banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Vì sao TT Trump tin rằng ông thắng cử ?

Nguyễn Quang Duy

Theo cuộc khảo sát do hãng Gallup thực hiện từ ngày 9 đến ngày 15/11/2020, lên đến 83% cử tri đảng Cộng Hòa không tin ông Biden thắng cử và 89% tin rằng có gian lận trong cuộc bầu cử.
Theo một cuộc khảo sát khác do tờ Washington Post thực hiện ngày 2/12/2020 với 249 các dân biểu và nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Quốc Hội Liên Bang, chỉ hơn 10% hay 27 dân biểu và nghị sĩ công nhận ông Biden là người thắng cử, trong số họ có tới 8 người sẽ rời Quốc Hội vào ngày 5/1/2021.

Đảng Cộng Hòa thắng lớn
Ở Thượng Viện đảng Cộng Hòa vẫn giữ được 50 ghế, còn 2 ghế tại tiểu bang Georgia sẽ được bầu lại vào ngày 5/1/2021 sắp tới.
Mặc dù Hạ Viện đảng Dân Chủ vẫn giữ đa số nhưng chỉ với 4 ghế quá bán, còn đảng Cộng Hòa thắng thêm 12 ghế.
Đảng Cộng Hòa nắm các cơ quan lập pháp (Quốc Hội) ở 31 tiểu bang thì đảng thì đảng Dân Chủ chỉ nắm được 18 tiểu bang.
Minnesota là tiểu bang duy nhất đảng Cộng Hòa nắm thượng viện còn đảng Dân Chủ nắm Hạ Viện.
Trong khi 27 thống đốc tiểu bang thuộc đảng Cộng Hòa thì chỉ 23 thống đốc thuộc đảng Dân Chủ.
Lên đến 23 tiểu bang đảng Cộng Hòa nắm được cả hành pháp (thống đốc) lẫn lập pháp (quốc hội), thì đảng Dân Chủ chỉ nắm được 15 tiểu bang.
Kết quả nêu bên trên đã được cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng Hòa (1995-99) ông Newt Gingrich phân tích và kết luận “sóng thần đỏ Tsunami” đã càn quét đảng Dân Chủ.
Ngày 2/12/2020, Thượng nghị sĩ Tom Cotton cho báo chí biết chiến thắng vang dội của đảng Cộng Hoà tại Hạ viện, Thượng viện và các cơ quan lập pháp tiểu bang là do công sức và ảnh hưởng lớn từ Tổng thống Donald Trump.
Ngày 8/12/2020, Ủy ban Quốc hội Hỗn hợp về Lễ nhậm chức tổng thống (JCCIC) đã từ chối thông qua nghị quyết xác nhận ông Joe Biden là tổng thống đắc cử.
Các ủy viên của Đảng Cộng hòa cho rằng chưa thể xác nhận người chiến thắng khi Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa đang kiện gian lận bầu cử tại 6 tiểu bang.

Chuyện khó tin…
Tối ngày bầu cử 3/11/2020 kết quả sơ khởi cho thấy ông Trump đã thắng cử và thắng lớn, những cử tri bầu cho ông đi ngủ đến sáng họ ngỡ ngàng khi kết quả đổi ngược một cách khó tin.
Những cử tri này biết rằng đảng Cộng Hòa đã bắt đầu khởi kiện để mang lại công bằng cho ông Trump, cho cử tri đã bầu cho ông, cho hệ thống bầu cử của Mỹ được công bằng, trong sạch và tự do.

