Nhớ Mẹ
Trần Kim Diêp
Ngày con tròn tuổi thôi nôi, Ba bỏ đi theo bóng sắc mới để lại cho Mẹ một di sản nặng-nề: một Mẹ chồng lú-lẩn, hai con thơ dại, một căn nhà dột nát, dăm bàn thờ tổ-tiên, mươi phần mộ gia đình nhà chồng.
Mẹ còn thật son trẻ, hiền, đẹp...nhưng sao phần số nghiệt ngả lại đè nặng trên đôi vai gầy của Mẹ?.
Con biết Mẹ thật buồn, thật đau, nhưng có lẻ do dòng máu phúc hậu của Ngoại nên Mẹ chỉ cắn răng để vì hai chị em con.
Rồi Nội mất và theo dòng đời chúng con lớn lên trong vòng tay trìu mến của Mẹ.
Nhà mình thật nghèo, không đủ sức để hai chị em cùng được học. Tội nghiệp Chị con học thật giỏi nhưng phải sớm nghỉ học để đi giúp việc kiếm tiền phụ Mẹ nuôi em.
Còn con, tuy nhỏ dại, tuy đôi tay còn thật bé-bỏng, ngoài giờ phụ Mẹ làm bánh, con đã biết trồng cây, nuôi gà, nuôi cá, rọc lá chuối, cắt lá môn, câu cá...bán kiếm tiền. Tuy thật thèm được nhập cuộc với bạn cùng trang lứa trong những trò chơi đùa vui rộn-rả, nhưng con đành tự- chế. Con muốn dành thời giờ cho những việc làm nho-nhỏ nhưng thiết thực cũng như con đã cố-gắng học thật giỏi để Mẹ vui. Con muốn những giòng lệ thôi rơi trên má Mẹ những chiều khi Mẹ chải tóc bên gương.
Hết bậc Tiểu Học, con thi vào Trung Học Nguyễn- Đình- Chiểu, may mắn con đổ và được cấp học bổng. Dù vậy tiền trọ học ở Tỉnh vẫn là gánh nặng của Mẹ. Riêng về sự đóng góp của Chị con chỉ vừa đủ cho 4 chuyến đi-về quê mỗi tháng. Do đó, suốt bậc Trung-Học con đã trải qua vô-vàn khó-khăn, thiếu thốn.
Rồi chúng con lớn khôn. Chị con lập gia-đình. Phần con, sau vài năm Đại Học, cũng phải rời ghế nhà trường để đi làm bổn phận của người trai thời loạn. Hai đứa con, mỗi đứa một phương trời. Mẹ tuy có con, cháu nhưng vẫn vò-võ, cô đơn. Chỉ thỉnh-thoảng ngày Giỗ, ngày Tết nhà mình mới có tiếng cười rộn-rả và Mẹ đã luôn chuẩn bị thật đầy-đủ những mónchúng con ưa thích. Rồi những ngày vui qua mau, chúng con lại ra đi. Mẹ lại khóc khi vịn cửa nhìn theo chúng con. Còn lũ cháu thì quyến-luyến đòi ở lại. Riêng con, con phải quay đi để giấu giọt nước mắt buồn.
1975, miền Nam đổi chủ. Con cùng hàng trăm nghìn người ở lại phải đi tù ,
Mẹ thật hiền, hiền đến cả hàng xóm đều mến, cả gia-đình chồng đều thương và đến cả Ba trước giờ nhắm mắt cũng phải hối-hận, ăn-năn , nhưng Mẹ đã không hiền được khi kẻ dữ đụng đến con. Không làm được gà mẹ để dang đôi cánh che chở cho con trước những móng vuốt của lủ diều-hâu, Mẹ bắt đầu mắng chửi chúng. Rồi một năm sau, ngày con bị đày lên vùng núi rừng Việt-Bắc, Mẹ từ-giả cỏi đời. Người ta giấu tất-cả, mải 7 năm về sau con mới hay biết. Hàng xóm cho biết Mẹ không bệnh-hoạn, yếu đau, Mẹ chết như mơ. Sau nhiều năm nếm mùi hoả ngục, may mắn hơn các bạn bị hoá kiếp, con được thả về Thành Phố đã thay tên. Từ cảnh vật, nếp sống, đến tình người… đều đổi thay. Riêng con, những gì yêu quý kể cả chiếc bến duy nhất cũng không còn.
