banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

40 năm nhìn lại

Những bộ mặt phản chiến & phản tỉnh

Song Nhị

I. PHẢN TỈNH MUỘN MÀNG
Năm 1954, sau Hiệp định Geneve ký kết giữa Pháp, Nga sô, Trung cộng và CSBV (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) chia đôi đất nước ở vĩ tuyến 17, hơn một triệu người miền Bắc ồ ạt di cư vào Nam tìm tự do và tìm đất sống. Đây là cuộc di cư vĩ đại lần đầu tiên trong lịch sử Việt tộc vào thời cận đại. Hãy khoan nói về cuộc di cư vĩ đại lần thứ hai, với hơn hai triệu người, sau ngày 30-4-1975 mà trong đó có nhiều, rất nhiều người đã từng bỏ xứ ra đi bằng tàu há mồm từ Hà Nội Hải Phòng vào miền Nam Việt Nam năm 1954.
Một cách ví von, người ta cho rằng đó là những cuộc bỏ phiếu bằng chân dành cho chế độ Cộng sản, mà nếu được tự do ra đi công khai, sẽ có hàng chục triệu “lá phiếu” như vậy. Điều đáng nói ở đây là tại sao trước một hiện thực lớn lao như thế mà có không ít những người được cho là trí thức, là có ăn học lại không nhìn ra được thực chất của sự kiện? Họ đa nghi, mù quáng hay vì một một lý do nào đó, nhưng hẳn không phải là vì thiếu kiến thức, bởi vì họ là những người được cho ăn học.
Một thiểu số, không nhiều, nhưng những con sâu độc ấy đã tác hại không nhỏ vào con đường chính nghĩa của quân dân miền Nam trong công cuộc chiến đấu bảo vệ cuộc sống yên lành và tự do, nhân phẩm của con người. Những con sâu độc trong ổ sâu bọ đi theo “MTDTGPMN”, đám trí thức xôi thịt, và đám sinh viên thiển cận, mù quáng, giờ đây không còn, hay không dám cựa quậy trong một xã hội đầy dẫy ung nhọt nhớp nhúa, cam phận là kẻ tội phạm đồng lõa bán đứng miền Nam cho chủ nghĩa cộng sản, đang nằm nghe lời nguyền rủa của lương tâm và lịch sử.
Một trong những trí thức tiêu biểu cho hạng người THIỂN CẬN ấy – Lãnh tụ Sinh Viên phản chiến Đoàn Văn Toại đã phát biểu như sau:
“Khi cộng sản chiếm miền Bắc Việt Nam năm 1954, hàng triệu người đã lũ lượt di cư vào Nam. Tôi đã tận tai nghe nhiều câu chuyện về sự đau khổ tột cùng của họ. Nhưng cũng như nhiều người miền Nam lúc ấy, tôi đã không tin vào những câu chuyện đó. Cả về sau này, tôi cũng đã không tin về những câu chuyện được kể trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago) của văn hào Nga Solzhenitsyn. Tôi không tin vì cho rằng đó là những luận điệu tuyên truyền chống Cộng.” (ĐVT, Quần đảo ngục tù Việt Nam - The Vietnamese Gulag).
Hình như con người, khi có sẵn một thành kiến nào đó thì họ dễ dàng bị mù quáng, lý trí bị mây mù thành kiến che khuất, dẫn tới những hành động thiếu khôn ngoan.
Có một sự kiện lịch sử, chưa có ai đề cập và gần như đi vào quên lãng, đó là hành động tự vẫn của nhà văn Nhất Linh, tức nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam. Ông Nguyễn Tường Tam đã tự tử, mất ngày 7-7-1963 tại Sài Gòn, (sau một cái trát mời hầu tòa) để phản đối chế độ Đệ Nhất Cộng hòa của TT Ngô Đình Diệm “đàn áp Phật Giáo”. Ngày nay, người ta đã nhìn thấy chế độ của TT Ngô Đình Diệm có đàn áp Phật Giáo hay không? Và sự cáo chung của Đệ Nhất Cộng Hòa đã đem đến hậu quả gì? 30-4-1975, miền Nam rơi vào ách thống trị của tập đoàn Cộng sản bán nước.
Ông Nguyễn Tường Tam là một nhà trí thức, một nhà cách mạng, nhưng vì thành kiến với chế độ của TT Ngô Đình Diệm, ông đã không nhìn ra hậu quả của việc đánh sập chế độ, phá bỏ thế ổn định, gây nên tình trạng hỗn loạn chính trị, xáo trộn đời sống xã hội, tạo lợi thế cho Cộng sảïn về mặt quân sự. Ông đi tìm cái chết và phủi tay trước trách nhiệm đối với 30 triệu người dân miền Nam lúc ấy, thay vì ông đi tìm một giải pháp và cùng chung vai gánh vác trách nhiệm. Đó là một cái chết mà ngôn ngữ đường phố gọi là lãng nhách, vô ích, không cần thiết cho đại sự.
Chỉ riêng về thời kỳ lịch sử miền Nam Việt Nam 1954-1975, đã xuất hiện khá đông một số trí thức khoa bảng, tu sĩ và tuổi trẻ trong giới sinh viên nổi lên thành những tên tuổi trong các phong trào phản chiến, chống đối chế độ, tiếp tay hoặc đi theo hoạt động cho Cộng sản. Chúng ta còn nhớ những tên tuổi như Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu, Ngô Công Đức, Dương Văn Ba, Trần Ngọc Liễng, (bà) Ngô Bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên.... những tu sĩ như Trương Bá Cần, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ, và những tu sĩ Ấn Quang... cùng với đám SV Dương Văn Đầy, Trịnh Đình Ban, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Trần Thị Lan, Nguyễn Hữu Thái.... ở Sài Gòn, sau 30-4 trở thành những lẻ lêu bêu giữa xã hội CS độc quyền chính trị.
Ở, Huế, những tên đồ tể như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thị Đoan Trinh... cũng chỉ là những miếng vỏ chanh để CS vắt tiếp trước khi vứt vào thùng rác.
Những tên tuổi trí thức khoa bảng như Trịnh Đình Thảo, Phùng Văn Cung, Hồ Thu, Nguyễn Hữu Thọ, Lâm Văn Tết, Dương Quỳnh Hoa, Thanh Nghị... đi theo “giải phóng” cuối cùng cũng gia đình tan nát. Khi tỉnh ngộ, bao nhiêu biệt thự, phố xá, đồn điền, gia sản, ruộng đất, cơ xưởng, cửa hàng, nhà thuốc tây... trở thành tài sản của nhà nước. Bản thân lêu bêu, mấy năm sau chết trong âm thầm ghẻ lạnh của chính quyền*.
Trước sự sụp đổ của xã hội miền Nam, người dân trong xã hội mới – xã hội XHCN lâm vào cảnh điêu linh, không một người nào trong đám trí thức này dám mở miệng nói lời phản kháng; hoặc ít ra, nói lời sám hối như một số Sinh Viên Việt Cộng phản chiến, nằm vùng, dù có muộn màng: Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Đào Hiếu, Đoàn Văn Toại...

Toại nguyên là Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Saigon từng biểu tình đòi Quốc Hội hủy bỏ cuộc bầu cử Tổng Thống Thiệu, đốt xe Mỹ, viết điện tín gởi TT. Richard Nixon!. Nhưng rồi cũng bị tù ngay trong những ngày đầu “giải phóng”. Thoát được ra nước ngoài, Đoàn Văn Toại viết sách so sánh hai chế độ lao tù trong quyển “Quần đảo ngục tù của người Việt Nam” (The Vietnamese Gulag).
Toại viết trong hồi ký, nhớ những ngày tù thời Thiệu, thức ăn không hết, còn làm khó chính phủ “cơm tù không đủ tiêu chuẩn” nên trả lại! Quần áo thay đổi liền liền; phòng giam Sàigon rộng rãi bằng 40 lần nhà tù mang tên HCM. Vào tù Tp Hồ Chí Minh nghẹt thở, “nhà tù Thiệu rộng quá!”
Cuối cùng Đoàn Văn Toại đã thành thật sám hối, nhận tội trước lịch sử và nhân dân miền Nam: “Tôi nhận lãnh trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra cho đồng bào của tôi. Và nay tôi chỉ còn cách đóng vai nhân chứng cho sự thật này hầu các người đã từng ủng hộ Việt Cộng trước kia có thể cùng chia sẻ trách nhiệm với tôi...”

Người thứ hai là Lê Hiếu Đằng, quê Quảng Nam, theo học tại đại học Luật Khoa Sài Gòn, nguyên là phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam (1968-1977), nguyên Tổng thư ký Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định (1969-1975), nguyên phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM (từ 1989-2009), là Đại biểu HĐND Thành phố khóa 4, khóa 5.
Từ 1975 đến 1983 Đằng là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Chức vụ sau cùng là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đúng bảy tuần lễ trước khi nhắm mắt, người đảng viên hơn 40 tuổi đảng này đã ra tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản, mang theo nỗi ân hận tiếp tay cho “các tập đoàn lợi ích phản bội nông dân, phản bội dân tộc Việt Nam” (Lời của LHĐ nói với đài RFI). Và đây là nguyên văn bản tuyên bố viết tay của Lê Hiếu Đằng:
Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì:
ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.
Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.
Ngày 04.12.2013
Lê hiếu Đằng
(chữ ký)

Một tên tuổi khác, Huỳnh Tấn Mẫm, tên khai sinh là Trần Văn Thật, sinh tại Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định học sinh Trung học Petrus Ký. Năm 1963, Mẫm đậu Tú tài toàn phần và trúng tuyển kỳ thi vào Đại học Y khoa Sài Gòn, vì học khá cho nên được Bộ Y tế chính phủ VNCH cấp học bổng. Mẫn tốt nghiệp BS Y khoa sau 1975.
Năm 1958, lên 15 tuổi, đang học lớp Đệ ngũ (lớp 8) trường Pétrus Ký, Mẫm được kết nạp vào tổ chức bí mật do Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí) cầm đầu. Tại đây, Mẫm từng được giao công tác rải truyền đơn chống chính quyền Sài Gòn và năm 1960 được kết nạp vào Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng Sài Gòn-Gia Định.
Năm 1963 Mẫm được kết nạp vào tổ chức của Cọâng Sản vào thời kỳ Phong trào Phật Giáo.
Năm 1965, được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng.
Là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn - Gia Định nhiệm kỳ 1969-1970.
Từng là Đại biểu Quốc hội CS khóa 6, từng là Tổng biên tập đầu tiên của báo Thanh Niên.
Hiện là chủ tịch của cái gọi là “Hội Bảo Trợ Bệnh Nhân Nghèo Thiên Tâm”, thuộc Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố, Ủy viên Ủy Ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố HCM.
Tại Sài Gòn, ngày 4 tháng 7 năm 2014 Huỳnh Tấn Mẫm phổ biến một thư ngỏ gởi tuổi trẻ Việt Nam, kêu gọi những thế hệ Thanh niên -Sinh viên -Học sinh hôm nay thức tỉnh toàn diện trước một giai đoạn lịch sử. Trong thư có đoạn:
“- Sức mạnh có ưu thế nhất đang lớn lên từ trong tim và trong trí tuệ của các bạn, là niềm hy vọng của dân tộc – những thế hệ Thanh niên-Sinh viên-Học sinh hôm nay”...
Mẫm kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam phải cương quyết làm người công dân tự do, dù xã hội chưa có luật pháp thừa nhận tự do đúng nghĩa. Phải cương quyết làm con người có quyền con người, dù quyền con người chưa được thừa nhận đầy đủ. Phải có quyền và có nghĩa vụ – quyền sống tự do và nghĩa vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ...”

Một người khác, Đào Hiếu sinh năm 1946 tại Bình Định, gia nhập các phong trào học sinh hoạt động cho CS tại Quy Nhơn. Năm 1968 gia nhập đảng CS. Năm 1970 bị bắt quân dịch, là binh nhì Sư đoàn 22 Bộ Binh QL.VNCH, sau đó trốn vào Sài Gòn hoạt động với tổng hội sinh viên phản chiến cho tới 30-4-1975.
Hiếu tốt nghiệp Cử nhân văn chương trước 75, sau 75 cộng tác với báo Tuổi Trẻ và NXB Trẻ. Năm 2009, sau nhiều lần bị công an gọi làm việc, Đào Hiếu bị buộc phải xóa hết bài trên trang web http://daohieu.com để đổi lấy an toàn bản thân, khỏi bị bắt giam.
Năm 2000 Đào Hiếu đã xuất bản tác phẩm “NỔI LOẠN”, gây được tiếng vang trong dư luận. Tác phẩm này đã được giới thiệu trong mục Điểm Sách (do nhà văn Diên Nghị phụ trách) trên trang Văn Học Cội Nguồn, Thời Báo Bắc California, tháng 8/2000. Phải mất 25 năm, sau ngày 30-4 Đào Hiếu mới thức tỉnh và dám lên tiếng, như một đốm sáng lóe lên trong một màn đêm ngột ngạt.
Mới đây, sau ngày Trung Cộng đặt giàn khoan Hải Dương trên vùng biển thuộc chủ quyền VN, trước sự im lặng hèn nhát của giới lãnh đạo đảng CSVN, Đào Hiếu đã phổ biến trên mạng bài viết HUYỀN THOẠI ĐU DÂY – Cho rằng hành động của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và các Ủy viên bộ Chính trị năm 1990 tại hội nghị Thành Đô là một việc làm mà bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gọi là: “Bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm”. Bài viết khẳng định: Rõ ràng là ngay từ những ngày đầu thành lập chế độ, thì Việt Nam đã hành xử như một tỉnh lẻ của Trung Quốc. Từ trước 1945 đến nay, nhà cầm quyền CSVN đã một lòng theo Trung Quốc, đã chọn Trung Quốc làm ông chủ, đã nguyện nâng khăn sửa túi cho Trung Quốc, đã khép nép làm “con nuôi” của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và ngày nay là Tập Cận Bình.
Chuyện Việt Nam đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ xem ra chỉ là bịa đặt.

