banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn tạm ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Ai làm cho Huế đau thương?

Đặng Chí Hùng
 

Trong một dịp đến Huế, tôi đã được gặp và nói chuyện với một anh bạn hơn tôi gần 10 tuổi. Anh ấy là con của một nữ chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam và anh ấy vừa xin ra khỏi đảng. Tôi vô tình gặp anh và anh đề nghị tôi giữ kín danh tính cho anh đến ngày đất nước có tự do, dân chủ thực sự anh ấy sẽ công khai tất cả những sự thật đau thương của Huế năm 1968 mà mẹ của anh chính là một nhân vật trong cái gọi là "phe chiến thắng" ấy.
Mẹ của anh là trung đội phó một trung đội chuyên đi chặt đầu, treo cổ và chôn sống đồng bào tại Huế. Khi bà thức tỉnh thì bà đã bị chết một cách kỳ quái không rõ nguyên nhân và đến nay mặc dù bà mẹ của anh chết trong chiến tranh nhưng vẫn không được công nhận là liệt sỹ. Cũng bởi vì cuốn nhật ký ghi lại tội ác của bà và những nhận xét có phần ăn năn của bà đã khiến nó bị bộ chỉ huy quân sự tỉnh thừa thiên Huế tịch thu mất.
Trong khuôn khổ bài này tôi xin không bình luận về anh ấy và cũng bình luận về câu chuyện của bà mẹ anh ấy. Nhưng đó là mở đầu thay cho lời tựa của bài viết về một sự thật đau thương cho gần 5000 người dân vô tội tại Huế đã bị bác Hồ và đảng của bác giết hại oan khuất.
Tôi viết bài này để cầu mong cho gần 5000 nghìn linh hồn oan khuất ấy được siêu thoát như một tấm lòng chân thành của một người đáng tuổi con cháu đối với những người bị cộng sản tàn ác giết chết. Sự thật là trước tôi có rất nhiều người viết về sự kiện này nhưng đa phần chỉ nói đến vai trò của ông Hồ một cách mơ hồ hoặc không có bằng chứng rõ nét. Bài viết này của tôi sẽ chứng minh cho bạn đọc thấy sự thật về vai trò cầm đầu trong cuộc thảm sát tại Huế năm 1968 của ông Hồ.
 
A. Huế tang tóc:
Sự thật lịch sử luôn công bằng và chính xác dù có bị che khuất bởi mưu toan chính trị nào cũng sẽ dần bị phanh phui. Đảng cộng sản là một đảng có truyền thống làm việc này. Trong khuôn khổ phần này tôi xin chứng minh ai là người giết hại đồng bào Huế vô tội một cách dã man nhất. Tôi xin không nhắc lại diễn tiến của những trận đánh gây tan hoang miền Nam của cộng sản. Tôi xin đi sâu vào hậu quả và những kẻ chủ mưu của tội ác đó.

1. Những con số khủng khiếp:
Trên thực tế con số của nhân dân Huế bị cộng sản giết hại được thống kê từ nhiều nguồn khác nhau. Tôi xin minh chứng ra sau đây một số nguồn để thấy rõ sự thật về những con số khủng khiếp mà nó là kết quả của chính sách bạo tàn của đảng cộng sản.
Đầu tiên, Theo báo cáo tổng kết của Douglas Pike, lúc bấy giờ là nhân viên hành chính ngoại giao của cơ quan thông tin Hoa Kỳ, năm 1970 trong cuốn sách "Vietcong Strategy of Terror":
"Câu chuyện (về Huế) chưa chấm dứt. Nếu ước đoán của giới chức Huế được coi như gần đúng, khoảng 2.000 người vẫn còn mất tích. Tổng kết về người chết và mất tích như sau:
Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất tích
Chiến trường: 1.900 bị thương vì chiến cuộc; 944 thường dân chết vì chiến cuộc
Nạn nhân của những vụ giết tập thể:
1.173 - số tử thi tìm trong đợt đầu sau cuộc chiến, 1968
809 - số tử thi tìm trong đợt nhì, kể cả tìm thấy ở đụn cát, tháng 3-7 năm 1969
428 - số tử thi tìm trong đợt thứ ba, trong khe Đá Mài (khu Nam Hoa) - tháng 9 năm 1969
300 - số tử thi tìm trong đợt thứ tư, khu Phu Thu, tháng 11 năm 1969
100 - số tử thi tìm thấy các nơi trong năm 1969
      - mất tích (tính đến năm 1970)".
Qua đó có thể thấy được tính chất dã man của cộng sản với nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh con số của D.Pikes cũng cần phải phân tích sự xuất hiện của hai ý kiến khác thuộc về phía những người Mỹ. Theo wiki
(links: http://vi.wikipedia.org/wiki/Thảm_sát_Huế_Tết_Mậu_Thân) có viết:
Theo Gareth Porter("The 1968 'Hue Massacre”. Tạp chí Indochina Chronicle số 33, 24/6/1974.), một học giả Mỹ, các ước lượng ban đầu của Bộ Di dân và An sinh Xã hội Việt Nam Cộng hòa, số dân thường thiệt mạng do giao tranh và bom pháo là 3.776, trên tổng số dân thường bị thương, chết hoặc mất tích là 6.700 người[5], chứ không phải các con số 944 và 7.600 do Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đưa ra[6]. (Các con số 944 và 7.600 này đã được Pike Douglas dùng trong thống kê của mình.)
Về các con số cụ thể tại các địa điểm khai quật, Gareth Porter[4] viết:
"...tại địa điểm trường trung học Gia Hội, báo cáo chính thức của Mỹ, dựa trên thông tin cung cấp bởi Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10, đưa ra tổng số 22 mộ tập thể và 200 tử thi, với bình quân 9 tử thi mỗi mộ. Nhưng khi Steward Harris [phóng viên Thời báo Luân Đôn] được đưa đến địa điểm đó, người sĩ quan Việt Nam hộ tống nói với anh ta rằng mỗi ngôi mộ trong số 22 ngôi có từ 3 đến 7 xác, cho ra tổng trong khoảng từ 66 đến 150. Cũng khoảng trong thời gian đó, Tiểu đoàn Chiến tranh Chính trị số 10 xuất bản một cuốn sách nhỏ dành cho người đọc Việt Nam, trong đó nói rằng tại trường học có 14 mộ (chứ không phải 22), con số này còn làm giảm tổng số hơn nữa.".
Cũng theo Gareth Porter, Alje Vennema[7], một bác sỹ làm việc cho một đội y tế Canada tại bệnh viện Quảng Ngãi và đã tình cờ có mặt tại Bệnh viện Huế trong thời gian xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân, nói tổng số tử thi tại bốn địa điểm chính được phát hiện ngay sau Tết là 68, chứ không phải con số 477 như đã được tuyên bố chính thức.
Nếu để lấy các con số của G.Porter và Vennema đề bào chữa cho tội ác của cộng sản thì cũng phải nhận thấy rằng: Thực tế Porter và Vennema chỉ nói đến con số của 1 địa điểm là trường Trung học Gia Hội và bệnh Viện Huế. Cứ tạm coi con số đó là đúng đi chăng nữa thì với hàng chục điểm nhân dân bị chôn sống, chặt đầu đi thì con số lên tới hàng nghìn có đúng không? Có là tội ác không. Hơn thế nữa nhưng quan điểm của Porter và Vennema dựa trên những gì họ nhìn thấy ngay sau tết nên thống kê con số của họ không thể chính xác bằng Pikes khi anh này nắm những con số của chính phủ Mỹ và được thống kê tận cho đến năm 1970.
 
