CSVN: thủ phạm đang tiêu diệt,
giết chết văn hoá của dân tộc Việt
Nguyễn Lương Tuyền MD (Danlambao) - Chế độ Cộng Sản tại Việt Nam (CSVN) được Hồ Chí Minh (một cán bộ của Cộng Sản Quốc Tế) và đám đệ tử của Hồ trong Đông Dương Cộng Sản Đảng - cánh tay nối dài của phong trào Cộng Sản Quốc Tế - du nhập vào Việt Nam vào những năm 30's của thế kỷ thứ 20. Với chiêu bài lường gạt "kháng chiến chống Pháp, dành độc lập cho quê hương", Hồ Chí Minh và các đồng chí của y trong Đông Dương Cộng Sản Đảng đã đưa toàn thể dân tộc vào quĩ đạo Cộng Sản sau 2 cuộc chiến tàn khốc: 1946-1954 ở Miền Bắc và 1959-1975 tại Miền Nam. Hơn 3 triệu người đã chết trong 2 cuộc chiến này, hàng triệu triệu gia đình tan vỡ; hàng triệu người đã phải bỏ quê hương ra đi sống đời tỵ nạn tại hầu hết các nước tự do trên thế giới. Khoảng 1/2 triệu đã bỏ mình trên biển cả trên đường vượt biển tìm tự do.
Cuộc áp đặt chế độ Cộng Sản trên toàn quê hương VN là một cuộc lường gạt khổng lồ có một không hai trong lịch sử loài người - lường gạt dân tộc Việt, lường gạt cả thế giới. Cuộc lường gạt đó đã kéo dài gần một thế kỷ, đưa đến những tàn phá về tinh thần và vật chất không bút nào tả xiết cho dân tộc Việt. Hậu quả của chủ nghĩa CS tại quê hương Việt Nam là toàn thể đất nước- sau hơn 42 năm (1975-2017) Xã Hội Chủ Nghĩa điên loạn- vẫn là một nước nghèo đói, người dân phải đi ra các nước láng giềng làm lao nô để nuôi sống thân mình và nhất là mang tiền về nộp cho Chính Phủ Cộng Sản. Mặt khác, hơn bao giờ hết, quê hương đang bị đe dọa bởi viễn tượng bị biến mất trên bản đồ thế giới, dân Việt bị biến thành nô lệ dưới sự cai trị của người Trung Hoa. Kẻ bán đứng quê hương cho Đại Hán chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cho đến những giờ phút này, những hậu duệ của Hồ Chí Minh trong Đảng CSVN vẫn tiếp tục lường gạt dân tộc.
Sau hơn 20 năm (1954-1975) ngự trị tại Miền Bắc, 42 năm (từ 1975 tới ngày nay) làm "chủ nhân ông" trên toàn cõi đất Việt, Cộng Sản chủ nghĩa đã thay đổi hoàn toàn tâm hồn, suy tư cũng như tâm tình của người dân Việt sống dưới chế độ điên rồ này. Người Miền Nam trước khi CS Bắc Việt đô hộ Miền Nam, rất bình dị, rất tốt bụng. Ngay sau ngày 30/4/1975, những con dân Miền Nam bình dị ấy đã rất đỗi ngạc nhiên và hoàn toàn bất ngờ khi thấy người Miền Bắc đã hối hả vào miền Nam để lấy cướp tài sản của đồng bào miền Nam để đưa về Bắc theo đúng khẩu hiệu 4 V (nghĩa là VÀO, VƠ, VÉT rồi VỀ). Hiện nay, hàng ngày những tin "xấu" về Người Việt, sau một thời gian "thấm nhuần chủ nghĩa CS ưu việt" ấy, khi đi ra nước ngoài để làm lao động hay bị bắt vì ăn cắp, ăn cắp và ăn cắp, không có hành động nào xứng danh con người, làm ta cảm thấy đau lòng và nhục nhã. Ta tự hỏi vì đâu lên nỗi? Dân Việt ở thế kỷ thứ 21 vẫn lầm than, quằn quại dưới ách Cộng Sản rồi trở thành "người Việt xấu xí" hết sao?.
Hiện nay, Mã Lai, Tân Gia Ba... đã từ chối không cho nhập cảnh vào nước của họ hàng trăm cô gái Việt tuy rằng người Việt vào các nước này không cần Visa. Lý do từ chối là các cô gái này chỉ muốn nhập cảnh các nước trên để làm "nghề không vốn", bên cạnh nỗi nhục nhã vì Người Việt ra nước ngoài bị khinh rẻ vì nổi tiếng là ăn cắp, buôn lậu. Mới đây đã có một số người Việt theo "tours" đi du lịch ở Thụy Sĩ, hai người trẻ trong đoàn du lịch đã bị Cảnh Sát Thụy Sĩ bắt vì ăn cắp. Những hành vi nhục nhã, thực đáng xấu hổ do các người Việt đi ra nước ngoài để du lịch, do các du học sinh Việt Nam gây ra khiến ta bàng hoàng, đau buồn tuy không mấy ngạc nhiên vì đó đích thực là sản phẩm của văn hóa xã hội chủ nghĩa. Việt Nam, hiện nay, là thế giới của ăn cắp, lừa đảo. Làm nhỏ: ăn cắp nhỏ, làm lớn: ăn cắp lớn. Cả nước là địa bàn của những tên ăn cắp, từ quan to cho chí người dân đen.