Con cũng có chút học vấn, chút kiến thức chuyên-môn, nhưng chỉ vì là kẻ thua cuộc nên phải làm phó thường dân hạng bét, sống bên lề xã-hội mới và cuối cùng phải lên rừng Biên-Hoà, Long-Khánh, Tây-Ninh vác củi thuê cho Ty Chất Đốt Thành-Phố để độ nhật nhưng vẫn không được yên thân. Do đó, con phải ra đi và may thay con vượt biển thành-công, đến được bến bờ tự-do.
Mẹ, ngày xưa dù có phương-tiện, con đã khước từ ra đi, nhưng không phải vì nông-nổi. Con đả đi biết bao sông dài, biển rộng, nhưng với con không có đại-dương nào đủ bao-la để sánh với tình thương của Mẹ. Con cũng đã có dịp đi công tác ở xứ người để thấy được sự văn-minh, giàu có... , nhưng không có mảnh lực nào đủ cám-dổ để con phải bỏ Mẹ ra đi. Con chỉ muốn suốt đời làm đứa con bé-bỏng của Mẹ.
Ngày nay, tuy ước mơ đó không thành hiện thực và nơi đất khách quê người con cũng cô-đơn như Mẹ ngày xưa, nhưng con nguyện sẽ luôn theo gương đạo-đức của Mẹ ‘’ THƯƠNG CON VÀ THƯƠNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ‘’.Mẹ, con nghĩ bên kia thế-giới chắc Mẹ sẽ mỈm cười hài lòng phải không Mẹ?.
Mùa Vu-Lan nhớ về Mẹ
Trần Kim Diệp
Buồn vui chuyện cũ
Duyên tốc đỉnh PCF
1.
Sau một thời gian thực tập ở Hải Đội 4 Duyên Phòng ( HĐ4DP), 4 Hải Sư khoá 17 chúng tôi nhận 4 chiếc PCF do Hải Quân / Hoa Kỳ ( HQ/HK) chuyển giao ở cầu quân cảng Bộ Tư Lệnh / Hải Quân / Vùng 4 Duyên Hải (BTL/HQ/V4DH), tôi phụ trách chiếc HQ 3906 của Hải Đội 5 Duyên Phòng (HD5DP).
Chúng tôi sau đó được lệnh đi công tác ở Năm Căn – Cà Mau. Năm Căn nằm ở rừng U Minh Hạ, nhun nhúc VC nên nổi tiếng với câu:
Năm Căn đi dễ khó về
Khi đi tàu thuỷ khi về trực thăng
Tôi đã từng phục vụ ở tàu sông Trợ Chiến Hạm HQ.229 và Liên Giang Đoàn 23 & 31 Xung Phong (LGĐ. 23& 31 XP), quen với việc đánh đấm, nên chẳng chút ngại ngùng.
Hồi đó Bộ Tư Lệnh / Hải Quân / Vùng 5 Duyên Hải ( BTL/HQ/V5DH ) chưa được thành lập, còn Căn Cứ Nổi (Sea Float) vừa được chuyển lên đất liền nên việc xây cất doanh trại và phi trường đang được xúc tiến mạnh.
Vì PCF là loại tàu chạy nhanh nhất của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà (HQ/VNCH) lại có hoả lực thật mạnh 1 súng cối 81 ly bóp cò, 3 đại liên 12,7 ly, 2 đại liên M60 và súng cá nhân M79, M16, nên được giao cho nhiệm vụ tuần tiểu giữ an ninh thuỷ trình sông Bồ Đề, hộ tống tàu dòng viễn dương chở nguyên nguyên vật liệu xây cất, yểm trợ các đơn vị bạn Thuỷ Quân Lục Chiến ( TQLC ), Sư Đoàn 21 Bộ Binh ( SĐ21BB ), chở Biệt Hải đi kích, thỉnh thoảng chở toán Điện Thám của D.P.L, L.V.M và L.L.T đi đặt Sensor và tuần tiểu vùng duyên hải.
