banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

                  phunu       

 

Những nét chính về nội dung của tác phẩm

 

Giới hạn về không gian và thời gian của đề tài nghiên cứu

 Đề tài mà chúng tôi  nghiên cứu, về không gian, là một vùng đất mới của nước Việt Nam, thành lâp từ thế kỷ XVII, về thời gian, đề tài  được giới hạn trong thời kỳ Pháp thuộc, bắt đầu năm 1585 và chấm dứt vào năm 1945, sau khi chế độ thuộc địa và b ảo hộ của Pháp taị Đông  Dương bị quân đội Nhựt lật đổ. Đối tương nghiên cứu của chúng tôi cũng được thu gọn: người phụ nữ ở miền Nam mà thôi.

Các nguồn tư liệu

Chúng tôi có được hình ảnh sát với sự thực của phụ nữ miền Nam nhờ bởi các nhà văn trong Nam, nhất là Hồ Biểu Chánh. Các tác phẩm của ông là chất liệu qúy giá để thẩm định được vai trò của phụ nữ miền Nam, nhân cách và bản lãnh  cứng cỏi của họ trước những nghịch cảnh hay những cảnh huấn khó khăn của cuộc sống,

            Một nguồn tư liệu khác mà chúng tôi dùng tới là báo chí, nhất là tuần báo Phụ nữ Tân văn phát hành từ 1929 đến 1934.  Qua các bài xã luận, những bài tường thuật của các phóng viên ký gỉa, về những sự cố, tin tức hằng ngày, ta có thể biết được những gì đã xảy ra trong xã hôi miền Nam lúc bấy giờ, cũng như những thành viên trong xã hội ấy. Khi tổng hợp hai chất liệu trên, ta có một cái nhìn khá  khách quan về hình ảnh xã hội của người phụ nữ miền Nam.

            Chúng tôi cũng xem các tác phẩm của những văn sĩ miền Bắc trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn như là nguồn tư liệu  qúy giá; nó có thể cho chúng tội nhận định được hình ảnh của phụ nữ miền Bắc, và từ đó  đối chiếu với các nữ nhân vật trong  trong tiểu thuyết của các tác gỉa miền Nam, nhất là Hồ Biểu Chánh.

            Chúng tôi cũng thường nhắc đến ca dao, văn chương truyền khẩu: qua những câu thơ   thường  ngâm hát trong dân gian, chúng ta thấy được con người thật của phụ nữ Việt và cũng cho ta nhận ra được chứng tích còn sót lại của nền văn hóa xưa, không đúng theo với nền đạo lý Khổng Mạnh.

            Những nhà quan sát và sưu tầm  của thời đai mà chúng tôi đề cập đến như nhà Việt Nam học P. Pasquier, L. Cadière, hay Li Tana, D. Marr, cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ, không thiên vị về con người và xã hội Việt.

Các nhà phê bình văn học như Thiếu Sơn, Vũ ngoc Phan, nhà báo kiêm học giả Phan Khôi, đã dấn thân trong cuôc đấu tranh để bảo vệ nữ quyền, và cũng là nhân chứng của thời đại. Tất cả đều sống cùng một thời với tiểu thuyết gia Hồ Biểu Chánh.  Chúng tôi nhắc đến cac vị này xem như những nhân chứng lịch sử mà những sáng tác hay các bài xã luận có thể làm sáng tỏ đề tài của luận án mà chúng tôi bảo vệ.

Sự khác biệt giữa  Nam và Bắc

Người ta thường nói đến thân phận đáng thương của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Người ta đòi hỏi một cách quyết liệt quyền bình đẳng nam nữ . Chính vào những năm 30, trong thời kỳ cực thịnh của ảnh hưởng các tư tưởng  Tây phương trong xã  hội Việt Nam, các truyền thống  xưa bị công kích, người phụ nữ Việt Nam lên tiếng chống lại sự kèm chế của luân lý Khổng Mạnh  và đòi hỏi  quyền tự do và quyền tham gia các sinh hoạt hay nghề nghiệp mà xưa kia chỉ dành cho nam  phái.

 Các đòi hỏi này rất thích đáng ở miên Bắc, nơi mà dấu ấn của luân lý Khổng mạnh còn quá nặng nề, các phong tục cổ hủ gây áp lực và kèm kẹp người phụ nữ, như một số tác giả trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn ngoài miên Băc cho ta thấy qua các sáng tác của họ.