Văn Hóa của một dân tộc là gì?
Có khoảng hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Ta chỉ xem xét vài định nghĩa hay thường thấy.
Sau đây là định nghĩa, khái niệm về văn hoá của Tổ chức Văn Hóa Quốc tế UNESCO) trong Hội Nghị về Văn Hóa Quốc Tế họp năm 1982 tại Mexico:
- Văn Hoá là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội.
- Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, như tập tục tín ngưỡng...
Theo Việt Nam Văn Hóa Sử Cương (Đào Duy Anh), Văn Hóa được định nghĩa như sau: hai tiếng văn hóa chỉ chung các sinh hoạt của của một dân tộc, của một nhóm người... Các dân tộc có sinh hoạt khác nhau nên văn hóa của các dân tộc cũng khác nhau. Vì vậy văn hóa thay đổi khi cuộc sống của con người biến thiên thay đổi. Văn hoá của chúng ta, ngày nay, có những điểm khác với văn hóa của các thế hệ trước. Văn chương, chữ nghĩa, âm nhạc cũng như tôn giáo... chỉ là một phần của văn hóa.
Tóm lại, Văn Hóa phản ảnh các sinh hoạt của một dân tộc, một nhóm người, một tập thể trên tất cả mọi phương diện. Một dân tộc, một tập hợp vô văn hóa sẽ bị đào thải hoặc bị đồng hóa nghĩa là sẽ biến mất ở thế gian này.
Đảng Cộng Sản Việt Nam và Văn Hóa Việt.
Ngay từ những ngày Chủ Nghĩa Cộng Sản mới được đưa vào VN, Hồ Chí Minh và đồng bọn đã chú trọng đặc biệt đến khía cạnh văn hóa của đất nước trong tiến trình "Cộng Sản hóa quê hương". Năm 1943, Trường Chinh, Tổng Bí Thư (lý thuyết gia của Đảng CS) đã vạch ra những nét chánh của chính sách văn hóa của Đảng CSVN trong Luận Cương ĐỀ CƯƠNG VĂN HÓA.
- Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế và văn hóa) ở đó người Cộng Sản phải hoạt động. Đảng không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà phải làm cách mạng văn hóa nữa. Người CS quan niệm có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới có thể có được ảnh hưởng đến dư luận, việc tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng Sản của Đảng mới có hiệu quả.
- Cách mạng văn hóa ở VN phải dựa vào cách mạng giải phóng dân tộc mới có điều kiện phát triển.
Năm 1948, trong kỳ Đại Hội Đảng, Trường Chinh đã có bài tham luận: "Chủ nghĩa Mác và Cách Mạng Việt Nam", trong đó Trường Chinh nhấn mạnh về lập trường văn hóa của Đảng như sau:
- Về xã hội lấy giai cấp công nhân làm gốc - Về độc lập lấy độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội làm gốc. - Về tư tưởng lấy học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử quan làm gốc. - Về sáng tác văn nghệ lấy chủ nghĩa xã hội làm gốc.
Trong một kỳ họp các người làm văn nghệ, báo chí, Trường Chinh đã tuyên bố: "các đồng chí đã hiến dâng con tim cho Cách Mạng, cho Đảng vậy các đồng chí phải sáng tác theo những điều đã được Đảng đề ra. Các đồng chí phải sáng tác theo tinh thần xã hội chủ nghĩa".
Các Đại Hội Đảng kế tiếp đều xác định sự quan trong của cách mạng văn hóa:
- Tranh đấu bảo vệ học thuyết tư tưởng; đề cao thuyết duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Đánh tan những quan niệm sai lầm của Triết học Âu, Á có nhiều ảnh hưởng tai hại trên nước ta như Khổng Mạnh, Descartes, Bergson, Kant, Nietzstche... - Mục tiêu của cách mạng văn hoá là xây dựng "con người mới, con người xã hội chủ nghĩa" như Hồ Chí Minh đã phác hoạ; "muốn có chủ nghĩa xã hội cần phải có con người xã hội chủ nghĩa". - Phải coi quá trình xây dựng nền văn hóa mới là đấu tranh không khoan nhượng, xóa bỏ và đẩy lùi các văn hóa phản động, đồi trụy do chủ nghĩa thực dân mới của Đế Quốc Mỹ để lại hay do các âm mưu của các lực lượng phản động - Nền văn hóa mới của ta xây dựng là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có Đảng tính, Tính Nhân Dân xâu sắc.
Đảng đã đưa ra các chỉ thị về đương lối sáng tác cho các văn nghệ sĩ theo: đó là sáng tác để phục vụ Đảng, phục vụ Xã Hội Chủ Nghĩa. Những ai sáng tác ra ngoài đường lối do Đảng đưa ra sẽ bị loại trừ không nhân nhượng. Vụ Nhân Văn Giai phẩm tại Miền Bắc năm 1956 là thí dụ điển hình về sự kiểm soát bằng bàn tay sắt của Đảng đối với các văn nghệ sĩ của Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa.
Cộng Sản Chủ Nghĩa và Con Người Việt Nam:
Trong quá trình áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản lên dân tộc, CSVN đã dùng mọi phương tiện trong đó có bạo lực giết người, dối trá, lường gạt, tuyên truyền...