Thông thường khi công tác thì PCF đi cặp hoặc nhiều hơn theo nhu cầu ( tôi có được một số kỷ niệm với các Hải Sư đồng khoá N.T.Đ. N.Đ.K, N.T.L. N.T.P... ), nhưng cũng có nhiều lần tôi đi công tác với vài Bạn khoá 18.
Một lần, tôi được lệnh ra cửa Bồ Đề đón và hộ tống 1 chiếc tàu dòng viễn dương vào căn cứ.
Thường thì tôi đi với 2 Bạn N.V.BÉ và N.V.MINH – K18, nhưng hôm đó Trung Tâm Hành Quân( TTHQ) điều chiếc PCF của BạnN.V.M đi làm việc khác, do đó chỉ còn N.V.B và tôi.
Chúng ta ai cũng biết là để tránh phải hứng tất cả hoả lực phản pháo, VC luôn tấn công đoàn tàu ở phần giữa hoặc đoạn hậu, do đó tuy biết là đi giữa hoặc đi sau nguy hiểm hơn, nhưng để dễ dàng cho việc điều động,tôi luôn chọn những vị trí này và hôm đó tôi đã để cho Bạn N.V.B đi đầu.
Các Bạn từng phục vụ ở Năm Căn, đều biết là sông Bồ Đề có thật nhiều cá, nhưng được chuộng nhất là cá chẻm và cá bông lau. Còn những thứ cá khác nhiều khi ném lựu đạn bắt được cả đống cá mồng gà ( giống như cá trèn) thì chỉ đem cho dân ở Ấp Trần Hưng Đạo ( T.H.Đ ) làm mắm, còn cá lăng thì cho TQLC. Do sóng tàu làm đất ở bờ sông sạt lở khiến những cây mắm ngả xuống sông tạo thành những đống chà thiên nhiên rất tốt cho cá trú ẩn.
Lần đó đi đầu, Bạn B ném 1, 2 trái MK3A2 và may mắn bắt được 2 con cá đường mỗi con nặng 7-8 kg. Phần tôi đi sau từ căn cứ ra đến cửa biển đã ném hơn chục trái lựu đạn mà hổng được con nào, thậm chí khi trở vào ném thêm cả chục trái lựu đạn cũng vô ích. Thật lạ lùng cá bông lau và cá chẻm là loài có bong bóng khi chết nổi trên mặt nước, nhưng nhiều khi trúng lựu đạn bị hất tung lên khỏi mặt nước nhưng rớt xuống thì mất tăm ? .
Còn khoảng vài cây số nửa thì tới Ấp T.H.Đ, tôi cho tàu vào gần bờ và bảo nhân viên ném lựu đạn xuống nơi có 1 cây khô như 1 cột cờ cắm dưới nước .
Chúng tôi đã ném chất nổ ở nhiều nơi như đống chà vẫn không có cá, chỗ này lại chẳng có gì đặc biệt nên nhân viên không tin tưởng nhưng vẫn phải làm theo lệnh của tôi. 3 trái lựu đạn nổ ùm, nhưng chẳng thấy con cá nào chết và nhân viên cằn nhằn "đã nói là chỗ này không có cá mà Ông vẫn bắt ném". Tôi hơi quê và đang lui tàu ra thì 1 con cá chẻm nổi lên. Khi nhân viên vớt con cá xong, tôi lui tàu thì con cá chẻm thứ 2 nổi lên. Vớt con cá thứ 2 xong tôi vừa lui tàu để đi thì con thứ 3 nổi lên. Người mình thường nói "bất quá tam" nghĩ là hết, tôi lùi mạnh tàu nhưng mới chỉ vài thước thì con cá chẻm thứ 4 nổi lên, tôi trở lại vớt cá.