II. JANE FONDA và PHẢN CHIẾN MỸ:  Hành vi cảm tính và sự thức tỉnh kịp thời.
Chiến tranh Việt Nam, kết thúc đến nay đã 40 năm. Nhưng lịch sử chưa khép lại ở đây. Bức tường đen khắc tên 58 ngàn quân nhân Mỹ hy sinh trên chiến trường Việt Nam sẽ mãi mãi còn sừng sững và in đậm trong pho chiến sử của Hoa Kỳ. Đã có hàng chục, có thể hàng trăm tác phẩm, bài viết về cuộc chiến này, đã và đang trưng bày, lưu trữ trong các thư viện nhiều quốc gia trên thế giới.
**
40 năm, nhìn lại những phản diện ẩn khuất – mặt tối, mặt sáng của cuộc chiến, những ẩn giấu lịch sử đang dần dà được phơi bày qua những tài liệu giải mật. Sự Thật, Thiện Ác, Chánh Tà đã được xác quyết. Ngày nay gần 90 triệu người dân Việt, ngoại trừ số công bộc hoặc lớp người đang hưởng những quyền lợi vật chất do đảng CS ban bố, đều nhìn nhận cuộc chiến Bắc Nam, Quốc Cộng, do CSBV phát động xâm lăng miền Nam là một cuộc chiến tàn ác và phi nghĩa. Cuộc chiến đã làm tiêu hao hàng chục thế hệ, hàng trăm năm thành tựu của đất nước.
Ngày nay, sách vở và công luận của người dân miền Nam VN, ở trong nước và hải ngoại, kể cả một bộ phận người Mỹ, đều lên án Hoa Kỳ là kẻ phản bội đồng minh. Bên cạnh đó có một lập luận cho rằng nếu không có sự tiếp tay của phong trào phản chiến Mỹ thì Cộng Sản VN đã không thể thắng chiến tranh Việt Nam dễ dàng như vậy.
Người Mỹ phản chiến ở cách xa Việt Nam nửa vòng trái đất, phần đông chưa đặt chân tới Việt nam, chưa có hiểu biết gì về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Khi cuộc chiến đến hồi leo thang, với sự hiện diện của trên năm trăm ngàn lính Mỹ trên chiến trường VN. Tin tức hàng ngày trên hệ thống truyền thông loan tải những trận đánh ác liệt với con số tử vong lính Mỹ ngày một tăng cao, nhiều người xúc động trước sự chết chóc, trong đó có con em họ, họ tham gia vào hàng ngũ phản chiến là hành động khác hẳn với đám trí thức Sài Gòn tiếp tay với Việt Cộng.
Người Mỹ phản chiến với sự tiếp sức thúc đẩy của giới truyền thông và đám văn nghệ sĩ cấp tiến, thiên tả đã tạo thành một áp lực mạnh mẽ buộc chính quyền của các đời tổng thống từ John F. Kennedy, Richard Nixon, Lyndon Johnson, đến Gerald Ford phải lúng túng mà đi tới quyết định .... Phản Bội Đồng Minh!
Trong hàng ngũ phản chiến Mỹ có những người không vì tình cảm trắc ẩn mà cố tình tiếp tay kẻ thù, phản bội sự hy sinh của các tù binh Mỹ, như trường hợp của nữ minh tinh màn bạc Jane Fonda mà các cựu chiến binh Mỹ lên án cô là tên phản quốc, với tấm ảnh biểu tượng bằng sợi dây thòng lọng.
Trong phong trào phản chiến Mỹ từ giữa thập niên 60s, hai nữ nghệ sĩ nổi bật là Jane Fonda và Joan Baez.
Jane Fonda còn được các cựu quân nhân Hoa Kỳ gọi là Jane Fonda-Jane Hanoi, và Hanoi Jane, một nhân vật mà khi nói đến chiến tranh VN không thể không nhắc đến. Tấm ảnh chụp tại Hà Nội tháng 7-1972 cho thấy Jane Fonda ngồi vào ghế súng, bên súng phòng không, đội nón sắt, tay cầm càng súng như thể đang bắn máy bay Mỹ, được truyền thông phổ biến và ghi chú. (xem ảnh)
Jane Fonda sings an antiwar song near Hanoi during the Vietnam War in July 1972. Fonda, seated on an anti-aircraft gun and wearing a Vietnamese-madeao-dai pantaloon and blouse, came to "encourage" North Vietnamese troops. She now says the incident was a "betrayal" of U.S. soldiers.
Jane ân hận vì sự cố tấm ảnh này tự nó đã tố cáo cô là kẻ phản quốc, Jane cố tình ngăn chặn, nhưng không kịp. Ảnh đã được phổ biến rộng rãi qua truyền thông quốc tế.
Barbara Walters, nữ xướng ngôn viên của đài CBS đã chỉ trích việc TT Obama có ý định vinh danh Jane Fonda là một trong "100 người Đàn bà của Thế kỷ."
Barbara Walters viết: “Không may là nhiều người đã lãng quên, thậm chí còn không biết bao nhiêu người khác nữa chưa từng biết Fonda đã phản bội không chỉ ý thức hệ của đất nước Hoa Kỳ mà còn phản bội những người đã phục vụ và hy sinh trong Chiến tranh Việt Nam”.
Nhiều Sĩ Quan Phi công tù binh Mỹ là "tội phạm chiến tranh" của Jane Fonda.
- Trung Tá Jerry Driscoll, một phi công F-4E đã khạc nhổ vào Jane Fonda tại Hỏa Lò Hà Nội, đã bị công an đánh bằng dùi cui và gậy gỗ một cách điên cuồng.
- Cũng tại Hỏa Lò, có một lần Jane Fonda đã trao cho viên trưởng trại hết những mẩu giấy (các tù binh ghi tên và số an sinh xã hội) nhắn cho gia đình biết là còn sống, lén lút nhờ Jane đưa về Mỹ. Vì việc này, có ba trong số bốn phi công tù nhân bị đánh chết. Đại tá Larry Carrigan (6 năm ở Hỏa Lò) là người thứ tư xuýt chết, nhưng ông đã sống sót, nhờ đó hành động của Jane Fonda đã được đưa ra ánh sáng.
Sau 30-4-1975, nhiều người Mỹ phản chiến đã thật lòng hối lỗi, đã nhìn nhận sai lầm, nhưng Jane Fonda tuyệt nhiên không. Không bao giờ Jane bày tỏ sự hối tiếc về hành động phản bội của mình.
Jane Fonda: “Tấm ảnh là một lỗi lầm lớn của tôi”
Veterans: Tha Thứ? Có thể. Quên? Không bao giờ.
Mãi tới tháng 1-2015, trong một buổi nói chuyện của Jane tại Trung tâm Nghệ Thuật “The Weinberg Center for the Arts”, ở tiểu bang Maryland vào ngày thứ bảy, 17 tháng 1, kéo the nhiều đám đông phản đối, trong số đó có 50 cựu chiến binh.
Nhiều người phản đối mang theo bản copy những tấm hình Jane, ngồi trên chiếc xe bắn máy bay, chụp tại Hà Nội năm 1972 với dòng chữ: "Forgive? Maybe. Forget? Never." (Tha Thứ? Có thể. Quên? Không bao giờ).
Tại buổi nói chuyện này, để trả lời những câu chất vấn của cử tọa, Jane – người nữ minh tinh đoạt giải Oscar, nay 77 tuổi, đã gọi “tấm ảnh nổi tiếng của bà ở Việt Nam là một lỗi lầm lớn (a huge mistakes). Jane bày tỏ sự hối hận. Bà nói: “Bất cứ lúc nào có thể được, tôi sẽ thử ngồi xuống với các cựu chiến binh và nói chuyện với họ, bởi vì tôi hiểu điều đó đã làm tôi buồn. Nó làm tôi đau đớn và tôi sẽ mang xuống tận đáy mồ Jane nói thêm: “tôi đã làm nên một lỗi lầm lớn, rất lớn, khiến nhiều người nghĩ là tôi chống lại những người chiến binh Mỹ”.
Tờ The Frederick News-Post tường thuật phần đông những người đến phản đối là các cựu chiến binh. Tập họp ngoài hí viện, nơi Fonda có buổi nói chuyện trong hai giờ Họ la ó (booing): Tha Thứ? Có Thể. Quên? Không bao giờ.
Đây không phải là lần đầu tiên người nữ tài tử này nói về sự nổi tiếng của bà là “một kẻ phản quốc”. Năm 2011, bà đã viết cho trang blog Huffpost, hy vọng sẽ nói lên “sự thật” về câu chuyện của bà. Jane viết: “Sự dối trá này đã luân lưu trong gần 40 năm, tiếp tục mở lại vất thương của cuộc chiến tranh Việt Nam và gây nên sự đau đớn của các gia đình người Mỹ từng phục vụ cuộc chiến. Sự dối trá làm sai lạc sự that về việc tại sao tôi đến miền Bắc Việt Nam và họ kéo dài huyền thoại chống chiến tranh có nghĩa là chống lại người lính.
Năm 2013, lần xuất hiện trong chương trình "Oprah's Master Class", trước đó Jane đã gọi tấm ảnh kia là “một lỗi lầm không thể tha thứ”.
Hình như Jane Fonda bị ám ảnh bởi điều mà nhiều người cho là bà ta đã phản bội những người chiến binh Mỹ. Theo tờ Frederick News-Post, Jane đã không hề lấy làm ân hận thời gin bà đến Việt Nam, cuối cùng bà vẫn cho chuyến đi của bà là một kinh nghiệm không thể tưởng tượng được.
SN lược dịch
theo The Huffington Post, 01/19/2015
Jane Fonda Draws Veteran Protesters In Maryland,
Says Vietnam Photo Was A 'Huge Mistake'
Ỷ Lan, một người Anh phản chiến, sau 1975 đã bày tỏ sự hối hận và đứng hẳn về phe người quốc gia tỵ nạn chống CSVN.
Một ca sĩ phản chiến người Mỹ Joan Baez, đã hồi tâm và chuộc lỗi bằng hành động dấn thân đến tận các trại thuyền nhân tỵ nạn để tìm hiểu tại sao VN “hòa bình” rồi mà hàng hàng lớp lớp người vẫn vạch đường máu để ra đi? Bà đích thân đi “điều tra”, tìm hiểu sự thật từ các trại tị nạn tại Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, và Indonesia...
Nhà văn Nguyễn Việt Nữ, trong bài viết “Nhớ Air Raya, Hoang đảo cứu người và Joan Baez” cho biết bà đã gặp Joan Beaz tại đảo Air Raya, Indonesia.
Joan Baez đến Air Raya, mời họp các người tị nạn, phần đông là các quân nhân tham dự. Họ viết đơn nói rõ lý do ra đi. Joan đã nghe tận tai những sự thật tàn bạo trong xã hội và nhà tù CSVN sau 75, chẳng hạn “Tòa án nhân dân” của CSVN kết án tử hình trước khi xử! Hòm đã để sẵn sau phòng xử của phiên tòa.
Sau khi thu thập được những chứng cứ từ thuyền nhân qua các trại tỵ nạn, Ca sĩ Joan Baez ôm hết chồng hồ sơ từ các trại tị nạn về Hoa Thịnh Đốn, bắt tay vào những việc làm thiết thực, cụ thể:
I./ Kêu gọi những người trong hàng ngũ phản chiến cũ cùng ký tên vào một thư ngỏ “Open Letter to the Socialist Republic of Vietnam” gởi nhà cầm quyền CSVN. Thư ngỏ đó có được 78 chữ ký của những nhân vật phản chiến nổi danh, và đã đăng trên tờ The New York Times số ra ngày 1/5/1979.
II./ Khiếu nại với Tổng thống Mỹ lúc ấy là Jimmy Carter, rồi kéo đệ nhất phu nhân đi Thái Lan thăm người vượt biển. Bà cùng nhiều đoàn thể khác nữa như Đại Đức Thích Giác Đức, cùng Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Sinh Viên Ngô Vương Toại kêu gọi T.T. Jimmy Carter phải nhận người tị nạn Đông Dương cho vào Mỹ.
Nguyên văn Thư Ngỏ 1979 của 78 nhân vật Phản Chiến Mỹ gởi nhà nước CHXHCN.VN: (*)
"Cách đây 4 năm, Hoa Kỳ đã chấm dứt 20 năm hiện diện ở Việt Nam. Một dịp kỷ niệm đúng ra là nguyên nhân để đón mừng, nhưng thay vào đó, lại là lúc để đau buồn.
Với một thảm họa thật mỉa mai, sự tàn ác, bạo lực và đàn áp do các thế lực nước ngoài áp đặt lên đất nước quý vị trong hơn một thế kỷ qua, đang tiếp tục ngày hôm nay dưới chế độ hiện thời. Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, nhiều người mà "tội" của họ chỉ là các vấn đề thuộc lương tâm, hiện đang bị bắt giữ, tạm giam và tra tấn trong tù hoặc các trại cải tạo.
Thay vì mang lại hy vọng và hoà giải cho đất nước Việt Nam bị chiến tranh tàn phá, thì nhà nước của quý vị lại tạo ra một cơn ác mộng đau đớn và che khuất đi những tiến bộ quan trọng đã đạt được trong nhiều phạm vi của xã hội Viêt Nam. Nhà nước quý vị đã tuyên bố vào tháng 2/1977 rằng có khoảng 50 ngàn người đang bị giam giữ lúc đó. Nhiều ký giả, các nhà quan sát độc lập và người tỵ nạn ước lượng rằng con số tù nhân chính trị hiện thời khoảng giữa 150 ngàn và 200 ngàn người.
Con số chính xác có là gì đi nữa, thì sự thật đang tạo thành một bức tranh đen tối. Nhiều tin tức được xác nhận đang xuất hiện trên báo chí thế giới, từ báo Le Monde và The Observer đến Washington Post và Newsweek. Chúng tôi đã nghe nhiều câu chuyện của những người đến từ Việt Nam - công nhân và nông dân, các nữ tu Công giáo và tu sĩ Phật giáo, các thuyền nhân, văn nghệ sĩ và các nhà chuyên môn cũng như những người đã từng chiến đấu bên cạnh Mặt trân giải phóng.
- Các nhà tù đang tràn ngập với hàng ngàn đến hàng chục ngàn "tù nhân".
- Nhiều người bị mất tích và không tìm được tông tích.
- Nhiều người bị đưa đến các trại cải tạo, cho ăn bằng những khẩu phần gạo chết đói, buộc phải ngồi với cổ tay và cổ chân bị trói chặt, đến ngạt thở trong các thùng connex.
- Nhiều người bị dùng như những vật dò tìm bom mìn, dọn các bãi mìn bằng
tay chân trần trụi.
Đối với nhiều người, sống là địa ngục và cái chết là điều mong ước. Nhiều nạn nhân là đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã từng ủng hộ và chiến đấu cho mục tiêu thống nhất đất nước và quyền dân tộc tự quyết, họ là những người vì hòa bình, thành viên của các tổ chức tôn giáo hoặc vì các nền tảng đạo đức triết lý đã chống đối lại các chính sách độc đoán của chế độ Thiệu Kỳ; họ là các văn nghệ sĩ và trí thức quyết tâm được tự do sáng tạo bị hất hủi bởi các chính sách độc tài của nhà nước quý vị.
Yêu cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế và nhiều tổ chức khác để được tự tìm hiểu tình trạng lao tù vẫn chưa được đáp ứng. Các gia đình muốn biết tin tức về vợ chồng, con cái họ đều bị thờ ơ...
Chính một quyết tâm bền bỉ về các nguyên tắc cơ bản của nhân cách, tự do và quyền tự quyết đã là động cơ thúc đẩy rất nhiều người Mỹ phản đối chính quyền miền Nam và sự tham dự của đất nước chúng tôi vào cuộc chiến. Cũng chính vì một quyết tâm tương tự bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng phản đối sự bất chấp đến tàn bạo về nhân quyền của quý vị.
Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy chấm dứt ngay việc bỏ tù và tra tấn – cho phép một nhóm quốc tế gồm các nhà quan sát trung lập được đến để thanh tra các nhà tù và trung tâm cải tạo của quý vị.
Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên tuân theo các nguyên tắc của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà đất nước quý vị là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã cam kết phải thi hành.
Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên xác định lại cam kết mà quý vị đã tuyên bố về các nguyên tắc về tự do và phẩm cách con người... để thiết lập một nền hoà bình thật sự tại Việt Nam
Ký tên: Joan Baez
-----------------------
Thư được 78 nhân vật nổi tiếng ký tên, trong đó có I. F. Stone, Barton Bernstein, Daniel Berrigan, Jerome Weisner, Bert Coffey, Benjamin Dreyfus, Sanford Gottlieb, Terence Hallinan, Staughton Lynd, Allen Ginsberg, Edmund Pat Brown, Ginetta Sagan, Cesar Chavez, và Nat Hentof... trong đó có vài tên Mỹ Cộng nổi bật. (Người dịch - NVN)
(*) Bản dịch của nhà văn Nguyễn Việt Nữ

http://songnhicoinguon-thienly.blogspot.com

 


Trịnh Công Sơn, loại ký sinh trùng

BB & Liêm

Thiên tài âm nhạc của Trịnh Công Sơn thật ra không ai phủ nhận, nhưng cái thiên tài ấy đã phản bội chính nghĩa quốc gia, tiếp tay với chế độ phi nhân, tiếp tay với những con người không còn lương tri đã đối đãi với đồng bào ruột thịt như kẻ thù không đội chung trời; cái thiên tài ấy đã góp phần gây ra tai họa khủng khiếp cho dân tộc, đẩy đất nước xuống hố diệt vong".

Sau khi miền Nam bị CS cưỡng chiếm thì bao nhiêu sự thật lịch sử đã lần lượt được phơi bày, nhưng chân tướng của Trịnh Công Sơn vẫn còn được một số người cố gắng che dấu. Những người này cố tròng vào cổ Trịnh Công Sơn cái vòng hào quang “Quốc Gia” , họ tiếp tục ca tụng Trịnh Công Sơn là một người quốc gia!
Nhưng có một sự thật hiển nhiên mà họ không thể chối cãi được, là trong suốt cuộc chiến của người Việt Quốc Gia chống lại sự xích hoá của CS Quốc tế, được thực hiện bởi tay sai đắc lực là CS Hà Nội; Trịnh Công Sơn là một tên trốn lính. Chẳng những trốn lính, chẳng những đứng bên lề cuộc chiến, không hề chiến đấu bảo vệ chính bản thân của mình trước làn sóng xâm lăng của CS, Trịnh Công Sơn còn tiếp tay cho công cuộc xâm lăng của CS bằng những bài ca phản chiến !
Vào ngày 30 –4-1975, Trịnh Công Sơn đã lớn tiếng minh định anh ta không phải là người Quốc Gia khi hát bài Nối Vòng Tay Lớn trên đài phát thanh Sàigon để “chào mừng cách mạng thành công” vào lúc xe tăng CS Bắc Việt vừa tới dinh Độc Lập !
Nguyễn Đắc Xuân, một người bạn rất thân của Trịnh Công Sơn, một tay đao phủ của thành phố Huế trong biến cố Tết Mậu Thân 1968, (đệ nhất đao phủ là Hoàng Phủ Ngọc Tường, cũng là bạn rất thân của Trịnh Công Sơn - Trịnh Cung và Đinh Cường), viết rằng:
“Từ sau ngày Trịnh Công Sơn qua đời, nhiều dư luận trong và ngoài nước có khuynh hướng “lôi anh về phía bên này” hoặc “đẩy anh về phía bên kia”. Đối với Trịnh Công Sơn ai lôi anh thì cứ lôi, ai đẩy anh thì cứ đẩy, “ kệ”. Trịnh Công Sơn là Trịnh Công Sơn, ai muốn hiểu sao cứ hiểu. Tuy nhiên cuộc đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thuộc về lịch sử, mà đã là lịch sử thì “ bên này” hay “ bên kia” phải được chứng minh bằng tư liệu, tư liệu thành văn và tư liệu sống, nói có sách mách có chứng. Không thể phát ngôn về Trịnh Công Sơn theo cảm tính hay theo một định kiến nào....”
(Trịnh Công Sơn, có một thời như thế – Nguyễn Đắc Xuân - nhà xuất bản Văn Học).

Dựa theo những “ tư liệu thành văn và tư liệu sống”, Nguyễn Đắc Xuân đã trích lại những điều sau đây do chính Trịnh Công Sơn viết xuống trong quyển sách vừa dẫn "Trịnh Công Sơn, có một thời như thế" :

Thời kỳ trốn lính
Trước khi sống qua một thời kỳ bất ổn định, tôi đã từng có được hai năm sống thong dong hợp pháp như tất cả mọi người đàng hoàng đứng đắn trên mặt đất. Muốn được thế, tôi đã phải đánh đổi bằng gần sáu mươi ngày nhịn đói tuyệt đối trong hai năm (mỗi năm 30 ngày liên tiếp trước khi trình diện) để đạt được cái mức độ không đủ tiêu chuẩn của một người lính. Nhưng muốn xuống kílô nhanh còn phải không ngủ và uống thêm điamox là một thứ thuốc rút bớt nước trong các tế bào ra. Qua năm thứ ba thì không ra trình diện nữa vì cảm thấy không đủ sức khoẻ để lặp lại cái chế độ ăn uống không có thực phẩm ấy nữa. Trốn lính gần như là một cái “nghề” đầy tính chất phiêu lưu của hàng triệu thanh niên miền Nam lúc bấy giờ. Thái độ phản kháng ấy, dù được nhìn dưới một góc độ nào đó còn mang tính thụ động, vẫn phải được nhắc nhở đến như một nốt nhạc trong trẻo đã ngân lên trong một giai đoạn u ám, nhiễm độc, giữa những đô thị miền Nam.
Tôi đã sống lang thang như một kẻ vô gia cư, vô định trú thứ thiệt. Thời gian không xê dịch nhiều, chỉ kéo dài khoảng ba năm, đó là lúc tôi nhập cư cùng một số sinh viên trốn lính khác đã có mặt trong những căn nhà tiền chế tồi tàn bỏ trống ở khu đất rộng sau trường đại học Văn khoa. Ở đây có một lợi thế là rất hiếm bị khám xét. Vào thời điểm ấy, trên khoảng đất trống lại mọc thêm một cái trụ sở Hội Hoạ Sĩ trẻ bằng gổ, hiện đa số hoạ sĩ vẫn còn có mặt trong thành phố. Giấc ngủ của tôi cứ tùy nghi hoán chuyển từ trên cái ghế bố trong túp lều này qua cái mặt nền xi măng của trụ sở hội nọ. Việc ăn uống đã có hàng quán dọc đường gần đó. Rửa mặt đánh răng thì mỗi sáng vào phòng vệ sinh của những quán cà phê quen thuộc, chỉ có việc mang theo khăn, kem và bàn chải đánh răng.
Thế đấy, nhưng chính những năm này là những năm sôi động nhất của đời tôi.
Sống trong tình trạng bấp bênh như thế tôi vẫn phải làm việc không ngừng để sống. Tôi vẫn viết đều tay và vẫn tiếp tục đi hát. Những ca khúc của tôi được in ra từng tờ rời và từng tuyển tập. Phụ trách công việc in ấn và phát hành đã có người em ruột của tôi, cũng cùng trốn lính, chăm lo. Việc in ấn càng lúc càng khó khăn, nhất là sau khi có lệnh tịch thu của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của tôi. Cảnh sát lúc bấy giờ được lệnh vào tận các nhà in để truy lùng. Thế là phải đổi kế hoạch. Thay vì in trong một nhà in, nay phải rải ra trong ba bốn nhà in khác nhau. Tịch thu nơi này còn nơi khác, và dĩ nhiên, chuyện đi đứng không phải dễ dàng. Đi từ một nhà in ở vùng SàiGòn đến một nhà in ở vùng Chợ Lớn phải qua biết bao nhiêu là trạm xét hỏi.
Sau lệnh tịch thu, tất cả báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin . Các hãng thông tấn và truyền hình truyền thanh nước ngoài ào ạt đổ xô về nơi ăn chốn ở rất là “ híp pi” đó của tôi càng lúc càng đông. Mỗi ngày trung bình ít lắm cũng phải ba lần phỏng vấn, thu hình, thu mặt. Tôi bỗng trở nên người nổi tiếng bất đắc dĩ. Ban đầu cái sự kiện này cũng mang đến cho tôi chút niềm vui nhưng càng về sau càng trở thành một tai nạn. Họ săn đuổi tôi đến mọi chổ lánh mặt xa xôi nhất. Từ SàiGòn ra Huế, chỉ vài hôm sau đã thấy có mấy mạng người đủ các màu da, xứ sở khác nhau xuất hiện ở cửa. Đời sống bỗng chốc mất đi cái tự do được quyền không nói năng, được quyền ngồi yên tĩnh một mình mà suy ngẫm cho đến nơi đến chốn bao nhiêu điều mình chưa biết trong cõi đời rộng lớn này. Tôi phải sống những khoảnh khắc phù phiếm trên báo chí và trước ông kính ấy cho đến mười ngày trước ngày thành phố được hoàn toàn giải phóng. Giờ đây sau hai mươi năm thành phố đã mang tên Bác, thỉnh thoảng vẫn còn những cuộc phỏng vấn của người nước ngoài, nhưng vó không còn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng nữa.
Nghĩ lại chuyện cũ, tôi biết rằng những cái đó có được là do tấm lòng ưu ái của quần chúng đối với mình. Sức mạnh tình cảm của đám đông quần chúng là một trong những tấm khiên che chở mình trước những mối đe dọa và là những kèo cột chống đỡ tinh thần và tình cảm mình được vững vàng trước bao nhiêu khó khăn phức tạp của cuộc sống.
Nhẩm tính lại, tôi đã hùn hạp tất cả vốn liếng của mình vào cái đại gia đình trốn lính vừa tròn chẵn mười ba năm.
Đã qua hẵn rồi cái thời của “ bèo giạt mây trôi”, của những giấc ngủ bị săn đuổi.
( sđd tr. 179-183 )

Thuở ấy Nhị Xuân, em ở nông trường, em ra biên giới
Đêm Nhị Xuân không còn thấy rõ màu đất đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán trại cũng khoác một màu áo khác. Mưa xuống. Hội trường dã chiến như một cái rá lọc nước thả xuống những giọt dài. Chúng tôi ( Phạm Trọng Cầu, Trần Long Ẩn và tôi...) cùng anh em Thanh niên Xung phong nam nữ hát với nhau dưới một bầu trời được trang trí lạ mắt như thế . Đêm cứ dài ra và những tiếng hát cứ dài ra. Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ. Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Gần khuya có cô gái Thanh niên Xung phong nhanh nhẹn vui tươi mang cho cho chúng tôi những bát cháo gà trước khi chia tay. Những khuôn mặt ấy, tôi đã quen đã nhìn thấy nhiều lần. Một giờ khuya, lên xe giã từ Nhị Xuân, lòng còn âm vang tiếng cười, tiếng hát. Những bàn tay siết chặt, những cái vẫy trong đêm không nhìn thấy. Quá giờ giới nghiêm, xe dừng lại giữa đường, không được vào thành phố. Ngủ lại chờ sáng. về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái Thanh niên Xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam. Những tiếng hát giọng cười còn đó. Những cây mía cây dứa các bạn trồng vẫn còn đó , vẫn lớn lên. Tôi bồi hồi nhìn ra quãng trời rộng và thấy lại trong trí nhớ những con người trẻ trung ấy. Trong những trái tim ấy có gì khác chúng ta không. Trong giấc ngủ ban đêm, trên những vầng trán khoẻ mạnh ấy, đã có những cơn mơ nào. Chúng ta nói quá nhiều đến sự tròn đầy và chúng ta quên đi sự mất mát. Chúng ta vẽ ra lắm nụ cười mà quên đi những nỗi ngậm ngùi riêng tư. Những người bạn nhỏ đã ra đi thật vĩnh viễn, nhưng nỗi nhớ thương về họ chưa được hát đủ như một nỗi đau. Còn thiếu sót biết bao nhiêu điều chưa nói hết lúc ở nông trường và càng chưa nói được một mảy may lúc ra biên giới. Làm một điều gì chưa đến chốn với một người không còn nữa, có phải cũng đã là phạm tội với cuộc đời rồi hay không. Xin hãy tha thứ những dòng chữ óng mượt, những sắp xếp tinh khôn, những cân nhắc đong đưa xuôi chèo thuận lái.
( Sđd, chương V: Phác thảo chân dung tôi – Trịnh Công Sơn. Trang 186-188 )