Chủ nghĩa xã hội hay đúng hơn văn hóa Cộng Sản đã biến đổi Người Việt. Hơn 20 năm Cộng Sản tại Miền Bắc, hơn 42 năm Cộng Sản hóa toàn nước Việt, Văn Hóa Cộng Sản đã để lại những vết hằn cực kỳ xấu xí (cicatrices indélébiles) trên người dân Việt.
Chế độ CS đã làm thay đổi hoàn toàn con người Việt Nam. Sống ở VN Xã Hội Chủ Nghĩa, phần lớn người Việt trở nên tàn bạo, tráo trở, vô cảm, ích kỷ. Xã hội CS là một xã hội đầy bất công, đầy những lường gạt, ăn cắp (viên chức to: ăn cắp lớn, người dân đen: ăn cắp nhỏ) Đi đâu cũng phải hối lộ (như vào nhà thương hay nhà ghét, phải hối lộ từ trên xuống dưới, từ quan Bác Sĩ đến bác Y Công). Văn hóa "phong bì" trở nên phổ thông hơn bao giờ hết tại khắp mọi nơi. Người chiến binh CS khi vào Nam reo chết chóc, tàn phá, đã biểu lộ hoàn toàn bản chất tàn ác, thú vật... của họ. Ta nhớ lại những cuộc tàn sát không gớm tay, man rợ chưa từng thấy, không còn mảy may nhân tính người nhắm vào những người dân lành vô tội tại những nơi do họ kiểm soát. Thí dụ như cuộc tàn sát dân lành ở Huế trong dịp Tết Mậu Thân 1968. Trên khắp Miền Nam, các người CSVN đã hành sử như những con thú hoang dã như Nhà thơ Cung Đình Tố Hữu đã viết trong quá khứ:
"Giết, giết nữa bàn tay không nghỉ.
Cho ruộng vườn, bông lúa được bền lâu
để rồi
Thờ Mao Chủ Tich, thờ Staline bất diệt"
Chính Hồ Chí Minh, lãnh tụ của CSVN cũng đã hơn một lần lộ rõ bản chất tàn bạo, thú vật của Y. Khi quyết định xử bắn Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm, một người "ơn của Cách Mạng. Bà Cát Hanh Long đã cho Hồ và nhiều tên đầu sỏ CS khác như Phạm Văn Đồng, Sao Đỏ Nguyễn Lương Bằng... tá túc, ăn ở tại nhà của Bà". Hồ đã đội mũ, đeo râu giả để đi xem vụ giết người này như thể đi xem một vở hát chèo. Người CSVN đâu còn một mảy may lương tâm. Lương tâm của họ đã hóa đá hết rồi.
Sau ngày 30/4/1975, những người cầm đầu của Đảng CSVN như Đỗ Mười... đã tức tốc vào Nam để chỉ huy các "công trình" ăn cướp, vơ vét tài sản của dân Miền Nam bằng các chiến dịch đổi tiền, "đánh tư sản" hay chiến dịch cướp của trắng trợn, biến toàn dân Miền Nam thành những người vô sản trong một sớm một chiều.
Cuộc "cướp của" nhắm vào dân Miền Nam chưa chấm dứt ở các chiến dịch đổi tiền, các chiến dịch "đánh tư sản", mà nó còn kéo dài cho tới những năm 80's. Các "đồng chí CS" cố truy lùng ăn cướp tài sản của dân Miền Nam cho tới khi họ trở thành vô sản đến cùng tỷ. Các chuyến đi vượt biển gọi là đi "đăng ký" do chính CS tổ chức nhằm vơ vét tận chỉ vàng cuối cùng của người dân trước khi đẩy họ ra biển trên những chiếc thuyền mong manh, sống chết mặc bay, tiền thầy (CS) đút túi. Thực là bất nhân vô cùng khi thu tiền, vàng của người dân rồi đẩy họ vào con đường chết. Lương tâm của con người CS là đây chăng? Hỡi các đồng chí CSVN!! Ta tự hỏi.
Tóm lại chủ nghĩa CS, văn hóa CS đã tạo ra một giống người khác hẳn chúng ta. Đám lãnh đạo Đảng CSVN là một lũ quỉ đội lốt người. Hồ Chí Minh, lãnh tụ tối cao, sáng lập của Đảng CSVN là một tên cực kỳ ác độc, một con quỉ dâm dục sản phẩm điển hình của chủ nghĩa CS. Đối với Hồ, Y đã thực hiện trung thực giáo điều Các Mác: vô gia đình, vô tổ quốc của người Bolchevik, Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản.
Người dân - sau nhiều năm bị nhào nặn, tuyên truyền bởi một chế độ bất nhân, chà đạp lên nhân phẩm của con người-nên trở nên chịu đựng, chấp nhận số phận để sống còn, sống hoàn toàn bằng bản năng sinh tồn. Họ đã mất hết đảm lược, ý chí cương quyết để đứng lên đòi quyền sống xứng đáng với thiên chức của con người. Vả lại, mọi chống đối, đòi hỏi đều bị CS dập tắt ngay, không thương tiếc.