Trong khi tàu tôi đang vớt cá thì tiếng ầm ầm, tạch tạch...nổ vang rền, VC đang dồn hoả lực SKZ, B40, B41, thượng liên, AK... tấn công chiếc tàu dòng. Tôi xả hết máy và xử dụng toàn hoả lực đáp trả VC, đồng thời điều động chiếc của Bạn N.V.B quay lại bắn xối xả vào dọc bờ sông nơi VC dàn phục kích. Tiếng đạn nổ rền vang và khi tôi đảo lại vòng thứ 3 thì tàu tôi trúng 1 trái B40 nát chiếc loa chiêu hồi. Tôi đang định ủi vào bờ chỗ tôi nghĩ là trọng điểm của VC để ăn thua đủ thì lệnh từ Trung Tâm Hành Quân bảo tôi cặp vào chiếc tàu dòng để tải thương và chúng tôi phải rời vùng ngay để trực thăng vỏ trang Cobra lên làm việc.
Khi về đến Căn cứ, chiếc tàu dòng phúc trình là: "tôi không tròn bổn phận, lo ném cá , để cho VC tấn công họ". Điều đó quá đúng , nhưng viên Trung Sĩ Cố Vấn Mỹ thì phúc trình là : "Trung Uý (tôi) đã anh dũng đánh nhau với VC" . Cấp Chỉ Huy không biết tin ai ( trừ Bạn Đ.Đ.B chắc biết ) nên không khen cũng không trách và cũng không bắt tôi phúc trình chi cả.
Khoá chúng ta đa số là dân Toán Đại Cương ( MG ), Toán Lý Hoá ( MPC)..., có thể đây chỉ là một sự ngẩu nhiên nhưng tôi muốn nói với các Bạn là "dường như mọi việc đều có số":
- Làm sao giải thích được là chỉ 1 trái MK3A2 đủ để làm chết 1 người nhái thế mà 3 trái lựu đạn cùng nổ 1 lược,chấn động mạnh vô cùng nhưng tại sao 4 con cá chẻm đã không nổi lên cùng 1 lần ?.
- Trái B40 trúng làm nát chiếc loa chiêu hồi, mảnh đạn văng tứ tung làm bể những tấm kính ở phòng lái nhưng tôi, Anh Thuyền Phó và Anh Cố Vấn Mỹ không hề hấn gì, thậm chí nhân viên thủ khẩu 12,7 ly đôi, cách loa hơn mét chỉ lùng bùng lỗ tai mà không bị mảnh đạn nào
- Vì PCF là loại tàu biển nên sân sau có những giàn dây cáp an toàn , trong lúc đánh nhau VC đã bắn gảy những cọc giăng dây cáp này nhưng 4 nhân viên xử dụng súng cối 81 ly, đại liên 50, 2M60 cạnh đó không ai bị thương ?.
- 2 máy tàu tôi thật ngon lành khi đánh nhau, nhưng khi về ngang Ấp T.H.Đ nơi an toàn thì bỗng dưng 1 máy bất khiển dụng ?.
Thực ra, không phải VC dàn quân để phục kích chúng tôi, mà chúng nhắm vào chiếc tàu trục vớt của Hạm Đội đang trục 2 chiếc Alpha của Giang Đoàn Ngăn Chận, nhưng Ông Thuyền Trưởng chiếc tàu trục vớt đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và sớm rời vùng. Không có thầy chùa thì tôi là thầy pháp lù lù dẩn xác tới để lảnh thẹo vậy.
Sau trận uýnh nhau với VC, tuy có bị thủng vài chỗ, nhưng tàu tôi vẫn ngon lành nên được BCH chỉ định làm tàu taxi ( taxi boat ) để đêm đêm chở Ông Đại Tá xuống Ấp T.H.Đ làm "công tác dân sự vụ".
Đến tháng 8.1971, sau 13 tháng ở HĐ5DP, một hôm tôi đang tuần tiểu ở cửa Gành Hào thì được lệnh đem tàu về ngay và bàn giao lại cho Hải Sư N.T.L để "đi du học khoá đặc biệt ở Hoa Kỳ ".
Tôi thật ngạc nhiên vì không hề xin đi học và trong khoá 17 lại có rất nhiều Bạn thật giỏi anh văn, nhưng lệnh là lệnh tôi phải thi hành.
Thực ra không phải tôi đi du học mà chỉ đi lảnh và phụ trách chiếc Kiểm Báo Hạm Ba Động HQ 460 ( KBH/ BĐ/ HQ 460).