Gian lận có hệ thống
Tất cả những tố cáo gian lận đều xoay quanh phiếu bầu qua thư, đảng Cộng Hòa cho rằng đây là một kế hoạch đã bắt đầu từ năm 2019 khi đảng Dân Chủ nắm Hạ Viện bà Nancy Pelosi đề nghị Quốc Hội cải cách bầu cử đề cao việc bầu cử qua thư nhưng không được đảng Cộng Hòa ủng hộ.
Đảng Cộng Hòa cho rằng đảng Dân Chủ đã lợi dụng tình trạng đại dịch khuyến khích cử tri bầu qua thư để họ có thể tiến hành gian lận có hệ thống.
Đảng Cộng Hòa tố cáo gian lận đã đồng loạt xảy ra ở 6 tiểu bang tranh chấp Pennsylvania, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona và Georgia, và nhất là ở các thành phố lớn như Philadelphia, Pittsburgh, Detroit, Milwaukee, Las Vegas nơi đảng Dân Chủ chiếm ưu thế.
Đảng Cộng Hòa có hai hướng để mang lại chiến thắng cho ông Trump (1) kiện pháp lý tại tòa án và Tối Cao Pháp Viện và (2) vận động quốc hội các tiểu bang tranh chấp giành lại quyền lựa chọn cử tri đoàn.

Các vụ kiện tại địa phương
Ở Mỹ tổ chức bầu cử thuộc quyền tiểu bang, ở mỗi tiểu bang lại có hiến pháp và luật pháp riêng.
Việc kiện tụng thường kéo dài nhiều tháng, qua nhiều tòa từ sơ thẩm, thượng thẩm, kháng án…, muốn thuyết phục tòa án đảo ngược kết quả sơ khởi là một điều vô cùng khó khăn.
Lại có quá nhiều tranh tụng ở cả 6 tiểu bang tranh chấp, nên đây không phải là phương cách chính của đảng Cộng Hòa, nhưng họ vẫn tiến hành để đưa các vụ kiện lên đến Tối cao pháp viện.

Tối cao pháp viện
Ngày 8/12/2020, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ từ chối đơn kiện của dân biểu Mike Kelly và của ứng cử viên đảng Cộng hòa ông Sean Parnell xin ban hành lệnh khẩn cấp ngăn tiểu bang Pennsylvania chứng nhận kết quả bầu cử.
Nhưng vào ngày 7/12/2020 Tối cao Pháp viện lại nhận đơn kiện của Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Texas ông Ken Paxton đệ đơn yêu cầu Tối cao pháp viện chặn các cơ quan hành pháp bốn tiểu bang tranh chấp Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin chứng nhận ông Joe Biden thắng cử.
Tiểu bang Texas cho rằng các tiểu bang bị kiện đã tự động thay đổi các quy tắc và thủ tục bỏ phiếu thông qua tòa án hoặc thông qua các hành động hành pháp, mà không thông qua lập pháp của các tiểu bang, như vậy là vi phạm các điều khoản về cử tri đoàn Điều II, Phần 1, Khoản 2 c của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Ngoài ra, tiểu bang Texas cho rằng có sự khác biệt trong các quy tắc và thủ tục bỏ phiếu ở các đơn vị bầu phiếu khác nhau trong cùng tiểu bang đã vi phạm Điều khoản Bảo vệ Bình đẳng của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Tiểu bang Texas cho rằng hậu quả của những vi phạm nói trên là những bất thường trong cuộc bỏ phiếu vì thế yêu cầu Tối Cao Pháp Viện mở phiên tòa xét xử 4 tiểu bang nói trên.
Đến tối thứ tư ngày 9/12/2029 đã có 17 Bộ trưởng bộ Tư Pháp các tiểu bang thuộc đảng Cộng Hòa cùng ký một lá thư “thân hữu tòa án” gởi lên Tối Cao Pháp Viện nội dung nhấn mạnh vụ kiện do tiểu bang Texas nộp là rất quan trọng và yêu cầu Tối Cao Pháp Viện quan tâm xem xét.
Các tiểu bang bao gồm Missouri, Alabama, Arkansas, Florida, Indiana, Kansas, Louisiana, Mississippi, Montana, Nebraska, Bắc Dakota, Oklahoma, Nam Carolina, Nam Dakota, Tennessee, Utah và Tây Virginia.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã ra thời hạn trễ nhất 3 giờ chiều ngày 10/12/2020 các tiểu bang bị đơn phải nộp hồ sơ biện hộ phản đối đơn kiện của tiểu bang Texas.
Tổng thống Trump đã twitter cho biết ông và nhiều tiểu bang khác sẽ tham gia vụ kiện của Texas như bên thứ ba bị ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp, vì đây là một sự kiện lớn và nước Mỹ cần chiến thắng.
Điều rõ ràng nhất là Tổng thống Trump không chiến đấu đơn độc như truyền thông “chính thống” dàn dựng và mô tả.