Thứ hai, Phóng viên Thiện Giao của đài RFA qua bài “Huế, 25 ngày kinh hoàng của 40 năm trước” thì theo ông Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên Huế kể lại:
“Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2.326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia đình Nạn nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4.000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6.000 người. Có nhà báo ước tính 5.000 người. Chúng tôi cho con số 5.000 đến 6.000 là không sai lệch lắm đâu.....”
“Đỉnh điểm là Khe Đá Mài, thuộc núi Đình Môn Kim Ngọc, tại đây khoảng 400 bộ hài cốt đã được tìm thấy. Những hài cốt tìm thấy tại Khe Đá Mài chính là của những người trú ẩn tại xứ đạo Phủ Cam, xã Thủy Phước, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên .”
“Cộng Sản bắt đi trên 500 người, thanh niên từ 15-16 tuổi đến ông già 60-70 bị đưa đi giam ở chùa Từ Đàm. Đến đêm, họ bị dẫn đi lên đường núi và qua sông. Sau đó tàn sát hết mọi người trong tư thế bị trói”.
Như vậy con số gần 5000 nghìn người chết oan đã được nói tới cũng như thêm khẳng định một tội ác của đảng cộng sản.

Thứ ba, Theo ông Nguyễn Phúc Liên Thành khi trả lời phỏng vấn của RFA tháng 1-2008, thời điểm mậu thân 1968 tại Huế ông đang giữ cương vị Phó trưởng ty Cảnh sát Đặc biệt lực lượng Cảnh sát Quốc gia tại Thừa Thiên thì: “Những báo cáo của các cuộc Cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5.300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên”...
Và qua đây con số xoay quanh 5000 nạn nhân lại được đề cập đến như một sự khảng định về tội ác của cộng sản.
 
Thứ tư, Theo phúc trình của chính phủ Hoa Kỳ tại cuốn sách có nội dung mật “The Pentagons papers” trang 128 có viết: "Sự thật ước tính có khoảng từ 4600 đến 5200 người bị chặt đầu hoặc chôn sống trong thảm sát ở Huế năm 1968. Đa phần họ là nhân viên hành chính và dân thường…”. Lại thêm một tài liệu khẳng định số người lên đến hàng 4000-5000 người chết oan bởi bàn tay sắt máu của cộng sản độc tài.
Tuy nhiên nếu với chỉ 4 dẫn chứng trên thì chưa đủ sức nặng để khẳng định tội ác tày đình của đảng cộng sản. Họ sẽ cho rằng bài viết của tôi chỉ đưa ra những con số của phe “Chống cộng". Vậy xin nêu ra đây những con số khủng khiếp mà “phe của họ” đã nói để thấy sự thật kinh khủng thế nào.

Thứ năm, Trong cuốn sách có tên “Đối nghịch" của tác giả J. Leroy – một nhà hoạt động xã hội người Pháp. Ông ta cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp. Cuốn sách của ông đi sâu phân tích về tính chất đối lập của đảng cộng sản và các đảng phái khác. Cuốn sách có dẫn chững về cuộc chiến Việt Nam như là một sự đối nghịch đỉnh điểm về ý thức hệ. Trong trang 237 của cuốn sách in năm 2000 tại Pháp có nội dung:
"Việc coi đối thủ về ý thức chính trị là kẻ thù đôi khi bị đẩy đi quá xa. Cuộc chiến ở Việt Nam là một minh chứng. Nói riêng về cuộc sự kiện thảm sát ở Huế - thành phố miền Trung Việt Nam năm 1968 là một nỗi đau lớn. Có khoảng 5000 nghìn người bị chết oan uổng dù họ chỉ là dân thường đi làm công ăn lương cho chính quyền cộng hòa. Người Miền Bắc coi những người cùng dòng máu này là những kẻ thù địch. Thật oan cho họ khi họ không phải là những người cầm súng hoặc tham gia gián tiếp vào các hành động quân sự...”
Vậy ngươi Pháp cộng sản này nói gì? Ông ta đã nói đến con số khoảng 5000 người chết oan do cộng sản gây ra. Sự thật thật khủng khiếp.

Thứ sáu, Các bạn quay ngược lại phần 9 khi tôi đã giới thiệu về tác giả Trung cộng Hà Cẩn (Viện văn học Trung quốc) có một cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: “Mao chủ tịch của tôi” bởi nhà Xuất bản Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang có đoạn trang 202 nói về chiến Tranh Việt Nam. Đoạn đó có đoạn tạm dịch như sau: "Với khoảng 4.900 người bị chết oan trong cuộc tổng tiến công vào Huế mùa xuân năm 1968, uy tín của đảng cộng sản và mặt trận giải phóng Miền Nam bị ảnh hưởng rất nặng nề. Việc đổ tội cho cấp dưới không đem lại hiệu quả cao…”.
Lại một cuốn sách của người cộng sản Trung Quốc thân tín với đảng cộng sản Việt Nam vạch mặt chính những đồng chí của mình. Thật là khủng khiếp.

Thứ bảy, Trên tờ tạp chí Quân Đội – báo của quân đội cộng sản số 21- năm 1968 trang 03 có bài viết của tác giả Văn Bình ca ngợi chiến thắng của cộng sản trong tết Mậu Thân: "Chúng ta đã đánh nhanh, thắng nhanh tiêu diệt được hàng nghìn tên địch để giải phóng Huế, Sài Gòn. Tại mặt trận Huế, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân đưa ra xét xử công khai hàng nghìn tên có tội ác với nhân dân...”
Chúng ta thấy gì ở bài viết? Tác giả của đảng không dám viết thẳng về số người bị giết oan là bao nhiêu nhưng với con số hàng nghìn thì những nghi vấn và những con số khách quan trên kia là hoàn toàn có cơ sở vì cộng sản luôn giấu nhẹm tội ác của mình.

Kết Luận: Qua 7 dẫn chứng của các bên liên quan cho thấy con số từ 4000 – 5000 là con số người chết oan trong tết mậu thân 1968 ở Huế mà tôi cho là có thể chấp nhận được.
Vấn đề con số chính xác đến từng người không phải là vấn đề quá quan trọng. Ở đây là dù với con số hàng nghìn, 4000 hay 5000 nghìn cũng cho thấy tội ác mà cộng sản đã gây ra cho nhân dân Huế vô tội. Đó là tội ác giết người cần phải được lên án.

2. Đảng cộng sản đã giết hại đồng bào vô tội:
Cần phải làm rõ hai việc ở đây đó là: Ai đã giết hại đồng bào Huế và giết bằng cách nào. Điều này phản bác lại luận điệu của cộng sản là đa phần nhân dân chết do đạn pháo, máy bay trực thăng bắn và lính của mặt trận GPMNVN được chôn cất chung với nhân dân. Tôi xin khẳng định tội ác trong tết Mậu Thân tại Huế hoàn toàn là do những người cộng sản gây nên. Những người chết do tên bay đạn lạc không phải là không có. Nhưng xin đi sâu vào sự việc hàng nghìn người bị chôn sống và chặt đầu oan tại Huế.
Cho đến nay nhiều nhân chứng và người thân của những nạn nhân tại Huế còn sống để khẳng định điều này. Nhưng trong khuôn khổ bài này tôi xin dùng nhiều tài liệu để chứng minh sự dã man của đảng cộng sản Việt Nam gây ra cho nhân dân Huế.

