉ có nhân dân ở cả hai miền Bắc và Nam là những kẻ thua cuộc vì phải trả một giá rất đắt bằng hàng triệu sinh mạng và đổ vỡ thê thảm về vật chất và tinh thần. Biết bao gia đình bị ly tán và đạo đức suy đồi, mà ảnh hưởng tai hại sẽ còn kéo dài qua nhiều thế hệ.
- :
Con số lính miền Nam tử trận 220.350 người được dẫn từ tài liệu lưu trữ của Bộ quốc phòng Mỹ, tính từ năm 1965 đến năm 1974. Cộng thêm con số tử trận trong giai đoạn 1974-1975 và trước đó cho ra ước tính khoảng hơn 250.000 tử trận. Nhà sử học R.J. Rummel đưa ra con số ước tính cao nhất có thể lên tới 315.000.
- :
Theo tài liệu Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975):

1,1 triệu quân nhân chết; trong số đó có 300.000 quân nhân mất tích (chết trận mất xác).

Cuộc chiến tranh không có người chiến thắng
tap ghi

 

 

Tác phẩm VietNam – A History của Stanley Karnow,
trích đoạn ở dưới có tựa đề: “The War Nobody Won”.

 

 

 

 

Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến tranh không có người chiến thắng, ít ra là theo ngôn ngữ nhân văn, đó là cuộc chiến tranh giữa các nạn nhân. Nguồn gốc của nó cực kỳ phức tạp, những bài học của nó luôn được tranh cãi và hậu quả của nó các thế hệ mai sau nhận định. Nhưng cho dù đó là một cuộc dấn thân hợp lý hay một nỗ lực sai lầm, nó cũng là một bi kịch mang tầm vóc sử thi và văn học sử.
Tháng giêng năm 1989, tại thành phố Hồ Chí Minh, tên trước kia là Sài Gòn, một cựu thương binh du kích Việt Cộng tên là Trần Văn Lê đã đưa cho người phóng viên truyền hình Mỹ Morley
Safer một bài thơ mà ông ta viết để vinh danh sự trở lại của những “lính Mỹ”.
Bao nhiêu lính Mỹ
Chết ở đất này?
Bao nhiêu người Việt
Vùi dưới cỏ cây?

Hòa bình gặp lại,
Bên ly rượu đầy
Nào cùng nâng chén
Nước mắt tràn xuống tay.
(…)
Hơn bốn triệu binh lính và thường dân VN ở cả hai bên, tức là khoảng 10 phần trăm dân số bị chết hoặc bị thương. Đa số những người Nam Việt Nam chết được chôn cất trong những nghĩa trang gia đình hoặc dòng tộc. Đi thăm miền Bắc đất nước sau cuộc chiến, tôi đã thấy hàng hàng lớp lớp những bia mộ trắng trong mỗi nghĩa trang làng xã, mỗi tấm bia mang dòng chữ liệt sĩ. Nhưng những ngôi mộ ấy đều là mộ gió, thi hài của những người đã khuất đã bị xe ủi đẩy xuống những hố chôn chung trong những nấm mồ tập thể ở miền Nam, nơi họ ngã xuống.
(The War Nobody Won - Stanley Karnow)
(1) Mộ gió là ngôi mộ không có tử thi, hài cốt, mộ người chết đuối, chết trận không tìm được xác. Thân nhân làm hình nhân bằng rơm rạ và làm lễ an táng như lễ an táng thông thường.

Chuyện kể thời hậu chiến
Khi chiến tranh chấm dứt, gia đình hắn định mang hài cốt của hắn từ nghĩa trang liệt sĩ về quê. Nhưng đào mãi, đào mãi, cái huyệt vẫn trống trơn, không hề có vết tích gì cả. Có người nói: Anh ấy hiển thánh rồi! Lại có người đề nghị: Thôi thì mang tấm bia có tên tuổi của anh ấy về quê cũng được. Nhưng tấm bia bằng đá ấy lại quá nặng.

Cuối cùng, bố mẹ hắn quyết định chỉ đục tấm bia, lấy hai chữ “liệt sĩ” mang về nhà.

Biên Hoà không bị thất thủ
Theo Chuẩn tướng Trần Quang Khôi: Có không ít bài viết lờ mờ hoặc viết sai về một số sự kiện trong cuộc chiến. Đặc biệt khi viết về Biên Hòa không có bên nào nói đúng. Ai cũng biết Biên Hòa là vị trí chiến lược của miền Nam, phi trường Biên Hòa còn là bản doanh BTL/Quân đoàn III. Để mất Biên Hòa là mất Sài Gòn, mất miền Nam VN. Theo hồi ký Hoàng Cầm:

(...) Đã sang ngày 28-4, như bộ chỉ huy chiến dịch thông báo, hầu hết các hướng phát triển thuận lợi, các binh đoàn chủ lực đã tới trước cửa ngõ Sài Gòn, địch lập tại đây một tuyến phòng thủ và cũng tại đây “lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh Đông Dương”, địch cấu trúc các tuyến hào chống tăng để chặn đối phương. Ngoài hầm hào, rào kẽm gai bãi mìn chống bộ binh ở các căn cứ, đồn bót sẵn có từ trước, địch đã thiết kế những trận địa mới, đào hào, rải mìn chống tăng, đưa các xe tăng M41, M48 nằm sâu dưới các ụ đất, các hầm hào có bao cát bao quanh, chĩa nòng pháo về các con đường tiến của xe tăng ta. Ngoài ra địch còn biến các dãy phố thành trận địa. Chúng chất lên đó những bao cát thành lô cốt, hoả điểm, thành những ổ đề kháng lợi hại. Chúng đặt súng M72 hoả tiễn chống tăng, súng máy 12.7 ly, ĐKZ 57 trên những tháp chuông, cửa sổ nhà tầng, sẵn sàng nhả đạn, chặn đường tiến của ta (…).
Vì vậy sáng ngày 30-4-1975, quân đội Bắc Việt đi đường vòng qua Biên Hòa để đánh vào Sài Gòn. Đến khi Chuẩn tướng Trần Quang Khôi được tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ sau 17 năm tù đày trong trại cải tạo, có một số người mới biết sự thật rằng Biên Hòa không hề thất thủ.

Quân sử ngoại truyện
Sư đoàn 341 thuộc Quân đoàn 4) của Thượng tướng Hoàng Cầm bỏ Biên Hòa, đi đường vòng hợp quân với Quân đoàn 2 tấn công Sài Gòn vì địch ở căn cứ Biên Hoà, khu vực phòng thủ mạnh nhất của địch trước cửa ngõ Sài Gòn vẫn tiếp tục chống trả. Các đơn vị quân đoàn chưa vượt được sang sông Đồng Nai. Bốn giờ sáng, phân đội đi đầu của Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) tiến đến cầu sắt xe lửa Biên Hoà nhưng tăng không qua được vì cầu này yếu, trọng tải chỉ cho xe 12 tấn. Cầu Mới bị địch phá. (Chiến tranh Việt Nam toàn tập - Nguyễn Đức Phương).

 

Đăng ngày 20 tháng 03.2017