Vận động chính trị
Nhóm luật sư của đảng Cộng Hòa đã được Quốc Hội cả 6 tiểu bang tranh chấp Pennsylvania, Wisconsin, Georgia, Arizona, Nevada và Michigan mời tham dự những cuộc điều trần công khai để Quốc Hội và công chúng biết và hiểu rõ những chuyện bất thường đã xảy ra tại mỗi tiểu bang.
Nhiều bằng chứng và nhân chứng đã được nhóm luật sư của Tổng thống Trump trình lên Quốc Hội các tiểu bang cứu xét.
Luật sư Rudy Giuliani hôm 6/12/2020 cho biết các cơ quan lập pháp tiểu bang tại Arizona, Georgia và Michigan có thể sẽ quyết định gởi cử tri đoàn (đảng Cộng Hòa) đến thủ đô Washington bầu Tổng thống vào ngày 14/12/2020.

Liên Danh Trump-Pence thắng cử ?
Việc đảng Cộng Hòa nắm Quốc Hội hầu hết các tiểu bang vô cùng quan trọng.
Trong trường hợp ngày 6/1/2021 khi mở phiếu bầu nếu không ứng cử viên nào đạt đủ 270 phiếu cử tri đoàn hoặc Thượng Viện hay Hạ Viện Liên Bang không đồng thuận về ứng cử viên tổng thống nào thắng cử thì theo Hiến Pháp quyết định sẽ thuộc về các tiểu bang.
Hạ Viện mỗi tiểu bang sẽ có được 1 phiếu bầu tổng thống, như thế ông Trump có thể nhận được 31 trên 50 phiếu bầu.
Thượng Viện mỗi tiểu bang sẽ có được 1 phiếu bầu phó tổng thống, như thế ông Pence có thể nhận được 32 trên 50 phiếu bầu.
Đương nhiên, đảng Dân Chủ sẽ không dễ dàng đồng ý kết quả như vậy sẽ cần đến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phân xử xem phía nào thượng tôn luật pháp và thi hành Hiến Pháp, bởi vậy vụ kiện của tiểu bang Texas là vô cùng quan trọng.

Nếu bạo loạn xảy ra…
Như chúng ta đã biết Tổng thống Trump đã thay đổi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để nếu có bạo loạn xảy ra ông Trump sẽ dùng Đạo luật Chống Nổi loạn 1807 ban hành thiết quân luật sử dụng Lực lượng Vệ binh Quốc Gia, các lực lượng nội an và cảnh sát để bảo vệ trị an.
Rõ ràng ông Trump đã sửa soạn tất cả những gì ông ấy có thể làm được một cách hợp pháp, để hoàn thành trách nhiệm mà cử tri Mỹ đã giao phó cho ông năm 2016.