Thứ nhất, đọc hồi ký của Lê Minh, trong vai trò tư lệnh chiến trường Huế Tết Mậu Thân – Nguyên Bí thư Thừa Thiên Huế đã tâm sự trong Hồi Ký của mình trang 137:
“ Tôi thấy cần phải nói đến một điều đáng buồn. Về sự tang tóc trong biến cố Mậu Thân (…) còn lại một mặt của vấn đề, việc trừng trị những người có tội ác với nhân dân đã nổi dậy. (…) Rốt cuộc là đã có những người bị xử oan trong chiến tranh. Dù lý do thế nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về lãnh đạo, trong đó có trách nhiệm của tôi. (…)”
Chúng ta thấy vị tư lệnh chiến trường của cộng sản này nói gì? Đó là những người bị xử oan mà ông ta đã thừa nhận. Cùng đó ông ta cũng nói đến những người bị cho là tội ác với nhân dân. Xin nhớ rằng những người đó chỉ là những người làm hành chính và cộng sản lại đổ thừa cho sự “nổi dậy” của nhân dân giống như họ từng đổ tội cho bần nông trong CCRĐ. Vậy xin hỏi những ủy ban mà người cộng sản lập ra để lam gì? Họ luôn tuyên truyền là lực lượng cách mạng đại diện cho nhân dân vậy sao lại để nhân dân làm bừa? Đó chỉ là một hành động đổ thừa tội ác cho nhân dân của đảng cộng sản.

Thứ hai, xin quay lại nội dung cuộc phỏng vấn của Thụy Khuê với Hoàng Phủ Ngọc Tường khi ông này đến Pháp (Xem toàn bộ bài phỏng vấn ở đây: http://nghianhan.multiply.com/notes/item/53). Bài phỏng vấn có đoạn:
“TK: Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xẩy ra trong một trình tự như thế nào?
HPNT: Huế Mậu Thân đã xẩy ra cách đây gần 30 năm. Sách vở, tài liệu đã được công bố từ nhiều phía của cuộc chiến, khá đầy đủ, có thể làm cơ sở cho những phân tích khoa học để giải phẫu một cuộc chiến mà thật ra, không thể đơn giản tách riêng ra trong biến cố Mậu Thân. Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng.
Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế, chứ không phải một chính sách toàn cục của cách mạng. Bởi vì tình trạng giết chóc bừa bãi như vậy, đã không xẩy ra ở những địa phương khác trong Mậu Thân, ngay cả trên một địa bàn rộng lớn với tình trạng xen kẽ giữa những lực lượng đối địch rất phức tạp như ở Sài Gòn thời ấy.”
Như vậy ta có thể thấy gì ở đoạn trích này. Đó là Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thừa nhận chính những người cộng sản gây ra với nhân dân là oan sai cho nhiều người dân. Bỏ qua sự biện hộ đây chỉ là một sai lầm cục bộ vì kẻ giết người luôn tìm cách biện hộ cho mình bằng một lý do mơ hồ mà nhất là đảng cộng sản. Chúng ta thấy một sự thật là thêm một người phe đảng công nhận họ có giết người oan sai.

Thứ ba, theo hồi ký của Trương Như Tảng (cựu Bộ trưởng Tư pháp [Chính phủ Cách mạng lâm thời] Cộng hòa miền Nam Việt Nam, về sau ly khai chính phủ và vượt biên sang sống lưu vong ở Pháp), thì: "trong cuộc chiếm đóng Huế, một số lớn người đã bị xử tử vì thuộc thành phần phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (viên chức, cảnh sát, sĩ quan, chính trị gia, địa phương quân...) nhưng cũng có người bị giết mặc dù không tham gia chiến trận".
Chúng ta thấy ở đây người cộng sản đã thừa nhận chính họ đã giết những người vô tội không tham gia chiến đấu hoặc viên chức chính trị. Đây là một bằng chứng cho thấy tội ác của đảng cộng sản với những người vô tội.
Thứ tư, tác giả Young (Marilyn B. Young) trong sách tựa đề The Vietnam Wars, 1945-1990 (New York: Harper Perennial, 1991) ghi lại:
"Trong những ngày đầu của cuộc chiếm đóng quả thực có những vụ xử tử công khai tại chỗ... khi trận chiến gần kết thúc bởi cuộc công pháo, lính miền Bắc trên đường rút lui xử tử những người họ đang giam giữ thay vì thả họ ra hay bắt theo làm tù binh - với con số người chết không nhiều như chính phủ Sài Gòn và Washington công bố, nhưng nhiều đủ để tạo những câu hỏi tang thương cho những người sống sót ở Huế...".
Lại thêm một bằng chứng cho thấy sự tàn ác của đảng cộng sản dù cho họ có cho rằng con số ít thế nào. Nhưng tội ác giết tù binh là không thể chấp nhận được. Ngoài ra là những vụ xử công khai những người chỉ làm hành chính.

Thứ năm, theo Theo Pike (Douglas Pike, "Vietcong Strategy of Terror") thì có 3 giai đoạn đưa đến những vụ xử tử.
“Giai đoạn đầu là một loạt các cuộc xử án công cộng kéo dài khoảng 5 - 10 phút do giới chức trong quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng dựng lên. Bị cáo luôn bị kết án "có tội với nhân dân".
Giai đoạn nhì, khi họ cho rằng họ sẽ giữ được Huế lâu dài, quân Mặt trận Giải phóng bắt đầu tiến hành công tác giáo dục tư tưởng yêu nước cho quần chúng. Những ai bị tình nghi có thái độ chống cách mạng từ từ bị truy lùng trong giai đoạn này. Người theo đạo Công giáo, các nhà trí thức, thương gia, và đám người bị tội làm 'tay sai Đế quốc' bị chiếu cố để "tạo dựng xã hội mới". Giai đoạn sau cùng, khi thấy rõ họ đang bị đánh bật ra khỏi Huế, quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng thi hành những vụ thủ tiêu nhân chứng - bất cứ ai biết mặt họ, nhìn thấy những tội ác trong lúc Huế bị chiếm đều bị giết và chôn mất xác."
Rõ ràng đây là một hành động tàn bạo của đảng cộng sản với cánh tay nối dài của mình là lực lượng MTDTGPMN đã gây ra với nhân dân vô tội tại Huế.

Thứ sáu, như trên tôi đã giới thiệu cuốn sách của “Đối nghịch" của tác giả J. Leroy thì ngoài việc ông ta khẳng định về số người chết oan trong sự kiện thảm sát tết Mậu Thân thì trong trang 240 ông cũng viêt tiếp:
"Mấu chốt ở vấn đề của mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam thi hành lệnh của ai trong vụ thảm sát. Họ nghe ai khi bản thân họ có chỉ huy là người của đảng cộng sản cử vào, số quân tham chiến từ miền bắc gửi vào cho đến năm 1970 chiếm hơn 80% mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam…"
Vậy thì rõ ràng đảng cộng sản Việt Nam chính là kẻ gây nên tội ác với nhân dân Huế năm 1968. Các bạn cũng cần nhớ lại trong phần 13 tôi đã chứng minh ở luận điểm: Sau khi phân chia đất nước theo hiệp định Geneve thì đảng cộng sản liền ém quân và cán bộ đầu não lại chỉ đạo chống phá miền Nam từ những năm 1960 (Khi Mỹ chưa đổ quân tham chiến vào Việt Nam ). Vậy thì cuộc thảm sát mậu thân chính là do chính sách của đảng cộng sản gây nên.

Thứ bảy, Tạp chí Time của Mỹ số ra ngày 31-10-1969, trong bài “The massacre of Hue” (Cuộc thảm sát ở Huế) đã đặt câu hỏi: “Điều gì đã khiến Cộng Sản tàn sát?” Rồi tạp chí này trả lời:
“Nhiều người dân Huế tin rằng lệnh hành quyết được đưa thẳng từ Hồ Chí Minh xuống. Tuy nhiên, có lẽ chắc chắn hơn, đơn giản là Cộng Sản đã mất tinh thần. Họ đã bị nhồi sọ để tin tưởng rằng nhiều người dân miền Nam sẽ xuống đường tranh đấu cùng với họ trong cuộc tổng tấn công vào dịp Tết. Nhưng điều đó đã không xảy ra, và khi trận chiến ở Huế bắt đầu nghiêng về phía quân đồng minh, Cộng Sản đã hoảng sợ và giết sạch các tù nhân”.
Như chúng ta đã biết tờ tạp chí Time được người cộng sản hết sức coi trọng và họ cho rằng đây là một tạp chí có thể “chấp nhận" được theo ý họ. Nhưng bài viết cho thấy sự thật là cộng sản rất tàn ác với nhân dân.