Anh Sáu Dân với Trịnh Công Sơn
Hơn hai mươi năm trước, đồng chí Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt “ rủ ” Trịnh Công Sơn và tôi đi khảo sát đất Trị An. Từ chuyến đi ấy Trịnh Công Sơn và tôi cũng như một số bạn bè gọi đồng chí Bí thư bằng anh Sáu, anh Sáu Dân rất thân mật. Chuyến đi ấy anh mang đến cho hai đứa tôi về giấc mơ điện “ Trị An”. Còn anh, anh không chỉ mơ mà khẳng định quyết tâm và bắt tay tổ chức hiện thực.
Buổi chiều trên đường về mưa gió mịt mù. Trịnh Công Sơn và tôi ngồi trên chiếc xe jeep.
Về đến nhà anh Sáu, áo của Sơn đổi màu mưa bụi. Còn tôi, nhờ có chiếc áo gió, áo trong của tôi còn sạch. Anh Sáu bảo chúng tôi tắm, anh Sáu mang chiếc áo của anh cho Sơn. Chiếc áo ấy Sơn vẫn để trong tủ áo của mình, ít ai biết.
Anh Sáu đánh giá và bình phẩm ca khúc của Trịnh Công Sơn theo cách của anh. Với tôi anh Sáu là một nghệ sĩ, nghệ sĩ với con người chiến sĩ của anh. Không hề có khoảng cách về tuổi tác, về cương vị xã hội, hai người nghệ sĩ ấy đã gặp nhau, đã trở thành một đôi bạn chia sẻ nhiều nổi niềm không thành lời, không thành tiếng. Những năm khó khăn, cơm độn bo bo, có lần anh Sáu gởi gạo đến gia đình Trịnh Công Sơn.
Có một lần anh Sáu tâm sự với Sơn “ Anh em trí thức ở thành phố mình bỏ đi nhiều quá. Mỗi người mỗi cương vị, làm sao giữ anh em lại, cùng xây dựng đất nước. ” Sau đó Trịnh Công Sơn viết ca khúc “Em còn nhớ hay em đã quên”. Lần thứ hai, anh Sáu nói với Sơn “Trong lúc khó khăn này, làm sao mọi người đều có niềm tin, niềm vui, vượt lên khó khăn để xây dựng Thành phố...” Sau đó, Trịnh Công Sơn cho ra bài “ Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”.
Sau này anh Sáu về Trung Ương, ở cương vị Phó Thủ Tướng, Thủ Tướng, Cố Vấn BCH Trung Ương Đảng, dù ở cương vị nào, mỗi lần về SàiGòn, ngoài công việc, anh hay gặp gở lại bạn bè. Trong những cuộc gặp gỡ ấy, thường có Trịnh Công Sơn. Những cuộc gặp ấy bao giờ Trịnh Công Sơn cũng ngồi gần anh Sáu, như không thể cách xa nhau. Theo tôi hiểu, ít có người Việt Nam nào đi khắp mọi miền như anh. Anh đến cả những vùng sâu vùng xa đến nỗi, chánh quyền địa phương cũng chưa đặt chân đến.
Anh kể với chúng tôi về những chuyến đi. Rồi ai có sáng tác nào mới, hát cho anh nghe. Trần Long Ẩn chuyên hát lời hai, lời ba. Nguyễn Duy đọc thơ, Trịnh Công Sơn chưa có bài mới thì tùy hứng. Một lần chị Sáu ( vợ anh Sáu) nói “Sao mà tôi thích cái câu - sỏi đá cũng cần có nhau - sâu xa quá!”. Thế là Trịnh Công Sơn cầm đàn hát “ Diễm xưa”. Thật khó có người nào hát hay bằng Sơn hát về mình.
Có một lần, tôi kể với Trịnh Công Sơn, anh Sáu nói với tôi rằng anh Sáu vừa nghe đài Hoa Kỳ hai buổi lúc 5h30 sáng, đài Hoa Kỳ bình luận về ba nhạc sĩ lớn của Việt Nam: Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, đài Hoa Kỳ bình luận, ca từ của Trịnh Công Sơn là lời của phù thủy. Họ không giải nỗi ý nghĩa nhiều tầng, nhiều góc ca từ của Trịnh Công Sơn, nên đành phải nói là lời của phù thủy. Anh Sáu thích lắm! Trịnh Công Sơn không ngạc nhiên nhiều về lời bình của đài Hoa Kỳ mà ngạc nhiên :“ Anh Sáu theo dõi kỹ vậy à? Thế mà anh em mình không ai biết”.
Anh Sáu quý trọng tài năng của Trịnh Công Sơn và rất yêu con người và tính cách của Sơn có khi hồn nhiên như trẻ thơ.
Có một đêm, anh Sáu rủ Sơn và tôi đến chơi. Anh Sáu mang chai Mao Đài đãi hai chúng tôi. Sơn xỉn. Thế là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bắt đầu dạy Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm chánh trị. “Anh đi Nhật mà không gọi em là không chính trị. Nhật họ quý em lắm. Anh đi nước ngoài anh phải thế này, thế kia, thế nọ...” Anh Sáu và tôi cứ cười, Sơn thì vẫn cứ thao thao.
Hôm sau tỉnh rượu, tôi lại với Sơn, Sơn ngửa mặt cười:
- Có thật vậy à ? Anh Sáu có giận mình không ?
- Không! Anh Sáu vui!
- Lần sau nhớ nhắc mình nhé!. Tôi thầm nghĩ, Sơn phải là Sơn nhắc làm gì?
Vào một ngày cuối tháng ba năm nay, tôi gặp anh Sáu, anh Sáu hỏi thăm Sơn. Tôi báo anh, Sơn bịnh nhiều, Sơn đang cấp cứu trong bịnh viện. Anh nói:
- Mai mình đi Hà Nội, sau Đại hội Đảng mình về, mình thăm Sơn, các em Sơn. Xem nước ngoài nào chữa được Sơn, mình tạo điều kiện để Sơn đi.
Nhưng không kịp nữa, chiều ngày 1-4-2001 tôi gọi điện thoại cho anh “Anh Sáu ơi! Sơn mất rồi...” Anh hỏi, anh nói nhưng tôi không nhớ gì, chỉ nhớ “Đau lòng quá!” và chị Sáu kêu lên “ ...buồn quá...”
Buổi chiều ngày 3-4-2001, vào 18 giờ, tôi nhận được điện thoại của anh, anh chị đi thăm mộ Trịnh Công Sơn đang trên đường về, hẹn tôi ở nhà Trịnh Công Sơn.
Buổi gặp này có anh Sáu, chị Sáu, các em của Trịnh Công Sơn, anh Phạm Phú Ngọc Trai và tôi. Anh hỏi những ngày cuối cùng của Sơn...Anh nói:
- Những năm sau này, Sơn yếu nhưng sức sáng tác của Sơn rất dồi dào. Mỗi lần gặp lại là Sơn có sáng tác mới. Ca từ trong ca khúc sau này của Sơn càng thâm thúy. Ai nghe cũng thấy mình ở trong ấy. Sơn đi là một mất mát lớn, không chỉ cho nền âm nhạc nước nhà mà là còn sự mất mát nhiều mặt của nền văn hóa Việt Nam. Thương và tiếc, tiếc quá! Một mất mát lớn, rất lớn.
Anh Phạm Phú Ngọc Trai thêm một vòng thông tin: “Nước ngoài đánh giá Trịnh Công Sơn không chỉ là một danh nhân Việt Nam mà còn là danh nhân thế giới”. Anh Sáu trầm ngâm khẽ gật gù.
Tôi nói : “Lúc sinh thời Sơn vắng mặt chổ này chổ kia, nhưng khi Sơn ra đi, Sơn có mặt khắp mọi nơi”. Chúng tôi đều gặp nhau trong ý nghĩ về Sơn.
Có một lần nhà thơ Nguyễn Duy nói với tôi: “ Với anh Sáu thì mình phục rồi. Riêng tôi có điều phục nữa, anh Sáu là người rất dí dỏm, người biết đùa là người trẻ, người thông minh, mình là người thích nói đùa, mà nhiều khi mình đối đáp không kịp anh ấy!”. Đúng như Nguyễn Duy nhận xét. Lần nào gặp anh, theo từng câu chuyện, lúc nào anh cũng rạng rỡ, nụ cười, giọng cười của anh như kéo mọi người gần nhau.
Buổi gặp gỡ chiều này, tôi ngồi bên anh suốt hai tiếng đồng hồ, tôi không thấy anh cười. Tôi có cảm tưởng Trịnh Công Sơn đã mang theo nụ cười của anh. Anh Sáu buồn, buồn lắm, Sơn có biết không.
5-5-2001
Nguyễn Quang Sáng .
(Trịnh Công Sơn, người hát rong qua nhiều thế hệ – Nhà xuất bản Trẻ, tr. 173-175)

Lý Quý Chung, một nhà báo và là một dân biểu Việt Nam Cộng Hòa, sau ngày 30-4-1975 đã chính thức phô bày bộ mặt thật, có viết về hai chữ “ gia nô” như sau:
- Ở miền Nam trước 1975, một người chỉ cần nói đọc báo nào, nghe nhạc gì thì biết ngay người đó là ai, thái độ của người đó đối với chế độ Thiệu và người Mỹ như thế nào và thái độ của người đó đối với cuộc chiến tranh ra sao? Có báo “gia nô” ( đó là cách gọi của người Sài Gòn trước 1975 đối với loại báo chí của chính quyền Thiệu hoặc theo phe Thiệu ).... ( TCS MTNT tr. 210)
Bài viết của Nguyễn Quang Sáng ghi lại nguyên nhân ra đời của hai bản nhạc “Em còn nhớ hay em đã quên” và “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” . Nguyễn Quang Sáng cho biết anh Sáu Dân Võ Văn Kiệt chỉ mới nói vài lời mà Trịnh Công Sơn đã lãnh hội được ý của anh Sáu muốn cái gì và Sơn tự biết mình phải làm cái gì! Nói theo cách của Lý Quý Chung, đây đúng là hành vi của một “gia nô”. Thiên tài âm nhạc Trịnh Công Sơn sau 1975 đã tự biến hình thành một nhạc - nô viết nhạc theo ý muốn của “trên” để đáp ứng cho nhu cầu tuyên truyền.
Cũng qua bài viết của Nguyễn Quang Sáng, độc giả còn được nhìn thấy cung cách và thái độ của thiên tài âm nhạc họ Trịnh đối với anh Sáu Dân Võ Văn Kiệt . Cái thái độ ấy phải gọi thế nào cho đúng? Bưng bô? Liếm gót?
Riêng cái cung cách của một cán bộ tuyên truyền thì được Trịnh Công Sơn thể hiện rất rõ qua những lời sau đây : “ việc in ấn càng lúc càng khó khăn, nhất là sau khi có lệnh tịch thu của chính quyền Nguyễn văn Thiệu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của tôi .... phải rải ra trong ba bốn nhà in khác nhau....chuyện đi đứng không phải dễ dàng.....đi từ một nhà in ở Sàigòn đến một nhà in ở vùng Chợ Lớn phải qua biết bao nhiêu là trạm xét hỏi....”
Nếu chính quyền Nguyễn văn Thiệu tịch thu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của Trịnh Công Sơn, thì chính quyền nào cấp giấy thông hành cho ca sĩ Khánh Ly sang Nhật hát bản Diễm Xưa của họ Trịnh tại hội chợ quốc tế Expo Osaka năm 1970? Chẳng lẽ đó là chính quyền Hà Nội ?
Nếu chính quyền ông Thiệu ra lệnh tịch thu toàn bộ các tập ca khúc, thì tại sao các tập ca khúc của Trịnh Công Sơn với hình bìa do Trịnh Cung, Đinh Cường vẽ, vẫn được bày bán công khai tại các nhà sách ở Sài Gòn, ai muốn mua bao nhiêu cũng có?
Nếu chính quyền ông Thiệu tịch thu toàn bộ băng nhạc thì tại sao “ nhạc Trịnh ” vẫn vang dội tại các quán cà phê ở Sài Gòn, tại các câu lạc bộ quân trường? Khánh Ly vẫn nhởn nhơ trình diễn nhạc Trịnh tại Queen Bee hàng đêm, và nhạc Trịnh vẫn được hát tại câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc trong trại Phi Long-Tân Sơn Nhất vào mỗi cuối tuần?
Và đây mới là chuyện lạ bốn phương: “đi từ một nhà in ở Sài Gòn đến một nhà in ở vùng Chợ Lớn phải qua biết bao nhiêu là trạm xét hỏi ...” Đây là thời điểm nào? Trước 30 tháng 4 năm 75 hay sau ngày “giải phóng”?
Chính quyền Thiệu đã đặt nhiều trạm kiểm soát như thế, mà người em ruột của Trịnh Công Sơn phụ trách phần in ấn và phát hành thường lui tới ba bốn nhà in hàng ngày mà vẫn không bị cảnh sát bắt vì tội trốn lính?
Căn cứ vào những tài liệu “thành văn” và tài liệu “sống”, hầu như ai cũng biết rằng, thiên tài âm nhạc của họ Trịnh có cơ hội nẩy nở và thăng hoa là nhờ môi trường tự do, khai phóng của miền Nam dưới hai thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa. Chính nhờ sự rộng lượng bao dung của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và sư che chở của một số sĩ quan cao cấp của QLVNCH mà họ Trịnh mới sáng tác được trên dưới 600 nhạc phẩm. Cũng chính chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã đem bài Diễm Xưa đến Hội Chợ Quốc Tế Osaka 1970 để rồi họ Trịnh mới chiếm giải nhất về Dân Ca và được người Nhật thực hiện trên đĩa vàng. Bài hát Nối Vòng Tay Lớn được sử dụng trong các buổi sinh hoạt, họp mặt của thanh niên, sinh viên .....
Tóm lại, danh vọng và tiếng tăm mà họ Trịnh có được là nhờ ở chế độ Việt Nam Cộng Hòa và những sĩ quan cao cấp trong QLVNCH đã cưu mang và che chở cho họ Trịnh. Nói một cách dễ hiểu hơn, Trịnh Công Sơn đã sống như một loại ký sinh trùng trong lòng hai chế độ Cộng Hòa miền Nam.
Ký sinh trùng như giun, sán sống trong ruột của con người, nhờ hấp thụ chất bổ dưỡng tích tụ trong ruột non của con người mà chúng nó mới sống khoẻ sống mạnh và sinh sôi nẩy nở. Thiên tài âm nhạc của Trịnh Công Sơn sẽ không thể phát triển và thăng hoa nếu không ký sinh trong môi trường tự do khai phóng của Việt Nam Cộng Hòa, cho dù đang ở trong giai đoạn chiến đấu chống xâm lăng cộng sản. Và trong lúc Trịnh Công Sơn trốn tránh trách nhiệm, sống như một loài ký sinh trùng giữa đô thị để viết những bài ca phản chiến thì hàng triệu thanh niên cùng lứa tuổi đang hy sinh xương máu tại các chiến trường miền Nam trong từng giây, từng phút.
Đúng với lẽ công bình của trời đất và lương tâm con người, Trịnh Công Sơn đã mang một món nợ rất lớn đối với những người đã chết để họ Trịnh được hít thở không khí tự do cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Những người ấy đã nằm xuống để họ Trịnh được sống, để họ Trịnh được có cơ hội nói ra những lời vô ơn bạc nghĩa và thực hiện những hành vi phản bội trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhiều người miền Nam từng coi Trịnh Công Sơn là thần tượng, từng ngưỡng mộ thiên tài âm nhạc của họ Trịnh đã ngỡ ngàng và đau đớn biết bao nhiêu khi nghe Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh kêu gọi mọi người cùng hát bài Nối Vòng Lay Lớn để “ chào mừng cách mạng thành công ” giữa lúc Sài Gòn đang trong cơn hấp hối !
Nhiều người vẫn chưa quên giọng hát hồ hởi, tiếng vổ tay đánh nhịp dồn dập đầy sự phấn khởi của họ Trịnh trong ngày uất hận, đau thương và đen tối nhất của lịch sử dân tộc !
Trong ngày đen tối đó, họ Trịnh đã công khai bội phản những người từng cưu mang, dung dưỡng, che chở cho anh ta; minh thị phản bội những “ tấm lòng ưu ái của quần chúng đối với mình ” !
Nếu Trịnh Công Sơn không phải là một con người có tâm địa phản trắc thì Trịnh Công Sơn là con người gì?
Hãy nghe Trịnh Công Sơn định nghĩa: “ trốn lính là một hành động phản kháng.”
Trốn lính vào thời điểm cộng sản đang tiến chiếm miền Nam là một hành động phản kháng, vậy thì Trịnh Công Sơn muốn phản kháng ai và phản kháng điều gì? Có phải là phản kháng chế độ Việt Nam Cộng Hòa đang dung dưỡng họ Trịnh, phản kháng những nổ lực của quân dân miền Nam đang ngăn chận làn sóng đỏ để bảo vệ cơm no áo ấm cho 25 triệu đồng bào, trong đó có cá nhân và gia đình của Trịnh Công Sơn ?
Thiên tài âm nhạc của Trịnh Công Sơn thật ra không ai phủ nhận, nhưng cái thiên tài ấy đã phản bội chính nghĩa quốc gia, tiếp tay với chế độ phi nhân, tiếp tay với những con người không còn lương tri đã đối đãi với đồng bào ruột thịt như kẻ thù không đội chung trời; cái thiên tài ấy đã góp phần gây ra tai họa khủng khiếp cho dân tộc, đẩy đất nước xuống hố diệt vong. Vậy thì cái vòng hào quang Quốc Gia mà ai đó cố choàng cho Trịnh Công Sơn là không có thật, không bao giờ có thật. Thật sự trong tận cùng tim đen, Trịnh Công Sơn cũng không hề muốn đội cái vòng hào quang Quốc Gia ấy.
Một lần nữa, hãy nghe họ Trịnh khẳng định chỗ đứng :
- Con kênh này sẽ kêu gọi những con kênh khác ra đời. Kênh chị, kênh em sẽ mọc lên cùng khắp để góp phần lợi ích cho những con người mới trong một thời đại mang tên Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam { sđd, tr.170 : Nam Thạch Hãn những ngày đầu tháng ba (1979 ) }
- Trốn lính gần như là một cái “nghề ” đầy tính chất phiêu lưu của hàng triệu thanh niên miền Nam lúc bấy giờ. Thái độ phản kháng ấy, dù nhìn dưới góc độ nào đó còn mang tính thụ động, vẫn phải được nhắc nhở đến như một nốt nhạc trong trẻo đã ngân lên trong một giai đoạn u ám, nhiễm độc, giữa những đô thị miền Nam.
( sđd,tr.180 )
Giai đoạn mà Trịch Công Sơn cho rằng “u ám, nhiễm độc” đó, như đã nói ở trên, chính là giai đoạn mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang ra sức bảo vệ tự do no ấm cho 25 triệu đồng bào miền Nam, chống lại công cuộc xích hóa của CS quốc tế mà Hà Nội là tay sai. Trốn lính trong giai đoạn ấy chỉ có những loại người sau đây: hèn nhát, ích kỷ và CS nằm vùng.
Cho rằng có “hàng triệu thanh niên miền Nam trốn lính” vào thời bấy giờ, Trịnh Công Sơn đã mặc nhiên hòa nhịp theo cung điệu tuyên truyền của các cán bộ cộng sản, loại cán bộ đã huênh hoang “lên lớp” những sĩ quan QL/VNCH trong các trại tù cải tạo rằng: máy bay của ta nấp ở trên mây, đợi lúc máy bay địch xuất hiện thì bất thần bay ra nghênh chiến...
Gọi hành động trốn lính là một “thái độ phản kháng”, Trịnh Công Sơn muốn xác định rõ ràng anh ta không phải là người Quốc Gia.
Gọi hành động trốn lính là “một nốt nhạc trong trẻo trong giai đoạn u ám, nhiễm độc...”, Trịnh Công Sơn muốn minh định rõ “thiên tài âm nhạc” họ Trịnh không thuộc Việt Nam Cộng Hòa mà thuộc về “thời đại mang tên Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”!

Qua những tài liệu sống và những tài liệu thành văn, Trịnh Công Sơn là tổng hợp của:
- Một kẻ ích kỷ
- Một tên hèn nhát trốn lính
- Một tên nằm vùng
- Một loại ký sinh trùng
- Một kẻ phản bội
- Một tên lừa dối
- Một tên ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản

Trước lịch sử, Trịnh Công Sơn đã hiện nguyên hình. Không nên bóp méo lịch sử bằng cách choàng lên đầu Trịnh Công Sơn vòng hào quang Quốc Gia không hề có thật; cũng đừng hô biến “Nối Vòng Tay Lớn” trở thành một biểu tượng đoàn kết đấu tranh dân chủ, trong khi bài hát ấy đã được tác giả của nó hát lên để đón mừng cái chế độ phi nhân bóp họng dân chủ !
Phải trả lại sự thật cho lịch sử./.

http://www.haingoaiphiemdam.com/


Bi kịch Trịnh Công Sơn

Trịnh Cung

LTS: “Trịnh Công Sơn & tham vọng chính trị” của họa sĩ Trịnh Cung nhất định sẽ được đón nhận với nhiều phản ứng khác nhau từ nhiều tầng lớp độc giả. Bài viết đưa ra một số nhận xét của cá nhân Trịnh Cung về người nhạc sĩ tài hoa, sống và sáng tác trong một giai đoạn vô cùng điêu linh của đất nước, cùng với một số tư liệu đã được công bố ở một số nơi. Tác giả Trịnh Cung tất nhiên đã dự kiến được những gì bài viết này có thể mang đến cho chính ông khi ông viết: “Bài viết này chắc chắn sẽ gây ra sự mất mát tình cảm, sự đổ vỡ các mối quan hệ vốn có của tôi, vì một số những nhân vật được đề cập nay đang còn hiện diện trong cuộc đời. Sự thật bao giờ cũng gây mất lòng, tôi đã tự hỏi mình nhiều lần trong nhiều năm qua: có nên viết nó ra, giải thoát cho nó khỏi ngục tù trong tôi suốt hơn 30 năm qua? Sự quằn quại của nó trong cái nhà tù ký ức cũng làm tôi đau buồn đến không chịu nổi. Giải phóng cho nó là giải phóng cho chính tôi, dù có phải bị trả giá.”
Tạp chí Da Màu trân trọng ghi nhận tinh thần trách nhiệm của hoạ sĩ Trịnh Cung, và bài viết được đăng tải với ước muốn tạo cơ hội làm sáng tỏ những ngóc ngách trong đời sống của một nghệ sĩ tài hoa nay đã thành người thiên cổ.

Trịnh Công Sơn không quan tâm đến chính trị?
Đã 8 năm kể từ ngày mất của Trịnh Công Sơn, 01-4-2001. Đã có rất nhiều bài và sách viết về người nhạc sĩ tài hoa xuất chúng này. Tất cả đều chỉ nói về 2 mặt: tình yêu (con người, quê hương) và nghệ thuật ngôn từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn, tuyệt nhiên không thấy ai đề cập đến vấn đề Trịnh Công Sơn có hay không tham vọng chính trị. Phải chăng như Hoàng Tá Thích, ông em rể của người nhạc sĩ “phản chiến” huyền thoại này đã minh định trong bài tựa cuốn sách Như Những Dòng Sông của mình nói về âm nhạc và tình người của ông anh rể Trịnh Công Sơn, do nhà Xuất Bản Văn Nghệ và Công Ty Văn Hoá Phương Nam ấn hành năm 2007: “…Anh không bao giờ đề cập đến chính trị, đơn giản vì anh không quan tâm đến chính trị”? Hay như nhận định của một người bạn không chỉ rất thân mà còn là một “đồng chí” (trong ý nghĩa cùng một tâm thức về chiến tranh VN) của Trịnh Công Sơn, hoạ sĩ Bửu Chỉ (đã mất) đã viết: “Trong dòng nhạc phản chiến của mình, TCS đã chẳng có một toan tính chính trị nào cả” (Trích bài viết: “Về Trịnh Công Sơn và Những Ca Khúc Phản Chiến Của Anh”, in trong Trịnh Công Sơn, Cuộc Đời, Âm Nhạc, Thơ, Hội Hoạ & Suy Tưởng do Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn ấn hành năm 2005)?