“Fake news” tin giả
Suốt 4 năm (2016-20) các cơ quan truyền thông “chính thống” liên tục lan tỏa tin đồn Ban vận động tranh cử năm 2016 của ông Trump đã cấu kết với Nga ảnh hưởng kết quả bầu cử.
Nhưng lần này ngược lại họ tức thì, đồng loạt và liên lục phủ nhận các thông tin về gian lận bầu cử, bởi thế ông Trump và những cử tri bầu cho ông càng tin rằng truyền thông “chính thống” là tin giả (fake news).
Mạng xã hội Facebook, Twitter và YouTube thì kiểm duyệt và ngăn chận thông tin từ Tổng thống Trump hay các thông tin có lợi cho ông Trump.
Những cuộn băng ghi âm thành phần lãnh đạo đài CNN họp bàn cách định hướng dư luận thông tin bầu cử cho thấy cơ quan này chẳng khác gì báo chí ở Bắc Kinh.
Người Việt không lạ gì cách đưa tin của truyền thông “chính thống”, nó là một nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của miền Nam.
Cách đưa tin của truyền thông “chính thống” khiến dư luận đã ngờ vực lại càng ngờ vực hơn và là môi trường tốt nẩy nở các thông tin mạng thực giả khó có thể kiểm chứng.
Đồng thời các hãng tin như Newsmax hay the Epoch Times càng ngày càng được những người ủng hộ Tổng thống Trump tin tưởng.
Nhưng dù sử dụng thông tin từ phía bên nào chúng ta cũng cần hiểu rõ về hệ thống chính trị và bầu cử của Mỹ để tự mình kiểm chứng, cập nhật và đánh giá thông tin.

Kết luận
Các lý do kể trên cho thấy không chỉ Tổng thống Trump tin ông thắng cử, mà có tới 90% chính trị gia đảng Cộng Hòa tin ông Trump sẽ thắng cử và 83% cử tri đảng Cộng Hòa tin vào sự thắng cử của ông Trump.
Càng ngày càng nhiều bằng chứng thuyết phục cử tri Mỹ nhận ra rằng “gian lận có hệ thống” có thể đã xảy ra trong kỳ bầu cử tổng thống 2020 và vì thế cần thiết phải minh bạch mọi dữ kiện đáng nghi ngờ.
10/12/2020
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi


“Trung Quốc Cộng sản và thế giới tự do chỉ có thể có một cái tồn tại, có Trung Quốc Cộng sản sẽ không có thế giới tự do”.

Nhà Trắng sẽ tiếp đón vị tổng thống tốt đẹp nhất

trong thời khắc hỗn loạn nhất

Trung Nguyên  


Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20 tháng 1 năm 2017 tại Washington, DC.
Trong buổi lễ nhậm chức, Donald  J. Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.  

Giờ đây, ai sẽ là chủ nhân của Nhà Trắng vào năm tới đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn thế giới. Trong một thời gian có hạn, liệu ông Trump có thể lấy lại chiến thắng bầu cử của mình để tiếp tục ở lại Nhà Trắng và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình hay không?
Cuộc bỏ phiếu của người Mỹ đã kết thúc vào ngày 3/11, nhưng vì xuất hiện gian lận kiểm phiếu quy mô lớn ở một số thành phố lớn do Đảng Dân chủ kiểm soát, nên vẫn chưa rõ tổng thống tiếp theo sẽ là ai. Đảng Dân chủ đã cố gắng thực hành câu nói nổi tiếng của Stalin ở Hoa Kỳ: "Điều quan trọng không phải là ai bỏ phiếu, mà là ai kiểm phiếu".
Giờ đây, ai sẽ là chủ nhân của Nhà Trắng vào năm tới đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn thế giới. Trong một thời gian có hạn, liệu ông Trump có thể lấy lại chiến thắng bầu cử của mình, tiếp tục điều hành đất nước tại Nhà Trắng và hoàn thành sứ mệnh lịch sử tiêu diệt ĐCSTQ mà ông đã bắt đầu hay không?

Nhà Trắng không phải là một tòa kiến trúc bình thường
Năm 1800, Nhà Trắng vừa mới được xây dựng xong, và người đầu tiên vào ở là John Adams, tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ. Ông đã viết một bức thư từ Nhà Trắng cho một người bạn, trong đó viết những lời cầu nguyện của ông lúc ấy cho Nhà Trắng. Tổng thống Adams đã viết: "Tôi cầu nguyện rằng Thiên Đường sẽ gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến ngôi nhà này và những người sau này. Cầu cho chỉ những ai lương thiện và trí tuệ trị quốc dưới mái nhà này".
Ngày nay, lời cầu nguyện này của Tổng thống Adams được khắc trên lò sưởi trong Phòng khiêu vũ của Nhà Trắng.