Thứ tám, ngày 24-1-2008, ông Bùi Tín cũng đã đưa ra luận điệu tương tự khi trả lời phỏng vấn:
“Khi quân Mỹ đổ bộ lại từ Phủ Bài trở ra để lấy lại Huế thì anh em họ trói, di chuyển đi hàng mấy trăm tới hàng nghìn người. Do vướng chân, mệt, rồi bị pháo bắn ở ngoài biển vào dữ dội cho nên do phần lớn do tự động các chỉ huy trung đội tới trung đoàn đồng lõa với nhau để thủ tiêu không cho cấp trên biết”.
Bỏ qua luận điệu về sự tự phát theo cách nói của cộng sản thì hành động giết người với nhân dân là có thật và tội ác này chính là của các cán bộ đảng viên cộng sản gây nên (Cán bộ chỉ huy trung đội tới trung đoàn đều là đảng viên cộng sản cao cấp). Tại sao khi họ tự phát gây ra sau này không bị kỷ luật nếu đảng cộng sản thực tâm không muốn giết dân? Đó chính là điểm mâu thuẫn của những lời bao biện cho tội ác của cộng sản. Với những hành vi giết người vô tội không theo chủ trương của đảng thì nếu ở Mỹ hay các nước dân chủ khác, các vị chỉ huy đó chắc hẳn ra toàn án binh thậm chí tử hình. Nhưng ở đây họ vô sự, thăng quan tiến chức. Chỉ có thể là: Đó là sự chủ trương của đảng cộng sản.

Kết Luận: Bằng 8 dẫn chứng, chúng ta đã thấy chính những người cộng sản và những người trung lập đã thừa nhận cuộc thảm sát là do đảng cộng sản với cánh tay nối dài của họ là MTGPMN gây ra. Những bao biện do bị tên bay đạn lạc không thể chấp nhận khi họ công khai thừa nhận những vụ việc xử tù nhân cả công khai lẫn thủ tiêu.
Như vậy tội ác của đảng cộng sản là hết sức rõ ràng. Nhưng ai là kẻ đứng đầu chỉ huy cuộc thảm sát ấy. Xin được trình bầy sau đây.
 
B. Ai làm cho Huế đau thương:
Từ lâu vài trò của đảng cộng sản là rõ rệt trong cuộc thảm sát Mậu thân ở Huế. Nhưng ông Hồ thì sao? Tôi xin trình bày sau đây một sự thật đó là chính ông ta là kẻ chủ mưu trong cuộc thảm sát này. Hẳn chúng ta còn nhớ những sự kiện NVGP hay CCRĐ mà tôi đã chứng minh ông ta là kẻ chủ mưu. Sự việc thảm sát mậu thân Huế cũng nằm trong tầm tay của kẻ sát nhân này cũng không có gì là lạ. Xin được đưa ra bằng chứng cụ thể dưới đây.

Thứ nhất, các bạn quay lại phần 2 tôi đã chứng minh đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức mà ông Hồ nắm quyền toàn bộ. Như vậy về cơ bản ông Hồ và đảng cộng sản phải chịu trách nhiệm chính về vụ việc này.
Cũng cần nói thêm, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ và sắt máu của cộng sản, không có một người nào dưới quyền đảng Cộng Sản mà không bị kiểm soát, không có một người nào dưới quyền cộng sản mà có thể tự ý làm bất cứ điều gì họ nghĩ. Nhất nhất họ đều phải theo chỉ thị của đảng bộ và của cấp trên. Do đó, việc tàn sát trong cuộc chiến Tết Mậu Thân hoàn toàn là chủ trương chính sách của đảng CSVN.
Đảng Cộng Sản là một đảng chính trị tổ chức chặt chẽ, rất có kỷ luật. Bất cứ đơn vị quân đội cộng sản nào cũng có một chính uỷ (uỷ viên chính trị) để điều khiển công việc, đứng trên và quyền hành hơn cả đơn vị trưởng. Do đó, không thể đổ lỗi cho các cán binh cộng sản rút lui nên mới tàn sát bừa bãi, và cũng không thể đổ lỗi cho các đơn vị địa phương hay tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế đã phạm sai lầm hoặc giết người để tự vệ.
Chắc chắn phải có kế hoạch chính sách do trung ương hoặc do các đảng uỷ cộng sản quyết định, khi tiến thì làm gì, khi rút lui thì làm gì, các đơn vị thừa hành hoặc các cán binh mới dám tàn sát dân chúng một cách vô nhân đạo, tàn bạo nhất trong lịch sử Việt Nam và cả lịch sử thế giới. Hiếu sát, giết người bừa bãi là một đặc tính căn bản của cán bộ cộng sản học được từ các lãnh tụ Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh. Như thế, đảng CSVN phải chịu trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử về việc tàn sát trong cuộc chiến tết Mậu Thân năm 1968. Và người đứng đầu không ai khác chính là ông Hồ.

Thứ hai, tại “Nghị quyết của hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng”, in trong Văn kiện đảng toàn tập, Tập 24, 1963, (Hà Nội: Chính Trị Quốc Gia, 2003) có viết:
"Tháng Mười hai năm 1963, chỉ một tháng sau khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp tại Hà Nội để bàn luận và thông qua Nghị quyết hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành. Nghị quyết này nhận định rằng “tổng công kích, tổng khởi nghĩa sẽ là hướng phát triển tất yếu của cách mạng miền Nam để đạt tới toàn thắng”. Trung ương Đảng dự tính khả năng chiến thắng cuộc chiến một cách nhanh chóng, trước khi Mỹ quyết định có nên điều các đội quân Mỹ tới cứu chế độ Việt Nam Cộng hòa hay không. Vẫn duy trì đường hướng chung về việc tiến hành một cuộc “chiến đấu lâu dài” ở miền Nam, Nghị quyết 9 kêu gọi một nỗ lực đến mức tối đa nhằm “tranh thủ thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng, quyết tâm giành cho được những thắng lợi có tính chất quyết định trong mấy năm tới".
Như vậy chúng ta có thể thấy được điều gì? Đó là cuộc tấn công vào Huế mà đỉnh điểm vụ thảm sát nêu trên đã được vạch kế hoạch ra từ thời điểm năm 1963. Thời điểm đó ông Hồ còn chưa bị ông Lê Duẩn lấn át và cô lập. Vậy thì ông Hồ chính là kẻ vạch ra chủ trương tổng công kích và nổi dậy đẫm máu đó trong vai trò kẻ đứng đầu đảng cộng sản.

Thứ ba, như trong phần trước tôi đã chứng minh ông Hồ chính là kẻ làm tay sai bán nước cho Trung cộng, làm chư hầu và âm mưu làm suy yếu nội lực dân tộc. Và trước cuộc tổng công kích đẫm máu ông ta đã có liên hệ với Trung cộng.
Ngày 04/07/1967, Võ Nguyên Giáp và Phạm văn Đồng đã sang Trung Cộng để tường trình Bắc Kinh tình hình và chiến lược quân sự, bao gồm cuộc tổng tấn công này.
Phạm Văn Đồng đã báo cáo Chu Ân Lai như sau: "Một số chiến lược đang được áp dụng trên chiến trường miền Nam theo lời đề nghị khi trước của các đồng chí". Chiến tranh nhân dân là chiến lược đã được áp dụng trên chiến trường miền Nam. Chiến lược này do Mao Trạch Đông đề xướng, chủ yếu là "lấy nông thôn bao vây thành thị" và "vũ trang tổng tấn công và nổi dậy". Chiến lược này được xử dụng như kim chỉ nam cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968.
Trong buổi họp, Chu Ân Lai than thở, ông và các đồng chí của ông đều đã trên dưới bẩy mươi, và nhấn mạnh: "Mặc dù tôi đã già, tham vọng vẫn còn đó. Nếu chiến tranh ở miền Nam không chấm dứt vào năm tới, tôi sẽ thăm các đồng chí và tham quan". Năm tới mà Chu Ân Lai muốn nhấn mạnh là Mậu Thân 1968.
Những câu nói trên được trích trong cuốn “Biên niên sử đảng cộng sản Việt Nam” – MXB Quân đội năm 1983. Điều mà chúng ta cần đặt câu hỏi là khi ông Đồng nói đã áp dụng chiến lược của các đồng chí. Đó là chiến lược gì? Đó chính là việc thực hiện tổng công kích đẫm máu mà tôi đã chứng minh Trung cộng muốn Việt Nam đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng.