Sự thực có đúng như câu khẳng định chắc nịch ở trên của ông Hoàng Tá Thích và hoạ sĩ quá cố Bửu Chỉ? Chắc chắn là sai 100% rồi nếu như Trịnh Công Sơn không là tác giả của 3 tập nhạc phản chiến (Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam và Ta Phải Thấy Mặt Trời), và cũng chưa từng tham gia vào Phong trào Đấu tranh Đô thị của Thanh niên Sinh viên Học sinh để chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn mà chính cuốn sách của Hoàng Tá Thích và bài viết của Bửu Chỉ vừa nhắc đến ở trên đã có nhiều tiết lộ. Mặt khác, trong bài viết “Có Nghe Ra Điều Gì” Trịnh Công Sơn gửi cho bác sĩ Thân Trọng Minh tức nhà văn Lữ Kiều năm 1973 có đoạn như sau: “…Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ tự đề nghị với mình một trách nhiệm quá lớn, nhưng khi đã lỡ nhận chịu những cảm tình nồng hậu từ đám đông, thì những tình cảm kia phải được đền bồi…”. Và trong thư TCS gửi cho Ngô Kha – người bạn cùng chí hướng chính trị và cũng là người em rể, đồng thời là lãnh tụ của Chiến đoàn Nguyễn Đại Thức này đã bị Công An Huế bắt (1972-1974) – chúng ta sẽ dễ nhận ra ý thức làm chính trị chống chế độ Sài Gòn của Trịnh Công Sơn. Nhất là trong đoạn Lê Khắc Cầm nói về mối quan hệ giữa TCS và tổ chức cơ sở thành uỷ Huế do Lê Khắc Cầm bí mật phụ trách trước 1975 như thế nào, thì không thể nói là TCS không có toan tính chính trị như nhận định của hoạ sĩ Bửu Chỉ (Xin xem thêm Thư TCS gửi Ngô Kha và đoạn trao đổi về lá thư này giữa Nguyễn Đắc Xuân và Lê Khắc Cầm trong phần tư liệu đính kèm bài).

Trước khi nêu thêm những dẫn cứ quan trọng hơn để chúng ta có cái nhìn rõ hơn về thái độ chính trị của TCS thời chiến tranh VN, và cũng nhằm cung cấp thêm tư liệu để làm rõ các mối quan hệ có tính dính líu vào hoạt động chính trị phản chiến thân Cộng của TCS, tác giả xin kể một kỷ niệm với Ngô Kha và vì sao Ngô Kha lấy tên cho lực lượng đấu tranh của mình là Chiến đoàn Nguyễn Đại Thức.

Vào năm 1971, tôi có mời Ngô Kha tới dự bữa cơm đầy năm Vương Hương, con đầu lòng của tôi tại nhà ở Phú Nhuận. Sau tàn tiệc, tôi đưa Ngô Kha ra về. Chúng tôi đi bô từ ngã tư Phú Nhuận về hướng cầu Kiệu, khi gần đến chân cầu, Ngô Kha nói với tôi: “Cậu vào chiến khu với mình đi, có người dẫn đường đang chờ”. Tôi không ngờ lại bị Ngô Kha đưa vào thế kẹt. Lúc này, tôi đang là Trung Úy biệt phái dạy tại Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế, vừa bị Nha Mỹ Thuật Học Vụ trả về lại Bộ Quốc Phòng vì được Mỹ cấp học bổng tu nghiệp mỹ thuật tại Trung Tâm Đông và Tây, Hawaii, Hoa Kỳ (Sau 1975 tôi mới biết ông Nguyễn Văn Quyện, kiến trúc sư, Giám đốc Nha Mỹ Thuật Học Vụ, người ký quyết định không cho tôi đi Mỹ và trả tôi lại quân đội theo đề nghị của hoạ sĩ Vĩnh Phối – Hiệu trưởng Trường CĐMT Huế, cả 2 đều là Việt cộng nằm vùng), và Ngô Kha đang là em rể của Trịnh Công Sơn, cũng mang cấp bậc thiếu uý Quân lực VNCH có tư tưởng phản chiến, nhưng tôi không biết gì về hoạt động ly khai của anh cho tới lúc này. Thật bất ngờ và căng thẳng, làm sao tôi có thể đi về phía bên kia chiến tuyến? Tôi không hề tham gia vào phong trào phản chiến, tôi chơi với Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đinh Cường khi họ chưa là người chống lại chế độ Việt Nam Công Hoà. Ngay cả tại “túp lều cỏ” Tuyệt Tình Cốc ở Huế, nơi mà nhà văn Thế Uyên trong một bài viết của anh có tên “Cuộc Hành Trình Làm Người Việt Nam Qua Trịnh Công Sơn” đã tự bạch anh từng đến dự những cuộc họp bàn về đấu tranh chính trị do nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Nguyễn Đắc Xuân và Trịnh Công Sơn đứng ra tổ chức, tôi cũng chưa bao giờ đặt chân đến đó và thậm chí không hề biết có những việc như thế. Đơn giản vì tôi rời Huế vào sống ở Sài Gòn sau khi tốt nghiệp Mỹ thuật năm 1962, mối quan hệ giữa tôi và họ chỉ là một tình bạn văn nghệ thuần tuý. Để thối thác lời đề nghị ghê gớm này của Ngô Kha, tôi dừng lại trong bóng đêm bên này cầu Kiệu và nói với anh:”Ông thấy con mình vừa đầy năm, bà xã còn quá trẻ và yếu đuối, làm sao mình bỏ nhà đi vào căn cứ với bạn được. Hơn nữa mình không đồng ý cách giết người của họ ở Huế hôm Tết Mậu Thân… thôi chúc bạn lên đường may mắn!”. Thế nhưng, sự việc sau đó lại đưa Ngô Kha đến một hoàn cảnh khác. Anh không đi vào rừng mà về Huế rồi bị bắt và chịu một cái chết bi thảm.

Về Nguyễn Đại Thức là ai mà Ngô Kha dùng đặt tên cho lực lượng đấu tranh của mình?
Theo Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đại Thức nguyên là một hạ sĩ quan quân lực VNCH ly khai đã bắn hụt tướng Huỳnh Văn Cao khi ông dùng trực thăng kiểm soát tình hình Phật giáo xuống đường ở Đà Nẵng và Huế, và đã bị lính Mỹ bắn hạ. Hành động và cái chết của Nguyễn Đại Thức đã đưa Ngô Kha đến sự chọn lựa Nguyễn Đại Thức là tên và biểu tượng cho nhóm quân nhân ly khai đấu tranh chống Mỹ Nguỵ do anh tổ chức. Sau đây là đoạn viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Căn Nhà Của Những Gã LangThang: “…Theo tin tức quân báo của Kha nhận từ đoạn Đà Nẵng, thì lực lượng thuỷ quân lục chiến của Kỳ sẽ chĩa mũi nhọn vào những người của phong trào mà họ cho là nguy hiểm, ngay từ lúc họ đặt chân đến Huế để tránh hậu hoạ. Ngô Kha cùng đi với chiến đoàn ly khai của anh sẽ kéo dài cuộc cầm cự trên đèo Hải Vân, để tạo điều kiện cho tôi thoát…”. Đối với cá nhân tôi, nhờ tiết lộ kinh khủng này của Hoàng Phủ Ngọc Tường, những năm gần đây, tôi mới biết mình đã từng bị Ngô Kha dùng tình bạn để đưa vào cái gọi là Chiến đoàn ly khai Nguyễn Đại Thức mà không biết khi anh rủ tôi đi vào cứ như đã nói ở trên. May mà tôi đã từ chối.
Với bao nhiêu sự việc gắn kết với nhau, hoà quyện, ăn khớp, như thế mà chúng ta vẫn còn hoài nghi, vẫn biện bạch đây chỉ là một thứ tình cảm hồn nhiên hay hoa mỹ hơn, đấy là ý thức về thân phận dân tộc, tiếng nói đòi hoà bình đậm tính nhân bản cho quê hương của một người nghệ sĩ tài hoa như TCS, thì chi tiết sau đây đã được Nguyễn Đắc Xuân tiết lộ và đã xác nhận lại với tác giả bài viết này như sau: “Vào đêm ngày 29-5-1966, trên đường Trần Bình Trọng-Đà Lạt, Trần Trọng Thức (nhà báo), Nguyễn Ngọc Lan (linh mục, đã chết), Nguyễn Đắc Xuân và Trịnh Công Sơn đã cùng nhau bàn về một giải pháp chính trị cho trí thức yêu nước và người đưa ra sự chọn lựa rất quyết đoán và hợp ý với 3 bạn đồng hành với mình: “Không có con đường nào khác cho anh em mình ngoài Mặt trận Giải phóng miền Nam!”.
Vậy là đã quá rõ về khuynh hướng chính trị của Trịnh Công Sơn!

Từ Chính trị phong trào đến Chính trị cầm quyền?
Vỡ mộng chính trị cầm quyền

Những ngày trước 30-4-75, Sài Gòn rơi vào tình trạng hỗn loạn. Người thân cộng thì hí hửng, người quốc gia thì lo âu và tìm đường bỏ nước. Mọi thứ sinh hoạt đều tê liệt, tôi nằm trong số người chịu trận, bế tắc, no way out. Trong thời điểm tinh thần sa sút này, tôi thường ghé qua nhà TCS để tìm một thông tin tốt lành vì anh có nhiều mối quan hệ, nhưng cũng không được gì vì TCS từ chối ra đi và cho biết sắp nhận chức Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hoá trong chính phủ Dương Văn Minh lên thay Thiệu-Kỳ, em trai TCS là đại uý Trịnh Quang Hà sẽ được giao làm Cảnh sát Trưởng quận 2 (nay là quận 1). Thế là xong, TCS sẽ tham gia chính quyền được chuyển từ tay Nguyễn Văn Thiệu để thương lượng hoà bình với quân GP đang bao vây Sài Gòn và doạ sẽ tắm máu Sài Gòn nếu VNCH không buông súng.
Thế nhưng, TCS và người em không có tên trong thành phần chính phủ Dương Văn Minh khi các hệ thống thông tin quốc gia công bố ngày 27-4-75 và cũng không có tên kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống trong vai đệ nhất Phó Thủ Tướng – người bạn chính trị không lộ diện của TCS từ trước sự kiện Tết Mậu Thân 1968, một cố vấn chính trị, một công trình sư cho sự nghiệp chính trị của TCS, đã vận động cho TCS vào chính phủ này như là đại diện của phe Phật giáo. Và với kết quả này, nhà hoạt đầu chính trị trẻ tuổi Nguyễn Hữu Đống đã phải rời khỏi nhà TCS ngay sau đó, sau khi đã ăn ở trong nhà TCS nhiều tháng trước như một người em rể.
Sau này, trong thời Lý Quí Chung còn sống, tôi có hỏi về sự việc này. Với tư cách là một Bộ trưởng Thông Tin và người rất thân cận với tướng Dương Văn Minh, Lý Quí Chung đã xác nhận: không hề có một đề cử nào cho TCS và Nguyễn Hữu Đống vào chính phủ Dương Văn Minh cả. TCS và gia đình đã bị Nguyễn Hữu Đống lừa rồi! Và từ đó TCS đã coi Nguyễn Hữu Đống là kẻ ghê tởm.

Một chút về Nguyễn Hữu Đống
Nguyễn Hữu Đống tốt nghiệp thủ khoa Trường Kiến Trúc Sài Gòn khoảng năm 1964 nhưng không hành nghề kiến trúc sư, bắt đầu chơi thân công khai với Trịnh Công Sơn vào khoảng 1970. Tôi không được biết gì nhiều về nhân vật này ngoài việc chứng kiến sự xuất hiện thường xuyên trong nhà TCS những tháng trước 4/1975 với tư cách em rể TCS, giữa lúc Sài Gòn liên tiếp nhận những thông tin về các tỉnh Tây Nguyên thất thủ, và cũng được biết từ TCS vào những ngày cuối của tháng 4/1975 là: chính quyền mới sẽ vẫn giữ nguyên chiếc ghế Đệ nhất Phó Thủ Tướng của chính phủ đầu hàng Dương Văn Minh (tức ghế của Nguyễn Hữu Đống). Sau đó, Nguyễn Hữu Đống đã vượt biên và định cư ở Pháp.
Thế nhưng, vào khoảng năm 1992, Nguyễn Hữu Đống về Sài Gòn và tìm thăm tôi. Tôi tiếp anh tại nhà và cùng ăn trưa. Thật ra, giữa tôi và Nguyễn Hữu Đống không đủ thân để anh tìm thăm, chẳng qua là chỗ để anh trút hết những gì TCS và gia đình không tiếp khi anh tìm đến thăm họ sau hằng chục năm ly gián từ ngày ấy. Trong những thổ lộ của Nguyễn Hữu Đống có 2 chi tiết đáng chú ý: Một là: ý tưởng và mô hình kiến trúc Ngôi đền Tình Yêu có hình quả trứng (lấy từ truyền thuyết Âu Cơ đẻ ra 100 trứng) để TCS chủ trì như một giáo đường là của Nguyễn Hữu Đống; Hai là: để Ngôi đền Tình Yêu này mang đậm sắc thái TCS, Nguyễn Hữu Đống lập ý cho TCS viết Kinh Việt Nam. Dự án này tôi đã được TCS cho biết trước năm 1975 và sẽ xây dựng trên ngọn đồi của Bác sĩ Bùi Kiện Tín ở Thủ Đức, nằm đối diện với nghĩa trang quân đội Sài Gòn cũ. Xét về mặt tài năng kiến trúc và con người đầy tham vọng làm chính trị của Nguyễn Hữu Đống cũng như mối quan hệ mang tính chính trị giữa anh và TCS thì thông tin này đáng tin hơn là gần đây có nghe dư luận từ Phạm Văn Hạng là dự án này của Phạm Văn Hạng và TCS được ông Võ Văn Kiệt ủng hộ?
(Để biết thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa TCS và Nguyễn Hữu Đống, xin độc giả đọc thêm đoạn trích dẫn trong phần ghi chú cuối bài viết này, câu Lê Khắc Cầm trả lời phỏng vấn Nguyễn Đắc Xuân về TCS).

Bài học lớn cho người làm chính trị tự phát trong xã hội CSVN
Những gáo nước lạnh ngày “anh em ta về”
Tuy nhiên, sau sự thất bại ấy, TCS lại đứng lên vui mừng vì Sài Gòn của anh trong ngày 30-4-75 đã xuất hiện: “Cờ bay trăm ngọn cờ bay” và“anh em ta về mừng như bão cát quay cuồng…”. Từ sự kiện tại Đà Lạt mà Nguyễn Đắc Xuân đã nhắc đến ở trên cho đến ngày 30-4-75 không có một chỉ dấu nào cho thấy có mối liên lạc về mặt tổ chức giữa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Trịnh Công Sơn. Thậm chí khi anh được kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái đưa đến Đài Phát Thanh Sài Gòn để hát bài Nối Vòng Tay Lớn mừng chiến thắng lịch sử 30-4-75, TCS, tác giả của ca khúc có tính dự báo cho ngày huy hoàng này của quân Giải phóng và bi thảm cho phía VNCH, cũng bị Tôn Thất Lập, một nhạc sĩ chủ chốt trong phong trào Hát Cho Đồng Bào đã thoát ly đi theo MTGPMN, đuổi ra khỏi phòng thu: "Mày có tư cách gì mà hát ở đây!”…
Bị bất ngờ với cú ra đòn khá tàn nhẫn này của người “anh em”, TCS thật sự choáng váng và sợ hãi, mọi niềm hân hoan trong anh về giấc mơ hoà bình cho đất nước của mình nay đã thành hiện thực bỗng chốc tan thành mây khói. Niềm vui tưng bừng reo ca “…Mặt đất bao la / anh em ta về / Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng/ Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam…” (Nối Vòng Tay Lớn) hôm ấy không thuộc về TCS, và thay vào đó là nỗi ám ảnh sắp bị thủ tiêu và phải làm thế nào chạy trốn khỏi “người anh em” càng sớm càng tốt.
Thật ra, tai nạn chính trị này đã có nguồn gốc từ quan điểm chính về tính hai mặt trong âm nhạc và con người TCS của Ban Văn Hoá Tư Tưởng-Trung Ương Cục Miền Nam do Ông Trần Bạch Đằng phụ trách. Chính nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã kể lại rằng đã có một cuộc họp kiểm điểm TCS trong Cứ trước 1975 với thành phần tham dự gồm có hầu hết các văn nghệ sĩ thoát ly theo MTGPMN như: Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn,… dưới sự chủ trì của ông Trần Bạch Đằng.

Và cuộc chạy trốn khỏi Sài Gòn
Sự sợ hãi càng tăng cao khi TCS nhận được tin mình sẽ bị thanh toán. Chỉ vài ngày sau, TCS đã âm thầm cùng mẹ rời khỏi Sài Gòn bằng xe đò, trực chỉ ra Huế, nơi anh cũng đang có những "người anh em” thân thiết cũ vừa chiến thắng trở về như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Thái Ngọc San,… hy vọng chắc được yên thân.

Trở lại sống trong căn hộ cũ 11 Nguyễn Trường Tộ – Huế, TCS quây quần với bạn bè cũ và mới không được bao lâu thì cả thành phố Huế lên cơn sốt đả đảo TCS và Phạm Duy. Các biểu ngữ được giăng ở các trường đại học và TCS phải lên Đài truyền hình Huế đọc bài tự kiểm điểm. Sự cố lần này cũng lại do một nhạc sĩ tổ chức, nhạc sĩ Trần Hoàn, Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bình Trị Thiên. Thế là TCS đã tránh được vỏ dưa SG nay lại găp vỏ dừa Huế! Sự bé cái lầm lần này, có lẽ do TCS đã kỳ vọng ở bạn mình quá nhiều nhưng thực tế vai trò trong lực lượng tiếp quản Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân rất khiêm tốn, chính họ cũng đang phải cố gắng phấn đấu để được kết nạp vào đảng thì làm sao bao che cho tác giả của 2 ca khúc từng bị người CSVN kết án (Ca khúcGia Tài Của Mẹ với câu: “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” đã xúc phạm đến đại cuộc chống Mỹ cứu nước của người CSVN và ca khúc Cho Một Người Nằm Xuống để thương tiếc Lưu Kim Cương – đại tá không lực VNCH chết bởi đạn của quân GPMN – người bạn một thời đã từng dùng máy bay không quân đưa TCS lên Đà Lạt thăm Khánh Ly hoặc ngược lại, đón Khánh Ly về hát với TCS) tại Sài Gòn?
Lần này ở Huế, tính tẩy chay TCS nghiêm trọng và công khai hơn hẳn vụ ở Đài Phát Thanh SG vừa qua. Tình bạn cũ trong trái tim TCS sụp đổ đã đành mà giấc mơ “Khi đất nước tôi thanh bình/Tôi sẽ đi thăm…” tưởng dễ thực hiện của anh cũng bị dập tắt. Những tháng ngày tiếp theo ở Huế, TCS sống như một con tin trong Hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên, thường xuyên được tổ chức bố trí đi lao động thực tế trên những cánh đồng vào mùa khô cũng như mùa lụt, không hơn gì một người phải chịu cải tạo.

Cuộc chạy trốn lần thứ 2
Tuy nhiên, đang kẹt trong cái thế “tiến thoái lưỡng nan” này ở tại chính quê nhà, nơi mình từng tham gia hoạt động đấu tranh chống Diệm rồi chống Mỹ-Thiệu trong Phong Trào Đô Thị Huế với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ng K, Nguyễn Đắc Xuân,… cũng không xong mà về lại Sài Gòn thì càng nguy hiểm thì một vị cứu tinh kịp xuất hiện, ông Võ Văn Kiệt – nhà lãnh đạo công sản cao cấp tiếp quản Sài Gòn lúc bấy giờ. Một cuộc vượt biên nội địa đưa TCS vào lại Sài Gòn sau khoảng 1 năm anh phải “đi thực tế” tại các vùng quê tỉnh Bình Trị Thiên được bí mật tổ chức do ông Kiệt uỷ thác cho nhà văn cộng sản Nguyễn Quang Sáng thực hiện thành công. Từ đây, dưới sự ưu ái của ông Kiệt và nhà văn Nguyễn Quang Sáng được uỷ nhiệm của thượng cấp chăm sóc TCS, cái hạn bị hăm doạ hay trù dập với người nhạc sĩ lãng mạn cách mạng này đã kết thúc.
Qua những “sự cố” như thế, có thể thấy TCS đã mắc những sai lầm với người CS như sau:
– Thiếu minh bạch trong suy nghĩ về chiến tranh VN và tính hai mặt trong quan hệ xã hội.
– Không ở trong một đường dây của tổ chức và chịu sự lãnh đạo của tổ chức đó.
– Không dám thoát ly đi theo MTGPMN.

Và những sai lầm của TCS với phía VNCH:
– Kêu gọi phản chiến nhưng chỉ nhằm vào phía VNCH.
– Thiên về phía người CSVN ngay cả sau khi bị họ giết hụt trong vụ Tết Mậu Thân ở Huế.
– Chống lại phía đã tạo cho mình điều kiện học hành và tự do sáng tác, kể cả tự do tư tưởng dù có bị chế độ SG hạn chế và kiểm duyệt, nhưng không quyết liệt tiêu diệt như đã được thổi phồng (dùng giấy của Hoàng Đức Nhã cấp để đi đường do Phùng Thị Hạnh trung gian, nhiều sĩ quan VNCH che dấu,…) để có một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tồn tại lừng lẫy như thế cho đến ngày 30-4-75. Dù ý thức chính trị ra sao, Trịnh Công Sơn vẫn là sản phẩm của chế độ VNCH đúng như Đặng Tiến đã nhận định trong một bài viết ở đâu đó mà tôi không còn nhớ tên.