Tôi nghĩ có lẽ đây là điều mà người ta muốn thưởng cho việc tôi đã cứu mạng cho 1 viên Cố Vấn Mỹ và đã được Đô Đốc ZUMWALT thưởng cho 1 huy chương.
2.
Y Tế Hạm HQ 400
Khoảng đầu năm 1973 khi tôi phục vụ ở Căn Cứ Hải Quân / Mỹ Tho (CCHQ/MT), một hôm có người Bạn học cũ, là Sĩ Quan Liên Lạc Tình Báo (SQ / LLTB) với HK (NILO) vào báo cho tôi tin là "VC định đánh đắm 1 chiến hạm của ta ở cầu tàu CCHQ/MT".br />Tin đúng vào lúc chiếc Y Tế Hạm HQ 400 (hay HQ 401) vừa xong công tác dân sự vụ ở thượng nguồn sông Tiền (Tân Châu, Hồng Ngự...). Trên đường trở về Sài Gòn đã ghé Mỹ Tho, có lẽ để cho nhân viên xả hơi và đi chợ mua thực phẩm tươi.
Tôi yêu cầu người Bạn gửi cho 1 công điện chính thức, đồng thời lên trình ngay cho Chỉ Huy Trưởng( CHT) sự việc, tôi xin tăng cường việc ném lựu đạn và gửi công điện báo cho chiếc Y Tế Hạm cùng 2 đơn vị Bạn đồn trú trong CCHQ/MT là Giang Đoàn 56 Tuần Thám ( GĐ56TT) ( Bạn T.T.M làm CHP ), Giang Đoàn 42 Ngăn Chận ( GĐ42NC ) ( Bạn N.T.V là CHP ).
Bình thường mỗi hôm chúng tôi chỉ xử dụng 10, 15 trái thuỷ lựu đạn MK3A2 ném không theo giờ giấc nhất định. Hôm đó số lựu đạn được tăng gấp đôi.
Tin tình báo của người Bạn NILO thật chính xác. Hai tên đặc công thuỷ của VC định đánh đắm chiếc Y Tế Hạm vì bị lựu đạn ném nhiều hơn thường lệ nên chưa dám mạo hiểm mà chỉ thả giữa giòng chờ khi thuận tiện.
Xin được nói sơ về Đặc Công Thuỷ (ĐCT) của VC. Chúng không có nhiều phương tiện như Người Nhái của ta. Để chống lạnh, chúng chỉ dùng mở bò trộn lọ nghẹ thoa khắp châu thân và uống thêm ít nước mắm. Để thở, chúng không có bình dưỡng khí, nên dùng 1 ống cao su để ló trên mặt nước khoảng 1 tấc nhờ xuyên qua 1 vật nổi như chiếc dép cao su. Chất nổ thì chúng cột vào bộp dừa nước chế biến sao chỉ lơ lững dưới nước nhưng không chìm lĩm. Với những phương tiện đơn sơ như thế nhưng tên đặc công thuỷ VC có thể lặn hàng giờ dưới nước.
Không may cho 2 tên đặc công thuỷ này, đang ở giữa giòng thì 1 tàu tuần của Giang Cảnh chạy ngang. Thường thì dù nước lớn hay ròng, các vật nổi trên mặt nước ( như lục bình …) cũng phải trôi xuôi giòng, nhưng chiếc dép cao su có ống thở của 2 tên ĐCT thì lại ngược giòng.
Thấy việc bất thường nhân viên chiếc Giang Cảnh liền ném xuống 1, 2 trái lựu đạn chống người nhái làm 1 tên ĐCT chết ngay, 1 tên khác bị thương nặng cố bơi vào bờ. Có lẻ vì hoảng hốt thay vì lặn trở về nơi xuất phát là Cù Lao Rồng, tên này lại bơi vô nghịch hướng và bị bắt ở bờ sông thuộc Công Viên Lạc Hồng. Hắn được đưa vào Bệnh Viện 3 Dả Chiến để chửa trị, nhưng vì lục phủ, ngũ tạng bị chấn động quá mạnh nên đã chết trước khi được Nhân Viên Tình Báo Bạn khai thác.
Tiểu Khu Định Tường thông báo cho chúng tôi tin tức và chúng tôi cũng báo ngay cho các Đơn Vị Bạn.