Thật vậy, đã từ lâu nay, các tác phẩm phát xuất từ miền Bắc của nhà văn trong nhóm Tự Lự Văn Đoàn, như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, đã được phát hoạ một hình ảnh rất lý tưởng về người phụ nữ Việt Nam: nhu mì nết na, dễ  bảo, sống trong gia đình rất chìu chồng và tỏ ra rất hòa nhã, ngay khi bị chồng phản bội. Qua sự phát họa trên , ta có ấn tưởng là dường như quy phép tam tòng tứ đức của luân lý Không Mạnh đã khắc sâu vào tâm khảm họ. .Người phụ nữ miền Nam có cùng chung số phận như các chi em của họ ở miền  Bắc? Họ có cùng cung cách, lối xử thế như nữ đồng bào của họ ngoài Bắc không? Người ta có khuynh hướng trả lời “thưa không”.Không những họ thoát khỏi sự kèm kẹp của các quy tắc nho giáo mà họ còn khác biệt với các chị em họ ngoài Bắc, trong phản ứng trước mọi cảnh huấn xảy đến cho họ.

Hồ Biểu Chánh, một nhà văn dấn thân trong các sinh họạt của xã hội đương thời, và cũng là một nhà quan sát tinh tế, đã cho ta thấy, qua các sáng tác văn học, những ẩn khúc của một xã hội mà ông đang sống, cũng như những tình tiết eó le trong số phận của những người đồng thời với ông.

Là tiểu thuyết gia, ông có tài phát họa chân dung người phụ nữ miền Nam, sau khi đã thoát khỏi những ràng buộc của luân lý Khổng Mạnh, đã biết bảo vệ quyền lợi của mình, ít phục tùng và luôn sẵn  sàng nhận lãnh vai trò của mình với ý thức và trách nhiệm.

Là thôn nữ nơi đồng quê hay cô gái nơi thành thị, những sinh hoạt về nghề nghiệp đã giúp họ thoát khỏi sự trói buộc của luân lý  Khổng  Mạnh. Được giải thoát các gò bó trên, họ chỉ biết nghe theo sự thúc dục của bản năng hay tiếng gọi của con tim.

Tất cả các nét độc đáo của người phụ nữ miền Nam, ta có thể thấy trong các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Qua các tác phẩm của ông, ta thấy xuất hiện nhiều mẫu người phụ nữ, mỗi nhân vật có một cá tính riêng biệt:  phụ nữ ngoại tình, phụ nữ đánh chồng vì ghen tương, phụ nữ sát phu để được thừa hưởng gia tài hay để thoát ly cảnh sống địa  ngục.          

Sự phác họa một chân dung trung thực cúa phụ nữ miền Nam

            Trong luận án này, chúng tôi muốn trình bày, dựa vào  các tác phẩm của các văn sĩ miền Nam, qua báo chí, qua các ngạn ngữ và ca dao, môt hình ảnh xã hội của phụ nữ miền Nam, trong những năm 30, họ được hưởng nhiều tư do, rất năng động và xông xáo; hồn nhiên và cởi mở trong ngôn từ, trong gia đình, họ tỏ ra có quyền hành hơn và một đôi khi họ còn lấn  ép chồng  trong mọi quyêt định .

            Vậy mục đích của chúng tôi trong tác phẩm này là trình bày những đăc thù, những nét độc đáo, tính cách dị biệt, bản ngã cứng cỏi của người phu nữ miền Nam, (particularité, la singularité, la forte personnalité), qua sáng tác văn học. Và từ đó ta nhận ra sự khác biệt của phụ nữ của hai miền và cũng là sự khác biệt của xã hội miên Nam được vươn lên chưa qúa 3 trăm năm với xã hội “nghìn năm văn vật” của xứ Bắc.

Phong trào giải phóng phụ nữ, (1931) được phát xuất từ các tư tưởng Tây phương xâm nhập cùng lúc với  sự chiếm đóng nước Việt Nam của Pháp, đã củng cố thêm vai trò phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội miền Nam mà phái yếu lại là phái ngự trị thật sự. (la domination féminine).

Tại sao có sự khác biệt giữa phụ nữ Nam và Bắc?