Bước ngoặt “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”
Sa lầy vào Rượu và Xu nịnh
Cuối tháng 5-1978, tôi ra khỏi trại cải tạo, gặp lại TCS. Lần nào đến nhà anh ở 47c Phạm Ngọc Thạch-Sài Gòn, sáng hay chiều, cũng thấy TCS ngồi nhậu rượu Ararat, một loại cô-nhắc Nga (sau “đổi mới” chuyển qua rượu chát đỏ của Pháp, và sau cùng là Whisky Chivas) với Nguyễn Quang Sáng và một số bạn “mới”. Tôi cảm thấy có một điều gì đó không ổn, hình như tôi, một thằng sĩ quan Nguỵ đi tù về, không còn được TCS và gia đình coi là người thân như ngày xưa. Thái độ khó chịu của tôi mỗi lần ngồi trước mặt những người bạn “mới” này của Sơn đã khiến tôi bị TCS và gia đình tẩy chay ngầm.
Thực ra, tôi đã bị TCS và nhóm bạn Huế cũ loại ra từ những năm tháng tôi đi lính VNCH mà tôi không hề biết. Sau này, hoạ sĩ Tôn Thất Văn (đã chết) đã kể lại cho tôi rằng có những cuộc họp ở Huế vào những năm 60-70, TCS và những người mà tôi đã coi là bạn thân tình đã đem tôi ra để phê phán, tẩy chay vì tôi đã không trốn lính và đứng về phía Quốc Gia. Rất tiếc, trong số này lại có cả Đinh Cường, người đã từng học cùng trường mỹ thuật, ở cùng nhà, và do tôi giới thiệu làm quen với TCS, do tôi kết nối với anh bạn Thọ giàu có ở Đà Lạt để có những tháng ngày cùng TCS rong chơi thơ mộng khi lưu lại căn phòng anh Thọ đã thuê cho tôi tại biệt thự số 9 đường Hoa Hồng hay ở trong căn nhà sàn gỗ thơ mộng bên một dòng suối róc rách trong một hóc núi của thị trấn Đơn Dương từ trước khi tôi rời Đà Lạt về Sài Gòn năm 1964 theo giấy gọi vào quân trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức khoá 19. Và cả những tháng ngày nhàn nhã làm sinh viên sĩ quan tại đây vào năm 66 hay 67, lúc này tôi là sĩ quan huấn luyện CTCT và phụ trách một phần nguyệt san “Bộ Binh”. Sau ngày 30-4-75, với cấp bậc Trung uý ngành Công binh VNCH, Đinh Cường trở lại Trường Mỹ Thuật Huế và được miễn đi học tập cải tạo nhờ vào việc đã tham gia các hoạt động đấu tranh chống VNCH của nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân, TCS,.., nhiều năm trước.

Có một kỷ niệm đặc biệt với Đinh Cường mà tôi cũng muốn nói ra luôn sau bao nhiêu năm cố giữ chặt trong lòng, để lòng mình thôi nặng trĩu và cũng minh chứng cho một tình bạn không hề có thật mà anh ấy đã dành cho tôi, mà tôi đã hằng chục năm cố nghĩ khác đi, cố không tin. Sự việc xảy ra như thế này: Ngày 1-5-75, 8g sáng tôi đến nhà Đinh Cường ở đường Nguyễn Đình Chiểu cũ, gần chợ Tân Định để xem tình hình như thế nào. Như thường lệ tôi vẫn đến đây dễ dàng như người trong nhà nên rất tự nhiên bước lên cầu thang dẫn lên căn gác của bạn mình. Thế nhưng chị TN, vợ Đinh Cường đã chặn tôi lại ở giữa cầu thang và nói Đinh Cường đi khỏi rồi. Tôi không tin và nói lớn là có hẹn trước, lúc đó Đinh Cường mới nói vọng xuống để tôi lên. Khi lên tới nơi thì đã có mặt của Bác sĩ Trương Thìn, Nhạc sĩ Miên Đức Thắng cùng ngồi đó. Tôi gượng gạo ngồi xuống và Đinh Cường nói với 2 vị khách kia như hỏi ý: “Mình cấp cho TC cái giấy chứng nhận thuộc Thành Phần Thứ 3 nhé!”. Lập tức tôi đứng lên và từ chối: “Không, hãy để tôi chịu trách nhiệm với họ, và Thành phần thứ 3, thứ 4 gì họ cũng dẹp sạch thôi!”…

Với TCS, gia đình cùng các “đồng chí” rượu của anh, tôi lúc này là một kẻ xa lạ, một người lạc hướng, môt cái gai khó chịu, một con kỳ đà làm cho cuộc vui hoan lạc của họ không được hoàn hảo, tôi nên biến đi. Nhưng tôi lại là một gã ngoan cố, tự cho mình nhiệm vụ phải ngồi lại để làm Sơn tỉnh táo hơn, để những tiếng nói bớt đi những lời xu nịnh. Ý thức được rượu, phụ nữ và xu nịnh là một loại ma tuý tổng hợp đang nhấn chìm TCS được nguỵ danh dưới khẩu hiệu “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” nên tôi cố chiụ đựng sự khó chịu của họ và vẫn không tìm cách lấy lại chỗ đứng thân thiết vốn có với TCS thủa còn trai trẻ ở Huế bằng rượu chè, quà cáp đắt tiền và những tán tụng nuông chìu. Tôi vẫn đứng trên đôi chân liêm sỉ và theo đuổi một thứ nghệ thuật tri thức, đó là chỗ mà TCS, trong thâm sâu của tâm hồn anh, không thể loại bỏ tôi cho dù có khác nhau về quan điểm chính trị và cách sống. Đó cũng là điều mà TCS trong những lúc cô đơn nhất đã đến gõ cửa nhà tôi bất kể đêm khuya hay khi bình minh vừa ló dạng để hàn huyên hoặc khoe và hỏi ý kiến tôi về bức tranh mà anh vừa vẽ.

Điều đáng tiếc
Trong thời buổi sống như một kẻ bên lề của một Sài Gòn đã bị đổi tên và những người bạn thân một thời hồn nhiên như thế nay cũng đã cúi mình, ngoan ngoãn làm những con rối của chế độ mới, quay lưng lại với thân phận khốn đốn của đồng loại, tự huỷ tri thức, lương tâm, thứ một thời nhờ nó đã làm nên những ca khúc tranh đấu cho thân phận và tự do con người, nay chọn cho mình con đường sa lầy vào rượu, thuốc và phụ nữ, tôi thấy mình thật sự cô độc và bất lực trước sự sụp đổ từng ngày của một người bạn tài hoa nhất mà tôi từng yêu quí. Nhiều khi tôi muốn nói với bạn mình: “Tại sao cậu lại sa đà vào những cuộc chơi phù phiếm? Tại sao cậu không viết những ca khúc cho thân phận VN 2 đang bị một thứ xiềng xích vô hình nhưng vĩnh cửu, vì nó được khoá bởi chính người VN chứ không phải ngoại bang? Hay ít ra thì cậu nên sống yên lặng như một cái bóng, một hòn đá tảng vì cái giấc mơ hoà bình, thống nhất quê hương của cậu dù không phải nguyên nhân chính gây ra sự sụp đổ hoàn toàn nền Cộng Hoà trẻ tuổi MNVN, nhưng về mặt tâm lý cũng đã ít nhiều làm lợi cho phía bên kia, vô tình đồng loã với kẻ đã gây ra cái bi kịch thảm khốc cho hằng triệu người Việt từng ái mộ, tôn thờ cậu nay phải bỏ nước ra đi bằng giá của cái chết không được chôn cất, bằng sự tật nguyền tinh thần, nếu may mắn đến được bờ tự do thì bạn cũng đáng được cảm thông… Vì tôi biết chắc chắn một điều là tất cả những trí thức thiên tả VN như cậu cũng đều không chờ đợi một kết cuộc cho đất nước theo cách như đang diễn ra…”. Nhưng có lẽ trực giác của tôi đã mách bảo rằng điều ấy nằm ngoài khả năng của TCS, cứ để cuộc sống của anh phụ thuộc vào bản năng, đã tiêu vong rồi một TCS mạnh mẽ dấn thân, mạnh mẽ ca hát cho hoà bình đất nước, cho dân tộc ấm no, bình đẳng, tự do và hạnh phúc như ngày nào. Thời cuộc làm ra TCS đấy thôi, anh không phải là người làm ra thời cuộc, nên tôi đã nghẹn họng.

Ảo tưởng cuối cùng
Dần dà rồi TCS cũng tìm lại cho mình một phần phong độ sáng tác nhờ hấp thụ những ngọn lửa nhỏ từ những nhan sắc phụ nữ và sự trân trọng (theo chủ trương) của những nhạc sĩ thuộc Hội Âm Nhạc TP HCM như Xuân Hồng, Hoàng Hiệp, Thanh Tùng, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn,… và một nhóm nhạc do họ tổ chức có tên “Những Người Bạn” ra đời khoảng thập niên 90, và TCS được coi là đầu đàn. Anh trở thành nhân tố quan trọng nhất trong việc thu hút sự chú ý của công chúng mỗi khi anh có mặt trong các show diễn của nhóm. TCS cũng là một tiếng nói có trọng lượng nhất đối với nhiều tên tuổi hàng đầu của nhạc cách mạng VN như Văn Cao, Trọng Bằng, Hồng Đăng,… trừ ông nhạc sĩ Bộ Trưởng Bộ VH&TT Trần Hoàn (đã nghĩ hưu), người từng mở chiến dịch đả đảo anh một thời ở Huế, là vẫn tiếp tục nhìn TCS như một kẻ xấu.
Dù gì thì thế đứng chính trị của TCS cũng đã được tốt hơn trước rất nhiều, có phải vì thế mà anh đã chủ quan nghĩ mình là người đến lúc nên đứng vào hàng ngũ của đảng?
Sơn đem ý định này nói với tôi, tôi liền can: “Không nên Sơn ơi, cậu đang là một nhân vật âm nhạc lớn, người ta nể trọng vì ảnh hưởng của cậu đối với công chúng rất lớn cũng như quốc tế. Nay cậu trở thành đảng viên mới tò te còn ai coi trọng nữa. Nếu ông Hoàng Hiệp chống lai là may cho cậu lắm đó!”. Tôi đã nói với TCS như thế và TCS im lặng. Tuy nhiên không phải nhờ sự phân tích ấy mà TCS không trở thành đảng viên Đảng CSVN, mà bởi sự ngăn cản của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, người giữ vai trò chính trị của Hội Âm Nhạc TP HCM và cũng là cán bộ có trách nhiệm quản lý TCS. Trong một lần bất bình vời Hoàng Hiệp về việc bị kiểm điểm, TCS đã chửi thẳng vào mặt Hoàng Hiệp ngay tại trụ sở Hội Âm Nhạc TP HCM: ”Mày là thằng mặt lồn!”.
Đã không những không được vào đảng, TCS còn được cho về hưu để vĩnh viễn kết thúc giấc mơ – ảo tưởng cuối cùng của anh.

Cái chết – vinh quang đích thực
Nếu con đường chính trị đối với TCS là một con đường dẫn anh xuống vực thẳm thì cái chết là một kết thúc hoàn hảo. Hay nói một cách khác, nó đã giải cứu và trả lại vinh quang đích thực cho anh – vinh quang dành cho di sản ca khúc TCS.
Không chỉ niềm vinh quang này bừng sáng huy hoàng bởi hàng chục ngàn người yêu âm nhạc của anh ở trong nước tiễn đưa anh đến nơi an nghỉ cuối cùng, mà người Việt trên khắp thế giới cũng nhỏ lệ tiếc thương, nhất là người Việt ở Mỹ, nơi mà Trịnh Công Sơn lúc sinh tiền không dám đặt chân đến dù không ít lời mời. Một lễ tưởng niệm long trọng được tổ chức tại Hội trường báo Người Việt với sự tham dự đông đảo của nhiều giới khác nhau trong cộng đồng ở cả Nam và Bắc California ngay trong đêm 1-4-2001, điều mà trước đó không ai dám nói công khai về tình cảm của mình với TCS ở chỗ đông người tại Mỹ.

Lời kết
Sau 8 năm Trịnh Công Sơn ra đi, mọi cảm xúc thương tiếc sau cái chết của anh trong mỗi chúng ta cũng đã phần nào chìm lắng, hôm nay, tôi quyết định và chọn lựa thời điểm này để viết về một góc khác, một phương diện khác của Trịnh Công Sơn mà chưa ai viết hoặc viết một cách có hệ thống.
Bài viết này chắc chắn sẽ gây ra sự mất mát tình cảm, sự đổ vỡ các mối quan hệ vốn có của tôi, vì một số những nhân vật được đề cập nay đang còn hiện diện trong cuộc đời. Sự thật bao giờ cũng gây mất lòng, tôi đã tự hỏi mình nhiều lần trong nhiều năm qua: có nên viết nó ra, giải thoát cho nó khỏi ngục tù trong tôi suốt hơn 30 năm qua? Sự quằn quại của nó trong cái nhà tù ký ức cũng làm tôi đau buồn đến không chịu nổi. Giải phóng cho nó là giải phóng cho chính tôi, dù có phải bị trả giá.
Đó là về phần cá nhân tôi, còn đối với TCS, bài viết này tôi muốn bổ sung thêm những điều mà trong các cuộc nói chuyện về TCS ở Mỹ tôi đã không thể nói hết được. Một nửa sự thật cũng chưa phải là sự thật. Tôi tin vào điều tốt đẹp của sự thật. Nó có thể sẽ làm tan đi hình ảnh một TCS được tô vẽ bởi những huyền thoại và ảo ảnh lấp lánh trong lòng ai đó, nhưng sẽ trả lại một TCS thiên tài đích thực của âm nhạc như nó vốn có, để mọi người nếu đến với nhạc Sơn thì sẽ có được cơ may yêu mến trọn vẹn một con người có thực, chứ không phải một thứ tượng đài được nhào nặn, tô vẽ và dựng lên vì một mục đích riêng. Đã đến lúc sự thật đó cần được trả lại cho những người Việt đã, đang và sẽ mãi còn coi nhạc Trịnh là lẽ sống của mình, mang nó theo mình như một thứ tài sản vô giá dù đi đến bất kỳ đâu, dù ở chiến tuyến nào.
Tất nhiên, những lập luận và lời kể trong bài viết này dựa vào những gì tôi đã trải qua, những tư liệu riêng và những tư liệu của những người bạn cũ của TCS mà họ đã công khai phổ biến trên các phương tiện truyền thông, và vì thế chắc chắn còn thiếu sót tất yếu, vì tôi biết còn nhiều sự thật đang được cất dấu bởi những người có quan hệ cận kề với TCS trong từng giai đoạn của lịch sử VN từ 1954 đến hôm trước khi TCS qua đời mà họ vì những lý do nào đó chưa tiện nói ra. Tôi xin cám ơn những ai sẽ đóng góp thêm những gì giúp cho bài viết này được hoàn hảo hơn, kể cả những phản biện.
Sau cùng, mỗi con người Việt Nam đã trải qua và sống sót sau cuộc chiến tranh khốc liệt vừa qua đều giữ trong mình những sự thật riêng, một gốc nhân chứng riêng, xin quí vị hãy trả lại nó cho lịch sử, nếu được như thế thì tấm gương lịch sử VN mới trong sáng được. Cũng vì điều này, cho tôi xin lỗi những gì mà bài viết có làm tổn thương đến một ai đó cũng là vì không còn sự lựa chọn nào khác.
Sài Gòn 29/3/2009
TRỊNH CUNG

http://damau.org

"Nỗi bất hạnh lớn nhất của chúng ta là luôn luôn có một kẻ thù để chống lại. Trong suốt hành trình của lịch sử, những kẻ ..."
Thủ bút Trịnh Công Sơn trong bài “Có nghe ra điều gì” gửi cho bác sĩ Thân Trọng Minh tức nhà văn Lữ Kiều năm 1973

Có nghe ra điều gì — Trinh Cong Son    -  www.tcs-home.org


Nhân đọc bài “Nói về Thúy Nga (PBN)”

của ông Nguyễn Ngọc Ngạn

Trần Phong Vũ

Vài lời thưa trước
Tôi không quen biết ông Nguyễn Ngọc Ngạn và cũng chưa bao giờ trực tiếp thấy ông trong đời thường. Một phần vì cách biệt tuổi tác. Cũng có thể vì lãnh vực sinh hoạt khác nhau. Dù vậy, trong các dịp tiếp xúc, gặp gỡ bạn bè đó đây, tôi nghe nhiều người nói tới tên ông và tài ăn nói được cho là duyên dáng qua vai trò MC của ông trong chương trình Thúy Nga Paris By Night (TN/PBN). Cũng qua dư luận tôi được biết tổ hợp này là một trung tâm băng nhạc bề thế, danh tiếng, doanh số thu nhập rất cao, được sự hâm mộ của nhiều khán thính giả. Tuy vậy nghe nói cũng không ít người phê bình gay gắt, nếu không muốn nói là khích bác, chê bai.
Ngoại trừ băng nhạc có tên “Mẹ”, tôi chưa bao giờ đủ kiên nhẫn coi dù một phần nội dung một sản phẩm nào của TN/PBN. Tôi nói ngoại trừ cuốn băng “Mẹ” vì đây là quà người con rể thứ ba mua biếu nhà tôi nhân một Ngày Hiền Mẫu (Tôi không nhớ năm nào nhưng chắc chắn sau Vu Lan năm 1997, năm băng nhạc 40 ra đời). Dù cuốn băng có sẵn trong nhà nhưng vì quá bận, ban đầu tôi cũng chẳng có thì giờ ngó tới.
Lý do thúc đẩy tôi phải coi qua vì không lâu sau khi sản phẩm này xuất hiện trên thị trường ca nhạc, bỗng dưng rộ lên một làn sóng công phẫn khắp nơi, không chỉ riêng các cộng đồng Việt tị nạn ở Hoa Kỳ. Người ta công khai lên án chủ nhân trung tâm băng nhạc này thiên cộng. Có người còn mạnh miệng gán cho là nó được thực hiện theo “đơn đặt hàng” của Hà nội. Dĩ nhiên ông Nguyễn Ngọc Ngạn cũng không tránh khỏi điều tiếng thị phi. Công luận bàn ra tán vào, chính ông là người ‘vẽ đường cho hươu chạy’ trong tiến trình thực hiện cuốn băng “Mẹ”. Sau đó hình như ông đã viết bài thanh minh. Bạn bè thúc đẩy lên tiếng, nhưng tôi không đáp ứng.
Theo giòng thời gian rồi mọi chuyện cũng qua. Riêng tôi, bị lôi cuốn vào những chuyện quan trọng liên hệ tới thân mệnh Giáo hội Công giáo và tình hình đất nước, nên tuồng như sau đó không nhớ thêm gì nữa.
Cách đây vài năm, thấp thoáng tôi nghe người ta nói bầu đoàn TN/PBN được đưa vào trình diễn ngay giữa Cung Thánh một hai nhà thờ nơi tôi cư ngụ, tôi không khỏi động tâm. Nhưng cũng vì quá bận tôi bỏ qua. Cho đến một ngày, một người bạn thân từng dạy chung trường với tôi ở Hưng Đạo và Lasan Taberd Sàigòn trước 75 chuyển cho đọc bài viết ngắn của một tác giả ký tên Người Lính Việt Nam Cộng Hòa. Bằng những lời lẽ cay đắng, ông than phiền về biến cố kể trên. Lần này tôi lên tiếng.
Bài viết ngắn của tôi đăng trên nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, tờ báo tôi từng làm chủ bút trong 12 năm cho đến đầu năm 2012, bước qua tuổi 80 tôi xin từ nhiệm. Dù vậy, do yêu cầu của BBT cho đến nay tôi vẫn cố gắng thường xuyên đóng góp bài vở. Bài cũng được anh em đưa lên một vài trang mạng. Khoảng một tuần sau, tôi nhận được lá thư từ tòa Giám Mục GP Orange do bà GĐ Văn Phòng ký thay Đức GM, nội dung cho biết đã nhận được bài viết của tôi (dù tôi không hề gửi) với lời cám ơn.
Khoảng một năm sau, tôi nghe trong dư luận: Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đoàn Thánh Linh đã biểu quyết với tuyệt đại đa số, bác khước việc mở cửa Giáo Đường đón Trung Tâm băng nhạc TN/PBN vào trình diễn dịp Giáng Sinh năm ấy. Người ta nói chuyện này là do ảnh hưởng bài viết của tôi. Phần tôi, tôi không nghĩ như thế.
Một chuyện khác lại khuấy động nỗi buồn phiền trong tôi khi một người bạn bên Đức chuyển cho tôi qua email, hình bìa những DVD nhạc của TN/PBN liên quan tới vụ giàn ca múa, MC của trung tâm này ‘xâm nhập Cung Thánh’ năm nào (tôi mượn 4 từ ‘xn/CT’ của một người viết trên mạng), trên đó phơi bày hình ảnh Giáo đường, một số giáo sĩ Công giáo ‘ca sĩ’(!!!)
Cho đến những ngày gần đây bạn bè chuyển cho tôi bài viết của ông Nguyễn Ngọc Ngạn nhưng vì bị cuốn hút vào vụ khiếu kiện, xuống đường về biến cố biển chết, cá chết, người chết ở Vũng Áng, gục đầu viết mấy bài liên tiếp để chạy theo thời sự, tôi chưa có thì giờ đọc. Hôm nay, một người bạn bên Úc chuyển lại. Tò mò đọc xong, tự dưng thấy có nhu cầu phải lên tiếng nhận định đôi điều.
Mong chỉ một lần và là lần chót.
Với tâm thái thật bình an, tôi giãi bày những suy tư chợt đến trong tôi quanh bài viết của ông Ngạn. Không hận thù. Không ác ý. Dĩ nhiên cũng chẳng chờ đợi khơi mào cho một cuộc tranh luận vô ích. Tôi làm, như đã từng làm gần đây để nối đuôi các bài viết của nhạc sĩ kiêm ký giả Tuấn Khanh, của người sinh viên trẻ Lê Văn Thành, của bà Nguyễn Nguyên Bình em gái cựu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, và mới mấy ngày qua không thể không viết khi xúc động nhìn thấy tấm hình một nữ tu trẻ vô danh bên cạnh đám CSCĐ giữa rừng người tham gia cuộc xuống đường chống tập đoàn tội ác Formosa.
Nội dung bài viết của ông Ngạn nói gì?
Toàn bài có 6 trang khoảng 3500 chữ. Đọc đến giòng cuối, ai cũng nhân ra dụng tâm của tác giả nhắm vào hai mục tiêu.
1/ Quảng cáo cho hai băng TN/PBN 119 (đã phát hành) và 120 (sắp thâu hình).
2/ Biện minh cho những gì chủ nhân trung tâm băng nhạc này có-nhu-cầu-biện-minh. Một cách nào đó để làm nền, làm đòn bẩy cho mục tiêu quảng cáo mà tác giả tỏ ra thừa khôn khéo để chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở trong vài giòng cuối.
Chi tiết đáng chú ý là ngay trước vài giòng quảng cáo, phẩn kể khổ khá dài suốt mấy trang trên đó được đóng lại bằng những lời lẽ ướt nhẹp, hơi cải lương sau đây:
“Gặp gỡ lần này rồi không biết có còn cơ hội trở lại vùng đồng bằng này nữa không, hay mãi mãi chỉ còn lại trong trí nhớ!”
Trước khi đi sâu vào nội dung, tưởng cũng cần phải xác định một điều:
Ông Nguyễn Ngọc Ngạn có quyền và lý do chính đáng để viết những gì ông muốn nhắm vào cả hai mục tiêu của ông. Đó là quyền rất riêng tư của người cầm bút, và lý do đòi buộc của một cộng tác viên, hay nói dễ hiểu, người làm công đối với chủ nhân TN/PBN. Người bình dân ta chẳng đã có câu “Ăn cây nào, rào cây ấy” đó sao?