Chiếc Y Tế Hạm HQ 40.. được tin lập tức tách cầu tàu CCHQ/MT chạy một mạch về Sài Gòn.
Không biết họ đã báo cáo thế nào mà Giới chức Cao Cấp ở Bộ Tư Lệnh / Hải Quân ( BTL/HQ) và Bộ Tư Lệnh / Hạm Đội ( BTL/HĐ ) đã khen thưởng và tặng cho chiến hạm này một số tiền khá lớn, trong khi kẻ thực sự có công trong việc này là viên SQ/LLTB đã cung cấp tin chính xác và chiếc Giang Cảnh đã hạ 2 tên Đặc Công Thuỷ VC.
Phương cách làm việc của một số giới chức cao cấp của HQ thật kỳ lạ và điều này lại tái diển sau trận hải chiến Hoàng Sa 19.01.1974 mà tôi sẽ kể ở phần sau.
3 .
4 Chiến Hạm dự trận hải chiến Hoàng Sa
Sau trận hải chiến Hoàng Sa, ngày 20.01.1974 chiếc Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ 5 cặp cầu Thương Cảng Đà Nẳng. Nơi đây, với rừng cờ, biểu ngữ, truyền hình, truyền thanh... rầm rộ "mừng chiến thắng Hoàng Sa".
Tuy chỉ sau này mới biết được tin Bạn Nguyễn Thành TRÍ – Hạm Phó HQ 10 đã hy sinh, nhưng lúc đó tôi buồn muốn khóc, "chiến thắng sao chiếc HQ 10 bị chìm và HS lọt vào tay TC ?".
Tôi lủi thủi về khu gia binh cách cầu Thương Cảng ĐN hơn trăm mét và khi đang cạo râu mà sau 5, 6 hôm công tác trong tình thế căng thẳng râu đã mọc dài chơm chởm thì 1 nhân viên của Bạn T.Đ.BÁ - Chánh Văn Phòng/ Bộ Tư Lệnh / HQ / V1DH ( CVP/BTL/HQ/V1DH ) ra chuyển lệnh là tôi phải vào ngay gặp Đô Đốc / Tư Lệnh / Hải Quân / V1 DH ( ĐĐ.TL/HQ/V1DH ).
Khi tôi vào thì Ông đang trong Trung Tâm Hành Quân ( Bạn L.V.THỰ là Giám Đốc) cùng Đô Đốc / Tư Lệnh / Hải Quân ( ĐĐ/TL/HQ ) và những giới chức cao cấp của HQ, bàn thảo kế hoạch hành quân cứu Thuỷ Thủ Đoàn của chiếc HQ 10 đã đào thoát trên 4 chiếc bè nổi.
ĐĐ/TL/V1DH chỉ thị tôi đến gặp Đại Tá Tư Lệnh Phó ( ĐT/TLP) và khi gặp tôi thì Ông này phán rằng "hổm rày anh đi công tác, Phòng 2 của anh tràn ngập công việc, tôi muốn là anh 24/24 ở trong phòng để giải quyết công việc"
Khi đánh nhauvới TC, tôi may mắn thoát chết trong đường tơ kẻ tóc trên chiếc HQ 5, việc đó dỉ nhiên Ông ĐT không biết, nhưng tôi đi công tác chứ có đi chơi đâu, Ông không hề có 1 lời thăm hỏi.
Thái độ của Ông làm tôi nhớ lại năm 1971 khi phụ trách chiếc KBH / BĐ / HQ460 thì trong thời gian mấy tuần huấn luyện cứu cấp thuỷ nạn ngoài khơi Vũng Tàu trước khi ra Ba Động, tôi bị Ông Tư Lệnh / Vùng 3 Duyên Hải (TL/HQ /V3DH ) "quay như dế": thậm chí chúa nhật ngày nghĩ Ông còn bắt tôi ra Tư Gia ngoài Vũng Tàu để quay tiếp. Lần đó ức quá. tôi cho Ông biết là tôi đã bỏ Quốc Gia Hành Chánh (QGHC), từ chối Quân Y (QY) là ngành tôi thích nhất để chọn HQ vì lời quảng cáo HQ là một ngành học uyên bác, một nếp sống hải hồ hào hùng, nhưng vào HQ tôi thất vọng quá. Ông hỏi lý do thất vọng của tôi. Tôi thưa rằng vào HQ tôi không thấy những Niên Trưởng dùng sở kiến truyền lại cho đàn em, mà thường chỉ dùng cái lon để đè người.