Trong Phòng khiêu vũ của Nhà Trắng, lời cầu nguyện của Tổng thống Adams năm 1800 được khắc trên lò sưởi bên dưới chân dung Tổng thống Lincoln. (Nguồn ảnh: Internet)
                            
Hoa Kỳ không phải là một quốc gia bình thường
Hiến pháp Hoa Kỳ ra đời năm 1787, và một hệ thống chính trị chưa từng có trong lịch sử loài người xuất hiện. Hiến pháp Hoa Kỳ là trong quá trình tập thể các đại biểu của Hội đồng Lập hiến cầu nguyện với Chúa vào mỗi buổi sáng, mọi người mới cuối cùng có thể nhượng bộ lẫn nhau và đạt được thỏa hiệp. Nếu không có Hiến pháp Hoa Kỳ, sẽ không có nước Mỹ ngày nay. Vào thời điểm đó, người lớn tuổi nhất trong số các đại biểu là quốc phụ nước Mỹ 81 tuổi Franklin, sau khi hội nghị lâm vào cục diện bế tắc đã đề nghị mọi người cùng nhau cầu nguyện vào buổi sáng:
"Thưa quý vị, tôi đã sống rất lâu. Tôi càng sống lâu, tôi càng tin tưởng vào chân lý này, rằng Chúa quyết định mọi việc của nhân loại. Nếu một con chim sẻ rơi trên mặt đất cũng sẽ không thoát khỏi sự chú ý của Ngài. Như vậy làm sao một quốc gia có thể ra đời nếu không có sự trợ giúp của Ngài?"
Năm 1831, Tocqueville, nhà tư tưởng nổi tiếng nước Pháp, được chính phủ Pháp của Vương triều tháng Bảy cử sang Mỹ khảo sát. Ông nhanh chóng nhận thấy sự khác biệt giữa Hoa Kỳ và Pháp, ông phát hiện ra: “Bí quyết của tự do Hoa Kỳ chính là đạo đức của người Hoa Kỳ”.
Ngài Tocqueville cũng phát hiện ra rằng tín ngưỡng tôn giáo bảo vệ đạo đức của con người. Ông viết: “Một mặt, luật pháp Mỹ cho phép người Mỹ làm những gì họ muốn. Mặt khác, tín ngưỡng tôn giáo ngăn cản mọi người mưu đồ bất chính hoặc làm ra những việc khinh suất và bất công".

Ông Trump không phải là một người bình thường
Trong phòng yến hội, nơi Tổng thống Adams cầu nguyện Thiên Đường ban phước cho Nhà Trắng, ông Trump đã tổ chức một bữa tiệc tối cho các nhà lãnh đạo truyền giáo Cơ Đốc vào tháng 8 năm 2018. Tác giả Stephen E. Strang mô tả trong cuốn sách của ông rằng, lúc ấy tại bữa tiệc có người đã hỏi ông Trump rằng điều gì ông muốn được hậu thế ghi nhớ nhất? Ông Trump trả lời: "Điều tôi muốn được hậu thế ghi nhớ nhất, chính là tôi là một tổng thống cầu nguyện nhiều hơn bất kỳ tổng thống nào".
Một nghiên cứu được xuất bản bởi Ceri Hughes, một học giả tại Đại học Wisconsin-Madison ở Hoa Kỳ vào đầu tháng 10, cho thấy rằng trong lời nói của ông Trump, các thuật ngữ như Chúa và Thượng đế xuất hiện với tần suất vượt xa so với các đời tổng thống trong 100 năm trước đây.
Hughes là một học giả chuyên nghiên cứu về truyền thông chính trị, ông đã phát hiện ra điều này sau khi phân tích 448 bài phát biểu quan trọng của các đời tổng thống Mỹ. Trong các bài phát biểu quan trọng, bình quân mỗi 1.000 từ Tổng thống Trump sẽ sử dụng 7,3 lần về các từ liên quan đến tôn giáo và Thần, gấp đôi mức bình quân của các tổng thống khác. Mà trực tiếp sử dụng từ "Chúa" (God), Tổng thống Trump đạt bình quân 1,4 lần trên 1.000 từ, nhiều hơn gần 3 lần so với mức bình quân của các tổng thống khác.