Từ nhận xét trên, (constat), chúng ta đưa ra một vài  câu hỏi: Tại sao có sự khác biệt giữa hai xã hội Nam Bắc? Tại sao có những khác biệt về ngôn từ, về cách xử thế , về phản ứng, và xa hơn nữa về tâm lý và tâm tính của phụ nữ của hai miền Nam Bắc, đặt cùng một cảnh huấn tương tự?

Để có thể có một lời giải đáp chính xác, theo thiển ý chúng tôi, ta nên đặt để thân phận của người phụ nữ Việt trong một bối cảnh lich sử : trải qua hơn một ngàn năm bị đô hộ; kẻ thống trị đã làm mọi cách để xóa bỏ nền văn hóa dân Lạc Việt. Quá trình đồng hóa dân Việt đã  thành công trên bình diện văn hóa. Khổng giáo, Lão  giáo và Phật giáo, theo gót chân của kẻ thống  trị, đã du nhập vào Việt Nam ; trong tầng lớp dân gian, bắt đầu là giới sĩ phu, đã chịu ảnh hưởng mạnh học thuyết và đạo lý của Không Mạnh.

Phải chờ mãi đến năm 939, sau khi Ngô Quyền đánh tan được quân Nam Hán ở trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng, Việt Nam mới dành lại quyền tự chủ. Tuy vậy, các vua kế tiếp vẫn tôn sùng Khổng Giáo và học thuyết này thâm nhập dần vào các tầng lớp dân Việt. Các điều giáo huấn như phép tam cương và tam tòng của luân lý Khổng giáo đã bám rễ trong xã hội Việt Nam và đã biến người phụ nữ Việt hoàn toàn lệ thuộc vào  cha, khi xuất gia lệ thuôc vào  chồng và lúc góa  phụ, phải lệ thuôc vào con.

Trong tình trạng đó, Khổng giáo đã vô tình hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ và biến họ thành một con người chỉ biết “núp bóng tùng quân”.Tóm lại, trong suốt hơn mười thế kỷ, xã  hội Việt  Nam mang nặng dấu ân của nền học thuật Trung Hoa và Khổng giáo.

 

Thành quả của cuộc Nam tiến

Trước khi xứ Đàng Trong xuất hiện (1558) trên bản đồ Việt Nam, vào thế kỷ XV, biên thuỳ nước Đaị Việt  về phía Nam dừng ở dãy núi Hoành Sơn, và, như chúng tôi đã nói, qua nhiều thế kỷ,  người phụ nữ Việt tại vùng đất này đã là nạn nhân của các quy tắc Khổng giáo. Do đó mà người phụ nữ xứ Bắc đã tỏ ra, ở bề ngoài, dễ  bảo, chịu phục tùng chông và rất đắn đo  khi  bày tỏ tình cảm cũng như sự giận hờn hay ghen tương.. Các nhà văn trên đất Bắc như Nhất Linh, Khái Hưng hay Thạch lam, qua sáng tác  của họ, đã phát họa được hình ảnh lý tưởng trên, đúng theo khuôn mẫu  đó

Khác với miền Bắc, miền Nam là vùng đất mới. Cách đây 4 thế kỷ vùng  được mang tên là Đàng Trong, chỉ mới  xuất hiện sau khi Nguyễn Hoàng được trấn nhiêm kể từ năm 1558.Vì sự sống còn, ông và các hậu duệ phải tiếp tục sự nghiêp tiến  xuống miền Nam của tiền nhân. Trong bước đường nam tiến này, người di dân cần phải hợp  quần để có thể chống  lại thiên nhiên khắc nghiệt và thổ dân địa phương.  Do  đó các cư dân chỉ chọn lọc từ Khổng giáo những giá trị thiết yếu cho  sự sống còn như tình huynh  đệ, tinh thần đoàn kết  và bỏ lại những quy tắc đạo lý nào không còn thích hợp trong môi trường mới . Ngoài ra vùng đất mới này, Khổng  giáo chưa có thì giờ ghi đậm dấu ấn. Vả lại, các chúa ở Đàng Trong này không thích gì học thuyết Khổng giáo mà chúaTrịnh ở Đàng Ngoài sẽ dựa vào để lên án chúa Nguyễn  về tội “bất trung” và mở cuộc tấn công “trừng phạt” xứ Đàng Trong.

Hơn nữa, người phụ nữ, khi sát cánh với chồng con để khai phá đất đai, vai trò của họ càng trở nên thiết yếu hơn trong tập đoàn người di dân Việt, đang dấn thân vào một cuôc phiêu lưu khá mạo hiểm để mong có một đời sống tốt đẹp hơn.