Gia đình là nền tảng của xã hội trong khi đối với người CS nền tảng gia đình cũ phải bị hủy diệt vì CS là vô gia đình. Những giá trị, truyền thống gia đình từ ngàn xưa bị CS tìm mọi phương cách để tiêu diệt thay vào đó là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa; nền văn hóa trong đó người trong cùng một gia đình tố cáo, nghi kỵ lẫn nhau. Người CS coi đạo hiếu là một xa xỉ phẩm còn rớt lại của thời phong kiến. Người ta đã thấy cảnh con tố cha, vợ tố chồng trong cuộc "cải cách ruộng đất long trời lở đất" của những năm 1954-1956 tại Miền Bắc nước Việt ngay sau khi CS kiểm soát toàn miền Bắc.
Tôn Giáo hòa đồng là một nét đặc thù của văn hóa Việt Nam. Cộng Sản là vô Tôn giáo.
Cộng Sản coi Tôn giáo là "thuốc phiện" cần phải loại trừ. CS tìm đủ mọi cách để tiêu trừ ảnh hưởng của tôn giáo lên người dân. Các Giáo Hội bị CS đàn áp, họ dùng đủ mọi cách để tiêu diệt bằng những hạn chế tu học, những giáo hội quốc doanh... Tài sản của các giáo hội bị tịch thu để các giáo hội không còn phương tiện để phát triển, giáo phẩm bị đàn áp, tù đầy. Việc đào tạo những hàng giáo phẩm mới để thay thế những người quá già hay bệnh hoạn cũng bị Chính phủ Cộng Sản làm khó dễ, phải xin phép nhà cầm quyền. CSVN đã huấn luyện một số không nhỏ sư quốc doanh trẻ tuổi. Các sư quốc doanh này được đưa ra sống tại các CĐ Người Việt Hải Ngoại. Họ xâm nhập vào các chùa chiền VN tại Hải ngoại để hoạt động phá hoại, nhất là phá hoại lý tưởng quốc gia chống Cộng.
Sau đây là một vài hình ảnh các hoạt động của đám sư quốc doanh trẻ tại khắp nơi:
Sư quốc doanh trong một kỳ thi hoa hậu ở VN (hình Internet)
Một nhà sư quốc doanh đang hôn môi tên ca sĩ VC Đàm Viết Hưng (nguồn Internet)
Ngay từ những năm 50's, những người làm nghệ thuật tại Miền Bắc hoàn toàn khuất phục CS. Họ chỉ có một con đường sáng tác đó là phục vụ xã hội chủ nghĩa, phục vụ Đảng nếu muốn hiện hữu dưới vòm trời xã hội chủ nghĩa. Các thi sĩ lãng mạn nổi tiếng thời tiền chiến như Xuân Diệu, Huy Cận... dưới sự "dẫn đạo, chỉ huy" của Đảng, chỉ cho ra đời những "bài vè" sặc mùi Bolchevik, tuyên truyền cho chế độ, ca tụng chế độ "Cộng sản siêu việt, ca tụng Bác và Đảng". Các nhạc sĩ nổi tiếng lãng mạn thời tiền chiến như Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Giác... đã trở thành các nhạc sĩ cho loại nhạc tuyên truyền cho chế độ. Họ không có một sáng tác nào -hay không được phép sáng tác những bài nhạc tình cảm, lãng mạn như hồi chưa gia nhập hàng ngũ những người Cộng Sản. Nhà thơ Hữu Loan, vì làm bài thơ khóc vợ "Mầu tím hoa sim" đã bị phê bình là lãng mạn, thiếu chiến đấu tính, thiếu Đảng tính.
Các tác phẩm sáng tác đi ra ngoài đường hướng của Đảng đều bị cấm lưu hành, tác giả bị trù ểm, tù đày, cấm sáng tác, mất hộ khẩu. Trong ngần ấy năm, dưới "vòm trời xã hội chủ nghĩa", các văn nghệ sĩ ở Miền Bắc vỹ tuyến 17 không cho ra đời được một tác phẩm nghệ thuật nào. CS cai trị bằng chế độ hộ khẩu nghĩa là kiểm soát mọi người bằng cách kiểm soát "cái bao tử của người dân" nghĩa là kiểm soát cái khả năng sinh tồn (instinct de survie) của con người. Đảng không bao giờ cho dân chúng ăn đủ no bằng chế độ hộ khẩu... Không có hộ khẩu đồng nghĩa với "đói" vì không hộ khẩu sẽ không có gì để ăn. Người dân ở chế độ CS sợ nhất là bị "cắt hộ khẩu".
Báo chí, sách vở, các phương tiện truyền thanh, truyền hình là những cái loa của chế độ. Trong chế độ CS, không có báo tư nhân. Tất cả báo chí là của chế độ. Nghệ thuật không được vị nghệ thuật, nghệ thuật cũng không được vị nhân sinh mà chỉ để phục vụ Đảng và phục vụ chế độ.
Khi chiếm được Miền Nam, Cộng Sản đã cho hơn 1 triệu người vào các nhà tù. Tất cả các văn nghệ sĩ đều bị bắt, giam giữ. CS coi họ là những phần tử nguy hiểm cho chế độ nên cần phải vô hiệu hóa hay loại trừ. Không ai được phép sáng tác ở ngoài khuôn khổ được Đảng và Nhà Nước cho phép. Có người bị tù rất lâu như nhà thơ lãng mạn Cung Trầm Tưởng, thi sỹ Thanh Tâm Tuyền Dư Văn Tâm, Ca sĩ Duy Trác... Nhiều người đã bỏ mình trong trại tù như Thi Sĩ Vũ Hoàng Chương (chỉ được thả ra lúc đang hấp hối), các nhà văn, nhà báo như Hiếu Chân, Nguyễn Mạnh Côn, Dương Hùng Cường, nhạc sĩ nổi tiếng Minh Kỳ. Các bài nhạc lãng mạn của một thuở nhạc tình của Miền Nam bị CS gọi là "nhạc vàng" đều bị cấm đoán.