Không hiểu Ông nghĩ sao mà từ đó rất thương và luôn giúp tôi như trình với ĐĐ/TL/HQ chấp thuận cho tôi giữa năm 1972 về làm Chỉ Huy Phó /CCHQ/MT cũng như sau này khi làm Tham Mưu Phó / Quân Huấn ( TMP/QH ), khoảng tháng 09 năm 1973 Ông đã cho phép tôi đi học Khoá Tiếp Liệu ở HK mà không phải trắc nghiệm anh ngữ ( Bạn T.V.T khi đó là Phó TP Điều Huấn ) nhưng vì anh ngữ kém và thể diện dân tộc ( học chung với khoá sinh các nước đồng minh ) tôi đã từ chối lòng tốt của Ông.
Sau khi nhận chỉ thị của Ông ĐT/TLP/V1DH, tôi lủi thủi về phòng giải quyết công việc và viết tay 1 phúc trình trao cho Ông Đại Tá P.V.S – Giám Đốc Khối Quân Sử, theo lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM).
Sau trận hải chiến HS thì có rất nhiều bài viết và những cuộc phỏng vấn, nhưng mỗi người chỉ nói theo một góc nhìn và nhận định riêng. Có những điều đúng và cũng có không ít điều vì lý do gì đó thiếu sự trung thực.
1 – Ngày 15 (14).01.1974 HQ16 không có chở toán Địa Phương Quân ( ĐPQ) ra HS để hoán chuyển, Công tác đặc biệt của HQ16 là chở Toán Thám Sát do Thiếu Tá Phạm Văn HỒNG ( Quân Đoàn 1/Phòng 3/Ban Lảnh Thổ ) làm Trưởng Toán ( với cácthành viên : 2 Tr /U và 1, 2 Nhân Viên Công Binh, Ông G. KOSH Cơ Quan DAO thuộc Toà Tổng Lảnh Sự Hoa Kỳ ở Đà Nẳng (TLS/HK/ở ĐN ) và tôi thuộc HQ/V1DH ) ra HS nghiên cứu để thiết lập 1 phi trường dành cho phi cơ vận tải hạng nhẹ C 7.
Nếu là hoán chuyển ĐPQ thì 23x 2, + 4 Nhân Viên Đài Khí Tượng HS, + 5 nhân viên Toán Thám Sát ( trừ tôi là Hải Quân lệnh trên giữ lại chiếc HQ 5 ), + 12 nhân viên của chiếc HQ 4 do Tr/U Lê Văn DŨNG làm Trưởng Toán đổ bộ lên đảo... (Robert ? )nhưng không đào thoát được và bị TC bắt. Tổng cộng là 67 người, nhưng khi Đề Đốc. L.N.T /TLP/HQ tiếp nhận Tù Binh do TC trao trả tại sao chỉ có 43 người?.
2 - Bảo rằng "khi đánh nhau với TC, HQ 4 chỉ xử dụng toàn đại liên" Với 2 đại bác 76,2 ly +... mà trước trận chiến sinh – tử HQ 4 chỉ xử dụng toàn đại liên và cả Thuỷ Thủ Đoàn của HQ 4 đều im tiếng là điều đáng ngạc nhiên.