Ảnh hưởng nền văn minh Chàm

Qua nhiều thế kỷ,  định cư trên phần đất xưa kia thuộc của người Chàm, cư dân Việt không thể không tiêm nhiễm văn hoá của một dân tộc, tuy ngày nay đã bị hủy diệt, nhưng đã có một quá  khứ oai hùng và một nền văn minh sáng chói. Các cuộc hôn nhân Việt Chàm cũng không thể không xảy ra, và sự giao thoa, hội nhâp văn hóa của hai sắc dân là điều không tránh.khỏi. Trong hoàn cảnh đó, làm sao chế độ mẫu  hệ Chàm không có ảnh hưởng đến các tập quán, tánh tình và  bản ngã của người phụ nữ, cư dân Việt?

 

Ảnh hưởng văn hóa Kơ-Me sự vươn lên một xã  hội mới

 Cuộc  tiến về miền Tây bắt đầu từ thế kỷ 17 của di dân miền Nam đã  đưa đến một thành quả: một xã hội mới tại miền Nam được thành lập và vươn lên, trong đó vai trò của phụ nữ được nỗi  bật. Sống chung với dân Kơ Me, họ hội nhập vào môi trường sinh sống mới và thích ứng với  các tập tục của một nền văn  minh và văn hóa khác lạ.

Trong môi trường sinh thái rộng lớn mới này, với đồng ruộng bao la, cò bay thẳng cánh, được tưới mát bởi hệ thống  các sông ngòi  chằng chịt, đời sống trở nên dễ  chịu hơn, và tâm tính con ngừơi cũng thay đổi theo hoàn cảnh của cuộc  sống mới. Họ có cái nhìn xa hơn các tổ phụ của họ. Sống trong cộng đồng lòng tương thân tương ái có dịp nảy nở và củng cố. Do đo họ hấp thụ dễ dàng tình huynh đệ, và thấu hiểu được cái đẹp, cái hay, những giá trị tinh thần  diễn  đạt qua câu “Trọng Nghĩa khinh Tài

Miền Nam, một xã hội đa chủng

Miền Nam là một xã hội đa chủng: sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, sự sống chung của những sắc dân tại miền Trung, và sau đó tại miền Nam, (Chàm, Kơ-Me Người Hoa, Ấn Độ, Pháp…) trong một môi trường mới. Vùng đất mới này  đã biến đổi và đã tạo nên một mẫu  người Việt Nam khác với người miền Bắc, đúng theo nhận định của  Li Tana : con người miền đất mới phía Nam, tuy vẫn là Việt  Nam nhưng khác với đồng bào họ miền Bắc.

Những dữ kiện (ces nouvelles données) này cho ta hiểu được phần nào sự khác biệt giữa phụ nữ Nam và Bắc.

 Thử tìm hiểu nét đặc thù của phụ nữ  miền Nam

Muốn tìm hiểu được cái “ngoại lệ ấy của miền Nam” ( exception cochinchinoise),  chúng ta thử tìm hiểu quá khứ xa xưa của người dân Việt, hay đúng hơn là của dân Lạc Việt vào thời kỳ tiền sử cho đến trước thời đại hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Hậu quả của biến cố lịch sử này là  xóa sạch  nền văn minh của cả một dân tộc mà sự hiện hữu  của Trống Đồng là một chứng tích cụ thể.

Chế độ mẫu  hệ của sắc dân miền núi, chứng tích còn lại của dân Lạc Việt?

Qua các truyền thuyết còn kể lại, qua các lễ   hội trong làng quê, qua các tục lệ còn sót lại, ta có thể đưa ra một giả thuyết là trước thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất,  dân Việt đã sống dưới chế độ mẫu  hê. Chế độ mẫu  hệ này cũng đã được nhìn nhận ngay trong thời tiền sử của các nuớc Á Châu ngay ở Trung Hoa, quê hương của Khổng Tử. Vương quốc Chàm may mắn không lệ thuộc Trung Hoa nên vẫn còn gìn giữ  chế độ này đến đầu thế kỷ 20, trong cộng  đồng Chàm, mặc dầu Vương  quốc này bị hủy diệt cách đó hơn 300 năm.