Tổng thống Trump sử dụng ngôn ngữ về tín ngưỡng tôn giáo vượt xa các tổng thống trong 100 năm trước đó. (Nguồn ảnh: The Conversation; Nguồn dữ liệu: International Journal of Communicaiton)
                                                         
Đây không phải là một thời đại bình thường
Năm 1817, Nguyễn Nguyên (Ruan Yuan), khi đó là thống đốc Lưỡng Quảng Trung Quốc, đánh giá về những người Mỹ đến Quảng Châu làm ăn, ông cho rằng trong tất cả những người phương Tây, người Mỹ tôn trọng người khác và tuân thủ các quy tắc nhất.
Ở Trung Quốc thời bấy giờ, Hoàng đế ở dưới Trời, thuận theo Thiên ý để cai quản thiên hạ. Tương tự như vậy, khi đó tại Hoa Kỳ, tổng thống, Quốc hội và Tối cao Pháp viện sở dĩ tồn tại cũng là để bảo vệ các quyền tự nhiên của con người mà Chúa ban cho người Mỹ. Có thể nói, hai quốc gia hai bên bờ đại dương lúc bấy giờ tuy khác nhau về văn hóa bề mặt, nhưng lại đều giống nhau ở những giá trị cơ bản nhất, đều xuất phát từ tín ngưỡng đối với Trời (Thượng Thiên, Thượng Đế).
200 năm đã trôi qua, Trung Quốc ngày nay đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tôn sùng vô Thần luận chiếm đoạt 70 năm. Hoa Kỳ hôm nay, mặc dù vẫn còn một số lượng lớn người theo tín ngưỡng và đạo đức truyền thống, nhưng chủ nghĩa xã hội cũng đã từng bước ăn mòn và thâm nhập vào nước Mỹ trong gần một trăm năm, một bộ phận lớn dân chúng đã đi chệch khỏi các giá trị truyền thống của Hoa Kỳ.

Sự xuất hiện của vị tổng thống tốt đẹp nhất không phải là một sự ngẫu nhiên
Nếu như nói nước Mỹ xinh đẹp, là bởi vì tín ngưỡng đạo đức truyền thống của nó, và bởi vì nó luôn là lực lượng chính diện chống lại chủ nghĩa chuyên chế và chủ nghĩa cộng sản, thì ông Trump chắc chắn là người phù hợp nhất với hai điểm này, là vị tổng thống đẹp nhất phù hợp với các giá trị truyền thống của Hoa Kỳ.
Tự do tín ngưỡng là nguyên tắc lập quốc cơ bản nhất của Hoa Kỳ, nhưng chủ nghĩa cộng sản lại là phản tín ngưỡng truyền thống nhất, bởi vì tà linh sau lưng nó muốn hành động như Thượng Đế của nhân loại. Và Tổng thống Trump là tổng thống bảo vệ tự do tín ngưỡng tôn giáo nhất trong 100 năm qua.