Kết luận
CS Việt Nam đã phá hủy nền văn hóa cổ truyền của dân tộc để thay bằng văn hóa Mácxit-Lê nin lít, văn hóa của vô gia đình, vô Tổ Quốc. Người dân sống dưới chế độ Cộng Sản, hay được sinh ra và lớn lên trong một môi trường Cộng Sản, đã hoàn toàn thay đổi để trở thành những tên ăn cắp, nói dối, lừa đảo, tàn bạo và vô cảm. Những người lãnh đạo Đảng CSVN vẫn kềm kẹp dân tộc trong một thể chế đã lỗi thời, bị thế giới từ bỏ. Dân Việt vẫn ỳ ạch lội dòng nước ngược của tiến bộ văn minh trong khi các nước khác ở trong vùng trở nên những cường quốc về mọi phương diện nhứt là phương diện kinh tế. Việt Nam bây giờ rất nổi tiếng về tham nhũng, nổi tiếng vì các tệ đoan xã hội. Phải chăng đó là hậu quả của nền Văn hóa Xã Hội Chủ Nghĩa "siêu việt, đỉnh cao của trí tuệ loài người". Người dân các nước trong vùng nhìn người Việt với con mắt khinh khi. Trước năm 1975, dù phải đối phó với một cuộc chiến tàn khốc do Cộng Sản miền Bắc gay ra, Việt Nam Cộng Hòa vẫn có những tiến bộ về mọi phương diện không thua gì các nước khác ở Đông Nam Á. Viễn tượng một cuộc đổi đời ở Việt Nam vẫn còn tối tăm, xa vời ngày nào những người Cộng Sản còn ngự trị trên quê hương.
Ngày 9 tháng 8 năm 2017, trong Đại Hội Báo Chí số 10 ở Hà Nội, người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đã tuyên bố: "báo chí là vũ khí sắc bén, là công cụ của Đảng trên mặt trận tư tưởng. Mỗi người làm báo là một chiến sĩ cách mạng. Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với báo chí".
Phải vài thế hệ sau khi người Cộng Sản biến mất trên quê hương, quê hương được hoàn toàn tự do, văn hóa Việt mới có thể thay đổi tận gốc để thăng hoa. Dân tộc chỉ tiến bộ, đất nước chỉ tiến bộ trong một quê hương không bóng dáng người Cộng Sản...
McGill University, Montreal, Canada, 7/10/2017
Nguyễn Lương Tuyền
danlambaovn.blogspot.com
Khi Mỹ vẽ lại lịch sử cuộc chiến VN
Lữ Giang
"Tất cả chính trị đều là ‘thực tế’ được giàn dựng”, cựu Dân biểu Robert Linlithgow đã viết: Chính trị được giàn dựng. Nó không phải là thực tế.” (Politics is staged. It’s not reality). Quả đúng như vậy. Nhìn lại đống tài liệu về cuộc chiến Việt Nam từ 1954 đến 1975 dày khoảng 150.000 trang đã được Mỹ giải mã, chúng ta thấy các biến cố quan trọng đều do Mỹ giàn dựng rất công phu, từ việc lèo lái chính phủ Ngô Đình Diệm đi theo đường lối của Mỹ đến vụ giết hai tổng thống Ngô Đình Diệm và John Kennedy để đổ quân vào Việt Nam, thực hiệc mục tiêu của cuộc chiến rồi bỏ rơi Miền Nam… đều đã được tính toán rất tỉ mỉ và chính xác.
Averell Harriman (phải), kẻ ra lệnh giết ông Diệm và ông Nhu
Mặc dầu đống tài liệu được giải mã cao ngất còn nằm sờ sờ trước mắt, tứ 1975 đến nay, Mỹ đã cho giàn dựng lại cuộc chiến Việt Nam với nhiều tình tiết rất khác xa với thực tế và sử liệu đã được công bố, để phục vụ cho các chính sách và mục tiêu từng giai đoạn của Mỹ.
NHỮNG NỖ LỰC ĐÁNG BUỒN
Có 4 bộ phim giàn dựng lại cuộc chiến VN đã được người Việt hải ngoại quan tâm và phản đối vì cho rằng không trung thực.
- Bộ thứ nhất: "Vietnam The Ten Thousand Day War” (Việt Nam cuộc chiến 10.000 ngày) của Michael Maclear phổ biến 1980. Trọn bộ 13 tập.
- Bộ thứ hai: Vietnam: A Television History” (Việt Nam: một Lịch sử Truyền hình) gồm 13 tập do hãng WGBH-TV (thuộc PBS) ở Boston phổ biến năm 1983.
- Bộ thứ ba: “Last days in Vietnam” (Những ngày cuối cùng ở Việt Nam) do đạo diễn Rory Kennedy thực hiện và phổ biến năm 2014.
- Bộ thứ tư: The Vietnam War” (Cuộc chiến Việt Nam) gồm 10 tập, do hai nhà đạo diễn Ken Burnes và Lynn Novick thực hiện, PBS mới phổ biến.