Thứ tư, bản chất hiếu chiến giết người của ông Hồ còn được chính bản thân ông ta thể hiện qua bài thơ chúc tết trước cuộc tàn sát kinh hoàng mậu thân năm 1968. Bài thơ của ông ta như sau:
“…..Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta."
(links:http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=3&ID=153 của báo Người cao tuổi đảng cộng sản Việt Nam).

Bài thơ như một lời cổ động đánh nhau trong thời điểm mà người dân Việt Nam phải ăn tết cổ truyền. Đây là bằng chứng cho thấy tính hiếu chiến của ông Hồ. Các cụ có câu “Trời đánh tránh miếng ăn”. Nói rộng ra là tết cổ truyền là ngày ăn chơi của nhân dân dù Nam, dù Bắc. Nhưng ông Hồ lại thúc giục đánh nhau cho thấy âm mưu chủ đạo của ông ta bằng bài thơ cổ vũ giết chóc.

Thứ năm, như đã giới thiệu về tác giả Hà Cẩn ở trên. Trong trang 208 cuốn “Mao chủ tịch của tôi” có viết được tạm dịch như sau:
"Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cần phải thanh trừ bọn chống đối nhân dân khi các thành phố được giải phóng trong cuộc tổng nổi dậy tết 1968, chúng không có lợi cho lực lượng cách mạng vào tiếp quản thành phố. Hồ Chù tịch đã học theo cách làm của Mao Chủ Tịch khi Trung quốc tiến hành Vạn lý Trường Chinh….”
Qua đây chúng ta thấy chính ông Hồ học theo sách lược của Mao để “thanh trừ “ cái gọi là bọn chống đối nhân dân. Họ là những người làm hành chính, nhân dân vô tội như tôi đã chứng minh ở phần trên. Vậy mà ông Hồ đã học theo thầy ông ta là Mao để đem lại kết quả bi thương cho xấp xỉ 5000 người dân vô tội ở Huế.

Thứ sáu, trong cuốn “Bác Hồ với Tết Mậu Thân năm ấy”, đăng trên Văn Nghệ số Tết Mậu Dần 1998, tr. 4 do Vũ Kỳ là thư ký riêng thân tín và lâu năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố có đoạn:
“Sáng 25 tháng 12 năm 1967, thứ hai, 7 giờ 15 phút, Bác sang hội trường Ba đình, chủ toạ cuộc gặp mặt chúc mừng năm mới của Đoàn Ngoại giao ở Hà Nội. Bác rất vui, chúc năm mới Đoàn Ngoại giao. Tiếng Bác sang sảng và như trẻ ra.”
Ngày 28 tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt ngay bên nhà Bác Hồ, có bản đồ to kê trên bục trong phòng họp và nhiều tướng lĩnh đến báo cáo.
Từ sự phân tích và nhận định tình hình, Bộ Chính trị đề ra:
“Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên một bước phát triển cao nhất, bằng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa đề giành thắng lợi quyết định”.
Như vậy đã rõ ràng ông Hồ là người tham gia cuộc họp vào giờ chót để chỉ đạo cuộc tổng công kích đẫm máu gây ra cho nhân dân Huế. Thậm chí ông Vũ Kỳ còn miêu tả ông Hồ như “trẻ ra”. Vậy thì ông ta hoàn toàn khỏe mạnh và tỉnh táo ra những quyết định chết người với nhân dân. Khác hẳn với những luận điệu cho rằng lúc đó ông Hồ ốm yếu, không tham gia chỉ đạo từ đầu để bao che cho ông Hồ về tội ác mậu thân năm 1968.
Ngoài ra, trong bài viết của mình ông Vũ Kỳ cũng nói thêm:
"Chiều 29 tháng 12, Bác Hồ mời Bác Tôn đến cùng ăn cơm. Ngắm hai cụ già thân mật đi bên nhau, thanh thản, ung dung, nói cười vui vẻ, ta cảm thấy cuộc đời đẹp biết bao, tưởng như đất nước thanh bình.
Ngày 30 tháng 12 thứ bảy, buổi sáng từ 7 giờ 15 đến 9 giờ 30 Bác lại dự họp Bộ Chính trị, nghe đồng chí Cao Văn Khánh, Phó tổng tham mưu trưởng, báo cáo thêm những diễn biến mới nhất của tình hình chiến sự miền Nam. Bác ngồi nghe, một tay giữ lấy kính, chăm chú nhìn vào bản đổ khổ lớn treo trên tường.
Buổi chiều từ 17 giờ đến 18 giờ, Bác tham dự phiên họp cuối năm của Hội đồng Chính phủ. Bác tặng mỗi người, từ Bộ trưởng đến nhân viên phục vụ một quả cam hái từ vườn Bác và một thiếp hồng chúc mừng năm mới. Nói chuyện trong phiên họp, Bác biểu dương những thắng lợi to lớn của quân và dân hai miền Nam Bắc, khen ngợi sự cố gắng của các Ngành, các Bộ...”
Như vậy càng có bằng chứng sự cầm đầu chỉ đạo của ông Hồ trong thảm sát Mậu thân. Cuối cùng ông Kỳ mô tả:
"Ngày chủ nhật 31-12-1967, ngày cuối cùng của một năm chiến đấu quyết liệt và chiến thắng vẻ vang trên khắp hai miền đất nước. Bảy giờ 30 sáng, Bác Hồ ung dung ra Phủ Chủ tịch để thu thanh chúc mừng năm mới Mậu Thân mà có lẽ Bác đã ngẫm nghĩ và trao đổi có lẽ đến 3 tháng ròng. Bài thơ “Toàn thắng ắt về ta” như bài hịch đã đi vào lịch sử… 2 giờ 30 phút chiều, Bộ Chính trị đến làm việc, Bác căn dặn công việc trước khi Bác lên đường tiếp tục đi nghỉ ở Trung quốc. Đó là quyết định của Bộ Chính trị và Hội đồng bác sĩ.
Thế trận đã dàn xong. Ba quân đã sẵn sàng. Lời hịch đã phát. Bác Hồ ra đi chuyến này an tâm hơn.
Ngoài liên lạc hàng ngày, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn thay nhau đến Bắc Kinh, trực tiếp báo cáo và xin ý kiến Bác".
Như vậy có thể thấy ở đây hai điều. Điều đầu tiên là việc ông Hồ hàng ngày được báo cáo về tình hình từ liên lạc và từ chính các đệ tử của ông sang Bắc Kinh. Vậy thì không có lý do gì ông ta không biết và không chỉ đạo cuộc tổng công kích đẫm máu. Nhất là sau này hành động không xử những kẻ bị vu cáo là tự ý giết nhân dân cho thấy ông Hồ đã đồng tình hay nói cách khác là kẻ chỉ đạo giết người. Điểu thứ hai đó là như ông Vũ Kỳ miêu tả ông Hồ đâu có yếu đến mức phải lánh sang Bắc Kinh chữa bệnh giữa lúc đang xảy ra cuộc tổng công kích. Vậy tại sao ông Hồ phải đi Bắc Kinh? Chữa bệnh chỉ là cai cớ. Cái chính yếu là ông ta muốn tránh tiếng cuộc thảm sát mà ông ta biết trước như cách ông ta làm ở cải cách ruộng đất. Một kịch bản vũ như cẫn được lặp lại để tránh né tội ác.