Vào ngày 23 tháng 9 năm 2019, ông Trump dẫn theo Phó Tổng thống Pence và Ngoại trưởng Pompeo chủ trì Hội nghị Liên hợp quốc về Tự do Tôn giáo. Ông là tổng thống Mỹ đầu tiên làm như vậy. (Nguồn ảnh: Drew Angerer / Getty Images)
                        
Ngày 23 tháng 9 năm 2019, Tổng thống Trump phát biểu tại Hội nghị Liên hợp quốc về Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo rằng: “Hôm nay, tôi vinh hạnh trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên chủ trì một hội nghị về tự do tôn giáo tại Liên Hợp Quốc. Đây là một vinh dự, lẽ ra nên sớm làm như thế này rồi. Khi tôi biết được từ dữ liệu rằng tôi là người đầu tiên (Tổng thống Hoa Kỳ chủ trì hội nghị tự do tôn giáo), tôi cảm thấy kinh ngạc. Từ rất nhiều phương diện mà nói, điều này rất đáng buồn, và hiện tại được tham dự cùng mọi người là thật sự quá tốt".
Ông Trump cũng nói: "Nguyên tắc lập quốc của Hoa Kỳ là quyền lợi của người dân không đến từ chính phủ, mà đến từ Chúa. "Tuyên ngôn Độc lập" của chúng tôi tuyên cáo chân lý bất hủ này, cũng trong "Tuyên ngôn nhân quyền" - Tu chính án thứ nhất của "Hiến pháp" đã thể hiện chân lý vĩnh hằng này. Những người cha lập quốc của chúng tôi biết điều này. Để thực hiện một xã hội hòa bình, thịnh vượng và có đạo đức, không có cái gì làm gốc cơ bản hơn quyền được tín ngưỡng tôn giáo".
Tổng thống Trump cũng nói: "Hôm nay, Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ lên tiếng rõ ràng kêu gọi tất cả các quốc trên thế giới chấm dứt đàn áp tôn giáo".

Diệt ĐCSTQ là chủ đề của thời đại ngày nay
Cũng giống như sự xuất hiện năm đó của Tổng thống Lincoln, mặc dù ông ban đầu chỉ muốn duy trì Liên bang, nhưng dưới sự thôi thúc của thời cuộc hiện tại, Lincoln đã ban hành "Tuyên ngôn giải phóng nô lệ da đen", và chế độ nô lệ hoàn toàn bị bãi bỏ trong quá trình này.
Ông Trump cũng là một tổng thống tạo ra thời đại như vậy, mặc dù ông ban đầu chỉ muốn làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, muốn đạt được thương mại công bằng với Trung Quốc, do tình hình hiện tại thúc đẩy, ông ấy cũng quyết tâm tiêu diệt ĐCSTQ.


Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo phát biểu về "Trung Quốc Cộng sản và Tương lai của Thế giới Tự do" tại Thư viện Tổng thống Nixon ở California. (Nguồn ảnh: ASHLEY LANDIS / POOL / AFP qua Getty Images)

Vào ngày 23 tháng 7 năm nay, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã có bài phát biểu "Trung Quốc Cộng sản và Tương lai của Thế giới Tự do", trong đó chính quyền Trump đã chính thức thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với ĐCSTQ trong mấy thập kỷ qua.

Chính quyền Trump đã nói rõ rằng Trung Quốc Cộng sản và thế giới tự do chỉ có thể có một cái tồn tại, có Trung Quốc Cộng sản sẽ không có thế giới tự do. Do đó, thế giới tự do nhất định phải chiến thắng.
Tổng thống tốt đẹp nhất sở dĩ xuất hiện, là bởi vì điều xấu nhất sắp kết thúc, chủ nghĩa cộng sản sắp bị kết thúc, một thời đại trắng đen điên đảo sắp kết thúc, bởi vậy chủ nghĩa xã hội cánh tả mới thù hận ông Trump như thế, dùng mọi thủ đoạn để cản phá ông.
Tuy nhiên, Nhà Trắng đã được xây dựng cách đây 200 năm, chính là vì ngày hôm nay. Ngay từ ban đầu, Nhà Trắng đã không được xây dựng cho các thế lực tà linh hắc ám, Nhà Trắng chắc chắn sẽ thuộc về vị tổng thống đẹp nhất và phù hợp nhất với các giá trị truyền thống Hoa Kỳ.

Trung Nguyên
Nguồn: Internet

Đăng ngày 12 tháng 12.2020