Bộ thứ tư này quan trọng nhất, được mấy chục tổ chức tài chánh và truyền hình Mỹ tài trợ, đứng đầu là BANK OF AMERICA, Corporation for Public Broadcasting (CPB), The Public Broadcasting Service (PBS), The Park Foundation, The Arthur Vining Davis Foundations… Đạo diễn Ken Burns khoe đã phỏng vấn gần 80 nhân chứng, bao gồm cả những người Mỹ từng tham chiến và những người phản chiến, những người lính chiến và dân thường của cả hai phía Việt Nam, người thắng và người bại trong cuộc chiến. Ông nói: Hơn bốn mươi năm đã trôi qua kể từ khi cuộc chiến kết thúc, chúng ta vẫn chưa thể quên Việt Nam. Và chúng ta vẫn còn tranh luận vì sao cuộc chiến này lại đi đến sai lầm, trách nhiệm thuộc về ai và có đáng có một cuộc chiến như thế này không.”
Như chúng tôi đã nói, những thông tin được thu lợm kiểu này chỉ có thể được dùng để nói lên cách nhìn của một số cá nhân về cuộc chiến hay đưa tới những kết luận mà người phỏng vấn muốn, chứ không thể dùng làm sử liệu được, vì việc chọn người được phỏng vấn nhiều khi thiếu khách quan, những điều họ biết nhiều khi chỉ là một phần nhỏ của vấn đề và cảm tính thường xen lấn vào…
Ngoài dùng phim ảnh, Mỹ còn tổ chức các cuộc hội thảo để vẽ lại cuộc chiến Việt Nam.
Trong ba ngày 26, 27 và 28.4.2016, Hội nghị thượng đỉnh về "Chiến Tranh Việt Nam” (Vietnam War Summit) đã được Hoa Kỳ tổ chức tại Thư Viện LBJ, Austin, Texas, để vẽ lại lịch sử cuộc chiến Việt Nam và đưa chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào thay chỗ của VNCH trước 1975. Nhân vật chính trong hội nghị là cựu Ngoại Trưởng Kissinger đã tuyên bố: “Không có ai muốn chiến tranh, không có ai muốn leo thang chiến tranh. Họ đều muốn hòa bình. Nhưng câu hỏi là, “Trong những điều kiện nào bạn có thể làm điều đó?”. Theo ông, thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam là do chính người Mỹ tự gây ra, và trước hết là đã đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt!
KHÓ GỠ THÌ TÌM CÁCH ĐẠP XUỐNG
Khi vẽ lại chiến tranh Việt Nam để biến đen thành trắng và trắng thành đen, điều mà Mỹ gặp khó khăn nhất là việc lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong cuốn hồi ký mang tên “The memoirs of Richard Nixon”, Tổng Tống Nixon có kể lại rằng khi đến Pakistan, ông đã gặp lại người bạn cũ là Tổng Tống Ayub Khan. Tổng Thống Khan đã nói một cách đau buồn về việc hạ sát Tổng Tống Ngô Đình Diệm như sau:
Tôi không thể nói – lẽ ra các ông đừng bao giờ ủng hộ ông Diệm ngay từ đầu. Nhưng các ông đã ủng hộ ông ta trong một thời gian dài và mọi người ở Á Châu đều biết điều đó. Dù họ có tán thành hay không tán thành điều đó, họ biết điều đó. Rồi đột nhiên các ông ngừng ủng hộ ông ta – và ông Diệm đã bị giết.” Ông ta lắc đầu và kết luận: Việc hạ sát ông Diệm có ba ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo Á Châu: làm một người bạn với Hoa Kỳ là nguy hiểm; trung lập phải trả cái giá của nó; và đôi khi làm kẻ thù (của Hoa Kỳ) lại tốt hơn! Lòng tin cậy như một sợi chỉ mong manh và một khi nó đã đứt, rất khó mà nối lại.”
Đó là một thực tế không thể phủ nhận được. Để làm giảm nhẹ bớt ảnh hưởng của biến cố tai hại này. khi vẽ lại lịch sử, Mỹ gần như không muốn nói về những gì đã xảy ra dưới thời Đệ I VNCH, chỉ đưa ra vài lời “chúc dữ” ông Diệm với ẩn ý giải thích tại sao Mỹ phải lật đổ và giết ông ta. Trong bộ phim "Vietnam: A Television History”, Mỹ đặt tên tập 3 là "America's Mandarin (1954–1963)" (Vị Quan lại của Hoa Kỳ) trong đó mô tả ông Diệm đã áp dụng chế độ gia đình trị, nên Việt Cộng nổi lên chống Diệm và trở thành một sự đe dọa nghiêm trọng khiến Mỹ phải đưa quân vào để cứu Miền Nam. Trong bộ “The Vietnam War” Mỹ lại cho rằng ông Diệm "kiêu căng" và "ngạo mạn" một "đấng cứu thế không có thông điệp"…
Tuy nhiên, mặc dầu đã lấp liếm và đạp Đệ I VNCH xuống như vậy, hiện nay không một nước nào ở Đông Nam Á chịu đi theo Mỹ như VNCH trước đây, một số đứng hẳn về phía Trung Quốc và một số bắt cá hai tay. Để ngăn chận Việt Nam đứng hẵn về phía Trung Quốc, Mỹ phải ký tuyên bố “đối tác toàn diện” với Việt Nam và đang vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để tiến tới “hòa giả hòa hợp”.