Mở đầu tác giả viết:Khi Thúy Nga báo tin sẽ thu hình Paris By Night 120 tại casino Choctaw, thuộc thành phố nhỏ Durant của tiểu bang Oklahoma, phải nói là nghệ sĩ ai cũng hết sức ngạc nhiên. Cá nhân tôi lúc đầu cũng ngờ vực, cho đến khi thấy quảng cáo chính thức, mới dám tin đây là chuyện có thật.”
Chuyện “Nghệ sĩ ai cũng ngạc nhiên” và lúc đầu tác gỉả “cũng ngờ vực” đã đành là chuyện riêng của tác giả và các nghệ sĩ mà ông nhắc tới chung chung không nêu danh tính. Nhưng người đọc không khỏi thắc mắc, phải chăng đã có biến cố gì lớn lao, thê thảm lắm vừa xảy ra cho TN/PBN sau băng nhạc 100? Nếu không thì tại sao phản ứng từ ‘ngạc nhiên’ đến ‘ngờ vực’ này không bộc phát sớm hơn mà phải chờ tới 6 năm sau?
Dù sao đây chỉ là cái cớ để tác giả dẫn giắt người đọc đi vào những đoạn đường TN/PBN đã đi qua, từ giai đoạn vàng son cho tới điều ông nói là đi vào “ngõ cụt”, để sau đó dẫn tới trọng tâm bài viết: nêu lên những luận điểm để biện minh cho ai đó.
Và đây là thời cực thịnh.
“Rời Canada qua Mỹ, Thúy Nga mấy lần đến Las Vegas, về Houston, Foxwoods Connecticut và San Jose ở đâu cũng chọn toàn những rạp trứ danh. Xuống Nam Cali thì dừng chân ở các hý viện nổi tiếng như Cerritos, Long Beach, Knott Berry Farm và thậm chí dám mướn cả đại hý viện Shrine Auditorium ở Hollywood, nơi chỉ dành riêng cho giới điện ảnh và âm nhạc Mỹ trao giải thưởng Oscar hoặc American Music Awards trước khi có rạp Kodak Theater. Thậm chí Thúy Nga còn đưa nguyên đoàn sang thu hình tận Hàn Quốc bởi ngày ấy Thúy Nga có ý định hợp tác với đài truyền hình Hàn Quốc, đem truyện của Nguyễn Ngọc Ngạn thực hiện thành phim bộ, sử dụng kỹ thuật tân tiến của nước này.”
Nói chung, tôi tin những điều ông mô tả trên đây phần lớn là thật, không phải hoàn toàn phóng đại. Dù vậy, ai cũng hiểu nó chỉ là màn phụ để làm bối cảnh cho điều kể khổ sau đây của ông, với chủ đích ‘thê lương hóa’ sự việc, đưa người đọc lạc vào những chi tiết mang khá nhiều kịch tính do ông vẽ vời để biện hộ cho những điều cần biện hộ.
“Bây giờ thì không còn nữa, tất cả đều chỉ là những kỷ niệm của dĩ vãng, khiến nhiều ca sĩ từng cộng tác lâu năm với Thúy Nga, mỗi khi nhớ lại thuở vàng son ấy, đều phải ngậm ngùi hát câu ‘Ngày ấy đâu rồi!’.”
Những điều ông Nguyễn Ngọc Ngạn ghi tiếp về những hệ lụy không thể tránh do sự tiến bộ vượt bực trong lãnh vực khoa học, kỹ thuật, cách riêng tin học đối với các sản phẩm in ấn như sách báo kể cả phim ảnh, băng dĩa nhạc, cũng là những điều không sai.
Sau khi trưng dẫn các bằng chứng cụ thể ở Mỹ, ở Việt Nam về những hệ lụy vừa kể để dẫn vào trường hợp TN/PBN, ông nhắc lại chuyện 6 năm trước, thời điểm ghi dấu giai đoạn tác giả mệnh danh là “bỗng dưng đi vào ngõ cụt!? của TT băng nhạc này.
“Cách đây 6 năm, khi chuẩn bị thu hình Paris By Night số 100, ông Tô Văn Lai trả lời phỏng vấn, nói rằng: Với tình hình băng đĩa lậu tràn ngập như hiện nay, không biết sau cuốn 100, Thúy Nga có còn tiếp tục được nữa hay không!”
Liền ngay sau câu trả lời phỏng vấn của ông Tô Văn Lai, chủ nhân TN/PBN, ông Nguyễn Ngọc Ngạn viết tiếp.
“Nghe câu nói ấy, có người vội suy diễn ngay rằng ông Tô văn Lai tuyên bố sốc như vậy mục đích chỉ để bán vé, chứ thật ra Thúy Nga vẫn còn giàu lắm, chưa thể hết tiền được!”
Các bạn tôi nói, hồi ấy quả có người suy diễn như ông Ngạn viết. Có điều không phải một hai người mà khá nhiều người. Họ cũng không giới hạn suy diễn lời than vãn trên chỉ nhằm quảng cáo bán vé mà còn suy diễn nhiều chuyện động trời khác. Điều này hẳn bà con trong cộng đồng tị nạn biết rõ hơn tôi. Dứt khóat khi nhắc lại sự kiện này, tôi không làm công việc loan tin đồn. Tôi chỉ dựa vào điều ông Ngạn nói về chuyện ‘có người vội suy diễn’ để bổ túc thêm về những gì tôi và bạn bè tôi nghe được mang giá trị thời sự khi ấy, sau tin trung tâm này định sang nhượng vì lỗ lã.
Sau đó, để làm sáng tỏ thêm tình trạng cùng đường của TN/PBN, ông nhắc lại nguyên văn lời đối thoại giữa bản thân ông và chủ nhân TN/PBN (sở dĩ tôi dám nói ‘nguyên văn’ vì đầu giòng các lời trao đổi đều có gạch ngắn (-) cho hiểu đây là những câu đối thoại trực tiếp, không phải được thuật lại).
“Tôi điện thoại cho ông và vui vẻ nói:
- Anh Lai ơi! Khi đăng rao vặt trên báo, người ta thường viết “Cần sang gấp nhà hàng đang đông khách”. Không ai viết “Cần sang gấp nhà hàng đang ế chỏng gọng!” Tôi nghe nói anh đang định bán Trung Tâm Thúy Nga, sao anh lại khai ra là mình sắp sập tiệm thì bán làm sao được!
Ông cười buồn đáp:
- Bán cho ai, em! Trung tâm băng nhạc đâu phải như nhà hàng hay tiệm nail mà sang lại!”
Tiếp theo là mấy trang dài quảng diễn tình trạng khó khăn chung của giới làm băng nhạc để bày tỏ niềm cảm thương của ông về “nỗi khổ tâm của ông Tô Văn Lai” để ngay sau đó làm công việc che chống, biện minh cho chủ.
“Khi ông nói Thúy Nga có thể đóng cửa, thì đó không phải là một lời “báo động hay kêu cứu” mà thật ra chỉ là tiếng than của người chủ trung tâm, tiếc cái công trình mà Thúy Nga đã gây dựng mấy chục năm qua, với bao nhiêu đóng góp của nhiều thế hệ nghệ sĩ, nay bỗng dưng đi vào ngõ cụt!”
Những lời biện hộ tận tình, tận nghĩa như thế còn khá nhiều, như:
“Bảo rằng ông cố ý tạo scandal để bán vé thì hoàn toàn sai sự thật…”
“… Câu nói ‘Thúy Nga có thể đóng cửa’ mà ông Tô Văn Lai tiết lộ 6 năm trước, mới đây được con gái ông, cô Tô Ngọc Thủy, Tổng Giám Đốc Trung Tâm Thúy Nga, xác nhận lại một lần nữa. Nghĩa là, chuyện toan đóng cửa năm 2010 là có thật chứ không phải là một “chiến thuật” của Thúy Nga như có người ngờ vực”
“… business dù có thê lương đến đâu cũng phải giấu đi chứ ai dại mà khoe ra! Chẳng qua là vì trong lúc xúc động, ông không nhịn được, bởi ông xót xa khi thấy con ông làm việc ngày đêm, đổ ra hơn 1 triệu đô cho mỗi chương trình, rồi khi sản phẩm vừa phát hành thì thị trường tràn ngập băng lậu. Thậm chí có lần ông đã rươm rướm nước mắt bảo con gái:
- Ba rất hối hận đã để lại cho con nghề này!”
Vì không muốn làm phiền độc giả, tôi không trích dẫn thêm nữa.
Dù có điều lấn cấn khó giải khi đọc nội dung bài viết, nhưng phải thành thật thú nhận là trong đời tôi hiếm thấy ai trung thành với chủ như ông Nguyễn Ngọc Ngạn. Tôi nghe một người bạn nói, đây không phải lần đầu ông đem hết khả năng viết (và lách) của một nhà văn để bao che, biện hộ cho ông Tô Văn Lai chủ nhân TN/PBN. Phần tôi vì ít theo dõi nên không có ý kiến.
Cũng người bạn này, trước khi miễn cưỡng phải bỏ quê hương trốn chạy cộng sản, vốn là ông thày dạy toán, anh chú ý tới những con số tác giả trưng dẫn trong bài viết. Ông Ngạn cho hay: mỗi kỳ thực hiện một DVD, TN/PBN đốt hết US$1,200.000. Vẫn theo ông Ngạn, kể từ sau khi bị đẩy “vào ngõ cụt’, số lượng DVD phát hành mỗi kỳ từ 85.000 sụt xuống chỉ còn 30.000!
Dựa vào con số ấy, bạn tôi nhân với US$25 mỗi DVD bán ra và coi như không trử hoa hồng dành cho nơi tiêu thụ, khổ chủ chỉ thu về được US$750.000 với giả định bán hết con số 30.000 DVD. Mang US$1.200.000 trừ đi US$750.000 anh tỏ ý phục sát đất tinh thần yêu nghệ thuật của TN/PBN vì trong suốt 6 năm qua, mỗi lần thực hiện một DVD, trung tâm băng nhạc này lỗ mất gần nửa triệu mỹ kim, chính xác là US$450.000, vậy mà vẫn tiếp tục thực hiện hết chương trình này tới chương trình khác! Anh tự hỏi, như thế nếu đem nhân với số DVD trong những năm bị lâm vào ‘ngõ cụt’ số tiền lỗ mà Thúy Nga phải chịu lớn đến chừng nào? Và như vậy, điều ông Ngạn viết trong bài nói rằng có người suy diễn là Thúy Nga thừa tiền dư bạc, hình như cũng không ngoa!
Vẫn theo những gì ông Ngạn kể trong bài viết của ông, tôi thấy có hai chi tiết sau đây cần được đề cập trước khi đóng lại những giòng này.
* Thứ nhất, để biện bạch cho điều có người nêu vấn dề là TN/PBN đã bán cho chủ nhân mới trong nước, ông Ngạn viết:
“Trong cuốn Paris By Night chủ đề S phát hành cách đây 2 năm, nhân vụ Việt Nam xung đột với Trung Quốc, tôi có nói:
- Lịch sử dạy chúng ta bài học rằng, bất cứ triều đại nào, chế độ nào cũng chỉ có tính cách giai đoạn. Chỉ có đất nước và dân tộc mới vĩnh cửu!… Lịch sử cũng dạy chúng ta bài học rằng, đất nước thuộc về toàn dân, không thuộc về một cá nhân, một gia đình hay đảng phái nào. Đất nước thuộc về toàn dân cho nên những vấn đề trọng đại của đất nước cần phải được sự góp ý của toàn dân, giống Hội nghị Diên Hồng đời nhà Trần.”(Người viết tô đậm)
Rồi với vẻ đầy tự tin và chủ quan ông nêu câu hỏi trống không.
“Nếu chủ nhân của Trung tâm Thúy Nga là người trong nước, họ có dám để tôi nói câu đó trên Paris By Night không?”
Đọc kỹ nguyên văn câu nói của ông trước khán thính giả cuốn băng TN/PBN chủ đề S do ông trích dẫn kèm theo câu hỏi trên đây, quả thật tôi không khỏi ngỡ ngàng.
- Trước hết, tuồng như ông Ngạn không biết gì về thời sự Việt Nam trong vòng mấy năm gần đây. Vì thế ông có vẻ chủ quan đánh gía quá cao nội dung câu nói của ông.
Ông không thấy rằng trong vòng dăm bảy năm qua, trên các mạng Bô-xít, Anh Ba Sàm, các tờ báo mạng của TS Nguyễn Thanh Giang, LM Phan Văn Lợi xuất hiện thường xuyên những bài viết của giới trí thức trong nước với nội dung nếu đưa lên bàn cân nặng gấp trăm lấn mấy giòng tuyên bố của ông. Riêng chuyện tố giác những kế sách thâm độc của Trung Quốc trong mưu toan thôn tính Việt Nam, nếu có cơ hội đọc bài viết của bà Nguyễn Nguyên Bình, con gái cựu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Hànội tại Bắc Kinh gần đây (mà tôi đã có cơ hội phân tích), trộm nghĩ đã đủ để ông không còn can đảm trưng dẫn lại câu nói của ông. Đấy là chưa kể tới các bài giảng thuyết công khai của các LM Dòng Chúa Cứu Thế, LM Đặng Hữu Nam, Giám Mục Vinh Nguyễn Thái Hợp, nhất là nguyên GM Hoàng Đức Oanh trong những ngày đầu tháng 9 vừa qua liên quan tới thảm họa môi trường, trong đó không chỉ tố giác bàn tay nhám của Trung cộng mà còn trực diện đánh vào đầu não tập đoàn cộng sản Ba Đình! Điều cần ghi nhận là tất cả những người này đều đang sống trong vòng kiềm tỏa của Hànội.
- Thứ đến, điều ông cho rằng lời tuyên bố đụng chạm tới Bắc Kinh của ông sẽ khiến những người hoài nghi trung tâm TN/PBN đã bán cho người trong nước làm chủ phải xét lại, với câu hỏi chắc nịch đầy vẻ tự mãn và chủ quan: “họ có dám để tôi nói câu đó trên Paris By Night không?” cũng là điều cần bàn giải. Nếu quả thật ông tin như thế tôi trộm nghĩ, ông tỏ ra hơi ngây thơ! Ngây thơ thật hay giả ngây thơ chỉ có ông biết. Dù trong trường hợp nào thì cũng tỏ ra ông đã coi thường khán thính giả TN/PBN.
Tại sao? Vì hơn ai hết hẳn ông phải biết chuyện cắt bỏ một vài đoạn trong một cuộn băng, một DVD ca nhạc cho phù hợp với cảnh ngộ, khẩu vị của khán thính giả nơi này nơi khác là chuyện quá dễ không cần đòi hỏi kỹ thuật cao. Một người trẻ có khả năng trung bình về lãnh vực này cũng làm được.
* Chuyện thứ hai, ông Nguyễn Ngọc Ngạn nhắc lại việc ông Tô Văn Lai “thúc giục con ông mở thêm business để hỗ trợ cho Thúy Nga đang tuột dốc”. Theo ông, sau khi thất bại trong việc lập công ty RMI Cargo và bán Thiên Long Trà, con gái ông Tô “bước thêm một bước táo bạo nữa là mở đài truyền hình VietFace để Thúy Nga và VietFace nương dựa lẫn nhau.”
Gác qua một bên những business khác, riêng trường hợp đài truyền hình VietFace tôi có đôi điều bày tỏ. Trước hết, chuyện thành công nhiều ít về tài chánh của cơ quan truyền thông này do ông nêu ra, không phải chuyện của người viết.
Giữa một đất nước tự do, được Hiến Pháp bảo vệ như Hoa Kỳ, mọi người có toàn quyền suy nghĩ, nói năng và hành động theo ý mình, miễn sao không vi phạm tới quyền người khác và những luật lệ chính đáng của đất nước mình đang sống. VietFace hay bất cứ cơ quan truyền thông nào đều có toàn quyền chọn lựa phương hướng hoạt động và đối tượng phục vụ. Nói trắng ra có quyền đứng bên phải, bên trái, đàng trước, đàng sau, thậm chí đứng lơ lửng giữa trời.
Điều làm tôi và đông đảo bà con trong cộng đồng bận tâm là không hiểu chủ nhân đài truyền hình VietFace 57. 2 có nhận ra đám đông đã góp phần đem lại nguồn sống cho đài không ai khác hơn tập thể người Việt đang sinh hoạt trong các cộng đồng tị nạn cộng sản – tương tác lẫn nhau giữa những người theo dõi và các thân chủ quảng cáo? Không cần biết đài này đang đứng ở đâu, chỉ xét tới nguyên lý rất đời thường của luật bất thành văn về sự công bằng, “hòn đất ném đi, hòn chì liệng lại” là thấy ngay vấn đề.
Sợ mình chủ quan đưa tới những phán đoán thiên lệch trái với lương tâm người cầm bút, khi đề cập vấn đề tế nhị này tôi đã chuyển bài viết tới một số bạn bè để xin thẳng thắn cho ý kiến. Lúc này tôi yên tâm bảo lưu những suy nghĩ của mình.
So sánh với tất cả những đài truyền hình phát chung trên cùng làn sóng ở miền nam bang California, Hoa Kỳ, cùng với đám đông bạn bè tôi ngỡ ngàng nhận ra VietFace là chặng đường mới của TN/PBN để nối dài khuynh hướng đứng ngoài nhịp đập của trái tim cộng đồng gồm mấy triệu đồng bào nạn nhân cộng sản[2]. Nếu TN/PBN dựa vào khuynh “nghệ thuật vị nghệ thuật” để cùng với VietFace chỉ làm điều gọi là nghệ thuật thuần túy (?!) theo cách thế, chủ trương riêng của mình thì không hiểu những cơ sở này sẽ trả lời ra sao khi có người thắc mắc về chuyện công bằng, vay trả?[3]
Xin đan cử vài dẫn chứng: những người theo dõi thường xuyên đài VietFace cho tôi biết: a/ Trong phần tin tức, khác hẳn với nhiều đài khác, gần như đài này luôn né tránh những bản tin liên quan tới cao trào tranh đấu cho nhân quyền, chống lại những thủ đoạn tàn ác của chế độ Hànội, kể cả những tin nóng gần đây liên quan tới những vụ bắt bớ, khủng bố, tống ngục những tù nhân lương tâm ở quốc nội. b/ Khá nhiều phóng sự thiên về chuyện quảng bá du lịch Việt Nam[4]. c/ Những loại quảng cáo tương tự như các dịch vụ sửa sắc đẹp ở trong nước post hình ca sĩ Quang Lê, cũng xuất hiện khá thường xuyên trên VietFace[5].
Để khỏa lấp chủ trương, đường lối này, VietFace đã khôn khéo mời một vài Linh Mục Công Giáo lên làm cảnh trong các chương trình hội thoại. Điều này cũng tương tự như TN/PBN vận động đưa bầu đoàn “xâm nhập Cung Thánh” một vài giáo đường ở Quận Cam, mời một số giáo sĩ sính ca hát trình diễn hoặc mời một vài nhân vật chống cộng trong cộng đồng tị nạn góp mặt, góp tiếng trên một số DVD… để ông Nguyễn Ngọc Ngạn có cơ hội nêu câu hỏi không ngoài mục tiêu biện hộ trong bài viết của ông sau đây: “Nếu chủ nhân của Trung tâm Thúy Nga là người trong nước, họ có dám mời những nhân vật này lên Paris By Night không?”
(Xin đọc lại phần trên viết về đoạn trích lời tuyên bố của ông Ngạn trong cuốn DVD chủ đề S được ông đưa vào bài viết để có được câu trả lời).
Là người đã từng đi tù cộng sản (như ông tiết lộ) và trong bài viết ông có vẻ khá hài lòng khi trích dịch lại bài báo trên tờ Register ở Orange County với nội dung sau đây:
“Vietnam is the only country where Thuy Nga is barred from selling its DVDs or CDs. That’s partly because Marie To refuse to submit them to government censors. Another factor: One of the show’s long-time co-hosts, a former political prisoner, has written books criticizing the regime”. (Tạm dịch: Việt Nam là quốc gia duy nhất cấm không cho bán DVD và CD của Thúy Nga. Một phần vì cô Thủy không chịu nộp những DVD và CD đó cho chính quyền kiểm duyệt. Một phần nữa vì người MC lâu đời của Thúy Nga là một cựu tù nhân chính trị, đã viết nhiều sách phê phán chế độ trong nước.”)[6]
Ông hài lòng là phải. Có điều khi đối diện với lương tâm, với nỗi đau dẫn tới mối bận tâm của đồng hương gồm những người chung xuồng với ông (bao gồm thảm kịch Hànội đã đổ xuống cho thân nhân gia đình ông mà tôi nghe được đây đó), không hiểu khi được một tờ báo ở Mỹ nhắc lại nhân thân và thành tích của mình như thế, ông Ngạn nghĩ sao về những lấn cấn mà cho dù có muốn tránh né cũng khó có thể phủ nhận giá trị tự thân của nó. Tôi không muốn nói tới những chuyện to lớn. Gần gũi chỉ giản dị xét về phương diện công bằng, vay trả trả vay trong tương quan bình thường giữa con người. Xa hơn một chút là nỗi đau và khát vọng của những người đã nằm xuống. Cho ông. Cho tôi. Cho mấy triệu người may mắn được sống trên những vùng trời tự do hôm nay?
Quận Cam một ngày thượng tuần tháng 9-2016
Trần Phong Vũ


[1] Tài liệu trên google ghi lại sự kiện này: “Nhiều người tức giận và cho rằng Thúy Nga đã bêu xấu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa nhằm để lấy tiếng tốt với chính phủ Việt Nam. Nhiều người đã viết thư đến các tòa soạn kêu gọi tẩy chay Thúy Nga và đã biểu tình trước trụ sở Thúy Nga.”
Ở một nơi khác, cũng trên google: “những năm gần đây, một số chương trình của Thúy Nga được chính quyền Việt Nam đánh giá cao, tiêu biểu là Paris By Night 99.” (gạch dưới và tô màu do google)

[2] Đoạn cuối bài, tôi sẽ nói về trường hợp ông Ngạn liên quan tới chuyện tù đày và chống cộng của ông.