Ngay cả những năm đầu sau Tây lịch, vết tích mẫu hệ chắc cũng còn sót trong xã  hội Lạc Việt. Sự khởi nghĩa thành công của hai bà Trưng vào đầu thế kỷ I là một bằng chứng hùng hồn: nếu Bà Trưng chỉ biết “núp bóng tùng quân” thì sau khi chồng bà bị sát hại, bà không thể đương nhiên trở thành một vị nữ tướng cầm quân đánh đuổi được Tô Định phải chạy trốn về Nam Hải. Cũng như các vi vua chúa Trung Hoa ở thời kỳ lập quốc, các vua Việt Nam, như Đinh Bộ Lĩnh , Lý Công Uẩn,  vua sáng lập ra triều Lý, tất cả đều không biết ai là tổ phụ mình.

Điều đáng cho chúng ta suy tư là phần đông các sắc dân sống trên vùng cao nguyên hay vùng miền núi cho đến thời kỳ gần đây vẫn còn giữ chế độ mẫu  hệ . Các lễ hội tổ chức trong cộng đồng của họ không khác gì các lễ  hội trong vùng quê Việt Nam, lúc đó các phép tắc của giáo lý Khổng Tử được bỏ qua một bên để nhường chỗ cho sự tự do vui đùa , tự do luyến ái giữa  trai và gái. Đó là điểm đặc trưng của một nền văn hóa khác hẳn hay đúng hơn đối nghịch với nền văn hóa Khổng Mạnh.

Kể từ xưa, ta nhận thấy năng lực điều  khiển tiềm tàng trong phụ nữ, Nam cũng như Bắc. Năng lực này  được truyền qua nhiều thế hệ, (ngày nay người ta gọi là gène) vẫn còn mãi mãi  trong huyết quản của phụ nữ Việt, chỉ chờ có cơ hội thuận tiện để bôc lộ ra. Cuộc Nam tiến hay sự du nhập tư tưởng Tây Phương là những cơ hội đó. Hẳn nhiên, tâm tình và cách cư xử của người phụ nữ miền Nam cũng biến đổi theo. Những yếu tố này kết tinh lại tạo thành một  nét cá biêt của phụ nữ Nam Việt, của xã hội mới trong đó phái yếu lại là phái ngư trị. Đó phải chăng là một ngoại lệ của miền Nam Việt?

Hai sắc dân Kinh Thượng có chung cùng một nguồn gốc?

Sự giống  nhau rất lạ lùng trong tổ chức các ngày lễ hội, cũng các tục lệ lạ đời còn sót lại từ thời ngàn xưa, nền văn hóa gốc miền biển của sắc tộc miền  núi, những mối dây  liên hệ về ngôn ngữ của dân Mường và dân Việt cho chúng ta nghĩ rằng người đồng bằng và người miền núi có chung một cội nguồn

Sự vươn lên của một xã hội miền Nam, ảnh hưởng của tư tưởng Tây Phương, sự gần gũi  về khía cạnh văn hóa và chủng tộc của dân Việt miền đồng bằng với các sắc tộc miền núi đã giúp cho Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc văn hóa của Trung Hoa và  giúp nước này hội nhập vĩnh viễn  vào cộng đồng chung của các dân tộc trong vùng Đông Nam Á.    

Một viễn tượng cho công trình nghiên cứu kế tiếp

Những điểm này cho chúng tôi thoáng thấy được một viễn tượng mới: tìm hiểu và nghiên cứu các sắc dân  thiểu số này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự hiểu biết thêm nguồn gốc và nền văn hoá nguyên thủy của người Việt Nam. Đó là những gì chúng ta mong đợi trong các công trình nghiên cứu kế tiếp.

***

Vài hàng về tác giả:

            Sinh năm 1938, tại Hội An, (Trung Việt), Nguyễn Thanh Trừng là giáo sư tại Saigon từ năm 1961 đến 1974. Trong những năm đó, ông cùng với vợ là tác giả 7 cuốn sách giáo khoa về Pháp văn phát hành tại Saigon.

Sau khi được biệt phái qua Đại Học Saigon, ông được học bổng tu nghiệp do chánh phủ Pháp cấp. Ông đã theo học các môn Ngữ Học và Xã Hội học tại Sorbonne ( Ecole des Hautes Etudes) và đã trình luận án Tiến sĩ tại Đại Học Provence năm 2009, tại Pháp.