Để làm sáng tỏ lịch sử trong giai đoạn này, trong phạm vi bài này chúng tôi sẽ căn cứ vào sử liệu do Mỹ công bố, trình bày khái lược những thủ đoạn Mỹ đã xử dụng khi xây dựng rồi phá sập chế dộ Đệ I VNCH để tạo lý do đổ quân vào Việt Nam, thực hiện cuộc chiến mà Mỹ muốn.
CHUYỆN ‘KHI ĐỒNG MINH NHẢY VÀO”
Cầm cuốn “Khi Đồng Minh nhảy vào” của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, tôi mở ra và tìm ngay có Nghị quyết số NSC 5429/2 ngày 20.8.1954 của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ hay không.
Ông Diệm mới chấp chánh ngày 7.7.1954 thì ngày 20.8.1954, tức chỉ 43 ngày sau, HĐANQGHK đã họp và ban hành nghị quyết nói về chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp định Genève (US policies toward post-Geneva Vietnam), đồng thời phái Trung Tá Lansdale thuộc cơ quan OSS (tiền thân của CIA) đến hướng dẫn ông Diệm làm. Ông Diệm và ông Nhu không hay biết gì cả. Nghị quyết này được in trong bộ Foreign Relations of the United States (FRUS), 1952–1954, East Asia and the Pacific, Vol. XII, Part 1. p. 769 – 976.
Đại tá Lansdale được phái đển giúp ông Diệm
Tôi rất mừng khi thấy sách Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng có nghị quyết đó đăng ở trang 198 – 200. Nhưng tôi thất vọng khi thấy Tiến Sĩ Hưng chỉ tóm lược phần phân tích và nhận định của nghị quyết mà thôi, còn phần các kế hoạch hành động cụ thể không được nói đến. Có lẽ Tiến Sĩ Hưng chưa đọc hết các tài liệu liên quan, nên không biết kế hoạch đó nằm trong phần Phụ đính, không in trong bộ FRUS 1952 – 1954, mà in trong The Pentagon Papers!
Về phương diện chính trị, kế hoạch này đã ấn định như sau:
Chính trị: Pháp phải trao trả độc lập hoàn toàn (gồm cả quyền rút lui khỏi Liên Hiệp Pháp) cho Nam Việt Nam và và yểm trợ một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government). Diệm phải mở rộng căn bản chính phủ, bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp và truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai). Sự hợp tác và hỗ trợ của Pháp cho những chính sách này là cần thiết; duy trì FEC (French Expeditionary Corps - Quân Đội Viễn Chính Pháp), là chủ yếu đối với an ninh Nam Việt Nam.”
(Gravel Edition, The Pentagon Papers, Volume I, Beacon Press, Boston, 1971, p. 204)
Chỉ với những câu viết vắn gọn như vậy, khi được triển khai, nó trở thành những biến cố lớn. Đọc các sử liệu tiếp theo, chúng ta sẽ hiểu tại sao ông Diệm phải truất phế Bảo Đại đến hai lần, việc dẹp tan các giáo phái, thống nhất quân đội và hình thành một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government) bằng cách tiến tới một chế độ độc đảng gióng Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan. Tướng Lansdale đã tranh luận rất gay gắt với ông Frederick Reinhardt, Đại Sứ Hoa Kỳ tại VNCH (1955 – 1957) lúc đó về việc thành lập Đảng Cần Lao. Nhưng Đại sứ Reinhardt bảo: “Vì ông Diệm nay là Tổng Thống được bầu, ông ấy cần có một đảng riêng của ông”. Tướng Lansdale cho biết thêm: Ông Reinhardt nói với tôi một cách cương quyết rằng quyết định về chính sách của Hoa Kỳ đã được ấn định và tôi phải hướng các hành động của tôi theo nó.” 2712">Trong bản phúc trình 17.1.1961 Tướng Lansdale nói rõ: “Đảng Cần Lao không phải là ý kiến của nhà Ngô, “trước tiên nó được đề xướng bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ” để loại bỏ cộng sản ra khỏi đất nước (the CLP was not their idea; it "was originally promoted by the U.S. State Department" to rid the country of communists).
Tuy nhiên, khi Mỹ muốn đem quân vào Việt Nam để thực hiện mục tiêu mà Mỹ muốn, ông Diệm không đồng ý, Mỹ liền đảo ngược kế hoach lại.
KHI MỸ QUYẾT PHÁ SẬP ĐỆ I VNCH
Ngày 14.3.1957, ông Elbridge Durbrow được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại VNCH thay thế Đại sứ G. Frederick Reinhardt. Kế hoạch phá sập chế độ Ngô Đình Diệm bắt đầu.
Đại sứ Durbrow được phái đến để phá sập Đệ I VNCH
Nếu khởi đầu Mỹ muốn ông Diệm hình thành tại miền Nam một chế độ gióng các chế độ chuyên chế của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, của Park Chung Hee ở Nam Hàn, của Sukarno và Suharto ở Nam Đương hay của Lý Quang Diệu ở Singapore... để loại bỏ cộng sản khỏi đất nước (to rid the country of communists), thì nay Đại sứ Durbrow yêu cầu ông Diệm “thực hiện dân chủ để được lòng dân và thắng cộng sản”. Tướng Lansdale đã phản đối vì cho ràng việc thay đổi nhanh như thế sẽ làm Miền Nam trở thành bất ổn.