Thứ bảy, cuốn sách của J.Leroy được tôi giới thiệu ở trên cũng có đoạn viết như sau tại trang 240 về cuộc tấn công vào Huế năm 1968:
"Quân đội của MTGPMN Việt Nam dưới sự chỉ đạo của chính quyền VNDCCH đã gây được cú sốc với chính quyền VNCH. Người có vai trò quyết định là ông Hồ Chí Minh với tư tưởng của Stalin và Mao Trạch Đông. Họ đã thành công trong cả chiến thuật, chiến lược và đấu tranh giai cấp…”
Ở đây ta thấy ông Hồ đã thực hiện chỉ đạo của Mao và Stalin trong việc đánh Huế và đấu tranh giai cấp. Vậy đấu tranh giai cấp là gì? Đó chính là thủ tiêu người dân vô tội mà ta đã thấy trong CCRĐ hay NVGP. Vậy thì ai là kẻ chỉ đạo thảm sát dân lành? Không ông Hồ thì còn là ai được.

Thứ tám, Trên website của tỉnh Thanh Hóa có bài viết của Tác Giả Đinh Phong nói về cuốn sách “Mãi mãi theo con đường của Bác" của ông Hoàng Tùng – cán bộ lão thành cộng sản nhiều năm đi theo ông Hồ
(Links: http://www.baothanhhoa.vn/vn/bht/n93301/Mai-mai-theo-con-duong-cua-Bac).
Bài viết có đoạn:
"Tháng 2-1968, từ mặt trận Sài Gòn, chúng tôi trở về cơ quan, lòng nặng trĩu! Ta đã không thắng ngay trận đầu. Khi nói về quyết tâm của ta, một đồng chí lãnh đạo phổ biến: “Bác Hồ nóng lòng muốn về Nam để trực tiếp chỉ đạo trận đánh cuối cùng này. Bác đã tập đeo đá, đi bộ để chuẩn bị sức khỏe. Bộ Chính trị xin Bác yên lòng, sẽ quyết tâm chỉ đạo cách mạng miền Nam giành thắng lợi”.
Thêm một minh chứng ông Hồ hoàn toàn khỏe mạnh và ông ta muốn về Nam trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến năm 1968. Như vậy dù có đi Bắc Kinh nhưng ông Hồ rất quan tâm đến trận đánh nhằm giành thắng lợi trong công cuộc “đấu tranh giai cấp” như dẫn chứng thứ bảy ngay trên. Và với quyết tâm chỉ đạo như vậy không có lý do gì ông Hồ không phải là kẻ chỉ đạo sự kiện thảm sát mà đàn em của ông vô can.

Thứ chín, trên website: http://hosotulieu.wordpress.com/tag/tau-khong-số/. Website này của đội ngũ hồng vệ binh đảng cộng sản có ca ngợi tướng Nguyễn Chí Thanh mang tên “Nguyễn Chí Thanh anh bộ đội cụ Hồ tiêu biểu" có viết:
"Bài viết “Năm bài học phản công chiến lược mùa khô” mang bút danh Trường Sơn của anh đã ngay lập tức trở thành tác phẩm có giá trị. Nó là vũ khí tư tưởng cho toàn đảng, toàn quân và toàn dân quyết đánh và quyết thắng quân Mỹ xâm lược. Nó gây ấn tượng mạnh mẽ và niềm tin cho bè bạn năm châu. Nó làm cho quân thù sửng sốt và lúng túng hoang mang. Và nó đã góp phần cùng Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương hạ quyết tâm chiến lược chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công Mậu Thân – 1968 để thực hiện tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Hồ Chủ tịch “Đánh cho Mỹ cút” một cách tin cậy.”
Phần được tôi cho tô đậm chính là minh chứng cho sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh trong một chuỗi tội ác mà ông ta gây ra cho nhân dân Huế năm 1968.

C. Kết luận chung:
Qua các phần trên chúng ta thấy được đảng cộng sản là kẻ chủ mưu gây ra khoảng 5000 người dân vô tội năm 1968 ở Huế. Họ coi tính mạng người dân cùng chung dòng máu với họ thật là rẻ mạt. Dù biện hộ với lý do nào thì những tội ác của đảng cộng sản gây cho nhân dân Huế là không thể chối bỏ.
Và cũng đồng thời là chúng ta thấy vai trò của ông Hồ trong sự kiện thảm sát này là rất rõ nét và là chủ mưu. Không thể nào đổ thừa cho những người dưới quyền dù họ không phải vô tội. Ông Hồ sẽ phải chịu trách nhiệm về những tội ác này trước nhân dân Việt Nam nói chung và thân nhân các nạn nhân bị giết oan vô tội trong năm 1968.

Chỉnh sửa và hoàn thiện: 18/08/2012
Đặng Chí Hùng
Những sự thật không thể chối bỏ (phần 14)

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-14-ai.html
www.geocities.ws/xoathantuong



Tết Mậu Thân 1968 ở Huế nhìn từ một Nhà văn Cộng sản ở Hà nội 

Khắc khoải Xuân Mậu Thân 1968

Phạm Đình Trọng

Sau năm 1975, học xong khóa I trường Viết Văn Nguyễn Du, tôi có hai năm làm việc ở Ban Ký Sự Lịch Sử Quân Sự thuộc Tổng Cục Chính Trị.
Ban có nhiệm vụ hoàn thành bản thảo bộ ký sự lịch sử “Trận Đánh Ba Mươi Năm” gồm 5 tập. Từ 1945 đến 1975, ba mươi năm chiến tranh được chia ra làm năm giai đoạn, mỗi giai đoạn là một tập sách.

Gần ba mươi nhà văn, nhà báo quân đội chia làm năm nhóm, mỗi nhóm hoàn thành một tập bản thảo. Tôi và nhà văn Đào Thắng được bổ xung về Ban ở giai đoạn cuối và làm tập năm do nhà văn, Thượng Tá Nam Hà làm trưởng nhóm. gỡ các tướng lĩnh, những người hoạch định các chiến dịch, những người chỉ huy những trận đánh. Đọc hồi ký của các tướng lĩnh quân đội miền Bắc, quân đội miền Nam, quân đội Mỹ. Sục vào các kho hồ sơ lưu trữ…
Nguồn tư liệu gốc ngổn ngang đó cho chúng tôi hình dung đầy đủ và chính xác từng chiến dịch từ cơn cớ ban đầu, đến diễn biến ở bản doanh, diễn biến ở mặt trận và giá máu phải trả. Từ đó chúng tôi cũng nhận ra những góc khuất của chiến tranh, những góc khuất của lòng người. Người háo danh, háo quyền lực đã không tiếc máu xương của hàng triệu người lính và dân lành để thỏa mãn sự háo danh đó.