[3] Điều này có trung thực và chính đáng hay không, mời độc giả đọc lại chú thích 1 trong đoạn trên.

[4]Những người vô tâm sẽ không nhận ra những gì ẩn sâu bên trong những buổi rong chơi của anh đầu bếp Tàu Martin Yan tại những nơi danh lam thắng cảnh VN và những bước chân anh ta rảo qua các trung tâm du lịch sang trọng, các xa lộ có vẻ tân tiến, những building cao ngất trời được trình chiếu trên VietFace. Người ta coi chuyện này là bình thường vì đấy là những sự thật ở VN ngày nay. Điều này đúng. Nhưng chỉ đúng một nửa. Cái nửa thứ hai ít ai để ý. Loạt phim này do cơ sở tuyên truyền của Hànội thực hiện nhằm chiêu dụ người tị nạn ở hải ngoại về thăm quê hương. Anh hưởng ra sao? Chính tai tôi từng nghe những người sau chuyến du lịch, hoặc coi các chương trình quảng cáo trên TV hết lời ca cẩm điều gọi là sự “tiến bộ” của VN so với miền Nam thời trước!? Điều này có đúng không?
Có hai sự kiện cần được chỉ ra. Thứ nhất những cầu đường, xa lộ, những cảnh trí xa hoa sang cả này bởi đâu mà có? Xin thưa: nó do kỹ thuật và vốn đầu tư ngoại quốc với hợp đồng do Hànội kỳ nhận kéo theo các khoản nợ cao như núi chất lên đầu các thế hệ sau. Trong một bài thơ từng gây bão tố trên mạng gần đây, cô giáo Trần Thị Lam viết: “Đất nước mình thương quá phải không anh? – Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại”. Cô giáo không bịa đặt. Cô cũng không cường điệu. Cô căn cứ vào bài viết của một nhà nghiên cứu cho biết một em bé vừa cất tiếng chào đời ở VN hiện nay đã mang sẵn món nợ “tiền kiếp” 3 triệu đồng, tương đương 1.300 mỹ kim!
Nếu nhìn sâu hơn, ngoài chuyện vay mượn cả tiền bạc lẫn kỹ thuật, những công trình này đã bị rút ruột ra sao, bao nhiêu, hệ qua như thế nào, ai biết? Điều mọi người đều biết rất rõ là không ít những cây cầu, những xa lộ xây xong chưa kịp khánh thành đã sụp đổ hoặc hư hại nặng. Thảm nạn 200 tấn cá chết ở Hồ Tây và cảnh cả thành phố Sàigòn biến thành sông những ngày đầu tháng 9 vừa qua là một minh họa rõ nét.
Bỏ qua chuyện nợ nần, chuyện “mượn đầu heo nấu cháo”, những cái mà theo ngôn ngữ Hànội gọi là “hoành tráng”, là “khủng” có đúng là VN dưới chế độ gọi là ‘Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa’ vượt trội hơn Viet Nam Cộng Hòa trước 75? Cố LM Trần Đức Huynh, thày tôi thuở còn ở ngoài Bắc và sau này là Giám Đốc sáng lập trường Hưng Đạo, một tư thục lớn bậc nhất miền Nam, nơi tôi dạy quốc văn cho đến ngày mất nước. Có lần ông nói: Đừng thấy một vài công trình xây dựng ở VN hiện nay mà choáng mắt. Muốn biết VN thời CS đang ở mức nào cần có hai điều kiện. Thứ nhất từng sống ở Sàigòn trước 30-4-75 và thời gian này có dịp ghé thăm ít nhất là nước láng giềng Thái Lan. Thứ hai, sau 75 trước khi về thăm quê hương có cơ hội trở lại Thái và nếu ghé được Tân Gia Ba, Đại Hàn càng hay. Nhờ vậy người ta nhận ra Sài gòn trước 75 so với Thái khác nhau ra sao. Còn nhìn về VN lúc này sánh với mức tiến bộ của Thái sẽ thấy thua kém một trời một vực, nói chi đến so với Tân Gia Ba, Đại Hàn. Tôi đọc một bản nghiên cứu cho hay: VN hiện tại muốn theo kịp đà tiến bộ của Thái phải mất vài ba thập niên nữa. Dĩ nhiên khi ấy, Thái Lan cũng không đứng một chỗ.
Trong giới bình dân, mấy ai hiểu được điều này. Tự hỏi: khi những hình ảnh quảng cáo du lịch từ trong nước ngày đêm thâm nhập vào tận phòng ngủ những mái ấm các gia đình tị nạn, hậu quả và ảnh hưởng sẽ ra sao?

[5] Dĩ nhiên, đây là quyền tự do của TN/PBN, của VietFace cũng như của tất cả các cơ quan truyền thông khác. Ở đây tôi chỉ bàn về lẽ công bằng giữa người với người, cụ thể giữa kẻ mua người bán.
Vì sao tôi luôn trụ vào chuyện công bằng? Xin thưa: vì tôi trót tin rằng tuyệt đại đa số đồng bào tôi, những nạn nhân chế độ tham tàn, bạo ngược cộng sản, từ 75 đến nay, kẻ trước người sau đã phải lao vào chỗ chết để tìm cái sống. Nhờ Trời Phật thương họ đến được bến bờ tự do, nhưng lòng luôn đau đáu nhìn về Quê Mẹ. Từ đấy họ chờ đợi gì nơi các phương tiện truyền thông đại chúng trong cộng đồng? Trong câu hỏi hẳn đã có sẵn câu trả lời.

[6] Nhiều người nêu câu hỏi có cần để ý tới điều báo Register tiết lộ những DVD, CD do TN/PBN phát hành bị cấm ở trong nước không? Câu trả lời dành cho những người hâm mộ âm nhạc có dịp về thăm quê nhà.

GƯƠNG MẶT THẬT CỦA Ts PHẬT TỬ TRẦN KIÊM ĐOÀN

Bằng Phong Đặng Văn Âu

Cách đây một tuần, có người quen gửi cho tôi cái email (không ghi lời bình luận), chỉ thấy trong “attach file” có bài viết của Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn – một Phật tử – bày tỏ đôi điều với Thiếu tá Liên Thành, tác giả cuốn sách “Biến Động Miền Trung”. Đọc xong, tôi bèn viết một email nói lên vài cảm nghĩ cá nhân về nhà trí thức Trần Kiêm Đoàn cũng để gửi cho những người thân quen đọc chơi. Sau đó, một số người thân quen gửi email phản hồi, yêu cầu tôi viết hẳn một bài để đưa lên diễn đàn hầu rộng đường ngôn luận. Do vậy, nay tôi xin khai triển cảm nghĩ của tôi:


Tôi được dịp đọc một số bài viết tả tình, tả cảnh, phiếm về Huế của ông Trần Kiêm Đoàn đăng rải rác trên các trang mạng và đăng trên các đặc san của các trường trung học ở Huế. Vì là người

đi học và lớn lên ở Huế, tôi khá thích những gì ông Trần viết về Huế, nhất là cái văn phong nhẹ nhàng bóng bẩy rất nên thơ. Tìm hiểu thêm qua những người Huế, tôi được biết Trần

Kiêm Đoàn tốt nghiệp Đại Học Sư phạm Huế, ra trường đi dạy học, sau năm 1975 vượt biển (?) đi tìm tự do, đến Hoa Kỳ làm việc cho cơ quan xã hội và tiếp tục học thêm để đạt bằng Tiến sĩ. Vừa có cảm tình với cái văn phong của tác giả, vừa chuộng con người hiếu học, tôi có viết một email ngợi khen gửi tới tác giả với tư cách là một độc giả. Đa số độc giả người Việt mình thường im lặng khi đọc được một tác phẩm có giá trị. Ngược lại, hễ đọc được một áng văn, thơ hoặc nghe một bài nhạc nào mà mình rung động, tâm đắc thì tôi liền viết thư hoặc điện thoại để cảm tạ công trình tim óc của tác giả. Tôi cho đó là cách bày tỏ lòng biết ơn người cung cấp.


Nhưng kể từ khi đọc bài viết của ông Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn ca ngợi công đức của ông Võ Đình Cường vừa mới từ trần thì những cảm tình tốt đẹp mà tôi dành cho tác giả họ Trần không còn nữa, vì tôi cho rằng ông Đoàn là người thân Cộng.


Tại sao? Vì cộng sản là tai họa cho Việt Nam.


Ông Võ Đình Cường, tác giả cuốn Ánh Đạo Vàng và vở kịch Mùa Gặt Ác, là người có ảnh hưởng lớn đối với quần chúng Phật tử tại Huế. Những huynh trưởng trong các Gia đình Phật tử như thầy Văn Đình Hy (Giám Học trường Quốc Học) cô Tịnh Nhơn (Hiệu trưởng Trường Đồng Khánh), anh Châu Tăng (Giáo sư Quốc Học), anh Hồ Viết Lợi (Giáo sư Quốc Học) đều sinh hoạt dưới sự chỉ đạo của ông Võ Đình Cường vì những vị này không biết ông Võ Đình Cường là cán bộ trí vận, tôn giáo vận của cộng sản. Cơ quan phản gián và tình báo Miền Trung đã bắt Võ Đình Cường một hai lần vì tình nghi ông Cường hoạt động cho cộng sản, nhưng ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn can thiệp để thả ông Cường do sự yêu cầu của Thích Trí Quang. Có thể vì mang mặc cảm làm Cố vấn cho ông anh (Tổng thống Ngô Đình Diệm) là người theo đạo Công Giáo, nên ông Cẩn hết sức tỏ ra nhân nhượng Trí Quang để khỏi mang tiếng kỳ thị tôn giáo? Những người dân Huế nào quan tâm đến chính trị đều biết mối giao du thân mật giữa ông Ngô Đình Cẩn và ông Trí Quang. Hầu như mỗi tuần họ đều đến thăm viếng, đàm đạo với nhau.


Thế nhưng sau khi thành công lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, Trí Quang đã áp lực Tướng Nguyễn Khánh nhất định không được phép ký lệnh ân xá tử hình Ngô Đình Cẩn, mặc dầu nạn nhân đang bị bại liệt do chứng tiểu đường trầm trọng. Bà chị vợ của anh Phan Quang Đông đích thân đến lạy lục “Thầy” Trí Quang can thiệp cho Phan Quang Đông thoát khỏi án tử hình do Tòa Án Cách Mạng xử thì Trí Quang đã lạnh lùng khước từ, còn giả giọng đạo đức: “Tôi là người tu hành, không dính líu đến chính trị!”.

 

 

 

“Tôi là người tu hành, không dính líu đến chính trị!”.


Phan Quang Đông quê quán Nghệ An – cùng quê với tôi – có cha mẹ bị cộng sản đấu tố cho đến chết trong Cải Cách Ruộng Đất, nên nuôi mối thâm thù tận xương tủy đối với cộng sản. Để rửa mối thù cho cha mẹ, anh Phan Quang Đông tình nguyện hợp tác với ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn trong công tác gửi biệt kích xâm nhập Miền Bắc để tổ chức xây dựng hạ tầng cơ sở trong lòng địch. Anh Phan Quang Đông không hề dính líu đến vấn đề an ninh, tình báo ở Miền Nam nên không thể quy cho anh là một phần tử ác ôn (?) đàn áp Phật giáo như sự cáo buộc của các nhà sư tranh đấu ở Huế. Thế nhưng anh Phan Quang Đông đã bị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng xử tử hình tại sân vận động Huế do áp lực của “qúy Thầy”. Tướng Đỗ Cao Trí là người biết rõ trách nhiệm công tác của anh Phan Quang Đông, không dính dáng gì đến an ninh nội địa Miền Trung, nhưng vì sợ “Các Thầy” nên không can thiệp, để mặc cho Phan Quang Đông bị xử tử.


Chiếc áo cà sa của “Thầy” Trí Quang đã vấy máu trong cái chết của Ngô Đình Cẩn và Phan Quang Đông kể từ đó!


Sau Tháng Tư năm 1975, ông Võ Đình Cường hiện nguyên hình là một cán bộ trí vận cao cấp của cộng sản, gia nhập Đảng từ năm 1943. Thầy Văn Đình Hy, cô Tịnh Nhơn, anh Châu Tăng, anh Hồ Viết Lợi không biết Võ Đình Cường là cộng sản, nên hoạt động trong Gia đình Phật Tử dưới sự chỉ đạo của Võ Đình Cường là điều dễ hiểu. Còn sau năm 75 ông Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn đã biết rõ tung tích của Võ Đình Cường là cộng sản mà vẫn viết bài tán tụng, ca ngợi công đức của Võ Đình Cường, tức thị Trần Kiêm Đoàn phải có xu hướng thân Cộng. Không thân Cộng, tại sao đi tán tụng Cộng? Những tác phẩm nói về giáo lý của Đức Thích Ca trong Ánh Đạo Vàng của Võ Đình Cường chỉ là những viên thuốc bọc đường mê hoặc niềm tin tôn giáo, chứ không phải nhằm mục đích đưa con người về nẻo Từ Bi, Giác Ngộ bởi vì người cộng sản duy vật không tin vào Phật, Chúa, Alla! Và họ coi tôn giáo là thuốc phiện! Đã là kẻ thân Cộng thì dù đang sống dưới vòm trời tự do vẫn cứ phải ra sức bênh vực Cộng, cho nên con người đó không thể vô tư trong nhận định. Ấy là lý do tôi không còn tin vào những gì nhà văn Trần Kiêm Đoàn viết nữa. Một người Phật tử có cấp bằng Tiến sĩ lại đi tán tụng kẻ ác Võ Đình Cường lợi dụng danh nghĩa Phật Giáo là điều đáng tiếc, vì làm ô danh Phật giáo! Nếu ai tự cho mình là đệ tử của Phật, tín đồ của Chúa thì người ấy phải có nghĩa vụ lột mặt nạ những con qủy đội lốt tôn giáo của mình thì mới phải.


Giữa lúc hai kẻ đang đánh nhau chí mạng, lại có người nhân danh Phật, Chúa như Nhất Hạnh, Nguyễn Ngọc Lan đứng ra can gián mà lại ôm chân khóa tay một phía để cho phía khác tha hồ đấm đá túi bụi thì sao dám gọi là vì Công Lý, vì Hòa Bình? Ai đã nghe được từ Phong trào Nhân Dân Cứu Quốc của bác sĩ Lê Khăc Quyến, Phong trào Vì Công Lý, Vì Hòa Bình có một lời lên án Việt Cộng chính là kẻ gây tội ác, nguyên nhân của cuộc chém giết?


Nhất Hạnh đi dự hội nghị Phật giáo Thế giới ở Ấn Độ đã tố giác Miền Nam đủ thứ tội, trong khi ấy ông không hề có một lời buộc tội kẻ đầu nậu xâm lăng Miền Nam. Linh mục Nguyễn Ngọc Lan đã âm thầm tư thông với Trần Bạch Đằng chạy ra bưng để cùng nhau toan tính kế họach giật sập chế độ “quân phiệt” Thiệu Kỳ. Thử hỏi hạng người mượn chiếc áo cà sa Thầy Chùa, chiếc áo chùng đen Linh Mục đó có phải là những kẻ tu hành lương thiện không? Hay là quân phản trắc lộn sòng giả dạng khóac áo tôn giáo?

 

Thiền sư Nhất Hạnh

 

Gs. Nguyễn Ngọc Lan

 

Kẻ thực sự yêu chuộng hòa bình, mong tiếng súng sớm chấm dứt chính là những người lính chiến của hai phía đang miệt mài ngoài trận mạc. Dù được Trời Phật che chở, độ trì, hộ mạng mà chiến tranh cứ kéo dài triền miên thì sao tránh khỏi có ngày vong mạng? Thế nhưng bọn tranh đấu nhân danh hòa bình, chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá đã miệt thị những người lính cầm súng gìn giữ an ninh cho họ thì bị họ gọi là bọn lính Ngụy của Thiệu Kỳ! Trong vụ khủng bố xảy ra hồi tháng 9 ngày 11 năm 2001, Nhất Hạnh đã bỏ ra cả trăm ngàn Mỹ kim để đăng một quảng cáo trên tờ nhật báo New York Times tố cáo Hoa Kỳ đã ném bom giết chết ba trăm ngàn (300.000) lương dân vô tội ở tỉnh Kiến Hòa thì nay có chết 3000 ngàn người Mỹ cũng chẳng nghĩa lý gì. Mỗi quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima hay Nagasaki chỉ giết chết 100 ngàn người Nhật, dân số thành phố Kiến Hòa lúc bấy giờ lấy đâu ra 300 ngàn để bị chết vì bom Mỹ? Nhất Hạnh cho rằng tai họa “9/ 11” là luật Nhân Quả mà nhân dân Hoa Kỳ phải lãnh đủ? Đối với một con người bình thường, đứng trước cái chết của bất cứ ai (ngay cả của kẻ thù đi nữa) cũng không thể nhẫn tâm tỏ một thái độ dã man như thế, huống chi là một vị Thiền Sư?! Mới đây, Nhất Hạnh viết một bức thư cho Nguyễn Minh Triết trong vụ Công An Cộng Sản đàn áp, đánh đập tăng thân ở tu viện Bát Nhã thì lại không dùng danh xưng Thiền Sư Nhất Hạnh, lại dùng cái tên Nguyễn Lang! Sao không dùng pháp danh Nhất Hạnh để dựa vào thế tôn giáo như trước kia từng lên án Việt Nam Cộng Hòa? Cái pháp danh Nhất Hạnh – chưởng môn của một giáo phái – dễ nổi đình nổi đám hơn, dễ mượn danh nghĩa tôn giáo hơn như cái hồi đi họp hội nghị Phật Giáo Thế giới ở Ấn Độ tố gian VNCH , sao không dùng?


Cuốn “Biến Động Miền Trung” của Thiếu tá Liên Thành ra đời chắc chắn gây ra nhiều xôn xao, bởi vì ông tiết lộ nhiều điều bí mật chưa ai biết tới, đã khiến cho một thiểu số người phản đối. Trong nước, có Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Phan công kích Liên Thành chụp mũ cộng sản cho những Phật tử thuần thành (!); ngoài nước có Tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn, thành viên trong phong trào tranh đấu tại Huế, thì biện bạch Đôn Hậu, Trí Quang không phải là cộng sản. Trước đó, luật sư Tạ văn Tài cũng lên tiếng biện hộ cho Trí Quang một cách nhiệt tình. Luật sư Tạ văn Tài là ai? Tôi chỉ biết ông Tài là người anh em đồng hao (cọc chèo) với luật sư Bùi Tường Huân, em trai của ông Bùi Tường Chiểu, một luật sư nổi tiếng của Sài Gòn vào thập niên 60. Hai ông Huân và Chiểu là bạn học của ông anh tôi – Đặng văn Châu – ở Pháp trước khi ông Ngô Đình Diệm được cựu hoàng Bảo Đại mời về nước thành lập Nội Các vào Tháng 7 năm 1954. Do đó, tôi cũng có hân hạnh quen biết hai ông Bùi Tường Chiểu và Bùi Tường Huân ở Sài Gòn. Có thể vì bị ảnh hưởng xu hướng tả khuynh của trí thức Pháp, ông Bùi Tường Huân cũng ngả theo Sư Phật giáo tranh đấu chống Mỹ Diệm và cũng nhờ sự hỗ trợ của các Sư tranh đấu, ông Huân được làm Viện trưởng Viện Đại học Huế, Tổng trưởng Giáo Dục. Ông Huân vừa lớn tuổi, vừa xấu trai nhưng lấy được chị Phương Thảo – một giai nhân có tiếng ở Huế, em gái ca sĩ Hà Thanh – là nhờ có địa vị cao trong chính quyền do sự đề bạt của các ông Sư tranh đấu. Sự ngây thơ của nhà trí thức tả khuynh Bùi Tường Huân đi theo “Các Thầy” đã bị trả giá bằng những năm tù tội trong trại Tập Trung Cộng Sản sau năm 1975. Ông Tạ văn Tài lấy cô Liên Như – em gái của chị Phương Thảo, của ca sĩ Hà Thanh – lên tiếng biện hộ cho Trí Quang không phải là đảng viên cộng sản, theo tôi nghĩ, cũng vì cái tình anh em đồng hao với Bùi Tường Huân, chứ chẳng phải do nhà cầm quyền trong nước thuê mướn làm thầy cãi.


Ông Tạ văn Tài bác bỏ những dữ kiện của Liên Thành tố giác Trí Quang là cộng sản dựa theo lời khai của cán bộ tình báo Hoàng Kim Loan và lời tiết lộ của ông Tố Hữu từng đứng ra nhận lời tuyên thệ của Trí Quang khi gia nhập Đảng Cộng Sản. Cả hai ông Tạ văn Tài và Trần Kiêm Đoàn đều ra đưa ra luận cứ Trí Quang, Đôn Hậu đã từng có hành động phản đối Đảng Công Sản Việt Nam sau năm 75 bắt buộc Phật Giáo Thống Nhất phải sáp nhập vào Phật Giáo Việt Nam (một loại tổ chức Phật Giáo Quốc Doanh) để biện minh rằng Trí Quang, Đôn Hậu không phải là cộng sản. Mặc dầu không phải là luật sư, tôi cho rằng những luận cứ của ông Tài và ông Đoàn không đủ sức thuyết phục, bởi vì ông Nguyễn Hộ từng chống lại việc Đảng CSVN giải thể Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam; Tướng Trần Độ từng chống lại chính sách độc tài toàn trị của Đảng CSVN thì không có nghĩa rằng hai ông Nguyễn Hộ, Trần Độ không phải là đảng viên cộng sản!