Để tìm hiểu sự thật,3 lần tôi đã phone sang Đức nói chuyện với Niên Trưởng Nguyễn Thành SẮC – Khoá 11 Sĩ Quan Hải Quân / NhaTrang – Hạm Phó chiếc HQ 4, khi đánh nhau với TC Ông phụ trách sân sau có khẩu 76,2 ly. Chính Ông đã xác nhận với tôi là khẩu đại bác này đã bắn hằng trăm quả ( tôi không nhớ con số). Tôi đề nghị vì danh dự của Thuỷ Thủ Đoàn chiếc HQ 4, Ông nên lên tiếng. Ông trả lời là " từ lâu đã thiền, mọi việc đều buông bỏ ". Tôi cho Ông biết là tôi cũng thiền từ 1983 và Vua Trần Nhân TÔN, Tổ của Phái Thiền Yên Tử cũng không hề buông bỏ mọi việc. Chính Ông đã du hành sang Đồ Bàn, chủ động việc gả Công Chúa Huyền Trân cho Vua Chế Mân để tạo hoà khí cho 2 nước Việt – Chiêm. Niên Trưởng.N.T.S vẫn khư khư và tôi bỏ cuộc.
Tuy nhiên, dù ở cương vị Chỉ Huy tổng quát việc đánh nhau với Hải Quân / Trung Cộng (HQ/TC) nhưng ĐT/H.V.NGẠC ở trên chiếc soái hạm HQ 5, làm sao Ông dám quả quyết về những gì trên chiếc HQ 4, vã lại Ông cũng biết rất rõ là cho tới phút chót của cuộc chiến HQ. 5 chỉ còn 1 khẩu 40 ly số 43 là khiển dụng, thế tại sao Ông lại có thái độ không tốt với chiếc HQ 4, thật là điều khó hiểu ?.
4.
Riêng về bài "Sự thật về trận hải chiến HS" của HQ Tr/Tá Lê Văn THỰ – Hạm Trưởng / HQ16 thì " không tưởng tượng nổi". Ông phịa không biết bao nhiêu điều ( xin đọc những bài viết của Tr/U Bùi Ngọc NỞ K19 SQHQ/NT, Th/U Phan Công MINH K24 SQHQ/NT, Ch.U Phan Tất NGƯU... thuộc HQ5) để suy gẩm về giá trị bài viết của Tr/Tá HT/HQ16. Tr/Tá THỰ cho là "«.......... HQ 4 và HQ 5 chỉ ở vòng ngoài ( Wait and see ) và chẳng bị trầy 1 mảnh sơn..... ».
HQ 4 đã báo cáo là trúng tối thiểu 300 lỗ đạn lớn nhỏ.
HQ 5 sau khi được CCYT/TV /ĐN vá tạm 1 số lỗ đạn gần mặt nước để tiếp tục công tác Hành Quân Trần Hưng Đạo 48 ở Trường Sa.
Đến tháng 04.1974 khi về Hải Quân Công Xưởng xin sửa chửa thì người ta còn đếm được trên trăm lỗ đạn.
Bản thân tôi, tuy không là nhân viên cơ hữu của HQ 5, nhưng được dự hải chiến ở trên chiếc hạm này, tôi khẳng định ‘ dù là trận hải chiến đầu tiên của HQ/VNCH nên chưa ai có kinh nghiệm, nhưng thuỷ thủ đoàn của HQ 5 đã chiến đấu "vô cùng anh dũng".
.................................................................................................
Trong trận hải chiến HS 19.01.1974, từ người chỉ huy cao cấp nhất cho đến người Thuỷ Thủ ai cũng chỉ thấy, biết và nhận định theo góc nhìn của riêng mình. Thế nhưng không rõ vì lý do gì lại có những điều xảy ra thật lạ lùng:
Giống như lần tưởng thưởng chiếc Y Tế Hạm HQ 40..năm 1973, Cấp Chỉ Huy HQ ở Sài Gòn đã không phối kiểm, hấp tấp nghe theo những lời không đúng sự thật để chỉ vinh danh HQ 16 và bạc đãi các chiến hạm tham chiến khác .
Chúng ta là những người từng được hấp thụ nền Giáo Dục Nhân Bản của VNCH, khác xa với sự điêu ngoa, xảo trá của người CS, vả lại phần lớn chúng ta đều xuất thân từ những quân trường danh tiếng. Không thể vì lý do gì đó (hư danh, bè phái,...) mà phát ngôn sai trái hoặc bẻ cong ngòi bút, bóp méo lịch sử. Điều đó chỉ có lợi cho kẻ thù của dân tộc ta là VC và TC.
Paris, tháng 09.2014
HQ.Trần Kim Diệp
Đăng ngày 02 tháng 08.2016