Đầu năm 1967, bí thư trung ương cục miền Nam, đại tướng Nguyễn Chí Thanh mới từ mặt trận miền Nam trở ra Hà Nội đã cùng bí thư thứ nhất Ban Chấp Hành trung ương đảng Lao Động Việt Nam Lê Duẩn hình thành ý tưởng Xuân Mậu Thân 1968 Tổng Công Kích, Tổng Khởi Nghĩa, giành thắng lợi quyết định và chỉ đạo Cục Tác Chiến Bộ Tổng Tham Mưu làm kế hoạch thực hiện.
Trong mười một ủy viên Bộ Chính trị, tướng Giáp là người duy nhất lên tiếng không đồng tình với ý tưởng Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa Xuân 1968. Theo ông sức mạnh chiến tranh của quân Mỹ, quân đồng minh ở Nam Việt Nam và quân đội Sài Gòn đang trên đỉnh cao với hơn nửa triệu quân Mỹ và quân đồng minh, gần một triệu quân Sài Gòn. Chưa đủ thời gian thấm đòn chiến tranh nhân dân của ta, hơn nửa triệu quân Mỹ với máy bay chuyển quân bay rợp trời, xe tăng dàn trận bò kín đất đang chủ động mở những cuộc hành quân lớn đánh vào vùng đất quân giải phóng kiểm soát.
Lúc đối phương lực đang còn mạnh và thế đang lên dốc vốn vào tổng công kích trận cuối cùng chỉ cháy túi, kiệt vốn, tự sát. Căn cứ quân nước ngoài không đặt trong thành phố, thị xã. Đánh vào tất cả thành phố, thị xã, trung tâm hành chính đông dân là nhằm vào người dân. Đẩy mức độ ác liệt của chiến tranh lên cao ngay trong thành phố là mang chết chóc đến cho dân lành và dàn mỏng lực lượng ta ra phơi mình trên địa hình trống trải, lạc lõng trong đường phố bàn cờ nhằng nhịt sẽ bị tiêu diệt đến người lính cuối cùng, chỉ tự chuốc lấy thương vong lớn, không thể có chiến thắng quyết định.
Thời điểm này chỉ nên mở cuộc tập kích chiến lược: Bất ngờ đồng loạt đánh vào tất cả các căn cứ quân Sài Gòn, quân Mỹ và đồng minh trên toàn miền Nam, cùng với tiêu hao sinh lực là đánh mạnh vào tinh thần chiến đấu của đối phương, thúc đẩy phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ đòi chính phủ đưa con em họ về nước, tạo ra bước ngoặt về cục diện chiến tranh.
Khi yếu tố bất ngờ không còn, sức mạnh của đội quân khổng lồ, sức mạnh của vũ khí, sức mạnh của công sự phía đối phương được phát huy thì ta phải thu quân bảo toàn lực lượng cho những chiến dịch đánh lớn và quyết định tiếp theo. Lý giải đúng đắn đó của tướng Giáp chỉ là một ý kiến lẻ loi đã bị bỏ qua.

Tháng 6 năm 1967, dưới sự chủ trì của Bí Thư Thứ Nhất Lê Duẩn, hội nghị trung ương 14, khóa ba quyết định Tổng Tiến Công và Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân 1968.
Chiều 5. 7. 1967, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam Nguyễn Chí Thanh được Chủ Tịch Hồ Chí Minh mời cơm trước hôm lên đường trở lại miền Nam triển khai chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968. Từ bữa cơm đạm bạc, thân tình ở ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ Tịch trở về nhà riêng ở phố Lý Nam Đế, Bí thư Trung ương cục miền Nam rạo rực nghĩ đến chiến thắng trong tầm tay.
Niềm tin chiến thắng Xuân Mậu Thân mạnh đến nỗi suốt đêm đó bí thư Trung Ương Cục miền Nam Nguyễn Chí Thanh âm thầm vui sướng đến mất ngủ. Quá phấn khích, rạng sáng ngày 6.7.1967, ông bị cơn nhồi máu cơ tim cướp đi mạng sống.
Còn Bí Thư Thứ Nhất Lê Duẩn, đồng tác giả Tổng Công Kích Xuân Mậu Thân 1968, cũng có niềm tin vững chắc vào chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 đến mức ông đã trù liệu cả việc giành độc quyền chiến thắng, không cho những đối thủ chính trị được ghé tên, chia phần chiến thắng của ông bằng cách không để Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp có mặt ở trong nước trong suốt thời gian chuẩn bị và quá trình diễn ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968.
Không có mặt ở trong nước là không can dự gì vào chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968. Chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 chỉ hoàn toàn từ Lê Duẩn, do Lê Duẩn, của Lê Duẩn.
Từ 5.9.1967, Hồ Chí Minh cùng người thư ký riêng thân tín đã phải lẻ loi, âm thầm rời đất nước sang Bắc Kinh nghỉ ngơi theo “quyết định của Bộ Chính Trị và hội đồng bác sĩ”!
Gần bốn tháng sau, mãi đến 23.12.1967 Hồ Chí Minh mới được điện mời về để tham dự cuộc họp Bộ Chính Trị ngày 28. 12. 1967 và để đọc lời chúc Tết Mậu Thân 1968 cho đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam ghi âm. Xong việc, ngày 2.1.1968 Hồ Chí Minh lại tất tả, lủi thủi lên máy bay sang Tàu.
Là Chủ tịch đảng, chủ tịch nước, có quê hương đất nước, có mấy chục triệu thần dân sùng bái mà Tết Mậu Thân 1968 tuổi già Hồ Chí Minh phải đón Tết bằng bánh bao, cơm Tàu, trong cô đơn, trong trống vắng lạnh lẽo nơi đất khách quê người như một kẻ thất thế lưu vong, không người thân thích, không hoa đào mứt tết, không bánh chưng, dưa hành. Đối xử như vậy với đương nhiệm chủ tịch đảng, đương nhiệm chủ tịch nước lại đã ở tuổi 78, thật tệ bạc, tàn nhẫn và độc ác!
Lại nữa, với âm mưu gì mà bố trí để một người già gần 80 tuổi đi chuyến bay vào đêm đông giá rét? Rồi khi máy bay hạ cánh trong đêm thì người lái lâu năm thuộc đường băng liền phát hiện ra đèn sân bay lệch mười lăm độ, máy bay phải lượn đến vòng thứ hai vẫn không dám hạ cánh. Báo cho sân bay nhưng đèn dẫn đường hạ cánh vẫn không thay đổi.
Nếu là người lái chưa thuộc đường băng cứ hạ cánh theo đèn dẫn thì máy bay đã trượt khỏi đường băng và nổ tung rồi. Nhờ người lái lão luyện thuộc đường băng như thuộc đường ngõ xóm nhà mình nên cho máy bay hạ cánh theo trí nhớ, nhờ thế máy bay mới an toàn, người đi chuyến bay đó là Hồ Chí Minh mới còn mạng sống.
Không biết trong toan tính giành độc quyền chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968, Bí Thư Thứ Nhất Lê Duẩn có tính đến “sự cố” chuyến bay chở Hồ Chí Minh hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm đêm 23.12.1967 không nhỉ? Một “sự cố” nghiêm trọng như vậy mà cho chìm xuồng lặng lẽ, không điều tra làm rõ cũng là điều rất không bình thường.
Sự cố tày đình đó do sơ xuất của những người quản ly, khai thác sân bay gây ra, tất sẽ được tìm ra và truy cứu trách nhiệm đến nơi đến chốn. Không được điều tra làm rõ, chỉ có thể là sự cố được bí mật tạo dựng bởi quyền lực tối cao như từ trên trời rơi xuống, không ai dám đụng đến, không thể khui ra, thôi đành cho qua!
Trong những ngày Hồ Chí Minh sống khắc khoải cô đơn bên Tàu thì Võ Nguyên Giáp cũng phải ngậm ngùi sống ở trời Tây Hungari hiu quạnh.

Chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 đã diễn ra đúng như những gì Võ Nguyện Giáp đã cảnh báo: Mang chết chóc đến dân lành và đội quân ở rừng đánh vào thành phố, ở lại giữ thành phố đã phải chịu tổn thất nặng nề nhất trong suốt cuộc chiến tranh ba mươi năm.
Hai bên tham chiến đã thỏa thuận ngừng chiến dịp Tết Nguyên Đán để người dân được bình yên ăn tết. Bội ước thỏa thuận, đúng giao thừa Tết Mậu Thân, đêm 31.1.1968 lịch tây, đội quân ở rừng do Hà Nội chỉ huy, thực sự là đội quân miền Bắc, nổ súng đánh vào tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam. Bị bất ngờ, quân miền Nam và đồng minh không kịp phản ứng, đành để mất nhiều khu vực trong các thành phố, thị xã cho đội quân miền Bắc làm chủ. Tình thế này dẫn đến hai hậu quả.