Năm 1960 Đại Sứ Durbrow đã yểm trợ thành lập Khối Tự Do Tiến Bộ, thường được gọi là nhóm Caravelle, do ông Phan Khắc Sửu làm Trưởng Khối, để vận động thay thế ông Diệm. Tướng Lansdale đã viết giác thư đề ngày 20.9.1960 phân tích những sai lầm của Đại Sứ Durbrow. Nhưng Washington im lặng.
Một cuộc đảo chánh đã xảy ra ngày 11.11.1960, có nhiều thành phần của nhóm Caravelle tham dự. Cuộc đảo chánh thất bại. Hôm 4.12.1960 Đại Sứ Durbrow đã phải cho Luật sư Hoàng Cơ Thụy ngồi co gối trong thùng ngoại giao (valise diplomatique) để đưa ra khỏi Việt Nam.
Vì Đại Sứ Durbrow có nhiều bất đồng với chính phủ Ngô Đình Diệm và tai tiếng trong vụ đảo chánh ngày 11.11.1960, ngày 15.3.1961 Tổng Thống Kennedy đã quyết định cử ông Federick E. Nolting làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn thay thế Durbrow. Nhưng ngày 17.8.1963 Bộ Ngoại Giao đã cử ông Henry Cabot Lodge đến làm đại sứ tại Sài Gòn để tổ chức lật đổ và giết Tổng Thống Diệm.
MỞ ĐƯỜNG CHO BẮC VIỆT XÂM NHẬP VÀO MIỀN NAM
Từ ngày 12 đến 22.1.1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN đã họp Hội nghị lần thứ 15 tại Hà Nội dưa ra nghị quyết giải phóng miền Nam”. Tháng 5 năm 1959, Hà Nội quyết định mở con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào để xâm nhập vào Miền Nam, lấy tên là Đường 559, thường được gọi là đường Hồ Chí Minh.
Chính phủ Ngô Đình Diệm đã ký hiệp ước với Lào cho Quân Lực VNCH đóng chốt ở Tchépone và Mường Phín, đồng thời giao cho Thiếu Tá Trần Khắc Kính, Phó Giám Đốc Sở Liên Lạc, mở các cuộc hành quân trên đất Lào để ngăn chận Cộng quân xâm nhập vào miền Nam. Số quân VNCH đóng chốt và hành quân ở Lào có lúc lên đến khoảng 170.000 người. Cộng quân khó xâm nhập được.
Đùng một cái, ngày 25.1.1963, Tổng Thống Kennedy tuyên bố ông muốn biến Lào thành “một nước độc lập, hòa bình và không liên kết”. Averell Harriman, Thứ Tưởng Ngoại Giao về Vấn Đề Chính Trị, được coi là người có quyền hành nhất lúc đó tại Tòa Bạch Ốc, cho rằng phải trung lập hóa Lào để ngăn chận Cộng quân dùng đất Lào xâm nhập vào Miền Nam. Ngày 16.5.1961, một Hội Nghị Quốc Tế Giải Quyết Vấn Đề Lào được triệu tập tại Genève. Chính phủ Ngô Đình Diệm phản đối rất mạnh, nhưng Harriman cứ tiến tới. Ngày 23.7.1962, Hiệp Ước Hòa Bình tại Lào đã được ký kết, 666 cố vấn Mỹ và toàn bộ quân đội của VNCH phải rút khỏi Lào. Bắc Việt cũng cam kết như thế. Nhưng thực tế không như Harriman tuyên bố. Theo báo cáo của CIA, sau khi Lào tuyên bố trung lập, khoảng 7000 bộ đội Bắc Việt chẳng những không chịu rút khỏi Lào mà còn bành trướng thêm.
Henry Cabot Lodge, kẻ thi hành lệnh đảo chánh, giết ông Diệm và ông Nhu
Nhiều người tin rằng Harriman đã mở đường cho Bắc Việt tràn vào Miền Nam rồi viện vào lý do đó tuyên bố phải đổ quân vào để “cứu Miền Nam”!
LỊCH SỬ VẪN LÀ LỊCH SỬ…
Trên đây là những nét đại cương về tình hình Miền Nam dưới thời Đệ I VNCH được tìm thấy trong sử liệu của Mỹ, nhưng khi vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để phục vụ mục tiêu mới, Mỹ đã tìm cách bôi bác để che dấu sự thật.
Robert F. Turner, Giáo sư Luật tại Đại học Virginia và cũng là một học giả nổi tiếng về chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, đã từng nhận định rằng đa số những gì về chiến tranh Việt Nam đang được giảng dạy tại các trường trung học và đại học ở Mỹ lại gần với thần thoại hơn là lịch sử.
Nhưng Đức Dalai Latma đã nói: “Lịch sử là lịch sử. Và lời tuyên bố của tôi không thay đổi được lịch sử đã qua.
Ngày 12.10.2017
Lữ Giang
Câu chuyện xúc động về cô gái trốn khỏi địa ngục Triều Tiên
"Tràn vô Thăng Long" - Trần Kim Bằng
Đăng ngày 15 tháng 10.2017