Mới đây tôi có xem video cuộc phỏng vấn Đại tướng Nguyễn Khánh cũng nghe ông Khánh mạnh dạn bảo Trí Quang không phải là cộng sản, mà là người của C.I.A. bằng lập luận rằng nếu Trí Quang là cộng sản thì Trí Quang đã được cộng sản “xài” sau năm 1975, chứ không bị quản chế như hiện nay. Tôi e rằng ông Đại tướng lập luận hơi … nông cạn. Cái nòi cộng sản chuyên trị vắt chanh bỏ vỏ, ăn cháo đá bát mà Đại tướng không thấu hiểu hay sao? Chiếu theo lập luận của ông Đại tướng, tôi xin hỏi lại rằng nếu Trí Quang là người của C.I.A. mà cộng sản lại để yên cho Trí Quang an lành ngồi dịch kinh kệ hay sao? Quân cán chính VNCH đâu có phải là người của C.I.A. đều bị đày đọa trong các trại tập trung mà Đại tướng không biết hay sao? Phạm Xuân Ẩn là đảng viên cộng sản làm gián điệp nằm vùng, sau năm 1975, cũng còn bị đi học tập đấy thôi!


Đã có nhiều cán bộ đảng viên cao cấp cộng sản từng tạo thành tích lớn cho Đảng, mà chỉ vì bất bình với Đảng đều bị cho ra rìa hoặc bị tù tội! Sau Tết Mậu thân, có một số Phật tử dù thân nhân bị sát hại cũng có luận điệu bênh vực Đôn Hậu bị Việt Cộng “áp giải” ra Bắc, chứ không phải “Ngài” tự ý. Hãy tạm tin vì bị Việt Cộng dùng vũ lực áp giải, Đôn Hậu phải đành chịu bó tay. Nhưng xin hỏi cái việc Đôn Hậu lên đài phát thanh cộng sản ở Hà Nội kêu gọi binh lính Miền Nam buông súng đầu hàng cũng bị cộng sản bắt buộc phải không? Vậy thì tinh thần “Vô Úy” của Đạo Phật mà Đôn Hậu thường rao giảng cho tín đồ để đâu lại không đem ra dùng khi bị bắt buộc?


Là một người lính Việt Nam Cộng Hòa, thuần túy tác chiến ngoài mặt trận, không phải là sĩ quan chiến tranh tâm lý hoặc tình báo, tôi không có bằng chứng, dữ kiện cụ thể để quy cho Trí Quang là cán bộ cộng sản. Nhưng qua những hành động gây rối liên tục của Trí Quang sau khi đã thành công trong việc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm thì rõ ràng Trí Quang muốn dâng Miền Nam cho cộng sản Hà Nội. Chiếc áo cà sa của Trí Quang nguy hiểm và lợi hại hơn Dép Râu, Nón Cối và súng AK, vì được tín đồ và dư luận mù quáng quốc tế hỗ trợ. Cộng sản coi tôn giáo là thuốc phiện, nhưng chúng đã dùng tôn giáo để gây mâu thuẫn, chia rẽ trong hàng ngũ đối phương rất thâm độc. Xin liệt kê một số hành động nguy hại cho Miền Nam của Trí Quang:


– Trí Quang đã cáo buộc tất cả các chính phủ sau năm 1964 đều là chính quyền Diệm không Diệm, liên tục xách động quần chúng Phật tử xuống đường đòi lật đổ. Thậm chí Cụ Trần văn Hương, kỹ sư Phan Khắc Sửu, bác sĩ Phan Huy Quát là những Phật tử, từng chống chế độ Ngô Đình Diệm cũng bị Trí Quang đòi lật đổ. Ngoài tiền tuyến, Cộng Quân gia tằng áp lực quân sự; ở nội thành Trí Quang gia tăng quấy rối, xáo trộn không ngừng, lại thêm gian thương đầu cơ tích trữ khiến cho đòi sống kinh tế của nhân dân thêm khó khăn thì thử hỏi có chính phủ nào đủ khả năng tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến để viết Hiến Pháp? Bất cứ ai lãnh đạo Miền Nam sau ngày 1 tháng 11 năm 1963 cũng phải dùng cán bộ được đào tạo dưới chế độ Ngô Đình Diệm để điều hành việc nước. Chỉ có cách sử dụng cán bộ cộng sản thì mới tránh được sự cáo buộc “chính quyền Diệm không Diệm” của Trí Quang.


– Nếu không khoác chiếc áo Cà Sa thì các ông Trí Quang và băng đảng không thể vận động quần chúng Phật tử mang bàn thờ xuống đường để ngăn cản Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa hành quân truy lùng địch và diệt địch hầu mang lại an ninh cho đồng bào. Trí Quang dùng chiêu bài bảo vệ đạo pháp để đưa ra những yêu sách không thể nào chấp nhận, để xách động tín đồ mù quáng làm theo lệnh của Thầy. Thực chất là cố tình gây hấn để dồn chính quyền phải ra tay dẹp bạo loạn, gây đổ máu thì mới có thể hô hoán với thế giới Phât giáo bị đàn áp. Cái yêu sách đòi tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến để viết Hiến Pháp, thiết lập chính quyền dân sự để loại bỏ chính quyền quân nhân cũng chỉ là thủ đoạn của Trí Quang mà thôi. Trí Quang không phải là người tha thiết đến vấn đề Tự Do, Dân Chủ nên đã ngậm miệng dưới chế độ độc tài cộng sản. Tại sao Trí Quang không tự thiêu như Bồ Tát Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối độc tài Ngô Đình Diệm?

– Vì không thể đương đầu với tình hình khó khăn, hai ông Phan Khắc Sửu và Phan Huy Quát đành phải trao quyền lãnh đạo Đất Nước cho Quân Đội; chứ không phải Quân Đội làm cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền dân sự để thoán đoạt quyền bính. Tại sao Trí Quang cứ xách động quần chúng Miền Trung đòi lật đổ tập đoàn “quân phiệt” Thiệu Kỳ? Khi Đại sứ Cabot Lodge hỏi: “Ngài đòi hạ bệ Nguyễn Cao Kỳ xuống thì Ngài sẽ đưa ai lên?”, Trí Quang thản nhiên đáp: “Tôi sẽ đưa Nguyễn Cao Kỳ lên”. Mưu toan gì mà lạ lùng vậy? Hạ bệ Nguyễn Cao Kỳ để chính mình đưa Nguyễn Cao Kỳ lên, phải chăng chỉ nhằm khuấy động cho tình hình nát bấy để dâng Miền Nam cho cộng sản?


– Miền Nam bị Miền Bắc xâm lăng bằng quân sự nên phải dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ để tồn tại. Dù kẻ nào ngu lắm cũng phải biết rõ điều đó. Tại sao các sư tranh đấu dưới sự chỉ đạo của Trí Quang cứ đòi đuổi Mỹ ra khỏi Miền Nam và ngưng chiến, hòa bình bất cứ giá nào mà không hề kêu gọi Miền Bắc rút “Bộ Đội Cụ Hồ” về bên kia vỹ tuyến để Miền Nam tự giải quyết vấn đề nội bộ? Người Mỹ đã bị các phe tranh đấu đòi tống cổ thì không có lý do gì họ phải ở lỳ để tốn người hao của. Họ đâu có cuốn gói bỏ đi ra khỏi các quốc gia đồng minh của họ như Đài Hàn, Nhật Bản?


Đọc bài “Đôi điều …” của ông Trần Kiêm Đoàn, tôi nhận thấy tác giả có luận điệu giống Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Phan và Việt Cộng Nguyễn Đắc Xuân. Việt Cộng Hoàng Phủ Ngọc Phan chê Liên Thành là một Trưởng ty Cảnh sát tồi, kém khả năng cho nên Miền Nam thua cũng phải! Ông Trần Kiêm Đoàn chê Liên Thành là một Trưởng ty Cảnh sát tỉnh lẻ, là kẻ nói … phách tấu. Việt Cộng Nguyễn Đắc Xuân trong bài “Những bạo hành ở Tu viện Bát Nhã, xin giải thích giùm tôi” lên án chế độ Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo (Phật giáo) nên mới có phong trào tranh đấu bảo vệ đạo pháp; còn ông Trần Kiêm Đoàn cho rằng Liên Thành viết cuốn “Biến Động Miền Trung” là do sự hỗ trở mạnh mẽ của nhóm “Phù Ngô Phục Hận” đầy bản lĩnh đang đứng ở hậu trường (?!) Không rõ ông Trần Kiêm Đoàn căn cứ vào đâu để cáo buộc tác giả viết cuốn sách “Biến Động Miền Trung” là do sự chỉ đạo của chân tay Nhà Ngô đứng ở hậu trường?
Những thành phần tranh đấu ở Huế cho đến nay vẫn cương quyết buộc tội anh em nhà Họ Ngô đàn áp Phật Giáo để biện minh cho lý do làm loạn của họ. Vì thời cuộc, vì kém nhận thức, năm 1963 tôi cũng nghĩ chế độ Ngô Đình Diệm chủ trương gia đình trị, chèn ép Phật giáo. Tuy không trực tiếp nhúng tay vào việc lật đổ chế độ, nhưng anh em tôi đã cho ông Trần Quang Thuận “tị nạn” trong nhà ở 57 D Tú Xương, Sàigòn sau khi ông Thuận lái xe chở Hòa thượng Quảng Đức ra góc đường Lê văn Duyệt – Phan Đình Phùng tưới xăng châm lửa hỏa thiêu Hòa thượng Quảng Đức, ông Thuận bị nhà cầm quyền săn bắt. Ông Trần Quang Thuận – hiện ở Hoa Kỳ – pháp danh Trí Độ (lâu ngày tôi chẳng biết tôi có nhớ đúng pháp danh không) con rể cụ Tôn Thất Hối và em rể bác sĩ Tôn Thất Niệm, từng nằm cạnh giường tôi ở nhà ông anh tôi trong thời gian trốn tránh công an cảnh sát. Ai cũng có thể kiểm chứng với ông Trần Quang Thuận về chi tiết vừa nêu. Thuật lại điều này để độc giả hiểu rằng tôi là một Phật tử, từng ủng hộ những người chống chế độ Ngô Đình Diệm.

Qua nhiều biến cố xảy ra trên Đất Nước sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tâm tư lắng đọng, có thời giờ nhìn lại giai đoạn lịch sử vừa qua, tôi thật tình hối hận và thương xót cho số phận của nhà ái quốc Ngô Đình Diệm cùng gia đình. Ông Diệm được vua Bảo Đại trao cho trách nhiệm lãnh đạo Miền Nam vào một thời điểm cực kỳ khó khăn, trong khi Miền Bắc đang ca khúc khải hoàn nhờ âm vang chiến thắng Điện Biên Phủ được thế giới – nhất là thế giới thứ ba – khâm phục. Anh em ông Diệm không có cán bộ của riêng mình, họ phải sử dụng viên chức hành chánh, quân sự, công an cảnh sát do thực dân Pháp đào tạo để lại, phần lớn kém khả năng chuyên môn và ý thức “quốc gia – cộng sản” rất mù mờ. Thủ đô Sài Gòn là một xã hội đen do bọn ma cô, tướng cướp của sòng bạc Đại Thế Giới và ổ điếm Bình Khang lộng hành. Ông Diệm cử Tướng Nguyễn văn Hinh – một người có quốc tịch Pháp – làm Tổng Tham mưu trưởng thì ông Hinh đã trả lời một cách hỗn láo: “Tôi không thèm nhận, vì tôi không biết ông là ai”. Trong khi ấy lực lượng giáo phái Bình Xuyên, Hòa Hảo chống anh em ông Diệm bằng vũ trang thì buộc lòng anh em ông Diệm phải ra tay đánh dẹp. Mặt khác, chiếu theo thỏa ước Genève, phe quốc gia phải rút về phía Nam vĩ tuyến 17 và phe cộng sản phải rút về phía Bắc vĩ tuyến 17, nhưng trong thực tế thì cộng sản chôn dấu vũ khí và cài cán bộ của chúng vào các hạ tầng cơ sở để chuẩn gây chiến tranh khuynh đảo. Tất nhiên ông Diệm phải phát động phong trào Tố Cộng để thanh lọc hàng ngũ “Quốc – Cộng”, thì không sao tránh khỏi bị những thuộc cấp xấu lạm dụng quyền thế, gây oan ức, phẫn nộ trong nhân dân. Tiếng ác do bộ máy tuyên truyền của cộng sản cứ gieo vào gia đình ông Diệm khiến cho quần chúng dễ tin vào sự đồn đãi vô tội vạ. Cho nên mới có lời truyền khẩu vô bằng: “Ngô Đình Diệm kéo lê máy chém khắp Miền Nam để chém đầu cộng sản” mà một người từng đặt chân từ Bến Hải đến Cà Mâu như tôi chưa hề thấy hình thù cái máy chém ra sao cả. Chưa hết, đối thủ chính trị (quốc gia và cộng sản) còn đồn đãi ông Diệm thông dâm với cô em dâu lăng loàn là bà Trần thị Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu để triệt hạ uy tín đạo đức của ông Diệm. Bà Trần thị Lệ Xuân sinh năm 1925 trở thành góa phụ lúc mới 38 tuổi tràn đầy nhựa sống, bà đã sống cuộc đời thầm lặng thờ chồng nuôi con cho tới hôm nay, chứ không như bà Jacqueline Kennedy vội lấy ông già tỉ phú Artistotle Onassis (với mục đích moi tiền) mà gần đây có tác giả thân cận dòng họ Kennedy còn tiết lộ mối quan hệ luyến ái của bà Jacqueline Kennedy có với ông em chồng – Robert Kennedy.


Cục diện chính trị xã hội Miền Nam, phe mệnh danh là phe Quốc Gia nát bấy như tương như thế thì làm sao có nhân vật nào đủ khả năng ổn định để thi hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước? Miền Bắc tố cáo ông Diệm vi phạm thỏa ước Genève, mà lại có những phần tử ở Miền Nam phụ họa theo luận điệu kẻ thù là điều vô cùng bất công. Ông Diệm đã tổ chức cuộc di cư vĩ đại thành công, định cư cho một triệu người, vãn hồi an ninh trật tự, xây dựng những đổ nát hoang tàn sau chiến tranh, thiết lập một nền giáo dục nhân bản, khai phóng. Trong khi ở Miền Bắc, Hồ Chí Minh vâng lệnh Trung Cộng thi hành nhiều chính sách tàn bạo dã man chưa từng thấy trong lịch sử nước nhà.


Có phải chủ trương của chế độ Ngô Đình Diệm là dành đặc quyền cho Công Giáo và triệt hạ các tôn giáo khác? Đức Cha Lê Hữu Từ, người xây dựng khu tự trị Bùi Chu Phát Diệm, sau 1954 vào Nam yêu cầu ông Diệm cho phép giữ lại bộ phận quân sự của Đức Cha thì bị ông Diệm từ chối, vì ông Diệm quan niệm rằng Quân Đội phải được thống nhất, chiến đấu dưới ngọn cờ Quốc Gia duy nhất do một vị Tổng Tư Lệnh chỉ huy. Dưới thời ông Diệm, các chùa chiền được trùng tu, các khuôn hội Phật Giáo và hệ thống trường Bồ Đề được phát triển tự do, không hề bị hạn chế. Giả dụ ông Diệm là một Phật tử, chắc chắn cộng sản sẽ dùng Công Giáo để đánh đổ, bởi vì gây chia rẽ tôn giáo là một thế võ làm cho đối phương khó chống đỡ nhất. Do kinh nghiệm thành công trong cuộc xâm lăng Miền Nam nhờ vận dụng tôn giáo, bọn cộng sản cầm quyền ngày nay cương quyết “nhốt” tất cả các đoàn thể tôn giáo vào Mặt Trận Tổ Quốc (một loại nhà tù trá hình). Dù trong quá khứ Nhất Hạnh đã ra sức làm tay sai cho cộng sản, thì ngày nay tăng thân của Thiền Sư vẫn bị cộng sản hành hạ, đánh đập như thường. Ma vương, qủy sứ không bao giờ chấp nhận tôn giáo. Chúng chỉ dùng tôn giáo cho mục đích gian tà của chúng mà thôi!


Người ta thường nói “Hãy để lịch sử phán xét”. Chế độ Ngô Đình Diệm đã sụp đổ 46 năm rồi. Thời gian trôi qua đã đủ dài để phán xét một cách vô tư, công minh. Tôi nghĩ rằng ông Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc chân chính, luôn luôn đặt chủ quyền Đất Nước lên trên danh vọng, mạng sống của mình. Năm 33 tuổi, ông Diệm được vua Bảo Đại phong làm Thượng thư Bộ Lại (chức Thủ tướng ngày nay), muốn cải tổ đường lối cai trị nhưng bị người Pháp không bằng lòng, ông đã xin phép vua rút lui. Không chấp nhận yêu sách của Hoa Kỳ đưa quân vào nước mình, ông Diệm và hai người em đã bị giết. Trong khi ở Miền Bắc, Hồ Chí Minh cứ cúi đầu thi hành những mệnh lệnh của Quốc tế Cộng sản dù phi nhân, dù thiệt hại quyền lợi xứ sở đến đâu. Bằng chứng rõ ràng nhất còn lưu lại hậu thế là Hồ Chí Minh ra lệnh cho Phạm văn Đồng viết văn thư nhìn nhận Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung Cộng.


Ông Ngô Đình Nhu là người mưu trí, đọc nhiều sử sách, chắc chắn ông phải biết Hồ Chí Minh đã từng ký thỏa hiệp với Thực dân Pháp chấp nhận kẻ thù trở lại Đông Dương, nhằm rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia yêu nước, thì ông Nhu cũng có thể khuyên anh mình thỏa hiệp với Hoa Kỳ chấp nhận cho Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam để rảnh tay tiêu diệt những phần tử đội lốt tôn giáo gây bạo loạn. Nhưng anh em ông Diệm đã không làm, vì sợ ô danh với lịch sử về cái tội nô lệ ngoại bang! Giả sử ông Diệm chấp nhận yêu sách của Hoa Kỳ thì dù có đến mười ông Trí Quang cũng không thể lật đổ chế độ, vì các Tướng không được Hoa Kỳ bỏ tiền ra mua để tạo phản.


Ngày nay Cộng Sản Việt Nam dành mọi đặc quyền cho Trung Cộng khai thác tài sản Đất Nước mà bất cứ người dân nào có lời nói, hành vi chống lại Trung Cộng đều bị đánh đập, cầm tù. Chủ quyền của Đất Nước ta nay đã bị rơi vào tay kẻ thù truyền kiếp! Đó là thành quả tranh đấu của Trí Quang và băng đảng sau bao năm gây rối ở Miền Nam!


Nhắc lại công lao với Đất Nước của Tổng thống Ngô Đình Diệm, mong độc giả đừng nghĩ rằng tôi muốn làm sống lại nền Đệ Nhất Cộng Hòa – một nền Cộng Hòa bị thọ địch tứ bề. Điều tôi muốn nói với thế hệ trẻ rằng quyền lợi Tổ Quốc (chủ quyền Quốc Gia) là trên hết, hãy noi gương người xưa, dù phải hy sinh tính mạng cũng phải gìn giữ cho bằng được, bởi vì không có dân tộc nào, ngoại bang nào yêu thương mình cả! Chỉ có cách duy nhất là đoàn kết với nhau để tồn tại. Tấm gương lịch sử cận đại còn đó. Nguyễn Phúc Ánh nhờ sức mạnh của người Pháp lật đổ nhà Tây Sơn để thống nhất Đất Nước, cuối cùng Đất Nước rơi vào sự đô hộ của Thực dân Pháp. Hồ Chí Minh mượn khí giới Nga Tầu để thống nhất Đất Nước, cuối cùng Đất Nước rơi vào tay Trung Cộng. Công lao thống nhất Đất Nước không bằng cái tội đưa trăm họ vào sự nô lệ ngoại bang. Anh em trong nhà hãy tự giải quyết sự xung đột với nhau, đừng mượn tay người ngoài.


Nhờ đọc bài của ông Trần Kiêm Đoàn ca tụng, tán dương người cán bộ trí vận, tôn giáo vận cộng sản Võ Đình Cường mà tôi mới biết xu hướng thân cộng của tác giả để cảnh giác. Nếu cứ tin vào người có bằng cấp Tiến sĩ thông hiểu giáo lý Phật giáo, có văn tài như ông Đoàn thì một tín đồ Phật giáo như tôi rất dễ rơi vào bến mê bởi vọng ngữ của tác giả. Cuốn sách của Liên Thành sẽ còn gây nhiều tranh cãi, vì đụng đến Phật giáo, mặc dầu tác giả là cháu của Ngài Tăng thống Tịnh Khiết. Ngay cả Hoàng tộc Nguyễn Phúc cũng khai trừ Liên Thành, nhưng chưa bao giờ lên tiếng khai trừ một người nào trong Hoàng tộc đi theo cộng sản để tạo nên một xã hội tồi tệ như hôm nay. Sùng đạo là một điều qúy hóa, nhưng không nên mù quáng bảo vệ những kẻ đội lốt tôn giáo để cho cộng sản thống trị giống nòi. Vì cộng sản là qủy sứ, là ma vương.


Tôi mong ông Đoàn đừng nối gót Võ Đình Cường từng mượn mầu tôn giáo để cho cộng sản thống trị, vì tình trạng Đất Nước Việt Nam mình ngày hôm nay ra sao thì ông cũng đã thấy rõ rồi! Xin lặp lại một lần nữa: Cộng Sản là tai họa ghê gớm cho dân tộc Việt Nam!

Bằng Phong Đặng văn Âu, ngày 20 tháng 11 năm 2009.

 


Ra mắt phim phim Hồn Tử Sĩ /Nghĩa Trang Quân Đội VNCH 


VFC- Hồn Tử Sĩ - Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa - (clip tóm lược) 

 

Đăng ngày 20 tháng 11.2016