Một. Vùng thành phố, thị xã do quân miền Bắc làm chủ trở thành nơi chiến sự ác liệt nhất, nơi tập trung bom đạn của cả hai phía, nơi tắm máu dân lành. Thành phố Huế là nơi quân miền Bắc ở lại lâu nhất, 28 ngày, cũng là nơi tang thương nhất. Hơn 116 000 ngôi nhà bị tàn phá, trong đó 9 776 ngôi nhà bị san bằng, 3 776 dân lành bị bom đạn giao tranh giết chết.
Đội quân từ rừng về coi những người dân làm việc trong bộ máy hành chính của chính quyền Sài Gòn hoặc liên quan đến chính quyền Sài Gòn đều là kẻ thù, là ác ôn phải loại bỏ. Chiến dịch diệt ác trừ gian nhằm vào dân thường cũng diễn ra khốc liệt nhất ở khắp các thành phố, thị xã.

Hai. Đội quân miền Bắc đánh vào thành phố chỉ nhờ yếu tố bất ngờ mà giành được thắng lợi ban đầu. Yếu tố bất ngờ không còn, đội quân đánh vào thành phố từ chủ động thành bị động, phải lấy thế yếu, thế bị động, thế cô lập, bị bao vây, chia cắt, phơi mình ra trên địa hình đường phố trống trải và lạ lẫm đương đầu với thế mạnh áp đảo của đội quân miền Nam.
Cố giữ các thành phố, thị xã, những trung tâm hành chính để hòng dựng lên một chính quyền cách mạng thay thế chính quyền Sài Gòn nhưng càng cố giữ thành phố, thị xã thì các thành phố, thị xã miền Nam càng trở thành vực thẳm không đáy chôn vùi quân miền Bắc.
Đơn vị sau thế chỗ đơn vị trước đã bị xóa sổ nhưng đơn vị thế chỗ càng về sau quân số càng ít ỏi! Nhiều đơn vị, cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, cả du kích bị xóa sổ nhiều lần! Nhiều đảng bộ, chi bộ hi sinh trắng không còn một đảng viên!

Tết Mậu Thân 1968 là thảm họa người Việt giết người Việt với quy mô lớn nhất, quyết liệt nhất, mê say nhất, tàn bạo nhất và số người bị giết lớn nhất, phải tính tới con số hàng trăm ngàn mà bên bị tổn thất về người nặng nề nhất chính là đội quân dồn dập đánh vào các thành phố, thị xã miền Nam dưới sự đôn đốc từ Hà Nội do sự háo danh của người nhiều tham vọng quyền lực.
Lứa nhà văn quân đội chúng tôi hình thành trong cuộc chiến tranh Nam Bắc được Tổng Cục Chính Trị tập hợp về từ giữa năm 1976 đến mùa hè năm 1984 vẫn đang có mặt đông đủ ở Vân Hồ Ba, Hà Nội. Và Vân Hồ Ba Hà Nội trở thành địa chỉ thường xuyên lui tới của những người cầm bút đất kinh kì.

Một buổi chiều muộn nhà văn Bùi Bình Thi phóng xe máy từ nhà sáng tác Quảng Bá, Hồ Tây đến Vân Hồ Ba hấp tấp kể với chúng tôi câu chuyện nhà văn vừa chứng kiến về người khởi xướng vụ tắm máu Tết Mậu Thân 1968 chạy trốn, chối bỏ trách nhiệm trước người dân, trước lịch sử.
Sau một ngày đóng cửa hì hục viết, trước bữa cơm chiều, các nhà văn đang ở trại sáng tác Quảng Bá thường sang phòng nhà văn quân đội, đại tá Xuân Thiều tán chuyện đợi nhà bếp mở cửa. Chiều nay vừa đủ mặt thì bỗng Tổng Bí Thư Lê Duẩn cùng người bảo vệ xuất hiện ở cửa phòng.
Từ đại hội lần thứ tư cuối năm 1976, đảng Lao Động Việt Nam đã đổi tên thành đảng Cộng Sản Việt Nam và chức bí thư thứ nhất đổi thành tổng bí thư. Khu nhà nghỉ của cơ quan Trung Ương đảng Cộng Sản bên Hồ Tây, cách nhà sáng tác của Hội Nhà Văn dăm phút đi bộ. Tổng Bí Thư Lê Duẩn đang nghỉ ở đó. Buổi chiều ông đi dạo và ghé vào nhà sáng tác của các nhà văn.

Các nhà văn đều là đảng viên Cộng Sản nhận ra tổng bí thư của mình liền nồng nhiệt đón tiếp. Tổng bí thư vui vẻ hỏi tên từng nhà văn. Nghe nhà văn Xuân Thiều tự giới thiệu là đại tá, Tổng Bí thư tươi cười hỏi: Đại tá hỉ? Nhà văn đại tá hỉ? Tốt hỉ? Nghe nhà văn Bùi Bình Thi xưng tên, ông bảo: À, à, Thi lãnh đạo Hội Nhà Văn hỉ? Nhà văn cao lớn Bùi Bình Thi có nước da ngăm ngăm đen, có khuôn mặt đầy đặn và hàng lông mày rậm giống nhà văn Nguyễn Đình Thi vội cải chính: Dạ, thưa bác, cháu là Bùi Bình Thi, không phải tổng thư ký hội Nhà Văn Việt Nam Nguyễn Đình Thi ạ!
Trong không khí vui vẻ, nhà văn Xuân Thiều giãi bày: Thưa bác, tôi là Xuân Thiều, đại tá, nhà văn quân đội. Tôi đang viết tiểu thuyết về Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tôi thấy Tết Mậu Thân sáu tám ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều…
Mới nghe có thế, tổng bí thư đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: Ngu! Ngu! Đại tá mà ngu!… rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.

Thực chất của Tết Mậu Thân 1968 là vậy. Đến người chủ mưu khởi xướng ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 cũng co cẳng chạy trốn khi nghe nhắc đến Mậu Thân 1968 thì hằng năm có nên tưng bừng kỷ niệm chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 không nhỉ?
Chiến tranh đã qua lâu rồi. Cần thoát ra khỏi tuyên truyền tâm ly chiến, không thể coi chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968, người Việt giết người Việt với quy mô lớn nhất, người Việt bị giết chết nhiều nhất trong một chiến dịch, người Việt kề nòng súng vào tai người Việt bắn ngay trên đường phố là chiến thắng của bất kỳ phía nào, của bất kỳ ai.
Trở về với bản thể con người, trở về với cội nguồn dân tộc để nhận ra rằng Xuân Mậu Thân 1968 là mùa xuân tang tóc của dân tộc Việt Nam, là trang đau buồn của lịch sử Việt Nam. Trang đau buồn đó cần ghi lên hàng đầu tên hai người.

Một tên phải viết bằng mực đen và một tên viết bằng mực đỏ. Tên viết bằng mực đỏ là Võ Nguyên Giáp. Dù Võ Nguyên Giáp bị gạt ra bên lề chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 nhưng tiếng nói của Võ Nguyên Giáp khi chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 được soạn thảo, tiếng nói không đưa chiến tranh chết chóc vào nơi tập trung dân cư, không đẩy mức độ ác liệt của chiến tranh lên cao ngay trong thành phố, là tiếng nói của trái tim Con Người, tiếng nói của dòng máu đỏ Việt Nam.

Trích Về Với Dân - Part 3: Khắc Khoải Xuân Mậu Thân 1968

https://nhatbaovanhoa.com/

 

Đăng ngày 20 tháng 01.2023